Love Telling Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 41 tới 48 trên 48

Chủ đề: DẪN VÀO THÁNH NHẠC - Lm. Đỗ Xuân Quế (biên khảo)

  1. #1
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default DẪN VÀO THÁNH NHẠC - Lm. Đỗ Xuân Quế (biên khảo)

    DẪN VÀO & BÀN VỀ THÁNH NHẠC

    (Biên khảo)




    ============
    * Xin được giới thiệu cùng ACE một biên khảo về Thánh Nhạc Việt Nam của Linh mục Đỗ Xuân Quế

    * Kính cám ơn wbesite
    http://www.dunglac.org đã cho đăng tải đầy đủ biên khảo này để chúng tôi được sử dụng cho việc học tập và nghiên cứu!

    * Trong bài này, theo nguồn trích dẫn, sẽ có mục bị trùng với một chủ đề tương tự mà ACE đã post trước đó; song để giúp liền mạch một biên khảo (mang tính tài liệu-giáo trình để học) và cũng là theo trình tự một chuyên mục từ nguồn gốc, cho phép tôi được lặp lại nội dung tại đây. Những phần nội dung trùng lặp tôi sẽ ghi nguồn dẫn thêm trong bài ở để tiện theo dõi và bổ sung!
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  2. Có 10 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  3. #41
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default HÁT THÁNH CA TRONG NHÀ THỜ

    HÁT THÁNH CA TRONG NHÀ THỜ
    (Huấn từ của Đ.G.H Phao-lô VI)


    Ngày 6 tháng Tư năm 1970, Đ.G.H. Phao-lô đã đọc bài diễn từ sau đây, nhân Đại hội quốc tế lần X, Các ca đoàn hát thánh ca trong nhà thờ. Bài diễn từ đã được đọc trước các thành viên tham dự từ hơn hai mươi năm qua, nhưng nội dung vẫn còn thích hợp và đáng cho các ca đoàn suy nghĩ để tuân theo. Vì thế, Ban Thánh nhạc xin dịch ra để cống hiến các ca đoàn một tài liệu chính thống của Hội thánh về việc ca hát trong nhà thờ. Người ta có thể nói rằng tài liệu này cũ và xem như không còn thích hợp mấy đối với hoàn cảnh bây giờ. Thực ra quy luật của Hội thánh về thánh nhạc không hay thay đổi và thay dổi nhanh như nhiều người nghĩ. Hồi đầu năm 1994, tôi có dịp gặp một nữ tu người Pháp, chuyên về thánh nhạc ơû Paris sang. Trước khi bà sang, tôi có nhờ một người quen xin bà mang giùm cho những tài liệu mới nhất về Thánh nhạc. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy bà mang đến cho những tài liệu tôi đã có từ 1987. Tài liệu đó là Hòa nhạc trong các nhà thờ. Còn từ ấy đến nay, bà đã cho tìm trong bán nguyệt san Documentation catholique mà không thấy có gì thêm. Bán nguyệt san vừa nói là một tạp chí đăng tải các tài liệu Tòa thánh về nhiều vấn đề liên quan đến đức tin và đạo lý.

    Thông thường, người ta vẫn thích những gì mới. Trong vấn đề thánh ca cũng vậy. Nhưng thánh ca không phải là thời trang nên không theo mốt. Nếu hát thánh ca mà lại chạy theo mốt thì e rằng người ta đã đi ra ngoài tinh thần và đường lối Hội thánh chỉ vẽ và muốn cho thánh ca đi vào. Vì vậy, thiết tươûng không gì tốt hơn là nghe tiếng nói chính thức của Hội thánh chỉ dẫn cho các ca đoàn phải hát thánh ca như thế nào trong tài liệu dưới đây :
    [...] Các bạn muốn nghe tiếng nói của Giáo hoàng trong vấn đề này ư ? Tiếng nói đó chẳng qua cũng chỉ là tiếng vọng của Hội thánh - trong Hiến chế của Công đồng về Phụng vụ và trong nhiều huấn thị kế tiếp, đặc biệt huấn thị về Thánh nhạc ban hành ngày 5 tháng Ba năm 1967 - đã tuyên bố về các mối tương quan giữa âm nhạc với phụng vụ và trong nhiều huấn thị khác nữa, nhằm làm cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh thêm rực rỡ, vui tươi và đượm nhuần bầu khí linh thiêng.
    Nếu đọc kỹ các tài liệu này, người ta sẽ thấy rõ là ngay cả bây giờ, nhiệm vụ Hội thánh giao phó cho âm nhạc, cho những người sáng tác cũng như cho các nhạc công, các ca đoàn và những người hát trong nhà thờ, thật là cao quý và hệ trọng như từ trước tới nay vẫn thế. Khi cử hành phụng vụ, phải liệu phô diễn những hình thức nghệ thuật cho thật hay, thật đẹp : như kèm theo các nghi thức là những cử điệu khoan thai, đẹp mắt, xứng hợp, trang trọng, cung giọng trong sáng dễ nghe, dễ đáp ; như đi đôi với lời cầu nguyện của Hội thánh là những bài hát vừa hay, vừa cảm động có sức nâng tâm hồn người ta lên cùng Thiên Chúa và giúp người ta dễ cầu nguyện. Âm nhạc tỏa chiếu trên cộng đoàn họp nhau lại nhân danh Chúa Ki-tô một thứ ánh sáng rực rỡ như chính khuôn mặt Chúa Ki-tô vậy. Nhờ sức mạnh vô hình của nghệ thuật, các ca đoàn dễ dàng bay lên vùng ánh sáng rạng ngời của chân lý, tìm gặp Thiên Chúa là Đấng thanh tẩy và thánh hóa. Như thế, họ có thể giúp cộng đoàn cử hành mầu nhiệm cứu độ trong những điều kiện thuận lợi, khi chính họ thông phần mật thiết vào các ơn ích của mầu nhiệm đó.

    Nhằm mục đích này, những tài liệu chúng tôi vừa trưng dẫn, cổ võ các ca đoàn hát trong các nhà thờ, nhà nguyện, từ các ca đoàn trong các đại giáo đường, các nhà thờ chính tòa, các đan viện nổi tiếng cho tới các hội hát trong các nhà nguyện, nhà thờ nhỏ, say sưa tập luyện và chuyên cần trau dồi nghệ thuật. Huấn thị về Thánh nhạc muốn rằng không một buổi cử hành phụng vụ nào mà không có hát nên đã yêu cầu, dù trong trường hợp không có một ban hát nhỏ, phải có ít nhất một hai người biết hát và được huấn luyện vừa đủ để có thể giúp giáo dân tham dự thánh lễ và các lễ nghi bằng những bài đơn sơ, dễ hát, lại biết điều khiển và làm điểm tựa cho các tín hữu dựa vào để hát nữa. (MS số 21 ; AAS 59, 1967, tr. 306-307)


    Vai trò bất khả thay thế của ban hát trong cộng đoàn

    Ở cấp bậc nào, người ta cũng cần đến sự hiện diện của các bạn. Khả năng, óc nhận xét, thiện chí của các bạn lúc nào cũng có thể giúp ích cho nhà thờ hay họ đạo của các bạn, ngay cả khi các bạn không họp nhau lại để hát hay trình tấu. Nhiệm vụ của các bạn vẫn quý giá và bất khả thay thế. Chỉ cần nhớ lại lời Huấn thị Thánh nhạc đã long trọng xác quyết về vấn đề này : “Nhiệm vụ của các ca đoàn và các ban hát còn quan trọng và cần thiết hơn do những ấn định của Công đồng liên quan đến công cuộc cải tổ phụng vụ đề ra.” (MS số 19, tlđd tr. 306)

    Các bạn hãy vui vẻ, phấn khơûi, ân cần, nhiệt tâm chu toàn sứ mệnh này. Phạm vi hoạt động mơû ra trước mắt các bạn thật bao la. Quả vậy, nếu cộng đoàn nên hát khi cử hành các lễ nghi thì ca đoàn cũng nên nắm giữ vai trò chủ chốt trong phần đàn hát xướng ca, vì chỉ ca đoàn mới có thể hát cho đạt những bài khá long trọng như ca nhập lễ, dâng lễ, hiệp lễ và các câu thánh vịnh đáp ca. Xin các bạn cũng đừng quên các nhu cầu về nghi thức và các đòi hỏi của cộng đoàn. Đừng rơi vào thói chỉ ưa thươûng thức nghệ thuật cho khoái tai - xin Chúa gìn giữ các bạn - nhưng hãy tìm cách hướng dẫn cộng đoàn, như Huấn thị muốn, mà giúp cộng đoàn hát cho linh động, giáo dục cảm quan của họ và thúc đẩy họ tích cực tham gia. Hãy làm cho các buổi cử hành thêm vui tươi, phấn khơûi, trang trọng và đoàn kết. Đó là công dịch vụ rất quý báu các bạn đem đến cho Hội thánh, đặc biệt cho hàng giáo sĩ và cộng đoàn trong những buổi lễ long trọng. Mong các bạn đem hết khả năng ra lo cho dịch vụ này.


    Các lễ nghi bán phụng vụ

    Chắc hẳn các bạn cũng sẽ dựa vào tinh thần này trong tất cả những gì liên quan đến ca mục của các bạn. Ca mục này là một kho tàng vô giá về lịch sử, nghệ thuật và đức tin mà Hội thánh đã luôn coi như một nét biểu dương của nghệ thuật và một yếu tố về đời sống thiêng liêng.

    Nhưng hiện nay nói chung, không thể sử dụng được tất cả như nhau. Phần có giá trị hơn cả về âm nhạc trong ca mục này nằm trong ca mục của các ban hát nhà thờ. Vì vậy, ca mục phải thích hợp với những đòi hỏi mới của phụng vụ, hoặc đôi khi nếu có thể, được dùng trong các lễ nghi bán phụng vụ, các buổi cử hành Lời Chúa, các lớp học hỏi Kinh thánh hay trong các buổi trình diễn âm nhạc đặc biệt tách rời khỏi phần cử hành lễ nghi v.v.. như Huấn thị gợi ý và đề nghị. (MS số 46, 53)


    Các bài hát bằng tiếng bản quốc

    Còn về ca mục bằng tiếng bản quốc, trong ít nhiều nước, hiện nay người ta mới chỉ ơû trong giai đoạn đầu. Vì vậy, các nhạc sĩ, các nhà soạn nhạc, các ca viên trong các thế hệ tương lai có nhiều khả năng phong phú tận dụng nguồn kỹ thuật âm nhạc của các nhà thờ, nhà nguyện để sáng tác những cung điệu dễ hát cho dân chúng. Thiên tài của các nghệ sĩ đã được thử nghiệm trong các vấn đề mới mẻ này. Các bạn hãy đem các sáng tác của họ ra mà sử dụng. Khi các sáng tác này đáp ứng các chỉ thị của Hội thánh và các đòi hỏi của nghệ thuật, chúng ta không nên ngần ngại sử dụng để khuyến khích một công trình lớn lao đang cần được thánh nhạc thực hiện, nhất là khi cuốn sách lễ Ro-ma mới được chính thức sử dụng, với những cung điệu làm giàu cho di sản phụng vụ cổ truyền.


    Đón nhận cái mới

    Phải biết đón nhận cái mới với thái độ khiêm nhường và trong tinh thần tự do mà rũ bỏ, nếu cần, những tập tục mà người ta lầm tươûng rằng đó là truyền thống bất di bất dịch của Hội thánh. Chính trong tinh thần cơûi mơû, sẵn sàng và thích nghi này mà ơn gọi phục vụ của các bạn phải được biểu lộ, như chúng tôi đã nói. Những việc các bạn đang làm theo ơn gọi đáng công biết mấy ! Các bạn là nét biểu dương linh động về niềm vui Phục sinh.

