Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

  1. #1
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,193
    Cám ơn
    4,764
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Default LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

    LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

    Tin Mừng: Lc 1, 26-38

    [align=justify:2604b7a905] 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
    28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
    30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
    34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "
    35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
    38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
    [/align:2604b7a905]
    ***
    Phương thuốc thần diệu
    ( Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi)

    [align=justify:2604b7a905] Mọi tội lỗi của con người đều do một cội rễ mà sinh ra, đó là tội không vâng lời Thiên Chúa. Sở dĩ thủy tổ loài người là A-đam và E-và bị trục xuất khỏi vườn địa đàng, phải chịu đau khổ và phải chết, để lại hậu quả tai hại cho con cháu đời sau... là vì hai ông bà đã không vâng lời Thiên Chúa, không đi theo đường lối Người. Sự bất tuân nầy cũng giống như tàu đi trật đường rầy. Một khi nguyên tổ là đầu tàu đi trật đường rầy, cả đoàn tàu là muôn vàn con cháu cũng bị lao vào vực thẳm. "Thật vậy, vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân... " (Rôma 5, 19)
    Vậy muốn cứu loài người khỏi tội, khỏi đau khổ và sự chết, thì vấn đề tiên quyết là phải diệt trừ tận gốc căn nguyên gây nên tội, đó là tình trạng bất phục tùng Thiên Chúa.

    Tràng chuỗi mân côi được xem là phương thuốc thần diệu để diệt trừ tận gốc căn bệnh trầm kha nầy vì chuỗi mân côi dạy ta biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa như Mẹ Maria và Chúa Giê-su. [/align:2604b7a905]

    GƯƠNG VÂNG PHỤC CỦA MẸ MARIA
    [align=justify:2604b7a905] Lắm khi chúng ta muốn Thiên Chúa thi hành ý muốn của mình hơn là mình phải thi hành ý Chúa.
    Khi đau bệnh, chúng ta muốn Thiên Chúa chữa chúng ta mau lành; khi đói khát, chúng ta muốn Thiên Chúa lo liệu cho chúng ta cơm ăn nước uống; khi sắp đi thi, chúng ta muốn Thiên Chúa giúp chúng ta thi đậu; khi làm việc, chúng ta muốn Thiên Chúa giúp chúng ta thành công; khi hết tiền, chúng ta muốn Thiên Chúa cho chúng ta đầy túi...
    Nếu Thiên Chúa không mau mắn nghe lời chúng ta xin, chúng ta sẽ hờn giận Chúa, chúng ta hăm bỏ đạo, có khi chúng ta hạ bệ Chúa xuống khỏi bàn thờ...
    Thế nhưng, dù Mẹ Maria được Thiên Chúa đưa lên địa vị cao vời làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, thì Mẹ vẫn tự coi mình là người nữ tỳ hèn mọn, không hề đòi hỏi Thiên Chúa điều gì mà chỉ biết vâng theo lệnh Chúa truyền. "Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói". Đó là bài học vâng phục mà Mẹ Maria dạy chúng ta qua mầu nhiệm vui.
    Sự vâng phục trong tinh thần khiêm tốn của người nữ tỳ nơi Mẹ Maria đã làm đẹp lòng Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ, ban cho Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác (gẫm thứ tư thuộc năm sự mừng) rồi lại trọng thưởng Mẹ trên thiên quốc (gẫm thứ năm thuộc năm sự mừng).[/align:2604b7a905]

    GƯƠNG VÂNG PHỤC CỦA CHÚA GIÊ-SU
    [align=justify:2604b7a905]Song song với tấm gương vâng phục của Mẹ Maria là tấm gương vâng phục sáng chói của Chúa Giê-su trong mầu nhiệm thương.
    Trong Vườn Dầu, dẫu phải "lâm cơn xao xuyến bồi hồi, và mồ hôi Ngài như những giọt máu rơi xuống đất...(Luca 22, 44) thì Chúa Giê-su cũng xin thưa với Cha: "Xin đừng làm theo ý Con, mà làm theo ý Cha!" (gẫm thứ nhất năm sự thương)
    Kế đó, khi bị đưa ra toà xét xử, và dù phải chịu đòn vọt tơi bời (gẫm thứ hai năm sự thương), Chúa Giê-su vẫn cắn răng chịu đựng và xin thưa với Cha: "Xin cho ý Cha thể hiện".
    Sau đó, quân dữ bện vòng gai làm như một thứ 'vương miện', chụp lên đầu Ngài, lại còn thay nhau khạc nhổ, phỉ báng, nhạo cười... (gẫm thứ ba năm sự thương), Chúa Giê-su vẫn bằng lòng chịu đựng và xin thưa với Cha: "Xin đừng theo ý Con, mà làm theo ý Cha".
    Dù đã đến lúc sức tàn lực kiệt, lại phải vác lấy thập giá nặng nề, lảo đảo bước lên đồi Can-vê như một tên tử tội khốn nạn nhất, phải ngã xuống nhiều lần (gẫm thứ tư), Chúa Giê-su vẫn xin vâng: "Xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha".
    Dù phải chịu đóng đinh ô nhục và chịu chết rất đau thương trên thập giá giữa hai tên tử tội, chịu bao kẻ qua lại thách thức nhạo cười (gẫm thứ năm), Chúa Giê-su vẫn một lòng vâng theo ý Cha và xin Cha tha thứ cho những việc họ làm.(Luca 23, 34)

