Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Hôn nhân “sống thử” của sinh viên Việt Nam ngày nay

Hybrid View

  1. #1
    vũng_nước's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2008
    Tên Thánh: Vincent
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,339
    Cám ơn
    4,072
    Được cám ơn 4,272 lần trong 1,085 bài viết

    Default Hôn nhân “sống thử” của sinh viên Việt Nam ngày nay

    Hôn nhân “sống thử” của sinh viên Việt Nam ngày nay

    "Theo thống kê ở USA mới cho ra. Số người ly dị từ nhóm "Đã sống thử trước hôn nhân" cao ít nhất gấp hơn hai lần so với những cặp "Không sống chung" trước hôn nhân.
    Vũng_Nước sưu tầm

    Sưu Tầm online


    Sự tiến bộ của xã hội Việt Nam ngày nay,đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân rất nhiều, nhất là quan niệm về tình yêu trong giới trẻ. Ở thôn quê, gia đình nào cũng cố gắng dành dụm để cho con lên thành phố tiếp tục ăn học. Những sinh viên này vì xa nhà, cô đơn, lại mới lần đầu tiếp cận với cuộc sống ở đô thị và có lẽ vì không có sự quản lý của cha mẹ nên dễ dàng hơn trong tình cảm.

    Vì thế, từ chuyện góp gạo thổi cơm chung, dần dà dẫn đến chuyện sống như vợ chồng chỉ là một bước ngắn. Trong thời gian gần đây, tình trạng này càng ngày càng phổ biến nhiều hơn, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện tượng này được giới sinh viên gọi là “tình yêu sống thử”. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này xin dành để nói về việc trạng này.

    Chuyện không đơn giản


    Theo lời của tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, hiện là giảng viên trường Đại Học Sư Phạm TPHCM, và cộng tác với một số trung tâm tư vấn, thì trong một cuộc khảo sát bỏ túi tại TPHCM trong giới sinh viên do ông thực hiện vào năm 2005 vừa qua, số sinh viên đang “sống thử” khoảng 5%. nhưng hiện tượng này càng ngày càng lan rộng. Ông cho hay: “Thời điểm sau những năm 1990, thì ở VN có hiện tượng mà người ta gọi là tình yêu “ bếp dầu”. Bắt đầu thì nấu cơm chung, rồi gần nhau, đến lúc đó thì có sự chung sống. Tuy nhiên, nếu nói là sống thử và nhiều là bắt đầu khoảng sau năm 2000.

    Đa phần là những em này là ở dưới tỉnh lên thành phố vì các em ở thành phố thì có sự kiểm soát của gia đình rồi. Xa nhà thì trống vắng, cô đơn, lạc lõng nên họ đến với nhau… Và họ đến với nhau thì nghĩ đơn giản thôi, để chia xẻ niềm vui nỗi buồn. Lúc đầu, họ cũng không nghĩ tạm ứng cho nhau về mặt tình dục đâu, nhưng dần dần họ quyết định kiểu “sống thử.””

    Cũng có quan niệm cho rằng, chuyện sống thử cũng có lợi vì sau một thời gian tìm hiểu, chung sống với nhau, nếu không hợp thì chia tay, đường ai nấy đi. Thậm chí, có bạn còn cho rằng, đã sống trong thế kỷ 21, chuyện sống thử như vợ chồng là điều bình thường. Thế nhưng, điều này thật không đơn giản, tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn nói tiếp:

    “Tôi cho rằng những sinh viên sống thử đều không có lợi mà toàn là hại bởi vì tương lai, việc làm…Điều nữa là khi sinh viên quyết định sống thử thì họ bị áp lực nhiều thứ, chẳng hạn như họ không biết vấn đề tránh thai, có thai ngoài ý muốn, bản thân người nam cũng bị áp lực và người nữ cũng bị áp lực, rồi phải đi tự giải quyết. Sinh viên mà, cho nên đời sống tự chăm sóc cho mình còn hạn chế…

    Thời điểm sau những năm 1990, thì ở VN có hiện tượng mà người ta gọi là tình yêu “ bếp dầu”. Bắt đầu thì nấu cơm chung, rồi gần nhau, đến lúc đó thì có sự chung sống. Tuy nhiên, nếu nói là sống thử và nhiều là bắt đầu khoảng sau năm 2000.

