Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Chủ đề: Linh Mục Nhạc Sĩ Hoàng Diệp

Hybrid View

  1. #1
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default Linh Mục Nhạc Sĩ Hoàng Diệp

    "TÂM TÌNH CỦA TÁC GIẢ "KÌA BÀ NÀO"



    Lts. Thưa quý vị, linh mục nhạc sĩ Hoàng Diệp đã theo tiếng vẫy gọi của “Kìa Bà Nào” để bước vào cõi thiên thai hát bài ca “Tôi Kết Hiệp” một cách thiết thực, giữa mùa “Hội Nhạc Thiên Quốc”. Ngày mà mọi người đang háo hức đón chờ kỷ niệm biến cố Ngôi Lời Nhập Thể, ngày 23 tháng 12 năm 2008. Ngài giã từ trần thế đúng vào năm thứ 60 của ca khúc “Tôi Kết Hiệp” (1948-2008) và “Kìa Bà Nào” (1958-2008) vừa tròn 50 tuổi. Để biết một chút hoàn cảnh ra đời cũng như tâm tình của tác giả muốn gửi gắm qua các tác phẩm, xin giới thiệu đoạn phỏng vấn dưới đây của Linh mục Nhạc sĩ Tiến Lộc, DCCT với Linh mục Nhạc sĩ Hoàng Diệp, trong đêm nhạc “Tình Yêu Đã Chọn” vào ngày 1 tháng 8 năm 2006 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế. (Lm. Paul Xuân Đường, DCCT)

    Lm. Ns. Tiến Lộc : Chúng con đã hát, đã nghe nhiều bài ca của cha, nay được đọc lời giới thiệu của Đức Tổng Giám Mục trong quyển TUYỂN TẬP THÁNH CA của cha nên rất cảm mến… Nay xin cha chia sẻ đôi điều:
    Trong hoàn cảnh nào cha đã sáng tác những bài hát trở nên “bất tử” như:
    - Kìa Bà Nào
    - Hội Nhạc Thiên Quốc
    - Tôi Kết Hiệp

