Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 1/2 12 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 40 trên 47

Chủ đề: Exodus - Về miền đất hứa _ Leon Uris

  1. #1
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default Exodus - Về miền đất hứa _ Leon Uris


    Leon Marcus Uris-1924-2003



    Exodus by American novelist Leon Uris is about the founding of the State of Israel. Published in 1958, it is based on the name of the 1947 immigration ship Exodus.
    In 1956, Uris covered the Arab-Israeli fighting as a war correspondent. Two years later, Exodus was published by Doubleday. ExodusGone with the Wind. Uris had sold the film rights in advance.
    The story unfolds with the protagonist, Ari Ben Canaan, hatching a plot to transport Jewish refugees from a British detention camp in Cyprus to Palestine. The operation is carried out under the auspices of the Mossad Le'aliyah Bet. The book then goes on to trace the histories of the various main characters and the ties of their personal lives to the birth of the new Jewish state.
    A film based on the novel was directed by Otto Preminger in 1960 featuring Paul Newman as Ari Ben Canaan. It focused mainly on the escape from Cyprus and subsequent events in Palestine.


    Exodus_ tác giả Leon Uris (Mỹ) như là một sự ghi nhận về sự sáng lập của Nhà nước Israel thời hiện đại. Tác phẩm được xuất bản vào năm 1958, tựa đề truyện được dựa trên tên một con tàu mà vào năm 1947 đã thực thi xuyên suốt sứ mệnh lịch sử và vinh quang của dân tộc Do Thái: Exodus - Di dân về miền Đất Hứa!

    Vào năm 1956, Uris hoạt động như là một phóng viên phản chiến về cuộc chiến giữa khối Ả-rập và Israel. Hai năm sau khi xuất bản, bởi Doubleday, Exodus trở thành một hiện tượng xuất bản quốc tế, bestseller lớn nhất tại Hoa Kỳ kể từ tác phẩm "Gone with the Wind" của Margaret Mithcell ("Cuốn theo chiều gió").

    Câu chuyện mở ra với nhân vật chính là Ari Nem Canaan, một cốt truyện nảy sinh từ kỳ tích vượt qua bao hy sinh, mất mát để chuyển vận những người tị nạn Do Thái tại một trại giam tên Síp (Cyprus) ở Anh Quốc về đến Palestine - Trung đông.

    Tiến trình di dân về "Miền Đất Hứa" những người Do Thái cón sống sót sau Thế Chiến II được thực hiện dưới sự bảo vệ của tổ chức non trẻ thời bấy giờ: Mossad Le'aliyah Bet (tiền thân của Trung ương Tình Báo-Phản Gián "khét tiếng" của nhà nước Israen ngày nay: MOSAD - người dịch). Tác phẩm sau đó đã đi vào lịch sử, với cuộc đời binh biến bao máu và nước mắt của từng nhân vật danh tiếng cho sự ra đời của Quốc gia Israen - Tổ quốc của người Do Thái.

    Năm 1960, đạo diễn Otto Preminger đã chuyển thể tác phẩm thành phim với tự đề "Paul Newman", nội dung phim xoay quanh nhân vật được xem là Anh Hùng: Ari Ben Canaan và mô tả tập trung vào sự hy sinh, anh dũng trong cuộc "đào thoát" khỏi Síp và lướt qua vài sự kiện tại Palsetin.

    (dominico_dung lược dịch)

    *** Tác phẩm trên đây được Tác giả Thế uyên (http://www.vietnamlit.org/wiki/index.php?title=The_Uyen) "chuyển ngữ" trước năm 1975 tại Sài Gòn. Nay, nhờ có ân nhân vô vàn quý-kính, đã dày công đánh máy rồi upload lên http://vnthuquan.net, từ đó bao người được "hưởng phúc" mà chiêm ngưỡng lại tác phẩm một thời danh tiếng.

    Theo đó, bắt đầu từ hôm nay tôi cũng copy về rồi đưa lên trang diễn đàn này, xin được giới thiệu, không gì hơn là mong được "hâm nóng" một tác phẩm
    best-seller, ngoài ra giúp quý ACE thư giãn sau lao nhọc hàng ngày.

    Từ Diễn đàn Thánh Ca Việt Nam, tôi xin được gởi lời tri ân đến vị đã đánh máy Tác phẩm Exodus và kính lời chúc Sức Khỏe và Bình An.






    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  2. Có 7 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  3. #2
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Exodus - Về miền đất hứa
    Tác giả: Leon Uris
    Chuyển ngữ: Thế Uyên





    Phần 1 - 1

    Tháng mười một 1946

    Phi cơ nhấp nhổm trên phi đạo rồi ngừng lại trước tấm bảng lớn: CHYPRE HÂN HOAN CHÀO ĐÓN QUÝ KHÁCH. Dán mặt vào cửa sổ, Mark Parker nhận thấy phía xa lởm chởm đỉnh của ngọn Ngũ Chỉ, đỉnh cao nhất của dãy núi duyên hải miền Bắc. Một giờ nữa thôi, chàng sẽ vượt đèo đưa tới Cyrénia. Tiến theo hành lang, chàng xiết lại nút cà-vạt, hạ tay áo sơ mi xuống và mặc áo vét-tông.

    “Chypre hân hoan đón chào quý vị” đúng rồi, đó là ở trong cuốn Othello [1] nhưng chàng không sao nhớ lại được phần sau của câu văn ấy.
    - Có gì khai báo không?
    - Hai kí-lô á phiện và một mớ sách về nghệ thuật khiêu dâm - Mark lầu nhầu trả lời.
    Khi chàng vượt qua quan thuế, một nữ tiếp viên phi cảng tiến lại.
    - Ông là Mark Parker phải không? Có tin nhờ chuyển tới ông: Bà Kitty Fremont gửi lời xin lỗi vì bận việc không ra được. Bà xin ông đến thẳng Cyrénia khách sạn Dôme, bà đã giữ sẵn phòng tại đó.
    - Cám ơn cô bé. Tôi có thể kiếm taxi chỗ nào để đến Cyrénia?
    - Xin để tôi lo việc này. Xin ông vui lòng đợi vài phút... Quán rượu ở đầu bên kia chỗ “hành khách đến”.
    Mười lăm phút sau, trong chiếc taxi đưa về thành phố, Mark ngả người về phía sau và nhắm mắt lại. Thực ra, chàng thích Kitty bị kẹt không tới đón chàng ở phi cảng. Nhiều năm đã đi qua kể từ lần gặp chót, hai người sẽ có biết bao nhiêu điều để kể cho nhau nghe, biết bao nhiêu kỷ niệm để nhớ lại... Nghĩ tới rằng sau hết lại được gặp nàng, chàng cảm thấy sự xúc cảm ấm áp dữ dội, một xúc động sâu xa lẫn với một bồi hồi thầm kín trong cơ thể. Kitty, con người xinh đẹp, nàng Kitty quyến rũ. Liệu chàng có thể lập nổi một trật tự đại khái cho vô vàn hình ảnh nàng đang dồn dập tới với chàng không?

    Kitty Fremont, cô bé “hàng xóm láng giềng” như người ta thường nói ấy, với tóc kết bím, mặt lấm tấm tàn nhang, dáng điệu con trai, miệng đương nhiên là có mang máy sửa lại hàm răng cho thẳng: mẩu điển hình cho các cô gái nhỏ Hoa Kỳ. Rồi vào một ngày nào đẹp trời, con sâu xấu xí đã lột thành con bướm duyên dáng: Bộ máy sửa răng đã biến mất, đôi môi mấp máy một màu đỏ không nhờ gì thiên nhiên, các chiếc áo thung phồng căng hai trái chín mời mọc. Một thứ cây tươi mát, lành mạnh, ngon lành...

    Cũng có cả Tom Fremont nữa. Lại một mẩu người điển hình Hoa Kỳ: Cậu bé khỏe mạnh tóc ngắn, nụ cười vừa trẻ con vừa chế nhạo, thể thao có hạng và ham mê làm những đồ lặt vặt. Người bạn thân nhất và tốt nhất của Mark, kể từ khi... nói chung, kể từ trước cho tới giờ. Các bà mẹ đã cai sữa họ vào cùng một thời, đã thả họ trên cùng một bãi cỏ, nhìn họ chơi cùng một trái banh.

    Tom và Kitty... bánh táo và kem... xúc xích nóng và mù tạc... Một cô gái một trăm phần trăm Hoa Kỳ, một cậu con trai cũng một trăm phần trăm Hoa Kỳ, trong khung cảnh một trăm phần trăm Hoa Kỳ của tiểu bang Indiana. Kitty và Tom như trời sinh họ ra để lấy nhau, bổ túc cho nhau như mặt trời và mùa xuân.

    Ngay khi còn rất trẻ, Kitty đã lặng lẽ, bí ẩn, trầm tư. Nhưng cũng can đảm đặc biệt, chính chắn, thực tế. Mark có lẽ là kẻ duy nhất khám phá ra trong ánh nhìn của nàng một vẻ buồn mơ hồ.

    Chàng tự hỏi tại sao nàng có vẻ lôi cuốn hấp dẫn như vậy. Chắc bởi vì nàng ở ngoài tầm tay chàng. Ngay từ hồi nhỏ nhất, Kitty đã là cô bạn dịu hiền của Tom. Còn Mark chàng chỉ còn cách ước ao địa vị của bạn mà thôi.

    Ở viện Đại học của tiểu bang, Tom và Mark sống chung một phòng. Trong năm đầu tiên, Tom buồn rầu không nguôi vì phải xa Kitty. Trong nhiều giờ liền, Mark kiên nhẫn và thông cảm, lắng nghe Tom than thở. Đến các kỳ hè, Kitty đi tiểu bang Wisconsin cùng gia đình vì ba mẹ; nàng hy vọng xa cách sẽ làm giảm bớt sự luyến ái quá cuồng nhiệt, ngoài mức ông bà có thể chấp nhận được. Còn về Tom và Mark, hai người đi bằng cách quá giang xe đến các mỏ dầu ở Oklahoma, nơi mà các chàng trai khỏe mạnh bao giờ cũng chắc chắn tìm thấy việc làm.

    Đến kỳ khai trường, nhiệt tình của Tom đã lạnh bớt đi nhiều. Khoảng cách giữa các bức thư của Tom trao đổi với Kitty mỗi ngày một dài ra theo các buổi hẹn hò với các cô gái khác mỗi ngày một nhiều hơn lên. Đến nỗi cuối năm thứ ba và cũng là niên học chót, Tom hầu như quên luôn là có Kitty trên đời. Được tâng bóc chiều chuộng, như một ngôi sao số một của viện đại học, ngôi sao sáng của đội bóng rổ, nói tóm tắt một vị anh hùng mà các thổ lộ tâm tình qua thư từ không còn thể gây chú trọng được nữa. Còn Mark, chàng an phận với các ánh sáng rực rỡ của Tom phản chiếu sang con người khiêm tốn của chàng, cùng với cái danh là tên học trò bết nhất chưa từng thấy bao giờ trong lớp học về báo chí.

    Mọi sự là như thế cho tới khi Kitty cắp sách đi học cùng trường đại học này, sự hiện diện của nàng làm cho Tom bị mê đắm đến gần như mất lương tri. Đúng một tháng trước các kỳ thi khảo hạch cuối năm, Tom bắt cóc Kitty mang đi, mang theo Mark cùng vị hôn thê là Ellen để làm chứng, đôi tình nhân chạy trốn trên một chiếc xe Ford cổ lỗ sĩ, và ngay sau khi vừa vượt biên thùy tiểu bang, họ đến trình diện ngay một vị thẩm phán để làm lễ cưới theo luật định. Cả hai cộng lại mới có được số tiền là bốn đô la mười xu nên cặp vợ chồng mới cưới đành qua đêm tân hôn trên băng sau của chiếc xe hơi cũ, và một cơn mưa bất tận đã biến mui xe thành một hương sen tưới nước. Nhưng nói cho cùng, đối với cặp vợ chồng đặc biệt Hoa Kỳ này, đời sống chung như vậy kể như bắt đầu với điềm tốt lành.

    Tom và Kitty chỉ loan báo hôn nhân của họ một năm sau. Khi ấy, người chồng trẻ sau khi đã lấy được bằng tốt nghiệp, đã tìm được việc làm khiêm tốn nhất trong một hãng quảng cáo quan trọng, và người vợ trẻ đã học xong khóa điều dưỡng. Theo Mark nghĩ thì nghề điều dưỡng quả thực thích hợp với Kitty: Nàng như được sinh ra đời để tận tụy hy sinh cho kẻ khác.

    Nếu trước đó Tom đã sống một cuộc đời hơi buông thả thì bây giờ chàng từ bỏ hết sức dễ dàng sự tự do của đời sống độc thân để trở thành một trong những ông chồng gương mẫu nhất. Lập nghiệp ở Chicago, nơi Kitty đã tìm được việc làm ở bệnh viện nhi đồng, cặp vợ chồng trẻ, vẫn trung thành với truyền thống tốt đẹp nhất của Hoa Kỳ, bắt đầu xây dựng cơ nghiệp của mình từng bước một: mới đầu là một buồng nhỏ trong chung cư, rồi là một căn nhà nhỏ, một chiếc xe hơi mới, và những niềm hy vọng lớn lao. Kế đó, Kitty có mang Sandra...

    Mark mở mắt, khi chiếc taxi đi chậm lại, đi vào vùng ngoại ô của Nicosie, thủ phủ đảo, thành phố nằm dài trong đồng bằng màu nâu, giữa các dãy núi duyên hải phía bắc và phía nam. Còn năm phút nữa thôi là tới chính thành phố với các nhà bằng đá vàng mái lợp ngói đỏ chói đầy các cây chà là. Mark vừa nghĩ vừa cố ngăn một tiếng ngáp: “Giống hệt như là Damas”. Đại lộ chạy dọc theo bức tường thành xây hoàn toàn tròn bao quanh lấy thành phố cổ. Mark nhìn thấy những tháp đôi của giáo đường Hồi giáo của khu Thổ Nhĩ Kỳ nhô lên khỏi đỉnh cao của bức tường thành vĩ đại. Những tháp đôi của Sainte-Sophie, một nhà thờ rất đẹp do các Thập Tự quân xây nên và bị biến cải thành giáo đường Hồi giáo sau khi họ bị thất trận. Sau khi đi vòng theo một nửa vòng đai thành, chiếc taxi đi qua vài đường nhỏ và ra khỏi Nicosie, tiến về phía bắc. Hai bên đường các làng giống nhau như hệt, với các căn nhà tồi tàn lụp xụp bằng gạch xám qui tụ quanh một cái giếng độc nhất bao giờ cũng có chữ đề: “Giếng này được xây cất do lòng đại lượng của Đức Vua Anh quốc”. Trong những cánh đồng nhòa màu sắc vì mặt trời chói chang, các nông phu đang đào khoai với sự trợ giúp của những con lừa đẹp đẽ nhưng bướng bỉnh nuôi trên đảo.

    Xe tăng thêm tốc độ, Mark lại nhắm mắt lại để suy nghĩ tiếp.

    Chàng đã cưới Ellen và vài tháng sau hôn lễ của Tom và Kitty. Ngay từ ngày đầu tiên, đây đã là một cuộc hôn nhân thất bại hoàn toàn, một nhầm lẫn rõ ràng: một chàng trai tốt, một cô gái tốt, nhưng sinh ra không phải để lấy nhau. Không có lòng tử tế và tận tâm của Kitty, chắc họ đã xa nhau ngay. Kitty bao giờ cũng sẵn lòng nghe người này than thở về người kia, dẹp bỏ các hiềm thù, khuyến cáo nên kiên nhẫn. Nhờ có nàng, hôn nhân này mới kéo dài hơn là người ta có thể tưởng. Nhưng rồi đột nhiên, thảm kịch không thể cứu vãn xảy đến và kế đó là ly dị. May mắn thay là họ không có con.

    Bàng hoàng và bơ vơ, Mark rời Chicago đi về các miền phía Đông. Trong nhiều năm chàng sống một cuộc đời trơ trọi, luôn luôn thay đổi chỗ làm: chàng là một ký giả dở nhất Hoa Kỳ sau khi đã là người học trò bết nhất trong các lớp dạy về báo chí. Bây giờ chàng thuộc về giới những kẻ lang thang bất tận mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu trong thế giới nhỏ bé của giới báo chí. Không phải là tại chàng thiếu tài năng hay thông minh, mà chỉ tại vì chàng không sao tìm được đất dụng võ thích hợp. Tạo hóa đã ban cho chàng một tinh thần sáng tạo vậy mà những công việc lấy tin thường nhật đều đều lại khó hòa giải được với thứ tài năng chống lại mọi thứ cưỡng chế. Tuy thế chàng lại không cảm thấy đủ can đảm - và cả ước muốn nữa - để lao vào nghề văn. Chàng biết quá rõ là mình không có bản chất của một nhà văn. Vì thế chàng vẫn tiếp tục sống cuộc đời lẹt đẹt.

    Mỗi tuần, bưu tín viên mang lại cho chàng một bức thư của Tom, hai trang giấy đầy hăng hái trong đó người bạn thân nói về nghề nghiệp cùng những chặng đường hắn đã vượt qua dễ dàng, cùng tình yêu bao giờ cũng trọn vẹn đối với Kitty, sự cưng chiều dành cho Sandra, con gái họ, đã bắt đầu biết đi, học nói và chơi búp bê. Kitty cũng viết thư đều đặn cho chàng, những bức thư điềm tĩnh hơn trong đó bao giờ nàng cũng khéo léo hỏi thăm về số phận của vợ chàng - cho tới khi vợ chàng tái giá.

    Năm 1938, một tình cờ đã mang lại một may mắn lớn cho cuộc đời Mark. Một đại diện của American New Syndicate, một trong những hãng thông tấn chính của Hoa Kỳ xin được thay thế, và Mark được chỉ định thay thế: trong một sáng một chiều chàng thoát ra được khỏi công việc nhỏ nhặt để thành thông tín viên đặc biệt.

    Vừa đặt chân tới thủ đô Đức quốc, chàng đã chứng tỏ được mình là một phóng viên có tài năng đặc biệt. Được giải thoát khỏi sự khống chế của các viên thư ký tòa soạn, sau cùng chàng đã có dịp viết theo ước muốn riêng, tạo được một bút pháp riêng, cho phép chàng nổi danh khá nhanh. Chẳng bao lâu tên tuổi chàng được coi là cao giá trong thế giới báo chí. Hơn nữa chàng còn có linh khiếu tối cần thiết cho các đặc phóng viên lớn: linh khiếu của một tay săn rình rập các biến cố giật gân đang thành hình.

    Một năm sau, chàng đã leo được lên mức thang chót để trở thành người tối cần thiết, một đặc phái viên sáng giá chuyên nghiệp có cái nhìn sâu sắc xem xét toàn thể thế giới. Bây giờ chàng đã có tất cả những gì cần thiết để sung sướng: chàng “bao phủ” mọi cơn chuyển biến của Âu châu, Á châu, Phi châu, chàng có uy tín và làm một công việc mình thích thú say mê, chàng được hưởng một lòng ưu ái vững chắc trong các quầy rượu của các dinh thự, khách sạn lớn cũng như trong các quán rượu nhỏ mà chỉ những khách quen mới biết được địa chỉ, và trong mỗi một thành phố, chàng có một bảng danh sách vừa dài vừa hấp dẫn những cô bạn gái mỗi đêm.

    Khi chiến tranh bùng nổ, sau một cuộc du hành chớp nhoáng suốt Âu châu đang điên sợ, Mark chọn nơi trụ sở là Luân Đôn, trong một sự yên tĩnh rất là tương đối. Vào đầu năm 1942, Tom Fremont, qua một bức thư vẫn nồng nhiệt như bao giờ, loan báo đã gia nhập binh chủng Thủy quân lục chiến. Sáu tháng sau, một bức thư ngắn của Kitty cho biết chồng nàng đã tử trận trên một bãi biển vùng Guadalcanal. Hai tháng sau nữa, con gái của hai người là Sandra bị chết vì bệnh tê liệt.

    Mark xin phép nghỉ khẩn cấp để trở về Hoa Kỳ. Nhưng sau khi thanh toán xong các thủ tục thông thường và vượt Đại Tây dương, Kitty Fremont đã biến mất. Mark tìm nàng khắp nơi trong nhiều tuần lễ, cho tới khi hết hạn nghỉ phép. Nhưng các cố gắng của chàng đã vô ích: không sao tìm được dấu vết Kitty. Và khi chiến tranh chấm dứt rất thuận lợi để chàng có thể mở lại các công cuộc tìm kiếm người xưa, thì những dấu vết hiếm hoi của hai năm trước đây đã lưu mờ rồi.

    Vào tháng 11-1945, Mark được cử làm đại diện cho hãng thông tấn về vụ án Nuremberg [2] và với tư cách này chàng được hưởng đặc quyền không mấy vui là dự khán buổi xử giảo các lãnh tụ quốc xã. Sau đó mọi người miễn cưỡng phải cho chàng nghỉ phép vài tuần. Và mặc dù rất là cần nghỉ ngơi, chàng vẫn phung phí những ngày nghỉ theo cách thế riêng của mình - bằng cách theo đuổi một thiếu nữ Pháp có nụ cười đa tình mà chàng đã có dịp quen biết sơ sơ ở Liên Hiệp Quốc. Sau hết chàng đã tìm gặp được lại nàng ở Nhã Điển [3] trong cơ quan U.N.R. và tiếp tục công cuộc chinh phục nàng.

    Nhưng định mạng không cho phép chàng được hưởng thành quả của công trình chinh phục này. Một buổi tối, trong khi đấu láo với một đồng nghiệp người Anh mới từ Macédoine về, chàng được nghe nói tới một nữ điều dưỡng Hoa Kỳ đã thành lập ở Salonique một công trình rất đáng ngợi khen để thu nhận các trẻ em mồ côi Hy Lạp. Nàng nữ điều dưỡng này tên là Kitty Fremont...

    Hai giờ đồng hồ sau, bám sát máy điện thoại, Mark được biết là Kitty đã đi nghỉ dưỡng sức ở đảo Chypre.

    Bây giờ chiếc taxi đang khó nhọc leo những khúc đường ngoằn ngoèo dẫn đến đèo Ngũ Chỉ. Và khi đã leo tới đỉnh, Mark yêu cầu tài xế cho xe đỗ lại ven lề.

    Chàng bước xuống và tiến về phía bờ đối diện. Dưới chân chàng, thị trấn Cyrénia nằm giữa biển và núi như một đồ trang sức quý giá. Phía bên trái chàng, cao hơn đèo, là lâu đài Saint Hilarion vươn hình hài cao và đổ nát lên trời chiều. Chính trong sự che chở của các bức tường thành vĩ đại của nơi này, Richard Coeur de Lion [4] đã yêu nàng Bérengère mỹ miều. Mark thầm nghĩ: “Một nơi ta sẽ trở lại viếng thăm cùng Kitty”.

    Chiếc xe tiến vào Cyrénia lúc trời đổ tối. Những ngôi nhà trắng ngói đỏ, những ngõ hẻm ngoạn mục, và nhất là một cảm tưởng bình an sâu xa mà Mark chưa từng bao giờ cảm thấy. Một hải cảng bé xíu đầy thuyền câu và du thuyền ăn sâu vào giữa hai dãy của một con đê vĩ đại. Một dãy đê dùng làm cầu tàu, và trên dãy kia là công sự phòng thủ cũ, đồn Thánh nữ Đồng trinh.

    Cách hải cảng vài bước, khách sạn Dôme phá vỡ sự hòa hợp xưa cũ của khung cảnh bằng khối lượng đồ sộ của mình. Nổi tiếng khắp Đế quốc Anh như là một nơi hẹn hò chọn lọc của các thần dân của Anh hoàng, khách sạn Dôme trải dài các phòng của mình theo cả một loạt những thềm hiên vươn ra ngoài biển. Một con đê dài chừng trăm thước nối liền khách sạn với một đảo nhỏ dùng làm bãi tắm riêng.

    Khi xe ngừng trước cửa khách sạn, một nhân viên chạy tới xách hành lý. Vừa trả tiền xe, Mark vừa nhìn chung quanh. Dù đã vào sâu trong mùa - bây giờ là tháng mười một - không khí vẫn còn giữ một hơi ấm dễ chịu. Và còn thứ thanh tịnh, yên tĩnh thần thánh này nữa: quả thực là một nơi lý tưởng để gặp lại Kitty Fremont sau bao nhiều năm xa cách.

    Nhân viên phòng tiếp tân trao lại chàng một bức thư ngắn.
    "Mark thân,
    Tôi bị kẹt ở Famagouste tới tận 9 giờ. Hy vọng anh không giận tôi nhiều vì thế. Rất vui sướng được gặp lại anh. Thân ái.
    Kitty."
    Mark nhét thư vào túi áo, nói với nhân viên khách sạn :
    - Tôi muốn có một vài bông hoa, một chai scotch và một sô đá.
    - Bà Fremont đã lo những việc này rồi ạ. Xin mời ông theo nhân viên hướng dẫn phòng... Hai ông bà ở phòng kế cận nhau nhìn ra biển.
    Trước khi quay đi, Mark đoán thấy trên khuôn mặt nhân viên tiếp tân của khách sạn thoáng một nụ cười. Một nụ cười khẩy thì đúng hơn, vừa a tòng, vừa tục tĩu, thứ nụ cười mà chàng đã từng nhận cả mấy chục lần ở các khách sạn mỗi khi chàng đi cùng với một người đàn bà. Chàng muốn định nói rõ là mình không phải là người tình của bà Fremont, nhưng rồi thôi. Nói cho cùng, chàng bất chấp nhân viên khách sạn muốn tưởng tượng gì thì tưởng tượng.

    Mười lăm phút sau, chàng thoải mái trong bồn tắm, thưởng thức sự tương phản giữa nước rất ấm và rượu Whisky rất lạnh chàng đang nhấm nháp.

    Tắm xong, nhìn đồng hồ, chàng nhăn nhó: còn những hai giờ chờ đợi nữa...
    Chàng mở cửa thông sang buồng bên. Phòng Kitty thơm mùi xà bông tắm và nước hoa Cologne. Ngoại trừ một áo tắm và vài đồ lót phơi gần cửa sổ, mọi thứ khác hoàn toàn trật tự gọn ghẽ. Mark nở nụ cười hài lòng. Ngay khi vắng mặt, Kitty cũng làm cho mọi người đoán biết nàng là một người đàn bà có khả năng và thông minh, kẻ thù của sự buông tha.

    Chàng trở về phòng mình nằm dài ra giường. Chàng sẽ gặp lại người bạn thiếu thời như thế nào đây? Thời gian qua và với hai thảm kịch là cái chết của chồng và con đã ghi dấu lên nàng như thế nào? Lần chót chàng gặp Kitty là vào năm 1938, trước khi lên đường tới nhiệm sở tại Bá Linh. Bây giờ 1946... tám năm sau... coi nào, bây giờ nàng đã hai mươi chín tuổi...

    Mệt mỏi vì đi đường và tình trạng thần kinh căng thẳng đã thắng để đưa chàng vào giấc ngủ.

    Một tiếng động đầy hấp dẫn của những viên đá nhỏ va vào nhau trong ly dần dần đưa chàng ra khỏi giấc ngủ. Chàng dụi mắt, tay dò dẫm kiếm bao thuốc lá để trên bàn ngủ. Một giọng đàn ông có âm sắc người Anh cất lên :
    - Ông bạn ngủ như là bị người ta thuốc vậy. Tôi đã gõ cửa ít ra là trong năm phút và sau cùng một nhân viên khách sạn mở cửa cho tôi vô bằng chiếc chìa khóa phòng nào cũng mở được của họ. Hy vọng ông bạn sẽ không giận tôi đã tự tiện dùng một chút rượu của ông bạn chứ?
    Ngay từ khi những tiếng đầu tiên cất lên, Mark đã tự đặt trong tình trạng báo động. Chàng biết giọng nói này: đó là của thiếu tá Fred Caldwell thuộc quân lực Anh quốc. Sau khi châm một điếu thuốc, chàng tì người lên khuỷ tay, lầu nhầu :
    - Anh làm cái trò gì ở đảo Chypre này vậy?
    Viên sĩ quan ném về phía chàng một cái nhìn mỉa mai :
    - Lẽ ra anh phải để chính tôi đặt ra câu hỏi ấy mới hợp lý chứ, phải không ông bạn?
    Mark nhìn người đối diện không trả lời. Đối với Caldwell, chàng không thiện cảm cũng chẳng ác cảm. Có lẽ khinh khi thì đúng hơn. Chàng đã gặp gỡ viên sĩ quan này hai lần. Lần thứ nhất vài ngày sau cuộc đổ bộ vào vùng Flandres thuộc Bỉ. Vào thời kỳ này, Caldwell làm tùy viên cho đại tá (sau này là thiếu tướng) Bruce Sutherland, một người đáng kính và là một trung đoàn trưởng giỏi. Vậy mà trong một bài báo gởi về hãng thông tấn, Mark đã đưa ra một lầm lẫn chiến thuật nghiêm trọng của người Anh, lầm lẫn đã đưa đến sự tiêu diệt của cả một tiểu đoàn. Chàng gặp lại hai sĩ quan này trong vụ án Nuremberg khi họ tới làm nhân chứng thuật lại những cảnh khủng khiếp ở trại tập trung Bergen Belsen do chính quân sĩ của Sutherland đã tới giải phóng.

    Cố ngăn một tiếng ngáp, Mark tiến về phòng tắm để té nước lạnh lên mặt. Trong khi lau mặt, chàng đối diện với khách :
    - Tôi có thể làm gì giúp anh đây, Fred?
    - Bên An Ninh vừa điện thoại đến Bộ tư lệnh của tụi tôi cho biết anh đến đảo và vì anh không được tín nhiệm cho lắm đối với các chức quyền quân sự nên...
    - Trời! Nhà binh các anh thật quá đa nghi! Rất tiếc là đã làm các anh thất vọng bởi vì tôi chỉ ghé qua đây vớ tư cách du khách, trước khi lên đường đến nhiệm sở mới của tôi ở Palestine.
    Caldwell nở một nụ cười gượng gạo, nói một cách xa xôi :
    - Xin anh ghi nhận cho là cuộc viếng thăm này của tôi không hề có tính cách chính thức. Chúng ta quả hơi dễ giận - hơi một chút thôi - vì những sự giao thiệp của chúng ta ngày xưa khá căng thẳng...
    Mark lầu nhầu :
    - Anh quả thực có trí nhớ tốt đấy.
    Trong khi Mark mặc quần áo, Caldwell pha cho chàng một ly whisky. Mark vừa lén quan sát dò xét vừa tự hỏi tại sao anh chàng người Anh này bao giờ cũng cố thu xếp để gây gổ với chàng như vậy. Cái vẻ cao ngạo khó khăn thường ngày của Caldwell, thứ lương tâm một trăm phần trăm nhà binh đã giết chết hẳn mọi dấu vết lương tâm ở con người của hắn... Đột nhiên không kìm giữ được, chàng hỏi lớn :
    - Này Fred, có phải là An Ninh của các anh đang phải che giấu một vụ dơ dáy nào đó ở đảo này phải không?
    - Thôi cho tôi xin ông, xin ông đừng có thọc gậy thế. Hòn đảo này thuộc quyền chúng tôi có phải không? Vậy quả là chuyện thường tình khi bọn tôi tìm xem ông bạn tới đây làm cái trò gì.
    - Anh nói đúng đấy. Đó là điều tôi thích nhất nơi người Anh các anh. Một dân Hòa Lan chẳng hạn chắc sẽ nói với tôi là xéo đi chỗ khác chơi. Còn dân Anh thì bao giờ cũng giữ lễ độ: Xin mời ông cảm phiền xéo đi đâu thì đi tùy tiện... Sau khi nói rõ như vậy rồi, tôi xin nhắc lại với anh là tôi đang nghỉ hè, và tôi đáp xuống Chypre này chỉ cốt để gặp lại một cô bạn gái cũ rất thân, Kitty Fremont.
    - A, cô nữ điều dưỡng ấy! Một thiếu phụ rất quyến rũ. Tôi mới được quen cô ta cách đây vài ngày ở dinh ông Thống đốc.
    Lông mày nhíu lên một cách thông cảm. Caldwell nhìn chiếc cửa mở thông sang phòng Kitty. Mark lầu nhầu :
    - Anh đúng là có đầu óc lệch lạc. Tôi quen biết Kitty từ hai mươi lăm năm này rồi.
    - Như vậy thì chắc là tôi chẳng còn gì để nói thêm chăng!
    - Đúng vậy đó. Và bởi thế, cuộc thăm viếng của anh chỉ còn có tính cách xã giao và do tính cách ấy, tôi xin được phép mời anh đi ra cửa cho.
    Mỉm cười, Caldwell đặt ly xuống bàn :
    - Nếu anh nói cái giọng đó thì... Nhưng mong anh nhớ cho nhé: Anh đến đây hoàn toàn với tư cách du khách thôi. Tôi sẽ chuyển lời hỏi thăm của anh tới tướng Sutherland. Cheerio!
    Chú thích:
    [1] Othello: một vở kịch của Shakespeare, một kịch tác gia nổi danh người Anh.

    [2] Nuremberg : thành phố Đức miền Bavière, nổi danh vì trước đã là thành trì, trụ sở chính của đảng Quốc gia Xã hội Đức (gọi tên là Quốc Xã) do Hitler lãnh đạo. Và sau khi đệ nhị thế chiến lại nổi danh một lần nữa vì các Quốc gia Đồng Minh do chọn thành phố này làm nơi xử án các phạm nhân chiến tranh - Đa số là các lãnh tụ của đảng Quốc Xã trước kia.

    [3] Nhã Điển: kinh đô của nước Hy Lạp (Athènes).

    [4] Richard, Coeur De Lion: một vị vua Anh quốc đã từng thân chinh cầm đầu Thập Tự quân Âu châu sang chiến đấu chống quân Hồi giáo ở Trung Đông.
    thay đổi nội dung bởi: dominico_dung, 27-07-2009 lúc 01:49 AM

  4. Có 3 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  5. #3
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 2

    Cùng giờ đó nhưng trong một vùng khác của hải đảo có hai người đàn ông đang chờ đợi một người thứ ba tới. Nơi hẹn là một địa điểm cách Cyrénia chừng 50 cây số, ven một khu rừng có các cây thông, khuynh diệp và keo hoang bám dọc cao nguyên duyên hải tới tận phía bắc hải cảng Famagouste. Nấp trong một ngôi nhà nhỏ bỏ hoang, hai người đó chăm chú nhìn xuyên qua một màn cây mỏng vùng biển mở ra dưới chân sườn dốc, cách đó khoảng chừng năm trăm thước. Những đám mây đen dầy dặc ngăn chặn những tia sáng cuối cùng của buổi hoàng hôn. Trong im lặng sâu thẳm, chỉ nghe thấy tiếng lá xào xạc mơ hồ.

    Dần dần mây tan bớt. Một làn ánh sáng mờ nhạt chiếu xuống mặt hai kẻ đang chờ đợi rình rập đứng bất động sau một khung cửa sổ. Khuôn mặt chờ đợi lo âu của người kiểm lâm dân đảo Chypre [1] gốc Hy Lạp. Bộ mặt kia xanh xao và điềm tĩnh là của người Do Thái tên là David Ben Ami.

    Mây bay bớt đi, ánh sáng nhợt nhạt chiếu xuống mặt đất, soi rõ những hàng cột đổ nát, những mảnh tượng bằng đá hoa vỡ tan. Những di tích này trải rộng trên một diện tích lớn: nơi này xưa kia là đô thị Salamis cường thịnh. Bị một cơn động đất phá hủy lần thứ nhất, đô thị này được tái thiết hết sức nhanh chóng để rồi sau cùng bị xâm lăng Ả Rập tiêu hủy vĩnh viễn. Salamis bây giờ chỉ còn là một nơi hiu quạnh, một bằng chứng thầm kín huy hoàng của Hy Lạp thời xưa.

    Một cơn gió đột ngột dồn mây lại thành một bức trần dầy dặc, người kiểm lâm sốt ruột, lo âu thì thào :
    - Đáng lẽ ảnh phải tới đây từ hai giờ rồi. Tôi đang tự hỏi...
    David Ben Ami cắt ngang lời bạn :
    - Im! Nghe này!
    Từ ngoài khơi vẳng tới một tiếng động cơ nổ nhỏ vì còn ở quá xa, nhưng nổi rõ trên nền âm thanh rì rào của lá cây rừng. Chùm ánh sáng của một ngọn đèn mạnh chạy trên mặt nước đen, quét ngang tường căn nhà nhỏ, phụt tắt, bật lên rồi lại tắt đi lần nữa.

    David Ben Ami cầm khẩu tiểu liên để dưới chân, bổ nhào ra ngoài nhà, người kiểm lâm chạy theo. Hai người ào xuống sườn dốc, chạy tới tận bãi cát. Rồi người Do Thái lấy đèn của mình ra, nhắc lại mật hiệu.

    Tiếng động cơ ngừng chạy. Giữa vịnh, xuất hiện lờ mờ hình ảnh của một tiểu đĩnh. Một bóng người leo qua hông tàu, nhào xuống biển, bơi thẳng vào bờ. David Ben Ami lên đạn; mắt quan sát toàn thể bãi biển. Bao giờ cũng có thể xảy ra một sự bất ngờ: đôi khi những toán tuần tiểu người Anh xuất hiện ở những nơi không định được và vào lúc ít ai ngờ được. Người bơi dưới biển đã lên bờ.
    - David?
    - Tôi đây anh Ari! Theo tôi, lẹ lên!
    Họ chạy nhào lên, vượt qua ngôi nhà nhỏ tới một con đường đất. Một chiếc taxi đậu sẵn dưới một bụi cây. Ben Ami cám ơn người kiểm lâm rồi cùng kẻ mới tới lên xe chạy hết tốc lực về Famagouste. Ari lầu nhầu :
    - Thuốc lá của tôi ướt hết rồi.
    David Ben Ami đưa bao của mình cho bạn. Dưới làn ánh sáng lập lòe của bật lửa, khuôn mặt và hai vai Ari nhô khỏi bóng tối, một khuôn mặt nét đều đặn nhưng ánh mắt cương nghị, vai rộng và to như một tay đô vật; bề ngoài này biểu lộ một sức mạnh phi thường thật tương phản với Ben Ami, kẻ mới trưởng thành, mảnh khảnh, hơi nhỏ bé, với khuôn mặt hẹp ra một tâm hồn nhạy cảm của kẻ trí thức.

    Ari Ben Canaan hầu như được đục đẻo từ đá hoa cương ra. Và chắc chắn không phải là do ngẫu nhiên mà chàng trở thành tay anh kiệt của Mossad Aliya Bet, tổ chức mật của những người Do Thái ở Palestine.



    * Chú thích:
    [1] Chypre: một hòn đảo lớn trong Địa Trung Hải, thuộc Anh quốc. Dân trên đảo gồm hai sắc dân chính: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đệ nhị thế chiến một thời gian, cả Hy Lạp lẫn Thổ đều đòi đảo này, gây ra nội chiến và sau cùng LHQ phải can thiệp mới tạm yên.
    thay đổi nội dung bởi: dominico_dung, 27-07-2009 lúc 01:46 AM

  6. Có 4 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  7. #4
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 3

    Mark Parker nghe thấy tiếng gõ cửa và đứng dậy ra mở. Trên bực cửa, Kitty Fremont, còn đẹp và quyến rũ hơn cả hình ảnh chàng đã từng ghi nhớ nữa. Trong một vài khoảng khắc, hai người im lặng nhìn nhau. Rồi cùng một lúc, họ lao vào ôm lấy nhau.

    Trong giờ gặp gỡ đầu tiên sau tám năm xa cách, họ không nói bao nhiêu, chỉ cùng nhau trao đổi những nụ cười, tay cầm tay và thân ái hôn lên má nhau. Ngay cả sau đó, trong phòng ăn của khách sạn, câu chuyện của họ chỉ hướng về những đề tài vô thưởng vô phạt. Khi nhắc lại những phiêu bạt trong cuộc sống làm phóng viên chiến tranh của mình, Mark sớm nhận ra là Kitty cẩn thận tránh mọi ám chỉ tới đời sống riêng của nàng. Đến phần tráng miệng, khi chàng ngừng nói và ném ra một cái nhìn dò hỏi, nàng cúi đầu.

    Trong vài phút, một im lặng bối rối bao phủ hai người. Sau cùng, Mark đẩy ghế đứng dậy đề nghị :
    - Chúng ta đi dạo một vòng hải cảng đi.
    - Tôi lên lấy khăn quàng đã.
    Vẫn trong im lặng, hai người đi dọc đê tới tận ngọn hải đăng đứng trấn lối vào vũng nhỏ hẹp. Một làn sương nhẹ xóa mờ đường nét của các thuyền câu đang kéo căng những sợi dây neo. Cách đó vài trăm thước, một chiếc tàu đánh cá theo sự hướng dẫn của đèn hải đăng, tiến gần tới lối dẫn vào vũng tàu đậu. Cơn gió nhẹ đùa giỡn trong mái tóc Kitty, nâng tung các góc chiếc khăn nàng quấn quanh vai. Mark châm một điếu thuốc, ngồi xuống bờ đê, thả chân trên mặt nước róc rách. Chàng nói :
    - Tôi thấy tôi đã lầm khi tới đây, sự hiện diện của tôi làm em khổ. Sáng mai tôi sẽ ra đi.
    Kitty phản đối, mắt nhìn xa xăm :
    - Nhưng tôi không muốn anh đi. Tôi bị xúc động, gần như sợ hãi khi nhận được điện tín của anh. Hầu như là người ta đột ngột mở tung chiếc cửa mà ở phía sau đó tôi đã cố gắng che giấu muôn ngàn kỷ niệm. Tuy thế, tôi vẫn biết chuyện này phải xảy tới vào một ngày nào... Xét theo một khía cạnh nào đó, tôi sợ hãi giây phút này... theo một khía cạnh khác, tôi lại bằng lòng mọi sự đã xảy tới như thế.
    - Tom đã chết bốn năm rồi. Bao giờ em mới bắt đầu quên anh ấy?
    Nàng thì thào :
    - Quên? Chắc chắn là sẽ quên, bao nhiêu triệu đàn bà đã mất chồng trong chiến tranh. Tôi đã khóc biết bao nhiêu khi biết tin Tom chết... Chúng tôi vẫn yêu nhau như thửa ban đầu... dầu vậy tôi cảm thấy, tôi biết là tôi sẽ tiếp tục sống. Nhưng còn Sandra, đứa con gái yêu dấu của tôi... tại sao nó cũng phải chết nữa?
    Mark lầu nhầu :
    - Tôi biết trả lời em ra sao bây giờ? Tôi không phải là Đức Chúa - Chàng châm một điếu thuốc thứ hai và đưa cho nàng - Em ngồi xuống đi chứ.
    Kitty tuân lời một cách máy móc, rồi sau tiếng thở dài, nàng ngả đầu lên vai chàng.
    - Tôi bắt đầu tin rằng không thể còn có một nơi trốn tránh nào cho tôi được nữa... không một nơi để ẩn thân...
    Chàng cắt ngang lời, cáu kỉnh :
    - Tốt hơn, em nên kể cho tôi nghe.
    - Tôi không muốn kể, anh...
    - Tôi có cảm tưởng ít ra em cũng phải thử đi. Tôi còn nghĩ rằng đã đến lúc rồi đó.
    Nàng phải cố gắng mới giữ vững được giọng nói.
    - Thật ghê khiếp, anh. Một cơn ác mộng. Trước hết là cái chết của Tom - theo nguyên văn bản thông báo là “hy sinh cho tổ quốc tại chiến trường” - rồi sau đó là bệnh tê liệt đã mang Sardra đi... Tôi không còn biết gì nữa, không còn nhớ gì nữa, có thể nói như thế. Ba má tôi đưa tôi đến Vermont, vào một dưỡng đường. Tôi lưu tại đó, thực ra cũng chẳng còn nhớ là bao nhiêu lâu nữa. Tôi không sống thực sự, tôi chỉ hiện diện như cỏ cây, như trong một đám sương mù, từ sáng tới chiều từ chiều tới sáng. Các bác sĩ bảo là cơn bệnh buồn nghiêm trọng.
    Nàng ngưng nói, hút một hơi thuốc rồi ném điếu thuốc đi. Khi nàng lại cất tiếng, giọng nàng đã thay đổi. Nàng có vẻ vững chắc hơn, hầu như cuồng nhiệt và Mark hiểu rằng cơn đau khổ dằn vặt bị kìm giữ trong bao nhiêu năm ấy sắp sửa được giải thoát.
    - Một ngày nọ bức màn bị rách tung: tôi chợt nhớ lại là Tom và Sandra đã chết rồi. Một thứ gì như một cơn đau thể xác không rời bỏ tôi nữa. Tôi không sao nghĩ được đến một cái gì khác nữa, dù chỉ trong một phút... Tất cả những gì tôi trông thấy, nghe thấy đều làm tôi nhớ đến nỗi đau khổ đã có. Mỗi lần tôi nghe thấy tiếng hát hay cười, mỗi lần tôi trông thấy một đứa bé... Tôi đau đớn đến phải gào thét lên. Khi ấy, tôi cầu nguyện như thế này, tôi cầu Chúa cho rơi phủ lại tấm màn lãng quên ấy lên tâm trí tôi như cũ. Tôi cầu xin Chúa trả lại cho tôi bệnh điên để tôi không thể còn nhớ được gì nữa.
    Nàng đứng dậy và chàng trong thấy nước mắt nàng chảy ướt dẫm trên má.
    - Nhưng cơn điên không muốn trở lại. Tôi chạy trốn đến Nữu Ước, hy vọng mình sẽ lãng quên được giữa đám đông và tiếng động ồn ào. Tôi tìm được một cái phòng nhỏ ngay bên trên một cái quán rượu có bảng hiệu bật sáng bật tắt ngay dưới cửa sổ tôi. Tôi lang thang trong các đường phố nhiều giờ, hoặc tệ hơn nữa, tôi ngồi lì ở nhà dán mũi vào cửa kính hai hay ba ngày liền. Tôi không còn gì để làm nữa: Tom, Sandra, Tom, Sandra... Có thể nói là trong đầu óc khổ sở của tôi, chỉ còn hiện diện có hai người đó mà thôi.
    Mark đứng dậy, Kitty quay lưng lại tránh mặt chàng nhưng hai bàn tay người đàn ông đã xiết chặt lấy vai nàng, an ủi, thân hữu. Trên mặt nước đen, chiếc tàu đánh cá đã đi vào giữa hai dãy đê. Kitty nghiêng đầu cọ má vào tay Mark; tiếp tục :
    - Một buổi tối, tôi uống rượu nhiều hơn thường lệ. Nhiều hơn rất nhiều. Tôi chú ý tới một chàng trai... hắn mặc bộ quân phục xanh, như Tom... Hắn có một mình, tóc cắt ngắn, cao lớn, giống hệt như Tom. Chúng tôi uống với nhau một ly rượu, rồi một ly thứ hai, một ly nữa... Tôi tỉnh dậy trong một căn phòng khách sạn tồi tàn... Tôi vẫn còn say... Tôi ngồi dậy, chệnh choạng đi tới trước tấm gương tủ quần áo. Tôi nhìn tôi... Tôi hoàn toàn trần truồng. Hắn, hắn cũng thế, trần truồng... đang ngủ lăn lóc trên giường...
    - Kitty! Sao em...
    - Anh để tôi kể hết đã, anh Mark. Tôi đứng đó, không sao rời khỏi hình ảnh mình trong gương, không biết là trong bao lâu nữa... Kể từ giờ phút đó, tôi không thể sa ngã hơn được nữa... Tôi quả thực đã rơi xuống chỗ sâu thấp nhất. Trong khi đó, hắn vẫn còn ngủ, như bị ai đánh ngất xỉu... một kẻ xa lạ, tôi không biết cả đến tên hắn nữa... qua cửa phòng tắm để mở, tôi không thấy dao cạo râu của hắn trên bàn rửa mặt... ống dẫn hơi đốt cháy trên trần nhà... và nhất là cửa sổ, cao sáu tầng trên mặt hè... Trong mười phút, trong một giờ, tôi không đoán được tôi đã đứng nhìn khoảng không như thế trong bao lâu nữa. Đáng lý ra, đây là tận cùng, tận cùng của một cuộc sống ghê tởm tôi không muốn có nữa... nhưng tôi không có can đảm để tự hủy. Rồi đột nhiên, trong tôi nảy sinh một điều kỳ lạ: tôi ý thức rằng tôi sẽ tiếp tục sống, không Tom không Sandra. Trong khoảng khắc, nói đau đớn dày vò không ngừng ấy... biến mất đi hoàn toàn.
    Mark nói nhỏ :
    - Tội nghiệp cô bé. Tôi hết sức mong muốn tìm gặp được em để giúp đỡ trấn an em lúc đó.
    - Tôi biết là anh sẽ làm tất cả những gì cần phải làm để giúp đỡ tôi. Nhưng mà vào thời kỳ ấy, không ai có thể giúp cho tôi được hết. Tôi giả đoán rằng có những trận chiến mà người ta phải chiến đấu một mình. Sau hết... tôi lại đi làm nữ điều dưỡng như cũ, lao vào công việc hết sức, như là điên khùng. Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt ở Âu châu, tôi đứng ra coi viện mồ côi Hy Lạp ấy. Công việc này hoàn toàn thích hợp với tôi: một chức vụ mà tôi phải đảm trách hai bốn trên hai bốn tiếng, những trách nhiệm nặng nhọc không còn để thì giờ cho tôi nghiền ngẫm những vấn đề cá nhân nữa. Anh nên biết là lúc nào tôi cũng định viết thư cho anh. Có lẽ tôi đã bắt đầu viết chừng cả trăm bức thư rồi, nhưng nghĩ tới phải thú thật với anh tất cả mọi chuyện đó, tôi đâm ra sợ hãi... Bây giờ thì tôi bằng lòng, cảm thấy trút được gánh nặng. Anh Mark, anh đã hành động phải, khi tới nơi này.
    Chàng thì thầm :
    - Và tôi, tôi cũng hài lòng khi tìm lại được em, Kitty.
    Tay nắm tay, hai người trở về khách sạn. Qua những khung của sổ cao mở ra phía biển, họ nghe thay tiếng nhạc khiêu vũ nhộn nhịp.

  8. Có 3 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  9. #5
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 4

    Trong một căn nhà đẹp đẽ đường Hippocrate, một trong những đường chính của Famagouste, thiếu tướng Bruce Sutherland, tư lệnh các lực lượng Anh tại đảo Chypre, đang ngồi trước chiếc bàn làm việc vĩ đại. Ngoại trừ hơi to bụng và tóc hoa râm, phong dáng của ông chưa hề mang số tuổi năm mươi lăm ông vừa đạt tới. Mặc dù mặc áo choàng thường, ông vẫn có dáng điệu cứng cỏi của một sĩ quan chuyên nghiệp.

    Ông ngẩng đầu lên khi nghe tiếng gõ cửa.
    - Cứ vào! Chào anh Caldwell, đã đi Cyrénia về rồi kia hả? Ngồi đây.
    Sutherland đẩy hồ sơ ông đang cứu xét sang một bên, cất kính và vươn vai. Sau khi mời sĩ quan tùy viên của mình một điếu xì gà, ông nhồi tẩu thuốc và bấm chuông gọi người hầu, một anh chàng Hy Lạp trẻ tuổi.
    - Cho hai gin-tonic - Ông đợi cho tới khi người hầu đi ra mới hỏi tiếp - Thế nào, chắc anh đã gặp ông Mark Parker thân mến của chúng ta rồi chứ? Cảm tưởng của anh ra sao?
    Caldwell nhún vai.
    - Chính thức ra mà nói, chúng ta không thể trách hắn điều gì hết, thưa thiếu tướng. Hắn đang đi đến Pabatia và ngừng tại đây hoàn toàn chỉ để gặp cô nữ điều dưỡng người Hoa Kỳ Kitty Fremont...
    - À... thiếu phụ xinh đẹp trong buổi dạ vũ của ông Thống đốc.
    - Vâng chính cô ta, thưa thiếu tướng. Vậy như tôi vừa nói, sự hiện diện của hắn ở đảo chỉ do một nguyên động lực vô tội nhất. Nhưng vì Parker là một ký giả đã mang tới cho chúng ta nhiều rắc rối xưa kia, ở Hòa Lan...
    Sutherland cắt ngang :
    - Thôi dẹp đi. Một câu chuyện cũ không còn ai nhớ tới nữa, ngoại trừ hắn và chúng ta.
    Người hầu mang đồ uống vào. Viên tướng uống một ngụm, đặt ly xuống, vỗ nhẹ lên bộ ria đang già đi, tiếp tục nói :
    - Anh không có vẻ yên tâm. Anh chàng Hoa Kỳ ấy làm cho anh lo ngại đến thế sao?
    - Xin cứ cho là tôi nghi ngờ hắn đi. Và nếu giả thử hắn bộc lộ nhiều tò mò quá, thiếu tướng có nghĩ là nên cho hai người bên an ninh theo dõi không?
    - Thôi đi, anh bạn. Xin anh bạn hãy để cho hắn yên. Anh không bao giờ nên tìm cách giới hạn tự do của một ký giả hết: làm như vậy là gợi nghi ngờ để rồi rút cuộc hắn sẽ mò ra ai, biết được một vụ xì-căng-đan nào đó. Dĩ nhiên có vụ các trại lưu giữ khốn kiếp mà chúng ta đã phải thành lập trong đảo. Nhưng tôi sẽ ngạc nhiên nếu Parker chú ý tới chúng: chuyện những người tị nạn đã hết thời trang rồi. Đó không phải là một nguyên cớ để cho hắn muốn lục lạo: do thế, không được ngăn cấm hay theo dõi hắn. Nếu anh muốn nghe ý kiến tôi, thì vụ anh tới thăm hắn ở khách sạn, là một lầm lẫn.
    - Nhưng thưa thiếu tướng... sau những rắc rối hắn đã mang lại cho chúng ta qua những bài hắn viết...
    - Thôi thế đủ rồi, Fred! Hãy mang bàn cờ ra đây.
    Caldwell hiểu là mình đã dại khi nói mãi về vụ này. Chàng cố tập trung vào ván cờ, nhưng Sutherland hiểu là sĩ quan tùy viên của mình đang bất mãn. Ông la :
    - Caldwell, một lần nữa tôi phải giảng cho anh hiểu rằng những trại ấy của chúng ta không hề là trại tập trung. Những kẻ tị nạn hiện giữ ở Caraolos hiện chỉ là tạm giữ ở Chypre cho tới khi các vị khốn kiếp ở Luân Đôn có được quyết định về vấn đề ủy trị của chúng ta ở Palestine.
    - Mọi sự sẽ là toàn hảo nếu những người Do Thái khốn khổ ấy không vô kỷ luật đến như vậy. Tôi bắt đầu tin rằng cần phải dùng trở lại hệ thống trừng phạt thể xác xưa kia.
    - Hẳn là không rồi, Fred. Những người đó không hề là tội phạm, và hơn nữa họ được cảm tình của cả thế giới. Vấn đề của chúng ta là coi chừng đừng để đánh lộn, nổi loạn, bạo hành dưới bất cứ hình thức nào, nói tóm tắt là coi chừng không để xảy ra bất cứ điều gì có thể cung cấp chất liệu cho một vụ tuyên truyền chống Anh quốc. Tôi nói thế là rõ chứ, Fred.
    Đối với Caldwell còn lâu mọi sự mới rõ ràng. Theo ý chàng, những người tị nạn không đáng được gượng nhẹ như thế. Nhưng muốn thắng một thiếu tướng ít ra phải là trung tướng nên chàng im lặng và tiến một quân cờ.
    - Đến lượt thiếu tướng đi cho.
    Ngạc nhiên vì thấy tay Sutherland vẫn không nhúc nhích, chàng ngửng lên. Viên tướng hình như chìm đắm vào một suy tư sâu xa đến độ quên luôn sự hiện diện của người cùng chơi cờ. Hiện tượng này gần đây càng ngày càng hay xảy ra. Caldwell nghĩ “Tội nghiệp ông”, viên tướng, sau khi thành hôn với Neddie Sutherland trong gần ba muơi năm, đột nhiên phải sống cô đơn. Vợ ông đã trốn sang Paris cùng với một người tình dĩ nhiên là trẻ hơn ông nhiều. Câu chuyện này đã gây khá nhiều ồn ào trong giới cao cấp của quân lực, và Sutherland sau khi bị xúc động nhiều có lẽ nay vẫn chưa quên được. Quả là một việc đáng tiếc nhất và không ai có thể trách gì ở ông được. Một người chồng tốt, một người bạn dễ chịu...

    Caldwell chắc sẽ kinh ngạc lắm nếu viên tướng thổ lộ là ông không nghĩ đến vợ, mà đang nghĩ đến những người tị nạn ở trong trại Caraolos. Viên thiếu tá nhắc lại :
    - Đến lượt thiếu tướng đi quân ạ.
    Sutherland nói nhỏ :
    - Kẻ thù các con sẽ bị tiêu diệt, Israel...
    - Xin lỗi, thiếu tướng nói chi?

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 5

    Mark và Kitty, nhịp thở hơi dần dập, trở lại bàn mình. Nàng nói, giọng đùa nghịch :
    - Theo ý anh, bản samba chót của tôi cổ đến bao nhiêu năm?
    - Cũng không tệ lắm đối với một cô gái ở tuổi em.
    Chàng đưa mắt nhìn căn phòng, một vài du khách lẫn vào đám đông các sĩ quan Anh: lục quân mặc đồ kaki, hải quân mặc màu trắng. Người hầu bàn chêm thêm đồ uống, hai người cụng ly, trao đổi với nhau một nụ cười.
    - Uống mừng Kitty, cho mãi mãi, dù em ở bất cứ nơi nào! Mà này em, em sẽ định cư ở đâu đây sau kỳ nghỉ này!
    Nàng nhún vai.
    - Tôi cũng chẳng biết nữa. Công việc của tôi ở Salonique đã xong rồi. Hơn nữa, tôi muốn thay đổi không khí. Tôi đang do dự trước cả chục đề nghị làm việc dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc khắp Âu châu.
    Chàng lầu nhầu :
    - Dĩ nhiên là thế rồi. Cuộc chiến tranh chẳng ra gì này đã tạo ra triệu đứa con mồ côi.
    - Thực ra, mới ngày hôm qua thôi, thiên hạ đề nghị với tôi một công việc rất hay, ở ngay đây thôi.
    - Sao? Ở Chypre?
    - Đúng thế. Trong vùng Famagouste có nhiều trại dân tị nạn. Hình như nhà ở rất chật chọi, nên người Anh tính thành lập thêm các trại khác trên con đường đi Lamarca. Ba người Mỹ liên lạc với tôi ấy đề nghị tôi giữ chức vụ điều khiển trại mới. Đó là một lý do làm tôi không thể tới phi trường đón anh được. Chiều nay tôi đã phải tới Famagouste để trả lời.
    - Em có thể cho biết em trả lời sao không?
    - Từ chối. Tại nơi đó dự trù dành cho các trẻ con Do Thái. Lũ trẻ này chắc cũng giống như mọi đứa trẻ khác, dù chúng theo Ki tô giáo hay Hồi giáo, nhưng tôi không muốn dính dáng đến chuyện ấy. Mọi người nói với tôi rằng các dân Do Thái lưu giữ ở Chypre đặt ra một vấn đề chính trị nghiêm trọng, hơn nữa, họ không thuộc thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc.
    Mark giữ im lặng suy nghĩ. Sau chừng một phút, Kitty ném ra một cái nhìn ranh mãnh và khua một ngón tay trước mũi chàng.
    - Anh dẹp cái vẻ thê thảm ấy đi. Anh không tò mò muốn biết lý do thứ hai đã ngăn cản tôi đến phi trường đón anh sao?
    - Em không say qua đấy chứ?
    Nàng phì cười.
    - Tôi bắt đầu có cảm tưởng thế. Này, ông Mark Parker ạ, không giấu gì ông hết: tôi bị kẹt ở Famagouste cũng còn vì để chúc thượng lộ bình an ông bồ theo đuổi chung thủy của tôi. Điều này chắc hẳn không làm anh ngạc nhiên quá đáng... Một người tình ra đi bằng tàu thủy, thì một người tình khác đến bằng máy bay.
    - Hay lắm - Chàng tức giận - Nhân tiện em nói tới vụ đó, tôi xin hỏi em luôn... cái anh chàng đi cùng em đến Chypre, hắn là ai đấy?
    - Đại tá Howard Hillings của Quân lực Anh.
    - Giữa em và hắn không xảy ra điều gì phải giấu chứ?
    Nàng bĩu môi.
    - Chắc chắn là không rồi! Hắn cư xử đứng đắn đến phát ghét lên được.
    - Em câu được anh chàng đó ở đâu vậy?
    - Ở Salonique. Hắn đứng đầu phái bộ Anh. Khi tôi đứng ra coi cô nhi viện, bọn tôi thiếu thốn đủ thứ: giường, thuốc men, chăn mền, thực phẩm... nghĩa là thiếu thốn tất cả. Tôi đã có được cái may mắn là tới thăm hắn, và hắn tận lực giúp đõ, vượt qua mọi luật lệ, bỏ ngoài mọi công chức... Từ đó phát sinh một tình bạn vững chắc nhất: không nói giỡn, đó quả thực là một tình yêu.
    Mark chế riễu :
    - Nặng đến thế kia sao? Kể tiếp đi em, em ngừng ngang xương ở đúng chỗ câu chuyện bắt đầu hấp dẫn.
    - Cách đây vài tuần, thiên hạ báo cho hắn biết là hắn sắp phải đổi sang Palestine. Trước khi đáo nhiệm sở mới, hắn được nghỉ phép. Hắn yêu cầu tôi tới sống vài ngày giải trí nghỉ ngơi cùng hắn ở Chypre. Đề nghị nghe được: tôi đã làm việc vất vả đến nỗi trong 18 tháng vừa qua, tôi quên không nghỉ tới một ngày. Dẫu sao, mọi sự cũng không kéo dài: hắn bị gọi khẩn cấp xuống tàu ngay hôm nay đi Haifa.
    - Điều đó không cấm em làm đại tá phu nhân trong tương lai chứ?
    Nàng lắc đầu.
    - Thú thật tôi có khá nhiều cảm tình với hắn. Anh chàng tội nghiệp... vất vả đưa tôi tới tận Chypre cốt tìm một khung cảnh thuận tiện để cầu hôn tôi! Nhưng chỉ vì... tôi yêu Tom, chắc anh hiểu chứ, tôi yêu anh Tom đến mức độ điên lên được, và chắc chẳng bao giờ tôi cảm thấy được một mối tình sâu xa đến như vậy nữa.
    - Thôi xin cô! Luận cứ của cô không vững tí nào. Cô hiện hai mươi tám tuổi, tuổi tốt đẹp nhất để hưởng nhàn!
    - Nhưng tôi lại không vội vã như thế. Tôi đã có may mắn là kiếm được một công việc hợp ý. Quan trọng nữa.
    Chàng lầu nhầu :
    - Đúng đấy, quả thực là quan trọng.
    Bối rối, Kittty đổi đề tài câu chuyện.
    - Chàng đại ta đó đi Palestine, anh cũng đi Palestine và nhiều sĩ quan ở đây cũng sắp bị gửi đi Palestine nốt. Theo ý anh, chuyện đó có ý nghĩa gì?
    - Ở xứ đó sắp xảy ra chiến tranh.
    - Chiến tranh? Nhưng tại sao? Tôi không hiểu.
    Mark nở một nụ cười không vui.
    - Vì cả đống lý do. Trước hết, nói một cách tổng quát, thì tại hàng triệu người trong toàn thể thế giới đột nhiên quyết định rằng họ sẽ tự quyết định vận mạng họ. Em sẽ thấy các thuộc địa trong thế kỷ này càng ngày càng trở thành lỗi thời. Người Anh, ở Chypre cũng như ở nhiều nơi khác, đang ngoan cố lao vào một cuộc chiến tranh cầm chắc phần thua - Chàng rút trong túi ra một tờ giấy bạc và giơ lên - Đây, đây là tên lính của đế quốc mới, và người Mỹ gởi hàng sư đoàn những thứ lính này đến mọi nơi xa xôi khuất nẻo nhất trên thế giới. Một cuộc chinh phục hòa bình của một đạo quân viễn chinh ghê gớm nhất trong lịch sử... Ngoài ra còn vì Palestine đặt ra một vấn đề riêng biệt nữa. Ở xứ đó đang xảy ra những điều không thể tin, ghê gớm: một nhóm nhà tiên tri muốn gây dựng lại một quốc gia đã chết từ hai ngàn năm nay. Một công cuộc không tiền khoáng hậu, nhưng lại dám thành công lắm. Đó là những người Do Thái, chính những kẻ Do Thái mà em đang ghét đó.
    Kitty cãi :
    - Tôi chưa bao giờ nói là tôi ghét Do Thái cả!
    - Thôi chúng ta đừng làm mất vui buổi tối của chúng ta bằng cách cãi nhau về vấn đề ấy. Ngược lại, vì em đã có thì giờ đi lang thang trong đảo Chypre này... Em có trông thấy hay nghe thấy gì bất thường không? Em nghĩ lại kỹ đi, lục trí nhớ coi: em sẽ giúp ích nhiều cho anh đấy.
    - Tôi ấy à, tôi chẳng thấy gì nhiều đáng chú trọng cả ngoại trừ các trại giữ dân di cư. Theo một số người đồn, những người này phải ở chật chội khổ sở lắm. Nhưng tại sao anh lại hỏi tôi việc ấy?
    Mark, vẻ suy tư, ngắm nghía chiếc ly của mình.
    - Tôi cũng không biết nữa. Nhưng linh khiếu của anh cho biết sắp xảy ra những biến cố quan trọng trong cái đảo thơ mộng này đây. Vả lại, không phải chỉ vì trực giác của người làm báo mà thôi. Chắc em biết mặt anh chàng thiếu tá Caldwell sĩ quan tùy viên của tướng Sutherland...
    - ... Anh chàng nói nhiều, chán ngắt. Tôi đã phải chịu trận với anh chàng đó trong buổi tiếp tân của ông Thống đốc.
    - Đúng cái anh đấu láo chán ngắt như em nói ấy đã đến thăm tôi ở khách sạn, trước khi em đi Famagouste về. Lạ không em? Cái gì đã làm hắn nhảy bổ tới tôi lẹ như vậy. Cô bé cứ tin tôi đi, tụi anh đang lo lắng kinh khủng về vấn đề... Dĩ nhiên đây chỉ là một giả thuyết, nhưng tôi cá với em một xu ăn mười đồng là sự lo lắng của họ có liên quan tới các trại giữ người di cư Do Thái. Nghe đây em, em có chịu giúp đỡ tôi bằng cách nhận làm việc ở đó trong khoảng hai hay ba tuần lễ không?
    - Được chứ. Nếu quả anh tha thiết tới vụ đó...
    Chàng cười :
    - Tốt lắm. Thôi, dẹp chính trị lẫn báo chí sang một bên! Dẫu sao chúng ta cũng đang nghỉ hè mà. Ra nhảy đi em!






  12. Được cám ơn bởi:


  13. #7
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 6

    Đây là một trong những dinh thự đẹp nhất của Famagouste, tọa lạc tại đường Arsinos, đối diện với tường thành của thành cổ. Tòa nhà này như muốn công bố với mọi người cái tài sản vững chãi của chủ nhân Mandria, một người dân đảo Chypre gốc Hy chủ hãng đóng tàu và giữ nhiều cổ phần nhất của một công ty taxi. Hai hoạt động chính của chủ nhân có thể làm cho ông trở thành một đồng minh quý giá cho một số người và trong một số trường hợp.

    Chiều hôm ấy Mandria và David Ben Ami sốt ruột đi đi lại lại trong phòng lớn của từng dưới trong khi ở từng trên Ari Ben Canaan đổi bộ quần áo ướt sũng lấy một bộ khác ủi thẳng nếp. Mandria nhận xét :
    - Chắc mọi người đã trao cho anh ấy một nhiệm vụ quan trọng, cuộc du hành chớp nhoáng...
    David càu nhàu ngắt lời :
    - Chắc hẳn thế rồi. Tổ chức Mossad Alliya Bet khi liều lĩnh cho cán bộ chính yếu của họ tới đây chỉ để hỏi thăm tin tức chúng ta thôi sao! Các cấp chỉ huy của chúng tôi sau cùng chắc đã ý thức rằng chúng ta không thể tiếp tục ngồi khoanh tay mãi được.
    Mandria gật đầu. Ông thông cảm sự nóng nảy của người thanh niên. Từ nhiều năm rồi, Anh quốc cấm đoán, hay ít ra cũng hạn chế nghiêm khắc sự nhập nội của người Do Thái vào Palestine. Người Do Thái trả đũa lại bằng cách thành lập Mossad Alliya Bet, một hệ thống tổ chức nỗ lực đưa người Do Thái về Palestine mặc dầu có sự phong tỏa bờ biển vùng này. Cho tới giờ, đó là vụ châu chấu đá voi: hạm đội Anh đã đều đều chặn các tàu do tổ chức mướn và đưa họ trở lại đảo Chypre và lưu giữ họ tại đó.

    Hai người im lặng khi nghe thay tiếng mở cửa. Ari Ben Canaan bước đến và cúi chào hơi kiểu cách. Thực ra anh chàng Do Thái sinh trưởng ở Palestine và thanh niên mảnh khảnh David Ben Ami là hai người bạn cố tri, tuy thế bề ngoài họ vẫn thích giữ một thứ hệ thống quân giai. Xét cho cùng, Mandria người đảo gốc Hy chỉ là một cảm tình viên chứ không phải là nhân viên chính thức của tổ chức.

    Ari châm điếu thuốc và nói liền :
    - Thượng cấp của chúng ta gởi tôi đến đây để tổ chức một cuộc đào thoát tập thể khỏi các trại lưu giữ. Các lý do của công cuộc này thật hiển nhiên rồi. Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện ra sao thôi. Anh David, ý anh ra sao?
    David lại đi đi lại lại trong phòng. Chàng suy nghĩ. Cách đây vài tháng, Palmach, quân lực bí mật của người Do Thái ở Palestine, đã phái chàng cùng năm mươi đồng đội tới các trại lưu giữ trong đảo - dĩ nhiên tới một cách bí mật trước mũi các nhà chức quyền Anh - để nâng cao tinh thần của những kẻ bị giam giữ. Vấn đề là phải thành lập các trường học, bệnh viện, và cả giáo đường nữa, cũng như các cơ xưởng kỹ nghệ thực sự. Chắc là một nhiệm vụ khó khăn rồi, nhưng cũng là tối cần thiết. Những người bị lưu giữ đã đi đến ven bờ của thất vọng. Sau khi may mắn thoát khỏi các cuộc thảm sát của Quốc xã, trải qua bao thăng trầm bèo bọt để rồi sau cùng lên được con tàu trở về Đất Hứa, nhưng rốt cuộc lại thấy mình nằm giữa bốn hàng rào kẽm gai ­ một tinh thần vững chắc nhất cũng không chịu nổi ngần ấy khổ cực. Sự xuất hiện của những chiến binh trẻ tuổi người Palestine trong những căn trại buồn tẻ này đã làm họ lấy lại được tinh thần. David Ben Ami, 22 tuổi, chỉ huy “nhóm xung kích” của Palmach ở Chypre, đã lợi dụng sự lên tinh thần này để mang lại môn huấn luyện quân sự sơ sài cho hàng ngàn đàn ông và đàn bà, dùng gậy giả làm súng, dùng đá thay cho lựu đạn. Người Anh để kệ cho họ làm. Có lẽ tại người Anh không biết tới sự hiện diện của nhóm xung kích trong trại, nhưng cũng có thể họ giả vờ không biết tới. Dầu sao họ cũng chỉ canh giữ ở vòng ngoài ít thích phiêu lưu vào giữa một đám đông mà chỉ cần trông thấy một bộ quân phục Anh là đủ làm nổ tung ra một cơn hận thù.

    David hỏi :
    - Số người cần được đào thoát là bao nhiêu?
    - Chừng ba trăm.
    David lắc đầu.
    - Chúng ta chẳng bao giờ làm nổi đâu, với một vài đường hầm mà tôi đã cho đào thông ra biển. Như anh đã biết cách đây vài giờ, các luồng nước và thủy triều ở đây rất lộn xộn, chỉ có các tay bơi hữu hạng mới hy vọng thoát được thôi. Thứ hai, chúng ta ra vào trại khá dễ dàng qua khu đổ rác, chỗ đó ít bị canh chừng nhất nhưng ta khó mà đưa một số người đông đến thế ra thoát nổi. Thứ ba, với các bộ quân phục Anh và giấy tờ giả mạo đi nữa thì cũng chỉ hữu ích cho một số người thôi. Sau hết là cách cho người vào một cái thùng rồi khênh ra cầu tàu. Ông bạn Mandria đây là chủ nhân một công ty hàng hải, các phu phen của ông sẽ lo vụ cái thùng cẩn thận. Nhưng muốn gửi ba trăm thùng thì... Không được đâu anh Ari. Lúc này tôi chưa thấy cách nào để tổ chức một vụ đào thoát lớn như vậy.
    Ari không hề tỏ ra bối rối, nói :
    - Rồi chúng ta cũng tìm ra cách. Đáng tiếc là chúng ta lại quá vội vã: phải chuẩn bị xong mọi sự trong nội mười lăm ngày.
    Mandria không kiềm chế nổi một cái giật mình.
    - Không những ông Ben Canaan đòi hỏi một điều không thể làm được, ông còn hạn định cho chúng tôi hai tuần. Tự thâm tâm tôi - Mandria đặt tay lên ngực - có một tiếng nói bảo rằng sẽ làm được, nhưng đầu tôi ­ ông vỗ trán - một giọng khác bảo là không thể được. ­ Ông lại đứng trước Ben Canaan, khua tay một nửa vòng - Thưa ông, tất cả những người dân Hy Lạp ở đảo Chypre chúng tôi đều sẵn lòng ủng hộ lý tưởng của các ông cho tới giọt máu cuối cùng. Chúng tôi sẵn sàng đi với các ông đến tận cùng. Nhưng trong trường hợp này đây, ­ Mandria thốt ra một tiếng thở dài - Chypre là một hải đảo, một khoảng đất cô lập và người Anh không có ngu gì. Các ông không thể đưa nổi ba trăm người ra khỏi Caraolos đâu, trại được bao quanh bằng một hàng rào kẽm gai cao ba thước và lính gác đều có súng... những khẩu súng nạp đạn sẵn.
    Chậm chạp, Ari đứng vươn người dậy, chế ngự hai người kia. Hiển nhiên là chàng không coi các bộ điệu đóng kịch của Mandria vào đâu. Chàng nói :
    - Chúng ta hãy tóm tắt vấn đề! Sáng mai tôi cần có một bộ quân phục sĩ quan Anh, các giấy tờ cần thiết và một xe có tài xế. Ông Mandria, ông bắt đầu kiếm cho tôi một chiếc tàu khoảng từ trăm đến hai trăm tấn. Còn anh, David, anh kiếm cho tôi một người biết làm giả mạo mọi thứ giấy tờ - một người thật thạo nghề.
    - Tôi có sẵn một chú bé rồi, và hình như hắn còn là một nghệ sĩ. Nhưng với điều kiện là nó chịu làm việc cho chúng ta; cho tới giờ, nó chưa chịu hợp tác gì hết.
    - Mai tôi sẽ đến Caraolos để thuyết phục hắn. Dù sao tôi cũng định đến thăm trại cho biết.
    Mandria không giấu được niềm hăng hái phấn khởi. Anh chàng lực sĩ xứ Palestine này quả thực là tay hành động. Hãy kiếm cho tôi một chiếc tàu, một tay làm giấy tờ giả mạo, một bộ quân phục sĩ quan Anh! Quả thực đời sống trở thành hào hứng kể từ khi các cán bộ Do Thái đột nhập vào đảo. Trò chơi ú tim với người Anh này, Mandria thật khoái tham dự. Ông nắm lấy tay Ari lắc mạnh.
    - Tất cả dân đảo Chypre đều đứng về phía các anh! Cuộc chiến đấu của các anh là cuộc chiến đấu của chúng tôi!
    Ari Ben Canaan nhìn Mandria một cách khinh khi.
    - Ông Mandria, ông quên là chúng tôi sẽ bồi hoàn cho ông rộng rãi, về cả thời gian lẫn công khó ông bỏ ra.
    Mandria tái mặt :
    - Tại sao ông lại có thể... sao ông lại dám nghĩ là tôi, Mandria, làm tất cả những điều đó vì tiền! Vô lý! Quả thực ông có tin rằng tôi khá điên để dám lãnh mười năm rồi và trục xuất, lưu đầy cùng mất hết sản nghiệp không? Và ông cho tôi là quá ham tiền, tôi có thể chứng tỏ ngay là sự hợp tác của tôi với quân lực bí mật của các ông cho tới giờ đã làm tôi tốn hơn năm ngàn livre rồi.
    David can thiệp :
    - Đúng thế đó. Thành thực ra mà nói, anh Ari, anh phải xin lỗi ông Mandria. Chính ông cũng như các tài xế taxi, các phu bến tàu của ông đã phải liều lĩnh gian nguy rất nhiều. Hãy tin lời tôi, anh Ari, nếu không có sự trợ giúp của người Hy trong đảo, có thể nói là công tác của chúng ta không thể làm nổi.
    Bị tổn thương, Mandria ngồi phịch xuống ghế, lên tiếng biện minh :
    - Xin ông Ari hay tin ở tôi. Tất cả những người dân đảo Chypre gốc Hy đều thán phục ông. Chúng tôi nghĩ rằng nếu các ông thành công trong việc đuổi người Anh ra khỏi Palestine thì chúng tôi ở đây có thể đuổi họ ra khỏi đảo.
    Ari nói bằng một giọng lạnh nhạt :
    - Tôi trân trọng xin lỗi ông về mọi điều đã nói. Tôi công nhận là tôi đã lầm. Chắc là tại tôi đang bị thần kinh căng thẳng. Tôi hy vọng rằng...
    Một tiếng còi hụ rú lên cắt ngang lời chàng. Mandria vội vã mở cửa và cả ba người ra bao lơn. Dọc lòng đường dẫn từ bến tàu lên, một thiết giáp xa chạy dẫn theo sau một đoàn hai mươi lăm xe vận tải. Hai bên đoàn xe là các xe jeep trang bị trung liên đặt ở băng sau.

    Trên các xe vận tải chồng chất hành khách của chiếc tàu Tự Do môn xuất phát từ một hải cảng Ý quốc định vượt vòng phong tỏa của người Anh vào Palestine. Bị chận lại trước cửa biển, tàu Tự Do môn bị một ngư lôi hạm húc hư rồi kế đó kéo về tận Haifa. Từ đó, người Anh bắt tất cả những người di dân lên một tàu khác, chuyển họ về đảo Chypre.

    Từ trên bao lơn, ba người im lặng coi đoàn xe thê thảm đi qua. Trên xe nào cũng chồng chất từng ấy khuôn mặt cùng khổ ngơ ngác, sợ hãi, kiệt lực. Những con người hoàn toàn chịu nhận thảm bại, nạn nhân của một tai họa ghê gớm. Các còi hụ im tiếng rồi lại rú lên, như xé rách các màng nhĩ người nghe, sau khi qua cửa Hy Lạp ra ngoài vòng thành, đoàn xe đi vào con đường Salamis, hướng về trại Caraolos. Ánh đèn đỏ của xe sau cùng mờ dần trong bóng đêm nhưng tiếng còi hụ vẫn còn bay bổng trong thành phố yên ngủ.

    David Ben Ami tay nắm lại, răng nghiến chặt, mặt tái đi vì một niềm tức giận bất lực. Mandria khóc nức nở. Chỉ duy có Ari Ben Canaan vẫn giữ vẻ bình thản. Anh càu nhàu :
    - Thôi chúng ta đừng đứng đây nữa.
    Mandria đóng các cửa lại, nói và chùi nước mắt :
    - Chắc là hai ông có nhiều điều phải bàn tính, vậy tôi xin kiếu trước, phòng của ông Ben Canaan đã chuẩn bị sẵn rồi, mong ông sẽ thấy phòng ở được. Sáng mai ông sẽ có đủ quân phục, giấy tờ và một chiếc taxi để tùy nghi xử dụng. Chúc hai ông ngủ ngon.
    Mandria vừa ra khỏi phòng, hai thanh niên Do Thái đã ôm chầm lấy nhau. Anh chàng Ari to vĩ đại cười lớn tiếng, nâng bổng David bé nhỏ lên, lắc qua lắc lại như một đứa trẻ con. David phản đối :
    - Buông tôi ra nào! Anh chưa nói gì về Jordana. Anh có gặp nàng trước khi ra đi không? Nàng có trao anh một thư nào cho tôi không?
    Ari ra vẻ ngẫm nghĩ :
    - Để tôi nhớ lại xem nào...
    - Tôi xin anh, đừng để tôi sốt ruột chết mất... Đã ba tháng nay tôi không nhận được tin gì về nàng cả.
    Thở dài Ari rút trong túi ra một phòng thư. David giật ngay lấy.
    - Tôi đã cất thư trong một cái túi cao xu, và trong khi bơi vào bờ, tôi tự nhủ rằng chắc sẽ bị đấm vỡ mặt nếu để nước biển làm nhòa một chữ thôi.
    David không còn nghe thấy tiếng bạn nữa. Nét mặt căng thẳng, chàng ngấu nghiến đọc thư - những lời của một người yêu, đang mong gặp lại người nàng yêu. Rồi chàng trìu mến gấp thư lại bỏ vào trong ví để sau này còn đọc lại, bởi vì có thể còn nhiều tuần nhiều tháng qua nữa trước khi Jordana có cơ họi gửi cho chàng thư khác.
    - Hãy cho tôi biết... Nàng ra sao?
    - Nàng nào? À, em gái tôi ấy hả, nàng khỏe đều: vẫn man rợ, vẫn đẹp và vẫn mê chú một cách khôi hài như thường lệ.
    - Thế còn các cụ bên tôi? Mấy đứa em? Các bạn trong Palmach?
    - Từ từ đã nào, để tôi thở một cái đã. Đừng hối thế, tôi còn ở đây một thời gian mà.
    - Còn tình hình trong nước?
    Ari nhún đôi vai đồ sộ.
    - Vẫn cứ thế: lựu đạn nổ, súng bắn. Từ hồi nhỏ của chúng ta đến giờ, mọi sự có thể nói là không thay đổi. Mỗi năm, thiên hạ lại tới một điểm quyết liệt, lần này chắc chắn, hoàn toàn chắc chắn là đi dứt dân Do Thái ở Palestine, rồi khi chúng ta lại thành công trong việc sống còn thì lại xảy ra một cơn nguy khác, còn nghiêm trọng hơn là cơn nguy trước, và mọi sự lại bắt đầu lại từ đầu. Chúng ta phải bám chặt: tổ quốc và tổ quốc. Tuy vậy lúc này mọi sự dám lâm nguy: chắc chắn là sẽ có chiến tranh - Bằng một cử chỉ thân ái, Ari vòng tay ôm đôi vai nhỏ bé của David - dầu thế nào chúng tôi ở xứ nhà cũng rất kiêu hãnh với những kết quả chú đã đạt được ở đây với những người di dân.
    David bĩu môi.
    - Vâng. Quả thực là tôi khó có thể đòi hỏi hơn khi việc huấn luyện các chiến binh tương lai của chúng ta bằng các cán chổi thay cho súng. Cũng còn có vấn đề tinh thần nữa: đối với những kẻ khốn khổ ấy, Palestine đối với họ xa cách như Hỏa tinh vậy - cách xa cả triệu triệu cây số. Họ không còn cả sức mà hy vọng nữa. Bây giờ còn một việc khác cần nói, anh Ari... Tôi xin anh đừng khiêu khích Mandria nữa. Anh hãy tin ở tôi, ông ta là một người bạn rất khá.
    - Cũng có thể được, nhưng tôi không thể chịu được những kẻ có thái độ che chở bao dung đối với chúng ta.
    - Anh quên rằng không có Mandria cùng những người Hy Lạp trong đảo, chúng tôi không thể nào hoàn tất được những công tác của chúng ta nơi đây.
    Ari tỏ ra không tin cho lắm.
    - Chú còn trẻ nên có nhiều ảo tưởng. Ở vị trí của chú tôi nghi ngờ ông Mandria của Famagouste cũng như tất cả các ông Mandria khác mà chú có thể gặp trên thế gian này. Những kẻ nhỏ những giọt nước mắt cá sấu trước hàng triệu tử thi đồng bào chúng ta, nhưng lại phớt tỉnh bỏ rơi chúng ta vào phút chót của trận chiến. Ngoài những đàn ông và phụ nữ của dân tộc: chúng ta, không có ai là bạn đích thực tâm của chúng ta cả.
    - Anh nhầm...
    - Đáng tiếc là tôi lại không nhầm. Kể từ khi tôi làm việc cho các tổ chức của chúng ta tôi đã hiểu: chúng ta tin cậy ở chính chúng ta mà thôi. David, chú hãy còn ít tuổi, và đây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của chú. Không nên để những thúc đẩy của tình cảm làm quên lý trí. Thôi hãy xin chú giữ óc sáng suốt cho.
    David phản đối :
    - Tôi khước từ việc dẹp bỏ các thúc đẩy của tình cảm tôi. Chính các thúc đẩy này đã nâng đỡ tôi. Tôi muốn gào thét lên mỗi khi chứng kiến quang cảnh như đoàn xe... những con người, những người Do Thái bị chở đi như súc vật để rồi đem nhốt sau những hàng rào kẽm gai... Tôi không muốn bóp ngẹt lòng căm phẫn của tôi trước một sự ghê tởm như thế.
    - Tôi không yêu cầu chú bóp chết lòng căm phẫn, mà chỉ yêu cầu chú giữ đầu óc cho điềm tĩnh. Trong cuộc chiến đấu của chúng ta, chúng ta phải dùng tới tất cả mọi mưu kế, mọi sách đôi khi chúng ta thành công, đôi khi chúng ta thất bại. Trong nhiệm vụ của chúng ta, điều quan trọng là phải giữ được sự sáng suốt và điềm tĩnh.
    David đã châm một điếu thuốc. Trong khoảng thời gian vài phút, chàng im lặng, nhắm mắt lại như để dễ tập trung tư tưởng hơn. Sau cùng chàng nói bằng một giọng nghiêm trọng :
    - Tôi không bao giờ được phép quên rằng tôi đang tham dự vào việc soạn thảo một chương mới thêm vào một quyển sử đã có từ lâu lắm rồi, một lịch sử đã bắt đầu từ bốn ngàn năm nay. Anh Ari, hãy lấy thí dụ địa điểm mà anh vừa đổ bộ vào bờ chẳng hạn. Chỗ ấy xưa kia là đô thị Salamis. Đô thị phát sinh từ cuộc khởi nghĩa của Bar Kochba ở thế kỷ thứ II. Bar Kochba đuổi quân La Mã ra khỏi xứ sở chúng ta và cái lập vương quốc Judée. Ngày mai tôi sẽ chỉ cho anh thấy một cái cầu có từ thời ấy, gần trại lưu giữ: Ngày nay mọi người còn gọi tên là Cầu Do Thái. Tôi không bao giờ quên được những điều này. Ở ngay nơi mà xưa kia chúng ta chống lại Đế quốc Anh.
    Ari nở một nụ cười bao dung - nụ cười của một người cha trước sự hăng hái ngây thơ của đứa con trai.
    - Tại sao chú không kể hết câu chuyện? Chú biết rõ đoạn chót mà. Sau cuộc khởi nghĩa của Bar Kochba, các binh đoàn La Mã trở lại, thật nhiều, tàn sát dân tộc chúng ta, hết thành phố này đến thành phố khác, hết làng này đến làng khác - Giết tất cả đàn ông đàn bà và trẻ con. Akiva, một trong những lãnh tụ của chúng ta bị lột da sống, còn chính Bar Kochba thì bị giải về La Mã vứt cho sư tử trong đấu trường Colisée ăn thịt. Dĩ nhiên là Thánh kinh cũng như tất cả lịch sử của chúng ta đều đầy rẫy những truyện phi thường, những nhiệm mầu xảy ra vào đúng lúc. Chỉ đáng tiếc một điều là ngày nay chúng ta phải đương đầu với thực tại. Chúng ta không có Josué để ngăn mặt trời đừng quay, không có kèn đồng để thổi đổ tan tanh các tường thành. Các chiến xa của Anh sẽ không xa lầy trong bùn như các xe của người Cananéen, và biển cả không nhận chìm hạm đội Anh như đã nhận chìm đạo quân của Pharaon[1]. Thời đại của những phép mầu đã qua rồi, David.
    - Không, anh Ari, thời đại đó vẫn còn. Chỉ riêng sự kiện chúng ta đang hiện diện cũng là một phép mầu rồi. Chúng ta đã tồn tại nổi với người La Mã, người Hy, và với cả Hitler nữa. Chúng ta sẽ tồn tại với Đế quốc Anh. Chính đó là phép mầu!
    - David, tôi cũng tin là thế. Tôi có thể nói một điều là chúng ta “Dân Do Thái quả thật có tài lý luận”. Thôi chúng ta đi ngủ.
    *Chú thích:
    [1] Pharaon: tên gọi các vị vua Ai Cập thời cổ.
    thay đổi nội dung bởi: dominico_dung, 27-07-2009 lúc 01:50 AM

  14. Được cám ơn bởi:


  15. #8
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default



    Phần 1 - 7

    Fred Caldwell nhắc lại :
    - Đến lượt Thiếu tướng đi ạ.
    Vị tướng cúi xuống bàn cờ và sau một thời gian suy nghĩ, tiến một quân. Caldwel lui một quân và Sutherland cũng đi như vậy. Đột nhiên hai người ngửng đầu lên: ở một nơi xa, một tiếng còi hụ xé vỡ im lặng của ban đêm. Caldwell cười khẩy, thích thú nói :
    - Đoàn xe chở những người di cư của tàu Cửa hy vọng. Quả thật bọn họ khéo đặt tên gợi hình gợi ý cho các tàu: Đất Hứa, Ngôi sao David, Cửa hy vọng. Cứ làm như đặt tên như vậy là phá được vong phong tỏa!
    Nhíu mày, Sutherland thử tập trung vào ván cờ, nhưng vô ích, tiếng còi hụ cứ xuyên vào tai. Dù ông cố nhìn vào các quân ngà, mắt ông như chỉ trông thấy đoàn xe buồn thảm, bộ mặt lo âu của những đàn ông đàn bà chồng chất trên xe, những khẩu liên thanh của đoàn hộ tống. Đột nhiên, ông đứng dậy:
    - Thôi, xin lỗi anh Caldwell... tôi đi ngủ.
    - Thiếu tướng thấy trong người khó chịu sao?
    - Tôi chỉ buồn ngủ thôi. Chúc anh ngủ ngon.
    Sutherland ra khỏi phòng ngay. Trong phòng riêng, tiếng còi hụ càng làm ông không chịu nổi hơn nữa. Bực dọc, ông đóng các cửa sổ lại. Nhưng tiếng hụ ghê tởm vẫn tiếp tục rú lên trong đầu ông.

