Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Chủ đề: Suy niệm thứ Tư Lễ Tro

  1. #1
    maria_huong's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Nha Trang
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 658
    Cám ơn
    2,427
    Được cám ơn 2,394 lần trong 511 bài viết

    Default Suy niệm thứ Tư Lễ Tro

    THỨ TƯ LỄ TRO
    Mt 6, 1-6. 16-18

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.


    "Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.


    "Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".


    Suy niệm:

    Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy
    Đời sống giả hình là cuộc tranh đua nhau trong xã hội hôm nay. Lời Chúa mời gọi ngay vào ngày đầu Mùa Chay là hãy cẩn thận, đừng sống giả hình.
    Là con người sống giữa thế gian, ai cũng có ít nhiều sự giả hình. Bước vào Mùa Chay này, trước hết chúng ta hãy xét mình lại mức độ giả hình của mình. Khi nói đến những người Pharisiêu Biệt Phái giả hình thì bản thân ta cũng đầy sự giả hình.
    Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm
    Những công ty, cơ sở, các nghệ sĩ… họ muốn thành công thì việc làm từ thiện họ phô trương quá mức. Bản thân chúng ta làm việc bác ái từ thiện, công đức, cũng muốn nhiều người biết đến. Chúa nói đừng để tay trái biết việc tay phải làm.
    Chúng ta khó lòng nhận ra muôn vàn cám dỗ đẹp đẽ ngọt ngào của sự giả hình rất nguy hiểm bên cạnh mình. Bản chất phô trương nó thâm nhập sâu đậm trong cuộc sống này.
    Để sống ý nghĩa trong Mùa Chay này, Lời Chúa mời gọi hãy sống khiêm nhường, đơn sơ. Noi gương Mẹ Maria, với tước vị là Mẹ Thiên Chúa, nhưng sống giữa những nghịch cảnh, Mẹ vẫn không tỏ lộ một chút nào địa vị cao trọng của mình. Tất cả mọi vinh dự Mẹ đều quy về Thiên Chúa. Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Chúng ta hãy quy mọi danh dự vinh quang về Chúa.
    Phận nữ tỳ hèn mọn. Bản thân hèn hạ này được những ơn lành Chúa ban, những công trạng đều là của Chúa.
    Chúng ta cùng khiêm tốn dâng lên Chúa Giêsu Thánh Thể tâm tình cầu nguyện :

    1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Công trạng, vinh quang được mọi người biết đến ở thế gian này lôi kéo chúng con. Xin cho gìn giữ để chúng con đừng làm mất công trạng của Chúa dành cho chúng con trên Nước Chúa.
    Hát : Lạy Chúa, Chúa đã thấy đời con là những gì.
    Lạy Chúa, Chúa đã rõ con đường con đã đi.
    2. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chung quanh chúng con rất cần tấm lòng chia sẻ. Xin cho chúng con biết chia sẻ với lòng yêu thương bác ái, chứ đừng vì vinh quang lợi lộc thế gian mà mất phần thưởng Nước Trời.
    3. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa dạy chúng con phải cầu nguyện liên lỷ không ngừng. Xin cho chúng con biết cầu nguyện với lòng đơn sơ khiêm nhường, chứ đừng vì mục đích phô trương để lời cầu nguyện của chúng con đẹp lòng Chúa.
    4. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa dạy chúng con chay tịnh với cả tâm hồn, chứ không phải chỉ là hình thức. Xin cho chúng con biết hy sinh, hãm mình với lòng chân thành trong mùa Chay Thánh này.
    Kinh Lạy Cha.
    Chữ ký của maria_huong
    HÃY KÝ THÁC ĐƯỜNG ĐỜI CHO CHÚA,
    TIN TƯỞNG VÀO NGƯỜI, NGƯỜI SẼ RA TAY

    (Tv 37,5)

  2. Có 6 người cám ơn maria_huong vì bài này:


  3. #2
    maria_huong's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Nha Trang
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 658
    Cám ơn
    2,427
    Được cám ơn 2,394 lần trong 511 bài viết

    Default

    THỨ NĂM SAU LỄ TRO.
    Lc 9, 22 – 25
    Suy niệm:
    “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.”