    Vì cha đã nói đến Đức Tổng trong những lời đầu, nên cho tôi thưa với Ngài đôi lời đã.
    Kính thưa Đức Tổng Giám Mục kính yêu, cho con lợi dụng dịp này để cám ơn Đức Tổng một cách đặc biệt vì Đức Cha hằng nâng đỡ con, và trong quyển Thánh Ca Tuyển Tập vừa ra, Đức Cha đã cho con những lời giới thiệu và khuyến khích đầy ánh sáng và tình thương. Phần con, con cho đó là chính Chúa ủi an qua Đức Cha nên con xin tạ ơn Ngài và cám ơn Đức Cha nữa.
    Bây giờ xin trả lời “cha bạn” về câu hỏi : Trong hoàn cảnh nào tôi đã viết ba bài Thánh ca trên.
    a- Bài Hội Nhạc Thiên Quốc viết ra năm 1946. năm ấy tại Đệ Tử Viện Huế có một cuộc thi về Noel. Nhiều anh em cố gắng chuyển dịch bài “Les Cieux ravis” của Thánh An Phong sô qua tiếng Việt để hát. Ban giám khảo gồm cac cha như cha Tuyên, cha Henri Lộc, cha Thanh, cha Thính, cha Vàng và nhiều giáo sư khác…Tất cả đều chọn bài “Hội Nhạc Thiên Quốc” của tôi.
    b- Còn bài “ Tôi Kết Hiệp” lấy từ Kinh Cầu Trái Tim Thánh Thể Chúa Giêsu, trong đó có một câu rất cảm động, đó là câu : “Tôi kết hiệp cùng Chúa và tế lễ mình tôi làm một với Chúa”. Trong năm nhà tập năm 1948, tôi đã sống những tâm tình ấy, và đã xin cha Giám Tập viết ra để hát trong ngày khấn, là ngày 2-8-1949. Tôi nhớ là nhiều cha thầy, cách riêng các đương sự, đã không cầm được nước mắt vui. Chính cha Lành cũng nói vậy.
    c- Còn bài “Kìa Bà Nào” được viết ra tại Vũng Tàu năm 1958. Đó là năm Thánh Mẫu, năm Toàn xá. Anh Hải Linh và tôi, không ai bảo ai, đều muốn dâng cho Mẹ một lời ca đặc biệt. Anh Hải Linh đã viết bài “ Nữ Vương Hòa Bình”. Còn tôi thì bài “Kìa Bà Nào” được Ca Đoàn Đệ Tử hát đầu tiên năm 1958.
    Lm. Ns. Tiến Lộc: Cha đã sáng tác nhiều bài thánh ca “bất hủ” khác, những Trường ca, Dao ca ….xin cha cho biết những tác phẩm nào cha ưng ý nhất? Xin cha chia sẻ.
    Lm. Ns. Hoàng Diệp : Những bài nào tôi tâm đắc nhất, thì thật khó trả lời. Tôi nhớ một lần cha Tâm đến gặp ca đoàn, hỏi một số anh chị em: Trong các bài của cha Diệp, em thích bài nào nhất ? Họ trả lời đều khác nhau cả. Tôi cũng khó trả lời vì dài dòng quá : Mỗi bài đều có lịch sử riêng, và những nét đặc thù riêng.
    Còn các Dao Ca là gì ? – Đó là những ca kịch thánh, ví như trường ca đa cảnh. Chúng phục vụ mục đích truyền giáo. Chúng ta nhớ trước đây (từ 1975) chỉ còn có nhà thờ là nơi giảng Tin Mừng và truyền giáo. Muốn truyền giáo mình phải đưa đồng bào đến nhà thờ. Dao ca là một loại ca kịch mới, dễ lôi kéo người ta đến nhà thờ. Thế là chúng tạo nên khung cảnh để chúng ta loan báo Tin Mừng. Đức Cha Điền cho phép. Đầu tiên cha Lành không thích. Nhưng về sau Ngài cũng nhảy vào cuộc vui vẻ… Chúng tôi đã diễn 18 Dao Ca trong những dịp lễ đặc biệt, nhất là trong mùa Noel và Phục sinh. Gọi là ca kịch thánh, vì bắt nguồn từ thánh kinh và các lễ phụng vụ…
    Lm. Ns. Tiến Lộc : Cha đã từng điều khiển những bài hợp xướng với hơn 120 ca viên. Xin cha cho các ca trưởng ở đây một vài kinh nghiệm hướng dẫn.
    Lm. Ns. Hoàng Diệp : Câu hỏi thứ 3 “ về ca đoàn và ca trưởng”, cũng rất tế nhị. Vì đây là lãnh vực Phụng vụ. Và tôi rất nhỏ bé trong lĩnh vực này. Song tôi thiết nghĩ Phụng vụ là việc “tôn thờ” Thiên Chúa, là việc chính của con người. Và không ai đã chu toàn bằng Chúa Giêsu. Ngài mang tâm hồn Phụng vụ đệ nhất, đẹp ý Cha mọi đàng. Chắc ngài cũng muốn chúng ta như vậy. Các bài ca Phụng vụ cũng phải mang những nét tâm hồn Giêsu. Ba nét chính của tâm hồn đó là Chân thật, khiêm nhường và con thảo. Đặc biệt là khiêm nhường như Chúa nói……
    * Ca trưởng là như hồn ca đoàn, có 2 phần vụ là chọn bài và dẫn dắt. Chọn bài hát với tâm hồn Chúa Giêsu và dẫn dắt rất đằm thắm, bằng tâm hồn cầu nguyện hơn là múa máy chân tay.

    Lm Hoàng Diệp và Lm Xuân Đường
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  2. Có 7 người cám ơn giusehien vì bài này:


  3. #2
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    Tu sĩ và Giáo dân Huế hát thánh ca buồn giữa mùa Giáng Sinh

    HUẾ, Việt Nam.(29-12-2008) -- Với những vòng hoa tang đặt kín phòng, nhạc thánh ca vang lên buồn tẻ, đèn cầm tay thắp sáng trước sân tu viện giữa bầu trời đêm 26-12, đoàn kiệu dài hơn 200 mét vừa đi, vừa hát ‘’Tôi kết hiệp cùng Chúa và tế lễ mình tôi làm một với Ngài’’

    Hơn 1000 người gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân dòng Chúa Cứu Thế- Huế, đã kiệu thi hài cha Phêrô Hoàng Diệp từ phòng lễ tang tu viện đến nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế.

