Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Chủ đề: Cùng sống Lời Chúa hôm nay

  1. #1
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Cùng sống Lời Chúa hôm nay

    Xin chân thành cám ơn dịch giả Kim Ngân đã cho phép đăng tải lên thanhcavietnam những bản dịch giá trị này.

    “Ngài là Đấng Messia, Con Thiên Chúa hằng sống!”


    Hôm nay là một ngày được thánh hóa bởi cuộc tử đạo của hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô! «Phêrô, con người tuyên xưng đức tin lần đầu tiên; «Phaolô, con người đã đưa đức tin ra ánh sáng» (Nhập lễ). Hôm nay là một ngày tri ân đối với đức tin Công Giáo, đó là đức tin của chúng ta, được tuyên bố bởi lời rao giảng của hai vị trụ cột của Giáo Hội. Đức tin này đã chiến thắng thế gian, bởi vì nó tin và loan báo Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa: «Thầy là Đấng Messia, Con Thiên Chúa hằng sống!» (Mt 16,16). Những ngày lễ khác của hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô nhắm đến những khía cạnh khác, nhưng hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng điều cho phép chúng ta gọi các ngài là “những kẻ loan báo đầu tiên của đức tin”: bởi cuộc tử đạo đã xác nhận chứng cứ của các ngài.

    Đức tin, sức mạnh của các ngài trong đau khổ và tử đạo không xuất phát từ những những năng khiếu cá nhân. Không phải xác thịt và máu huyết đã mạc khải cho Phêrô biết Chúa Giêsu là ai, nhưng chính Chúa Cha trên trời đã mạc khải (cf. Mt 16,17). Cũng thế, việc khám phá ra Chúa Giêsu như là Thiên Chúa bởi “kẻ đang bách hại Ngài” đích thực là ân sủng của Thiên Chúa đối với Saolô. Trong cả hai trường hợp, sự tự do của con người do đức tin đòi hỏi dựa trên sự hoạt động của Thánh Linh.


    Đức tin của các thánh Tông đồ là đức tin của Giáo Hội, duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Từ việc tuyên xưng đức tin của Phêrô ở Césarée-de-Philippe, «mỗi ngày, trong toàn Giáo Hội, chính Phêrô đang lên tiếng: ‘Thầy là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’» (Thánh Léon Cả). Từ lúc đó cho đến hiện nay, đám đông các Kitô hữu thuộc mọi lứa tuổi, mọi nền văn hóa, mọi thời đại và thuộc tất cả những gì làm cho con người khác nhau, đều tuyên xưng cùng một đức tin chiến thắng như nhau.


    Qua phép bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, chúng ta được đặt trên con đường cam go của bằng chứng, tức là, trên con đường của cuộc tử đạo. Vì vậy từ nay trở đi chúng ta phải lưu ý đến “phòng thí nghiệm của đức tin” mà Chúa Thánh Linh dẫn đưa đến cùng trong chúng ta (Gioan Phaolô II), đồng thời chúng ta cầu nguyện một cách khiêm tốn để có thể diễn tả niềm vui đức tin của Giáo Hội.

    Pere TENA i Garriga, giám mục phụ tá Barcelone (Tây Ban Nha)
    Bản tiếng Việt của KNSB
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Con không đáng được Ngài vào nhà con...

    Con không đáng được Ngài vào nhà con, nhưng chỉ cần phán một lời thì đày tớ con sẽ được chữa lành. (Mt., 8, 8)

    Hôm nay, trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy tình yêu, đức tin, niềm trông cậy và lòng khiêm tốn của một viến sĩ quan La Mã, con người bộc lộ tình cảm vô cùng lớn lao đối với người đày tớ của ông. Ông lo lắng đến mức độ đi đến chỗ hạ mình trước mặt Chúa Giêsu và van xin Ngài:«Lạy Ngài, đày tớ của con đang nằm liệt giường tại nhà con và vô cùng đau đớn» (Mt 8,6). Sự ân cần đối với những người khác, đặc biệt đối với một người đày tớ, được Chúa Giêsu dành cho ông một câu trả lời ngay tức khắc: «Ta sẽ đến chữa bệnh cho nó» (Mt 8,7). Tất cả những gì diễn ra tiếp theo sau đó được kết thúc trong một chuỗi những lời tuyên xưng đức tin và trông cậy. Vị sĩ quan tự cho mình không xứng đáng nhưng ông biểu lộ đức tin và lòng trông cậy của mình đối với Chúa Giêsu trước mặt mọi người, đến nỗi Chúa Giêsu chỉ có thể thốt lên: «Ta nói điều này với các con, ta đã không tìm thấy người nào trong xứ Israel có được một đức tin như thế» (Mt 8,10).
    Chúng ta có thể tự hỏi điều gì thôi thúc Chúa Giêsu thực hiện một phép lạ. Thường người ta đòi hỏi nhiều điều và cho rằng Thiên Chúa không bận tâm đến chúng ta! Và tất cả những điều đó trong tâm trạng tin chắc Thiên Chúa luôn lắng nghe điều chúng ta cầu xin ngài. Vậy thì, điều gì đang diễn ra? Có lẽ chúng ta nghĩ chúng ta cầu xin điều đó một cách đúng đắn, nhưng chúng ta có cầu xin như vị sĩ quan đã làm hay không? Lời nguyện của vị sĩ quan không ích kỷ, nhưng đầy tình thương, khiêm nhường và trông cậy. Thánh Phêrô Crysologue nói với chúng ta như sau: «Sức mạnh của tình yêu không tính đến những khả năng (…). Tình yêu không phân biệt, không suy nghĩ, không biết đến bất cứ lý lẽ nào. Tình yêu không phải là cam chịu trước sự không thể, vì tình yêu không để cho những khó khăn làm rụt rè ». Lời nguyện của chúng ta có được như thế hay không?
    «Lạy Thầy, con không xứng đáng được Thầy vào nhà con» (Mt 8,8). Đây là câu trả lời của vị sĩ quan La Mã, những tâm tình của chúng ta có phải như thế hay không? Đức tin của bạn có giống đức tin của ông ta không? «Chỉ có đức tin mới có thể hiểu được mầu nhiệm này, đức tin là nền móng và căn bản của tất cả những gì vượt quá kinh nghiệm và sự hiểu biết thông thường» (Thánh Maxime). Nếu được như thế, bạn cũng sẽ nghe những lời sau đây: «‘Ông tin thế nào thì được như vậy’. Và người đày tớ được chữa khỏi đúng vào giờ đó» (Mt 8,13).
    Lạy Đức Trinh Nữ Maria! Thầy dạy của đức tin, hy vọng và tình yêu ân cần, xin hãy dạy chúng con cầu nguyện theo ý Mẹ để chúng con nhận được từ Thiên Chúa tất cả những gì chúng con cần đến.