    Cái hại không chỉ xảy ra về mặt sức khỏe mà còn xảy ra về mặt tinh thần, điều này ai cũng nhận thấy. Có những trường hợp chúng tôi tiếp cận thì biết có những sinh viên phải bỏ học luôn, họ không thể nào tiếp tục sống ơ thành phố nữa vì người yêu đã phụ.

    Hoặc một mình cô ấy phải đi phá thai, trong khi đó thì anh chàng kia vẫn tiếp tục đi học bình thường và từ chối trách nhiệm. Cũng có những trường hợp có sinh viên chấp nhận sống chung với bạn gái, nhưng tiêu xài càng lúc càng lớn, và lại đua đòi, tìm mọi cách để có tiền…Đó là những hậu quả hết sức tai hại.”

    Hai mặt của vấn đề


    Để tránh sự phiền trách của cha mẹ, các cặp sinh viên sống thử thường mướn hai phòng, nhưng chỉ ở một phòng mà thôi, phòng tránh cha mẹ bất ngờ từ quê lên thăm. Đó là chưa kể tình trạng nam sinh viên thuê phòng trọ ở ngoài, và nữ sinh viên ở trong ký túc xá, nhưng hầu như đến chăm nom và săn sóc mỗi ngày cho nam sinh viên.

    Để tìm hiểu ý kiến của các bạn sinh viên về việc “sống thử” như thế nào, Phương Anh đã liên lạc với một số bạn sinh viên ở TPHCM và Hà Nội. Bạn Cường, hiện là sinh viên trường Khoa Học Xã Hội Nhân Văn cho biết:

    “Theo em thì việc sống thử ở sinh viên không tốt lắm, không phù hợp với truyền thống ở Việt Nam. Bởi vì việc sống thử như thế phát sinh nhiều vấn đề lắm, và không thể lường trước những hậu quả, và tuổi của sinh viên, thanh niên thì trang bị một số kiến thức rất hạn hẹp, nên phát sinh nhiều vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng tới việc học.”

    Một bạn sinh viên trường Đại Học Sư Phạm TPCHM thì cho rằng các sinh viên ngày nay đều có quyền tự do lựa chọn lối sống cho riêng mình. Việc sống thử chẳng qua là cũng để tiết kiệm trong chi phí hàng ngày, nhưng cũng có mặt trái của nó, và dĩ nhiên sẽ trái với đạo đức của Việt Nam. Anh nói:

    “Theo em sống thử là quan điểm của cá nhân mỗi người. Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, mặt tốt và xấu. Theo quan điểm của người Á Đông nói chung phải tôn trọng thuần phong mỹ tục, không nên làm trái những gì được coi là chuẩn mực đạo đức.”

    Theo em sống thử là quan điểm của cá nhân mỗi người. Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, mặt tốt và xấu. Theo quan điểm của người Á Đông nói chung phải tôn trọng thuần phong mỹ tục, không nên làm trái những gì được coi là chuẩn mực đạo đức.