    Cố linh mục nhạc sĩ Phêrô Hoàng Diệp, 84 tuổi, dòng Chúa Cứu Thế Huế qua đời ngày 23-12-2008, đã sáng tác những ca khúc bất hủ được hàng triệu người Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước biết đến như bài Kìa Bà Nào, Tiếng hát Thiên Thần, Hội nhạc Thiên Quốc, Tiếng ca Trinh nữ, Tôi Kết hiệp cùng Chúa.

    Ông Phêrô Nguyễn Quang Toàn, 70 tuổi, hiện ở giáo xứ Tùng Lâm, Đà Lạt, cho biết cha Hoàng Diệp tên thật là Nguyễn Quang Diệp, sinh ngày 30.11.1924 tại làng Vinh Hoà, xã Vinh Hiền, Thừa Thiên, cách Huế 60 cây số về hướng Nam, nhập đệ tử viện dòng Chúa Cứu Thế Huế từ năm 1938, chịu chức linh mục năm 1954. Ngài là con thứ ba trong một gia đình nông dân có 8 người con 5 trai 3 gái.

    Cha Hoàng Diệp biết sáng tác nhạc thánh từ khi còn đệ tử viện, bài ‘’Tôi kết hiệp cùng Chúa’’ là bài hát đầu tiên cha Diệp sáng tác năm 1948, ông Toàn, em ruột của cha Hoàng Diệp, cho biết ngài đã hát bài này trong một dịp Giáng Sinh, trước khi ngài chia tay gia đình để vào nhà tập.

    Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, 53 tuổi, giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam chủ tế chia sẻ trong thánh lễ đêm 26-12, khi ngài cùng đồng tế với gần 20 linh mục dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam:’’Cha Phêrô đã kết hiệp với Chúa Giêsu khi ở trần gian, giờ đây qua ngưỡng cửa của sự chết, ngài đã hiến tế chính thân xác của người với một lòng yêu mến Chúa’’.

    Cùng chia xẻ biến cố này trong đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, hôm 25.12 tại nhà thờ chính toà Phủ Cam Huế, với gần 3000 người tham dự, Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể phát biểu:’’ cố linh mục Phêrô Hoàng Diệp là vị ân nhân của Giáo hội Việt Nam vì ngài đã để lại cho giáo hội những bài thánh ca trầm bổng, diễn tả sự tha thiết của con người với Chúa và Mẹ Maria, mọi người khi hát bài của ngài cảm thấy đi vào thế giới lung linh của Tình yêu và ân sủng.

    Các giáo xứ vùng quê Thừa Thiên Huế hiện nay vào ngày lễ Giáng Sinh, vẫn còn diễn lại các giao ca hoạt cảnh Giáng Sinh như Thiên thần bảo mục đồng, hoặc hát ca mừng Chúa Giáng Sinh bằng những ca khúc nổi tiếng như Hội nhạc Thiên quốc, tiếng hát Thiên Thần của cha Phêrô Hoàng Diệp.

    Lucia Văn Thị Cẩm Mỹ, 18 tuổi, ca viên của ca đoàn Cecilia thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế, cảm thấy buồn vì mất đi người cha linh hướng. Cẩm Mỹ cho biết, em thích cầu nguyện bằng những bài hát của cha Hoàng Diệp sáng tác, vì nó mang tâm tình cầu nguyện.

    Khi viết về cố linh mục Phêrô Hoàng Diệp, Linh mục Nguyễn Tự Do đã nêu lên được những nét nổi bật của ngài đó là sự chân thành, đơn sơ, khiêm nhường, nhẹ nhàng, ân cần, thật tình. Tín thư ngài để lại vẫn còn sáng đậm, bởi vì nơi ngài đến, chính là quê hương của thơ nhạc muôn đời.

    Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo

    http://vietcatholic.net/News/Html/62767.htm
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  4. Có 2 người cám ơn giusehien vì bài này:


  5. #3
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    Chia sẻ: Cha Phêrô Hoàng Diệp, một tâm hồn THƠ

    Tôi muốn viết về cha Hoàng Diệp.

    Tôi cảm nghiệm được phần nào đó con người của ngài, tâm hồn của ngài, cách sống và hoạt động của ngài.

    Có một nét nổi bật trong con người đó, nhưng thật khó mà đặt một từ gì diễn tả được toàn vẹn, sau nhữ THƠ... với các chấm.
    THƠ NHI, THƠ BÉ, THƠ ẤU, THƠ NGÂY, THƠ TRẺ...

    Cuối cùng, tôi chỉ xin để: Cha Phêrô Hoàng Diệp, một tâm hồn THƠ...