    Tu viện trưởng Xavier JAUSET i Clivillé (Lleida, Espagne)
    Bản tiếng Việt của KNSB
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  4. Được cám ơn bởi:


  5. #3
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Cô bé liền đứng dậy

    « Cô bé liền đứng dậy »

    Chúa Kitô bước vào nhà nơi cô gái cự ngụ, năm tay cô và nói: « Này cô bé, ta truyền cho con hãy chỗi dậy! »... Hỡi các bạn trẻ, thế giới cần câu trả lời riêng tư của các bạn đối với những lời hằng sống của Thầy : « Ta truyền cho các con hãy chỗi dậy! »
    Chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu gặp gỡ nhân loại trong những tình huống khó khăn và cam go như thế nào. Phép lạ được thực hiện trong ngôi nhà của trưởng hội Jaïre cho chúng ta thấy quyền năng của ngài trên bệnh tật. Ngài là Chúa tể của cuộc sống, Đấng chiến thắng sự chết..


    Nhưng chúng ta không thể quên rằng, theo những gì đức tin giảng dạy, nguyên nhân đầu tiên của sự dữ, của bệnh tật, của chính sự chết, đó chính là tội lỗi trong mọi hình thức khác nhau.

    Trong tâm hồn của mỗi người chúng ta, dù nam hoặc nữ, luôn ẩn giấu căn bệnh tác động đến tất cả chúng ta : tội lỗi cá nhân càng ngày càng đâm rễ trong lương tâm, và ý thức về Thiên Chúa dần dần bị đánh mất. Đúng vậy, hỡi các bạn trẻ, chúng con đừng để cho ý thức về Thiên Chúa trong các con bị suy yếu đi. Chúng ta không thể chiến thắng sự dữ bằng sự lành nếu chúng ta không có ý thức về Thiên Chúa, về hoạt động của ngài, về sự hiện diện của ngài, ý thức đó luôn mời gọi chúng ta luôn tin chắc ân sủng và cuộc sống sẽ chống lại tội lỗi, chống lại sự chết. Số phận của nhân loại đang bị thách thức...

    Hậu quả là chúng ta có thể nhìn thấy những hệ lụy xã hội của tội lỗi để xây dựng một thế giới xứng hợp với con người. Có những căn bệnh xã hội tạo nên một « sự liên kết thực sự của tội lỗi », bởi vì cùng lúc với linh hồn, chúng hạ thấp Giáo hội và toàn thế giới bằng cách nào đó... Hỡi các bạn trẻ, hãy chiến đấu trong trận đấu kiên cường vì đức tin (1Tm 6,12) cho phẩm giá của con người, cho phẩm giá của tình yêu, cho một cuộc sống cao thượng, một cuộc sống của con cái Thiên Chúa. Chiến thắng tội lỗi nhờ sự tha thứ của Thiên Chúa chính là sự chữa lành, đó là sự phục sinh. Các con đừng sợ những đòi hỏi từ tình yêu của Thiên Chúa. Trái lại, chúng con hãy lo sợ tính nhút nhát, tính nhẹ dạ, và mưu tìm những tư lợi của các con, tính ích kỷ, tất cả những điều muốn lấn át đi giọng nói của Chúa Kitô, Đấng luôn lặp lại với từng người trong chúng ta : « Ta truyền cho con hãy chỗi dậy ».

    Chân phúc Gioan Phaolô II
    Diễn văn cho giới trẻ Chi-lê 02/04/1987

    Bản tiếng Việt của KNSB
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  6. Được cám ơn bởi:


  7. #4
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Con Người không có chỗ gối đầu

    « Con Người không có chỗ gối đầu »

    Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra trong khó nghèo, vì thế ngài vẫn tiếp tục sống trong sự nghèo khó suốt cả cuộc đời; không những nghèo, nhưng còn bần cùng, « ăn mày » theo ngôn từ của thánh Phaolô (2Co 8,9)... Ở Nazareth, Chúa Giêsu sống trong cảnh khó nghèo : « một căn nhà nghèo nàn, đồ đạc gia dụng nghèo nàn, đó là nơi cư trú mà Đấng Sáng Tạo thế giới lựa chọn ».

    Ngài sống khó nghèo ở đó, làm đổ mồ hôi sôi nước mắt để kiếm miếng ăn, với cái giá của những nỗi cơ cực nhọc nhằn, hoàn toàn giống hệt như những người thợ thủ công và con cái của họ. Hơn nữa, những người Do Thái không tin Ngài và không gọi Ngài là « người thợ, con trai của người thợ » hay sao ? (Mc 6,3; Mt 13,55)


    Sau đó, Ngài xuất hiện công khai để rao giảng Tin Mừng. Trong ba năm sau cùng của cuộc đời, còn lâu mới cải thiện cách thức sinh tồn, Ngài vẫn thực hành sự khó nghèo còn nghiêm ngặt hơn nữa, Ngài chỉ sống bằng những của bố thí. Với một người đàn ông muốn đi theo ngài với niềm hy vọng được sống thoải mái hơn, Ngài đáp: « Các con nên biết rõ : con cáo có hang và chim trời có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu ».

