Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 18 trên 18

Chủ đề: Vô Cảm

Hybrid View

  1. #1
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default Vô Cảm

    Trong thế giới mà thông tin như đang nối người ta lại gần nhau hơn... thế mà.. sự vội vả, nhịp sống tất bật... với muôn ngàn công việc... cứ như làm cho người ta xa nhau hơn... xa lắm.... những người gần bên nhau.....là người trong gia đình, trong khu xóm... trong...
    Sự vô cảm như len lõi vào trong đời sống thường ngày....
    tí tí gợi ý...xin sẽ cùng bàn bạc với nhau về :
    1. vô cảm là gì?
    2. nguyên nhân tạo ra sự vô cảm ?
    3. Các biểu hiện của vô cảm ?
    4. ảnh hưởng của vô cảm trong cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng....?
    5. khắc phục vô cảm...thế nào đây?
    6. kết
    Lạy Chúa, khi con người vô cảm... sẽ không nghe được tiếng kêu cứu của người bị nạn bên vệ đường, không cảm được nổi lòng của bà mẹ góa khi đứa con duy nhất của mình qua đời, của người nghèo Lazaro đang đứng trước cửa nhà mình với bữa ăn thịnh soạn....

    Từng ngày, xin cho con biết tìm tìm ra... được.. rằng con phải đập bởi nhịp của trái tim bằng thịt, trái tim biết yêu thương. Trái tim có cảm xúc....thay cho trái tim bằng đá, bằng sắt, trái tim vô cảm....


  2. #2
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Trước hết, xin giới thiệu bài viết....để chúng ta thấy rõ ràng rằng.. sự vô cảm đang có trong xã hội... trong đời sống chúng ta, nhiều lúc đang gặm nhấm...ta từng ngày....


    “Hội chứng” vô cảm

    Thứ Sáu, 03/04/2009, 07:21 (GMT+7)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...19&ChannelID=7

    TT - Xâm hại tài sản chung, dửng dưng trước nỗi đau, hành xử kiểu “mackeno” (mặc kệ nó)… đang là những biểu hiện đáng lo của một bộ phận giới trẻ…



    Sinh hoạt cộng đồng - một trong những cách giáo dục chia sẻ, gắn kết
    -Ảnh: Gia Tiến

    Sáng chủ nhật bọn trẻ trong xóm hay đến nhà tôi chơi. Có lần, tôi kể cho các em nghe câu chuyện trên báo về một bà mẹ bị con trai kiện giành tài sản. Nghe chuyện, một số em chảy nước mắt thương xót cho tình cảnh đau lòng của người mẹ, nhất là khi nghe người mẹ nói câu cuối cùng: “Con thắng hay mẹ thắng thì mẹ con ta đều là người thua cả. Ngay từ đầu mẹ đã thấy mình thua rất lớn là mất con, mất cháu...”.

    Sòng phẳng và chuyện riêng tư?

    Hầu hết bọn trẻ đều tỏ thái độ lên án người con nhẫn tâm, chỉ riêng bé Hòa không nói gì. Bình thường, các em đến đây trò chuyện thì Hòa đi theo, chăm chú lắng nghe, nhưng rất ít lần đưa ra ý kiến, trừ khi được mọi người đặt câu hỏi. Lần này cũng vậy, tôi và cả nhóm quay sang Hòa đề nghị em nói lên suy nghĩ của mình. Và tất cả chúng tôi đã không khỏi trố mắt ngạc nhiên bởi câu nói của cô bé: “Dù là cha mẹ với con cái cũng cần phải sòng phẳng (!)”.
    Một lần trên đường đến trường tôi chứng kiến một đám đông đang tụ tập. Đến gần, tôi nhanh chóng phát hiện trong đám đông ấy có nhiều học sinh trường tôi, đặc biệt có cả một số em tôi từng dạy. Bất ngờ hơn khi đám đông đó đang xem hai nữ sinh đánh nhau, không một ai vào ngăn cản. Một số em trông thấy tôi vội hét toáng lên: “Cô giáo đến chúng mày ơi! Giải tán...!”. Đám đông lúc đó mới dần dần tản ra.

    Tôi níu áo vài học sinh lại hỏi: “Hai bạn gái đó học lớp nào? Tại sao lại đánh nhau?”. Các em nhao nhao: “Hai bạn đó đánh nhau vì một người bạn trai, ai thua phải rút lui”. “Sao các em không can ngăn. Lỡ một trong hai bạn bị thương nặng thì sao?” - tôi hỏi. Một em nhanh miệng: “Đó là chuyện riêng tư của họ mà cô (!)”. Cả ngày hôm đó tôi cứ miên man: chẳng lẽ đó là chuyện riêng tư? Lần khác, trong lúc đi dạo công viên, tôi bắt gặp những đứa trẻ 13-14 tuổi vô tư bẻ các cành cây, lấy lá đắp lên thảm cỏ ngồi hóng mát, rồi thản nhiên để nguyên như thế khi ra về. Tôi chạy theo nhắc khéo: “Sao các cháu không dọn dẹp cho sạch sẽ? Cũng không nên bẻ cành hái lá như vậy nữa nhé!”. Nhóm trẻ ngơ ngác nhìn tôi từ đầu đến chân như nhìn người trên trời rơi xuống. “Việc gì liên quan đến cô!”- một đứa trong nhóm lạnh lùng buông lời.

    Vô cảm: kết quả của tiêu cực lặp đi lặp lại

    Xét từ góc độ tâm lý, vô cảm không phải là một căn bệnh mà là kết quả của quá trình tác động tiêu cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu sự vô cảm cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì hậu quả là trẻ sẽ trở nên thờ ơ, dửng dưng với tất cả những gì xảy ra xung quanh; hững hờ với hoàn cảnh, khó gây được hứng thú và cảm xúc, tình cảm. Đặc biệt trẻ thụ động lờ đờ, không thiết tha, nằm lì trên giường hoặc lánh ra một chỗ.

    Tạo môi trường sống yêu thương

    Trẻ vô cảm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trầm cảm. Để giúp trẻ khỏi vô cảm, những người trong gia đình cần...yêu thương nhau và thể hiện tình thương đó một cách chuẩn mực (để trẻ bắt chước). Không chỉ làm “người mẫu”, người lớn trong nhà cần thường xuyên giáo dục tình yêu thương cho trẻ bằng những việc hết sức cụ thể, chẳng hạn như giúp đỡ người thiệt thòi, dẫn trẻ đến thăm trại mồ côi, mua vé số ủng hộ người khuyết tật mưu sinh...
    Ở trường, dạy trẻ “có cảm xúc” không thể chỉ là những bài học đạo đức suông. Nhà trường cần chủ động tạo điều kiện để trẻ được tham gia lao động công ích, sinh hoạt dã ngoại qua đó kết tình đồng đội, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, đi làm công tác xã hội... Những cách nghĩ, thái độ, hành vi vì cộng đồng phải được tuyên dương công khai, và những cách hành xử ngược lại phải bị phê phán. Thầy cô giáo không chỉ là người dạy mà còn phải thật sự sống cảm xúc để làm gương cho học sinh của mình.
    Hiện nay, trẻ không khó để có thể tham gia các tổ chức xã hội, cộng đồng từ rất sớm, kể cả cộng đồng mạng. Nhìn chung, người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ tham gia các tổ chức xã hội tốt và những hoạt động vì cộng đồng vừa sức, phù hợp lứa tuổi. Các tổ chức xã hội này nên tránh cách làm hình thức mà cần tổ chức các hoạt động thật cụ thể, bổ ích và hấp dẫn để khi tham gia trẻ dần biết sống “mọi người vì mình - mình vì mọi người”; từ đó hình thành ý thức cộng đồng, biết hi sinh lợi ích của bản thân trước lợi ích tập thể và biết nâng niu, trân trọng những giá trị của cộng đồng...


    LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN
    (giảng viên tâm lý học)
    thay đổi nội dung bởi: Teacher's Mập, 05-05-2009 lúc 07:54 PM


  3. #3
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Khi giới trẻ "vô tâm" đến "vô cảm".....????
    2008/11/09 09:32
    http://www.teen.vn/read.php?10215

    "Đất chật người đông, sao số người chết ít thế nhỉ? Sao không chết thêm vài nghìn người nữa cho … rộng chỗ. Chẳng còn chỗ mà thở nữa đây nè!!!?"

