Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Việc truyền giáo tại một số nước Á châu

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,438
    Cám ơn
    9,537
    Được cám ơn 28,028 lần trong 5,105 bài viết

    Default Việc truyền giáo tại một số nước Á châu



    Việc truyền giáo tại một số nước Á châu


    Trong năm vừa qua, lời kêu gọi hướng đến cánh đồng truyền giáo theo bước chân của Thánh Phaolô đã xuyên suốt lục địa châu Á, bất chấp những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trên mặt xã hội. Sự khủng hoảng này đã tạo ra những hình thái mới của sự đói nghèo.

    Giáo hội Công giáo đã đáp trả lại những thách đố này và tăng cường việc rao giảng Tin Mừng, đồng thời kiện cường việc phục vụ xã hội và bác ái như một phần của việc truyền giáo cho các dân tộc tại Á Châu.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc chiến chống đói nghèo và kém phát triển ở Châu Á và trên thế giới không thể chiến thắng nếu chỉ nhờ sự tăng trưởng của GDP, nhưng phải nhờ việc cải thiện y tế và giáo dục: đây chính là điều trọng tâm mà Giáo Hội tại Á Châu đã thực hiện bằng nhiều hình thái và chương trình mục vụ thông qua việc thúc đẩy mục vụ giới trẻ và rao giảng Phúc Âm bằng các phương tiện truyền thông.

    Để chống đói nghèo và kém phát triển ở châu Á, thì việc gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là không đủ, mà là việc cải thiện y tế và giáo dục. Đó cũng chính là điều mà mạng quốc tế “Social Watch” trong báo cáo hằng năm với chủ đề: “Khủng hoảng toàn cầu. Câu trả lời: xuất phát từ quyền lợi”. Báo cáo được chào đón bởi các Giáo Hội tại Á Châu, bởi các tổ chức Công giáo phi chính phủ, các tổ chức và các trung tâm truyền giáo đang làm việc ở châu Á. “Social Watch” đưa ra một phương thức mới để đo lường điều kiện xã hội và kinh tế của thế giới: danh sách các kỹ năng cơ bản (Basic Capabilities Index, BCI), áp dụng cho việc phân tích tình trạng sức khoẻ và trình độ giáo dục tiểu học của 176 quốc gia.

    Theo báo cáo này, các nước châu Á đang ở trong tình trạng nghèo đói là Bangladesh, Lào, Đông Timor, Pakistan, Nepal: những quốc gia có sự bất bình đẳng xã hội. Những nước ở mức độ rất thấp là Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Philippines: nơi mà chính phủ dùng quyền lực để bảo đảm bình đẳng, công lý và tự do.

    Để thăng tiến con người nhất thiết phải tập trung vào sự phát triển trẻ em và giới trẻ: vì vậy việc truyền giáo của Giáo Hội tại Á Châu đặt trọng tâm vào mục vụ giới trẻ. Trong vừa qua đã có chương trình và hoạt động rõ rệt cho việc mục vụ giới trẻ tại các nước Á Châu tập trung vào những sáng kiến, nghiên cứu, suy tư và các hoạt đồng của Văn phòng Mục vụ Giới trẻ Châu Á trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC). Văn phòng này cũng phụ trách và tổ chức của Ngày Giới trẻ Châu Á (Asian Youth Day), rất thành công trong những năm trước đây và đặc biệt năm ngoái tại Philippines.

    Văn phòng đã xuất bản một tài liệu mang tựa đề: “Mục vụ Giới trẻ tại Á Châu: Làm sống lại tin thần và kinh nghiệm Emmaus”, trong đó nêu bật lên biến cố hai môn đệ trên đường Emmaus (x. Lc 24,13-35) như mô hình cơ bản cho tinh thần và việc tổ chức của hoạt động mục vụ giới trẻ ở các Giáo Hội tại Á Châu. Chính Chúa Kitô là Đấng cùng đi với những người trẻ và là một “người đồng hành”, làm cho “con tim nồng cháy”, “giải thích Thánh Kinh” và “cùng bẻ Bánh với họ và cho họ”.

    Ở cấp độ châu lục vẫn vang vọng ký ức sống động về Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2008 tại Sydney: với tinh thần đó, giới trẻ Châu Á đã từng tham gia vào sự kiện trọng đại này cũng sống Ngày Giới trẻ Châu Á lần thứ 5 từ 20 đến 27-11-2009. Chủ đề chính là Lời Chúa và Thánh Thể, nhằm “Canh tân đức tin trong giới trẻ châu Á trong việc yêu mến Lời Chúa và Thánh Thể, cử hành Lời Chúa và Thánh Thể theo cách thức trẻ trung trong những bối cảnh và văn hoá khác biệt tại Châu Á”.

