|
“Cha thúc giục các con duy trì việc đánh giá cao về lòng sùng kính Đức Mẹ, khác nhau ở mỗi nền văn hóa nhưng vẫn luôn giống nhau, vì trái tim con người luôn là duy nhất và giống nhau. Chắc chắn lòng đạo hạnh hướng tới những điều hợp lý, dù thi thoảng có thể nông cạn. Nhưng bỏ lòng sùng kính Đức Mẹ là sai lầm. Nhờ lòng đạo hạnh này, đức tin sẽ thâm nhập trái tim và trở thành phần di sản tình cảm và thói quen chung, hình thành cuộc sống và cảm xúc của cộng đoàn. Lòng đạo hạnh là một trong các kho tàng quý giá của Giáo hội. Đức tin đã trở nên máu thịt. Cắc chắn lòng đạo hạnh luôn cần thanh luyện và tập trung, xứng đáng với lòng mến của chúng ta và làm chúng ta trở thành “Dân Chúa” (ĐGH Bênêđictô XVI nói với các chủng sinh, ngày 18/10/2010, Lễ Thánh sử Luca).
Khi chúng ta mừng kính Tháng Đức Mẹ, chúng ta cùng bước đi trên con đường đặc biệt với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Điều này nhắc chúng ta nhớ tới lòng tôn sùng Đức Mẹ mà Huấn quyền (1) đã giải thích rõ ràng:
1. Lắng nghe Lời Chúa. Công đồng kêu gọi “cử hành Lời Chúa” vào những lúc quan trọng trong Năm Phụng Vụ, dễ dàng áp dụng trong việc sùng kính Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể (Word Incarnate).
2. Kinh Truyền Tin (Angelus Domini). Truyền thống này được các tín hữu dùng để tưởng nhớ việc sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ. Kinh được dùng mỗi ngày ba lần: sáng, trưa và tối. Đó là cách tưởng nhớ sự kiện cứu độ (salvific event) mà Ngôi Lời hóa thành nhục thể trong cung lòng Trinh nữ Maria, nhờ linh quyền Chúa Thánh Thần trong kế hoạch cứu độ của Chúa Cha.
3. Thánh ca Lạy Nữ Vương (Regina Coeli). ĐGH Biển Đức XIV ban hành kinh này từ ngày 2/4/1742. Kinh Truyền tin được thay bằng thánh ca Lạy Nữ Vương trong mùa Chay. Thánh ca này, có thể có từ thế kỷ X hoặc XI, kết hợp với mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể (quem meruisti portare) với mùa Chay (resurrexit sicut dixit). Cộng đoàn hát thánh ca này mừng kính Đức Maria về sự Phục sinh của Chúa Con. Thánh ca này nói đến, và tùy vào, lời mời gọi hòa chung niềm vui được sứ thần Gabriel nói với tôi tớ khiêm nhường của Chúa đã được mời gọi trở nên Mẹ của Đấng Thiên sai (Ave, gratia plena).
Cũng như đọc Kinh Truyền Tin, việc hát Kinh Lạy Nữ Vương đôi khi có thể áp dụng hình thức trọng thể bằng cách hát và đọc Phúc âm về sự phục sinh.
4. Chuỗi Mân Côi. Chuỗi Mân Côi, còn gọi là Thánh thi của Đức Mẹ (Psalter of the Blessed Virgin Mary), là một trong những lời cầu nguyện tốt nhất với Mẹ Thiên Chúa. Do đó, các ĐGH đã hô hào các tín hữu thường xuyên lần chuỗi, tập trung vào chiêm niệm các mầu nhiệm cứu độ trong cuộc đời Chúa Kitô, và kết hợp mật thiết với Đức Mẹ. Giá trị và hiệu quả của việc lần chuỗi thường được các thánh minh chứng qua đời sống thánh thiện.
Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện chiêm niệm, đòi hỏi “sự thinh lặng của nhịp điệu khuyến khích các tín hữu suy niệm các mầu nhiệm về cuộc đời Chúa Kitô”. Việc lần chuỗi được khuyến khích để hình thành đời sống tâm linh của các giáo sĩ và giáo dân.
5. Phép lành dành cho chuỗi Mân Côi. Điều này chứng tỏ Giáo hội chú trọng Chuỗi Mân Côi. Nghi thức này nhấn mạnh bản chất cộng đồng của Chuỗi Mân Côi. Phép lành dành cho Chuỗi Mân Côi được tiếp theo bằng phép lành cho những người suy niệm các mầu nhiệm về sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu để “thiết lập sự hài hòa hoàn hảo giữa lời cầu nguyện và cuộc sống”. Chuỗi Mân Côi có thể được chúc lành công khai, vào những dịp hành hương tới Đền Đức Mẹ, lễ kính Đức Mẹ, đặc biệt là lễ Đức Mẹ Mân Côi, và vào cuối tháng Mười – tháng Mân Côi.