    Hỡi con người, ý ngài muốn nói, nếu sẵn sàng đi theo ta, ngươi tính tìm được một tình trạng dễ thở ư, ngươi lầm rồi, vì ta đến trên trái đất này để rao giảng sự nghèo khó. Trong ý hướng này, ta trở nên nghèo hơn những con cáo và chim muông, vì ít ra chúng còn có một nơi trú ẩn; trên thế gian này, ta không có cả một vạt đất nhỏ riêng cho ta, nơi mà ta có thể nghỉ ngơi, và ta muốn các môn đệ ta đều giống như ta...

    « Một đày tớ của Chúa Giêsu Kitô không sở hữu bất cứ thứ gì khác ngoài Chúa Giêsu Kitô », thánh Jérôme khẳng định. Thậm chí ngài không ao ước sở hữu một thứ gì khác ngoài Chúa Giêsu. Tóm lại, Chúa Giêsu đã luôn sống nghèo, ngài cũng đã chết trong cảnh nghèo : Không phải Joseph d'Arimathie ban cho ngài một ngôi mộ, và những người khác bố thí cho ngài tấm vải liệm để bọc quấn thân thể ngài hay sao?

    Thánh Alphonse-Marie de Liguori
    (1696-1787), Giám mục tiến sĩ Giáo Hội
    bài giảng thứ tám cho tuần cửu nhật lễ Noël

    Bản tiếng Việt của KNSB
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  8. Được cám ơn bởi:


  9. #5
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Chúng con hãy đi khắp thế gian

    « Chúng con hãy đi khắp thế gian. Chúng con hãy công bố Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo »
    (Mc 16,15)


    « Con hãy đặt ngón tay con vào các dấu đinh này », Chúa Giêsu nói với Tôma. « Con đang tìm thày khi thày không có ở đó, bây giờ hãy tận dụng điều đó đi. Cho dù con im lặng, thầy vẫn biết ước muốn của con. Trước khi con nói với thầy điều đó, thầy đã biết điều con suy nghĩ. Thầy đã nghe con nói, và cho dù vô hình, thầy luôn bên cạnh con, bên cạnh những ngờ vực của con, và không làm cho con thấy thày, thầy đã khiến con chờ đợi, để nhìn cho rõ sự thiếu kiên nhẫn của con. Hãy đặt ngón tay con vào những dấu đinh. Hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn thầy, và đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin. »

    Bấy giờ Tôma chạm vào thày : toàn bộ sự ngờ vực của ông biến mất và trong tâm trạng tràn trề đức tin chân thành và toàn bộ tình yêu ông mắc nợ đối với Thiên Chúa, ông la lên : « Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con ! » Và Chúa nói với ông : « Bởi vì con đã thấy thầy, nên con đã tin ; phúc cho những ai không thấy mà tin ! Hỡi Tôma, hãy mang tin mừng về sự sống lại của thày cho những người đã không thấy thầy. Con hãy lôi kéo toàn thể trái đất tin không phải nhờ vào đôi mắt của họ, nhưng nhờ vào lời nói của con. Con hãy đi đến các dân tộc và các thành phố dân ngoại. Hãy dạy cho họ mang thập giá lên vai thay vì vũ khí... Hãy nói với họ rằng họ được mời gọi bởi ân sủng, phần con, con hãy chiêm ngưỡng đức tin của họ : phúc cho những ai đã không thấy mà tin! »


    Đó là đội quân mà Chúa thiết lập ; đó là những con cái của hồ nước thanh tẩy, những công trình của ân sủng, vụ mùa của Chúa Thánh Linh. Chúng đã đi theo Chúa Kitô mặc dù không nhìn thấy Ngài, chúng đã tìm kiếm Ngài và chúng đã tin. Chúng đã nhận biết với đôi mắt của đức tin, chứ không phải của thân xác. Chúng không đặt các ngón tay của chúng vào các dấu đinh, nhưng chúng gắn bó với thập giá của ngài và đã tiếp nhận những đau khổ của ngài. Chúng đã không thấy cạnh sườn của Chúa, nhưng nhờ ân sủng chúng được kết hợp với chi thể của ngài và chúng đã biến lời của Chúa thành lời của chúng : « Phúc cho những ai đã không thấy mà tin! »


    Basile de Séleucie (?-v. 468), giám mục
    Bài giảng lễ Phục Sinh, 1-4 (trad. Brésard, 2000 ans B, p. 128 rev.)
    Bản tiếng Việt của KNSB




    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Tin Mừng có tính cách lịch sử hay không?

    Tin Mừng có tính cách lịch sử hay không?

    Bất cứ ai muốn khám phá niềm tin Kitô giáo một cách thông minh sẽ phải thắc mắc không biết các sách Tin Mừng có đáng tin cậy về phương diện lịch sử hay không. Chúng ta có thể tin những chuyện kể trong các Tin Mừng là chuyện kể đúng đắn về cuộc đời của Chúa Giêsu Nazareth hay không?

    Để trả lời câu hỏi này, điều trước tiên phải hiểu là các Tin Mừng thuộc về những loại tài liệu nào. Để làm được điều này, trước hết chúng ta phải nói điều chúng không phải. Các Tin Mừng không phải là những bản tin thực sự.. Chúng không phải là một danh sách khô khan những biến cố và lời nói của nhân chứng được soạn thảo giống như trong một bản báo cáo của cảnh sát: “Vâng, đúng là những sự kiện.” Chúng không phải là tiểu sử điển hình hoặc công trình của một nhà viết sử chuyên nghiệp. Các Tin Mừng cũng không phải là những tài liệu lịch sử kinh viện được đánh dấu chéo với nhiều bằng chứng về tài liệu, khảo cổ và giai thoại. Chúng không có tham vọng trở thành loại tài liệu này, vì thế thật là lố bịch khi trách cứ chúng về điều chúng không phải như thế.

    Tin Mừng thật sự là những tài liệu hoàn toàn độc nhất vô nhị. Chúng là những bài tường thuật ghi lại những kinh nghiệm cá nhân của nhiều người trong một cộng đoàn đức tin. Chúng là quyển sách ghi lại những câu chuyện kể và những bài giảng về cuộc đời, giáo huấn và cái chết của Chúa Giêsu Kitô được những môn đệ trực tiếp đi theo Người rao giảng. Chúng được ghi lại bởi cộng đoàn đức tin tuân theo lời giáo huấn của Chúa Giêsu và các môn đệ Người.