    Sốc không? Câu nói này của một người trẻ tuổi khi xem trương trình thời sự chiếu những cảnh thương tâm, khi số người thiệt mạng ngày càng nhiều của 2 cuộc thiên tai gần đây nhất. Phải chăng đó chỉ là lỡ mồm của một số ít những bạn trẻ mới chỉ kịp lớn về thể xác mà chưa đủ lớn về tâm hồn?
    Vô tâm hay sự ích kỷ xấu xí.

    Xin hỏi? Ai là người nắm quyền cao nhất trong bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay?
    Bạn ơi, cho mình hỏi gần đây có hàng quần áo thời trang nào “hot” không?

    Tôi đã nhận được cái lắc đầu với câu hỏi đầu tiên và sự tích cực chỉ đường ở câu hỏi thứ hai. Một số Teen bây giờ không chỉ thờ ơ với lịch sử đất nước mà còn cả đối với hiện tại nữa. Ừ thì thông cảm cho teen, lịch sử dù sao cũng đã xưa rồi, thế còn bây giờ thì sao? Bạn có cảm thấy đỏ mặt không khi một người nước ngoài hỏi bạn người đất nước ta vừa tổ chức quốc tang là ai? Tại sao lại người dân Việt Nam lại cảm thấy mất mát khi chú “Sáu Dân” ra đi? Chuyện “Lê Lai là anh Lê Lợi” hay “Nguyên Khuyến có họ hàng với Nguyễn Du” chẳng còn là một câu chuyện cười giải trí mà là cười ra nước mắt!
    Ừ thì chuyện chính sự các bạn chẳng quan tâm, chuyện của các bạn hiện nay chỉ là học sao cho tốt, sống sao cho khỏe, và .. mặc sao cho mốt. Mối quan tâm của giới trẻ bây giờ tập trung dường như quá nhiều vào thời trang và âm nhạc. Thậm chí tên của những “hot boy và hot girl” các bạn còn nhớ hơn tên của người thân, họ hàng trong gia đình. “Tớ chỉ quan tâm đến mục thời trang và nhạc quốc tế khi xem một tờ báo”
    Teen có thể buôn dưa lê hàng tiếng đồng hồ về bạn này bạn kia, shop này shop khác nhưng lại không buồn để ý xung quanh mình xảy ra chuyện gì? (Ảnh minh họa)

    Còn một phần lớn các bạn lại chỉ tập trung vào sách vở, thử hỏi một con mọt sách chính hiệu chỉ biết học thật giỏi nhưng lại chưa bao giờ quan tâm đến thực tế liệu có làm được việc trong một xã hội xô bồ như hiện nay?


    Từ sự thờ ơ đến sự "Vô cảm nhẫn tâm".


    “Lá lành đùm lá rách” vẫn là tôn chỉ trong các trương trình quyên góp vì người nghèo của đất nước ta. Với cảnh gia tăng lạm phát như hiện nay người khổ nhất chính là dân nghèo. Những bạn trẻ sống trong gia đình khá giả liệu có quá vô tình khi nhìn thấy những người ăn xin bẩn thỉu và nhơ nhớp là tránh như “tránh hủi”? “ôi giời, tối ngày quyên góp, tiền đâu mà lắm thế?”
    Bạn này tiếc vài nghìn đồng khi quyên góp cho trẻ em nghèo và những người gặp tai ương ở miền Trung nhưng sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp 2 lần nó cho một cốc chè và gấp chục lần số tiền đó cho một cái áo?

    Người Việt trẻ vô cảm với ngay cả gia đình mình, khi bố mẹ hì hục mướt mồ hôi từ sáng đến tối chỉ để nuôi gia đình và mang lại cho con cái một cuốc sống đầy đủ nhất có thể. Nhưng giới trẻ lại coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sinh ra mình, “bố mẹ đừng cằn nhằn chuyện tiền nong nữa, đau đầu” đây có phải là câu nói của một người con có hiếu? Phải chẳng đến khi làm cha làm mẹ những người con mới hiểu ra được tấm lòng của những bậc sinh thành?
    Bạn có thể rất thời trang, rất sành điệu, nhưng bạn sẽ biến mình thành người trẻ "vô cảm" nếu thờ ơ với mọi người...


    Có nên bi quan về giới trẻ ?

    Câu trả lời vẫn là không nên, tuổi trẻ vẫn là tuổi có nhiều biến động nhất, với phương tiện truyền thông, với trường lớp và với chính sự nhận thức của các bạn trẻ. Ngày mai sẽ khác, các bạn sẽ nhận ra đâu mới đúng là thứ các bạn cần quan tâm chứ không phải đơn thuần là những trương trình giải trí.

    Hơn nữa, những bạn trẻ vô tâm chỉ chiếm một số nhỏ trong những người con, người chủ tương lai của đất nước.

    Nhưng, đôi khi, vẫn không khỏi giật mình thảng thốt...


    Theo : Channel14

  4. Có 9 người cám ơn Teacher's Mập vì bài này:


  5. #4
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    xin thêm 1 minh họa nữa... về vô cảm.. một thực tế... ảnh hưởng đến sự gặm nhấm tâm hồn chúng ta bởi sự vô cảm....từ thực tế cuộc sống mà chúng ta... đang chứng kiến, đang đụng chạm và lắm lúc là nạn nhân.....

    Vô cảm
    http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/Chuyen-doc-duong/Vo_cam/Vô cảm



    Đây là từ gần đây rất hay được dùng. Không chịu thừa nhận trách nhiệm, vô cảm. Không thực hiện lời hứa, vô cảm. Dự báo sai, vô cảm. v.v và v.v...

    Chiều hôm đó trời rất đẹp. Giờ tan tầm, đường đông. Chị vội vã đi đón con, nhưng cũng cẩn thận hết sức, quan sát trước sau, bấm đèn xin đường và bấm còi. Đã rẽ sang gần hết đường, chị hết sức bất ngờ và kinh ngạc, khi một chiếc Nouvo phi thật nhanh từ đằng xa tới, đâm thẳng vào xe chị. Không kịp tránh chiếc xe đâm trực diện với tốc độ khá cao, cả người và xe chị ngã ra đường. Chị chỉ kịp ngoái nhìn theo, biển số xe là 29U- 869...

    Còn gã thanh niên phóng xe chạy mất. Mấy người đứng trên hè, trong các cửa hàng quanh đấy thấy một người đàn ông đứng tuổi đã ra nâng giúp chị cái xe lên thì cũng coi như không có chuyện gì xảy ra. Người đàn ông hỏi: Chắc cô không sao chứ? Chị đáp: Cháu không sao, chân cũng thấy đau nhưng chắc xương cốt không có vấn đề gì. Chỉ có xe hỏng. A, cháu nhớ biển số xe của nó. Người này chép miệng: Nhớ biển số xe thì chẳng làm gì được nó đâu.

    Hôm sau đến cơ quan, chị kể lại chuyện không may hôm trước. Mọi người tỏ ra thương xót chị đôi chút, rồi bảo: Chị có nhớ biển số xe của nó cũng chẳng làm được gì thật. Thứ nhất, chị chỉ bị thương nhẹ. Nếu nặng ở một mức độ nào đó thì mới mời được công an vào cuộc.

    Thứ hai, biết là thủ phạm đi xe của nó hay của ai? Vì hiện nay mỗi người đã được đăng ký đến...n chiếc xe (một bà ở Sóc Trăng, trong vòng một tháng đã đứng tên đăng ký tới... 83 cái xe máy lận), làm sao tìm ra tung tích cái xe gây tai nạn? ờ nhỉ, thế thì chào thua hẳn rồi.

    Chị mang xe đi sửa. Về nhà mất mấy buổi xoa bóp cái chân đau. Rồi dần dần quên đi nỗi bực tức hôm nào. Nhưng mỗi lần trên đường nhìn thấy va quệt, dường như lòng chị lạnh lùng hơn hẳn, chẳng mấy quan tâm. Thì, ai bị va vào, ngã lăn quay, dù là lỗi của ai, cũng có gì ghê gớm đâu. Tai họa ai người nấy chịu, trừ phi, như người ta nói, thương tích phải “đáng kể”, phải nặng vào. Người nào gây tai họa, cứ thản nhiên cao chạy xa bay, chẳng cần phải dừng lại hỏi han, xin lỗi, kẻo không thành... dở hơi.

