Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Chủ đề: Đan viện Cát Minh Sài Gòn

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default Đan viện Cát Minh Sài Gòn

    Đan viện Cát Minh Sài Gòn
    Cách đây 148 năm, bốn nữ tu sĩ Cát Minh đã rời Lisieux để đi Việt Nam. Các nữ tu này thuộc Nhà Kín Lisieux, nơi được chính Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1873-1897) sau này (27 năm sau) sẽ đến gửi thân tu luyện (1888-1897). Khởi hành từ ngày 1.7.1861, và sau hành trình ba tháng trên biển, vào ngày 9.10.1861, họ đã cập bến Sài Gòn. Họ đến thiết lập tu viện Cát Minh đầu tiên ở vùng Viễn Đông, hay đúng hơn, lập tu viện Cát Minh đầu tiên của các xứ Truyền giáo.
    Vào năm đó, cuộc bách hại đạo Công giáo của vua Tự Đức, tuy đã giảm bớt nhiệt độ, nhưng cũng đặc biệt ghi dấu cuộc tử đạo của Thánh Théophane Vénard bị chém đầu vào tháng 2 năm 1861.
    Trong một bối cảnh như thế, vào những ngày đầu tiên đến Sài Gòn, bốn vị nữ tu này đến ở một khu nhà, một nửa thuộc về Dòng Saint Paul, và một nửa thuộc về các nữ tu Cát Minh.
    Vào ngày 25.6.1862, họ di chuyển qua khu đất mới để xây dựng Đan viện Cát Minh Sài Gòn, một kiến trúc tồn tại cho đến ngày nay. Vào cuối năm ấy, cha Wibeaux cũng xây Chủng viện Sài-Gòn, đối diện với Đan viện Cát Minh. Việc xây dựng đan viện được tiến hành dần dần. Vào năm 1868, một khu nhà được làm phép thánh hiến. Ngày 9.12.1876: thánh hiến Nhà nguyện, khi việc xây dựng Đan viện tương đối hoàn tất. Đó cũng là lúc Thánh Têrêsa Hài Đồng được 3 tuổi. Mười hai năm sau, Thánh nhân vào nhà Dòng ở Lisieux, và Ngài thường xuyên ước ao đến sống tại Đan viện Cát Minh Sài Gòn để thoả mãn khát vọng đi truyền giáo của mình.
    Năm 1895, hai năm trước khi Thánh Têrêsa Hài Đồng qua đời, các nữ tu Cát Minh Sài Gòn đã đi Hà Nội để xây dựng một Đan viện mới tại thành phố miền Bắc này. Khi ấy chị em ở Lisieux đã khuyên Têrêsa nên sang Bắc Việt, nhờ khí hậu tốt ở đây hy vọng sức khoẻ sẽ khả quan hơn. Dầu sao, Têrêsa vẫn quyến luyến với Sài Gòn, và chị em ở đây cũng ước ao được tiếp đón Têrêsa. Gần một tháng trước ngày Têrêsa lìa trần, chị Céline của Têrêsa nói: “Họ còn chờ em ở Sài Gòn!” Têrêsa trả lời: “Em sẽ đi, ít lâu nữa em sẽ đi!” Vâng, chỉ một ít lâu sau, Têrêsa đã đi bằng con đường của Thiên đàng đến Sài Gòn để làm rơi những trận "mưa hoa hồng" xuống nơi đây…

    Có ai về Cát Minh
    Ngày 1.10, đến Đan viện Cát Minh để chiêm ngưỡng tình yêu mà Thánh Nữ Tiến sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã dành trọn cho Chúa, chợt nhớ đến bốn câu thơ của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự:
    Đứng lên về Cát Minh
    Bước chung đoạn đường tình.
    Trăng cả một thuyền đầy
    Chợt trút hết, theo Thầy.