    Về phương diện này, không những chúng khác hẵn so với mọi loại tài liệu khác về lịch sử, nhưng còn so với mọi loại tài liệu khác về tôn giáo. Sách của Mormon và sách Koran ngụ ý được một thiên thần đọc ra cho người sáng lập tôn giáo ghi lại. Thực ra mỗi tôn giáo dựa vào sách đều đặt nền tảng tôn giáo của họ trên một quyển sách được viết ra bởi người sáng lập nó. Chúa Giêsu Kitô không bao giờ viết một từ nào. Người không để lại một quyển sách với những lời giáo huấn riêng của Người.

    Trước tiên, chúng ta hãy bàn qua khía cạnh khác và nên thắc mắc có bất cứ lịch sử nào được viết ra một cách khách quan hay không. Có nhà viết sử nào viết một bài tường thuật có tính cách lịch sử mà không có bất cứ thành kiến nào hay không? Chắc chắn là không. Mỗi nhà viết sử thường bị giới hạn bởi những kiến thức triết học và văn hóa của mình.. Mỗi nhà viết sử thực hiện công việc của mình theo những nguyên tắc hướng dẫn nhất định mà y nghĩ là xác thực hoặc có giá trị hoặc bổ ích. Những nguyên tắc hướng dẫn này thôi thúc y giải thích lịch sử mà y ghi lại. Y không thể không đưa ra những ý kiến đánh giá về những hành động y ghi lại.

    Hơn nữa, những ý kiến đánh giá này có tác động đến từng khía cạnh công trình của nhà viết sử. Y chọn thời kỳ lịch sử nào để tiếp tục công việc? Y chọn những biến cố quan trọng như thế nào? Y ưu tiên chọn ghi lại những biến cố nào? Y chọn những nhân vật và những biến cố quan trọng từ quá khứ như thế nào? Ngay khi chọn điều gì đó để viết ra hoặc nghiên cứu, y đang chú ý đến nó một cách đặc biệt và hơn nữa y đang biểu lộ thành kiến của mình. Phương pháp duy nhất mà lịch sử có thể “khách quan”, đó là một danh sách những biến cố theo thứ tự thời gian. Sử gia nào ngây thơ đến nỗi tưởng tượng mình không bị thành kiến, càng dễ bị tổn thương nhiều hơn hơn, bởi vì thành kiến của y là vô hình đối với y và hơn nữa mọi thứ đều tác động nhiều hơn.

    Nếu việc nghiên cứu lịch sử bị thành kiến, thì kỳ vọng về tính khách quan không còn nữa. Càng dễ hiểu hơn nhiều nếu chúng ta biết trước một bài nghiên cứu lịch sử được viết ra từ một quan điểm riêng. Chúng ta có thể xem xét đến những thành kiến và đọc những công trình khác từ những quan điểm khác để đối chiếu. Nếu tôi biết rằng một nhà viết sử cá biệt nào đó là một người theo chủ nghĩa Mác xít hoặc một người bênh vực nam nữ bình quyền hoặc một nhà vô thần hậu hiện đại, tôi sẽ hiểu thành kiến về lịch sử của họ và họ càng thiên về điều đó, trong khi cố gắng khách quan tối đa, thì việc thực hiện càng tốt hơn.

    Vì thế, quay lại với các sách Tin Mừng, chúng ta có trước mắt những tài liệu có ý ghi lại những biến cố lịch sử. Tin Mừng được viết ra “để chúng ta có thể nhận biết Chúa Giêsu là Chúa Kitô Con Thiên Chúa.” Chúng bắt nguồn từ kinh nghiệm của cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên và được viết ra để giúp mọi người trở về đức tin Kitô giáo. Vì vậy, chúng ta nhận thấy rõ thành kiến và mục đích của các tài liệu. Điều này có làm cho chúng hoàn toàn mất giá trị hay không?

    Không. Toàn bộ lý do mà tôi muốn thuyết phục độc giả về kết luận đặc biệt là vì những biến cố tôi muốn thuật lại đều hết sức thuyết phục. Nếu tôi muốn thuyết phục độc giả rằng tổng thống JFK bị giết bởi sự thông đồng của mafia và Lyndon Johnson, điều đó không nhất thiết có ý nghĩa rằng những sự kiện mà tôi trình bày là hoàn toàn không có thật. Việc chọn lựa những sự kiện và giải thích những sự kiện có thể là đáng ngờ và dễ bị phê bình chỉ trích, nhưng sự kiện đơn giản là một tài liệu có mục đích thuyết phục thì không có nghĩa là nó được bịa đặt hoặc gian lận.

    Vì thế chúng ta phải xem xét tính cách xác thực của chính bản thân các tài liệu. Chúng được trình bày như là bản ghi chép những bài tường thuật của nhân chứng. Chúng được trình bày cho độc giả như biên bản ghi lại những biến cố lịch sử. Chúng ta nên tự hỏi không biết các tin Mừng, trên thực tế, có ghi lại những bài tường thuật của nhân chứng về cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô hay không. Biện pháp chúng ta làm điều này đầu tiên, đó là xem xét tác giả gốc của chúng. Nhiều học giả kết luận rằng những Tin Mừng Nhất Lãm (Matthiêu, Mác-cô và Luca) đều được biên soạn trước khi thánh Phêrô và thánh Phaolô tử đạo trong năm 65 sau Công nguyên, và Tin Mừng thánh Gioan được biên soạn khoảng năm 90 sau Công Nguyên. Một vài học giả cho rằng Tin Mừng thánh Gioan là quyển Tin Mừng được viết ra đầu tiên–trong những năm 50– tức là hai mươi năm sau cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô (JAT Robinson)

