Love Telling bethichconlua nhắn với Thiếu Nhi TCVN: bé chúc các bé trong gia đình TCVN nhà mình một năm mới tràn đầy niềm vui và tràn đầy hồng ân của Chúa..bethichconlua nhắn với Thiếu nhi TCVN: Chúc các em thiếu nhi một mùa hè ấm áp yêu thương bên gia đình, người thân và cộng đoàn nhé......Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho tất cả... Amen.phale nhắn với con ong nhỏ: nhớ con ong nhỏ nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên.bethichconlua nhắn với DDTNCGVN: bé xin kính mời 12 giờ trưa Việt Nam, cả nhà cùng vào tham dự giờ kinh mỗi ngày trên DDTNCG này nhé ...Xin Chúa thương hiện diện và chúc lành. Amenbethichconlua nhắn với Các bé TCVN: Chúc các bé nhà mình luôn tràn đầy ơn ChúaNhật Minh nhắn với DDTNCG: Chúc mừng Giáng Sinhphale nhắn với F.X Nhatdong: Chúc mừng bổn mạng F.X Nhatdong! Chúc người tông đồ nhỏ mãi là tông đồ nhiệt thành! Ước mong em mãi yêu DĐTCVN và cùng chung tay xây dựng nhà nhỏ.DonRac nhắn với Diễn đàn TNCG: Đã khắc phục xung đột Mod và lỗi khung soan thảo dạng Trù Phú - ACE có thể đăng bài như bên Diễn đàn TCVNphale nhắn với tất cả mọi người: chúc toàn thể Thành Viên và Khách viếng thăm một Mùa Giáng Sinh An Lành – Thánh Đức – Tràn đầy Hồng ÂnF.X Nhatdong nhắn với phale: Con về rồi đây ạ... hihi!!

+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Khăn liệm xác Chúa Jêsu: Tài sản quý của Giáo Hội

  1. #1
    Dauan_tinhyeu's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Tên Thánh: Agnés
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Gx. Tc
    Bài gởi: 508
    Cảm ơn
    586
    Được cảm ơn 544 lần trong 278 bài viết

    Thumbs down Khăn liệm xác Chúa Jêsu: Tài sản quý của Giáo Hội

    Khăn Liệm Thành Turin






    Người Công giáo, có lẽ chẳng mấy người để ý tới tấm vải liệm này. Mà nếu không có những lời đàm tiếu về những sự tích ly kỳ của nó. Chắc chẳng ai biết đến. Tôi cũng thế, trước đây có ai nói tới, tôi nghe thoáng bên tai rồi bỏ qua, chứ chẳng để ý gì tới. Có hay không có, thật hay giả, những đặc điểm gì trên đó, chẳng dính dáng gì đến niềm tin vào giáo lý.

    Tuy nhiên lời đàm tiếu của những người vốn dĩ kém hiểu biết, hay của ngay những người tự hào vì khoa bảng đầy người nhưng mang sẵn thành kiến, hoặc cố tình xuyên tạc, hoặc chỉ dựa vào những yếu tố mơ hồ thiếu chính xác, và cứ dựa vào sự suy đoán đầy cố chấp nơi mình mà làm cho đôi khi chúng ta, đã vốn chẳng mấy quan tâm, lại có khi tự phản cảm đối với Tấm Khăn Liệm thành Turin, mà nhiều người tin là Thánh tích.

    Đã vậy thì tìm hiểu cho đến nơi đến chốn xem sao. Sự thật thế nào, những người đi trước đã biết được bao nhiêu về Khăn Liệm, cứ nghe cho bằng hết.

    Khăn Liệm Thành Turin



    Khăn liệm thành Turin theo lưu truyền là tấm khăn liệm xác Chúa Giesu, sau bao biến cố và lưu lạc, cuối cùng được cất giữ tại Turin, Italia.

    Trước khi đi vào từng đặc tính của nó. Hãy nghe ĐGH John Paul 2. Trong dịp để thế giới chiêm ngưỡng tấm vải liệm Turin năm 1998.

