Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho linh hồn Nhạc sỹ MICAE Nguyễn Văn Xuân được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng, vui vẻ vô cùng. Amen. dvtung nhắn với Gia đình TCVN: Giêsu, Maria, Giuse con mến yêu - Xin cứu rỗi Linh hồn Micae Nguyễn Văn Xuân ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Ngày 24/11 Lễ kính các Thánh tử đạo tại Việt Nam

  1. #1
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,055
    Cám ơn
    6,999
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default Ngày 24/11 Lễ kính các Thánh tử đạo tại Việt Nam

    BÀI ĐỌC I: (2 Mcb 7,1.20-23.27b-29)
    Bà mẹ là người đáng khâm phục, vì bà can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Ðức Chúa.
    Lời Chúa trong sách Ma-ca-bê quyển thứ hai.
    Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm. Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Ðức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Ðấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình." Bà nói với người con út: "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
    Ðó là lời Chúa.

    Hoặc: BÀI ĐỌC I: (Kn 3,1-9)
    Thiên Chúa đón nhận họ như của lễ toàn thiêu.
    Lời Chúa trong sách Khôn ngoan.
    Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình. Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử. Sau khi chịu sửa dạy đôi chút, họ sẽ được hưởng ân huệ lớn lao. Quả thế, Thiên Chúa đã thử thách họ và thấy họ xứng đáng với Người. Người đã tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong lò lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy. Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Ðức Chúa sẽ là vua của họ đến muôn đời. Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật; những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn.
    Ðó là lời Chúa.

    ĐÁP CA: (Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6) (Ð. c.5)
    Ðáp : Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
    Xướng 1) Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về, ta tưởng mình như giữa giấc mơ.
    Vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng. - Đáp.

    2) Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán : "Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay !" Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại ! Ta thấy mình chan chứa một niềm vui. - Đáp.

    3) Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về, như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam. Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. - Đáp.

    4) Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở,
    vai nặng gánh lúa vàng. - Đáp.

    BÀI ĐỌC II: (Rm 8,31b-39)
    Dù sự chết hay sự sống cũng không tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.
    Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
    Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Ðến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Ðấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Ðức Giê-su Ki-tô, Ðấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?
    Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
    Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Ðúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Ðức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
    Ðó là lời Chúa.

    Hoặc : BÀI ĐỌC II: (Kh 7,9-17)
    Họ là những người đã đến sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao.
    Lời Chúa trong sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.
    Tôi là Gio-an, tôi đã thấy: một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: "Chính Thiên Chúa chúng ta, Ðấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta." Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng: "A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh,đến muôn thuở muôn đời! A-men !"
    Một trong các Kỳ Mục lên tiếng hỏi tôi: "Những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?" Tôi trả lời: "Thưa Ngài, Ngài biết đó." Vị ấy bảo tôi: "Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Ðền Thờ của Người; Ðấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn. Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ."
    Ðó là lời Chúa.

    Hoặc : BÀI ĐỌC II: (1Cor 1,17-25)
    "Vì tiếng nói của Thập Giá là sức mạnh của Thiên Chúa ban cho chúng ta"
    Lời Chúa trong thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Corintô.
    Anh chị em thân mến,
    Ðức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo Thập Giá của Ðức Kitô ra hư không. Vì chưng lời rao giảng về Thập Giá là sự điên rồ với những kẻ hư mất; nhưng đối với những người được cứu độ là chúng ta, thì điều đó là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì như đã chép rằng: "Ta sẽ phá hủy sự khôn ngoan của những kẻ khôn ngoan, sẽ chê bỏ sự thông thái của những kẻ thông sáng". Người khôn ngoan ở đâu? Người lý sự đời này ở đâu? Nào Thiên Chúa chẳng làm cho sự khôn ngoan của thế gian trở thành ngu dại sao? Vì khi thế gian tự phụ là khôn, không theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà nhận biết Người, thì Thiên Chúa đã muốn dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu độ những kẻ tin. Vì chưng, những người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên Thập Giá, một cớ vấp phạm của người Do Thái, một sự điên rồ đối với những người ngoại hay Hy Lạp, thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa, và khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì sự điên dại của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người.
    Ðó là Lời Chúa

    ALLELUIA: (Mt 5,10)
    Alleluia, Alleluia. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Alleluia.