    Và vô cảm bắt đầu từ đấy, từ sự vô cảm của chính mỗi người.

    Tr.H

  6. Có 9 người cám ơn Teacher's Mập vì bài này:


  7. #5
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Vô cảm: kết quả của tiêu cực lặp đi lặp lại

    Xét từ góc độ tâm lý, vô cảm không phải là một căn bệnh mà là kết quả của quá trình tác động tiêu cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu sự vô cảm cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì hậu quả là trẻ sẽ trở nên thờ ơ, dửng dưng với tất cả những gì xảy ra xung quanh; hững hờ với hoàn cảnh, khó gây được hứng thú và cảm xúc, tình cảm. Đặc biệt trẻ thụ động lờ đờ, không thiết tha, nằm lì trên giường hoặc lánh ra một chỗ.
    Như vậy chúng ta tạm định nghĩa vô cảm như thế này nhe :

    Vô cảm là một tình trạng tâm lý cá nhân và hiện trạng xã hội đang xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, ở nhiều khía cạnh vô cảm là :

    • về gốc độ tâm lý : thì đây không phải là một thứ bệnh, nhưng là kết quả của quá trình các tác động tiêu cực cứ lặp đi lặp lại trong môi trường gia đình, trường học, xã hội dẫn đến tình trạng thờ ơ, hửng hờ, dửng dưng với mọi thứ xung quanh....
    • về gốc đô xã hội : đó là tình trạng ù lì, bàng quang, mức độ từ thiếu đền không còn quan tâm đến người khác, đến xung quanh, một tình trạng ích kỷ, tự vệ đến rút lui....
    • Về gốc độ tôn giáo : đây là tình trạng chai đá, nệ luật hay thái cực khác là vô thần... mất cảm thức linh thánh... và đặt mọi sự trên nền tảng vật chất....

  8. Có 9 người cám ơn Teacher's Mập vì bài này:


  9. #6
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Các nguyên nhân vô cảm :

    xin gởi ý, mong mọi người thảo luận :

    1. nguyên nhân từ gia đình ?
    2. nguyên nhân từ xã hội ?
    3. nguyên nhân do giáo dục ?
    4. nguyên nhân khác.....?

    Mến mời mọi người thảo luận.

    Xin trả lời tí câu 1 :
    Cha mẹ không quan tâm đến con cái, nhất là sự thể hiện tình yêu thương...sáng không kịp một vòng tay yêu thương, hay nụ hôn nồng ấm, chiều về, trẻ tíu tít liền bị la nạt, "tránh ra, lộn xộn", ....
    Cứ nghỉ và bắt trẻ làm người lớn sớm quá : nói không nghe, kiểu con một, con cưng... trẻ thành rốn vũ trụ, không biết chia sẻ, thành trời con, muốn gì được đó.... không quan tâm đến ngừoi khác, chỉ biết đòi hỏi.....bàng quang với bên ngoài...

  10. Có 7 người cám ơn Teacher's Mập vì bài này:


  11. #7
    teresaMK's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2008
    Tên Thánh: Teresa
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 451
    Cám ơn
    1,354
    Được cám ơn 2,356 lần trong 377 bài viết

    Default

    Chà...tụi em mới làm bài viết văn về vần đề vô cảm xong
    Sau đây em xin tóm sơ lược về nội dung bài viết đó, đấy là ý kiến của em, theo em nghĩ vậy thôi:

    * Định nghĩa vô cảm: cái này Teacher's Mập đã nói đầy đủ rồi

    * Phân loại: theo em gồm hai loại chính

    - Vô cảm trong mối tương quan giữa người với người: Con người biểu hiện sự vô cảm, thiếu trách nhiệm chỉ vì chữ "SỢ": sợ đụng chạm tới nhau, sợ phải thế này...thế kia, rồi thì không muốn bị người ta dòm ngó, nói này nói kia, nào là "ngây thơ", "dở hơi" , "rảnh" , "bày đặt". Có thể người ta thấy bất bình, thấy việc cấp bách phải hành động trước mắt, thấy thông cảm đó, nhưng lại lo việc phiền phức, lằng nhằng nên nhắm mắt làm ngơ,...v.v...

    - Vô cảm trong suy nghĩ:

    + loại này là nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất. Người thuộc diện này có đặc điểm là không bao giờ biết quan tâm tới ai khác, sự việc ngoài đời dường như chỉ là cọng rác, không để ý và cũng chả cần biết, việc có xảy ra như thế nào thì kệ nó, không liên quan đến ta, ta vẫn sống, vẫn vui, vẫn khỏe mạnh, vẫn có những sự tiến triển tốt trong công việc đó mới là điều quan trọng nhất. Cả thế giới đối với những người đó chỉ có chính họ và mục tiêu của họ mà thôi.

    + Loại vô cảm này nguy hiểm tới mức họ sẵn sàng đi quá giới hạn cho phép của một con người, có thể vì bản thân mà dẫm đạp lên tất cả những gì gây trở ngại cho mình.

    * Nguyên nhân chủ yếu đến sự vô cảm:

    - Gia đình: con cái lớn lên trong cái nôi là gia đình, chính tại nơi này, ta học được cách làm người, cách sống. Và người làm ảnh hưởng nhất tới điều này là chính các bậc cha mẹ

    + Nếu cha mẹ không biết giúp đỡ hàng xóm láng giềng, hay chính trong dòng họ, con cái sẽ học được sự tiếu quan tâm tới cộng đồng.

    + Nếu cha mẹ hay la mắng và nói những lời lẽ thô tục, hay gây gổ, con cái họ sẽ học được cách trở thành một người nóng tính, cộc cằn,có khi là thích cảm giác trở thành trung tâm, là "đại ca". Chỉ cần có chuyện không hợp ý là sẵn sàng có một cuộc..."đổ máu"

    + Nếu cha mẹ kĩ tính, xét đoán chi li từng tí một thì con cái sau này cũng sẽ lập một sổ sách chi li cẩn thận, từng li từng tí một.

    + Nếu cha mẹ hay nói hành nói tỏi, con cái họ dễ trở thành kẻ lắm chuyện, ông bà tám, ưa...bình luận theo kiểu buôn dưa

    + Nếu Con cái sống trong một gia đình có cha mẹ, con cái yêu thương nhau, biết hòa đồng, giúp đỡ những người xung quanh thì sau này lớn lên, chúng sẽ học được cách chia sẻ, quan tâm tới đồng loại, và chách gây dựng một cộc sống, một gia đình văn hóa đầm ấm, lễ nghi biết trên biết dưới, biết suy nghĩ, phân biệt đúng sai, trắng đen. Và thường có cách giải quyết thỏa đáng nhất.

    + và nhiều điều khác nữa

    - Một nguyên nhân thứ yếu nữa là...trong mối quan hệ láng giềng, dòng họ với nhau. Nếu sống trong môi trường biết quan tâm tới nhau thì có được một tấm lòng yêu người, biết đồng cảm và lo lắng cho nhau. Và ngược lại, nếu sống trong môi trường ích kỉ thì sẽ học được châm ngôn "đèn nhà ai nấy rạng"

    * Khắc phục: Cái này có vẻ nhiều ý kiến hiệc quả và tích cực lắm, nhưng mà đó chỉ là: "nói thì dễ, làm mới khó"

    - Có thể mỗi ngày, ta đều trao tặng cho nhau một nụ cười thân thiện (cái này dễ nhất và hầu như ai cũng làm được dễ dàng)

    - Biết nhận những thông tin kịp thời và chính xác những điều xung quanh, đặc biệt là chuyện dòng họ, láng giềng và từ đó có thể làm dc gì thì làm, giúp gì thì giúp (không giúp thì thôi, đã giúp thì giúp cho trót) bằng thái độ nghiêm túc, không phải là làm vì muốn thể hiện hay vì sợ người ta nói vào

    - Nhiều lắm, nhưng nói ra thì ai cũng bảo là...biết rồi, khổ lắm, nói mãi, nên em không liệt kê ra nữa, chỉ có vậy thôi.