    Một bạn nữ sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội thì lại đồng tình với chuyện “sống thử” nhưng lại cho là hãy nên chờ đến những năm cuối của thời sinh viên thì tốt hơn. Vì lúc ấy, dẫu sao đã tìm hiểu một thời gian và sau khi sống thử, học xong, ra trường, có công ăn việc làm thì sẽ tính tới chuyện hôn nhân. Cô nói:

    “ Em nghĩ là có thể có tình cảm phát triển nhưng mà em nghĩ là sau chừng độ một hai năm học, tức là năm thứ ba trở lên thì có thể như thế được, nhưng nếu mới năm thứ nhất, thứ hai, thì không nên như thế!”
    Riêng bạn Hoàng Anh, đang theo học tại trường Đại học Kinh Tế, thì cho biết rằng chuyện sinh viên sống thử đã có từ lâu và trở thành chuyện bình thường trong giới sinh viên. Cô cho hay:

    “Chuyện này em thấy cũng hơi nhiều. Bây giờ có một số sinh viên bồ với nhau và sống thử với nhau rồi người ta mới cưới nhau. Theo em người Á Đông thì không nên, phương Tây thì họ khác. Họ sống với nhau trong một thời gian, học xong thì họ chia tay. Em không đồng tình lắm cho quan niệm này, có lẽ tại em “cổ lỗ sĩ”, nhưng em thấy cò thời gian tìm hiểu thì vẫn hay hơn, sống thử trong một thời gian rồi chia tay thì không hay lắm.”

    Tình yêu và hôn nhân


    Trở lại với tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, ông cho hay, hiện nay, tại các trường đại học, đã thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện về giới tính, giáo dục về tình dục và sinh sản…Đây cũng là điều giúp cho các bạn sinh viên có thêm kiến thức trong cuộc sống, nhất là tình yêu và hôn nhân. Nhân đây, tiến sĩ Sơn cũng cho biết ý kiến về việc nên hay không nên “sống thử” với các bạn sinh viên. Ông nói:

    “Người ta nói trong tình yêu phải có niềm tin, phải có sự an toàn thì người ta mới chung sống với nhau. Khi chưa có niềm tin và an toàn mà mình tạm ứng thì rất nguy hiểm. Trong cuộc sống, nếu mất niềm tin thì mất tất cả. Nếu mình gặp một người đàn ông đã phụ tình rồi, nếu gặp một người khác thì chúng ta cũng sẽ không còn tự tin. Đó là yếu tố về tâm lý.
    Ở phương Tây người ta “sống thử” để người ta thiệt, còn mình là thử để mà “thử” thì không nên. Thử mà không cảm thấy an toàn, thử mà không thể tiến tới thì thử làm gì


    Điều thứ hai nữa là những biến cố xảy ra trong đời sống “sống thử” nó quá mạnh, mạnh đến mức nó là một ấn tượng khó phai, nên trong cuộc sống mình rất khó tìm được một chỗ nào thế vào chỗ đã mất, nếu cuộc chung sống đó không thành.

    Điều thứ ba nữa, là khi chúng ta sống thử như thế, chưa có gì gọi là bảo đảm, nói đúng hơn là không có gì ràng buộc cả, về đạo đức, về luân lý, về dư luận, về luật pháp cũng không. Đó là điều rất nguy hiểm. Còn về mặt tâm lý của phụ nữ người ta vẫn cần một bến đỗ.”

    Ngoài những hậu quả tai hại về tâm lý, chuyện sống thử còn dẫn đến tệ nạn phá thai ngày càng tăng ở các bệnh viện phụ sản. Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định rằng quan hệ như thế sẽ làm cho nữ giới thiệt thòi rất nhiều, nhất là khi lỡ có thai và phải đi nạo thai, không những ảnh hưởng về tâm lý mà còn liên quan đến vấn đề sức khoẻ.

    Mặc dù dư luận không hoan nghênh và rất nhiều các chuyên gia tâm lý lên tiếng về chuyện này nhưng việc sống thử trong sinh viên vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Tóm lại, việc sống thử đang là mối nguy hại cho giới sinh viên ngày nay, nó trái ngược hẳn với truyền thống Á Đông của Việt Nam từ trước đến nay, như lời của tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn than thở:

    “ Ở phương Tây người ta “sống thử” để người ta thiệt, còn mình là thử để mà “thử” thì không nên. Thử mà không cảm thấy an toàn, thử mà không thể tiến tới thì thử làm gì!”

    Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này xin chấm dứt nơi đây. Mong rằng quí thính giả, nhất là các bạn trẻ sẽ rút ra bài học nho nhỏ cho chính mình trước khi quyết định chọn tình yêu sống thử. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp qúi vị trong chương trình kỳ sau.
    thay đổi nội dung bởi: vũng_nước, 22-08-2009 lúc 02:43 AM
    Chữ ký của vũng_nước
    "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối cho nó mặn lai? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi". (Matheu. 5, 13)

  2. Có 4 người cám ơn vũng_nước vì bài này:


  3. #2
    vũng_nước's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2008
    Tên Thánh: Vincent
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,339
    Cám ơn
    4,072
    Được cám ơn 4,272 lần trong 1,085 bài viết

    Default

    Nhận Ðịnh: Tình Yêu và Hôn Nhân

    nguồn: http://tinlanhvietnam.net/node/101

    Trong tất cả các định chế con người (human institutions) thì hôn nhân có lẽ là một định chế lâu đời và phức tạp nhất. Lâu đời là vì từ khi có loài người trên đất, hôn nhân là định chế đầu tiên mà Thượng Ðế thiết lập, theo lời Thánh Kinh. Phức tạp là vì những vấn đề thuộc lãnh vực hôn nhân quá rườm rà, quá nan giải, không ai tìm được một công thức hữu hiệu để có thể bảo đảm hạnh phúc lứa đôi. Mỗi một gia đình hay cặp vợ chồng có những nan đề riêng, không có gia đình nào giống gia đình nào. Người ngoài nhìn vào thì thấy rất dễ giải quyết nhưng người bên trong thì không thấy như thế!

    Ta cứ thử nhìn một trường hợp hôn nhân điển hình như sau: Mang hai con người thuộc hai phái (gender) khác nhau, thuộc hai gia đình khác nhau, được giáo dục khác nhau, có hai tư tưởng khác nhau, thói quen khác nhau, tính tình khác nhau, hoài bão khác nhau...rồi buộc họ lại bằng một sợi dây tình cảm lỏng lẻo gọi là "tình yêu" qua một định chế hôn nhân, rồi mong họ sống suốt đời với nhau thì chúng ta thấy ngay một điều không thể thực hiện được, trên lý thuyết lẫn thực tế.

    Người ta hay đánh giá sự thành công của hôn nhân qua thời gian hai người sống chung với nhau như vợ chồng: Cuộc hôn nhân nào kéo dài thì xem như hôn nhân ấy thành công. Nhưng đó là một kết luận mơ hồ, không vững chắc vì biết bao nhiêu cặp vợ chồng sống chung với nhau trong nhiều năm một cách miễn cưỡng mà cả hai đều cảm thấy như mang một cực hình, một gánh nặng mà không dám thoát ra vì sợ xã hội đàm tiếu, dư luận không hay...Rốt cuộc người nầy làm thành địa ngục cho người kia.

    Vợ chồng nào cũng đều có nhận xét sau đây: Câu châm ngôn "một túp lều tranh, hai quả tim vàng" chỉ có trong sách vở, chứ không hề có trên thực tế. Tình yêu ban đầu chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi, có khi vài tháng, có khi được vài năm. Sau đó thì hình như nó trở nên khô khan, cằn cỗi, chết dần mòn. May mắn lắm thì lúc đầu sống với nhau bằng tình, còn về sau chỉ sống bằng nghĩa. Còn tệ hơn nữa thì sau một thời gian, tình và nghĩa đều biến mất mà cả hai đều trở nên như hai kẻ xa lạ.

