Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Chủ đề: Tản mạn về Thánh nhạc

  1. #1
    Caohuong's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Antoine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: http://gxvinhhuong.net
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,636
    Cám ơn
    5,176
    Được cám ơn 7,780 lần trong 1,873 bài viết

    Default Tản mạn về Thánh nhạc


    Vấn đề Thánh nhạc

    Ngày xưa, những người có “máu nhạc” bị gán cho biệt danh “xướng ca vô loài”, tức là bị chê tới mức tối đa. Nhưng ngày nay, cũng người “vô loài” ấy lại được đề cao và được “khao khát”. Đối với Công giáo, từ thời ĐGH Gregoria, âm nhạc được trọng dụng và được đưa vào phụng vụ - gọi là Bình ca và Thánh nhạc. Như vậy, âm nhạc Công giáo mang tính thánh thiện, như Thánh Augustinô đã so sánh: “Hát là cầu nguyện hai lần”.

    Thực ra tự thân âm nhạc không xấu, vì âm nhạc là quốc tế ngữ. Nó bị coi là xấu chỉ vì người sử dụng nó không đúng thôi!

    Từ nhỏ, không hiểu sao tôi đã rất thích nghe nhạc trên sóng phát thanh, dù thân nhân không ai có “máu nhạc”. Tôi cũng bị coi là “không giống ai”, một dạng “vô loài”. Và rồi tôi tự tìm hiểu âm nhạc qua các tài liệu của Ns. Thiên Quang và Lm. Ns. Kim Long. Mỗi đêm, tôi tự mày mò tập đánh Harmonium “rách nát” của một nhà thờ nhỏ với chiếc đèn dầu leo lét. Rồi tôi bắt đầu viết thánh ca khi 16 tuổi, viết nhiều dù còn “non nớt” (về mọi mặt), tôi viết trước khi được thọ giáo Ns. Hùng Lân. Tôi viết nhiều hơn khi tôi làm ca trưởng suốt thập niên 1980 và 1990. Lúc đó, tôi viết trước tiên là do nhu cầu thực tế của các giáo xứ, vì ở vùng quê lúc đó thiếu thốn đủ thứ!

    Với thực tế sáng tác của mình, tôi tự thấy một nghịch lý: khi cảm thấy tâm hồn an thái và lòng đạo đức tăng thì tôi không viết được gì, ráng cách mấy cũng… “bó tay”! Nhưng khi tôi thấy mình tội lỗi, khô khan và nguội lạnh thì tôi lại khả dĩ viết những bài thánh ca “có hồn”, đượm chất đạo đức và thánh thiện. Có lẽ chính nhờ cảm giác ray rứt, cũng có thể đó là lời cầu nguyện thống thiết của một gã-lãng-du-tội-lỗi trong tôi. Nhưng đó là một nghịch-lý-thuận. Vâng, “ở đâu càng tội lỗi thì càng nhiều ân sủng” (Thánh Phaolô).

    Tuy nhiên, viết đã khó rồi, phổ biến tác phẩm càng khó hơn nhiều, thậm chí là rất “gay go”. Muốn phổ biến tác phẩm âm nhạc thì phải “quen biết” và có tài chính. Nhạc đời đã vậy, thánh ca cũng không hơn gì. Rất nhiều thánh ca của tôi đã được Đức cố GM Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (Xuân lộc) cho Imprimatur mà vẫn “nằm im” trong tập bản thảo. Nếu không có “máu” thì rất dễ nản chí và “xuống tay”!

    Khỏang gần 20 năm trước, Đài Veritas (Chân lý) phát một số thánh ca của tôi trên làn sóng. Họ hứa sẽ thu vào băng và chuyển về cho tôi, anh bạn tôi nghe đài và cũng nghe được lời hứa đó. Nhưng đó chỉ là “lời-hứa-ở-thì-tương-lai”, nghĩa là không bao giờ có thì hiện tại. Nhà Đạo còn vậy huống chi… nhà Đời! Sự thật luôn mất lòng. Quá phũ phàng!

    Tôi không có ý phê phán hay chê trách ai mà chỉ bày tỏ tâm sự rất thật riêng tôi mà thôi!

    Tất nhiên, là con người nên vẫn đầy tham-sân-si, khó tránh khỏi tình cảm riêng. Nhưng cần làm sao cho ở mức “phải chăng” thôi. Tôi chợt nhớ câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Về sự nổi tiếng, có người sinh ra và được nó rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Ở đây người viết không có “ý đồ” theo kiểu nổi tiếng trần tục, mà chỉ muốn chia sẻ với cả tấm chân tình…

    Dâng Thiên Chúa khúc tân ca

    Là lời cảm tạ lòng Cha nhân lành

    Dù cho lạc điệu, sai vần

    Nhưng rất chân thành phận cát bụi con!