    Đứng sững trước chiếc gương treo trên tường, ông tự ngắm mình thật lâu. Một hình ảnh trấn an: tướng Sutherland, xuất phát từ vùng Sutherland Thượng, một sự nghiệp tốt đẹp nữa thêm vào một chuỗi dài các sự nghiệp cũng tốt đẹp như thế, theo một truyền thống cũng bất biến như Anh quốc cũ kỹ kia.

    Thế mà... những tuần lễ gần đây, ở Chypre, ông đã cảm thấy một cái gì đang chuẩn bị, sắp xảy ra, một cái gì sẽ tiêu tan sự nghiệp, làm ông thân bại danh liệt... Đưa đầu tới, ông dò xét ánh mắt mình trong gương như để tìm kiếm trong đó khi nào và từ nơi nào đã xảy ra sự xụp đổ nội tâm này.
    Bruce Sutherland, một chàng trai mà mọi người thích có trong cùng một ê-kíp với mình, bản niên giám của trường Trung học Eton ghi như vậy. Lúc thiếu thời Sutherland thuộc về một gia đình quý phái được giáo dục đầy đủ với một tư cách hoàn toàn.
    Còn Quân đội? Hãy suy nghĩ kỹ đi, ông già Bruce. Giòng họ Sutherland chúng ta đã phục vụ trong quân đội từ nhiều thế kỷ.
    Một cuộc hôn nhân hoàn toàn tốt đẹp! Neddie Ashton, ái nữ của đại tá Ashton, trẻ mạnh, có giáo dục... một nữ giáo chủ hoàn toàn, nhiều quen thuộc hữu ích... nàng sẽ biết cách giúp chồng trên đường sự nghiệp... Cuộc hôn phối giữa giòng Ashton và giòng Sutherland thật hết sức tuyệt hảo...
    Viên tướng tự hỏi nếu mọi sự hết sức tốt đẹp như thế, thì vết rạn nứt đang de dọa sự quân bình của ông đã ẩn giấu ở nơi nào? Neddie đã cho ông hai đứa con xinh đẹp, Albert vừa được vinh thăng đại úy trong trung đoàn cũ của ông, và Marthe đã lấy chồng khá giả. Thử nhìn lại vào dĩ vãng...

    Sau một thời kỳ tiến thủ khó khăn và chậm chạp trong thời bình, đệ nhị thế chiến đã mang lại cho ông một dịp để trổ tài. Trước thế chiến này, ông đã được biết đến những nơi đồn trú thông thường của quân lực hoàng gia Anh, Ấn Độ, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Trung Đông. Rồi năm 1944 với các trận đánh lớn ở Âu châu - Cơ hội kỳ vọng đã từ lâu. Đối diện với địch, ông đã tỏ ra là cấp chỉ huy có tài đặc biệt, một trong những cấp chỉ huy giỏi nhất của bộ binh Anh. Các chiến thắng lẫy lừng đã đem lại cho ông cấp bậc thiếu tướng.

    Vừa mặc pyjama, ông vừa sờ nắn những lớp mỡ đã làm bụng ông to ra. Hiển nhiên là ông bắt đầu già rồi. Nhưng dẫu sao đối với một người đã 55 tuổi, trong hình dáng ông vẫn còn tráng kiện lắm. Suy nghĩ không ngừng, ông ngồi vào chiếc ghế bành. Nhiều kỷ niệm, rất nhiều kỷ niệm trở lại...

    Neddie đã là một người vợ gương mẫu. Nhất là cho một sĩ quan phục vụ ở các thuộc địa. Sutherland quả thực không có gì để than phiền hết. Sự đổ vỡ xảy ra vào lúc nào đây? À, vào lúc cách đây đã nhiều năm, ở Tân Gia Ba...

    Ông vừa được lên thiếu tá thì được quen biết Marina. Một cô gái Á lai Âu có nước da trắng. Marina, người trời sinh ra để yêu đương và được yêu đương... Chắc chắn là mỗi người đàn ông đều ấp ủ hình ảnh một nàng Marina trong những giấc mơ thầm kín nhất. Nhưng ông, Bruce Sutherland đã chiếm được nàng Marina bằng xương bằng thịt với những tiếng cười và nước mắt, âu yếm và đam mê của nàng. Ông điên lên vì nàng, hiểu theo đúng nghĩa nhất của danh từ, ông thèm muốn nàng một cách man rợ đến nỗi đi tới chỗ ghen tương một cách vô lý để rồi sau cùng cầu xin nàng tha thứ. Marina... với đôi mắt huyền, với mái tóc dài xanh đen... nàng quả thực biết cách hành hạ ông, đưa ông tới chín tầng mây của khoái lạc, trong những lần hẹn hò gặp gỡ bao giờ cũng quá ngắn, mỗi một giây phút thật vô cùng quý giá...

    Ông nhớ lại cái ngày Neddie trình bày ra đủ chứng cớ về cuộc tình vụng trộm này. Dáng điệu ngơ ngác như bị ai đập một búa vào đầu, nhưng nàng không nhỏ lấy một giọt nước mắt: Neddie quá kiêu ngạo để không có thể khóc. Nàng nói :
    - Tôi không nói là tôi thản nhiên được khi khám phá ra vụ này. Tuy thế, tôi sẵn lòng tha thứ và sẵn lòng quên. Cần phải nghĩ tới các con, tới sự nghiệp của anh và danh tiếng của hai họ. Tôi thành thực thử bắt đầu lại với anh một lần nữa, với điều kiện là anh thề với tôi là không bao giờ gặp lại cái con đó nữa và xin thuyên chuyển ngay lập tức.
    Thất thần, ông đã giữ im lặng. Cái “con đó” như Neddie gọi ấy là người ông yêu, nàng đã mang lại cho ông những cái mà vợ ông không thể hay không muốn mang lại. Một hạnh phúc mà không một người bình thường nào trên trái đất này hy vọng có được.
    - Anh Bruce, tôi muốn nghe ngay câu trả lời của anh.
    Câu trả lời? Ông còn có thể nói gì được nữa! Một người con gái như Marina nguồn khoái cảm ngây ngất của một đêm nhiều nhất là một tháng không thể là sống đời được.

    Ông có thể hy sinh sự nghiệp cho người con gái, cho cô bé lai này hay không? Và có thể bôi nhọ danh dự giòng họ SutherLand không?
    - Tôi xin hứa với em, Neddie, là không bao giờ tìm gặp lại Marina nữa.
    Ông giữ lời. Ông đã thu xếp để không gặp lại Marina nữa, nhưng không bao giờ quên nghĩ tới nàng. Có phải tất cả mọi bất hạnh đã phát sinh từ đó không?

    Tiếng còi hụ nhỏ dần. Sutherland nghĩ trong vài phút nữa đoàn xe sẽ đến trại và sau cùng ông có thể ngủ được. Ông cảm thấy mệt mỏi, chán ngán và hơi kinh tởm. Thế mà còn năm năm nữa mới tới hạn về hưu! Nghỉ ngơi, hết trách nhiệm, thoải mái toàn diện! Căn nhà của giòng họ ở Sutherdand Thượng chắc chắn sẽ là quá lớn cho ông. Ông sẽ mua một nhà lợp tranh ở một nơi nào vùng quê, sẽ có hai con chó săn tốt, sẽ yêu cầu các nhà trồng tỉa hoa lớn gởi bản liệt kê các loại hoa tới, và sẽ sưu tập một tủ sách đẹp. Dĩ nhiên là ông cũng kiếm một câu lạc bộ[1] khá ở Luân Đôn để gia nhập... Có lẽ ông kiếm một người tình nữa.

    Thật kỳ lạ thay cái ý muốn lui về ẩn dật cô đơn như thế sau một cuộc hôn phối dài gần ba mươi năm với Neddie. Nàng quả thực đã là một người vợ trầm tĩnh, cao quý và đã tỏ ra dễ mến - Ông không tìm ra chữ nào khác để diễn tả - Khi xảy ra vụ Marina thế mà đột nhiên Neddie phá vỡ tan tành tất cả những gì đang là cuộc sống của nàng để cố gắng một cách tuyệt vọng cứu vãn những năm cuối cùng của đời mình, bằng cách bỏ trốn đến Paris cùng với một nhạc công Tzigane[2] kém nàng tới mười tuổi. Tất cả mọi người đều thương cho ông chồng bị vợ làm ô nhục, nhưng riêng ông thực ra không bị xúc động cho lắm. Từ lâu lắm rồi, hôn nhân giữa hai người chỉ còn là một thứ bề ngoài. Lúc nào Neddie cũng còn tin rằng nàng có thể tìm được hạnh phúc nơi khác... Dầu sao, giòng Sutherland và giòng Ashton đều là những người có gia giáo lễ nghĩa. Có thể sau này, ông nhận cho Neddie trở về... cũng có thể tốt hơn là có một người tình.

    Tiếng còi sau cùng đã im tiếng, Bruce Sutherland mở cửa sổ và hít một hơi dài không khí mát mẻ, trở vào phòng tắm rửa mặt và đặt hàm răng giả vào một ly đầy nước khử trùng. Từ ba mươi năm nay mỗi khi làm thói quen này, ông đều hối tiếc là đã tham dự trận đấu rugby[3] đã làm ông gãy mất bốn cái răng. Sau đó ông lấy trong tủ thuốc một hộp đựng thuốc ngủ và pha một liều thuốc gấp đôi thường lệ. Trong những tuần lễ gần đây, ông thực vất vả mới ngủ nổi.

    Vừa uống xong ly thuốc ngủ, ông đã thấy tim đập mạnh. Ông thốt ra một tiếng cầu nhầu: Không còn ngờ gì nữa, đêm nay thêm một lần nữa, sẽ là một đêm ghê gớm. Tắt đèn, ông chạy vào ẩn trốn trong giường. Có thể giấc ngủ sẽ đến khá nhanh để tránh cho ông những hình ảnh đang bắt đầu quay cuồng trong tâm trí.
    ... Bergen Belsen - Bergen Belsen - BERGEN BELSEN - NUREMBERG.
    - Yêu cầu nhân chứng tiến ra. Xin cho biết tên họ.
    - Bruce Sutherland, thiếu tướng chỉ huy...
    - Xin thiếu tướng hãy trình bày theo như nhận định riêng đã có...
    - Binh sĩ tôi đã tiến vào trại Bergen Belsen ngày 15 tháng 4 lúc 17g20. Trại số I bề ngang bốn trăm thước bề dài hai ngàn hai trăm thước, chứa chừng tám mươi ngàn người, đa số là người Do Thái, Hung và Ba Lan. Về tiếp tế, trại số I tiếp nhận mười ngàn thỏi bánh một tuần.
    - Thiếu tướng, có nhận ra những dụng cụ này không?
    - Được chứ. Những S.S. [4] dùng chúng trong những buổi tra tấn. Những kìm cong dùng để bóp nát ngọc hành, còn những kìm này dùng để cắt đứt các móng tay.
    - Xin nhân chứng tiếp tục.
    - Chúng tôi kiểm kê, riêng trong trại số I, thấy khoảng chừng ba mươi ngàn xác chết mà trong một nửa số đó xếp chồng chất lung tung. Mặc dù mọi nỗ lực tuyệt vọng của chúng tôi, mười ba ngàn người trong những số người còn sống sót đã chết trong những ngày sau đó, người này chết vì kiệt lực, người kia chết vì bệnh tật. Các điều kiện sinh hoạt thảm họa đến nỗi lúc quân tôi tiến đến nơi, những người còn sống đang ăn thịt ở những xác chết.
    Chưa tới một giờ sau khi làm nhân chứng trước Tòa án Quốc tế Nuremberg, Sutherland nhận được một công điện gọi về Luân Đôn trình diện khẩn cấp. Công điện mang chữ ký của một bạn già, một tay bự trong Bộ Quốc phòng là tướng Sir Clarence Tevor Browne. [5] Sutherland cảm thấy ngay là mọi người sẽ đề nghị giao phó cho ông một nhiệm vụ đặc biệt.

    Sáng ngày hôm sau, ông bay về Luân Đôn và trình diện ngay trong tòa nhà vĩ đại và xấu xí là Bộ Quốc phòng nằm ở góc Whitehall và Great Scotland Yard, Tevor Browne đang chờ đợi ông.
    - Bruce, ông bạn cố tri Bruce, thật hài lòng được gặp lại anh! Mời anh ngồi, lựa cái ghế tốt nhất ấy. Tôi vừa đọc lời anh đã khai trước tòa án Nuremberg. Một chuyện thực kinh khủng, hết sức kinh khủng.
    Sutherland nói nho nhỏ :
    - Tôi thật mừng khi được rời vành móng ngựa. Mong rằng tôi sẽ không bao giờ nghe thấy chuyện đó nữa.
    - Tôi rất buồn khi được biết là anh cùng Neddie... Nếu anh thấy tôi có thể làm được gì...
    Sutherland lắc đầu.

    Sau khi bàn loanh quanh ít ra là mười phút Tevor Browne quyết định vào đề :
    - Anh Bruce, chắc anh đang sốt ruột muốn biết lý do của sự triệu hồi anh về đây khẩn cấp. Đây là một vụ khá đặc biệt: một chức vụ tế nhị, chắc chắn là không nhàn nhã gì. Mọi người yêu cầu chúng tôi đề nghị một người. Dĩ nhiên là tôi đã nghĩ đến anh, nhưng cũng phải nói với anh trước đã.
    - Tôi đang nghe đây, Sir Clarence.
    - Đầu đuôi như sau: kể từ khi chiến tranh chấm dứt, những người Do Thái muốn từ bỏ Âu châu đã đặt ra một vấn đề nhức đầu. Có thể nói là họ tràn ngập vào Palestine, và những người Ả Rập - do Anh quốc bảo hộ - trước sự xâm lăng lãnh thổ này, đã tỏ ra nóng nảy lo ngại. Vì thế chúng tôi đã quyết định thành lập ở đảo Chypre những trại lưu giữ những người Do Thái tìm cách nhập nội Palestine - ít ra cũng là tạm thời - cho tới khi chính phủ chúng ta có được quyết định về vấn đề Palestine.
    Sutherland có vẻ suy tư, trả lời :
    - Tôi hiểu.
    - Không cần nói anh cũng hiểu vụ này hết sức là gai góc, và cần phải có rất nhiều khéo léo. Trước hết bởi vì ta không thể nào đàn áp thêm nữa những kẻ khổ sở đã từng bị giày xéo, hành hạ, tước đoạt hết tất cả mọi thứ, sau đó bởi vì những kẻ này có thể trông cậy ở những cảm tình vĩ đại, nhất là ở Pháp và Hoa Kỳ. Như vậy điều chính yếu là ở Chypre mọi sự phải diễn ra trong yên tĩnh, không lủng củng. Không được xảy ra một biến cố có thể gây ra một dư luận chống lại chúng ta.
    Sutherland đứng dậy, ra đứng trước cửa sổ, ngắm giòng sông Thames và cầu Waterloo với những xe bus hai từng chạy dài trên cầu. Ông quay lại và nói :
    - Theo ý tôi, đây là một ý kiến quái gở và thảm hại.
    - Anh Bruce, việc phán xử không thuộc quyền chúng ta. Anh cũng như tôi. Chính Whitehall [6] ra lệnh chúng ta chỉ là kẻ thừa hành mà thôi.
    Sutherland vẫn nhìn qua cửa sổ, nói nhỏ :
    - Những người dân ấy, tôi đã trông thấy họ ở Bergen Belsen. Chắc là vẫn chính những người ấy ngày nay thử tìm cách nhập nội Palestine.
    Đi từng bước nặng nề, ông trở lại ghế ngồi, nói tiếp :
    - Khi tôi nghĩ tới tất cả những lời hứa hẹn của chúng ta với những người chủ trương thành lập quốc gia Do Thái, những lời hứa mà chúng ta không giữ được lấy một lần.
    Tevor Browne thở dài :
    - Tôi cũng biết thế. Trong vấn đề này, tôi cũng nghĩ như anh, nhưng đáng tiếc thay chúng ta chỉ là thiểu số. Anh và tôi đều phục vụ tại Trung Á nên điều hiểu rõ vấn đề. Đây này, ngay trong lúc còn chiến tranh, chính tôi đã tiếp nhận ngay trong phòng giấy này, những báo cáo về các vụ bội phản liên tiếp của các ông bạn quý Ả Rập của chúng ta. Và không phải ít đâu: Ông tham mưu trưởng của quân lực Ai Cập đã bán những tài liệu cho tụi Đức, thủ đô tại Le Caire của họ chuẩn bị cờ xí đón tiếp Rommel, như kẻ giải phóng họ. lrak bước sang hàng ngũ Đức, Syrie cũng thế; còn ông mufti [7] thành Jérusalem lại là cán bộ của quốc xã. Ấy là tôi còn quên bớt đấy! Nhưng ta cũng phải xét tới quan điểm của Whitehall. Chúng ta không thể nào để mất uy tín cùng toàn thể những vị trí của chúng ta trong miền Trung Á chỉ vì vài ngàn người Do Thái.
    - Đó chính là lỗi lầm bi thảm nhất trong những lầm lỗi của chúng ta, Sir Clarence. Những vị trí của chúng ta ở Trung Đông, dẫu cách nào rồi thì chúng ta cũng mất.
    - Anh có vẻ bối rối, anh Bruce.
    - Kinh tởm thì đúng hơn. Còn những điều Thiện và điều Ác đã trở thành cái gì trong vụ này?
    Tevor Browne nở một nụ cười chán chường :
    - Anh Bruce, tôi có lẽ đã chẳng học được điều gì nhiều ở đời, nhưng tôi đã nhận thức được điều sau: Không một chính sách đối ngoại nào dù của Anh quốc hay của bất cứ quốc gia nào khác, lại có thể xây dựng trên Thiện và Ác, Tốt và Xấu. Chỉ có triều đại trị vì của Thượng đế họa chăng mới tùy thuộc vào Thiện Ác phân minh thôi. Chúng ta không được phép hưởng sự phân minh xa xỉ ấy. Ở trần thế này, chính sách là tùy thuộc vào dầu hỏa. Mà dân Ả Rập có dầu hỏa.
    - Chắn chắc là thế rồi. Nhưng tất cả những dầu hỏa của họ cũng không thể nào làm tôi quên được những chợ bán buôn nô lệ của Arabie Séoudite, cũng như ngày tôi được một emir [8] mời đến dự khán một buổi mà hắn ta gọi là phiên tòa: một người bị chặt cụt hai tay vì tội ăn cắp. Cũng như tôi không thể nào quên được những người Do Thái của Bergen Belsen.
    - Anh muốn gì, anh Bruce: không dễ gì làm người lính một khi người ta có lương tâm. Xin anh ghi nhận cho là tôi không hề cưỡng buộc anh nhận chức vụ này ở Chypre..
    - Tôi nhận lời. Nhưng Sir Clarence, xin cho biết tại sao lại chọn tôi?
    - Vì hầu hết những tướng “có thể được”, đều thân Ả Rập cả, và họ có thái độ đó chỉ vì truyền thống trong quân lực chúng ta. Vả lại anh cũng biết là một người lính chẳng còn có thể làm gì khác hơn là tuân theo chính sách của chính phủ mình. Nhưng với bất cứ giá nào tôi cũng không muốn gởi tới Chypre một kẻ, có thành kiến với những kẻ bị giam giữ. Ngược lại là khác, chúng tôi cần một người biết thông cảm, biết thương xót.
    Sutherland đứng dậy :
    - Như vậy tôi chỉ còn việc cảm ơn nữa là xong. Nhưng thật ra thì đôi khi đã có lúc tôi tin rằng làm một người Anh cũng là một đại họa như làm người Do Thái vậy.
    Khi trở về nhà, ông lo lắng tự hỏi phải chăng Sir Tevor Browne còn một lý do khác nữa trong khi đề nghị ông chức vụ đó. Liệu Sir Tevor Browne có biết rằng thiếu tướng Bruce Sutherland có một nửa giòng máu Do Thái trong mình chăng.

    Giòng máu Do Thái ấy là do từ bà mẹ.

    Deborah Davis là một người đàn bà đặc biệt, về sắc đẹp cũng như về tinh thần. Không có gì là lạ khi Harold Sutherland mê say nàng đến điên cuồng. Gia đình khoan dung mỉm cười khi biết Harold đã đi coi mười lăm lần liền vở kịch mà người nữ kịch sĩ trẻ này thủ vai chính, và gia đình cũng thấy ngồ ngộ khi chàng tiêu hết cả lợi tức trong tháng để gởi tặng quà và hoa cho nàng. Một đam mê của tuổi trẻ, mọi người nghĩ vậy, chỉ kéo dài như kiếp hoa hồng.

    Nhưng sự đam mê của chàng mỗi ngày một tăng thì gia đình hết mỉm cười. Một bức thư vừa lịch thiệp vừa khô khan triệu gọi thiếu nữ tới Sutherland. Trước lời khước từ của nàng, Sir Edgar, ông cụ thân sinh ra Harold, quyết định làm một chuyến du hành tới Luân Đôn để khảo sát gần hơn cái cô gái con nhà bách tính dám thách thức giới quý tộc này. Về phần Sir Edgar, đây là một điều lầm lẫn, hay ít ra cũng là một sự thiếu thận trọng. Deborah, thông minh và ngây thơ vô tội, đã chinh phục được ông trong một bữa ăn. Đến lúc tráng miệng, Sir Edgar tuyên bố rằng con ông thật là người gặp hên hết sức. Vả lại nói cho cùng, khuynh hướng ưa thích các nữ kịch sĩ xinh đẹp của các con trai giòng Sutherland cũng đã là một truyền thống rồi. Vả lại rất nhiều người con gái xinh đẹp loại này, một khi đã được chấp nhận vào trong gia đình, đã trở thành những phu nhân khuê các. Ở đây có một cái kẹt: Deborah Davis đã có bất lợi là người Do Thái. Nhưng vấn đề cũng được giải quyết khi nàng chấp nhận cải đạo theo Anh giáo.

    Harold và Deborah có ba người con: Bruce, Adam và Mary. Bruce rất kính yêu mẹ. Tuy thế, mặc dù hoàn toàn thân nhau, bà không bao giờ nói với con về thời thơ ấu của bà. Bruce chỉ biết rằng ông bà ngoại đã sống trong cảnh cùng túng, và bà đã trốn nhà đi theo đoàn hát.

    Năm tháng trôi qua một cách êm ả, đánh dấu bằng những biến cố dự liệu được trước: những lon sĩ quan đầu tiên của Bruce, hôn nhân của chàng với Neddie Ashton, các đứa con ra đời, cái chết của Harold Sutherland, những sợi tóc bạc của Deborah...

    Tất cả có vẻ hoàn toàn là bình thường, hòa hợp cho tới ngày Bruce trở về Sutherland, thấy mẹ ngồi một mình, bất động như một bức tượng trong khuê phòng cửa kéo màn kín mít. Hoảng sợ, ông quỳ xuống và hôn mẹ hỏi :
    - Mẹ buồn sao, mẹ?
    Ông phải ghé sát tai vào đôi môi run rẩy của bà mới nghe rõ được những lời sau :
    - Hôm nay là Jom Kippour, ngày Đại Xá...
    Bruce kinh hoảng. Ngay ngày hôm đó, chàng bàn với em gái về việc này. Hai anh em quyết định không để mẹ sống trong trang trại rộng lớn này nữa. Bà sẽ đến Luân Đôn, nơi Mary có thể lo lắng cho bà. Lần đầu tiên trong đời, Bruce ý thức được mẹ đã già đi đến mức nào. Mặc dù đối với chàng, bà vẫn đẹp như hồi còn nhỏ.
    Một vài tháng sau, Bruce thuyên chuyển sang Trung Đông. Những bức thư từ Luân Đôn cho biết mọi sự bình an: Mary cho biết bà mẹ mạnh khỏe và chính Deborah cũng tỏ ra hài lòng được sống ở thủ đô, gần con gái và các cháu.

    Nhưng sau vài năm, Bruce trở lại Anh quốc chàng thấy một tình hình khác hẳn. Em gái chàng không che giấu nỗi lo âu. Nàng cắt nghĩa rằng mẹ, bây giờ đã bảy mươi tuổi, xử sự càng ngày càng bất nhất. Bà thường hay quên cả những việc mới xảy ra hôm qua, nhưng ngược lại bà thường lẩm bẩm những câu nói về những biến cố đã xảy ra trước đây tới năm mươi năm. Mary vừa khóc nức nở vừa nói thêm :
    - Không phải chỉ có thế đâu anh Bruce. Đôi khi mẹ biến đâu mất... Mẹ đi ra ngoài, một mình... Mẹ không chịu nói cho ai biết là mẹ đi đâu...
    Bruce quyết định tìm hiểu rõ sự thực. Ngay ngày hôm sau chàng nấp gần phòng mẹ. Chờ đợi không lâu và theo dõi dễ dàng, Doborah Sutherland đến một giáo đường Do Thái giáo ở một nơi nào đó trong khu nghèo khổ vùng Whitechapel.

    Bruce sững sờ và mơ hồ cảm động. Chàng suy nghĩ rất lâu và sau cùng quyết định án binh bất động. Mẹ chàng đã cao tuổi lắm rồi: chàng tự nhận mình không quyền nhắc nhở bà là bà đã cải đạo từ năm mươi năm trước đây.
    Doborah Sutherland chết vào năm bảy mươi bảy tuổi. Được gọi về khẩn cấp, Bruce về kịp nghe những lời trối trăng chót của bà.

    Khi thấy chàng bước vào buồng, bà nở một nụ cười sung sướng :
    - Bruce con... Con tôi đã là trung tá rồi... Trông con thật đẹp. Còn mẹ, mẹ sắp về rồi...
    - Đừng nói thế, mẹ! Mẹ chỉ khó chịu, mệt nhọc xoàng thôi. Trong vài ngày nữa mẹ sẽ khỏi.
    - Không đâu con. Con cũng biết sự thật không phải thế. Bây giờ con nghe đây: mẹ phải thú thật với con một điều. Hồi xưa, vào thời kỳ biết ba con, mẹ đã làm tất cả mọi sự để lấy bằng được ba con. Mẹ hết sức... hết sức muốn trở thành nữ chủ lâu đài Sutherland Thượng. Vào lúc ấy, mẹ đã làm một điều ghê gớm. Bruce: mẹ đã từ bỏ đạo cùng đồng bào của mẹ. Mẹ đã từ bỏ như thế suốt đời. Bây giờ mẹ muốn gặp lại tất cả. Bruce, con hãy hứa với mẹ là sẽ an táng mẹ gần ông bà ngoại... con hứa đi, mẹ xin con.
    - Thưa mẹ con xin hứa.
    Ba thì thào bằng một giọng yếu dần :
    - Ông ngoại... con chưa bao giờ được biết... và ông của mẹ đã bồng mẹ trên lòng...
    Đó là những lời nói sau cùng của bà.

    Bối rối, mất tinh thần, Bruce không sao rời khỏi phòng người chết. Sau khoảng chừng một tiếng, một nghi ngờ mới đầu không rõ rệt rồi dần dần trở thành ám ảnh, đã trộn lẫn vào trong nỗi buồn của chàng. Quả thực chàng có định giữ lời hứa ấy với người hấp hối không? Một lời hứa có thể nói hầu như cưỡng bách? Coi lời hứa này như không có giá trị gì, chàng có phạm lỗi không trọng danh dự, chàng nguyện sẽ giữ cẩn thận suốt đời không? Một mặt khác, chàng có cần phải xét đến sự kiện trong những năm gần đây, những khả năng tinh thần của ba mẹ đã suy giảm rõ rệt không? Xét cho cùng, kể từ khi lấy chồng - nghĩa là trong phần lớn cuộc đời bà - bà đã thôi là người Do Thái, tại sao bà lại trở lại gốc vào khi chết? Deborah đã thuộc giòng Sutherland, không là gì khác.

    Chàng sợ hãi tưởng tượng đến thảm họa, sự tức giận và đàm tiếu của một người do đám tang Deborah Sutherland cử hành trong một nghĩa trang Do Thái ở một khu tồi tàn sẽ gây ra. Dầu sao, bà cũng đã chết rồi. Bây giờ phải nghĩ đến những người con sống - Đến Neddie cùng các con, Mary cùng gia đình nàng - Những kẻ sẽ bị tổn thương đến tình tự, tin tưởng sâu xa nhất.

    Khi cúi xuống đặt một chiếc hôn sau cùng lên trán mẹ, chàng đã quyết định rồi.

    Deborah Sutherland sẽ yên nghỉ ở Sutherland Thượng.

    Những tiếng còi! Những tiếng còi của đoàn xe chở đoàn dân di cư! Chúng như xoáy vào tai ông từng cơn giận dữ! BERGEN - BELSEN.. MARINA... NEDDIE... NHỮNG XE CAM NHÔNG HỘ TỐNG BẰNG ĐẠI LIÊN... TRẠI CARALLAOS... CON XIN HỨA VỚI MẸ... CON XIN HỨA VỚI MẸ...

    Một tiếng sấm vang động đến tận nền móng căn nhà, cơn giông bão từ biển cất lên. Một đợt nước lớn man rợ đổ vào bờ đá, gửi các ngọn sóng tham lam liếm các chân tường. Sutherland hất tung chăn. Bị chệnh choạng như người say, ông tiến về cửa sổ. Một làn chớp đột ngột bùng ra làm ông đứng sững lại kinh sợ. Tiếng sấm rền vang, sóng biển dâng lên... dâng lên mãi...

    Ông thốt ra một tiếng kêu :
    - Lạy Chúa! Xin Chúa hay cứu rỗi cho con!
    Một giọng quen thuộc vang lên trả lời :
    - Thiếu tướng Sutherland! Thưa Thiếu tướng! Xin ngài hãy tỉnh lại!
    Người hầu Hy Lạp đã nắm lấy cánh tay ông, lay mạnh.

    Sutherland mở mắt, Người ông ướt đẫm mồ hôi, tim đập thình thình. Người hầu chạy ra, mang rượu mạnh vô.

    Sutherland cầm ly uống thẳng một hơi cạn, lo lắng nhìn ra ngoài. Dưới một bầu trời thanh thản, mặt biển phẳng lặng như mặt hồ, va chạm khe khẽ vào bãi. Ông nói nhỏ :
    - Tôi đi nằm lại... Tôi cảm thay khỏe rồi.
    - Thiếu tướng thấy khỏe thật chứ ạ?
    - Chắc. Thôi, cảm ơn chú.
    - Xin chúc thiếu tướng an giấc.
    - Cám ơn chú.
    Chú thích:
    [1] Câu lạc bộ (Club): các hội tư nhân của người Anh. Mỗi hội đều có hội quán riêng làm chỗ hội họp giải trí cho hội viên. Các người Anh giai cấp trung lưu trở lên thường, tùy gia sản, nghề nghiệp, địa vị, sở thích cá nhân, gia nhập một câu lạc bộ hay hơn. Đúng theo nghĩa Việt Nam, Câu lạc bộ là những quán ăn tổ chức trong phạm vi các doanh trại hay nha sở.

    [2] Tzigane: một sắc dân thiểu số ở Âu châu, thường sống bất định, đàn ông thường giỏi nhạc, đàn bà giỏi vũ và nổi tiếng đa tình.

    [3] Rugby: chơi bóng bầu dục, được phép dùng cả tay lẫn chân để chuyền bóng, lối chơi rất dữ dội.

    [4] S.S: sau khi nắm chính quyền ở Đức, Hitler lấy các đảng viên trung kiên thành lập đoàn S.S. mặc quân phục đen. Mới đầu S.S. chỉ lo về nội vụ, sau mở rộng ra cả quân lực Đức. Vào cuối đệ nhị thế chiến, đã có các sư đoàn thiết giáp S.S. Quân S.S. nổi tiếng tàn ác và tất cả tội ác của Đức trong chiến tranh đều do họ làm. Các đơn vị này trực thuộc đảng Quốc Xã - đừng lẫn với quân lực chính quy Đức mặc quân phục xanh trực thuộc Bộ Tổng tự lệnh và chỉ có một số nhỏ sĩ quan S.S. lo về An ninh Quân đội và chiến tranh chính trị.

    [5] Sir: chữ đặt trước tên họ của những người trong hoàng gia Anh hoặc những người thường dân được Vua phong tước vị đã lập công trạng trong bất cứ địa hạt nào, kể cả leo núi lẫn kịch nghệ. Dùng riêng rẽ, chữ này dùng để bày tỏ kính trọng đối với cấp trên (nhất là trong quân lực)

    [6] Whitehall: tên gọi Phủ Thủ tướng Anh.

    [7] Mufti: giáo sĩ pháp quan Hồi giáo (dịch theo từ điển Thanh Nghị). Một giáo quyền tương đương với Tổng Giám mục của Giáo hội Ki-tô.

    [8] Émir: một chức vụ đại khái như tỉnh trưởng, đô trưởng nhưng thêm cả quyền hành về tôn giáo trong các quốc gia theo Hồi giáo còn có thể gọi là tiểu vương.

  16. #9
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 8

    Thiếu tướng Sutherland thiếp vào giấc ngủ của những kẻ bị đọa đầy.

    Mandria; chủ hãng tàu ở đảo Chypre, có giấc ngủ không yên nhưng đầy những giấc mơ dễ chịu.

    Mark Parker ngủ với giấc ngủ say của một người đã hoàn tất nhiệm vụ của mình.

    Kitty Fremontt ngủ bình yên, chìm đắm vào một sự thanh tĩnh từ lâu lắm rồi mà nàng chưa được biết.

    David Ben Ami ngủ như một đứa trẻ, chàng đã đọc đi đọc lại thư của Jordana đến độ thuộc lòng.

    Ari Ben Canaan không nghĩ đến chuyện ngủ. Đối với chàng, đây không phải là lúc ngủ: chàng có quá ít thì giờ trong khi cần biết rất nhiều tin tức tài liệu! Cúi đầu trên một đống bản đồ, báo cáo, thống kê; suốt đêm chàng cố thâm nhập vào đầu tất cả những gì liên quan đến Chypre: đạo quân đồn trú Anh, sự phong tỏa các bờ biển Palestine, các dân Do Thái bị giam giữ trong đảo. Chàng làm việc nhanh nhưng không vội vã, chỉ thỉnh thoảng ngừng lại để uống một ly cà phê hay châm một điều thuốc mới. Ngay từ rạng đông, chàng đã đánh thức David dậy. Hai người ăn sáng thật thịnh soạn rồi lấy một chiếc taxi của Mandria lên đường đi tai trại Caraolos.

    Các khu trong trại trải dài trên nhiều cây số trong một đồng bằng duyên hải nằm giữa đường đi từ Famagouste tới Salamis. Các dãy lều chạy dài theo bờ biển cong tới các cây khuynh diệp cành xòa thấp. Mỗi dãy lều bao quanh bằng một vòng rào kẽm gai cao ba tới bốn thước. Ở mỗi góc có dựng một tháp canh bên trên có những người lính gác võ trang tiểu liên đứng cạnh các đèn dọi.

    Trong vòng rào vĩ đại của trại, chỗ đổ rác là đường giao liên duy nhất không bị canh chừng. Người Anh chỉ gác sơ sài nơi này vi lý do hơi ngây thơ là những kẻ làm tạp dịch đổ rác đều là những kẻ đáng tin cậy. Đến nỗi chỗ đổ rác đã trở thành một thứ chợ để những người dân đảo Chypre đến đổi chác quần áo thực phẩm lấy những món đồ bằng da cùng những “kỷ vật nghệ thuật” do những người bị giam giữ làm ra.

    Chính qua chỗ này, David đưa Ari vào trại. Mặc dù mùa đông sắp tới, một khí hậu nóng nực ngự trị trong trại, một khí nóng mà những cơn bụi lốc còn làm cho khó thở thêm. Một con chó đói rụt rè bám gót hai người. Trên sườn con chó có viết bằng sơn đen chữ Bevin, tên của Ngoại trưởng Anh quốc.

    Quang cảnh không đổi khác bao nhiêu từ khu này sang khu khác. Đâu đâu cũng vẫn căn lều vải đầy chật người, đâu đâu cũng là cùng khổ và lo lắng. Hầu hết mọi người bị giam giữ đều mặc quần cụt và áo sơ mi cắt vụng về bằng vải lót nhiều màu đỏ tía. Im lặng, Ari nghiên cứu những khuôn mặt đầy nghi ngờ, thù hận, tin tưởng một cách uất hận hay chịu đựng ở một sự thất bại chán chường.

    Tuy vậy cũng có vài tia ánh sáng mặt trời. Mỗi khi Ari bước chân vào một khu trại nào, lại thấy một thiếu niên hay thiếu nữ vui mừng nhảy lên ôm lấy chàng: Đó là những cán bộ của Palmach đã lén lút từ Palestine tới xâm nhập trà trộn vào dân di cư trong trại để nâng cao tinh thần họ. Họ hỏi liên tiếp Ari nhiều câu về tình hình xứ sở, nhưng Ari lại đang không có hứng nói:
    - Thôi các cô chú đừng hỏi, hôm nay tôi không có thì giờ. Tôi hứa trễ nhất là cuối tuần này sẽ triệu tập một buổi họp các đoàn viên Palmach[1]. Đến lúc đó, tha hồ hỏi mọi chuyện.
    Và chàng lại đi, thám sát bằng mắt hàng rào kẽm gai vô tận, tìm kiếm vài chi tiết giúp chàng tổ chức việc đào thoát cho ba trăm người.

    Trong nhiều khu, những người bị lưu giữ được phân nhóm theo quốc tịch, hay theo các sắc thái tôn giáo và chính trị. Có những người quốc tịch Phần Lan, Pháp, Tiệp, có cả khu của người Do Thái chính thống giáo và xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy xét chung đa số các lều đều chứa lộn xộn đàn ông đàn bà, những thứ xác người đã thoát khỏi cơn thủy trào máu của Hitler, những kẻ vô danh mà người ta không biết gọi là gì hơn là người Do Thái, những người muốn sống nốt cuộc đời của mình ở Palestine.

    Một cây cầu gỗ bắc qua kẽm gai nối liền hai phần trại với nhau. Nơi cửa vào, một tấm bảng có ghi: HÂN HOAN CHÀO MỪNG BERGEN-BEVIN. David thốt lên một tiếng cười khan :
    - Anh hãy nhìn kỹ chiếc cầu coi: y hệt chiếc cầu cao ở ghetto[2] Lodz.
    Hiển nhiên là David đang giận sôi lên. Chàng lao vào cả một bài trần thuyết, xỉ vả người Anh về chuyện thiếu thực phẩm và thuốc men, cũng như nhiều sự thiếu điều kiện vệ sinh khác. Chàng trách người Anh để tù binh Đức trong đảo hưởng nhiều tự do hơn những người tỵ nạn Do Thái, chàng chống lại sự khinh thường công lý sơ đẳng mà Witehall đã áp dụng cho họ; Ari chỉ nghe bằng một tai. Sự chú tâm của chàng bị thu hút vào việc nghiên cứu địa hình địa vật của trại. Chàng đột nhiên hỏi :
    - Chú đưa tôi đi coi các đường hầm được chứ?
    David đưa chàng đến khu Do Thái chính thống gần bờ biển. Giữa dãy lều và hàng rào kẽm gai là các cầu tiêu có vách lợp. Cầu tiêu thứ năm và thứ sáu là cầu tiêu giả: Những hố bên dưới cầu dẫn vào các đường hầm đi xuyên dưới kẽm gai, đã dẫn thẳng ra tới biển. Ari bĩu môi: hiển nhiên là hai đường hầm này không thể đủ cho một cuộc đào thoát lớn được.

    Rồi cuộc thanh sát lại tiếp tục, vẫn đều đều, chán nản.. Sau chừng hai tiếng đồng hồ, thấy Ari hầu như không hé răng, David không thể nhịn được nữa, hỏi :
    - Này, anh nghĩ ra sao, anh?
    - Tôi nhận thấy đặc biệt là Bevin không được mến chuộng ở đây cho lắm. Ngoài chuyện đó... hình như chưa có gì quan trọng hơn để nói.
    - Tôi dành cho anh một ngạc nhiên vào phút chót, ở khu nhi đồng, bọn chúng tôi đặt bộ chỉ huy của Palmach tại đó.
    Bước vào khu nhi đồng; Ari lại được đón tiếp bằng tiếng reo vui mừng của một Palmachnik nữa. Nhưng lần này, không những không né tránh nỗi vui mừng biểu lộ nơi người thanh niên Ari thân ái ôm hôn hắn nhấc bổng hắn lên, rồi xiết chặt hắn vào ngực mình.
    - Tôi rất mừng được gặp lại chú, - quay về phía David, Ari nói thêm - Joab Yarkoni là bạn cố tri đấy.
    Joab Yarkoni, người Do Thái Ma-rốc da xạm, mắt đen, bộ ria bự, đang cười sặc sụa.
    - Anh Ari, anh còn nhớ những trái chà là Irak không?
    Vào thời đó, tất cả xứ Palestine đều nhắc tới chuyện này. Những người Irak tồn trữ những loại chà là được chọn lọc hết sức cẩn thận trong sở trồng tỉa của họ để hy vọng giữ độc quyền về loại trái cây này. Nhưng Yarkoni đã lẻn vào Irak, và đã thành công trong việc “tìm được” khoảng một trăm cây loại này và mang được về bên kia biên giới.

    Hiện giờ anh đang phụ trách khu nhi đồng. Nói cho đúng hơn thì đó là những kẻ mồ côi, gồm hàng trăm con trai và con gái từ tuổi nhỏ nhất đến tuổi thiếu niên. Hầu hết chúng đều là con những kẻ sống sót khỏi các trại tập trung, và nhiều đứa chưa bao giờ sống ở ngoài các hàng rào kẽm gai. Khác với các khu khác, ngoài các lều vải khu nhi đồng còn có các cơ cấu đáng kể khác: trường học, phòng ăn, trạm y tế, và cả một thao trường nữa. Ở các chỗ khác thì lại buồn chán buông xuôi trong lúc khu này có một không khí hoạt động mạnh. David cắt nghĩa :
    - Nhờ ở lòng hảo tâm của những người Do Thái Mỹ, trẻ con ở đây sống một cuộc sống tương đối bình thường. Chúng tôi có các y sĩ, nữ điều dưỡng, giáo viên... Những vị này không phải là những kẻ bị giam giữ, mà là những người từ bên ngoài tới. Họ là công dân Hoa Kỳ nên người Anh đành phải cho vào. Điều đó thật tiện dụng... cho cái... cho tất cả những gì còn lại.
    Những gì còn lại, đó là việc huấn luyện quân sự. Vì có các vụ ra vào như thế, khu trẻ con, canh gác sơ sài; chỉ chính vì thế David và Joad đã chọn khu này đặt bộ chỉ huy của Palmach. Mỗi đêm thao trường biến thành võ trường, trong các lớp học, các cán bộ từ Palestine tới giảng dạy các môn rất ít có tính cách học đường, nhưng chuyên về tâm lý những người Ả Rập, vũ khí cá nhân, chiến thuật du kích và nhiều đề tài tương tự.

    Sau vài tuần lễ, học trò của lớp đặc biệt này phải trải qua một kỳ khảo sát, đặc biệt đề tài là “thẩm vấn kẻ tình nghi xâm nhập”. Học viên được coi như đã nhập nội bất hợp pháp Palestine và bị chính quyền Anh bắt. Trong một cuộc thẩm vấn nghiêm khắc, một cán bộ Palmach đóng vai trò cảnh sát Anh, cố gắng kết án “bị cáo” là đã nhập nội bất hợp pháp. Quan trọng nhất là người di dân phải trả lời được nhiều câu hỏi liên quan đến địa lý và lịch sử trong xứ để chứng tỏ rằng mình đã sống ở đó từ lâu rồi.

    Khi ứng viên nhập nội đã qua được kỳ thi này, Palmach tổ chức việc đào thoát và chuyên chở đương sự về Palestine. Tính đến nay, hàng trăm người di dân, đi từng nhóm nhỏ, đã trở về được Palestine, vùng Đất Hứa, theo phương cách này.

    Các cơ quan an ninh Anh trên đảo chắc hẳn là đã nghi ngờ. Hơn một lần, họ đã trà trộn những tay săn tin giỏi nhất vào những người Hoa Kỳ làm việc tại khu nhi đồng, nhưng lần nào cũng thất bại. Giới thiếu niên, xuất phát từ các ghetto và các trại tập trung đã học được cách theo dõi kẻ lạ mặt, lần lượt các tay săn tin bị lột mặt nạ sau hai hoặc ba ngày trước khi họ khám phá ra được bất cứ điều gì.

    Ari chấm dứt cuộc thanh tra sau khi viếng thăm một trường học, Palmach đã đặt Bộ chỉ huy của họ trong một lớp học, nơi bục của thầy giáo được che giấu một máy vô tuyến để liên lạc với Palestine. Dưới sàn gỗ là vũ khí đạn dược. Trên giá, đằng sau một chồng sách là dụng cụ dùng để chế tạo các giấy tờ giả mạo.
    Ari ngắm nghía vài giấy thông hành giả, lắc đầu; trách cứ :
    - Giấy tờ giả hạng bét. Không đánh lừa nổi lấy một người mù. Tôi tưởng chú làm ăn cẩn thận hơn chứ, Joab.
    Joab làm một cử chỉ biểu lộ bất lực. Ari nói tiếp :
    - Trong những tuần lễ sắp tới, chúng ta cần phải có một chuyên viên giỏi. Theo David, chú ấy đang có sẵn một tay khá.
    - Thưa đúng. Đó là một thiếu niên Ba Lan, tên Dov Landau. Nhưng đáng tiếc tên đó đúng là một tên đầu lừa: nhất định không chịu làm việc. Chúng tôi tìm cách thuyết phục hắn cả mấy tuần rồi chưa xong.
    - Tôi sẽ nói với hắn. Hiện giờ hắn đang ở đâu? Tôi thích gặp hắn một mình hơn.
    Trong chiếc lều mọi người chỉ cho Ari gặp một thiếu niên tóc vàng thân hình nhỏ bé, nét mặt đầy nghi ngờ. Trong một khoảng khắc, chàng Do Thái xứ Palestine to lớn vĩ đại và chú bé Do Thái Ba Lan quan sát nhau trong im lặng. Ari chú ý tới cái miệng khinh khỉnh, môi mím lại, vẻ mặt lầm lì vừa độc ác vừa nham hiểm của những kẻ đã từng trải qua các trại tập trung của Quốc xã. Ari nói, nhìn xoáy vào đôi mắt xanh của thiếu niên :
    - Chú là Dov Landau. Chú mười bảy tuổi gốc Ba Lan. Tôi biết chú là tay làm giấy tờ giả mạo rất có tài. Còn tôi, tên là Ari Ben Canaan, sinh tại Palestine, một cán bộ của Mossad Aliya Bet, tổ chức bí mật của người Do Thái chúng ta.
    Không thêm trả lời, Dov Landau nhổ bẹt xuống đất. Ari nói tiếp :
    - Tôi cần nói rõ là tôi không có ý định cầu xin hay dọa nạt gì chú hết. Tôi chỉ muốn đưa ra một đề nghị ngay thẳng... một thứ thỏa thuận tương trợ...
    Dov ngắt ngang :
    - Ông chỉ mất thì giờ vô ích, ông Ben Canaan. Đối với tôi, loại người như ông chẳng có giá trị hơn gì tụi Đức hay tụi Anh. Nếu các ông vất vả như vậy để đưa chúng tôi về Palestine, thì chỉ vì một lý do: các ông cần chúng tôi để chống lại tụi Ả Rập. Các ông, chẳng qua chỉ muốn bảo vệ tấm thân của các ông mà thôi. Này ông nghe đây: thế nào tôi cũng vào được Palestine không cần các ông. Và khi đã vào xứ được rồi, tôi sẽ gia nhập vào nhóm nào cho phép tôi đi giết người.
    Ari không đổi nét mặt, tán thành :
    - Được lắm. Ít ra bây giờ mọi sự cũng rõ ràng. Chú không tán thưởng những lý do của tôi - Những lý do làm tôi cố đưa chú về Palestine - và tôi cũng không dám tán thưởng các lý do làm chú muốn về xứ của chú. Nhưng chúng ta vẫn cứ đồng ý với nhau được một điểm sau: chỗ của chú là ở Palestine chứ không phải ở đây! Bây giờ hãy xét kỹ hơn vụ này. Không phải cứ lầm lầm lì lì như mèo ăn vụng ở dưới mái lều này mà chú sẽ lên được tàu rời đảo - Chú đồng ý thế chứ?
    - Đống ý. Rồi sao nữa?
    - Chính vì thế tôi mới đưa ra đề nghị sau: chú giúp tôi, tôi sẽ giúp chú. Rồi sau đó, khi đã về được xứ, chú sẽ làm những gì chú muốn. Nội vụ cũng khi giản dị: tôi cần các giấy tờ giả. Cần rất nhiều trong những tuần lễ tới. Vậy mà những cán bộ tôi có tại đây bết đến nỗi họ bắt chước chữ ký cũng còn chưa xong. Bởi thế tôi đề nghị chú làm việc cho tôi.
    Ngạc nhiên trước một vụ thẳng thắn đến như vậy, Dov vẫn còn do dự. Hắn bộc lộ nỗi lo ngại không biết Ari có dăng một cái bẫy nào đánh lừa hay không. Dov lầu nhầu :
    - Cũng phải để cho tôi nghĩ đã chứ.
    - Chắc chắn rồi. Tôi để cho chú đúng nửa phút, không thêm một giây.
    - Nếu tôi không chịu, chắc các ông sẽ “khện” cho tôi một trận nhừ tử phải không?
    Ari nhun vai :
    - Tôi đã nói với chú rồi đó, Dov: Chúng ta cần lẫn nhau. Chú cứ yên trí, tôi không đánh chú đâu. Nhưng ngược lại, nếu chú quá ngu dốt để từ chối, tôi sẽ đích thân coi chừng, và chú sẽ ở danh sách của kẻ cuối cùng rời trại Caraolos này. Và vì trại này đông tới khoảng ba mươi lăm ngàn người nên tới ngày đến lượt chú về Palestine, thì lúc đó chú đã quá già, quá yếu để không ném nổi những trái lựu đạn hay mìn mà chú ao ước từ lâu. Đến đây, là hết nửa phút để chú suy nghĩ rồi đó.
    - Lấy cái gì để biết là tôi có thể tin ở ông được?
    - Ngay khi tôi vừa nói xong là chú tin được rồi.
    Một thoáng cười làm thoải mái khuôn mặt Dov :
    - Ông đã nói thế... tôi nhận lời.
    - Tốt lắm. Chú sẽ nhận lệnh từ David Ben Ami hay từ Joab Yarkoni. Yêu cầu chú tuân lời họ, không rắc rối lôi thôi. Nếu chú gặp các khó khăn, chú lại kiếm tôi. Trong nửa giờ nữa, chú tới trình diện Bộ chỉ huy của Palmach. Chú xét coi các dụng cụ chúng tôi đã có, rồi chú cho David biết chú cần thêm những gì nữa. Thôi chào chú!
    Ari rời lều tới gặp lại David và Joab, thản nhiên loan báo :
    - Trong ba mươi phút nữa, Dov Landau sẽ bắt đầu làm việc.
    Hal người phụ tá ngẩn người ra, nhìn cấp chỉ huy của mình :
    - Anh đã làm thế nào vậy?
    - Đó là một đứa trẻ... Phải biết cách đối xử với nó. Điểm này giải quyết rồi, tôi trở về Famagouste. Tôi sẽ chờ cả hai anh tối nay ở nhà Mandria. Dẫn theo cả Zev Gilboa nữa. Không cần tiễn đưa, tôi biết đường ra trại.
    Sững sờ ngạc nhiên, David và Joab nhìn Ari rảo bước về khu đổ rác của trại.


    (còn tiếp...)

  17. Được cám ơn bởi:


  18. #10
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Vào lúc 9 giờ tôi, bốn người tụ họp trong phòng khách của Mandria chờ đợi Ari Ben Canaan tới: chủ nhà, David Ben Ami, Joab Yarkoni và Zev Gilboa, một dân quê khỏe mạnh xứ Galilée, huấn luyện viên quân sự của Palmach trong trại Caraolos và cũng là chuyên viên hữu hạng về các phương pháp chiến đấu bằng tay không.

    Đến 11 giờ, Mandria tỏ vẻ sốt ruột :
    - Lạ thật... tôi đã đưa cho ông ta một taxi và một tài xế giỏi...
    David nói :
    - Xin ông đừng sốt ruột Ari có thể vắng luôn ba ngày, kệ cho chúng ta chờ đợi. Anh đó không làm việc như mọi người.
    Sau nửa đêm không đợi thêm được nữa, bốn người thu xếp đi ngủ. Quyết định ấy quả thực hợp lý: Ari chỉ đến vào lúc năm giờ sáng. Nét mặt mệt mỏi, mắt đỏ ngầu, nhưng không thêm nghĩ đến chuyện xin lỗi, Ari đã quay về phía Mandria hỏi :
    - Thế nào ông Mandria, ông đã tìm ra cho chúng tôi một chiếc tàu chưa?
    Ngạc nhiên, Mandria đưa hai tay ôm lấy đầu :
    - Ông tưởng tôi có thể tạo phép mầu được sao! Ông mới yêu cầu tôi lo một chiếc tàu cách đây mới chừng ba mươi giờ đồng hồ là nhiều nhất, chắc ông còn nhớ chứ ngay sau khi ông vừa tới đảo, và tôi đã ra lệnh ngay cho các Công ty của tôi có văn phòng ở các hải cảng Famagouste, La Cynéria, Limassol và Paphos. Vậy mà đến hôm nay các văn phòng của tôi vẫn chưa tìm được một chiếc tàu thích hợp, có kết quả tôi sẽ cho ông biết liền.
    Ari lầu nhầu :
    - Thôi cũng được. Chúng ta thử kiên nhẫn chờ. Zev nghe đây: Các bạn khác chắc đã cắt nghĩa anh nghe những gì chúng ta định làm. Kể từ hôm nay, tất cả ba anh đều được đặt dưới quyền xử dụng của tôi. Còn công việc mọi khi của các anh ở Caraolos, hãy kiếm người khác thay thế: chúng ta không thiếu cán bộ ở trong trại. Anh Joab, theo ý anh có chừng bao nhiêu trẻ con khỏe mạnh trong khu nhi đồng! Từ hai tới mười tám tuổi?
    - Coi nào... khoảng sáu tới bảy trăm.
    - Zev, anh chọn lựa trong số đó lấy ba trăm đứa khỏe nhất rồi võ trang cho chúng về thể xác cũng như tinh thần thật vững chắc. Lúc này chỉ cần làm vậy thôi.
    Ari đứng dậy :
    - Ông Mandria, trong nửa giờ nữa tôi cần có một tài xế khác. Tài xế đang lái xe cho tôi mệt nhừ rồi.
    Mandria nói :
    - Tôi sẽ lái đưa ông đi, ngay khi nào ông muốn.
    - Tốt lắm. Chúng ta sẽ đi khi mặt trời mọc. Bây giờ xin các bạn thứ lỗi, tôi phải lên buồng xem xét một vài tài liệu.
    Khi Ari ra khỏi. Mandria giơ hai tay lên trời, than thở.
    - Ông ta làm tôi sợ luôn. Một người hy vọng ở phép nhiệm mầu... Một người không hề thổ lộ gì về các dự định của mình...
    David phản đối :
    - Về điểm thứ nhất thì ông nhầm. Chính vì anh ấy không tin cậy ở phép mầu nên mới làm việc ghê như vậy. Ngược lại ông có lý, khi nói anh không chịu nói nhiều về các dự định. Tôi có cảm tưởng anh ấy đang giấu chúng ta một điều gì: Theo ý tôi việc đào thoát của ba trăm đứa trẻ chỉ là một phần của kế hoạch của anh thôi.
    Joab Yarkoni nở một nụ cười vui vẻ :
    - Suy nghĩ nhiều làm gì cho nhức đầu! Chúng ta đều biết Ari từ lâu hơi đâu mà đoán tìm việc làm của anh ấy làm gì. Ai hiểu được anh Ari bằng chúng ta, phải biết rằng trong loại công tác này, so với anh ta không ai thực hiện được, nếu được ra chỉ bằng đầu gót chân anh ấy mà thôi. Rồi đây chúng ta cũng sẽ biết những gì anh định làm.
    Khi ánh sáng đầu tiên báo hiệu bình minh ló dạng, Mandria cầm tay lái taxi đưa Ari chạy vòng quanh đảo, một cuộc du hành bề ngoài như không có mục đích gì. Ít nói, vừa suy tư vừa suy nghĩ thỉnh thoảng Ari đặt những câu hỏi ngắn nhưng xác đáng. Mandria càng lúc càng có cảm tưởng mình đang làm việc với một người không hề biết xúc động là gì. Dầu vậy, đối với chính nghĩa để “thành lập quốc gia Do Thái” lòng tận tụy của Ari lại không thể ngờ vực được. Như vậy ở đây có một sự mâu thuẫn mà Mandria không thể nào giải thích được. Làm thế nào một con người vừa có thể lạnh lùng bình thản lại vừa say mê cuồng nhiệt như thế?

    Hai người đi lang thang trong hải cảng cũ kỹ Famagouste, đi từ vịnh Orient rộng lớn đến tận mũi Greco, dọc theo các bờ đá của bãi biển phía nam rồi leo lên những ngọn núi lởm chởm, nơi có nhiều khách sạn đang chuẩn bị đón tiếp khách nhàn du về mùa đông. Tới khi quá nửa đêm, họ mới trở về Famagouste, Mandria đi chệnh choạng vì mệt nhưng Ari bắt ông phải tham dự một buổi hội họp thứ nhì, vẫn cùng với Zev, David và Joab, khi cuộc họp vừa dứt Mandria lăn ra ngủ vì qua mệt.

    Ngay hôm sau - bốn ngày sau khi Ari tới đảo - Đại lý của Mandria ở Lacarna thông báo cho biết có một chiếc tàu có điều kiện như chỉ thị đã cho, vừa vào vịnh và chủ tàu đang muốn bán. Ngay lập tức, Mandria, Ari, David và Joab lên đường đến Lacarna.

    Họ đã đi được chừng nửa đường thì đột nhiên Ari yêu cầu cho xe dừng lại. Chàng nhận thấy trong các cánh đồng dọc hai bên đường, nhiều toán thợ đang lo dựng các dãy nhà. David cắt nghĩa :
    - Tụi Anh đang xây một cái trại thứ hai. Trại Caraolos đầy tràn người rồi...
    Bằng một cử chỉ bực tức, Ari cắt ngang, gắt gỏng :
    - Tại sao không ai nói cho tôi biết việc này?
    Joab bực tức trả lời :
    - Chắc là tại anh quên không hỏi thì đúng hơn.
    David vội vã nói thêm :
    - Chúng tôi phỏng đoán, việc chuyển người từ trại cũ sang trại mới sẽ bắt đầu từ hai đến ba tuần tới.
    Ari gật đầu ra chiều suy nghĩ. Joab, từ nãy tới giờ quan sát Ari một cách tò mò, nhận thấy chàng đang suy nghĩ gì ghê gớm.

    Ở Lamaca, chủ nhân chiếc tàu định bán, là một người Thổ tên Armatau, chờ đợi họ ở quán “Bốn cây đèn”. Bằng một giọng lấn áp không để ai cãi, Ari tuyên bố là muốn đi xem tàu ngay lập tức. Armatau đưa họ dọc theo cầu, tiến xa ra vịnh tới nửa cây số. Họ đi qua chừng một chục tàu đánh cá, và thuyền buồm rồi dừng lại trước một chiếc tàu kéo cổ lỗ, vỏ hoàn toàn bằng gỗ và đằng mũi mang tên Aphrodite.

    Người Thổ, với vẻ mặt huênh hoang, nói lớn :
    - Các ngài thấy chưa! Thật quả là loại tàu đáng giá đấy chứ.
    Nhưng khi thấy những người đi cùng không hề lộ vẻ thích thú, ông nói thêm :
    - Dĩ nhiên nó không phải là thuyền đua vô địch rồi...
    Ari dó xét chăm chú chiếc tàu. Chàng có đủ kinh nghiệm mà ước lượng chiếc Aphrodite chỉ dài chừng năm mươi thước, trọng tải cỡ hai trăm tấn. Căn cứ vào cách đóng cùng tình trạng tồi tàn, chắc tàu đã được hạ thủy từ đầu thế kỷ này. Ari bỗng nhiên quay lại hỏi chủ tàu :
    - Tôi hỏi ông một câu thôi: tàu ông có đủ chắc để đi một chuyến tới bờ biển Palestine không, có hay là không? Một chuyến đi thôi. Đừng quên một chuyến có nghĩa là hai trăm dặm ngoài biển khơi.
    Người Thổ giơ hai tay lên trời :
    - Tôi thề trước linh hồn mẹ tôi là tôi đi lộ trình Chypre - Thổ tới ba trăm lần rồi mà không gặp trục trặc nào. Hơn nữa, ông Mandria đây có thể xác nhận cho lời tôi nói là đúng. Ông ấy là chủ hãng tàu, ông biết rõ lắm.
    Mandria nói :
    - Đúng lắm. Aphrodite tuy già nua nhưng còn chịu trận được.
    - Được lắm. Ông Armatau, xin phiền ông cho hai bạn tôi đây lên tàu coi máy móc...
    Khi người Thổ, David và Joab đã mất hút sau buồng dẫn xuống hầm tàu, Mandria quay lại Ari.
    - Hắn là người Thổ, nhưng ta có thể tin cậy được.
    - Theo ý ông, cái thứ xác tàu này có thể đặt tới vận tốc tối đa là bao nhiêu?
    - Khoảng chừng năm gút, với gió thuận tốt. Dĩ nhiên, ta chẳng nên vội vã quá.
    Chừng nửa giờ sau, David và Joab trở lên boong. David nói :
    - Đây không phải là một chiếc tàu, mà là một khối sắt nổi thì đúng hơn. Như thế này, tôi tin chắc là nó thích hợp cho công việc của chúng ta!
    - Chú tin là nó sẽ chở nổi ba trăm người không!
    - Ba trăm hả... nếu ta chèn ép họ vào đấy, có thể được lắm chứ.
    - Được rồi. Bây giờ xin ông Mandria coi sóc việc sửa sang lại tàu. Chắc là nhiều chuyện vui đấy. Khỏi cần nhắc là ông phải tránh làm mọi người chú ý tới.
    Mandria nở nụ cười sung sướng như cá gặp nước :
    - Ông đừng lo. Chắc ông cũng biết tôi quen biết nhiều. Ngày nào ta còn biết chỗ cần lo lót, thiên hạ sẽ để ta yên: không ai quan tâm gì đến đâu.
    - Hy vọng là thế, bây giờ đến việc khác: David, tối nay chú gởi một điện văn về Palestine. Nói với chúng, ta cần một thuyền trưởng và hai thủy thủ.
    - Anh tin một thủy thủ đoàn ba người là đủ sao!
    - Dĩ nhiên không, nhưng thôi... báo luôn cho các anh biết là hai anh, Zev và cả tôi nữa, chúng ta lợi dụng chiếc quan tài nổi này để trở về Palestine. Lúc đó chúng ta sẽ phụ vào một tay với thủy thủ đoàn như thế là đủ số.
    Ari quay lại chú tàu người Thổ, đang ngẩn mặt ra trước hàng loạt câu hỏi, mệnh lệnh và quyết định liên tiếp.
    - Xong rồi, ông Armatau. Ông hãy cười lên một cái: Ông đã thành công trong việc bán cho bọn tôi cái vỏ tàu cũ rích này rồi đó. Nhưng không phải với cái giá ông định đâu. Chúng ta hãy trở về quán “Bốn cây đèn” để bàn cãi cho đứng đắn.
    Trước khi rời bến tàu, Ari lại dặn :
    - Suýt nữa quên... David và Joab, hai anh hay trở về Famagouste bằng phương tiện riêng. Ngay sau khi mua tàu xong xuôi, ông Mandria sẽ đưa tôi tới Cyrénia.
    Mandria kêu lên kinh ngạc :
    - Đi Cyrénia? Bộ ông không bao giờ biết mệt sao? ... Cyrénia ở tận bên kia đảo mà.
    - Xe của ông trục trặc sao?
    - Không... không... vâng, đồng ý chúng ta sẽ đi Cyrénia.
    - Xong rồi, mời đi theo tôi. Cả ông Armatau nữa.
    Khi Ari lôi Mandria và Armatau đi, David gọi theo :
    - Anh Ari! Đặt tên gì cho chiếc tàu khốn khổ này.
    - Chú kiếm đi. Chú có khiếu làm thi sĩ mà...
    Đứng trên ván gỗ đưa tới sàn tàu, David và Joab nhìn ba người khuất dần ở đầu bến. Rồi quay lại nhìn nhau, hai người vùng ôm lấy nhau vui sướng. Joab la lên thích thú :
    - Cái anh Ari quái ác này! Loan báo bọn mình được phép trở về xứ, cái kiểu gì vậy.
    Tươi cười, Joad leo lên tàu và đi dọc theo boong hư nát.
    - Cũ ơi là cũ! Hay ta đặt tên nó là Bevin.
    David lắc đầu :
    - Tôi đã tìm thấy một tên hay hơn. Kể từ nay, nàng Aphrodite nhan sắc tàn phai này được tên là Exodus[3].
    * Chú thích:
    [1] Palmach: tên gọi các đơn vị xung kích của Do Thái.
    Những người võ trang đầu tiên của Do Thái thành lập đoàn Vệ Quân Hashomer hoạt động lưu động, thường chỉ để chống lại các dân Bédouin chuyên môn ăn cướp xứ Patestine. Khi người Do Thái đã đông hơn, thành lập nhiều nông trường tập thể họ tổ chức HAGANAH, gồm tất cả nam nữ ở tuổi cầm súng được. Đặc biệt là đoàn quân này không thoát ly sản xuất, vừa chiến đấu vừa canh tác và dĩ nhiên không quân phục - dù có bộ chỉ huy tối cao riêng. Đến đệ nhị thế chiến, vì cần dùng du kích chiến để quấy phá hậu phương quân Đức, quân lực Anh nhờ HAGANAH đề cử người tham dự các đơn vị du kích do chính người Anh huấn luyện: các đơn vị này hợp thành PAlMACH, chuyên đánh du kích và đặc công. Sau đệ nhị thế chiến, các đoàn viên PAlMACH trở thành các cán bộ quân chính, đa hiệu, hoạt động trong mọi lãnh vực. Các đơn vị này, sau khi Do Thái dành được độc lập, do trở thành nồng cốt cho quân lực chính qui của Israel. Những người ở trong đoàn này được gọi là Palmachnik.

    [2] Ghetto: cho tới đệ nhị thế chiến, các người Do Thái phải sống tập trung trong các khu vực riêng do chính quyền địa phương cưỡng buộc. Các khu này được gọi là Ghetto.

    [3] Exodus (Exode): theo Kinh thánh, sách xuất Ê-díp-tô ký, dân Do Thái thời cổ bị bắt đầu làm nô lệ ở Ai Cập. Nhờ có Moise tranh đấu và hướng dẫn, dân Do Thái đã lên đường di cư về cố hương. Chuyến di tản gọi là Exodus hay Exode (pháp ngữ) trong Cựu ước kinh.

  19. #11
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 9




    Mark cho dừng chiếc xe thuê bên lề đường. Nơi đây chẳng khác nào là một bao lơn thiên tạo; trên núi cao, nhìn thẳng xuống Cyrénia; lùi lại một chút, trên một mỏm đá vĩ đại cao chừng hai trăm thước chung quanh lởm chởm, là những di tích của lâu đài Saint - Hilarion, dấu vết bao giờ cũng gây ấn tượng về một thời huy hoàng của nền văn minh gô-tic.

    Mark nắm tay Kitty đưa nàng đến con đường nhỏ đào trong núi đá. Họ leo lên từ khúc nay sang khúc khác, vượt qua tường thành nội, đi qua các nhà đổ nát để rồi leo lên đỉnh cao nhất. Sau chừng một giờ, họ thở hổn hển và ướt đẫm mồ hôi, lúc leo lên tới đỉnh, từ đó họ nhìn ra một khung cảnh bao quát đẹp tuyệt vời. Dưới chân họ, thành núi dốc thẳng đứng gần một ngàn thước, tới tận những căn nhà đầu tiên của Cyrénia. Về phía chân trời, một đường màu hoa cà cho thấy bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Phía trái và phía phải là nền xanh tươi của rừng núi và các vườn cây ăn trái, từng thửa vườn cao thấp bao quanh những ngôi nhà trắng xây bám vào vách núi dốc ngược.

    Im lặng, Mark ngắm nhìn Kitty hình dáng nổi bật trên nền trời. Chàng nghĩ thầm: “Nàng duyên dáng và dịu dàng biết bao”. Trong vũ trụ đầy dẫy những lòng ham muốn này, Mark chinh phục đàn bà một cách dễ dàng, nhưng đối với Kitty là người đàn bà duy nhất mà chàng không tìm cách để quyến rũ. Chàng đã chán chườg khinh bạc họ, do đó chàng ít khi coi trọng bất cứ người đàn bà nào. Chàng muốn giữ lòng kính trọng đối với Kitty. Nhất là với nàng, chàng thấy hoàn toàn thoải mái: giữa Kitty và chàng, không phải cầu kỳ, không phải giữ bề ngoài thái quá, không cần phải đóng kịch. Chàng nói nhỏ :
    - Anh tin rằng đây là cảnh đẹp nhất thế giới.
    Nàng gật đầu và mỉm cười với chàng, kể từ khi Mark tới đảo, nàng như thay đổi hẳn. Nàng thú thật tâm tình của mình, với chàng là liều thuốc trị liệu tốt nhất. Nàng nói :
    - Em hầu như xấu hổ khi thú thật với anh những gì em nghĩ lúc này. Em nghĩ rằng các chức quyền Anh quốc đã có ý kiến tuyệt hảo khi gởi Đại tá Hillings sang Palestine để em có thể sống được lúc này với anh. Tòa báo của anh còn cho anh nghỉ được bao lâu nữa?
    - Khoảng vài tuần. Em muốn anh có mặt nơi đây chừng bao lâu nữa đây?
    - Em muốn là không bao giờ chúng ta xa cách hàng ngàn cây số nữa.
    - Anh hoàn toàn đồng ý với em. Ở khách sạn Dôme tất cả mọi người đều tin rằng em là tình nhân của anh.
    Nàng phát lên cười :
    - Càng tốt! Em sẽ treo một cái biển trước phòng. Em đề rõ: “Tôi yêu Mark Parker đến điên cuồng!”
    Họ xuống núi trong luyến tiếc, vào lúc còn đủ ánh sáng đi tới đường lộ trước khi trời tối.

    Bóng tối tràn ngập hải cảng Cyrénia khi chiếc taxi dừng lại ở lối dẫn vào cầu tàu. Ari và Mandria bước xuống đi về ngọn tháp của lâu đài Thánh Nữ Đồng Trinh. Những bức tường đang chìm ngập trong nước vỗ róc rách. Qua một cầu thang hình trôn ốc, hai người leo lên thêm cao phía trên. Từ điểm quan sát này, nhìn thấy rất rõ hải cảng và cả vùng phụ cận. Vũng tàu đậu nằm lọt vào giữa hai chiếc đê, một phát xuất từ lâu đài, một từ đầu bên kia cầu tàu, tạo thành một vòng tròn hầu như kín mít chỉ để một lối ra vào nhỏ hẹp. Chính hải cảng cũng hẹp, chỗ rộng nhất đo được chừng ba trăm thước bề ngang, lại còn bị các thuyền câu chiếm chỗ một phần lớn. Ari hỏi :
    - Theo ý ông, có thể cho chiếc Aphrodite vào vũng này được không?
    - Vào thì không thành vấn đề cho lắm. Nhưng cho nó quay đầu rồi đi ra mới là khó.
    Ari gật đầu. Chàng chỉ mở miệng nói khi trở lại xe :
    - Xin để ông về một mình. Tôi phải gặp một người ở khách sạn Dôme và cũng chưa biết sẽ mất bao lâu. Tôi sẽ xoay xở trở về Famagouste sau.
    Trong phòng ăn khách sạn Dôme, tiếng nhạc điệu luân vũ của thành Vienne che lấp tiếng nói rì rào ­ một thứ rì rào đặc biệt Anh - và tiếng sóng vỗ vào bờ, Mark đang nhắm nháp ly cà phê, đột nhiên chăm chú nhìn qua vai Kitty một người vừa xuất hiện ở cửa vào. Người đó cao lớn, nghiêng người thì thào vào tai người quản lý khách sạn và người này chỉ về phía bàn Mark. Kitty nói :
    - Anh có vẻ vừa nhìn thấy một bóng ma.
    - Quả thực vậy. Bóng ma đang tới kia kìa. Chúng ta sắp sống một buổi tối hào hứng rồi đây.
    Ngạc nhiên, Kitty quay lại. Khổ người đồ sộ của Ari đã lừng lững cạnh bàn. Chàng nói :
    - Ông Parker, tôi thấy là ông còn nhớ tôi.
    Chàng không đợi mời, lấy một chiếc ghế ngồi rồi quay lại phía Kitty :
    - Xin lỗi, chắc cô là Catherine Fremont?
    Cái nhìn của chàng gặp ánh mắt của nàng nhưng nàng không sao hạ mắt xuống được. Một thời gian im lặng khó chịu. Ari gọi người hầu mang bánh mì thịt ra. Mark nói :
    - Giới thiệu với Kitty, anh Ari Ben Canaan, một cố tri quen biết anh từ lâu.
    Kitty nhắc lại tên họ của Ari.
    - Đó là một tên hébreu[1], thưa cô. Nó có nghĩa là: “Sư tử, con của Canaan”.
    - Có vẻ khá rắc rối đó, phải không ông?
    - Ngược lại là khác. Hébreu là một ngôn ngữ rất hợp lý.
    - Vậy sao? Thế mà tôi vẫn chưa nhận thấy.
    Mark nhìn hết người nay đến người kia. Hai kẻ này mới biết nhau chừng một phút, họ đã gây gổ nhau rồi. Rõ ràng là thái độ của Ari đã chạm vào một dây nhạy cảm nào ở Kitty - một sợi dây mềm hay có lẽ căng thẳng không biết chừng bởi vì chàng thấy rõ nàng đang xòe móng vuốt đàn bà ra.

    Ari đã có sẵn câu trả đũa :
    - Tôi ngạc nhiên là cô không hiểu được sự hợp lý ấy. Mặc dầu chính Chúa lại không lầm lẫn về địa hạt này. Ngài thấy tiếng hébreu hợp lý đến nỗi Ngài đã soạn thảo kinh Thánh bằng ngôn ngữ này.
    Kitty cười tán thành. Vì ban nhạc chơi một điệu fox, Ari đứng dậy :
    - Cô khiêu vũ chứ?
    Suy nghĩ, Mark nhìn hai người lượn trên sàn nhảy. Tia lửa đã nảy ra từ cuộc gặp gỡ giữa hai người đó càng làm chàng khó chịu hơn nữa vì Kitty tỏ ra sững sờ, như mất hết ý chí: Mark không vui khi thấy nàng cư xử như bất cứ một người đàn bà nào trước một người đàn ông khỏe đẹp.

    Chính Kitty dù cao lớn và khỏe mạnh, cũng cảm thấy mình nhỏ bé trong vòng tay người thanh niên Palestine vĩ đại. Bị bất ngờ bởi chàng lực sĩ quyến rũ này, nàng bị xúc động sâu xa - một cảm giác thú vị mà từ nhiều năm rồi nàng chưa hề biết đến. Tuy thế, nàng cũng có cảm tưởng mình hơi lố bịch và vì thế hận chính mình.

    Ban nhạc im tiếng, hai người trở về bàn. Ari cầm bánh mì thịt lên ăn ngấu nghiến.

    Ăn xong miếng chót, chàng nói :
    - Tôi tới đây để bàn luận về một chương trình với hai ông bà.
    - Ở đây, ngay giữa đạo quân Anh quốc?
    Ari cười, quay lại Kitty :
    - Parker chắc chưa có thì giờ để cắt nghĩa cho cô hay là một số người thường coi những hoạt động của tôi như tối mật. Đôi khi, người Anh đi đến chỗ cho chúng tôi một tên gọi tán dương là “phong trào kháng chiến”. Vậy mà một trong những nguyên tắc đầu tiên tôi cố dạy cho các kẻ mới gia nhập hệ thống chúng tôi là nỗi nguy hiểm của các cuộc hẹn hò giấu diếm, vào nửa đêm trong một đường phố vắng nào đó. Làm như vậy chắc chắn sẽ bị khám phá. Trong khi ở đây, trong phòng ăn xinh đẹp này...
    Mark ngắt lời.
    - Lên phòng tôi tốt hơn.
    Ari chưa kịp đợi cửa phòng khép kín đã đi thẳng vào vấn đề :
    - Anh Parker, ngày hôm nay tôi và anh đều có thể giúp ích cho nhau. Hẳn anh biết có trại Caraolos phải không? Đây này, tôi vừa soạn thảo xong kế hoạch đào thoát của ba trăm đứa trẻ. Chúng tôi định đưa chúng đến đây rồi đưa lên tàu ở cảng Cyrénia.
    Mark nói :
    - Cái đó không còn giật gân nữa: Tổ chức của anh từ bao năm đã cố gắng đưa người Do Thái nhập nội bất hợp pháp Palestine rồi.
    - Đây sẽ là một tin gây cấn nếu anh giúp chúng tôi tạo ra nó. Anh con nhớ vụ ồn ào do vụ đưa người nhập nội gây ra của chiếc tàu “Đất Hứa” không?
    - Nhớ chứ.
    - Vào thời đó, người Anh đã lâm vào vị thế khó khăn trước dư luận quốc tế. Này đây, chúng tôi nghĩ rằng tạo ra một biến cố cũng nghiêm trọng như thế, chúng tôi có thể cưỡng ép họ thay đổi chính sách đối với Palestine.
    Mark lắc đầu :
    - Tôi không hiểu. Ngay cho dù các anh thành công trong vụ giải thoát khỏi trại ba trăm trẻ, thì làm cách nào anh đưa chúng về Palestine? Và dầu thế nào, đó cũng không phải là một biến cố thế giới.
    - Anh chưa biết phần chính yếu. Những đứa trẻ này một khi được đưa lên tàu bỏ neo ở Cyrénia, chúng sẽ không đi xa hơn nữa. Chúng tôi không có ý định liều làm một chuyến về Palestine. Nói tóm lược: Hãy tưởng tượng là tôi đưa ba trăm trẻ mồ côi ra khỏi Caraolos và đưa được chúng lên tàu ở ngay đây, Cyrénia. Bây giờ tưởng tượng tiếp là người Anh biết và cấm tàu nhổ neo. Sau chót, hãy tưởng tượng là anh đã viết bài sẵn rồi và trong khi chờ đợi, đã trao cho một đồng nghiệp ở Paris hay New York. Vào đúng lúc tụi trẻ lên tàu, bài viết sẵn của anh chắc chắn sẽ chiếm tám cột trang nhất.
    Mark huýt một tiếng sáo thán phục. Cũng như hầu hết các ký giả Hoa Kỳ, chàng thành thực cảm thương cho nỗi thống khổ của những người tị nạn Do Thái. Vụ đề nghị này của Ari có vẻ hấp dẫn: Chàng sẽ từ đó rút ra một câu chuyện mà Ben Canaan có được một lợi khí tuyên truyền chính trị bén nhọn. Ari mới chỉ nói vừa đủ để chàng thèm thôi. Nhưng đòi hỏi các chi tiết chính xác hơn, chàng dám bị lôi cuốn thẳng vào nội vụ.

    Hãy còn phân vân, chàng nhìn Kitty. Nàng lộ vẻ hoàn toàn thẫn thờ. Sau cùng chàng nói :
    - Dầu sao tôi cũng mong biết rõ hơn. Thí dụ như anh làm thế nào để đưa ba trăm trẻ từ Caraolos đến Cyrénia?
    - Câu hỏi này phải chăng có nghĩa là anh thuận hợp tác với chúng tôi?
    - Nó chỉ có nghĩa là tôi muốn biết thêm tin tức. Tôi không giao ước gì hết. Dĩ nhiên là nếu sau cùng tôi có phải từ chối hợp tác, tôi xin hứa sẽ không phổ biến những điều tôi biết với bất cứ ai.
    Vẫn bình thản, gần như uể oải, Ari ngồi vắt ở một góc tủ, nói :
    - Đối với tôi thế là đủ rồi. Và vì tôi là người khá quảng đại, tôi xin làm thỏa mãn óc tò mò của nhị vị. Đây, chúng tôi sẽ làm như sau...
    Ari cắt nghĩa chương trình của mình từng chặng một, không bỏ sót một chi tiết nào. Mark không ngăn nổi nhíu mày. Kế hoạch của Ari thật hết sức giản dị và táo bạo chưa từng thấy. Với những dữ kiện Ari vừa cho biết, Mark nhận thấy Ari hết sức thông minh và mưu kế, hiểu rõ cách thế suy tưởng và hành động của người Anh và có nhiều người cộng tác cũng táo bạo như chàng, Mark cũng chỉ cho Ari có năm mươi phần trăm may mắn thành công. Năm mươi phần trăm... Chàng đột ngột tuyên bố :
    - Tôi hợp tác với các anh..
    - Hoan hô! Tôi đã có lý khi hy vọng anh sẽ hiểu những khả dĩ hấp dẫn về phương diện báo chí của vụ này. Bây giờ về phần bà Fremont: Cách đây chừng một tuần mọi người đã đề nghị bà nhận làm việc ở khu nhi đồng trong trại. Bà đã có quyết định chưa?
    - Tôi đã từ chối.
    - Thế bây giờ bà có thể lại nhận để... coi như là để giúp anh Parker không?
    Mark can thiệp :
    - Khoan đã. Thực sự ra anh định trao cho Kitty vai trò gì đã?
    - Một vai trò khá dễ dàng. Trong lúc này, tất cả những giáo viên, y sĩ, nữ điều dưỡng từ bên ngoài vào làm việc đều là người Do Thái. Bở vậy chúng tôi phải giả đoán là người Anh nghi ngờ họ cộng tác với Mossad, tổ chức kháng chiến bí mật của chúng tôi. Bà Fremont đây là người công giáo. Một nữ điều dưỡng theo đạo công giáo chắc sẽ được tự do đi lại hơn nhiều.
    - Nói tóm tắt là anh định dùng Kitty như người giao liên phải không?
    - Gần như vậy. Trong lúc này, ngay trong trại, chúng tôi đang chế tạo nhiều giấy tờ và tài liệu giả mà chúng tôi sẽ cần dùng đến ở bên ngoài.
    Mark lầu nhầu :
    - Tôi hiểu. Anh quên rằng - có lẽ tại anh không biết - tôi không hề được người Anh quý chuộng. Sĩ quan tùy viên của tướng Sutherland đã nhảy bổ đến đây ngay sau khi tôi vừa tới. Xét riêng cá nhân, tôi cóc cần.. Nhưng nếu Kitty tới làm việc ở Caraolos, chắc họ sẽ coi chừng gắt gao. Họ sẽ nghĩ là nàng dò xét mọi sự cho tôi.
    Ari lắc đầu :
    - Ngược lại là khác. Họ lại càng sẽ tin chắc, tuyệt đối chắc, là anh không bao giờ để nàng làm một việc có thể nguy hại cho nàng.
    - Hừ có lẽ anh có lý đấy...
    - Tôi biết là tôi có lý. Tôi còn đi xa hơn nữa. Cứ thử tưởng cái gì tồi tệ nhất có thể xảy ra: một ngày nào đó, bà Fermont bị bắt vì chuyên chở giấy tờ giả mạo. Cái gì sẽ xảy ra? Kể như không có gì hết: Họ sẽ hỏi bà nhiều câu rắc rối rồi trục xuất, và còn có thể trả tiền vé cho bà ta từ đây về New York nữa.
    Kitty la lên :
    - Xin quý vị ngừng lại một giây đã! Tôi cảm thấy hai vị sử dụng tôi hơi dễ dàng quá. Tôi xin nói: Không! Bất đắc dĩ tôi mới phải dự buổi thảo luận giữa hai ông. Tôi sẽ không tới làm ở Coraolos. Thưa ông Ben Canaan, tôi từ chối không dính dấp tới chương trình đẹp đẽ của ông.
    Ngạc nhiên. Ari quay lại nhìn Parker đang nhún vai nói :
    - Kitty đã đủ lớn để biết nàng làm gì.
    Ari đồng ý, chàng nói :
    - Chắc chắn thế rồi. Nhưng bà cho phép tôi được nói là thái độ của bà làm tôi ngạc nhiên. Chúng ta đang ở cuối năm 1946, gần hai năm sau chiến tranh ở Âu châu chấm dứt. Thế mà có hàng ngàn người Do Thái đang phải sống sau hàng rào kẽm gai, trong những điều kiện hết sức khổ sở. Ngay tại đây, ở Caraolos, có những trẻ con không hề biết đến đời sống ở bên ngoài những hàng rào kẽm gai. Nếu chúng ta không cưỡng buộc được người Anh thay đổi hẳn chính sách nhập nội Palestine, những trẻ này sẽ ở sau kẽm gai cho tới mãn đời.
    Kitty đáp :
    - Chính vì thế những gì xảy ra trong và chung quanh Caraolos đều trở thành một vụ mà tính cách chính yếu là chính trị. Tôi tin chắc rằng người Anh có những lý do của họ để hành động như họ đã làm. Và tôi không muốn ngả hẳn về phe nào hết.
    - Theo ý tôi, bà nhầm rồi. Chính tôi đây đã là đại úy trong quân lực Anh, có huy chương Anh dũng bội tinh, và nhiều bạn thân của tôi là người Anh. Cũng có cả chục sĩ quan và binh sĩ Anh đang ghê tởm những gì hiện đang xảy ra ở Palestine đến độ hợp tác với chúng tôi. Tóm tắt đây không phải là một vấn đề chính trị mà là một vấn đề bác ái.
    - Chính vì bác ái, nhân đạo mà ông sắp hy sinh mạng sống của ba trăm trẻ sao?
    - Xét chung, mỗi người trong chúng ta có một mục đích ở đời. Nhưng đối với những kẻ đang chết dần mòn ở Caraolos, thì không có mục đích nào cả. Ngược lại, chiến đấu cho tự do của chính mình là một mục tiêu đáng cho con người theo đuổi. Ở Âu châu, chúng tôi có chừng hai trăm năm chục ngàn người đang ước ao được sống ở Palestine. Bất cứ ai trong những kẻ Do Thái “mất nơi cư trú” như người ta thường gọi một cách lịch sự ấy, cũng đều vui sướng được lên chiếc tàu này, còn hơn là phải ở lại trong trại.
    - Ông lý luận giỏi lắm, ông Ben Canaan. Tôi không đủ sức để bàn cãi với ông. Tôi, tôi không có sẵn một loạt câu trả lời sẵn sàng. Nhưng tôi nghĩ rằng...
    Ari ngắt lời nàng, mỉa mai :
    - Thế mà tôi đã đánh giá quá cao khuynh hướng tình thương ở người nữ điều dưỡng.
    - Tất cả thế gian này đầy những khổ đau. Tôi có thể phục vụ hữu ích trong cả ngàn chỗ khác, và không cần dính vào chẳng biết là thứ âm mưu gì nữa.
    - Bà nên bắt đầu bằng cách tới thăm Caraolos đã. Khi ấy bà sẽ thấy rõ mọi sự, rồi quyết định sau.
    - Không, ông Ben Canaan. Nếu ông định đặt bẫy lừa tôi hay thách thức tôi, ông sẽ mất thì giờ vô ích. Tôi không phải là người ngây thơ không biết gì. Tôi đã từng làm việc trong những nhà thương ngoại ô, trong những phiên gác đêm, mọi người băng bó những người bị thương nặng ngay dưới đất, phòng nhận bệnh không còn cái bàn cái giường nào trống. Ngay cả ở Caraolos, ông cũng không thể cho tôi chứng kiến những cảnh nào ghê gớm hơn được.
    Ari thốt lên một tiếng thở dài và giơ hai tay lên tỏ dấu bất lực.
    - Trong trường hợp này, quả tôi không còn gì để nói thêm. Rất tiếc đã quấy nhiễu bà.
    Chàng đứng dậy :
    - Anh Parker, anh sẽ có tin tức của tôi trong vài ngày nữa.
    Ari quay người, bước ra.