    Như thế, từ gẫm thứ nhất cho đến thứ năm thuộc mầu nhiệm thương, rực sáng lên tấm gương vâng phục của Chúa Giê-su. Tấm lòng vâng phục vô bờ bến đó đã được thánh Phao-lô khắc hoạ lại trong bài ca gửi tín hữu Philíp:
    "Đức Giê-su Ki-tô
    vốn dĩ là Thiên Chúa
    mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
    địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
    nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
    mặc lấy thân nô lệ,
    trở nên giống phàm nhân
    sống như người trần thế.
    Người lại còn hạ mình,
    vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
    chết trên cây thập tự..." (Philíp 2, 6-8)

    Sự vâng phục đến mức tuyệt đối của Chúa Giê-su rất đẹp lòng Thiên Chúa Cha nên Ngài đã cho Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại và lên trời vinh hiển (gẫm thứ nhất và thứ hai năm sự mừng) và siêu tôn Chúa Giê-su vượt bậc: "Chính vì thế, Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu..." (Philíp 2, 9)
    Thế là từ đây, nhờ sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-su, mọi kẻ tin sẽ được cứu độ, con cháu Ađam tưởng đã phải hư mất đời đời nay lại được cứu rỗi: "Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất (Ađam) đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất (Chúa Giê-su) đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.(Rôma 5, 19)

    Như thế, chuỗi mân côi chứa đựng bài học vô giá về đức vâng lời: Vâng phục Thiên Chúa là phương thuốc diệt trừ tận gốc cội rễ mọi tội lỗi là sự bất phục tùng Thiên Chúa; vâng lời là phương thế giúp con người khỏi sa đoạ và là con đường dẫn đưa nhân loại về cõi trời.

    Phương thuốc thần diệu đó đã được Mẹ Maria và Hội Thánh trao vào tay mỗi người chúng ta qua tràng chuỗi Mân Côi. Ước gì mỗi người vui lòng đón nhận phương dược Mẹ ban để diệt trừ tận căn mầm mống tội lỗi ngay trong lòng mình.[/align:2604b7a905]

    Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

  2. #2
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,193
    Cám ơn
    4,764
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Default LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

    LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

    [align=justify:aec88644ee]Vào năm 1571, dưới thời Đức Giáo hoàng Piô V, vua Sélim nước Thổ Nhĩ Kỳ (Hồi giáo), đem quân thôn tính các nước châu Âu. Với sức mạnh vũ bão của những kẻ cuồng tín, đạo quân Hồi giáo lần lượt xâm chiếm các nước lân cận. Trước tỉnh thế vô cùng nguy khốn, Đức Giáo hoàng một mặt lên tiếng hô hào các nước Công giáo hợp lực chiến đấu chống lại kẻ xâm lược, mặt khác, kêu mời mọi người ăn chay, cầu nguyện, nhất là lần chuỗi Mân Côi, nài xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban ơn cứu giúp. Trận chiến quyết định xảy ra ở vịnh Lépantê. Đội chiến thuyền của người Thổ vừa nhiều, vừa lớn, lại xuôi chiều gió. Trái lại, đội quân Công giáo chỉ có chiếc thuyền nhỏ, lại ít ỏi, và bị ngược gió. Trước một hoàn cảnh tưởng chừng như không lối thoát, thế mà đạo binh Công giáo, tay cầm tràng chuỗi,miệng thầm thỉ cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ trước khi xông trận, lại chiến thắng vẻ vang. Chấm dứt chiến tranh, đem lại sự an bình cho các nước và cho Giáo Hội. Đó là ngày 07-10-1571.

