Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Chủ đề: NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA
    HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
    Chúa nhật 21.06.2009
    MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN ĐẾN ROMA
    Theo giáo luật, cứ 5 năm một lần, các giám mục của các giáo phận trên toàn thế giới phải về Rôma để: (1) viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô vì các giám mục là những người kế nhiệm các thánh tông đồ; (2) gặp Đức Thánh Cha, Đấng kế vị thánh Phêrô và là vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian; (3) làm việc với các Bộ thuộc Toà Thánh. Tất cả đều nhằm mục đích liên kết các giám mục với Đức Thánh Cha, liên kết các giáo hội địa phương với Giáo Hội phổ quát, như ước nguyện của Chúa Giêsu: "Xin cho mọi người nên một".
    Trong truyền thống đó, các giám mục Việt Nam đã cùng lên đường sang Rôma vào ngày thứ bảy 20-06-2009. Lúc 20g00, các giám mục thuộc giáo tỉnh miền Trung và miền Nam đã có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất. Hai giờ sau, các giám mục thuộc giáo tỉnh miền Bắc cũng có mặt đông đủ. Sau đó, lúc 23g00, chuyến bay cất cánh đưa các giám mục sang Paris, tiếp đó đến Rôma lúc 9g00 sáng Chúa nhật 21-06-2009.



    Tính cho đến tối Chúa nhật 21-06-2009, trừ các Đức cha nghỉ hưu, 29 Đức cha trực tiếp từ Việt Nam hay đang ở các nơi khác đã tề tựu tại Domus Romana Sacerdotalis (Nhà Linh mục) gần Đền Thánh Phêrô ở Rôma. Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, giáo phận Quy Nhơn, và Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận, giáo phận Cần Thơ, vì đau yếu không đến đươc. Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giáo phận Kontum, chưa đến được vì đang chữa bệnh, nhưng hy vọng sẽ đến.
    Các Đức cha đã cùng dâng Thánh Lễ đầu tiên do Đức cha Chủ tịch HĐGMVN chủ sự. Trong bài chia sẻ, Đức cha Chủ tịch đã nói lên niềm vui của các giám mục Việt Nam được đến Kinh thành muôn thuở của Giáo Hội, lại không đến một mình nhưng đến cùng với tất cả anh em trong HĐGM, và đến để sống mầu nhiệm hiệp thông cách hữu hình và cụ thể qua việc gặp gỡ Đức Thánh Cha và làm việc với các Bộ thuộc giáo triều Rôma.




    Ngài mời gọi các giám mục dâng những ngày này lên Chúa Kitô, Đấng mà Tin Mừng Marcô Chúa nhật 12 thường niên mô tả là Người hiện diện bên các tông đồ giữa cảnh phong ba bão táp và mang lại bình an cho các ông.


    Sau thánh lễ đồng tế các Đức cha đã trao đổi về chương trình làm việc trong những ngày tới. Ngày đầu tiên, thứ hai 22.6, các Đức cha sẽ gặp Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân và Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình.





    Trong tâm tình hiệp thông, xin toàn thể cộng đồng Dân Chúa trong nước cũng như ở hải ngoại cầu nguyện cho cuộc viếng thăm Ad Limina năm nay thu được nhiều hoa trái thiêng liêng.



    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN


    hdgmvietnam.org
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )


  2. #2
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (2)
    Thứ hai 22.06.2009
    GIÁO DÂN VÀ GIA ĐÌNH
    Do chênh lệch giờ giữa Việt Nam và Italia, nhiều Đức cha chỉ ngủ được vài ba giờ, nhưng tất cả các giám mục đã khởi đầu ngày thứ nhất với thánh lễ đồng tế sốt sắng lúc 6 giờ sáng, do Đức Hồng y Gioan Baotixita chủ sự.
    Hôm nay toàn thể các Đức cha đi gặp 2 Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân và về Gia đình. Hai cơ quan này ở chung một tòa nhà nên không phải đi lại nhiều.
    Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân
    Tiếp đoàn tại trụ sở Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân là Đức ông Clemens, người Đức, và 8 chuyên viên, trong đó có 2 phụ nữ. Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, chủ tịch Ủy ban Giáo dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam trình bày về đời sống và vai trò của giáo dân trong Giáo Hội Việt Nam, nhấn mạnh đến đức tin và lòng đạo của người giáo dân Việt Nam, siêng năng cầu nguyện và tham dự thánh lễ, hăng hái tham gia sinh hoạt giáo xứ.
    Tiếp đến, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, chủ tịch Ủy ban Giới trẻ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam trình bày về một giới trẻ năng động và quảng đại, nêu đặc biệt Đại hội Giới trẻ hằng năm của Giáo tỉnh Hà Nội với con số tham gia ngày càng tăng, nay đã lên đến trên dưới 15 ngàn. Đức ông thư ký Hội Đồng nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần của giáo dân Việt Nam nói chung và của giới trẻ nói riêng.
    Giáo sư Cariquiry, phó thư ký, cho biết đang chuẩn bị tổ chức Đại hội Giáo dân Châu Á tại Hàn Quốc và đề nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi một đoàn đông đảo giáo dân đi tham dự.
    Đức ông thư ký nói: "Chúng tôi nghĩ nhiều về Châu Á, và đặt nhiều hy vọng ở Châu Á." Cha Jacquinet cho biết Việt Nam đã tham dự ngày càng tích cực và đông đảo vào Đại hội Giới trẻ Thế giới. Đây là cơ hội tốt để giới trẻ sống kinh nghiệm về Đức Kitô trong Hội Thánh, dịp để giới trẻ gặp gỡ trực tiếp các vị lãnh đạo Hội Thánh và chia sẻ với nhau. Trước mỗi Đại hội Giới trẻ Thế giới, Giáo Hội tại quốc gia tổ chức Đại hội nhận cây Thánh giá như sứ mạng trao cho giới trẻ sống và loan báo mầu nhiệm Đức Kitô cho nhân loại, và cây Thánh giá đó đã được chuyển đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đó cũng có thể là khuôn mẫu cho các Đại hội Giới trẻ ở các cấp độ địa phương.
    Giáo sư Carriquiry nêu lên 3 tiêu chí về căn tính Công Giáo so với anh em Tin Lành: lòng yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, lòng sùng kính Đức Mẹ và sự gắn bó với Đức Thánh Cha.
    Cả ba điều ấy đều nổi bật nơi giáo dân Việt Nam. Đức ông thư ký cũng lưu ý các giám mục tổ chức các khóa đào tạo giáo dân để họ tham gia tích cực và lãnh trách nhiệm nhiều hơn nữa trong các giáo xứ cũng như ở những bình diện rộng lớn hơn. Kết thúc buổi gặp gỡ và làm việc rất sinh động, Đức ông thư ký ca ngợi và cám ơn giáo dân Việt Nam đang nêu gương cho Giáo Hội Châu Á nói riêng và Hội Thánh toàn cầu nói chung.






    Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình
    Tại trụ sở Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, tiếp đoàn là Đức Hồng y Enio Antonelli, chủ tịch Hội Đồng, và 4 chuyên viên.
    Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, chủ tịch Ủy ban Gia đình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam trình bày về gia đình truyền thống Việt Nam rất phù hợp với giáo lý Công Giáo, đặc biệt về lòng hiếu thảo, nếp sống đại gia đình, lễ nghĩa gia phong, quan hệ họ hàng thân thuộc gắn bó. Tinh thần ấy có thể áp dụng vào Hội Thánh như gia đình Thiên Chúa trong đó mọi người sống với Thiên Chúa theo tình con thảo và với tha nhân như anh em thân thuộc. Tuy nhiên hiện nay có hai trào lưu đang tác động vào gia đình truyền thống ấy là việc đô thị hóa và toàn cầu hóa. Trào lưu trước khiến nhiều người phải xa gia đình đi làm việc ở các đô thị. Trào lưu sau đem nếp sống tây phương vào xã hội Việt Nam. Khuynh hướng gia đình nhỏ đang dần dần thay thế đại gia đình. Những hiện tượng tiêu cực như sự ích kỷ, đề cao vật chất, thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ con cái, nhất là về đời sống đức tin, nạn nam nữ sống chung không kết hôn, nạn ly dị, nạn phá thai… đang đe dọa những giá trị văn hóa truyền thống và đức tin của gia đình công giáo. Trong những năm gần đây, Hội đồng Giám mục đã nhiều lần nhắc nhở giáo dân về những giá trị vĩnh cửu của gia đình theo tinh thần Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh cần phải được bảo vệ và phát huy. Hơn lúc nào hết, Giáo Hội Việt Nam cần một nền mục vụ gia đình để hướng dẫn và giúp đỡ các gia đình, nhất là những gia đình trẻ.









    Ông Simon, phó thư ký, ghi nhận 3 điểm quan trọng nêu trong bản phúc trình: (1) giáo dục Công giáo trong gia đình; (2) chương trình giáo dục những người sắp kết hôn và giúp đỡ những gia đình trẻ; (3) đạo đức sinh học: sự sống phải được đón nhận với tinh thần trách nhiệm trong gia đình. Một chuyên viên giới thiệu các tài liệu Hội đồng đã soạn thảo và phát hành có thể giúp các giám mục Việt Nam trong mục vụ gia đình. Đức Hồng y chủ tịch đề nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi thêm người đi học chuyên biệt về mục vụ gia đình, đồng thời hứa sẽ giúp các giám mục khi có những chương trình cụ thể.
    Sau khi thảo luận một vài vấn đề mục vụ về ngừa thai và phá thai, Đức Hồng y chủ tịch nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm giáo dục con cái trong gia đình, việc cầu nguyện trong gia đình dựa trên Lời Chúa và được kiểm nghiệm trong đời sống, và kết luận: Cần giúp mọi người ý thức và xác tín "gia đình không chỉ là đối tượng nhưng còn là chủ thể của mục vụ".