    Từ bỏ mình, từ bỏ cái tôi của mình, cái ý riêng mình, để trở thành ý muốn của Chúa. Chúng ta yêu cái xác thịt mình hơn bất cứ điều gì, chiều theo mọi nhu cầu đòi hỏi của nó. Nó tiềm ẩn trong tận xương tuỷ, nó là căn nguyên nguồn gốc của mọi thứ tội. Muốn từ bỏ chính mình là phải từ bỏ xác thịt yếu đuối, từ bỏ tính xấu, từ bỏ đam mê dục vọng, theo Chúa thì phải bỏ mình. Chết đi mỗi ngày
    Chúa Giêsu khi mang thân xác loài người, Chúa cũng sợ đau đớn, sợ thánh giá đau khổ. Lời cầu nguyện của Chúa là “Cha có thể làm được mọi sự, xin Cha cất khỏi con chén đắng này, nhưng đừng theo ý con, mà xin cho ý Cha thể hiện.” Chúa từ bỏ ý riêng mình, để ý Cha được nên trọn.
    Thánh Phêrô khi vừa nghe Thầy loan báo cuộc thương khó và tử nạn, đã vội can ngăn Thầy. Can ngăn chương trình Thầy phải thực hiện. Vì đó là tư tưởng của loài người, của xác thịt mà con người hèn yếu của chúng ta vẫn mong muốn.
    Từ bỏ chính mình là từ bỏ ý mình để chương trình của Chúa thực hiện. Sự từ bỏ chính mình trong mọi hành động, lời nói, việc làm, theo Chúa trong từng giây phút cuộc đời. Chết đi chính mình là cuộc tử đạo liên lỷ, đóng đinh xác thịt trước mọi mưu chước cám dỗ. Thánh Phaolô nói : “Việc tôi muốn thì tôi không làm, việc tôi không muốn thì tôi lại làm” Đó là vì chưa từ bỏ được chính mình.
    Vác thập giá mình hằng ngày mà theo.
    Vác thập giá mình hằng ngày. Mỗi người đều có thập giá của mình. Chúa không trao cho chúng ta thập giá quá sức. Có thập giá nào bằng thập giá mà Chúa đã vác trên đồi Sọ, Chúa mời gọi ta vác thập giá mình hằng ngày mà bước theo từng bước chân lê lết của Chúa, theo sát Chúa, mỗi lần thập giá quá nặng làm chúng ta vấp ngã, thì Chúa cũng ngã chúi xuống đất, Chúa cố gắng chỗi dậy để chúng ta hãy cố chỗi dậy với Chúa tiếp tục bước đi. Đừng vứt bỏ thập giá, đừng tìm cách cưa bớt thập giá, vì chỉ có cây thập giá nguyên vẹn mới là con đường tới bến thật. Chúng ta vác thập giá mình cho đến khi thập giá trở thành thánh giá để chúng ta nên giống Chúa.
    Có một người phụ nữ kia, hiền lành, nhẫn nhục chịu đựng, nhưng lại gặp phải ông chồng say sưa tối ngày, rồi lại về hành hạ chửi rủa đánh đập vợ con. Chị làm lụng cực khổ vất vả trăm bề mà còn bị mắng chửi thậm tệ. Chị sống với người chồng như thế suốt 20 năm trong âm thầm chịu đựng, trong nước mắt và cầu nguyện. Bạn bè hỏi chị : “Sao không ly dị, bỏ phứt đi chứ sống như thế thì sống làm gì?” Chị nghẹn ngào nói trong nước mắt: “Thập giá của mình mà, mình phải vác theo Chúa thôi, vứt bỏ thập giá đi sao được”. Câu chuyện này hoàn toàn là thật. Thập giá dù có nặng nề cách nào, cứ bước đi theo Chúa thì chúng ta mới đủ sức, nếu đi lạc hướng theo ý mình thì chúng ta không thể vác nổi. Xin cho chúng con theo Chúa đến cùng.
    Cầu nguyện
    1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa biết chúng con rất chiều theo xác thịt yếu đuối. Xin Chúa ban thêm lòng tin, để chúng con can đảm từ bỏ tính hư nết xấu, chết đi tính ganh tỵ, giận ghét, ích kỷ.
    2. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Từ bỏ chính mình là từ bỏ những đam mê, vật chất, hưởng thụ của xác thịt. Xin cho chúng con can đảm từ bỏ, để theo Chúa đến cùng.
    3. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Thập giá hằng ngày là vất vả, là đau thương, là khổ nhục trong đời con, nhiều khi chúng con vấp ngã vì xác thịt yếu đuối. Xin Chúa ban ơn giúp sức, để chúng con can đảm vác theo con đường của Chúa.
    4. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Xác thịt chúng con nặng nề, ươn hèn. Vác thập giá theo Chúa thì phải đóng đinh tính xác thịt cùng với Chúa. Trong mùa Chay này, xin cho con quyết tâm từ bỏ một tính xấu, từ bỏ một nhược điểm yếu đuối của xác thịt, để hiệp với đau khổ thánh giá của Chúa.
    Kinh Lạy Cha.
    Chữ ký của maria_huong
    HÃY KÝ THÁC ĐƯỜNG ĐỜI CHO CHÚA,
    TIN TƯỞNG VÀO NGƯỜI, NGƯỜI SẼ RA TAY