    Để kỷ niệm sự can thiệp đầy quyền năng của Đức Maria, Đức Giáo hoàng đã cho phép mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi trong toàn thể Giáo hội vào ngày 07 tháng 10 mỗi năm.

    Thậy vậy, kinh Mân Côi là những lời thân thương được dâng lên Đức Maria trìu mến. Trong đó, hợp cùng thiên thần Gabriel, chúng ta chung lời ca tụng Mẹ Thiên Chúa. Chính nhờ sự cộng tác tự do, nhiệt tình với thánh ý Chúa, mà Mẹ đã được tôn vinh, ân thưởng. Hai tiếng “Xin vâng” bất hủ của Mẹ đã là một bảo chứng của một tình yêu vô bờ bến, của một đức tin kiên vững, và của một sự phó thác hoàn toàn. Vâng theo thánh ý Chúa được thể hiện trong suốt cuộc sống trần gian, trong mọi biến cố thăng trầm của đời thường, trong mọi nơi chốn của thân phận con người. Khi âm thầm, lúc công khai. Khi riêng tư một mình, hay lúc có sự hiện diện của cộng đoàn. Mà thánh ý Chúa thì thường không giống với ý riêng mình. Con đường theo Chúa lại không phải là con đường dễ dãi xuôi xắn. Lời báo trước của tiên tri Simêon tại đền thờ Giêrusalem luôn luôn đi theo Đức Mẹ như hình với bóng. Lưỡi gươm đâm thâu tấm lòng là hình ảnh của một sự cộng tác trọn vẹn trong mọi khó khăn, gian khổ. Trên mọi bước đường từ lúc nhận lời truyền tin, sinh con trong hang đá khó nghèo, bồng con trốn chạy sự truy đuổi của Hêrôđê, cho đến cuộc khổ nạn tàn khốc, và cái chết tủi nhục trên thập giá. Đức Maria vẫn luôn giữ vững niềm tin trong một tình yêu sắt đá. Không một lời than trách, không một cử chỉ bất mãn, không một thái độ do dự, hay lạnh nhạt. Tất cả đã được ấp ủ trong tiếng Xin Vâng cao quí.

    Hơn nữa, kinh Mân Côi còn là lời nguyện cầu tha thiết của mỗi người dâng lên Nữ vương từ ái. Xin Mẹ ân cần che chở trong mỗi giây phút của đời người. Xin Mẹ thương phù hộ, bênh đỡ trong giờ lâm tử. Bởi vì tất cả đều là những tội nhân, không nhiều thì ít. Tất cả đều cần đến sự hỗ trợ không thể thiếu của Mẹ Chúa Trời. Tất cả đều mong được chung hưởng hạnh phúc Nước Trời cùng với Mẹ dấu yêu.

    Nhờ đó, kinh Mân Côi dạy chúng ta cầu nguyện nhờ Đức Maria. Chúng ta thường nghe nói : “Cầu nguyện Đức Trinh Nữ Maria…”Cách nói này không hoàn toàn chính xác, bởi vì lời cầu nguyện của người kitô hữu dâng trực tiếp lên Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ có Thiên Chúa nhậm lời cầu nguyện. Cầu nguyện nhờ Đức Maria, chính là cầu xin ngài cầu nguyện cho chúng ta “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tôi, khi nay và trong giờ lâm tử”. Sự can thiệp của ngài ở tiệc cưới Cana tóm tắt sự cầu thay nguyện giúp của ngài cho chúng ta, và ngài nói với chúng ta” Hãy làm tất cả những gì Chúa bảo làm”.

    Kinh Mân Côi hướng dẫn chúng ta cầu nguyện cùng Đức Maria. Ngài ở bên cạnh chúng ta để cưu mang chúng ta trong lời cầu nguyện, như một bà mẹ nâng đỡ những lời bập bẹ của con mình. Trong vinh quang của Thiên Chúa, ngài vẫn tiếp tục sứ mạng mà Chúa Giêsu đã uỷ thác, lúc còn trên thập giá : “Này là Mẹ con”. Khi còn bé, chúng ta thường theo mẹ đến nhà thờ trong giáo xứ. Chúng ta nhìn mẹ yên lặng cầu nguyện mà không hiểu mẹ nói gì. Chúng ta quì gần bên mẹ để hiệp thông với lời cầu nguyện của mẹ như thế đó…Một cách tương tự, Đức Maria tháp tùng chúng ta, và hướng dẫn chúng ta trên con đường đi đến với Thiên Chúa.

