Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Suy niệm về lòng thương xót Chúa

  1. #1
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Suy niệm về lòng thương xót Chúa

    Suy niệm về
    lòng thương xót Chúa







    Chúa nói với chị thánh Faustina: “Các linh hồn nào kêu cầu đến Lòng Thương Xót của Cha, đều làm cho Cha vui thỏa. Cha sẽ ban cho các linh hồn đó còn nhiều hơn cả điều họ xin. Thậm chí Cha cũng không trừng phạt các tội nhân gian ác nhất, nếu kẻ đó kêu cầu đến lòng trắc ẩn của Cha (trích NKLTX, 1146). Con hãy van xin lòng thương xót cho toàn thế giới (NK, 570). Không một linh hồn nào kêu gọi đến Lòng Thương Xót của Cha mà phải thất vọng bao giờ (NK, 1541)”.

    Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết : “Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, và cách riêng trong thời hiện tại chúng ta đang sống, Giáo Hội phải coi một trong những nhiệm vụ chính yếu của mình là rao truyền và thể hiện Lòng Thương Xót Chúa đã được mạc khải một cách tuyệt vời trong Đức Kitô.”

    Lòng Thương Xót là chủ đề đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô trong những bài giảng và suy niệm. Chúa Nhật ngày 17/3/2013 trong giờ kinh Truyền Tin, ngài nhắc nhở mọi người rằng: "Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi về sự tha thứ cả, mà chỉ có chúng ta mệt mỏi xin Ngài tha thứ".

    Đức Thánh Cha nhấn mạnh : “Lòng thương xót có thể làm cho thế giới trở nên ấm áp hơn và công bằng hơn. Do đó, chúng ta cần hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài là một người cha đầy lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta. Hãy nhớ lại lời của ngôn sứ Isaia: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Lòng thương xót đẹp biết bao!... Thiên Chúa là người cha yêu thương luôn tha thứ. Ngài có một trái tim đầy lòng thương xót dành cho tất cả chúng ta. Và chúng ta cũng cần học và thương xót người khác.”

    Đòi hỏi này ta cũng thấy dày đặc trong nhật ký của Thánh Faustina : “Hãy rao truyền cho thế giới biết lòng thương xót khôn thấu của Cha (NK, 1142).

    “Con hãy nói với nhân loại khổ đau rằng : Hãy đến nép mình trong trái tim từ bi thương xót của Cha. Cha sẽ ban cho họ chan chứa sự bình an (NK, 1074)

    “Những linh hồn nào làm sáng danh lòng thương xót Cha ở khắp mọi nơi. Ta sẽ che chở họ suốt đời như một bà mẹ che chở con thơ. Và đến giờ chết của họ, Cha sẽ không cư xử với họ như một quan toà, nhưng như một vị cứu tinh đầy thương xót (NK, 1075)

    “Con hãy làm bất cứ việc gì trong khả năng của con, để phổ biến việc tôn sùng Lòng Thương Xót của Cha thì Cha sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của con.

    “Con hãy nói với các linh mục của Ta rằng : Kẻ tội lỗi chai đá cứng lòng sẽ ăn năn sám hối, khi nghe các ngài nói về lòng thương xót khôn dò của Cha bày tỏ với họ. Những linh mục nào rao giảng và tán dương lòng thương xót của Cha, sẽ được Cha ban cho quyền năng thần diệu : Cha sẽ làm cho lời lẽ các ngài nói ra mượt mà và gây chấn động trong trái tim những ai nghe các ngài nói.” (NK, 1074).

    Người ta thường nói với nhau : “Nếu lòng tôi như cái bánh thì tôi bóc ra cho anh xem.” Nói thế nhưng thực sự chưa một ai bóc được cái lòng mình ra cho người khác xem cả.

    Lòng con người là một vùng bí hiểm quanh co khúc khuỷu, không một ai có thể biết rõ được lòng của ai. Kể cả vợ chồng cũng khó mà biết cái lòng của nhau. Vì thế, nhân gian thường thốt ra những câu chán nản, nghi nan, để nói lên cái bí hiểm của lòng dạ con người. Ví dụ như :

    “Nói vậy nhưng không phải vậy”

    “Nói một đàng làm một nẻo”

    “Khẩu phật tâm xà” (miệng nói thì hiền như Phật mà lòng thì độc như rắn)

    “Sông sâu còn có thể dò. Nào ai lấy thước mà đo lòng người ?”