    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN


    hdgmvietnam.org
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )


  3. #3
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (3)
    Thứ ba 23.06.2009
    Hôm qua có hai cuộc họp với hai Hội đồng, hôm nay là hai cuộc họp với hai Bộ. Hai cơ quan này cùng ở toà nhà ngay sát Đền Thánh Phêrô, nên các giám mục đi bộ khoảng 10 phút là đến.
    Bộ Giáo sĩ
    Tại Bộ Giáo sĩ, chính Đức Hồng y Bộ trưởng Claudio Hummes tiếp đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam. Không giống những lần khác, hôm nay thay vì một bản trình bày của Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo sĩ-Chủng sinh, 7 Đức Cha đã liên tiếp phát biểu về các linh mục trong giáo phận mình. Tuy mỗi nơi mỗi khác, nhưng các điểm chung là hầu hết các linh mục hăng say và tận tụy với sứ mạng, thường phải làm việc quá sức, và cần được thường huấn. Các Đức cha cũng thấy không có vấn đề đáng quan ngại về đời sống đức tin và tuân phục của các linh mục. Có Đức cha hãnh diện vì các linh mục giáo phận mình. Tuy nhiên, có mấy Đức cha băn khoăn về đời sống cầu nguyện, đời sống nghèo khó, đời sống độc thân của các linh mục. Đức Hồng y Bộ trưởng cho biết Giáo Hội Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách nhưng vẫn có nhiều ơn gọi linh mục, đó là do ơn Chúa. Ngài nhấn mạnh 3 điều cần thiết cho các linh mục: (1) tinh thần thừa sai giúp các linh mục dâng mình cho Chúa và tận tụy phục vụ chương trình cứu độ; (2) thường huấn với nội dung thần học, tu đức hay mục vụ, giúp các linh mục luôn thích ứng với hoàn cảnh mới; (3) linh đạo giúp các linh mục luôn khởi đầu mọi sự với Đức Kitô và tiến bước theo Đức Kitô. Theo ngài, trong Năm Linh mục này, mỗi giáo phận nên có một chương trình cụ thể nhằm các mục tiêu trên. Riêng về đời sống độc thân, các giám mục cần nhân từ nhưng cũng phải kiên quyết đối với những linh mục lỗi phạm. Trong phần trao đổi, một vài Đức cha nêu lên tình trạng có nơi thiếu linh mục trong khi nơi khác các linh mục lại thiếu việc làm. Có Đức cha cho biết các dòng tu ở Việt Nam hiện đã gửi khá nhiều linh mục và tu sĩ đi truyền giáo ở nước ngoài. Đức cha phụ trách linh mục và chủng sinh của Hội đồng Giám mục cho biết Bản Qui chế đào tạo linh mục (Ratio) sắp hoàn tất sẽ giúp việc đào tạo trong các chủng viện vừa hoàn thiện hơn vừa thống nhất hơn. Đức Hồng y Bộ trưởng đã ân cần chia sẻ những suy nghĩ của ngài về những câu hỏi được đặt ra. Và để kết luận, ngài cho rằng các linh mục tận tụy với sứ mạng sẽ tìm được sự hăng say trong thiên chức.




    Bộ Giáo lý Đức tin
    Tại văn phòng của Bộ Giáo lý Đức tin, tiếp đoàn có Đức Tổng Giám mục Tổng thư ký Ladaria và hai Đức ông. Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc trình bày về cơ cấu tổ chức và những công việc của Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Ủy ban đã duyệt lại một số bản văn căn bản của Hội Thánh như sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, các văn kiện Công đồng Vaticanô II, một số thông điệp và tông huấn. Ủy ban cũng soạn bản đề cương "Giáo Hội: Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ" để toàn Giáo Hội Việt Nam cùng suy nghĩ, học hỏi và góp ý nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 50 thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Ủy ban cũng đang soạn quyển Từ Vị các thuật ngữ giáo lý, thần học để giúp mọi người hiểu về giáo lý và đức tin, đồng thời thống nhất các thuật ngữ trong ngôn ngữ Việt Nam. Ở Việt Nam không có những vấn đề về tín lý, nhưng gặp nhiều vấn nạn về luân lý, đặc biệt về đạo đức sinh học. Việc thế tục hóa cũng ảnh hưởng đáng kể đến Giáo Hội Việt Nam, nhất là giới trẻ. Trước những thách đố, Giáo Hội phải tăng cường nỗ lực rao giảng Tin Mừng và đào sâu đức tin, trong khi đặt tin tưởng trọn vẹn nơi Thiên Chúa.
    Tiếp đó, Đức cha Giuse Võ Đức Minh trình bày về công việc của Ủy ban Thánh kinh mới được tách ra từ Ủy ban Giáo lý Đức tin. Ngài cho biết trong thập niên qua, đã có 250 ngàn quyển Kinh Thánh trọn bộ và 2 triệu bản Tân Ước được phát hành. Như thế, trung bình mỗi gia đình Công giáo đều có một quyển Tân Ước. Ủy ban Thánh kinh cũng dùng internet để phổ biến Lời Chúa dưới nhiều dạng như suy niệm, chia sẻ, chứng từ… Ba giám mục Việt Nam đã tích cực tham dự Thượng Hội đồng Giám mục vừa qua về Lời Chúa trong đời sống của Hội Thánh. Đức Tổng Giám mục Tổng thư ký rất vui mừng về đời sống đức tin của giáo dân Việt Nam, tạ ơn Chúa vì không có những sai lạc về tín lý, còn những vấn đề về luân lý là thập giá chung của thời đại này mà mọi Giáo Hội địa phương đều phải cố gắng thắng vượt.


    Lúc 17g30, các Đức cha có mặt ở Đền thánh Phaolô Ngoại Thành để dâng lễ và viếng mộ ngài. Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Huế chủ sự. Có hơn 30 Đức ông và linh mục Việt Nam đang làm việc hay học ở Rôma đồng tế, cùng với hơn 100 nữ tu và giáo dân Việt Nam tham dự. Trong bài giảng, dựa vào các bài đọc của ngày lễ, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc nêu lên sứ mạng người tông đồ là rao giảng Đức Kitô là Đấng Cứu Độ cho mọi người. Ở Việt Nam, Giáo Hội nỗ lực chu toàn và cố gắng trung thành với sứ mạng ấy kể cả việc loan báo Tin Mừng cho người cộng sản. Giáo Hội không đứng về phe phái chính trị nào, nhưng trung thành và can đảm rao giảng Tin Mừng, và nếu cần thì sẵn sàng hy sinh cả mạng sống. Các giám mục nhận sứ mạng ấy nhưng như Giêrêmia, các ngài cảm thấy mình "chỉ là trẻ con, không biết nói năng". Dầu vậy các giám mục tin tưởng không có gì Thiên Chúa không làm được. Đức cha kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa một lòng với các giám mục và khích lệ các giám mục trong sứ mạng tông đồ. Sau thánh lễ, toàn thể các Đức cha cùng với các linh mục, tu sĩ và giáo dân đến cầu nguyện trước mộ thánh Phaolô.
    Có thể nói hôm nay là một ngày các Đức cha ý thức sứ mạng khó khăn của Giáo Hội, nhưng tuyên xưng lòng trung thành với Đức Kitô và Hội Thánh, đồng thời hiệp thông với các linh mục và toàn thể Dân Chúa ở Việt Nam, tha thiết nguyện xin và dấn thân làm chứng cho Đức Kitô theo gương thánh Phaolô.
    UB. Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    hdgmvietnam.org
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  4. Có 6 người cám ơn Damsan vì bài này:


  5. #4
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (4)
    Thứ tư 24.06.2009
    LÀM CHỨNG VÀ RAO GIẢNG
    7g30 sáng, các Đức cha dâng thánh lễ tại Đền Thánh Phêrô. Có hơn 30 cha đồng tế, khoảng 30 nữ tu và 30 giáo dân tham dự. Hôm nay là một ngày mang nhiều ý nghĩa: lễ kính thánh Gioan Tẩy Giả tại Đền Thánh Phêrô, trong năm Thánh Phaolô.
    Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự và Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt giảng. Cả cộng đoàn vỗ tay mừng lễ bổn mạng Đức Hồng y. Đức cha Ngô Quang Kiệt giới thiệu thánh Phêrô được Chúa Giêsu chọn làm đá tảng của Hội Thánh, mặc dầu thánh nhân nhiều khi yếu đuối.