    Năm Thánh Phaolô đã được các Giáo Hội tại Á Châu sống tròn đầy và ý nghĩa, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sinh của thánh nhân. Tại đây, khách hành hương đã đổ về thành Tarso và Antiokia: tại mảnh đất này các tín hữu vẫn đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn. Năm Thánh Phaolô cũng đã mở ra triển vọng mới để khuyến khích đối thoại đại kết và liên tôn.

    Đối thoại cũng là một trong những chủ đề lớn của Giáo Hội tại Ấn Độ. Tại đây đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo truyền giáo cấp miền và cấp khu vực như Đại hội về Truyền giáo miền Tây Ấn Độ được tổ chức tại Goa trong đó lắng nghe và cầu nguyện là nền tảng của việc truyền giáo và là phương thuốc chống lại bạo lực, đồng thời cũng tìm giải pháp cho những thách đố trong việc đào tạo và truyền giáo tại khu vực này.

    Tại Nepal ngày 23-5-2009, tại Nhà thờ Mẹ Lên Trời ở Kathmandu, một quả bom phát nổ trong Thánh Lễ đã làm chết 2 người và làm bị thương nhiều người khác trong 300 tín hữu tham dự thánh lễ. Cảnh sát cho biết quả bom đã được đặt bởi một tổ chức khủng bố nhằm đuổi Kitô hữu khỏi Nepal. Các trường học Công giáo đã đóng cửa và để tang một ngày. Cộng đồng Công giáo tại Nepal có khoảng 7.000 tín hữu và đang phát triển với tốc độ khoảng 300 người được rửa tội hàng năm. Giáo Hội tại đây tham gia vào các hoạt động xã hội vì lợi ích của người nghèo, người bệnh, những người bị thiệt thòi, và rất được người dân Nepal đón nhận.

    Tại Thái Lan, một trong những vấn đề xã hội nổi bật nhất trong năm vừa qua là vấn đề dân nhập cư. Đặc biệt nhiều tranh luận nóng bỏng liên quan đến tình hình nhân đạo của người tị nạn Rohingya từ Myanmar, một nhóm nhỏ theo đạo Hồi bị chính quyền Myanmar đàn áp. Những người tị nạn này tìm mọi cách để rời khỏi đất nước, lênh đênh trên biển với hy vọng đến được Thái Lan. Một ví dụ điển hình về việc phục vụ dân nhập cư là “Mái Ấm Don Bosco” thuộc Giáo phận Chiang Mai: Trung tâm Mục vụ được mở vào năm 2009 cho các trẻ em và thanh niên của các dân tộc thiểu số miền núi thuộc các bộ lạc Pagayor, Arkha, Yao, Laho, Hmong. “Mái Ấm Don Bosco” là một trung tâm giáo dục và đào tạo giới trẻ với mục đích giúp cho họ, sau chương trình nghề trong 3 năm, tiếp tục cuộc sống của họ tại các buôn làng. Nhờ tích luỹ được những kỹ năng trong quá trình giáo dục nhân bản và thiêng liêng, các em có khả năng đối diện với cuộc sống, phụ giúp gia đình, sống với phẩm giá con người trong xã hội và kiện cường hành trình đức tin của họ.

    Tại Mông Cổ, năm vừa qua đã nỗ lực để thiếp lập một hệ thống giáo dục Công giáo toàn diện. Giáo Hội trại Mông Cổ đã cố gắng để thúc đẩy nền giáo dục Công giáo trong cả nước nhằm đồng hành với sự phát triển của trẻ em từ trường tiểu học đến đại học. Quá trình này cũng giúp cổ vũ ơn gọi và giúp cho Giáo Hội tại Mông Cổ, vì với khoảng 500 tín hữu vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà truyền giáo. Một tin vui là Mông Cổ đã có một chủng sinh tiên khởi Enkh Baatar, 21 tuổi. Hiện nay, Giáo Hội tại đây điều hành một số trường học từ mẫu giáo, tiểu học, nhưng mục đích là vươn tới trung học và đại học. Trong số các dòng tu đóng góp trong việc giáo dục, phải kể đến Dòng Salêdiêng Don Bosco hiện đang điều hành Trường Dạy nghề ở Ulaanbataar và đang có kế hoạch mở một trường tiểu học.

    Năm Linh Mục cũng trổ sinh nhiều hoa trái trong việc kiện cường căn tính linh mục: sống hợp nhất với Thiên Chúa, rao giảng Lời Chúa, cử hành sốt sáng Thánh Thể và Bí tích Hoà Giải, nhiệt tâm tông đồ và dấn thân trong việc truyền giáo.

    Fx. Đình Phước SDB, tổng hợp

    Nguồn: Tổng hợp từ Agenzia Fides

    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com