    ....
    BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II

    Chúa Nhật, 24 tháng Năm, 1998


    Anh chị em thân mến:

    1. Hướng nhìn về Khăn Liệm. Tôi gởi lời chào mừng nồng ấm tới mọi người, niềm tin của Giáo Hội về Turin. Tôi chào mừng mọi người hành hương đã đến từ mọi nơi trên thế giới vào lúc có cuộc trưng bày cho công chúng để xem một trong những sự gây bối rối nhất của tình yêu chịu nạn của Đấng Chuộc Tội.

    Khi tôi vào nhà thờ, nơi vẫn còn những dấu tích của hoả hoạn tàn khốc năm qua, tôi dừng lại để thờ lạy Thánh Thể, một vật thánh mà cũng là điểm hội tụ của mọi sự chú ý của Giáo Hội, trong cái vẻ ngoài mộc mạc của nó, chứa đựng sự thật, việc thật và sự hiện hữu mang tính vật thể của Chúa Kito. Dưới ánh sáng của sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta, tôi đã dừng lại trước Khăn Liệm, một Tấm Vải quý giá đã giúp chúng ta hiểu hơn mầu nhiệm của tình yêu Con Chúa vì chúng ta. Trước Khăn Liệm, một hình ảnh đậm sâu và nghiệt ngã không nói nên lời của sự đau đớn, tôi cảm ơn Thiên Chúa món quá độc đáo này, nó đòi hỏi sự chú tâm vào tình yêu và hoàn toàn tuân theo Chúa nơi người tin.

    2. Tấm Khăn Liệm là một thách đố đối với sự thông minh của con người. Nó trước tiên đòi hỏi từng người, đặc biệt là những người tìm hiểu, người đó nắm được cái thông điệp sâu đậm nó gửi đến cho lý tưởng và cuộc đời của người đó một cách đơn sơ mộc mạc. Sức lôi cuốn lạ kỳ của Khăn Liệm thúc đẩy những câu hỏi được đặt ra về Tấm Vải thiêng liêng và cuộc đời lịch sử của Chúa Giêsu. Vì đây không phải là vấn đề của niềm tin, nên Giáo Hội không có chức năng chuyên môn cụ thể nào để phát biểu về những câu hỏi này. Giáo Hội đặt niềm tin nơi các nhà khoa học công việc tiếp tục nghiên cứu, để có thể tìm được những câu trả lời thoả đáng đối với những câu hỏi liên can đến Tấm Vải, mà theo như lưu truyền, đã bọc thân thể của Đấng Cứu Chuộc sau khi người được đưa xuống khỏi thập giá. Giáo Hội mong muốn Khăn Liệm được nghiên cứu không dựa vào những quan điểm đã có trước rồi yên trí theo như vậy trong khi những kết quả lại không như vậy; Giáo Hội mời gọi họ hãy hành động theo sự tự do nội tâm, và chú ý coi trọng đến cả hai phương pháp khoa học và tính nhạy cảm nơi những người tin.

    3. Với những người tin, điều đáng nói trên hết là Khăn Liệm là một phản ảnh của Phúc Âm. Thực tế, nếu chúng ta phản chiếu bức ảnh Tấm Vải thánh, chúng ta không thể thoát khỏi ý tưởng là hình ảnh nó thể hiện có một mối liên hệ sâu đậm với những điều Phúc Âm nói về nhục hình và cái chết của Chúa Giêsu, mà mỗi người nhạy cảm đều cảm thấy bị xúc động trong lòng và đã đi chiêm ngưỡng. Bất kỳ ai tiến đến gần nó cũng nên biết rằng Khăn Liệm không giữ trái tim của người đó vào nó, nhưng hướng về người, người đã phục vụ theo tình yêu của Chúa Cha đã đặt vào. Do đó, thật là đúng khi nuôi dưỡng việc biết đến giá trị quý giá của hình ảnh này, mà ai cũng nhìn thấy nhưng không ai vào thời điểm này có thể giải thích. Đối với người hay suy nghĩ đó là lý do cho việc tự đối diện sâu xa , mà có thể can hệ đến đời sống của từng người. Khăn Liệm do vậy là một dấu hiệu thật sự độc đáo hướng về Chúa Giêsu, Ngôi Lời chân thật của Đức Chúa Cha, và mời gọi chúng ta uốn nắn cuộc đời theo đời sống của Người đã cho chính bản thân mình cho chúng ta.