    (Tv 37,5)

  4. Có 6 người cám ơn maria_huong vì bài này:


  5. #3
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default SA MẠC VÀ Ý NGHĨA CHAY TỊNH (MT 4:1-11; LC 4:1-13)

    Mùa chay. Từ ngữ thông thường khi diễn tả 40 ngày đặc biệt này thường gắn liền với việc ăn chay, hãm mình, đền tội, và làm việc lành phúc đức. Nhưng thật khó để có thể ăn chay, hãm mình, đền tội và làm việc phúc đức khi ta chưa biết mình là ai, và đang làm gì? Do đó, hình ảnh tốt nhất để suy niệm về Mùa Chay chính là hình ảnh một sa mạc nóng bỏng, gió bụi, khô cằn ban ngày và lạnh buốt, giá rét ban đêm. Chúa Giêsu cũng đã vào và đã trải qua 40 đêm ngày trong suy tư, cầu nguyện và mật thiết với Chúa Cha nơi hoang địa như đã được Thánh Kinh tường thuật.

    Sa mạc, nơi mà ban ngày thì nóng cháy. Sức nóng như thiêu đốt, làm cạn kiệt mọi nguồn sống. Gió bụi mịt mù. Những cột bụi to bốc lên theo từng cơn gió lốc. Gió sa mạc thổi đi làn hơi nóng. Không khí sa mạc rất khô khan, và rất khó chịu. Ngoại trừ một số cây thích hợp đặc biệt với khí hậu và môi trường sa mạc như xương rồng, thì chẳng cây cỏ nào có thể sống được trên miền đất sỏi đá, phủ đầy cát bụi này. Rắn, rết và bọ cạp, những con vật được tìm thấy trong sa mạc là những động vật hết sức độc hại có thể giết chết người.

    Nhưng một điều khiến ta cảm thấy thích thú là ngắm sa mạc vào những buổi bình minh hay hoàng hôn. Sự thay đổi kỳ thú ở những lúc như vậy khiến sa mạc đẹp và thu hút. Điều đặc biệt hơn là ngắm sa mạc vào ban đêm. Ở sa mạc vào những buổi tối là một kinh nghiệm rất tuyệt vời. Nó cho ta cơ hội thả hồn và ngắm nhìn muôn vạn vì sao lấp lánh trên vòm trời để say mê vẻ đẹp của tạo hóa. Trong những buổi trời trong xanh, nó cho ta cái nhìn về sự bao la của vũ trụ.