    Thánh Gioan Tẩy Giả là một người hoàn toàn phó thác đời mình trong tay Thiên Chúa. Các ngài đã được Thiên Chúa dẫn đến nơi các ngài không muốn: thánh Phêrô đến Roma, thánh Gioan Tẩy Giả đến dinh Hêrôđê. Các ngài không muốn chống đối hay lật đổ ai, chỉ loan báo Đức Kitô và đòi hỏi tôn trọng công lý và luân lý. Các ngài đã trung thành với sứ mạng đến hy sinh mạng sống. Xin Chúa cho Giáo Hội Việt Nam tinh thần của các ngài để làm chứng và rao giảng trong giai đoạn này của lịch sử.
    Sau thánh lễ ở Đền Thánh Phêrô, các Đức cha đến trụ sở Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc để gặp các vị lãnh đạo của Bộ cũng như vị lãnh đạo của các Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo.
    Tiếp đoàn có Đức Hồng y Bộ trưởng Dias và Đức Tổng Giám mục Tổng thư ký. Trước hết Đức Hồng y Bộ trưởng cho biết sau thời gian gặp nhiều thử thách, hiện nay có nhiều điểm tích cực như nhiều ơn kêu gọi, nhiều linh mục và nữ tu theo học ở Roma và các nơi khác, việc bổ nhiệm giám mục dễ dàng hơn… "Hãy tận dụng thời gian bình an, và hy vọng thời gian này sẽ lâu dài."
    Đức cha chủ tịch Hội đồng Giám mục trình bày khái quát về tình hình Giáo Hội Việt Nam, việc đào tạo linh mục, tu sĩ giáo lý viên. Ngài cho biết trong cả nước có 5 ngàn giáo lý viên làm việc không lương.
    Năm nay Hội đồng Giám mục nhấn mạnh về giáo dục Công giáo ở gia đình. Về sứ mạng truyền giáo, ngài nói đến việc phải phát triển con người toàn diện, và vì thế phải đối diện với nhiều vấn đề mới. Giáo Hội Việt Nam sẽ kiên nhẫn phục vụ lợi ích sâu xa của toàn thể nhân dân, vì ơn gọi của Hội Thánh là phục vụ con người.
    Đức Hồng y Bộ trưởng cho biết "xem quả thì biết cây": thấy sức sống của Giáo Hội Việt Nam thì biết Hội đồng Giám mục thế nào. Khi bão, có những cây bị gẫy, có những cây bị uốn cong, có những cây thêm vững mạnh. Giáo Hội Việt Nam đã trải qua mùa đông, nay đã sang mùa xuân.
    Đức cha Tổng thư ký cám ơn các Đức cha về những gì đã thực hiện trong Giáo Hội Việt Nam, mặc dù không phải lúc nào hoàn cảnh cũng thuận lợi. Ngài nhấn mạnh đến việc đào tạo linh mục, linh hồn của các giáo xứ. "Hãy giúp các linh mục sống ơn gọi linh mục một cách thánh thiện."
    Tuy nhiên ngài cũng nhắc là đừng quên việc đào tạo tu sĩ và giáo dân. Đặc biệt ngài nhấn mạnh đến mục vụ gia đình: "Người ta phá hủy văn hóa băng việc tấn công vào gia đình."
    Cuộc trao đổi sau đó đề cập một số vấn đề cụ thể như Giáo Hội Việt Nam không chỉ cần các giáo sư, nhưng hơn nữa cần các nhà đào tạo; việc đào tạo 6 ngàn chủng sinh trong 7 chủng viện…
    Đức Hồng y Bộ trưởng đề nghị Hội đồng Giám mục có những dự án cụ thể để Bộ có thể giúp đỡ. Nhân Năm Linh mục, ngài cho rằng một linh mục tốt phải có 3 chiều kích: giáo thuyết, kỷ luật và đạo đức. "Dân chúng phải thấy là linh mục tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa như thánh Gioan Vianney." Ngài cũng khuyên các Đức cha: "Đừng dung thứ các gương mù gương xấu." Để kết luận, ngài cho rằng "Giáo Hội Việt Nam rất xinh đẹp vì đầy sức sống: cần vun trồng và phát triển."
    Tiếp đến, Đức Tổng Giám mục Vacchelli, chủ tịch các Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo cho biết các Hiệp hội trợ giúp nhiều hoạt động của 2 ngàn giáo phận trong các xứ truyền giáo, nên sẵn sàng giúp các Đức cha Việt Nam, nhưng phải cân bằng vì nhu cầu thì nhiều mà khả năng có hạn. Ngài đề nghị các Đức cha lên dự án trong lãnh vực đào tạo chủng sinh và giáo dân để các Hiệp hội cứu xét và giúp đỡ.
    Mở đầu buổi gặp gỡ, Đức Hồng y Bộ trưởng đã chào các Đức cha đến đây như "về nhà". Giữa hai buổi gặp gỡ, các Đức cha được mời uống cà phê và ăn bánh ngọt, điều chỉ thấy ở Bộ này! Trong lúc giải khát, các Đức cha đã nói chuyện thân mật và cởi mở với hai vị lãnh đạo cao nhất của Bộ. Bầu khí thân thiện và vui tươi đã giúp các Đức cha như quên đi một buổi sáng không có giờ nghỉ ngơi.














    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  6. Có 5 người cám ơn Damsan vì bài này:


  7. #5
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (5)

    Thứ năm 25.06.2009
    ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG
    Hôm nay, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bắt đầu gặp gỡ riêng các giám mục của từng giáo phận. Vì thế, một số giám mục không thể có mặt trong những buổi làm việc với các Bộ.
    Bộ Phong thánh
    Trước hết, các giám mục Việt Nam đến thăm Bộ Phong thánh. Đức Tổng giám mục Angelo Amato, Bộ trưởng, và Đức Tổng giám mục Michele di Ruberto, Tổng thư ký, cùng với các vị trong Bộ đã niềm nở đón tiếp các giám mục Việt Nam. Đức cha Bộ trưởng xem ra rất quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam, nên ngay trong phần mở đầu, ngài đã nhắc đến những thông tin tích cực về Giáo Hội như việc thành lập HĐGMVN năm 1980, những thành quả của công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam, cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, mối quan hệ tốt đẹp giữa Giáo Hội Công giáo và các tôn giáo khác tại Việt Nam, và sự kiện liên quan trực tiếp đến Bộ Phong Thánh là tiến trình điều tra để phong chân phước cho Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

    Về phía HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh đã nói lên niềm vui của Giáo Hội Việt Nam khi 117 vị tử đạo tại Việt Nam được Đức Gioan Phaolô II tuyên thánh vào năm 1988, và Dân Chúa tại Việt Nam ước mong việc tuyên thánh cho thầy giảng Anrê Phú Yên cũng như phong chân phước cho Đức Hồng y Phanxicô sẽ được tiến hành sớm. Đồng thời, trong dịp này, HĐGMVN cũng chính thức ngỏ lời với Bộ Phong thánh về việc tiến hành hồ sơ xin tuyên thánh cho Đức Cha Lambert de la Motte và Francois Pallu là hai vị thừa sai đã có công rất lớn đối với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là việc thiết lập dòng Mến Thánh Giá đã đem lại những hoa trái hết sức phong phú cho đời sống Giáo Hội.
    Đức Cha Tri Bửu Thiên cũng đề cập đến trường hợp cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, và Bộ tỏ ra sẵn sàng hỗ trợ khi phía Việt Nam xúc tiến hồ sơ. Lắng nghe các giám mục Việt Nam trình bày, Đức cha Bộ trưởng và Đức cha Tổng thư ký đã ân cần trả lời tất cả những đề nghị được nêu. Ngài cũng giới thiệu hai văn bản hướng dẫn để các giám mục có thể dựa vào đó mà làm việc.
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 27-06-2009 lúc 04:25 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  8. Có 4 người cám ơn Damsan vì bài này:


  9. #6
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích
    Rời văn phòng của Bộ Phong thánh, đồng hồ đã điểm 11g00, cũng là giờ hẹn làm việc với Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Ở đây cũng thế, đích thân Đức Hồng y Antonio Llovera, Bộ trưởng, và Đức TGM Abert Malcolm Don, Tổng thư ký, đã trao đổi với đoàn giám mục Việt Nam về những vấn đề liên quan đến đời sống thờ phượng của Dân Chúa.
    Đức Hồng y Bộ trưởng đã gọi Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội tử đạo. Ngài bày tỏ sự thông cảm với những khó khăn mà Giáo Hội phải đối diện và ngài đánh giá cao sự can đảm của các giám mục Việt Nam trong tư cách những mục tử của Dân Chúa.
    Ngài cũng cảm ơn Giáo Hội Việt Nam đã cống hiến cho Giáo Hội toàn cầu một con người như Đức Cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận với chứng từ sống động về Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo Hội.



    Sau lời mở đầu của Đức cha Bộ trưởng, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã trình bày một số nét chính về đời sống thờ phượng của cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Trước hết, ngài cho biết tại Việt Nam, số tín hữu đi lễ Chúa nhật vẫn ở tỷ lệ rất cao là 85%; thêm vào đó, người tín hữu Việt Nam luôn coi trọng Thánh Lễ và các cử hành bí tích; việc cử hành được thực hiện cách trang nghiêm theo như chỉ dẫn của Giáo Hội.
    Điều cần lưu tâm là đối với giới trẻ hiện nay, do sức ép của công việc cũng như học hành và cũng do những yếu tố khác, một số người trẻ đã mất dần thói quen đến với Thánh Lễ và các cử hành bí tích. Đức Cha Tứ cũng trình bày về nỗ lực của Giáo Hội tại Việt Nam trong việc phiên dịch các văn bản phụng vụ sang tiếng địa phương, không chỉ trong tiếng Việt mà cả trong một số ngôn ngữ của các sắc dân thiểu số. Cuối cùng, ngài cũng cho Bộ biết mối quan tâm của Giáo Hội Việt Nam trong việc hội nhập văn hoá cũng như việc đào tạo tu sĩ, chủng sinh, giáo dân về phụng vụ để đời sống thờ phượng của Dân Chúa được đào sâu và thực sự trở thành trung tâm của đời sống đức tin. Tiếp phần trình bày của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà đã chia sẻ với Bộ Phụng tự về nền thánh nhạc Việt Nam. Khởi đi từ nhận xét về âm điệu đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam, Đức cha trình bày sự phong phú của thánh nhạc tại Việt Nam, góp phần tích cực không những vào đời sống cầu nguyện của Dân Chúa, mà còn mang lại nhiều hiệu quả tốt đẹp trong công cuộc truyền giáo.

    Đức Hồng y Bộ trưởng cảm ơn HĐGMVN về những nỗ lực đã thực hiện trong lãnh vực phụng tự, kỷ luật bí tích và thánh nhạc. Sau đó, Đức cha Tổng thư ký đã chia sẻ một vài ghi nhận về hội nhập văn hoá và nhấn mạnh đến sự tương tác giữa hai chiều của tiến trình hội nhập: không chỉ là hội nhập Tin Mừng vào văn hoá địa phương mà còn là phúc âm hoá chính nền văn hoá đó. Hai vị cũng chân thành trả lời những vấn nạn mà các giám mục Việt Nam đưa ra. Buổi làm việc kết thúc không phải bằng lời cầu nguyện theo tiếng La tinh như thường lệ, nhưng một bản thánh ca Việt Nam được cất lên, và ca trưởng lại là Đức cha Chủ tịch HĐGMVN.


    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  10. Có 3 người cám ơn Damsan vì bài này:


  11. #7
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại liên tôn
    Tại Văn phòng của Hội đồng Toà thánh về Đối thoại liên tôn, mặc dù đã 12g00 trưa, Đức Hồng y Louis Tauran vẫn nồng hậu đón tiếp đoàn giám mục Việt Nam.
    Một lần nữa, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã thay mặt HĐGMVN trình bày đôi nét về việc đối thoại liên tôn tại Việt Nam. Ngài cho biết Việt Nam là đất nước có rất nhiều tôn giáo và Công giáo chỉ là thiểu số chiếm 7% dân số toàn quốc. Tuy HĐGMVN chưa có một Uỷ ban chính thức về công việc này nhưng các giám mục rất quan tâm. Nếu tiến trình đối thoại này phải quan tâm đến nhiều khía cạnh như cuộc sống, bác ái, thần học và kinh nghiệm tâm linh, thì trong thực tế, những công việc bác ái được thực hiện chung là con đường quen thuộc nhất để tạo sự gặp gỡ, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau phục vụ con người.


    Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Toà thánh đã lắng nghe và cùng với Đức cha Tổng thư ký, các ngài đóng góp ý kiến đặc biệt về hai điểm. Thứ nhất là để tiến hành đối thoại thực sự, cần giúp cho các tín hữu hiểu rõ và sống đúng với căn tính Kitô giáo của mình, bởi lẽ người ta không thể đối thoại thực sự nếu không biết rõ mình là ai.


    Cũng muốn ghi nhận ở đây là trong số các viên chức của Hội đồng này có mặt để tiếp đoàn giám mục Việt Nam, có hai linh mục thư ký, một là người Thái Lan, một là người Indonesia. Sự hiện diện của hai linh mục gốc Á châu có lẽ cũng cho thấy đối thoại liên tôn là vấn đề lớn của Giáo Hội tại Á châu, vốn là cái nôi của nhiều truyền thống tôn giáo cổ kính và lâu đời trên thế giới. Như thế, Giáo Hội Việt
    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    hdgmvietnam.net
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  12. Có 4 người cám ơn Damsan vì bài này:


  13. #8
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009



    CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM



    MỤC VIỆT NAM (6)

    Thứ sáu 26.06.2009
    Bộ Đời sống Thánh hiến
    Đức Hồng y Franc Rodé, Bộ trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và Huynh đoàn Tông đồ, chào đón đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam bằng những lời nồng nhiệt: "Cuộc thăm viếng này đem lại niềm vui lớn cho chúng tôi. Sau nhiều thử thách, Giáo Hội Việt Nam đã cho thấy sức sống đáng ngạc nhiên. Việc có dồi dào ơn gọi linh mục cũng như tu sĩ nam nữ là một ngoại lệ rất đáng mừng của Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay của Hội Thánh. Chắc chắn đó là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng cũng là phần thưởng cho đức tin và lòng trung thành của Dân Chúa tại Việt Nam. Phải hết sức duy trì lòng trung thành với Tin Mừng và Hội Thánh. Đừng để cho sự tự do biến Hội Thánh thành hời hợt, thờ ơ hay ham chuộng vật chất. Đừng để cho sự tự do làm mất đi chiều sâu. Nhiều nơi đang hy vọng đón các thừa sai từ Việt Nam đến."
    Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, chủ tịch Ủy ban Tu sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục, trình bày về tình hình đời tu ở Việt Nam hiện nay: 13.382 nữ tu, 1481 nam tu sĩ, 607 linh mục dòng. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi, đời tu phát triển mạnh ở miền Nam, trong khi ở miền Bắc hầu như không còn tu sĩ.
    Chỉ trong những năm gần đây các cộng đoàn dòng tu mới hoạt động mạnh mẽ hơn ở miền Nam và bắt đầu được khôi phục ở miền Bắc. Các dòng, các tu hội, các tu đoàn đều có nhà tập. Con số tu sĩ gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Hiện có 175 cộng đoàn tu sĩ, trong đó 133 đã hoạt động từ trước năm 1975, và 42 mới có từ sau năm 1975.
    Các hoạt động chính của các tu sĩ gồm: (1) mục vụ: dạy giáo lý, phụ trách thánh ca, phụ trách các hội đoàn…; (2) giáo dục: nhà trẻ, mẫu giáo, giúp sinh viên học sinh…; (3) bác ái: chăm sóc người bệnh (đặc biệt bệnh phong, bệnh aids), người già, cô nhi, khuyết tật, những cô gái lầm lỡ…



    Ngoài ra, một số Dòng đã gửi các tu sĩ đi truyền giáo ở nước ngoài. Trong khi các tu sĩ nam ít hơn nhưng lại dồi dào nhân sự đào tạo hơn. Các nữ tu đông hơn nhiều, nhưng lại khó khăn hơn về vật chất cũng như về nhân sự.
    Nói chung việc đào tạo gặp khó khăn vì thiếu nhân sự, tài liệu và kinh phí. Nhìn về tương lai, giới tu sĩ Việt Nam có rất nhiều triển vọng: sẽ tiếp tục phát triển và sẽ phục vụ Hội Thánh đắc lực hơn. Đức Hồng y Bộ trưởng đánh giá bản tường trình là rất tích cực. Một vài khó khăn thì ở đâu cũng có, phải chấp nhận và cố gắng vượt qua, Bộ sẵn lòng giúp trong những gì có thể làm được.
    Sau khi các Đức cha nêu một số câu hỏi và các chuyên viên giải đáp, Đức Hồng y Bộ trưởng kết luận: "Cha Matteo Ricci đã làm tất cả những gì làm được để đức tin công giáo trở nên gần gũi với văn hóa Trung Hoa. May mắn là tâm hồn người Việt Nam gần như đồng khuôn với Tin Mừng, nên viễn tượng Phúc Âm hóa thật là lạc quan. Nhìn vào hiện trạng đời tu ở Việt Nam, có thể nói như triết gia vô thần Nietzsche nói về văn hóa Hy Lạp: "Dân tộc này đã phải hy sinh bao nhiêu mới tạo được bấy nhiêu vẻ đẹp!"
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 29-06-2009 lúc 04:10 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  14. Có 4 người cám ơn Damsan vì bài này:


  15. #9
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default


    Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Di dân
    Để có thể tiếp xúc với tất cả các Bộ và Hội đồng Toà thánh, các giám mục Việt Nam không chỉ làm việc vào buổi sáng mà còn tận dụng cả buổi chiều.
    Chiều hôm nay, lúc 16g30, các giám mục có mặt tại Văn phòng của Hội đồng Toà thánh về Mục vụ Di dân.
    Đức Hồng y Chủ tịch, Đức cha Tổng thư ký và một số đông các viên chức thuộc Hội đồng này đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc gặp gỡ. Trước hết, các ngài đề nghị phương pháp làm việc cho buổi gặp gỡ: giới thiệu đôi nét về Hội đồng Toà thánh về Di dân, lắng nghe các giám mục Việt Nam trình bày, trao đổi về những điểm cần thiết, sau đó các chuyên viên thuộc Hội đồng sẽ trình bày những khía cạnh khác nhau trong lãnh vực mục vụ này.
    Trong phần giới thiệu về Hội đồng, Đức Hồng y Chủ tịch cũng như Đức cha Tổng thư ký đã nhấn mạnh đến chiều kích mục vụ, và trong ý hướng đó, các ngài nói đến ba hoạt động chính là: khơi dậy ý thức về lãnh vực mục vụ quan trọng này, thúc đẩy những sáng kiến nhằm đáp trả nhu cầu được đặt ra, và phối hợp các Giáo Hội địa phương cũng như các tổ chức quốc tế trong nỗ lực giải quyết các vấn đề mục vụ.
    Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã trình bày cho Hội đồng Toà thánh biết về tình hình di dân tại Việt Nam, di dân trong nước từ nơi này sang nơi khác cũng như di dân Việt Nam ở nước ngoài.
    Từ đó, ngài cho thấy nhu cầu đào tạo những nhân sự có khả năng giúp anh chị em di dân vừa hội nhập tích cực vào môi trường mới, lại vừa giữ được căn tính của mình và gắn bó với môi trường gốc của mình. Công việc đào tạo đó đòi hỏi những phương tiện tối thiểu, đồng thời mục vụ di dân đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nơi từ đó anh chị em di dân ra đi và nơi họ tới để sinh sống và làm việc.


    Đức Hồng y cũng đề nghị Hội đồng Toà thánh, trong khả năng có thể, giúp đỡ cho Giáo Hội Việt Nam trong lãnh vực này. Tiếp theo phần trình bày chính thức của Đức Hồng y, một vài giám mục cũng đề cập đến những khía cạnh khác mà các ngài đặc biệt quan tâm.
    Sau khi lắng nghe các giám mục Việt Nam, Đức cha Tổng thư ký của Hội đồng Toà thánh đã có những góp ý cụ thể, rồi ngài mời các chuyên viên từng người trình bày vắn tắt về một số lãnh vực liên quan đến mục vụ di dân. Phần trình bày này cho thấy Hội đồng Toà thánh không chỉ quan tâm đến những anh chị em di dân mà còn có những lãnh vực khác, ví dụ những người đi biển, khách du lịch và hành hương, mục vụ giao thông trên đường phố… Tất cả được gọi chung là "những người đang di chuyển" (people on the move). Đây là vấn đề mục vụ rất lớn trong một thế giới không ngừng chuyển động như thế giới ngày nay.
    Dù còn nhiều điều muốn trao đổi nhưng các giám mục Việt Nam phải chào tạm biệt Hội đồng Tòa thánh về Di dân để đến thăm Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hoà bình.
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  16. Có 3 người cám ơn Damsan vì bài này:


  17. #10
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình
    Đây là Hội đồng Toà thánh mà Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng làm Chủ tịch; vì thế, khi tiếp đoàn giám mục Việt Nam, Đức Hồng y Martino là vị chủ tịch hiện nay đã lập tức nhắc đến Đức Cố Hồng y với tất cả lòng kính phục và yêu mến.
    Ngài cho biết Hội đồng rất tha thiết với việc thúc đẩy tiến trình xin phong chân phước cho Đức Cố Hồng y. Đồng thời ngài cũng chân thành cảm ơn Giáo Hội Việt Nam đã cống hiến cho Giáo Hội toàn cầu một tấm gương thánh thiện như Đức Cố Hồng y Phanxicô, và ngài ca ngợi các giám mục Việt Nam đã can đảm và khôn ngoan hướng dẫn Dân Chúa trong những hoàn cảnh khó khăn.
    Thay lời cho Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã trình bày những hoạt động của Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc HĐGMVN.
    Bài trình bày cho thấy nhiều vấn đề mà xã hội Việt Nam đã và đang phải đối diện: tình trạng đói nghèo, tham nhũng, nền giáo dục thiếu sót, nạn bạo hành trong gia đình, nạn phá thai tràn lan, nạn mãi dâm, ma túy…