    Trong nhiều phút, Parker và Kitty im lặng. Ấn tượng sâu xa gây ra do Ari con người có cá tính mạnh mẽ từ từ lắng xuống trong tâm tư họ. Sau cùng, Kitty tháo giày và nằm dài trên giường.
    - Anh Mark ạ, anh quả có lý khi nói chúng ta sẽ trải qua một buổi tối hào hứng!
    - Anh tin rằng em đã khôn ngoan khi đứng ngoài chuyện này.
    - Còn anh, tại sao anh lại để anh bị lôi cuốn vào?
    Mark nhún vai :
    - Bởi vì đó là một phần công việc của anh. Vụ này có thể trở thành một tin tức hàng đầu.
    - Nếu anh từ chối thì sao?
    - Thì cũng khóng có gì thay đổi hết. Chắc họ sẽ mời một ký giả khác tới. Họ nhiều phương tiện, phương sách lắm. Nếu họ đã chọn anh, là chỉ vì anh có mặt tại chỗ.
    Kitty có vẻ suy nghĩ :
    - Anh Mark, anh nói thật với em đi, em có phải đã cư xử như một con bé ngốc khóng?
    - Sao...? Cũng không khác hàng trăm đàn bà khác trước em thôi.
    Mark nói một cách tàn nhẫn. Chàng muốn chứng tỏ cho nàng biết chàng không hề mắc lừa: gây hấn khó khăn của Kitty vừa rồi chỉ là một phản ứng chống lại sự quyến rũ thể chất của Ari đối với nàng. Kitty nói nho nhỏ :
    - Anh đừng ác thế. Cứ cho hắn là một người đàn ông ngoại hạng đi. Anh quen hắn ta trong trường hợp nào?
    - Anh gặp hắn lần đầu ở Bá Linh, vào mùa Xuân 1939. Hắn được Mossad gởi đến với nhiệm vụ, nếu có thể được đưa tối đa người Do Thái ra khỏi nước Đức trước khi chiến tranh bắt đầu. Vào thời đó Ari khoảng hai mươi hai, hai mươi ba tuổi. Sau đó anh gặp lại hắn trong cuộc chiến, ở Jérusalem với quân phục Anh quốc. Khi ấy hắn đang lo nhiệm vụ bí mật gì anh cũng không biết nữa. Kể từ lúc chiến tranh chấm dứt, người ta cho biết thấy hắn ở khắp Âu châu, lo việc mua vũ khí và lo cho người Do Thái trở về Palestine.
    - Hiện giờ anh có thực tin là anh ấy có thể thành công không? Chương trình của anh ta có vẻ quái dị khó tin quá.
    Mark xoa cầm :
    - Theo ý anh, có thể thành công. Hắn giỏi lắm. Ngoài ra anh có cảm tưởng là tài năng của hắn không phải chỉ giới hạn trong địa hạt chính trí mà thôi. Hình như với em hắn cũng biết cách.
    Tức giận, Kitty nhảy ra khỏi giường :
    - Tôi cấm anh...
    - Vậy hả?
    Đột nhiên cả hai người phá lên cười. Mark và Kitty, bạn thân từ bao năm... Ý nghĩ rằng hai người có thể giận nhau thật hết sức khôi hài. Kitty lại ngồi xuống.
    - Anh Mark, nói cho em biết thực ra cái Mossad Aliya Bet là cái gì vậy?
    - Chữ aliya có nghĩa là lên, thăng lên. Sự đến Palestine của một người Do Thái bao giờ cũng được chỉ bằng chữ aliya: trở về xứ tổ, hắn vươn lên khỏi thân phận trước đây. Mossad có nghĩa là hệ thống, tổ chức. Còn bet, mọi người dùng chữ aleph hay chữ A để chỉ sự nhập nội hợp pháp, bet hay chữ B để chỉ nhập nội bất hợp pháp. Như vậy Mossad Aliya Bet dịch ra là Tổ chức Nhập nội Bất hợp pháp.
    Kitty vừa nói vừa cười :
    - Trời! Quả thực hébreu thực là một ngôn ngữ hợp lý.
    Trong hai ngày sau đó, Kitty cảm thấy bị xúc động, đứng ngồi không yên. Dù chẳng có gì quan trọng, nàng cũng không muốn tự thú nhận là nàng đang nóng lòng muốn gặp lại người đàn ông Palestine cao lớn đẹp trai ấy.

    Ngày hôm sau buổi viếng thăm của Ari, với một vẻ lãnh đạm giả vờ, Kitty hỏi Mark chừng nào gặp lại Ari. Ngày hôm sau nữa, nàng lúng túng đề nghị một cuộc đi chơi Famagouste. Rồi ngay tối hôm đó, một mình trong buồng, nàng tự chủ và quyết định xóa nhòa “anh chàng hung bạo” ấy ra khỏi tâm trí. Sau khi đi đi lại lại trong buồng, nàng tắt đèn, ngồi thu mình trong một ghế bành, vừa hút điếu thuốc thứ hai mươi vừa cố gắng suy nghĩ.

    Trước hết nàng không thích - không thích một tí nào hết - ý tưởng để mình bị lôi cuốn ngoài ý muốn vào cái thế giới bất thường của Ben Canaan. Cho tới giờ, thái độ của nàng đối với cuộc đời bao giờ cũng lành mạnh, hợp lý, gần như tính toán. Bạn bè và thân thuộc vẫn thường nói: Kitty quả thực là một cô gái khôn ngoan, chừng mực. Khi nàng yêu Tom Fremont, nàng đã chuẩn bị chinh phục chàng một cách có phương pháp, và nàng đã thành công. Sau này, nàng đã là một bà nội trợ đãm đang làm những bữa cơm cho chồng một cách chừng mực và chi tiêu ngân quỹ gia đình một cách hợp lý. Nàng đã quyết định có con vào mùa xuân - cũng lại là một quyết định hợp lý nữa. Bao giờ cũng vậy, nàng cũng kìm hãm được những thúc đẩy của sự ham muốn để theo đúng chương trình đã được đề ra.

    Như vậy hai ngày vừa qua đối với nàng có vẻ là một cuộc phiêu lưu không hợp lý. Một người xa lạ như xuất hiện từ cõi hư vô đã kể cho nàng nghe một câu chuyện kỳ lạ. Nàng nhớ lại khuôn mặt đẹp đầy đàn ông tính của Ari Ben Canaan, nàng cảm thấy cái nhìn sâu sắc như đọc được tư tưởng nàng, chế riễu sự đề kháng của nàng, nàng nhớ mình đã khiêu vũ với hắn trong vòng tay hắn...

    Tất cả những điều đó thật vô lý quá chừng? Không hẳn chỉ vì nàng chưa từng bao giờ yêu người Do Thái. Và tuy nhiên... Sau cùng nàng tự nhủ chỉ còn một cách để giải thoát khỏi sự ám ảnh khó chịu này: Nàng sẽ gặp lại Ari, sẽ đến thăm trại Caraolos. Như vậy, nàng sẽ có thể thuyết phục chính mình rằng không phải nàng đã cảm thấy một xúc động thần bí nào hết, mà chỉ là một vụ lệnh lạc sinh lý thể chất thôi. Nói tóm lại, nàng sẽ hạ Ari ngay bằng chưởng pháp của chàng, trên chính lãnh vực của chàng...

    Sáng ngày hôm sau, Mark không ngạc nhiên may khi nàng yêu cầu thu xếp một buổi gặp gỡ với Ben Canaan cùng một buổi tới thăm Caraolos.
    - Cũng được, nếu em muốn. Thẳng thắn mà nói tối hôm đó anh đã hài lòng thấy em khước từ không tham dự vào chuyện này. Rất tiếc là em lại đổi ý kiến, Ben Canaan, hắn chỉ mong có thế. Vậy anh xin em đừng có dại đột. Ngay khi em nhận lời tới Caraolos, là em đã mắc mưu rồi. Hãy nghe anh, chính anh còn muốn rút ra nữa là. Chúng ta có thể rời Chypre ngay trưa nay, sửa soạn xong hành lý là...
    Thấy nàng lắc đầu, chàng năn nỉ :
    - Em nhượng bộ óc tò mò một cách ngu quá trời. Anh thật không nhận ra em nữa. Em luôn luôn sáng suốt lắm mà... Chuyện gì đã xảy tới cho em vậy?
    - Mark ạ, em cũng biết chuyện nay có vẻ kỳ dị, nhất là lại do em, nhưng em có cảm tưởng như có một bàn tay thần bí nào thúc đẩy. Tin em đi anh, nếu em muốn viếng Caraolos, chính là để chấm dứt chuyện này chứ không phải để lao vào cuộc.

    * Chú thích:
    [1] Hebreu: ngôn ngữ của người Do Thái thời cổ. Sau khi Do Thái mất nước, phải di dân khắp thế giới, ngôn ngữ này chỉ còn dùng trong khi cầu nguyện và chỉ các giáo sĩ mới đọc được. Sau khi phục hồi được quốc gia, từ ngữ này được phục sinh và coi như quốc ngữ của người Do Thái hiện nay.

  20. #12
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 10

    Kitty đưa giấy thông hành cho người lính Anh đứng gác ở cổng trại rồi vượt qua hàng rào. Nàng hăm hở tiến vào khối 57, gần khu nhi đồng nhất.
    - Xin lỗi, có phải bà Fremont không ạ?
    Nàng quay lại, thấy mình đối diện với một thanh niên đang tươi cười giơ tay ra. Nàng nghĩ: “Anh chàng này chắc là dễ thương hơn ông bạn đồng hương đồ sộ của hắn”.
    - Tôi xin tự giới thiệu tôi là: David Ben Ami, Ari đã trao cho tôi nhiệm vụ đón tiếp bà. Anh ấy sẽ tới đây trong vòng vài phút nữa. Theo lời anh, bà sẽ sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong cuộc “hành quân Gédéon”.
    - “Hành quân Gédéon”?
    - Đó là tên ngụy hóa của chương trình Ari. Chắc bà còn nhớ Kinh Thánh, sách Phán Xử? Gédéon phải mộ quân tiến lên chống lại quân Madianite. Ông ta chỉ lo chọn lựa ba trăm người thôi. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi đã chọn trong số đó ba trăm người thôi. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi đã chọn lựa ba trăm chiến binh ­ trong khốn thay toàn là con nít - để chống lại người Anh.
    Đã làm cho mình cứng cỏi sẵn đề phòng một buổi chiều khó khăn, Kitty hơi cảm thấy yếu lòng trước lòng tử tế biểu lộ rõ của chàng trai này. Đêm xuống, một cơn gió mát cất lên làm tung các làn bụi. Nàng mặc áo khoác và nhìn về khối nhà đối diện, nơi hình dáng cao lớn của Ari vừa xuất hiện khỏi các lều.

    Hai người chào nhau trong im lặng. Kitty co thắt người lại trong chờ đợi sự va chạm mà nàng đã từng cảm thấy trong lần gặp gỡ ban đầu, ngước nhìn Ari một cách lạnh lùng. Nàng muốn làm cho Ari hiểu là nàng đến đây cốt để chấp nhận sự thách đố, và nhất quyết mình sẽ là người thắng.

    Khối 57 chứa hầu hết là những người già và những người Do Thái chính thống. Hai hàng lều đầy ngẹt những người bẩn thỉu và rách rưới. Ben Ami cắt nghĩa tại vì thiếu nước nên không thể có việc rửa ráy gọi là tắm rửa. Ngoài ra thực phẩm cũng thiếu thốn. Những người bị lưu giữ suy yếu đi rõ rệt, vẻ ngơ ngác hay tức giận, họ đều như bị những bóng ma của một quá khứ ghê khiếp theo đuổi hành hạ.

    Họ ngừng lại nơi cửa vào của một chiếc lều lớn được dùng làm giáo đường. Bất chợt, Kitty phân biệt được trong bóng tối một nhóm người cao tuổi đang lắc người và đọc kinh bằng tiếng hébreu. Nàng chú ý nhất tới một bậc trưởng lão, dơ bẩn một cách đặc biệt, đang lần đọc bằng một giọng the thé những lời than van.

    David Ben Ami nằm lấy tay nàng kéo đi, nói nhỏ :
    - Cụ già này cố nói với Thượng đế rằng ông bao giờ cũng sống một cuộc đời đạo hạnh, đã tuân theo các giáo điều, tôn trọng giáo pháp, theo đúng từng lời chỉ dạy giữa muôn ngàn thử thách khó khăn. Ông cầu xin Thượng đế cứu xét cho...
    Ben Canaan ngắt lời :
    - Những xác người này vẫn chưa hiểu rằng sự cứu rỗi của họ chỉ tới qua một đấng cứu thế bằng thép: một lưỡi lê gắn trên nòng súng.
    Tay Ari xiết chặt, tàn bạo lấy cổ tay nàng :
    - Cô có biết thế nào là một Sonderkommando không?
    David phản đối :
    - Đừng, anh Ari...
    - Sonderkommando là một người mà tụi quốc xã bắt phải làm việc ở bên trong các lò thiêu xác. Tôi mong sẽ có dịp cho cô thấy một trong những ông già của chúng tôi: Ông đã ở Buchewald và một ngày nọ chính ông đã phải lấy những xương tàn của các con ông từ lò thiêu xác để chở đến xưởng làm phân bón bằng xe bù-ệt. Thưa bà Fremont, bà có cái gì ghê hơn ở trong các nhà thương ngoại ô của bà?
    Nàng thoáng buồn nôn. Rồi một cơn giận trỗi dậy làm cho nàng thắng được phút yếu đuối đó. Nàng nói, gây gổ :
    - Tôi thấy quả thực ông không chịu lùi trước bất cứ cái gì. Tất cả các phương tiện đều tốt cho ông...
    - ... Để chứng tỏ cho bà thấy những kẻ này đang tuyệt vọng đến thế nào? Rất đúng!
    Đối diện nhau, hai người nhìn thẳng vào mắt nhau khiêu khích. Sau cùng Ari nhún vai nói :
    - Bà muốn tới thăm khu nhi đồng hay bà muốn đi về ngay?
    - Tôi tới khu đó vì đằng nào tôi cũng tới đây rồi.
    Họ tới khu nhi đồng bằng cách vượt cây cầu bắc qua hàng rào kẽm gai. Bệnh viện: Phòng người lao; phòng còi đẹt, đều đầy ngẹt người, khu bệnh tổng quát, nơi những người bệnh da vàng kinh niên lẫn lộn với các kẻ lở chốc không thể chữa nổi.

    Một căn nhà dài khác các cửa đóng kín sau đó những thiếu niên ngơ ngác nhìn quanh quẩn không biết mỏi. Họ đi vào giữa hai dãy lều, David chua chát nói nhỏ :
    - Khu trường học.
    Cả một thế hệ trẻ đã cắp sách đi học trong các ghetto, các trại tập trung cùng những đổ nát hoang tàn. Nhiều đứa bé mồ côi không biết đến cả ý nghĩa của hai chữ “gia đình”. Những chiếc đầu cạo trọc quá nhiều chấy rận, những khuôn mặt in những dấu vết của một nỗi sợ hãi không thể xóa nhòa, những thân thể như chĩu nặng vì những bộ đồ rách rưới. Và khắp mọi nơi chỉ thấy nụ cười khẩy im lìm của một tuổi thơ sống sót nhờ phép nhiệm mầu, nhờ mưu kế và gian xảo.

    Ra khỏi khu, Kitty dừng lại nói :
    - Tôi nhận thấy các ông có một ban nhân viên y tế hữu hạng, và phòng nhi đồng được tiếp tế đầy đủ.
    Ari nói giọng đầy gây gổ :
    - Không phải là do người Anh đâu. Họ chẳng cung cấp cái gì cả. Tất cả cái gì chúng tôi có đều do từ đồng bào của chúng tôi.
    - Vấn đề không phải ở chỗ đó. Vấn đề là các ông không thiếu gì cả, dù đó là Trời hay Quỷ cho. Tôi tới đây chỉ vì tuân theo lương tâm, lương tâm của một công dân Hoa Kỳ. Bây giờ tôi an lòng rồi. Vậy tôi đã có thể ra về.
    David bắt đầu nói :
    - Xin bà Fremont hãy nghe...
    Ari là :
    - Vô ích David, chú phí nước bọt vô ích. Có những người chỉ trông thấy người Do Thái là đã thấy khó chịu rồi. Phiền chú đưa bà Fremont về.
    David và Kitty bước đi. Nàng vội vã, lo lắng sớm rời khỏi trại, gặp lại Mark và quên tất cả chuyện đáng thương này. Đột nhiên nàng dừng lại. Trong chiếc lều rộng nàng vừa đi qua, đưa ra một chuỗi cười trẻ thơ, một âm thanh bất thường trong khung cảnh buồn thảm này, tò mò Kitty lắng tai nghe. Bên kia vách lều, một thiếu nữ đang đọc cao giọng. Nàng có giọng rất êm ái và dễ thương. David nói :
    - Đó là một cô gái đặc biệt. Nàng đã làm được một công việc phi thường với những đứa bé đáng thương này.
    Kitty tiến lên, vén tấm bạt che lối vào lều. Thiếu nữ đang quay lưng lại. Nàng đang ngồi trên một thùng gỗ. Lũ trẻ ngồi bao quanh. Hai mươi cặp mắt sáng nhìn ngắm Kitty và David với một sự tò mò ngay thẳng. Thiếu nữ đứng dậy tươi cười chào hai người.

    Đột nhiên Kitty sững người, mắt nhìn không chớp như bị xúc động mạnh, không thốt một tiếng, nàng quay lưng bước ra. Đứng trước lều, nàng do dự như đang chịu một phân vân đau dớn. Sau cùng nàng thì thào.
    - Thiếu nữ này... Tôi muốn nói chuyện với em đó... Nhưng một mình thôi...
    Ari đã tiến lại chỗ hai người. Chàng nói với David :
    - Đưa cô bé đó đến trường. Chúng tôi đợi trong phòng đầu.
    Ari đưa Kitty vào căn buồng của một nhà tiền chế, đóng cửa lại và thấp ngọn đèn dầu. Kitty bất động, tái xanh, giữ im lặng. Ari nói thẳng :
    - Cô gái này chắc làm bà nhớ tới một người nào.
    Nàng vẫn tiếp tục im lặng. Chàng quay đầu lại, nhìn qua cửa sổ thấy David và thiếu nữ đang đi qua sân. Nhún vai, chàng bước ra ngoài.

    Cửa lại mở ra. Chậm chạp và rụt rè, thiếu nữ bước vào. Kitty, tâm hồn căng thẳng, dò xét cái khuôn mặt vừa xa lạ vừa quen thuộc một cách kỳ dị ấy, cố chống lại ước muốn ôm cô gái vào trong tay. Nàng nói, ngập ngừng :
    - Tôi là Katherine Fremont. Em có biết tiếng Anh không?
    - Dạ có, thưa bà.
    Nàng dễ thương làm sao? Kitty không chống lại được thêm nữa. Bằng một cử chỉ vụng trộm, nàng vuốt má thiếu nữ rồi lại vội vã bỏ tay xuống.
    - Tôi... tôi muốn... tôi vui sướng được quen biết với em. Tên em là gì?
    - Karen Hansen Clément.
    - Em bao nhiêu tuổi?
    - Thưa bà, đúng mười sáu tuổi.
    - Hãy gọi tôi là Kitty. Hình như em coi sóc trẻ con trong trại...
    - Em chỉ cố làm chúng giải khuây thôi.
    - Tôi thấy việc làm đó thật đẹp. Em hiểu chứ, tôi là điều dưỡng, tôi có ý định... Tôi sắp tới làm việc ở đây, trong trại này, khi ấy... Tôi muốn biết chuyện đời của em. Ước muốn đó không làm phiền em chứ?
    - Không hề gì đâu, thưa bà... Xin lỗi, thưa cô Kitty. Em gốc từ Đức, nói cho đúng hơn là từ Cologne. Nhưng em đã rời bỏ thành phố ấy từ lâu lắm rồi...

  21. #13
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 11

    Cologne năm 1938...


    Quả thực đời là tươi đẹp khi ta là một cô gái bảy tuổi, bố là giáo sư nổi danh Johann Clement và ngày hội sắp đến làm sôi nổi toàn tỉnh Cologne! Cũng ghi thêm rằng ngoài ngày hội ra, đời sống cũng không hề thiếu quyến rũ. Nhất là những buổi đi chơi dọc bờ sông hay trong rừng với ba và maximilien, con chó thông minh nhất Cologne, mặc dù hình dáng khôi hài và tiếng sủa ngu không chịu được của nó. Đôi khi dẫn cả Hans theo: một đứa em trai nhỏ, không phải bao giờ cũng mang lại vui thích.

    Còn má, má không muốn đi dạo nữa kể từ khi mang thai. Mong rằng đó sẽ là một đứa em gái: một đứa em trai đã là quá đủ cho một cô gái rồi.

    Ba - giáo sư Johann Clement - là một nhân vật hết sức quan trọng. Ở Viện Đại học, mọi người đều bỏ mũ khi ông đi qua, mỉm cười nghiêng mình: “Kính chào Herr Doktor”. Buổi tối, ở nhà, thường có nhiều giáo sư khác cùng các bà vợ và có đến từ mười lăm đến hai mươi sinh viên ngồi chật ních trong phòng làm việc của ba. Họ ca hát và bàn cãi, và nhất là họ uống rất nhiều bia. Đôi khi họ chỉ ra về vào lúc rạng đông. Đúng, quả thực là một đời sống hạnh phúc.

    Dầu vậy, đó là một thời kỳ (những năm 1937-1938) xảy ra nhiều biến cố kỳ lạ mà một cô gái bé không thể hiểu rõ. Mọi người sợ nói to, họ thì thào... nhất là ở Đại học. Nhưng dĩ nhiên là vào lúc có ngày hội hè, ít ai nghĩ đến những chuyện đó. Nhất là một cô gái bảy tuổi.

    Nhưng giáo sư Clement lại nghĩ rất nhiều tới các biến cố đó. Bằng cách duy trì sự sáng suốt của ông giữa cơn điên cuồng chung. Nước Đức chỉ còn là một cơn lốc vĩ đại những xúc động nguyên thủy, những căm thù dữ dội, những cơn nhảy dựng lên điên cuồng. Trong cao trào dâng lên điên cuồng tập thể này, chỉ còn tồn tại dăm ba hải đảo khá cao khá kín để tránh những đợt sóng ngầm dữ tợn. Một trong những ốc đảo đó, Johann Clement nghĩ, hẳn phải là các Đại học.

    Hiển nhiên là ông biết sự bài Do Thái không hề tách rời khỏi lịch sử nhân loại, nó là một thành phần của cuộc đời, đến độ gần như một sự thực của khoa học. Duy chỉ có mức độ bạo tàn và hình thái bộc lộ là thay đổi tùy theo thế kỷ thôi. Tại nước Đức dẫu sao những người Do Thái, kể từ khi có các tư tưởng phát xuất từ Cách mạng Pháp thâm nhập cũng được hưởng một vị trí tốt đẹp hơn rất nhiều so với các đồng bào họ tại các nơi khác ở Đông Âu. Đến nỗi rằng đa số những người Đức Do Thái quyết liệt cảm thấy mình là Đức y hệt như các đồng bào công giáo và tin lành. Johann Clement chắc sẽ nhún vai nếu mọi người muốn ông khước từ đi quốc tịch của ông.

    Bây giờ nếu có một đợt tai họa cũ kỹ này tràn ngập toàn thể xứ sở, ông cũng cho rằng đó không phải là một lý do để sợ điên lên và chạy trốn. Ngoài ra, ông tin tưởng nhất quyết rằng người dân Đức, được hưởng một di sản văn hóa rộng lớn, chắc chắn rồi sẽ loại bỏ được các tay chủ mới, những con người bất bình thường, mà trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt đã cho phép lên cầm quyền nhất thời.

    Tin tưởng này vốn tồn tại với cả cảnh tượng có từ năm năm nay, các chưởng đàn áp phóng liên tiếp vào cộng đồng Do Thái: sau một bài diễn văn nảy lửa, một loạt luận cứ kết án xấu xa xuất hiện trên báo chí và sách vở truyền đơn, sau vụ tẩy chay các cửa hàng, xí nghiệp Do Thái, các y sĩ và trạng sư Do Thái, còn vụ đánh đập ngoài đường phố, và sau sự khủng khiếp do bọn Sơ-mi-Nâu[1] gây ra, đó là các trại tập trung.

    Cơ quan mật vụ Gestapo, đoàn SS, các cơ quan được gọi là An Ninh, Phản Tình Báo, Bảo An. Dầu vậy, giáo sư Clement, cũng như hầu hết những người Do Thái Đức, vẫn cứ tin tưởng là mình được an toàn. Xét cho cùng, ông lo lắng điều gì mới được? Ông tự nhận mình là người Đức chính cống, người Đức một trăm phần trăm sao!

    Ngày chủ nhật hôm đó, Karen cảm thấy nàng sẽ chẳng bao giờ quên được. Toàn thể gia đình tụ họp trong căn nhà nhỏ của bà ở Bonn. Ngay cả chú Ingo cũng đến, dù chú ở rất xa, tận Bá Linh. Mọi người bảo trẻ con ra vườn chơi, còn người lớn đóng kín cửa ở trong phòng khách.

    Trên đường về, ba và má không hề môi nói tiếng nào. Vừa về đến nhà, hai người đã bắt Hans và Karen lên giường. Nhưng cô bé, tò mò về những chuyện bàn luận bí mật đã có, ngồi dậy, đi chân không lẻn đến tận phòng bố mẹ. Vặn nắm cửa cẩn thận từng li một, nàng mở hé được cánh cửa. Qua khe, nàng nhìn và nghe được tất cả.
    Má có vẻ bối rối dữ dội.
    - Johann anh, em xin anh, phải nghĩ đến chuyện ra đi. Chúng ta cũng sẽ bị, không thoát được. Chưa chi bây giờ em đã thấy sợ đi ra đường cùng các con.
    Ba, ba vẫn bình tĩnh như thường lệ.
    - Chắc tại em có mang nên thần kinh em bị căng thẳng... Làm em nghĩ rằng tình hình mỗi lúc trầm trọng hơn.
    - Em nghe anh nói hoài từ năm năm nay rồi: Tình hình rồi sẽ khá hơn. Vậy mà mọi sự mỗi ngày một tệ hơn.
    - Ngày nào anh còn ở Đại học thì...
    - Thôi, em xin anh! Anh đừng có tự giam mình trong tháp ngà nữa! Anh mở mắt ra coi. Chúng ta không còn một người bạn, các sinh viên không còn đến nhà. Mọi người quá sợ hãi đến độ không dám nói với chúng ta nữa!
    Johann Clement châm cối thuốc và thở ra.
    - Em nghe đây, Myriam. Ba anh và trước đó là ông nội anh đã giảng dạy ở đây, Cologne này. Căn nhà này, với tất cả những người ở đây, đồ đạt ở đây, là tất cả đời anh. Đôi lúc đã có khi anh tự hỏi không biết anh có bắt em và các con phải chịu một thử thách quá nặng nhọc hay không... Nhưng anh không sao quyết định đi tị nạn được. Có một cái gì ở trong đây - Ông vỗ ngực, chỗ trái tim - ngăn cản anh ra đi. Hãy kiên nhẫn, Myriam, hãy kiên nhẫn một chút... Mọi sự tồi tệ đó sẽ qua đi... Anh biết là nó sẽ qua đi...

    Ngày 19 tháng 11.1938
    200 nhà nguyện Do Thái bị đốt.
    8.000 cửa hàng Do Thái bị cướp và phá tan tành.
    50 người Do Thái bị giết.
    3.000 người Do Thái bị đánh đập.
    20.000 người Do Thái bị bắt giam.
    * Kể từ ngày hôm nay, cấm :
    Người Do Thái không được làm bất cứ nghề gì kể cả buôn bán.
    Cấm trẻ con Do Thái không được học trường công, vào vườn hoa, sân thể dục thể thao, bể bơi.
    Toàn thể dân Do Thái ở Đức bị phạt chung một số tiền là một trăm năm mươi triệu đô la.
    Tất cả những người Do Thái bắt buộc phải đeo một băng vải bao cánh tay màu vàng có hình ngôi sao David.
    Một tuần sau Karen vừa đi ra đường chơi đã chạy vội về nhà, mặt đỏ bừng, hai tay úp lên tai còn vang dội những tiếng la: “Đồ Do Thái! Đồ Do Thái bẩn thỉu!”.

    Đối với một người có một niềm tin sâu xa, sự sụp đổ đột ngột tan tành của niềm tin ấy quả là một thảm họa ghê khiếp. Càng ghê khiếp hơn nữa cho Johann Clement bởi vì đã ngoan cố tin tưởng đến cùng, ông đã đưa những người thân vào tình trạng lâm nguy đến tính mệnh. Bây giờ, kinh hãi với sự khám phá ra vực thẳm mở ra dưới chân, ông lại chỉ nghĩ đến chạy trốn.

    Trong khoảng thời gian vài giờ, sự bình tĩnh thản nhiên của ông đã biến mất, thay thế bằng một sợ hãi xuất hiện thường trực. Mỗi khi có người gõ cửa, điện thoại reo, tiếng chân bước nặng nề lên cầu thang, một nỗi khiếp sợ không đâu lại xiết chặt lấy ông.

    Vì Myriam có thể sinh bất cứ lúc nào, ông không thể để nàng phải chịu nỗi vất vả cực nhọc của một cuộc hành trình dài. Vì thế ông quyết định gởi vợ cùng các con cái sang Pháp, tạm trú tại nhà một đồng nghiệp ở Paris. Một khi nàng đã sinh xong và phục hồi sức khỏe, nàng sẽ tiếp tục cuộc hành trình sang Mỹ.

    Sau đó, một khi gia đình đã an toàn, ông sẽ tổ chức cuộc ra đi của chính ông. Ông biết rằng trong các thành phố chính của Đức có rất nhiều hệ thống bí mật đặc biệt lo vụ tổ chức đào thoát cho các nhà thông thái học giả. Mọi người còn chỉ cho ông cả một địa chỉ ở Bá Linh nữa: một nhóm người Do Thái xứ Palestine, được gọi là Mossad Aliya Bet.

    Hành lý đã chuẩn bị xong. Myriam và các con sẽ lên xe hỏa vào sáng ngày mai. Trong buồng, hai vợ chồng ngồi trên giường im lặng nhìn nhau, hết sức cầu mong hy vọng rằng vào phút chót, một phép mầu nào đó sẽ mang lại cho họ một triển hạn sau cùng.

    Nhưng phép mầu không thấy đâu, chỉ thấy một thảm họa. Vào nửa đêm, Myriam bắt đầu chuyển dạ. Vì những người Do Thái không được phép vào bệnh viện, nàng phải sinh tại nhà, sinh khó. Đứa bé sơ sinh là một bé trai rất xinh đẹp. Nhưng người mẹ, kiệt sức, cần phải nhiều tuần lễ dưỡng sức nữa.

    Johann Clement cuống lên. Ông trông thấy gia đình bị kẹt cứng không thể thoát nổi cuộc thảm sát đang đe dọa xảy tới. Nhảy vội lên chuyến tàu đi Bá Linh, ông nhảy bổ tới trụ sở của Mossad.

    Một căn nhà đồ sộ sang trọng ở một đường yên tĩnh trong khu cư trú sang trọng của thành phố Bá Linh. Trước cửa, trong các cầu thang, trên các hành lang lên lầu, một đám đông đàn ông đàn bà ngơ ngác hốt hoảng, đi tìm một cách tuyệt vọng một lối thoát khả dĩ ra khỏi nước Đức, Clement phải nối đuôi xếp hàng. Tận hai giờ sáng, ông được đưa vào gặp một thanh niên xứ Palestine rất trẻ, vẻ mệt nhoài hiện rõ. Trên mặt bàn bằng gỗ trắng, một tấm bảng nhỏ đề tên: Ari Ben Canaan.

    Clement chưa kịp trình bày rõ trường hợp mình, Ben Canaan đã ngắt lời ngay :
    - Thưa giáo sư, được rồi: chúng tôi sẽ thu xếp việc chạy loạn của giáo sư. Xin giáo sư hãy trở về nhà và chờ đợi: Chúng tôi sẽ thông báo sau. Chúng tôi còn phải tìm cách kiếm thông hành, một chiếu khán cho giáo sư đã... Chúng tôi phải hối lộ những khoản tiền cho những người chấp nhận nhắm mắt bỏ qua cho chúng ta... Vậy phải từ tám đến mười ngày...
    Clement cắt ngang :
    - Tôi không đến đây để lo cho tôi. Tôi chưa thể ra đi trong lúc này, cả vợ tôi cũng thế. Nhưng chúng tôi có ba cháu. Chính cần đưa ba cháu đi.
    Ben Canaan nhắc lại, chua chát :
    - Cần đưa ba cháu đi! Giáo sư không hiểu rõ tình hình. Giáo sư, với tư cách giáo sư Đại học, giáo sư là nhân vật quan trọng, nên tôi mới có thể giúp. Tôi không thể giúp gì được cho các em cả.
    - Phải giúp các cháu đi! Tôi nói với anh là phải giúp cho các em đi!
    Sốt ruột, người thanh niên Palestine đập tay xuống bàn :
    - Ngoài sức chịu đựng của tôi rồi đó! Giáo sư đã thấy đám đông đang xâm chiếm căn nhà này rồi chứ?.. Tất cả những người đang muốn chạy trốn khỏi nước Đức ấy? Từ năm năm nay chúng tôi cầu xin van lạy các ông hãy ra đi cho. Các ông không chịu nghe gì hết... Các ông cứ nói: “Chúng tôi là dân Đức, dân Đức một trăm phần trăm... Không bao giờ người ta làm hại chúng tôi hết”. Bây giờ các ông đến khóc ở đây, nhưng bây giờ đã trễ quá mất rồi. Ngay cho dù các ông có ra thoát khỏi nước Đức, người Anh cũng không để cho các ông vào Palestine. Các ông muốn tôi làm cái gì bây giờ?
    Clement không biết trả lời sao. Ben Canaan, sau khi trút được cơn giận, cầm một hồ sơ lật ra xem. Chàng cắt nghĩa :
    - Tôi đã có được chiếu khán xuất ngoại cho bốn trăm trẻ em. Và chúng tôi đã tìm được ở Đan Mạch các gia đình ưng thuận đón nhận các em đó. Một chuyến xe hỏa đặc biệt đã được giữ trước. Tôi sẵn lòng giành một chỗ cho các cháu...
    - Nhưng tôi có tới ba đứa con...
    - Còn tôi, tôi có tới mười ngàn đứa phải lo. Nhưng tôi lại không có các thông hành tương xứng với số đó, và chắc chắn là với bàn tay không này, tôi không thể đánh đắm hạm đội Anh quốc được. Nói rõ sự thực ra như thế rồi, tôi xin phép giáo sư cho tôi khuyến cáo như sau: giáo sư nên trao phó cho chúng tôi cháu lớn nhất trai hay gái đều được cả, bởi vì các em lớn biết xoay xở hơn một em bé nhiều. Chuyến tàu đặc biệt sẽ rời Bá Linh vào chiều mai, tại ga Potsdam.
    Trong một góc bến ở ga, Karen, mắt chĩu nặng mệt nhọc, đang ru con búp bê nàng thích nhất. Ông Clement quỳ xuong, dịu dàng nói với nàng :
    - Con sắp làm một chuyến đi chơi xa đầy thú vị. Thú vị hơn chuyến đi chơi khu Rừng Đen năm ngoái nhiều.
    Nàng hít hít mùi thuốc lá loại vàng bốc từ áo ngoài của cha ra - một mùi nàng rất thích. Nàng phản đối :
    - Nhưng mà con đâu có muốn đi. Con muốn ở lại với ba và với má, với Hans, với bê-bê mới ra đời...
    - Karen, đừng thế. Con phải can đảm lên... chắc hẳn là con gái lớn cưng của ba không có khóc chứ.
    - Con không khóc đâu ba... con hứa với ba như vậy... nhưng ba ơi.. chắc con sẽ gặp lại ba ngay chứ phải không?
    - Ba má sẽ cố... ngay khi nào có thể được...
    Một người đàn bà lại gần, lay nhẹ tay ông :
    - Rất tiếc thưa ông... sắp đến giờ khởi hành.
    - Cám ơn bà. Tôi sẽ đưa cháu lên xe.
    - Thưa ông rất tiếc là không được. Các bậc cha mẹ không được phép lên các toa.
    Clement gật đầu, ngăn chặn một tiếng nấc đang dâng lên nghẹn nơi cổ. Đột nhiên ông ôm chầm lấy Karen rồi buông ra ngay, lùi lại. Bằng một cử động máy móc, ông lấy pipe ra đưa lên miệng, răng cắn chặt lấy cán pipe như muốn cắn bể. Karen đặt bàn tay mũn mĩm vào tay người đàn bà, sắp rời xa. Đột nhiên nàng quay lại đưa cho bố con búp bê.
    - Ba giữ lấy nó đi: Nó sẽ làm ba nhớ đến con...
    Dọc theo đoàn tàu, các cha mẹ lo âu, tụ tập thành đám đông dầy dặc, mắt hướng nhìn về các cửa kính đàng sau đó các đứa trẻ đang kêu lên những lời từ giã, hôn gởi, vẫy tay. Johann Clement nước mắt dâng dâng, cố tìm hình dáng con mình.

    Tàu chuyển bánh. Các cha mẹ chạy dọc theo xe, cố gắng giữ thêm vài giây nữa hình ảnh một nụ cười nhăn nhúm, hét lên những lời giã từ tan biến một cách vô ích trong tiếng động ồn ào và tiếng gió.

    Johaan Clement đứng sững, tách biệt với đám đông khi chiếc toa tàu sau chót đi qua. Đằng sau khuôn kính, Karen trang trọng gởi tới ông nụ hôn sau chót. Nàng đoán được lần chia ly này là vĩnh viễn luôn sao?

    Chờ tới tận khi một khúc quanh che khuất đoàn xe, ông mới ra về. Khi đi ra cửa ga, mắt ông hạ xuống, nhìn thấy con búp bê ông vẫn cầm ở tay. Âu yếm, ông bỏ nó vào túi áo khoác ngoài, thì thào :
    - Vĩnh biệt con yêu dấu của ba.

    -----------------
    * Chú thích:
    [1] Sơ mi nâu: các đảng viên Quốc Xã mặc sơ-mi màu nâu.

  22. #14
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 12

    Aage và Meta Hansen ở một ngôi nhà xinh xắn trong vùng ngoại ô Aalborg. Hai người có tất cả những gì cần thiết để tiếp nhận một cô gái bé, nhất là họ lại không có con. Họ nhiều tuổi hơn vợ chồng Clement: tóc Aage đã hoa râm và Meta không có chút duyên dáng tươi trẻ và linh hoạt nào của Myriam. Tuy vậy họ có vẻ tốt và nồng hậu đến nỗi Karen cảm thấy những lo sợ của nàng tiêu tan. Nàng không hề phản đối khi Aage ôm nàng lên, bồng ra xe.

    Đến tiền sảnh, Aage và Meta đi chậm lại để cho Karen đi trước một mình đến tận cửa đang mở sẵn: cửa dẫn vào buồng hai người đã chuẩn bị sẵn cho nàng. Cô gái bé lưỡng lự, dừng lại trên ngưỡng cửa: căn phòng vui tươi, sạch sẽ xinh xắn, đầy búp bê, đồ chơi, sách băng hình, đĩa hát trẻ con - tất cả những gì một cô gái bé có thể mơ ước. Nàng vẫn còn phân vân khi nhận thấy trên giường một khối lông nâu tròn vo đang nhúc nhích: một con chó nhỏ dễ thương. Nàng quỳ xuống vuốt ve con chó và cảm thấy một cái lưỡi đang liếm mũi mình, một cái mũi ươn ướt áp vào má mình. Khi ấy, nàng quay lại cười với hai vợ chồng Hansen đang cảm động quan sát nàng.

    Mặc dầu vậy... Những đêm đầu tiên sống xa ba và má vẫn rất là khổ sở. Nhưng may thay Meta Hansen hiểu rõ nỗi buồn của cô bé gái. Bà ôm Karen vào giường, vòng tay ôm nàng, nói hết sức dịu dàng cho tới khi cơn buồn ngủ làm nguôi những tiếng nức nở của nàng.

    Trong những ngày đầu, Karen phải cố gắng mới ăn được. Trong nhiều giờ liền, nàng ở lì trong phòng nhìn các đồ chơi đẹp mà không buồn đụng đến. Nguồn an ủi tốt nhất là con chó nhỏ nàng đã đặt tên là Maximilien như là con chó nàng đã có ở Cologne. Tuy vậy, sau khoảng một tuần lễ, vì lòng tốt của hai ông bà Hansen và sự quyến rũ của một vũ trụ mới mẻ, nỗi buồn của nàng tan dần.

    Nàng sớm cảm thấy sự quyến luyến thành thật với ông Aage Hansen thích hút pipe và đi dạo chơi lâu, y hệt như ba. Ông làm luật sư, chắc chắn ông là người rất quan trọng vì tất cả mọi người đều chào ông. Dĩ nhiên là không thể quan trọng bằng giáo sư Johann Clement rồi, những chuyện đó cũng không lấy gì làm lạ... Vì ba quả thực là nhân vật đặc biệt hiếm có...

    Bây giờ nàng nhận theo bà Meta đi chợ, đi mua hàng. Aalbord có vẻ là một thành phố thích thú đối với nàng, dầu nhỏ hơn thành phố Cologne nhiều: cũng có một con sông, không rộng bằng sông Rhin nhưng nước trong, vui vẻ, hai bên bờ có nhiều cây đẹp. Karen nghĩ rằng nàng sẽ thích xứ Đan Mạch này.

    Một buổi chiều, sau khi ăn cơm xong, ông Aage để nàng ngồi vào một ghế bành gần lò sưởi rồi nói :
    - Cháu đã sống ở đây ba tuần lễ rồi, bây giờ đã đến lúc hai bác có chuyện quan trọng để nói cùng cháu.
    Hai tay chắp sau lưng đi đi lại lại trong phòng, ông bắt đầu nói với giọng truyền cảm dễ mến đến nỗi cô gái bé hiểu hết. Ông cắt nghĩa cho nàng hiểu là nước Đức đang trải qua một thời kỳ khổ sở và bất trắc đến nỗi ba và má thích nàng ở Đan Mạch hơn trong lúc này. Cả ông lẫn Meta đều hiểu rằng cả hai người không bao giờ thay thế cho ba má, nhưng vì Thượng đế đã không ban cho họ nỗi vui về con cái, nên họ rất sung sướng được có Karen tại nhà và mong muốn Karen sẽ tìm thấy hạnh phúc dưới mái nhà này.

    Karen tán đồng một cách nghiêm trang :
    - Con bằng lòng ở đây với hai bác. Con muốn ở lại đây suốt trong thời gian cần thiết.
    - Khá lắm, cháu. Bây giờ, hai bác như mượn cháu của ba má và vì hai bác rất yêu cháu, cháu có nhận mượn tên họ của hai bác không?
    Karen không trả lời ngay. Nàng mơ hồ cảm thấy ông Aage chưa nói hết các lý do. Lời yêu cầu của ông có thứ âm hưởng giống như cuộc nói chuyện giữa các người lớn - thí dụ như các buổi nói chuyện giữa ba và má sau cánh cửa buồng đóng kín. Sau cùng nàng nói :
    - Nếu hai bác muốn thế, cháu xin vâng.
    - Tốt lắm! Kể từ giờ tên cháu là Karen Hansen...
    Rồi như mọi tối, hai người cầm tay nàng, ông Aage bên phải bà Meta bên trái, đưa nàng vào tận buồng. Vừa nằm xuống kéo chăn lên đắp, nàng cầu nguyện :
    “... Con cầu xin Chúa che chở cho ba má, cho em... Hans và em bé... Con cũng xin ngài cho ông bà Hansen, cho cả hai chú chó Maximillen, chú ở Cologne và chú ở đây...”
    - Chúc cháu ngủ yên.
    - Chúc hai bác ngủ yên giấc... Nhưng bác Aage ơi người Đan Mạch có ghét người Do Thái như người Đức không bác?
    “Thân gởi ông bà Clement
    Chúng tôi không sao tin được là Karen đã đến ở với chúng tôi đã được sáu tuần rồi. Cháu thật phi thường: ở trường cháu học rất khá, học tiếng Đan Mạch nhanh lạ thường. Chúng tôi cũng phải nói thêm là Karen không thiếu tiếp xúc thực tế: cháu đã có nhiều bạn gái lắm rồi.
    Theo lời khuyên của nha sĩ, chúng tôi đã cho cháu nhổ một cái răng cửa đang ngăn cản chiếc thứ hai sắp mọc. Mọi sự đã xong xuôi. Chúng tôi đang tính cho cháu học nhạc và vũ.
    Mỗi tối khi cháu cầu nguyện...”

    Karen viết thêm vào bức thư hai giòng, bằng chữ in hoa :
    “CON RẤT NHỚ BA, MÁ, HANS MAXIMILIEN VÀ EM BÉ...”
    Mùa đông đến, Karen đi trượt băng trên mặt sông nước đông cứng hay trượt tuyết trên các ngọn đồi tuyết phủ và khi về nhà nàng ngồi trước lò sưởi lửa cháy bừng bừng, đưa hai bàn chân giá lạnh cho Aage xoa bóp mạnh mẽ nhưng âu yếm.

    Rồi mùa xuân đến với hoa nở đầy và mùa hè với những ngày nghỉ hè trên các bãi biển dài vô tận của Bắc hải, những chuyến đi chơi bằng thuyền buồm, chạy chơi trong các cồn cát. Đời sống với ông bà Hansen quả thật thích thú, tràn ngập vui sướng.

    Một ngày mùa thu, Aage vừa tới khi Karen đã đi học vũ, ông cho mời Meta vào phòng làm việc. Ông có vẻ bối rối nhiều :
    - Tôi vừa nhận được tin của cơ quan Hồng thập tự cho biết là toàn thể gia đình Clement đã biến mất. Như bị bôi nhòa, không có dấu vết gì. Không thể nào xin ở nhà cầm quyền Đức bất cứ một tin tức nào. Tôi đã tìm hết cách thử rồi: Không được trả lời một câu. Theo ý tôi, điều này chỉ có thể có nghĩa là gia đình Clement đã bị đưa vào trại tập trung... Hay bị sát hại rồi.
    Meta nói nhỏ :
    - Trời ơi!
    Họ không sao quyết định nói rõ sự thực đau lòng ấy cho Karen biết được. Về phía Karen, hiển nhiên là nàng cũng lo lắng vì không còn nhận được thư từ Đức tới nữa, nhưng cũng không đủ can đảm để hỏi. Dù thế nào, nàng cũng hoàn toàn tin cậy ở hai ông bà Hansen. Và tự bản năng, nàng hiểu rằng nếu cha mẹ nuôi không nhắc đến gia đình mình nữa, thì hẳn hai vị đó phải có lý do chính đáng.

    Dần dần một hiện tượng lạ xảy ra: Karen thấy mỗi khi nhớ đến cha mẹ và các em, hình ảnh những người này mỗi ngày một mờ dần. Khi một đứa trẻ tám tuổi phải xa cách cha mẹ lâu, nó cảm thấy thêm khó khăn khi nhớ lại họ. Đôi khi, Karen tự trách cứ về trí nhớ suy kém này, nhưng sau chừng một năm, nàng kể như không còn nhớ đến thời kỳ mình mang tên Clement và sống ở nước Đức.

    Chiều Noel 1939, nàng kiêu hãnh đưa cho Aage và Meta món quà nàng đã làm lấy trong lớp. Bên ngoài gói quà, một tấm giấy đề :
    Tặng BA và MÁ, con gái của ba má KAREN!

    1940, ngày 8 tháng tư

    Một đêm đầy cạm bẫy, một bình minh rét mướt. Một tiếng giầy ủng thê thảm vang trên đường, hàng chục hàng trăm tàu đổ bộ chở đầy quân sĩ mặc quân phục xanh xám, bỏ neo trong các fjord [1] các vũng. Quân lực Đức tiến một cách chính xác như người máy, xâm chiếm xứ Đan Mạch.

    Karen cùng các bạn học dí mũi vào cửa kính nhìn phi cơ bay đầy trời và kế tiếp nhau đáp xuống phi trường Aalborg. Dưới đường, mọi người sợ hãi chạy tứ tung.

    “Đây là đài phát thành Copenhagne: Sáng này vào lúc 4g15, quân lực Đức đã vượt biên thùy của chúng ta ở Saed và ở Kzussa. Xin đồng bào hãy tiếp tục chờ nghe...”

    Và những người dân Đan Mạch, sững sờ, đã tiếp tục chờ nghe một cách tuyệt vọng. Sau cùng xướng ngôn viên đọc bản tuyên ngôn của đức vua Christian: nước Đan Mạch đầu hàng, không bắn một phát súng. Sự thất trận nhanh chóng của Ba Lan cùng Hòa Lan, cuộc rút lui cấp tốc của đạo quân Anh ở Dunkerque cho biết quá rõ là mọi kháng cự đều vô ích.

    Meta Hansen chạy đến kiếm Karen ở trường. Rồi một va-li đã chuẩn bị sẵn, bà định chạy trốn cùng nàng đến một trong những hòn đảo trong eo biển Đan Mạch. Aage trấn tĩnh bà, thuyết phục hãy cứ ở yên đã, ít nhất là trong lúc này. Quân Đức cần nhiều tuần lễ, có lẽ nhiều tháng nữa, mới tổ chức xong các cơ cấu hành chánh.

    Ngay từ ngày hôm sau, chính quyền và quân lực Đức hứa hẹn rất nhiều. Nào là người Đan Mạch cũng là giòng Azyen như chính người Đức vậy - như những người anh em vậy - và Đệ Tam Reich chiếm đóng xứ này cốt chỉ để bảo vệ, chống lại cộng sản mà thôi. Dĩ nhiên Đan Mạch tiếp tục điều khiển mọi công việc nội trị của mình, cả vương quốc nhỏ bé này. Nói tóm lại, được trở thành một “quốc gia được bảo hộ kiểu mẫu”.

    Dân Đan Mạch yên tâm. Xúc động đầu tiên qua đi, một đời sống bề ngoài bình thường lại tiếp tục. Đức vua Christian, được toàn dân kính mến, lại tiếp tục dạo chơi hàng ngày bằng ngựa, mỗi sáng rời điện Amalienborg để băng qua thành phố Copenhague tươi tốt. Dầu sao những thần dân của ông cũng không lầm lẫn: thái độ kiêu kỳ, gần như khinh bỉ của đức vua đối với những người Đức lưu thông trong các đường phố, là có một ý nghĩa chính xác. Rất nhanh, kháng chiến tích cực sớm trở thành khẩu hiệu quốc gia.

    Tám tháng sau, vào đầu năm 1941 sự căng thẳng giữa những kẻ chiếm đóng và dân chúng của “xứ bảo hộ kiểu mẫu” đã lên tới mức độ phải là điếc và mù mới không thấy. Nhà vua tiếp tục làm những kẻ chiếm đóng khó chịu, còn dân chúng cố coi họ như không có, hay còn chế riễu cả vẻ hào hùng đẹp đẽ bề ngoài của họ nữa. Các binh sĩ và sĩ quan của Wehrmacht [2] dù có cố trình diễn chăng nữa, cũng chỉ gây được những tiếng cười cố nén đi khi họ đi qua. Và người dân Đan Mạch càng cười, người Đức càng tức giận.

    Dĩ nhiên là dân Đan Mạch sớm mất các ảo tưởng. Kế hoạch tổ chức “Tân Âu châu” đã ấn định một vị trí chính xác cho các động cơ sản xuất trong các xưởng Đan Mạch, ấn định bơ và trứng trong các trại, đến tận cả vấn đề lãnh thổ nữa: Đối với chính quyền Hitler, quốc gia này chỉ là một bánh xe nữa trong guồng máy chiến tranh vĩ đại của Đức. Một mặt khác, dân tộc anh em Na Uy đã nêu một gương rất đẹp, dân Đan Mạch ngay từ mùa hè 1941 đã thành lập một phong trào kháng chiến nhỏ nhưng cương quyết và có hiệu năng.

    Ngày nào dân Đan Mạch còn nhận hợp tác, Herr Doktor Best toàn quyền của “xứ bảo hộ kiểu mẫu”, còn chủ trương một chính sách ôn hòa. So sánh với các quốc gia bị chiếm đóng khác, các biện pháp áp dụng cho dân Đan Mạch có vẻ chịu đựng được. Trước sự ngạc nhiên tức giận của người Đức, sự khoan dung tương đối này không hề ngăn cản sự phát triển các hệ thống bí mật. Các đoàn viên của các hệ thống này chắc chắn là không hy vọng họ tìm được một cách khác để đánh địch thủ là cách phá hoại. Theo một tỷ lệ mỗi ngày một tăng dần.

    Tuy vậy Herr Doktor không hề hốt hoảng. Khôn ngoan, tích cực, ông cho tìm kiếm trong các dân Đan Mạch những người cảm tình viên của chủ nghĩa quốc xã, tổ chức họ thành các đơn vị bán quân sự. Những Hipos này (viết tắt của các chữ Hilfs-Polizei nghĩa là phụ tá cảnh sát), nhờ sự che chở của các quan thầy, đã sớm trở thành cả một tai họa - những toán khủng bố, chuyên môn trong việc trả thù các đồng bào của mình. Mỗi một lần có phá hoại, chúng trả đũa bằng “một cuộc tảo thành phục thù” giống như những vụ sách nhiễu tàn tệ nhất của bọn reire thời Trung Cổ.

    Tuy vậy ở Aalborg đời sống tiếp tục hầu như trong quá khứ, rất yên tĩnh, của một tỉnh nhỏ. Ngoại trừ một vài đêm người ta nghe thấy một tiếng nổ gầm nơi xa hay tiếng hục hặc của các vũ khí tự động, đời sống của dân cư trong tỉnh hình như thoát khỏi sự xáo động chung.

    Karen, từ một cô bé, đã trở thành một thiếu nữ. Giáo sư dạy vũ hết lòng khuyến cáo ông bà Hansen nên ghi tên cho nàng dự kỳ thi nhập học Vũ bộ Hoàng gia ở thủ đô Copenhague. Giáo sư nói Karen rất có khiếu, biết diễn tả qua điệu vũ một cảm xúc vượt quá tuổi của nàng rất xa.

    Vào đầu năm 1943, Aage Hansen bắt đầu lo ngại. Cuộc chiến đấu giữa một phong trào kháng chiến mỗi ngày một mạnh một tích cực và một sự đàn áp mỗi ngày một tàn bạo hơn lên. Vậy mà ở Aalborg, tất cả mọi người đều biết nguồn gốc đích thực của Karen. Và rất có thể là bọn Hipos đã báo cho quân Đức biết. Nếu, cho tới giờ, chưa có một biện pháp nào đối với các dân Do Thái Đan Mạch, thì sự “thiếu sót” này chắc sắp được bổ khuyết. Bị thúc đẩy bởi niềm đe dọa này, hai vợ chồng Hansen quyết định bán căn nhà ở Aaiborg để dọn đến ở Copenhague, thành phố đông một triệu dân, hy vọng sẽ ít có ai chú ý tới họ.

    Vào cuối mùa hè, mọi sự thu xếp xong xuôi. Họ có cái may mắn tìm được một căn nhà dễ thương, trong một con lộ lớn chạy dọc theo một chiếc hồ nhân tạo. Aage kiếm được địa vị khá rất dễ dàng trong một văn phòng chưởng khế. Và nhất là họ đã thành công trong việc kiếm được cho Karen một loạt giấy tờ giả đầy đủ chứng minh rằng nàng là con hai người.

    Đối với Karen, được đi Copenhague, quả thật là một chuyến du hành đến xứ thần tiên. Từ bức tượng “cô gái nhân ngư” dễ thương ở cửa hải cảng đến những nhà hàng đẹp đẽ ở đường Langeline, đại lộ chính của thủ đô, từ những khu vườn huy hoàng của Hoàng Thành đến các sông đào ngoằn nghòe, nước yên lặng phản chiếu những đầu hổ chạm trổ của các mặt tiền cao và hẹp của các nhà kiểu Phục hưng, từ đoàn xe đạp đi tiếp nối đến sự náo nhiệt của Chợ Cá, tất cả hợp thành một cảnh sắc thần tiên luôn luôn đổi mới. Chưa kể đến Tivoli, công viên của huyền thoại với các hí viện với cây cỏ xanh rì, các nhà hàng ăn, các thảm hoa muôn màu dài hàng cây số, các sân chơi, các ban nhạc và nhiều thác nước chảy vui tai. Đôi khi Karen tự hỏi tại sao nàng lại có thể sống ở một nơi nào khác Copenhague!

    Dù thế, trong năm thứ ba bị ngoại xâm chiếm đóng, thành phố Copenhague khá giữ được là một đảo bình yên và hạnh phúc. Đêm căng thẳng, tiếng nổ, đám cháy, tiếng súng liên thanh cho thấy sự gay go của cuộc chiến giữa các toán đặc công của kháng chiến và các đơn vị đàn áp. Tình hình mỗi ngày thêm. Sau cùng, vào sáng sớm ngày 29 tháng 8 năm 1973, một loạt tiếng nổ lớn vang rền tới đảo Seeland, thủ đô Đan Mạch. Một giờ sau toàn thể dân chúng Copenhague đều hay tin: Hạm đội Đan Mạch vừa tự phá hủy trong Đại và Tiểu Belts, các eo nối liền biển Ban-tích với Bắc Hải, tự phá hủy để làm cản đường giao thông của địch.

    Điên lên vì tức giận, quân Đức bao vây các dinh thự chính phủ và hoàng cung. Sau một trận giao tranh ngắn ngủi và dữ dội, vệ binh Đan Mạch phải đầu hàng. Rồi, như một đám mây bao phủ các tướng lãnh Wehmacht, đại tá S.S. cùng ủy viên của Gestapo đổ ào vào xứ để tổ chức lại quốc gia này “cho đúng đường lối”. Sự đình chỉ họp thường lệ của quốc hội đánh dấu sự cáo chung của nền “bảo hộ kiểu mẫu”.

    Phong trào kháng chiến trả đũa bằng cách tăng cường phá hoại. Xưởng vũ khí, nhà máy, kho đạn nổ tứ tung. Quân Đức bắt đầu nóng giận: hoạt động của các “quân khủng bố” làm tê liệt một cách nghiêm trọng đến tiềm năng quân sự của toàn vương quốc.

    Một buổi sáng kia chính quyền Đức ra lệnh tất cả những người Do Thái kể từ giờ phải đeo một băng vải vàng có hình ngôi sao David quanh cánh tay. Ngay chiều hôm đó, Đài Phát thành Kháng chiến loan báo :
    “Đức Hoàng thượng Christian, để đáp lại lệnh của Đức bắt người Do Thái mang ngôi sao David, công bố rằng tất cả những người dân Đan Mạch đều bình đẳng, không phân biệt nòi giống hay tôn giáo. Do do Đức Hoàng thượng sẽ đeo ngôi sao David đầu tiên và Ngài hy vọng dần dần tất cả các thần dân Đan Mạch trung thành đều sẽ bắt chước Ngài”
    Ngay hôm sau, chín phần mười dân chúng Copenhague đều đeo băng tay vàng. Hai mươi bốn giờ sau, quân Đức cho thu hồi lệnh đã ban.

    Vào cuối mùa hè, Aage nhận được một tin ghê gớm. Ông thố lộ với vợ :
    - Theo một nguồn tin hết sức chắc chắn, trong một hay hai tháng nữa quân Đức sẽ bắt tất cả những người Do Thái. Mọi người chưa biết ngày nào tụi Gestapo sẽ tung mẻ lưới lớn, nhưng mọi người biết chắc thể nào bọn chúng cũng làm.
    Đứng gần cửa sổ, Meta Hansen nhìn không rời mắt quang cảnh quen thuộc: hồ nhân tạo, cây cối, cây cầu dẫn vào thành phố cổ. Bà nghĩ tới tất cả những gì bà đã dự trù cho ngày lễ sinh nhật thứ mười ba của Karen: Một bữa ăn trên cỏ công viên Tivoli, chừng bốn mươi người khách, các trò chơi, các điệu vũ... và bây giờ...
    Bà thì thào :
    - Tôi sẽ không để Karen ra đi đâu.
    - Coi kia Meta, chúng ta không có quyền...
    Bà ngắt lời chồng :
    - Karen không có gì nguy hết. Đối với pháp luật nó không phải là Do Thái. Những giấy tờ chúng ta đã có chứng tỏ nguồn gốc mới của Karen: Nó là con chúng ta.
    - Hãy nghĩ xem nếu có vài tên “Collabo”[3] ở Aalborg báo cho quân Đức biết rõ. Giấy tờ không ích gì trong trường hợp đó.
    - Quân Đức sẽ không bỏ công vất vả đến như vậy chỉ vì một đứa trẻ.
    Aage thốt lên một tiếng thở dài :
    - Bà vẫn còn chưa biết rõ tụi chúng sao? Kể từ khi...
    - Được rồi, chúng ta sẽ rửa tội cho nó, nhận nó làm con một cách hợp pháp.
    Aage lắc đầu :
    - Bà hy vọng đánh lừa bọn chúng? Chúng ta không để Karen lâm vào tình trạng liều lĩnh như thế. Chỉ còn có một giải pháp. Ngay từ bây giờ Kháng chiến đang chuẩn bị tập họp tất cả các người Do Thái lại ở một số bãi biển, gần các eo. Mọi người đang tìm mua tất cả tàu bè có thể mua được để chở các dân Do Thái sang Thụy Điển. Stockholm cho biết là họ sẽ tiếp nhận tất cả mọi người và sẽ lo nuôi dưỡng tất cả các dân tị nạn.
    Meta quay lại đối diện với chồng. Aage nhìn vợ, ngạc nhiên: chưa bao giờ ông thấy bà lại cương quyết như thế.
    - Không đâu ông. Tôi sẽ không bao giờ để con ra đi hết. Tôi không thể sống không có nó được.
    Hàng trăm hàng ngàn người được Kháng chiến kêu gọi tới, không ai lẩn tránh cả. Nhờ ở sự liên đới tích cực này, công cuộc điên rồ ấy đã hoàn tất thành công. Trong khoảng thới gian vài ngày, tất cả dân Do Thái được đưa một cách bí mật đến tận các bãi biển phía bắc đảo Seeland, lên hàng chục chiếc thuyền đánh cá, du thuyền... đi đến tận Thụy Điển. Các cuộc bố ráp đại qui mô do người Đức phóng ra từ bắc chí nam vương quốc đã phóng vào khoảng trống không: Không còn một người Do Thái nào trên toàn quốc Đan Mạch...

    Còn Karen, nàng không rời Copenhague. Trong lúc này, nàng không có gì phải lo ngại. Nhưng quyết định giữ Karen ở lại đè nặng lên lương tâm Meta. Mỗi một tin đồn mới - và lúc nào cũng có tin đồn mới - bà lại cảm thấy một sự sợ hãi ghê gớm. Nhiều lần quá sợ hãi, bà định chạy trốn cùng Karen tới nhà họ hàng trong vùng đồng quê Jutland. Ba sợ nhất ban đêm: càng ngày càng dấn thân thêm vào hoạt động bí mật, nhiều khi gần sáng Aage mới về, và những vụ đi vắng lâu này lại càng làm bà lo lắng khổ thêm.

    Vào những ngày đầu tháng chín 1944, Kháng Chiến kêu gọi toàn thể công dân tham dự tổng đình công. Ở Copenhague, các ụ cản xuất hiện ngăn các đường phố, treo đầy cờ Hoa Kỳ, Anh, Nga hay Đan Mạch. Quân Đức tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Lệnh đình công không thể duy trì, cả giới nghiêm lẫn đội quân tuần tiểu cũng không thể làm giảm bớt đà phá hoại.

    Ngay cả các vụ hành quyết không xét xử cũng chỉ làm tăng thêm sự sốt ruột tức giận của các chiến sĩ trong bóng tối đang cảm thấy ngày giải phóng gần kề.

    Vào đầu mùa đông, một đợt triều dâng các dân Đức tị nạn tràn vào Đan Mạch. Chạy trốn từ các thành phố Đức bị không quân Anh Mỹ dội bom không ngừng, các kẻ xâm lăng mới này cư xử như mình đang ở một nước bị trị, kéo vào ở bừa các nhà dân Đan Mạch, chiếm hết các dự trữ thực phẩm và quần áo. Các người dân Đan Mạch, không thể trục xuất họ ra được cũng như không có cách nào chống lại các hành vị chiếm đoạt ấy, đã đối xử với họ một cách khinh khi - một thứ khinh khi im lặng, lạnh lùng, nặng nề.

    Mùa đông chấm dứt, mặt trời bắt đầu thức tỉnh vạn vật còn thiếp ngủ. Vào tháng tư, các tin đồn mỗi ngày một chắc truyền từ người này sang người khác.

    Và rồi, ngày 4 tháng 5 năm 1945, các chuông nhà thờ kéo vang trới, từ nhà thờ Copenhague đến những nhà thờ làng bé nhỏ...
    - Ba ơi! Má ơi! Chiến tranh đã hết! Chiến thắng!
    -------------
    * Chú thích:
    [1] Fjord: nơi biển ăn sâu vào núi ven biển.
    [2] Wehrmacht: chữ dùng chỉ chung Quân lực Đức vào thời đó.
    [3] Collabo: gọi tắt chữ “collaboratem” để khinh bỉ (người hợp tác với quân thù).

  23. #15
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 13



    Những kẻ chiến thắng tiến vào Đan Mạch: Mỹ, Anh và Đan Mạch Tự do. Đó quả thực là một tuần lễ huy hoàng mà những Herr Doktor Best, các tay mật vụ của Gestapo cùng các “collabos” phải lãnh chịu tất cả mọi tủi nhục. Vị vua già Christian, đi xuyên qua thủ đô đang nô nức vui vẻ, đến chủ tọa lễ khai mạc nghị viện đã phải im tiếng từ bao năm. Ngài đọc bài diễn văn của triều đình bằng một giọng kiêu hãnh nhưng hết sức mệt mỏi, còn người dân cố kìm giữ một niềm xúc động.

    Đối với Aage và Meta Hansen, tuần lễ tươi vui của giải phóng này cũng là một tuần lễ buồn rầu. Bảy năm trước đây, lòng thương người rộng lượng của họ đã cứu được một cô bé bảy tuổi ra khỏi hiểm nguy. Họ đã tiếp nhận nàng, yêu nàng, đã nuôi nấng nàng thành thiếu nữ đẹp, duyên dáng và vui sống. Bảy năm trời, họ đã già đi rất nhiều. Và bây giờ lòng tốt của họ lại sắp bị đền đáp bằng một phần thưởng cay đắng. Dầu vậy, họ chỉ ao ước một điều: được ở gần Karen, nhìn nàng sống, nghe giọng nói của nàng, trải qua nhiều giờ, thật nhiều giờ trong phòng nàng, cố gắng một cách tuyệt vọng với các kỷ niệm, thật nhiều kỷ niệm để có thể đủ mà nhớ lại cho tới ngày cuối cùng: ngăn cản Karen trở về với gia đình của nàng? Đối với hai vợ chồng, đó là điều không thể nghĩ tới được: lòng ngay thẳng của họ tuyệt đối không cho phép.

    Karen, ngay cả nàng nữa, cũng biết cái gì sắp xảy ra và rất xúc động. Tuy vậy nàng giữ im lặng. Không phải việc của nàng nói tới vấn đề đáng buồn này. Aage, người mà nàng biết rõ lòng ngay thẳng, sẽ là kẻ duy nhất sẽ chọn lựa lúc thích đáng để nói tới. Trong hai tuần lễ sau ngày giải phóng, không khí trong nhà mỗi ngày một thêm buồn thảm. Rồi sau cùng, một buổi tối, sau một bữa cơm im lìm, Aage quyết định.
    - Chúng tôi sẽ thử tìm lại ba má của con, Karen. Chỉ còn mỗi việc đó.
    Ông đặt khăn ăn xuống, đứng dậy và vội vã bước ra. Karen nhìn theo ông trước khi chạy lại Meta, ấp úng :
    - Con yêu bác... con yêu cả hai bác.
    Rồi nàng chạy về phòng, đóng cửa lại.

    Nằm dài trên giường, khóc nức nở, nàng giận mình sao lại là nguyên nhân cho một nỗi buồn như vậy. Nàng còn giận nàng vì một lý do khác nữa: niềm ước muốn dữ đội muốn tìm lại quá khứ. Trời ơi: biết làm sao bây giờ?
    Một vài ngày sau, Aage đi cùng nàng đến trụ sở Ủy ban quốc tế tị nạn.
    - Đây là con gái nuôi của tôi...
    Người đàn bà tiếp họ mới chỉ nhận chức chưa bao lâu. Nhưng chưa chi bà đã không chịu nổi: biết bao người, bấy nhiêu tấn thảm kịch trong đó bà thường chỉ giữ một vai trò bạc bẻo. Thật quá thê thảm cho tất cả những con người tốt này. Sau khi che chở, nuôi dưỡng cho một đứa bé thoát khỏi nanh vuốt của quốc xã để rồi phải chịu một chia ly đau đớn.
    - Xin ông hãy chờ đợi. Tại Âu châu, hiện có hàng triệu người đã rời nơi cư trú. Chúng tôi không thể biết được chúng tôi phải mất bao nhiều lâu mới làm cho họ đoàn tụ được với gia đình.
    Tuần lễ thứ nhất, rồi tuần lễ thứ hai, đến tuần lễ thứ ba trôi qua. Tháng sáu tháng bảy - những tháng đau khổ dằn vặt cho Aage và Meta. Rồi mỗi ngày họ lại càng hay thường mở cửa phòng Karen để nhìn tất cả những gì đã cấu tạo thành vũ trụ ấu thơ của nàng: đôi giày trượt băng, giày khiêu vũ, ảnh các bạn học cùng lớp, ảnh người bạn trai nàng ưa nhất.

    Sau cùng họ được gọi đến Ủy ban Tị nạn.

    Người đàn bà phụ trách nói với giọng lãnh đạm cố ý :
    - Chúng tôi đành phải chấp nhận rằng những công trình tìm kiếm đầu tiên của chúng tôi đã không đưa đến kết quả nào. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là bỏ công việc tìm kiếm. Nhưng chắc sẽ mất nhiều thời giờ và hết sức khó khăn nếu tôi ở vị trí của ông bà, tôi sẽ nhất định cấm cô ấy sang Đức một mình, dù đi cùng với ông Hansen đi nữa, cũng là điều không thận trọng. Dầu thế nào đi nữa căn cứ vào tình trạng hỗn độn hết sức hiện nay ở Đức, ông bà cũng chẳng thể khám phá ra những gì khác hơn chúng tôi đã tìm ra.
    Bà ngừng lại để nhìn Aage, Meta và Karen một cách nghiêm trang :
    - Dầu sao chúng tôi cũng xin khuyến cáo ông bà và em đây đừng nên lạc quan quá sớm. Kể từ khi tình hình mỗi ngày một sáng sủa hơn, chúng tôi càng nhận được hết sức nhiều báo cáo cho biết nhiều biến cố bi thảm xảy ra trong Reich[1] cùng các lãnh thổ đã bị Reich chiếm đóng. Chúng tôi biết chắc chắn rằng nhiều người Do Thái đã bị ám sát. Nhưng bây giờ chúng tôi bắt đầu e rằng con số nạn nhân có thể lên tới hàng triệu.
    Vợ chồng Hansen được thêm một triển hạn mới, nhưng cũng thêm một ý nghĩ ghê sợ: Phải chăng họ sắp có được niềm vui là giữ lại được Karen chỉ vì lý do là tất cả gia đình nàng đã bị tiêu diệt? Bị dằng xé bởi những tình cảm mâu thuẫn như thế, họ đã phải sống những ngày thật đáng thương. Sau cùng, chính Karen đưa ra một giải pháp.

    Mặc dù một tình thương sâu xa đối với cha mẹ nuôi, nàng vẫn chưa bao giờ gạt bỏ được cảm tưởng là có một hàng rào ngăn vô hình giữa nàng và hai người. Trong những ngày đầu tiên bị Đức chiếm đóng, Aage dặn nàng là không bao giờ được nhắc nhở xa gần gì đến gốc tích Do Thái. Ông nhấn mạnh: “Bất cứ một ám chỉ nhỏ thôi cũng đủ làm con lâm nguy”. Dĩ nhiên là nàng đã nghe theo lời dặn này: Không bao giờ nàng nghĩ tới chuyện không nghe lời người mà nàng thương và kính trọng này.

    Tuy thế nàng không thể không tự hỏi tại sao nàng lại khác những người Ki tô giáo và tại sao sự khác biệt này lại đe dọa đến tính mạng nàng. Vào thời ấy, nàng chưa đặt ra những câu hỏi như thế và cũng không thể có giải đáp. Hơn nữa, vì không có tiếp xúc nào với người Do Thái, nàng tuyệt đối cảm thấy mình giống như mọi người và vui sướng vì thế. Tuy vậy, trong tiềm thức, bức rào cản vẫn tồn tại.

    Sự kiện đáng chú ý là chính vợ chồng Hansen, do sự thận trọng thái quá, đã lại làm cho nàng phải chọn lựa. Karen sắp mười bốn tuổi, tuổi mà những thiếu nữ Đan Mạch làm lễ kiên tín. Thế mà dù rằng suốt bao nhiều năm nay nàng đã sống cuộc đời của một thiếu nữ Đan Mạch Ki tô giáo, hai vợ chồng Hansen do dự trong việc đưa nàng tiến thêm một bước nữa vào con đường chấp nhận tôn giáo Tin lành. Sau khi suy nghĩ sâu xa, đi đến kết luận là họ không có quyền giải quyết một vấn đề có tính cách cá nhân đến như vậy. Nhất là một khi Thượng đế đã giải quyết vấn đề này bằng cách cho Karen sinh ra trong một gia đình Do Thái. Vì thế họ cắt nghĩa cho nàng hiểu là lễ kiên tín là để xét lại sau: Chiến tranh chưa chấm dứt, thời điểm không chắc chắn, tốt hơn nên chờ đợi.. Nhưng Karen, với sự nhạy cảm của cô gái mới lớn, đoán được lý do đích thực của sự rắc rối này.

    Hơn nữa nàng đau khổ về thân phận của mình. Gia đình, tuổi thơ ấu cùng tôn giáo của nàng đều là các bí mật mà nàng hết sức muốn hiểu cho sáng tỏ. Dĩ nhiên là nàng có thể chọn giải pháp để: sống cuộc đời dễ chịu của một thiếu nữ Đan Mạch, học hành đến nơi đến chốn, khiêu vũ và sau cùng lấy một chàng đẹp trai để sinh ra đời những đứa con khỏe mạnh tóc vàng mắt xanh. Nhưng con đường này bắt buộc nàng phải chôn vùi vĩnh viễn các câu hỏi nóng bỏng ám ảnh nàng, từ bỏ một lần cho xong không tìm các lời giải đáp nữa. Nàng thấy mình không thể làm như thế. Trong lúc này đời sống của nàng được xây dựng trên những hoàn cảnh tạm thời, tương lai bị khép kín bởi một bức tường mà ngay cả tình yêu thương của hai ông bà Hansen cũng phải nhượng bộ.

    Ngay trước khi chiến tranh chấm dứt, Karen đã hiểu rằng hòa bình sẽ lôi nàng ra khỏi tổ ấm. Với một sự khôn ngoan đáng ngạc nhiên của một cô bé ở tuổi nàng, Karen đã chuẩn bị đón nhận sự chia ly. Sống với tư cách Karen Hansen chỉ còn là một trò chơi: hiển nhiên là nàng phải lấy lại ngay con người thật Karen Clement. Bởi thế đến khi Giải phóng, nàng đã cảm thấy sẵn sàng đương đầu với định mệnh của mình.

    Một vài tháng sau khi chiến tranh chấm dứt, nàng đã có đủ can đảm nói với bố mẹ nuôi là nàng sắp rời bỏ hai người. Người đàn bà ở cơ quan Ủy ban Tị nạn chẳng đã cắt nghĩa rằng Karen sẽ có nhiều may mắn tìm lại gia đình hơn nếu nàng đến ở trong một trại dành cho những người mất gia cư bên Thụy Điển. Sự thực ra không phải là như thế, mà là tại Karen không thể chịu đựng được ý nghĩ là nàng đang làm kéo dài cơn hấp hối của các bậc ân nhân.

    Đêm hôm đó nàng khóc nức nở khi nghĩ đến đau buồn của hai ông bà Hansen. Còn về sự bất trắc của định mạng nàng, nàng lại ít nghĩ tới. Một tuần lễ sau, khi đã hứa và thề là sẽ viết thư luôn cùng bày tỏ nỗi hy vọng - có thể nói mỏng manh - là sẽ trở lại, Karen Clement cô gái mười bốn tuổi bắt đầu đi phiêu bạt trong luồng sóng của những kẻ sống sót sau chiến tranh.

    -----------------
    * Chú thích:
    [1] Reich: Đế quốc Đức.

  24. #16
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 14

    Tháng đầu tiên là cả một cơn ác mộng. Bị lôi đột ngột ra khỏi sự săn sóc ấm cúng của hai vợ chồng Hansen, Karen chỉ chống nổi với sự xúc động mỗi ngày một khác của một thực tại ghê tởm bằng một sự cương quyết dữ tợn.

    Sau thời kỳ sống trong trại ở Thụy Điển, nàng được chuyển sang Bỉ, sống trong một lâu đài chồng chất hàng trăm người khốn khổ, tứ cố vô thân: những kẻ đã thoát được thế giới tập trung của quốc xã, những kẻ tị nạn chính trị không sao trở về được quê hương, những kẻ sống thoát khỏi các cuộc chiến giữa các phe đảng. Mỗi ngày mang thêm lại những tin đồn không thể kiểm chứng, những câu chuyện kinh hãi. Tất cả đều là những xúc động cho Karen: Bây giờ mọi người biết là chiến tranh đã để lại hai mươi lăm triệu xác chết...

    Một thời gian sau, công cuộc tìm kiếm đưa nàng tới trại La Ciotat cách Marseille (Pháp) vài cây số. Trại gồm những dãy nhà bằng bê tông chìm trong một biển bùn muốn thuở. Trại đầy nghẹt người, thiếu thốn đủ mọi thứ và đa số những người trong trại hầu như bị ám ảnh bởi cái chết. Đối với họ, toàn thể Âu châu đã trở thành một mồ chôn công cộng.

    Diệt chủng, sự quyết tâm tiêu diệt cả một dân tộc: một điệu vũ ma quái, do sáu triệu bóng ma thể hiện! Karen, hãi hùng, nghe nói đến những tên Frank, Himmler, Rosenberg, Streicher, Kaltenhrunner và Heydrich. Còn nhiều tên nữa, không nổi danh bằng nhưng không kém phần ghê tởm: Ilse Kock sưu tầm những chụp đèn bằng da người có xâm hình, Dieter Wisliczeny thích đi đầu những đoàn người hắn dẫn vào nơi tử địa. Kramer thích đánh bằng roi da những phụ nữ trần truồng. Và nhất là tay sát nhân nổi tiếng nhất trong bọn sơ mi nâu: Eichmann, người Đức sinh ở Palestine nói thạo tiếng Ả rập, bậc cao thủ trong nghe giết người tập thể.

    Đôi khi nàng hối tiếc cái ngày nàng đã thử mở cánh cửa mang tên Thảm kịch Do Thái. Một cánh cửa vĩ đại đằng sau xếp hàng hàng núi xác chết. Chưa chi Karen đã được biết chắc về cái chết của rất nhiều cô chú, cậu mợ cùng các anh chị em họ.

    Và còn những câu chuyện lại tiếp tục kéo tới, chuyện nào cũng đầy những chi tiết chính xác không thể không tin được! Karen muốn bịt hai tai lại để khỏi phải nghe nữa. Nhưng dầu vậy, nàng vẫn muốn biết...

    Thật là kinh khủng. Mọi người nói với nàng về những kẻ lưu đầy thà lao mình vào hàng rào điện, thích chết ngay lập tức hơn là chết một cách chậm chạp ghê rợn trong các phòng hơi ngạt. Mọi người nói với nàng về hàng ngàn ngàn người chết vì bệnh đậu lào, vì đói, thân thể chỉ còn da bọc xương, vứt chồng chất lên nhau trong các mồ chôn tập thể: “Ở vài nơi, mọi người xếp những đống củi xen kẽ giữa các xác người rồi tưới xăng lên trên đốt tất cả. Những lò thiêu xác như thế cháy rất nhanh”. Mọi người nói với nàng về những mưu chước bẩn thỉu quốc xã đã dùng để lừa các bà mẹ để tìm chỗ giấu con cái: Người Đức nói quả quyết là những đứa nhỏ sẽ được gởi tới “các thuộc địa đang khai hoang” tụi S.S. báo cho những người bị giam rằng họ sắp được đi tẩy chấy rận và cẩn thận đến độ còn phân phát cho họ những miếng xà bông nữa. Nhưng các phòng tẩy chấy rận lại được nối liền với các ống dẫn hơi ngạt và xà bông chẳng qua là những cục đá. Mọi người nói với nàng về những bà mẹ, bị bắt buộc cởi quần áo trước khi vào phòng hơi ngạt, đã đem giấu các đứa con dưới quần áo ở nơi giá áo, một mưu kế vừa thảm thương vừa vô ích bởi vì tụi S.S biết trước việc này và đã khám phá ra được các đứa bé đó.

    Mọi người nói với nàng về Hauptstumfuhrer S.S., Gebauter, chuyên viên bóp cổ người bằng tay không và thích dự cơn hấp hối của các trẻ con bị ngâm vào thùng nước đá. Người ta còn nói với nàng về tên Heingen, kẻ đã phát minh ra trò chơi bắn xuyên qua một dẫy người bằng một viên đạn, và kẻ khác tên Warzok đã treo ngược đầu các tù nhân để rồi đánh cá với các đồng bạn, về thời gian sống còn của các kẻ đáng thương này. Hay tên Obersturmbannluhrer Rok, rất sẵn sàng biểu dương sức mạnh của mình bằng cách túm lấy bất cứ ai trong trại đem xẻ đôi ra. Một kẻ đặc biệt nữa là tướng Frans Jaeckeln, kẻ tổ chức những vụ giết người tập thể ở Babi Yar trong vùng ngoại ô Kiev - một cấp chỉ huy rất có khả năng bởi vì trong khoảng thời gian có hai ngày, hắn đã bắn chết được ba mươi ba ngàn người, trước sự vui mừng của dân xứ Ukraine.

    Mọi người nói đến Viện Cơ Thể học mà giáo sư Hirt đã lập ra ở Strasbourg để thí nghiệm trên những kẻ bị bắt giam, những “thí nghiệm” mà tính cách bạo dâm có nhiều hơn là tính cách khoa học. Mọi người nói về Wilhaus, chỉ huy trưởng trại Janowska, đã bắt một người soạn nhạc viết một bản “Tango của Tử thần”: một bản nhạc du dương để ban nhạc đáng thương của trại chơi trong khi những tay đao phủ thủ ngập đầu ngập cổ trong công việc thủ tiêu hai trăm ngàn dân Do Thái. Chỉ huy trưởng Wilhaus này quả thực là con người nhiều sáng kiến! Thí dụ như hắn đã nghĩ ra cách ném các đứa bé lên trời, càng cao càng tốt để xem hắn bắn được bao nhiêu viên đạn vào thân thể đứa bé đó trước khi nó rơi xuống. Trong trò tập luyện khéo léo này, hắn có một đối thủ xứng đáng là chính bà vợ hắn, một tay súng khá, lúc nào cũng sẵn lòng đọ tài với chồng.

    Mọi người nói với nàng về, nói với nàng về... Ngơ ngẩn mắt đỏ ngầu rướm lệ, Karen suy nghĩ dưới gánh nặng của tất cả những chuyện ám ảnh đó. Cha mẹ nàng, các em nàng, đã chết ở Dachau hay Buchenwald! Ở Chelmo nơi có một triệu kẻ chết hay ở Maidennek nơi chỉ có bảy trăm năm chục ngàn người bị giết thôi? Ở Treblinka với hàng dãy xe vận tải đóng kín xử dụng như phòng hơi ngạt, hay ở Poniatov, Krivoi Rog? Thiên hạ đã xử bắn họ trong các đồng lầy Krasnik, thiêu cháy trên các dàn hỏa Klooga, ném cho chó ăn ở Diedzyn, đóng thập tự ở Struthof? Nhiều tên trại, nhiều tên trại nữa... Karen không còn ăn uống được nữa, không sao ngủ được nữa...
    Manthausen, Oranienbourg, Bergen-Belsen, Bliziny.. Fassenberp, Natzweiler, Ravensbriick...

    Và còn tên này nữa, tàn ác hơn mọi tên khác, đỉnh cao và vực sâu của hãi hùng... AUSCHWITZ!
    Auschwitz với ba triệu xác người.
    Auschwitz, nơi có những kho chứa đầy tràn các cặp kính lấy từ những người chết, những kho tồn trữ tóc người để cung cấp cho các xưởng làm nệm, hàng đống lớn răng vàng nhổ từ miệng những kẻ chết ngạt ra để tài trợ cho Viện Khoa học Aryen do Himmler thành lập.
    Auschwitz, nơi mà tên chỉ huy trưởng dùng sọ người hình dáng đẹp làm đồ chặn giấy.
    Auschwitz, nơi cổng vào có bảng đề hàng chữ: “Lao động giải phóng con người!”.

    Kiệt lực, mê sản vì những hình ảnh hãi hùng bất tận ấy Karen không còn ý chí muốn sống nữa. Nhưng rồi bỗng nhiên, một phản ứng đưa nàng trở về với ánh sáng.

    Đó là vào hôm nàng tươi cười xoa chiếc đầu bù của một đứa bé mồ côi. Karen khám phá ra rằng nàng còn có thể mang lại cho trẻ thơ những gì chúng đang thiếu thốn: một tình thương thành thật. Kể từ đó, nàng luôn luôn có hàng đám trẻ con bao quanh. Hình như tự bản năng, nàng biết cách làm thế nào chúi mũi một đứa nhỏ, đặt một chiếc hôn lên một ngón tay đau, lau khô các giọt nước mắt. Nàng biết cả ngàn câu chuyện, hát bằng nhiều thứ tiếng và tự đánh dương cầm cầm nhịp. Bởi thế trẻ con hết sức yêu mến nàng.

    Nàng tận tụy với nhiệm vụ mới, nàng hăng hái nhiệt thành đến nỗi quên bớt được nỗi buồn riêng. Nhờ có một lòng kiên nhẫn vô bờ bến, nàng không hề tiếc công, tiếc thì giờ.

    Ngày sinh nhật thứ mười lăm của nàng qua đi âm thầm: Tại trại Ciotat, mọi người không cử hành bất cứ lễ nào. Vì vậy, nàng cũng tự trấn tĩnh được mình. Ngoài sự bướng bỉnh do thiên bẩm, nàng còn bấu víu được vào hai hy vọng ba nàng là một người có tiếng tăm, một nhà thông thái quốc tế biết đến. Vậy mà người Đức, vì muốn đánh lừa dư luận thế giới, đã thành lập ở Theresienstade bên Tiệp Khắc một trại kiểu mẫu trong đó những kẻ bị lưu đầy không bị hành hạ cũng như không bị giết. Nếu ba nàng được gởi tới đó, chắc ông có thể sống sót. Hy vọng thứ hai, có thể nói là mỏng manh hơn, xây dựng trên sự kiện là một số nhà thông thái Đức đã được đưa ra ngoại quốc một cách bí mật bởi các tổ chức bí mật, đôi khi ngay sau lúc đã bị bắt giam rồi.

    Một buổi sáng kia, chừng năm mươi “người mới” nhập trại. Hai mươi bốn giờ sau, đời sống trong các khối nhà tiều tụy hầu như đã thay đổi. Những “người mới” này là những dân Do Thái xứ Palestine, do Mossad Alyia Bet và Palmach gởi đến để lo việc tổ chức trong trại.

    Vào cuối tuần lễ ấy, đây là lần đầu tiên kể từ khi rời Copenhague, Karen tìm thấy đủ can đảm để vũ trước một cử tọa nhi đồng hăng say. Kể từ hôm đó, nàng trở thành báu vật của trại. Danh tiếng nàng vang tới tận Marseille: Đêm Noel nàng được mời đến vũ với tư cách “ngôi sao” trong một vũ điệu của Suite du casse - No sette.
    Cuối phần trình diễn, một thanh niên Palestine tên là Galil gì đó chỉ huy toán Palmach trong trại La Ciotat yêu cầu nàng đợi gặp anh ở cửa ra.
    - Tôi có tin buồn báo cho em. Chúng tôi vừa nhận được báo cáo đầu tiên: Mẹ cùng các em của em đều đã chết ở Dachau.
    Bàng hoàng, suýt nữa Karen chìm đắm vào một nỗi buồn vô phương cứu chữa. Tất cả nghị lực đột ngột bỏ rơi nàng.

    Tuyệt vọng, nàng nghĩ rằng cái kiếp không may làm người Do Thái đã thúc đẩy nàng đi tới chỗ làm chuyện điên khùng là rời bỏ Đan Mạch.

