Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Bài giảng lễ Chúa nhật XXVIII thường niên A

Hybrid View

  1. #1
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,783
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,673 lần trong 2,014 bài viết

    Lightbulb Bài giảng lễ Chúa nhật XXVIII thường niên A

    TÔI SẼ MẶC ÁO NÀO?


    Lm. Giuse Đỗ Dức Trí

    Thưa quý OBACE

    Chuyện thế giới: ngày 29/4/2011 vừa qua, tại Anh đám cưới của Hoàng gia diễn ra đã thu hút sự chú ý quan tâm không chỉ của nước Anh mà còn của cả các hãng truyền thông trên thế giới. Khách mời của đám cưới này chắc không dành cho những người thường, mà trên màn hình chúng ta thấy toàn những nguyên thủ các quốc gia và những nhân vật nổi tiếng, ai củng mang trên mình những bộ áo sang trọng nhất thật xứng tầm với một đám cưới của hoàng gia, và trên mặt những người tham dư lộ rõ nét hân hoan và vinh dự, người ta đến đây không chỉ để chia vui và chiêm ngưỡng đám cưới của một hoàng tử, mà còn để thể hiện thế giá chính trị và địa vị xã hội của mình.

    Còn tại nước mình, cách đây không lâu cũng có một đám cưới con của một quan chức đã diễn ra hết sức phô trương, đoàn rước dâu là khoảng 30 chiếc xe loại siêu khủng đi dạo quanh những con phố lớn của Hà Nội, thực khách của đám cưới này cũng không kém phần sang trọng và hãnh diện, và hình như đã thành thói quen, các đám cưới của con quan chức thường là dịp để mọi người phô trương sự sang trọng, quyền lực của mình hoặc của bố mẹ, còn người tham dự thì có cơ hội vàng để bày tỏ lòng biết ơn hoặc trả ơn trả nghĩa nhau, tạo những quan hệ làm ăn và thực khách tỏ ra rất hãnh diện vì được mời như thế.

    Thế nhưng cũng trớ trêu là ngày xưa cũng có một đám cưới của hoàng gia, đức vua đã cho người đi mời quan khách khắp nơi, nhưng xem ra họ rât ơ hờ, thậm chí coi thường lời mời của nhà vua, họ không đên dự với lý do đi thăm ruộng, bận đi làm để từ chối đến dự tiệc và còn làm nhục những người được sai đến mời họ. Ông vua bị thực khách tẩy chay ngày ấy chính là Vua Trời, là Thiên Chúa, đã được Đức Giêsu kể trong dụ ngôn về tiệc cưới nước trời hôm nay.
    Bữa tiệc là hình ảnh rất thông thường để diễn tả niềm vui, hạnh phúc và tình huynh đệ; bài đọc một hôm nay Tiên tri Isaia cũng đã dùng hình ảnh một bữa đại tiệc để diễn tả về Hạnh phúc Nước trời. Bữa tiệc ấy chính là bữa tiệc Cánh chung, bữa tiệc hòa bình nó không diễn ra ở hoàng cung mà trải rộng trên núi thánh của Thiên Chúa và mọi dân mọi nước được mời tham dự: Ngày ấy chúa các đạo binh sẽ thiết đãi các dân trên núi này một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon. Bữa tiệc ấy mọi người đều hân hoan hạnh phúc vì họ được nhìn thấy Đức Vua là chính Thiên Chúa, được đồng bàn với Đức Vua và Hoàng Tử, hơn nữa ngày ấy Thiên Chúa là đức vua sẽ ban cho họ niềm vui thực sự từ trong tâm hồn, ngài sẽ cất tấm khăn tang bao trùm muôn dân, tức là mọi thực khách của tiệc nước trời sẽ không còn phải đau khổ vì cảnh chết chóc tang thương nữa, không còn bị đau đớn bởi cảnh chia ly, mà họ được sống và sống trường sinh bất tử đời đời, họ không còn phải đau khổ than khóc bởi sự kìm hãm của thế gian, sự giới hạn của thân xác nữa mà họ có được một niềm hạnh phúc sâu xa là, từ đây Thiên Chúa Đấng cứu độ mãi mãi ở với họ hay nói đúng hơn là họ được ở với Đấng đã dựng nên họ và cứu độ họ, Đấng là khởi nguyên và là là cùng đích của tất cả mỗi người, Đấng là khát vọng là sự đợi chờ của chúng ta.