    Từ nóng bỏng, khắc nghiệt ban ngày, đổi sang lạnh giá, tĩnh lặng và mông lung ban đêm, sa mạc quả là một hình ảnh thích hợp cho ý nghĩa chay tịnh.

    Nếu chay tịnh làm ta tự nhiên cảm thấy khó chịu, phiền hà, và thiếu thoải mái, đòi hỏi tiết độ, hãm dẹp; thì ngược lại, chay tịnh cũng mở ra một tầm nhìn về cái bao la và sâu lắng của nội tâm. Vì chỉ khi nào con người trở nên bé nhỏ, tự bóc lột trần trụi và để mình bị tan biến vào cái khắc nghiệt của thử thách, của đau khổ thì lúc đó mới dễ dàng hướng tầm nhìn vào cái bao la đầy sức sống của nội tâm, mới dễ dàng để lòng mình hòa tan vào sự thật hiện hữu nơi Thiên Chúa.

    Chay tịnh, do đó, không chỉ dừng lại ở những hành động và việc làm có tính cách bắt buộc hay hình thức. Chay tịnh chính là một sự trở về. Nó không đóng khung trong 40 ngày nhất định. Nó là sự quay về mọi ngày trong suốt cuộc sống.

    Trên hành trình cuộc sống, có rất nhiều cám dỗ, gọi mời quanh ta, như chính Chúa Giêsu cũng đã bị cám dỗ sau những ngày chay tịnh. Vì thế, chúng ta đều có thể mất định hướng, lang thang trong sa mạc cuộc đời giống như dân Do Thái lang thang 40 năm trong hoang địa trên đường vào Đất Hứa. Do đó, cần phải xét lại để quay trở về với con người nội tâm của mình, về với Đấng tạo thành nên mình. Thánh Augustine sau những tháng năm đi hoang, đã quay về với chính mình và với Thiên Chúa. Nhìn lại những tháng ngày qua, thánh nhân đã nhận ra thế nào là cái trống vắng của cuộc đời không có Chúa, và đã thổn thức kêu lên với Ngài: “Chúa đã dựng cho con một trái tim, và nó không ngừng thao thức cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”.

    Tóm lại, sự trở về hay chay tịnh là hành động đặt lại những thao thức của con tim, hướng những hành động ta về với tình yêu bao la của Thiên Chúa. Phó thác cho Ngài mọi lỗi lầm của quá khứ, mọi vất vả của hiện tại, và mọi lo toan của tương lai để cho lòng mình yên tĩnh trong Ngài. Việc làm này xem ra nhẹ nhàng và dễ dàng, nhưng thực hành nó thật là khó, và đó cũng là ý nghĩa chay tịnh.

    Làm sao ta có thể sống an vui giữa những khó khăn, nghèo túng và vất vả của cuộc đời, khi mà nhu cầu cơm áo, nhu cầu cuộc sống đang làm ta quay quắt. Khi những giọt nước mắt, những tiếng gào thét của vợ, của chồng, của con cái cứ vang vọng, cứ ám ảnh ta vì sự thiếu ăn, thiếu mặc, và vì ốm đau, bệnh tật của họ?

    Làm sao ta có thể sống bình an giữa những xáo trộn, chiến tranh, bạo loạn, bất an luôn vây quanh và đe dọa sự an sinh ta từng ngày, và từng giờ?

    Làm sao ta có thể phó thác cách tin tưởng trong khi ta chẳng còn gì để phó thác: Đau khổ, bệnh tật, nghèo túng, bị nghi kỵ, bị đời hất hủi, khinh bạc cứ đè nặng trên cuộc đời khốn khổ khiến ta hầu đánh mất niềm tin?

    Nhưng chính trong những thao thức và băn khoăn ấy, Chúa Giêsu đã muốn ta vào sa mạc với Ngài.