    4. Hình ảnh của con người chịu khổ hình được phản chiếu lên Khăn Liệm. Nó nhắc nhở con người ngày nay, thường bị chi phối bởi sự sang giầu và những tiện nghi đạt được do kỹ thuật, một tình cảnh thương tâm gặp ở nhiều anh chị em khác, và mời gọi anh chị em hãy tự hỏi chính mình về bí ẩn của sự chịu khổ hình để mà tìm ra cái nguyên do. Những vết dấu tích để lại của một thân thể bị tra tấn nơi Người Bị Đóng Đinh, đúng là chứng thực cho cái khả năng rất to lớn của con người có thể gây ra cái đau và cái chết cho chính người thân cận, nó đứng xừng xửng như một hình tượng của sự chịu đau đớn của những người vô tội mọi thời đại: của những thảm kịch đếm không hết đã ghi dấu trong lịch sử và những bi kịch cứ tiếp tục phơi bày ra trên thế giới. Trước Khăn Liệm, làm sao chúng ta không nghĩ đến hàng triệu người chết vì đói, đến những kinh khủng gây ra bởi chiến tranh đã dìm nhiều quốc gia trong máu, đến những bóc lột bạo tàn đàn bà và trẻ em, đến hàng triệu người đang sống trong khó nhọc và nhục nhằn bên lề những thành phố lớn, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển? Làm sao chúng ta không chợt nhớ với sự khiếp sợ và lòng thương hại tới những người không hưởng được những quyền lợi công dân căn bản, tới những nạn nhân của bạo hành và khủng bố, tới những nô lệ của những tổ chức gây tội ác? Bằng cách gợi lên trong trí những tình cảnh đáng thương này, Khăn Liệm không chỉ lay động chúng ta từ bỏ tính ích kỷ nhưng dẫn dắt chúng ta khám phá cái bí ẩn của sự chịu khổ hình, đã được thánh hoá bằng sự hy sinh của Chúa Kitô, mà hoàn thành sự giải thoát cho mọi bản tính con người. Cái chết không phải là cùng đích của sự hiện hữu của con người.
    5. Khăn Liệm vừa là hình ảnh của tình yêu của Chúa và vừa là tội của con người. Nó mời gọi chúng ta tìm lại lý do tận cùng cho cái chết cứu chuộc của Chúa Giêsu. Việc không so sánh được sự chịu khổ hình mà nó ghi chép lại, tấm tình yêu của Người mà "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một" (Gioan 3:16), nó đã làm cho ta hầu như có thể chạm sờ vào được và bày tỏ được, những chiều hướng tuyệt vời của nó. Trước sự hiện hữu của nó, những người tin chỉ có thể thốt ra với hết chân tình: "Chúa ơi, người không thể yêu con hơn thế", và ngay tức khắc nhận ra rằng chính tội là chịu trách nhiệm cho sự chịu khổ hình đó: Tội của mỗi một bản tính con người.

    Vì nó nói với chúng ta về tình yêu và tội, Khăn Liệm mời gọi tất cả chúng ta hãy khắc ghi trên tâm hồn chúng ta khuôn mặt của tình yêu Chúa, hãy lấy đi khỏi tâm hồn chúng ta thực thể mãnh liệt của tội. Việc suy niệm về Thân Thể bị tra tấn giúp cho người suy nghĩ tự mình thoát khỏi sự thiển cận của tính ích kỷ mà thường người ta hay dùng nó để đối xử với tình yêu và tội. Vang vọng lại lời Chúa và lương tâm người KiTô giáo nhiều thế kỷ, Khăn Liệm thì thầm: Hãy tin vào tình yêu của Chúa, một kho báu lớn nhất dành cho nhân loại, và hãy tránh xa tội, một sự bất hạnh lớn nhất của lịch sử.