    “Miệng thì thơn thớt nói cười. Nhưng trong bụng chứa một bồ dao găm”

    Trên thế gian này, người ta đã bao phen khổ sở vì cái lòng của nhau. Người bề dưới phải lựa ý bề trên để sống, không dám nói thẳng nói thật, không dám bộc lộ những suy nghĩ chân thực của mình, sợ bị đì, bị khai trừ. Cuối cùng họ chỉ lo lấy lòng nhau, làm vừa lòng nhau, để “hai bên cùng có lợi”, để củng cố địa vị chức quyền của mình. Người dưới cũng như người trên chẳng ai dám sống trung thực, sống đúng, sống thật với lòng mình! Bề ngoài thì cười nói xã giao ra vẻ tử tế lắm, nhưng sau lưng thì nói xấu, phê bình chê bai không tiếc lời. Sống giả tạo gỉa hình như thế thì làm sao rao giảng về tấm lòng của Chúa được ? Riết rồi người ta chẳng biết tin vào ai, lúc nào cũng phải đề phòng cảnh giác khi giao dịch với nhau. Tin nhau làm ăn buôn bán không cần giấy tờ rồi bị bể hụi, bị giựt nợ. Cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt mất hết lòng tin nơi nhau, kéo nhau ra toà vì miếng đất vì căn nhà, xử nhau cạn tầu ráo máng. Chính vì những tấm lòng quanh co khó dò đó mà người ta thốt lên : “Biết tin vào ai bây giờ
    ? Chỉ tin đạo chứ không tin người có đạo!”

    Tại sao vậy ? Thưa tại vì tấm lòng của thế gian đã nhuốm tội rồi. Khi tội lỗi đến thì nó đi vào tận trong cõi lòng sâu thẳm của người ta, nó không ở ngoài da thịt. Chúa Giêsu nói : “Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế” (Mt 15,19-20). Khi có tội, thì mọi tấm lòng của con người trên trần gian này đều bị thương tích nặng nề, làm cho lòng tin vào Thiên Chúa bị thui chột, tâm hồn lúc nào cũng chất đầy lo âu xao xuyến. Nhiều đêm không yên giấc, khi ngủ vẫn còn trằn trọc bận tâm lo nghĩ tìm cách mánh mung kiếm lợi, tìm cách trả thù, trả đũa người khác. Không tin vào Thiên Chúa nên cũng chẳng tin vào con người.

    Hôm nay Thiên Chúa đến mở tấm lòng của Ngài cho mọi người thấy Ngài quan tâm chăm sóc đến những đau khổ của chúng ta biết là dường nào. Chúa lãnh nhận hết mọi thương tích của cõi lòng tan nát chúng ta làm thương tích của chính mình. Ngài băng bó chữa lành cho những tấm lòng nào trông cậy và chạy đến với lòng thương xót của Chúa. Không những Ngài chữa lành mà còn trả lại sự bình an chúng ta đã đánh mất từ khi phạm tội. Lúc ấy chúng ta mới có được sự bình an đích thật với chính mình và với tha nhân. Chúa nói với Thánh Faustina : “Con hãy nói cho cả thế giới biết về Lòng Thương Xót khôn lường của Cha. Cha mong ước đại lễ kính Lòng Thương Xót Cha trở thành chỗ nương náu và trú ẩn cho mọi linh hồn, nhất là các tội nhân đáng thương. Trong ngày hôm ấy, lượng thương xót dịu hiền thẳm sâu của Cha sẽ được khai mở. Cha trào đổ cả một đại dương ân sủng xuống cho các linh hồn đến với nguồn mạch thương xót của Cha. Đừng linh hồn nào sợ đến bên Cha, cho dù tội lỗi họ có đỏ thắm như điều. Lòng nhân ái của cha bao la đến nỗi cho đến đời đời, không một trí năng nào, dù nhân loại hay thiên thần, có thể dò thấu được…” (NK,699).