    Ngày 29/9/2010, lễ kính các Tổng lãnh Thiên thần. Nghe người chị tinh thần nói: “Chị nghe dạo nhạc là chị đoán lễ về Thiên thần”. Tôi lấy làm lạ vì Thánh ca về Thiên thần rất hiếm. Buổi chiều, tôi dự Thánh lễ, và tôi “giật mình” khi nghe ca đoàn hát bài về Chúa Thánh Thần. Thì ra vậy!

    Điều đó chứng tỏ người có trách nhiệm với ca đoàn không hiểu đúng Phụng vụ, không phân biệt Thánh Thần và Thiên thần. Và nếu vậy thì sai tín lý Công giáo!

    Ngày xưa, người đệm đàn trong nhà thờ không phải chỉ biết đánh đàn mà còn phải biết phụng vụ. Ngày nay đã thoải mái hơn, thế nên có khi người đệm đàn hoặc ca trưởng có thể có những người thiếu kiến thức về phụng vụ.

    Trước đây, tôi thấy có linh mục (một giáo xứ thuộc giáo phận Xuân lộc) đích thân tập hát cho cộng đoàn hát bài Dâng về Mẹ (Con dâng về Mẹ một niềm tin yêu bao la…) làm bài ca dâng lễ, và thường sử dụng như vậy. Tại một nhà thờ thuộc giáo hạt Gia định, Giáo phận Sài Gòn, tôi thấy ca đoàn sử dụng bài Lời Thiêng (Lời thiêng dâng Chúa từ trong đáy tim âm thầm…) làm ca dâng lễ. Một số nhà thờ cũng đã và đang sử dụng bài này làm ca dâng lễ (sic!). Có lẽ do điệp khúc bài Lời Thiêng có câu “Bàn tay con nâng lên cao, dâng Chúa hết những ý nghĩ, dâng Chúa trót xác thân con…” nên họ cho đó là ca dâng lễ!

    Thực ra bài Dâng về Mẹ là bài tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ, bài Lời Thiêng chỉ nói lên tâm nguyện con người đối với Chúa và là dạng bài Ca nguyện. Giáo Hội bớt khắt khe hơn trước nhưng không phải vì vậy mà tự do thái quá, không phải cứ thấy bài nào có chữ DÂNG là cứ “vô tư” sử dụng làm ca dâng lễ.

    Về phần lời ca, như bài Con chỉ là tạo vật (Phanxicô) vẫn thấy các ca đoàn “vô tư” hát: Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật… Chúng ta không thể là TẠO VẬT mà chỉ là THỤ TẠO, vì Tạo vật là Tạo hoá - tức Thiên Chúa, theo cách gọi của Công giáo. Ngữ nghĩa đã bị hiểu sai lệch, riết rồi quen, nhưng không lẽ cứ “quen” mãi một thói quen “lệch lạc” như vậy? Dục Tử nói: “Thấy đúng mà không theo thì là DỞ, thấy sai mà không sửa thì là MÊ”.

    Mong sao thánh ca được sử dụng đúng phụng vụ hơn. Đừng khinh suất!
    Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu




    Chữ ký của Caohuong



  2. Có 17 người cám ơn Caohuong vì bài này:


  3. #2
    kazihaha's Avatar

    Tuổi: 37
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Martino
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 55
    Cám ơn
    9
    Được cám ơn 69 lần trong 28 bài viết

    Default

    em thì thấy bài Lời Thiêng làm dâng lễ không có vấn đề gì để bàn cãi cả.

  4. Có 4 người cám ơn kazihaha vì bài này:


  5. #3
    DinhThienPhuong's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2011
    Tên Thánh: Martino
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cảm ơn 8 lần trong 1 bài viết