    Kinh Mân Côi giúp chúng ta cầu nguyện như Đức Maria. Nơi ngài, chúng ta học biết những con đường cầu nguyện. Cầu nguyện với tâm tình yêu mến biết ơn, với tâm tình phó thác cậy trông, với tinh thần sẵn sàng hy sinh, phục vụ, nhất là với thái độ vâng phục hoàn toàn theo thánh ý Chúa. Trong trường lớp của Đấng luôn gìn giữ và suy niệm trong lòng những biến cố Giáng sinh và thời thơ ấu của Đức Kitô, chúng ta suy ngẫm Phúc âm, và dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta tiến bước trên con đường chân lý. Lời cầu nguyện của chúng ta trở thành lời tạ ơn, âm vang của kinh Ca ngợi, trong ngày Đừc Mẹ đi viếng bà Isave. Chúng ta noi theo những bước chân của Đức Maria, để thân thưa với Thiên Chúa, trong niềm tin tưởng tuyệt đối. Xin cho thánh ý Chúa được thực hiện trọn vẹn.

    Cầu nguyện nhờ Đức Maria, cùng Đức Maria và với Đức Maria, chúng ta tin chắc sẽ được Chúa nhậm lời. Với kinh Mân Côi, Đức Maria sẽ cầu bầu cùng Chúa, giúp chúng ta hiểu biết và vâng theo thánh ý Chúa trên cuộc đời của chúng ta, đưa dẫn chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách, chẳng những của đời thường, mà nhất là những cám dỗ và nguy cơ thiêng liêng, để đạt được hạnh phúc sung mãn đích thực, miễn là chúng ta luôn biết yêu mến và tôn sùng Đức Maria, Mẹ của Đức Kitô và là Mẹ của chúng ta.[/align:aec88644ee]

    Lm. Nguyễn Tấn Khoa

    Giáo phận Long Xuyên


    Nguồn: http://tamlinhvaodoi.net

  3. #3
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,193
    Cám ơn
    4,764
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Default LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

    HÃY NĂNG LẦN HẠT MÂN CÔI

    Lc 1, 26-38

    [align=justify:d5deda1d5c]Còn hình ảnh nào đẹp và ấm cúng bằng một gia đình ngồi quây quần bên nhau trước bàn thờ Chúa để đọc kinh chung và lần chuỗi Mân Côi chung ?

    Hình ảnh lần chuỗi chung luôn gây ấn tượng và để lại trong tâm hồn bé nhỏ của tôi nhiều kỷ niệm êm đềm. Tháng 10 lại về, lễ Mẹ Mân Côi lại được tái diễn. Lời của Mẹ Maria ở Fatima năm 1917:” Hãy năng lần hạt Mân Côi “ luôn là lời thúc bách mọi người: tin tưởng nơi Chúa, cậy trông vào Đức Mẹ. Mừng lễ Mẹ Mân Côi thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc thánh lễ trọng thể này.


    NGUỒN GỐC LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI: Nếu nghiên cứu, đi sâu vào các lễ Đức Mẹ mà Giáo Hội mừng kính hẳn chúng ta sẽ cảm nghiệm được điều này là:” Mọi tước hiệu của Đức Mẹ đều cao quí, đều mang những ý nghĩa rất tốt đẹp”. Với muôn vàn tước hiệu Hội Thánh tôn vinh Mẹ Maria, tước hiệu nào cũng đẹp, tước hiệu nào cũng gây ấn tượng và được hiệu nào cũng nói tình thương vô biên của Đức Mẹ. Lễ Đức Mẹ Mân Côi trước kia người ta ít lưu tâm đến, nhưng từ khi Đức Mẹ ban ơn lạ lùng cho Đạo Binh Thánh Giá chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Lépante vào năm 1571, Đức Thánh Cha Piô V đã cho phổ biến lễ này một cách rộng rãi trong Hội Thánh toàn cầu. Đức Thánh Cha Lêô XIII đã giải thích tầm quan trọng của lễ Mân Côi trong rất nhiều thông điệp Ngài ban bố. Đến nay, người Kitô hữu trên toàn thế giới đã mừng lễ này cách rất sốt sắng và tôn kính đặc biệt đối với lễ Mân Côi.