    Kinh Thánh nói : “Một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài, và lập tức có máu và nước chảy ra”. Máu và nước từ Trái Tim Đức Giêsu tuôn chảy thành nguồn suối yêu thương vô tận của Thiên Chúa tràn lan trên vũ trụ và trên mọi con người. Nguồn suối ấy là chính Thánh Thần. Thánh Thần tình yêu Thiên Chúa từ Trái Tim Đức Giêsu đang bao trùm lấy cả nhân loại, kẻ tin cũng như kẻ không tin, để làm cho tất cả những ai khi đụng vào đời sống cơ cực hằng ngày là phải đụng vào lòng yêu thương của Thiên Chúa có ở đó. Lúc đó họ sẽ nhận ra là mình đang được Thiên Chúa yêu thương và Ngài đang gánh đỡ những âu lo sầu khổ của mình. Đức Giêsu đã nói từ tấm lòng của Ngài : “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1).

    Khi người ta tin ai, họ tin vào cái gì ? Thưa tin vào tấm lòng. Đức Giêsu muốn nói với mọi người đừng lo âu xao xuyến quá đỗi như thế. Hãy tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa. Faustina được nghe chính Chúa nói : “Cha liên kết con với Cha, cất đi những nỗi khốn cùng của con, và ban cho con Lòng Thương Xót của Cha. Cha thực hiện những công trình Lòng Thương Xót nơi mọi tâm hồn. Tội nhân nào càng khốn nạn, càng có quyền lớn hơn nơi Lòng Thương Xót của Cha. Ai tín thác vào Lòng Thương Xót của Cha sẽ không phải hư mất, vì tất cả những công việc của họ là của Cha, và những địch thù của họ sẽ bị tan tành dưới bệ kê chân Cha.” (NK,723).

    Trái Tim Đức Giêsu là trái tim luôn bỏ ngỏ. Khi vết thương trái tim Ngài đã được mở ra thì không bao giờ đóng lại. Ngài mở ra cho tôi, cho anh, cho chị, cho em, cho tất cả mọi người trên khắp thế giới đầy bất an và hỗn độn hôm nay. Ngài mở ra cho kẻ yêu Ngài, cho kẻ thù ghét Ngài và cho kẻ đâm Ngài. Kinh Thánh nói : “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37).

    Họ đây là ai ? Họ đây có phải chỉ là một tên lính cầm đòn nhọn hoắt đã đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu không ?

    Vâng, họ là tên lính đó, và còn là nhiều người nữa. Họ là tôi, là anh, là chị, và là tất cả chúng ta, những kẻ đã, đang và sẽ đâm vào Trái Tim Đức Giêsu. Ta đâm vào Trái Tim Chúa khi ta khước từ Ngài, ta không đón nhận tình yêu của Ngài mà chỉ nghĩ đến sự đền bù phạt tạ giao hoán. Chúa nói : “Chớ gì các tội nhân cứng lòng nhất hãy đặt trọn niềm tín thác vào Lòng Thương Xót của Cha. Họ được quyền ưu tiên hơn những người khác khi tín thác vào vực thẳm thương xót của Cha… Linh hồn nào kêu nài đến Lòng Thương Xót của Cha đều làm Cha vui sướng. Với những linh hồn ấy, Cha sẽ rộng ban nhiều ơn thánh cho họ hơn họ kêu xin. Cha không thể trừng phạt ngay cả một tội nhân khốn nạn nhất nếu họ biết kêu xin Lòng Thương Xót của Cha, ngược lại, Cha sẽ thánh hoá họ nơi Lòng Thương Xót vô cùng khôn sánh của Cha…Ai khước từ không bước qua cánh cửa lòng xót thương, sẽ phải bước qua cánh cửa công bình của Cha…” (NK,1146).