    Nhiều thiếu nữ đã tìm đến Cát Minh Sài Gòn, trút áo lụa trần ai, khoác lấy tu phục mầu nâu sồng, chôn thân cả đời chốn này. Họ làm gì bên trong những bức tường cao ngất và kín mít? Hãy tóm tắt bản văn của ĐTGM Phaolô Nguyễn Văn Bình viết về họ trong cuốn “Carmel de Saigon 1861-1961”:


    - Đây, một cuộc sống khổ hạnh, hệ tại nội cấm nghiêm ngặt bên ngoài và những hy sinh bên trong, tự ý vâng phục ý Chúa trong hết mọi sự: giữ luật và vâng lời tuyệt đối.
    - Mục đích chính là chiếm hữu Chúa nhờ đời chiêm niệm.
    - Một đặc điểm bất ngờ của Dòng Kín là niềm vui. Thánh Têrêsa căn dặn: “Hãy trả về thế gian những tập sinh nào không thoát khỏi tâm trạng u buồn sầu thảm!” Những ngày lễ nghỉ, Dòng Kín luôn tổ chức cho chị em những cuộc vui giải trí hát ca.
    - Nhưng quan trọng nhất vẫn là niềm vui thường hằng vì được thưởng thức tình yêu Thiên Chúa chiếm hữu mình trong đời cầu nguyện:

    o Thánh lễ, Giờ Kinh Phụng Vụ, nguyện ngắm, kết hiệp với Chúa trong bình an sâu lắng giữa mọi công việc thường ngày, làm cho cuộc sống được sung mãn tình yêu và ắp đầy sự hiện diện của Thiên Chúa.

    o Trong tình yêu Chúa, các nữ tu Cát Minh sống ở đây là vì tha nhân, ủ ấp mọi tha nhân trong con tim rộng mở đến vô tận của mình, bằng những lời cầu nguyện rất mãnh liệt và hữu hiệu cho: các linh mục, các người đau khổ bệnh tật về thể xác và tâm linh, những người sống trong bóng tối không đức tin, những người sống hư hỏng, và mọi người. Chính trong thinh lặng nguyện cầu, các nữ tu Cát Minh đang đảm nhận những đau khổ của trần gian. Sống biệt lập với thế gian về thân xác, nhưng các chị em lại theo dõi hết mọi vấn đề thời sự trong mọi lãnh vực tư tưởng, nghệ thuật, tông đồ, xã hội…

    Một cuộc sống tuyệt đẹp dưới con mắt đức tin, nhưng chỉ có những người có ơn gọi đặc biệt mới theo đuổi được. Dù sao, có dịp hành hương Đan viện Cát Minh để chiêm ngưỡng cuộc sống thánh thiện tươi vui dễ thương của Thánh Nữ Têrêsa và các chị em Cát Minh cũng là một niềm vui lớn. Do đó, xin kết thúc bằng bốn câu thơ khác của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự:
    Có ai về Cát Minh?
    Cho trăng về theo với!
    Có ai về Cát Minh?
    Thuyền trăng neo bến đợi…

    Tham khảo
    - Fondation du Carmel Saigon, par le Carmel de Lisieux, Imprimatur: Saigon 1 Septembre 1951 par J. Cassaigne.
    - Carmel de Saigon 1861-1961, Clermont-Ferrand, Décembre 1961.
    tgp-tphcm.net
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  2. Có 23 người cám ơn Damsan vì bài này:


  3. #2
    KonChienLacDan's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2010
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Hà Lan
    Bài gởi: 54
    Cám ơn
    199
    Được cám ơn 96 lần trong 35 bài viết

    Default

    ai có hình đan viên cát minh thì up lên nhé, cám ơn
    Chữ ký của KonChienLacDan

  4. Có 6 người cám ơn KonChienLacDan vì bài này:


  5. #3
    Ichick's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 65
    Cám ơn
    202
    Được cám ơn 352 lần trong 63 bài viết

    Default

    Mẹ Maria - Vẻ Đẹp Cát-Minh


    Vào đầu thế kỷ 13, một khách hành hương đi qua núi Cát-Minh đã thuật lại như sau: “Trên triền núi Cát-Minh ấy, có những ẩn sĩ gốc Latinh (thuộc Giáo Hội Rôma) mà người ta gọi là các tu huynh Cát-Minh. Họ đã xây dựng tại đó một ngôi nhà nguyện nhỏ thật xinh xắn cho Đức Mẹ.”
    Như thế, ngay từ đầu, các đan sĩ Cát-Minh tiên khởi đã phó mình cho sự che chở của Đức Mẹ Maria. Chắc chắn họ đã nhìn thầy nơi Ngài mẫu gương trọn hảo cho đời sống chiêm niệm. Quả thế, làm thế nào phục vụ Chúa Giêsu “với tâm hồn trong sáng và lương tâm ngay lành” (như Quy Luật dạy) mà không nhìn ngắm Mẹ Chí Thánh của Ngài?