    * tổng kết: Vấn nạn vô cảm vẫn còn đang là một thách đố lớn trong y học nhâm tâm. Cần phải có cách nhìn nhận và khắc phục đúng đắn chứ không phải nói suông, và làm cho có, làm theo phong trào dư luận.

    Em không dài dòng nữa, ngưng tại đây . Mong rằng thế giới mình tốt đẹp hơn, không phải từ cái cao siêu, nhưng là chính những điều tầm thường nhất trong cuộc sống thường nhật
    thay đổi nội dung bởi: teresaMK, 14-05-2009 lúc 11:33 AM

  12. Có 11 người cám ơn teresaMK vì bài này:


  13. #8
    teresaMK's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2008
    Tên Thánh: Teresa
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 451
    Cám ơn
    1,354
    Được cám ơn 2,356 lần trong 377 bài viết

    Default

    Hình như mục thảo luận về Vô Cảm kết thúc rồi hay sao í

  14. Được cám ơn bởi:


  15. #9
    Rocky's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nơi tôi ờ là nhà
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,446
    Cám ơn
    630
    Được cám ơn 6,180 lần trong 1,245 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi teresaMK View Post
    Hình như mục thảo luận về Vô Cảm kết thúc rồi hay sao í

    còn chứ, mến mời mọi ngừoi nhe...

    biểu hiện của Vô Cảm :

    thái độ : bàng quang, vô tư hết mọi sự

    hành động : lời nói, cử chỉ, việc làm cụ thể với những hành xử : kệ, người ta, có liên quan gì đến tôi đâu, tới mình đâu mà lo....

    trong suy nghĩ : đây là điều đáng lo.....hình thành nên lối sống vô cảm....
    Chữ ký của Rocky


    Trong lòng bàn tay Cha, con bình an.... yên nghỉ

    Thắp lên hy vọng ngay cả khi tưởng chừng đụng đến cực điểm của tuyệt vọng




  16. Có 3 người cám ơn Rocky vì bài này:


  17. #10
    ngonnen_lunglinh's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: SaiGon
    Bài gởi: 23
    Cám ơn
    138
    Được cám ơn 58 lần trong 21 bài viết

    Default Vô Cảm.

    Bạn là người vô cảm??
    người vô cảm, thì ít ai biết là họ đang ở trong tâm trạng như thế nào? Vui_buồn_tự kỷ_lo lắng_run sợ...
    Bạn đang lơ lửng_ trạng thái trong ý thức không xác định: làm gì, nghĩ gì giup a/c/e cũng e ngại, sợ liên lụy chính mình, mất quyền lợi... nhất là làm chứng về cái điều gọi là đúng, là sự thật..
    Bạn tự làm cho mình cái vỏ bọc che đậy bản thân. không muốn quan tâm đến ai.
    cái vỏ bọc cứng cỏi. bàng quang trước xung quanh. cuộc sống. (trước một tai nạn, 1 người mù , 1 bà lão già qua đường... một người té ngã giữa đường cần được nâng đỡ)...
    Sống khép kín, thích 1 mình, ai sao tôi vậy. không ý kiến. (họ giống như quả bom nổ chậm...).. cảm xúc để lâu dồn nén sẽ bùng phát 1 lúc nào đó, không ngờ tới.....
    còn bạn, bạn có vô cảm không? chúc bạn nhìn thấy và thay đổi lại nhé.
    TB.(<<suy nghĩ còn hạn chế, học hỏi thêm a/c/e.- Đề tài tot, cần thiết. Thanks)
    Chữ ký của ngonnen_lunglinh
    _*_*_"_"_*_*_"Cảm Ơn Chúa mỗi Sớm Mai thức dậy - Đã cho con một Ngày Mới để YêuThương"_*_*_"_*_*_"Yêu-THÍCH-những-gì bạn-LÀM*và*LÀM-những-gì-bạn-YÊU-Thích_*_*_""_*_*_

  18. Có 2 người cám ơn ngonnen_lunglinh vì bài này:


  19. #11
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    vô: vào trong, lấy vào, mang vào,...
    cảm: một loại bệnh nhẹ làm cho nóng tí, lạnh tí, hơi chóng mặt, sổ mũi,...

    vô cảm:
    tự mang vào một loại bệnh nhẹ, nóng-lạnh-ho-sổ mũi thất thường (khác với "bệnh lâu năm ... mà dấu!)

    kekekekekekekekekekekekekke
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  20. Có 2 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  21. #12
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Biểu hiện vô cảm : ( pethoang và teresamk)

    chúng ta có thể phân ra 2 loại vô cảm :

    vô cảm trong tương quan cuộc sống : biểu hiện bàng quang, không quan tâm, tương quan lõng lẻo kiểu đèn nhà ai nấy sáng, cha chung không ai khóc, trở nên ích kỷ, không có bụng chung.

    vô cảm trong suy nghĩ
    : kiểu suy nghĩ cá nhân chủ nghĩa, vị kỷ : sống chết mặc ai....tôi mới quan trọng, người khác là thứ yếu. tạo nên một lối sống vô cảm duy lợi. mọi thứ đều mua bán đổi chác....cân đo bằng vật chất. "Đây là loại vô cảm đáng sợ"

  22. Có 4 người cám ơn Teacher's Mập vì bài này:


  23. #13
    teresaMK's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2008
    Tên Thánh: Teresa
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 451
    Cám ơn
    1,354
    Được cám ơn 2,356 lần trong 377 bài viết

    Default

    Lâu nay nói về biểu hiện, hình thức, đặc điểm của bệnh vô cảm mãi rồi...
    Vậy thì thái độ của bản thân trước vấn nạn VÔ CẢM ?
    Có khi nào ta cũng là người vô cảm như ai?
    và ta có bao giờ nhận ra mình đang sống với chính những gì mình đã và đang lên án hay không?

    Đôi khi tự xét lại thì...không ít lần chính bản thân em cũng là một trong số những con người vô cảm
    vẫn thờ ơ và thiếu trách nhiệm đó thôi
    Nhiều lúc...chính miệng em đã lên án lối sống vô cảm, hay đại loại là những gì thuộc về nhân tâm con người
    Nhưng thật xấu hổ thay...đôi khi chính bản thân mình lại là người vấp phải hình tượng đáng trách đó

    Khi đo ta có thể hoặc chưa thể nhìn nhận ra những khuyết điểm của mình , nhưng ta phải làm sao chứ?
    Ta đang lên chúng án cơ mà, ta phải có một biện pháp nào khả quan hơn chứ?
    Không lẽ cứ ngồi một chỗ mà bàn luận:..."à...chính là cái lối sống như vậy cần phải xem xét lại, tôi có rất nhiều phương cách đây này, anh,chị... cứ coi qua...toàn là những ý kiến hay phải không?"
    Em nhận thấy...cách khắc phục và giảm thiểu thì nhiều,... rất nhiều và rất hay, nhưng hãy cứ thử thực hiện mà coi...rất khó. Khó vô cùng.

    Đôi khi em tự hỏi...tại sao mình lại lên án...trong khi chính mình còn bị rơi vào trường hợp như vậy.
    Em tự hỏi...Mình đã đưa ra rất nhiều phương án, cách khắc phục tình trạng hoạt động không tốt của cỗ máy yêu thương nơi mỗi con người, nhưng tại sao vẫn không khả quan tẹo nào.
    Tại sao...tại sao nhỉ ???...

    Rồi em nhận thấy rằng...câu trả lời chính là ở bản thân mình.
    Phương thuốc chữa mình đưa ra, nhưng tại sao chính mình lại không uống,
    Thế thì chính mình phải sống...phải trở thành chứng tá sống động, để người ngoài nhận thầy rằng..."à...cái người này,... chính người này đã sống vì mọi người, đã lên án nghiêm khắc với chính bản thân mình chứ không phải là nói suông ngoài giấy bút, ngoài cửa miệng. Nhưng là đang thực hành tất cả những gì chính người đó nêu ra..."

    Như vậy đó...mọi người thấy có thuyết phục không? Rất thuyết phục là đằng khác. Khi nhận ra một con người sống vì tha nhân, sống không chỉ riêng mình tất sẽ có người cảm phục và dần dần noi theo một cách tự nguyện chứ không phải là gượng ép theo phong trào, theo quần chúng.
    Và như vậy...sẽ có một người noi theo...rồi hai người...rồi ba người...sau đó lan rộng ra xung quanh.
    Sự lây lan này sẽ không mau chóng...nhưng mà từ từ...từ từ mới thấm nhuần nơi mỗi người. Chắc chắn lúc này đang có sự đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa lợi ích của cái tôi cá nhân và lý trí vì cộng đồng.