    Chúng tôi hằng âu yếm quý trọng và tận tình nâng đỡ các bạn. Chúng tôi quý mến các bạn vì các bạn là nét biểu dương linh động về niềm vui Phục sinh. Niềm vui này phải thấm nhuần mọi nghi thức trong năm phụng vụ. Các bạn hãy tỏa ra chung quanh mình niềm vui, bầu khí cầu nguyện, tình thương và tiếng hát của các bạn sẽ bay lên tới Chúa. Tiếng hát ấy sẽ bày tỏ một cách xứng đáng sự thờ phượng chúng ta phải dâng lên Người, sẽ biểu lộ mối hòa điệu trong tâm hồn gắn liền với tiếng hát. Như thế, các bạn sẽ đáp ứng các lời lẽ rất ý nhị của thánh Am-ro-xi-ô, giám mục Mi-la-nô, vị giám mục mà nền âm nhạc tôn giáo Tây phương phải mang ơn rất nhiều. Thánh nhân nói : “Thánh vịnh là tiếng dân chúng ca hát chúc tụng, ngợi khen Chúa, là tiếng cộng đoàn đồng thanh ca ngợi hát mừng, là lời mọi người chung tiếng ngợi khen, là tiếng của Hội thánh, là lời tuyên xưng đức tin dịu dàng, là lòng sùng kính cao đẹp, là sự tự do thanh thản, là tiếng reo vui hạnh phúc. Nó xoa dịu bực tức, âu lo ; nó xóa tan vất vả, ưu phiền. Người ta hát để tạo niềm vui và học cho biết thế nào là tin.” (Enar. in Ps. 1,9 ; Pl 14, 986)

    Ước gì đó là chương trình của các bạn. Ước gì chương trình này là ánh sáng ban mai hướng dẫn các bạn như một bản hát không ngừng cho tới khi chiếm hữu được Thiên Chúa, trong một hòa điệu không cùng và trong niềm vui vô tận trên Thiên quốc, nơi không có biên giới nào khác, ngoài tình yêu và ánh sáng. (Dante, Paradis 28,54)


    Chúng tôi xin gửi các bạn phép lành Tòa thánh.



    (Dịch theo bản tiếng Pháp trong DC số 1562
    ngày 3.5.1970 trang 417-418)
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  4. #42
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    HÁT LÀ CẦU NGUYỆN HAI LẦN


    Đó là đầu đề một bài viết nhỏ đăng trong một góc tờ tuần báo Công giáo và Dân tộc số 1426, ra ngày 26.9.2003, trong mục Tâm tình với chủ chăn, cuối trang 12, của tác giả Ma-ri-a Phương Liễu-Gò vấp.

    Tôi lấy làm vui khi đọc bài viết nhỏ này. Vui vì vẫn còn có người lưu tâm đến công viêc hát xướng trong nhà thờ và có những nhận xét cũng như những đòi hỏi thật đích đáng. Theo tác giả bài báo thì trong nhiều nhà thờ ơû thành phố chúng ta hiện nay, người ta đi lễ như đi xem chiếu bóng. Chính vì vậy, tác giả mới viết : “Bây giờ tôi mới thấm thía và hiểu được những câu chuyện của những người miền Bắc quê tôi. Mỗi khi có dịp vào thành phố Hồ chí Minh, hoặc đi làm ăn về, họ lại kể chuyện Sài-gòn và trong đó có cả chuyện “đi lễ”. Họ bảo :”Đi lễ trong Sài-gòn cứ như đi xem chiếu bóng vậy”. Đó là nhận xét.

    Còn đòi hỏi thì tác giả đòi như sau là giáo dân phải được hát và được tập hát chứ không phải chỉ có ca đoàn hát và phải hát những bài phổ thông, dễ hát cho cả nhà thờ cùng hát. Tất nhiên có những phần dành riêng cho ca đoàn, như khi cộng đoàn lên rước lễ chỉ một mình ca doàn hát lúc bấy giờ thôi. Lúc này ca đoàn có thể hát bài mới lạ dành riêng cho mình, còn ngoài ra phải hát chung. Mà muốn chung phải tập trước và tập những bài vắn, gọn dễ hát. Tốt hơn cả là những bài lấy lời từ thánh vịnh, Kinh thánh hay phụng vụ. Điều này nhiều người chưa quen và còn nhiều thiên kiến và ngộ nhận, bơûi nghĩ rằng hát phải vui, phải mới, phải hợp thời với trào lưu âm nhạc hiện đại. Không hẳn như thế, nếu người ta hiểu thế nào là thánh nhạc và chức năng của thánh nhạc là gì. Bơûi không hiểu nên mới làm sai và đi ngược lại mà không biết rằng làm như thế là sai và trái với lời dạy của Hội thánh trong việc thờ phượng. Hay là biết nhưng cứ làm để chiều theo thị hiếu của những người không biết hoặc quan niệm lệch lạc về thánh nhạc.

    Cuối cùng xin góp ý thêm với tác giả là hát chưa phải là cầu nguyện hai lần mà phải hát hay, hát tốt, hát đúng nữa, vì nếu chỉ hát không thôi và hát bất cứ bài nào hay cách nào thì chỉ là hát chứ chưa phải là cầu nguyện và càng không phải là cầu nguyện hai lần.





    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  5. #43
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    QUÁ XƯA
    THÁNH NHẠC GÌ MÀ XƯA QUÁ VẬY?


    Nhạc sĩ Thiên Quang, người đang hoạt động ráo riết về thánh nhạc tại Hoa kỳ lại mới gửi điện thư cho tôi, yêu cầu trả lời câu hỏi của ông Phạm Quang Aùnh, thuộc cộng đoàn Chúa Chiên lành bên Mỹ như sau : “Tại sao chúng ta phải tuân theo huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc xưa quá như vậy. Tại sao phải theo Hiến chế Phụng vụï mà hát theo lời dạy của Hội thánh xua quá đi thôi. Làm như thế, giới trẻ nó sẽ bỏ đạo hết.”


    Nhận được điện thư này cả hơn một tháng nay rồi, nhưng tôi vẫn chưa trả lời và tự nhiên không muốn trả lời. Thấy tôi chậm trả lời, nhạc sĩ Thiên Quang lại thúc, vì ông muốn tôi trả lời cho rộng đường dư luận. Thú thựïc những câu hỏi nêu trên làm cho tôi liên tươûng đến những câu như : “Tại sao con cái phải vâng lời cha mẹ ? Tại sao khi ra khỏi nhà, con cái nên cho cha me biếtt là đi đâu, ấy là không muốn nói con cái phải xin phép cha me, khi còn là vị thành niên ? ” Sao mà xưa quá vậy, thời bây giờ mà thanh niên thiếu nữ còn phải tùy thuộc vào cha mẹ ư ï?”

    Trả lời những câu hỏi như thế, ai mà chả trả lời được. Dễ quá đi chứ !Nhưng để rộng đường dư luận như ý của nhạc sĩ Thiên Quang, tôi cũng xin tuần tự trả lời những câu hỏi trên. Tôi biết chắc những câu trả lời này không thuyết phục đuợc ông Aùnh cũng như nhiều người khác có cùng một quan niệm như ông, nhưng tôi xin cứ khách quan và theo lẽ nên chăng mà nói, còn ai nghe hay không nghe thì đó là quyền của nguời ta. Có điều dù nghe hay không nghe, ai nấy đều phải tuân theo sự thật và lẽ phải, nếu đúng là như vậy.

    1. Tại sao chúng ta phải tuân theo huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc xưa quá như vậy ?
    Câu hỏi này có hai vế : vế thứ nhất là tại sao phải tuân theo và vế thứ hai là Thánh nhạc xưa quá. Về vế thứ nhất, tôi xin nói : chúng ta phải tuân theo Huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc vì đó là bổn phận của chúng ta, bơûi lẽ chúng ta là con cái Hội thánh do bí tích Thánh tẩy. Hội thánh đã sinh ra chúng ta về đường thiêng liêng. Chúng ta phải tuân theo Huấn thị của Hội thánh cũng như con cái phải vâng lời cha mẹ vậy. Có ai phủ nhận bổn phận của con cái là phải vâng lời cha mẹ đâu, nhất là khi con cái còn nhỏ, chưa hiểu biết mấy và chưa có kinh nghiệm trong trường đời. Bơûi vậy tuân theo Huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc là điều đương nhiên, nhất là khi Hội thánh thấy con cái của mình không biết hay hiểu sai về chúc năng của Thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Chính vì chức năng cao quí này mà Hội thánh phải hướng dẫn, đề ra các qui tắc cho con cái mình noi theo. Có phải ngẫu nhiên mà có Motu proprio đề là Tra le sollicitudini của thánh Giáo Hoàng Pio X, ban hành năm 1904 cách đây một trăm năm đâu ? Và có phải vô cớ mà mới đây Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II viết một thư thủ bút để kỷ niệm một trăm năm ngày ban hành sắc lệnh Motu proprio mới nói đâu ?
    Vế thứ hai là Thánh nhạc quá xưa. Đúng như vậy. Thánh nhạc mà đặc biệt là Bình ca xưa lắm rồi, cả mấy trăm năm chứ không phải ít. Thế mà ngày nay ơû bên Aâu Mỹ, sau một thời người ta chạy theo nhạc thời trang, bây giờ lại có những đĩa hát, băng nhạc bình ca bằng tiếng la-tinh rất được ưa chuộng. Xưa, cổ nhưng mà quí. Các cổ vật người ta mới khai quật được ơû Hà-Nội và hiện đang trưng bày ơû bảo tàng viện Sai-gon cho đến hết tháng sáu năm nay, cổ đó mà rất quí. Có ai dám chê đâu ! Cho nên xưa nhưng mà không có nghĩa là đáng bỏ đi đối với một số cổ vật. Những vật người ta tìm được và vớt lên từ con tầu Titanic cách đây cả 90 năm, xưa đấy, hiện đang trưng bày ơû Luân đôn, đâu có phải là đồ bỏ ? Nhạc cổ điển của Mozart, Bach, Beethoven xưa lắm chứ, thế mà sao cả thế giới vẫn còn thích nghe, vẫn tiếp tục được hòa nhạc, biểu diễn và sản xuất thành các băng nhạc đĩa hát ơû nhiều thời từ xưa đến nay. Bơûi vậy, xưa nhưng tùy. Có cái xưa phải bỏ, như người ta đã bỏ lối búi tó hay bó chân. Còn những cái hay và được công nhận là có giá trị thì không bỏ được. Thánh nhạc thuộc loại này, một kho tàng quí giá làm vẻ vang cho Hội thánh từ bao đời nay. Chỉ có loại nhạc tồi mà người ta cũng gọi là thánh ca mới đáng loại thôi. Muốn là thánh ca chân chính thì phải hội tụ ba yếu tố : đó là thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát. Không có ba yếu tố này thì không gọi là thánh nhạc được.
    2. Câu hỏi thứ hai cũng có hai vế.
    Vế thứ nhất gần giống câu thứ nhất về ý tại sao phải theo Hiến chế Phụng vụ mà hát theo lời dạy của Hội thánh xưa quá đi thôi. Lời dạy của Hội thánh trong Hiến chếá Phụng vụ, chương VI không quá xưa đâu, vì có nói đến Bình ca (số 116a), Đa âm hợp xướng (số 116b), các Ấn bản bình ca (số 117), Bài hát đạo bình dân (số 118). Ngay đầu chương VI, cuối số 112, Hiến chế đã có những lời lẽ hợp thời như sau : “Bơûi thế, Thánh nhạc sẽ càng thánh khi càng gắn liền chặt chẽ với hành động phụng vụ, bằng cách diễn tả lời cầu nguyện ngọt ngào hơn, thôi thúc tín hữu đồng tâm nhất trí, và làm cho nghi lễ thánh thêm phần long trọng. Hội thánh còn công nhận và đưa vào phụng vụ các hình thức của nghệ thuật chân chính, khi những hình thức ấy hội đủ những điều kiện cần thiết.
    Vậy, khi duy trì các quy tắc cũng như các chỉ thị của truyền thống và của kỷ luật trong Hội thánh, đồng thời nhắm theo mục đích của Thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu, thánh Công đồng ấn định những điều sau đây.”
    Trong thư thủ bút nhân kỷ niệm một trăm năm Motu proprio, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II cũng viết : “Tôi biết rõ là cả ngày nay cũng không thiếu những nhà sáng tác có khả năng cống hiến trong tinh thần này, phần đóng góp cần thiết và sự hợp tác sơû trường của họ, để tăng cường gia sản âm nhạc, nhằm phục vụ một nền phụng vụ luôn luôn được sống mãnh liệt hơn. Tôi bày tỏ với họ tất cả lòng tín nhiệm của tôi, và rất chân thành khuyến khích họ nên hết sức nỗ lực để gia tăng ca mục bằng những sang tác xứng với sự cao cả của các mầu nhiệm được cử hành, và đồng thời thích hợp với cảm quan của người thời đại.” (Một trăm năm Motu proprio số 12).
    Nếu như vậy thì sao nói là quá xưa được ? Vả lại, trong các tuyển tập bài hát ơû nhà thờ tại Mỹ, Pháp, Đức, Anh, có những bài cả trăm tuổi, thế mà người ta vẫn cứ cho vào tuyển tập. Như vậy nghĩa là gì ? Thưa nghĩa là xưa đấy nhưng không bị loại đâu, thí dụ bài O come, all ye faithful trong cuốn Breaking Bread, Oregon Catholic Press 1998-1999, bài số 88, trang 170 ; bài Elle est bénie de Dieu số 53.51 trang 344 trong sách Missel noté de l’assemblée chrétienne 1990, nhà xuất bản Brépols-Cerf, Chalet-Levain
    Vế thứ hai là làm như thế, giới trẻ sẽ bỏ đạo hết.
    Hội thánh đã làm như thế từ trước đến nay và bây giờ vẫn còn đang làm. Thế mà giới trẻ chưa bỏ đạo hết và chắc sẽ không bỏ hết, bằng chứng là tại nhiều nhà thờ trên thế giới và ngay tại Mỹ, vẫn còn những người trẻ đến nhà thờ, có thể là không nhiều, nhưng vẫn không hết như ông Aùnh quả quyết. Vậy, có thể là một số người trẻ bỏ, nhưng chắc không phải là giới trẻ bỏ hết. Và cũng có thể một số người trẻ vẫn đến nhà thờ, khi nhà thờ hát xướng theo đúng qui luật của Hội thánh. Tôi nói như vậy, vì các chiều Chúa nhật ơû Sài-gòn vào lúc 5g30, tại nhà thờ Mai Khôi số 44 đường Tú Xương đầy chật người trẻ bên trong cũng như bên ngoài. Nhà thờ không hát những bài ca xập xình, không đệm đàn điện tử theo lối phòng trà và tụ điểm ca nhạc mà chỉ chơi đàn ghi-ta thùng, đệm đàn điện tử theo lối phụng vụ có bản đệm đàn soạn sẵn. Không khí thật trang nghiêm trầm lắng ; người ta đi lễ để cầu nguyện và tôn vinh ca tụng Chúa, chứ không đến để nghe hát cho vui như ơû ngoài đời.
    Ngược lại, sẽ có một số người không những trẻ mà cả già nữa sẽ bỏ nhà thờ (bỏ nhà thờ, chứ không bỏ đạo), khi nhà thờ hát lăng nhăng lít nhít không đâu vào đâu cả, bài hát dơû, giọng ca xoàng và đàn địch ồn ào, âm thanh chát chúa. Người ta, những người đó, sẽ bỏ nhà thờ này để đi tới nhà thờ khác hát có nghệ thuật và đúng phụng vụ hơn.
    Như vậy, tôi nghĩ là không nên sợ giới trẻ bỏ đạo hết khi nhà thờ đàn hát theo đúng Huấn thị của Hội thánh và Hiến chế Phụng vụ của Công đồng Va-ti-ca-nô II. Thời Chúa Giê-su đã có nhiều người lục tục kéo nhau ra về, khi Người nói thịt của Người là thức ăn và máu của Người là thức uống : “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi ?” (Ga, 6,60) Thấy thế, Chúa Giê-su quay lại hỏi các môn đệ : “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư ? … Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?” (Ga 6, 61. 67) Tông đồ Phê-rô nhanh miệng trả lời : “Thưa Thày, bỏ Thày, chúng con biết đến với ai ? Thày mới có những lời đem lại sự sống đời đời.” (Ga 6, 68)
    Chúa Giê-su trọng tự do của con người. Chúa không ép buộc ai. Nhưng ai tự nguyện đi theo và nghe lời Người thì được phúc. Trong việc hành đạo cũng vậy, cần phải hiểu cho đúng và có lòng xác tín. Đường đi theo Chúa vẫn đòi hỏi. Nhưng chinh cái đòi hỏi này lại làm nên cái cao trọng cho cuộc đời của mỗi người. Chúa đã chẳng nói với chúng ta phải đi vào cửa hẹp và ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì Người, thì sẽ tìm thấy được hay sao ? ( x. Mt 7,13.14 ; Mt 10, 39)