    Tin Mừng Mat-thêu là Tin Mừng duy nhất trong số ba Tin Mừng Nhất Lãm có một trong số các tông đồ là tác giả. Tin Mừng Gioan cũng được viết bởi một tông đồ. Mác-cô là môn đệ của thánh Phaolô và Phêrô, và những truyền thống ban đầu cho rằng ngài ghi lại những bài giảng và bài tường thuật của thánh Phêrô về cuộc đời của Chúa Kitô. Luca cũng là một người bạn của thánh Phaolô và những truyền thống ban đầu cho rằng ngài là người thầy thuốc đồng hành với thánh Phaolô, và thánh Luca cũng biết đến Đức Trinh Nữ Maria. Tại sao nguồn gốc tác giả gợi ý tích cách xác thực? Chính xác bởi vì hai trong bốn tác giả Tin Mừng KHÔNG phải là những tông đồ. Các nhà phê bình thích gợi ý các sách Tin Mừng là những công trình sáng tạo rất lâu về sau này–nguồn gốc tác giả của chúng được quy một cách sai lầm cho các tông đồ . Tuy nhiên, nếu có trường hợp như thế, các tác giả Tin Mừng Mác-cô và Luca không phải được quy cho Mác-cô và Luca, nhưng cho Phêrô và Phaolô. Nếu các Tin Mừng được viết ra bởi người nào khác với các tông đồ vào một thời kỳ rất muộn sau này, nhưng dùng tên của các tông đồ để cung cấp cho tác phẩm sức thuyết phục của chúng, họ sẽ viết ra dưới tên của một trong số các tông đồ–chứ không phải Mác-cô hoặc Lu-ca–những người này không phải là tông đồ.

    Vì vậy chúng ta có thể kết luận với đa số các học giả rằng Tin Mừng thánh Mác-cô thực ra được viết bởi Gioan Mác-cô, bạn đồng hành của Phêrô, và Tin Mừng của Luca được viết bởi thánh Luca, bạn đồng hành của thánh Phaolô. Nguồn gốc của chúng chính là Phê rô và Phaolô–hai nhân chứng của các biến cố được mô tả trong Tin Mừng. Những Tin Mừng này được viết đúng ba mươi năm sau khi các biến cố được mô tả. Điều này giống như chúng ta viết về các biến cố vào năm 1982. Nhiều người vẫn còn sống và nhớ lại các biến cố. Ngoài ra, những người chứng kiến những biến cố này là thành viên của các cộng đoàn từ đó các Tin Mừng được bắt nguồn.

    Những câu chuyện được ghi chép và đọc to trong khi thờ phượng bởi những người nhớ lại những biến cố và chỉnh sửa bất cứ những sai sót hiển nhiên nào. Bằng chứng về vấn đề này tồn tại trong Tin Mừng Mác-cô 15.21 trong đó Mác-cô ghi lại việc ông Simon thành Cyrênê–người giúp đỡ vác thập giá cho Chúa Kitô–là “cha của Rufus và Alexander.” Mác-cô có thể viết bài tường thuật cho Giáo đoàn ở La Mã nơi mà lịch sử ghi lại Ngài thi hành sứ vụ cùng với Phê rô. Trong thư của thánh Phaolô gửi cho cùng Giáo đoàn La Mã, ngài nhắc lại Rufus như là một trong số các tín hữu. (Romans 16.13) Hầu hết mọi người có thể nghe Phêrô nói về ông Simon thành Cyrênê và họ kháo nhau, “Và ông ta là cha của Rufus–người đang ở đây với chúng ta vào lúc này.”

    Sự kiện các Tin Mừng là những sách ghi các bài giảng dành cho giáo đoàn sơ khởi củng cố tính cách đáng tin của lịch sử, bởi vì cộng đoàn tự nó sẽ thực hiện một hình thức kiểm tra và đối chiếu với việc ghi chép lịch sử. Bởi vì đó là sinh hoạt của cộng đoàn– tốt hơn so với công trình của một tác giả đơn độc–sự kiện kiểm tra sẽ là một phần của đời sống cộng đoàn. Đây là nguyên nhân cho thấy một điều quan trọng là Tân Ước không phải là công trình của chính Chúa Giêsu. Một tác giả dễ dàng có thành kiến, nhầm lẫn, nhận thông tin sai lạc một cách dễ dàng. Khi một nhà sáng lập một tôn giáo viết một quyển sách, toàn bộ quyển sách đứng vững hay sụp đổ tùy theo khả năng của người đó. Đó là nguyên nhân mà rất nhiều bản văn tôn giáo được xem như được ban cho bằng cách do một thiên thần đọc lên– không có biện luận gì với việc đó! Thay vào đó, Chúa Giêsu không viết một quyển sách nào.

    Điều quan trọng cũng nên nhớ rằng không chỉ Chúa Giêsu không viết sách, nhưng thánh Matthiêu, Mác-cô, Luca và Gioan cũng không chỉ đơn giản ngồi để viết một quyển tiểu sử về Chúa Giêsu. Lời phê bình bằng văn bản chỉ rõ các tác giả Tin Mừng không làm công trình riêng của họ. Họ dựa vào những nguồn tài liệu được viết ra và nói ra rất sớm từ cộng đoàn. Matthiêu, Mác-cô, Luca và Gioan viết các sách Tin Mừng, nhưng họ không biên soạn các sách Tin Mừng như một tác giả đơn độc hiện đại có thể làm. Thay vào đó họ giống như những nhà biên tập– sưu tập chung những câu chuyện khác nhau đang lưu hành trong cộng đoàn và soạn ra thành những Tin mừng như chúng ta có hiện nay. Một lần nữa, điều cần nhấn mạnh là những tài liệu này là độc nhất biết chừng nào. Chúng không phải là sự sáng tạo của bất cứ cá nhân nào, nhưng là việc chép lại những câu chuyện và những bài tường thuật và những hồi ức từ nhiều cá nhân.