    6. Khăn Liệm cũng là một hình ảnh của sự bất lực: Sự bất lực của cái chết, trong đó hậu quả tận cùng của sự bí ẩn của việc Sống Lại được tỏ bày. Tấm vải liệm đánh động chúng ta hãy tự đo lường lấy đối với tình huống bối rối nhất của sự bí ẩn của việc Sống Lại, nó cũng chính là cái phô bày ra bao nhiêu phần thật sự Thiên Chúa trở thành người thật sự, đặt hết tất cả các điều kiện nhân sinh trên mọi lãnh vực vào đó, trừ tội. Mỗi người bị lay động với ý nghĩ không phải chỉ là Con Chúa chiến thắng cái sức mạnh của sự chết, nhưng chúng ta tất cả lại hướng theo cái ý nghĩ rằng Chúa cũng chia sẻ với hoàn cảnh của con người khi tự nguyện để chính mình trong tình trạng bất lực hoàn toàn vào lúc đời sống đã dùng hết. Đấy chính là một kinh nghiệm về Thứ Bảy Tuần Thánh, một cảnh huống quan trọng trên con đường tới Vinh Quang của Chúa Giêsu, từ nó một tia sáng chiếu sáng trên nỗi buồn sầu và cái chết của mỗi một người. Bằng cách nhắc nhở chúng ta về vinh quang của Chúa Kitô, đức tin cho chúng ta điều chắc chắn là nấm mộ không phải là cùng đích của sự hiện hữu. Thiên Chúa gọi chúng ta sống lại và sống đời bất diệt.

    7. Khăn Liệm là hình ảnh của sự im lặng. Có sự im lặng thê thảm vì việc không thể nói gì cho nhau được, mà cách diễn tả tốt nhất là cái chết, và cũng có sự im lặng sinh hoa trái, nó thuộc về những ai ráng giữ mình khỏi bị phân tâm ra ngoài để đào bới tận gốc rễ sự thật và đời sống. Khăn Liệm nói lên không chỉ cái im lặng của sự chết nhưng là sự can đảm và sự im lặng sinh hoa trái của sự khải hoàn qua sự chuyển thể, qua việc hoà nhập hoàn toàn vào sự tồn tại mãi mãi của Thiên Chúa. Như thế nó cho ta một sự tái xác nhận năng động một sự kiện là tính toàn năng đầy thương xót của Thiên Chúa không bị kềm hãm bởi bất kỳ năng lực nào của ma quỷ, nhưng trái lại biết làm sao để biến từng năng lực của ma quỷ lại hoá ra đóng góp vào việc tốt. Thời đại của chúng ta cần tái khám phá tính sinh hoa trái của sự im lặng, để vượt thắng sự phân tâm bởi âm thanh, hình ảnh và lời nói mà thường là ngăn cản chúng ta nghe tiếng Chúa.

    8. Anh chị em thân mến: Tổng Giám Mục, Hồng Y Giovanni Saldarini, người Bảo Quản Khăn Liệm Thánh, đã dành những chữ sau làm khẩu hiệu cho cuộc Trưng Bày Trang Trọng này:
    "Tất cả sẽ nhìn xem sự giải thoát của người". Đúng, việc hành hương mà rất đông đảo người tụ lại đây đang làm cho thành phố này thật đúng là "đến mà xem" cái thảm cảnh và cái dấu hiệu ngời sáng của Nhục Hình, đó chính là việc tuyên xưng tình yêu của Đấng Chuộc Tội. Hình tượng của Chúa KiTô đem đi chôn này trong cái tình cảnh thảm thương và nghiêm trọng của cái chết, mà qua hằng thế kỷ đã là chủ đề của bao nhiêu cuộc trưng bầy trọng yếu và khoảng 100 năm nay, nhờ nhiếp ảnh, đã tiếp tục thường xuyên in thêm hình ảnh, thúc đẩy chúng ta đi vào trái tim của sự bí ẩn của sự sống và sự chết, để tìm ra cái thông điệp vĩ đại và đầy an ủi nó dành cho chúng ta.