    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  6. Được cám ơn bởi:


  7. #44
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    VỀ BÀI TRƯỜNG CA AVE MARIA


    Nhạc sĩ Thiên Quang nhờ tôi giải đáp hai câu hỏi của ca trươûng Hải Vân về thi sĩ Hàn mạc Tử và bài thơ được phổ nhạc của ông thành bản trường ca Ave Maria.


    25 năm về trước, ai đã từng đi lễ tại nhà thờ Đắc Lộ của các cha Dòng Tên ơû đường Yên Đổ cũ, chắc phải được nghe nói về người ca trươûng này. Hồi ấy anh nổi tiếng vì tập hát hay, điều khiển giỏi ca đoàn trẻ Thái Hòa. Ca đoàn này cùng chung một thời với Y Nhã và Cung Chiều. Hiện nay anh vẫn còn nổi tiếng ơû Paris nhờ một ca đoàn do anh sáng lập và điều khiển mà tôi đã có dịp nghe hồi tháng Năm, năm 1993. Câu hỏi anh đặt ra là Hàn Mạc Tử có phải là người công giáo hay không. Bên cạnh câu hỏi này là một câu hỏi khác liên quan đến việc có được hát trong thánh lễ, bài thơ đã được nhạc sĩ Hải Linh phổ nhạc này hay không.

    Hàn Mạc Tử là người công giáo, có bằng chứng rửa tội và thêm sức đàng hoàng. Gần đây, ông Phạm Xuân Tuyển, tác giả cuốn Di tìm chân dung Hàn Mạc Tử có viết một bài báo, nhưng chưa được phổ biến, nói về vấn đề này. Còn bài thơ phổ nhạc thành trường ca Ave Maria này có được hát trong thánh lễø hay không. Tôi xin trả lời là đượckhông được. Được là khi hát ở ngoài khung cảnh thánh lễ, như trước và sau chẳng hạn. Và không được là không hát ơû trong thánh lễ, tuy nhiều nơi đã hát. Được hát trong nhà thờ, vì đó là một bài hát đạo, hiểu theo nghĩa có những tâm tình đạo được chuẩn nhận, còn không được hát trong thánh lễ là vì bài hát đó không thuộc thể loại những bài ca đuợc dùng trong phụng vụ như đối ca nhập lễ, đáp ca, thánh thi, ca khúc bình dân tôn giáo. Các bài hát trong thánh lễ phải theo phần đoạn của thánh lễ ; lời ca thường phải là lời kinh thánh hay phụng vụ và dòng nhạc phải dơn sơ thánh thiện, chuyển hành liền bậc, càng giống bình ca bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, lại không mang tính kịch trường. Bài Ave Maria không thuộc loại nào trong những loại này để được hát trong thánh lễ. Nhưng xin nói lại : được hát trong nhà thờ trước hay sau thánh lễ hoặc trong những buổi hát cầu nguyện để tôn vinh Đức Mẹ hay biểu diễn nghệ thuật, nhằm cho thấy cái hay cái đẹp của thi ca và âm nhạc công giáo.

    Về điểm này, ông Võ Long Tê trong bài Kinh nghiệm thi ca và hành trình tôn giáo của Hàn Mạc Tử, đã viết : “Được các nhà phê bình văn học theo nhiều trường phái tôn giáo và linh đạo coi là một kiệt tác, bài thơ Ave Maria đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong hành trình tôn giáo của tác giả. Ở đây ông đã biểu lộ khuynh hướng tư tươûng thần cảm và nghệ thuật tượng trưng phong phú. Thi phẩm dài hơi này chứng tỏ thi hứng dồi dào của ông. Khơûi đầu bằng nhìn về ân điển theo thánh kinh, bài thơ dắt chúng ta trên bước đường tôn vinh ĐứcTrinh Nữ, và kết thúc bằng một lời tuyên tín và tỏ bày lòng cậy trông.” (CGDT Xuân Mậu Thìn 1988 trang 17)

    Còn về nhạc thì nhạc sĩ Phạm Duy cũng phát biểu : “Chúng tôi còn được thấy bài Thánh Nữ Đồng Trinh Maria của Hàn Mạc Tử, trơû thành một giáo trường ca do bàn tay sáng tạo của Hải Linh, để thấy được giá trị tột đỉnh của thi ca âm nhạc Công giáo Việt Nam, không thua kém bất cứ thi ca và âm nhạc của bất cứ người công giáo nào trên thế giới.”

    Mượn thi ca và âm nhạc để tôn vinh Đức Mẹ là sử dụng hai bộ môn nghệ thuật có sức rung cảm và diễn tả ớ mức độ cao. Vì vậy, hát trường ca Ave Maria trong nhà thờ, ngoài khung cảnh thánh lễ, hay trong những buổi biểu diễn nghệ tthuật là điều chẩng những được phép mà lại còn nên khuyến khích nữa, vì những lý do nói trên.

    Nhân tiện tôi cũng xin lạm bàn về kỷ luật thánh nhạc trong các nhà thờ. Nhiều người cho rằng Hội thánh khe khắt và cứng nhắc trong vấn đề này. Thực ra không phải vậy. Hội thánh làm như thế là muốn bảo vệ giá trị cao quí ngàn đời của thánh nhạc. Thánh nhạc là loại nhạc riêng của Hội thánh từ bao đời nay và âm nhạc ấy đã chứng tỏ giá trị bền vững của nó trải qua các thời đại. Hội thánh không muốn để cho âm nhạc này bị đồng hóa với các loại nhạc khác, dù là nhạc thời trang, thời đại rất được nhiều người nhất là người trẻ ưa thích hiện nay. Hội thánh không muốn để cho kiểu cách và bầu khí phòng trà hay các tụ điểm ca nhạc tràn vào nhà thờ, cũng như trước kia đã không để cho lối hát opera xâm chiếm và ngự trị trong đóø. Hồi ấy, nhiều tín hữu thích hát opera, cũng như bây giờ nhiều người thích hát và chơi nhạc gọi là trẻ trong các nhà thờø. Hội thánh có kỷ luật và cương quyết bảo vệ kỷ luật này để giữ vững giá trị cho kho tàng âm nhạc của mình. Một nhạc sĩ đại tài như Mozart đã cảm kích và thán phuc loại nhạc này, đến nỗi ông đã bằng lòng đánh đổi một bài nhạc nổi tiếng của ông lấy một bài nhạc của Hội thánh hay như bài Victimae pascalis laudes. Như vậy đủ chứng tỏ cái hay và giá trị của nhạc Hội thánh.

    Cũng có người bảo rằng không nên quá khe khắt và ngặt nghèo đối với lớp người trẻ hiện nay. Đồng ý, nhưng cũng phải ơû mức đô nào đó thôi, và chừng nào nhạc mới, nhạc trẻ không phá hoại hay làm tổn thương đến chức năng chính yếu của nhạc nhà thờ là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu thì Hội thánh không ngăn cấm mà lại còn khuyến khích cổ võ nữa. Có điều vào nhà thờ mà như vào phòng trà hay đến các tụ điểm ca nhạc thì làm sao Hội thánh có thể nhắm mắt làm ngơ được ? Mà nếu nhắm mắt làm ngơ thì đó là thiếu sót bổn phận và đầu hàng nghịch cảnh.

    Nếu ở nước ngoài hay đã có dịp ra nước ngoài mà vào dự lễ các ngày Chúa Nhật trong các nhà thờ của người địa phương, chúng ta sẽ thấy họ không đàn hát như chúng ta và thường các vị hữu trách ơû bên đó cũng ít khi phải nhắc bảo về cung cách đàn hát trong nhà thờ, vì người ta biết và tuân hành kỷ luật dường như tự phát, do tinh thần tự trọng. Có người đã học ơû viện Thánh nhạc Roma nói rằng những ai xuất thân từ đây không cần phải xin kiểm duyệt các nhạc phẩm của mình, vì đã ơû đó ra thì đương nhiên là biết và tuân hành kỷ luật, khỏi phải nhắc bảo hay nói năng gì. Có lẽ nơi nào không biết, người nào không hay mới là những nơi, những người phản ứng quyết liệt và không chịu tuân hành hơn cả.

    Cuối cùng, một điều quan trọng không kém là phải phân biệt nhạc đời và nhạc đạo. Nhạc đạo có cung cách và kỷ luật của đạo, nhạc đời có lối sáng tác và biểu hiện theo đời ; hai bên độc lập, không nên lẫn lộn và chồng chéo lên nhau. Xã hội có tiến hóa. Thời nào có kỷ cương thời nấy. Hội thánh biết như vậy nên từ sau Công đồng Va-ti-ca-nô II đã cho dùng thường ngữ trong phụng vụ và nước nào hát bài ca theo tiếng nước đó, không còn bắt buộc phải hát bằng tiếng la-tinh nữa, tuy có khuyến khích nên duy trì trong ít nhiều trường hợp.