    Tu sĩ Cát-Minh ngày nay – nam cũng như nữ - đều thuộc dòng dõi các đan sĩ tiên khởi đàn anh, những ẩn sĩ đã rút sâu vào trong cô tịch của Cát-Minh để “nhìn thấy Thiên Chúa”. Nhìn thấy Thiên Chúa với Đức Mẹ Maria, với người mà cuối cùng họ đã gọi là chị của họ, để hết sức sống theo Ngài và nhờ Ngài. Bởi lẽ, ở núi Cát-Minh, Đức Mẹ Maria quả là một huyền nhiệm của sự hiện diện và sự noi gương bắt chước. Và theo một hình ảnh Kinh Thánh đã trở thành truyền thống trong Đan Viện, Đức Mẹ Maria là sắc đẹp, là vẻ huy hoàng diễm lệ của Cát-Minh. Địa danh vốn được ngưỡng mộ ấy có nghĩa “cánh vườn” gợi đến thực tại tâm linh: Đức Mẹ Maria là cánh vườn của Thiên Chúa. Các ẩn sĩ đầu tiên đã bị chinh phục bởi vẻ trong sáng của Đức Mẹ. Mẹ thật xinh đẹp nhờ chính vinh quang của Ngôi Lời.
    Cho nên không có gì phải ngạc nhiên khi họ muốn thuộc về Đức Mẹ Maria. Đó chẳng phải là ý nghĩa của mảnh áo Đức Bà (đã do Đức Mẹ Maria ban cho thánh Simon Stock hồi thế kỷ 13), dấu chỉ hữu hình của sự lệ thuộc tâm linh? Chắc hẳn là thế rồi. Mặc lấy mảnh áo Đức Bà là mặc lấy sự hiện diện của Ngài để dần dần tiến sâu vào đời sống nội tâm kỳ diệu với Ngài.
    Trong đêm tối đức tin, Đức Mẹ là ngôi sao dẫn vào cõi lòng của Thiên Chúa. Đức Mẹ càng là Nữ Vương đời tôi, Chúa Thánh Thần càng trở nên sự sống cho tôi...
    Cát-Minh “hoàn toàn thuộc về Mẹ Maria”. Cát-Minh muốn cùng với Đức Mẹ Maria sống lại tất cả các mầu nhiệm của Con Ngài…


    Tu huynh Marie Michel – Nhà văn Hương Vĩnh
    Chữ ký của Ichick
    Lạy Chúa, xin lắng tai nghe lời con nói,
    hiểu thấu điều con thầm thì nguyện xin.

  6. Có 5 người cám ơn Ichick vì bài này:


  7. #4
    Ichick's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Bài gởi: 65
    Cám ơn
    202
    Được cám ơn 352 lần trong 63 bài viết

