Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Từ Anh giáo theo Phật giáo, sau 20 năm trở về Công giáo.

  1. #1
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Arrow Từ Anh giáo theo Phật giáo, sau 20 năm trở về Công giáo.

    Từ Anh giáo theo Phật giáo, sau 20 năm trở về Công giáo

    Chàng thanh niên Paul William, người Anh quốc, vốn theo Anh giáo như tôn giáo của cha ông. Tuy nhiên như nhiều thanh niên cùng thời, chàng say sưa tìm hiểu thuyết Phật giáo, vì chàng thấy trong Phật giáo có những điều thỏa mãn tâm trí chàng hơn bên Anh giáo.

    Paul cho rằng Kitô giáo đề xướng một đức tin bất hợp lý, những tín điều vô lý, loại bỏ lý trí.Phật giáo phù hợp và đi đôi với những tri thức của khoa học tự nhiên tân thời. Phật giáo có thể kiểm chứng được qua sự phân tích triết học, và qua sự suy niệm thực hành.

    Paul đã thành thạo đạo lí Phật và trở thành giáo sư về môn học Phật tại đại học University of Bristol. Ngoài ra, anh còn là chủ tịch của Hội nghiên cứu Phật giáo của nước Anh trong một thời gian dài.

    Năm 1978, Paul Williams trình luận án tiến sĩ và cũng chính năm đó anh đã chính thức gia nhập Phật giáo. Tại nước Anh, Paul là Phật tử nổi danh, hăng hái truyền bá giáo lý giải thoát của Phật giáo, tức la giáo lí "Tự giác giác tha" (biết và giúp người khác cũng biết).

    Sau 20 năm sống như một Phật tử nhiệt thành, Paul Williams đã bắt đầu nghi ngờ về cuộc sống Phật giáo của mình: Sự vô lý của thuyết luân hồi, cũng như lối sống đạo đức được phát sinh từ thuyết luân hồi.

    Paul đã gặp được sách thần học của thánh Thôma Aquinô, chàng say mê nghiên cứu các sách vở của ngài và suy tư tìm hiểu quan điểm triết học của thánh nhân về Kitô giáo. Paul đã nhận ra được rằng đức tin vào Thiên Chúa hoàn toàn không hề phản lại lý trí như chàng nghĩ trước.

    Thoạt nhìn qua, người ta nhận thấy rằng xét về phương diện luân lý thực hành, giữa Phật giáo và Kitô giáo có những điểm tương đồng:

    1. Phật giáo thì Từ bi / Công giáo thì bác ái.
    2. Phật giáo Lấy ân báo oán, hỉ xả / Công giáo Không hận thù, nhưng tha thứ và chúc phúc cho kẻ làm hại mình.
    3. Phật giáo Đáp trả lại bạo động bằng sự nhẫn nhục/ Công giáo đáp trả bằng nhẫn nhục và yêu thương.
    4. Phật giáo không tham sân si/ Công Không để lòng mình dính bén vào các sự vật chóng qua đời này.
    …..…................................................................................................

    Nhưng có nhiều điểm khác biệt cơ bản hoàn toàn trong tín lý:


    1. Kitô giáo là một tôn giáo hữu thần và độc thần.
    - Phật giáo không chấp nhận thần linh, nói cách khác, PG là một tôn giáo vô thần; đúng hơn nữa, Phật giáo là một nền triết học duy linh, một siêu hình học mà thôi.

    2. Kitô giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình.

    - Phật giáo hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chính Đức Dalai Lama, Giáo chủ Phật giáo Tây Tạng, đã tuyên bố: "Trong Phật giáo không có vấn đề đức tin".

    3. Kitô giáo có một nền thần học phong phú.
    - Phật giáo chỉ khai triển các suy tư tín ngưỡng của mình theo triết học.

    4. Kitô giáo tin rằng mỗi người có linh hồn bất tử.
    - Phật giáo lại chối bỏ sự hiện hữu của bản ngã mỗi người: Mọi sự đều "sắc - không", nên không được chấp ngã và chấp ngoại.

    5. Kitô giáo tin rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm trước tòa Thiên Chúa về mọi hành động thiện ác trong cuộc sống trần gian của mình với sự thưởng phạt công minh.
    - Phật giáo lại chủ trương tình trạng «quả báo» hay «nghiệp chướng» sẽ phải kéo dài trong một chuỗi luân hồi vô tận. Nhưng người ta tự hỏi: Quyền lực tối cao nào đã thiết lập và rồi giám sát luật quả báo hay nghiệp chướng kia? Câu trả lời vẫn bị bỏ ngõ!
    Qua đó chúng ta nhận thấy rằng khi một Kitô hữu muốn trở thành một người Phật tử, thì người đó phải đảo lộn toàn bộ cuộc sống của mình để xây dựng nó lại trên một nền tảng hoàn toàn xa lạ khác. Và ngược lại, khi một Phật tử từ bỏ Phật giáo để gia nhập Kitô giáo, thì người đó phải làm một cuộc thay đổi tuyệt căn trong mọi nhận thức và tư duy nội tại của mình. Nghĩa là người đó phải trải qua một cuộc hành trình nội tâm đầy vất vả: Từ chỗ trống rỗng vô thần bước sang ngưỡng cửa hữu thần; từ cõi hư không vô chủ tuyệt đối bước vào trong vũ trụ đầy ắp sự hiện hữu của Thiên Chúa Tạo Hóa; và sau cùng, từ vô ngã bước vào cõi hữu ngã; nói cách khác: Tôi không phải là cái gì vô hữu, hiện hữu mà thực ra không hiện hữu, chỉ hợp rồi lại tan; nhưng là một nhân vị hiện hữu thực sự. Chẳng những thế, tôi còn được thông phần vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, được gọi Người là Cha. Giữa Thiên Chúa và tôi luôn có một sự tương quan mật thiết.