    Ngài cũng làm nhiều bài thơ lắm, những bài thơ phát xuất từ tâm hồn, từ cầu nguyện, từ chúc tụng và từ Ta ơn, từ Yêu mến. Ngài là một Tâm Hồn THƠ, một tâm gồn THI SĨ.

    Người thi sĩ nghe được tiếng gió, ngưởi được mùi của sương, cảm được giòng sông trên núi. người thi sĩ nếm được Tình Cha, Tình Mẹ, nói chuyện được với hương hoa, đàm đạo được với chim cá thỏ nai. Người thi sĩ cảm nhận được trong tim, trong óc sự hiện diện của Thiên Chúa, của Mẹ Maria.... Và nhà THƠ có ngay những từ, những chữ để diễn tả.

    Cha Hoàng Diệp còn có khả năng kèm âm thanh theo THƠ, đó là NHẠC. Nhạc của ngài diễn tả những cảm xúc thâm sâu và minh họa cho chúng bằng những âm điệu nhẹ nhàng, xoáy sâu vào tim, vào óc của con người, dẫn họ đến hướng thiện, đến Thiên Chúa và đặc biệt là tình yêu Nhân Hậu, Yêu thương là nguồn bình an, trẻ trung, vui tươi và hạnh phúc.

    Phải thấy cha Hoàng Diệp trình diễn bài hát do ngài sáng tác, mới thấy được con người ấy hướng lòng về đâu, mỗi khi phát ra một dòng nhạc tự đáy lòng Tin Yêu. Ngài thường cầm trí, thinh lặng một giây lát trước khi xướng âm, và người nghe phải biết rằng: ngài đang tiếp xúc với Đàng Thiêng Liêng, với Mẹ nhân ái, đang say sưa với những thực tại cao vời.

    Những điều tôi cảm nghiệm và muốn nói ở đây, khi ôn lại cuộc đời của một người anh, của một linh mục DCCT vừa mới từ bỏ cõi đời này để về Thế giới Mùa Xuân Vĩnh cửu, đó là nét THƠ NHI, THƠ ẤU, THƠ TRẺ, THƠ NGÂY... mà tôi thấy nổi bật trong con người này, năm nay chấm dứt ở tuổi 84.

    Tôi đã được sống nhiều năm Đệ tử với ngài và mấy năm Học viện Đalat. Khi ngài về Huế, luân phiên làm Bề trên với cha Micae Nguyễn Đình Lành, tôi thường có dịp đi đến Huế, thăm ngài, trò truyện với ngài và dễ dàng được ngài say sưa hát chỉ cho một mình tôi, những bài hát nằm lòng hay vừa mới sáng tác.

    Hoàng Diệp không phải trầm lặng, châm rải như thời gian có tuổi này đâu. Ở Đệ tử Huế, trong các cuộc chơi, ngài vẫn là một người mà nếu ở phe ngài, người ta thấy vững tâm và cũng đôi khi... bực bội. Bực bội với còn người hiền hòa đó hay sao? Khi quả bóng đã vào chân ngài thì nó không vội ra đi đâu. Ngài vờn nó như chỉ có một mình ngài có quyền. Ngài đưa bóng qua một đối thủ, chăm chăm như thách đố mọi người dành lại. Khác phe thì bực đã đành. Cùng đội cũng bực vì ngài chỉ lo lừa bóng mà không chuyền ngay cho người khác để tấn công vào khung thành.

    Trong những cuộc "đánh trận", khi khoác khăn đeo tướng hay phó vào người, ngài lượn qua lượn lại, tránh né dẻo dai che cho bạn và đánh phá quân thù, mặt cứ chăm chăm như nắm chắc tình thế khắp "mặt trận".

    Chú Diệp lúc nào cũng bình thản, tự tin, ít nói nhưng trên khuôn mặt luôn có nụ cười rộng mở, hiền hậu. ngài luôn nói bằng nụ cười.

    Đã sống và hoạt động với ngài trong nhiều hoàn cảnh, nhiều trường hợp, tôi không bao giờ thấy ngài nổi giận, to tiếng. Tôi có cảm nghĩ ngài không biết giận ai bao giờ.

    Ngài luôn tìm khen người khác. Lời khen của ngài đơn sơ, thân tình, khó làm cho người được khen kêu căng, mặc dầu biết rõ là ngài không bao giờ khen khách sáo, nhưng thật tình, đơn sơ với nụ cười khó quên mà chúng ta không thể nghĩ là có hậu ý gì.