    Default Góp ý

    Tôi không đồng ý với những nhận xét của tác giả bài viết:
    - Thứ nhất, tác giả có nêu được định nghĩa thế nào là bài "Dâng lễ" không, để căn cứ vào tiêu chuẩn đó mà bảo là "Lời Thiêng" không phải bài Dâng lễ? Tác giả của Lời Thiêng có tuyên bố là bài này là dạng cầu nguyện và không thể dâng lễ được không? Quan trọng nhất, Ủy ban Phụng Tự có ra thông báo là bài này xét không thể là bài dâng lễ không? Riêng tôi, tôi muốn hỏi tác giả bài viết này, theo tác giả thì, dâng lên Chúa là phải dâng bánh trái rượu nho như nhiều bài mới là lễ dâng, còn dâng ý nghĩ và xác thân như kiểu "Lời Thiêng" thì không phải dâng lễ à?
    - Thứ hai, tác giả đã quá đơn giản khi bảo là Tạo vật = Tạo hóa. Thụ tạo thì đã đành một nhẽ. Tuy nhiên, tạo vật có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất đúng như tác giả nói, tạo vật = tạo hóa, nhưng nghĩa thứ hai, tạo vật chính là bằng với thụ tạo. Vì vậy, không thể kết luận Phanxicô sai được. Mà phải hiểu, lời ca đậm tính bình dân, bản sắc văn hóa. Xét về mặt văn hóa, "tạo vật" hiện đều được hiểu là "vật được tạo ra", từ ngữ dịch tiếng Anh cũng là: creature (tạo vật) và creator (tạo hóa). Có lẽ tác giả đọc được một bài báo của một Giáo sư ngôn ngữ nào đó đã phân tích điều này. Tôi cũng đọc bài báo ấy, tiếc là không nhớ rõ lắm (hình như là GS.Văn Chi), nhưng không phải cứ Giáo sư hay tên tuổi uy tín là lập tức chính xác.
    Kết luận: Phê bình là điều nên làm, phê bình góp ý để nhau tiến hơn. Tuy nhiên, đã phê bình thì phải đứng trên quan điểm công bằng, khách quan, bỏ cái chí cái tôi của mình ra ngoài. Khi phê bình cái thiếu sót của ai, ta cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và nhất là phải đưa được bằng chứng thuyết phục, chứ không phải nói chung chung hay dựa vào loáng thoáng phát biểu của ai đó. Ý kiến dẫu là của Hồng y về văn hóa thì vẫn có thể sai sót, vì đây là khoa học chứ không phải đức tin. Vì thế, cho dù tác giả có là học trò của Kim Long, Thành Tâm, Hùng Lân ... thì không vì thế mà nhận xét của tác giả cũng như tất cả các vị thầy danh tiếng của mình đều đúng! Khi đã cùng giúp nhau tiến bộ thì chỉ nên gợi ý cho nhau tham khảo và bàn luận, không nên nhận xét, đặc biệt là nhận xét thiếu cơ sở thuyết phục

  6. Có 8 người cám ơn DinhThienPhuong vì bài này:


  7. #4
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" (Phạm Duy)

    Trích Nguyên văn bởi Caohuong View Post

    Vấn đề Thánh nhạc

    Ngày xưa, những người có “máu nhạc” bị gán cho biệt danh “xướng ca vô loài”, tức là bị chê tới mức tối đa. Nhưng ngày nay, cũng người “vô loài” ấy lại được đề cao và được “khao khát”. Đối với Công giáo, từ thời ĐGH Gregoria, âm nhạc được trọng dụng và được đưa vào phụng vụ - gọi là Bình ca và Thánh nhạc. Như vậy, âm nhạc Công giáo mang tính thánh thiện, như Thánh Augustinô đã so sánh: “Hát là cầu nguyện hai lần”.

    Thực ra tự thân âm nhạc không xấu, vì âm nhạc là quốc tế ngữ. Nó bị coi là xấu chỉ vì người sử dụng nó không đúng thôi!

    Từ nhỏ, không hiểu sao tôi đã rất thích nghe nhạc trên sóng phát thanh, dù thân nhân không ai có “máu nhạc”. Tôi cũng bị coi là “không giống ai”, một dạng “vô loài”. Và rồi tôi tự tìm hiểu âm nhạc qua các tài liệu của Ns. Thiên Quang và Lm. Ns. Kim Long. Mỗi đêm, tôi tự mày mò tập đánh Harmonium “rách nát” của một nhà thờ nhỏ với chiếc đèn dầu leo lét. Rồi tôi bắt đầu viết thánh ca khi 16 tuổi, viết nhiều dù còn “non nớt” (về mọi mặt), tôi viết trước khi được thọ giáo Ns. Hùng Lân. Tôi viết nhiều hơn khi tôi làm ca trưởng suốt thập niên 1980 và 1990. Lúc đó, tôi viết trước tiên là do nhu cầu thực tế của các giáo xứ, vì ở vùng quê lúc đó thiếu thốn đủ thứ!

    Với thực tế sáng tác của mình, tôi tự thấy một nghịch lý: khi cảm thấy tâm hồn an thái và lòng đạo đức tăng thì tôi không viết được gì, ráng cách mấy cũng… “bó tay”! Nhưng khi tôi thấy mình tội lỗi, khô khan và nguội lạnh thì tôi lại khả dĩ viết những bài thánh ca “có hồn”, đượm chất đạo đức và thánh thiện. Có lẽ chính nhờ cảm giác ray rứt, cũng có thể đó là lời cầu nguyện thống thiết của một gã-lãng-du-tội-lỗi trong tôi. Nhưng đó là một nghịch-lý-thuận. Vâng, “ở đâu càng tội lỗi thì càng nhiều ân sủng” (Thánh Phaolô).

    Tuy nhiên, viết đã khó rồi, phổ biến tác phẩm càng khó hơn nhiều, thậm chí là rất “gay go”. Muốn phổ biến tác phẩm âm nhạc thì phải “quen biết” và có tài chính. Nhạc đời đã vậy, thánh ca cũng không hơn gì. Rất nhiều thánh ca của tôi đã được Đức cố GM Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (Xuân lộc) cho Imprimatur mà vẫn “nằm im” trong tập bản thảo. Nếu không có “máu” thì rất dễ nản chí và “xuống tay”!