    Hạnh phúc là như thế, vinh dự là như vậy, vậy mà ngày nay có nhiều người đã thẳng thừng từ chối lời mời tham dự tiệc hạnh phúc này với lý do hết sức vật chất, kẻ thì đi thăm ruộng, người thì đi buôn, tức là lấy lý do bận rộn công việc để từ chối lời mời của đức vua. Thiên Chúa hết sức kiên nhẫn, Ngài mời gọi không chỉ một lần mà năm lần bảy lượt ngài sai người đến để nhắc nhở mời gọi muôn dân vào dự tiệc đời đời. Những thực khách được mời trước hết là dân Do Thái, họ được mời gọi đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa, nhưng họ đã từ chối và tỏ ra hững hờ với lời mời gọi sám hồi và tin vào Tin Mừng và còn bắt bớ, bách hại những người được sai đến là các tiên tri.

    Chính vì người Do Thái đã cố tình từ chối lời mời gọi cứu độ của Thiên Chúa, họ không còn xứng đáng nữa, mà tất cả chúng ta được mời gọi vào Nhà Chúa để dự bữa tiệc hạnh phúc Nước trời này. Bữa tiệc này không phân biệt giàu nghèo, sang hèn tất cả đều được mời vào chung hưởng hạnh phúc cùng với Thiên Chúa. Tuy nhiên, để tham dự bữa tiệc với Đức Vua là Chúa trời đất, thì đòi mỗi người phải có một tư cách, một y phục xứng đáng với tiệc cưới này. Chính vì thế mà câu chuyên cho thấy, có một người được mời vào dự tiệc, anh ta đã không mặc áo cưới, anh đã bị Đức vua khiển trách: Này bạn, tại sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới? Anh ta đã không thể trả lời được nên Nhà Vua đã ra lệnh trói chân tay anh ta và ném ra ngoài vào nơi khóc lóc nghiến răng.

    Có người đặt vấn đề, tại sao ông chủ cho mời anh ta “đột xuất” mà lại còn đòi hỏi anh phải có áo cưới? Có nhiều cách chú giải chi tiết này, nhưng có lẽ cái áo cưới trong câu chuyện Chúa Giêsu muốn nói đến không chỉ là cái áo bên ngoài mà là chính tư cách tác phong và là chính đời sống của đương sự. Nước trời dành cho hết mọi người nhưng không có nghĩa là “vơ bèo vạt tép” để lấy số đông mà phải là phẩm chất đạo đức mà mỗi người cần phải hoàn thiện trang bị cho mình.

    Thưa quý OBACE
    Lời Chúa hôm nay cũng muốn mỗi người tự xét lại mình: Tôi đã đáp trả lại lời mời gọi dự tiệc Nước Trời với thái độ nào? Rất có thể chúng ta cũng không khác gì những khách mời trong câu chuyện của Tin Mừng, chúng ta nại ra đủ thứ lý do để từ chối việc đến với Chúa, chúng ta nói rằng tôi bận lắm không có giờ cầu nguyện, không có giờ dâng lễ mỗi ngày, trong khi đó nhiều người có giờ buổi chiều ngồi xem tivi, buổi sáng thì nói rằng tôi đi làm mệt mỏi không dậy sớm được. Nhiều người không tổ chức giờ kinh tối gia đình vì ngại phải thay đổi nếp sinh hoạt sẵn có trong gia đình; Có khi còn lấy cả lý do là con cái học bài để từ chối giờ kinh, giờ cầu nguyện chung của gia đình

