Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Chủ đề: Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ

  1. #1
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ

    Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ.

    Những món ăn ngon biết mấy ăn nhiều rồi cũng no và chán!

    Điều gì quan trọng đến đâu mà lập đi lập lại nhiều cũng hóa ra nhàm!

    Nhưng tôi thấy rằng tranh luận về những vấn đề Giáo Lý Đức Tin không bao giờ chán và nhàm, bởi vì nếu ví von, phải ví như không khí cần thiết cho sự sống, dư thừa thì không sao chứ thiếu không khí cho nhu cầu hô hấp là điều không thể.
    Tuy nhiên bây giờ tạm ngưng một khoảng nào đó, bởi vì không phải hết đề tài, nhưng bởi vì từ trước đến giờ không bàn luận về Nhạc, sẽ là một thiếu sót rất lớn khi tham gia một diễn đàn âm nhạc ,dù cho thuần túy là Thánh Nhạc.

    Hơn nữa ,chúng ta, nhất là giới trẻ hiện nay gần như không ai mà không nghe nhạc, cho nên bàn luận về âm nhạc cũng là chuyện rất cần thiết. Không những người lớn tuổi ,mà nay cả giới trẻ bây giờ cũng nên nghe Thánh Ca thường trực như nhạc đời, tại sao lại không nên nhỉ? Thánh Augustino rất kinh nghiệm khi ngài nói rằng:”hát là hai lần cầu nguyện”. Bởi vì khi hát Thánh ca, chúng ta rất dễ nâng lòng trí lên cùng đấng Tối Cao, hướng về Chân Thiện Mỹ.

    Không ít lần trong đời, tôi từng chứng kiến sự đau khổ tâm hồn của mình, nhất là của người khác . Tự nhiên tôi vô cùng xúc động khi nhớ đến những câu hát:

    Xin Mẹ nghe tiếng con khấn cầu những khi âu sầu, đau đớn
    “Xin Mẹ xuống ơn làm phúc cho hồn con , yên vui tháng ngày, giữa nơi lưu đầy…”
    “Chúa là đấng, Từ bi Nhân ái, không chấp nhất mà chỉ có xót thương…


    Ngẫm nghĩ về sự phó dâng cho Thiên Chúa tôi cảm thấy tâm hồn mình gởi trọn theo câu thánh ca:

    Xin dâng lên dâng trọn cuộc đời, với bao yêu thương đầy vơi…

    Tôi nghe thấy có nhiều người cắt nghĩa về sự cầu nguyện, rồi khuyên rằng khi cầu nguyện, không phải chúng ta cứ nói để Chúa nghe, mà hãy im lặng để lắng nghe Chúa nói…

    Xin thú thực rằng tôi rất chậm hiểu đối với những câu nói xa xôi chung chung như thế, nên không thể tưởng tượng rằng mình sẽ nghe thấy tiếng Chúa nói trong tâm hồn! Bởi vì tôi rất sợ những suy tư, những ý nghĩ trong lúc tĩnh tâm chưa được mang ra để Imprimatur, mà cứ được đổ riệt là Chúa phán bảo, hay Thánh Linh linh ứng cho từng người!

    Chính vì thế cho nên tôi nhận thấy rằng nghe Thánh ca, cũng có thể là lắng nghe lời Chúa chẳng khác nào ta nghe Kinh Thánh vậy. Hơn nữa cái thời a còng này chúng ta quá sung sướng mà không để ý rằng chúng ta có thể dùng của cải của thế gian để mua lấy nước Trời. Nếu như chúng ta nạp vào điện thoại của chúng ta đầy ắp nhưng bản nhạc Thánh ca mà chúng ta ưa thích, rồi nghe , thế thì rõ ràng chúng ta đang lắng nghe Chúa nói, chúng ta đang cầu nguyện đấy!