    Khỏang gần 20 năm trước, Đài Veritas (Chân lý) phát một số thánh ca của tôi trên làn sóng. Họ hứa sẽ thu vào băng và chuyển về cho tôi, anh bạn tôi nghe đài và cũng nghe được lời hứa đó. Nhưng đó chỉ là “lời-hứa-ở-thì-tương-lai”, nghĩa là không bao giờ có thì hiện tại. Nhà Đạo còn vậy huống chi… nhà Đời! Sự thật luôn mất lòng. Quá phũ phàng!

    Tôi không có ý phê phán hay chê trách ai mà chỉ bày tỏ tâm sự rất thật riêng tôi mà thôi!

    Tất nhiên, là con người nên vẫn đầy tham-sân-si, khó tránh khỏi tình cảm riêng. Nhưng cần làm sao cho ở mức “phải chăng” thôi. Tôi chợt nhớ câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Về sự nổi tiếng, có người sinh ra và được nó rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Ở đây người viết không có “ý đồ” theo kiểu nổi tiếng trần tục, mà chỉ muốn chia sẻ với cả tấm chân tình…

    Dâng Thiên Chúa khúc tân ca

    Là lời cảm tạ lòng Cha nhân lành

    Dù cho lạc điệu, sai vần

    Nhưng rất chân thành phận cát bụi con!

    Ngày 29/9/2010, lễ kính các Tổng lãnh Thiên thần. Nghe người chị tinh thần nói: “Chị nghe dạo nhạc là chị đoán lễ về Thiên thần”. Tôi lấy làm lạ vì Thánh ca về Thiên thần rất hiếm. Buổi chiều, tôi dự Thánh lễ, và tôi “giật mình” khi nghe ca đoàn hát bài về Chúa Thánh Thần. Thì ra vậy!

    Điều đó chứng tỏ người có trách nhiệm với ca đoàn không hiểu đúng Phụng vụ, không phân biệt Thánh Thần và Thiên thần. Và nếu vậy thì sai tín lý Công giáo!

    Ngày xưa, người đệm đàn trong nhà thờ không phải chỉ biết đánh đàn mà còn phải biết phụng vụ. Ngày nay đã thoải mái hơn, thế nên có khi người đệm đàn hoặc ca trưởng có thể có những người thiếu kiến thức về phụng vụ.

    Trước đây, tôi thấy có linh mục (một giáo xứ thuộc giáo phận Xuân lộc) đích thân tập hát cho cộng đoàn hát bài Dâng về Mẹ (Con dâng về Mẹ một niềm tin yêu bao la…) làm bài ca dâng lễ, và thường sử dụng như vậy. Tại một nhà thờ thuộc giáo hạt Gia định, Giáo phận Sài Gòn, tôi thấy ca đoàn sử dụng bài Lời Thiêng (Lời thiêng dâng Chúa từ trong đáy tim âm thầm…) làm ca dâng lễ. Một số nhà thờ cũng đã và đang sử dụng bài này làm ca dâng lễ (sic!). Có lẽ do điệp khúc bài Lời Thiêng có câu “Bàn tay con nâng lên cao, dâng Chúa hết những ý nghĩ, dâng Chúa trót xác thân con…” nên họ cho đó là ca dâng lễ!

    Thực ra bài Dâng về Mẹ là bài tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ, bài Lời Thiêng chỉ nói lên tâm nguyện con người đối với Chúa và là dạng bài Ca nguyện. Giáo Hội bớt khắt khe hơn trước nhưng không phải vì vậy mà tự do thái quá, không phải cứ thấy bài nào có chữ DÂNG là cứ “vô tư” sử dụng làm ca dâng lễ.

    Về phần lời ca, như bài Con chỉ là tạo vật (Phanxicô) vẫn thấy các ca đoàn “vô tư” hát: Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật… Chúng ta không thể là TẠO VẬT mà chỉ là THỤ TẠO, vì Tạo vật là Tạo hoá - tức Thiên Chúa, theo cách gọi của Công giáo. Ngữ nghĩa đã bị hiểu sai lệch, riết rồi quen, nhưng không lẽ cứ “quen” mãi một thói quen “lệch lạc” như vậy? Dục Tử nói: “Thấy đúng mà không theo thì là DỞ, thấy sai mà không sửa thì là MÊ”.

    Mong sao thánh ca được sử dụng đúng phụng vụ hơn. Đừng khinh suất!
    Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu





    Để công tâm và rộng đường dư luận về hai chữ "tạo vật", xin tạm "chùm gởi" trước ờ đây tài liệu - mang tính phúc đáp - của chính tác giả mà tôi "cóp" được trên Net. Rồi sẽ trở lại nếu thấy thật có ích từ các vấn đề đã nêu trên. :icon8:

    Cùng xin Cảm Ơn vì được "tỏ" việc này khi quá muộn, ở đây! Hix


    PS: Xin quý vị nhín chút thì giờ quý báu đọc xem tác giả "Con chỉ là tạo vật" nghĩ gì! Kính cảm ơn!
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  8. Có 13 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  9. #5
    bananaks's Avatar

    Tuổi: 55
    Tham gia ngày: Apr 2009
    Tên Thánh: Catarina
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 726
    Cám ơn
    3,691
    Được cám ơn 4,193 lần trong 659 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi kazihaha View Post
    em thì thấy bài Lời Thiêng làm dâng lễ không có vấn đề gì để bàn cãi cả.
    Theo tôi thì bài LỜI THIÊNG không phải thể loại dâng lễ . Xin trích dẫn một đoạn trong bài Hỏi- đáp của: Lm Mi Trầm để mọi người cùng tham khảo

    Đâu . là ý nghĩa của phần Dâng lễ ?