    Nàng chỉ đủ sức để thố lộ mọi sự với Galil sau nhiều ngày.
    - Tôi không còn đủ sức ở lại đây, để chờ đợi rồi người ta cũng loan tin ba tôi chết...
    Galil cắt ngang lời nàng :
    - Không có vấn đề em ở lại mãi mãi nơi này, Karen. Theo tôi nghĩ, chỗ của em không phải ở Âu châu mà ở xứ Israel. Dầu sao, đó cũng là nơi duy nhất một người Do Thái có thể sống với một cuộc đời xứng đáng với phẩm giá con người.
    Karen lắc đầu :
    - Tôi không muốn nghe nói tới người Do Thái hay Do Thái giáo nữa. Việc làm người Do Thái chỉ mang lại cho tôi những bất hạnh không tên tuổi. Tôi muốn trở lại làm con nuôi ông bà: Karen Hansen, trước khi tôi đến đây - một cô gái Đan Mạch có cha mẹ, có gia đình, có tổ quốc.
    Nhưng nói cho thực ra, nàng vẫn còn do dự. Nhưng mỗi đêm nàng lại thấy xuất hiện những bóng ma, vẫn các hình ảnh hãi hùng ấy. Để thoát khỏi tất cả những thứ đó, nàng chỉ còn một cách, một cách dễ dàng: viết thư cho ông bà Hansen loan báo là nàng sắp trở về với ông bà vĩnh viễn.

    Thế rồi một buổi sáng, Galil chạy vội vào phòng lôi nàng đến khu quản trị trại.
    - Tôi xin giới thiệu với em bác sĩ Brenner vừa mới tới. Xin bác sĩ hãy nói với Karen...
    - Tôi vui mừng được mang lại cho cô một tin chắc chắn. Tôi cũng xin nói là tôi đã được quen biết với ba cô từ ngày xưa. Chúng tôi đã thường trao đổi thư từ đều đặn và gặp gỡ nhau trong các buổi đại hội khoa học. Sau khi chiến tranh kết liễu được vài tuần, tôi đã gặp ông ấy ở Theresienstade, và ông ấy vẫn mạnh khỏe.

  25. #17
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 15

    Một tuần lễ sau, Karen nhận được một bức thư của ông bà Hansen. Ủy ban Quốc tế Tị nạn đã hỏi về nàng, đồng thời hỏi luôn xem ông bà Hansen có tin tức gì, trực tiếp hay gián tiếp về mẹ và các em nàng không.

    Mọi người có thể phỏng đoán - hay ít nhất Karen phỏng đoán như thế - là vụ dò tin này là do ông Clement yêu cầu. Bức thư kế của ông bà Hansen xác nhận giả đoán trên là đúng: Họ đã phúc đáp Ủy ban, nhưng không may là trong khoảng thời gian đó, Ủy ban lại mất liên lạc với Clement.

    Nhưng các điều đó không thay đổi gì, sự kiện là ông Clement vẫn còn sống: Karen không còn hối tiếc nỗi khốn khổ đã phải chịu trong các trại ở Thụy Điển, Bỉ, và La Ciotat nữa. Nàng đã không chịu đau khổ vô ích.

    Lại thấy vui sống, nàng quyết định tìm hiểu mọi khía cạnh dị biệt của vấn đề Do Thái. Nàng đã nhận thay rằng trại La Ciotat sống nhờ những trợ cấp từ Hoa Kỳ gởi tới. Vậy mà trong cái trại đầy các loại quốc tịch khác nhau này, nàng lại không thấy có một người Do Thái quốc tịch Hoa Kỳ nào...

    Khi nàng mang vấn đề này ra hỏi, Galil nhún vai nói :
    - Tôi cho em một định nghĩa sau về phong trào phục quốc Do Thái: đó là một người thứ nhất đi xin tiền một người thứ nhì để đem cho một người thứ ba với mục đích là gởi được một người thứ tư về Palestine.
    Karen nói :
    - May thay chúng ta có những người bạn biết đoàn kết.
    - Nhưng chúng ta cũng có cả các kẻ thù biết đoàn kết nữa.
    Karen khởi công học tiếng hébreu. Khi nàng đã đạt được những tiến bộ vừa đủ, nàng phiêu lưu vào khu những người Do Thái chính thống để quan sát tận nơi sự kỳ lạ của họ. Do đó nàng được biết rằng Do Thái giáo căn cứ trên một số lớn các luật sắc, khi thì thành văn, khi thì truyền khẩu, và xét toàn thể thì phức tạp không thể ngờ được. Những luật sắc này bao phủ mọi hoàn cảnh, mọi vấn đề, đến tận các việc nhỏ nhặt nhất như cách thế ban phép lành cho một con lạc đà. Càng ngày càng thấy hỗn độn hơn, Karen cầu cứu đến Kinh Thánh, một trong những sách nàng ưa đọc nhất. Bây giờ nhiều đoạn hình như có một ý nghĩa mới, một ý hướng cho tới giờ nàng không hiểu tới.
    “Ôi, đấng Vĩnh Cửu, ngài hãy nhìn từ trên trời cao thẳm xuống coi chúng con trở thành một đối tượng của khlnh khi và chế diễu trong bao quốc gia. Người ta đã tập họp chúng con lại như đàn súc vật để đưa chúng con đến lò sát sinh, để giết và tiêu hủy chúng con. Mặc dầu vậy, mặc dù các thử thách đó, chúng con vẫn không quên danh Ngài, chúng con cầu xin Ngài đừng quên con dân của Ngài...”
    Karen đưa hai tay ôm lấy đầu. Tại sao Thượng đế lại cho phép các kẻ thù của con dân Ngài tiêu diệt sáu triệu đàn ông, đàn bà và trẻ con? Tại sao Ngài lại không chịu lắng nghe những lời kêu gọi bi thảm của con dân? Có lẽ cuộc đời sẽ mang lại cho nàng một giải đáp, trong một tương lai gần hay xa...

    Các dân cư ngụ trong trại La Ciotat tất cả đều bừng bừng một niềm ước vọng: rời Âu châu để về sống ở Palestine. Duy chỉ có sự hiện diện cần mẫn của các Palmachnik mới ngăn cản được họ khỏi nổi loạn thôi. Họ ít chú trọng đến cuộc chiến thầm lặng và cam go đang diễn ra vì họ và vấn đề của họ giữa Anh quốc và Mossad. Họ cóc cần biết sự cương quyết dữ tợn của Anh giữ lấy Trung Đông, dầu hỏa, kênh Suez cùng trung thành với nguyên tắc truyền thống là hợp tác với người Ả Rập...

    Một năm trước đây, đảng Lao động cầm quyền đã khơi trong đám người bơ vơ vất vưởng này một hy vọng ngắn và đầy hứa hẹn. Các đảng viên Lao động Anh đã từng hứa là sẽ biến Palestine thành một đất bảo hộ kiểu mẫu, mở rộng các biên thùy xứ này cho dân du nhập, không một hạn chế nào hay sao? Thêm một lần nữa, còn cả vấn đề xây dựng Palestine thành một quốc gia tự trị kiểu dominion trong Khối Thịnh Vượng Chung.

    Những lời hứa hẹn tốt đẹp này, dân Do Thái sớm biết tới bề trái: y hệt chính phủ của đảng Bảo thủ, chính phủ của đảng Lao động mỗi ngay một xiêu vì sự cám dỗ của vàng đen chảy dưới cát của các sa mạc Ả Rập. Các quyết định liên quan tới Palestine được trì hoãn lại, lui lại “một hạn kỳ sau” ra hết ủy ban mới này ủy ban mới nọ xét lại. Nói tóm tắt, Luân Đôn kéo dài mọi sự như đã từng làm trong quá khứ cách đây mười lăm năm.

    Tuy vậy không có vận động nào đánh lạc hướng xoa dịu được những người Do Thái ở La Ciotat. Hơn bao giờ hết, Palestine là Đất Hứa của họ, hơn bao giờ hết họ muốn đi tới đó và ở lại đó. Hơn nữa số người như họ không ngừng gia tăng. Đi đi lại lại khắp Âu châu, những cán bộ của Mossad kêu gọi những người Do Thái sống sót, đưa họ vượt qua các biên giới đã mở rộng vì những khoản tiền hối lộ phân phối khéo léo, bằng những giấy tờ giả mạo, và hướng dẫn họ tới trại điều hành phân phối đặt ở miền Nam nước Pháp.

    Đồng thời một ván cờ lớn được chơi trên bàn cờ ngoại giao quốc tế. Ngay từ lúc đầu, Ba Lê và La Mã đứng về phía ủng hộ những người di dân, ủng hộ công khai các nỗ lực của Mossad. Nhưng nước Ý, vì vẫn còn bị đạo quân Anh chiếm đóng, chỉ được hưởng một tự do hành động tương đối. Thành thử nước Pháp trở thành trung tâm tiếp đón chính.

    Rất nhanh, trại La Ciotat và các trại khác ở Pháp đã đạt tới khả năng chứa đựng tối đa. Nhưng điều này không hề ngăn cản người Anh duy trì lệnh cấm triệt để mọi gia nhập nội Palestine. Mossad trả đũa bằng cách tổ chức nhập nội bất hợp pháp. Từ Thụy Điển đến đảo Sicile, từ Bồ Đào Nha đến Hy Lạp, các cán bộ Mossad lùng kiếm trong các hải cảng, lấy nhiều tiền trong ngân khoản lạc quyên ở Mỹ châu, mua các tàu biển để phá hàng rào phong tỏa của người Anh. Về phía Anh, họ xử dụng các sứ quan các tòa phó lãnh sự nhỏ bé nhất, làm các trung tâm tình báo, và gián điệp.

    Và các tàu cũ kỹ của Mossad, sửa chữa vá víu lung tung, chở đầy đến tận mạn những người di dân hy vọng và lo âu, đã nhổ neo một cách can đảm trực chỉ các bờ biển Palestine - để rồi bị các tàu của Anh hoàng chặn lại ngay khi đi vào hải phận xứ này. Và các hành khách đi tàu lại một lần nữa thấy mình ở trong các hàng rào kẽm gai.

    Bây giờ Karen, biết cha còn sống, cũng cảm thấy ước muốn sống ở Palestine. Ước muốn càng mạnh vì lý dó, không còn ngờ gì nữa, cha nàng sẽ tìm tới gặp lại nàng ở nơi mà chưa chi nàng gọi là “đất nước chúng ta”.

    Dù nàng mới chỉ có mười lăm tuổi, mỗi ngày nàng một thêm tham dự vào nhóm các Palmachnik, những người thanh niên ham hoạt động đã đốt lửa lên trong trại, kể những câu chuyện thần tiên về cái xứ sở mà sữa và mật chảy tràn, hát những điệu đông phương lời mượn thẳng từ Thánh kinh ấy. Một lớp trẻ lành mạnh, cười đùa và bàn cãi thâu đêm và kêu gọi nàng: “Lại vũ đi Karen! Lại vũ với chúng tôi!”.

    Sau chừng một tháng, nàng được cử làm trưởng một đoàn một trăm trẻ con với nhiệm vụ là chuẩn bị chung về tinh thần và thể xác sẵn sàng cho một ngày chiếc tàu của Mossad đến mang chúng đi và thử đưa chúng về tận Palestine, xuyên qua hàng rào phong tỏa của hạm đội Anh.

    Vả lại, chính thức ra mà nói, người Anh không có cấm việc di nhập vào lãnh thổ đặt dưới quyền bảo hộ của họ. Họ chỉ “điều chỉnh” việc đó thôi. Trên thực tế là giới hạn mỗi tháng là một ngàn năm trăm người, con số càng có vẻ khôi hài hơn nữa khi họ chỉ thuận chiếu khán cho những người nhiều tuổi hoặc quá ít tuổi để có thể chiến đấu. Trong các trại, đàn ông để râu mọc và nhuộm tóc xám để có vẻ già hơn, nhưng việc đánh lừa này ít khi thành công.

    Vào tháng tư 1946, chín tháng sau khi rời Copenhague, Karen nhận được lệnh mong chờ :
    - Coi sóc kỹ lũ nhỏ, nắm vững lại chúng nó nếu cần. Trong vài ngày nữa sẽ có một chiếc tàu của Mossad tới. Em và đoàn trẻ của em sẽ được đi cùng chuyến này.
    Karen có cảm tưởng tim nàng sắp nhảy ra ngoài lồng ngực, nàng thì thào :
    - Trong vài ngày nữa... Tên chiếc tàu là gì anh?
    Galil trả lời :
    - Ngôi sao David.
    Karen mỉm cười cùng người thanh niên.

  26. #18
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 16

    Đối với cơ quan phản tình báo Anh thì chiếc tầu hàng Karpathos cũ kỹ thường lang thang trên biển Egée, là chỗ không lạ gì đối với họ kể từ ngày các cán bộ của Mossad mua nó trong một góc ở hải cảng Salonique, nơi có tám trăm tấn sắt và gỗ cũ với một cầu tầu điêu tàn. Người Anh theo dõi dễ dàng việc di chuyển chậm chạp của tầu, mới đầu là Pirée nơi thủy thủ đoàn Hy Lạp trao lại tầu một thủy thủ đoàn Do Thái Mỹ, rồi tới Gênes là nơi tầu được tân trang lại. Họ cũng biết chính xác lúc nào tầu nhổ neo đi về phía vịnh Lion, ở Pháp.

    Ngay lập tức, hàng chục tình báo viên ào vào duyên hải Địa trung hải của Pháp. Một hệ thống coi chừng hai mươi bốn trên hai bốn giờ được thiết lập quanh La Ciotat, khoảng một chục viên chức cao cấp Pháp cùng hai hay ba viên chức cấp nhỏ hơn được gởi tặng những “món quà” vừa đáng kể vừa bất ngờ. Đồng thời Whitehall gây một áp lực mạnh nhưng kín đáo đối với Quai D’orsay [1] để nước Pháp cấm không cho tầu Karpathos vào hải phận mình. Nhưng Luân Đôn đã bực tức vì áp lực này không đi đến kết quả nào: Paris vẫn giữ nguyên liên kết với Mossad và tầu Karpathos đi dọc bờ biển không cách quá ba hải lý, đã tới bỏ neo, yên lành trong hải phận bạn.

    Đến đây là hồi thứ hai: Neo ở La Ciotat, tầu làm năm hay sáu chuyến ra biển giả vờ để đánh lừa cũng như làm khó nghĩ cho các quan sát viên Anh. Các xe vận tải do các cảm tình viên Pháp cho mượn và các các tài xế người Marseille lái đã nỗ lực tạo ra một sự náo nhiệt vừa hết sức ồn ào vừa nhộn nhịp trong toàn vùng. Sau cùng một khi người ta đã phỏng đoán một cách hợp lý rằng các nhân viên tình báo Anh đang vò đầu bứt tóc không hiểu khi nào, Mossad mới cho bắt đầu hồi thứ ba. Một ngàn sáu trăm người dân trong đó có cả đoàn trẻ của Karen, được đưa trong đêm đến một điểm hẹn hò bí mật ở một nơi ven biển. Nhiều đơn vị quân lực Pháp được trải rộng trên nhiều cây số khóa kín vùng bao quanh bãi biển có mấy chục chiếc bè hơi đang chờ sẵn.

    Việc chuyển người từ bãi biển ra chiếc Karpathos đậu ngoài khơi thực hiện tương đối nhanh chóng. Những người tỵ nạn chỉ còn một túi đeo lưng, một chai nước và nỗi ám ảnh rời bỏ vĩnh viễn đất Âu châu thù nghịch làm hành trang.

    Lũ trẻ của Karen được đưa lên tầu trước tiên, được ở dưới sàn tầu, gần thang chính. May mắn thay đa số chúng quá mệt nhoài nên chìm đắm ngay vào một giấc ngủ say. Chỉ có một vài đứa bé nhất là khóc nức nở, vì sợ hơn là vì muốn được Karen an ủi vỗ về.

    Trước bình mình, hầm tầu đã đầy nghẹt người đến nỗi không thể nhúc nhích cử động gì được. Nhưng các ca-nô vẫn chạy đi chạy lại giữa tầu và bờ biển. Bây giờ mọi người nhồi nhét các dân tị nạn ngay trên sàn tầu, ngập lên đến tận đài chỉ huy.

    Bill Fry, viên thuyền trưởng Hoa Kỳ, không ngừng xoa râu vừa lầu nhầu vừa cắn một mẩu xì gà :
    - Trời! Nếu lính cứu hỏa Boston mà nhìn thấy cảnh này, chắc họ xỉu luôn.
    Đột nhiên ông ngửng đầu lên. Ở một nơi nào trong bóng tối, một giọng trong trẻo và dịu dàng cất lên một điệu ru em. Len lõi vào đám đông, ông tới được cầu thang, bước qua thân nhiều người, tuột thang xuống hầm tầu. Quơ chiếc đèn lên soi, sau cùng ông khám phá ra Karen. Nàng ôm một bé trai trong tay vừa đu đưa vừa hát ru cho nó ngủ. Bill mở tròn mắt: ông có cảm tưởng như vừa nhìn thấy một Madone [2]. Karen nhìn ông và bằng một cử chỉ, yêu cầu ông hướng ánh sáng đèn đi phía khác. Bill hắng giọng :
    - Này cô bé... Cô bé biết tiếng Anh chứ?
    - Biết chứ.
    - Ai chỉ huy lũ nhóc này đây?
    - Tôi. Xin ông vui lòng nói nhỏ một chút. Tôi vất vả lắm mới làm chúng ngủ đi được đó.
    Bill cầu nhầu :
    - Tôi sẽ nói lớn theo ý tôi thích. Và xét cho cùng tôi là thuyền trưởng tầu này. Thôi cô bé đừng nói dóc là người chỉ huy trách nhiệm tụi trẻ này. Cô cũng chẳng lớn tuổi hơn nhiều đứa trong bọn.
    Karen đáp lời một cách khô khan :
    - Nếu ông thuyền trưởng điều khiển được tầu bằng tôi điều khiển các em này, chắc chúng ta sẽ tới được Palestine trong vài giờ nữa.
    Bill gãi râu, mỉm cười :
    - Cô có vẻ là một cô bé khá đấy. Nếu cô cần cái gì, cứ việc lên đài chỉ huy kiếm tôi. Dĩ nhiên lúc ấy phải nói với tôi bằng một giọng khác nghe.
    - Xin cám ơn thuyền trưởng.
    - Á à, được rồi đấy! Rồi, cứ gọi tôi là Bill, như thế tiện hơn. Dẫu sao chúng ta cũng là cùng một gia đình mà.
    Ông khẽ chào nàng rồi đi lên. Karen nhìn theo, nhận thấy những ánh sáng đầu tiên của bình minh. Bây giờ tầu Karpathos đã đầy hành khách, với con số cao hơn là những kẻ đã đóng ra tầu này trù liệu. Một ngàn sáu trăm người ép chặt, nhồi nhét như cá hộp. Mái trục neo kêu cót két kéo neo lên, và các động cơ cổ lỗ sau khi khục khặc một hồi, rồi cũng bằng lòng chạy. Nhờ một dải sương mù che chở, chiếc tầu rời xa bờ biển nước Pháp, đạt dần tới vận tốc tối đa là bảy gút một giờ. Tầu đã rời hải phận nước Pháp, phiêu lưu vào đại dương. Mossad đã thắng hiệp thứ nhất! Lá cờ xanh trắng của quốc gia Do Thái tương lai được kéo lên cột và một tấm bạt được đóng lên trên bảng tên cũ: tầu Karpathos đã trở thành Ngôi sao David.

    Cuộc viễn hành chưa chi đã cho thấy là vất vả. Chiếc tầu nhỏ lắc lư một cách thảm hại, và trong những khoang tầu đầy người không quạt máy thông hơi, chỉ trông thấy những bộ mặt tái mét. Với sự trợ giúp của toán Palmachnik, Karen phân phát nước chanh và vải lạnh để ngăn ngừa một cơn nôn mửa tập thể. Nàng còn tìm thấy thì giờ để hát, tổ chức các trò chơi, kể chuyện - cách hay nhất để cho các trẻ con khỏi bị cơn sợ xâm chiếm.

    Tuy vậy, đến buổi trưa hơi nóng và sự thiếu không khí trở thành không thể chịu nổi nữa. Đàn ông cởi trần, đàn bà chỉ còn mặc nịt vú, và trong bóng tối lờ mờ, các thân thể như được tráng bằng mồ hôi. Có nhiều vụ ngất xỉu, những kẻ nào lâu tỉnh, được di chuyển lên boong tầu, nhưng các kẻ khác phải ở trong hầm tầu nồng nặc: có thể nói là không có đủ chỗ cho tất cả mọi người ở phía trên.

    Sau cùng, mặt trời lặn và một cơn gió mát lọt qua các cửa tròn vào tầu. Karen kiệt lực, thiếp vào một giấc ngủ chập chờn những giấc mơ hỗn độn. Một tiếng sấm dữ dội làm nàng giật mình thức dậy. Ngửng đầu lên, nàng ngạc nhiên thấy trời đã sáng. Thèm khát một làn gió trong sạch, nàng len lén tìm đường tới thang và leo lên boong. Hàng trăm tay chỉ lên trời đang có một oanh tạc cơ lớn bốn động cơ bay lượn vòng quanh tầu.
    - Phi cơ Anh! Một chiếc Lancaster!
    Chưa chi máy phóng thanh đã gào lên :
    - Mọi người hãy về chỗ. Giữ bình tĩnh. Không có gì nguy hiểm hết.
    Ba giờ sau, một chiếc tuần dương hạm Anh, chiếc Defiance xuất hiện ở chân trời và lao thẳng về phía Ngôi sao David. Tiếp theo, một khu trục hạm hình nét thanh lịch, chiếc Blakeley đến nhập đoàn. Bây giờ hai chiến hạm Anh cặp kè lấy chiếc tầu nhỏ vẫn tiếp tục tiến theo nhịp độ lịch cà lịch kịch. Bill Fry nói mỉa mai qua máy phóng thanh :
    - Sau hết chúng ta đã gặp đoàn họ tống Hoàng gia rồi đó.
    Theo luật chơi chính thức, ván bài đã kết liễu. Mossad đã cho thêm một chiếc tầu ra khơi và hạm đội Anh đã biết chặn được và theo sát. Ngay khi Ngôi sao David tiến vào hải phận Palestine, người Anh sẽ gửi một toán xung kích chiếm tầu rồi kéo đưa về hải cảng Haifa.

    Trên boong tầu Do Thái, các dân chửi rủa hải quân Anh và nguyền rủa Bevin. Họ kéo một băng vải lớn mang hàng chữ sau: HITLER ĐÃ ÁM SÁT CHÚNG TÔI, NHƯNG NGƯỜI ANH KHÔNG CHO PHÉP CHÚNG TÔI ĐƯỢC SỐNG. Như đã chờ đợi sẵn những chuyện như vậy, các chiến hạm coi như không biết tới lời chửi rủa và vẫn tiếp tục lộ trình bao giờ cũng song song với Ngôi sao David.

    Sau khi trấn an được các đứa trẻ “của” nàng, Karen leo lên đài chỉ huy. Nàng tìm thấy Bill Fry đang ở trong buồng lái uống cà phê và nghe - bằng một tai - một bài diễn văn hăng hái của thanh niên chỉ huy toán Palmachnik. Đột nhiên, ông đặt ly xuống, la :
    - Chúa tôi! Về tài nói, quả thực thiên hạ chỉ đáng xách dép cho dân Do Thái chúng ta thôi. Này, anh chàng trẻ nghe đây: Các lệnh được làm ra không phải để bàn cãi mà là để tuân hành. Các anh làm thế cóc nào đạt đến kết quả khi các anh để tốn bao nhiêu thì giờ bàn cãi như vậy? Dầu sao, có phải tôi là người chỉ huy tầu này hay là không đây!
    Thanh niên Palmachnik không hề bối rối vì câu nói ấy. Anh tiếp tục nhắc lại các lý lẽ và khai triển chúng một cách tóm tắt trước khi đi ra. Bill cố nén một tiếng rủa, châm mẫu xì gà và bây giờ chịu để ý tới sự có mặt của Karen.
    - Chào cô bé! Một tí cà phê chăng?
    - Xin vâng.
    - Trong cô có vẻ mệt đấy.
    - Với lũ trẻ, tôi ít có dịp được ngủ. Chính vì vấn đề con em mà tôi đến gặp ông. Nhiều đứa bị đau nặng. Cũng có nhiều phụ nữ mang thai ở dưới đó nữa.
    - Tôi biết, tôi biết.
    - Tôi cho rằng phải cho họ luân phiên nhau lên trên boong tầu.
    Nhăn mặt, Bill chỉ đám đông dầy dặc người dưới chân đài chỉ huy.
    - Cô muốn tôi đặt họ vào cái chỗ nào nữa đây? Hả?
    Karen năn nỉ :
    - Ông có thể tìm thấy hai hay ba trăm người tình nguyện nhận xuống hầm tầu vai giờ.
    - Nghe đây cô bé. Tôi muốn làm vui lòng cô lắm, nhưng tôi đang có cả triệu mối lo đây. Chắc chắn đây không phải là lúc chuyển chỗ hàng trăm người như thế trên chiếc tầu khốn khổ này.
    Karen bình tĩnh nói :
    - Tôi sẽ đi xuống đưa các trẻ em lên boong.
    Nàng đi ra cửa. Bill đưa các ngón tay vào bộ râu :
    - Làm gì vội thế nào! Cô bé sao vậy? Vừa mới ngoan ngoãn như mèo, một lúc sau đã giơ nanh vuốt cọp cái ra rồi. Thôi cô bé đừng có nóng, bọn tôi sẽ thu xếp kiếm chỗ cho lũ nhóc của cô trên boong. Trời! Lại bàn cãi, lại bàn cãi tới lui hoài! Tôi chán ngấy rồi đó!
    Một giờ sau Karen đã có thể đưa trẻ con lên ở phần boong tầu mà thuyền trưởng đã cho di tản người đi. Được khí trời tươi mát làm phục hồi, chúng ngủ yên.

    Ngày hôm sau, bình minh lên, trên mặt bể nhiều váng dầu. Dĩ nhiên là hai chiếc DefianceBlakeley vẫn tiếp tục “hộ tống”, và nhiều lần, các oanh tạc cơ bay trên bầu trời tươi đẹp. Vào quá trưa một chút, việc loan báo chỉ cách Eretz Israel - xứ của Isral - có hai mươi tư giờ nữa đã tạo sự rùng mình trong đám di dân, từ đài chỉ huy xuống đến hầm tầu. Nhưng trước khi mặt trời lặn, chiếc Blakeley lái nghiêng một chút để lại gần tầu Ngôi sao David. Qua máy phóng thanh của chiến hạm, một giọng nói mạnh, giọng Anh một cách thái quá, gọi chiếc tầu hơi nước nhỏ bé.
    - Đây là hạm trưởng Cunnigham của Blakely. Tôi muốn nói với thuyền trưởng tầu chở di dân.
    Fry la lên bằng giọng trầm :
    - Quý ông muốn gì?
    - Chúng tôi có ý định gởi một đại diện sang bên đó để trình bày...
    Fry ngắt lời :
    - Vô ích. Các ông có thể nói ngay bây giờ. Chúng ta anh em bốn biển là nhà cả. Giữa chúng ta, không có gì bí mật hết.
    - Cũng được nếu ông muốn. Chừng một hay hai giờ sau nửa đêm, các ông sẽ vào hải phận Palestine. Lúc đó chúng tôi sẽ lên tầu ông, móc dây kéo và đưa tầu về Haifa, Chúng tôi muốn được biết các ông nhượng bộ hay là chống lại.
    - Allo... Cunnigham, ông nghe rõ tôi không! Đây là tình hình tầu tôi: chúng tôi có nhiều người bệnh và đàn bà mang thai. Chúng tôi rất sung sướng nếu các ông lo dùm cho.
    - Chúng tôi không có chỉ thị về vấn đề này. Tôi nhắc lại câu hỏi: các ông có chịu chúng tôi kéo tầu không có hay không?
    - Các ông đưa chúng tôi về đâu nhỉ?
    - Về Haifa.
    - À há! Đi hướng đó thì hơi lệch lộ trình bọn tôi rồi đó. Nhất là đối với chiếc du thuyền đang rong chơi ngũ hồ này.
    - Chúng tôi sẽ bắt buộc lên tầu ông bằng vũ lực.
    - Này ông Cunnigham... Xin ông nói với các sĩ quan và thủy thủ của ông hãy đi chỗ khác chơi cho được việc!
    Đêm đến. Không ai nghĩ đến chuyện ngủ. Tất cả mắt đều cố xuyên qua bóng đêm, trong hy vọng thấy bờ biển - miền Đất Hứa. Nhưng sương mù che phủ tầu, các đám mây che khuất mặt trăng và các vì sao.

    Vào nửa đêm, một Palmachnik ra dấu gọi Karen vào phòng lái. Dưới ánh sáng xanh nhạt yếu ớt của hộp đựng địa bàn, nàng nhận được ra khoảng hai mươi người, toàn thể thủy thủ đoàn và các cấp chỉ huy của Palmach. Nàng đoán ra đôi vai chắc của Bill Fry gần bánh lái.

    Thuyền trưởng cất tiếng :
    - Tất cả mọi người có mặt rồi chứ? Tốt. Bây giờ chú ý nghe tôi đây, thời tiết ngoài khơi Palestine đang rất xấu, mù mịt. Chúng ta có sương mù dầy dặc đến độ lấy dao mà cắt ra được. Hơn nữa, chúng ta đã cho đặt thêm trong phòng máy một động cơ phụ cho phép đưa tốc độ tầu lên mười lăm gút. Khoảng hai giờ nữa chúng ta sẽ vào hải phận Palestine. Nếu vào lúc ấy còn sương mù, chúng ta sẽ được ăn cả ngã về không, nghĩa là lao thẳng tầu cho mắc cạn luôn ở ngày phía nam Césarée.
    Có tiếng thì thào, kêu lên nho nhỏ.
    - Thuyền trưởng có tin là chúng ta thoát được các chiến hạm không?
    - Tôi tin là thoát. Trong một giờ nữa họ sẽ thấy chúng ta là Chim Xanh.
    - Còn làm sao thoát radar? Họ theo dõi chúng ta trên các màn radar.
    - Đó là cái chắc. Nhưng ngược lại, họ không thể theo chúng ta đến cách bờ vài ba sải được. Họ không dám liều để mắc cạn một tuần dương hạm đâu.
    - Còn các đạo quân Anh đồn trú ở Palestine?
    - Chúng tôi đã liên lạc vô tuyến được với Palmach. Các đồng đội của các bạn đang chờ chúng ta. Tôi có cảm tưởng là quân Anh đêm nay không thiếu trò giải trí đâu. Các anh, với tư cách các cấp chỉ huy, các anh đã nhận được ở La Ciotat một huấn lệnh đặc biệt về loại đổ bộ này rồi. Còn về cô bé Karen này cùng hai cô nữa chỉ huy các toán, các cô chờ lệnh của tôi. Có thắc mắc gì không?
    Không ai trả lời.
    - Không có phản đối, khiếu nại gì sao?
    Mọi người vẫn im lặng. Fry lầu nhầu kêu lên :
    - Các anh chị làm tôi phục nhiều đây! Không có cả một vụ bàn cãi nho nhỏ sao? Thật khó tin quá. Rồi, chúc tất cả may mắn và xin ơn trên che chở cho các anh chị!
    -------------------
    * Chú thích:

    [1] Quai D’orsay: địa danh thường được dùng để chỉ Bộ ngoại giao Pháp.
    [2] Madone: hình ảnh Đức Mẹ bồng Chúa hài đồng.

  27. #19
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 17




    Một cơn gió mạnh làm quay cuồng những đợt sương mù quanh hải cảng cổ xưa Césaráe, ném các nắm cát vào các di tích hoang tàn, quất những đợt sóng vỡ tan trên những khối đá lớn của các kẽ đá đổ nát. Thủ đô của xứ Palestine thời La Mã, do Hérode xây dựng lên để kính mừng cho César, chỉ còn là một đống nhà đổ nát, các bức tường cũ kỹ xiêu vẹo. Một thành phố chết nằm giữa biển lãnh đạm và sa mạc thù nghịch.

    Tuy thế, cách vài chục thước về phía nam các di tích đổ nát, mọc lên các căn nhà đầu tiên của một làng tập thể của các ngư phủ Do Thái. Đêm nay, không có dân làng nào ngủ hết. Đàn ông đàn bà nằm hay ngồi xổm giữa các di tích của sự huy hoàng xa xưa, nhìn chăm chăm ra biển khuất trong sương mù. Số dân làng vào khoảng hai trăm, tăng cường thêm cũng chừng số đó các chiến binh của Palmach.

    Trên đỉnh tháp cổ Drusus xây nhô ra biển sóng vỗ tung tóe, một ngọn đèn pin mạnh lóe sáng rồi tắt ngay. Ở trên đất liền, mọi người chuẩn bị.

    Trên tàu, hàm răng Bill Fry xiết chặt lấy mẩu xì-gà không bao giờ rời miệng, tay xiết chặt lấy bánh lái. Từ từ, thận trọng, ông đưa tàu về phía bờ biển theo một lộ trình ngoằn nghoèo có vẻ lung tung nhưng thực ra hết sức chính xác để tàu đi dọc được theo các bờ đá và bãi ngầm. Trên boong, những người di dân tụ họp sau lan can tàu, cứng người chuẩn bị lúc tàu va chạm vào bờ.

    Đột nhiên, tàu húc phải một hòn đá lởm chởm. Chiếc tàu nhỏ rung lên, các lỗ mọt kêu rắc rắc. Một hỏa châu cô đơn vọt lên trong đêm tối. Và sau đó là một cuộc hỗn loạn mạnh ai nấy lo.

    Hỗn độn chen lấn, những người di dân leo qua thành tàu để buông mình tụt xuống hay nhảy thẳng xuống nước ngập tới ngang vai, chiến đấu từng bước tiến về bờ cách đó khoảng nửa cây số. Trên bãi, ngư phủ và Palmachnik chạy ra khỏi các chỗ nấp để tiến về phía các kẻ di dân. Hai nhóm gặp nhau, nhập làm một, những bàn tay khỏe mạnh của dân Palestine nắm lấy ngang người các di dân để kéo về đất liền.
    - Nhanh lên! Cởi quần áo ra, mặc quần áo này vào! Vứt các giấy tờ căn cước đi! Lẹ! Những người nào đã sẵn sàng, theo chúng tôi. Tiến lên, tiến! Nhanh lên! Giữ im lặng! Không được nói một tiếng! Không được bật ánh sáng! Đừng dúm chụm như thế, tản ra, trà trộn vào các ngư phủ?
    Sững sờ, run rẩy, xúc động, những kẻ di dân cố tuân theo các mệnh lệnh đưa tới họ qua những lời thì thầm điểm bằng những tiếng “Nhanh! Lẹ!” nhắc đi nhắc lại hoài. Họ không than thở vì bị xô đẩy như thế. Một số người, hoàn toàn choáng váng với ý nghĩ là sau cùng mình đang được đặt chân lên một tổ quốc thực sự đã nằm sấp xuống đất hôn trên cát.
    - Thôi nào, tiến lên đi! Các người sẽ có thì giờ để làm việc đó, nhưng đêm nay thì không. Tiến lên, nhanh lên.
    Trên boong tàu, Karen chuyển từng đứa bé một cho các Palmachnik đang đi đi lại lại giữa tàu và bãi biển. Cần phải có những người khỏe mạnh để đưa chúng vượt qua vùng sóng dội ngược mạnh này.
    - Nhanh lên! Tiến lên! Nhanh nữa lên!
    Và họ làm việc thật nhanh! Sau chừng một giờ, trên chiếc tàu bị mắc cạn chỉ còn chừng ba mươi đứa trẻ, các cấp chỉ huy và thuyền trưởng. Bill Fry quay đầu về phía bắc bằng một dáng điệu vừa lo lắng dò hỏi vừa thích thú vì chiến thắng. Phía xa, cách đó chừng bốn mươi cây số, một đơn vị mạnh của Palmach tấn công không ngừng một kho quân dụng của Anh, một trận đánh đánh lạc hướng quân Anh để đừng quá coi chừng tới các bãi biển.

    Sau cùng, đứa bé sau chót đã được đưa qua lan can tàu. Bill Fry buông người dựa vào đài chỉ huy và ra lệnh cho các cấp chỉ huy bỏ tàu.

    Karen nhắm mắt lại nhảy xuống nước. Co người lại vì nước lạnh, nàng định hướng, bơi vài cái đủ để chân chạm đất. Nàng tới được một hòn đá to, đặt được chân lên đó, leo lên, tiến bằng cách bò. Một đợt sóng dữ lại vứt nàng xuống biển. Nàng lại bơi, lại đặt chân được lên cát, cố tìm đường tiến về đất liền bằng cách chống lại một luồng sóng ngầm kéo nàng ra khơi. Đất lên cao dần, người nàng mỗi lúc nhô cao, rồi lại một khoảng dốc nữa làm nàng lại phải bò...

    Từ một nơi nào trong bóng đêm, một tiếng còi rít lên.

    Một loạt súng nổ dữ dằn, chói tai.

    Trên bãi biển, ngư phủ và di dân phân tán chạy tứ tung.

    Thở hổn hển, Karen đứng dậy. Nước chỉ còn lên tới đầu gối nàng. Nhưng cách nàng hai ba bước trước mặt, nhiều người lính Anh cầm dùi cui to lớn chặn mất đường vào. Nàng kêu lên :
    - Không! Không! Không!
    Nàng cúi đầu lao người một cách dữ tợn vào hàng rào kaki, tay xòe móng ra, đấm đá tứ tung. Một cánh tay nắm lấy phía sau nàng, làm nàng ngã chúi quỳ người lên đầu gối. Một khoảng khắc sau, kẻ đang giữ nàng thét lên một tiếng, vùng vằng cố gỡ tay ra khỏi miệng thiếu nữ đang cắn hết sức mình. Dữ tợn, nàng vùng thoát đứng lên được. Nhưng khi nàng định chồm lên chạy nữa thì một gậy gỗ đã phang vào đầu. Nàng rên lên một tiếng, chân mềm nhũn, nàng ngã gục xuống sóng biển.

    Karen mở mắt ra. Những cơn đau còn vang đội trong đầu. Tuy vậy nàng mỉm cười khi nhận ra bộ mặt râu rậm của Bill Fry đang cúi xuống. Đột nhiên trí nhớ trở lại, nàng hét lên, cố gắng đứng dậy :
    - Tụi nhỏ!
    Bill giữ nàng lại, bắt nàng nằm xuống.
    - Đừng có lo, cô bé. Đa số tụi trẻ đã chạy thoát được. Còn các đứa khác đang ở đây với chúng ta.
    Yên tâm, nàng thở dài, mắt nhắm lại.
    - Chúng ta đang ở đâu đây?
    - Atlit, một trại giam của quân Anh. Mấy bồ Anh ấy lãnh đủ. Quá một nửa số hành khách của chúng ta đã chạy kịp. Bọn tommy[1] điên lên, điên hẳn hoi ấy. Họ bắt tất cả những ai có mặt ở nơi ấy: thủy thủ đoàn, ngư phủ, di dân. Chút nữa họ thanh lọc, tha hồ mà cười. Cô bé cảm thấy sao?
    - Cám ơn bác, còn khá đau. Nhưng cháu đã bị cái gì vậy bác?
    - Một tí dại đột, cô bé đã định choảng nhau, một mình với quân lực Anh. Ta phải ghi nhận rằng ý định ấy hay lắm...
    Nàng ngồi xuống, thận trọng sờ đầu. Phía trên thái dương trái, nàng tìm thấy u lên một cục. Nàng nhăn mặt một cái khi nhận thấy quần áo mình vẫn còn ướt. Nghiến răng, nàng đứng dậy đi hơi chệch choạng đến tận cửa lều. Trên một khoảng đất cát cao, hàng trăm lều nằm sau một thứ không thể thiếu được và cũng không thể chấp nhận nổi, đó là hàng rào kẽm gai. Nàng nói nhỏ :
    - Cháu không hiểu cái gì đã đến với cháu nữa. Suốt đời, cháu chưa đánh ai một cái bao giờ. Nhưng trông thấy những người lính đứng ngăn cháu nơi bãi biển, và cũng không hiểu một động lực nào, thúc đẩy cháu không sao cưỡng lại được... Cháu hết sức muốn đặt chân lên cát ấy, đất của Israel... cháu có cảm tưởng sẽ chết mất nếu không tới được đó...
    - Cô bé ăn một cái gì chăng?
    - Cháu không đói. Bác Bill, nói cho cháu biết họ định làm gì chúng ta?
    Bill nhún vai :
    - Hãy chờ trời sáng đã. Chắc vẫn cái trò thường lệ, trưa nay họ sẽ thẩm vấn cô, hỏi cả triệu câu hỏi ngốc không chịu được. Hẳn cô bé đã thừa biết cách trả lời rồi.
    - Cháu không quên đâu. Cứ nói: “Đây là quê tôi, Palestine là đất nước tôi - Tôi ở xứ này, nơi này...” cho tới khi họ phát chán thì thôi.
    - Đúng đấy. Dầu sao họ chỉ giữ cô bé trong trại này chừng hai ba tháng. Sau đó, họ sẽ thả. Mọi sự như vậy không vui gì đâu, nhưng ít nhất cô đang ở Palestine và sẽ ở lại xứ này.
    - Thế còn bác?
    - Qua ấy à? Qua là công dân Hoa Kỳ, cô bé hiểu chứ. Họ sẽ trục xuất qua như lần vừa rồi, thế thôi. Qua lại chỉ huy một tàu khác của Mossad và lại thử phá vòng phong tỏa một lần nữa. Đó là một trò thể thao khá thú vị, hiểu chứ?
    Nàng nằm dài ra, hai tay áp vào thái dương để cố làm giảm những đau đớn đang quay lộn trong đầu.
    - Bác Bill... bác nói cháu nghe đi... tại sao bác lại làm tất cả những điều đó? Bác là người Hoa Kỳ: Những người Do Thái Hoa Kỳ là những người tự do, đâu phải biết tới thống khổ như chúng cháu. Vậy tại sao bác...?
    - A, cả cô bé nữa hả? Quả thực là mọi người cứ nhất định gán cho tôi những động lực cao cả.
    Lục lọi các túi, ông khám phá ra vài điếu xì gà, và khi nhận ra chúng thấm sủng nước biển ông lấy gót giày nghiền nát.
    - Những chú Mossad đã đến gặp qua. Họ kiếm những thủy thủ chuyên nghiệp. Và này, qua là thủy thủ - Qua chưa bao giờ là gì khác. Qua khởi đầu bằng làm chú thủy thủ sai vặt, để rồi sau cùng có được bằng sĩ quan phó thuyền trưởng. Cô bé thấy đó, giản dị lắm. Dĩ nhiên là mọi người trả tiền công cho qua trong các vụ tàu bè này...
    - Không đâu bác Bill, cháu không tin là thế.
    Fry cũng có vẻ không tin ở chính lời mình lắm.
    - Này... Kể cũng khó cắt nghĩa đấy. Qua yêu Hoa Kỳ... Qua sẽ không tách cuộc đời qua ra khỏi bên đó, dầu là để đổi lấy năm mươi kiếp ở Palestine.
    Ông đứng dậy đi đi lại lại trong lều.
    - Phải chúng tôi là người Hoa Kỳ, nhưng dẫu sao vẫn là một loại Hoa Kỳ đặc biệt. Một cái gì khác biệt... Có lẽ vì cách xử sự của chúng tôi khác với mọi người, có thể vì tại mọi người coi chúng tôi khác với họ... qua thì qua không đủ sức cắt nghĩa tại sao hết. Nhưng này, cả đời qua đây, qua đã nghe thấy mọi người bảo qua là một thằng hèn bởi vì tất cả những người Do Thái đều hèn. Bởi thế, mỗi lần Palmach giật nổ tung một kho đạn của quân Anh, hay khện cho tụi Ả Rập một trận đích đáng, qua thấy qua như được tăng thêm giá trị. Những vụ đó đã đính chính rõ ràng cho các truyền thuyết cho rằng tất cả những người Do Thái đều là thỏ đế hết. Qua không hiểu em có hiểu qua không...
    - Cháu hiểu bác lắm, bác Bill.
    - Vậy hả? Thế em may mắn đấy. Bởi vì chính qua..
    Ông ngồi xuống cạnh Karen và xem xét vết sưng trên đầu nàng.
    - Chắc không chi nặng đâu. Dầu vậy qua đã yêu cầu bọn khốn kiếp đó đưa em đến bệnh viện...
    Nàng cười, mặc dù còn đau :
    - Khỏi cần, bác. Cháu cảm thay đỡ dần rồi.
    Vào lúc trời sắp sáng, Palmach tung ra một trận đột kích vào trại Atlit: Hai trăm di dân đã chạy thoát được qua lỗ hổng do quân Do Thái đục thủng bằng chất nổ trong hàng rào kẽm gai. Nhưng cả Karen lẫn Bill Fry đều không thoát được trong dịp này.

    Hai ngày sau, một bản báo cáo đây đủ chi tiết về vụ Ngôi sao David về tới Luân Đôn. Lần này, người Anh ý thức rõ được là họ bắt buộc phải thay đổi chiến thuật! Cho tới giờ, những tàu của Mossad chỉ chở được số lượng hành khách từ hai tới ba trăm di dân một lần. Nhưng chiếc tàu khốn kiếp kia đã mang tới một ngàn sáu trăm người và đa số đã vào lọt được Palestine... Chưa chi một trên sáu người Do Thái đã nhập nội bất hợp pháp vào Palestine.

    Đối với người Anh, đó là một hoàn cảnh không có lối thoát. Giải pháp cho vấn đề Palestine vẫn cứ còn xa xôi, mờ mịt. Whitehall quyết định ít nhất cũng đem đầy những kẻ di dân “lậu” mà họ đã bắt được. Nói tóm tắt, các trại ở Chypre là hậu quả trực tiếp do vụ thành công của Ngôi sao David.

    Karen Hasnen Clement đi về Chypre trên một chiếc tàu chở tù của Hải quân hoàng gia. Không những không nản lòng, nàng còn sốt ruột mong tới Caraolos để làm việc. Ở Chypre cũng như ở trong các trại khác trên toàn thế giới, vẫn có những đứa trẻ, những trẻ mồ côi cần phải nuôi dạy, giáo huấn mà nàng sẽ dạy chúng cười và vui chơi... Dĩ nhiên trong khi chờ đợi ngày mà nàng sẽ thấy lại Palestine, ngày nàng sẽ được đặt chân lại trên đất lành của Israel.

    Karen im tiếng. Đã phải mất nhiều giờ qua mới kể được cho Kitty Fremont nghe hết cuộc đời mình, nhưng Kitty đã ngồi nghe nàng cho hết câu chuyện một cách rất chú ý. Chưa chi một luồng cảm tình và thông cảm đã xuất hiện giữa hai người, mỗi người đều đoán được nỗi cô đơn sâu xa của nhau. Kitty hỏi :
    - Từ đó em không có tin tức gì mới về ba em nữa sao!
    - Không, hoàn toàn không, kể từ La Ciotat, đã sáu tháng nay rồi.
    Kitty coi đồng hồ :
    - Trời! Quá nửa đêm rồi!
    Karen nói nhỏ :
    - Thế mà em không hay.
    - Tôi cũng thế. Bây giờ tôi phải về. Chúc em ngủ ngon, Karen.
    - Chúc cô yên giấc. Liệu em có còn được gặp lại cô không?
    - Có thể... tôi cũng chưa biết nữa.
    Bên ngoài, bóng đêm và im lặng đang đè nặng lên mấy ngàn chiếc lều của trại. Từ trên tháp canh chính, một luồng đèn pha xanh xám quét không biết mệt trên đợt sóng bất động của các mái lều. Run lên trong gió đầy bụi, Kitty thu hình trong chiếc áo măng-tô. Hình dáng cao lớn của Ari Ben Canaan xuất hiện trong bóng tối để tiến đến gặp nàng. Chàng mời một điếu thuốc, nàng nhận. Không trao đổi với nhau một lời, hai người tiến về lối ra.

    Trước cổng chính, Kitty dừng lại nói :
    - Tôi sẵn lòng làm việc cho các ông - với một điều kiện: Thiếu nữ này không được tham dự vào vụ đào thoát đang dự trù. Nàng sẽ ở lại trong trại, với tôi.
    - Đồng ý.
    Nàng quay đi, tiến nhanh về phía điếm canh.

    -----------------
    * Chú thích:

    [1] Tommy: tên gọi đùa các lính Anh, tương tự như chữ G.I để chỉ lính Hoa Kỳ.

  28. #20
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 18

    “Chiến dịch Gédéon”, tên thơ mộng do David đề nghị bắt đầu xuất phát. Tại Caraolos, Dov Landau làm việc để chế tạo hàng đống giấy chứng nhận biên nhận cùng các giấy tờ quân sự giả mạo khác. Kitty Fremont lo việc đưa các giấy tờ đó ra ngoài trao lại cho Ben Canaan.

    Nhờ các giấy tờ loại thứ nhất, Ari sửa soạn thực hiện giai đoạn đầu của kế hoạch. Trong lần đi thanh tra khắp đảo, anh đã nhận thấy ở gần Caraolos một kho tiếp vận lớn của quân Anh. Trên một khoảng đất rộng nhiều mẫu, nhiều dãy xe vận tải cùng xe chạy xích bao quanh khoảng mười kho hàng lớn. Trong thời chiến, kho này đã từng là một trong những căn cứ tiếp vận chính cho đồng minh Trung Đông. Bây giờ một phần các đồ dự trữ này vẫn được dành cho quân Anh đồn trú ở miền ấy, một phần khác, được xếp loại thặng dư, bán cho người ngoài. Vì vậy nên trong hải cảng Famagouste vẫn thường có một sự náo nhiệt của các xe vận tải từ các kho hàng tới.

    Một căn cứ khác, công ty hàng hải của Mandria là đại lý chính thức của quân lực Anh tại Chypre nên Mandria có một bản liệt kê chi tiết về tất cả những gì hiện có trong đó. Trong các ngăn kéo bàn giấy của ông, còn một số giấy trưng mua trưng dụng để trắng.

    Sáng thứ năm, đúng 8g, Ari Ben Canaan và mười ba Palmachnik mặc quân phục Anh và mang đủ giấy tờ quân sự hợp lệ “của họ”, dừng xe cam-nhông - cũng của Anh ­ trước cổng chính của kho, dĩ nhiên Zev Gilboa, David Ben Ami và Joab Yarkoni đều có mặt trong toán này. Ari Ben Canaan, tức đại úy Caleb Moore, trình cho trưởng kho một danh sách những hàng hóa cùng xe cộ cần trưng dụng.
    - Lính của chúng tôi sẽ lo mọi việc và chuyên di chở hàng hóa đến hải cảng Famagouste để cất lên thương thuyền Achan.
    Sĩ quan trưởng kho không thấy có lý do nào để khước từ. Các giấy tờ Caleb Moore hoàn toàn hợp lệ, cũng như các sự vụ lệnh cùng giấy tờ trưng dụng. Để bắt đầu, các Pamachnik lấy mười hai cam-nhông và hai jeep rồi đi từ nơi này sang nơi khác lấy đầy xe tất cả những gì cần thiết để tân trang chiếc Exodus. Danh sách do Joab thiết lập làm ta nghĩ đến sự hiện đại hóa một tàu chở hành khách hơn là tân trang chiếc tàu cũ kỹ - Aphrodite: Một máy vô tuyến điện kiểu mới nhất, nhiều máy điều hòa không khí, cả một hệ thống phóng thanh đầy đủ dụng cụ. Dĩ nhiên là chưa kể đến hàng tấn đồ hộp và thuốc men, hàng trăm bình chứa nước uống, chăn mền, đèn pin và cả một số vũ khí cá nhân nữa. Bị kích thích như một đứa bé vừa được cho một bộ đồ người Da Đỏ, Zev Gilboa “sẵn lòng” vét sạch kho vũ khí của Anh. Từ bao nhiêu năm rồi, Palmach kêu gào đòi vũ khí mà không bao giờ nhận được số lượng đủ dùng. Zev tưởng mình sắp mất trí đến nơi khi nhìn thấy nhiều liên thanh, súng cối và carbine như thế. Anh rên rỉ :
    - Tôi sẵn lòng sống một năm ở đây để lấy hết các đồ chơi này đi. Đáng lẽ bọn mình nên lấy thêm năm mươi cam nhông nữa mới phải...
    Để an ủi anh, David bổ túc thêm vào kho hàng lấy được vài két whisky, vài két brandy, vài két gin. Và thêm cả hai két rượu vang nữa... để dành cho các chiến binh đau ốm và đang hồi sức của “chúng ta”.

    Vào lúc hai giờ trưa - ê kíp cũng không buồn luân phiên ăn cơm trưa nữa - tất cả xong xuôi. Ari từ giã trưởng kho, và mười hai cam nhông cùng hai jeep mới toanh chở nặng tới mức tối đa, lên đường đi ra hải cảng Famagouste.

    Mọi người vui vẻ, mọi mong ước đã đạt được, họ cười phá ra, cất tiếng hát. Ari vội phải dẹp bớt ngay ngọn lửa hăng hái quá đáng nơi họ.
    - Các chú đừng có vội yên nghỉ trên vòng hoa chiến thắng vội thế! Tôi hứa với các chú là các chú sẽ còn có ngày vỡ mày vỡ mặt.
    Tiên liệu và thận trọng, anh đã tìm ra sẵn một chỗ giấu xe cộ và dụng cụ lý tưởng. Đó là một trại quân mới bỏ không dùng tới ở ven biển Famagouste. Vòng rào còn nguyên vẹn cũng như hai dãy nhà bằng gỗ cùng các cầu tiêu. Mọi người đã quên không nghĩ tới cả chuyện cúp điện nữa.

    Đêm hôm đó cũng như hai đêm sau, tất cả các Palmachnik của Caraolos đều vừa làm việc tận lực vừa nguyền rủa tùm lum để dựng lều, làm cỏ, nghĩa là tất cả những gì cần thiết để mang lại cho trại bỏ hoang này vẻ sinh hoạt bình thường của một trại binh. Ngày thứ ba vào buổi sáng Joab Yarkoni vẽ trên các xe cam nhông và jeep một phù hiệu hoàn toàn hợp lệ (hay ít ra thì cũng giống như trăm ngàn phù hiệu thông dụng khác trong quân lực Anh) cũng như chữ ghi tắt sau: Đại đội 23 Vận tải HMJFC. Các Palmachnik, bảnh bao trong các bộ quân phục Anh đẹp đẽ (ăn cắp từ kho), bao quanh các xe và hỏi nhau: HMJFC là cái quái quỷ gì đây?

    Joab cắt nghĩa :
    - Rất giản dị. HMJFC là His Majesty’s Jewish Forces on Chypre (Lực lượng Do Thái của Đức Vua tại Chypre).
    Bây giờ kể như cái khung ngoài của “Chiến dịch Gédéon” đã thực hiện xong. Ari Ben Canaan, với sự táo bạo thường lệ, đào tạo ra một đơn vị mới - đơn vị giã ­ cho quân lực Anh. Diện quân phục sĩ quan Anh vào, chàng lại thiết lập tổng hành dinh của Mossad một cách đường hoàng trên đường đi Famagouste, và chàng nhất quyết thực hiện giai đoạn chót của kế hoạch hoàn toàn bằng quân nhu quân cụ Anh. Nói chung, chàng đã áp dụng một phương lược mà chàng cho là hay nhất: Ngụy trang tốt nhất cho một cán bộ bí mật là sự hoạt động bình thường, ai cũng thấy, không thậm thụt giấu diếm gì cả.

    Ngày hôm sau, ba thủy thủ Hoa Kỳ đào nhiệm khỏi một tàu chở hàng vừa mới vào hải cảng Famagouste. Thực ra đó là các cán bộ của Mossad đã nhập ngũ và được huấn luyện trong thời chiến của hải quân Hoa Kỳ. Tăng cường thêm bằng hai người di dân gốc Tây Ban Nha, họ sẽ hợp vào đoàn thủy thủ đoàn Exodus thêm vào đó với David, Ari, Joab và Zev.

    Các công việc chỉnh trang trên tàu Exodus đã khởi sự rồi. May thay Larnaca là một cảng khiêm tốn và việc đút lót tiền khéo léo của Mandria đã cho phép kẻ có tính tò mò nhất cũng khỏi phải chú ý đến hoạt động náo nhiệt trên tàu này cũng như vùng phụ cận.

    Vấn đề trước hết là phải dọn bỏ tất cả trang bị cũ bên trong: các ngăn xếp hàng hóa, đồ đạc, trang trí. Sau 48g chiếc Exodus chỉ còn là một cái vỏ rỗng. Sau đó mọi người làm trên boong hai nhà gỗ nhỏ: đó là cầu tiêu, buồng tắm một cho con trai, một cho con gái. Phòng ăn của thủy thủ đoàn biến thành bệnh xá. Dẫu thế nào cũng tiết kiệm được một phòng ăn, phòng khách lại càng không cần nữa: các bữa ăn sẽ toàn đồ hộp, luôn cả phòng thủy thủ đoàn cũng bỏ luôn: Các thủy thủ, chuyên nghiệp cũng như tài tử, sẽ ngủ ngay trên đài chỉ huy. Mọi người bắt hệ thống phóng thanh, xét lại toàn diện máy tàu và còn tiên liệu sẵn cả một cột buồm với đầy đủ buồm để phòng ngừa tối đa trường hợp các động cơ có thể phá lủng cũng như hư hỏng.

    Có những đứa trẻ thuộc Do Thái chính thống trong ba trăm trẻ được lựa, đã đặt ra cả một vấn đề. Ngoài ra Joab đã phải liên lạc với vị trưởng lão cộng đồng Do Thái ở Chypre để chuẩn bị và đóng hộp các thực phẩm hoàn toàn “kosher”[1].

    Kế đó người ta đo thật đúng dung tích của khoang tàu, cũng như diện tích có thể xử dụng được của boong tàu. Sau đấy người ta chia khoang ra bằng các vách ngăn cách khoảng nhau chừng bốn mươi phân. Những loại hành lang này sẽ được dùng làm chỗ ngủ: Mỗi đứa trẻ sẽ có đủ chỗ để ngủ nằm ngửa hay nằm sấp nhưng quay lại thì không được. Còn về chiều cao, người ta căn cứ lấy trung bình là một thước rưỡi, đánh dấu ngay trên các vách ngăn. Mọi người sẽ có thể nghỉ ngơi được trên tàu Exodus, với điều kiện là không đụng đậy nhiều quá.

    Người ta tân trang lại các ca-nô cấp cứu, đục thêm các lỗ ở sườn tàu và đặt cả một hệ thống ống hút không khí vào bằng quạt. Kể cả việc lắp những máy điều hòa không khí được “cung cấp” một cách vui vẻ bởi quân lực Anh. Không có một hệ thống điều hòa không khí tốt trong khoang tàu đầy ngẹt người, dám sẽ có vụ nôn ọe tập thể.

    Việc chuyên chở thực phẩm đặt ra một vấn đề khác, Ari không muốn gửi các cam nhông kaki của mình ra đến tận các cầu tàu: sự lãnh đạm và kín đáo của dân cư Larnaca chắc chắn là chỉ có giới hạn, mặc dù các quà cáp do Mandria gởi biếu để duy trì tình thân hữu. Cần phải dùng đến mưu: ngay khi nào các công việc chỉnh trang chính trên tàu đã xong, mỗi đêm chiếc Exodus sẽ lẻn ra ngoài cảng rồi bỏ neo cách đó vài dặm, trong một vùng kín đáo ở phía nam. Trên con đường ven biển, các xe của Đại đội 23 Vận tải HMJFC sẽ đổ sẵn và các ca-nô cao su bơm hơi sẽ đưa các thực phẩm lên tàu.

    Đồng thời việc chuẩn bị cho dự án lớn vẫn tiếp tục ở trại Caraolos. Zev Gilboa, sau khi chọn lựa xong ba trăm đứa con trai con gái khỏe mạnh nhất, bắt đầu huấn luyện chúng một cách đặc biệt. Tập hợp tại thao trường thành từng toán năm mươi hay sáu mươi, sau các buổi tập thể dục mạnh mẽ, chúng được học cách đánh dao và đoản côn, xử dụng vũ khí cá nhân cùng ném lựu đạn. Nhiều người canh được đặt chung quanh bãi tập để đề phòng lính gác Anh xuất hiện, và trong trường hợp này, họ sẽ đưa ra mật hiệu để các huấn luyện viên thay thế các trò chiến tranh này bằng những trò chơi rõ rệt là có tính cách hòa bình hơn. Trong khoảng thời gian vài giây, các trẻ sẽ ngừng ngay việc tập chiến đấu để hát một bài ca đại chúng hay để đấu bóng chuyền. Còn về những nhóm không tham dự vào việc huấn luyện, chúng sẽ học trong các lớp địa dư xứ Palestine, nghệ thuật trả lời các câu hỏi của các sĩ quan an ninh quân đội Anh.

    Vụ báo động duy nhất trong thời kỳ chuẩn bị này không phải do người Anh mà là do ba phụ tá của Ari: David, Joab và Zev. Được khuyến khích vì sự thành công của vụ đột nhập vào căn cứ tiếp vận vĩ đại ấy, họ cho rằng quả là một trọng tội nếu còn để lại trong đó dù chỉ là một đôi dây giày. Tại sao Đại đội 23 Vận tải lại không dùng các xe cộ đẹp đẽ của mình - nếu cần, làm việc hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ - để vét sạch kho hàng? Trong cơn hăng hái, Zev còn dữ tính ăn cắp luôn cả trọng pháo. Cũng như nhiều kháng chiến quân Palestine khác, họ đã phải “xoay xở” quá lâu với các phương tiện eo hẹp rồi, nên khó mà chống lại được quyến rũ này...

    Ari thuyết phục họ nên biết điều nhưng vô ích.
    - Tham lam quá, các chú dám làm sập tiệm cả đám. Bọn Anh có thể đang gật gù ngủ nhưng họ chưa có chết đâu. Đánh thức họ dậy là ngu không chịu được. Đại đội 23 Vận tải thỉnh thoảng lại xuất hiện là chuyện thông thường, nhưng ngày nào cũng cho xe lại kho, sau cùng thế nào cũng làm tụi Anh chú ý đến chúng ta, nghĩa là lộ tẩy hết.
    Nhưng Ari nói như nói với các người điếc. Các kế hoạch do ba anh chàng bạt mạng này soạn thảo sau các vụ thảo luận thì thào bất tận đã mỗi lúc thêm điên khùng, Joab đã liều tới độ một hôm đi mời nhiều sĩ quan Anh tới dùng bữa “tại câu lạc bộ của Đại đội 23 Vận tải”. Để làm giảm bớt hăng hái của họ, Ari đã nổi giận và dọa cho đổi họ về Palestine ngay lập tức.

    Sau hai tuần lễ, tất cả mọi chuẩn bị đã xong xuôi. Giai đoạn chót của “Chiến dịch Gédéon” - các bài báo Parker phải viết, cũng như vụ đào thoát của ba trăm trẻ để đưa chúng đến Cyrénia có thể phát xuất vào bất cứ ngày nào. Giai đoạn chót này sẽ do chính người Anh phát động mà chính họ làm mà không biết đến. Mọi sự sẽ bắt đầu khi nào quân Anh làm xong trại mới trên con đừờng đi Larnaca và bắt đầu cho chuyển sang đó một phần di dân đang bị giữ ở Caraolos.

    --------------------
    * Chú thích:
    [1] Kosher: thực phẩm ăn riêng theo Do Thái giáo: không thịt heo, thịt các thú vật ăn thịt để sống, các loại cá không vẩy, không trộn thịt với sữa hoặc các sản phẩm của sữa.

  29. #21
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 19

    Caldwell, tùy viên của tướng Sutherland, tiến vào văn phòng của thiếu tá Allistair, trưởng phòng phản tình báo Anh tại Chypre. Allistair, bốn mươi tuổi giọng nói dịu dàng, mỉm cười với Caldwell và cầm một xấp giấy trên bàn lên.
    - Ta đi chứ?
    Hai người xuống tầng dưới nhà và vào văn phòng của Sutherland. Vị tướng mời hai người ngồi rồi ra dấu cho thiếu tá Allistair báo cáo. Ông này gãi mũi và giả vờ như đọc lướt qua những tờ giấy cầm ở tay, rồi nói :
    - Chúng ta ghi nhận thấy một hoạt động gia tăng bất thường ở Caraolos, một thứ thì thầm âm mưu. Nhất là trong khu nhi đồng. Theo ý chúng tôi thì đây là chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy hoặc một vụ đào thoát.
    Dáng điệu quá khiêm tốn sợ sệt và giọng nói khàn khàn đã làm cho Sutherland bực tức rõ rệt. Ông gần như không buồn nghe viên thiếu tá đang đọc hết trang này sang trang khác về các tin tức thiếu xót, các nhận xét mơ hồ. Khi viên thiếu tá đọc xong, ông nói :
    - Ông bạn Allistair ạ, trong mười lăm phút rồi ông đã đọc những gì đấy hay chỉ cốt nói với tôi là ông nghi ngờ dân Do Thái đang bàn tính một âm mưu ghê khiếp nào đó. Trong hai tuần lễ vừa qua, ông đã gởi tám người của ông vào trong trại, trong đó có ba cho riêng khu nhi đồng. Vậy mà lần nào cũng như lần nào các tay săn tin tài ba của ông cũng bị khám phá và bị tống cổ ra trong nội một tiếng đồng hồ. Ông cũng đọc cho tôi nghe hai trang công điện do phòng kiểm soát vô tuyến của ông thu được - tiện đây cũng mở thêm dấu ngoặc là các công điện đó không mở nổi - và vẫn theo ông những công điện ấy đã do một máy vô tuyến bí mật mà ông không sao xác định nổi vị trí.
    Allistair và Caldwell liếc nhìn nhau thật nhanh. Họ hoàn toàn hiểu rằng một lần nữa, ông xếp đang ở cơn nóng lạnh. Allistair nghiêng người ra phía trước, nói như thì thào :
    - Thưa thiếu tướng cho phép tôi được trình bày: Xin thiếu tướng hãy tin cho rằng những tin tức do chúng tôi thâu nhận đã được kiểm chứng và có giá trị cao. Dẫu sao, chúng ta đã nhiều lần có các dữ kiện cụ thể mà chúng ta đã không có hành động thích ứng nào. Chúng ta biết một cách chắc chắn rằng Caraolos đầy những cán bộ của Palmach đang huấn luyện quân sự cho các thanh thiếu niên tại thao trường của trại. Chúng ta biết, cũng một cách chắc chắn như thế, là dân Palestine đã cho các cán bộ của họ lên đảo ở một bãi biển vắng, gần Salamis. Và chúng ta có rất nhiều lý do để nghi ngờ tên Mandria, chủ hãng đóng tàu người Hy Lạp ấy, đã cộng tác với họ.
    Sutherland nói to :
    - Thôi! Thiếu tá không cho tôi biết thêm được gì. Chỉ có điều anh và nhân viên của anh đã quên một điểm: chính sự hiện diện của các người Palestine ấy đã ngăn các kẻ bị giam nổi dậy. Chính họ đã điều khiển các trường học, bệnh viện, hỏa đầu vụ, nói tóm lại họ làm cho trại hoạt động. Hơn nữa, họ duy trì một kỷ luật tuyệt hảo, giảm bớt số người đào thoát, chỉ để ra vào một số người nào đó thôi. Bắt giam các người Palestine đó, chúng ta sẽ có một tình hình hết sức gay cấn ngay.
    Caldwell nói xen vào :
    - Trong trường hợp như vậy, tôi thấy chỉ còn một cách: Làm sao các kẻ cho tin có thể cho chúng ta biết chính xác tụi Do Thái đang am mưu những gì.
    Allistair phản đối :
    - Điều bất hạnh là chúng ta lại không sao mua nổi một tay chỉ điểm Do Thái. Tụi họ liên kết với nhau trong bất cứ trường hợp nào. Mỗi khi chúng tôi tưởng đã tìm được một người thì tên đó lại chỉ cung cấp cho chúng ta các tin tức bịa đặt không chịu được.
    Caldwell kêu lên :
    - Nếu thế phải áp dụng biện pháp mạnh vậy. Hãy nghĩ ra các hình phạt làm cho chúng phải suy nghĩ.
    Sutherland nói với giọng trách cứ :
    - Anh Fred, như thế không nghe được. Những kẻ này không thể làm họ sợ được đâu. Anh đừng quên là họ đã được thực tập trong các trại tập trung của Quốc xã. Anh còn nhớ Bergen-Belsen chứ? Quả thực anh có tin là chúng ta tạo ra nổi cái gì ghê khiếp hơn thế không, Fred?
    Thiếu tá Allistair bắt đầu hối tiếc là đã yêu cầu Caldwell đi cùng với mình vào đây. Chàng vội vàng nói :
    - Nếu thiếu tướng cho phép, tôi xin được trình bày: Caldwell chỉ nói quá lời vậy thôi, anh ấy cũng là quân nhân như chúng ta. Nhưng tôi sẽ nói dối với thiếu tướng nếu tôi báo cáo là mọi sự yên tĩnh ở Caraolos và chúng ta vẫn tiếp tục có thể khoanh tay ngồi yên.
    Sutherland rời khỏi ghế, tay chắp sau lưng, bắt đầu đi đi lại lại trong phòng. Trong một thời gian nhiều phút, ông chỉ im lặng hút pipe. Sau cùng ông nói :
    - Nhiệm vụ tôi đã được giao phó rất là rõ ràng. Tôi phải duy trì yên tĩnh trong các trại cho tới khi chính phủ quyết định thái độ đối với vấn đề Palestine. Hơn nữa, chúng ta phải tránh tất cả những gì các kẻ địch chúng ta có thể lợi dụng để tuyên truyền chống Anh quốc.
    Caldwell thoáng nhăn mặt. Chàng không thể hiểu được tại sao Sutherland lại từ chối hành động, dám để cho các người Do Thái gây rối loạn. Một lòng nhân từ như vậy, khó có thể hiểu nổi.

    Còn Allistair thì hiểu những lý do của thiếu tướng nhưng không vì thế mà tán thành. Chàng thích có một phản ứng mạnh và tàn nhẫn có thể làm đảo lộn các dự án của người Do Thái. Tuy thế chàng ý thức rằng ở vị trí của mình, chàng chỉ nên chuyển đến cấp chỉ huy những tin tức thâu thập được. Quyết định sau cùng chỉ có thể thuộc về thiếu tướng. Nhưng dầu sao... Thật bất hạnh khi Sutherland lại kiên nhẫn, khoan dung, khoan dung một cách “ngu” đến như vậy!

    Sutherland hỏi :
    - Còn gì nữa không?
    - Dạ thưa còn. Một vấn đề mới. Cái cô nữ điều dưỡng Kitty Fremont người Hoa Kỳ ấy, cùng ông bạn ký giả Hoa Kỳ Mark Parker...
    - Họ liên quan gì đến vụ này?
    - Dạ có chứ. Chúng tôi không dám chắc hẳn cô ta là tình nhân của Mark Parker nhưng việc cô ta tới làm việc ở Caraolos lại trùng hợp với việc Parker tới Chypre. Vậy...
    - Vậy sao?
    - Dạ thưa... Parker chống Anh có phải không ạ?... Chúng ta có nhiệm vụ cần phải biết...
    Sutherland la :
    - Anh nói những điều xuẩn không à. Đó là ký giả giỏi. Khi hắn nói ra sai lầm để chúng ta trả giá đắt hồi 1944 trên mặt trận Hòa Lan, hắn chỉ hành nghề của hắn mà thôi.
    Mặc dù cách giải quyết vấn đề khô khan như vậy của viên tướng, Allistair cũng chưa chịu thua.
    - Theo ý thiếu tướng, chúng ta có nên cứu xét tới trường hợp sau không: Bà Fremont, khi nhận làm việc Caraolos, có thể có ý định giúp Parker thu thập tài liệu về trại. Tài liệu mà ký giả này có thể xử dụng để viết một bài báo...
    - Tội nghiệp ông bạn trẻ của tôi! Nếu ngày nào giả thử anh có bị kết tội là giết người, tôi hy vọng rằng thẩm phán đoàn trước khi treo cổ anh, sẽ đòi hỏi những chứng cớ vững chắc hơn là những giả thuyết tùy hứng mà anh vừa đưa ra đó.
    - Nhưng, thưa thiếu tướng...
    - Thôi! Bà Fremont là một trong những nữ điều dưỡng chuyên khoa nhi đồng giỏi vào bậc nhất vùng Trung Đông. Chính quyền Hy Lạp đã chính thức khen ngợi bà về công trình đáng kể bà đã làm trong một cô nhi viện ở Salonique. Ta cũng biết rằng bà này cùng Mark Parker là bạn với nhau từ thời thơ ấu. Sự kiện này chính thiếu tá cũng đã ghi lại trong báo cáo. Cũng như thiếu tá đã viết, cũng trong báo cáo ấy, là chính các tổ chức cứu trợ Do Thái đã yêu cầu bà tới giúp. Này, thiếu tá Allistair... Tôi nghĩ rằng chắc cũng có lúc thiếu tá đọc các báo cáo của chính thiếu tá chứ?
    - Nhưng thưa...
    - Tôi chưa nói hết. Bây giờ chúng ta cứ tưởng tượng là những lo ngại ghê gớm nhất của thiếu tá xảy ra đi. Chúng ta tưởng tượng là quả thực bà Fremont tìm tài liệu cho ông bạn Parker để cho đương sự viết một loạt bài về Caraolos. Cứ cho như thế đi thì mọi sự sẽ đưa chúng ta đến đâu? Xin các ông nhớ cho rằng chúng ta đang ở cuối năm 1946... Chiến tranh đã chấm dứt hơn một năm rưỡi rồi. Trên toàn thể thế giới, mọi người đã chán các câu chuyện tị nạn với di dân rồi, những câu chuyện loại này không còn làm ai chú ý nữa. Ngược lại, việc trục xuất hai người Hoa Kỳ có tiếng, một nữ điều dưỡng và một ký giả, sẽ tạo ra một ấn tượng khó chịu. Mọi sự đến thế thì quả thực tùy các ông, chứ tôi không ham rồi.
    Mặt đỏ bừng, Allistair vội vã cúi xuống nhặt lại những tờ giấy của bản báo cáo rơi xuống nền gạch, Caldwell đứng nhổm dậy :
    - Thưa thiếu tướng điều hay nhất chúng ta có thể làm bây giờ là bắn bỏ vài ba tên Do Thái cho tụi chúng hiểu ai là người chỉ huy ở đây!
    - Fred! Nếu anh thích bắn người Do Thái như thế, tôi có thể cho anh thuyên chuyển sang Palestine. Ở đó, anh sẽ có cả ngàn ngàn Do Thái, duy chỉ có một điều là những người này lại có võ trang và không hề chịu ngồi chết rục sau hàng rào kẽm gai đâu. Những chú bé mới lớn như anh, họ “ăn” hau háu hai hay ba người vào bữa điểm tâm.
    Allistair đề nghị :
    - Vào phòng tôi đi.
    Cánh cửa vừa khép lại, Caldwell đã để cho cơn giận tự do bùng nổ.
    - Theo ý tôi, ông Già bắt đầu lẩm cẩm rồi. Sao người ta không gắn cho ông ấy cái chức danh dự nào đó rồi cho về hưu cho rồi.
    - Đúng thế đấy... Từ nhiều tuần nay tôi đã suy nghĩ. Sutherland đã tỏ ra bất lực trong việc kiểm soát tình thế nữa - bất lực một cách thảm hại. Này, tôi sẽ gởi một thư riêng trình tướng Tevor Browne.
    Caldwel nhíu mày.
    - Làm thế có vẻ liều mạng quá đấy, ông bạn.
    - Có thể lắm, nhưng chúng ta phải hành động trước khi cái đảo này nổ tung lên. Anh là sĩ quan tùy viên của ông tướng. Nếu anh ủng hộ tôi, tôi nghĩ tôi có thể bảo đảm là không có hậu quả tai hại nào về sau cho anh đâu.
    Caldwell cười khẩy nhận lời. Chàng đã mệt với Sutherland cùng các dáng điệu kiểu cách của ông ta rồi. Và cũng vì Allistair là bà con xa gần gì đó với tướng Tevor Browne...

    Chàng nói nhỏ :
    - Nếu anh có thể thêm vào thư đó vài lời có lợi cho tôi thì...
    Một tiếng gõ cửa ngăn chàng nói hết câu. Một hạ sĩ bước vào, đặt một xấp giấy trên bàn rồi đi ra, Allistair đọc lướt qua rồi thở dài và nói :
    - Mọi sự mỗi lúc rắc rối hơn rồi. Đây này, mọi người cho tôi biết là có một bọn ăn cắp tổ chức rất siêu đẳng: một bọn đa mưu túc kế đến nỗi mọi người chưa khám phá ra nổi là chúng ăn cắp của chúng ta cái gì nữa. Ồ, mẹ kiếp!
    Vài ngày sau, tướng Tevor Browne đã có một bản báo cáo khẩn và mật của thiếu tá Allistair. Ý tưởng đầu tiên của ông là định cho gọi Allistair và Caldwell về Luân Đôn để nói cho họ biết ông coi phương thế họ đã làm có thể kể gần như là phản loạn. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, ông ý thức rằng Allistair không bao giờ dám liều gởi đi một bản văn như vậy nếu tình hình không quá nghiêm trọng rồi.

    Allistair khuyến cáo nên tung ngay ra một cuộc tảo thanh chớp nhoáng ở Caraolos để “làm đảo lộn các kế hoạch mà chắc chắn những người Do Thái đang âm mưu thực hiện”, Tevor Browne không thể biết được rằng, ngoại trừ khi hành động thật nhanh, nếu không vụ tảo thanh này sẽ phóng vào khoảng không: Ari Ben Canaan đã ấn định ngày, giờ đến tận cả phút cho vụ đào thoát của ba trăm đứa trẻ.

    Người Anh vừa loan báo rằng nhưng căn trại mới ở gần Larnaca đã làm xong. và nhiều di dân trong tại Caraolos sẽ được chuyển sang trại mới. Việc di chuyển các kẻ này sẽ thực hiện bằng cam-nhông, từ bốn đến năm trăm người trong hai mươi tư giờ và trong một thời gian là mười ngày.

    Ari Ben Canaan quyết định :
    - Chiến dịch Gédéon sẽ xảy ra vào ngày thứ sáu.
    Xử dụng các đường hầm, các thùng hàng, lối thoát qua chỗ đổ rác? Nếu không được, Ari sẽ chỉ việc mang các xe nhà binh của mình lại trại Caraolos, chở trẻ con lên mang đi, trước mũi tất cả mọi người.

  30. #22
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 20


    Xin trao tận tay.

    Ông Kenneth Bradbury, American News Syndicate,
    Văn phòng Luân Đôn.

    Brad thân!

    Thư này cũng như bản văn đính kèm đây đã được gởi trực tiếp từ Chypre. Tôi đã trao các bản văn này cho một hoa tiêu của hãng British Intercontinental Airways.

    Chiến dịch Gédéon sẽ bắt đầu trong khoảng năm ngày nữa. Trong chuyện này tôi đã hành động theo sáng kiến riêng, tin cậy vào linh khiếu riêng, bởi vì tôi cảm thấy từ vụ này sẽ xảy ra một cậu chuyện gay cấn bậc nhất.

    Vào ngày N, tôi sẽ gởi một điện tín. Nếu ký tên Mark, có nghĩa là mọi sự đã xảy ra đúng như dự liệu, và anh có thể cho đăng bài của tôi gởi sẵn. Nếu ký tên Parker, anh hiểu là có trục trặc, án binh bất động.

    Tôi đã hứa với anh chàng hoa tiêu mang thư này một bồi khoản là năm trăm đô la. Anh vui lòng thanh toán cho chứ?
    Chúc anh mạnh

    Mark PARKER.


    Mark Parker, Khách sạn Dôme


    Cyrénia (Chypre)

    Dì Dorothée đã đến Luân Đôn bình an - STOP - Tất cả đều vui vẻ - STOP - Chờ đợi tin anh.
    BRAD


    Vì bây giờ Kitty làm việc trong trại Caraolos, nàng đã rời Cyrenia và khách sạn Dôme để đến Famagouste, ở khách sạn “Vua George”. Mark thích ở lại Dôme hơn để có mặt tại chỗ khi chiếc Exodus tiến ra cảng.


    Chàng đã đến Famagouste hai lần để thăm Kitty. Cả hai lần chàng đều không gặp: nàng đều ở trong trại, Mandria thố lộ với chàng cái gì ông đã nghi ngờ từ lâu: Kitty đã yêu cầu Karen, cô bé Đan Mạch Đức ấy phụ tá cho nàng, và hai người không bao giờ rời nhau. Mark cảm thấy một lo ngại ngấm ngầm. Khi cố gắng làm sống lại đứa con gái đã chết qua sự hiện diện thường xuyên bên cạnh của Karen, Kitty đã chơi một trò nguy hiểm, và hơi kỳ quái theo ý chàng. Chưa kể những giấy tờ giả nàng chuyển ra khỏi trại nữa.

    Ngày N gần đến. Mark càng lúc càng bận, viết thư cho Kitty để hẹn gặp chắc chắn tại khách sạn “Vua George”.

    Ngày hôm đó vào buổi sáng, khi phóng xe trên đường tới Famagouste, chàng mới ý thức thần kinh mình căng thẳng đến độ nào. Cho tới giờ, mọi sự đã diễn ra cách một dễ dàng hết sức đáng ngạc nhiên. Ben Canaan cùng nhóm người của anh đã làm tất cả những gì họ muốn trước mũi người Anh mà người Anh không hay biết gì cả. Việc thiết lập Đại đội 23 Vận tải, tân trang tàu Exodus, huấn luyện trẻ em, đều đã diễn tiến và hoàn tất không một trục trặc nào. Hiển nhiên là “Chiến dịch Gédéon” sẽ là vụ đẹp nhất trong nghề ký giả của Parker. Nhưng chỉ có điều đáng lẽ ra giữ vai trò nhân chứng khách quan, chàng lại cố giữ vai trò tham dự, ít phù hợp với nguyên tắc của báo chí, và điều này làm chàng thắc mắc nhất.

    Kitty đợi chàng ở quán giải khát sân thượng khách sạn “Vua George”. Nàng nói tươi cười và chàng ngồi xuống, nàng nghiêng người hôn lên má chàng :
    - Chào anh Mark!
    Bực tức, chàng thấy nàng tươi đẹp, như trẻ lại mười tuổi. Nàng thấy nỗi bực dọc ấy.
    - Anh Mark ạ, mọi người có thể coi anh lúc này như hiện thân của hạnh phúc đây. Có phải tại vì gần tới ngày đại sự đã làm thần kinh anh bết thế không?
    - Không, anh như thường!
    Kitty đặt ly xuống bàn.
    - Vẻ cáu kỉnh của anh cách xa cả kí-lô-mét cũng thấy. Anh nên cắt nghĩa lẹ lên trước khi để cơn giận của anh nổ tung lên bây giờ.
    - Hình như em là người phải cắt nghĩa mới đúng. Cái gì đã xảy ra vậy? Em giận anh phải không? Em không còn thương mến gì anh nữa hả?
    - Trời ơi anh Mark.. quả thực tôi không ngờ anh dễ giận đến mức đó. Em bận nhiều việc quá... Vả lại chúng ta đã đồng ý quyết định là nên bớt gặp nhau trong hai tuần lễ vừa qua. Anh còn nhớ chứ?
    - Anh chỉ nhớ là chúng ta là bạn thân, chúng ta từ xưa vẫn thường nói cho nhau biết mọi chuyện thôi.
    - Em không hiểu anh định đưa câu chuyện tới đâu.
    - Nếu em cần được nói rõ mọi sự ra mà chịu nhận, thì này đây... Karen; Karen Clement-Hansen, một cô bé tị nạn Đức Đan Mạch.
    - Karen liên quan gì tới chuyện chúng ta!
    Nàng vội vã ngắt ngang lời Mark.
    - Karen là một cô bé dễ thương... Chúng tôi có cảm tình với nhau, chỉ có thế thôi.
    - Vậy hả? Cô bé của tôi ạ, cô chưa từng bao giờ biết nói dối một cách khéo léo đâu. Cô cho phép tôi được nói rằng trong lúc này, cô đang cố gắng tạo ra cho cô cả đống phiền muộn khó khăn. Lần chót vừa rồi, cô đã từng thấy cô trần truồng trong giường của một thủy thủ không quen biết. Còn lần này, với một chút xíu may mắn thôi, cô dám đi tới chỗ tự tử lắm.
    Hai cặp mắt nhìn nhau.. Bối rối, Kitty quay đầu đi, nói nhỏ :
    - Thế mà em cứ tưởng em quân bình lắm. Trong suốt đời em... Trừ mấy tuần lễ vừa qua....
    - Và bây giờ thì em để em mất quân bình nhanh gấp đôi để bù lại những năm quân bình đã qua phải không, Kitty?
    Đột nhiên nàng nắm lấy tay chàng :
    - Anh Mark. Em xin anh hãy cố gắng hiểu cho. Em có cảm tưởng đang được hồi sinh. Em biết những chuyện đó rồi sẽ chẳng đưa tới đâu... Nhưng Karen quả thật đáng chú ý.
    - Em sẽ làm gì một khi nàng Karen ấy xuống tàu Exodus? Em sẽ theo cô bé ấy sang Palestine chăng?
    Nàng dụi mạnh điếu thuốc lá, cầm ly lên uống cạn. Mark đang quan sát Kitty, thấy mắt nàng nheo lại, mặt có một vẻ mà chàng rất rõ. Nàng nói :
    - Karen sẽ không đi với tàu Exodus. Em đã chỉ nhận làm việc với Ari Ben Canaan với điều kiện như vậy.
    Mark tức giận, la lên :
    - Em thật ngốc! Ngốc một cách đáng thương.
    Kitty :
    - Em xin anh. Xin anh thôi đừng bôi bẩn những tình cảm của em nữa. Từ nhiều năm nay, em sống cô đơn, thèm khát một tình yêu thương như thứ tình yêu thương Karen đã mang lại cho em, đổi lại sự thông cảm và sự trìu mến em có thể mang lại được cho Karen.
    - Em đâu có muốn làm bạn cô bé đó, em chỉ muốn làm mẹ nó thì có.
    - Cứ cho là thế đi! Thì có gì là xấu đâu.
    Chàng nói với giọng giảng hòa :
    - Thôi Kitty, chúng ta hãy thôi đối chọi với nhau và thử bình tĩnh xem xét lại vấn đề. Anh không biết em đã nghĩ ngợi ra làm sao, nhưng em phải biết rằng ông bố của Karen rất có thể còn sống. Vả lại, cho dù ông ta có chết rồi, cô bé đó vẫn còn có một gia đình ở Đan Mạch, bất cứ lúc nào cũng mong đón nàng trở về. Sau hết, cô bé đã bị nhiễm độc rồi - tất cả các người Do Thái đều bị nhiễm độc hết. Nó chỉ mơ ước có một điều thôi: Về Palestine.
    Kitty cúi đầu. Mark buồn bã hối tiếc khi thấy vẻ cương quyết của nàng biến đi, thay thế bằng một nỗi buồn sâu xa. Nàng nói nhỏ :
    - Em đã lầm lẫn khi chống đối lại không cho Karen đi với Exodus. Nhưng chỉ tại vì em hết sức muốn giữ nàng lại với em... Trong vài tháng, để làm nó tin em hoàn toàn... Và cũng để cho nó hiểu nếu sang Mỹ, sẽ sung sướng ngần nào. Nếu em được sống với nó, dầu chỉ trong hai ba tháng thôi, em sẽ lấy lại được quân bình...
    - Kitty, cô gái đó đâu có phải con của em. Karen đâu phải là Sandra. Em đã bắt đầu đi kiếm một Sandra thứ nhì ngay sau khi chiến thanh chấm dứt. Em đã tìm ở cô nhi viện Salonique, và có lẽ cũng vì lý do đó, em đã nhận thách thức của Ben Canaan: lý do bởi vì có trẻ em ở Caraolos và em hy vọng sẽ tìm thấy một Sandra ở đó.
    - Xin anh thôi đi, Mark. Đừng nói nữa, em không chịu nổi nữa.
    - Cũng được, anh không nói thêm về chuyện ấy nữa. Bây giờ anh có thể làm gì cho em?
    - Trước hết, anh kiểm soát giùm xem cha Karen còn sống không. Nếu ông chết rồi, em muốn nhận nó làm con nuôi và đưa về Mỹ cùng với em.
    Chàng hứa :
    - Được rồi, anh sẽ lo vụ đó cho em. Dầu sao...
    Chàng đột nhiên ngừng nói. Chàng vừa nhận thấy Ari tiến vào. Mặc quân phục sĩ quan Anh, người thanh niên Palestine này đi thẳng về phía bàn hai người.
    - David báo cho tôi biết có một trục trặc xảy ra ở Caraolos và cần sự can thiệp gấp của tôi. Tôi nghĩ rằng giá bà Fremont đi cùng tôi thì hay hơn.
    Cả Mark lẫn Kitty hỏi cùng một lúc :
    - Chuyện gì vậy?
    - Tôi chưa biết đủ chi tiết. Chắc hai ông bà biết anh chàng Landau, tay chỉ huy tổ làm giấy tờ giả, kẻ hiện đang làm những lệnh thuyên chuyển để chúng ta có thể mang các trẻ ra khỏi trại. Theo tôi được hiểu, hắn từ chối tiếp tục làm việc trước khi gặp lại tôi.
    Kitty ngạc nhiên :
    - Nếu hắn muốn nói chuyện với ông, tại sao lại cần có tôi?
    - Cái cô bé Đan Mạch bạn cô ấy là kẻ duy nhất hắn chịu nghe lời. Trong nội ba mươi sáu tiếng nữa, chúng tôi cần có đủ tất cả những lệnh thuyên chuyển ấy. Để làm cho hắn chịu làm việc lại, có lẽ chúng ta bắt buộc phải nhờ tới người trung gian thuyết phục là Karen. Chính cái cô Karen này mới có kết quả được.
    Không nói một tiếng, Kitty thẫn thờ đứng dậy theo người thanh niên Palestine. Mark lắc đầu. Cái nhìn xúc động của chàng vơ vẩn rất lâu trên phía cầu thang Ari và Kitty vừa đi xuống.