    Tôi đã nhiều lần được nghe ngài khen anh khác với tôi, cho tôi thấy sự ngay thẳng, đơn sơ của ngài đón nhận những gì tốt nơi anh em, và thật lòng coi thành công của kẻ khác như là của chính mình. Như trẻ nhỏ, ngài vui vì tất cả những gì đẹp xảy ra quanh mình, thích thú vì mới khám phá hay phát minh của mọi người. Vả lại chẳng bao giờ khen mình, khen công việc của mình. Các nhạc sĩ, các sáng tác thì thường cũng hay săn sóc người khác, chê nhiều khen ít là sự thường. chỉ khi đưa ra những bài hát của mình, ngài mới thật sự xuất thần và trình bày với tất cả tâm hồn.

    Tôi còn nhớ, khi trình diễn Trường ca về Chúa Cứu Thế, ngài xin tôi làm sao thu được. Tôi tiếc vì hoàn cảnh không cho phép tôi ra Huế chỉ để thu một bài trình diễn. Tôi đã may mắn được ngài hát nghe mấy đoạn. Tôi khích lệ ngài là sao thực hiện được Trường ca ấy, ngài chỉ cười tự nhiên và nói rằng: khó khăn! Tôi vẫn tiếc là chưa có được bài trường ca làm cho tôi nhớ lại Opera "Messiah" của Handel với bài ca khải hòan Alleluia tuyệt vời. Có lẽ ngài muốn làm như thế, bằng tiếng Vệt của ta.

    Trong các cuộc truyện vãn, ngài không mấy khi lên tiếng, nhưng sự chăm chú của ngài kèm theo nụ cười rạng rỡ đôi mắt nhìn những anh em phát biểu cũng đủ để nói lên sự đồng tình và khuyến khích của ngài.

    Ở với cha Hoàng Diệp, tiếp xúc và hợp tác với ngài dầu chỉ trong thời gian ngắn, tôi có cảm tưởng mình được trọng vọng và được khích lệ. Bí quyết ở nơi chỉ hướng ngài dùng thơ, nhạc để ca tụng Thiên Chúa, Mẹ Maria, cổ võ tình thương và niềm vui. Ngài không hề phô trương cá nhân mình. Ngài không sống giữa những người thích hay không thích mình cũng như các tác phẩm của mình, bởi ngài không đeo đuổi một thứ gì như vinh quang, tiếng tăm, lời khen, mà chỉ một mực cầu nguyện bằng thơ-nhạc, ca tụng Chúa và Mẹ Maria bằng thơ-nhạc, chỉ mong người khác cùng cầu nguyện với lời ca tiếng nhạc của mình.

    Viết về cha Hoàng Diệp với mấy nét thô sơ chân thành, tôi nghĩ mình không nói đủ được về một linh mục mà nét nổi bật là sự chân thành, đơn sơ, khiêm nhường, nhẹ nhàng, ân cần, thật tình. Tín thư ngài để lại vẫn còn sáng đậm, bởi vì nơi ngài đến, chính là Quê Hương của Thơ Nhạc muôn đời.

    LM.R Nguyễn Tự

    http://dcctvn.net/news.php?id=1475
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  6. Có 2 người cám ơn giusehien vì bài này:


  7. #4
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    TỰ SỰ
    Lm Hoàng Diệp dcct

    . Đến năm 2005 là tôi đã bước vào tuổi 80. Tôi là người xứ Vinh Hiền (Thừa Thiên), thuộc họ đạo Vinh Hoà, được rửa tội bởi cha Nguyên. Gia đình có 8 anh em, mà tôi là con thứ 3. Kỷ niệm xưa nhất mà tôi nhớ rõ là được cha Nguyên tuyển vào đội “Múa đèn truyền giáo”. Vì quá nhỏ (6 tuổi) nên luôn đđược bà ngoại cõng đi múa tại đồng Vinh Hoà, Nam Trường, Nước Ngọt, Hà Uc hay Hiền Nguyên....Có thể nói khiếu ca hát là khiếu bẩm sinh của gia đình vì mẹ, chị và anh em tôi đều hát được cả. Vinh Hoà tuy nghèo mà cảnh đẹp, với hai quả núi thời danh được vua nhà Nguyễn đặt tên: một là Linh Thái, hai là Tuý Vân.