    Default

    Đức Gioan Phaolô II và Đức Maria Núi Cát Minh

    Lịch phụng vụ La Tinh cử hành vào ngày 16/7 hằng năm lễ Đức Bà núi Cát-minh. Đức Gioan Phaolô II đã nhắc đến lễ này lúc đọc kinh truyền tin trưa Chúa nhật tuần qua.“Nguyện xin Đức Maria mà chúng ta sắp mừng lễ Nữ Vương Cát-minh của Người, trợ giúp chúng ta thấu hiểu được trong vẻ đẹp của tạo vật sự phản ánh vinh quang của Thiên Chúa, và khuyến khích chúng ta nổ lực hết sức mình vươn lên chóp đỉnh thiêng liêng của sự thánh thiện”, Đức Giáo hoàng nói trước khi truyền tin từ căn nhà gỗ ở miền núi xứ Combes d’Introd.
    Cha Jesús Castellano, dòng Cát-minh và là giáo sư của phân khoa thần học “Teresianum”, ở Rôma, đã thổ lộ những lời sau đây với đài phát thanh Vatican: “Chúng ta biết rằng Đức Gioan Phaolô II, sinh ra ở Wadowice, ngay từ lúc nhỏ, ngài đã có mối liên hệ mật thiết với núi Cát-minh. Ngài đã nhận áo Đức Bà Cát-minh, và mang cho đến bây giờ, như chính ngài đã nói rõ trong nhiều dịp khác nhau. Mối liên hệ ưu ái này với núi Cát-minh và với các thánh của Cát-minh làm cho ngài rất gần gủi với Đức Trinh nữ Cát-minh, dù do lòng sùng kính áo Đức Bà Cát-minh, hay là bởi chiều sâu của kinh nguyện. Chúng ta đừng quên tinh yêu của ngài đối với Đức Maria như một người mẹ, ngài cảm nhận mình được bao bọc bằng sự hiện diện và tình mẫu tử của Mẹ. Đó chính là ý nghĩa sâu xa của mối tình thắm thiết giữa núi Cát-minh với Đức Trinh nữ: nhìn thấy Đức Maria như một người chị em đồng hành với chúng ta, dẫn đưa chúng ta trong cuộc hành trình tiến lên những chóp đỉnh của sự thánh thiện.”
    Dưới khía cạnh lịch sử, Cha Castellano nhắc lại rằng “Lòng sùng kính Đức Trinh nữ núi Cát-minh được phát sinh vào đầu thế kỷ XII khi các tu sĩ dòng Cát-minh đầu tiên đã hiến thánh đời sống của họ cho Chúa Giêsu, và xin Đức Trinh nữ Maria làm Thánh Bổn mạng, làm người chị em và làm mẹ của họ. Họ cung hiến cho Mẹ một nhà nguyện nhỏ trong thung lủng của núi Cát-minh (Các-men) nổi danh trong Kinh thánh, nơi ghi dấu lời cầu nguyện của ngôn sứ Êlia (1V18,36). Lòng sùng kính này sau đó được phổ biến, khi bị trục xuất khỏi Thánh Địa, các tu sĩ Cát-minh đã mang theo mình trên khắp nẻo đường thế giới, đến Chypre trước tiên, rồi đến tất cả các quốc gia châu Âu, lòng sùng kính đầy tình thắm thiết với Đức Trinh nữ, mà họ gọi Người không chỉ là “mẹ” nhưng cũng là “chị em”. Lễ Đức Trinh nữ núi Cát-minh được đặt vào ngày 16 tháng bảy, bởi vì vào ngày này, lúc diễn ra Công đồng Chung Lyon thứ II (1274), Dòng Cát-minh bấy giờ có nguy cơ bị bãi bỏ, thì ngược lại đã được Giáo hội chính thức phê chuẩn. Các tu sĩ Cát-minh nhận ra biến cố này như một dấu chỉ có sự can thiệp đặc biệt của Đức Maria.”
    Thần học gia này nhìn thấy hai “tính thời sự” song đôi trong lễ phụng vụ Đức Bà núi Cát-minh: “Một bên là lòng đạo đức bình dân mang lại tầm quan trọng cho lễ này. Khi trao áo Đức Bà, dấu hiệu nhỏ này trở thành một loại lễ nghi thánh hóa lòng đạo đức, và như vậy là hiến thánh, Đức Trinh nữ chắc chắn đã ban cho một bảo đảm phần rỗi và được hưởng kiến Thiên Chúa. Và một phương diện khác, sâu sắc hơn, thân thiết hơn: như những vị thánh của núi Cát-minh, chúng ta nhìn thấy Đức Trinh nữ Maria như là Đức Trinh nữ của sự chiêm ngắm, của thinh lặng, như là người mẹ tinh thần dẫn dắt chúng ta nên thánh. Đã có những vị thánh thật vĩ đại, như thánh Gioan Thánh Giá, thánh Têrêxa Avila, thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, hay thánh Edith Stein đã nói cho chúng ta về tầm quan trọng của lòng sùng kính này, nhờ đó đã sản sinh cho Giáo hội những hoa trái khôn ngoan, thánh thiện, và là nguồn cảm hứng không ngơi cho đời sống tu đức của Giáo hội”.