    Mẹ Maria với hai tiếng xin vâng đã góp tay vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu và hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa.Thánh lễ Mân Côi cũng nối kết những biến cố lớn trong cuộc đời Chúa Giêsu: “ Nhập Thể, Khổ Nạn và Phục Sinh “.

    NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU QUA BÀN TAY CỦA MẸ MARIA: Xuyên suốt lịch sử nhân lọai, chúng ta không khỏi ngạc vì bàn tay từ ái của Mẹ đã can thiệp vào biết bao biến cố lớn nhỏ của thế giới. Biết bao cuộc chiến hầu như sắp xẩy ra, chẳng hạn như cuộc chiến tranh nguyên tử giữa các cường quốc lớn vào năm 1960, nếu không có lòng tin chúng ta khó lòng nhận ra bàn tay dịu hiền của Mẹ đã can thiệp vào. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã xin Đức Cha ở Fatima và các Giám mục trên thế giới và mọi người có mặt ở Fatima cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Ngày 12 và 13 tháng 10 năm 1960, mọi tín hữu trên khắp thế giới đều hướng về Fatima để xin Đức Mẹ giúp thế giới thoát khỏi chiến tranh và quả thực chiến tranh nguyên tử đã không xẩy ra. Qua bàn tay của Đức Mẹ, nhiều việc kỳ diệu đã được Đức Mẹ can thiệp cách tốt đẹp, dù rằng vẫn còn đó đây trên thế giới những cuộc nội chiến xẩy ra. Nhưng phải có con mắt đức tin, con người và nhân lọai mới nhận ra những việc lạ lùng Đức Mẹ đã làm cho thế giới, cho con người, cho mỗi người. Điều lạ lùng và kỳ diệu, Mẹ Maria vẫn thực hiện trong đời sống hằng ngày, trong đời thường của con người. Con người chỉ cần mở mắt đức tin sẽ nhận ra ngay những phép lạ, những điều kỳ diệu Thiên Chúa qua bàn tay nhân ái của Mẹ Maria đang thực hiện nơi thế giới, nơi mỗi người.
    CHUỖI MÂN CÔI LÀ GIÂY BỀN ĐỖ VÀ SỨC MẠNH CÓ SỨC CỨU RỖI: Kinh Mân Côi là quyển Phúc Âm tuyệt hảo nhất. Điều này không bao giờ sai. Mẹ Maria là mẫu gương của đời sống Kitô hữu. Kinh Mân Côi giúp chúng ta chiêm ngưỡng những kỳ công của Thiên Chúa và Đức Mẹ. Kinh Mân Côi là một hình thức đạo đức bình dân nhưng rất hiệu nghiệm cho cuộc sống của người tín hữu. Lần chuỗi ở đâu cũng được và nơi đâu, giờ nào, lúc nào con người cũng có thể lần chuỗi. Chuỗi Mân Côi là giây bền đỗ của mỗi người Kitô hữu. Lần chuỗi riêng đã tốt, lần chuỗi chung trong cộng đoàn, trong họ giáo, trong giáo xứ, trong gia đình lại mang ý nghĩa cao vời hơn nữa. Chúa Giêsu đã từng nói :” Nơi nào có hai ba người ngồi chung lại với nhau mà cầu nguyện vì danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ “. Chuỗi Mân Côi còn có sức mạnh cứu rỗi con người.

    Còn gì đẹp và ấn tượng bằng việc đọc kinh chung trong gia đình, lần chuỗi trong gia đình. Các Đức Giáo Hoàng đã khuyên nhủ các Kitô hữu phải siêng năng lần chuỗi trong gia đình. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã khuyên nhủ các Kitô hữu :” Sau việc đọc kinh nhựt tụng thì việc đọc kinh mân Côi được coi như một trong những kinh cầu nguyện chung tốt đẹp nhất, hữu hiệu nhứt mà gia đình công giáo được khuyến khích đọc “. Ước gì chuỗi Mân Côi chúng ta, đặc biệt giáo dân Việt Nam rất mến chuộng và ưa thích giúp mọi người tín hữu không ngừng nói lời “Xin Vâng” làm theo ý Chúa.

    Xin Mẹ giúp chúng con luôn biết cầu nguyện với tràng chuỗi Mân Côi vì Mẹ đã nhắn nhủ nhân loại qua ba trẻ Giacinta, Phanxicô và Lucia :” Hãy năng lần hạt Mân Côi “. Amen.
    [/align:d5deda1d5c]
    Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

    Nguồn: VietCatholic

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com