    Khăn Liệm bày ra cho chúng ta xem Chúa Giêsu trong cái lúc vô vọng nhất và nhắc nhở chúng ta rằng trong cái tận cùng của cái chết nằm ở đó sự giải thoát cho toàn thế giới. Khăn Liệm như vậy trở thành một sự mời gọi để đối mặt với mọi tình huống, kể cả lúc chịu đau đớn và lúc tuyệt vọng, với cái phong cách của những người mà người đó tin rằng tình yêu khoan dung của Chúa vượt thắng mọi sự đói kém, mọi giới hạn, và mọi sức cám dỗ gây thất vọng.

    Xin Thánh Thần Thiên Chúa, người sống trong trái tim chúng ta, thấm nhuần trong mọi người lòng khao khát và tính rộng lượng cần thiết để chấp nhận thông điệp của Khăn Liệm và làm cho nó thành nguồn cảm hứng dứt khoát cho cuộc đời chúng ta.

    Anima Christi, thánh hoá tôi, Corpus Christi, giải thoát tôi! Passio Christi, an ủi tôi! Intra vulnera tua, lìa xa tôi.



    lamthan dịch từ bản tiếng Anh
    KHĂN LIỆM : MỘT BÍ ẨN LÀM SAY MÊ

    Hội nghị Quốc Tế ở Đại Học Giáo Hoàng « Nữ Vương các Thánh Tông Đồ ».

    Vải dệt tấn Khăn Liệm là một trong những bí ẩn được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Ai là người mà tấm khăn liệm mang dấu in vào ? Làm sao tấm vải nầy ngày nay vẫn lại có thể gợi sự chú ý và sùng mộ của hàng triệu người ?
    Một Hội Nghị quốc tế tập hợp tất cả các giả thuyết và nghiên cứu khoa học về đề tài nầy đã được tổ chức ngày 29.02.2008 tại Roma, trong khuôn khổ những hoạt động của tìm tòi thấu đáo về khoa học và đức tin do Đại Học Giáo hoàng « Nữ Vương các Thánh Tông Đồ » tổ chức.
    Tham dự cuộc gặp gỡ nầy có : giáo sư Nello Balossino, phó giám đốc Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu Tâm Khăn Liệm ; Petrus Soons, tác giả ảnh chụp Khăn Liệm bằng giao thoa la-de ; Avinoam Dnin, giáo sư thực vật học ở Đại học Do Thái tại Giêrusalem ; Cha Gianfranco Berbenni, thuộc Đại học giáo hoàng ở Latêranô và Luigi E. Mattei, tác giả tái dựng ba chiều của con người trên tấm khăn liệm.
    Để hiểu rõ hơn bí ẩn tiếp tục gợi lên lòng say mê nầy, ZENIT đã phỏng vấn giao sư Nello Balossino :

    ZENIT (Hỏi) Sau bao năm nghiên cứu, theo giáo sư, ai là người của tấm Khăn Liệm ?
    Gs Balossino (Đáp). Những công trình nghiên cứu liên ngành về tấm Khăn Liệm nầy đã có từ hàng trăm năm rồi. Một số nghiên cứu đã cho những kết qủa không thể nghi ngờ và có ý nghĩa rất cao ; một số khác ngược lại đã dùng để làm nền tảng cho những công trình nghiên cứu khác. Nhưng tất cả đều cho thấy rằng Khăn Liệm không giống một vật do người làm ra, nhưng rõ ràng tấm vải bọc thân thể của một người tử nạn vì hình phạt đóng đinh thập hình, theo như các thể thức được mô tả trong các Phúc Âm.
    Đó có thể là Chúa Kitô. Các nghiên cứu công nghệ thông tin do chính chúng tôi thực hiện cũng dẫn chúng tôi đến chổ ủng hộ giả thiết nầy trong mức độ các dữ liệu điện tử được chuẩn bị công phu là các dữ liệu duy nhất có khả năng làm xuất hiện một số thông tin mà người ta còn chưa biết đến sự tồn tại. Ta đã có một ví dụ về cái đó với những vết thương ở khuôn mặt được làm cho hiện lên rõ rệt nhờ vi tính, trong khi không tài nào phân biệt bằng cách quan sát trực tiếp trên vải.