    Nguồn: http://dongcatminh.org
    Chữ ký của Ichick
    Lạy Chúa, xin lắng tai nghe lời con nói,
    hiểu thấu điều con thầm thì nguyện xin.

  8. Có 6 người cám ơn Ichick vì bài này:


  9. #5
    sao biển
    Khách viếng
    sao biển's Avatar

    Default

    Cám ơn các bạn vì những bài viết rất hay. Nói đến Cát Minh, mỗi người có một tâm tình khác nhau, riêng tôi, Cát Minh là Vườn Tình. Chỉ có thể thốt lên : Ôi, Cát Minh yêu dấu ! Tôi "điên dại" vì Cát Minh.

  10. Có 5 người cám ơn sao biển vì bài này:


  11. #6
    Cecile Liễu's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 73
    Cám ơn
    710
    Được cám ơn 393 lần trong 72 bài viết

    Default

    Đọc topic này, thấy các bạn dành cho dòng Cat Minh ( Carmel) một tình cảm rất đặc biệt. Cecile xin nói thêm một vài điều về Carmel hiện nay tại Việt Nam.
    Do ơn gọi Carmel quá đặc biệt, nên số các bạn trẻ "đầu quân" vào đây không nhiều như những dòng hoạt động. Hiện nay có đan viện Carmel Sài gòn, Carmel Bình Triệu, Carmel Nha Trang, Carmel Huế và một số nhà ở BMT... chưa được tách thành đan viện độc lập.
    Dòng Carmel có ở khắp thế giới, dưới hình thức các đan viện tự trị. Topic này, các bạn đang nói tới Carmel về nguồn, viết tắt là OCD. Từ nhánh "về nguồn" này, đã sản sinh ra hai vị nữ thánh tiến sỹ cùng tên Teresa của Giáo Hội, đó là mẹ thánh Teresa Avila, người cải tổ dòng, và vị thánh trẻ được cả thế giới yêu mến: Teresa HĐG. Ngoài ra, còn nhiều vị thánh cũng tên Teresa xuất phát từ các tu viện OCD này.
    Bạn Damsan có nói tới nhà thơ Trăng Thập Tự. Trăng Thập Tự là một linh mục, hấp thụ sâu xa nền tu đức Carmel ( OCD). Có mấy câu thơ của cha dịch, thơ của một chị thánh Teresa dòng Carmel, mà Cecile hay đọc mỗi khi đi cắm trại, lúc tàn lửa, ngồi với anh em:
    Chúa quay về hồn tôi bé nhỏ
    Mà khóc thầm ở đó đêm nay
    Quỳ đây con chắp đôi tay
    Cùng khóc với Chúa đêm này Chúa ơi...
    Chữ ký của Cecile Liễu
    Con là con của Giáo Hội ( Mẹ Teresa Avila)

  12. Có 7 người cám ơn Cecile Liễu vì bài này:


  13. #7
    TamHonNho's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Matta
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 170
    Cám ơn
    1,558
    Được cám ơn 1,017 lần trong 161 bài viết

    Default

    Xin cho em địa chỉ email dòng nữ đan viện Cát Minh với

  14. Có 2 người cám ơn TamHonNho vì bài này:


  15. #8
    Teresa_QMai's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2010
    Tên Thánh: Teresa
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TP.HCM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 587
    Cám ơn
    982
    Được cám ơn 3,253 lần trong 570 bài viết

    Default


    Lễ kính Thánh nữ Têrêsa HĐ tại Đan viện Cát Minh Sàigòn







    WGPSG -- Hôm nay ngày 01/10/2010, vào lúc 16 giờ 30, một Thánh lễ trọng thể kính thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu đã được cử hành tại Đan Viện Cát Minh Sàigòn số 33 Tôn Đức Thắng, quận 1 TPHCM. Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài có cha Tổng Đại diện và 2 linh mục. Tham dự Thánh lễ có hơn 500 giáo dân đến từ khắp nơi trong và ngoài Giáo phận.
    Đan Viện Cát Minh Sàigòn là một dòng khổ tu chiêm niệm, là đan viện đầu tiên được thành lập ở Việt Nam và cũng là đan viện đầu tiên nơi các xứ truyền giáo, xuất phát từ nhà Kín Lisieux.