    Người viết bài nhận thấy có mấy thành tố (ingredient) sau đây mà Thánh Kinh dạy dỗ, đóng vai trò quan trọng trong hôn nhân. Những thành tố nầy chỉ có lúc mới yêu nhau, rồi thì biến mất: Tính khoan dung (tolerance). Hình như lúc mới yêu nhau, hai bên nam nữ rất rộng rãi, dể dãi, sao cũng được nhưng qua một thời gian sống chung thì cả hai trở thành nhỏ mọn, thích lên án và xoi bói những tật xấu của nhau. Nghĩa là tính khoan dung không còn. Tại sao? Vì nếu cả hai giữ được tính khoan dung thì rất dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm của nhau. Hình như sau một thời gian sống chung, vợ chồng nào cũng đều có thể viết được một trường thiên tiểu thuyết về những tật xấu của nhau!

    Hầu hết các cố vấn hôn nhân (marriage counselor) đều cho rằng đa số những trục trặc, rạn nứt trong gia đình là do hai bên không "giao tiếp và truyền thông (communicate)" với nhau, khiến cho người nầy không hiểu người kia. Thật sự không phải vậy, có lẽ cả hai đã "truyền thông" với nhau quá nhiều cho nên không còn gì để nói nữa. Họ trở thành hai người xa lạ sống chung trong một mái nhà. Tại sao? Lý do chính như sau: Sau khi thành vợ chồng, cả hai đều tăng trưởng về nhiều phương diện trong đó có tình cảm, kiến thức (knowledge) và khát vọng (aspiration). Nếu cả hai đều tăng trưởng cùng chiều thì tốt, bằng không cả hai đều tăng trưởng theo hai hướng khác nhau, khoảng cách (gap) tình cảm và hiểu biết giữa họ càng ngày càng lớn, khiến hai người tuy sống chung nhưng xa cách nhau như hai thế giới riêng biệt. Tăng trưởng cùng chiều, hay cùng mức độ là một hiện tượng rất hiếm thấy. Tăng trưởng ngược nhiều hay khác mức độ rất thường thấy. Ðó là lý do tại sao cuộc hôn nhân nào về lâu về dài cũng trở nên khô khan như sa mạc.

    Ðối với tín đồ, sự tăng trưởng thuộc linh lại càng quan trọng hơn vì nó là yếu tố khiến cho hôn nhân có thể trở thành thiên đàng hay địa ngục. Ta cứ nhìn trường hợp một gia đình mà trình độ thuộc linh của một người càng lớn lên trong khi người kia trì trệ hay giật lùi thì ta thấy ngay một cuộc sống hôn nhân đầy bão tố! Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi hai vợ chồng có con cái vì sẽ vấp phải trường hợp "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" trong việc giáo huấn chúng.

    Có một chuyện kể một cặp vợ chồng nọ sống với nhau khá lâu. Có người hỏi yếu tố nào giúp hai người sống chung với nhau lâu như thế thì ông chồng đáp: Cuộc hôn nhân chúng tôi chỉ thực hiện 3 phương châm thôi: Trong 5 năm đầu vợ chồng chúng tôi theo phương châm "yêu thương người láng giềng như mình" . Hai mươi năm sau chúng tôi theo phương châm "tha thứ kẻ thù nghịch mình" và 25 năm còn lại thì dùng phương châm "cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình". Câu chuyện khôi hài nầy mang ý nghĩa khá đúng trong nhiều cuộc hôn nhân.

    Việt-Nam ta có câu "Thuận vợ thuận chồng tát bể Ðông cũng cạn." Nhưng trên thực tế chuyện "thuận vợ thuận chồng" là một hiện tượng rất hiếm thấy cho nên bể Ðông càng ngày càng dâng cao, dìm chết biết bao nhiêu cuộc hôn nhân.

    Riêng con cái Chúa, nếu cả hai đều sống theo sự khoan dung, tha thứ và trung tín với Chúa qua Thánh Kinh dạy dỗ thì hầu hết những nguyên nhân rạn nứt của nhiều gia đình đều có thể tránh được.

    An Giang

    Lan xin cảm ơn bạn An Giang.
    Chữ ký của vũng_nước
    "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối cho nó mặn lai? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi". (Matheu. 5, 13)

  4. Có 4 người cám ơn vũng_nước vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com