    Nhưng dù hát tiếng nước nào hay bài nào, đòi hỏi căn bản vẫn là hát cho có nghệ thuật và đúng với những đòi hỏi của khoa thánh nhạc. Nếu không biết hay không tôn trọng những đòi hỏi này thì thật không còn gì để nói nữa và có nói cũng vô ích mà thôi.





    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  8. #45
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    TRẢ LỜI BẠN ĐỌC


    1. Xin hỏi chữ Allêluia viết như thế nào thì đúng? Vì con thấy bây giờ có những cách viết như sau : Hal-lê-lu-ia ; Al-lê-lui-a, Alleluia, Al-le-lui-a, Al-le-lu-ia và Hal-le-lu-ia. Kể cả cách phát âm nữa. (Bùi trọng Khẩn).
    - Một chữ mà viết bằng ấy kiểu như trên thì cũng rắc rối và phức tạp thật, chẳng biết lối nào mà theo và xem ra ai muốn viết thế nào thì viết. Như vậy, kể cũng khá “loạn”. Vì thế, thiết tưởng cần phải có nguyên tắc và một qui luật chung để mọi người dựa vào đấy mà viết.
    Nguyên tắc đó là nguyên tắc ngữ học quốc tế chung cho mọi nước, và được nhiều người, nếu không muốn nói là mọi người, tôn trọng. Và qui luật một khi được quốc tếõ công nhận thì cá nhân người này, người kia, đoàn thể này đoàn thể nọ không ưa không thích, đồng ý hay không đồng ý không thành vấn đề, vì đã chịu luật chơi chung thì phải thế. Vậy, nguyên tắc ngữ học quốc tế là : phiên âm từ nguyên ngữ và dùng những vần có trong ngôn ngữ nước mình để phiên âm. Điều này khá hạn chế vì có nhưng vần, những chữ có trong nguyên ngữ mà không có hay không đọc được trong chuyển ngữ, thí dụ chữ h đối với tiếng la-tinh và tiếng Pháp. Người La-tinh và người Pháp có chữ này nhưng họ không đọc được. Ví vậy họ mới bỏ đi trong chữ Halleluyah là nguyên ngữ híp-ri. Người công giáo Việt Nam quen với kiểu viết của người La-tinh và người Pháp từ bao đời nay nên vẫn viết chữ này theo lối của họ, nghĩa là Alleluia. Nếu là người La-tinh và người Pháp thì không nói làm gì, nhưng người Việt Nam có chữ h và đọc được chữ h thì theo nguyên tắc và qui luật ngữ học quốc tế nên viết và đọc theo nguyên ngữ, vì như vậy mới có nghĩa cũng như chữ hân hạnh trong tiếng Việt Nam. Phải đọc là hân hạnh mới có nghĩa, còn nếu bỏ hay không đọc chữ h thì không có nghĩa,vì bấy giờ thay vì hân hạnh sẽ là ân ạnh.
    Đó là nguyên tắc, còn thực tế thì có vấn đề. Vấn đề ở chỗ Việt Nam không có âm ya, al hay hal mà chỉ có ia, an hay han. Nếu muốn phát âm cho đúng tiếng híp-ri thì phải đọc như người ta viết nghĩa là Halleluyah. Hallelu là ngợi khen chúc tụng hoan hô, con Yah là Yahvé : Đức Chúa. Người Do thái cũng như người Việt Nam kỵ tên húy của nhà vua. Vì thế tuy viết danh Thiên Chúa là Yahvé mà khi đến chữ này họ không đọc chính tên mà đọc khác đi. Cũng vì vậy khi gặp chữ này trong Kinh thánh, Nhóm CGKPV dịch là Đức Chúa mà không viết chữ Gia-vê ra. Do đấy hỏi viết thế nào cho đúng thì thật khó nói, vì tiếng Việt Nam không có cách nào viết cho đúng được, mà chỉ tương đối thôi. Nếu viết là Alleluia thì cũng giống như ân ạnh không có nghĩa ; còn viết năm bẩy kiểu như hiện nay thì không đúng nguyên tắc ngữ học. Có chăng tạm nhận được một kiểu tương đối khá chuẩn về cách phát âm theo ý nghĩa, nhưng không chuẩn về cách viết. Đó là Ha-lê-lui-a. Đáng lẽ phải viết là Ha-lê-lu-ya. Nhưng vần ya không có trong tiếng Việt Nam như nói ở trên. Còn nếu viết là Ha-lê-lu-ia thì vần ia, người ta không đọc là I-a mà đọc là ia. Chính vì vậy mà khi phiên âm sang tiếng Việt, phải có gạch ngang để người ta đọc cho đúng. Chẳng hạn chữ Maria. Vì quá quen người ta đọc là Ma-ri-a chứ không thi sẽ đọc là Ma-ria (ia).
    Kết luận là nếu muốn viết cho khá đúng với nguyên tắc và qui luật ngữ học quốc tế thì thiết tưởng phải viết là Ha-lê-lu-ia với điều kiện âm ia phải đọc như gia (tức Yahvé).

    2. Làm thế nào để nhận biết đâu là một bài thánh ca công giáo, đâu là bài hát của hội thánh Tin Lành ? Ca đoàn công giáo có nên chọn hát thánh ca của anh em Tin Lành không ? Từ trước tới nay, công giáo chúng ta có chung với anh em Tin Lành những bài hát nào, xin cho phổ biến và giới thiệu bài hay. Có bao giờ chúng ta (người công giáo) nghiên cứu về thánh ca Tin Lành ? Có gì khác biệt về thánh nhạc thánh ca giữa hai hội thánh này ? Trong khi cử hành bí tích rửa tội, có chỗ nào có thể cất lên 1 bài ca, và bài ca ấy có nội dung như thế nào là thích hợp nhất. (Tuyết Mai)
    - Cứ xem lời ca. Các từ hai bên dùng không giống nhau, cách diễn tả cũng khác nhau nữa. Thí dụ người Tin Lành dùng chữ thuộc linh. Đó là chữ lạ đối với người công giáo cũng như chữ báp-têm chẳng hạn. Rồi dòng nhạc cũng thế. Dòng nhạc của các nhạc sĩ Tin Lành bây giờ xem ra gần với dòng nhạc ngoài đời hơn.
    - Các nhạc sĩ bên Tin Lành mới sáng tác thánh ca trong những năm gần đây thôi. Số nhạc sĩ của họ cũng tương đối còn ít. Trước kia họ thường hát đa âm hợp xướng lấy trong các sách hát của nước ngoài rồi đặt lời Việt vào. Vì vậy, tôi chưa thấy bên công giáo chọn thánh ca của anh em Tin Lành. Có lẽ vì bên công giáo có quá nhiều bài hát chăng ?
    - Như vừa nói, nền thánh ca của anh em Tin Lành ở Việt Nam, nói cho đúng, chỉ mới phát triển gần đây thôi, nên bên công giáo chưa mấy ai để tâm nghiên cứu. Hát chung với nhau trong những dịp Giáng sinh, Phục sinh thì có, mỗi bên hát bài của mình, còn nghiên cứu, theo tôi, có lẽ chưa. Hai bên khác nhau về các từ dùng và khác nhau cả về nội dung nữa. Bên công giáo tin Chúa hiện diện đích thật trong bí tích Thánh Thể, sùng kính Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh, còn bên Tin lành chú trọng đến thánh vịnh, đến nội dung lời Chúa.
    Trong nghi thức rửa tội, có ghi những chỗ và những bài có thể hát và nên hát ở những phần được chỉ định sẵn. Cứ xem sách nghi thức là biết hát khi nào và hát bài nào (thường là thánh vịnh), thí dụ sau mấy lời chủ sự chào đón lúc đầu, có thể hát những bài có nội dung bước vào đền thánh như Con nay bước vào , Lạy Chúa, con là con Chúa của Hoàng Kim hay thánh vịnh 94. Sau khi đổ nước lên đầu người thụ tẩy cũng có thể hát một bài thích hợp. Nếu cử hành trong lễ, theo ca mục của lễ Rửa tội. Về nội dung, hát những bài nói về thánh tẩy, ơn gọi làm con Chúa, Chúa là gia nghiệp, là mục tử là thích hợp.
    3. Xin đề nghị Báo chỉ giới thiệu những băng đĩa chứa đựng nội dung đã được Đấng bản quyền duyệt. Như thế giáo dân mới dám trông cậy vào sự giới thiệu này để chọn mua cho đúng với sự hướng dẫn về thánh nhạc thánh ca của Báo.
    - Từ trước đến giờ quả thật có sự lẫn lộn về giới thiệu và báo tin. Đúng ra người phụ trách mục này chỉ báo tin là đã nhận được những thứ đó như một lời cám ơn vì được gửi tặng, còn nếu giới thiệu thì phải khác
    4.
    a) Có bao giờ BTN làm một cuộc điều tra xem :
    -có bao nhiêu người (ca trưởng) sử dụng bài hát đăng trên HLMC cho ca đoàn mình ? Tỷ lệ với số ca đoàn, ít là trong giáo phận TPHCM.
    -Có bao nhiêu nhạc sĩ sẵn sàng cộng tác với HLMC ? Tỷ lệ ? (với số nhạc sĩ trong giáo phận TPHCM. Có nên mời tất cả ?)
    b) Các cộng tác viên với HLMC có hài lòng với nội dung mỗi số báo, cách riêng các nhạc sĩ có bài đăng trên báo. Rất mong được nghe ý kiến của các anh chị em nhạc sĩ để chúng ta cùng học hỏi, cùng rút ưu khuyết điểm và làm cho tờ báo HLMC được ưu ái hơn. (Một nhạc sĩ công giáo ngoài BTN)
    ·Báo chưa bao giờ làm một cuộc điều tra về vấn đề như ông bạn nhạc sĩ nói. Vì vậy tôi không thể trả lời là có bao nhiêu ca trưởng sử dụng bài hát đăng trên HLMC.
    Có bao nhiêu nhạc sĩ sẵn sàng cộng tác với HLMC ? Chỉ có mấy người vẫn viếtù bài đăng trên báo đó thôi. Còn ngoài ra không thấy ai ngỏ ý cả. Có mấy người thỉnh thoảng gửi bài, nhưng chúng tôi thấy loại nhạc như thế không hợp với đường lối và chủ trương của Ban nên không đăng. Đàng khác, nói chung phần đông các nhạc sĩ công giáo ở thành phố nghĩ khác với BTN, nên không hợp tác và có hợp tác, Ban cũng thấy là ít hợp, vì hai bên không cùng chung một tần số. Chúng tôi biết như vậy, nhưng vẫn dựa vào nhau, bảo nhau cố gắng, bây giờ người ta chưa hiểu, nhưng về sau sẽ có người hiểu. Vả lại, chúng tôi làm theo đường lối của Hội thánh, trong khi phần đông cả người làm nhạc lẫn người sử dụng nhạc ở đây, hoặc không biết thánh nhạc, hoặc biết nhưng không muốn làm theo, vì cho là gò bó và sợ không ăn khách.
    ·Các cộng tác viên có hài lòng với các bài của mình đăng trên mỗi số báo không ?
    Hài lòng thì không dám, nhưng mừng thì có mừng, vì mỗi lần ra được báo, ai cũng có cảm giác như qua được một cuộc “vươt cạn”, bởi lẽ không dễ dàng gì về mọi phía.

    5. Tại sao báo HLMC không chọn đăng những tác phẩm Thơ Công Giáo của nhiều tác giả khác nhau ? (Nguyễn Minh Đức)
    * HLMC là một nội san thiên về thánh nhạc và phụng vụ. Vì vậy thơ chỉ là bộ môn phụ thuộc để trang trí chứ không phải là mục chính của báo. Đàng khác, đăng thơ của các tác giả thì phải hỏi ý kiến. Tác giả các bài thơ đăng trong tuyển tập thơ công giáo do linh mục Trăng Thập Tự hợp tuyển, HLMC không biết ở đâu mà xin phép. Xin phép đăng rồi lại phải nghĩ đến tiền nhuận bút. Khả năng tài chính của HLMC quá eo hẹp (mỗi số báo chỉ in 500 thôi mà bán không hết), trong khi những tác giả viết cho HLMC phần đông là người trong nhà TN, viết lấy công phúc mà không lấy thù lao. Đó là lý do hạn chế của báo về đề mục và tác giả.