    Bữa Tiệc Thánh Thể mỗi ngày Chúa nhật, nhiều người cũng tìm cách từ chối, có người bỏ tiệc Thánh Thể ngày Chúa nhật để đi du lịch, đi tắm biển, hoặc lấy lý do tăng ca để bỏ lễ. Đi ăn tiệc cưới thường ngày không mấy người dám đi trễ, vậy mà dự tiệc Nước Trời, người ta lại tính toán với Chúa từ phút, từng nửa điếu thuốc lá, có người đến nơi bữa tiệc đã hết phần tiệc Lời Chúa rồi. Cũng vậy, không ai đi dự tiệc mà lại ngồi ngoài nhìn, hoặc ngồi đó mà không ăn uống gì, vậy mà có nhiều người đi dự tiệc Thánh Thể chỉ ngồi nhìn chứ không ăn, không rước lễ… như thế thì có khác gì những người đã từ chối lời mời gọi của Đức Vua không đến dự tiệc vì những lý do hết sức vật chất: người thì bận thăm ruông, người thi đi buôn.

    Tôi sẽ mặc chiếc áo cưới nào đây? Dĩ nhiên, khi đi đám cưới của thế gian, người ta vẫn muốn chọn những bộ quần áo sang trọng hoặc là đẹp nhất, chẳng ai muốn mặc xuyềnh xoàng xấu xí đến chỗ đám cưới, thì cũng vậy, nếu chúng ta xác định được sự cao quý và giá trị của tiệc cưới Nước Trời và vinh dự vì được Thiên Chúa mời gọi, thì chúng ta sẽ biết phải chuẩn bị cho mình những gì và chuẩn bị như thế nào. Chúng ta không thể để con người mình hôi hám bởi tội lỗi, không thể mặc những cái áo bẩn thỉu bởi sống bê tha, gian ác, không thể để những thói lười biếng hoặc những tật xấu, dục vọng, bôi bẩn chiếc áo linh hồn của chúng ta, làm cho chúng ta không xứng đáng dự tiệc Nước Trời. Trái lại cần giặt rửa áo mình và cả con người khỏi tội lỗi, tật xấu và trang sức không phải dây chuyền vòng vàng, mà là nhân đức là hy sinh, là bác ái cụ thể, là chia sẻ yêu thương, đó là những vật trang sức cho tiệc cưới Nước Trời.

    Thánh Phaolô trong bài đọc hai đã khẳng định rằng: Tôi có thể làm được mọi sự nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi, có sứ mạnh của Đức Kitô trợ giúp, chúng ta cũng sẽ có thể làm được tất cả, có thể vượt qua những sự lười biếng và dục vọng của con người, sự lôi kéo của xã hội và thế gian để đáp lại lời mời của Chúa dành cho mỗi chúng ta và hân hoan phấn khởi tham dự tiệc Nước Trời hôm nay và được bước vào tiệc Nước trởi mai ngày, nơi mà Vua Trời và Hoàng Tử Giêsu đang chờ đợi chúng ta. Amen
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  2. Có 5 người cám ơn gioanha vì bài này:


  3. #2
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,783
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,673 lần trong 2,014 bài viết