    Ý chính của việc dâng lễ là dâng bánh rượu sẽ trở nên Mình Máu Chúa để nuôi dưỡng lin
    h hồn con người. Nếu ta hát: Đây bánh thánh thì không đúng. Đáng lý ta chỉ hát Đây bánh miến i đúng. Hoặc nếu ta hát: Con xin dâng lên chính là Chiên Thiên Chúa thì cũng không đúng mớvì khi dâng lễ, ta chỉ dâng bánh rượu, không dâng Chiên Thiên Chúa.
    - Ý phụ là dâng hy sinh, buồn vui cuộc đời, ưu tư vát vã..

    Và sau đây là bài hát LỜI THIÊNG do: OCP ấn hành được nghe và copy trang nhạc TCVN thể loại hiệp lễ

    https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/#Play,10394

    thay đổi nội dung bởi: bananaks, 18-10-2011 lúc 08:21 PM
    Chữ ký của bananaks


  10. Có 8 người cám ơn bananaks vì bài này:


  11. #6
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 27
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default

    Ôi, sao rắc rối thế này. Giáo lý đã dạy rõ ràng rằng bánh miến khi được thánh hiến thì trở nên Bánh Thánh. Chúa Giêsu nói: "Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống". Sau khi truyền phép, Linh mục cũng đọc: "Chúng con dâng lên Chúa Bánh Trường Sinh và Chén Cứu Độ để tạ ơn Chúa". Thánh Kinh gọi Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa. Giáo Hội có dạy là: ta có thể dâng công nghiệp và Máu Thánh Chúa Kitô lên Chúa Cha để khẩn cầu cho chúng ta. Thế tại sao không được nói là dâng Chiên Thiên Chúa thay vì dâng Bánh Rượu?
    Từ trước nay, con vẫn nghĩ từ "tạo vật" đồng nghĩa với "thụ tạo", chưa bao giờ dám nghĩ rằng "tạo vật" nghĩa là "Tạo Hoá". "Tạo vật", tự đầu óc có thể hiểu, nghĩa là vật được tạo ra, chứ dịch làm sao mà ra
    "Tạo Hoá" được? Khổ thật.
    Có mến Chúa thì mới muốn ca ngợi Chúa, người không có lòng mến thì rảnh đâu mà ngồi sáng tác thánh ca.
    Vài lời "comment" từ ý tưởng của mình, mong mọi người tha thứ nếu có gì không đúng. Xin dùng tâm tình Đức Kitô mà đóng góp, chia sẻ và trao đổi cùng nhau!
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  12. Có 6 người cám ơn duoc1706 vì bài này:


  13. #7
    augustino.nghia's Avatar

    Tuổi: 64
    Tham gia ngày: Aug 2010
    Tên Thánh: Augustino
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đà Lạt
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 605
    Cám ơn
    3,524
    Được cám ơn 5,833 lần trong 617 bài viết

    Default

    ... Chu cha...
    Rắc rối dữ ha...
    Thôi thì cũng góp ý mình cho nó ra...
    Nghĩa Già không dám lạm bàn về chuyện bài "Con Chỉ Là Tạo Vật", cho dù nơi Nghĩa Già ở, cũng vẫn dùng bài thánh ca này để hát Dâng lễ (!), đúng hay sai Nghĩa Già không có ý kiến!
    Chỉ xin chia sẻ tâm tư của riêng mình về chữ "Tạo Vật". Thật ra, từ nhỏ đến giờ, Nghĩa Già là một trong nhiều người rất hay chú ý đến cái "ngữ-nghĩa" của tiếng Việt mình, và theo hiểu biết còn rất hạn hẹp, nghèo nàn... Nghĩa Già vẫn nghĩ lâu nay chữ Tạo Vật là nói đến Vật do Đấng Tạo Hóa làm ra!
    Còn nếu bây giờ lại nảy ra chuyện Tạo Hóa = Tạo Vật... thì chắc chết!
    Vì chữ ký của Nghĩa Già là lấy câu đầu tiên trong bài Thánh ca trên : Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật... kia mà...
    (Hông lẽ, nghĩ cho đơn giản, quê mùa, chân chất thì : Con là do cha mẹ tạo ra, giờ dựa trên cái ý Tạo Hóa = Tạo Vật thì Con = Cha Mẹ sao đây!!!???
    Nghĩ không ra, chắc bị... ngu rồi...)
    Chữ ký của augustino.nghia
    Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật...