    Trước tình trạng trên, một đàng, HĐGMVN dựa vào giáo huấn của Giáo Hội để hướng dẫn anh chị em tín hữu; đàng khác, thông qua Ủy ban Bác ái Xã hội, HĐGMVN cố gắng có những đóng góp cụ thể. Điều đáng lưu ý là Ủy ban Bác ái Xã hội không chỉ quan tâm đến việc cứu trợ cấp thời nhưng nhấn mạnh đến đào tạo con người. Vì thế, Ủy ban đang biên soạn những tài liệu nhằm cổ vũ các giá trị tích cực và giới thiệu các kỹ năng sống để giúp cho người dân sống đúng với phẩm giá con người hơn.
    Đức Hồng y Martinô rất vui khi được biết cuốn "Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo Hội" đã được dịch sang tiếng Việt, vì đây là tài liệu căn bản để các tín hữu quy chiếu vào và góp phần xây dựng xã hội như Giáo Hội mong ước. Ngài cũng mời các giám mục Việt Nam nêu lên những vấn đề các ngài quan tâm và ngài chia sẻ lại suy nghĩ của ngài cách cởi mở, chân tình.
    Buổi làm việc kết thúc lúc 19g00, chỉ còn đủ giờ cho đoàn giám mục Việt Nam trở về nhà nghỉ ngơi một chút trước bữa tối





    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  18. Có 3 người cám ơn Damsan vì bài này:


  19. #11
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (7)
    Thứ bảy 27.06.2009
    YẾT KIẾN ĐỨC THÁNH CHA
    Sau khi đã gặp riêng các Đức cha giáo tỉnh Hà Nội, hôm nay Đức Thánh Cha bắt đầu gặp riêng các Đức cha thuộc giáo tỉnh Huế. Cũng trong ngày hôm nay, Đức cha Thái Bình rời Roma sớm, đồng thời Đức cha Kontum là vị cuối cùng đến Roma.
    Tâm điểm của ngày hôm nay là cuộc tiếp kiến chung Hội đồng Giám mục Việt Nam lúc 12 giờ trưa. 29 Đức cha có mặt từ 11g30 trong phòng tiếp kiến. Đúng 12 giờ, Đức Thánh Cha đến cùng với một Đức Tổng Giám mục và một Đức Ông. Ngài được các Đức cha Việt Nam. chào đón bằng một tràng pháo tay. Đức cha chủ tịch Hội đồng Giám mục đọc lời chào mừng bằng tiếng Pháp, tựa đề "Hành trình đức Tin trong đức Mến và đức Cậy".



    Sau khi nói lên ý nghĩa hiệp thông của cuộc gặp gỡ vào thời điểm Giáo Hội Việt Nam bước vào những ngày kỷ niệm trọng đại, Đức cha chủ tịch nói: "Việc ôn lại quá khứ lấp đầy lòng chúng con tâm tình tri ân với Đức Chúa của lịch sử và Hiền Thê của Người là Hội Thánh, Hiền Mẫu yêu dấu của chúng con. Nhưng sự nhận thức về ân huệ nguồn cội không cho phép chúng con tự khép kín vào quá khứ hoặc vào bản thân mình, trái lại sự nhận thức đó đưa đẩy chúng con vào những nẻo đường mới mẻ của thời đại hiện tại và tương lai. Thật vậy, khi tưởng nhớ các tổ tiên của chúng con trong đức tin, các vị mục tử tận tụy của chúng con, cách riêng rất nhiều những chứng nhân tử vì đạo trung kiên mà máu đào đổ ra đã làm gia tăng con số các tín hữu và khơi dậy biết bao ơn gọi linh mục và tu sĩ cho đến tận hôm nay, thì chính việc tưởng nhớ đó mời gọi chúng con sống ân huệ đức tin một cách sâu sắc và tiếp nối sự làm chứng của các ngài cho Phúc Âm giữa lòng thế giới và giữa lòng một xã hội đầy ắp những hứa hẹn cũng như những thách đố." Rồi ngài nói đến một giấc mơ: Đức Thánh Cha đến La Vang. Các Đức cha vỗ tay như mời gọi và chào đón.







    Đáp từ, Đức Thánh Cha cho biết ngài vui mừng được gặp các giám mục Việt Nam vì biết các tín hữu Việt Nam "liên kết sâu xa với Hội Thánh và Đức Giáo Hoàng bằng lòng trung thành và lòng yêu mến".
    Rồi ngài chào các giám mục mới được bổ nhiệm kể từ lần thăm viếng Ad Limina trước. Nhắc đến Đức Cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, ngài đề cao lòng nhiệt thành được thể hiện qua sự khiêm tốn, lòng yêu mến giáo dân và tình huynh đệ đối với các linh mục. Vì đang ở những ngày đầu của năm linh mục, ngài muốn cảm ơn các linh mục và tu sĩ đã dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa và nỗ lực hoạt động để thánh hóa Dân Chúa.
    Ngài nhắn nhủ các giám mục "lưu tâm đến việc đào tạo linh mục cho tốt, bằng cách nâng cao đời sống đức tin cũng như trình độ văn hóa, để các linh mục có thể phục vụ đắc lực Hội Thánh và xã hội". Ngài yêu cầu các giám mục chăm lo đặc biệt giới trẻ, nhất là những người từ thôn quê ra thành thị để học hay làm việc.
    Nhắc đến Năm Thánh 2010 sắp tới, ngài nói: "Nhân dịp này, phải mời gọi Dân Chúa dâng lời tạ ơn vì ân huệ Đức Tin vào Chúa Giêsu Kitô. Ân huệ này đã được đón nhận một cách quảng đại, được nhiều vị tử đạo sống và làm chứng để công bố sự thật và tính phổ quát của Đức Tin nơi Thiên Chúa. Theo nghĩa ấy, chứng từ của các vị tử đạo về Đức Kitô là việc cao cả nhất Hội Thánh có thể cống hiến cho Việt Nam và tất cả các dân tộc Châu Á, vì đáp ứng lòng khao khát tìm kiếm chân lý cũng như những giá trị bảo đảm cho con người được phát triển toàn vẹn."
    Trong quan hệ giữa Giáo Hội và xã hội, Đức Thánh Cha nói: "Hội Thánh mời gọi mọi con cái chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Hội Thánh không hề có ý chiếm chỗ của các nhà hữu trách, chỉ muốn tham dự đúng mức vào đời sống đất nước nhằm phục vụ nhân dân, trong tinh thần đối thoại và cộng tác chân thành"
    Trong khi tích cực tham dự vào đời sống xã hội, "Hội Thánh không bao giờ được miễn chuẩn thi hành đức bác ái… đồng thời không bao giờ có một tình huống nào người ta không cần đến đức bác ái của từng Kitô hữu, vì vượt trên công bằng, con người cần và luôn luôn cần đến yêu mến."
    Cuối cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào nồng nhiệt đến các linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên, toàn thể giáo dân, đặc biệt là những người nghèo và những người đau khổ phần xác hay tinh thần. Ngài khích lệ mọi người trung thành với Đức Tin, quảng đại làm chứng cho Chúa trong những hoàn cảnh nhiều khi khó khăn, luôn kiên cường vì điều này đã được Tông Huấn Ecclesia in Asia coi là nét đặc trưng.
    Sau huấn từ của Đức Thánh Cha, các Đức cha lần lượt đến bắt tay và hôn nhẫn ngài. Sau đó, Hội đồng Giám mục đã xếp thành một vòng cung với Đức Thánh Cha để chụp ảnh lưu niệm





    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    hdgmvietnam.org
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 01-07-2009 lúc 11:42 AM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  20. Có 3 người cám ơn Damsan vì bài này:


  21. #12
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (8)
    Chúa Nhật 28.06.2009
    GẶP GỠ LIÊN TU SĨ TẠI ROMA
    Ngày hôm nay không có cuộc họp nào với các cơ quan của Tòa Thánh. Buổi sáng các Đức cha sinh hoạt với Liên Tu sĩ Roma, buổi chiều tham dự giờ kinh chiều do Đức Thánh Cha chủ sự và giảng ở nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.
    Trên đường từ nhà trọ đến điểm hẹn là Collegio Urbano, một số Đức cha ghé thăm Trường Đào tạo Giáo lý viên dành cho giáo dân của Bộ Truyền giáo. Tiếp đoàn có cha giám đốc người Ý và cha linh hướng người Burundi (Châu Phi). Trường vừa kỷ niệm 30 năm thành lập. Trường hiện có 28 sinh viên nam nữ đến từ 24 nước. Có một người (nữ) Việt Nam thuộc Tổng giáo phận TP.HCM đang theo học năm cuối. Cha giám đốc cho biết trường nhận học viên từ các xứ truyền giáo, đào tạo những người sẽ đào tạo các giáo lý viên. Mỗi nước chỉ được gửi tối đa 2 học viên.
    10g30 các Đức cha dâng thánh lễ tại nhà nguyện Collegio Urbano. Đức cha Chủ tịch chủ sự, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản giảng. Số linh mục, tu sĩ và chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận và nhiều dòng tu (đang làm việc hay học tại Roma) tham dự trên 200. Trong bài giảng, Đức Giám mục Ban Mê Thuột dựa trên 3 bài đọc cho thấy nhiều khi người ta đến với Chúa Giêsu như một phương tiện. Rất thông thạo Kinh Thánh, ngài phân tích từng câu từng chữ trong các bản văn để giúp cộng đoàn thấy phải đến với Chúa Giêsu như là cùng đích. Cuối lễ, tất cả các Đức cha cùng ban phép lành cho cộng đoàn.