    Default

    Bài giảng CN XXVIII thường niên A
    TIỆC CƯỚI & ÁO DỰ TIỆC CƯỚI


    Lm. Phê-rô Mai Đức Vượng
    GX. Cần Xây – GP. Vĩnh Long



    Nói về lịch sử của manh quần tấm áo chúng ta mặc, không ai biết được con người ta đã biết may mặc từ hồi nào? Có lẽ đã lâu lắm rồi !
    Mở những trang đầu tiên của Sách Sáng thế ký kể rằng: Sau khi tổ tông phạm tội, ông bà nhìn lại thân thể mình. Ông bà thấy mắc cở, vội lấy lá kết lại che thân, rồi mới dám ra trình diện Chúa.
    Cái áo cái quần đầu tiên có từ đó.
    Theo dòng thời gian, cái quần cái áo cứ từ từ đổi thay từ chất liệu cho đến kiểu dáng. Ban đầu bằng da thú, sang tơ sợi, vải vóc, rồi đến sợi hóa học như ngày nay. Về kiểu dáng áo quần cũng vượt xa cái mục đích ban đầu là vật che thân, để mang lấy những ý nghĩa khác có tính cách văn hóa, kinh tế, chính trị và tôn giáo…
    Ngày xưa, thời ông bà tổ tiên thì miễn sao ăn no, mặc ấm. ăn chắc, mặc bền. Ngày nay người ta lo ăn ngon, mặc đẹp không cần bền chắc. Ngay cả người nghèo cũng cố gắng mặc sao cho đẹp khi ra đường.
    Nói đến áo quần, đến ăn mặc.. có lẽ ai trong chúng ta cũng biết lời dạy của tổ tiên : Y phục xứng kỳ đức ! Có nghĩa là nhìn cái quần cái áo người ta biết được đức hạnh của người mặc.. người ta còn nhận ra cả trình độ văn hóa, giai cấp của người đó:
    - Người nghèo ăn mặc khác kẻ giàu sang.
    - Người có học, có văn hóa ăn mặc khác kẻ thất học.
    - Người nết na ăn mặc kín đáo, không hở hang, khêu gợi.
    - Người khiêm tốn, đứng đắn ăn mặc giản dị, khác kẻ khoe khoang.
    - Người đơn sơ ăn mặc giản dị không kiểu cọ, cầu kỳ..
    Nói về ăn mặc thì dài dòng lắm…Tôi chỉ xin vắn tắt vài nét để dẫn anh chị em vào Tin Mừng hôm nay…

    Bài Tin Mừng hôm nay là 2 dụ ngôn :
    Dụ ngôn Tiệc Cưới và Dụ ngôn chiếc áo dự tiệc cưới.
    * Qua Dụ ngôn Tiệc cưới: Chúa muốn ám chỉ người Do Thái, đã 2 lần được mời gọi tham dự tiệc cưới mà Chúa đã ưu ái tổ chức ngay trên dân tộc của họ, là Đón nhận Ơn Cứu độ, nhưng cả 2 lần họ đã từ chối, không đón nhận Ơn Cứu Độ mà Chúa đã thực hiện từ dân tộc của họ:
    - Lần thứ nhất vào thời Cựu ước: Không những họ từ chối mà còn giết hại các sứ giả của Thiên Chúa là các tổ phụ, các tiên tri.
    - Lần thứ hai vào thời Chúa Giêsu: Họ không chấp nhận Đấng Cứu thế. Họ đã giết Ngài và xua đuổi, giết hại các tông đồ…
    Vì thế, Tin Mừng được loan truyền cho các dân tộc khác. Tất cả mọi người, mọi dân tộc được mời gọi đón nhận Tin Mừng, được mời tham dự Tiệc Cưới Nước Trời.

    * Qua dụ ngôn Chiếc áo dự đám cưới, Chúa muốn nói lên rằng, mặc dù tất cả mọi người được mời tham dự Tiệc Cưới, là gia nhập Giáo Hội để hưởng ơn Cứu độ, cũng cần có điều kiện. Hình ảnh Chiếc Áo mặc dự Tiệc Cưới mà ông chủ đòi hỏi, chính là thái độ sống của chúng ta. Thái độ ấy là thành tâm sám hối, phải sửa đổi đời sống của mình. Gia nhập Giáo Hội Chúa, mà vẫn sống rối rắm, khô khan nguội lạnh, gian tham, không bác ái yêu thương là điều Ông chủ khiển trách!
    Th. Phaolô cắt nghĩa rất rõ ràng :
    Mặc áo cưới đây là Mặc lấy Đức Kitô (Gl 3,27). Có nghĩa là sống như Người : Hiền lành, Khiêm nhường (Mt 11,29; Cl 3,12) Biết chia sẻ với anh em (1P2,5) và biết yêu thương chân thành (Gả,1-34) như Người đã làm gương. Nói như Th. Phaolô, bao giờ nhìn vào đời sống mình, mà ta có thể thành thật nói rằng : “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kiôt sống trong tôi”..lúc đó ta có thể yên tâmrắng mình đã mặc Chiếc áo mà Chúa Kitô đòi hỏi để dự Tiệc Cưới Nước Trời.. bằng không chúng ta chỉ là những kẻ “đi ăn hôi đám cưới” như đã từng xảy ra một thời cách đây không lâu mà báo chí đã đăng…
    Lời cảnh giác của Chúa đáng cho chúng ta lưu tâm ở cuối đọan Tin Mừng hôm nay đó là: “Coi chừng, kẻ được gọi thì nhiều, mà kẻ được chọn thì ít”.
    Chớ gì ngày chúng ta bước vào phòng tiệc Thiên Đàng, chúng ta không bị nghe Chúa quở trách: “Này Bạn, sao bạn vào đây mà không mặc áo cưới” và không phải hổ thẹn vì bị Đuổi vào nơi khóc lóc, nghiến răng. Amen


