Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhân Ngày Thế Giới Truyền Giáo: 18-10-2009

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhân Ngày Thế Giới Truyền Giáo: 18-10-2009

    Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhân
    Ngày Thế Giới Truyền Giáo
    18-10-2009
    VATICAN - Hôm 5-9-2009, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân Ngày Thế Giới truyền giáo lần thứ 83 sẽ được cử hành vào chúa nhật 18-10-2009 với chủ đề:
    ”Các dân nước sẽ bước đi theo ánh sáng của Ngài”
    (Kh 21,24).

    Trong Sứ điệp, ĐTC tái khẳng định sứ mạng truyền giáo là nghĩa vụ của tất cả các tín hữu Kitô; đà tiến truyền giáo là dấu hiệu chứng tỏ sức sinh động của các Giáo Hội địa phương. Ngài cũng nói đến chứng tá của các thừa sai nam nữ đang hoạt động truyền giáo tại các môi trường có những cuộc bách hại và ngược đãi các tín hữu Kitô. Sau cùng, ngài kêu gọi các tín hữu quảng đại góp phần giúp các xứ truyền giáo, đặc biệt trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hoàn cầu hiện nay. Dưới đây là nguyên văn Sứ Điệp của ĐTC:

    "Các dân nước sẽ bước đi theo ánh sáng của Ngài”
    (Kh 21,24)

    Chúa nhật truyền giáo này, tôi ngỏ lời trước tiên với Anh Em trong sứ vụ giám mục và linh mục, rồi tới anh chị em thuộc toàn thể Dân Chúa, để nhắn nhủ mỗi người hãy khơi dậy nơi bản thân ý thức về mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Kitô ”biến mọi dân tộc trở thành môn đệ của Ngài” (Mt 28,19), theo vết thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại.

    “Các dân nước sẽ bước đi theo ánh sáng của Ngài” (Kh 21,24). Thực vậy, mục đích công cuộc truyền giáo của Giáo Hội là soi chiếu bằng ánh sáng Tin Mừng cho tất cả các dân tộc trong hành trình lịch sử của họ tiến về Thiên Chúa, để trong Ngài họ được thành đạt viên mãn. Chúng ta phải cảm thấy nỗi băn khoăn và say mê soi chiếu cho tất cả mọi dân tộc bằng ánh sáng của Chúa Kitô, Đấng đang chiếu tỏa rạng ngời trên khuôn mặt Giáo Hội, để tất cả mọi người qui tụ thành một gia đình nhân loại duy nhất trong tình phụ tử yêu thương của Thiên Chúa.

    Chính trong viễn tượng đó, các môn đệ của Chúa Kitô, rải rác trên toàn thế giới, đang hoạt động, đang vất vả và rên xiết dưới gánh nặng của đau khổ và trao ban sự sống. Tôi mạnh mẽ tái khảng định điều mà các vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi đã nói: Giáo Hội không hoạt động để mở rộng quyền bính hoặc củng cố sự thống trị của mình, nhưng để mang đến cho mọi người Chúa Kitô, là ơn cứu độ thế giới. Chúng ta không xin điều gì khác hơn là đặt mình phục vụ nhân loại, nhất là những người đang chịu đau khổ và bị gạt ra ngoài lề, vì chúng ta tin rằng ”Sự dấn thân rao giảng Tin Mừng cho con người ngày nay. . chắc chắn là một việc phục vụ không những chỉ dành cho cộng đoàn Kitô mà thôi, nhưng cho toàn thể nhân loại nữa” (Evangelii nuntiandi, 1), một nhân loại tuy đã đạt được những thành tựu tuyệt vời, nhưng dường như đã đánh mất ý nghĩa các thực tại tối hậu và chính cuộc sống của mình” (Redemptoris missio, 2).

    1. Tất cả mọi dân tộc đều được mời gọi đón nhận ơn cứu độ

    Thực vậy, toàn thể nhân loại có một ơn gọi cơ bản là trở về nguồn cội của mình là chính Thiên Chúa, chỉ nơi Ngài nhân loại mới được viên mãn nhờ sự tái lập mọi sự trong Chúa Kitô. Sự phân tán, đa tạp, xung đột, hận thù, chỉ được bình định và hòa giải nhờ máu Thập Giá và được tái hiệp nhất.