    Đan viện Cát Minh: Lễ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu



























    (Ảnh: Đức Dũng)

    Đan viện thành lập năm 1861, ngay dưới thời “phân sáp” và bách hại cao nhất, được khánh thành trong ngày Đại Lễ Thánh Tâm Chúa năm 1862 do Đức Cha Lefèbre, đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse.
    Vì sự phát triển của đạo Chúa nên từ nội vi cho đến khuôn viên của Đan viện mỗi ngày càng trở nên nhỏ bé và chật hẹp hơn, nhất là trong các ngày lễ lớn, đặc biệt như ngày hôm nay: sự quá tải đã biến thành bức bối ngột ngạt!
    Tuy nhiên, sự bức bối ngột ngạt và thiếu phương tiện kia không là trở ngại cho lòng sùng mộ tin mến, mà ngược lại, đây chính là dịp để mọi người có thể sẻ chia phần nào với đời sống khổ tu chiêm niệm. Bởi lẽ, vẻ hân hoan sâu lắng trên từng khuôn mặt mỗi người dự lễ đã nói lên điều ấy.
    Một cuốn sách thấm đẫm chất Thiền
    Trong bài giảng, Đức Hồng Y đã nói nhiều về vị nữ thánh thời danh Têrêsa Hài đồng. Một nữ thánh quá nổi tiếng đã được tôn vinh với nhiều tước hiệu khác nhau, là Tiến sĩ Hội Thánh, vị Tiến sĩ anh hùng của tình yêu, Tiến sĩ truyền giáo, quan thày của các xứ truyền giáo, vv…Một nữ thánh với rất nhiều độc đáo, ngay khi vừa qua đời đã làm mưa hoa hồng xuống cho trần gian.
    Điều đặc biệt, Đức Hồng Y kể lại, trong một lần tiếp xúc với Thiền sư Thích Thanh Từ, vị Thiền sư này cho biết đã không chỉ đọc nhưng còn nghiên cứu rất kỹ về Thánh nữ Têrêsa, cách riêng, với cuốn “Tự Thuật” còn được gọi là “Truyện một tâm hồn”, cuốn này đã thấm đẫm chất Thiền. Thiền sư Thích Thanh Từ hết sức tâm đắc với một tác phẩm Công giáo qua cuốn sách trên.
    Sau 16 phút triển khai, phần giảng thuyết của Đức Hồng Y chấm dứt. ( Xin tham khảo qua Audio đính kèm)
    Sau khi nhận phép lành và ơn toàn xá Năm Thánh 2010, Thánh lễ đã kết thúc vào lúc 18 giờ cùng ngày.
    Trong dịp này, chúng ta cùng nhau ôn lại quá trình hình thành đời sống chiêm niệm, qua các Đan sĩ, Đan viện… một linh đạo mang chiều kích nội tâm vô cùng phong phú, đầy tính thánh thiêng.
    Đôi nét lịch sử
    - Đời sống đan sĩ có nguồn gốc từ thời tiên tri Êlia sống trên núi Carmel (Năm 854 trước Công Nguyên).
    - Đến năm 1247, Đức Giáo Hoàng Innocente IV đã phê chuẩn quy luật tiên khởi Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh.
    - Sau cơn dịch, tiếp đến chiến tranh đói kém tại Châu Âu năm 1347, sức khoẻ con người suy yếu, dần dà đời sống tinh thần trong Đan viện cũng lỏng lẻo, nên các đan sĩ đã sống theo Luật Dòng Cát Minh giảm chế.
    - Đến thời Thánh Têrêsa vào thế kỷ XV, vì muốn hoàn toàn thuộc về Chúa và sống cho Ngài, để cầu nguyện cho hàng Giáo phẩm đã thoái hoá và chống lại nhóm ly khai, nên Thánh Têrêsa đã cùng một số chị em say mê lý tưởng tu kín đi thành lập Dòng Cát Minh Cải Tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24 tháng 8 năm 1562.
    - Đến năm 1585, nhóm Cải tổ đã tách ra thành Tỉnh Dòng tự trị với tên: “L’Ordre Des Carmes Déchaussées” (OCD).
    - Năm 1604: Dòng Cát Minh cải tổ được thành lập tại Pháp.
    - Carmel Lisieux (Pháp) đã lập Dòng Cát Minh Sài Gòn là Đan viện Cát Minh đầu tiên tại Việt Nam năm 1861, do Mẹ Philomène de L‘Immaculée Conception.
    - Sau đó, Dòng Cát Minh Sài Gòn đi lập Dòng Cát Minh Hà Nội (1895).
    - Dòng Cát Minh Hà Nội lập Dòng Cát Minh Huế (1909) và Dòng Cát Minh Bùi Chu (1923).
    - Dòng Cát Minh Huế lập Carmel Jalo Iloilo (1923) ở Philippines, Carmel Cholet (1925) ở Pháp và Dòng Cát Minh Thanh Hóa (1929) tức là Dòng Cát Minh Nha Trang bây giờ.
    - Tháng 04/1975, hoàn cảnh đất nước biến động. Các Dòng tu ở Huế đều di tản vào Nam để tránh bom đạn. Dòng Cát Minh Huế cũng vào Sàigòn và định cư tại giáo xứ Bình Triệu. Vì thế, Dòng được gọi là “Đan viện Cát Minh Huế – Bình Triệu”. Nhờ hồng ân Chúa, ơn gọi ngày càng phát triển theo dòng thời gian. Năm 1996, Đan viện có gần 40 nữ tu.
    - Ngày 17-04-1996, Mẹ Bề Trên M.Thérèse Consolata đã đưa 12 nữ tu trở về Huế để tái thiết Đan viện Huế. Trong thời gian này, Đan viện đã nhận thêm nhiều ơn gọi.
    - Tháng 3 năm 1998, khi Đan viện Cát Minh Huế đã ổn định, Toà Thánh gởi sắc chỉ công nhận Đan viện Cát Minh Bình Triệu được chính thức thiết lập qua sự chấp thuận của Đức Tổng Giám mục Sài gòn - ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Từ nay, Đan viện Cát Minh Huế và Cát Minh Bình Triệu là hai đan viện khác nhau.
    Vẻ đẹp chiêm niệm
    Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israel đối với Thiên Chúa hằng sống. Ở đó, bên dòng suối mang tên của Vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo Chủ Giêrusalem một quy luật để sống. Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Người như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì. Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh của Người.
    Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan viện còn có một Thánh Quan Thầy riêng: Riêng Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse.