  31. #23
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 21

    Trong lớp học được xử dụng làm tổng hành dinh của các Palmachnik trại Caraolos, Karen bực tức nhìn người thiếu niên đang đứng trước mặt nàng. Dov Landau vóc người hơi nhỏ so với tuổi. Vẻ dịu dàng của khuôn mặt dưới mái tóc màu vàng có thể đánh lừa một kẻ nào chỉ quan sát thoáng qua. Ngược lại, cái nhìn lạnh như tiền của cặp mắt xanh lại bộc lộ một tâm hồn rắc rối, đầy hỗn độn và hận thù. Chàng đứng thẳng với dáng điệu thách thức trước một chỗ như một thâm cung, nơi đặt cơ sở làm giấy tờ giả mạo. Karen nói, giọng nghiêm khắc :
    - Anh Dov! Anh đã lại giở cái trò gì vậy. Tôi đòi hỏi anh phải cắt nghĩa.
    - Tôi chẳng giở cái trò gì ca. Tôi chỉ yêu cầu được gặp anh Ben Canaan.
    - Tại sao?
    - Cô coi này, những giấy tờ để phía sau tôi ấy. Đấy là những giấy tờ giả bắt chước các mẫu văn kiện của Anh. Anh David Ben Anri đã trao lại cho tôi một danh sách ba trăm người - các trẻ em ở khu chúng ta - mà tôi phải ghi vào các lệnh thuyên chuyển đến trại mới ở Lacarna. Nhưng các trẻ này sẽ không tới Lacarna. Chúng sẽ được đưa xuống một tàu của Mossad để về Palestine.
    - Thế rồi sao nữa? Anh phải biết rằng chúng ta không bao giờ được cãi lại các mệnh lệnh của Mossad hay Palmach.
    Dov thốt lên một tiếng lầu nhầu :
    - Lần này, tôi định cãi đó. Tên chúng ta, cả tên tôi lẫn tên Karen đều không có trong bản danh sách... Tôi sẽ không hoàn tất những giấy tờ này ngày nào mà họ chưa cho phép tôi thêm tên chúng ta vào.
    Karen phản đối :
    - Vô lý. Trước hết, ngày chính anh cũng chưa chắc là có chiếc tàu ấy. Và dầu cho có đi nữa, thì họ cũng có lý do để giữ chúng ta ở lại đây. Anh cũng như tôi, chúng ta còn việc để làm ở trại này.
    - Tôi cóc cần. Mọi người đã hứa với tôi là cho tôi đi Palestine, và tôi hết sức muốn đi.
    - Anh không tin là chúng ta có một món nợ với Palmach sao? Anh đã quên tất cả những gì các anh ấy đã làm cho chúng ta sao?
    Dov nhắc lại, khinh bỉ :
    - Làm cho chúng ta. Karen quả thực ngây thơ: nếu các anh Palmachnik phải vất vả và liều mạng như thế để đưa những người di dân về Palestine, chắc chắn không phải vì thương những kẻ khốn cùng là chúng ta. Họ chỉ cần người để chống lại tụi Ả Rập.
    - Thế còn những người Mỹ, người Pháp cùng tất cả những người không đánh nhau với Ả Rập... tại sao họ lại nâng đỡ chúng ta?
    Dov cười khẩy :
    - Để tôi nói Karen nghe tại sao: Họ làm như vậy chỉ để trả giá cho lương tâm yên ổn. Bọn họ hối hận vì đã thoát khỏi các phòng hơi ngạt.
    Karen nắm chặt tay và nghiến răng lại trong một nỗ lực cố giữ cho mình bình tĩnh.
    - Vậy anh chỉ biết đến có mỗi một thứ là sự căm thù sao?
    Nàng quay lại toan đi ra. Dov nhảy xổ tới cản đường.
    - Karen bây giờ cũng giận tôi... Tôi xin, Karen là người bạn duy nhất của tôi ở trên đời...
    - Tất cả những gì anh muốn, là về Palestine để gia nhập một nhóm đặc công cho phép anh đi giết người. Thật ác độc, anh Dov!
    Bằng một dáng đi thất vọng nàng trở về lớp học, buông mình xuống một ghế dài. Trước mặt nàng, trên bảng đen có viết một câu bằng phấn: “Năm 1917, Anh quốc qua bản tuyên ngôn Balfour, đã hoàn toàn chấp thuận cho thành lập một Quê Hương Do Thái ở Palestine”. Karen đưa hai tay ôm lấy đầu, thở dài :
    - Cả tôi nữa, tôi cũng muốn hết sức về xứ đó. Cha tôi đã có ở đó, ông đang chờ tôi, tôi cảm thấy như thế...
    Dov ngắt ngang lời :
    - Karen trở về lều đợi đi. Anh Ben Canaan sắp đến rồi.
    Karen đi rồi, Dov đi đi lại lại trong lớp cảm thấy sung sướng khi cơn giận của mình mỗi lúc một thêm lớn dần. Thời khắc qua. Sau cùng, hình dáng cao lớn của Ari hiện ra trong cửa: đằng sau chàng là David Ben Ami và Kitty Fremot vẻ mặt lo âu.

    Cái nhìn của Dov càng trở nên nghi ngại hơn. Dov lầu nhầu :
    - Tôi không muốn có mặt bà này ở đây.
    Ari nói bằng một giọng cương quyết :
    - Còn tôi, tôi rất muốn bà này hiện diện. Rồi, bây giờ chú có gì nói đi, tôi nghe đây.
    Sau khi do dự một chút, Dov tiến về chỗ góc phòng đặt cơ sở, cầm một mẫu văn kiện giơ lên.
    - Ba trăm đứa trẻ mà tôi phải ghi tên lên đây... Tôi tin chắc là thực ra, anh sẽ cho chúng xuống một chuyến tàu của Mossad.
    Ari gật gù :
    - Một điều rất có thể có lắm. Chú nói tiếp đi.
    - Tôi xin nhắc lại với anh sự thỏa thuận của anh và tôi. Tôi chỉ hoàn tất những giấy tờ này khi nào anh đã cho phép tôi được thêm vào hai tên nữa, tên Karen Clement và tên tôi.
    David Ben Ami muốn can thiệp :
    - Chú không bao giờ nghĩ rằng chú là người tối cần thiết vì chú là kẻ duy nhất biết công việc ấy sao? Chú không bao giờ nghĩ rằng cả hai, chú và Karen đều hữu ích ở đây hơn là ở Palestine sao?
    Dov trả đũa :
    - Thế anh không bao giờ nghĩ rằng tôi có thể cóc cần chuyện đó sao?
    Ari cúi đầu xuống để che giấu một nụ cười. Chú bé này quả thực tay lão luyện, cứng rắn, mưu kế, quen ăn miếng trả miếng - một sản phẩm điển hình của thế giới tập trung quốc xã. Chàng nói :
    - Tôi có cảm tưởng chú là kẻ nắm dao đằng chuôi rồi đó. Được rồi, chú cứ việc thêm tên chú vào danh sách.
    - Còn về Karen?
    - Karen đâu có liên hệ gì với sự thỏa thuận đã có giữa chú và tôi.
    - Vậy thì tôi đòi được thêm tên Karen vào nữa. Một thỏa hiệp, thay đổi được chứ sao không?
    Ari đứng dậy, tiến về phía Dov, la :
    - Coi chừng đó chú! Tôi không ưng thái độ của chú cho lắm.
    Dov tự động lùi lại. Nhưng không chịu thua, Dov hằn học nói :
    - Đấy, anh đánh tôi đi. Tôi đã từng qua các tay chuyên viên tra tấn, tôi biết ra sao rồi. Anh có thể giết được tôi nữa! Nhưng anh không làm tôi sợ đâu. Khi đi trải qua tay tụi Đức rồi, không còn biết sợ là cái gì nữa!
    - Câm cái mồm!
    Ari có vẻ gờm gờm nói tiếp :
    - Chú khỏi cần phải đọc các khẩu hiệu tuyên truyền cho chủ nghĩa Do Thái làm gì vô ích. Đi về lều rồi đợi ở đó. Tôi sẽ trả lời chú trong vòng mười phút.
    Dov lao ra cửa và biến mất. David kêu lên :
    - Thằng nhãi ranh! Đáng lẽ ta phải...
    Bằng một cử chỉ, Ari mời David ra ngoài. David vừa mới đóng cửa lại, Kitty đã níu lấy áo Ben Canaan.
    - Karen sẽ không đi tàu đó! Anh đã hứa với tôi như vậy rồi! Karen sẽ không đi với Exodus.
    Ari nắm lấy hai cổ tay nàng :
    - Cô bình tĩnh lại đi nếu cô muốn tôi nghe cô. Chúng tôi đã có quá nhiều vấn đề phải giải quyết rồi để còn có thể lo thêm cho một bà điên loạn nữa.
    Kitty vùng ra khỏi tay Ari. Chàng nói tiếp.
    - Hãy nghe tôi đây. Giai đoạn chót của chiến dịch Gédéon sẽ phải bắt đầu trong nội bốn ngày nữa. Vậy mà chúng tôi không thể làm được gì hết nếu tên Dov đó không hoàn tất các giấy tờ. Điều đó có nghĩa là Dov nắm cổ họng chúng ta và hắn biết rõ thế...
    - Anh hãy nói với hắn đi... hứa với hắn bất cứ điều gì, nhưng trời ơi,... anh hãy để Karen ngoài vụ này đi.
    - Dù tôi có sẵn lòng nói tới khản cổ nếu tôi tin rằng lời nói của tôi dùng vào việc gì.
    - Tôi xin anh, anh Ben Canaan... Anh hãy thử, cứ thử... Sau cùng chắc rồi hắn cũng chịu. Một khi hắn đã được đi, hắn...
    Ari lắc đầu :
    - Tôi tin ngược lại. Những tên nhóc như hắn, tôi đã thấy hàng trăm rồi. Bọn chúng không còn chút gì là con người... Hay ít ra cũng chẳng còn bao nhiều là tính người. Trong tường hợp Dov Ladau, sợi dây ràng buộc sau cùng hắn với đạo đức chính là Karen. Cô cũng biết như tôi rằng không có gì có thể làm lay chuyển lòng chung thủy tuyệt đối của hắn đối với nàng...
    Kiệt lực, Kitty dựa vào tường. Ben Canaan có lý, nàng đành phải chấp nhận. Dov Landau chắc chắn là một sản phẩm của cống rãnh tập trung, hết thuốc chữa, nhưng đối với Karen, hắn vẫn tỏ ra một một lòng chung thủy tuyệt đối. Nhưng Parker, cũng có lý nữa. Chính nàng đã hành động như một con bé ngu ngốc. Ari nói :
    - Tôi chỉ còn thấy có một giải pháp. Cô hãy đi tìm cô bé đó, thú thật mọi tình thươnng mến của cô đối với cô bé. Cắt nghĩa cho cô bé hiểu tại sao cô lại cần cô bé ở lại Chypre như vậy.
    Nàng nhìn chàng với con mắt đầy buồn nản, thì thào :
    - Tôi không thể làm được. Tôi sẽ chẳng bao giờ làm..
    Ari nói nhỏ :
    - Kitty, tôi sẵn lòng trả giá thật đắt để tránh cho Kitty chuyện buồn này. Nhưng tôi rất tiếc...
    Đây là lần đầu tiên chàng gọi nàng bằng tên. Kitty nói bằng một giọng không thành tiếng :
    - Xin anh đưa tôi trở lại với anh Mark.
    Ra tới tiền sảnh, hai người gặp David.
    - Chú đi nói với Dov là chúng ta nhận điều kiện của nó. Bảo nó tiếp tục làm việc ngay.
    Năm phút sau, một chàng Dov Landau hết sức vui mừng nhảy bổ vào lều Karen, kêu lớn :
    - Chúng ta sẽ đi Palestine! Palestine!
    Karen nói nhỏ :
    - Trời ơi! Trời ơi!
    Dov cầm lấy tay Karen kéo nàng ra ngoài. Đi dưới các hàng cây keo hoang, hai người đi về thao trường nơi một nhóm trẻ đang tập đấu dao găm dưới sự huấn luyện của Zev.

    Đêm về khuya, Dov một mình tản bộ đọc theo hàng rào kẽm gai. Phía bên kia hàng rào, những người lính gác Anh đi đi lại lại. Xa hơn nữa là một tháp canh với đèn pha và súng liên thanh.

    Rào kẽm gai... Súng liên thanh... Những người lính...

    Chàng đã được sống ngoài kẽm gai khi nào? Rất nhiều năm về trước... xa xôi đến nỗi chàng khó khăn mới nhớ lại nổi.

    Kẽm gai... súng liên thanh... lính gác... Cứ như thế hoài đến nỗi chàng tự hỏi có một đời sống thực không ở bên ngoài tất cả các thứ đó. Bất động, im lặng, Dov tìm cách nhớ lại... quá xa, thật quá xa rồi trong quá khứ...

  32. #24
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 22

    Varsovie, mùa hè 1939
    Mendel Landau là một người làm bánh mì khiêm tốn ở Varsovie. So với giáo sư Johann Clement, ông ở đầu bên kia bậc thang xã hội - về phương diện xã hội, tài chánh cũng như trí thức. Nói cho thực ra, hai người này không có điểm nào chung, ngoại trừ điểm cả hai cùng đều là Do Thái.

    Với tư cách Do Thái, người này cũng như người kia đều phải giải quyết mỗi người theo một lối riêng, vấn đề tương quan của họ đối với thế giới họ sống chung quanh. Giáo sư Clement đến phút chót còn bám vào lý tưởng muốn đồng hóa hoàn toàn với quốc gia mình sinh sống. Còn Mendel Landau đã đi đến một kết luận hoàn toàn khác hẳn.

    Chính đời sống bên ngoài đã làm cho Mendel Landau có cảm tưởng ông chỉ là một kẻ lạ mặt. Từ bảy trăm năm nay, những Do Thái Ba Lan phải chịu những hành hạ đi từ bạo hành đến chết chóc. Bị giam hãm trong các ghetto, nơi mà sự cô lập đã tạo ra rất nhiều giáo phái thần bí cùng các đấng cứu thế giả, họ ít có thể đủ sức chống lại một quần chúng lúc nào cũng sẵn sàng xâm nhập khu họ ở để cướp bóc, hiếp dâm, giết chóc. Nhất là lại càng không đủ sức chống lại những vụ tràn vào tập thể như vụ năm 1648 đã đưa tới một vụ tàn sát tới năm trăm ngàn người Do Thái. 1648, ba thế kỷ trước Hitler!

    Tuy vậy, năm 1939 Ba Lan là một nước Cộng hòa và ba triệu dân Do Thái cư ngụ trên lãnh thổ này không còn bị dồn vào sống chật chội trong các ghetto bần cùng khốn khổ nữa. Nhưng không phải như thế là hết bị áp chế. Các người Do Thái vẫn bị đánh các sắc thuế đặc biệt, vẫn bị những vụ tẩy chay về kinh tế cũng như xã hội, và các vụ pogrome [1] vẫn bùng ra như trong quá khứ. Chính thức ra họ được kể là công dân, nhưng các dân Do Thái vẫn là dân cùng đinh là con dê chịu tội cho mọi sự. Những người Ba Lan, ít ra là quần chúng đa số, coi người Do Thái phải chịu trách nhiệm về lụt lội mỗi khi trời mưa nhiều quá, cũng như phải chịu trách nhiệm về hạn hán nếu trời mưa ít quá.

    Đến nỗi rằng Mendel Landau và Johann Clement bắt buộc phải đi đến các kết luận hoàn toàn đối nghịch nhau. Clement chắc sẽ ngạc nhiên lắm nếu mọi người dị nghị tư cách dân Đức của ông, còn Landau, mặc dù gia đình đã cư ngụ ở Ba Lan từ bảy thế kỷ rồi, vẫn hoàn toàn ý thức rõ mình vẫn là kẻ lạ mặt xâm nhập quốc gia này.

    Ít có khuynh hướng thần bí về tôn giáo, Mendel Landau chỉ có giữ các ngày lễ Do Thái, chỉ cho kinh thánh một giá trị tài liệu lịch sử. Vì thế, về di sản để cho con cháu, ông chỉ mang lại có một niềm tin bám rễ sâu xa. Ngược lại, ông nhất quyết mang lại cho các con một ý tưởng. Gọi là ảo tưởng thì đúng hơn bởi vì ý tưởng này có vẻ xa vời, ảo vọng, không thể thực hiện nổi. Ý tưởng này là một ngày kia, các người Do Thái phải trở về Palestine để xây dựng lại quốc gia, lại trở thành một nước. Theo ý Mendel Landau, chỉ với điều kiện này thôi người Do Thái mới có thể chinh phục được sự bình đẳng mà thế gian đã từ khước không chịu nhận. Nói thực ra, Landau, không đưa lòng lạc quan của mình bước tin rằng chính ông một ngày kia sẽ thấy được Palestine, và ông cũng chẳng tin rằng các con ông sẽ được biết tới niềm hạnh phúc này. Nhưng ông tin ý tưởng của ông.

    Về điểm này, ông không phải là kẻ duy nhất tin như vậy trong ba triệu người Do Thái ở Ba Lan. Có hàng trăm ngàn đồng bào ông đã theo về cùng một hướng đó và chủ nghĩa phục quốc Do Thái đã bắt nguồn và lấy các sức mạnh đầu tiên từ đám quần chúng đông đảo này, những kẻ phục quốc chính thống, phục quốc xã hội cũng như nhiều nhóm nhỏ phục quốc tranh đấu, và cả phục quốc trưởng giả nữa.

    Bắt buộc phải làm việc lao lực vất vả để nuôi dưỡng gia đình, lẽ tự nhiên là Mendel Landau thuộc nhóm xã hội. Nhóm của ông, một thứ nghiệp đoàn tự do, được gọi là Những Người Chuộc Tội. Tất cả cuộc đời của Landau xoay chung quanh hoạt động của hội này. Có những buổi thuyết trình của những kẻ đã đi Palestine về, có những người mới xin gia nhập hội, có nhiều sách phải đọc, nhiều tài liệu phải phổ biến, các buổi bàn luận, các buổi tối có khiêu vũ hát, và nhất là nỗ lực luôn luôn phải đổi mới để duy trì cho ý tưởng lớn lao kia khỏi phai nhạt tàn lụy. Các Người Chuộc Tội cũng như các nhóm phục quốc Do Thái khác, có các trung tâm nông nghiệp để cho các con trai con gái tới học nghề canh tác. Đôi khi họ con gửi một “đoàn” sang Palestine để khẩn hoang các đất đai do tổ chức Quê hương Do Thái mới mua được.

    Gia đình Landau gồm có sáu người. Mendel và vợ là Léah, một người nội trợ kiểu mẫu, và cũng là vợ hiền mẹ tốt. Mundek, con trai cả, là một chàng trai khỏe mạnh mười tám tuổi, làm việc cùng với cha ở lò bánh mì. Hai con gái: Ruth, mười bảy tuổi, hết sức nhút nhát e thẹn, người yêu của Jan, một trong những trưởng toán trong hiệp hội, và Rebecca vui vẻ, ồn ào, dễ vui dễ buồn như mọi cô gái mười bốn tuổi khác. Con út trong nhà là Dov, mười tuổi, một cậu bé dễ thương tóc vàng mắt xanh, còn quá trẻ để được nhận vào hội, rất phục ông anh cả đã có lòng khoan dung cho phép cậu được tham dự các buổi hội hợp.
    Ngày 1 tháng 9. 1939
    Sau khi đã tạo ra nhiều biến cố rắc rối ở biên thùy, quân Đức xâm lăng Ba Lan. Cùng ngày hôm đó, Mendel Landau cùng con trai cả Mundek lên đường thi hành lệnh tổng động viên.

    Trong một chiến dịch chớp nhoáng hai mươi sáu ngày, Wehzmacht đánh tan tành quân lực Ba Lan. Mendel Landau tử trận, một trong ba mươi ngàn người Do Thái đã chết trong quân phục Ba Lan, Mundek, thoát chết trong trận Varsovie, khó nỗi thỏa mãn buồn rầu là thấy mình trở thành gia trưởng.

    Sự kiện đáng chú ý là đa số dân Do Thái Ba Lan đi lấy ước mơ làm thực tại, cho rằng sẽ chẳng có gì xảy đến nguy hiểm cho họ hết nên đã khoanh tay trông chờ. Ngược lại, rất nhiều nhóm, đoàn thể phục quốc Do Thái, trong đó có hội của Landau, lại cho rằng việc Đức chiếm đóng Ba Lan sẽ đưa họ đến chỗ lâm nguy tính mạng. Các đoàn thể này quyết định sẽ giữ liên lạc với nhau, và nhất là hành động cùng loạt với nhau. Nói thực ra, đó là một vụ thống nhất hành động khá lý thuyết. Một số tổ chức khác thích tị nạn sang vùng an toàn (bấp bênh và thường chỉ là ảo vọng) là Nga sô, cái quốc gia đã lợi dụng vụ xâm lăng của Đức để nuốt chửng một nửa phía đông của Ba Lan. Có các tổ chức khác thiết lập những hệ thống bí mật hay lập các đường dây đào thoát ra ngoại quốc.

    Trong khi ấy, Những Người Chuộc Tội nhất quyết bám lấy Varsovie để thành lập ở đó một cái nhân kháng chiến, và dĩ nhiên là bây giờ họ sẽ nỗ lực duy trì các liên lạc với các nhóm Những Kẻ Chuộc Tội ở các thành phố khác. Mandek, dù rằng chưa được mười chín tuổi, đã được chỉ định làm chỉ huy quân sự và Jan, người tình của Ruth Landau, làm chỉ huy phó.

    Toàn quyền mới của “đất bảo hộ Ba Lan”, Hans Frank đã khai trương triều đại của mình bằng một loạt luật lệ chống Do Thái. Ngoài việc cấm thờ phụng, giới hạn di chuyển cùng các thuế má mỗi ngày một nặng cắt cổ, còn thêm việc loại trừ các người Do Thái ra khỏi hàng ngũ công chức, trường học, các vườn công cộng và nơi công cộng, và còn cấm cả việc xếp hàng nối đuôi trước các cửa hàng thực phẩm nữa. Đồng thời một chiến dịch “tẩy não” dữ dội làm khơi dậy nỗi thù hằn tiềm ẩn trong các người dân Ba Lan đối với các người Do Thái cũng là công dân nước này như mình. Đúng đấy, chính bọn Do Thái đã gây ra chiến tranh, ít ra một cách gián tiếp, và chính tại lỗi bọn Do Thái nên người Đức mới phải xâm lăng Ba Lan để “giải phóng Ba Lan khỏi bè lũ Do Thái bôn sơ vích”. Đúng đấy, chính tụi Do Thái đã cưỡng hiếp các vị nữ tu. Đúng đấy, việc xâm phạm các tu viện Do Thái quả thực là một biện pháp trả đũa xứng đáng.

    Những lời ám chỉ loại này không thể không có tiếng vang đáp lại.

    Mùa đông 1939-1940 thật khó khăn cho gia đình Landau. Cái chết của Mendel, các tin đồn về chuyện sẽ có tái lập các ghetto, các vụ lưu đầy dân Do Thái và sự thiếu hụt thực phẩm mỗi ngày một trầm trọng làm cho cuộc sống mỗi ngày một trở thành khó khăn thêm.

    Một buổi sáng tháng giêng 1940, nhiều tiếng đập cửa vang dội. Đó là toán công an Ba Lan, tụi “xanh” như người ta gọi theo màu đồng phục họ mặc, những kẻ hợp tác hăng hái với quân Đức. Họ loan báo một cách tàn nhẫn cho Léah biết là bà chỉ có hai giờ để sửa soạn hành lý và dọn tới một khu khác của Varsovie. Dĩ nhiên là không hề có vấn đề bồi thường gì hết cho căn nhà. Hơn nữa toàn gia Landau còn chưa đủ thì giờ để thu gọn cùng chuyên chở những gì mà Léah đã tích lũy bằng cách hết sức tiết kiệm trong hai mươi năm lấy chồng.

    Trong khoảng thời gian vài ngày, tất cả Do Thái ở Varsovie đã được “định cư lại” trong một khu ở trung tâm thành phố, gần đường xe lửa chính. Một khu chật hẹp, dài mười hai khối nhà, ngang sáu. May mắn là Mandek và Jan, hành động nhanh, đã lấy được một nhà ba tầng vừa dùng làm nơi ở vừa dùng làm tổng hành dinh cho hơn một trăm đoàn viên Những Người Chuộc Tội. Năm người trong gia đình Landau sẽ chỉ có một buồng duy nhất, đồ đạc chỉ gồm có các ghế vải dài để nằm và hai chiếc ghế bành. Còn về bếp và phòng tắm, họ dùng chung với mười gia đình khác. Léah đã giấu được mang theo một vài nữ trang cùng đồ linh tinh mà chắc chắn sau này sẽ cần dùng tới. Trong lúc này, tình hình tài chánh của họ tương đối dễ chịu: Mandek tiếp tục hành nghề làm bánh mì, và các đoàn viên Những Người Chuộc Tội đã tổ chức được một bếp ăn chung cho tất cả.

    Mỗi ngày qua, một làn sóng Do Thái bị đuổi khỏi các thành phố ở các tỉnh tràn vào khu “của họ”. Một đoàn người dài dặc đàn ông đàn bà mệt nhoài, mỗi kẻ chỉ mang trên lưng hay trên một xe bò tồi tàn một vài tài sản mà “các nhà cầm quyền” còn để lại không tịch biên. Khu phố, đã đầy người rồi, trở thành một nơi con người ở chồng chất lên nhau hiểu theo nghĩa sát nhất của từ ngữ. Gia đình Jan đến ở chung với gia đình Landau nên bây giờ cả thẩy là chín người sống trong một phòng. Những người khổ sở nhất vì sự ở chật chội này là Ruth và Jan: mối tình rụt rè thầm kín của họ bây giờ không ai là không biết.

    Khi ấy người Đức ra lệnh cho người Do Thái chỉ định những cố vấn để quản trị khu vực. Mọi người hiểu rất nhanh là thứ “quận hành chánh” này chỉ là một dụng cụ thi hành những biện pháp do người Đức ban ra. Nhưng cũng có những người Do Thái cho rằng thận trọng ra, ta nên tìm cách “thu xếp” với quân Đức, đã gia nhập cảnh sát Do Thái mới. Trong thời gian này, dân số trong khu đã vượt quá số nửa triệu người.

    Cuối năm 1940, quân Đức trưng dụng nhiều ngàn Do Thái sung vào các tiểu đoàn lao công cưỡng bách. Chung quanh khu vực, quân Đức cho xây một bức tường cao ba thước trên có kẽm gai. Tại mười lăm lối ra, các tên “xanh” Ba Lan và Lithuanie giữ việc canh gác. Như vậy, ghetto đã được tái lập. Trong một thời gian thật ngắn, sự giao liên với bên ngoài hầu như ngừng hẳn. Mendek, làm việc ở ngoài thành phố, trở thành thất nghiệp. Việc phân phối thực phẩm trở thành gắt gao đến nỗi số thực phẩm được cung cấp chưa đủ nuôi một nửa dân số trong khu. Chỉ những gia đình nào có một hay nhiều người có thể gia nhập một đại đội lao công cưỡng bách mới có may mắn thoát khỏi nạn đói thôi.

    Việc thành lập ghetto đã gây ra cả một cơn kinh hoàng. Một số người tìm cách đổi tiền và nữ trang lấy thực phẩm lậu, nhiều người khác chạy trốn tới các nhà người Ba Lan công giáo. Chín trên mười trường hợp loại này đã đưa đến một kết quả bi thảm: những người chạy trốn hoặc bị lính gác bắn chết, hoặc bị phản bội bởi những người giả vờ nhận đón tiếp họ. Mỗi ngày đời sống bên trong bức tường càng trở thành một cuộc chiến đấu thường nhật cho đời sống, hiểu theo nghĩa cụ thể nhất.

    Trong tình trạng tuyệt vọng này, Mundek Landau tỏ ra có những đức tính xứng đáng của người gia trưởng. Địa vị của chàng trong Những Kẻ Chuộc Tội đã làm chàng xin phép được Hội đồng Do Thái điều khiển một trong những lò bánh mì hiếm hoi còn hoạt động trong ghetto. Nhờ ở chàng, những người trong đoàn có thể nói là có gần đủ ăn.

    Tháng ba năm 1941, mười tám tháng sau khi xâm lăng Ba Lan, Adolf Hitler chọn lựa “giải pháp chót” cho vấn đề Do Thái. Một sự kiện đáng chú ý là Hitler đã ra chỉ thị này dưới hình thức khẩu lệnh. Sáu tuần lễ sau Heydrich, một bậc chưởng thượng trong các tổ chức an ninh mật vụ Đức, cho hội một số cán bộ các cấp trong đảng quốc xã trong một buổi hội bàn bí mật để cho biết quyết định của Fuhrer.

    Giải pháp chót này là diệt chủng.

    Đại tá S.S. Eichmann, chuyên viên về các vụ tái định cư cưỡng bách, được trao phó nhiệm vụ “bôi xóa dịch Do Thái khỏi toàn diện châu Âu”.

    Trong khoảng thời gian vài tháng, các Einsatzkommondos (mật vụ đặc công) tổ chức một cuộc bố ráp vĩ đại trên toàn cõi Ba Lan, các quốc gia vùng Ba nhĩ cán và các vùng lãnh thổ Nga do quân đội Đức chiếm đóng. Vào lúc đầu, tất cả các đoàn mật vụ đặc công này áp dụng cùng một phương pháp. Họ bắt một vài trăm Do Thái, chuyển đến một nơi vắng, bắt đào hố chôn mình sẵn. Rồi họ ra lệnh cho người Do Thái cởi quần áo và quỳ xuống dọc theo hố. Kế đó chỉ cần bắn cho một phát súng vào thái dương rồi hất xác xuống hố.

    Các toán mật vụ đặc công làm việc hiệu quả, một phần lớn nhờ ở thái độ của dân chúng địa phương chống Do Thái đã từ lâu không hề phản đối những vụ hành quyết này. Tuy vậy, giới cao cấp thấy ngay là hiệu năng của những toán diệt chủng này không đủ mức. Không phải bằng những phát đạn vào gáy, lối giết chậm và cổ xưa này, mà người ta có thể hoàn tất được nhiệm vụ Fuhrer đã chỉ định. Người ta cũng đã hy vọng rằng chính Do Thái sẽ góp phần vào đại cuộc này bằng cách chết đói: nhưng các người Do Thái, một lần nữa lại tỏ ra thiếu thiện chí, chỉ chết vì đói một số rất ít.

    Hiển nhiên như vậy là phải làm một cái gì khác. Eichmann, Himmler, Streicher và khoảng một chục ông chúa nhỏ hơn, lại bắt đầu làm việc để soạn thảo ra một kế hoạch vừa rộng lớn vừa hết sức đáng chú ý.

    Phải chọn những địa điểm xa dân cư, gần một đường xe lửa. Sẽ xây cất tại đó những trại đã được nghiên cứu để vừa ít tốn kém nhất, vừa cho phép diệt người theo lối dây chuyền, trên một mức độ lớn. Nói tóm tắt, đó là những công cuộc dựa vào các nguyên tắc kỹ nghệ.

    Việc điều khiển các cơ sở mớ này sẽ được trao cho những kẻ đã lên được những cấp bậc đầu tiên trong các trại tập trung đầu tiên ở chính ngay nước Đức.

    Vào đầu mùa đông 1941, ghetto Varsovie thấy con số tử lên đến mức kỷ lục. Đói và lạnh cũng tỏ ra tàn sát giỏi như bệnh thổ tả và dịch hạch ngày xưa. Những đứa bé sơ sinh quá yếu không khóc nổi, các ông già quá yếu không cầu nguyện nổi chết hàng trăm. Mỗi sáng, lại thêm những xác mới nằm trong các đường hẻm. Các toán vệ sinh đi lại trong ghetto, ném lẫn lộn các xác lên xe bò, đưa tới lò thiêu xác.

    Dov Landau bây giờ đã mười một tuổi. Từ khi lò làm bánh mì của ông anh đóng cửa, hắn đã bỏ trường để đi lang thang từ sáng đến chiều kiếm đồ ăn. Đây là một thứ trường khác, nơi con người học một mình, nghệ thuật sống còn. Dov tỏ ra là một học trò ưu hạng: trong một vài tuần lễ, hắn đã nhanh nhẹn, mẫn cán và mưu kế tàn nhẫn như thú hoang. Nhưng tất cả các đức tính này cũng không đủ làm đầy nồi cơm gia đình. Gia đình Landau đó có khi hai, ba, năm ngày không được ăn. Léah bỏ ra nốt các đồ nữ trang sau cùng để đổi lấy in extremis những gì làm nổi thành một bữa ăn. Dẫu sao, vào đầu tháng hai, Những Người Chuộc Tội đã có may mắn đặc biệt là chiếm được con ngựa. Một con ngựa già, ốm đói (và hơn nữa, còn là một thứ thịt giáo luật Do Thái cấm không cho ăn nữa), nhưng quả thực là ngon lành!

    Ruth và Jan cưới nhau vào cuối đông. Dĩ nhiên là hai người hưởng tuần trăng mật trong căn phòng mà họ vẫn sống chung với bảy người nhà. Nhưng hẳn là hai người vẫn tìm được vài khoảng khắc thân mật riêng tư: vào mùa xuân, Ruth có thai.

    Còn Mundek, vẫn là người chỉ huy không ai dám chối cãi của đoàn Những Người Chuộc Tội. Trong những trách vụ của anh, nhiệm vụ quan trọng nhất là sự duy trì liên lạc với bên ngoài. Chắc chắn là có thể mua chuộc được công an cảnh sát Ba Lan và lính gác người Lithuanie, nhưng Mundek thích giữ tiền lại để dành cho một vụ đào thoát sau cùng có thể có. Ngược lại, anh cố gắng thiết lập được nhiều lộ trình xuyên “dưới tường” bằng các ống cống. Các vụ lẻn ra ngoài Varsovie này bao hàm nhiều nguy hiểm lớn: nhiều toán du đãng Ba Lan luôn luôn rình rập một người Do Thái nào đó để làm tiền (nếu người có tiền trong người) hay để bắt trao cho quân Đức để lấy một món tiền thưởng khá hậu.

    Những Người Chuộc Tội đã mất tới năm người giao liên rồi. Từ ngày mà mọi người chờ đợi vô vọng người thứ sáu trở về - đó là Jan, chồng của Ruth, bị tụi du đãng bắt gặp trao cho Gestapo treo cổ - Dov đề nghị thay thế cho người đã mất. Mundek cương quyết từ chối mặc dù Dov đã đưa ra đủ luận cứ vững chắc: với tóc vàng mắt xanh, Dov sẽ ít bị để ý nhất, và vì còn quá ít tuổi, sẽ đỡ bị nghi ngờ hơn. Hơn nữa, Dov biết rõ hệ thống ống cống như lòng bàn tay mình. Mundek hoàn toàn hiểu rõ các điều đó nhưng anh không sao đành lòng gởi đứa em út vào nơi hiểm nguy như thế. Tuy vậy, một thời gian sau, khi đã mất nốt người giao liên thứ sáu rồi thứ bảy, anh đành cho phép Dov ra đi. Anh cắt nghĩa với bà mẹ :
    - Dù ở trong hay ở ngoài ghetto, chúng ta cũng là chơi trò ú tim với thần chết cả.
    Léah nói nhỏ :
    - Mẹ biết thế lắm. Vào lúc chẳng còn có thể làm thế nào khác thì...
    Dov là tay giao liên chắc chắn là giỏi nhất trong lịch sử của ghetto. Để bắt đầu, hắn tìm sẵn khoảng chục lộ trình khác nhau. Mỗi tuần hắn có thể nói là “vượt dưới tường” bước đi trong bóng tối hoàn toàn đầy nước bùn hôi thối của các cống Varsovie. Khi đã vượt qua được vòng thành, hắn đi ngoằn ngoèo tới số 99 đường Zabrowska, nhà một người đàn bà mà hắn chỉ biết dưới tên là Wanda. Sau một bữa cơm vội vã, hắn lại trở xuống cống, mang nặng các súng lục, đạn dược, tiền bạc, các cơ phận cho chiếc máy vô tuyến duy nhất của ghetto cùng các tin tức về các ghetto khác cùng các người kháng chiến.

    Khi không có nhiệm vụ, Dov sống hàng giờ với chị Rebecca cặm cụi làm tất cả các giấy tờ giả mạo, Ausweise và giấy thông hành. Dov đề nghị làm giúp chị. Sau một vài tuần lễ, rõ ràng là học trò đã tiến bộ hơn thầy. Vào năm mười hai tuổi, Dov Landau, với cặp mắt bén nhọn và bàn tay chính xác, đã trở thành tay làm giấy tờ giả mạo giỏi nhất ghetto.

    Vào cuối mùa xuân 1942; nhiều trại diệt chủng “kỷ nghệ hóa” đã sẵn sàng hoạt động. Để thanh toán dân Do Thái Varsovie, quân Đức đã chọn lựa một khu đất chừng vài chục mẫu hoàn toàn xa lánh các cặp mắt tò mò, tại một nơi gọi là Treblinka. Tại đó có hai dãy nhà lớn với mười ba phòng hơi ngạt, có các dãy nhà cho thợ thuyền và nhân viên Đức, cùng nhiều cánh đồng bỏ hoang để thiêu xác. Thế mà Treblinka mới chỉ là trại mở đầu cho rất nhiều trại khác hoàn thiện hơn sẽ được thành lập về sau này.

    Trong những ngày đầu tháng bảy, nhiều toán quân Đức đột nhập vào ghetto để tiến về tòa nhà có Hội đồng Do Thái. Thoạt nhìn, đây có vẻ chỉ là một vụ bố ráp mới nhằm làm gia tăng quân số các đại đội lao công cưỡng bách. Nhưng rất nhanh mọi người nhận thấy quân Đức lần này có các ý định khác. Đáng lẽ kiếm các trai tráng khỏe mạnh, họ lại chỉ chú trọng tới các ông già và trẻ con ít tuổi. Ngay lập tức cơn kinh hoàng bùng ra.

    Đoàn người đáng thương gồm các người già và trẻ nít (nhiều đứa đã bị lôi ra khỏi tay mẹ) được tập hợp lại ở Umschlagplatz (địa điểm lọc lựa) rồi được dẫn tới đường xe lửa có một đoàn toa chở súc vật dài chờ sẵn. Một đám đông thẫn thờ dự khán vụ lên tàu. Quân Đức, bị xô đẩy bởi các cha mẹ điên cuồng muốn lấy lại con, đã súng cầm tay và bắn, không chỉ thiên, mà nhắm cẩn thận để giết người. Việc lên tàu thực hiện rất nhanh nhờ ở một trận mưa đấm đá. Và đoàn tàu chuyển bánh tiến về Treblinka, về “giải pháp sau cùng”.

    Mười lăm ngày sau, Dov Landau mang từ đường Zabrowska về một tin kinh khủng. Theo một bản báo cáo mới nhận được, những người bị bắt trong cuộc bố ráp đầu tiên và năm vụ sau đó đã chết trong các phòng hơi ngạt của một trại có tên là Treblinka. Các tin tức khác từ ghetto các tỉnh cho biết có nhiều trại khác nữa: Bezlec và Chemno trong vùng Varsovie, Maidanek gần Lublin. Mọi người tin rằng còn biết có chừng mười hai trại loại này đang sắp hoàn tất.

    Ngay ngày hôm đó, Mundek, sau khi hội thảo với các cấp chỉ huy các đoàn phục quốc khác, tung ra lệnh tổng khởi nghĩa. Sẽ phá các lỗ hổng ở tường bao, ào ra ngoài...

    Phản ứng bản năng, tuyệt vọng, không có một căn bản thực tế nào. Trước hết những người Do Thái không có phương tiện gì để chiến đấu, ngoài hai bàn tay không. Kế đó là những người đã bị trưng dụng và các đơn vị lao công cưỡng bách lại tin chắc rằng với thẻ gia nhập các đơn vị này, họ sẽ được tha cho sống sót. Và nhất là vụ khởi dậy của ghetto lại không thể trông cậy ở một yểm trợ nào từ bên ngoài. Cho dù có không chấp nhận sự giết hết các Do Thái Ba Lan đi nữa, dân Ba Lan cũng đã chẳng làm gì để tỏ ra rằng không tán thành việc đó. Tại Varsovie cũng như trên toàn cõi, chỉ một thiểu số rất nhỏ là có lẽ chịu cho mọi người Do Thái trốn tránh trong nhà mình.

    Chính vì thế lệnh khởi nghĩa chỉ dẫn tới một cuộc tranh luận kéo dài trong do phe chính thống và phe xã hội chống đối nhau kịch liệt. Dẫu sau sự kiện nguy hiểm sau cùng đã xảy tới rồi nên cuộc thảo luận cũng đi tới một kết quả cụ thể: các nhóm dị đồng thôi không cãi cọ nhau vô ích nữa và đồng ý đặt dưới một quyền chỉ huy duy nhất để tìm tất cả mọi cách để cứu những người sống sót trong ghetto.

    Trong nhiều tuần lễ, Dov trong mỗi lần ra đi bằng ống cống, đều mang một điệp văn gởi cho kháng chiến Ba Lan để yêu cầu trợ giúp và cung cấp vũ khí. Hầu hết những lời kêu gọi này đều không có tiếng vang đáp lại. Và một vài điệp văn hiếm hoi được đạo quân Ba Lan thuận trả lời thì cũng chỉ là những phúc đáp mơ hồ.

    Một buổi sáng tháng chín Mundek và Dov trở về nhà và khi mở cửa buồng, cả hai hiểu rằng một tai họa đã xảy ra. Đứng giữa buồng, vẻ ngơ ngác, run rẩy, Robecca nhìn hai anh em với cặp mắt ngây dại. Mundek phải mất công lắm mới làm nàng thuật lại được việc đã xảy ra.
    - Mẹ và chị Ruth... Quân Đức đã đến xưởng kiếm họ. Chúng đã mang người tới Umschlagplatz...
    Dov quay gót định nhảy bổ ra ngoài. Mundek phải túm lấy ngang người mới giữ em lại được.
    - Dov! Chú hay nghe đây: Không còn thể làm gì nữa đâu!
    - Mẹ! Mẹ! Em muốn gặp mẹ!
    - Thế chú muốn coi tụi chúng đưa mẹ lên lầu sao? Anh xin chú...
    Vì có thai đã tám tháng, Ruth làm quân Đức mất cái thú vị cho nàng vào phong hơi ngạt Treblinka. Nàng đã chết trong khi sinh cùng đứa con trong một toa tàu chở đầy nghẹt người đến nỗi nàng không sao còn chỗ để nằm ra nữa.

    Ngày hôm đó ở Trebinka, đại tá S.S. Wirth chỉ huy trưởng trại, đang nổi giận dữ dội. Một lần nữa, máy móc ở các phòng hơi ngạt chính lại hỏng đúng vào lúc có tin báo một chiếc tàu chở người Do Thái từ Varsovie tới. Và các kỹ sư trong trại đã cho biết là không thể nghĩ tới chuyện sửa kịp trước khi tàu đến. Và lại còn bất hạnh hơn nữa là Himmler và Eichmann sẽ đến thanh tra trại. Thế mà hắn đã nghĩ tới tổ chức một màn giết người phụ nữ để chào đón các thượng cấp!

    Sau cùng hắn đành phải thu thập tất cả các xe hơi có hơi ngạt có thể tìm được trong vùng và gởi ra chỗ tàu đổ. Trên nguyên tắc, các xe này có thể chứa được - và giết được bằng hơi ngạt - chừng hai mươi người một lần nhưng vấn đề bây giờ là phải làm nhanh... Bắt các nạn nhân giơ tay lên cao, quân Đức kiếm thêm được chỗ để nhét thêm bảy hay tám người Do Thái nữa. Vào phút chót một kẻ nào nhận ra còn chừng hai mươi phút nữa giữa các đầu người và trần xe: một khoảng trống đủ để nhét thêm chừng chục đứa trẻ nữa. Bởi vì dùng mọi phương tiện để đạt tới mục tiêu...

    Léah Landau đã chứng kiến con gái chết trong toa xe ngay sát cạnh bà thẫn thờ, đã điên lên một nửa, bà hầu như không biết tới đoàn tàu đã dừng lại, vừa mới xuống đến đất, bà bị ném vào giữa một nhóm chừng ba mươi người. Rồi bằng roi gân bò và sự trợ lực của các con chó của cảnh sát Đức bắt nhóm này leo lên một trong các xe vận tải. Tay giơ lên ép sát đầu. Khi xe đã đầy đến mức tối đa, quân Đức đóng cửa lại và cho động cơ chạy. Trong khoảng thời gian một phút không khí bên trong đầy oxyde de carbone. Khi các cam nhông tiến vào Treblinka để ngừng lại trước các hố đã đào sẵn, tất cả những người trong xe đều đã chết. Bây giờ chỉ còn việc thẩy xác xuống và lục lọi các miệng méo mó để nhổ những vòng bao răng, răng giả bằng vàng, rồi sau đó là lấp hố.

    Trước khi chết, Léah Landau ít nhất cũng hài lòng là quân Đức sẽ không lấy được vàng ở răng bà. Bà đã gỡ tất cả ra một năm trước đây để mua thực phẩm.

    Mùa đông trở lại và các cuộc bố ráp mỗi ngày một xảy ra nhiều hơn.

    Khi ấy, ghetto chui xuống đất ẩn thân. Các người Do Thái xuống ở các hầm đã có sẵn, đào thêm các hầm mới, hoàn tất công trình vĩ đại dưới đất. Rồi họ biến các hầm sơ sài đó thành các công sự phòng ngự, các bunker thật sự có nhiều phân nhánh đến nỗi trở thành một hệ thống địa đạo rộng lớn.

    Mỗi ngày qua, số người quân Đức và các phụ lực quân hốt được càng giảm. Tụi S.S. tức điên lên: các chỗ trú ẩn che giấu khéo đến nỗi gần như không thể khám phá ra nổi. Sau cùng đích thân tổng trấn Varsovie đến ghetto để thảo luận với vị chủ tịch Hội đồng Do Thái. Bằng một giọng không cho bàn cãi, tổng trấn đòi vị này hợp tác: cần phải làm gia tăng chương trình tái định cư bằng cách lôi ra các “kẻ đào nhiệm” muốn lẩn tránh một “công tác ngay thật”.

    Từ ba năm nay Hội đồng Do Thái xoay xở vật lộn giữa các biện pháp quân Đức cưỡng buộc phải thi hành cùng các nỗ lực tuyệt vọng để cứu các đồng bào. Bây giờ các vị này lâm vào thế trến đe dưới búa, không thể làm gì được nữa. Viên tổng trấn vừa đi khỏi, vị trưởng cộng đồng Do Thái đã tự sát.

    Mùa đông vẫn tiếp tục. Số tử lên tới một con số ghê khiếp, với một nhịp độ vượt qua trí tưởng tượng điên rồ nhất. Vào ngày cuối năm 1942, chỉ còn năm chục ngàn người còn sống trên tổng số một trăm năm chục ngàn mà quân Đức đã nhét vào ghetto.

    Một buổi sáng giữa tháng giêng, Dov sắp sửa xuống cống để đến đường Zabrowska một lần nữa thì Mundek và Rebecca yêu cầu đợi một chút đã. Mundek bắt đầu nói trước :
    - Nghe anh đây chú. Anh chị đã suy nghĩ kỹ rồi và đã đi tới quyết định là chú phải ở lại luôn bên kia tường.
    - Chắc là một nhiệm vụ đặc biệt?
    - Không phải thế. Chú chưa hiểu...
    - Anh muốn nói gì?
    Rebecca nói xen vào :
    - Anh chị muốn nói là đã quyết định gởi chú ra ngoài ghetto để không trở lại nữa.
    Dov nhìn anh chị không hiểu. Hắn biết là mọi người cần tới hắn. Chẳng phải hắn là kẻ biết rõ các ống cống hơn ai hết sao? Các giấy tờ và thông hành giả hắn chế tạo ra đã chẳng cho phép hơn một trăm người Do Thái trốn thoát khỏi Ba Lan sao?

    Rebecca nói tiếp :
    - Em hãy cầm lấy bao thư này. Nó đựng tiền và các giấy tờ. Em sẽ trốn ở nhà bà Wanda cho tới khi bà kiếm được một gia đình công giáo nào chịu tiếp nhận em.
    Dov nói :
    - Không, không đâu, nhất định em không chịu! Các anh chị đã có quyết định không hỏi gì em. Em không chịu đâu.
    Mundek cắt ngang :
    - Chú phải tuân lời. Đó là một lệnh tôi ra cho chú phải thi hành nhân danh quyền gia trưởng.
    Thấy Dov sắp sửa phản đối, Rebecca ôm lấy em trong tay vuốt tóc.
    - Chị xin em, Dov. Em đã lớn rồi, đâu phải còn trẻ nít nữa, anh Mundek và chị trong những năm gần đây không có mấy dịp để cưng chiều em. Có lẽ đến hàng trăm lần chị đã thấy em tuột xuống cống để mang đồ ăn cắp về cho anh chị. Đó là tất cả những tuổi ấu thơ anh chị đã mang lại được cho em...
    - Đó đâu có phải là lỗi tại anh chị.
    Mundek đồng ý :
    - Đúng. Nhưng duy chỉ có đều hôm nay anh chị yêu cầu chú, xin chú đừng từ chối điều anh chị ao ước nhất trên đời này: Đó là cái may mắn - có lẽ may mắn chót - để em thoát ra khỏi cái địa ngục này và sống một cuộc đời bình thường.
    - Em cóc cần các điều đó miễn là em được ở lại với anh chị.
    - Chú phải cố hiểu điều này: ít nhất cũng còn phải có một người trong giòng Landau sống sót. Anh chị yêu cầu chú sống thay cho anh chị, thay cho tất cả.
    Dov nhìn, người anh mà hắn tôn sùng bấy lâu. Đôi mắt của anh như biện hộ một cách xúc động cho điều vừa nói. Sau cùng hắn cúi đầu xuống, nói nhỏ :
    - Em hiểu. Em sẽ cố sống.
    Hắn nhét bao thư vào một túi vải để phòng ngừa nước và bùn trong cống. Rebecca cúi xuống ôm hắn vào lòng thì thào :
    - Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Israel.
    Mundek nói :
    - Chú đã là một chiến binh can đảm. Anh hãnh diện đã được chỉ huy một chiến binh như chú. Shalom, Chiến binh Dov!
    - Shalom, chỉ huy trưởng!
    Dov trải qua ngày sinh nhật thứ mười ba trong các ống cống Varsovie, bì bọp trong bùn hôi thối, tiến về nhà Wanda. Chưa bao giờ hắn thấy tim lại có thể đè nặng trong lồng ngực đến như vậy.

    Hắn ra đi đúng lúc. Ba ngày sau, ngày 18 tháng giêng 1943, S.S., công an Ba Lan và Lithuanie từ nhiều hướng tiến vào ghetto. Chúng định vét năm chục ngàn người Do Thái trong mẽ lưới vĩ đại cho giai đoạn chót của “giải pháp sau cùng”.

    Trong vòng mười phút, bị một loạt đạn đón tiếp, chúng chạy lui lung tung, để lại nhiều người chết.

    Tin tức mới loan ra trong Varsovie như một vệt thuốc súng: Ghetto đã nổi dậy! Đến tối, tất cả thành phố lắng nghe trước các máy phát thanh điều chỉnh trên luồng sóng phát của máy vô tuyến phát thanh Do Thái nhắc đi nhắc lại không ngừng lời kêu gọi sau :
    “Hỡi đồng bào Ba Lan! Ngay hôm này chúng tôi đã mở đầu trận đánh chống độc tài áp bức. Chúng tôi kêu gọi tất cả các người anh em sống ngoài ghetto hãy vùng lên đánh kẻ thù chung! Hãy chiến đấu với chúng tôi!”.
    Lời kêu gọi này không hề được đáp ứng. Nhưng ngay chiều hôm đó, lá cờ có ngôi sao David đã được kéo lên trên tổng hành dinh kháng chiến Do Thái, theo sau là quốc kỳ Ba Lan. Những người dân trong ghetto nhất định chiến đấu và chết dưới màu cờ mà không ai chấp thuận khi họ còn sống.


    --------------------
    * Ghi chú:

    [1] Pogrom: chữ dùng để chỉ các vụ giáo dân Ki tô Âu châu xuống đường, tràn vào các khu Do Thái để đánh đập, chém giết, hiếp dâm, phá nhà, cướp của... người Do Thái.

  33. #25
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 23

    Quân Đức rất bực tức về vụ tiếp đón thiên hạ để dành cho chúng ở ghetto. Được triệu gọi tới dinh toàn quyền Frank viên ủy viên của Gestapo chịu trách nhiệm về khu Do Thái đã thề rằng sẽ giải quyết thanh toán vấn đề trong hai hay ba ngày. Để bắt đầu, họ tìm cách bôi xóa cảm tưởng có hại do “biến cố” này gây ra nơi các người dân Ba Lan. Mọi người đã nói đi nói lại là tất cả các người Do Thái đều hèn nhát, còn bây giờ thì quân Đức cả quyết với dân Ba Lan là vụ nổi dậy chỉ là công trình của một nhóm nhỏ điên khùng và lệch lạc, những kẻ trong quá khứ đã cưỡng hiếp các cô gái bé Ba Lan.

    Trong ghetto, tổ chức trung ương kháng chiến, sau khi thanh toán tàn nhẫn các kẻ hợp tác với quân thù, đã chiếm ngữ các vị trí phòng ngự đã để ý sẵn và chuẩn bị sẵn từ lâu.

    Thời gian chờ đợi khá dài. Quân Đức chỉ trở lại vào hai tuần lễ sau. Lần này các toán quân tiến vào đều võ trang nặng và tiến một cách thận trọng. Nhưng một lần nữa, hàng rào đạn mạnh mẽ của những người Do Thái ẩn nấp kỹ và chắc chắn đã bắt buộc quân Đức phải rút lui ra ngoài vòng ghetto.

    Bộ tham mưu Đức, quá bực tức, nhất định tung ra một cuộc tấn công dữ dội. Sự kiện đáng chú ý là ngày quân Đức ấn định mở ra cuộc hành quân này lại trùng với ngày khởi đầu của các ngày lễ Pessachs, tuần thánh Do Thái, đánh dấu cuộc di cư tập thể của các người Do Thái thời cổ đã được Moise giải phóng khỏi gông cùm Ai Cập.

    Vào lúc 3 giờ sáng, ba nghìn quân S.S tăng cường bằng các chú lính “Xanh” Ba Lan và Lithuanie bao vây ghetto. Hàng chục đèn pha soi sáng địa thế, chỉ định các mục tiêu cho các súng cối và trọng pháo. Hàng rào hỏa lực cứ thế tiếp tục cho tới rạng đông.

    Trời sáng, quân S.S xung phong. Vượt bức tường bao quanh tại nhiều điểm, các đạo quân hướng về trung tâm ghetto không gặp một sự kháng cự nào. Đột nhiên, khi đa số quân Đức đã đi sâu, tản mác vào các đường hầm, ngoằn ngoèo, bên phòng ngự mới nổ súng, bắn địch trong tầm súng hiệu lực nhất. Và đây là lần thất trận thứ ba của quân Đức.

    Hai mươi bốn giờ sau, một trận tấn công bằng chiến xa đã bị đẩy lùi bằng các chai xăng châm lửa. Thiếu sự yểm trợ, các thiết giáp đã bị đốt cháy, quân S.S. phải rút lui lần thứ tư, để lại hàng trăm người tử trận trên chiến trường.

    Toàn quyền Frank không chịu nổi nữa. Ông cách chức tên ủy viên Gestapo và thay thế bằng một tướng S.S, với mệnh lệnh là phải san bằng ghetto giết hết những người trong đó để làm gương như thế nào để từ giờ về sau không còn ai dám thách thức sức mạnh của Đức quốc nữa.

    Viên tướng S.S. là một người có kế hoạch. Mỗi ngày ông ném ra một trận tấn công mới, sử dụng một chiến thuật mới, đánh vào một hướng mới. Các chiến binh Do Thái chiến đấu như điên, từng căn nhà một, từng phòng một, từng tầng gác một. Họ nhất định không chịu để bắt sống. Trong ba tuần lễ nữa, sư đa mưu, lòng can trường và niềm tuyệt vọng đã cầm cự nổi với các trận tấn công hàng ngày, mặc dù ưu thế quá mạnh của địch. Tuy vậy, không còn ngờ gì được nữa về kết thúc của trận chiến: bên Do Thái không thể thay thế những người đã tử trận, mức tiêu thụ đạn dược cao hơn mức sản xuất của các cơ xưởng thô sơ của họ rất nhiều, và không còn có thể nghĩ tới chuyện đánh chiếm lại một vị trí đã bị địch quân lấy mất, dù vị trí này có là quan yếu cho việc bảo vệ một khu đi nữa.

    Bên phía quân Đức, viên tướng S.S. cũng không vì thế mà kêu lên là mình thắng trận. Các quân sĩ của ông đã bị nhiều thiệt hại nặng, và tuyên truyền Quốc xã không thể nào che giấu được nữa sự kiện đáng ngạc nhiên sau: một nhóm người Do Thái đói khát đã đánh bại các đơn vị ưu tú nhất của quân lực Đức. Viên tướng quyết định đổi phương pháp. Ông cho rút quân ra khỏi ghetto, xiết chặt vòng vây chung quanh rồi đưa pháo binh nặng tới.
    Khi đó, quả là địa ngục. Không ngừng, các súng lớn bắn vào khu Do Thái, phá hủy một cách có hệ thống cho đến tận bức tường sau cùng. Đêm đến, các oanh tạc cơ Heinkel trút xuống hàng trăm trái bom lửa.

    Một buổi tối, sau khi bàn luận với các chỉ huy trưởng các đơn vị khác, Mundek trở về bunker của Những Kẻ Chuộc Tội. Các người của anh cũng như chính anh đều đi tới mức kiệt lực tối đa vì mệt, đói và khát. Nhiều người trong họ còn mang trên người những vết bỏng nặng. Một người lên tiếng hỏi :
    - Chúng ta đã lập nổi liên lạc với kháng chiến Ba Lan chưa?
    - Rồi chứ... Nhưng quý vị đó không hề có ý định đến cứu giúp chúng ta về đạn dược, vũ khí, bánh mì, nước; chúng ta chỉ còn có thể trông cậy vào những gì chúng ta hiện còn. Điều đó có nghĩa là chúng ta không còn thể chiến đấu theo một kế hoạch chung nữa. Kể từ ngày hôm nay, mỗi bunker sẽ tự mình chiến đấu đơn độc. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ thử giữ liên lạc với bộ chỉ huy trung ương, nhưng chúng ta sẽ tự mình tổ chức và thực hiện các vụ phục kích và tấn công.
    - Chúng ta còn cầm cự được bao lâu nữa, anh Mundek? Chúng ta chỉ con có ba mươi người, mười súng lục và sáu carbine.
    - Ai biết được... Tất cả quân lực Ba Lan chỉ cầm cự được có hai mươi sáu ngày. Chúng ta đã làm được hơn họ rồi.
    Mundek cắt lính canh, phân phối các khẩu phần ít ỏi và chỉ định những người sẽ đi tuần thám vào lúc rạng đông.
    Một cô gái đã cầm lấy một chiếc phong cầm cũ kỹ, chơi một điệu nhạc chậm và buồn bã. Hết thanh niên này đến thanh niên khác, lên tiếng hát cùng thiếu nữ - một bài ca êm ái họ đã học ngày xưa trong các buổi hội của Những Người Chuộc Tội, lời ca ngợi vẻ đẹp của miền Galilée với các quả đồi tươi tốt và các cánh đồng phì nhiêu. Trong chiếc hầm ẩm ướt này, đào sâu dưới ba thước đất bị cầy nát của ghetto Varsovie, những người trẻ tuổi này ca ngợi vẻ đẹp của xứ Israel mà có lẽ chẳng bao giờ họ sẽ được nhìn thấy.

    Đột nhiên có tiếng la nhỏ của người canh :
    - Báo động!
    Các ánh sáng tắt phụt, một im lặng nặng nề rơi xuống căn hầm. Một bàn tay hối hả gõ vào cửa, theo mật khẩu. Cửa mở, ánh sáng trở lại.
    - Dov! Chú trở về đây làm gì?
    - Anh Mundek, em xin anh... Đừng bắt em đi nữa!
    Hai anh em hôn nhau và Dov bắt đầu khóc. Cần phải một thời gian hắn mới trấn tĩnh lại được. Sau cùng hắn loan báo một tin ghê tởm: kháng chiến Ba Lan cương quyết và dứt khoát từ chối cứu trợ ghetto, và ngoài ra thiên hạ ít nói tới vụ nổi dậy của người Do Thái ở ngoài thành. Mọi người không muốn nhắc tới nữa. Dov nói thêm :
    - Khi trở về đây, em đã trông thấy trong các ống cống rất nhiều người của chúng ta, đàn ông đàn bà nằm trong bùn, quá yếu vì đói khát. Và dẫu sao họ cũng chẳng còn biết đi đâu nữa. Ở Varsovie không ai muốn có họ hết.
    Vì như thế, Dov Landau, một đứa trẻ mười ba tuổi đã trở lại với ghetto để ở lại nơi này. Và Dov không phải là kẻ duy nhất làm vậy. Trong những ngày sau đó, mọi người chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ: từ Varsovie các làng chung quanh, hàng chục hàng trăm người Do Thái đã trốn thoát được và ngụy trang được thành người công giáo đã trở lại ghetto để tham dự vào trận đánh sau cùng. Họ cho rằng chết trong nhân phẩm vẹn toàn là một một đặc quyền đẹp đẽ.

    Sau cùng, pháo kích ngưng, các đám cháy tắt. Và các S.S. lại tấn công. Lần này chúng nắm giữ tất cả mọi ưu điểm. Người Do Thái không còn các vị trí phòng ngự, không còn đường liên lạc giữa các cứ điểm, các dự trữ đạn dược, bánh và nước đã hết hoàn toàn. Quân Đức tiến có phương pháp, mỗi lần chỉ bao vây một khu thôi để thanh toán tất cả các bunker trong khu đó bằng trọng pháo và súng phóng lửa.

    Chúng cố gắng hết sức bắt tù binh để tra tấn mà kiếm ra vị trí các hầm trú. Nhưng các người Do Thái thích bị thiêu sống hơn là để lọt vào tay địch hay đầu hàng.

    Không dám phiêu lưu vào các ống cống, quân Đức bơm hơi ngạt xuống. Ngay lập tức, nước bùn dưới cống đã lôi theo những chùm xác người bám vào nhau. Dầu thế, kháng chiến vẫn tiếp tục đột kích chớp nhoáng các toán quân Đức tách ra khỏi chủ lực, các toán quyết tử lao vào đích tay cầm các lựu đạn mở chốt sẵn đã làm cho quân Đức thiệt hại hàng trăm người. Bấy giờ tổng số tổn thất của quân Đức đã lên tới nhiều ngàn người.

    Ngay 14 tháng 5, Mendek họp tất cả mười hai người sống sót trong tổ chức của anh lại. Anh cho họ chọn một trong hai đường: hoặc ở lại với anh, chết với vũ khí trên tay, hoặc là theo Dov trốn ra ngoài ghetto bằng những ống cống mà Dov biết có thể không có hơi ngạt. Dov ra đi ngay để tìm những lộ trình còn dùng được. Hắn thò ra phía bên kia tường, vô sự, nhưng khi đến gần số 99 đường Zabrowska, linh tính báo động làm hắn chậm bước. Với dáng điệu thản nhiên, hắn đi qua nhà, không vào. Cặp mắt sắc của hắn đã ghi nhận thấy ngay khoảng một chục người rải rác trên các vỉa hè, quan sát căn nhà. Dov không biết bà Wanda đã bị bắt chưa, nhưng hắn biết chắc chắn là căn nhà này không còn là nơi ẩn trú.

    Hắn chỉ trở lại ghetto vào rất khuya trong đêm. Lạc lõng giữa các hoang tàn đổ nát bôi xóa cả đến các đường phố, hắn vất vã mới tìm ra lối vào bunker. Khi bước xuống các bậc thang đào trong đất, hắn đã ngửi thấy mùi thịt cháy khét quen thuộc. Hắn châm ngọn nến bao giờ cũng mang theo trên người mỗi khi xuống đường cống, và chậm chạp đi quanh hầm, quỳ gối trước từng xác người. Các tia lửa của súng phóng lửa đã lọt thẳng vào hầm trú, thiêu cháy các xác đến độ không sao nhận diện được nữa. Dov không sao biết được đâu là xác của anh mình nữa.

    Ngày 15 tháng 5 đài phát thanh Do Thái phóng đi lời kêu gọi sau cùng :
    “Đây là tiếng nói của Ghetto Varsovie! Nhân danh tình thương của Chúa, hãy cứu giúp chúng tôi!”
    Ngày 16 tháng 5 năm 1943, bốn mươi hai ngày sau khi khởi nghĩa, quân S.S. đặt mìn cho nổ tung đại giáo đường Do Thái, tòa nhà trong bao nhiêu năm đã là biểu tượng cho Do Thái giáo ở Ba Lan. Cũng như đền thờ của Salomon đã bị quân La Mã hủy diệt, đền thờ của Do Thái giáo ở đường Tlamatzka bị phá tan bởi tay quân Đức. Và toàn quyền Frank đã có thể loan báo rằng vấn đề ghetto Varsovie đã tìm thấy được “giải pháp sau cùng”.

    Bản thông cáo quân sự cho biết rằng trong vòng thành của ghetto, chỉ còn những mẩu tường không cao quá tầm người, quân chiến thắng đã thu hồi được mười sáu súng lục và bốn súng trường, những nhà cửa đổ nát trong khu sẽ cung cấp được nhiều vật liệu xây cất, không có bắt được tù binh nào.

    Thoát chết một cách nhiệm mầu, Dov tụ hội cùng sáu người sống sót khác. Họ bắt đầu lục lọi các bunker cho tới khi kiếm được vũ khí đủ dùng. Sau đó, họ tổ chức cuộc sống. Ban đêm, Dov hướng dẫn họ “xuyên dưới tường” ra Varsovie để đánh cướp các kho lương thực. Ban ngày, họ chui xuống cố thủ dưới đất, trong một bunker được đào sau khi trận đánh đã kết liễu. Trong năm tháng liền, một trăm năm chục ngày liền mà mỗi ngày là một thiên thu, họ không một lần trông thấy ánh sáng mặt trời. Rồi người này đến người kia kế tiếp nhau chết: ba người bị bắn hạ trong một cuộc đột kích ở Varsovie, hai người khác tự tử, người thứ sáu chết vì đối.

    Sau cùng, Dov bị một toán tuần tiểu Đức khám phá ra. Hắn đang dở sống dở chết, gầy như bộ xương, không còn hình dạng con người nữa. Toán quân chỉ làm hắn đủ tỉnh trở lại để kéo đến tổng hành dinh của Gestapo. Bị thẩm vấn, tra tấn tàn nhẫn, Dov không hé răng. Dầu thế nào, số phận của hắn cũng được định đoạt rồi: Dov Landau, mười ba tuổi, con chuột của ghetto và ống cống, tay làm giả mạo đầy kinh nghiệm, sẽ được biết niềm vui của sự tái định cư. Nơi được gởi đến: Aushwitz!

  34. #26
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 24


    (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

    Khi đoàn tàu dài lê thê, năm mươi toa chở hàng lộ thiên ngừng lại ở Chrzanov, trạm ngừng chót trước khi tới Auschwitz, hơn một phần năm số người bị đưa đi đã chết vì lạnh. Trong những người còn sống, hàng trăm kẻ bị tuyết giá dán chặt vào các vách toa, không sao nhúc nhích mà không làm tuột da chân da tay. Nhiều người đàn bà ném con xuống, kêu gọi những kẻ tò mò chạy đến xem là hãy mang các đứa nhỏ ấy và che giấu cho chúng. Họ lấy các xác chết ra đem nhét vào sau toa phụ móc ở cuối đoàn tàu. Tất cả y phục chỉ là một chiếc sơ mi rách, Dov cũng không khá gì hơn các bạn đồng hành. Dầu vậy hắn vẫn giữ được sự nhanh nhẹn, tinh khôn, tránh khỏi chết rét. Hoàn toàn biết rõ những gì đang chờ đợi mình, hắn biết rằng chỉ có giữ được hoàn toàn khả năng, hòa hợp trí thông minh đã được thử thách với mưu kế và bình tĩnh, mới hy vọng được sống thoát mà thôi. Đoàn tàu lại chạy. Auschwitz chỉ còn cách đó một giờ xe chạy.

    Đoàn tàu đi qua ga Aushwitz để dừng lại xa hơn, ngã tư Birkenau nơi đặt các phòng hơi ngạt, Dov cố gắng thở cho bình tĩnh: giờ phút sắp tới sẽ quyết định mạng sống của hắn.

    Các cửa toa được mở chốt, rồi với lệnh khàn giọng: Rans! Rans. Thu thập hết tàn lực, các người Do Thái tập hợp trên ke, đối diện với hàng quân S.S. trang bị đoản côn, roi da, súng lục, kèm với các con chó vĩ đại đang chồm lên kéo căng dây xích. Chưa chi roi da và gậy đá đập lia xuống các đôi vai còng. Nhiều tiếng súng nổ bắn chết những người nào yếu quá không đi nổi.

    Xếp hàng bốn, đoàn người đáng thương bắt đầu di chuyển, tiến từng bước về một căn nhà lớn ở tận đầu ke.
    Dov nhìn chung quanh. Phía bên trái, bên kia các đoàn tàu, có một đoàn cam nhông đang đậu. Các xe này mui trần: vậy đó không phải là các “quan tài hơi ngạt”. Phía bên phải, đằng sau dãy lính, ta người nhận thấy giữa một bãi cỏ rộng lác đác vài cây cao, nhiều nhà cao bằng gạch. Còn những ống khói tròn cao thì khỏi cần nói, đó các phòng hơi ngạt...

    Một cơn buồn nôn xuất hiện, do sợ hãi gây ra, suýt làm Dov gập đôi người lại. Trước hắn, một người vấp chân ngã gục xuống, đang cố gắng đứng dậy. Hai lính S.S. thả chó ra, các con chó nhảy xổ đến người ngã quỵ đó cắn nát người ra từng mảnh. Nghe thấy các tiếng kêu thét của kẻ bất hạnh đó, Dov bắt đầu run. Hắn phải hết sức cố gắng mới trấn tĩnh được: hắn biết rằng mọi cơn hoảng hốt lúc này đều tai hại cả.

    Sau cùng toán người có Dov tiến vào tòa nhà lớn. Quân S.S. chia họ ra làm bốn hàng, tiến theo bốn hướng khác nhau về bốn cái bàn để ở cuối phòng. Sau mỗi bàn, có một y sĩ Đức ngồi, chung quanh là các phụ tá và lính gác. Dov chú mục vào cái bàn ở đầu hàng của hắn, hy vọng đoán được cái gì sẽ xảy ra.

    Viên y sĩ quan sát rất nhanh người đàn ông hay đàn bà đến trước mặt rồi bằng một giọng lạnh lùng, ra lệnh cho kẻ đó đi ra bằng một trong ba cửa ở phía cuối phòng.

    Cửa thứ nhất mở ra phía bên phải. Dov nhận thấy bảy trên mười người phải đi cửa này: các ông già, trẻ con ít tuổi, những người đã yếu sức rõ ràng. Và vì những khối nhà ở bên phải nhà ga là các phòng hơi ngạt, Dov không khó gì mà không hiểu rằng những người ra cửa bên phải sẽ bị giết chết ngay.

    Cửa bên trái dẫn ra con đường có đoàn cam-nhông đang đợi. Viên y sĩ chỉ cửa này cho hai người trên mười, lựa trong những người khỏe mạnh nhất. Chắc các kẻ này sẽ bị gởi tới các trại lao động cưỡng bách...
    - Chú ra kia ngồi đợi.
    Dov tuân lời. Một cuộc “diễn hành” thảm thương lại tiếp diễn. Cách quân S.S. và các con chó ngao đang gầm gừ hai bước, Dov ngồi nghe liên tiếp việc kết án tử hình với tốc độ một phút bốn người.

    Sau cùng viên phụ tá trở lại, đi cùng với một sĩ quan ngực đầy huy chương. Viên y sĩ đưa tờ giấy có chữ ký ra, viên sĩ quan ngắm nghía hồi lâu các chữ ký, hỏi xẵng giọng:
    - Mày học cái nghề này ở đâu?
    - Ở ghetto Varsovie.
    - Ở đó mày làm công việc gì?
    - Làm giả giấy thông hành, giấy cho phép di chuyển, đủ các loại giấy tờ. Tôi có thể bắt chước bất cứ loại giấy tờ nào.
    - Đi theo tao!
    Trong chiếc xe chạy về Auschwitz, Dov nhớ lại những lời nói của anh Mundek: “Phải có một người trong dòng Landau còn sống sót”. Chiếc xe chạy chậm lại, vượt qua cổng chính của trại. Ở phía trên cổng, một hàng chữ ghi: TỰ DO BẰNG LÀM VIỆC.

    Khu trung tâm nằm giữa một khoảng bùn lầy. Hàng dãy nhà bằng gỗ, khu này cách khu kia bằng các hàng rào kẽm gai có chuyền điện. Khu trung tâm là khu dự trữ lao công cho chừng ba mươi trại khác. Mỗi kẻ tù đày này mang trên cánh tay trái và ngực trong bộ quần áo nhà tù, trắng sọc đen các phù hiệu khác nhau: vòng tròn hồng cho các kẻ đồng tính dục năm, vòng đen cho các cô gái phải làm điếm cho các quân S.S., vòng xanh cho “thường tội”, vòng tím cho các linh mục, vòng đỏ cho dân Ba Lan và Nga, còn về dân Do Thái, họ mang phù hiệu truyền thống là ngôi sao sáu cánh David..

    Đối với ban giám đốc trại, không hề có kẻ mang tên Dov Landau. Trên các sổ sách, chỉ có thêm một tên Do Thái nữa, ghi với số 359.195 - con số mà mọi người đã xâm vào cánh tay trái Dov.

    Ngày sinh nhật thứ mười bốn, đã làm cho Dov liên tưởng đến định mệnh đã mang lại cho mình món quà quý hóa nhất: đời sống. Món quà lại càng kỳ diệu hơn nữa bởi vì đối với Dov, đời sống ở Auschwitz tương đối chịu được: nhóm làm giấy tờ giả của Dov được hưởng một số đặc quyền. Dov làm việc trong một xưởng lo chế tạo đồng một và năm đô-la Hoa Kỳ dành cho các cán bộ và điệp viên quốc xã trong các nước Tây phương. Các người làm bạc giả được miễn các công tác nặng nhọc tại các công trường bên ngoài và còn may mắn là khỏi chết vì đói...

    Tuy vậy, sau vài tháng, Dav bắt đầu tự hỏi cái chết ngay lập tức trong các phòng hơi ở Birkenau có lẽ là thích hơn chăng. Trong khu trung tâm và các trại lao công cưỡng bách, số người chết vì tra tấn, bệnh tật và thiếu ăn đạt đến một con số cũng ghê khiếp như là mức “sản xuất kỹ nghệ” của các phòng hơi ngạt. Dov không biết tại làm sao hắn còn giữ nổi sáng suốt cùng ý chí muốn sống nữa.

    May mắn thay, cũng có một vài tia sáng chiếu được tới đáy của vực thẳm cùng khốn này: một ban nhạc trong trại, một phong trào kháng chiến quan trọng có một máy thu thanh, và đôi khi có được một người đàn bà để giải quyết sinh lý nữa.

    Đến mùa hè 1944, một sự náo động lan rộng trong trại. Mỗi ngày một thường hơn các oanh tạc cơ Nga bay ngập trời, và các đài phát thanh loan tin các chiến bại của Đức. Niềm hy vọng yếu ớt, rụt rè nhưng dai dẳng, vượt qua các hàng rào kẽm gai, che phủ tiếng kêu của những kẻ bị hành hình, làm quen với bùn lầy và đói khát nhưng cũng là một tai họa, mỗi chiến thắng của Đồng minh làm “phấn khởi” quân S.S. Với một cơn tàn sát điên cuồng đến nỗi về sau các kẻ bị giam giữ gần như sợ hãi các tin tức chiến thắng của Đồng minh, ở Birkenau nhịp độ giết người mỗi ngày một gia tăng, và các phòng hơi ngạt hoạt động hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ.

    Ngay từ đầu mùa thu, mọi người đã cảm thấy rằng quân Đức đang thất trận. Trên tất cả mọi mặt trận, quân Đức mỗi ngày một lùi. Nhưng thảm bại càng gia tăng, cơn điên dại diệt chủng của chúng càng tiến tới cực điểm. Eichmann, viên đại tá S.S. ghê gớm ấy, đã động viên tất cả mọi phương tiện để thi hành nhiệm vụ mà Fuhrer[1] đã trao phó: Diệt chủng.

    Vào tháng mười, các sonderkommandos (các kẻ bị giam giữ nhưng được quân Đức cho sống để dọn các xác chết ngạt) đột nhiên nổi dậy và thành công trong việc làm nổ tung một trong bốn lò thiêu xác của Birkenau. Kể từ đó, mỗi ngày đều có những vụ nổi dậy bất chợt, các sonderkommando bắt hai, ba hay năm tên S.S. cùng với những con chó đem ném vào trong lò thiêu xác. Sau cùng, chỉ huy trưởng Birkenau cho hành quyết tất cả các sonderkommando rồi yêu cầu trại trung ương cung cấp các ê kíp mới.

    Bị dồn vào chân tường, Eichmann quyết định làm một mẻ lớn. Hắn cho lệnh di chuyển đến Birkenau và giết ngay lập tức hai mươi ngàn Do Thái - gồm các giáo sư đại học, nhà văn, y sĩ, trạng sư - đang bị giam giữ ở trại “đặc quyền” Theresienstadt bên Tiệp Khắc mà chính quyền Hitler cho tới giờ vẫn hứa là tha không giết.

    Số người Do Thái bị giết ở Birkenau gia tăng đều và tiếp tục gia tăng. Vào cuối năm 1944, tổng số lên tới gần một triệu Do Thái Ba Lan, năm mươi ngàn Do Thái Đức, một trăm ngàn Do Thái Hòa Lan, một trăm năm chục ngàn Do Thái Pháp, năm chục ngàn Do Thái Úc và Tiệp, trong đó có Do Thái Hy Lạp và hai trăm năm chục ngàn Do Thái Bảo Gia Lợi, Ý, Nam Tư và Lỗ Ma Ni, cộng thêm hai trăm năm chục ngàn Do Thái Hung Gia Lợi nữa.

    Một triệu chín trăm ngàn xác chết...

    Vào tháng mười một, xưởng làm bạc giả đột nhiên đóng cửa. Các tay làm bạc giả bị gởi đến Birkenau để thay thế cho các sonderkommando đã bị thanh toán.

    Dov và vài người bạn nữa phải làm trong một hành lang lớn dẫn đến một phòng hơi ngạt. Trong khi hơi ngạt đang tác động, họ nghe thấy rõ rệt những tiếng kêu hấp hối, tiếng đấm cửa hối hả làm rung động các tấm cửa sắt nặng nề. Khi thần chết đã làm im những tiếng kêu sau cùng, họ phải đợi thêm mười lăm phút nữa để hơi ngạt được hút hết khỏi các các ống thông hơi. Rồi các cửa mở rộng, công việc là dùng dây và móc sắt gỡ các đống xác ghê sợ chồng chất quấn quít và kéo ra ngoài để một ê-kíp khác có thể ném lên các toa xe gòong nhỏ đẩy đến các lò thiêu xác. Sau đó Dov cùng các bạn tiến vào phòng hơi ngạt, xịt nước rửa trong khi ở phòng cởi quần áo bên cạnh, lứa nạn nhân sau đã được chuẩn bị rồi.

    Sau ba ngày làm công việc đẫm máu này, Dov đã đến bên bờ vực thẳm. Bản năng ham sống của con người vẫn nâng đỡ Dov đến giờ phút này hình như đã mòn mỏi dần dần sau mỗi lần cửa phòng hơi ngạt mở ra với một quang cảnh ghê khiếp. Dov cảm thấy mình chắc không chống cự được lâu hơn với cái cảnh ấy cứ tái đi tái lại hoài.

    Đột nhiên đến ngày thứ tư, một biến cố không thể ngờ được xảy ra ở Auschwitz: Quân Đức cho phá hủy các lò thiêu xác và cho giật nổ tung các phòng hơi ngạt. Bị ép giữa hai gọng kềm tiến quân: quân Mỹ Anh ở phía tây và quân Nga ở phía đông, tụi Quốc xã nỗ lực điên cuồng để bôi xóa tất cả các vết tích của tội ác của chúng. Hầu hết khắp nước Ba Lan, chúng vội vàng cho khai quật tất cả các mồ chôn xác để nghiền nát các xương và rải tung ra khắp các cánh đồng. Họ còn đi tới chỗ trưng dụng tất cả các phương tiện mặc dù đang thiếu thốn trên các mặt trận để cố chở tất cả các người Do Thái còn sống sót về Đức.

    Sau hết, ngày 22 tháng giêng 1945, Hồng quân giải phóng Auschwitz và Birkenau. Lúc bấy giờ Dov Landau được mười lăm tuổi, hắn hài lòng được ở trong một trăm năm chục ngàn người Do Thái Ba Lan trên tổng số ba triệu rưỡi còn sống sót. Lời hứa của Dov với anh là Mundek, hắn đã giữ được.


    * Ghi chú:
    [1] Danh từ chỉ Hitler, Quốc trưởng Đảng Trưởng Quốc xã Đức.

  35. #27
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 25

    Các quân y sĩ Nga sô khám xét Dov đều tự hỏi do phép mầu nào hắn đã trải qua được những năm đầy khổ đau ghê khiếp ấy mà vẫn không bị một vết thương nào. Dov đã yếu đi, khổ người nhỏ hơn tuổi, lâu lắm mới khỏe mạnh được, nhưng được săn sóc cẩn thận, chắc hắn sẽ hồi phục được sức khỏe bình thường.

    Ngược lại, tình trạng tinh thần lại bị suy sụp nhiều. Trong sáu năm liền, tinh thần cương quyết tìm sự sống còn đã cho phép hắn chiến thắng tất cả các hiểm nguy. Bây giờ thoát chết, đáng lẽ ra hắn phải thoải mái toàn diện... Nhưng không biết bao nhiêu kỷ niệm lại tới xâm chiếm hắn suốt đêm ngày. Âu sầu, mất tinh thần, đôi khi buồn không nguôi, hắn càng ngày càng tiến tới giữa hai tâm trạng của kẻ cuồng trí và bình thường.

    Những hàng rào kẽm gai đã biến mất, các lò thiêu xác, các phòng hơi ngạt đều không còn, nhưng các hình ảnh kinh hoàng của quá khứ vẫn tiếp tục theo đuổi hắn. Khi hắn nhìn con số tù xâm trên cánh tay, hắn lại sống lại quang cảnh mở cửa phòng hơi ngạt. Khi hắn nhắm mắt lại, hắn lại nhìn thấy xác mẹ và xác chị mà một móc sắt đang lôi ra từ một đống xác chết. Hoặc nữa, hắn thấy lại mình đang đưa ngọn nến lại gần các xác cháy đen trong lô cốt ở Varsovie, cố gắng tìm xem đâu là anh Mundek. Hắn nghĩ đến những sọ người quân Đức đã dùng làm đồ chặn giấy, và tưởng chừng tìm thấy ở các sọ ấy những đường nét thân thuộc cũ.

    Những người Do Thái còn lại tại Auschwitz ở chồng chất trong ba hay bốn khu nhà. Trong tâm trí của Dov, điều đó là tự nhiên: hắn không thể tưởng tượng rằng ở bên ngoài trại còn có một thế giới người sống, không tiều tụy, không tra tấn, một vũ trụ mà con người không thiếu thực phẩm, hơi ấm và tình thương. Ngay cả tin nước Đức đầu hàng cũng không gây ra một cơn vui mừng nào ở Auschwitz: đối với những kẻ sống sót ở trại này, liệu họ còn có thể mang lại cho chiến thắng một ý nghĩa gì?

    Chiến tranh đã chấm dứt, những mọi người không biết đi về đâu. Về Varsovie? Một quảng đường chừng hai trăm năm mươi cây số đầy nghẹt những người tị nạn. Vả lại Dov nghĩ một khi về đến Varsovie, hắn sẽ làm gì ở đấy? Ghetto không còn nữa và tất cả người thân trong gia đình đều đã chết. Trong nhiều ngày liền, hắn ngồi lì ở cửa sổ, im lặng, ngơ ngẩn nhìn bầu trời xám bất tận của đồng quê vùng Silésie.

    Người này kế người kia, dân Do Thái ở Auschwitz phiêu lưu trên các con đường để trở về nhà. Rồi người này kế người kia trở lại trại, tâm hồn nặng chĩu một ảo tưởng tan vỡ. Quân Đức đã ra đi, nhưng các người Ba Lan trong địa hạt bài Do Thái đã thay thế người Đức một cách dữ dội hơn. Đã chẳng thèm khóc ba triệu rưỡi đồng bào gốc Do Thái, dân Ba Lan còn hét lên những tiếng kêu thù nghịch: “Chính bọn Do Thái đã gây ra chiến tranh này! - Giết chết bọn Do Thái đầu cơ chiến tranh! - Tụi Do Thái là nguyên nhân của tất cả các thống khổ của chúng ta!”. Tại khắp mọi nơi, họ đập vỡ cửa kính các nhà hàng Do Thái, đánh đập những người Do Thái nào dám có cái cao ngạo tìm lại nhà mình, cứu vãn lấy một vài của cải.

    Những người Do Thái Auschwitz chẳng còn phương kế nào là trở lại trại. Ngơ ngác, thảng thốt, gần mất trí, họ sống chui rúc trong các căn nhà gỗ bùn lầy, chờ đợi cái chết đã ám ảnh những kẻ đáng thương này không bao giờ rời họ nữa. Vẫn mùi hôi thối muốn nôn mửa của cái nơi khốn cùng vẫn còn tỏa trên cảnh vật.

    Thế rồi vào một buổi sáng cuối mùa hè, một người lạ mặt tiến vào trại với dáng đi đàng hoàng. Các tiếng cười khẩy đón chào không làm người này bối rối. Thân hình lực lưỡng, khuôn mặt vạch ngang bằng một bộ ria đen vĩ đại, người lạ khoảng chừng hai mươi hai, hai mươi ba tuổi. Một vài chi tiết làm toàn trại chú ý: Áo sơ mi trắng tinh tay sắn lên và dáng đi vừa uể oải vừa cương quyết: dáng đi của một người tự do. Người lạ tuyên bố :
    - Tên tôi là Dror, Shimson baz Dror. Tôi từ Paiestine đến. Mọi người gởi tôi đến đây để đưa đồng bào về xứ sở của chúng ta.
    Ngay lập tức, mọi người la lên vui mừng cuồng nhiệt. Người thanh niên xứ Palestine bị cả ngàn câu hỏi tấn công, anh vừa cố gắng trả lời vừa nhẹ nhàng đẩy những kẻ quỳ xuống để hôn tay anh. Một người Do Thái tự do... Shimson Bar Dror, Samson, con trai của Tự do... Và anh đã từ Palestine đến để hướng dẫn họ trở về xứ.

    Ngay ngày hôm ấy, Bar Dror nắm quyền chỉ huy trại. Anh cắt nghĩa rằng chuyến đi lớn ấy chỉ có thể có trong vài tuần, có thể vài tháng nữa. Trong thời gian chờ đợi để Mossad Aliya Bet tìm được cách chuyên chở các người Do Thái Auschwitz thì những người này, về phía họ, cũng phải cố gắng sống cho ra con người.

    Có thể nói là một nguồn nghị lực mới đã đưa trại ra khỏi tình trạng buông xuôi. Bar Dror chỉ định một ủy ban phụ trách việc sửa sang lại trại, lập ra một trường học, thành lập một ban kịch, một ban nhạc và ấn hành một “bản thông tin hàng ngày”. Trong khoảng thời gian vài tuần, một sự sinh hoạt như tổ ong đã thay thế cho tình trạng thẫn thờ của dân trong trại. Vững tâm rồi Bar Dror lại có thể ra đi khắp Ba Lan tìm kiếm các người Do Thái khổ sở khác để hướng dẫn họ về trại bây giờ đã trở thành trung tâm tiếp cư.

    Trong khi Shimson Bar Dzor cùng các bạn trong Mossad cố gắng tập hợp các người Do Thái lại và đưa họ ra khỏi Ba Lan, có những người khác cũng nỗ lực hăng hái như thế để ngăn cản lại.