    6. Thưa cha, bài hát chỉ có nốt nhạcvà lời ca, con không thể biết được bài ấy đã được chuẩn ấn chưa, làm sao để chọn tập ? Ca trưởng chúng con có nhiều tờ photo rời không rõ xuất xứ. (Madalena)
    * Mấy chục năm gần đây có nhiều bài hát tự biên tự diễn và hiện nay trong thành phố cũng có ca đoàn chủ trương chỉ hát những bài do người trong đoàn của mình sáng tác mà thôi.Đó la ølý do tại sao có nhiều bài photo tràn lan như vậy. Hiện nay có một số sách hát được chuẩn nhận có chữ ký và lời cho phép của Đức Giám Mục đàng hoàng. Chị chọn các bài trong những tập đó mà tập cho ca đoàn hát. Còn bài nào thấy hồ nghi thì chịu khó đi hỏi xem có gì sai trái về nhạc và lời không.
    7. Taizé là gì ? Thánh ca Taizé là gì ? Việc sử dụng trong vị trí và hoàn cảnh nào là thích hợp nhất với thánh ca Taizé ? (trong, ngoài phụng vụ , trong, ngoài nhà thờ) (không đề tên người hỏi)
    - Taizé là một làng ở bên Pháp gần tỉnh Mâcon, giữa Paris và Lyon. Tại làng này có một tu viện nổi tiếng của Thệ phản (Tin lành). Người sáng lập tu viện này là mục sư Roger Schutz, người Thuỵ sĩ. Tu viện được thành lập năm 1940. Chủ trương của tu viện là hòa giải và đại kết. Hoà giải các mâu thuẫn về người hay chủ trương và đoàn kết những người cùng tin vào Chúa Ki-tô. Những người trẻ trên khắp thế giới đến đây khá đông để gặp gỡ, cầu nguyện và trao đổi với nhau.
    * Thánh ca Taizé là những bài hát ở Taizé hoặc do các tu sĩ tai đây sáng tác, hoặc thu thập ở các nơi mang về làm thành một ca mục đa dạng, phong phú. Mỗi Chúa nhật, các tu sĩ đều hát thánh ca phụng vụ bằng tiếng Pháp. Trong ngày đều có các nhóm đến cầu nguyện. Những nhóm này dùng bài hát ở Taizé và hát theo lối Taizé. Họ đã ra phát hành ba băng đề là Come and worship, Jubilate Deo, Cantate Domino. Mấy lần tĩnh tâm giới nghệ sĩ công giáo, thấy người điều khiển cho hát theo lối này ở nhà nguyện cũ Tiểu chủng viện Sài-gòn.
    Hát, cầu nguyện theo nhóm là thích hợp nhất. Như vậy là hát trong nhà thờ và ngoài khung cảnh phụng vụ. Mục đích của những bài hát này là giúp người ta cầu nguyện tập thể và đôn đốc hình thức cầu nguyện này. Xem ra đây là hình thức thích hợp và hấp dẫn đối với giới trẻ. Chắc ban Mục vụ giới trẻ thành phố có tài liệu và thông thạo về lối cầu nguyện này.
    8. “Được hát trong Phụng vụ” và “được hát trong nhà thờ” khác nhau thế nào ? Thưa, có phải khi cho phép hát trong nhà thờ chưa chắc là đã cho phép hát trong Phụng vụ ? Vậy một nhạc sĩ xin phê chuẩn tác phẩm thánh vịnh đáp ca, tức là có ý hát trong Phụng vụ, mà bộ phận duyệt lại ký là được hát trong nhà thờ” thì sẽ bị ca viên không chấp nhận. Xin cha cho cách giải quyết. Xin cảm ơn cha. (Nguyễn tuấn H. xứ Phú Bình, Q. 11)
    ·“Được hát trong Phụng vụ” và “được hát trong nhà thờ khác nhau’. Phép trên ngặt và hạn chế hơn phép dưới, nghĩa là được hát trong thánh lễ, khi cử hành các bí tích và khi hát kinh phụng vụ. Còn phép thứ hai rộng mà lại chặt. Rộng là được hát trong nhà thờ nhiều lúc khác nhau, nhưng chặt là không được hát trong thánh lễ và khi cử hành bí tich cũng như hát kinh phụng vụ, vì muốn được hát trong phụng vụ thì bài hát phải đúng với các phần đoạn hay nội dung nghi thức và lời ca phải là lời Kinh thánh, Phụng vụ, dòng nhạc cũng như nhịp điệu phải thích hợp với cung cách cầu nguyện ở nhà thờ. Riêng với thánh vịnh đáp ca, lời phải đúng như bản dịch chính thức được Hội đồng Giám mục phê chuẩn. Có như vậy, thánh vịnh đáp ca mới được chấp nhận và phê chuẩn. Vì thế ca viên nào phản ứng về lời phê vào thánh vịnh “được hát trong nhà thờ” mà “không được hát trong Phụng vụ “ là đúng.
    9. Ca đoàn chúng tôi có chủ trương chỉ hát bài mới không nơi nào hát và chỉ do thành viên nhóm chúng tôi sáng tác với mục đích phát triển khả năng của anh em. Thưa, chủ trương như thế có được không ? Vì phục vụ phụng vụ sát mùa nên không thể chờ được phê chuẩn, cứ đem hát thì có lỗi gì không ? (Bảo Thư, Quận 3)
    - Chủ trương của các bạn không được, vì quá cục bộ và kỳ dị : cục bộ ở chỗ chỉ thu hẹp lại giữa các bạn với nhau mà thôi, trong khi ca hát ở nhà thờ phải có tính cộng đồng phồ quát, và kỳ dị ở chỗ chỉ hát những bài mới không nơi nào hát, vì ít thấy ai làm như vậy. Điều đó làm cho các bạn nghèo đi nhiều lắm, bởi làm thế nào có bài mới luôn luôn được. Vả lại, chỉ hát những bài của mình thôi, vô hình trung các bạn tự đề cao mình hơi quá đáng và rơi vào thói phân biệt đối xử và kỳ thị đó.
    Còn bảo rằng hát những bài do các thành viên trong nhóm sáng tác là phát triển khả năng của anh em, điều ấy cũng còn tùy. Có thể là khuyến khích thúc đẩy người có năng khiếu và khả năng. Nhưng năng khiếu đó đã được đào tạo và huấn luyện chưa hay mới ở tình trạng tự nhiên như cây cỏ ngoài đồng thôi, và khả năng kia đã được chứng nghiệm chưa và ở mức độ nào ? Sở dĩ phải nói như vậy vì sáng tác thánh ca mà ngày nay gọi là âm nhạc trong phụng vụ không đơn giản. Đàng khác, nhạc trong nhà thờ không giống nhạc ở đài phát thanh, truyền hình và các tụ điểm ca nhạc hay phòng trà. Mà các bạn trẻ bây giờ lại quen với những thứ nhạc đó hơn là nhạc ở nhà thờ. Vì vậy mà tự biên tự diễn trong phạm vi này là có vấn đề.
    Nếu cứ đem hát những bài tự biên tự diễn viện cớ là phải như thế mới đúng “thời vụ”, vì đợi phê chuẩn quá lâu, đương nhiên là có lỗi rồi, vì theo qui luật của thánh nhạc, những bài hát trong nhà thờ đều phải được kiểm duyệt trước, đề phòng những sai sót có thể có về lời ca và dòng nhạc : lời ca phải đúng tín lý, thường rút ra từ Kinh thánh và Phụng vụ, còn dòng nhạc cung điệu phải thánh thiện và hình thể phải đúng vàcó nghệ thuật. Một bài thánh ca hay đúng hơn một bài ca trong phụng vụ đòi hỏi rất nhiều và không phải người nào cũng viết thánh ca được, trừ người có khiếu và được học hành tử tế.
    Nhằm đáp ứng nhu cầu “thời vụ”, Ban Thánh nhạc giáo phận thành phố thường cung cấp các bài đúng mùa, đúng lễ. Các bạn có thể tìm trong các tập Hát lên mừng Chúa vẫn ra hàng tháng đến số 78 rôi
    10. Xin cho con thông tin về nhạc sĩ Duy Thiên và có thể cho đăng một tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ này không ạ ? Con nghe nói Duy Thiên là nhạc sĩ công giáo đầu tiên có VCD thánh ca được đầu tư cả tỉ đồng. Thưa Cha, tin này đúng hay sai ? (Thúy Vân)
    ·Nhạc sĩ Duy Thiên là một linh mục thuộc giáo phận Long Xuyên, đã ra một số băng nhạc đạo mới các ca sĩ đời hát. Tôi sẽ xem các bài hát của tác gỉa và sẽ hỏi ý kiến các thành viên trong BTN xem nên giới thiệu bài nào. Bản thân tôi cũng chỉ nghe bài hát trong băng mà mắt chưa xem mộtbài hát nào của tác giả. Nhạc sĩ Duy Thiên cũng đã ra VCD. Tôi không biết linh mục Duy Thiên có phải là nhạc sĩ công giáo đầu tiên ra đĩa này hay không, nhưng có người cho biết là số tiền đầu tư bỏ ra khá lớn, gần như cô nói.
    11. Ca đoàn ở VN có thể hát bài của nhạc sĩ hải ngoại không, ví dụ hát đáp ca của tác giả Vũ Thành An ? (không đề tên người hỏi)
    - Có thể hát bất cứ bài nào của ai, ở đâu miễn là có chuẩn ấn (Imprimatur)
    12. Xin cho biết ý kiến về y phục điều khiển dành cho nữ ca trưởng khi trình diễn Thánh Ca. Họ mặc áo đuôi tôm có được không ạ? (Cũng không đề tên)
    - Không có quy luật nào về y phục điều khiển của nữ ca trưởng khi trình diễn Thánh Ca, trừ ra là tôn trọng nơi thánh và kính trọng thính giả. Áo đuôi tôm là y phục dành cho người điều khiển dàn nhạc bất kể nam nữ.
    12. Bài ghi trên bảng đã được tập kỹ sau đến giờ lễ ít ca viên đi hát lễ lại phải xóa bỏ làm những ai đã tập tức lắm, lại có những bạn chỉ mặc đẹp tới hát dựa vì lười đi tập cũng khiến anh chị em bực mình, buổi hát không đạt hiệu quả. Tâm sự này xin nhờ quý báo chuyển tới các bạn ca viên ít tôn trọng giờ giấc của ca đoàn. Mong các bạn nghĩ lại.
    - Bực là phải. Các bạn gây bực tức cho những người siêng đi tập hát đúng giờ nên nghĩ lại và điều chỉnh tình trạng này, vì ích chung và tinh thần đoàn thể, cũng như danh dự của chính mình nữa, vì làm như thế là không tôn trọng người khác và thiếu tự trọng nữa.
    13. Xin Báo đăng tên và chức danh Vị phụ trách mục Trả lời bạn đọc để chúng tôi dễ xưng hô, lại không sợ bất kính. (Một độc giả cao tuổi)
    - Vị phụ trách mục Trả lời các câu hỏi là Linh mục An-rê Đỗ Xuân Quế, chủ biên nội san HLMC.
    14. Mua HLMC đóng tập ở đâu và có thể gửi làm quà tặng cho bạn bè, người thân ở nước ngoài được không ạ ? (một giáo dân)
    - Mua HLMC đóng tập ở Văn phòng BTN, số 180 Nguyễn Đình Chiểu (đi cổng đường Trần Quốc Thảo), nhà mới – Lầu 2, Phòng 219, vào các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, giờ hành chánh. Có thể gửi làm quà tặng cho người thân ở nước ngoài được. Nhiều người ở nước ngoài về đã tới mua và đem đi. Tiện hơn cả là gọi dây nói báo tin đặt trước; Số ĐT : (08) 9330183
    15. Họp mặt đại diện các ca đoàn (Bảo Thư)
    - Trả lời câu số 3 trong bản câu hỏi số 82, Cha sở Xóm Thuốc Nguyễn Văn Thủ sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện cho các bạn giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Mời bạn Bảo Thư đến gặp Cha Chủ.
    16. Đôi khi trong các thánh lễ an táng hoặc đọc kinh tại tang gia, con thấy bầu khí nặng nề và u buồn quá. Vì những bài thánh ca trong những dịp đó thường nghiêng về sự xin ơn tha thứ hơn là bày tỏ niềm vui được trở về với Chúa. Vẫn biết rằng linh hồn mới qua đời cầu xin ơn thanh luyện, những tâm tình đó có nên xem như là phụ thuộc bên cạnh niềm vui lớn lao được gặp gỡ hạnh ngộ với Cha trên trời. (Ngọc Nga, Khánh Hòa)
    - Từ sau Công đồng Va-ti-ca-nô II, quan niệm về sự chết được thay đổi. Trước kia, đúng như cô nói : u buồn não nuột lắm. Bây giờ niềm hy vọng được đề cao, lễ cầu hồn ít hơn và trong lễ chú trọng nhiều đến ánh sáng, Phục Sinh. Người qua đời bất kể ai cần được lòng Chúa xót thương. Vì vậy cần bày tỏ niềm tin vào lòng thương xót ấy bằng những cử chỉ thái độ đợi chờ cậy trông, qua những lời cầu nguyện và bài hát diễn tả những tâm tình đó, bởi vì chết là con đường đưa tới sự sống và ai tin vào Chúa thì dù có chết cũng sẽ được sống.