    Chữ ký của Teresa_QMai
    ...Cám Ơn Ngài mỗi sớm mai thức giấc......
    ...Cho con thêm 1 ngày nữa để yêu thương....

  16. Có 6 người cám ơn Teresa_QMai vì bài này:


  17. #9
    sao biển
    Khách viếng
    sao biển's Avatar

    Default

    Tâm hồn nhỏ mến ! Nếu bạn có ý muốn tìm hiểu nhiều hơn về Cát Minh Saigon, bạn có thể đến trực tiếp. Nếu vì khoảng cách địa lý xa xôi , bạn có thể gọi điện thoại xin hẹn trước , vì nếu có hẹn trước sẽ có chị giúp tìm hiểu , chứ không thì cũng hơi khó, vì các chị bận suốt hà. Địa chỉ : 33 Tôn Đức Thắng, Q1 , TPHCM. ĐT : 083. 8228519 ( nhớ gọi từ khoảng 8h đến 10h30 sáng , 14h30 đến 1600h chiều nhé ) .

  18. Có 4 người cám ơn sao biển vì bài này:


  19. #10
    thoaipham's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: vincente
    Giới tính: Nam
    Đến từ: calgary canda
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

    Default

    toi muon dang ky de nghe nhac thanh ca va xem phim .nhung saolam hoai ma cu bao la bam sai mat ma.xin chi dum .ma tai sao muan nghe nhac chuc ma kho qua vay.nhe nhac doi dau can phai lam thu tuc ray ra qua vay dau.xin thu loi nhe

  20. Được cám ơn bởi:


  21. #11
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default DÒNG CÁT MINH NHA TRANG

    MỘT VÀI HÌNH ẢNH DÒNG CÁT MINH NHA TRANG




































    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  22. Có 8 người cám ơn Vinam vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com