    Tại khắp các nước Âu châu, các đại diện chính thức của đế quốc Anh gây áp lực với các chính phủ để yêu cầu họ đóng kín biên thùy không cho các dân tị nạn vào. Người Anh cả quyết rằng công cuộc của Mossad thực ra chỉ là một âm mưu phục quốc Do Thái có tính cách quốc tế, nhằm bắt mọi người phải chấp nhận một giải pháp Do Thái cho vấn đề xứ Palestine.

    Luân Đôn không ngờ tìm thấy những bạn đồng minh ở Varsovie: quả thực vậy, chính quyền Ba Lan ra lệnh bắt những người Do Thái sống sót phải ở tại Ba Lan. Các lý do của lệnh này thật quá hiển nhiên: một khi ra được ngoại quốc, một vài kẻ thoát chết ấy sẽ khẳng định trước dư luận thế giới rằng người Ba Lan đã làm hết sức giúp đỡ Quốc xã hoàn tất chương trình diệt chủng Do Thái. Đây là một sự kiện không thể chối cãi, hết sức rõ ràng, nhưng Varsovie thích giữ bí mật hơn.

    Vì thế, những người Do Thái Ba Lan đã bị giữ lại ở một quốc gia không muốn có họ, và bị loại ra khỏi một quốc gia đang muốn có họ.

    Mùa đông đến, tinh thần của dân Auschwitz bắt đầu lung lay. Công việc vĩ đại do Bar Dror đã thực hiện dám tiêu tan. Nhiều lần, thanh niên Palestine này cố gắng cắt nghĩa cuộc tranh đấu chính trị đang xảy ra vì họ, nhưng họ từ chối không muốn nghe. Chính trị quốc tế? Họ cóc cần thiết.

    Trong những ngày đầu tháng giêng 1946, sự kiện có một cán bộ thứ hai của Mossad tới đã làm cho Bar Dzor thoát ra khỏi con đường bế tắt. Sau khi bàn cãi, hai người quyết định liều được ăn cả ngã về không. Hai người cho họp các cấp chỉ huy của trại lại, yêu cầu chuẩn bị di tản khỏi trại. Bar Dzor nói :
    - Chúng ta sẽ tiến về biên thùy Tiệp Khắc. Lộ trình không dài lắm - khoảng một trăm năm chục cây số - nhưng sẽ rất khó khăn. Một mặt, chúng ta bắt buộc phải đi bộ và phải đi với tốc độ của người đi chậm nhất, một mặt khác, vì phải tránh những con đường lớn, chúng ta sẽ bắt buộc phải băng qua dãy Carpathes và đèo Jablounkov.
    Một người hỏi :
    - Ở biên giới thì ra sao?
    - Các cán bộ của chúng ta đang lo kiếm các đồng lõa cần thiết: các lính biên phòng Ba Lan chỉ mong được mua chuộc thôi. Nếu chúng ta vượt sang tới được Tiệp Khắc chúng ta sẽ an toàn, ít nhất trong lúc này. Jan Masaryk là một người bạn, ông ta sẽ không thuận để bất cứ một ai đuổi chúng ta đi hết.
    Họ rời Auschwitz vào lúc nửa đêm, tiến sâu vào con đường tắt. - Một đoàn người thảm thương, những kẻ mạnh đỡ những kẻ yếu và bồng trẻ con. Với chậm chạp, khổ nhọc, họ tiến qua các cánh đồng tuyết phủ, với đôi chân tím, họ phải đi theo những dãy đường thật xa. Sau sáu ngày vất vã, họ bắt đầu leo lên các sườn núi đầu tiên của dãy Carpathes, người gập đôi xuống chống lại gió lạnh, vấp ngã. Bị kích thích bởi lòng can trường thì ít, hăng hái nhiều là do năng lực mẫn cán của các thanh niên Palestine không biết mệt là gi, đã thực hiện được chiến công là duy trì được sự sống cho họ và làm họ tiến bước.

    Vượt qua biên thùy dễ dàng. Khi đoàn người tiến lại gần các lính biên phòng Ba Lan cố tình quay mặt đi, và một kẻ trong bọn, bằng một cử chỉ đầy ý nghĩa, đã đưa tay vỗ túi! Đối với họ, việc Do Thái vượt biên thùy này là một việc để họ làm ăn dễ dàng hơn.

    Bây giờ đoàn người Do Thái đã vào lãnh thổ Tiệp. Vụ vượt đèo Jablounkov là cả một cơn ác mộng. Sau cùng, họ đã thở phào ra khi xuống đèo, tất cả đều đã kiệt lực, gần chết đói và chết rét. May mắn thay, Mossad đã gởi một chuyến tàu đặc biệt tới đón họ trong đó họ được ăn đồ ăn nóng, có chỗ ngủ và được săn sóc bệnh tật. Chặng thứ nhất của cuộc lữ hành nguy hiểm đã qua được rồi.

    Mỗi khi có một người Do Thái được nhập nội hợp pháp xứ Palestine, người đó lại đưa sổ thông hành lại cho Mossad để dùng nữa. Năm trăm sổ thông hành loại này, mang chiếu khán của Vénezuela, Paraguay và nhiều quốc gia Mỹ La tinh khác, đã được phân phát cho các người sống sót của Auschwitz. Nhờ những giấy tờ này, mọi người có thể chống lại một phần nào các trò ngăn cản của người Anh.

    Được báo tin có năm trăm người Do Thái trốn thoát từ trại Auschwitz đến, bộ ngoại giao Anh chỉ thị ngay cho đại sứ Anh tại Prague phản đối với Jan Masaryk. Được tiếp kiến ngay ngày hôm đó, đại sứ Anh trình bày rằng công cuộc Mossad vừa làm trái với luật pháp Ba Lan, và chỉ có mục tiêu duy nhất là cưỡng buộc mọi người phải chấp nhận giải pháp cho Palestine.

    Masaryk nở một nụ cười :
    - Thưa ông đại sứ, tôi xin thú thật là tôi không biết gì nhiều về các ống dẫn dầu Ả Rập. Ngược lại, tôi được biết khá rõ về những ống dẫn đến tình thương nhân loại nếu ông đại sứ thứ lỗi cho sự so sánh thô sơ này.
    Ông đại sứ lộ một vẻ bực tức để ám chỉ rằng trong trường hợp “đoàn tàu Do Thái” được phép tiếp tục lộ trình, thì chính phủ ông sẽ có thể biểu lộ sự bất mãn bằng các biện pháp... các biện pháp..., nghĩa là các biện pháp “cụ thể”...

    Masaryk ngắt lời :
    - Xin phép ông đại sứ! Xin ông đại sứ biết cho rằng tôi rất tiếc không nhượng bộ vì bất cứ áp lực nào của quý quốc. Ngày nào tôi còn là ngoại trưởng của Tiệp Khắc, các biên thùy của nước tôi còn tiếp tục rộng mở cho các người Do Thái, dầu họ có thông hành hoặc chiếu khán hay không.
    Đại sứ Anh bắt buộc phải thông báo cho Luân Đôn biết rằng ông đã không thể chặn đoàn tàu đó lại được. Đoàn tàu tiến xuống tận Bratislava, điểm giao nhau của ba biên thùy Hung, Tiệp và Áo, rồi tiến vào nước Áo, dưới sự che chở cá nhân của một tướng lãnh Hoa Kỳ ủng họ chủ nghĩa phục quốc Do Thái.

    Sau một ngày nghỉ ngơi ở Vienne, đoàn tàu lại ra đi, qua Brenner tiến vào nước Ý. Trong bán đảo này, Mossad có thể trông cậy ở sự giúp đỡ tích cực của dân chúng và của cả chính quyền nữa, nhưng ngược lại sự hiện diện của quân lực chiếm đóng Anh lại làm trở ngại hoạt động. Dẫu sao trong quân lực Anh tại đây cũng có một lữ đoàn Do Thái Palestine mà Mossad đã lũng đoạn đến nỗi quân sĩ lữ đoàn này sẵn lòng tuân theo lời các cán bộ bí mật hơn là tuân lệnh các cấp chỉ huy chính thức. Chính một tiểu đoàn của lữ đoàn này đã đón tiếp đoàn người khi họ xuống xe lửa tại một nơi hẻo lánh, ở khoảng giữa hồ Come và Milan.

    Mọi người đã cẩn thận báo trước cho những người đào thoát biết là họ sẽ được đón tiếp bởi những người mang quân phục Anh. Mặc dù đã cẩn thận như thế, sự xuất hiện của quân sĩ vẫn suýt gây kinh hoàng. Những kẻ thoát khỏi nhà thiêu xác không thể hiểu là những chiến binh này lại có thể mang trên vai trái phù hiệu ngôi sao David, phù hiệu của ghetto và biểu tượng của sự hành hạ tàn sát. Ngoại trừ trong thời gian nổi dậy của ghetto Varsovie, chưa có một người Do Thái nào chiến đấu dưới biểu hiệu này từ hai ngàn năm nay.

    Dẫu sao, các e ngại của họ tiêu tan rất nhanh. Những người lính tỏ ra thân hữu, sẵn sàng giúp đỡ, rộng rãi, nhưng dù họ có bập bẹ nói tiếng yiddish và nói thạo tiếng hébreu, dáng điệu cách xử sự của họ có vẻ rất khác dáng điệu và xử sự mà người ta thường nhận thấy ở những người Do Thái Ba Lan hay Nga sô. Có thể nói đây là giống người khác...

    Những người tị nạn đã sống một tuần ở trung tâm tiếp đón Milan thì một hôm, vào nửa đêm, Dov và một trăm người nữa bị kéo ra khỏi giường và đưa lên các xe cam-nhông nhà binh Anh, do quân sĩ của Lữ đoàn Palestine lái. Đoàn xe chạy theo những con đường phụ đến tận một địa điểm ven biển đã có ba trăm người từ các trại khác cũng đang chờ đợi. Trong hải cảng bên cạnh Spezia, một chiếc tàu bé xíu nhổ neo để đến gặp họ. Chiếc tàu bỏ neo cách bờ vài sải và cả một tiểu hạm đội ca-nô bơm hơi đã đưa các hành khách lên tàu. Rồi chiếc Cửa vào Sion lại nhổ neo. Ngay sau khi rời hải phận Ý, một phóng ngư lôi hạm Anh đã tới bám sát. Hải quân Hoàng gia Anh đã tỏ ra hoạt động hoàn toàn mẫn cán...

    Trước sự ngạc nhiên của các sĩ quan của Đức Vua Anh quốc, chiếc tàu nhỏ, đáng lẽ hướng về Pakstine như các tàu chở di dân khác, lại hướng về duyên hải Pháp và tiến vào vịnh Lion. Cả các hành khách lẫn các thủy thủ Anh đều không lúc nào ngờ rằng chiếc Cửa vào Sion lại sẽ đóng một vai trò quan trọng trong một kế hoạch vừa rộng lớn vừa phức tạp.

  36. #28
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 26



    Ngồi trước một đĩa súp sò, Bill Fry lơ đãng nghịch với chiếc muỗng. Ông không hề thấy đói, nghĩ ngợi miên man :
    “Mẹ kiếp! Làm thế nào để đưa được cái thùng gỗ cũ rích này sang bên kia Đại Tây dương đây?”.

    Đối với các cán bộ của Mossad, Bill có một uy tín rất lớn. Khi cho tàu Ngôi sao David lao vào mắc cạn ở Césarée, ông đã khai mạc một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhập nội bất hợp pháp. Nói chung, chính thuyền trưởng Bill Fry đã làm người Anh phải thành lập các trại ở đảo Chypre. Đây là cả một ngã rẽ, bởi người Anh càng chận bắt các tàu và đem giam hành khách ở Chypre, Mossad càng tung ra nhiều tàu khác tiến về các bờ biển Palestine. Đến nỗi rằng bây giờ trại Caraolos đã hòa hoãn, và người Anh bắt buộc phải làm một cái gì, duy chỉ có điều họ không biết phải làm gì đây.

    Được sự thành công khuyến khích, cương quyết hơn bao giờ hết để cưỡng buộc người Anh phải thay đổi đến tận căn bản chính sách của họ về Palestine, Mossad đã nghĩ ra một kế hoạch táo bạo đặc biệt, nếu không nói là điên rồ, mà việc thực hiện dĩ nhiên là được trao phó cho Bill Fry.

    Tàu Ngôi sao David với gần hai ngàn hành khách, cho tới giờ là chiếc tàu lớn nhất đem ra dùng. Các cấp chỉ huy của Mossad cho rằng một nỗ lực mới, lần này với một tàu chở hơn năm ngàn người, sẽ là một chưởng nặng cho người Anh, có thể là quyết định luôn.

    Vì vậy Bill được trao phó nhiệm vụ đi kiếm một chiếc tàu, tân trang lại rồi đưa đến La Ciotat chở năm ngàn người về bờ biển Palestine. Phải mua tàu ở Hoa Kỳ hay châu Mỹ La tinh: ở Âu châu, các nhân viên Anh coi chừng đến tận các cảng nhỏ nhất một cách mẫn cán đến độ việc mua tàu chưa ký kết xong, nội vụ đã bị lộ rồi. Vậy các cán bộ Mossad đi lục lọi các hải cảng Mỹ La tinh trong khi Bill đi lùng tới lùng lui khắp nước Mỹ. Ông nhận thấy ngay rằng với số tiền được xử dụng, khó mà tìm được tàu khác. Sau cùng ông đành phải làm một vụ mà ông gọi là đánh cá liều, là mua một tàu hơi nước cũ kỹ, cọc cà cọc cạch mà từ lúc hạ thủy cho tới luc già nua chỉ có chạy qua chạy lại mỗi ngày trong vịnh Chesapeake, giữa Baltimore và Norfolk. Một thứ thuyền lớn chở khách rong chơi chưa bao giờ vượt ra khơi cả, tàu Đại tướng Stonewall Jackson chỉ có mỗi một điểm tốt: là giá rất hạ. Hơn nữa, Bill còn tự hỏi liệu đồng tiền Mossad chi ra lần này có xứng đáng không đây.

    Bill đã đưa con tàu cổ lỗ sĩ này đến Newport News (Virginia) nơi tàu phải tân trang lại để chuyên chở sáu ngàn tám trăm người. Và ngay sáng nay, Bill đã nhận được điện tín báo cho biết là công việc tân trang đã hoàn tất. Nhưng một lần nữa, viễn tượng được trao phó chức vụ thuyền trưởng mới không hề làm ông hứng khởi.

    Hai mươi bốn giờ sau, ở Newport News, ông cho tập hợp thủy thủ đoàn: những thanh niên Palestine thuộc Mossad và Palmach, vài người Do Thái Hoa Kỳ, Do Thái các cộng hòa nói tiếng Tây Ban Nha, Ý, Pháp. Ông thanh tra tàu, cho nhổ neo, và sau khi chạy thử một vòng trong phía nam vịnh, ông cho tăng tốc độ hướng ra khơi.

    Sau chừng ba giờ, máy móc trục trặc làm ông phải cho tàu trở về Newport News.

    Trong tuần lễ sau đó, Bill còn thử ra khơi ba lần nữa. Lần nào cũng vậy, chiếc tàu “từ chối” không chịu ra biển xa, ngoài môi trường sinh hoạt cũ của nó là mặt nước bìnn yên trong vịnh.

    Ông bắt buộc phải loan báo cho các đại diện của Massad là ông đã lầm: tàu Jackson sẽ không bao giờ đương đầu nổi với Đại Tây dương hết. Mọi người yêu cầu ông sửa lại máy móc lần nữa và thử thêm một lần chót.

    Lần thứ năm, phép mầu xảy ra: Giống như một con rùa mắc bệnh phong thấp tàu Jackson vượt qua mũi Henry tiến vào vùng nước sâu của đại dương... Và với một sự “ngoan cố” rất đẹp, tàu vẫn tiếp tục tiến.

    Hai mươi hai ngày sau, tàu lê lết một cách can đảm vào cửa vịnh Lion, tiến vào Touton.

    Thời gian chọn lựa thật đúng lúc. Một vụ đình công của các tài xế xe vận tải vừa xảy ra ở Pháp, và các quan sát Anh ở trại La Ciotat vì tin chắc rằng không một công cuộc quan trọng nào có thể làm được nếu thiếu xe vận tải, nên đã nới lỏng việc kiểm soát. Và dẫu sao mọi người cũng đã loan báo rằng trong tất cả các hải cảng châu Âu, không có một chuyến tàu ra đi khả nghi nào kể từ chuyến đi của tàu Cửa vào Sion đã từng đến Ý Port de Bouc cách đây mấy tuần.

    Ngày hôm trước khi tàu Jackson vào cảng Toulon, một đại diện của Mossad đã để Hiệp hội các tài xế chuyên chở để trình bày tình hình. Đại diện nghiệp đoàn này bí mật báo động cho một số đoàn viên của mình, và trong khi vụ đình công làm đình chỉ tất cả mọi chuyên chở bằng đường bộ của nước Pháp, một đoàn xe năm tấn chạy đi chạy lại giữa La Ciotat và Toulon để chở đến cảng này sáu ngàn năm trăm dân tị nạn - trong số đó có Dov Landau.

    Những nhân viên tình báo Anh chỉ biết “âm mưu” vào phút chót. Lúc đó tàu General Jackson đã được đặt tên lại là Đất Hứa, và trên cột đã bay phất phới lá cờ xanh trắng với hình ngôi sao David.

    Ở Luân Đôn, có nhiều buổi hội khẩn ở Bộ Hải Quân, Chatham House, Whitehall. Kế hoạch của Mossad cùng các ảnh hưởng vang đội của nó đối với chính sách về Palestine thật quá hiển nhiên, do đó cần phải ngăn cản tàu khởi hành bằng tất cả mọi phương tiện và với bất cứ giá nào. Các tàu chiến chận ngoài khơi Toulon và chính phủ Anh đã đưa ra với Paris những thỉnh cầu nhưng giống như những lờ de dọa. Để thay thế câu trả lời, người Pháp cho phép tàu Đất Hứa nhổ neo.

    Chiếc tàu hơi cũ kỹ vừa rời hải phận Pháp, đã bị hai tuần dương hạm Anh DunstonApex tới đi kèm cứng hai bên. Trong ba ngày liền, BillFry phớt lạnh giữ nguyên hướng đi. Cách tàu ông vài sải, hai tuần dương hạm Anh giữ liên lạc vô tuyến thường xuyên với Bộ Hải Quân. Buổi trưa ngày thứ tư, khi tàu Đất Hứa còn cách bờ biển Palestine năm mươi hải lý, người Anh ra tay hành động, bất chấp luật lệ quốc tế. Chiếc Apex lái lệch đi để lại gần chiếc tàu hơi, bắn một tràng đạn cảnh cáo rồi gọi bằng máy phóng thanh :
    - Lệnh của hạm trưởng cho tàu chở di dân bất hợp pháp! Chạy chậm lại! Chuẩn bị đón tiếp toán quân lên giữ tàu.
    Bill nhổ mẩu xì-gà lúc nào cũng có trên môi, cầm loa la lớn :
    - Chúng tôi xin nhắc quý vị rằng chúng tôi đang ở hải phận quốc tế. Nếu các ông chiếm tàu tôi, các ông làm một hành động của dân cướp biển.
    - Rất tiếc, ông bạn già, chúng tôi chỉ thi hành chỉ thị của thượng cấp. Ông bạn có tiếp nhận toán chiếm tàu của chúng tôi mà không kháng cự không?
    Nhún vai, Bill quay lại người chỉ huy các Palmachnik đang đứng đằng sau :
    - Chúng ta sẽ chuẩn bị tiếp đón bọn khốn kiếp đó một cách linh đình!
    Đất Hứa tăng tốc độ, trong một nỗ lực vừa thê thảm vừa vô vọng, để trốn thoát hai chiếc tuần dương hạm. Apex lại gần nữa rồi quẹo một cách bất thình lình, húc vào giữa tàu Đất Hứa. Mũi thép tàu húc thủng một lỗ lớn trên vỏ tàu gỗ - may mắn thay ở trên phần ngập nước của tàu. Chiếc tàu nhỏ chưa hết rung động vì va chạm này, một tràng đạn đã quét trên boong. Các đại liên của tuần dương hạm mở đường cho toán quân chiếm tàu.

    Các thủy quân lục chiến trang bị vũ khí cá nhân và mặt nạ phòng hơi đã nhảy sang tàu Đất Hứa, từ phía mũi ùa về phía đài chỉ huy. Trong khi họ còn lúng túng gỡ khỏi các vòng kẽm gai do các Palmachnik tung ra, họ bị lãnh một trận mưa đá, kèm theo đó là các vòi nước xịt mạnh. Bị đẩy lùi về đàng mũi tàu, họ vừa nổ súng vừa yêu cầu tăng viện. Nhiều thủy quân lục chiến khác sang tăng viện và cố cắt kẽm gai. Một cuộc xung phong thứ hai về đài chỉ huy lại bị đẩy lùi bằng các vòi nước xịt. Nỗ lực lần thứ ba của người Anh được đại liên yểm trợ. Lần này, quân Anh vượt qua được các hàng rào kẽm gai, nhưng để rồi bị phỏng bởi một hàng rào hơi nước nóng sôi. Do đó bên quân Anh hàng ngũ rối loạn và tình trạng này cho phép các palmachnik phản công. Trong một trận hỗn chiến ngắn, các palmachnik bắt được hết các thủy quân lục chiến Anh và ném từng tên một xuống biển, cho tới tận kẻ cuối cùng.

    Chiếc Apex ngừng lại để vớt quân của mình lên, còn Đất Hứa lại tiếp tục tiến cà rịch cà tàng với sườn tàu rách tung. Chiếc Dunston đuổi kịp dễ dàng. Nhưng húc lần nữa có vẻ nguy hiểm: đến lần thứ hai chắc sẽ gửi Đất Hứa xuống đáy biển luôn. Vì vậy tàu Dunston đành dùng đại liên quạt lia lên tàu Đất Hứa, bắt các palmachnik phải tìm chỗ nấp. Rồi một toán xung kích chiếm tàu lại leo lên bằng các thang móc vào lan can. Vung đoản côn, bắn vài phát súng lục, quân Anh tiến về đài chỉ huy. Trong khi đó, tàu Apex đã tiếp tục chạy tới để tham dự vào trận chiến. Một toán xung kích thứ hai được ném ra dưới sự che chở của một hàng rào hơi cay mắt. Bị đánh gọng kềm, các palmachnik phải lui.

    Dov đã chiến đấu dữ dội. Hắn thuộc vào toán có nhiệm vụ bảo vệ thang dẫn lên đài chỉ huy. Bốn, năm, sáu lần, toán này đã đánh ngã lộn nhào các thủy quân lục chiến bám vào thang cho tới khi hơi cay mắt và đạn đại liên làm họ không thể chống cự nổi nữa.

    Bây giờ quân Anh đã làm chủ trên tàu. Trong khi đa số quân xung kích Anh bắt các palmachnik đứng yên bằng các tiểu liên, phần còn lại nhào vào phòng lái. Họ va phải Bill Fry và năm người của thủy thủ đoàn, mặc dù hoàn toàn bao vây, vẫn kháng cự lại bằng đấm đá và súng lục. Sau cùng, các thủy quân lục chiến bắt được Bill kéo ra ngoài, đánh cho xỉu bằng đoản côn.

    Sau một trận chiến đấu kéo dài bốn tiếng đồng hồ, quân Anh làm chủ chiến trường. Việc chiếm tàu Đất Hứa làm họ chết tám người và bị thương chừng hai chục. Bên Do Thái mười lăm chết, trong đó có thuyền trưởng Bill Fry.

    Chiếc Dunston dùng dây kéo Đất Hứa về tận Haifa, nơi các nhà cầm quyền quân sự Anh đã áp dụng các biện pháp nhằm cô lập hóa hoàn toàn hải cảng. Sư đoàn 4 Không vận chiếm đóng các ke, súng trì sẵn, quân phục tác chiến. Nhưng trong khi người Anh lo lắng giữ bí mật như vậy, họ lại không biết rằng đài phát thanh bí mật Do Thái đã phổ biến trọn vẹn “vụ chiếm tàu đặc biệt có tính cách hải tặc ấy”. Các đoàn thể phục quốc Do Thái liền tuyên bố tổng đình công. Và người Anh vội vàng đưa thêm quân tới, cả thiết giáp nữa để tạo một vòng đai bất khả vượt giữa những người tị nạn và các người dân Palestine đang nổi giận bừng bừng. Bốn tàu chuyên chở tù binh mang các tên hùng hồn rất mỉa mai là Magna Charta, Empire Monitor, Empire RenownEmpire Guardian sẵn sàng tiếp nhận ngay các di dân của tàu Đất Hứa. Nhưng đúng vào lúc chiếc tàu hơi cũ kỹ nghiêng về một bên một cách nguy hiểm tiến vào vịnh Haifa, thì một tiếng nổ lớn ra làm rung chuyển cả thành phố. Đó là chiếc Empire Monitor vừa nổ tung. Một thành công đẹp đẽ của những người nhái Palmachnik đã bơi dưới nước, gắn một quả mìn từ tính vào vỏ tàu.

    Mặc dù sự ngăn trở này, việc chuyển người sang tàu được thực hiện ngay lập tức. Đa số các di dân quá mệt, quá mất tinh thần, để nghĩ đến chuyện chống cự nữa. Ủ rũ, tiêu cực, họ để người Anh đưa vào các hangar cởi bỏ quần áo, bơm đầy người một chất lỏng khử trùng, khám xét rồi sau đó ngay lập tức lại được đưa lên ba chiếc “nhà tù nổi” còn lại. Tuy vậy vẫn còn một nhóm nhỏ bất khả trị, khoảng chừng hai mươi lăm người trong đó có Dov Landau. Cố thủ trong một khoang tàu, trang bị các ống chì, chống lại người Anh đến cùng. Người Anh phải bơm hơi cay vào tàu để trục xuất họ ra. Dov được bốn người lính áp tải đưa xuống đất một cách vất vả vì hắn kháng cự vùng vẫy dữ đội. Bị lôi xềnh xệch lên tàu Magna Charta, Dov bị quẳng không thương tiếc vào phòng giam trên tàu.

    Ngay chiều hôm đó, ba chiếc nhà tù nổi, còn chở đông hơn cả chiếc tàu bất hạnh Đất Hứa nữa, rời hải cảng Haifa dưới sự hộ tống của DunstonApex.

    Họ sẽ được đưa tới đâu? Nếu người Anh đem giam giữ họ tại Chypre, trong các trại đã đông nghẹt rồi, chiến thuật của Mossad chắc đạt được mục tiêu. Chính sách “nhân đạo” của Anh quốc như vậy sẽ chỉ đưa tới việc thêm sáu ngàn năm trăm người Do Thái trốn thoát các lò thiêu xác vào đám đông đang mọc rêu trong chờ đợi ở Chypre, nằm giữa đường Âu châu thù nghịch và Palestine bị cấm đoán.

    Tại Luân Đôn, mọi người tưởng đã tìm được một giải pháp :
    “Các di dân của tàu Đất Hứa sẽ được đưa trở lại Toulon, nơi họ đã lên tàu. Kể từ giờ, tất cả những ai định phá sự phong tỏa sẽ được đưa về hải cảng đã xuất phát”.
    Các cán bộ của Palmach và Mossad đi cùng với các di dân không hề sững sờ trước một giải pháp như thế. Đối với họ, tình thế thật rõ ràng: nếu các người Do Thái chịu lên bờ ở Toulon, người Anh xem như cơn giông tố đã qua. Không ai còn dám phiêu lưu nhập nội bất hợp pháp nữa. Thế là chấm dứt mọi nhập nội bất hợp pháp vào xứ Palestine.

    Khi các nhà tù nổi sắp bỏ neo ở Toulon, các mật lệnh bắt đầu được loan truyền đi trên các tàu. Cùng một lúc, các cấp chỉ huy của Palmach đệ trình các hạm trưởng Anh một thông điệp y hệt nhau, tuyên bố rằng “muốn bắt chúng tôi lên bờ, phải dùng tới võ lực”.

    Phân vân, các hạm trưởng điện về bộ Hải quân xin chỉ thị. Bộ ngoại giao Anh ngay lập tức dùng mọi nỗ lực gây áp lực với Ba Lê - một áp lực tối đa tới mức độ dám làm đổ vỡ bang giao Anh Pháp. Người Pháp được “mời” giữ được thái độ trung lập nghiêm chỉnh và cho phép các Hải quân của Anh hoàng đưa các Do Thái lên bờ, dầu phải dùng tới sức mạnh chăng nữa. Trong bốn ngày liền, rất nhiều điệp văn được trao đổi giữa bộ Hải quân và các nhà tù nổi, giữa Ba Lê và Luân Đôn. Đến ngày thứ năm, chính quyền Pháp phúc đáp dứt khoát :
    “Chính phủ Pháp sẽ không cho phép việc cưỡng bách các di dân lên bờ. Tuy vậy, nếu các di dân tự nguyện muốn trở lại đất Pháp, họ sẽ được tiếp đón tử tế”.
    Được khuyến khích bởi lập trường cương quyết này, các Do Thái trên ba tàu đều nghiêm trọng xác định ý chí muốn ở lại trên tàu. Người Anh mất hai mươi bốn giờ mới tỉnh trí lại. Rồi họ báo cho các di dân biết rằng nếu không chịu lên bờ tại Toulon, họ sẽ phải ở lại cái vịnh Lion này đến ngày thở hơi cuối cùng.

    Các người Do Thái không buồn trả lời nữa. Bình tĩnh, một cách cố ý, họ cư ngụ trên các tàu như nhà mình. Các Palmachnik tổ chức các lớp học, lập một bản tin tức và một ban kịch nhạc, nói một cách chung, họ cố hết sức mình để duy trì một thứ đời sống xã hội ở trên tàu. Vì phía Pháp, chính phủ Pháp lo việc tiếp tế thực phẩm và săn sóc sức khỏe. Có nhiều đứa trẻ được sinh trên tàu. Sau một tuần lễ, phải chấp nhận sự kiện hiển nhiên sau: các di dân giữ vững được lập trường.

    Tại đất liền, các ký giả tò mò chú ý đến ba chiếc tàu bị bao vây bằng một bức tường im lặng này. Một đêm, một cán bộ của Mossad rời tàu Empire Guardian, bơi vào bờ, và qua một buổi họp báo thực sự, đã kể lại hết đầu đuôi nội vụ cho các đại diện của báo chí Pháp.

    Hai mươi tư giờ sau, trong tất cả các nhật báo chính của Pháp, Ý, Hòa Lan cùng Đan Mạch, đều có các bài xã thuyết chỉ trích dữ dội thái độ của Anh quốc.

    Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận quần chúng này, Luân Đôn im lặng ngượng nghịu. Chính phủ Anh chờ các phản ứng như vậy: chính thực ra, họ chờ sẵn đối phó với tất cả mọi sự - ngoại trừ sự cứng đầu không thể ngờ nổi của các di dân. Các điều kiện sinh hoạt trận các tàu chở tù rất là tồi tệ: quá đông người, thiếu không khí thiếu vệ sinh, và các điều này đã tạo ra nhiều bệnh tật. Và các thủy thủ Anh trên bờ thần kinh đã bắt đầu căng thẳng. Họ đã không dám phiêu lưu xuống các khu giam giữ để áp dụng kỷ luật nữa...

    Sau hai tuần lễ, những người Do Thái vẫn giữ vững tiếng la hò của báo chí thế giới mỗi ngày một tăng thêm.

    Tuần lễ thứ ba... Tuần lễ thứ tư... Rồi một người Do Thái đầu tiên lên bờ mà không ai có thể trách người Anh đã dùng tới bạo lực: người này đã chết. Các hạm trưởng của ba tàu cho biết là các di dân cương quyết hơn bao giờ hết. Tại hạ viện Anh, các dân biểu thắc mắc về sự khai triển mạnh của chiến dịch chống Anh quốc. Nếu còn những người khác chết phải đưa lên bờ, nội vụ dám xoay ra một chiều rất tồi tệ hơn.

    Lo lắng ra thoát khỏi tình trạng rắc rối ấy, người Anh yêu cầu các di dân đề cử các đại diện “để cùng cứu xét các khía cạnh dị biệt của vấn đề”. Họ nghĩ rằng việc thảo luận sẽ đưa đến một thỏa hiệp tránh cho người Anh khỏi mất mặt. Nhưng câu trả lời của ba người chỉ huy Palmach ­ mỗi người ở ba tàu - đồng nhất như sau :
    “Chúng tôi chỉ chấp nhận một giải pháp: cho chúng tôi vào Palestine”.
    Đến giờ, các nhà tù nổi đã bỏ neo trước Toulon sáu tuần lễ rồi. Ngày mà chiếc xuồng máy đưa vào người Do Thái thứ hai chết, người Anh gởi đến cho người Do Thái một tối hậu thư cứng rắn: hoặc là chịu lên bờ, hoặc là họ chịu lãnh mọi hậu quả của sự cứng đầu của họ. Không ai biết những hậu quả này sẽ gồm những gì, nhưng sau khi tối hậu thư bị khước từ, Luân Đôn bắt buộc phải chấm dứt một tình trạng đã kéo dài quá lâu.

    Empire GuarđịanEmpire Renown sẽ nhổ neo ngay lập tức tới Hambourg thuộc vùng chiếm đóng của Anh. Sau khi tới nơi, các hành khách của hai tàu sẽ được đưa lên bờ, nếu cần bằng võ lực, và giam giữ tại Dachau cho tới khi chính phủ Đức có một quyết định dứt khoát về vấn đề của họ.

    Vào lúc hai tàu trên vượt eo Gibarltar, Mossad trong một nỗ lực hối hả, thực hiện một dự án mới: lần này, sẽ trang bị hai tàu chở mười lăm ngàn di dân để phá phong tỏa vùng bờ biển Palestine. Phải lợi dụng ngay trường hợp thuận tiện: khi các di dân trở lại Đức và đem giam vào Dachau, người Anh sẽ đưa sự giận dữ của dư luận thế giới lên tới cực độ. Đối với Mossad Aliya Bet, đây là một chiến thắng - một chiến thắng buồn thảm, cay đắng, một chiến thắng để lại dư vị đắng cay trong miệng những kẻ chiến thắng.

    Sau cùng để ít nhất cũng có một hành động hòa giải, người Anh cho chiếc tàu tù thứ ba, Magna Chaata, về đảo Chypre và cho giam các hành khách vào trại Caraolos. Chính vì thế, Dov Landau có được điều hài lòng tương đối là trải qua ngày sinh nhật thứ mười sáu của mình không phải trong bầu khí xám xì nặng nề của Dachau, mà dưới bầu trời Địa trung hải. Dĩ nhiên là trong một trại, đằng sau các hàng rào kẽm gai.

    Dov Landau, tóc vàng, mắt xanh... một khối căm thù.

  37. #29
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 27

    Một năm sau, Dov Landau vẫn còn ở Caraolos. Ngày sinh nhật thứ mười bảy của chàng không khác gì các ngày khác. Dov nằm dài trên giường, nhìn đăm đăm vào khoảng không, thu hình lại đằng sau vẫn thứ im lặng toàn diện mà chàng giữ kể từ khi những thủy quân lục chiến Anh lôi chàng ra khỏi hầm tàu Đất Hứa.

    Trong nhiều tháng liền, các y sĩ, giáo viên, Palmachink, đã cố gắng tìm cách xuyên thủng bộ áo giáp căm thù ấy. Nhưng vô ích: Dov nghi ngờ tất cả mọi người và chỉ tìm cô đơn.

    Nhưng dầu vậy... Trong căn lều đối điện, có một thiếu nữ, một thiếu nữ đẹp nhất chàng được thấy trên đời - trong các nơi chàng đã được sống, chưa có một thiếu nữ nào duyên dáng có thể quyến rũ chàng được. Thiếu nữ này mỉm cười mỗi khi gặp, nàng không có vẻ ghét chàng hay kiêu kỳ. Dov đã tìm được cách biết tên nàng: Karen­-Hansen-Clement.

    Về phía Karen, nàng đã chú ý đến Dov và đã tìm biết tại sao chàng trai này không theo học một khóa nào, không tham dư vào bất cứ cái gì trong rất nhiều sinh hoạt của trại. Mọi người đã căn dặn nàng coi chừng: Đó là một tên hết-thuốc-chữa, có lẽ còn là một tay nguy hiểm nữa. Đối với thiếu nữ, một định nghĩa như vậy về Dov là một thách thức đáng đương đầu. Một mặt khác, sự việc Dov là một kẻ thoát chết ở Auschwitz làm gợi trong lòng nàng một tình thương xót bao la. Vả lại, đối với các trẻ em được trao cho nàng coi, nàng đã đạt được các kết quả đáng ngạc nhiên. Bởi thế dù ý thức rằng thận trọng có lẽ nên để cho anh chàng gấu này yên, nàng vẫn cảm thấy tò mò mỗi lúc gia tăng mỗi khi nàng có dịp nhìn vào lều của Dov.

    Một buổi sáng, Dov nằm dài trên giường, mồ hôi đang toát ra đầm đìa dưới sức nóng của mùa hè, đột nhiên chàng cảm thấy có sự hiện diện của một người khác trong lều. Chàng vội ngồi nhổm dậy và khi nhìn thấy Karen, chàng sững người như chờ đợi một xúc động mạnh mẽ xảy tới. Karen nói :
    - Tôi nghĩ là có thể mượn anh chiếc thùng đựng nước. Chiếc thùng của tôi chảy mà các xe chở nước sắp sửa đi qua...
    Dov nhìn nàng đăm đăm không trả lời, mắt chớp lia dưới ánh sáng chói chang.
    - Tôi tự hỏi không biết tôi có mượn được thùng của anh chăng.
    Dov hừ một tiếng.
    - Thế nào? Anh cho mượn hay là không? Anh không biết nói sao?
    Hai người gườm gườm đối đầu nhau như hai còn gà chọi. Karen bắt đầu hối tiếc là đã vào đây làm quen. Nàng thở mạnh.
    - Tên tôi là Karen. Tôi là hàng xóm của anh.
    Vì Dov vẫn căm nín nàng xẵng giọng hơn :
    - Về cái thùng, anh có cho mượn hay không cho mượn?
    - Này, cô đến đây để thương hại tôi phải không?
    - Tôi đến để mượn cái thùng của anh! Xét kỹ, tôi chẳng thấy ở anh cái gì đáng để thương hết.
    Dov quay đi, ngồi xuống giường tức tối. Sự ngay thẳng của thiếu nữ làm chàng lúng túng không biết đối phó ra sao. Bằng một cử động mơ hồ, chàng chỉ cái thùng và nàng cầm lấy. Chàng ngắm trộm nàng. Karen hỏi :
    - Tên anh là gì? Tôi muốn biết tên anh để gọi khi mang trả thùng.
    Chàng lầu nhầu :
    - Dov. Dov Landau.
    - Bây giờ kể như chúng ta biết nhau rồi, chắc chúng ta sẽ có dịp chào hỏi nhau. Ít nhất cũng phải đợi cho tới khi anh biết cười đã.
    Dov quay lại từ từ, như miễn cưỡng, nhưng nàng đã đi rồi. Dov cũng đi ra và nhìn nàng chạy tới đón chiếc xe chở nước vừa tiến vào trại. Dov nghĩ thầm “Nàng đẹp làm sao!”.
    - Chào anh Dov. Cám ơn anh đã cho tôi mượn thùng.
    Dov hầm hừ.
    - À, quả ra đúng vậy đó, anh đúng là cái anh chàng chỉ biết hầm hừ chứ không biết nói. Trong vườn trẻ của tôi, tôi cũng có một chú bé cũng có thói hầm hừ như anh. Nhưng nó, ít nhất nó cũng cho rằng nó là con sư tử.
    Dov la hết sức mình :
    - Chào cô!
    Chết thì thôi chứ Dov không dám thú nhận là chàng biết buổi sáng giờ nào nàng thức giấc, và biết đến tận thời khóa biểu các giờ học của nàng nữa. Một ngày nọ, Dov lẻn vào lều nàng để xem xét chiếc thùng nước của nàng: thùng nguyên vẹn, không thủng một lỗ nào cả. Trong nhiều giờ liền, Dov nằm dài trên giường, nhìn từng bước chân của nàng ngoài lối đi. Đôi khi chàng đứng dậy, cố ẩn giấu để tìm cách nhìn thoáng được nàng. Và vì Karen cũng thường hay quay đầu về lều của con gấu khó tính ấy nên đã xảy ra những trường hợp bốn mắt giao nhau. Những khi ấy, Dov lùi lại phía sau, tức giận vì bị bắt quả tang giây phút yếu lòng.

    Một buổi tối Dov đứng gần hàng rào kẽm gai, ngắm điệu vũ không biết mệt của các đèn pha quét đi quét lại trên các lối đi trong trại. Trong vận động trường, các Palmachnik đã tổ chức một đêm lửa trại, các con trai gái hát và nhảy quanh đống lửa. Dov nhớ lại những buổi họp của Những Người Chuộc Tội mọi người cũng đã hát và đã nhảy cùng các bài ca và điệu vũ ấy. Anh Mundek, các chị Ruth và Rebecca bao giờ cũng tham dự cách buổi hội họp như thế...
    - Chào anh Dov!
    Chàng quay vụt lại. Trong bóng tối, chàng đoán ra thân hình mảnh mai của Karen cách đó vài bước. Nàng thì thào :
    - Lại dự lửa trại với tôi, anh Dov.
    Nàng bước lại gần hơn, nhưng Dov quay mặt đi. Nàng nằn nì :
    - Anh rất mến tôi phải không? Anh có thể nói chuyện với tôi hoàn toàn tin cậy. Tại sao anh không chịu đến lớp học, không chịu gia nhập với bọn tôi?
    Dov lắc đầu.
    - Anh Dov, nghe tôi...
    Giận dữ, Dov quay lại nhìn thẳng Karen, la lớn :
    - Vậy đó! Tội nghiệp Dov! Tội nghiệp anh chàng nhỏ trục trặc thần kinh! Cô thì cũng như bọn họ, chỉ có điều cô ăn nói khéo hơn thôi.
    Dov nắm lấy cổ Karen, khép các ngón tay lại :
    - Cô cút đi đâu thì đi, để tôi yên thân, hiểu chứ... Để tôi yên thân, nếu không...
    Karen nhìn thẳng vào mắt Dov.
    - Buông tôi ra... Ngay lập tức!
    Dov buông thỏng hai tay và lùi lại một bước, nói nhỏ :
    - Tôi chỉ định làm Karen sợ thôi. Tôi không hề định làm Karen đau.
    Nàng nói :
    - Anh nghe đây, tôi không sợ anh đâu.
    Nàng nói xong, đi xa.

    Trong một tuần lễ liền, Karen coi Dov như không có trên đời. Còn Dov khích động ghê gớm, trải qua bảy ngày ấy bằng cách đi đi lại lại tối ngày. Tại sao chàng lại để người còn gái này đi vào cuộc đời chàng? Cho tới giờ, chàng cô đơn với các kỷ niệm của mình.

    Ngay thứ tám ở vận động trường, Karen đang an ủi một đứa bé bị ngã thì ngửng đầu lên, nàng thấy Dov đang đứng im lặng đằng sau lưng.
    - Chào cô!
    Nói xong. Dov quay gót bước đi.

    Vài ngày sau nữa, nàng thấy một hình vẽ để trên giường mình: trước một nền kẽm gai một cô gái quỳ gối vỗ về một đứa bé đang khóc. Nàng đi ra, vào lều Dov.
    - Tôi không biết anh là một nghệ sĩ như vậy.
    Dov cáu kỉnh.
    - Không có gì đáng ngạc nhiên hết. Tôi đã có dịp để thực tập. Tôi còn có sở trường nữa là vẽ các chân dung George Washington và Lincoln.
    Thu người trên giường, khó chịu, Dov cắn môi. Karen ngồi xuống bên cạnh. Bằng một ngón tay rụt rè, nàng lướt nhẹ trên cánh tay trái Dov, nơi có xâm số tù.
    - Auschwitz?
    - Tại sao cô lại chú ý đến tôi?
    - Tại sao ấy hả... Anh không thể nghĩ là tôi thích anh sao?
    Dov cười khẩy.
    - Thích tôi?
    - Tại sao lại không nhỉ? Anh khá bô trai, ít ra là trong những lúc hết sức hiếm hoi, anh không có vẻ muốn cắn người ta, và anh có một giọng nói rất dễ chịu... Ở trong trường hợp là anh không có hầm hừ hầm hừ...
    Dov không nhận ra môi mình đang run lên, chàng bập bẹ :
    - Tôi... Tôi cũng thích cô. Tôi có cảm tưởng là cô hiểu tôi... Như anh Mundek ngày trước.
    - Anh bao nhiều tuổi rồi?
    - Mười bảy tuổi.
    Dov đột ngột đứng dậy
    - Niềm căm thù làm tôi ngạt thở ấy... Tụi Anh khốn kiếp, tôi thật ghét chúng! Tụi chúng chẳng hơn gì tụi Đức.
    - Anh Dov! Đừng thế!
    Cơn giận của Dov lắng xuống nhanh như nó đã bùng ra. Đây là một sự khởi đầu của một tâm bệnh sắp lành. Đây là lần đầu tiên có lẽ từ một năm nay. Dov đã thốt ra nhiều câu liên tiếp. Bây giờ dưới đôi mắt của thiếu nữ, chàng lại co quắp thu mình lại, khép kín trong vũ trụ riêng đầy những bóng ma.

    Nhưng bước đầu khó khăn đã qua. Kể từ ngày hôm ấy, Dov không còn giấu diếm ước muốn gặp mặt Karen nữa và Karen nàng cũng bắt đầu tin cậy ở Dov. Mọi sự cứ tiếp diễn tốt đẹp như thế cho tới một buổi sáng, phép mầu đã xảy ra: Dov Landau cười. Nụ cười đầu tiên của chàng từ tám năm nay!

    Tình bạn của họ đã kéo dài được nhiều tuần, khi vào một buổi tối, Karen đến kiếm Dov để hoàn tất mọi nhiệm vụ đã được trao phó.
    - Các anh ấy nói tôi tới yêu cầu Dov giúp cho một việc...
    Ngay lập tức, Dov thủ thế liền :
    - Loại việc gì?
    - Các cấp chỉ huy của Mossad đã khám phá ra Dov là một tay làm giấy tờ giả hữu hạng. Một trong các cấp chỉ huy đó, anh Ari Ben Canaan, vừa từ Palestine tới, cần tới Dov đó. Anh ấy cần các giấy thông hành, giấy di chuyển, cùng các tài liệu chính thức khác...
    Dov ngắt lới :
    - Tôi hiểu rồi! Chính vì thế mà cô đã tỏ ra dễ thương với tôi. Chỉ cốt để lôi tôi nhập bọn!
    - Dov im đi nào! Chính Dov, Dov cũng không tin lời mình nói nữa đấy.
    - Đúng. Nhưng tôi không hiểu tại sao tôi lại phải làm việc cho họ nhỉ.
    - Các anh ấy đã làm việc nhiều cho Dov.
    - Karen ngây thơ lắm. Họ làm việc để cứu cái mạng của họ. Có thế thôi.
    - Được lắm. Nếu đó là ý của anh, anh cứ việc tự do giữ lấy. Trước đây anh đã có thể chế tạo đô la Mỹ cho bọn quốc xã, bây giờ anh không có thể chế tạo thông hành giả cho Mossad sao!
    Dov cằn nhằn :
    - Quả thực cô nên đi làm luật sư. Cô tìm lý lẽ thật giỏi.
    Karen năn nỉ :
    - Tôi xin Dov. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Dov giúp tôi điều gì, có phải không? Bây giờ tôi trả lời họ ra sao?
    - ... Có thể tôi sẽ nhận, nhưng còn vài điểm cần phải giải quyết cho rõ đã.
    Karen mỉm cười và cầm tay Dov.
    - Tại sao không giải quyết vài điểm ấy với Ben Canaan! Anh ấy đang đợi Dov.
    Dov lắc đầu.
    - Không. Tôi thích để anh ấy lại kiếm tôi. Để anh ta đích thân tới hợp lý hơn.

  38. #30
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 28



    Hai mươi bốn giờ trước ngày N của “Chiến dịch Gédéon”, một buổi hội họp sau cùng của Mossad được tổ chức ở nhà Mandria.

    David Ben Ami mang tới những giấy di chuyển Dov vừa làm xong. Ari xem xét một cách thỏa mãn: những giấy tờ giả này sẽ đánh lừa viên sĩ quan nào đa nghi nhất, sau đó là phần báo cáo:
    Báo cáo của David về cả ngàn chi tiết tân trang tàu: tiếp tế thực phẩm.

    Báo cáo của Joab Marconi, phụ trách vụ di chuyển trên bộ. Các cam-nhông của anh sẵn sàng khởi hành bất cứ lúc nào có lệnh, và sẽ đi lộ trình từ nơi để xe đến trại Caraolos đúng hai mươi phút. Còn về lộ trình Caraolos Cyrénia, anh đã tính giờ sẵn cho nhiều lộ trình khác nhau.

    Báo cáo của Zev Gilboa phải đưa ba trăm trẻ lên xe trong khoảng thời gian vài phút. Anh định sẽ cắt nghĩa cho các trẻ việc gì sẽ xảy ra, ngay trước khi chúng rời trại.

    Báo cáo của Hank Schlosberg, thuyền trưởng người Hoa Kỳ của chiếc Exodus. Ông này trình bày rằng sẽ nhổ neo từ Larnaca vào lúc hoàng hôn như thế nào để có thể đến Cyrénia ít nhất một giờ trước khi đoàn xe chở trẻ tới.

    Sau cùng là báo cáo của Mandria. Ông này đã bố trí dọc lộ trình đào thoát cả một hệ thống quan sát viên để báo động ngay cho chiếc xe đầu mọi hoạt động khả nghi của quân Anh. Ông cũng đặt các đài quan sát trên năm hay sáu lộ trình phòng hờ khác. Còn chính ông sẽ đợi trong văn phòng của mình ở Famagouste. Ngay khi đoàn xe chạy qua dưới cửa sổ văn phòng ông, ông sẽ điện thoại lại Cyrénia để báo cho Mark Parker biết.

    Ari đứng dậy và nhìn các phụ tá của mình. Rõ ràng là tất cả những người này đều hồi họp bồi hồi, ngay cả Marconi bình thường lạnh lùng, cũng nhìn chăm chú xuống sàn. Ari không hề nghĩ đến chuyện khen họ, cũng như không có chúc họ may mắn. Các lời khen ngợi để về sau, còn về may mắn, thì chính họ phải tạo ra và nắm lấy.

    - Lúc đầu, tôi định đợi chính người Anh bắt đầu cho di chuyển các trẻ con sang trại mới. Tuy nhiên, các tin tức giờ chót đã làm tôi phải quyết định thực hiện chiến dịch sớm hơn. Chúng ta được biết là thiếu tá Allistair nghi ngờ chúng ta làm một vụ gì lớn và hình như thiếu tá này đã vượt qua thượng cấp là thiếu tướng Sutherland để xin chỉ thị mới trực tiếp từ Luân Đôn. Vậy chúng ta phải hành động ngay. Sau đây là thời dụng biểu của chiến dịch: Vào lúc 9 giờ, các xe cam-nhông của chúng ta tới cổng trại Caraolos. Vào lúc 10 giờ các trẻ đã lên xe xong và đoàn xe đã đi qua nhà này. Kể từ lúc đoàn xe rời con đường Larnaca, sẽ có hai giờ gay go. Chúng ta không có lý do nào để giả đoán rằng đoàn xe bị chận lại dọc đường, ít nhất cũng vì lý do tất cả mọi người ở Chypre đều biết Đại đội 23 Vận tải HMJFC. Nhưng... chúng ta phải xét tới sự kiện thiên hạ nghi ngờ chúng ta. Có ai thắc mắc gì không?
    Không ai trả lời. Mỉm cười, Ari tiến về phía Mandria, ôm lấy ông này theo cách thế thân ái của các palmachnik. Chàng nói :
    - Ông đã tỏ ra là một trong những người bạn tốt nhất chúng tôi có thể gặp trên đời. Thôi bây giờ tôi phải tạm biệt các bạn. Tôi phải tới gặp Parker.
    Một nửa giờ sau, sau khi đã ngụy trang dưới quân phục đại úy Caleb Moore quân lực Anh, Ari gặp Mark Parker ở nhà hàng sân thượng khách sạn “Vua George”. Nhà ký giả rõ ràng chỉ còn là một bộ dây thần kinh căng thẳng. Ari ngồi xuống bàn từ chối điếu thuốc Mark mời và gọi một ly scotch.
    - Mọi sự vào ngày mai đây. Chúng tôi sẽ tới Caraolos vào lúc 9 giờ sáng. Thật không may là chúng ta không thể chần chừ lâu hơn được nữa. Một người bạn làm ở An ninh Quân đội đã cho biết là ông bạn Allistair thân mến của chúng ta đang âm mưu một cái gì đó. Nhưng kìa, tôi xin ông bạn, hãy ngồi cho thoải mái ra nào. Quân Anh đang tìm kiếm, nhưng họ chưa biết gì cả. Trong khi anh, anh lại biết rõ tất cả.
    Mark đồng ý trong im lặng. Chàng sẽ gởi một điện tín yêu cầu cho gia hạn nghỉ phép ở Luân Đôn, Bradbury khi nhận được điện tín ký tên “Mark”, sẽ biết là “Chiến dịch Gédéon” đã thành công và cho đăng tải ngay bài phóng sự Mark đã viết sẵn và gởi về một tuần lễ trước đây. Mark nói :
    - Nếu Mandria không gọi tôi vào lúc 10 giờ như đã thỏa thuận thì sao?
    Ari nở một nụ cười nhạt nhẽo :
    - Trong trường hợp đó, anh nên chuồn gấp bằng chuyến phi cơ đầu tiên cất cánh rời đảo này. Ngoại trừ khi anh muốn ở lại để dự lễ xử giảo tôi.
    Mark đưa ly lên uống một hơi cạn, nhận xét :
    - Chắc vụ đó sẽ là một bài báo hay.
    Ari nói :
    - Tiện đây nói luôn. Kitty không trở lại trại làm việc kể từ khi anh chàng nhãi Dov ấy bắt chúng ta phải ghi tên Karen vào danh sách đi tàu Exodus.
    - Tôi biết chuyện đó. Nàng đang ở với tôi ở Khách sạn Dôme.
    - Nàng khỏe mạnh?
    Mark nổi giận :
    - Thế anh tưởng nàng ra sao nữa? Kitty rất khổ, hết sức khổ sở. Kitty sẵn lòng đổi bất cứ cái gì để Karen đừng lên Exodus. Có lẽ anh trách cứ Kitty về chuyện đó?
    - Chắc chắn là không rồi. Tôi chỉ thương cho nàng thôi.
    - Quý hóa quá! Tôi không được biết là anh lại có thể thương được cái gì trên đời...
    - Tôi thương nàng bởi vì nàng đã để tình cảm khống chế lương tri.
    - Đúng đấy... tôi quên phăng mất là anh không hề biết tình cảm là gì hết.
    Ari nhìn Mark với một vẻ bình tĩnh đượm thích thú.
    - Anh Mark, thần kinh anh căng thẳng quá rồi đấy.
    Mark cố gắng mới kìm được cơn giận.
    - Điều đó làm anh ngạc nhiên sao? Kitty, trong đời nàng, nàng đã phải chịu nhiều đau khổ ngoài sức chịu đựng của con người.
    Ari nhắc lại :
    - Đau khổ? Tôi tự hỏi liệu Kitty Fremont có biết tới nghĩa của chữ này nữa không?
    Mark lớn tiếng :
    - Tôi muốn bẻ gãy cổ anh quá! Cái gì đã làm anh tưởng rằng dân Do Thái các anh giữ độc quyền về đau khổ?
    - May mắn thay là các ông chủ báo không có trả lương anh để anh thương tôi. Dẫu sao, anh ưa hay ghét tôi, điều đó đối với tôi hoàn toàn không quan trọng.
    - Chắc chắn thế rồi. Nhưng làm sao được... Tôi ưa những ai có những sự yếu đuối thông thường của con người.
    - Chắc chắn là tôi không có những yếu đuối loại đó trong những giờ tôi làm việc.
    Tức giận, Mark đứng dậy toan đi chỗ khác. Bàn tay mạnh mẽ của Ari nắm chặt lấy cánh tay chàng. Lần đầu tiên Mark thấy Ari ở trạng thái suýt mất bình tĩnh.
    - Thưa ông ký giả, ông tưởng ông đang ở đâu đây! Ở một buổi dạ hội phù hoa trong hoa viên một quận chúa chăng? Ông quên mất rằng sáng ngày mai đây chúng tôi phải đụng độ với cả đế quốc Anh.
    Buông cánh tay của Mark, Ari quay đi, ngượng ngùng rõ rệt là đã để lộ cơn giận ra ngoài. Mark không thể không cảm thấy một sự thương sót mơ hồ. Chắc chắn là Ari tự chủ hơn chàng rồi, nhưng với thần kinh căng thẳng với tình hình hiện tại cũng đã gây một cái gì cho con người “khổng lồ” xem bề ngoài như không bao giờ biết cảm giác là gì.

    Vài giờ sau, Mark trở về Cyrénia, vào khách sạn Dôme, tới gõ cửa phòng Kitty. Nàng còn đủ sức mỉm cười nhẹ đón chàng, nhưng đôi mắt đỏ nhiều vì khóc chứng tỏ nàng rất buồn khổ. Mark loan báo :
    - Vào ngày mai đấy.
    Nàng cứng người lại.
    - Nhanh đến thể sao? Em tưởng...
    - Họ e ngại quân Anh đã nghi ngờ điều gì rồi.
    Kitty đi lùi đến tận cửa sổ và giả vờ ngắm quang cảnh bên ngoài: trong không gian trong suốt như pha lê, như đoán thấy được bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ ở chân trời. Nàng nói khe khẽ :
    - Em đã cố tìm đủ can đảm để thu xếp hành lý. Để rời Chypre...
    - Nghe đây em yêu.. ngày khi câu chuyện này chấm dứt, cả hai chúng ta sẽ cùng ra đi. Một vài tuần lễ ở Côte d’Azur sẽ hữu ích cho em.
    - Anh tưởng chỉ cần bấy nhiêu là đủ cho em trở lại như cũ được sao? Vả lại, anh phải đi Palestine, phải không?
    - Anh không cho rằng người Anh sẽ cho phép anh nhập nội xứ đó, sau vố mà anh đã chơi họ. Em biết không... Anh rất tiếc đã lôi kéo em vào chuyện phiêu lưu này.
    - Không phải lỗi tại anh đâu, anh Mark.
    - Có chứ - ít nhất trong một mức độ nào đó. Bây giờ anh đang tự hỏi em làm sao qua khỏi nỗi khổ này đây. Em liệu có đủ sức chống trả được không?
    Nàng trả lời bằng giọng thiếu tin tưởng :
    - Phải có đủ chứ, anh. Anh Mark... sẽ có nguy hiểm cho những kẻ sẽ lên tàu Exodus phải không?
    - Đến đây thì có giấu em cũng vô ích. Chiếc tàu đáng thương này là cả một trái bom nổi.
    Nàng loạng choạng như bị ai đánh mạnh.
    - Nói thật hết đi anh, anh Mark, anh có tin các trẻ em sẽ có may mắn ra thoát khỏi không?
    - Nói cho thực, anh tin là có một may mắn. Một may mắn lớn là khác với một tay làm trò như Ben Canaan, thông minh, đa mưu túc kế và không tình cảm.
    Mặt trời lặn. Mark và Kitty, trong căn phòng bóng tối xâm chiếm dần dần, im lặng theo dõi tư tưởng riêng của mình. Sau cùng Mark nói :
    - Đứng suốt đêm cũng chẳng ích gì.
    Kitty thì thào :
    - Anh đừng để em một mình anh Mark.
    Lấy trong ngăn kéo bàn ngủ hai viên thuốc, nàng uống trước khi nằm dài. Ngồi gần cửa sổ, Mark lắng nghe điệu ca trầm của sóng vỗ vào kẽ đá. Sau chừng hai mươi phút, chàng biết là nàng đã ngủ, một giấc ngủ không yên. Chàng đứng dậy, quấn mình trong một chiếc chăn rồi trở lại ghế bành.

    Ở Caraolos, Karen và Dov cùng ngồi trên giường của Dov, nói chuyện thì thào. Là hai người duy nhất trong khu nhi đồng được biết cái gì sẽ xảy ra ngày mai, họ quá xốn xang không có thể đi ngủ.

    Dov, có lẽ đã đến lần thứ mười, trình bày dự định vĩ đại của mình: ngay khi tới Palestine, chàng sẽ tìm gia nhập một nhóm đặc công để có dịp giết chết thật nhiều lính Anh. Sau cùng Karen cũng thành công trong việc làm Dov dịu bớt cơn hăng hái.
    - Nằm ra đi Dov. Hãy cố gắng ngủ đi.
    Dov nghe lời và nhắm mắt lại. Dịu dàng, nàng đứng dậy. Một cảm giác kỳ lạ chạy khắp châu thân nàng, một rung động vừa thú vị vừa đáng e ngại. Mãi cho tới giờ, nàng mới hiểu Dov đối với nàng có một giá trị như thế nào. Sự thương hại lúc đầu... Bây giờ, Dov đã không chê nàng không phải vì xác thịt, thật khó nói... Thật khó hiểu. Nàng muốn nói với Kitty về vấn đề này, nhưng Kitty đã không trở lại trại từ nhiều ngày rồi.
    - Karen?
    - Ngủ đi anh, Karen không về đâu.
    Chậm chạp, các thời khắc trong đêm qua dần.

    Trong doanh trại của Đại đội 23 Vận tải, có ba người cũng không sao ngủ được.

    Đây là lần đầu tiên từ gần một năm nay, Zev mới dám mơ đến mùa xuân trên những đồi vùng Galilée. Anh nghĩ tới vợ con và trang trại. Anh đã tuân lệnh Palmach sang Chypre khi đứa con mới được có vài tháng.

    Joab Yaiconi cũng nghĩ tới trang trại của mình ở ven biển, chếch về phía bắc đồng bằng Sharon. Một trang trại đẹp đẽ, được gọi là Sdot Yam, Cánh đồng Biển, vì mỗi năm thu thập toàn là cá. Yarconi thích lang thang hàng giờ trong các di tích hoang tàn của đô thị Césarée cổ xưa, tìm kiếm vài cổ vật. Anh hy vọng Palmach sẽ cho phép anh về đó sống một hay hai tuần, để có thì giờ đi câu, đến thăm viếng các anh chị, đào bớ dưới chân các bức tường của Césarée...

    David Ben Ami nghĩ tới Jérusalem, đô thị anh yêu quý gần bằng anh yêu Jordana, em gái của Ari. Anh sắp được gặp lại cả hai, anh sẽ chạy chơi trên các mỏm đá lởm chởm của vùng Judée, nơi sáu anh em trai của anh đang sống...

    Tì cầm lên tay, anh đọc lại bức thư đã do Ari chuyển hộ, Jordana, Jordana... Anh có cảm tưởng tim anh sắp nổ tung lên, Jordana yêu dấu!

    Thiếu tướng Bruce Sutherland giật mình thức giấc. Một lần nữa ông lại bị cơn ác mộng gần đây thường gần như ám ảnh ông mỗi đêm. Ông mặc quần áo ra khỏi nhà, băng qua Famagouste đang ngủ yên, đi dọc theo các bức tường thành cũ. Đến mỗi vòm cổng, ông ngừng, đưa mắt nhìn đô thị trung cổ với rất nhiều nhà thờ, cung điện đổ nát cùng hàng nghìn kỷ niệm của một triều đại huy hoàng đã mất. Sau cùng, ông đến tháp Othello. Ông chậm chạp leo lên cầu thang xoay tròn. Đứng trên sân thượng, ông ngắm nhìn hải cảng, lo âu tự hỏi không biết tới bao giờ ông mới được biết tới hạnh phúc được ngủ yên một đêm trọn vẹn.

    Thiếu tá J.J. Allistair ngủ gục ngay tại bàn làm việc, mũi chúi vào tập hồ sơ dầy cộm đã nghiên cứu từ nhiều giờ nhưng vô vọng để ước tính xem dân Do Thái đang chuẩn bị cái gì ở Caraolos.

    Trong khi đó có một người ngủ lương tâm thanh thản: Ari Ben Canaan ngủ ngon lành như một đứa bé no sữa chưa hề biết đến các phiền lụy của cuộc đời.

    Lúc 8g40, đại úy Caleb Moore, tức Ari Ben Canaan lên chiếc jeep dẫn đầu mười hai chiếc cam-nhông của Đại đội 23 Vận tải HMJFC. Mỗi xe do một Palmachnik mặc quân phục Anh cầm lái. Đoàn xe khởi hành, tăng tốc độ, để rồi hai mươi phút sau ngừng lại trước tòa nhà hành chánh của trại Caraolos ở bên ngoài rào kẽm gai.

    Ari xuống xe và tới gõ cửa văn phòng chỉ huy trại. Ari hoàn toàn bình thản: từ ba tuần rồi, chàng đã thu xếp để làm quen với sĩ quan Anh, một sự giao thiệp hết sức hữu ích.
    - Chào thiếu tá.
    - Chào đại úy Moore. Tôi liệu có thể giúp gì cho anh đây!
    - Thưa thiếu tá chúng tôi vừa nhận được công điện khẩn của Bộ tư lệnh. Hình như việc xây cất mới ở Larcana đã hoàn tất hơn dự trù. Thượng cấp giao cho chúng tôi nhiệm vụ di chuyển ngay một số trẻ em kể từ sáng nay.
    Ari đặt xấp giấy tờ giả xuống bàn. Chỉ huy trại lãnh đạm đọc lướt qua, nhận xét :
    - Vụ này không nằm trong kế hoạch di chuyển của chúng tôi. Theo dự trù thì đợt trẻ con đầu chỉ chuyển khỏi trại trong ba ngày nữa là sớm nhất.
    - Quân đội mà... Thiếu tá biết đấy.
    Viên thiếu tá cắn môi, do dự, nhìn đại úy Moore rồi cúi xuống nghiên cứu xấp giấy tờ. Sau cùng ông cầm điện thoại lên.
    - Allôl Đây là thiếu tá Potter. Trong phòng tôi hiện có đại úy Moore xuất trình lệnh di chuyển cho ba trăm trẻ ở khu 50. Yêu cầu đặt dưới quyền của đại úy đó một toán binh sĩ để giúp đỡ ông đưa trẻ lên xe.
    Buông máy, thiếu tá cầm bút ký vào các giấy tờ.
    - Đây xong rồi anh Moore. Anh cố gắng lẹ lên cho: chúng tôi đang đợi một đoàn xe tiếp tế đến đây trong khoảng một giờ nữa các đường trong trại sắp sửa kẹt xe.
    - Tôi hiểu, thiếu tá.
    - À! Suýt nữa tôi quên mất... Cám ơn anh lần nữa là đã gửi whisky cho câu lạc bộ chúng tôi.
    - Có gì đâu thiếu tá.
    Khi Ari lấy lại giấy tờ, viên thiếu tá thở dài một cái.
    - Những dân Do Thái lang thang ấy... Họ đi, họ trở lại.
    Ari tán đồng :
    - Thưa thiếu tá đúng vậy. Họ đến rồi họ lại ra đi...
    Người hầu trong khách sạn đã dọn bữa ăn sáng trong phòng Mark, trước cửa sổ. Kitty không muốn ăn. Nét mặt căng thẳng, Mark dụi hết điếu thuốc này đến điếu khác vào cái đựng tàn đã đầy ngập đến tận miệng. Kitty hỏi :
    - Mấy giờ rồi anh?
    - Đây ít nhất là lần thứ hai mươi rồi em hỏi giờ anh, gần chín rưỡi.
    - Theo ý anh bây giờ đang xảy ra cái gì?
    - Nếu họ giữ đúng được thời biểu thì lúc này trẻ con đang lên xe. Nhìn kìa!
    Mark chỉ ra biển. Một chiếc tàu kéo cũ kỹ đang đổi hướng tiến vào hải cảng. Kitty sợ hãi kêu lên :
    - Trờ ơi! Đó là tàu Exodus sao? Nó cũ đến muốn long ra từng mảnh!
    - Đúng đấy em! Tàu Exodus đó.
    - Họ sẽ làm thế nào để nhét được ba trăm trẻ lên cái tàu nhỏ xíu này anh?
    Để tránh trả lời, Mark châm một điếu thuốc khác, giả vờ như gặp trục trặc với chiếc bật lửa.
    9 giờ ba mươi...
    9 giờ bốn mươi...

    Tàu Exodus tiến giữa hải đăng và tòa lâu đài, vượt qua lối đi tạo bở hai con đê hình bán nguyệt, vào hải cảng Cyrénia.
    9 giờ năm mươi...
    - Trời ơi anh Mark! Anh làm ơn ngồi dùm xuống đi. Anh sắp làm em loạn thần kinh lên bây giờ.
    - Bây giờ Mandria sắp sửa gọi điện thoại tới. Một phút hay một vài phút nữa...
    10 giờ.
    10 giờ năm...
    10 giờ sáu...
    10 giờ bảy phút...
    Mark không kềm giữ được nữa, la lớn :
    - Mẹ kiếp! Ly cà phê tôi gọi, họ phải mang lên chứ! Kitty, em làm ơn vào phòng em gọi nhà hàng ăn bảo mang lên lẹ. Bảo họ mang lên ngay lập tức, nếu không, họ sẽ biết anh!
    10 giờ mười lăm. Người hầu mang ly cà phê lên.
    10 giờ mươi bảy phút. Giới hạn gay go đã tới. Nếu Mandria không gọi lại trong mười lăm phút sắp tới, sẽ có nghĩa là đã có biến cố bất ngờ, hay tai hại hơn nữa.
    Vào lúc 10g20, điện thoại reo. Mark và Kitty nhìn nhau. Mark cầm máy lên.
    - Allô?
    - Ông Parker?
    - Chính tôi đây.
    - Xin đừng rời máy. Có người gọi từ Famagouste.
    Sau một vài giây âm thanh rối loạn, một giọng chính xác cất lên :
    - Allô, Parker?
    - Tôi đang nghe đây.
    - Mandria đây. Họ vừa đi qua dưới đường.
    Mark chậm chạp đặt điện thoại xuống, loan báo :
    - Mọi việc trôi chảy. Ari đã đưa được bọn trẻ ra khỏi Caraolos. Lúc này đây chắc họ đang đi trên đường đến Larnaca. Chừng mười lăm phút nữa họ sẽ quẹo về hướng bắc. Một lộ trình dài chừng 80 cây số đường bằng phẳng, chỉ có một đèo duy nhất phải vượt qua, ngoại trừ trường hợp họ bắt buộc phải mượn một lộ trình khác. Nghĩa là họ phải tới đây vào lúc 12g 15, 12g rưỡi... Nếu mọi sự xảy ra đúng như đã dự trù.
    Kitty nói nho nhỏ :
    - Tôi hy vọng tất cả mọi sự sẽ diễn ra đúng như đã dự trù.
    - Thôi, bọn mình xuống đi. Đợi ở đây vô ích.
    Mark đứng dậy.

    Trước khi rời phòng, chàng cầm theo ống nhòm.

    Kenneth Bradbury.
    Giám đốc American News Syndicate.
    London.
    Du hí quá độ - STOP
    Xin cho nghỉ thêm hai tuần nữa - STOP
    Xin trả lời.
    MARK
    - Xin gửi khẩn cho. Theo ý ông, chừng bao lâu thì điện tín tới nơi?
    Người phụ trách đọc qua bản văn.
    - Điện tín sẽ tới Luân Đôn trong vài giờ nữa.
    - Tốt lắm.
    Mark nắm lấy cánh tay Kitty, kéo nàng về phía các cầu tàu. Nàng hỏi :
    - Điện tín có nghĩa thế nào hả anh?
    - Một mật hiệu ước định trước. Ngay tối nay, hãng thông tấn ở Luân Đôn sẽ cho đăng tải bài phóng sự của anh.
    Họ đi qua chỗ tàu Exodus bỏ neo, leo lên các tường lũy lâu đài Thánh nữ Đồng Trinh. Từ vọng lâu này, hai người vừa nhìn rõ hải cảng vừa thấy rõ con đường ven biển mà đoàn xe sẽ phải đi qua.

    Lúc 11 giờ mười lăm, Mark chiếu ống nhòm về con đường trải nhựa, nhận thấy phía xa một đám mây bụi nhỏ bay trên một dãy vết thẫm nhìn từ khoảng xa này không lớn hơn con kiến. Lấy khuỷu tay hích Kitty, chàng đưa ống nhòm cho nàng. Nàng giữ lấy, lo âu theo dõi mức tiến của đoàn xe xuất hiện, và biến đi tùy theo khúc đường cao thấp. Mark nhận xét :
    - Họ phải mất chừng nửa giờ nữa mới tới đây. Chúng ta xuống đi.
    Họ lại đi dọc cảng để dừng lại ở đầu ke. Chừng bốn mươi phút sau, họ thấy đoàn xe chạy qua bệnh viện ở đầu thị trấn. Mark cầm lấy Kitty.
    - Bây giờ chúng ta có thể về rồi.
    Tới khách sạn Dôme, Mark vào phòng điện thoại đóng kín cửa lại và yêu cầu được gặp An ninh Quân đội Anh ở Famagouste với ưu tiên tuyệt đối. Chàng nói qua khăn tay che miệng và cố gắng bắt chước giọng Oxford :
    - Cho tôi được gặp thiếu tá Allsstair.
    - Về vấn đề gì? Ai đang ở đầu dây đó?
    - Nghe đây bồ, ba trăm người Do Thái vừa trốn khỏi trại Caraolos. Tin tức này liệu có đủ để bồ thôi đừng đặt những câu hỏi ngốc ngếch nữa, và cho tôi nói chuyện với thiếu tá ngay chưa?
    Chàng nghe thấy một tiếng chuông reo, rồi một giọng nói khác :
    - Thiếu tá Allistair...
    - Đây là một người bạn. Tôi xin báo cho thiếu tá biết là hàng mấy trăm người Do Thái đã trốn khỏi Caraolos và ngay lúc này đây họ đang lên một chiếc tàu bỏ neo trong hải cảng Cyrénia.
    Allistair hối hả lắc điện thoại :
    - Allô.. Allô... Ai đang nói đó? Tôi yêu cầu ông... allô...
    Sau cùng viên thiếu tá cắt liên lạc để quay một số khác :
    - Allistair đây. Mọi người cho tôi biết là có một vụ đào thoát lớn của các dân Do Thái. Hình như lúc này họ đang lên tàu ở Cyrénia. Hãy cho báo động toàn diện ngay, ra lệnh cho chỉ huy hải cảng kiểm soát tại chỗ ngay lập tức. Nếu ông ta xác nhận tin tức của tôi đúng, hãy điều động nhiều chiến hạm tới cảng Cyrénia ngay.
    Không đợi trả lời, Allistair gác máy và vội vã chạy ra ngoài, nhào vào phòng thiếu tướng Sutherland.

    Đoàn xe dừng tại trên cầu tàu. Ari xuống xe và tài xế lái xe đi ngay. Các cam nhông hết chiếc này đến chiếc khác chạy đến tận thang dẫn lên tàu Exodus. Đã được huấn luyện từ nhiều tháng tuân lời trong im lặng và thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh của các Palmachnik, các trẻ em chỉ mất một vài phút để lên tàu. Trên boong, Zev, Joab và Hank Schlosberg thuyền trưởng Exodus, chỉ dẫn cho các nhóm tới các chỗ đã định sẵn. Tất cả diễn tiến trong một thời gian tối thiểu không một lời nói vô ích.

    Trên ke vài kẻ nhàn rỗi đang ngồi nhìn ra phân vân và hơi tò mò. Hai hay ba lính Anh hiện diện tỏ ra lãnh đạm hoàn toàn. Mỗi khi trút xong người, các cam nhông rồ máy chạy ngay về ngọn Saint-Hilarion và các tài xế sẽ bỏ xe ngay sau khúc rẽ đầu tiên che khuất tầm mắt của các kẻ tò mò. Đại đội 23 Vận tải, sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, không còn tồn tại nữa. Joab không cưỡng nổi với ước muốn để lại trên băng xe một mình một mẩu giấy cám ơn quân Anh đã có nhã ý cho mượn xe cộ.

    Sau chừng hai mươi phút, các đứa trẻ sau chót đi lên tàu. Ari lên tàu và leo thang dẫn tới đài chỉ huy để gặp Zev, Joab, David và Schlosberg.
    - Thuyền trưởng, ông có thể nhổ neo và cho máy chạy, Zev, Joab và David, các anh hãy cắt nghĩa cho các em hiểu chúng ta đang làm gì và chờ đợi gì ở các em. Em nào thấy không đủ can đảm có thể báo cho tôi biết trong phòng lái: tôi sẽ cho em đó trở lại Caraolos. Cũng báo cho các em biết chúng có thể mất mạng trong cuộc phiêu lưu này. Các anh không được gây áp lực nào để giữ những kẻ muốn rút lui.
    Tàu Exodus đã rời ke, chạy lui một cách thận trọng, ra thả neo ở giữa cảng.

    Đột nhiên nhiều tiếng còi hụ rú lên phá tan không khí im lặng. Dùng ống nhòm, Ari quan sát tìm kiếm các đường dẫn tới cảng và trông thấy rất nhiều xe jeep và cam nhông của quân đội chạy hết tốc độ đổ dồn về hải cảng Cyrénie. Chàng phá lên cười khi nhận thấy trên sườn dốc ngọn Saint-Hilarion, các xe vận tải của Đại đội 23 Vận tải giao nhau với một đoàn xe sơn màu kaki đang lao nhanh xuống cầu tàu. Các người lính đầu tiên đã chạy tới. Các sĩ quan chỉ huy Exodus, la lớn mệnh lệnh. Nhiều quân sĩ chạy trên các đê bán nguyệt để đặt ở hai đầu các đại liên và súng cối ngăn chặn chiếc Exodus vượt eo ở giữa.

    Sau chừng một tiếng, năm trăm quân sĩ võ trang hùng hậu chiếm cứ vững chắc hải cảng, các dây đã được chăng ngang các đường phố ngăn đôi hải cảng với thị trấn. Hai phóng ngư lôi hạm chặn đứng lối ra biển. Rồi các thiết giáp nhào xuống các ke, cùng với trọng pháo thay thế cho các đại liên và súng cối. Các còi hụ lại “rú” lên để chào chiếc xe chở thiếu tướng Sutherland, đại úy tùy viên Caldwell và thiếu tá Allistair. Thiếu tá Cook, chỉ huy vùng Cyrénia, chạy bổ tới để báo cáo :
    - Chiếc tàu đó, thưa thiếu tướng. Các tin tức đã cho rất đúng: có hàng mấy trăm Do Thái trên tàu. Nhưng họ sẽ không bao giờ ra thoát khỏi đây.
    Sutherland công nhận :
    - Đúng thế. Với các lực lượng tập trung tại đây, thiếu tá đủ sức đánh trả với cả một sư đoàn thiết giáp của Wehrmacht. Những kẻ trên tàu này hẳn phải vô ý thức lắm. Phiền thiếu tá cho lệnh đặt ngay cho tôi một hệ thống phóng thanh.
    - Xin tuân lệnh.
    Caldwell nói :
    - Nếu thượng cấp cho phép tôi trình bày ý kiến, tôi cho rằng chỉ việc đánh đắm luôn tàu này cho rảnh. Vài viên đạn trọng pháo...
    Sutherland gắt gỏng ngắt lời :
    - Tôi không hỏi ý kiến của đại úy. Thiếu tá Cook, chỉ định ngay một toán xung kích chiếm tàu: hơi cay, vũ khí cá nhân phòng trường hợp những tên điên rồ kia không chịu lên bờ. Caldwell, đại úy chạy lẹ đến khách sạn Dôme và báo cho Bộ tư lệnh biết: tin tức cấm phổ biến ra ngoài cho tới khi có lệnh mới. Không được hở một câu với các ký giả, kiểm duyệt các điện tín cùng các biện pháp tương ứng.
    Allistair vẫn chưa hé môi từ lúc đến tới giờ. Mặt tái xanh, môi mím chặt, chàng quan sát chiếc tàu.
    - Allistair, anh nghĩ sao về vụ này?
    - Thành thật ra mà nói thưa thiếu tướng, câu chuyện này làm tôi lo lắm. Các kẻ này đây có điên gì: họ đâu dám tổ chức đào thoát như vậy, thanh thiên bạch nhật, nếu họ không có một hậu ý.
    - Thôi, xin anh. Quả thực chỗ nào lúc nào anh cũng thấy có âm mưu hết.
    Mark Parker đã vượt qua được hàng rào quân sĩ, uể oải tiến lại gần hai sĩ quan, hỏi bằng một giọng vô tội :
    - Tại sao lại có nhộn nhịp vậy thưa quý vị?
    Trông thấy người ký giả Hoa Kỳ, Allistair cảm thấy những nghi ngờ của mình biến thành tin tưởng chắc chắn.
    - Ông Parker, tử tế cắt nghĩa dùm chúng tôi vụ này nghĩa là thế nào. Nhân tiện đây, tôi cũng xin nhắc ông bạn một lời khuyến cáo: Lần sau ông bạn điện thoại cho tôi hãy coi chừng nói cho đúng giọng người Anh hơn.
    Mark làm ra điệu ngạc nhiên không hiểu gì :
    - Tôi hoàn toàn không hiểu thiếu tá định nói cái gì.
    Nhưng thiếu tường Sutherland thì ông đã bắt đầu hiểu. Ông nhìn chiếc tàu rồi nhìn Parker, nhìn Parker rồi nhìn Allistair và ông cảm thấy cơn giận bốc lên bừng mặt. Bây giờ ông biết chắc rằng Mossad đã tổ chức một chiến dịch quan trọng ngay trước mũi quân lực Anh trên đảo cùng vị chỉ huy ở đây, nghĩa là trước mũi thiếu tướng Sutherland.

    Thiếu tá Cook trở lại, dáng điệu hài lòng.
    - Thưa thiếu tướng. Đoàn xung kích sẽ sẵn sàng trong mười phút nữa. Tổng cộng quân số hai trăm người. Chúng tôi sẽ cho trưng dụng vài tàu đánh cá để chở họ đến tận tàu kia.
    Sutherland không buồn nghe nữa :
    - Máy phóng thanh khốn kiếp nó đâu! Tôi đứng đợi cả giờ rồi!
    Năm phút sau, ông nắm lấy micro do một trung sĩ đưa tới. Một im lặng bao trùm hải cảng.
    - Tôi muốn nói với các người trên tàu đang bỏ neo ngoài kia. Đây là thiếu tướng Bruce Sutherland, tư lệnh các lực lượng Anh quốc đồn trú tại Chypre. Các ông có nghe thấy tôi không?
    Trong phòng lái của Exodus, Ari bật hệ thống phóng thanh của mình :
    - Allô. Sutherland? Đây là đại úy Caleb Moore thuộc Đại đội 23 Vận tải Lực lượng Do thái của Đức vua tại Chypre. Quý ông sẽ tìm thấy các xe của quý ông trên con đường đi lên đỉnh Saint Hilarion, sau khúc quanh thứ nhất.
    Đứng trên ke, há hốc miệng, thiếu tá Allistair là hiện thân của sự ngạc nhiên. Giọng tức giận của Sutherland vang lên giận dữ :
    - Nghe rõ những điều tôi nói đây. Chúng tôi cho các ông mười phút để trở lại ke. Hết thời hạn này, đoàn quan võ trang mạnh sẽ lên tàu để đưa các ông trở lại bờ bằng võ lực.
    - Allo, Sutherland! Đây là Exodus. Chúng tôi có ba trăm trẻ em ở trên tàu. Phòng máy của chúng tôi chứa đầy thuốc nổ. Chỉ một người của ông thôi, đặt chân lên boong, chỉ một khẩu súng của các ông bắn thôi, chúng tôi sẽ cho nổ tung lên hết!
    Cùng lúc đó, như để nhấn mạnh thêm cho lời thách thức trên, một lá cờ được kéo lên cột buồm của Exodus. Đó là Union Jack, lá cờ của Anh quốc nhưng ở giữa có vẽ thêm hình một chữ vạn to tướng.

    Trận đánh của Exodus bắt đầu!

  39. #31
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 29

    ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
    DAVID CHỐNG GOLIATH, ẤN BẢN 1946
    của đặc phóng viên MARK PARKER của chúng tôi
    CYRÉNIA (Chypre)

    Tôi viết bài này từ Cyrénia, một hải cảng nhỏ dễ thương nằm ở bờ biển phía bắc thuộc địa Chypre thuộc Anh.

    Đây là một hòn đảo đầy Lịch sử, có rất nhiều di tích và đền đài, từ các di tích của đô thị cổ Salamis của người Hy Lạp, các nhà thờ công giáo ở Famagouste và Nicosie, đến các lâu đài của Thập tự quân.

    Nhưng không có một giai đoạn nào của lịch sử này lại có thể so sánh, về phương diện bi thảm, với quang cảnh đang diễn ra lúc này trong hải cảng bình yên Cyrénia. Từ nhiều tháng nay, đảo Chypre đã là một trung tâm giam giữ những di dân Do Thái đã từng thử phá phong tỏa của người Anh để về đất Palestine.

    Ngày hôm nay, ba trăm đứa trẻ tuổi từ mười bảy tuổi đã trốn khỏi được trại giam Caraolos bằng những phương cách chưa được biết rõ, và sau khi đã chạy trốn băng qua đảo, đã đến được Cyrénia, nơi đã có một chiếc tàu kéo trọng tải hai trăm tấn đang đợi sẵn. Chính bằng chiếc tàu cũ rỉ khốn khổ này, những trẻ này sẽ thử lên đường về Palestine.

    Hầu hết những kẻ đào thoát này đều là những người đã thoát chết khỏi các trại tập trung diệt chủng của Đức trước đây. Chiếc tàu kéo, được đặt tên là Exodus, đã bị các sĩ quan An ninh Quân đội Anh khám phá ra trước khi tàu kịp rời hải cảng.

    Một phát ngôn viên của tàu Exodus đã loan báo rằng hầm tàu chứa đầy chất nổ. Các trẻ em đã thỏa thuận với nhau là sẽ tự sát tập thể và thề rằng sẽ cho nổ tung tàu nếu người Anh xông lên tàu.

    Tại Luân Đôn, tướng Sir Claren Tevor Browne đặt tờ báo có bài của Mark Parker chạy trang nhất xuống bàn, châm một điếu thuốc và cắm cúi nghiên cứu các báo cáo vừa ồ ạt về. Bài báo do American New Syndicate phổ biến này đã gay xúc động trên toàn thể các thủ đô Âu châu và tới tận Mỹ châu. Cũng có một điệp văn khẩn của Sutherland yêu cầu cho chỉ thị, đồng thời nói rõ rằng ông khước từ trách nhiệm trong trường hợp tàu Exodus tự cho nổ tung.

    Tevor Browne hiểu một phần khá lớn các lỗi lầm vi phạm là do chính ông. Chính ông đã chọn Bruce Sutherland làm tư lệnh tại Chypre, và cũng chính ông đã xem bức thư của Allistair như không có. Mặc dù Allistair trong thư đã trình bày hết sức rõ ràng: ngoại trừ trường hợp thay thế ngay Sutherland, nếu không sẽ phải gặp nhiều rắc rối nghiêm trọng.

    Humphrey Crawford bước vào làm gián đoạn sự suy nghĩ của ông Crawford, viên chức vô danh tiểu tốt đã phục vụ cả đời mình trong ngành Trung Đông của Colonial Office, [1] hiện đang giữ nhiệm vụ duy trì liên lạc giữa quân lực, các chính khách ở Whitehall và Chatham House. Crawford lên tiếng :
    - Xin kính chào Sir Clarence. Thưa đã đến giờ họp của chúng ta với Bradshaw.
    Tevor Browne đứng dậy và xếp lại các báo cáo vào trong hồ sơ.
    - Rồi, chúng ta đi cho rồi. Không nên để ông bạn già Bradshaw của chúng ta chờ đợi.
    Văn phòng của Cecil Bardshaw được đặt trong Viện Giao tế Quốc tế ở Chatham House. Từ ba mươi năm nay Bradshaw giữ một vai trò ưu thắng trong việc soạn thảo các chính sách của Anh quốc đối với toàn thể Trung Đông. Chính Bardshaw sau đệ nhị thế chiến đã chủ trương và thực hiện được một quốc gia Ả Rập mới, nước Transjordanie, cắt từ lãnh thổ bảo hộ Palestine, để tạo thành một căn cứ Anh do Liên đoàn Ả Rập giữ dưới quyền chỉ huy của Glubb Pacha. Sau đệ nhị thế chiến, khi chính phủ lao động Anh hứa thành lập một Quê hương Do Thái ở Palestine và cho phép các dân Do Thái sống sót ở Âu châu được trở về xứ đó, thì cũng chính Bradshaw đã thuyết phục được mọi người bỏ dự án đó. Dựa vào sự ủng hộ của một thành phần chuyên viên rất mạnh ở Chatham House, ông đã thuyết phục được Bộ trưởng Ngoại giao mới, Bevin, rằng những lời hứa hẹn khoan hồng rộng rãi thì khoan hồng rộng rãi thực, nhưng không thực tế. Quyền lợi của Anh quốc đòi hỏi phải ủng hộ các dân Ả Rập mà mười triệu dặm vuông rất giàu dầu lửa và bao quanh một con kênh sinh tử cho vận mệnh của đế quốc Anh.