    Sau thánh lễ có cuộc gặp gỡ ở hội trường. Cha Viện trưởng chào mừng các Đức cha và cám ơn các Đức cha đã tín nhiệm gửi chủng sinh đến học. Ngài khen ngợi các học viên Việt Nam, đồng thời nhắn nhủ ba điều. Trước hết, cần gắn bó với Giáo Hội Việt Nam nói chung và với giáo phận nói riêng. Về điều này, các học viên Việt Nam thật đáng khen. Thứ đến, các học viên Việt Nam nên chia sẻ nhiều hơn với các học viên khác, giúp họ biết đời sống văn hóa và đức tin phong phú của Việt Nam. Cuối cùng, các học viên Việt Nam nên đón nhận hơn nữa những chia sẻ của các học viên khác, để đời sống và đức tin của mình phong phú hơn. Đáp lời, Đức cha chủ tịch cũng nhắc lại những lời khuyên ấy. Ngoài ra, ngài mong các học viên Việt Nam ở Roma được tiếp xúc với Tòa Thánh thường xuyên cũng như với những người đến từ nhiều dân tộc và nền văn hóa, nên tận dụng để giúp Giáo Hội Việt Nam giữ được sự hiệp thông sâu xa và rộng rãi với Hội Thánh toàn cầu.
    Cha phó chủ tịch Liên Tu sĩ Roma cho biết số thành viên của Liên Tu sĩ Việt Nam tại Roma hiện nay là 280: nhiều người nói Giáo Hội Việt Nam đang "xâm lăng" Roma. Sau đó, mọi người ăn trưa trong khung cảnh thân mật ngoài trời, dưới bóng mát của những cây xanh, và vì ở trên đồi nên nhìn được toàn cảnh Tòa Thánh chỉ cách đó không đầy một cây số.
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 01-07-2009 lúc 04:36 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  22. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  23. #13
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    HÁT KINH CHIỀU VỚI ĐỨC THÁNH CHA
    TẠI ĐỀN THỜ THÁNH PHAOLÔ NGOAI THÀNH
    Buổi chiều, các Đức cha đến nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành dự giờ kinh chiều bế mạc Năm Thánh Phaolô do Đức Thánh Cha chủ sự. Giờ kinh bắt đầu lúc 18g và kết thúc lúc 19g20, tức là kéo dài 80 phút.
    Tham dự giờ kinh có hơn 20 Hồng y, gần 100 giám mục, còn giáo dân thì không thể đếm được. Hai ngôn ngữ chính là Latinh và Ý. Các ý cầu nguyện được đọc bằng 5 thứ tiếng khác, tiếc là không có tiếng Việt. Sau khi đọc đoạn Kinh Thánh trích thư gửi tín hữu Roma, trong bài giảng bằng tiếng Ý hơn 20 phút, Đức Thánh Cha duyệt lại toàn bộ đời sống và sứ điệp của thánh Phaolô.
    Việc thánh nhân được Chúa Giêsu Phục Sinh kêu gọi đã khiến ngài khởi đầu một cuộc đời hoàn toàn mới: mọi sự trong Đức Kitô và vì Đức Kitô. Tình yêu Đức Kitô thúc bách ngài, và ngài cho rằng không còn phải là ngài sống nữa, nhưng là Đức Kitô sống trong ngài. Ngài để cho Thần Khí của Đức Kitô thúc đẩy và hướng dẫn trong mọi sự. Ngài hoàn toàn sống theo thánh ý Thiên Chúa: trong sự thật và đức mến.


    Ngài kêu gọi mọi người tin vào Đức Kitô, tiến bước theo Thần Khí của Đức Kitô, nhờ đó cuộc sống từng người được thăng tiến, đời sống xã hội cũng như toàn thể nhân loại được thăng tiến. Hãy thanh tẩy tâm hồn để đón nhận Đức Kitô và hãy đón nhận Đức Kitô để cuộc sống được đổi mới.
    Mở đầu giờ kinh Đức Thánh Cha xông hương bàn thờ, lúc hát kinh Ngợi Khen, hai thầy phó tế xông hương cho Đức Thánh Cha, các giám mục và cộng đoàn như lúc dâng bánh rượu trong thánh lễ trọng. Đa số các Đức cha cho biết chưa từng dự một giờ kinh chiều long trọng như vậy bao giờ.
    Giờ Kinh chiều hôm nay cũng khép lại Năm Thánh Phaolô. Năm Linh mục đã được chính thức khai mạc trước đây 10 ngày. Hình ảnh thánh Phaolô sẽ còn đó như tấm gương sáng ngời cho các linh mục bước theo, để cũng như thánh Phaolô, các linh mục biết gắn bó với Chúa Kitô đến mức độ "tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi", và tâm niệm rằng "khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm".
    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  24. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  25. #14
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (9)
    Thứ hai 29.06.2009
    LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
    Cũng như hôm qua, hôm nay các Đức cha không có cuộc họp nào với các cơ quan của Tòa Thánh, vì là ngày lễ nghỉ. Các Đức cha dành trọn buổi sáng để tham dự thánh lễ trọng thể mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô tại Đền Thờ Thánh Phêrô, do chính Đức Thánh Cha chủ sự.
    Từng đoàn người (có giấy mời), trang phục rất phong phú, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, xếp hàng dài vào Đền Thờ. Ai không có giấy mời có thể ở bên ngoài xem trên màn hình. Đền thờ Thánh Phêrô rộng mênh mông nhưng chật ních. Đặc biệt theo một truyền thống lâu đời, hôm nay tượng thánh Phêrô trong Đền thờ được cho mặc áo choàng đỏ và đội mũ ba tầng màu vàng. Cũng theo truyền thống, đây là ngày Đức Thánh Cha trao dây pallium cho các tân Tổng Giám mục đến từ khắp nơi trên thế giới. Rất đông các Hồng y, Giám mục và khoảng 10 ngàn linh mục, tu sĩ và giáo dân đến dự lễ.



    Đúng 9g30, đoàn rước tiến vào nhà thờ giữa tiếng vỗ tay của mọi người. Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh và tiếng Ý. Ca đoàn của Đền Thánh hát thật hay đến độ có một giám mục thốt lên: lần đầu tiên cảm nhận được tiếng hát thiên thần. Các lời nguyện chung được đọc bằng nhiều thứ tiếng, đặc biệt có tiếng Thái Lan và tiếng Swahili (Châu Phi) vì có hai vị Tổng giám mục thuộc hai quốc gia này được trao pallium.
    Câu 5 đoạn 2 trong thư thứ nhất của thánh Phêrô: “Đức Kitô là người chăn dắt và canh giữ các linh hồn”. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha dựa vào đó để cắt nghĩa sứ mệnh của các linh mục và giám mục. Như Đức Kitô, các giám mục và linh mục phải đảm nhận vị trí của Đức Kitô trong nhân loại, phải nhìn con người trong viễn tượng của Thiên Chúa, phải giúp con người thoát vòng luẩn quẩn, không bị cô lập giữa vũ trụ, nhưng mở ra với chân lý và đức ái. Nhiệm vụ của giám mục và linh mục là gìn giữ đoàn chiên, dẫn đoàn chiên đến nơi được no đầy, thoát cảnh đói khát. Ngỏ lời với các vị tân Tổng Giám mục sắp lãnh pallium, ngài nói: “Dây này được dệt bằng lông những con chiên đã được giám mục Roma làm phép trong lễ kính thánh Anê hằng năm. Điều ấy nhắc chúng ta nhớ đến các con chiên của Đức Kitô mà Đấng Phục Sinh đã ủy thác cho thánh Phêrô nhiệm vụ coi sóc, nhắc nhớ anh em về đoàn chiên của Chúa mà anh em phải chăm sóc trong sự hiệp thông với thánh Phêrô, nhắc nhớ chính Đức Kitô, Mục Tử nhân lành, đã vác chiên lạc là nhân loại để đưa về nhà nhà, nhắc nhớ vị Mục Tử tối cao đã trở thành con chiên gánh lấy số phận của tất cả chúng ta, để mang lấy và chữa lành chúng ta từ bên trong.”


    Hôm nay là ngày lễ nghỉ, buổi chiều các Đức cha tiếp khách hoặc thăm viếng.
    Buổi tối, các Đức cha mừng lễ bổn mạng Đức cha chủ tịch và các Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Phaolô Cao Đình Thuyên, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Phêrô Trần Đình Tứ. Chỉ một chai sâmbanh cho mọi người và một ly kem cho mỗi người mà bữa ăn thân mật đầy tình huynh đệ. Những người ở trong nhà khách này nói: Các Đức cha Việt Nam thân nhau quá, ít thấy có như vậy!
    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  26. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  27. #15
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (10)
    Thứ ba 30.06.2009
    Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Sức khỏe
    Ngày hôm nay, các Đức cha đến gặp Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Sức khỏe. Tiếp đoàn là Đức cha Tổng thư ký José L. Redrado, OH (Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa). Ngài cho biết Hội đồng được thành lập do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1985.


    Đức cha Nguyễn Chí Linh cho biết Hội đồng Giám mục Việt Nam không có Ủy ban về Sức khỏe, ngài chỉ trình bày theo yêu cầu của Đức cha Chủ tịch. Hậu quả chiến tranh làm cho hơn 1 triệu người chết và 5 triệu người mang thương tật. Vì nghèo và hay gặp thiên tai, cộng với tai nạn giao thông, số người khuyết tật rất đông. 25% trẻ em bị suy dinh dưỡng. Về số người bị bệnh aids, con số đã lên đến 300 ngàn. Ngoài ra có 1% dân chúng bị bệnh tâm thần. Cho đến nay, Nhà Nước độc quyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người Công giáo có thể làm nhân viên trong các cơ sở chăm lo sức khỏe của chính phủ. Ngoài ra, nhiều nơi người Công giáo, đặc biệt là các nữ tu, có thể chăm sóc người bệnh phong, bệnh aids, người khuyết tật.

    Đức cha Tổng thư ký cho biết chăm sóc sức khỏe là hoạt động mục vụ đầu tiên của Chúa Giêsu. Ở Việt Nam đã có một số dòng tu chuyên lo chăm sóc sức khỏe như dòng Thánh Gioan Thánh Giá, dòng Thánh Camillo, dòng Nữ Trợ Tá Thánh Tâm. Ngoài ra một số nơi, đặc biệt là các nữ tu đã tích cực chăm sóc sức khỏe cho dân chúng dưới nhiều hình thức.
    Chúng ta biết là một người hay một dân tộc chịu đau khổ thì gần với Chúa Giêsu, Đấng đã chịu nhiều đau khổ trước khi được hưởng vinh quang. Một giám mục đã nói: "Đi hành hương viêng các đền thánh là điều tốt, nhưng cũng nên hành hương đến các bệnh viện nữa." Hội Thánh có cả kho tàng ân sủng xuất phát từ những người bệnh tật. Chúng ta gặp nhau đây như một cuộc tĩnh tâm, phải đưa ra quyết tâm: Hội đồng Giám mục nên có Ủy ban Chăm lo Sức khỏe, và có Đức cha đặc trách.
    Buổi trưa, Hội đồng Giám mục mời Đức Ông Parolin, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, và các Đức Ông Việt Nam đang làm việc tại Tòa Thánh đến dùng cơm tại Foyer Phát Diệm.