  14. Có 6 người cám ơn augustino.nghia vì bài này:


  15. #8
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,773
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi augustino.nghia View Post
    ... Chu cha...
    Rắc rối dữ ha...
    Thôi thì cũng góp ý mình cho nó ra...
    Nghĩa Già không dám lạm bàn về chuyện bài "Con Chỉ Là Tạo Vật", cho dù nơi Nghĩa Già ở, cũng vẫn dùng bài thánh ca này để hát Dâng lễ (!), đúng hay sai Nghĩa Già không có ý kiến!
    Chỉ xin chia sẻ tâm tư của riêng mình về chữ "Tạo Vật". Thật ra, từ nhỏ đến giờ, Nghĩa Già là một trong nhiều người rất hay chú ý đến cái "ngữ-nghĩa" của tiếng Việt mình, và theo hiểu biết còn rất hạn hẹp, nghèo nàn... Nghĩa Già vẫn nghĩ lâu nay chữ Tạo Vật là nói đến Vật do Đấng Tạo Hóa làm ra!
    Còn nếu bây giờ lại nảy ra chuyện Tạo Hóa = Tạo Vật... thì chắc chết!
    Vì chữ ký của Nghĩa Già là lấy câu đầu tiên trong bài Thánh ca trên : Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật... kia mà...
    (Hông lẽ, nghĩ cho đơn giản, quê mùa, chân chất thì : Con là do cha mẹ tạo ra, giờ dựa trên cái ý Tạo Hóa = Tạo Vật thì Con = Cha Mẹ sao đây!!!???
    Nghĩ không ra, chắc bị... ngu rồi...)
    Haha... hay lắm

    Nếu Nghĩa già mà hiểu sai ngữ nghĩa tiếng Việt thì chết chắc từ lâu rồi, mình nghĩ hầu hết mọi người đều nghĩ như Nghĩa già: Tạo vật là vật được tạo thành. Số ít người cho dù là tài giỏi chỉ dựa vào các tài liệu từ điển hay gì đó mà nghĩ mà nói ngược lại nhưng chưa chắc họ đã đúng, họ chỉ cố đưa ra trình độ văn chương lỗi lạc của họ, và vì thế chưa ai công nhận con chỉ là tạo vật là sai, với lòng đạo đức bình dân ta cứ thành ý dâng lên Thiên Chúa những cảm nghĩ rất thật của mình: Con chỉ là tạo vật như những cảm nghĩ của tác giả pxc
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  16. Có 7 người cám ơn gioanha vì bài này:


  17. #9
    LUCIA_HUONG's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2011
    Tên Thánh: LUCIA
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: GX THANH ĐỨC , GP ĐÀ NẴNG
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 15
    Cám ơn
    218
    Được cám ơn 93 lần trong 14 bài viết

    Default

    Chào Antoni ! mình cựu giáo dân của gx Vinh Hương nè !
    Lúc đó ... Nay ở .. làm việc sinh hoạt tôn giáo , tại gxThanh Đức , gp Đà Nẵng . Mình biết gx Vinh Hương ở xã ĐMạnh , huyện ĐMinh tỉnh Daknong
    Đúng ko bạn
    Hẹn bạn dịp khác nhé !
    Cảm ơn bài viết của bạn
    LuciaHuong
    thay đổi nội dung bởi: LUCIA_HUONG, 09-10-2013 lúc 08:12 PM

  18. #10
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default thêm một nhận định

    TẠO VẬT - THỤ TẠO

    Tôi thấy trên mạng có người đặt câu hỏi “tại sao ngày nay người ta hiểu “tạo vật” như là những vật được dựng lên, mà không phải là nghĩa “Đấng Tạo Hoá?” Người ta trả lời: “ Từ ‘tạo vật’ bị dùng sai, có lẽ do cách dùng sai trong tôn giáo”.

    Nghe họ trả lời như thế, tôi cảm thấy rất buồn. Thật vậy, nhiều chỗ trong phụng vụ của Giáo Hội cũng dùng thuật từ “tạo vật” để chỉ con người hay những vật được Chúa dựng nên. Có người thấy vậy lại giải thích: “Tạo vật” trước đây có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nay có nghĩa là “loài thụ tạo”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của hai thuật từ “tạo vật” và “thụ tạo”.

    1. Nghĩa chữ tạo, thụ và vật:

    1.1. Tạo: có mấy chữ Hán này là 造, 皂, 艁, 皁, 唣, 唕. Trong từ tạo vật là chữ造, chữ này có bộ xước (nghĩa là đi) và chữ cáo告 (nói cho người khác biết), cho nên nghĩa nguyên thuỷ của chữ tạo là làm việc thành công.