    (H). Trong công trình nghiên cứu sự thật của ông, ông thấy tầm quan trọng của việc dùng đồng vị phóng xạ cá-bon trên tấm khăn liệm như thế nào ?
    (Đ). Trong việc khám phá sự thật nầy, nếu người ta cho sự thật là “chứng cứ không thể phủ nhận được”, rằng tấm khăn liệm là chính cái đã bọc thân thể Chúa Giêsu, thì có lẽ người ta sẽ không bao giờ đạt được. Dù sao đi nữa, các thử nghiệm xác định niên đại bằng các-bon, một loại nghiên cứu gây nhiều tranh cãi ở cả nhiều thứ khác ngoài tấm khăn liệm, không bác các nghiên cứu liên nghành được thực hiện qua các thời kỳ, bởi vì đó là một chứng cứ có thể mở ra các cuộc thảo luận mới.
    Viêc xác định niên đại bằng các-bon không lấy đi bất cứ sự gì chứa đựng trong hình ảnh trên vải, nói cách khác là đau khổ mà một con người đã phải chịu. Về phần tính hiệu lực của việc xác định niên đại bằng phóng xạ được áp dụng cho khăn liệm mà như ta biết, đã chịu nhiều thứ ô nhiễm khác nhau qua nhiều thế kỷ, cùng với lần bị hoả hoạn ở Chamberry, phải chú ý để không rút ra những kết luận vội vã trên những kết quả có được; cũng như thoả thuận áp dụng năm 1988 thoát khỏi những biểu đồ quen thuộc cũng như biểu đồ từ những mẫu lấy được một cách mù quáng, đã không được áp dụng. Những ai đã sử dụng các phương pháp nầy trên Khăn Liệm, những ngày nầy hẳn đang suy nghĩ lại nó.

    (H). Theo Ngài, có thể nào biết chính xác niên đại của Khăn Liệm chăng? Và đâu là những dụng cụ và những kỹ thuật có thể cho chúng ta chất liệu để suy nghĩ một cách hợp lý?
    (Đ). Tôi đánh giá rằng sự lựa chọn phương pháp cho phép ước lượng một cách chính xác niên đại thời kỳ chế tác khăn liệm phải được một nhóm chuyên gia liên nghành quyết định, để tránh rơi vào lại trong những sai lầm về xác định niên đại bằng phóng xạ. Ví dụ, sự phi-polime-hoá xen-luyn-lô-za, vốn có khả năng kháng lại được ô nhiễm dưới mọi hình thức, là một kỹ thuật cho phép xác định thời gian chế tác các loại vải.

    (H). Có thật là Khăn Liệm vẫn còn mang những vết máu của người bị đóng đinh?
    (Đ). Có rất nhiều vết máu trên khăn liệm. Máu của người bị đóng đinh đã mất khi người đó còn sống và máu mà người ấy mất sau khi chết, như người ta thấy rất rõ trên vết thương cạnh sườn phải.

    (H). Có hiện hữu chăng một giải thích khoa học khả dĩ làm tái hiện tại dấu in của một người được bọc trong vải như điều đó đã xảy ra với Khăn Liệm?
    (Đ). Rất nhiều những giả thuyết được đề xuất về nguồn gốc của dấu in trên khăn liệm; gỉa thuyết mà người ta đặt nhiều tin tưởng nhất, vì chúng đã tạo ra những hình ảnh giống như các hình ảnh các khăm liệm, là những giả thuyết sau:
    - Giả thuyết sự tiếp xúc: thân thể con người được bọc trong khăn liệm, sẽ cho những vết in do tiếp xúc trực tiếp với tấm vải trong một thời gian dưới 40 giờ; quả thật người ta không thấy dấu vết phân hủy nào
    - Giả thuyết sự bay hơi: những hơi phát ra từ thi thể phản ứng với dung dịch dầu lô hội và nhủ hương hiện diện trên tấm vải , mà người ta dùng để làm chậm lại hiện tượng phân hủy.
    - Giả thuyết năng lượng tỏa tia: một năng lượng thuộc giống khác biệt, như là năng lương điện từ chẳng hạn, ánh sáng hoặc cả sự biến đổi chất liệu thành năng lượng (mà chỉ có vụ nổ hạt nhân mới sản sinh ra được) đã tác động trên dung dịch dầu lô hội và nhủ hương nầy.
    Phải nói rằng những thí nghiệm đã được làm duy nhất trên khuôn mặt và không phải là không có trục trặc. Tôi tưởng tượng ra mọi vấn đề có thể xảy đến, nếu người ta khảo sát nghiên cứu toàn bộ thân thể, phần trước mặt và sau lưng.