    Việc bắt đầu mới đã được khởi sự trong sự sống lại và tôn vinh Chúa Kitô, Đấng lôi kéo mọi sự đến cùng Ngài, đổi mới và làm cho chúng được tham gia vinh quang vĩnh cửu của Chúa. Tương lai công trình sáng tạo mới đã chiếu sáng trong thế giới chúng ta, và khơi lên niềm hy vọng cuộc sống mới, tuy vẫn còn những mâu thuẫn và đau khổ. Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là làm cho mọi dân tộc được ”nhiễm” niềm hy vọng ấy. Vì thế, Chúa Kitô đã kêu gọi, công chính hóa, thánh hóa và sai các môn đệ của Ngài đi rao giảng Nước Thiên Chúa, để mọi dân nước trở thành Dân Thiên Chúa. Chỉ trong sứ mạng truyền giáo như thế hành trình lịch sử đích thực của nhân loại mới được hiểu rõ và mang tính chất đích thực. Sứ mạng truyền giáo hoàn vũ phải trở thành một yếu tố căn bản thường hằng trong đời sống của Giáo Hội. Rao giảng Tin Mừng đối với chúng ta phải là một nghĩa vụ thứ nhất không thể tránh né, cũng như đối với thánh Phaolô Tông Đồ xưa kia.

    2. Giáo Hội lữ hành

    Giáo Hội hoàn vũ, không bị giới hạn và cũng không có biên cương, Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng đứng trước các dân tộc (Xc Evangelii nuntiandi, 53). Do ơn gọi làm mầm mống hy vọng, Giáo Hội phải tiếp tục mang Chúa Kitô cho thế giới. Sứ mạng và việc phục vụ của Giáo Hội không theo mức độ những nhu cầu vật chất, hoặc cả những nhu cầu tinh thần mai một đi trong khuôn khổ cuộc sống trần thế, nhưng theo mức độ ơn cứu độ siêu việt, được thể hiện trong Nước Thiên Chúa (Xc Evangelii nuntiandi, 27). Nước này, tuy chỉ được viên mãn trong thời cánh chung, và không thuộc về trần thế này (Xc Ga 18,36), nhưng cũng là sức mạnh công lý, hòa bình, tự do chân thực và tôn trọng phẩm giá mỗi người ở trong thế giới này và trong lịch sử thế giới. Giáo Hội nhắm biến đổi thế giới qua việc rao giảng Tin Mừng tình thương, ”một Tin Mừng luôn tái chiếu sáng trong một thế giới đen tối và mang lại cho chúng ta can đảm sống và hành động, và qua đó đưa ánh sáng của Thiên Chúa vào trong thế giới' (Deus caritas est, 39). Tôi kêu gọi tất cả mọi phần tử và tổ chức của Giáo Hội, kể cả qua Sứ điệp này, hãy tham gia vào sứ mạng và công tác phục vụ như thế.

    3. Truyền giáo cho dân ngoại

    Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là kêu gọi tất cả mọi dân tộc đón nhận ơn cứu độ do Thiên Chúa thực hiện qua Người Con nhập thể của Ngài. Do đó, cần phải tái quyết tâm rao giảng Tin Mừng, là men tự do và tiến bộ, men huynh đệ, hiệp nhất và an bình (Xc Ad gentes, 8). Tôi ”muốn tái khẳng định rằng mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người chính là sứ mạng nòng cốt của Giáo Hội” (Evangelii nuntiandi, 14), là nghĩa vụ và sứ mạng mà những thay đổi sâu rộng trong xã hội ngày này càng làm cho nó có tính chất cấp thiết hơn nữa. Đây là điều có liên hệ tới phần rỗi đời đời của con người, tới cùng đích và sự viên mãn của lịch sử nhân loại và vũ trụ. Được Thánh Tông Đồ dân ngoại linh hoạt và soi sáng, chúng ta phải ý thức rằng Thiên Chúa có một dân tộc đông đảo trong tất cả các thành thị mà ngày nay các tông đồ đi tới (Xc Cv 18,10). Thực vậy, ”Lời hứa được dành cho tất cả những người ở xa, những người mà chính Thiên Chúa chúng ta đã kêu gọi” (Cv 2,39)

    Toàn thể Giáo Hội phải dấn thân trong sứ mạng truyền giáo cho dân ngoại, cho đến khi chủ quyền cứu độ của Chúa Kitô được thể hiện hoàn toàn: ”Hiện nay chúng ta chưa thấy mọi sự tùng phục Chúa” (Dt 2,8).