    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  28. Được cám ơn bởi:


  29. #16
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (11)
    Thứ tư 1.07.2009
    Như thường lệ, hôm nay các Đức cha dâng lễ đồng tế lúc 6 giờ, ăn sáng lúc 7g15, rồi chuẩn bị đi gặp 2 cơ quan của Tòa Thánh.
    Bộ Giáo dục
    Tại Bộ Giáo dục, Phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam được Đức Tổng Giám mục Tổng Thư Ký Jean-Louis Brugès cùng với các vụ trưởng đón tiếp. Mở đầu, Đức TGM Brugès giới thiệu cơ cấu của bộ gồm 3 vụ: Đại Học, Chủng viện và Trường Công giáo. Ngài ngỏ ý muốn được biết hiện tình giáo dục Công giáo ở Việt Nam và những hy vọng trong tương lai.
    Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn trình bày về hiện tình chung. Từ năm 1954 ở Miền Bắc và từ năm 1975 ở Miền Nam, tất cả các cơ sở giáo dục tư nhân bị đóng cửa và tịch thu, Nhà Nước giữ độc quyền về giáo dục. Ngài đã nói với chính quyền là khắp nơi trên thế giới, Hội Thánh Công Giáo làm rất tốt công tác giáo dục và y tế, tại sao ở Việt Nam lại không. Nhưng cho đến nay chỉ mới có các trường mẫu giáo.



    Về các chủng viện, năm 1986 Đại Chủng viện Thánh Giuse (TGP. TPHCM) được mở và chiêu sinh theo chỉ tiêu do Nhà Nước ấn định. Nay đã có 7 Đại Chủng viện và được tự do chiêu sinh. Dầu vậy, các ứng sinh vẫn phải xếp hàng chờ đợi: riêng Saigon hiện có 300 ứng sinh.
    Đức cha Nguyễn Văn Khảm trình bày về Ủy ban Giáo dục của Hội đồng Giám mục. Ủy ban được thành lập cách nay 3 tháng. Trước kia, Giáo Hội Việt Nam có nhiều trường học từ cấp mẫu giáo đến Đại học, nhưng nay chỉ còn các trường mẫu giáo.
    Chính sách Đổi Mới đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế, nhưng về giáo dục Nhà Nước vẫn giữ độc quyền. Chính phủ cho tư nhân và người nước ngoài mở trường, nhưng không cho Giáo Hội. Cho đến nay, Giáo Hội có những cố gắng trong một số lãnh vực: (1) giáo dục đức tin trong gia đình và giáo xứ, nhiều nơi mỗi giáo xứ có dạy giáo lý hằng tuần; (2) nhiều người Công giáo dạy trong các cơ sở giáo dục của Nhà Nước; (3) đây đó có những lớp học tình thương dành cho các trẻ em không được đến trường.
    Năm 2008, Hội đồng Giám mục gửi thư chung về Giáo dục Kitô giáo trong 3 năm liền: (1) tầm quan trọng của giáo dục Kitô giáo; (2) giáo dục Kitô giáo trong gia đình; (3) giáo lý trong giáo xứ. Cuối cùng ngài đưa ra hai đề nghị: (1) Ủy ban mới được thiết lập, cả người đặc trách cũng không biết phải làm gì, xin Bộ giúp ý kiến; (2) Cho đến năm 1975, Giáo Hội Việt Nam có Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt, sau đó phải đóng cửa và bị tịch thu, xin giúp tái lập hay lập một Học viện mới.



    Đức cha Vũ Huy Chương cho biết đã gửi bản báo cáo về các chủng viện, chỉ xin nêu một vài điểm. Hiện Việt Nam có 7 Đại Chủng viện với 4916 chủng sinh. Ngoài ra, tại Nha Trang có khóa đặc biệt cho 200 chủng sinh lớn tuổi. Cả nước có khoảng 2000 ứng sinh chờ vào chủng viện. Các ứng sinh này tùy mỗi giáo phận, nhưng nói chung được học giáo lý, Kinh Thánh, cầu nguyện, lịch sử Hội Thánh, tập sống cộng đoàn…
    Ủy ban Linh mục và Chủng viện đang hoàn tất Quy chế Học vấn (Ratio Institutionis) cho các chủng viện. Điều quan trọng là đào tạo những người đào tạo. Sau gần 20 năm, từ năm 1994 Việt Nam mới có các linh mục được gửi đi học ở Roma, rồi sau đó là các nơi khác. Đa số các linh mục ấy sau khi học xong đã trở về dạy trong các Đại Chủng Viện.
    Trong phần thảo luận, các Đức cha đã trả lời nhiều câu hỏi của các vị lãnh đạo của Bộ.
    Hỏi: Ở Việt Nam có các phó tế vĩnh viễn không?
    Đáp: Chưa.
    Hỏi: Các Đức cha đã làm thế nào để có được nhiều ơn gọi như vậy?
    Đáp: Xã hội Việt Nam có những thuận lợi: (1) gia đình; (2) giáo xứ; (3) các linh mục nói riêng và người tu hành nói chung được dân chúng quí mến; (4) cũng có thể vì trong một xã hội nghèo, đời sống linh mục cao hơn; về điểm này cần đến nhận định và và thời gian để thanh luyện.
    Hỏi: Chúng tôi ganh tị vì Việt Nam có nhiều ơn gọi! Có thể phải nghĩ đến san sẻ cho nơi khác?
    Đáp: Đang có những thảo luận và thử nghiệm.
    Hỏi: Trong tương lai, có hy vọng là tình hình giáo dục sẽ cởi mở hơn không?
    Đáp: Hy vọng thì cứ phải hy vọng!
    Cuối cùng, vị Tổng Thư ký cho biết Bộ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam, xin các Đức cha đặc trách gặp các vị vụ trưởng. Ngài cũng cho biết trên thế giới có 1200 đại học Công giáo và nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: "Hy vọng tất cả các Đại Chủng viện liên kết với các đại học" để bằng cấp được công nhận.



    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 05-07-2009 lúc 05:49 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  30. Được cám ơn bởi:


  31. #17
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông
    Đúng 12 giờ trưa, các Đức cha đến họp với Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông. Tiếp đoàn là Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Claudio Celli, người khá quen thuộc với Việt Nam vì đã nhiều lần đến Việt Nam trong vai trò thứ trưởng ngoại giao.
    Ngài trình bày về Hội đồng và các lãnh vực quan tâm. Ngài cho biết ở Việt Nam có 20 triệu người sử dụng internet và 80% giới trẻ ở các đô thị sử dụng điện thoại di động. Cũng có những vấn đề phải lưu ý: (1) nhiều người truy cập trang Wikipedia trên internet để biết về Giáo Hội Việt Nam, các Đức cha cần xem những điều người ta viết ở đó có đúng không; (2) nhiều vị lãnh đạo trong Hội Thánh dùng blog để đối thoại với người khác, các Đức cha nên xem xét. Ngoài ra ngài cho biết những hình thức mới như Facebook (có 200 triệu người truy cập), rồi Youtube (Đức Giáo Hoàng đã sử dụng), Podcasting và Telephone IP… Giáo Hội Việt Nam cần biết và tận dụng.


    Đức cha Nguyễn Văn Đệ, chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục trình bày hiện tình truyền thông của Giáo Hội Việt Nam. Nhà Nước độc quyền về truyền thông, nên tất cả các phương tiện trước đây của Giáo Hội không còn nữa: Không báo chí, không nhà xuất bản, không đài phát thanh, không truyền hình, không sản xuất phim ảnh. Hội đồng Giám mục chỉ có một bản thông tin hằng tháng với số bản in rất hạn chế. Tuy nhiên, Hội đồng Giám mục đã có trang web và nhiều giáo phận cũng như nhiều dòng tu đã có trang web riêng.
    Vị Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông vui mừng vì 10 năm trước Hội đồng Giám mục Việt Nam chưa có gì trong lãnh vực truyền thông nay đã có trang web, và nhiều giáo phận cũng như nhiều dòng tu có trang web. Vấn đề là tương lai. Đừng để bị bỏ lại đàng sau! Cần đào tạo nhân sự. Xin Hội đồng Giám mục gửi 2 linh mục tốt đến Roma, Hội đồng Truyền thông sẽ cho học bổng trong 3 năm để thành chuyên viên. Cần bắt đầu ngay! Được hỏi các linh mục ấy sẽ được đào tạo về công nghệ hay về tư tưởng, ngài trả lời: "Tất nhiên là cả công nghệ nữa, nhưng quan trọng nhất là cái đầu và trái tim."


    Chiều nay, Ban Thường vụ cùng với Đức Hồng y Tổng giáo phận TP.HCM và Đức Tổng Giám mục Huế đi chào Tòa Đại sứ Việt Nam ở Roma. Cũng chiều nay, một số Đức cha đến viếng Chân phước Anrê Phú Yên tại Trụ sở Dòng Tên (sọ của ngài được cha Đắc Lộ đưa sang Roma và được giữ tại Trụ sở Dòng Tên từ gần 400 năm nay). Các Đức cha đã quỳ gối trước hài cốt vị tử đạo tiên khởi của Việt Nam sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội, cho các giáo lý viên và cho chính ngài sớm được phong thánh.
    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  32. Được cám ơn bởi:


  33. #18
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (12)
    Thứ năm 2.07.2009
    Hội đồng Tòa Thánh Đồng Tâm (Cor Unum)
    Hội đồng Tòa Thánh Đồng Tâm được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập nhằm phối hợp các hoạt động bác ái trong Hội Thánh. Đức Hồng y Chủ tịch P. J. Cordes cùng với 4 vị phụ tá tiếp Hội đồng Giám mục Việt Nam.
    Đức cha Nguyễn Chí Linh đọc bản trình bày của Đức cha Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội. Caritas Việt Nam được thành lập và gia nhập Caritas Quốc tế năm 1965, và đã có những hoạt động tích cực tại các giáo phận Miền Trung và Miền Nam.
    Năm 1976, Caritas Việt Nam bị chính quyền cấm hoạt động.
    Đến tháng 7.2008, Caritas Việt Nam cũng như Caritas các giáo phận được chính quyền cho phép hoạt động lại.
    "Được sự soi sáng của Công Đồng Vatican II, của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI qua các văn kiện của ngài, đặc biệt thông điệp Deus Caritas Est và nhất là của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tích cực cổ vũ cho các hoạt động bác ái xã hội qua việc thúc đẩy thành lập các văn phòng Caritas tại các giáo phận và lan dần đến các giáo xứ. Hoạt động của Caritas Việt Nam không chỉ còn là hoạt động từ thiện của một nhóm nhỏ những người tình nguyện với những dự án cứu giúp những nạn nhân xã hội, nạn nhân thiên tai, những người nghèo khổ trong xã hội, nhưng phải là hoạt động của mọi Kitô hữu nhằm diễn tả tình yêu Thiên Chúa trong đời sống để thể hiện bản chất đích thực của mình."