    Đó...mọi người thấy không? để làm cho người khác thấy và sửa đổi thì rất khó.
    Chúng ta phải tự sửa đổi chính bản thân mình đi đã, canh tân đời sống...trở nên một Ki-tô hữu đích thực,
    Không phải là ngày một ngày hai, bằng những bước nhảy cao siêu. Nhưng là năm tháng này qua năm tháng kia, cứ từ từ...từng bước một...khởi đầu từ những cái đơn giản và tầm tường nhất rồi nâng cao dần dần.

    Đó là tất cả ý kiến của em.
    thực sự em rất muốn mọi người cùng thảo luận...và cùng thực hành
    Không phải là dễ,
    Vì ai trong chúng ta cũng vậy...đều không thể hoàn hảo
    ai cũng có khuyết điểm của mình. Nhưng cái chính là có biết nhìn nhận và quyết tâm sửa đổi bằng một thái độ nghiêm túc không...hay chỉ là phớt lờ cho qua chuyện, cho yên ổn tâm hồn tạm thời...?

  24. Có 2 người cám ơn teresaMK vì bài này:


  25. #14
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Hậu quả của Vô Cảm :

    Bản thân
    bàng quang, thờ ơ với cuộc sống, mất sinh khí, sự linh hoạt; dễ mất phương hướng, và đi đến trầm cảm, cảm giác cô đơn, vô vị, dễ stress và đi đến hiện tượng tự tử nơi một số người trẻ dù rất thành đạt, đầy đủ phương tiện.

    Mối tương quan xã hội
    : lõng lẻo, giảm tính cộng đồng, đi đến cách sống mặc kệ nó đối với xã hội xung quanh, hay lối sống sống chết mặc ai; ích kỷ, và vị kỷ.

    Quan niệm xã hội : "Mặc Kệ Nó.. Mặc Kệ Tui", Không phải việc của tui, hay của ông... mà của ai đó... vô danh hay cả một danh từ chưng chỉ ai đó.... mà không phải là tôi, hay anh... Kiểu sống vô trách nhiệm với xã hội và chính mình, phát biểu vung vãi, gian dối...

    ( còn tiếp)

  26. Có 2 người cám ơn Teacher's Mập vì bài này:


  27. #15
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Một sự bàng bạc trong xã hội, hậu quả của vô cảm : trước các hành vi tội lỗi của người khác, trước cái sai... và có thể học đòi. Và Coi đó là chuyện bình thường... rất bình thường. Đó là điều đáng sợ : như quay cóp gian lận trong thi cử, chuyện đút lỏt cả hai phía... người đút lót và kẻ nhận coi đó là bình thường, và không thực hiện điều đó là bất thường, là phải chấp nhận nhiều sự nhiêu khê, khó khăn...
    Rồi vô cảm với cả cái tốt, điều tốt, coi đó là việc của ai khác, di sản của thời thượng cổ, cổ vật...

  28. Được cám ơn bởi:


  29. #16
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Vô Cảm...
    Lời ngỏ:

    Sau những bài chia sẻ của những thành viên quan tâm...cùng những tri thức và kinh nghiệm tử cuộc sống,,, Viết lên đôi dòng về Vô Cảm

    Trong thế giới mà thông tin như đang nối người ta lại gần nhau hơn... thế mà.. sự vội vả, nhịp sống tất bật... với muôn ngàn công việc... cứ như làm cho người ta xa nhau hơn... xa lắm.... những người gần bên nhau.....là người trong gia đình, trong khu xóm... trong...
    Sự vô cảm như len lõi vào trong đời sống thường ngày....
    tí tí gợi ý...xin sẽ cùng bàn bạc với nhau về :
    1. vô cảm là gì?
    2. nguyên nhân tạo ra sự vô cảm ?
    3. Các biểu hiện của vô cảm ?
    4. ảnh hưởng của vô cảm trong cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng....?
    5. khắc phục vô cảm...thế nào đây?
    6. kết
    1.Định nghĩa Vô Cảm:

    Vô cảm: kết quả của tiêu cực lặp đi lặp lại

    Xét từ góc độ tâm lý, vô cảm không phải là một căn bệnh mà là kết quả của quá trình tác động tiêu cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu sự vô cảm cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì hậu quả là trẻ sẽ trở nên thờ ơ, dửng dưng với tất cả những gì xảy ra xung quanh; hững hờ với hoàn cảnh, khó gây được hứng thú và cảm xúc, tình cảm. Đặc biệt trẻ thụ động lờ đờ, không thiết tha, nằm lì trên giường hoặc lánh ra một chỗ.
    Như vậy chúng ta định nghĩa vô cảm :

    Vô cảm là một tình trạng tâm lý cá nhân và hiện trạng xã hội đang xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, ở nhiều khía cạnh vô cảm là :

    • về gốc độ tâm lý : thì đây không phải là một thứ bệnh, nhưng là kết quả của quá trình các tác động tiêu cực cứ lặp đi lặp lại trong môi trường gia đình, trường học, xã hội dẫn đến tình trạng thờ ơ, hửng hờ, dửng dưng với mọi thứ xung quanh....
    • về gốc đô xã hội : đó là tình trạng ù lì, bàng quang, mức độ từ thiếu đền không còn quan tâm đến người khác, đến xung quanh, một tình trạng ích kỷ, tự vệ đến rút lui....
    • Về gốc độ tôn giáo : đây là tình trạng chai đá, nệ luật hay thái cực khác là vô thần... mất cảm thức linh thánh... và đặt mọi sự trên nền tảng vật chất....

    2. Các nguyên nhân vô cảm :
    • nguyên nhân từ gia đình :
      • do giáo dục gia đình : cách thức cha mẹ giáo dục con cái...về các giá trị, về cách cư xử....hình thành nên nhận thức sống ích kỷ nơi con cái;
      • lối sống, cách thức quan hệ của cha mẹ với bà con, với chòm xóm và cộng đồng:
    • nguyên nhân từ xã hội :
      • Nhịp sống xã hội phát triển mục đích là lợi nhuận, và cá nhân...thiếu quan tâm những người xung quanh vì có khả năng vương vào phiền toái cho mình...
      • Kiểu phong trào, và chuộng hình thức, giả dối... làm mất lòng tin của con người vào xã hội.. góp phần tạo nên sự vô cảm...
    • Nguyên nhân giáo dục :
      • Thiếu các giá trị nhân bản, gương của người thầy vừa là truyền đạt kiến thức vừa là mẫu mực đạo đức... bị mất dần....
      • mối quan hệ thầy trò, bạn bè, và giữa học sinh với xã hội, giữa phụ huynh với thầy cô, nhà trường và đặc biệt.. như một sự đổi chác, đánh giá dựa trên tiền bạc...làm cho nên lõng lẻo....học sinh đánh giá thầy cô nghiêm khắc, đòi hỏi mình về kỷ luật nhà trường, về việc học... là người không biết thông cảm, là vô cảm... Kỳ thực trẻ đang vô cảm với cái tốt, điều đúng...
      • Sự thiếu trung thực tràn lan...ảnh hưởng trầm trọng đến tình trạng vô cảm. Trẻ thấy những người trung thực, sống trung thực bị cô lập, chịu quá nhiều thiệt thòi....
    • Nguyên nhân khác.....
      • bệnh tật, tai nạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh
      • Trầm cảm : Strees không được chữa trị... dẫn đến vô cảm
      • Sử dụng và lệ thuộc các chất kích thích : ma túy, rượu....