    II. Nay để trả lời về hoàn cảnh đưa tôi vào Dòng Chúa Cứu Thế thì có thể nói : Nếu không có sở nhà mát của nhà Dòng - gọi là nhà Hiền Nguyên - thì chắc tôi không có mặt trong Dòng Chúa Cứu Thế. Trong tập thơ nhỏ nhan đề “Trường ca ân sủng” tôi đã thưa với Đức Mẹ như thế này:...

    “Chúa dẫn con thế nào con xin kể tiếp
    Câu chuyện dài mật thiết đến đời con.
    -Về Hiền Nguyên - danh địa ấy chẳng còn-
    Giống Địa Đàng, Vấn vương lòng ai đó...
    Bên chân núi Rùa, Thái Bình Dương ngó,
    Tám dãy nhà ngang dọc khoác vai nhau,
    Trong màu xanh xanh dương liểu trước sau,
    Bao bọc sở nhà và sân chơi tam giác.
    Suốt đêm ngày sóng trùng dương tấu nhạc,
    Hoà âm thanh chim hót, gió biển khơi....
    Núi kề bên đàn khỉ cũng xuống chơi
    Xem các “Chú” từ nơi mô xuống quậy.
    Tiểu Điạ Đàng đó. Huyền Nguyên là vậy !
    (Tên cha Hiền ghép lại với cha Nguyên.)
    Chính nơi đây vui vẻ mấy năm liền
    Là trại hè đoàn thanh niên Cứu Thế !
    Lần đầu tiếp xúc vô cùng quan hệ,
    Con cảm sâu xa ái lực nhiệm mầu.
    Rón rén quì, trong nhà nguyện phía sau,
    Nghe tiếng hát du dương, hùng tráng quá.
    Các chú đi ra, hiền lành, vui lạ,
    Mắt mới nhìn nhau, như đã mến rồi...
    Khi con ra ngoài mắt ngó xa xôi,
    Một chú đến ngồi làm quen em nhỏ.” ()
    Chú hỏi con, tay cầm giây đo đỏ:
    Em tên gì? - tên Diệp ! - Thật là hay !
    Em có thích không, ba ảnh nhỏ này ?
    - Ồ cảm ơn anh ! (con mừng quá đỗi)
    Rồi họ đến đông, e gần tiểu đội,
    Giọng Sài gòn, Hà nội, Huế líu lo....
    Có nhiều người mang ảnh giấy đến cho,
    Nào ảnh Mẹ, Thánh Giuse, ảnh Chúa,
    Thánh Anna, Thánh Anphong, còn nữa....
    Con thật là giàu, sướng quá đi thôi !
    Và hôm sau chẳng còn thiết đi chơi,
    Chỉ ngắm kho tàng, mân mê từng cái.
    Và con nghe như tiếng gì êm ái
    Dục con vào Dòng tổ ấm tương lai.
    ....Cha Bằng bảo con: để Chúa an bài !
    Và khuyên con cầu cùng Đức Mẹ.
    Thế là khuya khuya, âm thầm lặng lẽ
    Con xin Mẹ lành quyền thế giúp cho...

    Vào Đệ Tử (1938)

    Đến hè năm sau không hẹn mà hò
    Gặp cha Đốc Hiền tỏ bày tâm sự,
    Và Ngài nhận con cho vào Đệ Tử.
    Ôi Mẹ nhậm lời ! An tứ lớn lao.
    Thế là con đi...xa biết chừng nào ?
    Nhà đứng ngậm ngùi nhìn con xa mãi !...
    (trường ca Ân sủng, trang 11,12,13)

    Đời Đệ tử bây giờ khác đời đệ tử xưa, nhất là dưới thời cha Larouche (cha Hiền). Bây giờ các chú sống đời đệ tử tương đối vắn, lại qua những môi trường khác nhau, nên ít quan tâm tới nhà Dòng và cũng ít gắn bó với nhau. Còn dưới thời cha Larouche chỉ có một Đệ tử viện ở Huế, với một tổ chức rất lý tưởng, gọi là gia đình Tiên Phong. Với tổ chức này các đệ tử cảm thấy mình thuộc về Dòng Cứu Thế, nghĩa là thuộc về một Tông Đồ Đoàn, hoạt động dưới cờ Vua Cứu Thế Giêsu, được cha Thánh Anphongsô dẫn dắt. Đệ tử vừa dọn mình vừa cung cấp chiến sĩ cho Đoàn Tiên Phong gồm 3 cấp theo 3 lứa tuổi, được đào tạo và tiêm nhiễm từ từ tinh thần Cứu Thế. Kết quả là các chú xem nhà Dòng như Mẹ, và xem nhau như anh em chí thiết. Nếu vì lẽ gì mà phải rời nhà Đệ tử thì hằng nhớ mãi không nguôi.