    Kinh nghiệm đa dạng này khiến cho Tin Mừng rất đáng tin cậy. Thay vì một bản ghi chép độc nhất–giống như một tiểu sử độc nhất– về cuộc đời Chúa Kitô, chúng ta không chỉ có bốn bản dịch khác nhau (hoàn toàn không được nghe nói đến đối với bất cứ nhân vật nào trong lịch sử cổ đại) nhưng chính bốn bản dịch này là những bộ sưu tập những bài tường thuật của nhiều người từng có mặt ở các biến cố. Tính đa dạng của những nguồn tư liệu tăng thêm mức độ lạ lùng cho tính xác thực của các sách Tin Mừng vì nhiều nguồn gốc khác nhau này kiểm tra, đối chiếu và sửa sai cho nhau.

    Nguồn gốc cộng đoàn của các Tin Mừng làm cho chúng trở thành những tài liệu hoàn toàn độc nhất trong lịch sử nhân loại. Không có ở bất cứ nơi nào chúng ta có bốn bài tường thuật về một nhân vật từ lịch sử cổ xưa được viết trong sáu mươi năm về cái chết của nhân vật đó, và được biên soạn không phải bởi một người nhưng được đúc kết từ kinh nghiệm của một cộng đoàn. Những tài liệu này không phải được biên soạn bởi một nhà viết sử duy nhất không những có xu hướng thành kiến nhưng còn có những sai sót và nhầm lẫn thực sự. Bởi vì các Tin Mừng bắt nguồn từ trải nghiệm sống và được san sẻ, chúng hầu như trở thành những bài tường thuật về điều đang thực sự xảy ra. Nếu điều gì đó dối trá được viết ra, thì cộng đoàn sẽ chỉnh sửa cho nó.

    Hơn nữa, chúng ta phải xem xét bản văn Do Thái của giáo hội sơ khai. Việc ghi nhớ nghiêm ngặt Sách Thánh là một phần của truyền thống Do Thái. Thậm chí các chàng trai Do Thái ngày nay phải ghi nhớ các phần của sách Thánh và được kiểm tra từng chữ một. Vào thế kỷ đầu tiên, với tính cách khan hiếm của các bản viết tay, các chàng trai được dạy nhớ toàn bộ Cựu Ước, và đọc thuộc lòng các bài tường thuật của lịch sử dân tộc từng từ một.

    Thật dễ dàng gạt bỏ truyền thống bằng miệng như một loại trò chơi về những lời rỉ tai của người Trung hoa– trong đó câu chuyện càng lúc càng được phóng đại khi từng người thuật lại cũng câu chuyện đó. Trong khi điều này có thể hiểu được từ quan điểm của chúng ta, nó biểu lộ tình trạng không hiểu biết về nền văn hóa và truyền thống Do Thái trong đó truyền thống truyền bằng miệng–nói đúng hơn là không đáng tin–được xem như đáng tin cậy hơn truyền thống bằng chữ viết. Những bản viết tay– lý lẽ– có thể bị sửa đổi và biên tập. Bất cứ ai cũng có thể viết một bản viết tay và nói bất cứ điều gì họ muốn. Những bản viết tay có thể bị mất đi và bị phá hủy. Mặt khác, truyền thống truyền miệng là phần sống động và tích cực của toàn thể cộng đoàn. Thầy giáo và toàn bộ lớp học tập họp nhau lại, khi cậu trai đọc thuộc lòng từng chữ các câu chuyện cổ. Họ chỉnh sửa cho cậu để tin chắc cậu không thêm thắt hoặc bỏ sót bất cứ điều gì. Trước hết, đây là Lời của Chúa, và vì thế phải được hành xử với tính cách thiêng liêng và thận trọng tối đa. Đây là một phần của truyền thống thiêng liêng sống động, một cách lưu truyền truyền thống rất đáng tin cậy.

    Những câu chuyện về Chúa Giêsu Kitô được kể đi kể lại trong bản văn Do Thái bởi những người Do Thái, những người Kitô hữu đầu tiên. Sự tôn sùng của những kitô hữu vào thế kỷ đầu tiên là kết quả tự nhiên của đạo giáo và nền văn hóa do thái, vì vậy họ cũng có cùng sự kính trọng và giữ gìn thánh truyền mới của Thiên Chúa giống như họ đã từng có đối với những câu chuyện và những tác phẩm thánh nguyên thủy.

    Các nhà phê bình về tính lịch sử của các sách Tin Mừng thích nói theo ngôn ngữ mập mờ về “những yếu tố thần thoại” len lỏi vào bài tường thuật của Tin Mừng. Tuy nhiên, chẳng có ai trích dẫn chương và câu một cách thực sự. Chính là vì không có “những yếu tố thần thoại”. Những ai nói về những yếu tố thần thoại, thật ra họ không biết gì về các sách Tin Mừng, thậm chí họ còn không biết thần thoại học thực tế bao gồm những gì nữa.. Điều mà họ thường muốn nói ‘yếu tố thần thoại’ chính là điều siêu nhiên. Các sách Tin Mừng chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nhưng những trải nghiệm siêu nhiên này–thiên thần hiện ra cho con người hoặc các phép lạ xảy ra– được thuật lại như những biến cố xác thực được ghi chép lại, bởi vì chúng là những biến cố có thực và vì thế mọi thứ càng lạ lùng hơn. Những yếu tố siêu nhiên bao hàm niềm tin trong chiều kích siêu nhiên.

    Trong cộng đoàn đức tin (cho dù đó là Palestine của thế kỷ đầu tiên hoặc Mỹ Châu của thế kỷ hai mươi mốt) những trải nghiệm siêu nhiên là thành phần của quan niệm về thế giới. Đó là tất cả những gì mà tôn giáo cần đến trước tiên. Điều mà các tài liệu tôn giáo ghi lại những trải nghiệm siêu nhiên cũng không còn lạ lùng hơn một trang thể thao ghi lại những số bàn thắng của môn bóng đá.