    xxx
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  4. Có 5 người cám ơn gioanha vì bài này:


  5. #3
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,783
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,673 lần trong 2,014 bài viết

    Default

    VUI TIỆC NƯỚC TRỜI

    (Is. 25, 6-10a; Pl. 4, 12-14.19-20; Mt. 22, 1-14)

    Lm. Phaolô Đoàn Thanh Phong
    Giáo phận Xuân Lộc

    Chuyện kể rằng: có một Hạt Muối Bé chạy đến nói với Hạt Muối To: “Em đến chia tay chị nè, em sắp được hòa trong đại dương”. Hạt Muối To trố mắt: “Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế. Em muốn thì em cứ làm, chị không điên!“. Hạt Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Nó ngạo nghễ lên bờ, sống trong vuông muối và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Vào mùa thu hoạch, diêm dân gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đội lên đầu, hay bê bên lưng rồi đóng vào bao sạch đẹp…
    Lần đầu tiên, Hạt Muối To thấy mình bị xúc phạm! Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho nó vào nồi cám heo. Lúc này, nó trộm nghĩ: Phải hóa thân phục vụ cho lũ heo dơ bẩn này ư? Rồi, lòng kiêu hãnh không cho phép nó “tế thân” cho lũ heo hạ tiện. Nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được nó. Nhưng khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, họ ném nó ra đường lộ. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, Hạt Muối Bé – bây giờ là hạt mưa – gặp lại nó – Hạt Muối To mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị Muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”. Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… huhu… còn em sống thế nào?”. “Tuyệt lắm chị ơi! – Muối Bé hí hửng – khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó, em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”. Nhìn Hạt Muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng Hạt Muối To thèm khát cuộc sống như Muối Bé, muốn hòa tan, hòa mình… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi? Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!