    Hoặc : ALLELUIA: (1Pet 4,14)
    Alleluia, Alleluia. Nếu anh chị em bị sỉ nhục vì danh Chúa Kitô, thì phúc cho anh chị em. Vì Thánh Thần Chúa ngự trên anh chị em. Alleluia.

    PHÚC ÂM: (Lc 9,23-26)
    Ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.
    Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
    Khi ấy, Ðức Giê-su nói với mọi người rằng : "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần."
    Ðó là Lời Chúa.

    Hoặc : PHÚC ÂM: (Ga 17,11b-19)
    Thế gian đã ghét họ.
    Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
    Khi ấy, Ðức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng : "Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.
    Ðó là Lời Chúa.

    Hoặc :
    PHÚC ÂM:
    (Mt 10,17-22)
    "Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết"
    Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu.
    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói gì; vì chưng không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét; nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ".
    Ðó là Lời Chúa.

    www.catholic.org
    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

  2. #2
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,055
    Cám ơn
    6,999
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default

    Suy niệm:

    Giáo Hội Việt Nam chúng ta được đón nhận Tin mừng từ năm 1533. Trong suốt gần 300 năm đầu, có hàng trăm ngàn tín hữu đã đổ máu mình ra để làm chứng cho đức tin. Trong số đó, có 117 vị đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 06 năm 1988. Các ngài thuộc mọi thành phần, lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau: có các Giám mục, linh mục, chủng sinh, thầy giảng, giáo dân; có các cụ già, có những người cha người mẹ, có các thanh niên; có các quan chức, binh lính, thầy thuốc…Các Ngài đã chịu đủ thứ hình khổ mà người ta nghĩ ra: 1 vị chịu hình khổ bá đao; 4 vị chịu lăng trì; 6 vị bị thiêu sinh; 75 vị bị xử trảm; 22 vị bị xử giảo; 9 vị chết rủ tù.

    1. Nhờ đâu, các Ngài đã vượt qua được những hình khổ khủng khiếp như vậy?

    Thứ nhất, nhờ gương mẫu của Đức Giêsu: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(x. Pl 2, 6-8). Thật vậy, Đức Giêsu đến thế gian là để cứu rỗi thế gian. Và để chu toàn sứ mệnh đó nên Ngài đã chấp nhận Nhập Thể làm một con người như chúng ta ngoài trừ tội lỗi. Con đường cứu rỗi thế gian của Ngài là con đường thập giá, con đường đau khổ. Sinh ra trong hang đá nghèo hèn giữa đêm đông lạnh lẽo. Sống 30 năm ẩn dật thiếu thốn ở làng quê Nazaret. Ba năm đi giảng đạo trong cảnh thiếu thốn đến nỗi “không có chỗ tựa đầu”(x. Mt 8,20). Ngài bị chống đối, ghét bỏ và cuối cùng bị bắt, vác thập giá và chịu đóng đinh chết trên thập giá. Sự hy sinh và cái chết đau thương của Đức Giêsu là động lực cho các thánh Tử đạo noi gương bắt chước.

    Thứ hai, nhờ những lời tiên báo của Đức Giêsu: Ngài báo trước cho các môn đệ và những ai theo Ngài rằng: “Ai muốn theo Thầy thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”(x. Mc 8,34). “Thầy sai các con đi như đàn chiên đi giữa bầy sói”(x. Mt 10,16). Thông thường những biến cố rủi ro sắp xảy đến như: động đất, lụt bão, dịch tả…được thông báo trước, thì hậu quả sẽ ít thiệt hại hơn. Cũng vậy, nhờ Đức Giêsu báo trước về các đau khổ nên các môn đệ có tinh thần chuẩn bị trước, vì vậy khi thử thách, đau khổ đến các Ngài dễ dàng chấp nhận hơn. Đức Giêsu không chỉ tiên báo cho các môn đệ biết về những đau khổ phải gặp mà Ngài còn nhiều lần, nhiều nơi nhắc nhở và bảo các ông phải đề phòng với những hạng người sau đây: Thứ nhất, Ngài bảo các môn đệ phải đề phòng với người đời: "Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ” (x. Mt 10,17). Người đời ở đây có thể là quan quyền, có thể là những người ghét đạo, nhưng cũng có thể là những người đồng đạo. Thứ hai, Ngài bảo phải đề phòng với những người thân trong gia đình, bởi vì có thể chính những người đó sẽ nộp anh em: “Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết” (x. Mt 10,21). Ngoài ra, Đức Giêsu cho biết “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét” (x. Mt 10,22). Tóm lại, nhờ Đức Giêsu báo trước nên các môn đệ có tinh thần đề phòng và chuẩn bị để khi thử thách và đau khổ đến, các ngài dễ dàng chấp nhận và vượt qua.