    3. Biểu hiện vô cảm :

    chúng ta có thể phân ra 3 loại vô cảm :
    • vô cảm trong tương quan cuộc sống : biểu hiện bàng quang, không quan tâm, tương quan lõng lẻo kiểu đèn nhà ai nấy sáng, cha chung không ai khóc, trở nên ích kỷ, không có bụng chung.
    • vô cảm trong hành động : Các cử chỉ trở nên vô hồn, hình thức, giả dối...
    • vô cảm trong suy nghĩ : kiểu suy nghĩ cá nhân chủ nghĩa, vị kỷ : sống chết mặc ai....tôi mới quan trọng, người khác là thứ yếu. tạo nên một lối sống vô cảm duy lợi. mọi thứ đều mua bán đổi chác....cân đo bằng vật chất. "Đây là loại vô cảm đáng sợ"
    4. Hậu quả của Vô Cảm :
    • Bản thân bàng quang, thờ ơ với cuộc sống, mất sinh khí, sự linh hoạt; dễ mất phương hướng, và đi đến trầm cảm, cảm giác cô đơn, vô vị, dễ stress và đi đến hiện tượng tự tử nơi một số người trẻ dù rất thành đạt, đầy đủ phương tiện.
    • Mối tương quan xã hội : lõng lẻo, giảm tính cộng đồng, đi đến cách sống mặc kệ nó đối với xã hội xung quanh, hay lối sống sống chết mặc ai; ích kỷ, và vị kỷ.
    • Quan niệm xã hội : "Mặc Kệ Nó.. Mặc Kệ Tui", Không phải việc của tui, hay của ông... mà của ai đó... vô danh hay cả một danh từ chưng chỉ ai đó.... mà không phải là tôi, hay anh... Kiểu sống vô trách nhiệm với xã hội và chính mình, phát biểu vung vãi, gian dối...
    Một sự bàng bạc trong xã hội, hậu quả của vô cảm : trước các hành vi tội lỗi của người khác, trước cái sai... và có thể học đòi, xem là chuyện bình thường... rất bình thường. Đây là điều đáng sợ : như quay cóp gian lận trong thi cử, chuyện đút lỏt cả hai phía... người đút lót và kẻ nhận coi đó là bình thường, và ai không thực hiện điều đó là bất thường, phải chấp nhận nhiều sự nhiêu khê, khó khăn...
    Rồi vô cảm với cả cái tốt, điều tốt, coi đó là việc của ai khác, di sản của thời thượng cổ, cổ vật...

    5. Khắc phục tình trạng vô cảm xã hội và cá nhân :
    • Tạo môi trường sống thân thương, an toàn.
    • Sinh hoạt chung, tập thể, và nhóm làm việc cùng chịu trách nhiệm và làm chung với nhau.
    • Gia Đình là nôi....đào tạo con người...xây dựng lối sống chân thực ngay trong gia đình mình.
    6. Kết luận :

    Lạy Chúa, khi con người vô cảm... sẽ không nghe được tiếng kêu cứu của người bị nạn bên vệ đường, không cảm được nổi lòng của bà mẹ góa khi đứa con duy nhất của mình qua đời, của người nghèo Lazaro đang đứng trước cửa nhà mình với bữa ăn thịnh soạn....

    Từng ngày, xin cho con biết tìm tìm ra... được.. rằng con phải đập bởi nhịp của trái tim bằng thịt, trái tim biết yêu thương. Trái tim có cảm xúc....thay cho trái tim bằng đá, bằng sắt, trái tim vô cảm....

  30. #17
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default Bí ẩn về những người vô cảm

    Bí ẩn về những người vô cảm


    Lý trí đã từ lâu được xem là thành tựu cao nhất của con người,
    ngược lại tình cảm lại bị coi rẻ như là ngu ngốc và không tin cậy được.
    Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu não nhận ra rằng xúc cảm
    cũng có trí tuệ riêng của nó - và có tầm quan trọng sống còn.



    Elliot Smith từng là một doanh nhân thành đạt, nhưng một ngày nào đó cuộc sống của ông thay đổi hoàn toàn. Nó bắt đầu với những cơn nhức đầu và khó khăn trong tập trung tư tưởng, ngày càng trầm trọng thêm. Bác sĩ phát hiện trong đầu ông, ngay sau trán, có một khối u ung thư. Các nhà giải phẫu cắt đi khối u cũng như một phần của thùy trán, phần phía trước của vỏ não.

    Ban đầu, lần giải phẫu này dường như đã thành công. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó người ta nhận thấy rằng Smith không còn như xưa nữa. Điều đó bắt đầu ngay từ buổi sáng: Ông chẳng buồn bước xuống giường, người ta phải hối thúc ông. Định thu dọn bàn làm việc, ông có thể trầm tư suy nghĩ hằng giờ rằng nên phân loại giấy tờ theo nguyên tắc nào. Ông bị cho thôi việc. Hôn nhân đổ vỡ. Cuối cùng ông lẫn lộn bất lực trong cuộc sống và phải được anh chị em chăm sóc.

    Nhà thần kinh học Antonio R. Damasio biết đến người bệnh vào thời gian đó. Ông Elliot Smith không hề có bất cứ vấn đề nào về trí nhớ, vị bác sĩ khẳng định, và trí thông minh của ông cũng trên mức trung bình. Chỉ sau nhiều lần nói chuyện và khám nghiệm nhà thần kinh học mới biết rằng ông Smith không phải thiếu trí thông minh hay kiến thức mà thiếu một thứ khác, và đó có thể là nguyên nhân cho thái độ cư xử phi lý của ông: Người đàn ông này vô cảm.

    Cảm xúc là một dạng "la bàn"?


    Tình cảm, trong văn hóa phương Tây, không được đánh giá cao. Từ Platon qua Aristoteles cho đến những người của thời kỳ sau này, lý trí luôn được xem là vượt trội - ngược lại, tình cảm bị coi rẻ như là sơ đẳng, ngu ngốc, thú vật, không thể tin cậy được và nguy hiểm.

    Trong vòng 20 năm vừa qua, sự đánh giá tình cảm này đã trải qua một biến đổi sâu sắc. Các nhà thần kinh học hiện đã kết luận rằng tình cảm không phải ngu ngốc và sơ đẳng mà có trí tuệ dưới hình thức riêng của nó. Chúng ta sẽ không hoàn hảo nếu như không có chúng. Hay nói ngắn gọn hơn: Không có cảm xúc thì con người không phải là con người.

    Cảm xúc của chúng ta, như trường hợp của Smith đã chỉ ra, giống như một cái la bàn. Chúng chỉ cho ta phải cư xử theo hướng nào. Chúng cho ta cảm nhận được cái gì là tốt và cái gì là xấu cho chúng ta, và dẫn chúng ta đi trong cuộc sống.

    Cảm xúc tạo khả năng cho chúng ta sống còn. Vì nếu khác đi, tổ tiên của chúng ta đã khó có thể sống còn được. Đặc biệt là các cảm xúc không dễ chịu như sợ hãi, ghê tởm hay đau đớn. Sợ hãi làm cho chúng ta cảnh giác với những mối nguy hiểm, ghê tởm nhắc nhở đến vệ sinh và cảnh báo thực phẩm đã thiu thối tức có thể bị ngộ độc; đau đớn làm cho chúng ta phải chăm sóc vết thương hay tránh không bị thương ngay từ đầu.
    Thường chúng ta chỉ nhận thức được chức năng bảo vệ, cứu sống của cảm xúc khi chúng bất thình lình không tồn tại nữa. Thí dụ như bà Barbara Miller vì một bệnh di truyền mà không hề biết lo sợ. Bà lúc nào cũng vui vẻ và sốt sắng, ngay với người hoàn toàn xa lạ và vì thế thường hay bị lợi dụng. Bà Miller mất tính hoài nghi - đức tính giữ cho chúng ta không hoàn toàn tin tưởng vào tất cả mọi người xa lạ.

    Cảm xúc đảm nhận một chức năng quan trọng sống còn, đã từ lâu người ta không còn hoài nghi về điều này nữa - nhưng như thế nào thì vẫn còn là câu đố. Các nhà khoa học chỉ biết rõ là không có một trung tâm nhất định cho cảm xúc, tình cảm của chúng ta được tạo nên bởi nhiều mạng lưới tế bào thần kinh phức tạp.
    Được khám nghiệm tốt nhất là cảm tính sợ hãi. Nhà nghiên cứu não người Mỹ Joseph E. LeDoux đã khám phá được 2 "con đường sợ hãi" trong đầu. Một đường rất nhanh nhưng không chính xác, chủ yếu thông qua tiềm thức. Nó làm cho chúng ta giật bắn người và lùi lại khi gặp một vật giống như một con rắn trên đường đi. Thông tin của thị giác được truyền qua vùng não thalamus về hạch hạnh nhân, nơi tiết hoóc môn gây stress như adrenaline đặt cơ thể vào tình trạng báo động.