    Những yếu tố siêu nhiên trong một câu chuyện không đòi hỏi lòng tin tôn giáo, nó cũng không đòi hỏi phải tin rằng các biến cố siêu nhiên đã xảy ra đúng như đã nói, và chúng không yêu cầu đồng ý với toàn bộ tiền đề của siêu nhiên. Điều chúng yêu cầu đó là độc giả thừa nhận rằng chúng là bản ghi chép một kinh nghiệm có thực về một con người thuộc về lịch sử. Chẳng hạn như, người ta có thể nghi ngờ việc Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Người ta có thể sử dụng tất cả mọi thứ giải thích khác. Tuy nhiên, người ta phải thừa nhận rằng Phêrô và những môn đệ khác đã trải qua việc Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Điều xảy ra thực sự có thể dẫn đến thắc mắc và tranh cải, nhưng một điều chúng ta biết đã xảy ra đó là mười hai người đàn ông đã nhìn thấy một người đàn ông khác đang đi đến với họ trên sóng nước.

    Khi đối diện với những bài tường thuật về phép lạ, chúng ta phải tự hỏi tại sao một người nào đó bịa ra một câu chuyện hết sức khó tin như thế. Chẳng hạn như có động cơ nào để bịa ra một câu chuyện về Chúa Giêsu đi trên mặt nước hay không? Tại sao một người nào đó lại thiết kế một câu chuyện giống như thế? Tại sao mười hai người đàn ông khác chứng thực cho câu chuyện đó nếu nó đã không xảy ra? Động cơ duy nhất để bịa ra một câu chuyện có thể là nhiều người sẽ đi theo tôn giáo của họ hơn. Nhưng tôn giáo đó đã không làm bất cứ điều gì có lợi cho họ. Nó không mang lại cho họ tiếng tăm hoặc của cải hoặc quyền lực hoặc vinh quang. Ngược lại, nó chỉ mang lại cho họ sự giễu cợt, sự bách hại, sự tra khảo, thử thách gay go và cái chết cuối cùng.

    Chắc chắn một người bịa đặt những câu chuyện– hoặc thậm chí cho phép chúng được phóng đại– sẽ không có tinh thần dũng cảm chịu đựng một cái chết khắc khoải lo âu vì những lời nói láo đó.

    Hồ sơ về những biến cố siêu nhiên trước tiên không phủ nhận những yêu sách lịch sử của một tài liệu. Tôi có thể kể cho bạn câu chuyện chiếc xe ca của gia đình chúng tôi đã tránh được một vụ va chạm như thế nào, bởi vì cả hai chiếc xe không thực hiện theo cách siêu nhiên. Người ta có thể tranh cải về phép lạ, và nói có thể có một cách giải thích khác và tìm ra được yếu tố của câu chuyện khó tin đó, nhưng yếu tố siêu nhiên của câu chuyện không phủ nhận sự kiện chúng ta đã trải nghiệm một điều gì đó không thể giải thích được theo cách khác, và câu chuyện chúng ta kể chủ yếu có thực– điều cần phải nói–đó là một bài tường thuật có thực về điều chúng ta đã trải nghiệm. Sự tồn tại của các phép lạ trong một câu chuyện vì thế không làm cho toàn bộ câu chuyện trở nên không có tính cách lịch sử.

    Một lần nữa chúng ta hãy quay lại vấn đề tính lịch sử của bản thân những tài liệu.. Các nhà phê bình lưu ý vào tính cách không nhất quán về chi tiết giữa các bài tường thuật của Tin Mừng. Nơi này thiếu vắng một nhân vật, nơi kia một biến cố xảy ra một cách hơi khác một chút – nơi này có sự nhầm lẫn về người mà một nhân vật có quan hệ họ hàng. Nơi này có thời gian khác nhau giữa bài tường thuật này và bài tường thuật kia. Điều này được nêu lên như là lời phê bình về tính cách lịch sử của các bài tường thuật, nhưng khi được nghiên cứu một cách sâu sắc hơn, nó chứng tỏ tính cách xác thực của các Tin Mừng. Không phải đáng nghi ngờ hơn hay sao nếu như có bốn bài tường thuật khác nhau về cùng những biến cố giống nhau và chúng phù hợp nhau một cách hoàn hảo? Chắc chắn chúng ta sẽ kết luận rằng có một công trình bịa đặt và biên tập nghiêm chỉnh sau đó. Thay vào đó chúng ta có được bốn bài tường thuật khác nhau phù hợp một cách cốt yếu với những chi tiết khác nhau. Đây đúng là điều bạn mong đợi từ bốn cái nhìn khác nhau, từ bốn nhân chứng khác nhau của cùng một biến cố. Mỗi người không bao giờ nhìn thấy mọi thứ. Các chi tiết bỏ sót, một vài đồ vật được người này quan sát và người khác thì không thể. Nhân chứng thứ nhất nói kẻ khả nghi đội một chiếc mũ đỏ. Nhân chứng thứ hai nói đó là một cái mũ màu hồng với một dải băng màu đỏ. Chi tiết khác nhau và bởi vì nói cho đúng là có hai người làm nhân chứng.

    Tiêu chuẩn này đứng vững như thế nào bên cạnh thói quen phê bình hiện đại về lịch sử? Điều bạn có trong các sách Tin Mừng là những tài liệu ghi lại vô số những biến cố có nhân chứng do bốn nhà biên tập khác nhau ghi lại trong ba mươi năm xảy ra những biến cố đó. Có khuôn mặt hoặc biến cố lịch sử nào khác từ lịch sử cổ xưa hoặc thậm chí thời trung cổ có thể có được một đội ngũ rộng lớn những nhân chứng đang cân nhắc, sửa sai và chứng thực như thế hay không? Không ai cả. Thực ra tiêu chuẩn kiểm tra và cân nhắc những đòi hỏi về lịch sử trong các sách Tin Mừng đều quy mô và rộng lớn hơn những đòi hỏi chúng ta có đối với nhiều biến cố và nhân vật lịch sử được mọi người công nhận.