    Thứ ba, nhờ tin vào lời hứa của Đức Giêsu: Ngài hứa rằng: “Khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con” (Mt 10,19-20). Đó là một lời hứa đầy an ủi. Không gì an ủi bằng khi gặp đau khổ mà lại có người đồng hành, có người nâng đỡ, có người nói thay cho. Đức Giêsu đã thực hiện lời hứa đó. Cụ thể, suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, các Kitô hữu là những con người mang trong mình bản tính yếu đuối nhưng đã chấp nhận và vượt qua được những hình khổ man rợ của con người gây nên. Biết bao nhiêu người quê mùa dốt nát nhưng đã ăn nói khôn ngoan trước quan quyền, trước những người được cho là thông thái, chữ nghĩa. Họ không những ăn nói khôn ngoan mà còn can đảm làm chứng về nhiều phương diện: về sự hiện diện của Thiên Chúa; có sự sống sau cái chết, có thưởng phạt đời sau; về công lý và sự thật; về tình thương, bác ái; về sự tha thứ; về sự chung thủy vợ chồng và về tình yêu trong gia đình…

    Thứ tư,
    nhờ lòng yêu mến Chúa: Vì lòng yêu mến Chúa, nên các Thánh Tử Đạo đã chấp nhận thà chết chứ không chịu bước qua thập giá. Thánh Phêrô Quí nói: “Dù trăng trói, gông cùm, tù rạc; chén ngục hình xiềng toả chi nề; miễn vui lòng cam chịu một bề; cho trọn đạo trung thần hiếu tử.” Vì lòng yêu mến, nên các ngài tuân giữ luật Chúa một cách trọn vẹn, thà chết chứ không bao giờ chối đạo. Thánh Anrê Thông quả quyết rằng: “Thà tôi bị lưu đày và chịu chết vì Chúa; Chứ tôi không chối đạo.” Thật vậy, không có gì tách họ ra khỏi tình yêu dành cho Đức Kitô, đúng như lời Thánh Phaolô quả quyết mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc thứ II: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?...Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (x. Rm 8,35-39).

    Thứ năm, nhờ sự hy vọng và quý trọng sự sống đời sau: Các ngài hy vọng một ngày nào đó sẽ được chiêm ngắm thánh nhan Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô nói rằng: “nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ sống với Người” (x. 2Tm 2, 11). Đó là niềm hy vọng của các ngài khi dám đứng lên làm chứng cho sự thật và chết cho sự thật. Đức Giêsu đã nói: “Lời lãi cả thế gian, thiệt mất linh hồn nào được ích gì” (x. Mt 16,26). Các Thánh Tử Đạo hiểu được lời Chúa dạy nên các ngài rất quý trọng sự sống linh hồn. Vì vậy, các Ngài quyết tâm không đánh đổi linh hồn bằng bất cứ thứ gì. Vào thế kỷ 19, khi cơn cấm đạo nổi mạnh trên tỉnh Thanh hoá, một hôm, người ta dẫn đến trước mặt quan án một thiếu niên 17 tuổi. Quan bảo người thanh niên bước qua thập giá, rồi sẽ thưởng cho một nén bạc. Người thanh niên không chịu. Quan nâng lên phần thưởng là một nén vàng. Người thanh niên trả lời với quan rằng: “Một nén bạc hay là một nén vàng chưa là gì cả. Nếu quan lớn muốn tôi đạp Thánh giá, thì xin quan lớn hãy cho tôi cái gì có thể mua được một linh hồn đã…” Rồi, người thanh niên bình tĩnh, hiên ngang bước vào pháp trường với tinh thần anh dũng, vẻ mặt tươi cười.