    Thưa Anh Chị Em

    Câu chuyện đón nhận và chối từ luân chuyển theo quy luật tự nhiên của hai Hạt Muối gợi cho chúng ta hiểu phần nào ý nghĩa của bài Tin mừng với dụ ngôn Tiệc Cưới mà chúng ta vừa lắng nghe. Để diễn tả hình ảnh Nước Trời, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn Tiệc Cưới với hình ảnh ông Vua tổ chức Tiệc Cưới cho Hoàng tử. Đây là một bữa tiệc đầy vinh dự. Khách được mời chắc hẳn là những ông hoàng, bà chúa, hay ít ra là những người giàu, những người có địa vị cao trong xã hội. Tuy nhiên, những người khách quý này đã tỏ ra khinh thường và hung dữ đối với các sứ giả nhà Vua sai đến mời mình. Không những họ từ chối lời mời mà còn nhục mạ và sát hại những người được nhà Vua phái đến. Qua dụ ngôn Tiệc cưới, Chúa Giêsu tỏ rõ cho người Do Thái biết rằng: họ chính là dân tộc được Thiên Chúa chọn làm dân riêng, là khách mời đặc biệt của bữa tiệc Nước Trời. Nhưng khi các Ngôn sứ và chính Chúa Giêsu đến loan báo ngày mở tiệc và mời gọi họ thì họ lại khước từ. Đó là một sự thật đầy chua xót mà Chúa Giêsu muốn nêu lên: Lời mời của Thiên Chúa bị dân Ngài từ chối. Đó là điều đã xảy ra trong dòng lịch sử dân Israel. Những người được mời lại không đến dự. Họ coi thường niềm vui và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình. Chính vì thế, nhiều Ngôn sứ đã phải chịu đối xử tàn tệ vì đã dám quấy rầy họ theo lời mời gọi của TC. Cũng như Hạt Muối To, khi từ chối trở về với biển cả, đã trở nên cô đơn trong kiếp sỏi đá lạnh lẽo, thì dân Do thái sau khi chối từ lời mời gọi dự tiệc, thì bữa tiệc không còn dành riêng cho họ nữa mà được mở rộng cho tất cả mọi người, không loại trừ ai. Vì vậy, Tiệc Cưới mang tính phổ quát của ơn cứu độ. Ai cũng có thể trở thành khách quý sum vầy vui vẻ trong bữa tiệc Nước Trời nếu nhận ra tình thương Thiên Chúa dành cho mình mà đáp lời tham dự như Hạt Muối Nhỏ có được niềm vui khi chấp nhận hòa tan cùng biển cả. Tuy nhiên, không phải chỉ dân Do Thái ngày xưa mới thờ ơ, lãnh đạm, từ chối dự Tiệc Cưới Nước Trời, mà chính con người ngày nay cũng coi thường lời mời dự tiệc của Thiên Chúa trong niềm vui và hạnh phúc Nước Trời vĩnh cửu. Coi thường – bởi vì họ có nhiều mối bận tâm khác, mang lại lợi ích trước mắt, nhanh chóng hơn, nhưng cũng mau tàn hơn. Đó là những bận tâm về tiền bạc, danh vọng và quyền lực; đó là bận tâm về những bữa tiệc tự nhiên hơn là quan tâm đến bữa tiệc siêu nhiên. Vì mải mê với những mối lo toan tầm thường, mà họ đã “thả mồi bắt bóng” trước lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa, họ sẳn sàng chạy đến các tiệc vui để nhậu nhẹt ở nơi xa, nhưng lại thờ ơ, lãnh đạm và có khi chối từ tham dự bữa tiệc thịnh soạn ở ngay bên cạnh mà chính Chúa Giêsu đã yêu thương dọn sẳn để chờ mình.

    Thưa Anh Chị Em

    Người xưa có câu: “Y phục xứng kỳ đức”, nghĩa là ăn mặc phải đúng với địa vị xã hội. Trong tiệc cưới, cần phải ăn mặc xứng hợp để tỏ rõ sự tôn trọng của mình đối với mọi người và cũng là để góp phần làm tăng thêm sự trang trọng và niềm hân hoan cho bữa tiệc. Tuy nhiên, trong dụ ngôn Tiệc Cưới, có một người đến dự tiệc cưới, mà không mặc y phục lễ cưới xứng hợp, nên nhà Vua đã đuổi người ấy ra khỏi phòng tiệc và trừng phạt đích đáng. Qua sự kiện có tính cách ẩn dụ đó, Chúa Giêsu muốn dạy rằng: Tiệc cưới là hình ảnh Nước Trời, còn chiếc áo cưới tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời. Vì thế, lắng nghe lời Chúa hôm nay, mỗi người Kitô hữu chúng ta không phải chỉ đáp lời mời gọi đi tham dự Tiệc Cưới của Thiên Chúa mà còn khi đi tham dự tiệc cần chuẩn bị cho mình bộ áo cưới cho phù hợp. Bộ áo ấy đã được thánh Phaolô phác họa: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa…Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em và phải mặc lấy con người mới”(Ep 4, 22-23). Bộ áo ấy chính là con người mới, con người đã được biến đổi, được canh tân theo Thần Khí, biết sống theo Tin Mừng, biết mang lấy hình ảnh Chúa Kitô trong đời sống mình(x.Gl 3, 27) và nhất là biết gìn giữ tấm áo ấy tinh tuyền bằng cuộc sống đức tin vững vàng, và tâm hồn trong sạch như chiếc áo trắng mà mình đã lãnh nhận trong ngày chịu phép Rửa tội. Đó chính là chiếc áo cần thiết mà ai trong chúng ta cũng phải mặc để được Thiên Chúa đón nhận khi dự tiệc Nước Trời. Amen.

    xxx
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  6. Có 5 người cám ơn gioanha vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com