    Sự tiếp đón của Bradshaw rõ ràng là đầy ác cảm. Vóc người to béo biểu lộ đúng trên sáu mươi, ông đứng giữa phòng nhìn về phía cửa vào, hai tay chắp sau lưng. Crawford mỗi lúc thần kinh mỗi căng thẳng hơn, chỉ ngồi trên mép một chiếc ghế. Hoàn toàn điềm tĩnh, Tevor Browne ngồi rất thoải mái trong một ghế bành châm một điếu xì-gà hút. Bradshaw bắt đầu nói mắt hướng về bức tường đối diện.
    - Tôi xin có lời ngợi khen quý vị vì tôi đã được biết là chúng ta đang được hân hạnh lên trang nhất các nhật báo hôm nay.
    Ông quay gót lại, và bằng một dáng điệu xảo trá, lấy tay vỗ bụng.
    - Whitehall đã gọi tôi sáng nay. Và như ta có thể thừa đoán biết được, Thủ tướng có lòng tốt bê vụ Exodux đặt lên đầu gối tôi.
    Ông tiến về bàn làm việc và tháo kính ra với một cử chỉ giận dữ.
    - Sir Clarence, xin hỏi một câu nhỏ. Các sĩ quan tình báo đã chết hết rồi hay họ chỉ quá bận chơi tennis? Hơn nữa cũng vừa nhớ ra là tôi định hỏi ông về vấn đề Sutherland. Bởi vì nói cho cùng, chính ông đã chọn lựa Sutherland.
    Tevor Browne phớt lạnh trả đũa :
    - Nếu ký ức của tôi không nhớ sai thì việc thành lập các trại ở Chypre là do ý ông. Nếu có thể ông cho phép tôi hỏi ông về...
    Crawford can gián hai người :
    - Thưa quý vị, xin quý vị. Xin quý vị đừng quên rằng trong vụ Exodus này, chúng ta đang đứng trước một tình thế hết sức đặc biệt. Đây là lần đầu tiên một biến cố như vậy được khai thác lớn đến thế trong báo chí Hoa Kỳ.
    Bradshaw nở một nụ cười không vui :
    - Theo lời cái ông Truman thân mến của chúng ta thì người Hoa Kỳ từ khi chấm dứt chiến tranh chỉ nhận cho nhập nội xứ họ có mười ngàn người Do Thái - một giọt nước trong biển cả. Dĩ nhiên Truman tỏ ra hết lòng ủng hộ chủ nghĩa phục quốc Do Thái ngày nào Palestine xứ này không nằm ở Pennsylvanie. Tất cả thiên hạ đều đọc những bài diễn văn tràn trề lý tưởng, nhưng chỉ có nước Anh thôi là đang có một triệu Do Thái phải lo, một triệu di dân mạnh mẽ dám làm tan tành tất cả các vị trí của chúng ta ở Trung Đông. Các tay phục quốc đã không chịu tỏ ra ngu dốt. Từ hai mươi lăm năm nay họ đã làm cho chúng ta biến thành kẻ bội hứa ở Palestine. Họ đã tìm ra trong bản văn ủy trị xứ này cùng tuyên ngôn Balfour những định ý mà chính các người soạn thảo cũng không hề định nói tới. Và các lý luận quanh co, họ đã làm cho con lạc đà chịu nhận mình là con lừa. Mẹ kiếp! Hai giờ với Chaim Weizman rồi thì chính tôi cũng sốt ruột muốn gia nhập phong trào phục quốc Do Thái luôn!
    Bradshaw đeo kính lên và quay lại phía Tevor Browne :
    - Than ôi đúng đấy ông bạn! Chúng tôi thừa biết cảm tình của ông bạn dành cho bên nào rồi.
    - Tôi phản đối. Thưa ông, Bradshaw. Có thể tôi thuộc về một nhóm nhỏ ngoan cố quan niệm rằng việc thành lập một quốc gia Do Thái mạnh mẽ là cách thế duy nhất để duy trì chúng ta ở Trung Đông. Nhưng không phải vì thế mà tôi bảo vệ các quyền lợi Do Thái. Tôi chỉ chiến đấu cho quyền lợi của Anh quốc mà thôi.
    Bằng một cử chỉ bực tức, Bradshaw gạt bỏ luận cứ của vị tướng lãnh này.
    - Nếu ông đồng ý, bây giờ chúng ta hãy chỉ giải quyết vụ Exodus thôi. Theo ý tôi, đường lối cư xử của chúng ta đã được vạch sẵn rồi. Chiếc tàu đang ở trong hải phận của chúng ta chứ không ở trong hải phận Pháp như trường hợp chiếc Đất Hứa. Chúng ta sẽ không lên tàu, cũng không kéo nó về tận Đức, và cũng không đánh đắm nó nữa. Chúng ta chỉ việc để tụi Do Thái đó tại chỗ, ngay giữa hải cảng Cyrénia cho đến khi chúng thối rữa ra. Ông hiểu chứ, cho đến khi chúng thối rữa ra.
    Tevor Browne nhắm mắt lại :
    - Như vậy sẽ thành một thảm họa. Chúng ta không có lý do chính đáng nào, nhất là không có lý do nào có thể công bố ra được, để ngăn cản ba trăm đứa trẻ thoát chết khỏi các trại tập trung đi về Palestine cả. Dầu hỏa, kênh đào Suez, dân Ả Rập... Dẹp tất đi! Trong vụ này, chính nghĩa của chúng ta không có. Nói thế nào nhỉ... Chúng ta không có cùng một chính nghĩa. Chúng ta đã làm chúng ta thành lố bịch khi gởi những di dân của tàu Đất Hứa trở lại nước Đức...
    - Chắc chắn thế rồi! Chúng tôi biết cảm... cảm tình của ông đối với...
    Crawford khẩn khoảng :
    - Xin quý vị! Thôi xin quý vị.
    Tevor Browne đứng dậy để nghiên người xuống bàn của Badshaw :
    - Nếu muốn ra thoát vụ này trong danh dự, chúng ta chỉ còn một giải pháp duy nhất. Người Do Thái đã tạo ra vụ này chỉ cốt để tuyên truyền. Ông hãy để cho Exodus ra đi, ngay lập tức. Đó chính là điều bọn họ không muốn với bất cứ giá nào.
    - Không bao giờ!
    - Ông không hiểu thực sự ra bọn ấy muốn gì sao?
    - Tôi chỉ hiểu mỗi một điều sau: ngày nào tôi còn ở Chatham House, chiếc tàu đó sẽ không được phép nhổ neo!

    *
    Chú thích
    :
    [1] Colonial office: Thuộc địa vụ.

  40. #32
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 30

    Mark Parker
    Khách sạn Dôme Cyrénia (Chypre)
    Mỗi lúc thêm gây cấn - Stop - Tiếp tục gởi điện tín.
    Ken Bradbury
    American New Syndicate, London.
    “Tin bổn báo đặc phóng viên Mark Parker ở Cyrénia (Chypre),
    (American New Syndicate giữ độc quyền).

    Một cảnh tượng khôi hài: một ngàn quân sĩ võ trang hùng hậu, nhiều chiến xa, pháo binh, hai phóng ngư lôi hạm, và một chiếc tàu kéo đáng thương không có đến một khẩu trung liên.
    Sau tuần lễ đầu tiên, trận chiến Exodus đã đến ngõ bí cả Anh lẫn Do Thái đều giữ vững lập trường. Cho tới giờ không ai lên chiếc tàu đe dọa cho nổ tung nếu cần ấy. Dầu vậy, tàu chỉ cách các ke khoảng một trăm năm chục thước, và với ống nhòm, ta thấy tàu như ở trong tầm tay.
    Tinh thần của ba trăm trẻ trên Exodus có vẻ cao khác thường. Trong suốt tuần lễ vừa qua, chúng đã hát các bài dân ca hoặc trêu ghẹo các lính Anh gác chung quanh...”
    Mỗi ngày, các điện tín của Parker mang thêm nhiều chi tiết mới để thỏa mãn óc tò mò của hàng triệu độc giả.

    Về phía Cecil Bradshaw, ông bất động vì biết mình sẽ phải chịu một trận chỉ trích dữ dội. Báo chí Pháp bùng ra như trong vụ tàu Đất Hứa với sự dị biệt là lần này, giọng điệu các bài quan điểm leo thang rất nhanh đến mức dữ dội đặc biệt. Kể từ khi có Liên minh Thân hữu giữa Pháp và Anh, chưa bao giờ các báo chí Pháp lại đả kích Anh quốc đến như thế. Hơn nữa, báo chí Anh cũng có vẻ chia rẽ, và nhiều nhật báo lớn quan trọng vào bậc nhất cũng đặt vấn đề khôn ngoan của Whitehall một cách công khai.

    Là một chính trị gia lão luyện, Bradshaw đã từng trải qua nhiều sóng gió rồi. Mọi ồn ào do vụ Exodus gây ra, theo ý ông, chỉ là một trận bão trong một ly nước hoàn toàn không nguy hiểm và hết sức chóng qua. Ông chỉ cho gởi một bộ ba ký giả bạn đến Cyrénia với nhiệm vụ chống lại các phóng sự của Mark Parker, và trao nhiệm vụ cắt nghĩa lập trường Anh quốc cho chừng nửa tá chuyên viên. Nhưng đáng tiếc là nếu, lập trường này không hề thiếu luận cứ, các ký giả và chuyên viên lại thấy ngay rằng khó mà chống lại lòng thương xót tự nhiên cho số phận ba trăm đứa trẻ di dân kia.
    Nếu những kẻ phục quốc Do Thái là thành thật như vậy thì tại sao họ lại dám đưa ba trăm đứa trẻ vô tội vào tình trạng nguy hiễm đến tính mạng như vậy? Thực ra đó chỉ là một âm mưu khá mờ ám, xây dựng một cách lạnh lùng, cốt để che giấu các thực tại của vấn đề Palestine. Thật rõ ràng là chúng ta đang đối diện với các kẻ cuồng tín. Người mang tên Ari Ben Canaan ngoài ra con là một tay xách động phục quốc Do Thái chuyên nghiệp, với một quá khứ đầy những hoạt động bất hợp pháp trong nhiều năm rồi.
    Tuy vậy ở Paris những người Anh trong các quán cà phê đã bị phê bình chỉ trích.

    Trong các Pubs ở Luân Đôn, các tay hùng biện tùy hứng đã đứng ra bênh vực quan điểm của Anh quốc.

    Ở Stockholm, có các bài giảng ở nhà thờ và ở Ý, có các vụ bàn cãi tại quốc hội.

    Ở Nữu Ước, các bookmaker đề nghị đánh cá bốn ăn một là tàu Exodus sẽ không nhổ neo được.

    Cuối tuần lễ thứ hai, Ari nhận tiếp Mark Parker trên tàu Exodus. Vì là ký giả đầu tiên được lên chiếc tàu đáng thương và nổi danh này, ba điện tín sau của chàng cung cấp các hàng chữ lớn trang đầu cho các nhật báo toàn thể thể giới.
    ĐỘC QUYỀN THẾ GIỚI
    PHỎNG VẤN ĐẦU TIÊN ARI BEN CANAAN,
    PHÁT NGÔN VIÊN CỦA EXODUS


    “Hôm nay tôi có hân hạnh là phóng viên đầu tiên phỏng vấn người Palestine Ari Ben Canaan, người chỉ huy của Exodus. Anh tiếp tôi trong phòng lái, nơi duy nhất của tàu tránh được cảnh đông đúc đến mức khó tin của một số người đông như vậy trong một không gian quá chật hẹp. Khi băng qua boong tàu, tôi nhận thấy các trẻ con, dù tinh thần vẫn cao, đã bắt đầu tỏ ra các dấu hiệu suy yếu, hậu quả của một sự giam giữ đã kéo dài hai tuần lễ.

    Ben Canaan chừng ba mươi tuổi. Với thân hình lực sĩ cao lớn, tóc đen như mun, mắt xanh lạnh biếc, mọi người dễ tưởng anh là một jenne premier của Hollywood. Sau khi bày tỏ lòng biết ơn đối với các lời khích lệ từ toàn thế giới gởi tới, anh đã tuyên bố :
    - Những chỉ trích về cá nhân tôi của người Anh, tôi không để ý tới. Nhưng dầu sao tôi cũng tự hỏi không biết họ - đã bổ túc cái án dài lê thê của họ về tôi bằng cách ghi nhận rằng tôi đã phục vụ trong quân lực Anh thế chiến vừa qua không? Không biết họ đã ghi nhận rằng để bày tỏ sự công nhận giá trị của nó, họ đã từng trao cho tôi cấp bậc đại úy hay chưa? Sau khi đã minh bạch về điểm này, tôi xin nhận quả thực tôi là một người xách động phục quốc Do Thái và tôi tiếp tục như thế cho tới khi nào Anh quốc đã giữ trọn lời hứa là thành lập một Quê Hương Do Thái ở Palestine. Còn các hoạt động của tôi có là hợp pháp hay không, thì đó chỉ là vấn đề ý kiến cá nhân từng người.
    Khi tôi trình bày các luận cứ và kháng biện của Anh quốc, anh đáp :
    - Những người Do Thái chúng tôi đã quen làm con dê chịu tội rồi. Mọi người trút trách nhiệm cho chúng tôi về tất cả mọi điều. Chỉ có điều tôi ngạc nhiên là họ chưa nghĩ đến việc bắt chúng tôi chịu trách nhiệm về các khó khăn của họ ở Ấn Độ. May mắn thay Ghandi không là người Do Thái.
    Thực ra Whitehall đã xử dụng con ngoáo ộp phục quốc Do Thái đầy bí mật và xách động để che đậy ba mươi năm dối trá đối với cả người Do Thái lẫn Ả Rập, để che đậy các thối nát, phản bội trong khi đảm nhiệm việc ủy trị Palestine. Từ bản tuyên ngôn Balfour năm 1917 cho tới giờ vẫn còn là giấy lộn và các lời hứa hẹn kế tiếp nhau đều không được giữ đúng. Tôi xin được nhắc lại ở đây rằng thái độ của đảng Lao động Anh trước kỳ bầu cử vừa rồi là cho phép mở rộng các biên thùy Palestine cho các người Do Thái sống sót khỏi chế độ của Hitler.
    Những giọt nước mắt của Whitehall nhỏ xuống thương cho số phận ba trăm trẻ mà họ cho rằng chúng tôi đày đọa nơi đây, chỉ là những giọt nước mắt cá sấu. Trên tàu Exodus này, tất cả các em đều là tình nguyện hết, và hết thẩy chúng đều là trẻ mồ côi vì cha mẹ chúng đã bị quốc xã giết chết. Hầu hết các em đều đã sống năm hay sáu năm trong các trại tập trung của Đức... và của Anh quốc.
    Whitehall kết án chúng tôi là đã muốn cưỡng buộc một giải pháp bất công cho vấn đề Palestine. Thế mà trên tổng số sáu triệu dân Do Thái hiện diện tại Âu châu trước thế chiến, này chỉ con chừng hai trăm năm chục ngàn. Tổng số di dân Do Thái được phép nhập nội Palestine do người Anh ấn định mỗi năm là bảy trăm người. Như vậy, liệu có phải là “giải pháp công bình” của người Anh hay không?
    Để chấm dứt, tôi phủ nhận quyền người Anh chiếm cứ Palestine. Tôi xin đọc ông nghe đoạn sau đây trong Thánh Kinh :
    Khi ta đã tập hợp các gia tộc của Isaael và đã thánh hóa họ trước tất cả các quốc gia khác, họ sẽ ở xứ sở mà ta đã ban cho kẻ hầu hạ ta là họ sẽ ở, cũng như các con cháu họ sẽ ở vĩnh viễn.
    Rồi đặt cuốn Kinh Thánh xuống, Ari Ben Canaan kết luận :
    Những vị đang cư ngụ trong Whitehall nên nghiên cứu hồ sơ của họ kỹ hơn. Dầu thế nào tôi cũng xin nói với ngoại trưởng của Đức vua bằng những lời mà bậc vĩ nhân đã nói với một kẻ áp chế khác cách đây ba ngàn năm: “HÃY ĐỂ DÂN TỘC TÔI RA ĐI”.
    Cuộc phỏng vấn, ngày hôm sau, trong một điệp văn khác, Mark Parker trình bày chi tiết về cơ cấu tổ chức và thực hiện chiến dịch Gédéon, nhấn mạnh với sự xử dụng các xe cộ của quân lực Anh. Đây lại là một đòn nặng nữa đánh vào uy tín và tự ái của người Anh.

    Rồi theo lời khuyến cáo của Mark, Ari cho phép các ký giả khác lên tàu Eoxdus. Khi trở lại bờ, các đặc phóng viên này đòi hỏi người Anh cho phép họ được viếng thăm trại Caraolos.

    Ở Luân Đôn, Cecil Bradshaw không còn biết xoay xở ra sao nữa. Ông đã đón chờ những lời chỉ trích dữ dội, nhưng không hề dự trù tới một cơn nổi giận ghê gớm của dư luận như vậy. Bây giờ ông cũng không còn thể cho phép tàu Exodus ra khơi được nữa. Việc cho phép nhổ neo bây giờ sẽ không được coi như một nhượng bộ nữa, mà bị coi như thú nhận thất trận.

    Sau cùng, tướng Tevor Browne bí mật bay sang Chypre để khảo sát tại chỗ xem còn có thể làm được gì. Máy bay của ông hạ cánh vào lúc bình minh tại phi trường Nicosle phi trường được canh giữ rất cẩn thận. Thiếu tá Allistair đón đợi và đưa ông lên ngay một xe bít bùng phóng ngay về và Bộ tư lệnh ở Fargouste.
    - Allistair, tôi muốn được gặp anh trước khi gặp thiếu tướng Sutherland. Dĩ nhiên là tôi có nhận được bức thư của anh. Bây giờ anh tự do trình bày ý kiến đi.
    Allistair hơi do dự một chút :
    - Thưa Thiếu tướng, nói thật ra thì tôi có cảm tưởng tướng Sutherland không còn đủ sức đương đầu với áp lực của tình hình nữa. Đã có một cái gì đó đã xảy ra cho ông, tôi không được biết, nhưng sự kiện rõ ràng thì như tôi vừa trình bày. Caldwell có nói là thiếu tướng hầu như đêm nào cũng gặp ác mộng. Những lúc ấy ông dậy đi đi lại lại trong phòng, và để hầu hết thì giờ để đọc Kinh Thánh.
    Tevor Browne nói nhỏ :
    - Đáng thương thật! Nhất là Sutherland lại là một quân nhân tài ba đặc biệt nữa! Tôi biết là tôi có thể tin cậy ở sự kín đáo của anh được, phải không Allistair? Theo ý tôi, chúng ta phải bảo vệ và giúp đỡ thiếu tướng Sutherland hết sức chúng ta.
    - Thưa vâng.

    “Cyrénia (Chypre)
    Tin của bản báo đặc phóng viên.
    Tướng Tevor Browne, nổi danh về các chiến dịch trong sa mạc Libye, đã bí mật đáp xuống phi trường Nicosie sáng hôm qua. Ông mặc thường phục và vụ ông tới được giữ hết sức bí mật. Sự xuất hiện bất ngờ của tướng Tevor Browne chứng tỏ Whitehall đã lo âu về vấn đề Exodus. Sự kiện này có thể chứng tỏ hoặc sẽ có thay đổi lập trường, nếu không phải là thay đổi cấp chỉ huy quân sự tại Chypre”.
    Ngày hôm sau Mark trở lại tàu Exodus và yêu cầu được gặp Karen tại phòng lái. Quang cảnh chàng nhìn thấy trên tàu có vẻ mỗi lúc thêm khẩn trương. Các trẻ em gầy đi, xơ xác, và đầy mùi hôi của thân thể không tắm rửa vì thiếu nước.

    Trong khi chờ đợi Karen đến, Mark nói chuyện với Ari. Vẫn lạnh lùng bình thản, Ari cười nhận các bao thuốc lá và chai rượu brandy do người ký giả mang tới. Ari hỏi :
    - Trên bờ mọi sự ra sao?
    - Chưa có gì mới lạ. Cho tới giờ, việc Tevor Browne tới đây cũng chưa đi tới một thay đổi nào. Câu chuyện về các anh vẫn còn giữ trang đầu của các nhật báo thế giới. Anh hiểu không Ari, “chiến dịch Gédéon” kể từ giờ thành công vĩ đại. Anh muốn phóng ra một chưởng làm người Anh lãnh đủ phải không? Bây giờ thì anh đã hoàn toàn thành công rồi đó. Một mặt khác, theo các tin tức tôi được biết thì người Anh đã quyết định không nhượng bộ.
    - Vậy thì anh muốn dẫn tới vấn đề sao?
    - Vấn đề như sau: hiện nay anh có thể hoàn tất chiến thắng của anh bằng cách làm một cử chỉ nhân đạo là đưa tàu trở về bờ. Anh có thể tin ở tôi và các bạn đồng nghiệp sẽ biến vụ các trẻ em trở lại trại Caraolos thành một tin tức hàng đầu, mặc dù mọi ngăn trở của người Anh. Một câu chuyện sẽ làm rơi lệ toàn thể thế giới.
    - Chắc Kitty Fremont đã nhờ anh nói như thể phải không?
    - Xin anh hãy để Kitty yên. Tốt hơn anh hãy nhìn tụi trẻ này: chúng sắp xỉu tất cả đến nơi rồi.
    - Chúng biết chúng phải đương đầu với những gì rồi.
    - Nhưng có những điều mà anh không biết. Tôi đang e rằng chúng ta đạt tới, có lẽ vượt quá rồi nữa, cực điểm của xúc động chung của các độc giả. Ngày hôm nay chúng ta còn giữ được trang đầu. Nhưng nếu ngày mai Frank Sinatra đập lộn với một anh chàng ký giả viết tin xe cán chó trong một hộp đêm nào đó, thiên hạ sẽ đẩy chúng ta vào mục tin vặt vãnh ngay. Anh hãy nghĩ đi...
    Mark ngừng nói khi thấy Karen bước vào.
    - Chào ông Parker.
    - Chào cô bé. Tôi mang thư và cả một gói gì nữa của Kitty cho cô bé đây.
    Karen chỉ muốn nhận bức thư không thôi.
    - Trong lúc các bạn tôi không có gói quà nào...
    Mark cầu nhầu :
    - Tôi tự hỏi sẽ loan báo cho Kitty biết vụ từ chối rất quá cao thượng này ra làm sao đây. Ari, anh hãy nhìn cô bé này, nó đang đau. Anh không trông thấy mắt thâm quầng, gò má hóp của Karen sao? Anh tin ở tôi đi, trong vài ngày nữa, anh sẽ gặp nhiều lo lắng rắc rối trên tàu này cho mà coi.
    - Tôi chấp nhận trước những điều đó. Đối với chúng tôi, chỉ có một điều quan trọng duy nhất: làm dư luận căng thẳng và chú ý đến chúng tôi. Parker, anh ráng hiểu cho điều này: không bao giờ, không bao giờ hết, chúng tôi lại chịu trở lại trại Caraolos. Trong tất cả các trại ở Âu châu, có hai trăm ngàn người Do Thái khác đang lo âu chờ đợi một lời giải đáp, và giải đáp này, chỉ chúng tôi mới mang lại được. Ngay từ sáng mai, chúng tôi sẽ tuyên bố tuyệt thực. Những ai bị ngất xỉu sẽ được đưa bầy ngay lên boong tàu cho quân Anh trông thấy.
    Mark la :
    - Quả thực anh là một con quỷ, một con quỷ khát máu.
    - Anh cứ việc nguyền rủa tôi nếu anh muốn nhưng anh chẳng thay đổi được gì hết.. Này Parker, anh có tin thực là tôi thực tình bắt tụi trẻ này nhịn đói không? Nhưng, mẹ kiếp, anh hãy cho chúng tôi những vũ khí khác để chúng tôi chiến đấu! Hãy cho tôi trọng pháo để bắn các chiến xa kia, bắn chìm các phóng ngư lôi hạm kia! Tất cả những gì chúng hiện có, đó là lòng can đảm và lòng tin của chúng tôi. Từ hai ngàn năm nay mọi người đã cố tình đánh đập, tra tấn, tàn sát chúng tôi. Thì bây giờ đây, năm 1946, chúng tôi lao mình vào một trận chiến mà chúng tôi sẽ thắng.

  41. #33
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 1 - 31

    Ngày thứ mười sáu, một băng vải lớn được treo ngang ở phía mũi tàu. Một lời ghi bằng ba thứ tiếng ­ Anh, Pháp và hébreu - loan báo rằng :

    TUYỆT THỰC: GIỜ THỨ NHẤT

    Sáng ngày hôm sau, khi tuyệt thực đã đến giờ thứ 26, mọi người thấy thủy thủ đoàn mang mười đứa trẻ lên boong phía trước và để chúng nằm dài trên sàn tàu. Chúng đã ngất xỉu.
    - Kitty: Thôi đừng có quay cuồng như thế nữa.
    - Đã hơn hai mươi giờ rồi! Ari còn ngoan cố, trong đường lối ghê khiếp này bao lâu nữa? Em không có đủ can đảm xuống các ke coi nữa. Karen có ở trong các số trẻ con bị ngất xỉu không anh?
    - Anh đã nói với em mười lần là không rồi.
    - Bắt các trẻ em yếu sức và bị kẹt trên chiếc tàu khốn kiếp này từ hai tuần lễ phải qua một thử thách ghê rợn như thế! Ari là một con vật, một con quỷ không còn bản tính của con người.
    Mark nói nhỏ, vẻ suy tư :
    - Tôi không chắc Ari là như vậy. Trong những ngày gần đây tôi đã suy nghĩ rất nhiều, và tôi tự hỏi rằng quả thực ra chúng ta có hiểu nỗi sâu xa đã nâng đỡ, đã thúc đẩy họ tiến về phía trước, tiến mãi về phía trước hay không. Em chưa bao giờ tới Palestine phải không? Để tôi tả cái xứ này cho em biết: một sa mạc ghê gớm ở phía nam, một vùng bị soi mòn và một đầm lầy, lam sơn chướng khí ở phía bắc. Một dải đất khi thì bị cháy nắng, khi ung thối và hơn nữa, còn nằm vào giữa năm mươi triệu kẻ thù bất cộng đái thiên. Thế mà những người Do Thái dám liều mạng để về đó. Họ gọi đó là xứ sữa và mật chảy tràn trề, và họ mơ tới các máy tưới và các hệ thống điều hòa thủy lượng. Không còn phải là một ý tưởng nữa mà là một ám ảnh. Hãy lấy Exodus làm thí dụ: Ari Ben Canaan sẽ chẳng bao giờ dám hành động như vậy nếu không được tụi trẻ ủng hộ hoàn toàn. Chúng tin theo anh ta, không sót một đứa nào.
    Điện thoại reo. Mark trả lời, lắng nghe rồi gác máy.
    - Cái gì đó anh? Em muốn biết...
    - Họ vừa đưa thêm mấy trẻ bị xỉu nữa lên boong. Hình như năm đứa...
    - Liệu Karen...
    - Anh không biết. Nhưng anh sẽ đi coi ngay xem sao.
    - Để em đi cùng anh. Em muốn lên tàu, em phải lên tàu.
    - Nếu em lên tàu, em sẽ xỉu luôn.
    - Không đâu anh. Ngược lại là khác, em sẽ yên trí hơn. Khi em biết là Karen còn sống và khỏe mạnh, em có thể tự trấn tĩnh được. Em tin chắc là thế, em thề là em sẽ trấn tĩnh được. Còn ngồi lì ở đây không làm gì, ngồi đây có thể lúc này Karen đang có thể hấp hối - chắc em điên lên mất.
    Mark nhún vai :
    - Cho dù tôi có xin phép được Ari Ben Canaan mang theo em lên tàu, người Anh cũng chẳng bao giờ thuận đâu.
    - Anh sẽ xin phép họ được cho em! Anh không thể từ chối giúp em chuyện đó được!
    Giận dữ, nàng đứng sững trước cửa như chặn đường Mark. Mark cúi đầu.
    - Được rồi, tôi sẽ hết sức...

    TUYỆT THỰC: GIỜ THỨ 35


    Ở Ba Lê và La Mã, các đám đông biểu tình dưới các cửa sổ của các sứ quán Anh. Các diễn giả và biển ngữ đòi hỏi phải để Exodus tự do ra đi. Ở Ba Lê, cảnh sát phải dùng tới hơi cay mắt để tái lập trật tự giao thông. Nhiều cuộc biểu tình khác ở Copenhague, Stockholm, Bruxelles, La Haye nhưng đã diễn ra trong trật tự.


    TUYỆT THỰC: GIỜ THỨ 38

    Tự động không ai bảo ai, tất cả các người dân đảo Chypre đều ngưng làm việc: chuyên chở đường bộ ngưng, các cửa hàng đóng cửa, các phu bến tàu trong các cảng ngồi khoanh tay lại, hí viện và quán ăn khóa cửa. Famagouste, Nicosie, Larnaca, Limasol chỉ còn là những thành phố chết.


    TUYỆT THỰC: GIỜ THỨ 40

    Trong phòng lái tàu Exodus, Ari Ben Canaan đối diện với các người phụ tá.
    Zev là người đầu tiên lên tiếng.
    - Tôi là một quân nhân. Tôi không thể nào ngồi nhìn lũ trẻ chết đói mà không nổ bùng lên.
    - Ở Palestine, các con trai con gái vào tuổi này đã chiến đấu rồi.
    Ari trả lời như vậy bằng một giọng xẵng. Zev nói :
    - Nhưng đây là một chuyện khác.
    - Đây chỉ là một cách chiến đấu khác. Đến lượt anh nói, Joab.
    Joab làm một cử chỉ bất lực.
    - Tôi đã làm việc với anh từ nhiều năm rồi, anh Ari. Chưa bao giờ tôi chống lại các dự tính của anh cả. Bây giờ tôi sợ: chỉ cần một đứa trẻ chết đi thôi là chiến dịch này sẽ xoay chiều bất lợi cho chúng ta.
    Ari quay lại phía Hank Schlosberg :
    - Còn ông thuyền trưởng nói sao?
    Người Hoa Kỳ này lầu nhầu :
    - Chính ông là “xếp” ở đây, đâu phải tôi. Nhưng tôi báo cho ông rõ là thủy thủ đoàn đã bắt đầu có các dấu hiệu thần kinh căng thẳng rồi. Họ là những thủy thủ: họ không ưa những câu chuyện phiêu lưu kiểu này.
    - Một cách khác, các anh muốn đầu hàng?
    Mọi người xác nhận bằng một im lặng hùng hồn. Ari quay lại David :
    - Còn anh, David? Anh cho ý kiến.
    David tiến lên một bước :
    - Gần sáu triệu người Do Thái đã chết trong các phòng hơi ngạt mà không hiểu vì sao chết. Nếu ba trăm đứa trẻ cùng vài người Do Thái nữa trên tàu Exodus này phải chết thì họ cũng biết họ chết cho chính nghĩa nào. Cách đây hai ngàn năm, khi chúng ta thành lập một quốc gia và nổi dậy chống lại áp bức của La Mã và Hy Lạp, chúng ta đã đặt ra một truyền thống: đó là chiến đấu cho tới người cuối cùng, thế mà từ cái quá khứ xa xăm đó, chúng ta ít khi chiến đấu với tư cách một quốc gia. Chúng ta chỉ có mỗi một dịp làm như thế - trong ghetto Varsovie - và vào một thời kỳ ấy, chúng ta tỏ ra xứng đáng với tổ tiên chúng ta. Bây giờ đây, nếu chúng ta tự ý bỏ tàu này để quay trở về sau hàng rào kẽm gai, chúng ta đã hủy bỏ lời giao kết của chúng ta với Thượng đế.
    Ari gật đầu.
    - Được, lắm. Còn ai thắc mắc? Rồi, tôi xin cám ơn các bạn.
    Đêm xuống Kitty lên tàu Exodus. Ngay lập tức một không khí hôi thối, dầy dặc, không chịu nổi, xông ngay vào mũi. Từ mũi tàu tới cuối tàu, trong các ca nô phòng nguy, trên các cơ cấu trên boong, các đứa trẻ nằm dài, im lặng bất động để tiết kiệm sức lực sau cùng còn lại.

    David đã tới tiếp đón nàng ngay cầu thang lên tàu để đưa nàng về phía sau, nơi sáu mươi đứa trẻ ngất xỉu được xếp nằm dài thành ba hàng. Dưới ánh sáng của một đèn bão, Kitty xem xét từng đứa một, bắt mạch, vạch mí mắt ra coi. Mỗi khi nàng thấy một khuôn mặt con gái giống Karen, nàng tưởng cũng ngất theo luôn.

    Đâu đâu cũng quanh cảnh ấy: các thân thể co quắp, má hốc hác, mắt lờ đờ dưới mái tóc cáu bẩn và rối bung.

    Trong khoang tàu, Kitty xuýt nôn mửa. Ánh sáng mờ nhạt làm tăng thêm cảm tưởng ghê rợn gây ra bởi cảnh tượng các đứa trẻ chồng chất lên nhau trong các vách ngăn bằng ván. Sau cùng nàng khám phá ra Karen trong một góc, nằm trên một chiếc chăn ướt đẫm mồ hôi, gần đó Dov đang ngủ nặng nhọc. Kitty thì thào :
    - Karen, Karen... Kitty đây.
    Cô gái cố gắng rõ ràng mới mở nổi mắt ra. Quá yếu không thể ngồi lên được, Karen giơ hai tay lên :
    - Cô Kitty... Đừng để em đây... Em sợ lắm...
    - Em đừng sợ gì cả. Cô còn ở trên tàu, lúc này.
    Tiếp tục cuộc xem xét, nàng kiểm soát tủ thuốc nhỏ trong phòng y tế. Nàng thở dài :
    - Chúng ta chẳng thể làm được gì nhiều. Tôi sẽ thử làm chúng bớt sốt trong mức độ có thể làm nổi. Trong các đứa trẻ bị xỉu, có nhiều đứa đã ở trong tình trạng nghiêm trọng. Cần phải chườm lạnh cho chúng hạ bớt sốt. Sau đó phải lấy chăn quấn chúng lại, trên boong, trời khá lạnh. Nhưng điều cần nhất là tôi muốn rằng tất cả những người nào còn khỏe phải cọ rửa tàu ngay.
    Đó là một cuộc chiến đấu hối hả, bất tận, giống các cố gắng của Sisyphe một cách bi thảm: cứ một đứa trẻ được cứu tỉnh, ba đứa khác lại hôn mê. Kitty nhận thấy rằng nàng bất lực: có quá ít thuốc men, quá ít nước, lại cấm không được dùng đến thứ bổ dưỡng căn bản là thực phẩm thông thường.


    TUYỆT THỰC: GIỜ THỨ 81

    Bây giờ bảy mươi đứa trẻ hôn mê đã nằm trên boong trước tàu Exodus.
    Trên các ke của hải cảng Cyrénia, các tiếng thì thào tức giận đã lan ra trong hàng ngũ các quân sĩ Anh. Một vài người, vì không còn chịu nổi cảnh tượng đáng giận như thế nữa, đã yêu cầu được thượng cấp cho thay phiên ngay, dù có vì thế bị ra tòa án quân sự chăng nữa.


    TUYỆT THỰC: GIỜ THỨ 83

    Ngất xỉu, Karen Hansen-Clement được mang phía trước tàu. Kitty lết đến phòng lái, ngồi phịch xuống một chiếc ghế. Nàng đã làm việc ba mươi lăm giờ liên tiếp, và bây giờ mệt nhọc làm mờ nhạt cả trí não, tê cứng các bắp thịt. Ari rót cho nàng một ly rượu, nói :
    - Cô uống đi. Xét cho cùng, cô đâu có tuyệt thực.
    Nàng tuân lời một cách máy móc. Một ly rượu thứ hai làm nàng tỉnh hẳn. Nàng ngồi dậy để nhìn thẳng vào Ari. Thử thách đang trải qua không ghi bao nhiêu dấu vết trên chàng. Chàng lo âu, hối tiếc, lung lay? Đôi mắt lạnh lùng, thái độ cương quyết của chàng không hề biểu lộ một xúc động nào. Chàng mỉa mai :
    - Tôi chờ cô đến viếng nơi đây từ lâu rồi.
    - Ồ, tôi không hề có ý định cầu xin gì ông. Tôi chỉ đến để báo cáo tình hình với ông như một Palmachnik tốt. Vào lúc này đây, chừng mười hai em kiệt lực rồi. Chúng rất có thể sẽ chết. Vậy thì thưa ông Ben Canaan ông quyết định ra sao đây?
    - Sự thù hận của cô không ăn thua gì đến tôi cả đâu, Kitty. Tôi quen bị mọi người đả kích rồi. Ngược lại, tôi mong được biết rõ điều sau: các tình cảm nhân đạo của cô có đủ rộng lớn để bao trùm tất cả lũ trẻ kia không, hay chỉ liên quan đến đời sống của một đứa duy nhất thôi?
    - Ông không có quyền đặt câu hỏi ấy.
    - Tôi đoán có sai đâu. Cô chỉ chiến đấu cho một người con gái duy nhất, cho một mạng sống thôi. Còn tôi, tôi chiến đấu cho quyền sống của hai trăm năm chục ngàn người.
    Kitty đứng dậy
    - Tôi thích trở lại làm việc của tôi hơn. Tuy vậy, trước khi rời ông, đến lượt tôi đặt cho ông một câu hỏi: ông biết tại sao tôi muốn lên tàu này, như vậy sao ông còn cho phép tôi lên?
    Ari quay mặt đi để ngắm qua khung cửa tròn những chiếc phóng ngư lôi hạm đang chặn đứng đường ra biển :
    - Có lẽ tại vì tôi muốn được gặp lại cô, Kitty.
    Sir Clarence Tevor Browne đi đi lại lại trong văn phòng của tướng Sutherland. Thỉnh thoảng ông dừng lại trước cửa sổ để nhìn về phía hải cảng Cyrénia. Khói thuốc xì gà của ông sau cùng đã tạo ra cả một đám mây mù.

    Sutherland dụi tẩu thuốc và ngắm nghía đủ loại sandwich để trên chiếc bàn có bánh xe.
    - Sir Clarence, sao ông không chịu ngồi xuống? Ông cần phải ăn uống đôi chút cho lại sức....
    Tevor Browne thở dài, ngồi xuống và cầm một miếng bánh mì thịt. Nhưng sau khi cắn một miếng, ông lại để trả trên bàn, lầu nhầu :
    - Tôi cảm thấy lương tâm bất ổn.
    Sutherland phê bình một cách cay đắng :
    - Quả thực là một vụ tồi tệ cho một người có lương tâm. Hai trận đại chiến, mười một lần phục vụ tại hải ngoại, sáu huy chương, ba lần tuyên dương - để rồi sau cùng tôi bị bó chân bó tay bởi một bọn nhóc con. Quả thực là một cách rất đẹp để chấm dứt ba mươi năm phục vụ trung thành và hết sức cho tổ quốc, phải không sir Clarence? Thôi, xin ông đừng có đưa mắt nhìn mấy miếng bánh mì làm gì. Tôi biết là ông chỉ đợi dịp là nói với tôi về vấn đề đó.
    Tevor Bronwne rót một chén trà, và lại thở dài :
    - Ông bạn Bruce ạ, nếu tôi là người duy nhất có quyền quyết định...
    - Đừng có giả bộ thế, sir Clarence. Hối hận, không phải là việc của ông mà là việc của tôi. Chính tôi đã làm ông thất vọng.
    Sutherland đứng dậy như để che giấu những giọt nước mắt đang chảy ra trên má :
    - Tôi mệt rồi, hết sức mệt rồi...
    Tevor Browne hấp tấp nói :
    - Chúng tôi sẽ thu xếp để ông bạn về hưu hết sức kín đáo. Dĩ nhiên là với lương bổng phụ cấp trọn vẹn. Ông bạn có thể tin cậy ở tôi. Hiện giờ ông bạn đã có dự định gì chưa?
    - Rồi và chưa: những tháng vừa qua tại Chypre nhất là mấy tuần lễ vừa rồi đã ảnh hưởng đến tôi một cách sâu đậm. Sir Clarence ạ, điều tôi nói sau đây có thể làm ông cho là dị kỳ, nhưng quả thực tôi không hề thấy tôi là chiến bại. Ngược lại là khác, có lẽ tôi đã tìm ra được một điều hết sức quan trọng, một điều mà tôi đã để mất từ nhiều năm nay.
    - Thế hả? Điều gì vậy?
    - Sự thực, sir Clarence. Ý nghĩa của sự công bình và bất công. Ông có nhớ những gì ông đã nói với tôi ngày mà tôi nhận chức vụ chỉ huy hiện tại không? Ông đã nói chỉ có vương quốc trên trời mới xây dựng trên sự Công chánh và Bất công mà thôi, còn các vương quốc trên thế gian này chỉ có nguyên lý chính là dầu hỏa.
    - Tôi còn nhớ những lời đó lắm.
    - Tôi đã suy nghĩ nhiều từ khi có vụ Exodus. Suốt đời tôi, tôi đã biết phân biệt Công bình với Bất công - như hầu hết mọi người trong chúng ta. Nhưng nhận biết điều gì là công chính là một việc, sống theo Công chính lại là một việc khác. Trong cuộc đời của một người biết bao lần hắn đã phải làm những điều trái với lương tâm chỉ để mình sống còn thôi? Tôi không thể nào diễn tả cho ông hiểu hết lòng thán phục tôi dành cho những con người phi thường ấy, những thánh nhân có thể tuyên bố lớn tiếng niềm tin của họ, dầu rằng có vì thế mà họ phải chịu bôi nhọ, tù đầy, tra tấn, tử hình. Niềm bình an nội tâm của họ chắc phải tuyệt vời! Cứ lấy Gandhi làm thí dụ thì thấy.
    “Vậy tôi, tôi có ý định đi thăm cái dãy đất sa mạc khô cằn mà tất cả những người Do Thái coi như là thiên đàng trên cõi trần này đây. Tôi muốn khám phá vùng này từ bắc chí nam - Galilée Judée, Jérusalem - đến tận những nơi khuất nẻo khác. Có thể tôi còn cư ngư luôn ở xứ đó... gần Safed, trên sườn ngọn Canaan”.
    Tevor Brown gật đầu :
    - Xét cho cùng, tôi ao ước được như ông bạn thôi.
    Có tiếng gõ cửa và thiếu tá Allistair bước vào, mặt tái xanh, xúc động ra mặt. Bằng một bàn tay run rẩy, Allistair đưa trình một bản văn. Tevor Browne đọc lướt qua, đọc lại rồi đọc lại nữa bằng một vẻ mỗi lúc càng có vẻ không tin. Ông đưa bản văn cho Sutherland, nói nhỏ :
    - Xin ơn trên cứu giúp chúng ta!

    KHẨN.

    “Ari Ben Canaan, phát ngôn viên của Exodus, loan báo rằng kể từ ngày mai, đúng 12 giờ trưa, mười người tình nguyện sẽ tự tử mỗi ngày trên boong tàu, ngay trước mắt quân đội Anh. Sự phản kháng mỗi ngày như thế sẽ được tiếp tục cho đến khi tàu được phép nhổ neo đi Palestine hay tất cả những người trên tàu đều đã chết hết”.

    Ở Luân Đôn, được thông báo cái tin không thể tin nổi ấy, Bradshaw vội vàng đưa Humphrey Crawford cùng nửa tá chuyên viên nữa lên hai chiếc xe Bentley to tướng chạy hết tốc lực về một căn nhà hoàn toàn cô lập ở miền quê. Bradshaw không thể để phí một chút thì giờ nào bởi vì ông chỉ còn đúng mười bốn tiếng nữa để tránh đợt tự sát đầu tiên trên tàu Exodus.

    Dù bướng bỉnh đến độ ngoan cố, tin chắc ở trí thông minh và quyền lực của mình, không phải vì thế Bradshaw không biết nhận một chiến bại. Bây giờ ông cố gắng đạt tới một thỏa hiệp cho phép Anh quốc cứu vãn thể diện. Ông bắt đầu bằng cách điện tín hay điện thoại cho khoảng một chục lãnh tụ phục quốc Do Thái ở Anh, Palestine và Hoa Kỳ để yêu cầu họ can thiệp. Nhất là các lãnh tụ ở Palestine bởi vì họ có thể kìm hãm bớt sự hăng hái liều chết của các đồng bào kia để cho người Anh có đủ thì giờ đưa ra một kế hoạch nào đó. Theo ý của Bradshaw tất cả vấn đề là ở chỗ đó: nếu đưa được Ari Ben Canaan đến chỗ chấp nhận thương thuyết, thì ông, Bradshaw, rất có thể thuyết phục hắn cư xử hợp lý hơn. Dầu sao, ông cũng đã thuyết phục được biết bao nhiều người rồi...

    Sáu giờ sau, Bradshow nhận đủ các trả lời của các lãnh tụ Do Thái. Tất cả đều đồng nhất: “Chúng tôi từ khước can thiệp”.

    Bradshaw liền liên lạc với Chypre, trao nhiệm vụ cho Tevor Browne thông báo với Exodus rằng chính quyền Anh đang chuẩn bị một dự án thỏa hiệp và yêu cầu Ben Caann hoãn thêm hai mươi bốn giờ nữa.

    Tevor Browne thi hành các chỉ thị này và chuyển câu trả lời của Ari về Luân Đôn :
    “KHẨN
    Ben Canaan cho rằng tất cả mọi thảo luận đều vô ích. Đối với hắn, vấn đề rất giản dị: Edoxus sẽ được đi hoặc là không. Ngoài ra hắn còn đòi miễn truy tố cho tất cả mọi người Do Thái gốc Paslestine hiện diện trên tàu. Hắn đã tóm tắt lập trường bằng cách nhắc lại lời nói của Moise trước Pharaon: Hãy để dân tộc tôi ra đi.
    TEVOR BROWNE”
    Đêm hôm đó Bradshaw không sao ngủ được. Chưa đến sáu giờ nữa, đợt tự tử đầu tiên sẽ bắt đầu trên tàu Exodus. Nghĩa là ông chỉ còn ba giờ nữa để chuẩn bị một quyết nghị đệ trình hội đồng nội các. Còn có ba giờ... Trong khi tên dân điên rồ xứ Palestine ấy lại từ chối tất cả mọi thỏa hiệp.

    Thực ra, tên Ben Canaan có điên khùng thật không?

    Trốn chạy căn buồng mà ông đã không biết làm gì hơn là quay cuồng, Bradshaw trở lại văn phòng. Một cách máy móc, ông cầm lấy tờ giấy đầu tiên trong tầm tay :
    “Ari Ben Canaan, phát ngôn viên của Exodus, loan báo rằng kể từ ngày mai, đúng mười hai giờ trưa, mười người tình nguyện sẽ tự tử mỗi ngày...”
    Tay ông run lên đến nỗi đánh rơi tờ giấy trong tay, tờ giấy rơi lên trên khoảng chừng hai chục bản văn khác phát xuất từ các chính phủ Âu châu và Mỹ châu diễn tả trong ngôn ngữ mờ mịt của ngoại giao những lo ngại nghiêm trọng về vụ Exodus. Trong một hồ sơ khác cũng có những bản văn được soạn thảo trong một bút pháp hết sức ít ngoại giao hơn: đó là các thông điệp của các quốc gia Ả Rập gửi tới Luân Đôn trong đó cho rằng “Cho phép tàu Exodus nhổ neo về Palestine, Anh quốc sẽ sĩ nhục toàn thể thế giới Hồi giáo”.

    Lần đầu tiên trên đời, Bradshaw cảm thấy hoang mang không biết định ra sao. Những ngày gần đây quả thực là địa ngục. Thế mà ông đã từng nhào lặn, hướng dẫn chính trị toàn thể Trung Đông từ ba mươi năm nay... Để rồi đột nhiên phải đương đâu với một tình trạng nan giải, chỉ vì một chiếc tàu kéo khốn khổ!

    Định mệnh đã đưa ông bằng một trò nham hiểm nào đó đến chỗ bắt ông phải đóng vai trò áp bức mặc dù ông không hề muốn! Không có một ai trên thế gian này có thể kết tội ông là bài Do Thái được hết. Từ nhiều năm rồi Bradshaw âm thầm thán phục những người Do Thái ở Palestine, ông hoàn toàn hiểu thấu tại sao họ muốn trở về xứ của Isarel. Liệu mọi người có thể trách ông chỉ vì ông là người Anh, tin tường rằng chỉ có thể bảo vệ quyền lợi Anh quốc bằng cách ủng hộ những người Ả Rập được chăng? Người Ả Rập, trước sự nhập nội của hơn nửa triệu người Do Thái vào phần đất do người Anh bảo hộ này, đã tức giận vì thấy người Anh dung dưỡng và che chở cho cái quốc gia tân lập này.

    Hậu quả là... Bradshaw tự hỏi cái gì sẽ xảy đến cho mình đây. Ông, một con người hết sức thực tế đối với người khác cũng như đối với vấn đề của chính mình? Cô đơn trong văn phòng, ông có cảm tưởng đang trông thấy chính những đứa cháu ông đang ngất xỉu nằm dài trên boong tàu Exodus. Cũng như hầu hết các người Anh khác, Bradshaw có một quan niệm sâu xa về danh dự, và dù rằng không ngoan đạo cho lắm, ông thuộc lòng Thánh Kinh. Nhưng từ đó đến chỗ suy luận giả thử rằng những kẻ trên tàu Exodus được nâng đỡ bởi một sức mạnh thần bí... nhưng không một nhà ngoại giao chuyên nghiệp nào có thể tin ở các sức mạnh siêu nhiên.

    Thế mà mặc dù vậy: HÃY ĐỂ DÂN TỘC TÔI RA ĐI! Ông, Cecil Brabshaw, có sẵn sàng dưới tay một đạo quân, một hạm đội, tất cả mọi phương tiện để đè bẹp Exodus, nhưng ông không sao xử dụng nổi tất cả các phương tiện đó. Vì Pharaon trong Cựu ước kinh phải chăng cũng đã có tất cả các phương tiện để đè bẹp những người Hébreux đó sao. Và hãy thử hỏi chính vị pharaon cùng đạo quân của ông ta đã ra sao?

    Tất cả những điều này không có gì vững chắc hết. Chắc chắn là ông mệt rồi, ông đang chịu ảnh hưởng của sự căng thẳng thần kinh trong những ngày gần đây...

    HÃY ĐỂ DÂN TỘC TÔI RA ĐI! Phải chăng ông đang làm thần thánh nổi giận chống lại quốc gia ông hay không? Ông trở về buồng, nằm xuống, cố ngủ. Nhưng vô ích: một nhịp điệu dồn dập, ám ảnh xoáy lên trong óc ông... Hãy để dân tộc tôi ra đi... Hãy để dân tộc tôi ra đi... Ông gọi lớn, rồi gọi lớn hơn nữa, gần như gào lên :
    - Crawford! Crawford!
    Viên sĩ quan liên lạc chạy tới, vừa đi vừa cột lại đai áo ngủ :
    - Thưa ngài, ngài gọi tôi?
    - Phải. Báo ngay lập tức cho Tevor Browne ở Chypre. Nói với ông ta... Chỉ thị cho ông ta là để tàu Exodus nhổ neo đi Palestine!

  42. #34
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default




    Phần 2-1
    Đất này thuộc ta

    Trận chiến Exodus đã chấm dứt.


    Trong khoảng thời gian một vài phút, những chữ: “Exodus sẽ được phép ra đi” vang lên trên khắp các làn sóng điện. Trong khoảng thời gian vài giờ, tin này được đăng trên trang đầu của tất cả các nhật báo trên thế giới.

    Tại đảo Chypre, dân chúng vui mừng hò reo và toàn thể mọi người trút ra một tiếng thở dài nhẹ nhõm.

    Nhưng trên chiếc tàu kéo cũ kỹ bây giờ đã trở thành lịch sử này, các trẻ em không còn hơi sức để ca khúc khải hoàn nữa.

    Người Anh khẩn khoản yêu cầu Ben Canaan cho tàu trở lại bến để người Anh có thể săn sóc về sức khỏe cho các trẻ, tiếp tế thực phẩm nhiên liệu cùng xét lại máy móc. Ari hoàn toàn vui lòng nhận lời. Ngay lập tức một hoạt động cuồng nhiệt diễn ra trong hải cảng. Cả một đoàn y sĩ quân y Anh lên tàu và cho đưa những trường hợp nặng nhất lên tầng dưới khách sạn Dôme bây giờ được xử dụng như dưỡng đường tạm thời. Cả một làn sóng quà tặng - thực phẩm, quần áo, chăn màn - ùa đến cầu tàu. Các kỹ sư của Hải quân Hoàng gia xem xét tàu từ đầu chí cuối, trám các lỗ thủng cùng chỗ nước rỉ, thử lại các máy tàu. Nhiều ê kíp vệ sinh cọ rửa, tẩy trùng chiếc tàu cũ cho đến khi tàu bóng lên như đồng bạc cắc mới.

    Kitty lo lắng chờ đợi mãi cho tới khi nhiều y sĩ đã cho biết tình trạng Karen đã khả quan, nàng mới ban cho mình phép được hưởng tiện nghi xa xỉ: một chậu tắm nước nóng, một đĩa thịt bò lớn, hai ly whisky và một giấc ngủ kéo dài mười bảy giờ liền.

    Khi thức giấc, Kitty nghĩ là mình sẽ bắt buộc phải có một quyết định. Vấn đề nàng phải giải quyết là một vấn đề lưỡng nan: hoặc là nàng chấm dứt, dứt khoát chuyện Karen, hoặc là nàng theo cô gái này sang Palestine.
    Đến giờ uống trà, Mark đến phòng thăm nàng. Nàng hỏi :
    - Vẫn náo nhiệt trong các tòa soạn các báo chứ anh!
    - Nói thực ra, thì không. Câu chuyện Exodus đã cũ hai mươi bốn tiếng rồi và trang báo thuật lại chuyện ấy bây giờ chỉ còn dùng vào việc gói cá ngoài chợ thôi. Ngày tụi trẻ lên bờ ở Haifa, báo chí còn tìm thấy chất liệu để chạy một tít thật đẹp cùng với một bức hình cũng thật đẹp. Rồi sau đó là hạ màn!
    - Con người chóng quên quá...
    - Không đến nỗi thế đâu em. Chẳng qua là nhân loại ưa cục cựa thôi. Luôn cần tin tức mới, luôn luôn tin tức mới!
    Kitty không đáp. Suy nghĩ, nàng nhấm nháp ly trà. Mark châm một điếu thuốc, thu hình ngồi thoải mái trong một ghế bành, gác hai chân lên thành cửa sổ. Kitty hỏi :
    - Còn anh, anh định làm gì?
    - Anh? Xét rằng kẻ mang tên Mark Parker đã hơi lạm dụng lòng hiếu khách và tử tế của Đức Vua Anh quốc khi ở trên đảo này... Trước hết anh sẽ trở về Hoa Kỳ để hít thở không khí quê nhà một chút, sau đó có lẽ anh sẽ đi một vòng Á châu. Hình như tình hình rắc rối ở đó.
    - Anh có tin rằng người Anh sẽ để anh vào Palestine không?
    - Cái gì chứ cái đó chắc là không quá. Họ không lấy gì làm mến chuộng anh cho lắm, nếu không phải là tệ hơn. Giữa đàn ông với nhau, anh thông cảm với họ lắm.
    - Anh cho em một điếu thuốc.
    Chàng châm một điếu Chesterfield và đưa cho nàng.
    - Về phần em, không thể nói em đã để phí thì giờ. Trước khi đi ngủ, em còn đủ sức chạy tới tận văn phòng Thống đốc để yêu cầu được chiếu khán nhập nội Palestine! Dĩ nhiên là người Anh, cư xử như các gentleman hoàn toàn, đã chấp thuận cho em, còn nghiêng mình kính nể thêm là khác. Đối với họ, em chỉ là một thiếu phụ Hoa Kỳ trong sạch và khỏe mạnh đã thi hành bổn phận nữ điều dưỡng của mình. Dĩ nhiên là nếu An ninh Quan đội biết là em đã chơi giỡn bằng cách làm giao liên cho Mossad... Thôi, tóm tắt lại! Em sẽ đi Palestine hay là không đi?
    - Nếu em biết được em muốn sao nữa thì còn nói gì nữa!
    - Em muốn nói là vẫn chưa quyết định sang xứ đó!
    - Em chỉ muốn nói là chính em cũng chưa biết nữa.
    - Rồi, cô bé. Anh đoán là em muốn anh thúc đẩy em sang Miền Đất Thánh. Em muốn anh nhắc đi nhắc lại là: phải đi Palestine em phải đi Palestine. Có đúng thế không?
    - Chính ra thì tại ý nghĩ phải sống với toàn dân Do Thái không mà thôi... Em không bao giờ thấy thoải mái khi gặp gỡ họ hết... Em không làm sao khác được...
    - Mặc dù thế em cảm thấy hoàn toàn thoải mái với Karen, phải không? Karen vẫn làm em nhớ tới đứa con gái đã chết?
    Kitty lắc đầu.
    - Thực ra thì không. Trước kia thôi. Karen có cá tính quá mạnh để có thể... bất cứ ai khác. Nhưng em yêu, em cần nó...
    Mark ngắt lời :
    - Cứ cho là thế đi. Nhưng thưa bà Kitty Fremont, tôi muốn được hỏi bà một câu khác, một câu hỏi nổ như trái phá...
    - Em chờ...
    - Kitty! Em có yêu Ari Ben Canaan không, có hay là không?
    Kitty quay mặt đi. Nàng có yêu người thanh niên to lớn người Palestine đó không? Chắc chắn là nàng đã ý thức rằng sự hiện diện, giọng nói, mắt nhìn của chàng đã là một mê hoặc đối với nàng, tính cương quyết và sức mạnh thể xác làm nàng sợ hãi mơ hồ và lòng can trường của chàng làm nàng đầy thán phục. Nàng cũng nhớ lại có những lúc nàng ghét chàng cay đắng. Nhưng các tình cảm phức tạp này có phải là tình yêu không? Nàng nói nhỏ:
    - Em cũng không biết nữa, anh Mark. Em không thể nào gần hay dấn thân với anh ấy được... Nhưng em cũng hoàn toàn không thể tránh xa, chạy trốn anh ấy... Em không hiểu tại sao thế. Em không hiểu nổi nữa....
    Một lúc sau Mark ra về. Kitty thay y phục, rời khách sạn. Mặt trời vừa lặn khi nàng ra tới các ke. Phía bên kia đường, Zev Gilboa và Joab Yaiconi đang coi sóc việc đưa thực phẩm lên tàu. Kitty liếc mắt nhìn chung quanh kiếm, hy vọng sẽ trông thấy Ari. Nhưng nàng không thấy chàng đâu hết.

    Đáp lễ Zev và Joab chào nàng một cách thân hữu, nàng tiến về phía hải đăng. David Ben Ami ngồi trên một thềm gạch đang ném những viên sỏi cho thác lát trên mặt nước yên tĩnh của hải cảng.
    - Shalom, Kitty! Chị có vẻ khỏe hẳn rồi đó.
    Nàng ngồi xuống bên David. Trong khoảng thời gian vài phút, hai người ngắm những ánh nắng chiều phản chiếu trên mặt biển. Kitty hỏi :
    - Anh đang nghĩ tới xứ sở anh phải không?
    - Vâng!
    - Nghĩ tới cả Jozdana nữa... Có phải tên nàng... Em gái của anh Ari? Anh sắp được gặp lại cô ta chứ?
    - Nếu may mắn một chút, tôi có thể được sống với nàng vài ngày.
    - Chúc anh được toại ý. Anh David, hãy cho tôi biết các trẻ em của Exodus, chúng sẽ ra sao ở Palestine?
    - Chúng tôi sẽ lo cho chúng. Chúng là tương lai của chúng tôi.
    - Nhưng... Hẳn là chúng cũng có thể gặp nguy hiểm chứ?
    - Không thể tránh được. Nhiều nguy hiểm hơn là khác.
    Hai người im lặng. Sau cùng David táo bạo hỏi :
    - Chị có đi cùng với chúng tôi không?
    Nàng cảm tưởng như tim mình ngừng đập.
    - Tại sao anh hỏi tôi vậy?
    - ... Chúng tôi đã bắt đầu quen có chị rồi. Hơn nữa anh Ari có hôm đã nói tới vấn đề này.
    - Nếu anh Ari muốn biết rõ, tại sao tự anh ấy không đi hỏi thẳng tôi?
    David cười :
    - Anh Ari chẳng bao giờ yêu cầu ai cái gì bao giờ.
    Đột nhiên Kitty quyết định :
    - Anh David, anh phải giúp tôi việc này. Tôi đang cảm thấy phân vân, không hiểu rõ chính tôi nữa.. Anh hình như là người duy nhất có thể hiểu...
    - Tôi sẽ hết sức giúp...
    - Anh này, cho tới giờ ít khi tôi quen biết người Do Thái. Thú thật với anh là người Do Thái làm tôi ngỡ ngàng.
    - Điều đó không có gì lạ đâu chị. Chính chúng tôi còn làm chúng tôi ngạc nhiên ngỡ ngàng nữa là!
    - Tôi xin lỗi là nói quá thẳng, nhưng tôi có cảm tưởng là một người lạ mặt giữa các anh...
    - Điều đó hoàn toàn là bình thường, chị Kitty ạ. Cảm tưởng của chị cũng là cảm tưởng của đa số thiên hạ thường có đối với chúng tôi. Ngay cả ở một số rất ít người mà chúng tôi gọi là bạn, những người đã tỏ ra hết sức tận tụy đối với chúng tôi một cách có thể gọi là cuồng nhiệt, họ cũng có thứ cảm tưởng như vậy. Những người này cho rằng có lẽ họ đã đồng lõa theo một cách thế nào đó với các tội trạng mọi người đã gây ra cho chúng tôi, những kẻ khác thì muốn làm người Do Thái... Giữa chúng ta tôi nói thật, đó quả là một ý nghĩ khôi hài! Nhưng quả thật thì bọn tôi hợp thành một tập thể kỳ lạ.
    Kitty thở dài :
    - Lấy một người như anh Ari Ben Canaan chẳng hạn: sau bộ mặt lạnh lùng thản nhiên ấy, anh ấy là ai? Liệu anh ấy có một đời sống thực sự không?
    David quả quyết :
    - Có thực chứ. Nhưng cũng rất phức tạp. Muốn định nghĩa anh Ari, tôi phải nói anh là sản phẩm thất bại, một thứ hoang thai của lịch sử.
    Chậm chạp, hai người trở về khách sạn trong bóng hoàng hôn đang rơi xuống bao phủ thành phố.

    David nói tiếp :
    - Tôi tự hỏi không biết bắt đầu từ đâu đây. Muốn cho chị hiểu Ari, chắc chắn tôi phải đi ngược hai thế hệ, đến tận ông của Ari là Simon Rabinsky sống ở Jitomir xứ Ukraine bên Nga: như vậy chúng ta trở ngược lại quá khứ khá xa, mãi đến tận năm 1884.

  43. #35
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 2-2
    Jitomir (Ukraine), 1884

    Simon Rabinsky, làm nghề đóng giày, cùng vợ là Rachel có hai con trai, niềm vui và kiêu hãnh của một đời sống buồn tẻ và cực khổ. Vốn linh hoạt và hăng hái, Simon Rabinsky có cái lưỡi sắc bén cho một tâm hồn lúc nào cũng tỉnh táo. Con trai cả là Jossi to lớn, cao gần hai thước với mái tóc bờm sờm đỏ hung, hiền và hay suy tư bao nhiêu thì Yakor, đứa con trai thứ, càng ồn ào và hay gây gổ bấy nhiêu. Nếu đấng sáng tạo nghĩ tới chuyện đặt trí óc phong phú của người này vào trong thân thể cường tráng của kẻ kia thì chắc chúng ta kể như sẽ có một siêu nhân.

    Gia đình Rabinsky hết sức nghèo khổ, ở trong phần đất Tây Nga bao gồm các xứ Bessarabie, Ukraine, Crimée và một vài vùng Bạch Nga, nghĩa là trong vùng những người Do Thái được phép cư ngụ tại Nga. Vùng này được gọi là “vùng ngụ cư” ấn định vào năm 1804. Trên thực tế, vùng đó là cả một ghetto vĩ đại: Nioscou và Saint-Petersbousg đều cấm không cho người Do Thái bén mảng đến, ngoại trừ một số hiếm hoi khá giàu để xin được quyền cư ngụ đặc biệt cho con cái bằng cách biếu khéo léo “các món quà” những nơi cần biếu. Thực ra còn một cách nữa để thoát ra ngoài “vùng cư ngụ” bắt buộc ấy nhưng các người Do Thái rất mong được khước từ: đó là 25 năm quân dịch bắt buộc mà thanh niên Do Thái phải thi hành theo một tỷ số bách phân nhất định.

    Trong khu Do Thái ở Jitomir cổ xưa và đầy ắp người ở, Simon Rabinsky cùng gia đình đều phải chịu tới hai thứ giam giữ: một mặt là lệnh cấm rời khỏi vùng, một mặt khác là một cuộc sống đã vạch sẵn, chán nản và gò bó. Các tiếp xúc giữa các cộng đồng Do Thái cùng đa số dân Nga theo Ki-tô giáo trên bình diện xã hội hoàn toàn là không có, còn trên bình diện thương mại thì cũng rất ít. Người khách từ bên ngoài tới viếng đều đặn nhất là nhân viên thu thuế, một nhân vật rất đáng sợ lúc nào cũng sẵn sàng sai áp bất cứ cái gì, từ các giá nến thờ đến các đồ thờ phụng khác. Ít đều đặn hơn nhưng lại thường xảy ra, đó là các vụ xâm nhập của dân Cosague, sinh viên, hợp thành từng đoàn người dữ tợn ham muốn giết người ào vào trong khu!

    Vì bị tách rời ra khỏi cộng đồng rộng lớn của quốc gia, những người Do Thái ít cảm thấy quyến luyến “quốc-gia-mẹ” này. Ngôn ngữ thông dụng là yiddish, một thứ Đức ngữ lai căng, còn ngôn ngữ cầu nguyện là tiếng hébreu cổ. Họ khác các dân Nga ngay cả về phương diện y phục: họ đội mũ đen và cái áo đuôi tôm đen bằng vải gabardine. Và dù lệnh cấm, nhiều người để tóc uốn quăn thành từng lọn tròn xoắn bao quanh khuôn mặt - đối với người Nga lúc đó, việc săn bắt một người Do Thái có tóc kiểu này để cắt các lọn tóc quăn ấy là cả một trò thể thao thịnh hành.

    Dù gia đình Rabinsky sống cảnh nghèo khổ, họ vẫn có những thú vui - nói thực ra thì rất khiêm tốn - cùng những trò giải trí đơn giản. Có những vụ ngồi lê đôi mách trong khu, những vụ sinh nở, cưới xin, lễ xác tín và cả những vụ tang ma nữa. Cũng có những ngày lễ tôn giáo và lễ đẹp nhất là họ cử hành ngày sabbat hàng tuần. Chiều thứ sáu, Simon Rabinsky cùng các gia trưởng khác đều trở thành như vua hết. Ngay khi tiếng kèn nổi vang lên ngoài các đường ngõ hẹp, Simon đặt các dụng cụ làm việc xuống để chuẩn bị hai mươi bốn giờ sống cảm thông với Thượng đế. Sau khi đã cử hành các nghi lễ tẩy uế thân xác trong các nhà tắm công cộng, Simon mặc chiếc cafetan bằng lụa đen đẹp đẽ, đội chiếc mũ có viền lông thú, kiêu hãnh đi cùng Jossi và Yakov đến nhà thờ.

    Khi trở về nhà, theo tục lệ đòi hỏi, ông vẫn kiếm ra một gia đình nghèo hơn mình để mời đến cùng chia xẻ bữa cơm ngày lễ. Dưới ánh sáng của các ngọn nến, ông đọc một lời chúc phúc, thêm vào vài câu biết ơn thượng đế, Rachel dọn ra cá chiên, nui nấu trứng, khoai nghiền gà. Sau bữa cơm tối, gia đình đi dạo trong ghetto hay tiếp đón bạn bè (ở cửa hiệu vì nhà ở quá chật không có phòng khách).

    Ngày thứ bảy, Simon Rabinsky cầu nguyện, suy tư, nói chuyện với các con để xem chúng tiến bộ tới đâu cùng cho biết những kiến thức của ông về phương diện triết lý và tôn giáo. Và khi hoàng hôn xuống loan báo chấm dứt lễ sabbat, toàn thể gia đình cùng cất tiếng hát bài hát cổ xưa của các ghetto: “Hân hoan mừng, ô Israel... cầu mong niềm thất vọng sẽ tiêu tan...”

    Ngay hôm sau dĩ nhiên lại phải kéo cầy trả nợ, trở lại với các thực tại cực khổ của đời sống thường nhật. Trong căn hầm vừa dùng làm nơi ở vừa dùng làm quán nhỏ, Simon Rabinsky lại bắt đầu cúi người xuống bàn làm việc, bàn tay khô héo xiết chặt lấy cái đục. Chính vào những lúc như thế này, đã có khi ông thì thào đọc lời cầu than có từ nhiều ngàn năm rồi, bắt nguồn từ ngày những người cổ Do Thái bị bắt giữ ở Babylone : “Nếu ngày nào tôi quên Jérusalem, tay phải tôi sẽ không còn khéo, lưỡi tôi sẽ cứng lại... nếu, một ngày nào tôi không thích Jerusalem hơn niềm vui thích thú nhất của tôi...”

    Là một người có niềm tin rất sâu xa, quen tìm lại được an ủi mới mỗi khi cầu nguyện, Simon vẫn không thể không nhận thấy sự cùng khốn bao quanh mình.. Đôi khi ông thốt lên: “Cho tới khi nào đây, thưa ngài? Lũ chúng con phải bị sống trong bóng tối này cho tới khi nào?”. Nhưng sau đó hy vọng lại nảy sinh trong tâm ông, đột nhiên tâm hồn đầy hăng hái, ông đọc lại đoạn ông thích nhất trong lời cầu nguyện ngày phục sinh: “Năm sau, về Jérusalem..”

    Cái năm sau ấy, bao giờ mới tới?

    Liệu đấng cứu thế một ngày kia có tới đưa họ về xứ Israel chăng?

  44. #36
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 2 - 3

    Yakov cùng Jossi từ giáo đường Do Thái trở về. Yakov vừa đi vừa nhảy, nghịch ngợm bằng cách ném những viên sỏi lớn vào các cột đá góc đường hay cổng các nhà (bao giờ Yakov cũng trữ sẵn những viên sỏi này trong túi, phòng khi gặp những tên du đãng rình rập các người Do Thái để cướp bóc). Jossi dáng đi đứng đắn nghiêm trang, cúi đầu xuống, đang suy ngẫm về cách diễn giải tế nhị một đoạn kinh Torah. Khi hai người sắp quẹo vào ngõ dẫn về nhà, Yakoy nắm lấy cánh tay anh.
    - Tối nay lại có một buổi họp ở cửa tiệm của Hacohen. Lần này anh có tới không?
    - Không.
    - Đáng lẽ ra anh phải tới mà: thuyết trình viên là một Bilu thứ thiệt do Palestine gửi tới.
    Jossi cảm thấy tim mình đập loạn lên: một Bilu thứ thiệt, một người xứ Palestine! Chàng thích biết bao được nghe và thấy một người có thể nói tới xứ Israel bằng mắt thấy tai nghe, chứ không phải do lời đồn đại! Từ nhiều tháng nay, chàng thèm muốn được như đứa em đã có cái can đảm trốn ra khỏi nhà để tham dự các buổi họp của các Thân hữu của Sion, một tổ chức mới chủ trương võ trang phòng vệ các ghetto và trở về miền Đất Thánh. Một Bilu thực sự! Nhưng không: chàng sẽ chống lại cám dỗ tới nghe này, ít nhất là ngày nào cha chàng còn chống đối với các Thân hữu của Sion.

    Phong trào Bilu phát sinh trực tiếp từ một trong những thời kỳ thê thảm nhất của kiếp khốn khổ của những người Do Thái tại Nga.

    Sau khi đã ban bố vài cải cách vừa rụt rè vừa quá trễ để chống lại sự xáo trộn mỗi lúc một gia tăng đáng ngại, Nga hoàng Alexandre II đã cảm thấy một điều rất dễ hiểu là muốn làm dân thôi chú trọng vào các khía cạnh đáng chê trách của chế độ và hướng về các vấn đề khác. Các cố vấn của ngài không khó khăn gì trong việc tìm ra một con dê chịu tội lý tưởng: đó là người Do Thái. Ở Nga, tính bài Do Thái, dưới hình thái dữ dội nhất, đã phát triển trên một khoảng đất phong phú những hận thù tôn giáo, mê tín dị đoan, cùng thứ hận thù mù quáng thường có của các quốc gia nghèo khổ. Sau một chiến dịch mạ lị bôi nhọ khéo léo, chính quyền Nga đã dễ dàng xúi dục lên hàng loạt pogrom làm đẫm máu trong vùng cư trú của các người Do Thái.

    Nơi đâu cũng là cướp phá nhà cửa, tàn sát dân cư không có thì giờ chạy trốn - đám dân Nga cuồng nộ này chỉ giết phụ nữ Do Thái sau khi đã cưỡng hiếp họ mà thôi - tất cả với dự thỏa thuận mặc nhiên hay hợp tác tích cực của cảnh sát.

    Nếu những người Do Thái còn sống sót tưởng rằng mình đã tới tận cùng của thảm cảnh thì họ đã lầm. Ngày 13 tháng 3 1881, Alexandre II bị ám sát do một quả bom của một nhà cách mạng, trong đó có một thiếu nữ Do Thái.
    Đây là khởi điểm của một thời kỳ khủng bố thứ nhì.

    Tân Nga hoàng Alexandre III chỉ là một trò chơi trong tay đại thần Pobiedonostsev. Ông này, còn phản động hơn vị vua nữa, đã có một kế hoạch để giải quyết vấn đề Do Thái. Với tư cách ủy viên đại diện cho hội đồng giáo phẩm tối cao, ông tin chắc sẽ được sự tán thành của giáo hội chính thống Nga về chương trình tiêu diệt Do Thái. Chương trình này rất giản dị: một phần ba sẽ bị tiêu diệt bằng các pogrom do chính quyền đề xướng và tổ chức, một phần ba bị trục xuất, một phần ba còn lại bắt cải đạo bằng võ lực cùng đe dọa.

    Tuần lễ thánh năm 1881, ngày đăng quang của Alexandre III là dấu hiệu mở đầu cho đợt khủng bố tàn sát đầu tiên, tiếp theo bằng một loạt sắc lệnh cưỡng đoạt tài sản các người sống sót cùng hủy bỏ toàn diện các quyền sơ đẳng nhất của người Do Thái.

    Trong cơn khiếp hãi bao trùm mọi ghetto, giữa trăm ngàn dự án không tưởng như nhau, chỉ có một nhóm ít người đã đề ra được một giải pháp hợp lý, đó là nhóm Thân hữu của Sion. Chính nhờ sự mang ra ứng dụng ý tưởng của nhóm này mà vào cuối mùa thu, bốn mươi sinh viên Do Thái trốn khỏi Vùng để đi Palestine. Có tinh thần phiêu lưu và can đảm vô bờ bến, họ đã đặt công cuộc của họ dưới danh hiệu Beth Yakov Leku Venlkha: Gia tộc của Jacob, hãy đứng dậy! Những chữ viết tắt từ cái danh xưng như một lời gào thét chiến đấu ấy đã tạo thành một tên gọi mà các bậc tiền nhân cùng hậu bối đã làm cho nổi danh: BILU.

    Về được tới Palestine, những Bilu đầu tiên xây dựng một trại canh nông trong thung lũng Sharon. Họ đặt tên trại là Rishon le Zion: Kẻ đầu tiên ở Sion.

    Năm sau, khi một đợt pogrom thứ hai tràn vào Vùng, nhiều nhóm khác chạy khỏi quốc gia đáng nguyền rủa ấy để lên đường về Palestine, vùng Đất Hứa. Bởi thế đến năm 1884, khoảng một nửa tá trại Bilu nghèo khổ, yếu ớt, sống bằng hy vọng hơn là bằng bánh mì, đã thành lập rải rác khắp miền Palestine.

    Ngày hôm sau ngày người Bilu từ Palestine nói chuyện tại khu bộ địa phương của hội thân hữu Sion, Jossi Rabinsky đưa em ra một chỗ vắng, nói :
    - Kể lại đi! Người đó như thế nào... Đã nói những gì...
    Yakov ra vẻ ta đây.
    - Vậy đó! Anh chưa chịu tin đã đến lúc anh tới dự một trong các buổi họp của bọn tôi sao?
    Tối hôm đó lấy cớ là muốn cầu nguyện cho một người bạn mới chết, hai anh em chạy lại cửa hiệu bán nến của Hacohen. Jossi hơi sửng sốt khi thấy có những người canh gác đi đi lại lại quanh căn nhà và ngạc nhiên khi gặp biết bao khuôn mặt quen thuộc trong phòng họp. Nhưng chàng sửng sốt nhất vì bề ngoài cùng thái độ của diễn giả, Vladimir, gốc Odessa.

    Vladimir không hề giống những người Do Thái ở ghetto. Anh để râu chứ không để tóc quăn, mặc một chiếc áo vét bằng da đen, quần bó sát và đi ủng, nói rất bình tĩnh và cương quyết đến lạnh lùng. Sau khi gợi lại kiếp sống trầm luân bất tận của người Do Thái tại Âu châu, anh nhấn mạnh tới tình hình thê thảm của những kẻ sống trong vùng, đã vô phương chống lại các bạo hành của một quần chúng man rợ và một chính quyền bóc lột sát nhân. Anh kết luận :
    - Cho tới giờ chúng ta đã là đối tượng cho sự khinh khi và chế riễu tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Muốn thoát khỏi thân phận này, chúng ta phải tự làm cho chúng ta có một quốc gia. Ngoài giải pháp này, chúng ta không còn cứu rỗi nào khác. Chúng ta phải xây dựng lại Nhà của Jacob!
    Trên đường về nhà, Yakov để lòng nhiệt thành của mình tự do bộc lộ :
    - Anh đã nghe rồi đấy, anh Jossi! Và anh đã thấy biết bao người ở đó: cả rabbin [1] Liazine cũng có mặt!
    Jossi trả lời lảng tránh :
    - Anh cần phải suy nghĩ đã.
    Nhưng vừa nói xong, chàng đã biết là Vladimir có lý: ngoài Palestine ra, không có cách cứu rỗi nào khác cho người Do Thái.

    Rabinsky đang chờ hai con về. Mặc áo ngủ, đứng trước bàn làm việc, soi sáng bằng một ngọn nến, ông nói.
    - À, các con đã về! Nhờ lời cầu nguyện của các con, bạn con sẽ an nghỉ an bình!
    Một lần nữa Jossi lại không thể nói dối :
    - Chúng con không đi cầu nguyện cho người chết...
    Simon Rabinsky giả vờ ngạc nhiên :
    - À! Các con bận theo đuổi người yêu...
    - Thưa bố không ạ.
    - Chắc các con đến nhà thờ học kinh Talmud?
    Jossi nói nhỏ gần như không nghe thấy :
    - Cũng không phải đâu.
    Yokov không giữ được nữa, nói thật luôn :
    - Chúng con đã đến dự một buổi họp của hội thân hữu Sion.
    Mọi người im lặng. Simon Rabinsky nhìn các con không tin ở mắt mình nữa. Sau cùng ông nói :
    - Bố rất buồn...
    Jossi nói :
    - Chính vì thế chúng con không nói cho bố rõ. Chúng con không muốn làm cho bố phải buồn.
    - Bố không buồn vì các con đến dự buổi họp ấy, mà buồn vì các con đã coi thường, ông bố già, không tin cậy ở bố nữa.
    Yakov cãi :
    - Không phải thế. Tại chúng con nghĩ rằng nếu nói ra thì bố sẽ cấm chúng con đi...
    - Yakov, hãy nói cho bố nghe... có bao giờ bố đã cấm con học hỏi chưa? Ngay cả hôm con bộc lộ cái ý dị kỳ là muốn đọc Tân Ước Kinh... bố có cấm con không?
    Jossi đã bình tĩnh lại. Tính tình chàng như vậy: quyết định thì chậm nhưng sau đó can đảm để bảo vệ quyết định đã có. Chàng lên tiếng :
    - Chúng con sợ làm bố buồn vì chúng con biết lập trường của bố đối với hội thân hữu của Sion, đối với các tư tưởng mới nói chung. Mặc dù biết vậy, con cũng xin thưa là con hài lòng được dự buổi hội ấy. Rabbin Lipzine đã yêu cầu con gia nhập đoàn dân vệ ghetto.
    Simon la :
    - Rabbin Lipzine đã chối bỏ quá nhiều tập tục của chúng ta đến nỗi đôi khi bố tự hỏi không biết ông ta có còn là người Do Thái nữa không. Còn những tư tưởng mới của ông ấy à. Con tưởng bố không biết con và thằng Yakov nghĩ gì trong đầu hay sao? Đã có thời bố cũng là thanh niên, và ngay từ thời đó thiên hạ đã lải nhải những giải phóng, những bảo vệ ghetto và những gì nữa chẳng biết. Chẳng qua là hai đứa đang đến tuổi khủng hoảng mà ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua... lúc mà con người biết địa vị mình phải giữ và cuộc đời ra sao chấp nhận như thế. Khi bố còn ít tuổi, đã còn có lần bố nghĩ tới chuyện cải đạo nữa kia! Hai con vẫn còn chưa chịu tin là bố hiểu được các tình cảm của các con sao?
    Jossi sửng sốt. Bố chàng đã từng nghĩ tới chuyện cải đạo! Yakov vội vã trở lại vấn đề trước mắt :
    - Tại sao chúng ta lại không có quyền tự bảo vệ chúng ta? Tại sao chính dân tộc ta lại trách chúng ta là tìm cách cải thiện thân phận của chúng ta?
    Người bố nói :
    - Tại vì con là Do Thái, và đã làm người Do Thái bắt con phải chấp nhận những sự áp chế.
    - Chẳng hạn như là con phải chui xuống gầm giường nấp để trốn tránh bọn sát nhân phải không?
    - Chưa ai dám cho rằng dễ làm người Do Thái cả. Chúng ta có mặt trên trái đất này không phải để hưởng đời sống. Thượng đế đã đặt để chúng ta ở đây để duy trì Luật của Ngài. Đó là nhiệm vụ, đó là mục đích của chúng ta.
    Yakov tức giận đáp lại :
    - Thế còn phần thưởng cho chúng ta!
    Simon tiếp tục nói, không hề xúc động :
    - Một ngày kia Đấng Cứu Thế sẽ hiện đến để đưa chúng ta về xứ Israel. Bố nghĩ rằng Yakov Rabinsky không có quyền nghi ngờ sự khôn ngoan của Thượng đế. Ngược lại là khác, bố nghĩ rằng Yakov Rabinsky phải sống theo các luật tắc đã có ghi trong Thánh kinh.
    Yakov kêu lên :
    - Con không chối bỏ những luật thánh. Nhưng con chối bỏ không nhận sự khôn ngoan của những người diễn giải các luật thánh ấy. Nếu quả thực Thượng đế đã tạo chúng ta ra theo hình ảnh của Người, thì đấng cứu thế ở trong chúng ta, ở mỗi người trong chúng ta, và đấng cứu thế của con ra lệnh cho con, nhắc con hoài là con phải vươn mình dậy mà chiến đấu, hòn đá ném đi hòn chì ném lại. Đấng cứu thế của con cũng còn ra lệnh cho con phải trở về quê hương của tổ tiên chúng ta, gia nhập hội Thân hữu của Sion.
    Trước các luận cứ ào ào như vậy, Simon Rabin không hề nao núng.
    - Trong lịch sử của chúng ta, chúng ta đã thấy xuất hiện một số đấng cứu thế giả rồi. Và ngay lúc này đây con đang nghe theo những lời khuyến cáo của một trong những cứu thế giả ấy.
    - Nhưng làm thế nào để con biết được đấng cứu thế thật?
    - Vấn đề không phải là làm thế nào để Yakov Rabinsky nhận ra được đấng cứu thế, vấn đề là xét xem liệu đấng cứu thế có nhận Yakov Rabinsky hay không. Nếu kẻ mang tên Yakov bắt đầu xa dần luật thánh, nếu hắn lắng nghe những lời ẩn dụ của những kẻ tiên tri giả mạo, thì đấng cứu thế sẽ hiểu rằng Yakov thôi không còn là Do Thái nữa. Cha đề nghị với Yakov là hãy tiếp tục sống như bố nó, và như dân tộc nó.
    ----------------
    * Chú thích:
    [1] Rabbin: giáo sĩ của Do Thái giáo, tương đương đại khái với cha xứ của Kitô giáo.

  45. #37
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 2 - 4

    - Giết tụi Do Thái!
    Một viên đá ném vỡ tan cửa sổ lớp học. Vị rabbin vội vã đẩy các học trò về cầu thang dẫn xuống hầm. Ngoài đường, đàn ông đàn bà tuyệt vọng chạy đi kiếm một nơi ẩn trú, đằng sau họ hơn cả ngàn dân cosaque và sinh viên đang rượt theo. Suốt vùng bao quanh ghetto vang lên tiếng hét ngàn đời :
    - Giết tụi Do Thái!
    Một vụ pogrom nữa, cũng do một tên Andrev tổ chức như các vụ trước, tên giám đốc gù lưng của trường trung học Jitomir, một tay chống Do Thái điên khùng. Các học trò của hắn trà trộn với các dân cosaque, chạy ào ào trong các đường phố, đập vỡ các cửa kính, cửa sổ, kéo lê những người Do Thái mà chúng bắt được, đánh họ tàn nhẫn không thương tiếc.

    Yakov và Jossi đã rời chủng viện mặc dù các lời năn nỉ của vị rabbin. Chạy theo những ngõ hẻm tối tăm nhất, vắng người nhất, hai anh em tìm cách trở về nhà để che chở các người thân. Khi hai người quẹo vào vừa tới nhà, họ va đầu với khoảng chục tên du đãng đội các mũ lưỡi trai màu: các học sinh trường trung học.
    - Kìa hai tên! Bắt lấy chúng!
    Yakov và Jossi quay ngoắt người chạy như thế nào để nhử tụi trẻ dữ tợn sau lưng đi xa khỏi nhà. Trong mười lăm phút, nhờ thuộc biết đường, hai anh em giữ được khoảng cách. Nhưng rồi sau cùng tụi học sinh trung học dồn được hai anh em vào một ngõ bí. Dựa lưng vào tường, thở hổn hển, mồ hôi đầm đìa, hai anh em đương đầu với các địch thủ. Đột nhiên tên đứng đầu toán học sinh tiến lên, vung một ống chì toan đập vào đầu Jossi.

    Jossi đỡ được, rồi nắm lấy ngang người tên học sinh nhấc bổng hẳn lên khỏi mặt đất, quay tít hắn lên không rồi ném mạnh vào đồng bọn. Cùng lúc do Yakov lấy đá sỏi chứa đầy sẵn trong các túi, nhằm hai tên địch ném, trúng đầu cả hai, ngã lăn chiêng ra đất. Những tên còn lại co cẳng chạy không kịp thở.

    Yakov và Jossi lại chạy về nhà, ùa vào cửa hiệu giầy.
    - Bố! Mẹ!
    Xưởng giầy đã bị phá tan tành. Hai anh em tìm ra mẹ ngồi thu hình trong một góc, gầan phát điên lên, Jossi lay mạnh bà.
    - Bố đâu mẹ? Mẹ nói đi nào, mẹ!
    Đột nhiên bà hét lên :
    - Torah! Torah!
    Cùng lúc đó cách đấy hai trăm thước, Simon Rabinsky chệnh choạng tiến ra nhà thờ đốt cháy. Ông tiến vào được tới cuối phòng, vạch các tấm màn có thêu Mười Điều Răn, ôm lấy Torah, hai cuộn kinh. Ôm chặt hai cuộn kinh ấy vào người để che chở lửa khỏi bén vào, ông ra thoát được ngoài. Bị phỏng nặng, gần ngạt thở, ông bước qua bậc thềm để rồi gục xuống bên ngoài. Ông còn đủ sức để quỳ lên...

    Chừng hai chục học sinh trung học đang chờ sẵn.
    - Giết chết tụi Do Thái!
    Simon bò được hai hay ba thước để rồi gục xuống bùn lấy thân hình che chở cho các cuộn kinh Torah. Các gậy gỗ đập xuống vỡ sọ ông, các giày đinh đá nát mặt ông. Trước khi chìm vào cõi hư vô, ông kêu lên :
    - Nghe đây, Israel. Vĩnh cữu là Thượng đế của người... Vĩnh cữu là duy nhất...
    Đúng một tháng sau ngày Simon Rabinsky chết. Yakov dậy vào lúc nửa đêm. Rón rén cẩn thận để không làm anh thức giấc, chàng mặc quần áo, nhét vào thắt lưng một con dao mài bén nhọn - con dao mà bố chàng thường dùng để cắt da làm giày - rồi ra khỏi nhà nhẹ bước tiến về đô thành Ki-tô giáo.

    Như có linh cảm báo hiệu, Jossi tỉnh giấc vài phút sau đó. Nhận thấy Yakov vắng mặt, Jossi chỉ kịp mặc quần áo rồi vội vã ra khỏi nhà. Tới đường, chàng chạy. Chàng biết em mình đã đi đâu.

    Lúc 4 giờ sáng, Yakov gõ cửa nhà Andrev. Sau khi gõ nhiều tiếng, chàng lùi lại và chờ đợi. Chính lão gù ra mở cửa. Yakov chồm tới, đâm dao vào ngực lão. Viên giám đốc trường trung học Jitomir kêu lên một tiếng ngắn, gục xuống chết.