    Ở đó, Ngài sẽ dạy cho ta biết cơn nóng đang thiêu đốt tâm hồn và cuộc đời ta là gì? Ngài sẽ cho ta hiểu đâu là sức nóng cháy của dục vọng, của quyền lực, của danh vọng, và của giầu sang?

    Ở đó, Ngài sẽ chỉ cho ta biết những cơn lốc nào đang cuốn hút tư tưởng và ước muốn của ta. Cơn lốc vong thân, thác loạn, trần tục hóa. Những luồng gió mà ảnh hưởng của nó đang làm ta chao đảo. Những cơn gió dữ của phá thai, đồng tính, hôn nhân đồng tính, sửa đổi phái tính, tham nhũng, và bất công xã hội?

    Ở đó, Ngài sẽ giúp ta khám phá sự cằn cỗi, nghèo nàn, cứng cỏi của tâm hồn như mảnh đất sỏi đá mà Ngài đã đề cập đến trong dụ ngôn “người gieo giống”. Sự cằn cỗi không làm nảy sinh mầm mống của hạt giống Tin Mừng.

    Và ở đó, Ngài sẽ giúp ta cảm nhận được thế nào là cái giá băng của một tâm hồn ích kỷ. Giá lạnh của con tim không biết xót thương, đang khiến ta trở thành vô cảm trước những đau khổ, nghèo đói, và bất hạnh của anh chị em mình.

    Đó chính là chay tịnh, là vào sa mạc. Vì qua thinh lặng nội tâm, và nhờ vào ánh sáng của Tin Mừng ta mới có thể khám phá ra mình là ai, đang làm gì đối với chính mình, đối với tha nhân, và đối với Thiên Chúa. Đồng thời giúp ta có khả năng đổi mới và trưởng thành trong đời sống tâm linh. Và sự chuyển đổi này sẽ là bước đầu giúp ta biết cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, đền tội và làm việc lành phúc đức một cách có ý nghĩa.

    Sa mạc chính là cuộc đời của mỗi người. Ý nghĩa chay tịnh rút ra từ sa mạc cuộc đời chính là hành động quay về mỗi ngày trong đời sống để ta không xa khỏi tầm nhìn của Thiên Chúa. Khám phá ra ý nghĩa này chính là tìm gặp mầu nhiệm sống thật trong chay tịnh.




    Tác giả: Trần Mỹ Duyệt
    thay đổi nội dung bởi: cactus20113, 22-02-2012 lúc 11:12 PM
    Chữ ký của cactus20113

  6. Có 3 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


  7. #4
    maria_huong's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Nha Trang
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 658
    Cám ơn
    2,427
    Được cám ơn 2,394 lần trong 511 bài viết

    Default

    THỨ SÁU SAU LỄ TRO
    Mt 9, 14 – 15
    “Khi tới ngày Chàng Rể bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay”

    Chúa Giêsu không bác bỏ chuyện ăn chay, Chúa cũng ăn chay 40 ngày trong hoang địa, và Chúa nói có những loại quỷ phải ăn chay mới trừ được nó. Khi ăn chay, chúng ta thêm ơn sức mạnh để chiến đấu với những yếu đuối của xác thịt, việc ăn chay là vũ khí để trừ mọi cám dỗ của ma quỷ.

    Các môn đệ của Gioan thắc mắc hỏi Chúa, vì thánh Gioan ăn chay, sống khắc khổ, và dạy môn đệ sống như thế. Còn Chúa Giêsu và môn đệ lại đồng bàn ăn nhậu với người tội lỗi, cùng tham dự với mọi người trong bàn tiệc cưới.

    Ăn chay không phải chỉ là hình thức bên ngoài, là nhịn ăn, bớt uống. Ăn chay như những người Pharisiêu vẫn bị Chúa lên án. "Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta”.