    Ủy ban muốn tập trung các nỗ lực để xây dựng một "nền nhân bản toàn diện và liên đới" trong xã hội Việt Nam.
    Đức Hồng y Chủ tịch vui mừng vì Caritas Việt Nam được hoạt động lại. Ý tưởng và cơ cấu đều cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả là phải bắt tay vào việc. "Caritas là cửa sổ qua đó người ta thấy Hội Thánh, đặc biệt đối với những người vì lý do này lý do khác không ưa Hội Thánh."
    Nhiệm vụ của Caritas là bày tỏ lòng nhân hậu của Thiên Chúa, nhất là ở những nơi Hội Thánh chỉ là thiểu số. "Các Đức cha có tiếng nói của ngôn sứ trên bình diện quốc tế về bác ái." Chương I của thông điệp Deus Caritas Est xác định sứ mệnh của chúng ta là "đem lại tiếng nói cho thực tại ấy". Đừng dừng lại ở công việc của Hội Chữ Thập Đỏ, nhưng phải giữ chiều kích đức tin trong các hoạt động bác ái. Quý Đức cha là những vị thừa sai, là những chứng nhân đức tin.
    Trong phần trao đổi, vị Chủ tịch cùng với các phụ tá giải đáp một số câu hỏi của các Đức cha. Caritas Quốc tế là một Liên hiệp các Caritas Quốc gia, nên không phải là chủ quản của các Caritas Quốc gia. Chính các giám mục Việt Nam là chủ quản của Caritas Việt Nam.
    Về việc một số cơ quan Công giáo quốc tế không trực tiếp làm việc với các giám mục mà chỉ với các tổ chức chính trị, xin cho Hội đồng biết cụ thể để can thiệp giúp.
    Đức Hồng y Tổng giáo phận TP.HCM đề nghị tổ chức khóa tĩnh tâm về Bác ái tại Việt Nam, và Hội đồng sẵn sàng giúp. Đức Hồng y chủ tịch nhấn mạnh: "Đừng chỉ cho tiền, nhưng phải xây dựng tinh thần bác ái. Phải đồng thời đào sâu đức tin và tăng cường hiệp thông. Cứ làm việc tốt dần dần người ta sẽ thấy."
    Vị thư ký của Hội đồng cho biết: "Chúng tôi nhìn Việt Nam không phải chỉ với lòng quý mến mà cả với lòng khâm phục nữa."
    Chương trình chiều hôm nay khá đặc biệt. 15g30, đoàn đến nghĩa trang viếng mộ Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (+16.9.2002). Sau đó, một số Đức cha đi viếng Vương cung Thánh đường Laterano, nhà thờ Chính tòa của giáo phận Roma.
    Cuối cùng, theo lời mời của Đức Hồng y Bernard Law (Hoa Kỳ), lúc 17g30 đoàn đến dâng lễ đồng tế ở nhà thờ Đức Bà Cả, nơi ngài làm giám quản. Tối nay, Hội đồng Giám mục mời một số khách đặc biệt đến chia sẻ bữa ăn: Đức Hồng y Etchegaray, (nguyên đặc sứ Tòa Thánh đến Việt Nam); Đức Hồng y Claudio Celli (Chủ tịch Hội đồng Truyền thông, đã mấy lần đến Việt Nam trong tư cách thứ trưởng Tòa Thánh); Đức Tổng Giám mục Robert Sarah, Tổng Thư ký Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc.


    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  34. Được cám ơn bởi:


  35. #19
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (13)
    Thứ sáu 3.07.2009
    Hôm nay lễ thánh Tôma Tông Đồ, bổn mạng hai Đức cha Bà Rịa và Vĩnh Long, tất cả các Đức cha cùng chúc mừng và cầu nguyện cho các ngài và hai giáo phận.
    Hôm nay là ngày cuối của cuộc viếng thăm Ad Limina. Theo dự định, Đức Thánh Cha lần lượt tiếp kiến riêng tất cả các Đức cha theo giáo phận. Ngài đã gặp các Đức cha Miền Bắc và các Đức cha 3 giáo phận Miền Trung (Huế, Ban Mê Thuột, Đà Nẵng). Chương trình phải thay đổi phần nào: sáng hôm nay, ngài sẽ tiếp kiến Đức Hồng y và hai Đức cha phụ tá Tổng giáo phận TP.HCM, rồi tiếp kiến chung các Đức cha các giáo phận còn lại.
    Hôm nay có hai cuộc họp: buổi sáng với Hội đồng Tòa Thánh về Đại Kết, buổi chiều với Bộ Ngoại giao.
    Hội đồng Tòa thánh về Đại Kết
    Tiếp các Đức cha tại Hội đồng Tòa thánh về Đại Kết là Đức Tổng Giám mục Tổng Thư ký Brian Farrell. Mở đầu ngài nói: "Giáo Hội Việt Nam ở trong trái tim chúng tôi: một Giáo Hội đầy sức sống, dù phải đương đầu với bao khó khăn vẫn phát triển. Chúng tôi hằng cầu nguyện cho Việt Nam."
    Năm tới sẽ kỷ niệm 50 năm Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập Hội đồng. Vị Giáo hoàng nhân hậu đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi có ý định triệu tập Công Đồng Vaticanô II, và cũng gây ngạc nhiên không kém khi ngài mời các quan sát viên Kitô giáo ngoài Công giáo tham dự Công Đồng. Thật ra, ngài đã nhờ Đức Hồng y Bea, người có nhiều quan hệ với anh em Tin Lành ở Đức, chuẩn bị bằng việc thành lập Hội đồng Đại Kết. Đó là thời điểm Hội Thánh Công Giáo chính thức đi vào đối thoại đại kết. Chia rẽ giữa các Kitô hữu là một gương xấu. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các môn đệ hiệp nhất để thế gian tin, vì thế đại kết là điều cốt yếu cho sứ mạng của Hội Thánh.

    Đức cha Nguyễn Văn Thiên thay mặt Hội đồng Giám mục trình bày về tình hình Đại Kết ở Việt Nam. Tỷ lệ Kitô hữu ở Việt Nam là 8% dân số, trong đó 7,47% là Công Giáo, 0,53% là Tin Lành. Ở Việt Nam không có anh em Chính Thống. Người Tin Lành đến Việt Nam từ thế kỷ XIX. Đến đầu thế kỷ XX thì có những cộng đoàn đầu tiên. Những năm gần đây, kiều bào Việt Nam từ hải ngoại về cũng lập thêm được một số cộng đoàn mới, chủ yếu ở Miền Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, Tin Lành phát triển mạnh ở Tây Nguyên. Hiện có 25 hệ phái Tin Lành ở Việt Nam. Trong một vài giáo phận, Công Giáo và Tin Lành cộng tác trong hoạt động từ thiện. Khi có dịp đặc biệt như khánh thành nhà thờ, lễ phong chức, lễ nhậm chức của một linh mục, người Công Giáo cũng mời anh em Tin Lành tham dự. Hằng năm toàn thể Giáo Hội Việt Nam cầu nguyện cho công cuộc Đại Kết trong tuần lễ cầu nguyện cho Hiệp Nhất. Nói chung ở Việt Nam người Công Giáo không quan tâm nhiều đến Đại Kết. Đôi khi có người băn khoăn vì liên lạc tốt với Phật Giáo nhưng ít quan hệ với anh em Tin Lành.
    Vị Tổng Thư ký Hội đồng xin các Đức cha coi Đại Kết như một phần cốt yếu trong sứ vụ. Có những hệ phái chấp nhận đối thoại, có hệ phái không chấp nhận. Chúng ta coi họ là Kitô hữu đích thực, nhưng họ cho chúng ta không phải là Kitô hữu vì được rửa tội khi chưa có trí khôn. Ủy ban chủ trương luôn luôn đối thoại, dù khó khăn. Cũng có những người Kitô hữu khác mà chúng ta không coi là Kitô hữu, chẳng hạn người Mormon, các Chứng Nhân Giêhôva… Cho đến nay chưa có đối thoại, vì rất khó, nhưng chúng ta luôn tìm cách giữ tương quan tốt đẹp với mọi người.
    Các vị lãnh đạo Hội đồng cũng trả lời một số câu hỏi của các Đức cha liên quan đến anh em Tin Lành. Để kết luận, vị Tổng Thư ký nói Đại Kết ở trong tim Đức Giáo Hoàng nên cũng phải ở trong tim các giám mục.
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  36. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  37. #20
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Bộ Ngoại Giao



    Buổi chiều, các Đức cha đến gặp Bộ Ngoại giao tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Đức Tổng Giám mục Bộ trưởng Dominique Mamberti đã trân trọng chào mừng đoàn. Cuộc trao đổi diễn ra trong bầu khí cởi mở và thân tình. Vị Bộ trưởng cho biết sẵn sàng giúp Hội đồng Giám mục trong các quan hệ giữa Giáo Hội với Nhà Nước.
    Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong cuộc Thăm viếng Ad Limina năm 2009.




    Sáng nay, các Đức cha đã họp tổng kết và tối nay họp để quyết định về Thư mục vụ gửi Cộng Đồng Dân Chúa ở Việt Nam.
    Với bản tin này, Ủy ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục xin tạm biệt quý độc giả. Cảm ơn quý độc giả đã đồng hành – và cầu nguyện cho cuộc Thăm viếng Ad Limina 2009 của HĐGMVN. Trong tâm tình tạ ơn, tràn đầy hi vọng hướng tới Năm Thánh 2010, nguyện xin Thiên Chúa ban mọi ơn lành hồn xác cần thiết cho chúng ta.
    UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN



    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  38. Có 4 người cám ơn Damsan vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com