Về vẻ đẹp và giá trị của Chuỗi Mân Côi, nên cẩn thận để tránh làm mất uy tín của các hình thức cầu nguyện khác, hoặc các Đền Đức Mẹ khác đã được Giáo hội phê chuẩn.
6. Kinh cầu Đức Bà. Các kinh cầu được tìm thấy trong các lời cầu với Đức Mẹ được Huấn quyền khuyên. Các kinh này có nhiều lời cầu với Đức Mẹ, theo nhịp điệu đồng nhất, tạo nên “dòng suối lời cầu” gồm các lời ngợi ca và khẩn cầu. Các lời cầu, thường ngắn gọn, có 2 phần: Lời ngợi ca (Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy), và lời cầu xin (Cầu cho chúng con)… Theo cách diễn tả của ĐGH Leo XIII, việc lần Chuỗi Mân Côi nên được kết thúc bằng Kinh cầu Đức Mẹ Loreto (2) trong tháng Mười. Một số tín hữu có ấn tượng sai cho rằng Kinh cầu là phần thêm vào Kinh Mân Côi. Các kinh cầu là phần thờ phượng độc lập để tôn kính Đức Maria, hoặc một hình thức cử hành Lời Chúa, hoặc các việc thờ phượng khác.
7. Tận hiến và phó thác cho Mẹ Maria. Lịch sử về lòng sùng kính Đức Mẹ gồm nhiều cách riêng và chung trong việc tận hiến và phó thác cho Đức Mẹ. Các cách này phản ánh trong các sách nguyện và luật của nhiều dòng.
Trong ánh sáng của Lời Chúa (x. Ga 19, 25-27), việc tận hiến là nhận biết vai trò của Đức Mẹ về mầu nhiệm Chúa Kitô trong giáo hội, về tầm quan trọng gương mẫu về việc làm nhân chứng Phúc âm, về việc tin vào sự cầu bầu của Đức Mẹ, và về hiệu quả của việc bảo trợ của Đức Mẹ, về nhiều chức năng Tình Mẹ của Đức Maria, vì Mẹ là Mẹ Thật đối với mỗi người con của Mẹ.
8. Áo Đức Bà (Scapulars). Lòng sùng kính Đức Mẹ luôn bao gồm việc yêu mến Áo Đức Bà, phổ biến nhất là Áo Đức Bà Camêlô (Scapular of Our Lady of Mount Carmel). Việc dùng Áo Đức Bà phổ biến toàn cầu, là một trong các cách thể hiện lòng sùng kính Đức Mẹ mà Công đồng đã mô tả là “được Huấn quyền khuyên dùng qua nhiều thế kỷ”.
Áo Đức Bà Camêlô là dạng rút gọn của thói quen đạo đức của Dòng Đức Mẹ Camêlô (Order of the Friars of the Blessed Virgin of Mount Carmel). Lòng sùng kính này rất phổ biến và thường độc lập với cuộc sống và tinh thần gia đình Camelô.
Áo Đức Bà là dấu hiệu bề ngoài của tình Mẫu Tử được thiết lập giữa Đức Mẹ, Nữ vương Camêlô, và các tín hữu hoàn toàn phó thác cho Mẹ che chở, họ trông cậy vào sự cầu bầu của Mẹ, chú ý tới tính ưu việt của đời sống tâm linh và nhu cầu cầu nguyện.
9. Ảnh tượng (Medals). Các tín hữu thích đeo ảnh tượng có hình Đức Mẹ. Đây là bằng chứng về đức tin và là dấu hiệu tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, đồng thời tin vào sự che chở của Đức Mẹ.
Giáo hội ban phép lành cho những ảnh tượng thể hiện lòng sùng kính Đức Mẹ và tin rằng “các ảnh tượng đó giúp nhắc nhớ lòng yêu mến Chúa, và thêm lòng yêu mến Đức Mẹ”. Giáo hội chỉ rõ rằng lòng tôn sùng Đức Mẹ cũn cần “một đời sống nhân chứng”.
Ảnh tượng không bao giờ được coi là lá bùa (talisman) hoặc là dạng khiến người ta nhẹ dạ cả tin mù quáng. Lời hứa của Đức Mẹ là “những ai đeo ảnh tượng sẽ nhận nhiều ơn lành” đòi hỏi sống khiêm nhường và trung tín với đời sống Kitô giáo, tin tưởng cầu nguyện, và sống tốt lành.