    4. Được kêu gọi rao giảng Tin Mừng kể cả bằng việc tử đạo

    Trong ngày Truyền Giáo này, tôi nhớ đến trong kinh nguyện những người đã tận hiến cuộc sống cho việc công cuộc rao giảng Tin Mừng. Tôi đặc biệt nhắc đến các Giáo Hội địa phương và các vị thừa sai nam nữ đang làm chứng nhân và phổ biến Nước Chúa trong hoàn cảnh bị bách hái, với những hình thức đàn áp: từ tình trạng bị kỳ thị về mặt xã hội cho đến ngục tù, tra tấn và sát hại. Ngày nay vẫn có những thừa sai bị giết vì ”Danh Chúa”. Điều mà vị Tiền Nhiệm Đáng kính của tôi, Đức Gioan Phaolô 2 đã viết, vẫn còn rất thời sự: ”Sử tưởng niệm Năm Thánh đã mở cho chúng ta một cảnh tượng lạ lùng, tỏ cho chúng ta một thời đại có rất nhiều chứng nhân, cách này hay cách khác đã biết sống Tin Mừng trong những hoàn cảnh đố bị kỵ và bách hại, nhiều khi đến độ phải lấy máu đào làm chứng tột cùng cho Chúa” (Novo millennio ineunte, 41).

    Thực vậy, sự tham gia vào sứ mạng của Chúa Kitô cũng là một đặc điểm trong lối sống của những người rao giảng Tin Mừng, họ cũng chịu cùng một số phận như Thầy của mình. ”Các con hãy nhớ lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bách hại Thầy, thì họ cũng sẽ bách hại các con” (Ga 15,20). Giáo Hội theo cùng một con đường và chịu cùng một số phận như Chúa Kitô, vì Giáo Hội không hành động theo tiêu chuẩn phàm nhân hoặc cậy dựa vào những lý lẽ sức mạnh, nhưng theo con đường Thánh Giá, và trở thành chứng nhân và người đồng hành của nhân loại này, trong niềm vâng phục con thảo đối với Chúa Cha.

    Tôi nhắc nhở các Giáo Hội kỳ cựu cũng như các Giáo Hội mới được thành lập rằng Chúa đã đặt họ làm muối đất và ánh sáng thế gian, Ngài kêu gọi họ rao giảng Chúa Kitô Ánh sáng muôn dân, cho đến tận bờ cõi trái đất. Sứ mạng truyền giáo cho dân ngoại phải chiếm ưu tiên trong các chương trình mục vụ của các giáo phận.

    Tôi cám ơn và khích lệ các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, vì công tác linh hoạt, huấn luyện truyền giáo và trợ giúp về tài chánh cho các Giáo Hội trẻ. Qua các Hội Giáo Hoàng này, sự hiệp thông giữa các Giáo Hội được thể hiện một cách lạ lùng, qua sự trao đổi các hồng ân, trong sự quan tâm ân cần đối với nhau và trong dự phóng chung về truyền giáo.

    5. Kết luận

    Đà tiến truyền giáo luôn luôn là dấu chỉ sức sinh động của các Giáo Hội chúng ta (Xc Redemptoris missio, 2). Nhưng cần phải tái khẳng định rằng việc rao giảng Tin Mừng là công trình của Chúa Thánh Linh và trước khi là một hoạt động, truyền giáo là làm chứng tá và chiếu tỏa ánh sáng của Chúa Kitô (Xc Redemptoris missio, 26) từ phía Giáo Hội địa phương, Giáo Hội này gửi các thừa sai nam nữ của mình để dấn thân ngoài biên giới. Vì thế, tôi xin tất cả các tín hữu Công Giáo hãy cầu xin Chúa Thánh Linh gia tăng trong Giáo Hội niềm hăng say đối với sứ mạng loan truyền Nước Thiên Chúa và nâng đỡ các thừa sai nam nữ cũng như các cộng đồng Kitô dấn thân hàng đầu trong sứ mạng này, nhiều khi trong các môi trường đố kỵ và bách hại. Đồng thời tôi mời gọi tất cả mọi người hãy tỏ một dấu hiệu đáng tin cậy về sự hiệp thông giữa các Giáo Hội, qua sự giúp đỡ kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng mà nhân loại đang trải qua, để các Giáo Hội địa phương có thể soi sáng dân chúng bằng Tin Mừng bác ái. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Ngôi Sao của công cuộc truyền giáo mới, hướng dẫn chúng ta trong hoạt động truyền giáo, Mẹ là người đã ban tặng Chúa Kitô cho thế giới, Đấng được đặt làm ánh sáng muốn dân, để mang ơn cứu độ cho đến tận cùng thế giới” (Cv 13,47).

    Tôi ban phép lành cho tất cả mọi người
    Vatican ngày 29 tháng 6 năm 2009
    Biển Đức 16, Giáo Hoàng
    vietcatholic
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 06-09-2009 lúc 11:57 AM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com