    Việc ăn chay cần thiết để hãm dẹp ham muốn hưởng thụ. Để tiết chế những nhu cầu của bản chất con người. Không riêng gì chỉ là việc nhịn ăn uống, nhưng giữ chay cái tâm của mình, nhịn bớt nhu cầu cần thiết. Để bảo tồn sự sống là việc ăn, “ăn để sống” chứ không phải “sống để ăn”.

    Có nhiều hình thức chay tuỳ theo hoàn cảnh, có người nhịn ăn để chữa bệnh, có người nhịn ăn để ốm bớt, hoặc vì không thể ăn được. Chúa nói: “Người ta sống không nguyên bởi cơm bánh, nhưng còn bởi Lời của Thiên Chúa.”

    Để sống mùa Chay này, chúng ta hãy cố gắng giảm bớt việc ăn uống vô ích, nhịn bớt những đòi hỏi của thể xác, sống kết hiệp với Chúa. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể gìn giữ chúng con khỏi mọi cám dỗ xác thịt, để chúng con chuẩn bị tâm hồn bước vào cuộc thương khó của Chúa thật tâm tình và sốt mến.
    Chữ ký của maria_huong
    HÃY KÝ THÁC ĐƯỜNG ĐỜI CHO CHÚA,
    TIN TƯỞNG VÀO NGƯỜI, NGƯỜI SẼ RA TAY

    (Tv 37,5)

  8. Được cám ơn bởi:


  9. #5
    maria_huong's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Nha Trang
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 658
    Cám ơn
    2,427
    Được cám ơn 2,394 lần trong 511 bài viết

    Default

    THỨ BẢY SAU LỄ TRO.
    Lc 5, 27 – 32
    Hình ảnh người đang chìm trong tội - Ánh mắt Chúa Giêsu - Chúa thấy tôi – tôi đang bị trói – bị ràng buộc trong tình trạng bóng tối.

    Trang Tin Mừng cho chúng ta thấy ơn gọi của mình – ơn gọi ra khỏi đó, ra khỏi sự trói buộc của thế gian, của bóng tối. Công việc, vật chất, của cải đang trói buộc tôi, địa vị, danh vọng đang giữ chặt tôi. Đam mê xác thịt, rượu chè, cờ bạc, tình cảm bất chính, thú vui hưởng thụ cuộc đời tôi đang đắm chìm trong nó.

    Ngài đi tìm – Ngài thấy – Ngài gọi – Ngài kéo tôi ra khỏi bàn thu thuế của cuộc đời, tấm lòng của Chúa, Chúa giải thoát tôi, tôi được Chúa gọi, được Chúa thương, dù tôi đang ở đâu? Đang làm gì? Dù tôi tội lỗi, bất xứng. Tấm lòng của Chúa không phải chỉ cho Matthêu, không phải chỉ cho tôi mà cho tất cả anh chị em.

    Chúa đưa Lêvi lên đường, vấn đề là có chịu để Chúa tiếp cận không? Chúa mời gọi chớ không phải ép buộc, tự nguyện chớ không áp đặt, nếu mình không chịu để Chúa tiếp cận thì đành chịu. Đạo của ta không gò ép, áp bức. Giữ luật không phải căng quá, không phải vì khó, vì sợ, vì bất đắc dĩ, gượng ép.

    Đạo Chúa không phải nặng nề, căng thẳng, Tin Mừng chứ không phải tin buồn, tin dữ. Con cái không đi nhà thờ thì hăm dọa, mắng chửi, nguyền rủa, vợ mình, chồng mình không đi lễ thì nặng nhẹ nhiếc móc, đay nghiến.

    Bản thân tôi không tốt, cứ sa ngã phạm tội, muốn sống tốt nhưng cứ vấp phạm, yếu đuối, hứa với Chúa, quyết tâm với Chúa rồi lại sai phạm, làm ta chán nản, buồn phiền, đau khổ, than trách, như thế thì Chúa Cứu độ chúng ta trở thành vô ích sao. Nếu mình hoàn hảo, mình là thánh thì Chúa đâu cần phải chết để cứu mình.

