Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Chúa Nhật XXVI Thường Niên C VÔ CẢM

  1. #1
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default Chúa Nhật XXVI Thường Niên C VÔ CẢM

    Chúa Nhật XXVI Thường Niên C

    VÔ CẢM

    Am 6, 1a.4-7; 1Tm 6,11-16; Lc 16, 19-31



    ----------- Trên một chuyến xe buýt đi từ bến xe quận 8 (Thành Phố Hồ Chí Minh) đến Cần Đước - Cầu Nổi ngày 10/9/2010, mọi chỗ ngồi đều đã kín, một ông lão vừa bước lên, không tìm được chiếc ghế trống nào, ông đành với lấy một cái tay vịn và... đứng. Thấy thế tôi liền bước ra nhường ghế cho ông.

    ----------- Tôi mời ông xuống ghế tôi ngồi, chưa kịp dứt lời thì một nam thanh niên liền đi vội xuống, ngồi vào chiếc ghế tôi vừa đứng dậy. Chưa hết ngạc nhiên, tôi chỉ kịp nói rằng "ghế nhường cho chú kia ngồi mà". Chẳng biết người kia có nghe tiếng tôi nói không nữa nhưng mọi người xung quanh ai cũng nghe, một phụ nữ bất bình cũng lên tiếng nhưng người trai trẻ đó thản nhiên như không. May mắn là một cậu trai khác đã đứng dậy nhường ghế cho ông lão ngồi. Lúc đó, hành động của tôi trở thành "nhường ghế cho một gã chẳng ra gì ngồi". Tôi đứng và nhìn thấy trên xe, không thiếu các cô cậu sinh viên…

    ----------- Một lúc sau, một bà lão còn già hơn người đàn ông lúc nãy bước lên xe. Cụ trông già yếu đến nỗi đứng không nổi nữa nên đành ngồi xổm trên sàn, sát ngay bên cụ là một cô gái đeo mắt kính ngồi trên ghế, tôi cho rằng cô ấy cũng là sinh viên và hoàn toàn “không nhìn thấy” cụ bà ngối xổm dưới. Lát sau cô còn lấy điện thoại ra nghe để vô tình va chạm với cụ nữa. Rồi lại có một bà lão khác, trạc tuổi bước lên xe, hai cụ bà ngồi chồm hổm cạnh nhau. Mệt quá, một người đã ngồi bẹp xuống trên sàn. Tôi đứng cạnh đó và chẳng còn chiếc ghế nào nhường cho hai người nữa…

    ----------- Điều tôi thấy hối hận là đã không nói được lời nào, bảo ai đó nhường ghế cho hai bà lão tội nghiệp và đã không dám mở miệng mắng cho cái gã con trai trơ trẽn kia mấy lời.

    ----------- Trên các tuyến xe buýt trong Thành Phố Hồ Chí Minh mà tôi đã đi, tôi đã từng gặp một phụ nữ mang thai phải đứng, khi tôi nhường ghế cho chị, một cô gái cũng thuộc loại “không thấy đường” toan lao xuống ngồi thì tôi vội chận lại. Tôi cũng thấy một cụ già, ít nhất là 70, hai tay nắm hai thanh dọc chỗ gần bác tài, phía dưới đầy những cô cậu sinh viên - “trí thức” trẻ của đất nước…. ( Trich trong Ứng xử của một số 'trí thức' trẻ trên xe buýt)

    ----------- Người Việt có truyền thống nhân ái như tục ngữ có câu : "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng, những cách sống ích kỷ không tôn trọng người già, không thèm quan tâm người đau yếu, đang gặm nhấm những truyền thống tương trợ của dân tộc, tinh thần nhân ái đang bị bào mòn và thay bằng hành xử kiểu “mackenô” (mặc kệ nó)… là những biểu hiện đáng lo trong xã hội chúng ta : vô cảm trước nỗi đau của người khác.

    ----------- Vô cảm là tình trạng không có cảm xúc trước một sự việc xảy ra trong cuộc sống; thái độ lạnh lùng trước niềm vui và nhất là đau khổ của anh em. Vô cảm là kết quả của quá trình tác động tiêu cực : thiếu tình người trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu sự vô cảm cứ lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho con người để trở nên thờ ơ, dửng dưng với tất cả những gì xảy ra xung quanh, hững hờ với mọi hoàn cảnh, đặc biệt là hoàn cảnh đau khổ.