    Hối hả chạy tới, Jossi thấy em đang nghiêng người trên xác chết, như bị mê hoặc. Chàng nắm lấy tay Yakov, lôi đi. Suốt cả ngày hôm đó và cả đêm sau, hai người trốn trong hầm nhà rabbin Lipzine. Tin giết người đã lan khắp thành phố. Lo âu, các kỳ mục họp lại để tìm một cách quyết định.

    Lúc rạng đông, rabbin Lipzine tụt qua cửa hầm xuống.
    - Chúng tôi có nhiều lý do để e rằng cảnh sát biết danh tính hai con. Hình như một học sinh lưu trú của Andrev đã trông thấy một anh chàng khổng lồ tóc hung. Từ đó đến chỗ chúng nghi ngờ con, Jossi...
    Jossi cắn môi. Với bất cứ giá nào chàng cũng không thú thực là ra chàng đến đó chỉ cốt định ngăn ngừa vụ án mạng khỏi xảy ra mà thôi. Còn Yakov, chàng không hề hối hận chút nào, lầu nhầu :
    - Nếu phải làm lại, con sẵn sàng ngay.
    Vị rabbin nói :
    - Chúng tôi hiểu tại sao con lại làm thế, nhưng không thể tha thứ cho con được. Vụ ám sát này dám làm phát động ra một vụ pogrom mới. Một mặt khác, không hề có công lý cho một người Do Thái trước các tòa án của Nga hoàng. Nói tóm tắt, chúng tôi đã có một quyết định mà hai con phải tuân theo không bàn cãi.
    Jossi nói nhỏ :
    - Xin vâng.
    - Các con đi cắt những lọn tóc quăn đi và ăn mặc như những người Ki-tô giáo. Chúng ta sẽ cho các con đủ thực phẩm và tiền bạc để sống một tuần. Các con phải rời Jitomir ngay lập tức, không bao giờ được nghĩ đến việc trở về nữa.
    Vì thế, năm 1884 ấy, Jossi Rabinsky mười sáu tuổi và em là Yakov, mới mười bốn tuổi, đã trở thành những kẻ đào tẩu. Đi vào ban đêm, ban ngày ẩn trốn, họ mất một tuần mới băng qua được quãng đường một trăm năm chục cây số dẫn tới tỉnh Loubny. Họ lẩn được vào ghetto - để được biết rằng danh tiếng đáng sợ của hai anh em đã lan tới đây rồi. Các trưởng lão của cộng đồng Do Thái ở Loubny trao cho những gì cần thiết để sống thêm một tuần nữa rồi khẩn khoản yêu cầu hai anh em hãy lại đi. Lần này hai anh em tiến về Kharkov cách đó ba trăm cây số, hy vọng rằng khoảng cách sẽ làm giảm bớt hăng hái của cơ quan cảnh sát. Một hy vọng sớm tiêu tan: vụ giết Andrev đã gây ra tiếng vang hết sức lớn, những làng nhỏ bé nhất cũng được báo động và từ đầu này đến đầu kia Vùng Cư trú, việc săn đuổi hai anh em đã mang vẻ như là một công cuộc của thập tự quân trên bình diện quốc gia. Đến được Kharkov sau hai mươi đêm đi ngày nấp trong bờ bụi, hai anh em lại phải nấp trong căn hầm lạnh buốt của đại chủng viện Do Thái. Chỉ có rabbin và vài kỳ lão là biết sự hiện diện của hai người thôi.

    Họ sống ở đó hai tuần. Rồi một buổi tối, vị rabbin đến kiếm và nói :
    - Ngay cả ở đây nữa các con cũng không an toàn. Chúng ta chẳng nên lừa dối chính mình làm gì: chúng chắc chắn sẽ tìm ra các con, chỉ có vấn đề thời gian thôi. Chưa chi công an cảnh sát đã la cà quanh đây và đặt ra đủ loại câu hỏi. Vậy mà mùa đông sắp tới rồi, không thể nào còn đi được trên các con đường giá lạnh nữa. Bởi thế chúng ta thấy chỉ còn một lối thoát duy nhất: đưa các con đến trú ngụ cho qua đông sang xuân ở nhà một trong vài gia đình Do Thái đã cải đạo trong vùng này và đang làm nghề nông.
    Jossi lắc đầu :
    - Thưa giáo sĩ, chúng con hết sức đội ơn những gì các vị huynh trưởng đã làm cho chúng con, nhưng hai anh em đã có một dự định.
    - Vậy hả? Dự định nào?
    Yakov nói :
    - Chúng con đi Palestine.
    Vị rabbin có vẻ sửng sốt :
    - Đi Palestine? Con định về xứ đó bằng cách nào đây?
    - Chúng con đã vạch một lộ trình. Với sự giúp đỡ của Thượng đế....
    - Chắc chắn Thượng đế sẽ giúp các con, nhưng không nên đòi hỏi ngài làm một phép mầu. Từ đây đến Odessa gần năm trăm cây số trong tuyết và lạnh. Và cứ cho rằng các con tới được Odessa đi, các con cũng không thể đáp tàu được vì không có giấy tờ. Không tàu nào dám nhận các con đâu.
    - Chúng con sẽ không qua Odessa. Chúng con định đi bộ. Moise đã đi bộ trong bốn mươi năm: chúng con cũng phải làm như thế.
    Vị rabbin suýt nữa phật lòng :
    - Này người bạn trẻ, tôi không cần các anh nhắc tôi là Moise đã đi bộ trong bốn mươi năm. Nhưng lối so sánh táo bạo của anh vẫn chưa cắt nghĩa cho tôi hiểu làm cách nào các anh đi bộ được về Palestine.
    - Kế hoạch của chúng con như sau: chúng con sẽ đi thẳng xuống phía nam, băng qua xứ Georgie ra khỏi Vùng. Sau đó chúng con sẽ đi qua xứ Caucase để sang Thỗ Nhĩ Kỳ.
    Vị rabbin giơ hai tay lên trời :
    - Điên rồ! Không thể thực hiện được! Các con quả thực nghĩ tới đi bộ ba ngàn cây số giữa mùa đông, leo qua những ngọn núi cao năm ngàn thước, không một chút giấy tờ, qua những vùng hoàn toàn chưa bao giờ biết, và với cảnh sát đuổi sau lưng sao? Chuyện này không đứng vững được đâu, các con! Các con mới vừa qua cái tuổi mặc quần cụt bao lâu đâu?
    Yakov tiến lên một bước và nhìn vị rabbin bằng con mắt đầy cuồng nhiệt, cất tiếng đọc :
    - “Con đừng sợ hãi gì cả vì ta ở với con. Ta sẽ cho gieo mầm của con về phía tây về phía đông, ta sẽ truyền cho miền bắc giải phóng con, truyền cho miền nam không được giữ con, để sau cùng ta đưa các con dân của ta ở tận các miền xa, ở tận cùng thế giới trở về”.
    Ngày hôm sau, lúc trời tối, hai anh em Rabinsky, những kẻ đào tẩu bị truy tố vì tội sát nhân, chạy trốn khỏi Khartov để bắt đầu cuộc trường hành về miền nam.

    Đêm rồi đêm, trong giá lạnh mỗi ngay một tàn bạo hơn, họ len lỏi tìm lối đi giữa các đám tuyết gió vun cao tới ngang thắt lưng, người cúi gập làm đôi để chống lại gió thổi mạnh. Bụng trống không, họ sống bằng những gì ăn cắp được trong các chuồng gà vịt và các nông trại. Ngay khi mặt trời mọc, họ nấp kín trong rừng già.

    Suốt trong cuộc trường hành ác mộng này, chính Yakov đã không ngừng khơi dậy lòng can trường nơi người anh, thúc đẩy anh tiến thêm một bước, một bước nữa, lại một bước nữa, ngay cả khi hai người đã kiệt lực. Ngược lại, chính Jossi, nhờ thân xác khổng lồ, đã bù trừ cho sự yếu đuối thể chất của người em. Nhiều đêm, Jossi đã phải vác Yakov trên lưng trong ba, bốn, năm giờ liền vì chân người em sưng rớm máu. Nhiều ngày, Jossi đi phải nằm ôm lấy Yakov, lấy sức nóng của thân thể mình sưởi cho em.

    Nhưng họ vẫn tiếp tục cuộc hành trình về phía nam, trong tuyết và băng giá, chệnh choạng vì mệt, say lên vì đói, từng cây số lại từng cây số, một tuần lễ rồi lại một tuần lễ. Trong những ngày đầu xuân, hai anh em tới Rostov, và vừa đến ghetto, hai người gục xuống.

    Vị rabbin địa phương tiếp đã họ. Mọi người săn sóc, nuôi nấng, cho họ thực phẩm và quần áo mới. Họ bắt buộc phải nghỉ ngơi nhiều tuần trước khi nghĩ tới chuyện lại ra đi.

    Bây giờ, gần đến mùa hè, họ không còn phải chống lại với các yếu tố thiên nhiên thù nghịch nữa. Nhưng ngược lại, họ phải thận trọng gấp đôi: đã rời khỏi Vùng Cư trú của người Do Thái, họ không còn nương tựa được ở các cộng đồng từ trước tới giờ vẫn cho họ trú ẩn cùng trợ giúp. Đi dọc theo duyên hải Hắc hải, mỗi ngày họ càng tiến sâu vào xứ Georgie. Để có ăn, họ ăn cắp thực phẩm trong cánh đồng, ban ngày cẩn thận ẩn trú.

    Với mùa đông trở lại, hai anh em bắt buộc phải có một quyết định quan trọng. Họ phải ẩn náu ở Georgie cho tới khi mùa đông qua, thử tìm cách vượt rặng Caucase, hay đoạt lấy một con tàu để thử vượt qua Hắc hải?

    Cả ba giải pháp ấy đều bao hàm các nguy hiểm lớn lao. Trước hết họ gạt bỏ giải pháp đường biển: cả hai anh em chưa ai đặt chân lên một chiếc thuyền bao giờ. Mặc dù việc băng qua Caucase giữa mùa đông cũng là công cuộc điên cuồng không kém, nhưng lòng hối hả muốn rời bỏ đất Nga làm cho họ chọn liều giải pháp này.

    Tới Stavropol, dưới chân các rặng hoành sơn đầu tiên, họ làm một loạt đánh cắp để trang bị từ đầu đến chân và các thực phẩm dự trữ. Rồi họ bắt đầu leo núi, hướng về phía Arménie. Họ phải chạy vắt chân lên cổ bởi vì cảnh sát rượt theo sát.

    May mắn thay là những thử thách của mùa đông trước đã làm thân thể họ cứng cáp lên nhiều. Mặc dù không có đường đi, ở cao độ và cái lạnh ghê người, họ tiếp tục tiến, mới đầu từ thung lũng này sang thung lũng khác, rồi từ đèo này sang đèo khác, cho tới giới hạn sau cùng của đỉnh núi. Khi xuống núi, sức lực hao mòn dần dần, đến nỗi họ đi những cây số sau cùng trong một trạng thái hầu như không còn biết gì nữa.

    Vào một ngày nắng ấm của mùa xuân, sau cùng hai anh em được sống giây phút không sao quen được của hơi thở tự do đầu tiên: họ đã rời “đất mẹ”, miền đất với họ bao giờ cũng chỉ là “mẹ ghẻ”. Khi vượt biên thùy Thổ Nhĩ Kỳ, Yakov quay lại “nhổ” vào đất Nga.

    Giải thoát khỏi mối lo cảnh sát, họ không vì thế mà đã hết vất vả. Vùng này là miền núi, xứ sở khác hẳn những miền họ đã từng biết và không hề có tiền bạc giấy tờ. Họ mất hai tháng mới tới được rặng núi Ararat, nơi xưa kia con tàu của Noé đã chạm xuống đất sau cơn đại hồng thủy. Đi vòng quanh núi, họ vẫn tiếp tục tiến xa: hơn về phương nam. Đến mỗi làng, họ đều đặt câu hỏi:
    - Ở đây có người Do Thái không?
    Đôi khi, có người Do Thái thật - những nông dân vừa ngu dốt vừa mê tín như những người Thổ mà họ cùng chung sống, nhưng vẫn còn giữ tục lệ ngày sabbat cùng các ngày lễ chính như kinh Torah đã ấn định. Khi đó, hai anh em Rabinsky chỉ cần tuyên bố ý định về Palestine, là được đón tiếp nồng hậu. Chưa một lần nào các người Do Thái ấy từ chối đón tiếp họ.

    Hai năm như vậy qua đi. Ngày lại ngày, họ tiến bước, gậm nhấm dần khoảng cách giữa họ và nơi đến sau cùng, chỉ ngừng lại khi đã kiệt lực hay vì bắt buộc phải làm việc ngoài cánh đồng để kiếm ăn.
    - Ở đây có người Do Thái không?
    Họ rời Thổ Nhĩ Kỳ để tiến vào tỉnh Syrie. Ở Alep, lần đầu tiên họ tiếp xúc với thế giới Ả Rập: thứ tranh tối tranh sáng của tiệm tạp hóa Ả Rập, các phố xá đầy phân người, tiếng ca của vị muezin từ các tháp cầu nguyện...

    Họ vẫn tiếp tục đi và tiếp tục đi, để rồi tiến vào vùng trời xanh trong của Địa trung hải, trong ánh sáng tuyệt vời bôi xóa rất nhanh kỷ niệm về những cơn gió lạnh buốt trên các cánh đồng cỏ mênh mông, trên các núi non. Ăn mặc rách rưới giống như những dân Ả Rập, họ đi dọc bờ biển Tây Á, vượt qua lãnh thổ Liban, băng sa mạc man dại giữa Tripoli và Beyrouth. Chậm chạp và đều đặn, họ tiến gần về miền Đất Hứa.

    Tính cho tới ngày họ dừng bước trên một ngọn đồi dốc ngược năm 1888 ấy, là bốn mươi tháng sau khi chạy trốn khỏi ghetto ở Jitomir. Jossi Rabinsky, hai mươi tuổi, một bộ râu đỏ bao quanh khuôn mặt, một thước chín mươi đường gân và bắp thịt. Yakov Rabinsky, mặt nghiêm trọng, mắt đam mê cuồng nhiệt.

    Dưới chân họ, chạy dài thung lũng Houleh ở phía bắc xứ Galilée... Galilée... Palestine... hai anh em đã đi tới đích cuộc trường hành, Jossi ngồi trên một tảng đá, hai tay ôm lấy mặt khóc nức nở.

    Giữa quả đồi và đỉnh đầy tuyết phủ của ngọn Hermon, thung lũng nằm dài với chiếc hồ và các đầm lầy chạy dọc theo. Phía bên phải, một làng Ả Rập nằm như tổ chim ở một chỗ trũng của các ngọn đồi thấp hơn. Jossi xúc động. Đất Israel đẹp làm sao! Một ngày kia chàng sẽ trở lại nơi này, nơi mà chàng đã khám phá ra lần đầu tiên vẻ huy hoàng của xứ sở chàng.

    Sáng ngày hôm sau hai người đi xuống, tiến về phía làng Ả Rập. Dưới bầu trời tươi sáng, các ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng có vẻ huy hoàng, với những nét thanh thanh nằm giữa các cánh đồng và vườn trồng cây như khảm vào các sườn đồi. Nhưng càng lại gần tất cả vẻ đẹp ấy, từ từ biến mất, để hiện ra một mùi hôi thối ghê khiếp. Trên đường duy nhất trong làng, một con đường đất đầy những rác rưởi, từng đám ruồi ào ra tấn công hai anh em. Một con chó ghẻ đang sục sạo trong một hố lộ thiên dùng làm cống để tìm một chút hơi mát. Những người đàn bà che mặt chạy vội vào các khung cửa bẩn thỉu, nhỏ bé, trong đó con người sống chung với gà, lừa và dê.

    Hai anh em dừng bước ở giếng làng. Sự hiện diện của họ làm ngưng bặt tiếng cười nói của các thiếu nữ đang lo giặt giũ hay đội trên đầu những chiếc bình nặng hình dáng như các bình thời xưa. Jossi hỏi :
    - Chúng tôi xin miếng nước được không?
    Không một thiếu nữ nào dám trả lời. Bối rối, hai anh em kéo lấy một thùng nước, té vào mặt, đổ đầy bình chứa của mình rồi vội vã ra đi.

    Cách một quãng nữa, một căn nhà lớn cũ kỹ được dùng làm quán cà phê maure [1]. Nhiều người đàn ông lờ đờ đang ngồi hay nằm dài luôn ra đất, trong một không khí dầy dặc mùi cà phê lẫn với mùi khói thuốc lá hay khói hachish[2]. Jossi hỏi :
    - Vị nào vui lòng chỉ đường cho chúng tôi không?
    Tại đây nữa cũng không ai trả lời. Sau chừng vài phút, một người Ả Rập đứng dậy, gật đầu ra dấu mời hai người đi theo. Hắn đưa hai anh em ra khỏi làng, đến tận lòng một con suối. Bên kia bờ là một giáo đường Hồi giáo nhỏ có tháp cầu nguyện vươn cao. Hai anh em được đưa vào một ngôi nhà nhỏ xinh xắn bằng đá đẻo, nằm dưới bóng mát của một tàn cây, bên cạnh một giáo đường, đối diện là một căn nhà khác hình chữ nhật. Một căn phòng khá rộng, khá mát mẽ dễ chịu nhờ những bức tường dầy và cao có đục vài ba cửa sổ. Trên các ghế dài chạy dọc tường, có các gối nhỏ màu tươi. Hai bộ vũ khí Ả Rập và một vài bức chân dung thô sơ là những vật trang trí duy nhất cho căn phòng.

    Sau một khoảng thời gian chờ đợi ngắn, họ thấy một người chừng hai mươi lăm tuổi đến, mặc một chiếc Burnos dài kẻ sọc và đội một chiếc mũ chụp trắng có bao một dải băng đen. Dáng điệu tự tin chứng tỏ là một nhân vật quan trọng.
    - Tên tôi là Kammal. Tôi là mouktar (xã trưởng) của làng Abou Yeshan.
    Ông vỗ tay. Nhiều thiếu niên, có lẽ là các em trai, mang cà phê và trái cây tới, trong khi các kỳ mục trong làng cũng lần lượt tới.

    Trước sự ngạc nhiên của hai anh em, Kammal biết nói bập bẹ tiếng hébreu. Ông cắt nghĩa :
    - Theo một truyền thuyết, Josué đã được chôn ở chỗ này là làng của chúng tôi. Chắc hai vị không biết Josué, tướng chỉ huy các dân cổ Do Thái, cũng là một trong những vị đại tiên tri của Hồi giáo.
    Sau đó ông bắt đầu tìm hiểu xem hai vị khách là ai cùng mục đích của hành trình đến nơi này. Hẳn là một người Á đông trí thức, ông không đặt ra những câu trực tiếp. Sau khi đã đưa ra nhiều giả thuyết mơ hồ, ông giả đò cho rằng hai vị khách đã lạc đường: đây là lần đầu tiên thấy có người Do Thái trong thung lũng Houleb.

    Khi được biết hai anh em đi tìm cộng đồng Do Thái gần nhất, ông có vẻ an lòng: hiển nhiên là ông sợ rằng hai anh em tới đây kiếm mua đất và lập nghiệp tại nơi này. Rời bỏ sự gìn giữ nghi ngờ, ông nói thật là không những ông chỉ là mouktar còn là sở hữu chủ tất cả đất đai trong làng, ông là người lãnh đạo tinh thần của cộng đồng và cũng là kẻ duy nhất biết đọc và biết viết.

    Bị một cảm tình tự nhiên thúc đẩy, Jossi thuật lại cuộc chạy trốn của hai em khỏi nước Nga băng qua xứ Caucase, cùng trình bày ước vọng muốn được sống tại miền Đất Thánh. Sau khi chén cà phê sau cùng đã cạn từ lâu, trái cây cuối cùng đã ăn xong, hai anh em đứng dậy để xin cáo từ chủ nhân. Kammal nói :
    - Quý vị sẽ tìm thấy các đồng bào của quý vị cách đây ba mươi cây số về phía nam. Trại ấy được gọi là “Rosh Pinna”, nằm giữa đường đi từ hồ Houleh tới biển Galilée, biển mà những người Ki-tô giáo gọi là hồ Tibériade. Dọc đường, quý vị sẽ đi qua một cái tel lớn, một vùng đất nhô cao bên dưới chôn vùi thành phố cổ Hazor mà Josué đã chiếm được của dân Cananéen... Cầu Thượng đế che chở cho quý vị!
    Hai anh em đến trại Rosh Pinna vào lúc trời đổ tối, gây ra một xúc động mạnh cho người trong trại. Được đưa vào một căn nhà lớn dùng làm phòng họp công cộng, họ bị hỏi hết câu này đến câu khác. Nhưng hai anh em đã rời bỏ Jitomir từ bốn mươi tháng rồi, họ chỉ có thể trả lời bằng những vụ pogrom mở màn từ 1881 chưa ngừng tiếp diễn.

    Vừa nói hai anh em vừa cố giấu các buồn thảm của mình. Quả thực Rosh Pinna thất vọng ê chề. Đáng lẽ ra là các trại thịnh vượng như đã tưởng tượng, hai anh em chỉ thấy một ngôi làng khốn khổ gồm vài chục người Do Thái sống lùi xùi trong các điều kiện hầu như đáng thương, cũng như những dân Ả Rập ở Abou Yesha. Một trong những người Bilu nhận xét :
    - Đôi khi tôi nghĩ rằng chúng tôi ở lại Nga có lẽ lại hơn. Ít nhất trong các ghetto, chúng ta sống với nhau, có sách vở, có thể bàn luận với bạn bè, và có đàn bà. Ở đây hoàn toàn không có những điều đó. Hoàn toàn là không.
    Jossi nói :
    - Tôi không hiểu. Tất cả những gì mà thiên hạ đã kể ở hội Thân hữu của Sion...
    Người Bilu đó cười khẩy :
    - Hẳn là thế rồi. Chúng tôi cũng thế, chúng tôi cũng đều đầy hy vọng và lý tưởng khi tới đây. Nhưng cái xứ này sẽ làm chúng ta mất hết ảo tưởng ngay. Các anh thấy rồi chứ? Xứ này bị tàn phá, mất hết chất dinh dưỡng, bị hủy hoại đến nỗi không còn cây gì có thể mọc lên nổi nữa. Và chút ít gì chúng tôi rút được từ đất cát ra đều bị tụi Bédouin ăn cắp ngay, và những gì tụi này quên không mang theo, thì tụi Thổ lại tới vét sạch. Ở địa vị, ở tuổi các anh, tôi sẽ đi thẳng ra Jaffa để lên chiếc tàu đầu tiên đi Mỹ châu.
    Một người khác hùa theo :
    - Tôi cũng sẽ làm thế. Ở đây, chúng tôi sống được là nhờ sự bố thí phước thiện, không có lòng hảo tâm của các họ Rothschild, Hirsch, Schuman[3], chúng tôi chắc sẽ chết đói.
    Mất tinh thần, phân vân, hai anh em Rabinsky sáng hôm sau lại lên đường đi Safed, một trong bốn thành phố thánh của Do Thái giáo. Nằm trên đỉnh một quả đồi đẹp hình trụ, Safed chế ngự lối vào thung lũng Houleh. Jossi, hy vọng sẽ tìm thấy an ủi ở nơi này: mọi người đã nói với chàng là Safed có từ ba bốn thế hệ rồi, một cộng đồng Do Thái rất sùng đạo, để cả đời vào việc nghiên cứu Cabale, bản tuyển văn chép những lời diễn giải thần bí về Thánh Kinh. Nhưng Safed chỉ là một sự nhắc lại đau đớn hơn nữa nỗi thất vọng đã có ở Aosh Pinna: một vài trăm người cao tuổi, sống bằng của bố thí, quả bị thu hút vào những cuộc thảo luận vô ích để còn có thể lo tới việc làm phục sinh Nhà của Jacob. Một thành phố ngủ im, cô lập với thế gian, nghèo đói kinh khiếp.

    Họ chỉ nghĩ có một ngày trước khi trèo lên ngọn Canaan. Mặc dù quang cảnh tuyệt vời nhìn từ đỉnh núi, Yakov mỗi lúc càng để niềm chua chát của mình tự nhiên bộc lộ. Trải qua bao nhiêu khổ đau, vượt qua bao nhiêu thử thách ngoài sức người, để rồi sau cùng tấp vào cái xứ khốn khổ này! Jossi trách em :
    - Không nên ngã lòng như thế. Chú đừng quên là ngày mai chúng ta sẽ lên đường đi Jérusalem.
    Jérusalem! Thành phố yêu dấu, kinh đô của David và của Salomon... Cái tên gọi thần thánh này làm Yakov lạc quan trở lại.

    Nhưng than ôi, không lạc quan lâu! Càng tiến xuống phía nam, ngay cả đến Jossi cũng mất tin tưởng. Từ các bờ hồ Tibériade đến những cánh đồng mà xưa kia Saladin người Kurde đã chống lại các Thập tự quân, miền Đất Hứa chỉ là một chuỗi dài những đầm lầy hôi thối và cát khô cằn cỗi. Một ngàn năm đô hộ của Thổ và Ả Rập đã lột sạch các của cải tài sản miền này, đến độ đất đai trơ trụi mệt nhoài.

    Hai anh em chỉ tìm lại hăng hái của mình ngày mà trên một ngọn đồi miền Judée, họ nhìn thấy điểm tới sau cùng của họ: Jérusalem! Trong khoảng một thời gian ngắn, những năm thiếu thốn và hiểm nguy xóa nhòa hết. Băng qua trên sườn đá sỏi, họ chạy qua Cửa Damas vào đô thị cổ có các tường thành bao quanh, họ đi sâu vào các đường hẻm ngoằn nghoèo đầy những cửa hàng bách hóa để đến giáo đường vĩ đại Hourva. Jossi nói nhỏ :
    - Nếu bố chúng ta có mặt được ở đây với hai ta...
    Yakov lên tiếng đọc :
    - “Tay tôi sẽ mất khéo léo nếu ngày nào tôi quên Jérusalem...”
    Từ giáo đường này, họ tiếp tục đi về chỗ giáo đường Hồi giáo Omar, nơi còn di tích duy nhất của đền Salomon là Bức Tường Than Khóc. Chỉ sau khi đã cầu nguyện ở nơi thành kính nhất này, hai anh em mới nghĩ tới việc kêu gọi lòng hảo tâm của những người Do Thái trong đô thị.

    Lẽ ra họ chẳng nên mất công như vậy. Cộng đồng Jérusalem gồm toàn các Chasidim, các siêu chính thống Do Thái cuồng tín cắt nghĩa các lời dạy trong kinh thánh một cách chật hẹp và nghiêm khắc đến nỗi họ sống cuộc đời khép kín, không tiếp xúc với đời sống thực tại. Ngay cả ở bên Nga, các tín đồ phái này cũng sống cách biệt với các dân Do Thái khác trong ghetto.

    Lần đầu tiên kể từ khi rời Jitomir, Yakov thấy một cánh cửa nhà Do Thái khép kín lại trước mắt họ. Các Chasidim của Jérusalem không hề cảm tình với các Bilu vì họ sợ các ý tưởng phạm thượng của các Thân hữu của Sion.

    Bị coi là những kẻ lạ mặt xâm nhập ở ngay trên chính đất nước mình, hai anh em lại ra đi, hướng về Jaffa. Đây là một hải cảng rất cổ thường được xử dụng từ thời dân Phénicien cho tới giờ, cũng tỏ ra không khác gì Beyrouth, Alep hay Tripoli: cũng bẩn thỉu dơ dáy như thế, cũng con đường nhỏ hẹp, cũng các cảnh cũ kỹ hoang tàn. Nhưng dầu sao ở các vùng phụ cận, có một số cộng đồng Do Thái nhỏ, và ngay trong hải cảng có nhiều cơ sở thương mại Do Thái cùng một sở nhập nội. Chính qua sở này, Jossi và Yakov biết rõ đầu đuôi mọi sự.

    Một câu chuyện não lòng! Tổng cộng trước sau chỉ có chừng năm ngàn Do Thái trong trấn Palestine thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa đa số những người này lại là (các triết gia) thu hình trong việc nghiên cứu kinh thánh và cầu nguyện, tập trung trong bốn thành phố thánh Safed, Jérusalem, Nébron và Tibériade. Các nông trại - chưa quá một chục - đều nghèo khổ, chỉ thoát được đi cái đói nhờ ở các trợ cấp của vài nhà hảo tâm tỷ phú nào đó. Lý tưởng ban đầu của các Bilu đã không chống trả được mấy với thử thách của thực tại. Tưởng tượng với sự phục sinh Nhà của Jacob khi ta còn ở trong một căn hầm thuộc Vùng là một chuyện - đối diện với sự đổ nát hoang tàn của một quốc gia bị người và thiên nhiên hủy hoại lại một chuyện khác. Hơn nữa, các Bilu không có một kinh nghiệm nào trong địa hạt canh nông. Các chuyên viên do các nhà hảo tâm Âu châu gửi về cho lại chỉ thỏa mãn với giải pháp dễ dàng nhất: xử dụng nhân công Ả Rập, hết sức rẻ, và giới hạn xuất cảng: ô liu, nho, bưởi, bòng. Đến nỗi rằng trong các nhóm Do Thái lập nghiệp ở xứ này, không có người Do Thái nào tự mình làm việc - không rờ đến cái cầy hay cái cuốc - và không nơi nào họ chịu thử nỗ lực đạt tới mức sản xuất quân bình.

    Tình hình lại còn thê thảm hơn nữa là các người Ả Rập cùng các chủ của họ, người Thổ[4], ăn cắp và tước đoạt tối đa tài sản của người Do Thái. Các tay ăn cướp lang thang người Bédouin coi những người Do Thái nhập nội như là các “con của thần chết” lý do vì họ không chịu tự bảo vệ bằng vũ khí. Chính quyền Thổ đánh thuế hoa mầu hết sức cao, và ngoài ra con tìm trăm phương ngàn kế cấm đoán đủ thứ.

    Trong bức tranh tình hình thê thảm này, chỉ có một tia ánh sáng hy vọng duy nhất: sự hiện diện trong vùng Jaffa vài trăm người Do Thái trẻ, tương tự như hai anh em Rabinsky, đang cố gắng duy trì tinh thần của phong trào Bilu. Hết đêm nọ tới đêm kia, các chàng trai trẻ này thảo luận với nhau trong các quán cà phê Ả Rập. Nếu sự phục hồi Palestine hầu như là một công cuộc không thể làm được, ta vẫn còn có thể thực hiện được dần dần nhưng với một điều kiện duy nhất: một đợt đông đảo các người trẻ, khỏe mạnh, có tinh thần cầu tiến. Jossi ước đoán rằng đợt người nhập nội ấy sắp có trong một tương lai gần: tại Nga, các vụ Pogrom xảy ra mỗi lúc mỗi nhiều, càng ngày càng dữ dội, sát nhân hơn, và trong tất cả mọi ghetto trong vùng, giới trẻ đang xáo động. Con trai và con gái thuộc giới trẻ bắt đầu hiểu rõ rằng có những vấn đề mà cả kinh thánh lẫn kinh Talmud đều không thể giải quyết được.

    Ngay khi tới Jaffa, Jossi đã viết thư cho rabbin Lipzine. Sau một năm mới có thư trả lời: mẹ của hai anh em đã chết vì buồn phiền.

    Trong bốn hay năm năm sau đó, Yakov và Jossi tập làm người. Lúc thì họ làm việc như phu khuân hàng ở cảng Jaffa, lúc làm việc trong các nông trại Do Thái quanh vùng. Khi cộng đồng Jérusalem đã đông tràn ra ngoài, các tường thành của đô thị cổ, hai anh em đi làm thợ nề. Sống từng ngày một, hết làm nghề này đổi qua nghề khác, họ dần dần mất tiếp xúc với truyền thống thuần túy cùng tập tục sâu đậm tôn giáo của đời sống trong các ghetto. Đến nỗi rằng họ trở thành mẫu người điển hình cho một giòng giống Do Thái mới, trẻ, khỏe mạnh, hoạt động, ý thức mình được hưởng một thứ tự do mà không một người Do Thái nào trong Vùng được biết tới. Tuy thế họ còn lâu mới hài lòng: họ mơ tưởng đến một mục đích mà họ đã từng chiến đấu, và cũng mơ tưởng đến một liên hệ thực sự với những đồng bào còn ở lại bên Âu châu.

    1891, 1892, 1893 - một số di dân nhập nội, một con số ít ỏi, nhưng kẻ cùng khốn chỉ có làm dài thêm danh sách phước thiện của nam tước Rothchild, nam tước Thirsch và của nhà tỷ phú Thụy Sĩ Schuman.

    Yakov và Jossi không thể biết được rằng dòng đời của họ sắp sửa đổi theo một chiều nhất định và dứt khoát. Trong một phần đất khác của thế giới, các biến cố thê thảm và các nỗ lực bướng bỉnh đã đang nhào nặn số mệnh của quốc gia Do Thái tương lai.


    -------------------
    *Chú thích:
    [1] Maure: một sắc dân Ả Rập.
    [2] Hachish: một thứ ma túy tương tự như cần sa ở Việt Nam.
    [3] Những dòng họ Do Thái tài phiệt rất giàu ở Âu và Mỹ.
    [4] Trong thời kỳ này, Palestine là một thuộc địa của Thỗ Nhĩ Kỳ.

  46. #38
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 2 - 5

    Tại Pháp, các vụ bạo hành chống Do Thái thời Trung cổ từ lâu rồi chỉ còn là một hồi ức lịch sử. Cuộc Cách Mạng và bộ Luật Nã Phá Luân đã làm cho các người Do Thái Pháp trở thành các công dân hoàn toàn bình đẳng với các công dân Pháp trong mọi lãnh vực. Bây giờ, vào cuối thế kỷ XIX, từ niệm thù hận cổ xưa, chỉ còn một thứ bài Do Thái mơ hồ về phương diện xã hội, khó nhận biết, và hơn nữa, chỉ xảy ra giới hạn trong một số thành phần của quốc gia.

    Đột nhiên, năm 1893, xảy ra vụ Dreyfus[1]. Và đây là lần đầu tiên từ bao nhiêu năm rồi, mọi người mới nghe thấy một đám đông khích động kêu lên tiếng hét thê thảm cổ xưa: “Hãy giết chết tụi Do Thái!”.

    Trong những người mà tiếng hét trên làm rùng mình có ký giả thường trực của một trong những nhật báo thời danh, tờ Neue Freie Presse ở thành Vienne. Nếu ký giả đó, Theodor Herzl là Do Thái, thì cho tới giờ ông cũng ít để ý tới sự kiện ấy. Gốc Hung, được nuôi dạy ở Vienne và được Ba Lê chấp nhận làm người của mình, ông càng tin ở sự đồng hóa toàn diện những người Do Thái khi thấy chính mình cũng là một thí dụ rõ ràng. Là một người viết tiểu luận giỏi, viết kịch khá và cũng là ký giả có tiếng tăm, Herzl chú ý đến công việc của mình trước hết, sau đó chú trọng tới phụ nữ xinh đẹp, hết sức ít phụ thuộc vào tôn giáo cùng các đồng bào của mình.

    Vừa vì nghề nghiệp đòi hỏi vừa vì tò mò mà ông tới dự kiến vào tháng giêng năm 1895 lễ giáng chức lột lon Dreyfus tổ chức trong vũ đình trường của Trường Võ bị. Trước khi bước chân qua cổng quân trường, chắc chắn ông không thể nghĩ mình sắp sống trong giây phút quyết định cả cuộc đời. Dầu vậy, khi nghe Dreyfus lên tuyệt vọng: “Tôi vô tội!” và đám đông hét lên tiếng kêu ghê khiếp: “Hãy giết tụi Do Thái!” ông biết là mình sẽ chàng bao giờ còn tìm thấy bình an trong tâm hồn nữa.

    Trở về nhà, Theodor Herzl suy nghĩ. Nếu sự bài Do Thái dữ dội có thể đột nhiên bộc lộ trong một xứ vừa tự do, vừa khoan dung đến như nước Pháp, thì liệu có phải từ đó suy ra rằng vấn đề bài Do Thái là muôn thủa, hết thuốc chữa chăng? Ngoại trừ... cứ lật đi lật lại vấn đề mà nghĩ hoài, sau cùng Herzl ngừng lại ở giải pháp mà hàng ngàn người Do Thái trong tất cả các quốc gia khác trên thế giới đã nghĩ tới: duy chỉ có sự phục hồi quốc gia Do Thái mới có thể bảo đảm cho những người Do Thái rải rác trên thế giới tự do và bình đẳng thực sự. Họ cần có một phát ngôn viên đại diện, một chính phủ được các quốc gia khác công nhận và đủ khả năng làm mọi người kính trọng dân Do Thái.

    Cuốn sách trong đó ông trình bày các ý tưởng của mình đã trở thành hiến chương của phong trào phục quốc Do Thái. Cuốn sách này mang tên Quốc gia Do Thái.

    Có một lòng đam mê sáng suốt thúc đẩy, Herzl lao ngay vào hành động. Ông tìm thấy ủng hộ ở Ba Lê, Đức, Luân Đôn. Không những được sự ủng hộ từ đồng bào mà thôi, mà còn có nhiều nhân vật Ki-tô giáo yểm trợ nữa. Năm 1897, Ba Lê, nhóm họp một đại hội các trưởng cộng đồng Do Thái trên toàn thế giới. Quả là một hội nghị Do Thái giáo, đại hội đã bao gồm những kẻ ủng hộ giải pháp đồng hóa lẫn các Thân hữu của Sion, những người theo chính thống giáo lẫn những người theo chủ nghĩa xã hội. Mặc dù các dị biệt, tất cả những người này ràng buộc với nhau bằng một tình cảm chung: sự nổi dậy chống lại hai ngàn năm áp bức tàn bạo. Bản quyết nghị sau cùng của đại hội chủ trương việc tạo lập, ở xứ Israel, một quốc gia Do Thái, phương cách duy nhất để giải thoát người Do Thái tại tất cả các quốc gia.

    Phong trào phục quốc Do Thái đã được phát sinh như thế mục đích là “thành lập một Quê Nhà ở Palestine, một quê nhà được quốc tế công pháp bảo vệ”.

    Theodor Herzl ghi trong nhật ký của mình như sau: “Nếu tôi đi ra ngoài đường phố mà loan báo rằng tôi vừa đặt nền móng cho Quốc gia Do Thái, chắc tôi sẽ bị nhiều người chế riễu. Nhưng trong năm năm, hay có thể mười năm, tất cả mọi người sẽ công nhận quốc gia này”.

    Bây giờ ông phải lo chuẩn bị căn bản chính trị, “Quê Nhà Do Thái” tương lai. Đối với ông trên đời không còn gì đáng kể ngoài dự án lớn này. Bỏ tài sản riêng ra tiêu, bỏ bê gia đình, tiêu hao sức khỏe, ông đi vào các thủ đô lớn, đến đâu ông cũng xin được tiếp kiến, các Quốc trưởng hay Thủ tướng để trình bày ý tưởng của mình. Ông thành công cả trong việc xin được Abd Ul-Hamid II cho gặp mặt, Abd Ul-Hamid II, “vị Sultan bị nguyền rủa” ấy, hoàng đế của Đế quốc Thổ đang tan rã. Sau một buổi mặc cả gay go, vị vua già thuận ban cho một lời hứa hẹn mơ hồ - Ngài sẽ cứu xét vấn đề một Quê nhà Do Thái ở Palestine - dĩ nhiên với điều kiện đổi lại bằng một trợ giúp, tài chính mà ngài đương hết sức cần. Sau đó Abd Ul-Hamid thử dùng những đề nghị của phong trào phục quốc Do Thái để kiếm ở nơi khác những trợ giúp nhiều thực chất hơn để rồi sau cùng gạt bỏ lời yêu cầu của Herzl. Thất vọng đầu tiên của cả một chuỗi dài những thất vọng sau đó...

    Tuy thế, một vài năm sau Anh quốc biểu lộ ý muốn ủng hộ chính nghĩa phục quốc Do Thái thiết lập vững chắc ở Ai Cập và ở chừng nửa tá thiểu quốc khác ở Azabie, đã sẵn sàng tiếp thu và kế vị Đế quốc Thổ đang hấp hối, người Anh tìm sự ủng hộ của các tổ chức lớn để thể hiện các ước vọng riêng trong miền Trung Đông. Vì vậy người Anh đề nghị tặng cho phong trào phục quốc một phần bán đảo Sinai với lời ghi chú rằng miền này ở ngay cửa vào Palestine, và ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ các cửa ấy sẽ mở ra. Nhưng dầu thế, đề án này vẫn mơ hồ, thiếu rõ ràng, còn về phía Heizl, ông bao giờ cũng hy vọng đạt được một sự chấp thuận trực tiếp cho Palestine, nên rút cục đề án ấy phải bỏ đi.

    Trong những năm sau đó, các vụ Pogrom ở Đông Âu và Trung Âu vẫn không ngừng tiếp diễn. Hezl hiểu rằng nếu muốn mang lại một nơi tị nạn cho những người Do Thái sống sót, ông bắt buộc phải nhận một giải pháp tạm thời. Người Anh liền đề nghị mở một cộng đồng Do Thái trên lãnh thổ xứ Ouganda tại Trung Phi. Và Heizl đành buồn bã hứa sẽ đưa dự án này ra Đại hội Phục quốc Do Thái lần tới.

    Vừa mới bắt đầu bàn luận, kế hoạch trên đã vấp phải sự chống đối mãnh liệt của phe phục quốc Nga. Đối với họ, chỉ có xứ Israel mới có thể là nơi của Quốc Do Thái tương lai. Ouganda? Kinh thánh cũng còn chẳng biết tới địa danh này!

    Tuy thế hai mươi lăm năm bạo hành liên tục ở Nga và Ba Lan đã làm tăng dòng người di cư về Palestine. Năm 1900, chừng năm mươi ngàn Do Thái đã lập nghiệp ở Palestine, trước sự giận dữ của Abd Ul-Hamid vì vị này coi họ như là các đồng minh tiềm ẩn của Anh quốc. Nhưng bây giờ đã quá trễ để hãm phong trào di cư lại. Có một bộ chỉ huy đầu não tổ chức vững chắc ở Anh và một ngân hàng nhiều phương tiện mạnh mẽ, những người phục quốc xoay quanh dễ dàng sắc luật về nhập nội do vị Sultan ấy ban hành bằng cách mua chuộc sự a tòng của các viên chức Thổ tham nhũng thường xuyên. Tất cả những ai muốn vào Palestine trước sau rồi đều vào được.
    Vì thế đợt sóng trở về Đất Thánh đầu tiên đã đập được vào bờ mong muốn.

    Vào đầu thế kỷ 20, toàn thể Trung Đông sôi lên sùng sục, phong trào phục quốc Do Thái, sự thức tỉnh của chủ nghĩa quốc gia Ả Rập, sự suy tàn nhanh chóng của đế quốc Thổ; sức mạnh đang lên của Anh quốc, đều là những yếu tố có thể nổ như lò thuốc súng, trộn lẫn trong một lò nung nóng bỏng có thể nổ tung lên bất cứ lúc nào, Theodor Herzl không được dự khán sự thể hiện giấc mộng lớn lao của ông. Mòn mỏi vì làm việc quá sức, suy sụp vì thần kinh căng thẳng thường xuyên, ông chết đột ngột vì một cơn đau tim vào năm 44 tuổi, đúng mười năm sau ngày ông nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của Dreyfus: “Tôi vô tội!”

    Vào thời kỳ sống lại lần thứ nhất của phong trào phục quốc này, hai anh em Rabinsky đã là những kẻ cựu trào của Palestine: họ hoàn toàn biết rõ từng miền của xứ sở, đã làm hầu hết mọi nghề và không còn ảo tưởng nào nữa.

    Nếu Yakov không giấu diếm niềm chua chát của mình, Jossi lại hãy còn thử kiếm tìm một sự hài lòng nào đó trong cuộc sống mới. Chàng thích thú tự do mình được hưởng, lúc nào cũng sẵn lòng mơ đến thung lũng Houleh ở phía trên Safed, vùng đất đầu tiên chàng đã được nhìn ngắm khi bước chân lần đầu vào đất Israel.

    Đối với Yakov thì Thổ và Ả Rập cũng y như nhau. Đó đều là những kẻ thù vừa nguy hiểm vừa đáng khinh y hệt bọn cosaque và học sinh trung học Jitomir. Ở điểm này nữa Jossi cũng không đồng ý với em. Yakov lầu nhầu:
    - Ồ, chắc chắn rồi, chắc là chúng ta có thể có được đất bằng các phương sách hợp pháp, bằng cách bỏ tiền đi mua đất rồi. Nhưng mà để làm gi? Chúng ta thiếu nhân công canh tác, chưa nói tới tụi Bédouin và tụi Thổ không bao giờ để chúng ta làm việc yên ổn cả.
    - Chúng ta sẽ có đủ nhân công canh tác khi các vụ pogrom tàn sát dân ta hơn nữa. Còn bọn Thổ? Chú cũng biết ta mua được họ mà. Còn về dân Ả Rập, chúng ta phải học cách sống hòa thuận với họ, nghĩa là bắt đầu bằng cách tìm hiểu họ.
    Yakow nhún vai :
    - Tụi Ả Rập chỉ hiểu có một điều...
    Chàng giơ nắm tay lên thật mạnh, đe dọa :
    - ... cái này đây!
    Jossi tiên đoán :
    - Cái điệu chú rồi sẽ có ngày lên đoạn đầu đài thôi.
    Vào đầu thế kỷ Yakov gia nhập một nhóm gồm mười lăm người trên khu, dự tính làm một cuộc phiêu lưu táo bạo: khai hoang một khoảng đất nằm dưới đáy thung lũng Jezreel, một vùng mà chưa có người Do Thái nào dám bước chân vào từ nhiều thế kỷ. Họ định thành lập một trung tâm thực tập nông nghiệp và một trại thí nghiệm. Việc lựa chọn địa điểm thật đáng ngạc nhiên: bị bao quanh bằng các làng Ả Rập, nông trại mới là miếng mồi ngon cho các dân Bédouin sẵn sàng giết hết tất cả chỉ để chiếm lấy một chiến lợi phẩm nhỏ bé.

    Năm 1902, hội Fondation Schuman liên lạc với Rabinsky để đề nghị với chàng chức vụ người đi mua đất khai hoang. Sự am hiểu hoàn toàn xứ sở, lòng can trường đã chứng tỏ qua các vụ dám đi một mình vào các vùng hoàn toàn Ả Rập đã đưa chàng tới chức vụ mới này. Nói cho thực ra, Jossi chỉ có một tin tưởng hết sức tương đối ở tương lai các trại nông nghiệp. Sống nổi nhờ trợ cấp phước thiện, khai thác nhân công của các fellah[2] đối với chàng không phải là phương pháp tốt để đạt tới chỗ phục sinh Quốc gia Do Thái. Tuy vậy viễn ảnh được làm việc phục vụ cho sự định cư khai hoang đã thắng các e ngại đối kháng riêng đến nỗi sau cùng chàng đã nhận lời mời làm người đi mua đất chính cho Hội.

    Các cấp điều khiển Fondation Schuman rất hài lòng về sự chọn lựa của mình. Jossi, ba mươi tuổi, to lớn, bắp thịt rắn chắc, với con ngựa giống Ả Rập đã hợp thành hình ảnh một centaure[3] đáng nể. Bộ râu đỏ của chàng nổi bật trên bộ quần áo Ả Rập trắng tinh. Nhiều băng đạn quàng chéo trên ngực, một ngọn roi da cài thắt lưng, chàng tiến vào vùng đồi Samarie, cánh đồng Sharon, sa mạc Galilée, tìm kiếm đất mới.

    Từ đầu đến cuối xứ Palestine thời ấy, đa số đất đai ở trong tay chừng năm mươi gia đình thế lực, các effendis. Các đại địa chủ này lấy một hoa lợi ở các người cấy rẻ Ả Rập lên tới ba phần tư hoa mầu mà không hề tìm cách cải tiện đời sống khốn khổ của các tá điền. Dĩ nhiên là các effendis chỉ chịu bán - với giá cắt cổ - những đất đai xấu nhất, các khoảng đất sa mạc hay đầm lầy hôi thối. Theo họ nghĩ, vụ bán đất này lợi tới hai lần: vừa loại bỏ được những mảnh đất chưa bao giờ sản xuất được gì, vừa mang lại ngàn năm một thủa “vùng Do Thái”.

    Trong những chuyến đi mua đất, Jossi sẵn lòng vượt qua trại Rosh Pinna, cơ sở sau cùng của Do Thái ở mạng bắc, để đến viếng Kammal, mouktar của làng Abou Yesha. Hai người trở thành bạn thân rất nhanh. Lớn hơn Jossi vài tuổi, Kammal quả thực là một người đặc biệt trong giới effendis ở Palestine. Trong khi đa số các địa chủ sống một cuộc đời ăn không ngồi rồi ở Beyrouth hay Caire, Kammal lại để hết thì giờ vào việc quản trị địa hạt của mình bao gồm làng và các đất đai chung quanh. Jossi được biết rằng chừng một chục năm trước đây, Kammal đã biết thế nào là một thảm kịch tình yêu thực sự. Vị hôn thê của chàng, con gái của một fellah nghèo khổ, đau mắt hột và Kammal sẵn lòng cho tất cả những gì mình có để nàng được một y sĩ chữa chạy. Nhưng bố chàng nhất định không chịu nghe những lời cầu khẩn van nài của chàng. Kammal giàu có để nuôi bốn thê mười thiếp sao? Vậy mà lại đi lãnh một con bé nhà quê tầm thường, lại còn ốm đau nữa? Đến nỗi cô gái, vì không được thuốc, trở thành mù rồi chết sau một thời gian, trước khi đến tuổi mười tám.

    Thảm kịch này làm Kammal trở thành một kẻ thù của chính giai cấp mình. Bị xúc động đến nỗi cảm thấy trong lòng trổi dậy cả một lương tâm xã hội, Kammal lên đường đi Caire. không phải để sống một cuộc đời hưởng lạc dễ dãi, mà để học những phương pháp mới về canh tác, vệ sinh và y khoa. Sau cái chết của phụ thân, chàng trở về Abou Yesha, cương quyết mang lại một tối thiểu tiện nghi dễ thở cho dân làng mình.

    Việc nhập nội của các di dân Do Thái là một hiện tượng làm cho chàng ngỡ ngàng. Chính để tìm hiểu ý nghĩa cùng hậu quả của hiện tượng này, Kammal đã nuôi dưỡng tình bạn với Jossi. Tuy thế, Jossi báo cho chàng biết ước muốn mua một khoảng đất bỏ hoang để thành lập một nông trại di dân, chàng đã trả lời một cách mơ hồ. Những ngươi Do Thái này làm chàng băn khoăn suy nghĩ. Liệu có thể sống chung với họ không, có thể tin ở họ không? Trong thâm tâm, chàng nghi ngờ lắm: hiển nhiên tất cả Do Thái không thể giống như Jossi Rabinsky - một con người xứng đáng để ta kính trọng. Vả lại Kammal không muốn làm effendi đầu tiên trong vùng bán đất cho di dân.

    Năm 1905, cuộc cách mạng Nga, sau khi ầm ỉ từ nhiều năm đã bùng nổ... để rồi bị dẹp yên trong máu lửa. Vụ nổi dậy thất bại này làm phát động nhiều vụ pogrom mới, lần này kinh khủng đến nỗi cả thế giới phải kinh hoàng. Nhưng mặc dù sự tức giận của Léon Tolstoi, người đã đứng ra công khai kết án thái độ của Sa hoàng cùng chính phủ Nga, các đoàn Hắc Bạch binh, chuyên viên tàn sát người Do Thái được Mật vụ Nga che chở, vẫn tiếp tục các vụ càn quét giết người cho đến khi hàng trăm ngàn người Do Thái phải chạy trớn khỏi nước Nga. Đa số đó di cư sang Hoa Kỳ, chỉ một số nhỏ đi Palestine.

    Số nhỏ người này tuy thế lại thuộc một thế hệ rất khác thế hệ những người di cư đầu tiên. Họ không hề chú ý đến thương mại và tiểu công nghệ. Trẻ tuổi, đã cứng cỏi vì những thử thách đã trải qua, thấm nhuần tư tưởng phục quốc, họ cương quyết làm việc cho sự phục sinh mlền đất cát.

    Đợt di cư thứ hai vào miền Đất Thánh đã xảy ra trong hoàn cảnh như thế.


    ----------------------------------------
    * Chú thích
    [1] Dreyfus: một sĩ quan Pháp gốc Do Thái bị kết án oan là cung cấp tin cho địch (Đức). Bị tước binh quyền và tù đầy Dreyfus vẫn tiếp tục kêu oan. Dư luận Pháp bênh vực Dreyfus gây ra một tình trạng xáo trộn và chia rẽ ở Pháp. Vụ án được mang ra xử lại và Dreyfus được trắng án, phục hồi danh dự và binh quyền.

    [2] Fellah: tá điền và nông dân nghèo Ả Rập.

    [3] Centaure: thân trên như người, thân dưới như ngựa, trong thần thoại cổ Hy Lạp.

  47. #39
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 2 - 6

    Vừa mới lên bờ các người di cư đợt hai đã lên đường, thành từng nhóm nhỏ tới các đất đai mà các effendi đã bán lại cho Cơ quan trung ương của phong trào phục quốc. Khai hoang các đầm lầy trở thành khẩu hiệu nhật tụng. Đối với Yakov, bây giờ đương làm việc ở Séjérah một nông trại thí nghiệm mới trong đồng bằng Galilée, sự hăng hái của những kẻ tiên khởi đợt hai này quả thực là một kích thích tuyệt vời. Đến nỗi một ngày nọ chàng làm một chuyến đến Jaffa để trình bày với anh mình một dự án chàng mới nghĩ ra:
    - Như anh biết đấy, tụi Bédouin làm một trò xăng-ta với các nông trường của chúng ta: hoặc là họ đánh chúng ta, hoặc chúng ta phải mướn họ làm vệ quân che chở cho chúng ta chống lại... chính tụi họ. Chúng vừa thử đem áp dụng phương pháp đó ở Séréjah: chúng đã đến thăm, cắt nghĩa cho biết tụi chúng sẽ làm những gì nếu chúng ta không chịu mướn họ bảo vệ. Nhưng ít nhất lần này, bọn tôi cười vào mũi tụi chúng. Chúng tôi đã tự sức bảo vệ lấy, và tôi phải nói thực rằng vào lúc đầu, tình hình bên chúng ta không thuận lợi mấy. Cho tới hôm mà chúng tôi tổ chức một vụ phục kích và giết được tên đầu đảng. Kể từ đó không thấy tụi chúng ló mặt nữa. Kết luận rõ như ban ngày: nếu chúng ta có thể bảo vệ một nông trường, chúng ta có thể bảo vệ tất cả các nông trường khác. Hậu quả là chúng tôi đã tổ chức các đoàn dân vệ lưu động, và chúng tôi mong anh sẽ đứng ra chỉ huy một đoàn đó.
    Ngạc nhiên, nhưng bị quyến rũ vì dự án, Jossi một lần nữa lại thận trọng cố hữu :
    - Chú hãy để cho tôi thì giờ suy nghĩ đã...
    - Tôi không thấy có gì đáng để suy nghĩ cả.
    - Chú chẳng bao giờ thay đổi cả, Yakov: đối với chú một vấn đề bao giờ cũng chỉ có hai mặt: trắng và đen. Trước hết tôi nghĩ rằng tụi Bédouin khó lòng chịu bỏ một nguồn lợi tức như vậy mà không chiến đấu. Kế đó, còn tụi Thổ nữa. Người Thổ chắc chắn sẽ chống lại chuyện chúng ta võ trang. Đoàn dân vệ của chú họa chăng chỉ được phép có các gậy gỗ, chầy vồ mà thôi.
    - Dẹp các lý luận của anh đi! Anh có thuộc về phía chúng tôi không thì nói, có hay không?
    - Tôi đã nói với chú là tôi phải nghĩ đã. Các nông dân của chúng ta có lẽ không muốn có các người bảo vệ như chú tưởng. Và điều làm tôi khó nghĩ nhất là.... nếu chúng ta đi lang thang khắp xứ này, và võ trang thật đầy đủ, thì thiên hạ có thể nghĩ ra là chính chúng ta muốn gây hấn.
    Yakov giơ hai tay lên trời :
    - Khi ta muốn bảo vệ tài sản ta thì ta phải gây hấn! Quả thực là sau hai mươi năm sống ở Palestine, anh vẫn lý luận như một tên Do Thái ở ghetto. Chắc anh thích khai hoang cái xứ này dưới sự che chở của các tay cắt gân người Ả Rập chắc! Này anh Jossi, có anh không có anh, các đoàn dân vệ cũng đang thành lập. Đơn vị mà chúng tôi đề nghị anh giữ quyền chỉ huy ấy sẽ lên đường ngay từ tuần sau để đến căn cứ.
    - Căn cứ này ở đâu?
    - Trên ngọn Canaan.
    Jossi kìm giữ cho mình khỏi giật mình. Chàng liếm môi và cúi đầu để che giấu xúc động.
    - Tôi nhắc lại với chú là tôi cần suy nghĩ đã.
    Jossi quả thực suy nghĩ thật. Từ lâu nay, chàng đã chán việc đi mua đất cho Fondation Schuman, chán việc thiết lập các nông trại trông cậy vào lòng hảo tâm của tỷ phú Thụy Sĩ hơn là tin vào sức làm việc của mình. Ngoài ra, một nhóm Do Thái nhỏ võ trang, toàn những dân nóng tính như Yakov, dám gây ra nhiều rối loạn trong xứ - ngoại trừ khi họ được chỉ huy bởi một người điềm đạm đúng mực như chàng. Nhưng chàng làm thế nào chống lại sự thèm muốn được sống trong vùng núi Canaan, gần thung lũng Houleh nơi mà chàng luôn luôn mơ ước tới.

    Vậy Jossi đành từ chức khỏi Fondation Schuman để gia nhập toán quân vừa tới ngọn Canaan. Nhiệm vụ của hashomer (người bảo vệ) là coi sóc một vòng tròn rộng lớn lấy ngọn núi này làm tâm điểm, bao phủ cả vùng Rosh Pinna phía bắc tới tận thung lũng Genossar, dọc theo hồ Tibériade ở phía nam. Khi tổ chức những toán tuần tiễu, Jossi ý thức rằng các vụ đụng độ chắc sẽ xảy ra đến nơi. Ngay sau khi các Bédouin nhận thấy mình bị mất nguồn lợi lộc ấy, chúng sẽ tấn công. Một lần nữa, Jossi lại suy nghĩ. Sau vài giờ, chàng đã nghĩ ra một kế hoạch có thể ngăn ngừa được tất cả các đụng độ rắc rối. Bộ lạc nguy hiểm nhất trong vùng là bộ lạc có tay Suliman đứng đầu, một tay cướp lão luyện và cũng là dân buôn lậu nữa, sào huyệt của chúng thường đặt trong vùng đồi mạn trên Abou Yesha. Cho tới giờ, để đổi lại “sự bảo vệ”, Suliman lấy một phần tư hoa mầu của Rosh Pinna. Hai mười giờ sau khi tới trại - trước khi quân Ả Rập có thể biết có sự hiện diện của các vệ quân Do Thái - Jossi ra đi một mình, không vũ khí, tìm nơi cắm trại của Suliman.

    Chàng chỉ tìm ra vào lúc hoàng hôn - chừng năm mươi chiếc lều bằng da dê rải rác trên sườn của một quả đồi mặt trời thiêu cháy. Sự xuất hiện của kẻ lạ mặt to lớn râu đỏ này gây ra một sự kinh hoảng. Đàn bà con gái, mặc đồ đen mỏng, mặt che bằng một màng làm bằng những đồng tiền xâu vào nhau, vội vàng chạy tìm chỗ trú. Từ phía giữa trại, một người da đen, chắc gốc Soudan, tiến về phía khách, tự giới thiệu như là nô lệ riêng của Suliman rồi đưa khách về chiếc lều lớn nhất.

    Khi Jossi đặt chân xuống đất, tên cướp già bước ra tiếp. Mặc toàn đen, hai dao găm tuyệt đẹp cài thắt lưng, Suliman chột một mắt, mặt đầy những vết thẹo chứng tỏ các trận đấu chống những người trang bị dao hay lao, hoặc những phụ nữ có móng tay nhọn. Người dân Do Thái và người dân Bédouin nghinh nhau một lúc, rồi Suliman nghiêng người kính mời Jossi vào lều.

    Ngồi trên các gối và chăn trải trên đất, trong lễ nửa giờ đồng hồ họ chỉ trao đổi nhau những câu nói phép và những chuyện tầm phào, vừa ăn trái cây và uống cà phê do người nô lệ mang lại, hoặc hút một thứ điếu cầy đặt giữa hai người. Sau đó, một tiếng đồng hồ, họ thưởng thức bữa cơm: cơm hầm, dái cừu chiên, dưa. Rõ ràng là Suliman đang cố gắng đánh giá trị ông khách: anh chàng lực sĩ này chắc chắn không là một dân Do Thái tầm thường đến đây vì một vụ không quan trọng. Sau cùng Suliman quyết định hỏi khách về lý do thăm viếng. Jossi báo cho chủ nhân biết rằng kể từ giờ dân vệ Do Thái sẽ tự lo lấy việc bảo vệ nông trường Rosh Pinna, cùng gởi lời cảm ơn Suliman đã bảo vệ chung thủy trước đây. Suliman tiếp nhận tin này không hề nháy con mắt duy nhất còn lại, và khi Jossi đưa tay ra để giao hảo bằng hữu, Suliman mỉm cười và xiết chặt bàn tay phải của khách.

    Đến khuya, Jossi mới trở về trại Rosh Pinna và ngay lập tức triệu tập tất cả các dân trại tới họp. Chàng đã không lầm: việc loan báo thành lập các vệ quân được mọi người đón tiếp bằng những tiếng kêu sợ hãi. Tất cả đều tin rằng ngay khi nào có dịp, Suliman sẽ cắt cổ họ hết. Jossi phải hứa sẽ ở lại nông trại, họ mới yên lòng.

    Ở cuối phòng, một thiếu nữ đã nghe và nhìn chàng chăm chú đam mê. Nàng là Sarah và vừa từ một thành phố nhỏ ở miền Silésie bên Ba Lan về đây. Jossi càng to lớn bao nhiêu thì nàng càng mảnh mai nhỏ bé bấy nhiêu, râu chàng càng đỏ hung bao nhiêu thì tóc nàng càng đen huyền bấy nhiêu. Buổi họp bế mạc, nàng như tình cờ đứng gần chàng. Chàng hỏi :
    - Cô mới tới nơi này?
    - Vâng.
    - Tên tôi là Jossi Rabinsky...
    - Tất cả mọi người đều đã được nghe nói về anh.
    Đêm đó, hai người không đi xa hơn thế trong chuyện tình.

    Jossi kéo dài thời gian lưu lại trại này tới một tuần. Chàng tin chắc thể nào Suliman cũng ra tay, nhưng chàng cũng biết lão Bédouin này khá mưu mô để biết chờ đợi thời cơ thuận tiện. Dẫu thế nào Jossi cũng không sốt ruột: tâm tư chàng mỗi lúc một tập trung vào Sarah. Nhưng sự hiện diện của thiếu nữ làm chàng đâm ra rụt rè và ít nói; nàng càng tỏ ra tinh nghịch, chọc ghẹo chàng bao nhiêu, chàng càng thu mình trong vỏ ốc bấy nhiêu. Tất cả dân cư trong nông trại đều biết Jossi Rabinsky đã yêu Sarah rồi, tất cả, trừ chính đương sự.

    Ngày thứ tám, vào lúc nửa đêm, chừng chục người Ả Rập lẻn vào Rosh Pinna mang đi mấy trăm ký thóc. Jossi, đang phiên canh, thấy bọn chúng tới, lẻn vào vựa thóc rồi lại bỏ ra. Chàng có thể bắt quả tang nhưng cố dằn lại: đối với dân Bédouin, ăn cắp chỉ là một khinh tội mà thôi. Chàng có một kế hoạch hay hơn.

    Sáng ngày hôm sau chàng nhảy lên ngựa làm một chuyến thăm viếng trại Suliman lần thứ hai. Lần chàng trang bị... ngọn roi da bò. Phóng nước đại, chàng tới thẳng lều của tướng cướp. Tên nô lệ người Soudan bước ra, cười ngọt ngào mời chàng vào. Bằng một cái bạt tai, Jossi đánh hắn ngã lăn ra đất. Chàng la lớn bằng giọng mạnh mẽ của mình :
    - Suliman! Suliman mi hãy thò mặt ra đây!
    Liếc mắt, chàng thấy khoảng mười tên Ả Rập không biết từ đâu xuất hiện, súng cầm tay, vẻ mặt ngạc nhiên lộ rõ.
    - Ohé, Suliman! Mi trốn ở đâu?
    Viên tù trưởng tiến ra một cách chậm chạp cố ý. Nắm tay lại đặt lên hông, môi nhíu lại trong một nụ cười đe dọa, lão dừng lại trước mặt khách chừng ba thước hỏi thủ hạ chung quanh :
    - Không biết con dê ốm nào nó kêu be he quanh lều ta vậy cà?
    Càc dân Bédouin cười phá lên. Jossi lờ họ đi để coi chừng từng cử chỉ của tên cướp già.
    - Con dê ốm ấy tên là Jossi Rabinsky và nó tuyên bố rằng Suliman là một tên ăn cắp, lại thêm nói dối nữa.
    Nụ cười trên môi Suliman biến thành cười khẩy. Xúm quanh thành nửa vòng tròn, các Bédouin sẵn sàng nhảy xổ ngay vào kẻ lạ kia ngay khi nào có hiệu lệnh của chủ tướng. Jossi nói tiếp, khinh bỉ :
    - Mi còn chờ đợi gì nữa. Tại sao mi không kêu gọi tới các thuộc hạ trẻ tuổi của mi đi? Ta thấy rõ là danh dự của mi không bằng một con heo, can đảm của mi không hơn can đảm của đàn bà.
    Không can đảm hơn đàn bà... lời chửi rủa độc địa nhất đối với một người Ả Rập... Ngoại trừ khi chịu mất mặt, Suliman phải chấp nhận lời thách thức của địch thủ. Lão hét lên, hai nắm tay đưa ra :
    - Mẹ mày là đồ chó cái dơ dáy nhất thế giới!
    - Nói tiếp đi, mụ già... tiếp tục lèm bèm đi.
    Bị xúc phạm danh dự, Suliman rút một con dao găm bạc ra, hét lên một tiếng man rợ, lao về phía người khổng lồ đã khiêu khích lão.

    Ngay lúc đó ngọn roi da vút lên... Ngay lập tức, Jossi lao tới sợi dây quấn chung quanh cổ chân lão Ả Rập, kéo bổng lên trời, ném ngã sấp xuống đất. Ngọn roi quất vào lưng Suliman mạnh đến nỗi tiếng đập vang dội vào các quả đồi chung quanh.

    Đến ngọn roi thứ năm, tên cướp già xin hàng, kêu lên :
    - Chúng ta là anh em! Chúng ta tất cả đều là anh em.
    Jossi lùi lại một bước, nói :
    - Suliman, cách đây một tuần, mi đã xiết tay ta để bảo đảm danh dự và bằng hữu với nhau. Thế mà lời nói này, mi đã không giữ. Ta long trọng báo cho mi biết: nếu mi, hay một thủ hạ của mi, còn đặt một chân lên các cánh đồng thôi, ta sẽ cắt mi ra từng mảnh bằng cái roi này, vứt xác cho chó rừng ăn.
    Chàng quay lại đối diện với các Bédouin đang sững sờ. Không một kẻ nào có đủ can đảm nhúc nhích. Chưa bao giờ chúng trông thấy một người mạnh đến thế, táo bạo đến thế và giận dữ đến như vậy. Không thèm để ý đến mũi súng đe dọa, Jossi nhảy lên ngựa ra đi.

    Bài học đã có hiệu lực: Suliman không bao giờ dám đụng tới các đồng ruộng của người Do Thái nữa.

    Sáng ngày hôm sau, khi Jossi sắp sửa lên đường với toán quân của mình trên sườn ngọn Canaan, Sarah hỏi khi nào chàng định trở lại. Đỏ mặt, Jossi lúng túng nói một cái gì đại khái như: “Mỗi tháng một lần... gần như... cứ bốn hay năm tuần...”. Rồi chàng vội vã chào nàng, thúc ngựa ra đi. Vừa nhìn theo chàng, Sarah có cảm tưởng tim nàng sắp nổ vỡ tan tành. Không có một đàn ông nào trên thế gian bằng được người đó, không ai bằng đến gót chân chàng - dù kẻ đó là Do Thái, Ả Rập, Cosaque hay vua chúa đi nữa! Để cả đời, nàng cũng thấy chưa đủ để yêu và thán phục chàng!

    Trong một năm liền, đứng đầu đoàn vệ quân, Jossi đã thành công việc mang lại bình an cho toàn vùng quanh núi Canaan. Đời sống của chàng không quá vui, cũng chẳng quá buồn. Nhưng trong các chuyến đi quanh vùng, chàng ưa thích nhất khúc phía bắc: chính ở phía bắc là nơi ông bạn Kammal ở, nơi có ngọn đồi từ đó nhìn xuống thung lũng Houleh. Chính cũng về phía bắc là nơi có Rosh Pinna, có Sarah, thiếu nữ xinh xắn, mắt đen lớn mà hình ảnh thường xuất hiện trong các giấc mơ của chàng. Khi chàng tiến vào nông trại này, chàng vươn mình ngồi thẳng trên yên, thúc cho ngựa chồm lên vì chàng biết có Sarah đang nhìn. Nhưng mỗi khi đứng trước mặt nàng, vẻ tự tin đẹp đẽ của chàng tan biến đi đâu mất hết, thay thế bằng một sự nhút nhát đến khôi hài.

    Về phía Sarah, nàng phân vân. Tất cả cố gắng nàng đã thử làm để phá vỡ cái vỏ chàng đang thu mình vào đều không đi đến đâu. Ở Âu châu, trong thành phố nàng sinh sống, mọi sự sẽ rất giản dị: một người mối chuyên nghiệp, một nhân vật quan trọng trong ghetto, sẽ tới thăm phụ thân Jossi, và mọi sự sẽ ổn thỏa. Còn ở đây, Rosh Pinna, không có người mối mang gì cả, và cũng không có cả vị rabbin nữa.

    Tình trạng như thế kéo dài hơn một năm cho tới một hôm, sau hết Jossi đã tìm thấy đủ can đảm, không phải để thổ lộ tình yêu - điều mà chàng không hề dám nghĩ tới - để tiến được lên một bước: vừa tới Rosh Pinna, Jossi đã hỏi xem nàng có muốn đi cùng chàng lên thung lũng Houleh ở phía bắc nông trại không. Sarad không đợi chàng mờ tới lần thứ nhì. Cưỡi ngựa song song nhau, họ vượt qua Abou Yesha, tiến vào vùng đồi. Con đường mòn ngừng lại ở một mỏm đồi, Jossi biết rất rõ. Chàng nói nhỏ :
    - Tôi đã vào xứ Palestine qua đúng chỗ này đây, lâu rồi.
    Đối với Sarah, vài lời nói ấy là quá đủ. Khi nhìn chàng đứng ngắm thung lũng, nàng hiểu chàng yêu miền đất này đến như thế nào. Im lặng, họ nhìn cảnh vật bao la. Một đôi lứa bề ngoài thật là khác nhau: một chàng trai vĩ đại, vẻ ngoài dữ tợn, một cô gái mảnh mai chỉ cao chưa tới nửa ngực chàng.

    Đột nhiên Sarah cảm thấy một tình tự nồng nhiệt như thúc đẩy nàng về phía Jossi. Bởi vì chàng chỉ tìm thấy mỗi cảnh này thôi để bày tỏ với nàng ước mong quý giá nhất... Sarah thì thào:
    - Anh Jossi, Jossi Rabinsky, anh có nhận... ô, xin anh... anh có nhận lấy em làm vợ anh?
    Chàng phải hắng giọng trước khi bập bẹ thốt ra lời :
    - À... tôi... em... lạ thật! Tôi cũng đang định hỏi em điều đó...
    Chưa bao giờ, trong khắp xứ Palestine người ta được thấy một đám cưới như vậy. Các quan khách từ các miền xa nhất của Galilée đến, và có những người tới từ Jaffa, mặc dù xa cách đó tới hai ngày đường. Yakov đến cùng đoàn vệ quân, các người khẩn hoang ở Rosh Pinna đến cùng nhiều effendi người Thổ, Kammal đến đã đành mà ngay cả lão già Suliman khốn kiếp ấy cũng tới nữa. Cả một đám đông quan khách chứng kiến cô dâu chú rể tiến vào dưới chiếc lọng lớn, trao đổi các lời kết ước và uống rượu thánh. Có đủ thức ăn đẩ cho cả một đạo quân, các vũ điệu, bài ca, tiếng cười kéo dài tới một tuần lễ.

    Sau khi người quan khách cuối cùng đã ra về, Jossiđưa Sarah về lều của hai người trên sườn núi Canaan.
    Tuần trăng mật của họ ngắn ngủi. Tổ chức trung ương của phong trào phục quốc kêu gọi Jossi gấp để điều khiển ở Jaffa một cơ sở cố vấn cho các di dân nào muốn lập nghiệp ở miền quê. Thẩm quyền chàng có trong địa hạt này cùng sự am hiểu hoàn toàn xứ sở làm chàng hoàn toàn thích hợp với nhiệm vụ này.

    Một thời gian sau, năm 1909, mọi người tham khảo chàng về một vụ hết sức quan trọng. Cộng đồng Do Thái ở Jaffa lớn mạnh đều đều và mọi người muốn có các nhà ở tiện nghi hơn, các điều kiện sinh hoạt phù hợp với vệ sinh cùng các hoạt động văn hóa.

    - Những tiện nghi mà thành phố Ả Rập cũ không thể mang lại được. Jossi là một trong những người đề xướng và thực hiện kế hoạch mua một dải đất phía bắc Jaffa, một nơi nhiều cát và chỉ có một vài trại cam nhỏ.
    Chính từ nơi này đã nảy sinh thành phố đầu tiên hoàn toàn là Do Thái kể từ hai ngàn năm nay. Mọi người đã tìm ra tên đặt cho đô thị này: Đồi Xuân, gọi theo tiếng hébreu là: Tel-Aviv[1].


    ------------------------------------
    * Chú thích
    [1] Nay là Thủ đô của Quốc gia Israel.

  48. #40
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Phần 2 - 7

    Việc thất bạl hoàn toàn của các nông trường đã tạo ra một tình trạng thê thảm. Mặc dù sự nhập nội các người trẻ và lòng hăng hái gia tăng đáng kể, xứ này vẫn chưa ra khỏi được tình trạng điêu tàn mà hai em Rabinsky đã thấy cách đây hai mươi năm.

    Đã từ lâu rồi, Jossi cùng vài chiến hữu đã ý thức được cụ thể ra, không thể nào khai thác tốt các trại cá nhân được. Các khó khăn rất nhiều: vấn đề an ninh vấn đề dốt nát của người Do Thái trong địa hạt canh tác, và nhất là tình trạng của đất đai đã bị bỏ hoang từ thế kỷ.

    Hiển nhiên vấn đề bây giờ phải làm sao thoát ra được tình trạng hỗn loạn ấy: nghĩa là phải thành lập các làng mà dân đinh tự mình canh tác lấy, lập chế độ trồng tỉa đa loại để có thể tự túc về thực phẩm, và đủ khả năng bảo vệ chính mình bằng các phương tiện cố hữu. Hậu quả là tổ chức phục quốc Do Thái phải là sở hữu chủ của tất cả đất đai, và chỉ cho phép lập nghiệp những ai cam kết sẽ tự mình canh tác lấy, vậy không được mướn nhân công Do Thái hay Ả Rập.

    May mắn thay một số di dân trong đợt hai lại sẵn sàng làm việc cho sự khẩn hoang xứ sở, không tìm bất cứ một lợi lộc cá nhân nào. Một quan niệm báo hiệu trước sự thành lập của các nông trường tập thể về sau cùng. Ưu điểm đáng nhấn mạnh là: các trại tập thể đó không hề là hậu quả của một ý thức hệ hay một cương lĩnh xã hội nào mà chỉ là kết quả của một nỗ lực sáng suốt để cứu vãn công cuộc phục quốc. Phương cách duy nhất để sống còn trong một xứ đang hấp hối.

    Bây giờ, cần phải thí nghiệm. Năm 1909, tổ chức Trung ương phục quốc đã mua một vùng đất rộng ở phía nam Tiberiade, chỗ cửa sông Jomdrin chảy vào biển Galilée. Một ít cát với rất nhiều đầm lầy. Mọi người chỉ định hai mươi thanh niên và thanh nữ lo việc khai hoang, cấp cho ngân khoản và thực phẩm một năm, cùng đồ trang bị và tiền mặt. Jossi đi cùng với họ, giúp họ cắm lều dọc theo các đầm. Nông trường tương lai này sẽ mang tên là Shoshanne (sậy) để kỷ niệm loại cây đã tạo thành cả một khu rừng ven các hồ.

    Họ khởi đầu bằng cách xây cất ba nhà lớn: một dùng làm nhà ăn, một dùng làm kho, và một dùng làm phòng ngủ cho mười sáu đàn ông và bốn phụ nữ.

    Trong mùa đông thứ nhất, các tòa nhà bị bão rung chuyển, bị lụt soi mòn, đã sụp đổ cả chục lần. Các đường lộ biến thành các con sông bùn nên họ bị cô lập với thế giới bên ngoài nhiều tuần lễ liền. Sau cùng, các người khai hoang phải rút vào một làng Ả Rập trú ẩn đợi mùa trở lại.

    Đến mùa xuân, họ có thể bắt đầu làm việc. Công cuộc khai hoang có vẻ như vượt ngoài sức con người: phải đẩy lùi các đầm lầy từng bước một. Mọi người trồng hàng trăm cây khuynh diệp Úc để chúng hút cho khô nước ướt sũng, phải đào bằng sẻng các mương dẫn thủy. Đàn ông và đàn bà làm việc quần quật từ rạng đông cho tới khi trời tối, và thường thường thì một phần ba tổng số phải nằm liệt giường vì sốt rét. Để chống lại, họ dùng phương pháp Ả Rập (họ chẳng còn biết phương pháp nào khác): trích máu ở hai trái tai. Dưới ánh mặt trời khắc nghiệt về mùa hè, họ còng lưng xuống bùn ngập tới ngang lưng hôi thối mà làm việc.

    Sau hai năm, họ đã có thể tự hào về thành quả đầu tiên: Một vài khoảng đất - ta chưa có thể gọi là cánh đồng - đã được làm cho khá khô nước. Bây giờ, các con lừa phải kéo những tảng đá đi trong khi các đàn ông đốn cây và cắt các bụi rậm. Vài tháng nữa là có thể nghĩ đến, việc gieo hạt. Giây phút gay go đã tới: hầu hết mọi người trong nhóm chưa biết phải trồng gì và trồng ra làm sao. Họ đều phải vất vả lắm mới phân biệt được một con gà mái với một con gà trống. Họ đành phải thử vậy, và vì lầm lẫn, họ thường thu hoạch được những hoa mầu làm họ chưng hửng ngạc nhiên. Họ không biết gieo hạt cũng như không biết bừa cho thẳng hàng, họ chưa từng bao giờ vắt sữa một con bò hay trồng một cái cây. Đối với họ, đất là cả một bí mật vĩ đại.

    Dầu vậy họ phải giải quyết cả ngàn vấn đề canh tác với tinh thần quyết thắng như khi họ tìm cách chiến thắng các đầm lầy. Sau khi dẫn thủy xong các nước tù, bây giờ phải lo dẫn thủy nhập điền. Lúc đầu, họ chuyển nước từ sông vào bằng lừa. Rồi họ làm một thí nghiệm không mấy thành công với một máy đập nước kiểu Ả Rập, rồi kế đó, họ đào các giếng. Sau cùng, họ mở các hố điều thủy và xây cất cả một hệ thống đập để giữ nước mùa đông tràn xuống.

    Dần dần, đất không còn là bí mật đối với họ nữa. Trong những chuyến thăm viếng xảy ra khá thường, Jossi hết sức thán phục lòng can trường của những kẻ khẩn hoang ở Shoshanna. Những thanh niên thanh nữ này chỉ có những gì họ mang trên người, và ngay cả những áo và quần bằng vải thô ấy cũng thuộc về cộng đồng trại. Thực phẩm của họ giản dị khắc khổ, và nơi ngủ của họ chỉ là căn nhà vách ván bào không kỹ. Nhưng họ thì có một tinh thần sắt thép.

    Từ các vùng chung quanh, Ả Rập và Bédouin quan sát những tiến triển chậm chạp của nông trại với các cặp mắt không thể tin nổi. Khi các Bédouin nhận thấy diện tích đất đai canh tác đã được tới mức hai trăm hectare, chúng quyết định sua đuổi những người Do Thái đi.

    Kể từ ngày đó, các người khai hoang chỉ có thể làm việc bên ngoài dưới sự che chở của vũ khí. Ngoài vấn đề bệnh tật và lao lực, lại còn thêm vấn đề muôn thủa là an ninh nữa. Đàn ông, đàn bà, sau một ngày làm việc ngoài đồng lại còn đành phải thay phiên nhau gác suốt đêm nữa. Mặc dù cô lập, họ tiếp tục bám chắc, mặc dù sự ngu dốt căm thù cùng các đe dọa của người Ả Rập, mặc dù sức nóng giết người, sốt rét, và cả mười thứ thiên tai thảm họa khác nữa, họ vẫn bám chắc lấy Shoshanna.

    Rồi tới một ngày đó, họ tới nông trại thấy hai người mới tình nguyện gia nhập nữa. Một người là Yakov Rabinsky, một người là Joseph Trumpledor, cựu sĩ quan của quân đội Nga hoàng, anh hùng của trận Nga Nhật đại chiến - trong trận đó ông đã cụt một tay. Chính vì tiếng kêu gọi của chủ nghĩa phục quốc Do Thái đã đưa ông tới Palestine, và gương hy sinh vì lý tưởng đã đưa ông tới Shoshanna. Nhờ ở dự trả đũa có tổ chức của hai tay chuyên viên đập lộn này, các vụ đột kích của dân Bédouin giảm dần rồi sau cùng hết hẳn.

    Tuy vậy đời sống cộng đồng đặt ra nhiều vấn đề hơn là các tay khai hoang đã tưởng. Nguyên tắc cai trị dân chủ khó hòa hợp được với tinh thần độc lập truyền thống của người Do Thái cùng lòng khoái bàn cãi quá mức của họ. Sự phân công, các vấn đề vệ sinh, giáo dục đều là các khó khăn phải giải quyết cả. Chưa kể đến các xích mích cá nhân không thể tránh được trong một lối sống chung chật chội suốt ngày.

    Nhưng dẫu thế nào dân ở Shoshanna cũng có được một điểm chung: thù ghét tất cả những cái gì xưa kia có thể làm cho họ thành dân Do Thái ghetto. Bởi vì họ đã khổ công để xây dựng một tổ quốc mới, họ còn ngại gì mà không phá hủy, nhổ sạch, bôi xóa đến tận kỷ niệm về thời kỳ thê thảm ghê khiếp ấy. Đến nỗi rằng Shoshanna có một nền đạo đức riêng, luật lệ riêng. Kể từ giờ hôn nhân sẽ thành hình - hoặc tiêu hủy - tùy theo sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Các tục lệ cổ xưa trước đây đã gây ra bao chướng ngại cho cuộc đời, đều bị hủy bỏ trong mọi địa hạt. Chính vì thế, từ lòng khiếp sợ đàn áp kinh niên và lòng ao ước tự do, đã nảy sinh ra một giai cấp mới, một giai cấp nông dân Do Thái ý thức rõ và kiêu ngạo về giá trị của mình. Họ ăn mặc như nông dân, nhảy điệu hora quanh ánh lửa trại. Họ chẳng trở về với đất để làm cao quý nghề nông hay sao? Chưa chi những luống hoa, những cây cảnh, những bãi cỏ đã xuất hiện chung quanh những căn nhà nhỏ cho các cặp vợ chồng, thành lập một thư viện, và mướn y sĩ tới tận nhà.

    Chính giữa các hoạt động có trật tự ấy đã bùng ra cuộc nổi dậy của phụ nữ. Của một phụ nữ là đúng hơn. Ruth một cô gái khỏe mạnh nhất và xấu nhất trong bốn người con gái khai hoang. Một cô gái có miệng lưỡi rất sắc, và nàng đã xử dụng đến nó để tuyên bố trong các buổi họp của cộng đồng là các phụ nữ không lao đầu vào cuộc phiêu lưu di cư ấy để rồi lại trở thành tôi tớ cho đàn ông. Hăng hái, khéo léo, Ruth đã thành công trong việc làm giảm bớt những cấm đoán ngày xưa, đến nỗi rằng sau vài tháng, tất cả phụ nữ đều tham dự vào tất cả mọi công việc, kể cả việc cày bừa. Đòi hỏi trách nhiệm, họ độc chiếm chuồng gà vịt và vườn rau, học xử dụng súng và nhận phiên gác đêm.

    Tuy thế, Ruth chẳng những không bằng lòng với các chiến thắng như thế, nàng còn nuôi những tham vọng lớn hơn. Mục tiêu lớn của nàng là kiểm soát năm con bò sữa, thành phần gia súc chính của trại. Nhưng lần này, đàn ông nhất định không chịu thua. Mấy cô này hẳn đã tiến xa quá lố rồi! Yakov, kẻ hăng hái xông xáo nhất trong giới đàn ông, được cử ra để thuyết phục Ruth nên biết điều. Nàng phải biết bò cái là một con vật nguy hiểm không thể trao phó cho nữ nhi yếu liễu đào tơ chứ! Chưa kể sự kiện đàn gia súc này là niềm kiêu hãnh của nông trường, của cải quý nhất của nông trường, tất nhiên việc coi sóc đương nhiên phải thuộc về các chủ nhân mà Thượng đế đã sáng tạo ra là... đàn ông.

    Trước sự ngạc nhiên của toàn thể, Ruth nhượng bộ dễ dàng. Trong một tháng liền, nàng tránh bàn cãi vấn đề tế nhị này. Ngược lại, nàng lợi dụng tất cả mọi cơ hội để chạy đến làng Ả Rập gần nhất để học hỏi nghệ thuật vắt sữa. Và trong những lúc nhàn rỗi hiếm hoi, nàng nghiến ngấu đọc tất cả những sách báo về kỹ thuật sữa mà nàng tìm thấy ở thư viện.

    Một buổi sáng nọ, Yakov khi đi tuần tiễu về, không hiểu sao lại nghĩ tới chuyện liếc vào chuồng bò một cái. Điều này chàng bắt gặp quả tang Ruth đang vắt sữa Jézabel, con bò cái đẹp khỏe nhất trong năm con!

    Ngay ngày hôm đó, một phiên họp đặc biệt được triệu tập để xử vụ bất phục tùng của thiếu nữ. Như ta có thể đoán được, lời kết án bị nàng “quạt” bay đi hết. Trang bị những bảng so sánh và các biểu đồ, nàng đã chứng tỏ hai năm rõ mười là nàng đang làm gia tăng mức sản xuất sữa. Dĩ nhiên là muốn đạt được gia tăng ấy, mà các đàn ông rõ ràng và hoàn toàn là không có khả năng. Nàng nói nhiều và nói hay đến nỗi các đàn ông sau hóa ngượng nghịu và ăn năn, để rồi sau cùng chính thức trao phó luôn cho nàng coi sóc đàn gia súc.

    Đàn ông không bao giờ hối tiếc về quyết định này hết. Vài năm sau, Ruth, đứng đầu một đàn bò một trăm hai mươi lăm con, đã được vào loại những tay chăn nuôi giỏi nhất Palestine.

    Đã xảy đến cái gì phải xảy đến: Ruth và Yakov lấy lấy nhau. Tất cả mọi người đều tán đồng hôn nhân này: Ruth chàng phải là kẻ duy nhất trên đi thế gian này có thể làm Yakov phải im tiếng hay sao? Hiển nhiên đó phải là một đám cưới vì tình rồi...

    Do đó, sau cùng Yakov cũng thoát được niềm chua chát của mình để tìm kiếm hạnh phúc. Chàng không có một gia sản nào cả, và chàng cũng chẳng thể coi là độc quyền sở hữu những áo quần chàng mặc, vì đó cũng là tài sản của cộng đồng. Ngược lại, chàng có một người vợ linh hoạt, nhanh nhẹn, miệng lưỡi sắc bén, và cả xứ Galilée kính nể. Buổi chiều, sau một ngày làm việc mệt nhọc, khi chàng cùng Ruth đi dạo giữa các bãi cỏ, trong vườn trồng cây ăn trái hay qua những cánh đồng xanh tốt, chàng cảm thấy một tình tự bình an mà chàng chưa từng bao giờ cảm thấy.

    Shoshanna không ngừng phát triển. Nông trường bây giờ đã có tới cả trăm dân đinh. Các cánh đồng và vườn tược đã chiếm hơn một ngàn mẫu. Kibboutz đầu tiên của Palestine hầu như đã mang lại được lời giải đáp cho vấn đề căn bản của chủ nghĩa phục quốc Do Thái.

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 1/2 12 cuốicuối

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com