    17. HLMC số 82 : mục Giới thiệu sách mới trang 53 thấy nói đến Hoan ca Trường Sinh : 110 ca khúc chọn lọc. Những ca khúc này có được hát trong nhà thờ không, vì không thấy có kiểm duyệt hay chuẩn ấn gì cả. Rồi sau đó Album Hoài Niệm của Ns. Nguyên Thanh. Những giới thiệu này là thế nào, vì Hoài niệm hoàn toàn đời. (Bùi Thiện Tín, Tp HCM).
    * Album Trường Sinh cũng như Hoài Niệm gọi là giới thiệu nghĩa là báo cho biết người viết có nhận được còn chưa nói hay không dám nói gì đến nội dung, vì nội dung chưa được kiểm duyệt và không có liên quan gì đến thánh ca. Vậy xin độc giả đọc lời giới thiệu ở đây như một báo tin hơn là lời giới thiệu. Lời báo tin đó cũng cần được xem lại và kiểm chứng. Nếu không có kiểm duyệt thì theo luật chung không được hát trong nhà thờ.
    18.Tên tác giả bài hát
    Được biết một số độc giả thắc mắc tại sao có những bài hát trong HLMC lại không đề tên tác giả. Thắc mắc này là phải. Sở dĩ không có, một là vì người chép nhạc sơ ý quên, hai là người chọn bài hát để đưa vào không thấy bài hát đề tác giả. Dù quên hay không tìm thấy vẫn là điều chưa được nghiêm chỉnh. Từ nay Tòa soạn sẽ lưu ý đến điều này và hứa sẽ không để cho xảy ra như vậy nữa. Tiện đây cũng xin độc giả cho biết (nếu biết) tác giả của những bài hát chưa có tên trong các số HLMC.

    19.Nội dung khô khan
    Một vài độc giả cho văn phòng biết là nội dung HLMC hồi này sao thấy khô khan. Quả thật mấy số cuối cùng khá khô khan nhất là phần cuối. Sở dĩ như vậy vì HLMC hiện nay không phải là thuần túy thánh nhạc và phụng vụ như trước kia do ban Thánh nhạc đảm trách nữa, mà chia ra phần phụng vụ do Tiểu Ban Phụng vụ và phần Nghệ thuật thánh do Tiểu ban Nghệ thuật thánh chịu trách nhiệm, thành ra HLMC không có những bài như trước kia ở phần này.
    Thiết tưởng nếu muốn tìm cái gì vui tươi nhẹ nhàng thích thú cho giác quan, thì nên tìm ở những nơi khác, còn đây là lĩnh vực của niềm tin và lòng đạo đức thì chỉ nên tìm những gì nuôi dưỡng đức tin và lòng đạo đức về đường tinh thần mà thôi. Tuy vậy, nếu có thể viết, hay trình bày những vấn đề này cho đỡ khô khan thì vẫn hơn. Chúng tôi xin ghi nhận và cám ơn người đã đưa ra nhận xét này.
    Đàng khác có lẽ cũng phải chấp nhận một phần khổ chế nào đó trong phạm vi sinh hoạt đạo lý thì mới mong cân bằng được kiến thức nhân văn với kiến thức đạo lý.
    20. Làm sao để bảo tồn lòng tin của độc giả như có người hỏi Bảo tồn nghĩa là giữ lại cái mình đã có trước kia. Trước kia HLMC đã có được lòng tin của độc giả thì bây giờ phải nghĩ lại xem mình đã làm gì để gây được lòng tin đó. Chúng tôi sẽ xem lại và có thể nói ngay bây giờ rằng phải giữ cho bài vở có giá trị, ra báo đúng kỳ hạn, cẩn thận trong lối in ấn và trình bày, tìm thêm người viết cho thay đổi. Chúng tôi vẫn tìm và kêu gọi người viết. Nhưng viết là mộtä nghệ thuật cũng như sáng tác nhạc. Không phải ai cũng viết văn và làm nhạc được mà phải có khiếu và được học hành tử tế. Thực ra chúng tôi cũng nhận được các bài hát và bài thơ văn. Nhưng có bài đăng được, có bài không đăng được, hoặc vì nhạc làm sai hòa âm quá nhiều và lời ca không đúng qui cách văn chương và ý tưởng phụng vụ v.v… Vậy chúng tôi xin mời các bạn xa gần đóng góp bài vơ,û nhưng xin vui lòng chấp nhận tiêu chuẩn nghệ thuật âm nhạc, qui cách văn chương, phụng vụ, Kinh thánh trong các bài viết của mình.
    1. Huấn luyện vừa đủ
    Có độc giả trưng dẫn Huấn thị Aâm nhạc trong Phụng vụ số 21 và hỏi thế nào là vừa đủ. Thưa phải phân biệt vừa đủ theo hai phạm vi : phạm vi phụng vụ và phạm vi ca trưởng. Phạm vi phụng vụ đòi hỏi hơn vì phải học hỏi cả Kinh thánh lẫn phụng vụ và phải mất một thời gian dài hơn là huấn luyện một ca trưởng để cho biết tạm tập hát và đanh nhịp cho ca đoàn hát. Vừa đủ theo phụng vụ thì không phải do chính đương sự quyết định được mà phải do người dạy cho mình xác định và cấp giấy chứng nhận. Còn phạm vi ca trưởng, nếu có giọng tốt, biết ký âm, xướng âm chuẩn xác và học cho biết đánh nhịp là có thể tập hát cho ca đoàn. Còn nếu muốn là ca trưởng thì phải đi xa hơn nữa : biết hòa âm, biết thanh nhạc, biết âm nhạc trong phụng vụ phải thế nào. Bởi vậy không nên hiểu vừa đủ theo nghĩa chớp nhoáng, học một khoa ca trưởng ba tháng mà nói là vừa đủ được. Chữ vừa đủ trong Huấn thị nên hiểu là ai đó đã biết thế nào là phụng vụ và những qui luật liên hệ, thế nào là âm nhạc trong phụng vụ và phải có những đặc tính nào một bài hát mới được gọi là phụng vụ và được hát trong thánh lễ ở những phần đoạn nào, lời ca trong một bài hát phụng vụ phải làm sao v.v… Nói tóm lại, tuy bảo là vừa đủ nhưng cũng khá đòi hỏi và không đơn giản như nhiều người nghĩ.
    2. Được hát trong nhà thờ với được hát trong Phụng vụ
    Được hát trong nhà thờ là nói chung những bài hát ấy có thể được hát khi chầu, khi viếng Mình Thánh Chúa, khi suy tôn Lời Chúa ngoài khung cảnh thánh lễ. Còn được hát trong Phụng vụ là được hát trong thanh lễ, khi cử hành bí tích và khi hát kinh phụng vụ. Có những bài được hát trong nhà thờ nhưng không được hát trong phụng vụ vì không hợp với các phần đoạn trong thánh lễ và lời ca có tính cá nhân hơn cộng đoàn và không dựa vào lời Kinh thánh hay Phụng vụ.
    3. Nihil obstat và Imprimatur
    Nihil obstat là không có gì ngăn trởû. Theo Giáo luật các sách phụng vụ, thần học tu đức, Kinh thánh phải được kiểm duyệt và cho phép in. Trong mỗi địa phận, Đức Cha thường cử một linh mục làm công việc xem trước các sách báo hay bài vở xin xuất bản. Cha này được gọi là Censor deputatus nghĩa là người kiểm duyệt đựoc chỉ định. Vị này xem trước các sách vở tài liệu. Xem xong mà không thấy gì thì đề là “Nihil obstat” (Không có gì ngăn trở). Đức Cha sẽ căn cứ vào đó mà cho phép đuợc xuất bản hay được in. Chữ Imprimatur có nghĩa là được in. Tất nhiên phải có chữ ký dưới hai chữ Nihil obstat và Imprimatur, nhưng thường sách xuất bản chỉ đề tên mà không có chữ ký.
    4. Trọng hình thức hát (ANTPV số 7)
    Câu này có nghĩa là trong lễ khi nào hát thì vẫn hơn là không hát. Tuy nhiên, hát lễ có nhiều bậc. Khi hát lễ phải căn cứ vào nhưng bậc ấy mà hát. Lễ ngày thường thì không nên hát như lễ ngày Chúa nhật hay lễ kính. Mỗi lễ có một bậc riêng và nên hát theo cấp bậc đó. Chúa nhật hay lễ kính thì hát ca nhập lễ, bộ lễ, dâng lễ, hiệp lễ, thánh vịnh đáp ca, các câu tung hô Ha-lê-lu-ia, tung hô sau Truyền phép, Vinh tụng ca, Kinh Lạy Cha, còn ngày thường hát ít hơn ; ca nhập lễ, đáp ca, Ha-lê-lu-ia, hiệp lễ là đủ
    5. Đổi lời một bài ca
    Có người hỏi có được tự ý đổi lời một bài ca của một tác giả nào đó rồi mang ra hát không ?
    Phải nói ngay là không được. Ai làm như vậy là lỗi quyền của tác giả và mang tội ăn cắp nhạc. Theo nguyên tắc không được đặt lời vào một bài hát đang được lưu hành vì đóù là bản quyền của tác giả. Nhiều người đặt lời Việt vào các bài ca của các tác giả nước ngoài. Nếu là những bài đã có trên 50 năm thì không phải xin phép, còn dưới thời hạn đó, buộc phải xin phép. Nay nếu cứ lấy các bài hát người ta đã làm rồi đổi lời đi theo ý mình thì, một là không biết luật, hai là biết mà không giữ. Cả hai lối này đều là thiếu văn hóa và không lưong thiện.
    6. Sử dụng đàn tranh, đàn bầu đàn nguyệt trong nhà thờ
    Trước kia chỉ được dùng đàn ống, đàn dây trong nhà thờ. Nhưng nay được rộng rãi hơn theo Huấn thị thứ Năm về vấn đề hội nhập văn hóa. Vậy có thể sử dụng những thứ đàn dân tộc theo qui định cho các nhạc khí dùng trong nhà thờ là đệm cho tiếng hát. Vì là đệm nên không được làm cách nào át hẳn tiếng hát. Như thế, nhạc đóng vai trò tùy thuộc chứ không phải chính yếu. Làm thế nào khi sử dụng những nhạc cụ ấy không làm cho người ta bị phân tâm vì lối diễn xuất quá ồn ào và tuồâng kịch là được.
    7. Nhạc theo khẩu hiệu
    Trong phụng vụ, không có loại nhạc hay hình thể nào gọi là khẩu hiệu, tuy có nhiều nhạc sĩ cùng dệt nhạc vào một bài thánh vịnh, vì thánh vịnh đó nổi tiếng là hay và thường được năng sử dụng hơn. Có những mẫu tung hô Ha-lê-lu-ia hay tung hô sau Truyền phép. Mục đích của những câu tung hô này là biểu lộ niềm hân hoan và đề cao lòng tin tưởng. Nếu hiểu tung hô là như thế thì được và trong phụng vụ cần có những “khẩu hiệu” như thế.
    8. Dùng cải lương cho nhạc trong phụng vụ
    Vấn đề này còn khá mới, tôi chưa biết phải trả lời làm sao, có chăng thì chỉ nói được như thế này là dựa vào tinh thần hội nhập văn hóa có thể chọn phần nào là tinh hảo trong vọng cổ rồi phỏng theo đó mà sáng tác các nhạc phẩm dùng trong phụng vụ. Về điểm này, có thể đưa ra một số bài thánh ca có làn điệu dân tôc trong đó như mấy bài của Dao Kim và Phan-xi-cô hay Cung Thương chẳng hạn. Nếu đưa hoàn toàn Vọng cổ hay quan họ Bắc Ninh vào thì e là không được, vì hai loại nhạc đóù không phải là loại dùng trong phụng vụ. Vả lại cũng có luật là không được đem nhạc thuần túy đời vào trong nhà thờ, vì người sáng tác nhưng thứ nhạc đó không có ý sáng tác để dùng vào những việc như thế. Vọng cổ là loại nhạc có chỗ đứng riêng biệt không thấy lẫn lộn và pha tạp trong đời thường.
    Cuối cùng tôi cũng được nghe nói phản ứng của một số độc giả về mục thư tín trong phần sổ tay HLMC. Các độc giả ấy cho rằng không nên lấy chỗ đó làm nơi trả lời các chuyện có tính cá nhân. Chúng tôi ghi nhận điều này và sẽ nói lại với ngưới phụ trách mục đó.