    2. Thái độ của người Kitô hữu hôm nay thì sao?

    Thời nào cũng vậy, người Kitô hữu luôn bị bách hại cách này hay cách khác, đúng như lời Đức Giêsu tiên báo: “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét” (x. Mt 10,22). Nhưng cách bách hại có thể khác nhau theo từng nơi và tùy từng thời kỳ. Hiện nay, một số nơi trên thế giới, người Kitô hữu vẫn bị bắt bớ, tra tấn, tù đày, giết chết. Theo báo cáo của tổ chức “Open Doors”, một tổ chức phi giáo phái hỗ trợ các nạn nhân Kitô hữu bị bắt bớ trên toàn thế giới cho biết: “Trong năm 2013, có 2 123 vụ giết chết “tử vì đạo”. Bắc Triều Tiên đứng đầu danh sách 50 nước nguy hiểm nhất cho các Kitô hữu, giữ nguyên vị trí đứng đầu từ khi cuộc khảo sát tiến hành cách đây 12 năm. Rồi đến Somalia, Syria, Iraq và Afghanistan là 4 nước kế tiếp theo sau” (Nguồn: Reuters).

    Riêng tại Việt Nam chúng ta, trong thời gian này không có những luật lệ công khai cấm cách, bắt bớ đạo như thời trước, nhưng người Kitô hữu vẫn bị hạn chế rất nhiều quyền lợi: không được tham gia vào một số các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước. Nếu muốn tham gia thì phải kết nạp Đảng Viên, đồng nghĩa với việc bỏ đạo. Cho nên, người Công Giáo ở Việt Nam như là công dân hạng hai. Mặt khác, người Kitô hữu còn phải đối diện với những trào lưu tục hóa, một xã hội “hưởng thụ,” đi ngược lại với Tin mừng như: bạo lực, bất công, dối trá, tham nhũng, phim ảnh sách báo xấu... Trước những trào lưu trên, chúng ta thấy có ba thái độ sai đây:

    Thái độ thứ nhất, là những người Kitô hữu luôn trung thành với Chúa và Giáo Hội. Dù có bị ghen ghét, nhưng họ vẫn quyết tâm thà chịu thiệt thòi chứ không bao giờ bỏ Chúa, bỏ đạo hay đánh mất bản chất Kitô hữu của mình. Mặt khác, họ còn đóng góp công sức của mình để xây dựng xã hội theo khả năng của mình để có thể tiếp tục làm chứng cho công lý và sự thật; mạnh dạn chống lại các tiêu cực của xã hội, bảo vệ giáo huấn của Đức Giêsu.

    Thái độ thứ hai, là những người Kitô hữu giữ đạo hời hợt, không có chiều sâu, ít cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Họ chú trọng đến đời sống vật chất, lo làm giàu, nên họ sẵn sàng không tuân giữ luật Chúa, luật Giáo Hội, bỏ lễ Chúa Nhật vì một công việc hay lý do không đâu. Họ không làm dấu thánh giá trước và sau khi ăn cơm vì xấu hổ trước những người ngoài Công Giáo.

    Thái độ thứ ba, là những người mang danh kitô hữu nhưng bị tiền, tài, tình chi phối. Vì vậy, họ sẵn sàng thỏa hiệp với cái ác, thỏa hiệp với bất công. Khi cơ hội đến, họ sẵn sáng bỏ Giáo Hội, bỏ Chúa, bán anh em đồng đạo.

    Còn chúng ta thì sao? Đây là dịp thuận tiện để chúng ta xét mình lại: là con cháu của các Thánh Tử Đạo, chúng ta giống các ngài ở những điểm nào? Lòng tin, lòng mến, sự hy vọng và quý trọng phần rỗi linh hồn của chúng ta ra sao? Chúng ta có quyết tâm khước từ những nhu cầu, tiện nghi khiến phần rỗi đời đời của chúng ta bị đe dọa hay không?

    Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, xin cho tất cả mọi người chúng con dù trong hoàn cảnh nào cũng biết can đảm sống Tin mừng để làm chứng cho Chúa ở khắp mọi nơi. Amen.

    Lm. Anthony Trung Thành

    ________________________________________________________________________________________________

    Mời bạn đọc:
    - Suy niệm của Gm Giuse Vũ Văn Thiên
    - Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
    - Lẽ sống ngày 24/11: Đây bài ca nghìn trùng
    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com