    Tiếc thay về sau các ban giám đốc đã bỏ tổ chức này, có lẽ vì hoàn cảnh đổi thay, và rồi nhà mát Hiền Nguyên cũng chẳng còn.

    III. Để trả lời cho phần thứ III liên quan đến âm nhạc và những sáng tác Thánh ca, tôi xin tóm tắt thế này:

    a) Dòng Chúa Cứu Thế là Dòng (đào tạo) thừa sai truyền giáo, nên không ai chuyên về âm nhạc. Nếu ai có năng khiếu thì có thể sáng tác theo trí lý Thánh Anphongsô, là để phục vụ cho việc tông đồ.

    Vì Bề trên thấy tôi có khiếu nên xin tôi về dạy nhạc và điều khiển Thánh ca ở Đệ tử Vũng Tàu. Người ta nói “siêng năng rèn thành thợ rèn”. Tôi phải tìm hiểu thêm về nhạc Bình Ca, về nhạc lý, về hoà âm vv...để giúp các chú. Ước muốn của tôi là làm sao các chú tự mình hát được mọi bài Thánh ca, và tập cho kẻ khác.

    b). Còn về chuyện sáng tác thì sao ?

    - Đó không phải là hướng chuyên môn của chúng tôi. Có thể nói đó là “hoa trái” của những hạnh ngộ tâm linh lâu dài với những chân lý trong đạo như các lễ, các mùa, các mầu nhiệm Thánh...những lần hạnh ngộ đó gợi hứng cho tôi viết ra những bài Thánh ca để giúp cộng đoàn cầu nguyện tốt hơn, phong phú hơn.

    Nhạc Thánh ca khác với nhạc ngoài đời, vì bài hát Thánh ca là “cầu nguyện”, đặc biệt với Thiên Chúa và Mẹ Đồng Trinh. Mà đã cầu nguyện thì nhất thiết phải chân tình đơn sơ và khiêm nhường. Trong lĩnh vực này chính Chúa Giêsu và Mẹ là gương mẫu, lắm lần tôi tưởng tượng để Chúa và Mẹ hát trước, bây giờ tôi mới yên tâm...vì Thánh ca không phải cho mình, càng chân tình khiêm nhường bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

    Với mấy lời vừa thổ lộ trên kia là tôi đã muốn nói lên cái trọng tâm và bản sắc của Thánh ca (Tốt ở đây là càng đẹp lòng Chúa và Mẹ bấy nhiêu)

    http://dcctvn.net/news.php?id=1518

  8. Có 2 người cám ơn giusehien vì bài này:


  9. #5
    lanhvananh's Avatar

    Tuổi: 48
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Cẩm Mỹ - Đồng Nai 310 năm
    Bài gởi: 181
    Cám ơn
    506
    Được cám ơn 411 lần trong 133 bài viết

    Default

    Mời mọi người nghe ca khúc KÌA BÀ NÀO của cố Lm. Nhạc sỹ Hoàng Diệp do CS. Hoàng Oanh thể hiện :

    https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/#Play,2856
    Chữ ký của lanhvananh
    Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi (2 Cr 5, 14)

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    giahoango
    Khách viếng
    giahoango's Avatar

    Default


    Thân kính.
    Kính Guisehien,
    Xin được hỏi xem LM Hoàng Diệp có từng chăm sóc giáo dân ở Nhà thờ tại thị trấn Châu ổ, Bình Sơn, Quảng Ngải trong khoảng thời gian 1963 đến 1966. Nều đúng là Cha thi tôi đã đýợc cha dạy ca hát nhảy múa lúc mới 10 tuổi.
    Đêm qua không ngủ được vì nhớ lại thời thơ ấu. Hình ảnh của Cha Hoàng Diệp hiện về trong trí tưởng. Tôi ngồi dậy google , thì tìm đọc được trang nầy. Thật vô cùng xúc động khi nhìn lại chân dung của Cha. Tôi không bao giờ quên được nụ cười hiền hòa của Cha.
    Thân kính.

  12. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com