    Lần này tôi nhận được bấy nhiêu phản ánh và câu hỏi liên quan đến HLMC và vấn đề thánh nhạc. Chúng tôi sẵn sàng đón nhận ý kiến của quí độc giả và sẽ trả lời tùy theo khả năng.





    HẾT!
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  9. #46
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default


    Audio player

    --->DOWNLOAD<---


    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #47
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default CUNG ĐỌC GIỌNG HÁT

    * CÁC BÀI ĐỌC THÊM


    CUNG ĐỌC GIỌNG HÁT




    Cung đọc giọng hát là hai yếu tố cần thiết và quan trọng để góp phần làm cho thánh lễ vừa dễ ưa, vừa gây thêm hứng thú.


    Quả vậy, khi đi dự thánh lễ mà chúng ta được nghe những lời đọc rõ ràng, cung giọng dễ nghe, vừa phải, không nhanh không chậm, không quá to quá nhỏ hay quá cao quá thấp của chủ tế và người đọc sách thánh, với những tâm tình xứng hợp phát xuất từ một tấm lòng xác tín sâu xa thì thật là thú vị. Thú vị ở chỗ sau những ngày vật lộn vất vả với cuộc sống, ngày Chúa Nhật đến nhà thờ để để hưởng những giây phút thư giãn trong nhà thờ, được nghe Lời Chúa và hát thánh ca cho lòng thanh thỏa.

    Nhưng chẳng may, những điều nói trên mới chỉ là nguyện ước chứ chưa thành hiện thực, vì phần đông các nhà thờ của chúng ta chưa làm được những điều đó. Lý do một phần vì nhiều người không hiểu hay không để ý. Đàng khác một số đông nữa, nhất là giới trẻ, lại cho rằng phải đi lễ ngày Chúa Nhật vì có luật buộc, không đi thì mắc tội trọng và đến nhà thờ là để nghe đàn hát cho vui. Rồi một số người có trách nhiệm cũng nghĩ rằng phải vui mới lôi kéo giới trẻ đến nhà thờ được. Nếu đến nhà thờ chỉ để vui thì thiết tưởng nên đến chỗ khác vui hơn. Tất nhiên phải hành đạo trong niềm vui. Kinh thánh cũng nói với chúng ta như vậy qua các lời sau đây : “Agite dies laetitiae : hãy sống những ngày vui vẻ (Tb 13,10); Servite Deo in laetitia (Tv 99,2): Hãy phụng sự Chúa trong niềm hân hoan.

    Nhưng cái vui của nhà thờ là cái vui thanh thoát nhẹ nhàng, vui trong sự bình an, không ồn ào náo động, không pha tạp đủ thứ âm thanh mầu sắc và ánh sáng như trên sân khấu và các sàn diễn. Người ta quen với “Tiếng hát truyền hình”, “Nhịp cầu âm nhạc”, Sài-gòn tình ca” và biết bao “sô” diễn hàng ngày trên màn ảnh nhỏ. Vì quen với những thứ đó nên xem ra cũng chỉ cảm thấy vui khi có những thứ như thế. Kể ra cũng hạn chế nếu chỉ có bấy nhiêu.


    Nhưng nhàthờ có thể cung cấp cho chúng ta nhiều hơn nữa. Không gian của nhà thờ thường rộng hơn sân khấu và sàn diễn; bầu khí của nhà thờ thanh thoát và linh thiêng hơn phòng trà; lời ca tiếng hát ở nhà thờ có khả năng đưa tâm hồn lên chỗ thanh cao và đón nhận được những giây phút thần thiêng giao cảm.

    Nhà thờ là nơi cầu nguyện. Đúng. Thế mà xưa người Do thái đã biến đền thờ Giê-ru-sa-lem làm nơi buôn bán nên đã bị Chúa Giê-su mượn lời ngôn sứ nặng lời cảnh cáo : “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp.” (Lc 20, 46; Ga 2,12-17)


    Vậy phải trả cho nhà thờ chức năng của nó và phải mặc cho nó những hình thức xứng đáng. Xứng đáng ở đây không phải là xa hoa lộng lẫy mà là trật tự, sạch sẽ, mỹ thuật, từ bàn ghế, đồ thờ, lễ phục, bàn thờ đến cung đọc, lời ca tiếng hát, âm thanh, mầu sắc, ánh sáng. Tất cả đều góp phần và có ảnh hưởng tới việc thờ phượng. Phải chăng vì vậy mới có lời thánh vịnh:


    Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi :


    “Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa !”
    Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi,
    Cửa nội thành ta đã dừng chân.”
    (Tv 122,1)













    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  12. Được cám ơn bởi:


  13. #48
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONG NGHỆ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ

    HỘI NHẬP VĂN HÓA
    TRONG NGHỆ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ



    Cách đây 10 năm (25.1.1994), Huấn Thị Thứ Ba ra đời. Huấn thị này lấy lại tư tưởng trong Hiến chế Phụng vu từ số 37-40 để bàn giải sâu rộng hơn về vấn đề hội nhập văn hóa. Hội nhập văn hóa là vấn đề có liên hệ đến việc truyền giáo. Theo ĐGH Gio-an Phao-lô II, hội nhập là đem Tin Mừng vào nền văn hóa bản địa, rồi khi Tin Mừng đã nên nhuần nhuyễn trong nền văn hóa đó thì đưa cái nhuần nhuyễn ấy vào trong cách diễn tả đạo lý của Hội thánh, khiến cho Tin Mừng không còn xa lạ nữa mà dã hội nhập. ĐGH dùng hai từ cô đọng quen thuộc để diễn tả ý tường này, đó là inductio (đưa vào) và deductio (lấy ra). Au châu đã phải mất nhiều thế kỷ mới hội nhập được Ki-tô giáo vào trong các nền văn hóa của họ, cũng như Phật giáo tại các nước châu Á, Hồi giáo tại các nước châu Phi, An độ, Pakistan, Malaysia, Indonesia.

    Truyền giáo trong thời đại chúng ta vẫn là vấn đề bức thiết. Hội thánh có bổn phận rao giảng Lời Chúa và không ngớt loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Đó là lệnh truyền của Chúa Giê-su trước khi về Trời : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy, anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” (Mt 28, 18-19).

    Từ khi nhận được lệnh truyền này, Hội thánh đã luôn luôn tuân hành, trải qua các thời đại, dưới nhiều hình thức khác nhau. Công cuộc truyền giáo của Hội thánh đã ghi được những trang sử vẻ vang, tuy bên cạnh cũng xen vào một vài bóng tối, như vụ ngăn cản không cho áp dụng một ít nghi thức phụng vụ theo cung cách Trung hoa (thế kỷ XVI), mà sử sách gọi là Cuộc tranh cãi về vấn đề nghi thức Trung hoa, một vài lối hành xử không mấy tốt đẹp đối với người địa phương bên Nam Mỹ thời Conquistadores của Tây ban nha (cũng thế kỷ XVI). Tuy nhiên, vẫn phải công nhận rằng công cuộc truyền giáo của Hội thánh là một sự nghiệp lớn lao, nhờ trước hết là ơn Chúa, sau là lòng tận tâm vô bờ bến và sự can đảm phi thường của các nhà truyền giáo, như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, cha Matteo Ricci, cha Bartolomeo de las Casas, cha Alexandre de Rhodes, cha Vincent Lebbe v.v…

    Vấn đề hội nhập văn hóa ngày nay được nói đến nhiều, nhưng không phải mãi tới bây giờ Hội thánh ở các nơi mới hội nhập, mà ngay từ đầu đã hội nhập rồi. Mấy trăm năm đầu tiên, Hội thánh không có nhà thờ. Nhưng từ khi Hoàng đế Constantinus và Hoàng hậu Helena vào đạo năm 319, các nhà thờ bắt đầu được xây dựng. Người công giáo mô phỏng các đình của người Roma, xây dựng lên các đại giáo đường (gọi là basilica) như đền Đức Bà Cả, đền thờ La-tê-ra-nô hiện nay. Trong ngôn ngữ cũng thế. Ban đầu Evangelion là từ đời, chỉ một tin vui của nhà vua, như tin thắng trận, tin hoàng tử hay công chúa chào đời trong hoàng gia v.v… Sau đó, từ này được dùng để chỉ Phúc âm hay Tin Mừng Chúa Giê-su như chúng ta dùng ngày nay.

    Theo sau nền văn chương cổ điển tuyệt vời thời Cicero, Caesar là nền văn học la-tinh Ki-tô giáo ttrong những thế kỷ đầu. Ớ Việt nam cũng vậy. Ngay từ khi đạo Chúa được truyền vào, các nhà truyền giáo đã học tiếng Việt, viết và dịch sách kinh bổn sang chữ nôm, rồi lại chuyển chữ nôm sang mẫu tự la-tinh để lập ra chữ quốc ngữ ngày nay. Về chữ nôm thì có những sách như Tuồng vua Đa-vít, chuyện ông thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê; về chữ quốc ngữ thì có sách Phép giảng tám ngày của cha Alexandre de Rhodes, tư điển Majorica, tự điển d’Adran, tự điển Taberd v.v…

    Đó là nói về chữ viết. Còn nói về kiến trúc thì phải kể nhà thờ Phát Diệm và nhiều nhà thờ cổ rất đẹp, mang phong cách Á đông và Việt Nam tại miền Bắc, đặc biệt là vùng Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình. Nhưng đáng tiếc thay, một số nhà thờ đó nay đã bị phá đi để thay thế bằng những nhà thờ mới. kém giá trị nghệ thuật và có khi phản nghệ thuật nữa, vì những nghịch lý trong kiến trúc và cách điều hòa mầu sắc cũng như phối hợp ánh sáng.

    Về hội hoạ thì ngay từ năm 1941, đã có bức tranh sơn mài Giáng sinh của họa sĩ nổi tiếng Nguyễn gia Trí, hiện đặt ở nhà thờ Mai Khôi số 44 đường Tú Xưong, quận 3, thành phố Hồ chí Minh. Tác giả không phải là người công giáo, nhưng đã diễn tả được một cách tài tình mầu nhiệm Giáng sinh theo sự hướng dẫn và giải thích của cha Hilaire Prisset, một tu sĩ linh mục Đa Minh người Pháp thuộc tỉnh Dòng Lyon, bấy giờ đang ở tu viện thánh Tê-rê-xa số 8 đường Hùng Vương- Hà-nội. Các nhân vật trong tranh đều là ngưởi Việt Nam và cảnh trí cũng là cảnh trí Việt Nam với lều tranh nơi đồng vắng, bên cạnh mấy con trâu và bụi chuối. Rồi tu viện và nhà thờ Đa Minh Hà nội cũng được xây cất theo lối Á đông với những đường nét Việt Nam thanh tú.


    Ngoài họa sĩ Nguyễn gia Trí ra, lại có họa sĩ Lê văn Đệ với những tranh vẽ về Đức Mẹ, về thánh Ma-ri-a Ma-đa-lê-na và nhiều đề tài tôn giáo khác, được bố cục và thể hiện theo phong cách Việt Nam. Mới đây ngày 8.12.2003, tại nhà Truyền thống giáo phận thành phố Hồ chí Minh đã có buổi giới thiệu và trưng bày các bức tranh nghệ thuật tôn giáo về hội họa và điêu khắc. Phòng tranh tôn giáo do cố linh mục Đa Minh Trần thái Hiệp khai sáng và thu thập vẫn còn được lưu trữ và tăng cường.