    Sẽ có người cho rằng nhạc Thánh thường thiên về sự du dương êm dịu, không kích động như nhạc trẻ ngoài đời cho nên cũng kém mầu sắc! Có thể đây cũng là một nhận xét có phần đúng, nhưng không phải hoàn toàn như thế, bởi vì đã từng có không ít những nhạc sĩ Công Giáo đã sáng tác những bản Thánh ca với những giai điệu sôi động và được hòa âm phối khí bởi một dàn nhạc trẻ, khiến cho tâm hồn người nghe cảm nhận được một sự nhiệt tình sôi nổi trong tình yêu Thiên Chúa.

    Tôi nhớ trong cuốn sách của bà Simma có đoạn cho rằng chỉ nên dùng đàn phong cầm dương cầm để giúp trong việc phụng vụ là nên, còn ngoài ra các nhạc cụ sôi động như đàn ghi ta điện, trống… nếu dùng là:”lạm dụng trong phụng vụ thánh”!

    Bố của tôi trước năm 1975 đã từng học trong trường dòng Salesian Donbosco Gò vấp có kể rằng hồi ông học lớp 6 (1972) đã từng được tham dự rất nhiều thánh lễ sôi động với những bài thánh ca do các nhạc sĩ sư huynh sáng tác, và được đệm và phối âm bởi dàn nhạc trẻ. Tôi còn nhớ bài :”Tôi đi tìm “ của nhạc sĩ Lê Chánh sdb, mà bố tôi đã dạy, cũng như một số bài thánh ca hoàn toàn được đệm bởi dàn nhạc trẻ. Nhớ từ khi tôi còn đang học cấp ba, trong những thánh lễ Phục sinh, chỉ cần một bài hát Alleluia được hòa âm phối khí cùng dàn nhạc trẻ của ca đoàn, tôi thấy hình như niềm vui Phục sinh bừng nở một cách mãnh liệt và chan hòa khắp mọi nơi…

    Đúng là có rất nhiều cách để ca tụng Thiên Chúa, cầu nguyện cùng Người cho dù ngay thời đại CNTT bây giờ!

    Nhân tiện đang nói về âm nhạc, nhất là Thánh nhạc, chắc cũng là cần thiết khi nói về trang web TCVN, bao gồm cả diễn đàn TCVN. Tôi sẽ không dám nói gì nhiều hơn những điều mình biết và cảm nhận. Nhưng xin nói cùng mọi người rằng trước đây Việt nam chỉ có trang web chuyên về Thánh nhạc là khuccamta.net. Trang TCVN do chú DonRac sáng lập tiếp theo…Trong một bài viết gần đây chú DonRac có nói rằng để: “…
    duy trì và phát triển Website tầm cỡ như TCVN không phải đơn giản, nếu không có Đức Mến, chắc chắn BQT-TCVN không thể thực hiện được.”

    Đúng là phải có một đức mến rất mạnh, bởi vì mấy trang web nổi tiếng ở ngoài xã hội, các mod, smod còn có lương bổng chứ chưa nói đến admin. Trong khi đó một trang web như TCVN từ BQT cho đến các thành viên chỉ có chi mà không thu, chỉ có cho nhưng không mà chẳng được nhận lãnh thù lao huê lợi từ một nguồn thu nào. Tôi cũng từng nghe admin thiennhan bên trang thanhnhac.net nói rằng không những ăn cơm nhà đi vác ngà voi cho giáo dân, mà nhiều khi các admin phải lấy của Tư làm của Công, lấy của mình làm của chung cho thiên hạ! Việc này không những đã cần một đức Mến khá cao, mà nếu không có bàn tay Thiên Chúa quan phòng thì xin hỏi mân ni ở đâu để BQT nuôi dưỡng trang web này?

    Chính vì thế tôi xin mọi người chúng ta đừng nên đề nghị diễn đàn TCVN này chỉ được nói những điều theo cái khuôn, hay sự xếp đặt của mình! Nhất là cứ muốn biến trang TCVN cũng phải giống như tiêu chí, mục đích, hay ni mẫu phải giống như mấy cái trang web ngoài đời như Facebook chẳng hạn!