    Đồng thời, vùng thalamus gửi thông tin thị giác qua một đường thứ hai về phần vỏ não thị giác, nơi phân tích có ý thức hình ảnh một cách chính xác hơn - nhưng cần thời gian lâu hơn. Nếu như xác định đấy chỉ là một cành cây, vỏ não sẽ thông báo đến hạch hạnh nhân để chấm dứt báo động.

    Thí dụ về con rắn chỉ ra cho chúng ta thấy cảm xúc là gì và chúng "hoạt động" như thế nào. Như vậy, không chỉ những gì chúng ta suy nghĩ, mà cảm xúc cũng đóng vai trò quyết định với sự sống còn.

    Hội chứng bí ẩn mang tên Cotard


    Những người mắc phải hội chứng này tin rằng mình đã chết. Thỉnh thoảng họ lại lấy làm ngạc nhiên rằng tại sao mình chưa được chôn cất. Nguyên nhân gây ra hội chứng vẫn còn chưa rõ nhưng người ta phỏng đoán rằng ở các bệnh nhân này sự cảm nhận qua giác quan đã bị cắt lìa khỏi sự đánh giá cảm xúc trong não.

    Hậu quả: Không có gì trên thế giới này, không một sự kiện, không một va chạm tiếp xúc, không một loại âm nhạc nào còn có bất kỳ một ý nghĩa về cảm xúc cho họ nữa. Họ không còn sống trải nghiệm nữa mà chỉ ghi nhận. Các nhà tâm lý học cho rằng đó chỉ là một sự tưởng tượng điên rồ, thế nhưng đối với những người mắc phải bệnh này thì sự điên rồ đó là sự thật cay đắng: Ai bị cắt đứt ra khỏi thế giới tình cảm, người đó bị cắt đứt ra khỏi cuộc sống.

    Suy ngược lại thì điều đó có nghĩa là: Tôi cảm xúc, tức là tôi tồn tại.


    Phan Ba (VE, theo GEO Kompakt)


  31. Được cám ơn bởi:


  32. #18
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default BỆNH VÔ CẢM

    BỆNH VÔ CẢM

    Có bao giờ chúng ta nghe đến hai từ "vô cảm"? Vô cảm là gì và trong cuộc sống này vô cảm "được" thể hiện như thế nào? Trong xã hội, nhan nhản biết bao điều, bao câu chuyện mà bản chất đó chính là sự vô cảm.

    Bắt đầu bằng câu chuyện đã từng nổi đình nổi đám ở một công ty cấp nước về vụ nước bẩn, đã biết bao đơn yêu cầu, thắc mắc đề nghị của người dân nhưng những người có trách nhiệm vẫn "làm lơ", để rồi sau đó họ mới tá hỏa "chữa cháy", khắc phục. Rồi câu chuyện vợ chồng chủ quán phở hành hạ em Nguyễn Thị Bình làm xôn xao dư luận. Hay đơn giản hơn, mới đây thôi có vụ tai nạn giao thông tại đoạn đường Trường Chinh, quận Tân Bình, mặc kệ người bị nạn nằm bất động, người người đi lại vẫn cứ thản nhiên đi, không thèm đoái hoài.
    Vâng, đấy là sự vô cảm của con người, sự vô cảm của những người có chức, có quyền "lờ đi" ý kiến của người dân, sự vô cảm của mọi người dù biết được hoàn cảnh thương tâm của bé Bình mà không dám phản ánh; sự vô cảm của con người với con người khi gặp hoạn nạn thương tâm.

    Vô cảm đó chính là sự dửng dưng, không rung động, không xúc cảm. Vô cảm là vô tâm, vô tình, là bệnh chủ nghĩa cá nhân, không đoái hoài đến chuyện người, chuyện đời, chỉ lo, chỉ nghĩ đến riêng bản thân mình. Vô cảm ngày càng biến tướng, muôn hình vạn trạng.

    Phải chăng sự vô cảm là một thói quen cố hữu, một "căn bệnh" mãn tính, trầm kha và vô phương cứu chữa? Nếu quả thật như vậy, tin chắc rằng cái điều mà mọi người mong "xã hội văn minh" mãi mãi chỉ là lời nói suông.

    Nhưng không, tôi vẫn nghe đâu đó, "người yêu người sống để yêu nhau" cơ mà. Và chúng ta vẫn biết rằng, sự vô cảm hay bệnh vô cảm ấy không phải là đối với tất cả. Thế là vẫn còn những con người sống tình cảm, yêu mến, gắn kết với cộng đồng, xã hội, quan tâm đến đồng loại. Tại sao họ, chúng ta, những con người như vậy không vực dậy điều tốt này, để xã hội không còn hiện hữu sự vô cảm, để mọi người sáng dậy đi làm dù không biết vẫn chào hỏi nhau bằng một nụ cười. Và hơn hết để cuộc đời này tươi đẹp hơn, văn minh hơn.

    Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực... Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật... Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải.

    Vô cảm đó chính là sự dửng dưng, không rung động, không xúc cảm. Vô cảm là vô tâm, vô tình, là bệnh chủ nghĩa cá nhân, không đoái hoài đến chuyện người, chuyện đời, chỉ lo, chỉ nghĩ đến riêng bản thân mình. Vô cảm ngày càng biến tướng, muôn hình vạn trạng.

    Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa?nguyên nhân hình thành ntn ?tác hại ra sao?đó là 1 khó khăn .... vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : - Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. - Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. - Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết - Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. - Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân". Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng "lâm sàng" khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa Đã có nhiều bệnh nhân quan chức vô cảm : Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà - tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ... Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện - ông Hồ Thanh Hùng - lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã. Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy. Trước nỗi đau của dân, trước sự mong đợi từng ngày được cứu đói của dân, ông là chủ tịch huyện mà lại thản nhiên như không, chất gạo trong kho chỉ vì thiếu mấy triệu đồng tiền vận chuyển.Dân đói, Chính phủ cấp tốc cứu đói, nhưng cái lo lắng của Chính phủ, sự sốt ruột của lãnh đạo cấp trên chuyển xuống tay ông trở thành nguội lạnh. Ông chủ tịch huyện sống trong no ấm nên quên gạo cứu đói trong kho đến nỗi bị mốc. Không biết ông có bao giờ nghĩ về những người dân đang đói thắt ruột ở các xã vùng sâu, những cụ già, những em bé, những người bệnh mong có được bát cháo cho đỡ xót lòng. Ông đã không nghĩ đến, ông đã thực sự vô cảm.Lời nói ra vừa giả dối vừa thể hiện sự vô trách nhiệm.Giả dối vì cả UBND huyện chẳng lẽ không xoay được vài triệu để mua xăng dầu, nhất là trong tình hình cứu đói khẩn cấp cho dân. Vô trách nhiệm là vì cả một UBND huyện mà không xử lý được mỗi chuyện cỏn con đó, thì còn làm được gì lớn hơn, có ý nghĩa và có ích lợi hơn. Rồi câu chuyện vợ chồng chủ quán phở hành hạ em Nguyễn Thị Bình làm xôn xao dư luận. Hay đơn giản hơn, mới đây thôi có vụ tai nạn giao thông tại đoạn đường Trường Chinh, quận Tân Bình, mặc kệ người bị nạn nằm bất động, người người đi lại vẫn cứ thản nhiên đi, không thèm đoái hoài.

    Vâng, đấy là sự vô cảm của con người, sự vô cảm của những người có chức, có quyền "lờ đi" ý kiến của người dân, sự vô cảm của mọi người dù biết được hoàn cảnh thương tâm của bé Bình mà không dám phản ánh; sự vô cảm của con người với con người khi gặp hoạn nạn thương tâm.

    Vô cảm đó chính là sự dửng dưng, không rung động, không xúc cảm. Vô cảm là vô tâm, vô tình, là bệnh chủ nghĩa cá nhân, không đoái hoài đến chuyện người, chuyện đời, chỉ lo, chỉ nghĩ đến riêng bản thân mình. Vô cảm ngày càng biến tướng, muôn hình vạn trạng.

