Một số khái niệm đơn giản cho bạn dễ hình dung.
1. Hợp âm gồm: Trưởng và Thứ và được cấu tạo từ 2 nốt trở lên (ở đây thường sử dụng 3 nốt).
1.1 Trưởng: C(đô), D(rê), E(mi), F(fa), G(sol), A(la), B(si)
1.2 Thứ (m): Cm(đô), Dm(rê), Em(mi), Fm(fa), Gm(sol), Am(la), Bm(si)
1.3 Thăng và giảm (#, b) và 7: Mục đích làm tăng giảm cường độ của nốt nhạc.
2. Cấu tạo của hợp âm: (I - III - V)
Quy tắc (I -III - V) khi ta biết được ở ô nhạc là hợp âm gì thì lấy chính nốt đó tính lên
VD: C thì là C - E - G, A thì là A - C - E...
3. Cách tìm hợp âm của một bài hát (Hợp âm trưởng thường là vui tươi, phấn khởi, hợp âm thứ buồn nhẹ nhàng nhưng không phải lúc nào cũng thế)
3.1 Bài không có dấu hóa (không thăng #, không giáng b) thì là C (đô trưởng) hoặc Am (la thứ)
=> Nhìn nốt cuối cùng của phần điệp khúc.
3.2 Bài có dấu hóa thăng (#): Lấy dấu hóa cuối cùng tính lên 1/2 cung là trưởng, tính xuống 1/2 cung là thứ
=> VD: #: F#: Thì là G trưởng hoặc Em thứ; ###: G# thì là A trưởng hoặc F#m thứ
3.2 Bài có dấu hóa giảm (b): Lấy dấu hóa cuối cùng gồm (1-3-5) thì 3 là thứ (1.5 cung) 5 là trưởng (2.5 cung)
=> VD: b: Bb: Thì là F trưởng hoặc Dm; bbb: Ab: Thì là Eb trưởng hoặc Cm.
*/ Ngoài ra gặp dấu bình thì nốt nhạc đó trở về bình thường
4. Vòng tính thăng giảm (#, b)
4.1 Đối với thăng (#): F - C - G - D - A - E - B
4.2 Đối với giảm (b): B - E -A -D - G -C -F