    Ta đâm vào Trái Tim Chúa khi ta đâm vào nhau, xé nát lòng nhau bằng những ý nghĩ xấu, những lời nói xấu và hành động xấu. Ta xót xa khi thấy cảnh người lính đâm thấu trái tim Chúa mà sao không thấy xót xa khi nhìn thấy trái tim anh em mình đang tan nát vì sự ghen ghét, tị hiềm, thành kiến và đối xử bất công của ta. Ta lạnh lùng loại trừ anh em mình vì tính ích kỷ cao ngạo của ta mà lại có thể cầu nguyện sốt sắng xúc động trước Trái Tim Chúa được sao ? Có thật lòng và có lòng thành không ? Nhưng lòng xót thương vô biên của Đức Giêsu vẫn mở ra, để tôi và tất cả mọi người nhìn lên tấm lòng đó, không phải một lần mà nhiều lần, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, sẽ thấy được Thiên Chúa vẫn yêu thương mình, rồi hồi tâm quay về với Ngài để tìm được sự bình an của ơn tha thứ. “Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Không phải thế gian ban cho các con thế nào thì Thầy cũng ban cho như vậy đâu ! Lòng các con chớ sợ hãi, chớ xao xuyến !”

    Đang lúc Faustina lo âu vì phải sống một mình ngoài cộng đoàn thì Chúa nói : “Con sẽ không lẻ loi, bởi vì Cha ở bên con mọi nơi mọi lúc. Gần bên Trái Tim Cha, con đừng sợ hãi gì… Cha đưa con vào nơi ẩn khuất để chính Cha có thể biến đổi trái tim con theo những chương trình tương lai của Cha. Con sợ hãi gì nào ? Nếu con ở với Cha, ai dám động đến con ? Con hãy an tâm cạnh bên Trái Tim Cha.” (NK, 797). Và Faustina thưa với Chúa : “Lạy Chúa Giêsu, xin giấu con nơi Lòng Thương Xót của Chúa và để người chung quanh xét đoán con tuỳ họ” (NK, 791).

    Lòng Thương Xót nơi Trái Tim Đức Giêsu là thế. Ai có Trái Tim Đức Giêsu thì người đó có sự bình an của Thiên Chúa. Bình an trước mọi biến cố, trước mọi tình huống, trước sự lôi kéo của quyền lực, danh vọng, tiền bạc của cải, và trước cả sự chết nữa. Ai có Trái Tim Đức Giêsu ở trong lòng mình, thì có sự bình an cho chính mình, cho những người trong gia đình mình, cho cộng đòan, cho giáo xứ mình và cho cả những người sống quanh mình nữa. Vì Trái Tim Đức Giêsu ở đâu, Ngài ban sự bình an yêu thương đến nơi đó, không thể có thù ghét tranh giành cãi cọ, không thể có những lời cay chua thâm độc, mà chỉ có những lời tạ ơn Thiên Chúa và yêu thương nhau. Và còn lớn hơn thế nữa, người nào, nhà nào, cộng đoàn nào, xứ đạo nào có được Trái Tim Chúa Giêsu nơi tâm hồn mình, nơi gia đình mình, nơi cộng đoàn mình thì người đó, nhà đó, cộng đoàn đó nắm chắc được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Trong Kinh Thánh, Đức Giêsu đoan chắc với nhân loại qua ông Giakêu khi Chúa được Giakêu rước Chúa vào tâm hồn ông và vào nhà ông. Chúa nói : “
    Hôm nay ơn cứu rỗi đã đến cho nhà này” (Lc 19,9).

    Faustina thấy được quyền năng của Chúa khi nhìn thấy một linh mục bị đau khổ : “Tôi kinh ngạc trước vô số xỉ nhục và đau khổ mà vị linh mục ấy phải chấp nhận trong toàn bộ vấn đề này… Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể ban tặng một sức can trường đến thế; nếu không, người ta ắt phải bỏ cuộc. Nhưng tôi vui mừng khi thấy tất cả những trở ngại này đều góp phần làm vinh danh Chúa hơn. Chúa sẽ tán dương nỗ lực của những linh hồn anh hùng ấy, còn thế gian chỉ đáp đền những nỗ lực của họ bằng thù hận và vong ân. Những linh hồn ấy không có bạn bè; họ rất lẻ loi. Và trong cảnh cô đơn, họ sẽ nên mạnh mẽ; họ kín múc sức mạnh cho bản thân nơi một mình Thiên Chúa. Với lòng khiêm tốn và can đảm, họ kiên gan đương đầu trước những giông tố phũ phàng ập xuống trên họ. Như những cây sồi cao vút, họ hiên ngang kiên vững. Ở đây chỉ có một bí quyết : đó là chính từ nơi Thiên Chúa mà họ kín múc được nguồn sức mạnh cùng tất cả những gì cần thiết cho bản thân và cho tha nhân. Họ không chỉ mang gánh nặng của riêng mình, nhưng còn biết cá
    ch và có khả năng vác đỡ gánh nặng của tha nhân. Họ là những cột sáng trên con đường của Chúa; họ sống trong ánh sáng và chiếu giãi ánh sáng cho tha nhân. Họ sống trên đỉnh cao để hướng dẫn và giúp đỡ những người kém cỏi, hầu mọi người cùng đạt đến đỉnh cao như họ.” (NK, 838).

    Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt rõ ràng vấn đề quan trọng này. Đặt một bức ảnh Trái Tim Chúa, tượng Lòng Thương Xót Chúa ở ngai toà trên cao trong nhà thờ, trong cộng đoàn, trong nhà mình chưa hẳn là đã có Trái Tim Chúa, có Lòng Thương Xót Chúa trong giáo xứ, trong cộng đoàn, trong gia đình và trong lòng mọi người. Khi người ta không yêu thương nhau, không xót thương nhau, không đón nhận nhau, không tha thứ cho nhau thì tấm hình, bức tượng có lớn đến cỡ nào, có đẹp đến đâu, treo ở trong nhà, đặt ở đầu giường, để trên bàn thờ hay trên đài cao ngất ngưỡng nghi ngút khói hương hoa đèn thì cũng không có Chúa ở trong lòng người ta. Đức Giêsu chỉ muốn mỗi kẻ người yêu hãy có Trái Tim của Ngài trong trái tim của mình, để Ngài làm chủ người đó, gia đình, cộng đoàn hay xứ đạo đó, và để họ biết yêu thương nhau như chính Chúa yêu thương họ.

    Về việc thực hành lòng thương xót, Chúa Giêsu có những chỉ dẫn cụ thể cho chị Faustina : “Cha xin con hãy làm những việc thương xót, và chúng phải phát xuất từ tấm lòng yêu mến Cha. Con có bổn phận thi hành lòng thương xót đối với những người lân cận của mình, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, không được thoái thác hay tránh né, chữa mình. Ngay cả đức tin mạnh nhất cũng vô dụng nếu không có việc làm kèm theo.” (NK, 742). Chúa còn nhấn mạnh : “Những ai không thực hành việc gì cả, thì kẻ ấy chẳng đáng được Cha thương xót vào ngày phán xét.” (NK, 1317). “Các việc làm xót thương. Đến ngày sau hết, chúng ta sẽ bị phán xét theo điều này. Và dựa trên nền tảng này, chúng ta sẽ nhận phán quyết số phận đời mình” (NK, 1158).

    Chúng ta tôn vinh Thánh Tâm Chúa, long trọng cử hành lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, rước Chúa vào nhà, không phải chỉ làm việc đạo đức đó một cách thiêng liêng, nhưng phải thể hiện trong đời sống một cách cụ thể, nếu không chỉ là vụ hình thức, là đạo đức giả mà thôi. Nghĩa là phải để Chúa làm chủ tất cả mọi công việc, mọi suy tính làm ăn trong gia đình, mọi chương trình dự án của cộng đoàn, xứ đạo, mọi cách cư xử với nhau. Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa không phải chỉ là việc giang tay cầu khấn rõ to, nhưng phải để thánh ý của Thiên Chúa thay ý riêng của ta, để lòng Chúa thấm vào lòng ta, để ta cũng biết xót thương nhau như Chúa xót thương ta, tha thứ và chấp nhận nhau như Chúa đã tha thứ và chấp nhận ta. Việc tôn sùng Thánh Tâm, tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa đích thực và chân chính như thế sẽ làm cho mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, mỗi xứ đạo trở thành Nước Thiên Chúa ở ngay trần gian này đúng như lời Chúa nói: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các con.”


    _________________
    Lạy Chúa Giêsu, Con Tín Thác Vào Chúa

    St Internet
    Chữ ký của Gia Nhân

  2. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com