    Khi tham gia vào trang TCVN này, tôi không thể viết nhạc, làm các album thánh ca, hay làm ca trưởng, ca đoàn viên một ca đoàn nào đó. Những thứ ấy tôi không có tài sức! Cái mục đích tối hậu của TCVN cũng là giúp con người ta nâng hồn lên tới Chúa , tìm về Chân Thiện Mỹ, thế thì phải chăng sự đóng góp của tôi sẽ không sai lạc khi tôi tìm hiểu ,học hỏi , và bênh vực đức Tin?

    Về vấn đề Thánh ca, phải chăng sẽ không ai trách cứ khi tôi chỉ biết vào trang web, tìm và download nhạc mà không phải trả bất cứ một đồng xu nào?

    Có lẽ những dòng ý tưởng nhỏ bé kia đã thay cho lời kết việc nói về Thánh nhạc, và như đầu đề, tôi xin phép nói qua âm nhạc ngoài đời, nhất là của giới trẻ bây giờ.

    Người ta bảo:”Ở bầu tròn, ở ống thì dài…”

    Tôi cũng không dám chối cãi là vì được kế thừa một truyền thống, một sở thích âm nhạc từ bố của tôi, một tay chơi ghi ta tài tử, nên tôi rất dị ứng với cái âm nhạc được cho là của tuổi teen bây giờ. Nhưng tôi vẫn cương quyết nghĩ rằng nếu tôi sinh ra , hoặc được lớn lên trong môi trường toàn những sở thích về cái âm nhạc tuổi teen bây giờ, sớm muộn tôi cũng từ bỏ và cải môn phái, cải lập trường!

    Chẳng hạn như tôi không sinh ra và lớn lên trong môi trường nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng, thậm chí trước đây người ta cho rằng có sự đối lập giữa phong trào nhạc cổ điển ,giao hưởng và nhạc trẻ (beat music). Vậy mà đối với tôi ,những bản nhạc giao hưởng, nhạc cổ điển nổi tiếng như Giòng sông xanh , những bản nhạc của Mozart, Beetthoven, …hay những bản nhạc của nhạc sĩ trứ danh Yani vẫn gây cho tôi những cảm xúc tuyệt vời.

    Một bản nhạc tạo được sự yêu thích trong lòng người nghe nhiều khi chưa cần đến những lời bài hát có ý nghĩa hay không, nhưng chỉ cần nghe tiết tấu, giai điệu ấy dạt dào cảm xúc, là người ta đã mê tít hay chê chối rồi! Xin thí dụ như bài:
    Niềm thương nhớ” mà ca sĩ Ngọc lan hay biểu diễn, nguyên tác nó một bản nhạc trữ tình của Nga. Không cần đến những lời Việt của bài hát nói lên một tâm trạng thê lương buồn bã của một phụ nữ khi xa vắng người yêu, đồng thời cũng hàm ý trách móc người yêu không biết quý trọng mối tình cảm chân thật ấy….nhưng chỉ nghe những giai điệu không lời, bài hát này đã đi vào lịch sử.

    Bản nhạc
    Careless Whisper của ban nhạc Wham ở Anh quốc đâu cần phải hiểu những lời của bài hát, nhưng chỉ cần nghe những giai điệu trữ tình của bài hát này, người nghe khắp năm châu đều dạt dào cảm xúc…

    Bản
    The Cup of Life
    do ca sĩ Ricky Martin là một bản nhạc của World Cup France 1998. Đâu phải ai cũng hiểu lời tiếng Pháp, Tây ban Nha của bài hát này! Nhưng có lẽ đến nay chưa bài hát nào diễn tả về niềm say mê, sự cổ động bóng đá bằng bản nhạc này.Ngay tại Việt Nam, một quốc gia có lòng say mê bóng đá thuộc hàng có hạng trên thế giới tuy đẳng cấp thuộc vùng trũng của khu vực, các fan hâm mộ đã lấy bài hát làm thánh vịnh cho môn túc cầu giáo.