10. Thánh ca “Akathistos”. Theo truyền thống Byzantine, một trong các cách diễn tả lòng sùng kính Đức Maria cổ nhất là Thánh ca “Akathistos“ – nghĩa là thánh ca được hát khi đứng. Đó là kiệt tác văn chương và thần học, tóm gọn thành dạng lời cầu, lòng tin vào Đức Mẹ đã có từ thời giáo hội sơ khai. Thánh ca này được cảm hứng từ Kinh thánh, giáo lý này đã được Công đồng Nicê, Êphêsô, và Chalcedon xác nhận, đồng thời phản ánh các giáo phụ Hy Lạp hồi thế kỷ IV và V. Điều này được cử hành long trọng trong nghi lễ Đông phương (Eastern Liturgy) vào Thứ Bảy thứ V mùa Chay (Fifth Saturday of Lent). Thánh ca này cũng được hát vào nhiều dịp phụng vụ khác và được khuyên dùng đối với các giáo sĩ và giáo dân.
Những điều trên đây trích từ Hướng dẫn về Lòng sùng kính và Phụng vụ (Directory on Popular Piety and the Liturgy published) của Bộ Phụng tự (Congregation for Divine Worship) và Quy chế Bí tích (Discipline of the Sacraments). Đây là tài liệu tuyệt vời diễn tả các vấn đề về lòng sùng kính trong Giáo hội.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NunSpeak.wordpress.com)
-------------------------------------------------------------
(1) Huấn quyền (Magisterium – Quyền giáo huấn. Là quyền giáo huấn của Giáo hội, được ban cho các Giám mục, với tư cách là kế vị các thánh Tông đồ, dưới quyền Đức Giáo chủ Roma, như là đấng kế vị thánh Phêrô. Quyền này cũng được ban cho Đức Giáo hòang, như là Vị Đại diện của Chúa Kitô và là thủ lĩnh hữu hình của Giáo hội Công giáo.
(2) Litany of Loreto. House of Lereto: Nhà Đức Mẹ Loreto. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ tại Loreto, miền trung đông nước Ý gần biển Adriatic Sea. Được biết rằng nằm 1253 vua thánh Louis của Pháp đã dự Thánh lễ tại Nazareth, trong ngôi nhà tương truyền là nơi Đức Mẹ được Truyền tin. Truyền thuyết nói rằng 38 năm sau các mục đồng thành Dalmatia nhìn thấy một ngôi nhà lạ xuất hiện trên cánh đồng ban đêm. Thị trưởng thành phố Dalmatia cho người qua Nazareth kiểm tra độ chính xác của câu chuyện, và biết rằng ngôi nhà thánh đã biến mất ở đó. Qua xem xét, người ta thấy rằng ngôi nhà ở Dalmatia được xây dựng bằng đá vôi, vữa và gỗ tuyết tùng, tất cả những thứ này chỉ tìm thấy ở Nazareth chứ không hề có ở Dalmatia. Người ta nói rằng ngôi nhà đã dời đi nhiều chỗ, và cuối cùng đến gần làng lớn Recanati, thôn Loreto. Đức Giáo hòang Boniface VIII tuyên bố rằng các truyền thuyết liên quan ngôi nhà thánh này là đáng tin cậy. Ngày 10-12 được chỉ định là ngày lễ Chuyển dời Nhà. Kể từ năm 1294 khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đổ xô về Loreto, trong đó có nhiều Đức Giáo hòang đã đến quỳ gối cầu nguyện.
Người Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp đã đưa tượng Đức Mẹ ra khỏi nhà và đem về Paris, nhưng hòang đế Napoleon đã trao trả lại, và Đức Giáo hòang Piô VII đưa tượng về Loreto 1802 sau khi gìn giữ tượng một thời gian ngắn ở Dinh thự Giáo hòang tại Quirinal. Tượng nguyên thủy đã tình cờ bị phá hủy năm 1921 và một tượng mới được khắc từ gỗ cây tuyết tùng mọc trong Vườn Vatican. Đức Giáo hòang Piô XI đã làm phép tượng Đức Bà Loreto năm 1924 trong nhà nguyện Sistine, long trọng đội triều thiên cho tượng, và chầu tượng Đức Mẹ trọng thể một ngày ở nhà thờ Santa Maria Maggiore, rồi sau đó đưa tượng về Loreto. Nhà Đức Mẹ Loreto dựng trên nền đất, không có móng nhà, nhưng chưa hề có chút hư hỏng nào.
Nhiều khía cạnh nổi bật góp phần vào việc gìn giữ ngôi nhà. Làng Loreto bị bom tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng ngôi nhà thờ lớn bao trùm Nhà Đức Mẹ bên trong, với chỉ một cửa lớn, một cửa sổ và một lò sưởi, đứng vững và không hề suy suyển. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đi hành hương đến Loreto ngày 4-10-1962.
(Từ WTGPSG - Bài viết của Soure Lisa)
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|