    Thực ra các sách Tin Mừng không đi theo những chuẩn mực của lối phê bình lịch sử hiện đại. Nhưng chúng không ngụ ý trở thành những tài liệu hiện đại có thể chứng minh về phương diện khoa học. Chúng là những bản ghi chép về những biến cố có thực được những con người có thực trải nghiệm trong cộng đoàn đức tin đi theo Chúa Giêsu Kitô. Một trong những yếu tố then chốt của đức tin của cộng đoàn này là những biến cố gây sửng sốt đã thực sự diễn ra trong lịch sử loài người, và những câu chuyện của Tin Mừng là quyển sách ghi chép những biến cố đó.

    Cho dù bạn chọn để tin chúng hay không, đó là vấn đề khác.

    Fr. Dwight Longenecker

    Bản tiếng việt của KNSB.

    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  12. Có 3 người cám ơn Vinam vì bài này:


  13. #7
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default

    Năng lực của cầu nguyện
    Fulton Oursler


    Vài lời phi lộ: Fulton Oursler (1893-1952) là phóng viên, phụ tá rồi giám đốc nhà xuất bản Macfacdden ở Hoa Kỳ( điều hành 11 nguyệt san, 1 tuần san), tác giả của 300 tác phẩm vừa trinh thám, kịch, truyện ngắn, dịch thuật, nhà diễn thuyết, nhà viết kịch bản trên vô tuyến truyền thanh.Ông là người từng cộng tác với FBI để tóm được 300 tên tội phạm sừng sỏ ở Hoa Kỳ….
    Sau khi trở lại đạo Công giáo năm 1943 lúc 50 tuổi, ông chỉ viết sách nói về Cuộc đời của Chúa Kitô và Kitô giáo, về giáo dục thế hệ trẻ .
    Ông mất vào năm 1952 vì bệnh tim, thọ 59 tuổi.
    Đây là một đoạn văn trích từ tác phẩm“Năng lực của cầu nguyện”, của Fulton Oursler trong đó ông san sẻ với chúng ta kinh nghiệm cá nhân của ông về cầu nguyện
    KN.


    “Một buổi sáng mùa xuân, mẹ tôi dặn tôi không được rời xa khỏi bậc thềm nhà.
    -Một lát nữa, bà nói với tôi, trong lúc đi dạo chúng ta sẽ đến thăm dì của con.
    Tôi ngoan ngoãn chờ đợi cho đến khi cậu con trai của ông thợ làm bánh mì đi ngang qua trước nhà tôi, cậu ta gọi tôi là “đồ gà mái nhúng nước!” (người nhát gan), Tôi vội nhảy xuống các bậc thềm rồi giáng cho cậu ta một cái tát thật mạnh. Cậu ta xô tôi té lăn vào một vũng nước bùn. Khi nhìn thấy áo khoác đầy vết bẩn, đôi tấc dài bị thủng ở đầu gối rướm máu, tôi liền bắt đầu khóc. Nhưng tiếng chuông leng keng đột nhiên vang lên khiến tôi ngừng khóc. Vừa đẩy chiếc xe tay vừa rung lắc chiếc chuông nhỏ dọc theo đường phố, một người bán hàng rong tiến lại gần và rao lớn tiếng:
    -Cà rem đây! Cà rem một xu một cây đây!
    Quên mất cái tội không vâng lời, tôi liền chạy nhanh vào nhà để xin mẹ một xu. Câu trả lời của mẹ tôi vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ của tôi.
    -Hãy nhìn con mà xem! Con đang trong tình trạng không được cầu xin gì hết.
    Trong suốt nhiều năm sau này, tôi đã sống một cuộc sống bê tha, trước khi tôi ý thức rằng lúc chúng ta khẩn cầu sự trợ giúp của Chúa, trước hết chúng ta phải nhìn thẳng vào chúng ta: có lẽ chúng ta đang ở trong tình trạng không được cầu xin thứ gì cả.

    “Chúng ta càng tự giải thoát khỏi những mối hiềm thù và những sự thù địch của chúng ta, chúng ta càng đến gần mục đích cuối cùng của chúng ta, đó là bình an trong tâm hồn.
    Lúc đó, chúng ta ý thức rằng cầu nguyện còn hơn cả một sự cầu xin những ân huệ cá nhân. Cầu nguyện chính là một quà tặng vĩ đại nhất trong tất cả. Cầu nguyện không ngừng làm phong phú kinh nghiệm của chúng ta, nó duy trì trong chúng ta tình cảm giúp chúng ta sống hòa hợp với những sức mạnh xây dựng của vũ trụ, nó mang đến cho cuộc sống của người tín hữu khiêm tốn nhất hạnh phúc không thể xóa nhòa từ cuộc chuyện trò với Chúa. Ý thức của chúng ta đón lấy từ tính cách mật thiết này sự tác động mạnh mẽ trên những tư tưởng và hành vi của chúng ta.”

    “Lời hứa của Chúa: “Chúng con hãy xin, chúng con sẽ nhận được” không bao hàm sự bảo đảm chúng ta nhận được đúng như điều chúng ta đã xin. Thường chúng ta hiểu lầm về mối quan tâm thực sự của chúng ta. “Khi các vị thần linh muốn dẫn dắt một người đến chỗ hư mất, một tục ngữ Hy lạp cổ nhận xét, họ ban cho anh ta điều anh ta cầu xin!” Phần đông chúng ta đã sống khá đủ để lấy làm sung sướng khi biết lời cầu nguyện đã được chấp nhận. Vì thế, sự khôn ngoan đòi hỏi bất cứ lời cầu xin nào cũng đi kèm theo sự dè dặt này: “Lạy Chúa, xin cho Ý Chúa được thực hiện, chứ không phải ý của con!”

    “Một khi chân trời chúng ta dần dần được mở rộng, chúng ta học cách dâng lên những lời cầu nguyện không còn ích kỷ nữa và nhớ đến nhu cầu của những người khác, dù là bạn hữu hay kẻ thù địch.
    Chúng ta bắt đầu cầu nguyện giúp để nhận được sự chữa lành cho các bệnh nhân, niềm an ủi cho những người đau khổ, việc làm cho những kẻ thất nghiệp và sự thương xót cho tất cả mọi người.”

    Chuyển ngữ: Nguyễn Kim Ngân
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  14. Có 2 người cám ơn Vinam vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com