    Về âm nhạc thì từ năm 1945 đã có nhạc đoàn Lê bảo Tịnh với những tập Cung thánh kế tiếp và nhiều nhạc đoàn ở các giáo phận khác như Bùi Chu, Hải Phòng, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vĩnh Long cùng đồng loạt phát triển. Phải nói rằng nhạc công giáo Việt Nam thật phong phú với một số lượng bài hát rất dồi dào. Nhưng phẩm chất của những bài hát đó không đồng đều và cách đàn hát còn nhiều điều phải nói. Nhưng dù sao, về lượng cũng là đáng kể. Điều đó chứng tỏ một tiềm năng rộng lớn cần được khích lệ, hướng dẫn và khai thác triệt để theo đường hướng thánh nhạc của Hội thánh. Điều này chỉ có thể thực hiện, nếu được sự quan tâm, nâng đỡ, đầu tư của các cơ quan chức năng trong mỗi giáo phận.

    Trên đây là khái quát vài nét về mấy bộ môn nghệ thuật trong vấn đề hội nhập văn hóa từ trước tới nay, còn bây giờ xin thử bàn qua vè hội nhập văn hóa trong ngôn ngữ. Vấn đề này xem ra chưa được lưu tâm lắm trong Hội thánh Việt Nam. Hội thánh chúng ta bận tâm và coi trọng những vấn đề khác nhiều hơn, còn ngôn ngữ là chuyện phụ thuộc có cũng được, không có cũng được. Tác giả Trần cao Tường trong bài Nhìn vào cái không khí sách vở công giáo Việt Nam đăng trên Vietcatholic mới đây cũng nghĩ như thế. Phải chăng vì vậy trong văn học Việt Nam cận đại, người công giáo chưa có một chỗ đứng nào thỏa đáng, trừ Hàn mạc Tử (xưa nay vẫn viết là măc), nhà thơ thiên tài chiếm một vị trí khiêm tốn như một ngôi sao lẻ loi trên thi đàn. Tôi cũng có nghe nói đến cuốn tiểu thuyết Anna Hồi, của bà Thụy An, một nữ văn sĩ người công giáo có tên trong Nhà văn hiện đại của Vũ ngọc Phan. Nhưng hình như cuốn sách này chưa được xuất bản.

    Chúng ta cũng có một Hồ Dzếnh. Nhưng thơ văn của ông thuộc về đời nhiều hơn đạo như cuốn Chân trới cũ chẳng hạn. Ong cũng có đề cập đến đạo đôi chút trong tập TÁC PHẨM ĐẦU XUÂN xuất bản vào đầu năm 1945 ở ngoài Bắc cùng với nhóm văn hữu như Nguyễn duy Diễn, Phạm đình Khiêm, Phạm đình Tân,Thanh Hải… Hồ Dzếnh cùng với những người nói trên chủ trương tuần báo Thanh Niên vào thập niên 40 ở Nam Định, rồi sau này di cư vào Nam, các ông thành lập Tinh Việt Văn Đoàn, nhưng không có Hồ Dzếnh vì ông ở lại. Ngoài ra, vào cuối thập niên 60, cố linh mục Thanh Lãng được giải thưởng văn chương dành cho hai cuốn Văn chương chữ Nôm của ông. Trong hai thập niên 60 và 70, có mấy nhật báo, tuần báo và tạp chí do một số giáo dân và linh mục chủ trương ra đời, như Xây Dựng, Hòa Bình, Sống Đạo Thẳng Tiến, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đối Diện, Tiếng Gọi Tình Thưong, Đại Học, Nhà Chúa, Tri Thức. Từ sau 1975 đến nay, chỉ có tuần báo và nguyệt san Công giáo & Dân tộc. Báo này không phải là của Công giáo, tuy cũng nói đến những vấn đề công giáo và do một số người công giáo biên soạn. Về mặt báo chí, giới công giáo đã có nhiều tiến bộ và sản xuất được một số cay bút khởi sắc.

    Riêng về sách dịch thì từ trước đến nay, chưa bao giờ đã có nhiều sách đạo được dịch sang tiếng Việt như mấy thập niên vừa qua. Những sách này cũng đã góp phần giúp cho các chủng sinh và tu sĩ nam nữ tham khảo trong lúc khan hiếm sách ngoại nhập và trình độ ngoại ngữ của nhiều độc giả chưa đủ mức để có thể trực tiếp lãnh hội. Những sách này, theo nhận xét của cha Hồng Giáo, tuy chưa đựoc chuẩn xác và phản ánh trung thực ý tưởng của tác giả, nhiều chỗ lại sai và phản nghĩa nữa, nhưng vẫn được coi như một đóng góp khá tích cực.

    Cuối cùng có một điểm xem ra nhiều người còn tỏ ra dễ tính, không mấy đòi hỏi, đó là các bản văn dùng để đọc trong nhà thờ. Hội thánh dạy rằng những bản văn này là để đọc cho công chúng nghe. Vì vậy, lời văn phải dễ hiểu và trau chuốt chừng nào có thể, lại tự nhiên, không cầu kỳ, nhưng phải có giá trị nghệ thuật về văn chương, tuy vẫn phải sát với nguyên bản. Nhưng sát có hai cách: một là sát chữ, hai là sát nghĩa. Bình thường thì chữ trong nguyên ngữ thế nào, dịch sang chuyển ngữ phải như thế, thí dụ tiếng la-tinh là tabula thì dịch sát sang tiếng Việt là cái bàn. Còn nếu trong nguyên ngữ, một từ hay một cụm từ nào là một kiểu nói đặc biệt trong ngôn ngữ đó như một điển tích thì phải tìm hiểu ý nghĩa và dịch sát ý chứ không sát chữ. Thí dụ người Việt nam chúng ta nói là ăn Tết. Chữ ăn Tết rất hay và đậm đà ý nghĩa đối với chúng ta. Nhưng cứ viện cớ là phải dịch sát mà dịch là manger trong tiến Pháp, eat trong tiếng Anh, eaten trong tiếng Đức và manducare trong tiếng La-tinh thì thật là kỳ và người những nước đó sẽ không hiểu là gì cả. Vì vậy, từ ăn của người Việt nam phải dịch sát sang tiếng các nước, nhưng là sát ý chứ không sát chữ. Trong trường hợp này, nếu dịch sát chữ thì thật là ngô nghê và kể là không biết dịch.

    Ngược lại, nếu người ngoại quốc dịch sát chữ những kiểu nói của chúng ta như “cái nồi ngồi trên cái cốc”, “đi xe mùa đông”, đeo “đồng hồ có cửa sổ” thì người đọc sẽ không hiểu gì. Còn chúng ta, cứ để như vậy, chúng ta hiểu ngay và còn lấy làm thích thú nữa, vì những kiểu nói đó gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử và những con người liên hệ. Bởi vậy, nhiều khi đối chiếu một câu dịch sang tiếng Việt với một câu trong tiếng La-tinh mà thấy khác hay không đúng thì chưa chắc là đã sai. Thí dụ câu La-tinh trong Tv 15,6: “Funes ceciderunt mihi in praeclaris”, có người dịch sát là “Dây thừng đã rơi cho tôi vào chỗ tốt”. Câu này được đọc ở nhà thờ trong một thánh vịnh đáp ca. Đúng là sát tiếng Latinh. Nhưng là sat chữ chứ không sát nghĩa. Mà sát như thế này thì mấy ai hiểu là gì, trong khi nghĩa của nó là tôi đã gặp may hay nói cho văn vẻ hơn mà không sai nghĩa là : “Phần may mắn tuyệt hảo đã về tôi”. Tuy đối chiếu với câu La tinh thi không thấy ăn nhằm gì về chữ. Hay một câu khác trong sách Châm ngôn; “Ante colles ego parturiebar” (Prov 8, 25) Có người dịch sát là “trước khi núi non sinh đẻ”. Thục ra sát mà không sát và không đúng, vì sinh đẻ thì có, nhưng núi non sinh đẻ thì không, vì động từ sinh đẻ đi với chủ từ ego nghĩa là tôi, tôi sinh ra chứ không phải núi non sinh đẻ. Đàng khác, người Việt nam không nói núi non sinh đẻ mà nói là trước khi có núi non. Vì vậy câu này muốn dịch cho sát và chỉnh thì phải dịch là: “Trước khi có núi non, tôi đã được sinh ra”. Và còn nhiều kiểu khác nữa trong Kinh thánh như “Sừng Người ngẩng lên trong vinh quang”, “Chìa khóa Đa-vít.” Những kiểu này phải tìm hiểu ý nghĩa mà dịch chứ không dịch sát chữ được, vì những lý do như đã trình bày ở trên.

    Đàng khác, cũng nên phân biệt bản văn phụng vụ với bản văn Kinh thánh. Bản văn phụng vụ thì phải dịch theo tiếng La-tinh; còn bản văn Kinh thánh thì phải dịch theo nguyên ngữ Híp- ri và Hy- lạp. Mà bản La-tinh cũng là bản dịch chứ không phải nguyên ngữ, tuy là bản dịch được Hội thánh chính thức sử dụng. Vì vậy, văn kiện của Tòa Thánh viết rằng bản dịch Kinh thánh phải dịch từ nguyên ngữ, nhưng nên tham chiếu bản La-tinh, chứ không phải dịch từ bản La-tinh. Bản Nova Vulgata xuất bản năm 1983 có sửa chữa và theo nguyên ngữ nhiều hơn bản Vulgata cũ.

    Một bản văn dịch xuôi xắn, sát chữ, sát ý, lại văn vẻ, dễ nghe, dễ đọc thật là một điều lý tưởng. Mọi người chúng ta phải góp phần để có được một bản dịch như thế,và cũng nên tỏ ra nhậy cảm và đòi hỏi khi đón nhận các bản văn đọc trong nhà thờ, đừng quá thụ động và không dám có ý kiến, để từ lời ca, tiếng hát, cách đệm đàn đến các bản văn, tất cả đều phải hay, phải đẹp và đúng ý Hội thánh, hầu dâng lên Thiên Chúa phần tốt nhất, đẹp nhất của chúng ta trong công việc thờ phượng.

    Hội nhập văn hóa trong nghệ thuật và ngôn ngữ là điều cần thiết để tránh cho người bên ngoài khỏi nói là người công gíao theo đạo Tây như người ta đã nói và còn đang nói. Thực ra, đạo công giáo do người phưong Tây truyền vào Việt nam cũng như đạo Phật do người Trung hoa và An độ truyền sang nước ta. Nhưng không thấy ai nói người Việt Nam theo đạo Phật là theo đạo Trung hoa hay đạo An độ. Sở dĩ như thế là vì đạo Phật đã hóa thành Việt nam từ bao đời nay rồi. Đó là kết quả của một công trình hội nhập lâu dài. Đạo Công giáo cũng vậy, cũng cần phải trở thành Việt Nam trong cách sống và diễn tả đạo lý qua nghệ thuật kiến trúc, hội họa, âm nhạc và ngôn ngữ. Ong cha chúng ta đã bắt đầu.Nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp tục và đưa công trình này đến chỗ hoàn tất nay một ít, mai một ít. Điều cần là phải có sự lưu tâm, thúc đẩy và giải thích. Phần đông giáo dân Việt Nam vẫn thích chuông Tây, xây nhà thờ theo kiểu Tây, các nhân vật trong ảnh tượng phải là người Tây mới đẹp v.v… Đó cũng là não trạng của một thời lệ thuộc ngoại bang. Nay chúng ta đã độc lập. Chúng ta cần phải tìm tòi, duy trì và phát triển cái hay, cái tốt của dân tộc chúng ta, hầu xây dựng một nền văn hóa công giáo mang tính chất Việt Nam.

    Đêm Noel vừa qua (24.12.2003), tôi có dịp được dự buổi canh thức và cử hành thánh lễ tại nhà thờ Phú Hạnh. Bộ lễ đêm hôm đó do một số anh chị em Thượng ở Kontum xuống hát. Họ mang chiêng cồng Tây nguyên tới. Họ đã hát và múa theo tiếng chiêng cồng. Cả nhà thờ yên lặng tham dự và chú ý theo dõi. Tôi không thấy ai tỏ ra chia trí vì tiếng chiêng cồng và điệu múa. Những anh chị em này hát múa và đánh chiêng một cách khoan thai theo nhịp điệu, với vẻ nghiêm trang đầy cung kính. Có múa thật, nhưng không uốn éo, cường điệu mà chỉ dùng cử chỉ để tỏ ra bên ngoài lòng sốt sắng mến yêu ở bên trong mà thôi. Theo tôi, đó là một thành công trong cách hội nhập văn hóa.








    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  14. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com