    Qua vụ việc này cho thấy rằng, căn bệnh vô cãm đang rất đáng lo ngại. Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa.......là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi nưh không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm...... Thời gian gần đây , Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua - phải chịu cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn, và giữa một khu dân cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến. Ở một đơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sát khu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựu chiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ... Ấy thế mà một số phận con người đày đoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết. Cơ quan chức năng thì không biết với lý do là không được cháu Bình... tố cáo (!?). Chờ người bị đối xử như con vật, không biết chữ, không gia đình... đi tố cáo ư? Thật là chuyện hoang đường. Tất cả lý do đưa ra lúc này là chuyện nực cười. Chỉ có một lý do duy nhất đúng là bệnh thờ đang phá ruỗng nhân cách con người. Ngay cả cơ quan chức năng (được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khi đứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: Chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo. Cách lập luận vô trách nhiệm đó đúng ra chỉ có ở một xã hội mông muội! Bệnh thờơ đã lan sang cảở những cơ quan công quyền. Như thế thì thật đáng sợ. Như vậy là những kẻ dã man đã bị pháp luật ngăn chặn. Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Sau sự phẫn nộ đối với những người dã man kia là sự phẫn nộ trước sự thờơ của con người ! Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rất may mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm - bà Hà Thị Bình, bán hàng ở chợ - đã giải thoát cho cháu. Người đàn bà đó có phẩm chất và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chính quyền, đoàn thể ở phường, ở quận! Người đàn bà đó rất đáng được kính trọng hơn ngàn lần những người chỉ nói chuyện to tát với những lời có cánh ở chỗ đông người, mà không có việc làm nào cụ thể để cứu vớt những số phận đáng thương không những liên quan đến quan chức cấp cao , mà nó càng ngày càng lay lan sang 1 bộ phận mới. Cụ thể là: cái chết oan ức của em học sinh Huỳnh Nguyễn Bích Loan (13 tuổi) tại BVĐK tỉnh. Đây là một biểu hiện bệnh vô cảm của những thầy thuốc tiếp nhận bệnh nhân hôm đó. Em Loan bị đau bụng dữ dội, được gia đình đưa vào viện kịp thời, thế nhưng thầy thuốc chủ quan không nghĩ là bệnh cần cấp cứu và để em nằm viện suốt buổi sáng không xử lý. Khi bệnh nhân tử vong và được báo chí phỏng vấn, lại không thừa nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi do bệnh nhân bất hợp tác, quá mập không thể khám lâm sàng được, căn bệnh quá khó, siêu âm bên ngoài không đáng tin cậy... (?) Đây chỉ là những trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh thầy thuốc vô cảm được báo chí phanh phui, còn biết bao trường hợp khác bị tật nguyền di chứng hay chết oan uổng mà báo chí không phát hiện được. Một bệnh viện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc mắc bệnh vô cảm cũng đủ gây tai họa cho người bệnh. Bệnh thầy thuốc vô cảm xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình và thiếu tri thức. Thiếu nhiệt tình làm thầy thuốc, không đam mê công việc, không muốn gần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thương yêu người bệnh. Thiếu tri thức làm thầy thuốc chủ quan, bảo thủ trong việc đưa ra quyết định, luôn luôn tự cho mình là đúng, không tôn trọng đồng nghiệp, không cầu tiến trong công việc.Nếu biết được hai yếu tố trên tạo nên bệnh thầy thuốc vô cảm, thì chúng ta có thể có những biện pháp khắc phục được. Tất cả nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh thầy thuốc vô cảm, gây ra những cái chết thương tâm cho người bệnh đều phải được xử lý bằng pháp luật. Không nên bao che cho thầy thuốc vô cảm vì bất cứ lý do gì. Đã đến lúc, không thể tiếp tục rao giảng đạo lý y đức cho những thầy thuốc mang bệnh vô cảm do chủ quan, mà chỉ có sự xử lý nghiêm minh bằng luật pháp và sự lên án nghiêm khắc của dư luận thì mới hy vọng rằng, trong tương lai sẽ không còn những cái chết oan uổng của người bệnh bên cạnh đó luôn luôn tồn tại những con ngưòi , những cơ quan , những chính quyền cố gắng loại bỏ căn bệnh này.tiêu biểu như: Phong trào "Ký tên vì công lý" trở thành sự kiện tại VN là tín hiệu vô cùng khả quan của các nạn nhân chất độc da cam. Đi đâu cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên học sinh hỏi nhau "đã ký tên vì công lý chưa?" mà thấy vui trong lòng. Điều đó minh chứng chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình.

    Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn! Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm "lệch chuẩn" hay "loạn chuẩn" đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ...

    Phải chăng sự vô cảm là một thói quen cố hữu, một "căn bệnh" mãn tính, trầm kha và vô phương cứu chữa? Nếu quả thật như vậy, tin chắc rằng cái điều mà mọi người mong "xã hội văn minh" mãi mãi chỉ là lời nói suông.

    Nhưng không, tôi vẫn nghe đâu đó, "người yêu người sống để yêu nhau" cơ mà. Và chúng ta vẫn biết rằng, sự vô cảm hay bệnh vô cảm ấy không phải là đối với tất cả. Thế là vẫn còn những con người sống tình cảm, yêu mến, gắn kết với cộng đồng, xã hội, quan tâm đến đồng loại. Tại sao họ, chúng ta, những con người như vậy không vực dậy điều tốt này, để xã hội không còn hiện hữu sự vô cảm, để mọi người sáng dậy đi làm dù không biết vẫn chào hỏi nhau bằng một nụ cười. Và hơn hết để cuộc đời này tươi đẹp hơn, văn minh hơn.

    =============================================

    Đề

    Suy ngẫm về bệnh vô cảm trong xã hội.

    Bài làm.


    Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện "Đổi mới" vào năm 1986, đã có những biến chuyển liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây. Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta những tích cực rất đáng ghi nhận, đó là sự phát triển vượt bực của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện một cách đáng kể,...nhưng đồng thời, sự thay đổi này cũng mang lại cho xã hội ta ko ít những tiêu cực, mặt trái của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường.

    Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần gũi diễn ra xung quanh họ. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội ta, ko chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới.

    Vô cảm là gì? Đó là ko có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

    Có một thực trạng đáng lo là căn bệnh vô cảm này dường như đang trở nên rất phổ biến và ngày càng nhanh chóng phát triển, nhất là đối với giới trẻ.

    Những người sống vô cảm, thường mang trong họ tâm niệm "Đèn nhà ai nấy sáng", tức là họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được những phiền toái lại cho họ. Nhưng song song với đó, những người sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính "người" trong bản thân của họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có mỗi họ mà thôi.

    Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và...quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến dường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những người đó đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính "người" nào khi gặp đồng loại đang gặp khó khăn. "Con người là động vật có tinh thần", và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người sống vô cảm phải chăng đã khiến cho tính "người" trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần "con". Bởi con vật thì làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà.
    Và những người sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Tôi biết, có thể ở trong cái hang đó, họ sẽ được sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái của người khác nhưng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko...

    Thật đáng lo, nếu như "cơn dịch vô cảm" này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, ko gắn kết, ko giúp đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.

    Căn bệnh vô cảm này là sản phẩm từ một nền giáo dục yếu kém, thất bại hoàn toàn. Nền giáo dục nước ta, dường như ko chú trọng lắm đến việc đào tạo nên "nhân cách" mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra "nhân lực", nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nước ta. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên "nhân cách" con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ ko đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những "nhân cách" tốt dc. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ ko hoàn chỉnh, một thế hệ ko thể nào miễn nhiễm dc với những căn bệnh như vô cảm dc.

    "Hiền dữ nào phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên", nếu muốn trị tận gốc những căn bệnh này, giáo dục là phương thuốc duy nhất có thể làm được. Muốn ngăn chặn, tiêu diệt hiện tượng này thì cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục ko còn những giáo điều, lý thuyết khô khăn, nặng nề, ko cần thiết nữa mà thay vào đó những bài học sinh động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, thì vô cảm mới có thể dc giảm thiểu ở mức thấp nhất.

    Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi "cơn đại dịch" này lan rộng ra toàn xã hội thì lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc nữa, mà khi đó phần "người" hoàn toàn biến mất trong họ.


    (Sưu tầm và tổng hợp từ Internet)

  33. Có 2 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com