    Chữ 造có nhiều nghĩa. (đt.) (1) Làm cho từ không có trở thành có và tồn tại. (2) Chế tác: Tu tạo. (3) Kiến thiết: Tạo phúc nhất phương (Kiến thiết phúc cho cả một phương). (4) Phát minh: Sai Luân tạo chỉ (ông Sai Luân chế tạo ra giấy trước nhất). (5) Sinh ra. (6) Làm ra. (7) Bịa đặt: Tạo dao sinh sự (bịa đặt ra lời nói phao để sinh sự). (8) Đi về phía trước. (9) Đến: Tạo phủ (tới hầu ngài). (10) Bồi dưỡng. (11) Thành tựu. (dt.) (12) Niên đại. (13) Tên tế tự. (14) Giờ, ngày, tháng, năm sinh của một người theo bói toán gọi là tạo. (15) Thăm hỏi. (16) Thời đại: Mạt tạo (đời cuối, cuối mùa). (17) Hai bên tố tụng: Lưỡng tạo (cả hai bên). (18) Mùa gặt: Nhất niên tam tạo (một năm ba mùa). (19) Họ Tạo. (20) May mắn. (21) Nhà bếp. (22) Tên tước hiệu. (pht.) (23) Vội vã: Tạo thứ (vội vàng). (24) Bắt đầu.

    1.2. Thụ: Có những chữ Hán này: 樹,受,授,綬,裋,售,竪, trong trường hợp này là chữ 受, có nghĩa: (đt.) (1) Sử dụng: Hưởng thụ. (2) Tiếp nhận: Thụ lễ. (3) Được / thích hợp. (4) Bị : Thụ phê bình (bị phê bình). (5) Chịu cái dở: Thụ phạt (bị phạt). (6) Ráng chịu. (7) Thu mua. (8) Thu hồi. (9) Chứa đựng: Tiêu thụ (Hưởng dùng). (10) Tiếp thu. (pht.) (11) Hợp với giác quan: Thụ thính.

    1.3. Vật: có ba chữ Hán: 物, 勿, 沕, trong từ tạo vật là chữ 物, có nghĩa: (dt.) (1) Cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được: Phế vật (đồ bỏ). (2) Các loại sinh ở trong trời đất đều gọi là “vật” cả: Vật hoán tinh di (vật đổi sao dời). (3) Hoàn cảnh hay sự việc bên ngoài. (4) Người hay hoàn cảnh bên ngoài. (5) Nội dung: Ngôn chi hữu vật (lời nói có nội dung). (6) Màu sắc. (đt.) (7) Tìm tòi: Vật sắc.

    Nghĩa Nôm: (1) Nói chung về muông thú: Các vật có vú. (2) Các thức chung quanh: Vật đổi sao dời.

    2. Nghĩa thuật từ thụ tạo:

    Thụ tạo như trên đã nói, thụ là được, bị, chịu… có nghĩa là được tạo thành, tức là vạn vật do Thiên Chúa tạo dựng lên.

    3. Nghĩa thuật từ tạo vật:

    Ta thử tìm ý nghĩa của thuật từ này trong các từ điển.

    - Hán Ngữ Đại Từ Điển[1]: (1) Cách gọi đơn giản của “Đấng Tạo Vật”: “Sinh sinh đắc sở, sự sự duy tân, nguy nguy hô do tạo vật chi khúc thành dã” (Sự sống triển nở, mọi sự đổi mới, vĩ đại thay, như do Đấng Tạo Vật dựng nên) (Nguỵ Thư, Lý Bưu Truyện); (2) Vận may.

    - Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển[2]: (1) Người xưa cho rằng do Trời dựng nên, nên gọi Trời là Tạo Vật. (2) Số mệnh, vận may.

    - Hán Ngữ Từ Điển[3]: Như Tạo Hoá, là trời.

    - Từ Vựng[4]: Trời.

    - Vương Vân Ngũ Đại Từ Điển[5]: Trời. Chính là Đấng tạo ra vạn vật.

    - Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Eugène Gouin: tạo vật: Creation, Createur.

    - Từ điển Việt - Hán hiện đại, NXB Khoa Học Xã Hội: tạo vật = tạo hoá

    - Từ điển Hán Việt, Viện Ngôn Ngữ Học: Tạo vật = tạo hoá = Trời.

    - Từ điển Việt – Anh, Nguyễn Sanh Phúc và nhóm cộng tác: Tạo vật = tạo hoá: The Creator.

    - Petit Passe-Partout de la presse Sino-Annamite[6]: kẻ dựng vật.

    - Việt Pháp Từ Điển[7]: Créer le monde, Créateur.

    - Hán Việt Từ Điển[8]: Dựng ra vạn vật; trời; tạo hoá (createur).

    - Dictionnaire Annamite-Chinois-Francais[9]: Création, Créateur.

    - Ông Nguyễn Trường Tộ trong các Di thảo đều dùng “tạo vật” theo nghĩa Đấng Tạo Hoá.