    ----------- Cách đối xử dửng dưng với người già, người đau yếu, người mang thai trong xã hội đó là sự vô cảm của con người. Sự vô cảm bị lên án như Chúa Giêsu đã nói đến qua dụ ngôn : người phú hộ giàu có sung túc với vật chất sống bên cạnh người anh em Lagiaro nghèo khổ, bệnh tật nằm đói lả, không đủ sức xua đuổi những con chó đến quấy rầy, nhưng người phú hộ vẫn dửng dưng coi như không có gì. Hai người ở gần nhau, chỉ cách nhau một cái cổng, nhưng cánh cổng vẫn thường khép kín, khiến hai người tuy rất gần nhưng lại rất xa nhau. Chúa Giêsu nhấn mạnh : Người phú hộ bị hình phạt vì ông vô cảm không để ý và quan tâm tới người anh em khốn khổ Lagiarô đang nằm trước cổng nhà ông chờ đợi từng mẩu bánh từ bàn ông ăn rơi xuống.

    ----------- Cánh cửa đống kín của nhà phú hộ tượng trưng cho tấm lòng của con người luôn đóng kín trước đau khổ của anh chị em chung quanh. Sự giàu có cộng với vô cảm khiến cho con người khép kín lòng mình với Thiên Chúa là nguồn suối hướng về anh chị em, họ bằng lòng và khép kín hưởng thụ với những của cải vật chất và những lạc thú trần gian mà quên đi Thiên Chúa với đời sống vĩnh cửu. Trong tương quan với tha nhân, sự giàu có và vô cảm làm khép kín lòng mình với những người anh em: Người ta không nhìn thấy người nghèo, người khổ ngay cổng nhà mình.

    ----------- Ngày hôm nay khắp nơi trên thế giới qua những báo chí, tivi và các phương tiện truyền thống, loan báo hình hài biết bao con người tàn tạ, tuyệt vọng và nỗi khổ đau của thế giới, được thông tin như là tiếng réo gọi chúng ta, hãy mở cửa tâm hồn. Ngày hôm nay nhịp điệu phát triển, xuất hiện những khu phố giàu có, hiện đại tiện nghi. Bên cạnh, tồn tại những khu phố khác thiếu thốn đủ mọi thứ cơ bản nhất... Cho nên sự phát triển nếu không có sự đồng cảm, chia sẻ sẽ hiện thực lại khổng lồ dụ ngôn phú hộ và Lagiarô: sự kề cận của cảnh xa hoa khép kín sẽ là cảnh khốn cùng càng làm trầm trọng tình cảm ức chế của những người không may mắn.

    ----------- Đức Giêsu khẳng định nguy cơ của người giàu và quan tâm “đặc quyền của những người nghèo” qua lời của tổ phụ Abraham so sánh về Lagiarô và người phú hộ : « suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Lagiarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lagiarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ » (Lc 16, 25). Bài Ca Ngợi Khen (Magrificat) nói rất rõ : “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng” (Lc 1,52-53).

    ----------- Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Các giáo phụ và các tiến sĩ của Giáo Hội dạy rằng mọi người có bổn phận nâng đỡ người nghèo và không phải chỉ giúp đỡ bằng của cải dư thừa. Trước con số quá lớn những người đói khổ trong thế giới. Thánh Công Đồng tha thiết kêu gọi mọi người “hãy cho kẻ sắp chết đói của ăn, vì nếu không cho họ ăn là giết chết họ” (MV 69). Không xa lạ, ngay bên cạnh chúng ta đều có những Lagiarô chờ ngoài cửa, chúng ta mở cửa và mời vào đồng bàn bằng tinh thần tương trợ chia sẻ như sách Đệ Nhị Luật truyền dạy chúng ta : “Nếu giữa anh em có một người nghèo, thì anh em lòng có lòng chai dạ đá cũng đừng bo bo giữ không giúp người anh em: Hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh em, trong niềm đất của anh em”(Dnl 15,7-11).

    ----------- Không chỉ có những Lagiaro nghèo khổ về vật chất, đau yếu về bệnh tật thể lý, nhưng còn những Lagiaro cô đơn, đau khổ về tinh thần ngay bên cạnh chúng ta. Có khi lại là những người thân cận, sống bên anh em, con cái trong gia đình mình, nhưng không cảm nghiệm được tình gia đình anh em bạn bè chia sẻ. Và thái độ dửng dưng của chúng ta như sự vô tình của người phú hộ giàu có, sự vô tình dẫn đến vô cảm trước nõi đau của anh em là chính bản án cho chúng ta.

    ----------- Trước những Lagiaro của thời đại hôm nay như Giáo Hội dạy: “ mỗi người phải coi người đồng loại – không trừ ai như “cái tôi thứ hai”, cho nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và quan tâm đến những phương tiện cần thiết giúp họ sống một đời sống xứng đáng, chứ đừng bắt chước người giàu có kia đã không săn sóc tới Lagiarô bất hạnh” (MV 27).

    ----------- Mong rằng trái tim của tôi, của bạn, không đóng kín, và trở nên vô cảm trước nhu cầu và sự khốn khổ của anh em, nhưng luôn rộng mở lòng nhân ái chia sẽ như thánh Phaolô dạy:

    “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).



    Lm. Vinh Sơn, Sài gòn 25/09/2010

  2. Có 4 người cám ơn caoduc vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com