    Ông bỏ tất cả, đứng dậy, đi theo Người.

    Ong Lêvi bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người. Ong tự nguyện để Chúa tiếp cận, Chúa không ép, không đòi buộc, cũng không phải vì ông tội lỗi rồi xa lánh Chúa, nhưng để Chúa tiếp cận, thái độ đáp trả là bỏ, đứng, đi, theo .

    Bo tất cả không nhìn lại quá khứ tội lỗi, không nuối tiếc, bỏ sự mời mọc của thế gian (tiền của, danh vọng),
    đứng dậy, ông không ngồi lỳ ở đó mà đứng dậy, thoát khỏi sự trói buộc của tội (của chiếc bàn thu thue),
    đi vượt qua sự tội, không dừng lại, không quay lại với nó,
    theo, ông đi theo Chúa, dứt khoát, không do dự, tự nguyện đi theo, bước theo, quá khứ tội lỗi không làm ta sợ, theo Chúa một cách ngang nhiên, trước bao nhiêu ánh mắt thế gian: chế giễu, xầm xì.

    Ông Lêvi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. (c.29) : Sống với Chúa, đem Chúa vào nhà, đem Chúa vào lòng, vào đời mình. Niềm vui lớn, mở tiệc lớn.

    Có đông đảo người, qui tụ anh em lại chung quanh Chúa, không phải đãi tiệc một mình Chúa và các môn đệ, nhưng cả bạn bè, cả những người thu thuế tội lỗi, tiệc lớn qui tụ mọi người mà trung tâm là Giêsu, chung quanh là người tội lỗi.

    Ông ở với tư cách là bạn những người thu thuế, là tội nhân, là bạn những tội nhân. Chúa gọi tôi, đời tôi có Chúa, tôi lại tiếp tục gọi người khác, qui tụ lại, qui tụ người tội lỗi, người chẳng ra gì. Sống với Chúa niềm vui lớn lao, tràn đầy. Sống với Chúa là được Chúa dạy dỗ, biến đổi, tôi lại tiếp tục qui tụ, để những anh em khác cũng đi hành trình như tôi, Nước Chúa mở rộng, lan rộng. Mình mang niềm vui như anh Lêvi, niềm vui đầy tràn.

    Đẩy khóa sinh tới ở với Chúa: để Chúa tha cho họ, Chúa giải thoát họ, Chúa chữa lành họ.

    Để phục vụ anh chị em: Đãi tiệc lớn, qui tụ họ, dọn tiệc cho họ, Chúa dọn tiệc lớn bằng chính cuộc đời Chúa (Lời Chúa), bằng chính mình Chúa (Thánh The), người môn đệ dọn tiệc bằng việc hiến mình, bẻ mình ra, dọn tiệc bằng cuộc đời mình, bằng chính bản thân mình, vào khóa với những chiến đấu bản thân, khóa sinh lom com, cứng ngắc, khóa sinh thuộc dạng “kinh sư”, khóa sinh quậy phá, chống đối, lại còn những ảnh hưởng sức khỏe, (đau bụng, nhức đầu, huyết áp cao.v.v…) lo cho khóa sinh thức ăn, giấc ngủ. Đời mình là bữa tiệc đãi anh em, phục vụ anh em, đem niềm vui lớn đến cho anh em.

    Cầu nguyện xin Chúa biến đổi anh em. Mình qua thập giá với Chúa, trước hết là sống với Chúa, qui tụ anh em, phục vụ anh em., phục vụ là vác thánh giá, đi với Chúa là vác thánh giá.

    (Chia sẻ bài cầu nguyện đồng hành )
    Chữ ký của maria_huong
    HÃY KÝ THÁC ĐƯỜNG ĐỜI CHO CHÚA,
    TIN TƯỞNG VÀO NGƯỜI, NGƯỜI SẼ RA TAY

    (Tv 37,5)

  10. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com