    Hơn thế nữa, nay Paul Williams còn quả quyết là hình ảnh con người trong quan niệm Phật giáo rất lẻ loi và tiêu cực, trái lại hình ảnh con người trong Kitô giáo hoàn toàn tích cực. Paul Williams viết: «Nếu giả như Phật giáo là chân thực… thì cuối cùng đối với hầu như tất cả chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại cũng chỉ là hư không, hoàn toàn vô giá trị… Nhưng nếu đức tin Kitô giáo là chân thực, thì bấy giờ cuộc sống chúng ta – cuộc sống cá nhân của chúng ta – có một giá trị vô tận và tất cả chúng ta - xét như những nhân vị - sẽ có được khả năng có thể đạt tới được sự hoàn thiện viên mãn.»

    Trong niềm hy vọng đó, Paul Williams đã quay trở về với đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, Paul Williams không trở lại với Giáo Hội Anh giáo mà trước kia ông đã được rửa tội, nhưng là gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tất cả sự xác tín. Trong ngày Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams đã được gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại nhà thờ chính tòa Bristol.


    Ông viết: «So sánh với đức tin Công Giáo, tôi nhận thấy rằng tất cả truyền thống Tin Lành, nhiều hay ít, chỉ biểu lộ một sự nghèo nàn sâu xa trong lãnh vực tinh thần và tâm lý.»

    Trong thời gian quay trở về với Kitô giáo, Paul Williams đã viết một loạt bài suy tư triết học mà ông đặt cho cái tên là «Những suy niệm phân tích.» Trước hết, qua những suy tư đó, Paul Williams chỉ muốn tự trần thuật lại sự sám hối của mình mà thôi. Nhưng khi các bạn hữu Phật tử của ông phê bình và chỉ trích sự trở lại Công Giáo của ông, Williams đã cho xuất bản tập tùy bút như «Apologia và Confessio», như sự bào chữa và tuyên xưng đức tin đó thành một cuốn sách, tựa đề là: «The Unexpected Way: On Converting from Buddhism to Catholicism» by Paul William, xuất bản năm 2002 tại T &T Clark, Edinburgh, New York. (sách dày 264 pp, giá $29.95

    (Nội dung cuốn sách này là sự ghi nhận những cảm xúc mang tính cách cá nhân của tác giả. Nhưng những tư tưởng được trình bày trong đó còn mang một ý nghĩa đặc biệt, vì chúng phân tích và đánh giá niềm tin Kitô giáo trong tương quan với Phật giáo.
    Những suy tư và nhận định của tác giả hoàn toàn được khoanh tròn trong chính sự việc; nói cách khác, sự phê bình Phật giáo của tác giả trước hết được nhấn mạnh trong:

    • Vấn đề về một vũ trụ quan vô thần và mang tính cách máy móc của Phật giáo;
    • Một nền đạo đức thiếu hợp lý, vì một đàng Phật giáo chủ trương thuyết nhân quả hay nghiệp chướng, tức có sự báo oán đền bù; nhưng một đàng khác Phật giáo lại phủ nhận bản ngã của tác nhân
    Trong khi đó qua giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đức tin Kitô giáo được trình bày một cách rõ ràng. Còn đối với những luồng tư tưởng thuần lý của một nền thần học mới, tác giả kết luận rằng:
    • Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là là một thực tại có tính cách lịch sử, chứ không chỉ là mã số cho việc tồn tại của sứ điệp của Người.
    • Sự hiện diện thực tiễn của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể và sự đồng trinh của Đức Maria chỉ có vẻ như nghịch lý. Thật ra, để làm cho niềm tin Kitô giáo thêm phần khả tín, thì việc suy tư về những điều lạ thường và những điều huyền nhiệm là một việc cần thiết.

    Tiếp đến, một câu hỏi được đặt ra là sự diễn tiến nội tại của đời sống tâm linh con người như thế nào, điều mà Phật giáo vẫn chủ trương là hành vi của chủ thể, tức sự tự giác? Paul Williams cảnh cáo rằng đối với người Kitô hữu, mục đích sau cùng của cảm nghiệm tôn giáo là sự tương quan tình yêu với Thiên Chúa, điều mà người Phật tử hoàn toàn phủ nhận. Williams viết: «Bởi vậy, người Kitô hữu cần phải cẩn thận, chứ không thể dễ dàng chấp nhận lối "ngồi thiền" của Phật giáo một cách vô điều kiện.»

    Lm Nguyễn Hữu Thy (VietCatholic)


  2. Có 4 người cám ơn littlewave vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com