    (H). Theo Ngài, tại sao có nhiều người đến thế lo sợ khám phá thấy trên tấm vải huyền bí nầy dấu in của Chúa Giêsu Kitô?
    (Đ). Có thể bởi vì họ lo sợ phải nhìn nhận rằng c ách nay hai ngàn năm đã có một người sẵn sàng hy sinh vì nhân loại và vì ngày nay có rất nhiều người không đến những giới hạn tận cùng của Chúa Giêsu, mà chỉ nghĩ về những ích kỷ của mình.
    . Một vài điều cần lưu ý về khăn liệm

    1.1. Di sản quí báu


    Khăn liệm thành Turin không chỉ là một thứ vải khảo cổ, nhưng còn là “thành tích huy hoàng nhất về cuộc Thương khó và Phục sinh của Đức Giêsu” (Đức Gioan Phaolô II).

    Việc khảo sát tỉ mỉ những dấu in trên tấm Khăn liệm, được soi sáng nhờ việc tìm hiểu của các chuyên gia Tin Mừng, những khám phá của khoa học, của lịch sử và khảo cổ học, cho chúng ta thấy rằng Đấng đã được chiếc khăn bao bọc cách đây 2000 năm, dưới thời Roma chiếm đóng, đúng là một người nam bị đóng đinh, khoảng 30 tuổi.

    Hơn nữa, chúng ta biết rằng người bị đánh đòn, trên đầu máu chảy lai láng do một vòng gai đâm thâu, người đã vác một tấm gỗ trên vai, bị đóng đinh trên thập giá, và ngược hẳn tục lệ, chân người không bị đáng giập. Khăn Liệm cho thấy rằng sau khi đã chết, cạnh sườn người bị một mũi giáo đâm làm cho máu và nước chảy ra.

    1.2. Cung cấp một số yếu tố cần thiết

    Khăn liệm mang lại cho chúng ta nhiều yếu tố mới về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, và giúp chúng ta suy ngắm nỗi khổ đau, cái chết và sự Phục sinh của Người.

    Những vết thương và vết máu in trên tấm vải này nhắc nhớ chúng ta cảnh cảm động của Tin Mừng, nói về việc Chúa Giêsu sống lại hiện ra với Tôma để củng cố đức tin của thánh nhân bằng cách cho ông sờ vào những vết thương ở tay và cạnh sườn Người. Lúc ấy ông Tôma nhận ra Chúa, và trong ánh huy hoàng của Đấng Phục Sinh, ông đã kêu lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20, 28).

    Những bức ảnh khăn liệm đầu tiên chụp ngày 25.04.1898 do nhà nhiếp ảnh Secondo PIA, là những bức ảnh rất đẹp và gây kinh ngạc. Ngay lần tráng phim đầu tiên, nói cách khác là từ âm bản, người ta đã khám phá ra bức hình thân thể một người bị xử tử và bị đóng đinh, một sự thật đầy cảm kích, và một khuôn mặt uy nghi đáng kính. Thực ra âm bản này xuất hiện như một bức ảnh dương đích thực. Khăn liệm thành Turin là một loại ảnh âm, âm bản cũ nhất trong lịch sử, một âm bản trên vải. (...)

    Trích từ bài: Từ Khăn Liệm Thành Turin Suy Niệm Về Cuộc Khổ Nạn Đức Giêsu, Dom. Đinh Viết Tiên op
    www.gpnt.net








  2. Các thành viên đã cám ơn Dauan_tinhyeu vì bài viết này:


+ Trả Lời Ðề Tài

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài
  •  

Diễn Đàn Thiếu Nhi Công Giáo Việt Nam - Email: ddtncg@gmail.com