    4. Nhận xét

    Hầu như tất cả các từ điển đều ghi rõ tạo vật là Đấng Tạo Hoá, duy nhất có “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ Học (NXB Đà Nẵng, 2004) thêm hai nghĩa của “tạo vật”: (1) (cũ) như “tạo hoá”; (2) Những vật tồn tại trong thiên nhiên nói chung, coi là do tạo hoá tạo ra. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này, có lẽ vì người ta hiểu lầm cách tạo từ. Ví dụ: phế vật = vật bị bỏ đi, di vật = vật được để lại khi chết, cống vật = vật được đem đi dâng biếu, tặng vật = vật để tặng, vật được tặng. Cho nên người ta dễ liên tưởng “tạo vật” = vật được tạo ra.

    Kết luận

    Rõ ràng, tạo vật có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, tức là Thiên Chúa, hoàn toàn không có nghĩa là vạn vật. Vạn vật là thụ tạo.
    Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải trả lại ngữ nghĩa nguyên thuỷ cho từ tạo vật.


    Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
    ----
    [1] La Trúc Phong (chủ biên), NXB Thế Kỷ, Thượng Hải, 2003, tr. 1268.

    [2] Châu Hà (chủ biên), NXB Ngũ Nam, Đài Loan, 2004, tr. 1944.

    [3] NXB Thương Vụ, Hồng Kông, 1968, tr. 985

    [4] Lục Sư Thành (chủ biên) NXB Tập Thành, Đài Loan, 1972. tr. 1275

    [5] Vương Vân Ngũ, Trung Quốc, 1936, tr. 573.

    [6] G. Hue, Nxb Trung Hoa, Hà Nội, 1931, tr. 439.

    [7] Đào Đăng Vỹ, Saigon, 1956, tr. 1119.

    [8] Đào Duy Anh, Nxb Trường Thi, Saigon, 1957, tr. 237.

    [9] Guslave Hue, NXB Trung Hoa, 1937.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Hình Âm Nghĩa Tổng Hợp Đại Tự Điển, Đài Loan, 1970.

    2. Từ điển Hán Việt, Trung Quốc, 1994.

    3. Từ Điển Hán Việt, Viện Ngôn Ngữ Học, NXB TP.HCM, TP.HCM, 2002.

    4. Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển, Đài Loan, 2004.

    5. Giúp đọc Nôm và Hán Việt, LM. Antôn Trần Văn Kiệm, 2004.

    6. Hán Ngữ Đại Từ Điển, Thượng Hải, Trung Quốc, 2003.

    7. Tìm Về Cội Nguồn Chữ Hán, Lý Lạc Nghị, NXB Thế Giới, 1997.

    8. Từ Điển Việt – Hán Hiện Đại, Trương Văn Giới – Lê Khắc Kiều Lục, NXB Khoa Học Xã Hội, 2005.

    9. Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Eugène Gouin, Saigon, 1957.

    10. Việt Hán Từ Điển Tối Tân, nhà sách Chin Hoa.

    11. Từ điển Việt – Anh, Nguyễn Sanh Phúc và nhóm cộng tác, NXB Thế Giới, 2000.

    12. Từ Điển Tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ Học, 2005.

    (Tháng 10/2007)

    ----
    (Bài viết đăng trên trang: Văn hóa truyền thông - Thứ sáu - 19/06/2015 05:33 - http://gpquinhon.org/qn)
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  19. Được cám ơn bởi:


  20. #11
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    "Chúng ta phải công bố vẻ đẹp của kế hoạch tạo dựng yêu thương của Thiên Chúa dành cho tạo vật, cho con người, và cho gia đình nhân loại"

    (http://conggiao.info/news/810/31381/...-gia-dinh.aspx)

    ** Một bằng chứng "nóng hổi" nhất về cách dùng từ "tạo vật" nhá. Khà khà

    Ps: xin lưu ý đây là một câu chuyển dịch nhé!
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  21. #12
    cat's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 295
    Cám ơn
    484
    Được cám ơn 608 lần trong 185 bài viết

    Default

    Từ “tạo vật” đã được sử dụng trong nhiều bài viết, trong đó có cả những bài được viết bởi linh mục, tu sĩ với ý nghĩa không phải là tạo hóa.

    Tìm sơ sơ cũng thấy được mấy bài:


    http://tinmung.net/TRANG CUA ME MARI...gHoaKinhMe.htm

    http://www.tinmung.net/TRANG CUA ME ...Me/Ngay 11.htm

    http://tinmung.net/TRANG CUA ME MARI... diem phuc.htm

    như vậy nhiều người sai rồi !
    ___________________________________________________

    Phụng vụ Lời Chúa hôm nay (
    Thứ Bảy tuần XXVIII mùa thường niên): câu sau Alleluia có từ: “tạo vật” không biết phải hiểu thế nào đây?

    Chắc phải hỏi các nhà phiên dịch Kinh Thánh!
    Chữ ký của cat
    "Chúng tôi không làm những điều to lớn, mà chỉ những việc nhỏ bé với hết lòng mến Chúa."
    (Teresa Calcutta)

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com