    Còn tiếp...
    thay đổi nội dung bởi: teenvnlabido, 11-04-2013 lúc 06:13 PM

  2. Có 7 người cám ơn teenvnlabido vì bài này:


  3. #2
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default


    Như trên tôi đã nói rằng tôi rất dị ứng với cái được cho là âm nhạc 9x bây giờ! Thật sự không phải chỉ có mình tôi có ý kiến này, mà rất nhiều người thuộc thế hệ đàn anh đàn chị đã lắc đầu ngao ngán và phát biểu rằng hễ nghe đĩa hay chương trình TV phát thanh loại nhạc này, là họ chỉ muốn tắt máy bằng bất cứ giá nào! Cũng không ít lần tôi nghe các trang báo đưa ra phê phán:” Phương thuốc nào cho nền âm nhạc VN”?

    Giả sử mà tôi có đủ kiên nhẫn và can đảm nhập cuộc thực tế thực địa, có nghĩa là chịu khó ráng nghe thật nhiều những bản nhạc loại 9x này.Sau đó làm một phóng sự thì có lẽ sẽ rõ ràng hơn! Nhưng xin mọi người thông cảm vì sợ không làm chủ được bản thân và gây ra những thiệt hại vật chất mà phải móc túi ra đền một cách oan uổng! Tuy thế tôi cho rằng mình vẫn đủ sức để phát hiện ra những nguyên nhân mà báo chí đã từng nêu vấn đề :”Thuốc nào cho nền âm nhạc Việt…”?

    Bài hát thường thường cũng có vần điệu như một bài thơ, nhưng cứ cho thời 9x bây giờ là phá cách(phách) đi! Nhưng phá cách kiểu gì không biết mà cứ như một bài đọc do một con vẹt đọc chứ không phải bài hát! Đã vậy người ca sĩ còn phá cách hơn khi mà tuôn ra từng tràng ngôn từ xen vào bài hát cứ như một người đang tranh cãi liến thoắng! Người ta thường dùng câu:”ngang phè phè, ngang như cua bò…” . Theo như nhận xét của tôi, rất nhiều bài hát của 9x bây giờ, tác giả chỉ cần dùng một hai nốt nhạc liên tiếp nhau trong 7 nốt căn bản là do re mi fa sol la si do để viết thành bài hát ! Một cách đơn giản hóa đáng phục!

    Xin hãy thông cảm cho tôi vì tôi đang nói lên ý nghĩ của mình và rất nhiều người không cùng thế hệ! Thôi thì cứ cho một bản nhạc ngang phè phè như một người đọc bài nhanh, chỉ hơi lên lên xuống xuống ở một khúc cuối nào đó cũng là một cách thức mới, là một chính mình chứ không phải lặp lại những gì các nhạc sĩ khác đã từng làm! Nhưng thật khó mà khơi dậy những cảm xúc mênh mang như tôi đã từng thí dụ về những bài hát mẫu ở trên! Chưa hết , lời của bản nhạc chẳng có cái gì là súc tính cô đọng hàm ý, mà gần như toàn những lời đơn giản rất mộc mạc đơn sơ một cách quá tầm thường!

    Bố tôi từng kể, và tôi đã từng đọc các tài liệu nói về chuyện âm nhạc xưa nay, và tôi nhớ đến nhà văn Duyên Anh, một nhà văn rất có uy tín trước năm 1975. Ông ta đã viết một bài báo nói về cái miền Nam VN lúc ấy gần 6000 nhạc sĩ, mà chẳng có ai làm mấy bản nhạc cho thiếu niên, cho giới trẻ, cho các thiếu nhi, mà chỉ quanh quanh cái đề tài ái tình nam nữ! Hồi ấy các báo chí hết sức lăng xê hai thiếu nhi khoảng 10 tuổi và sau này cho rằng sẽ thừa kế hai ca sĩ nổi danh là Hùng Cường và Mai lệ Huyền. Tôi bật cười khi thấy Duyên Anh viết:” nhìn em Chí Hùng giả làm kẻ say rượu và lè nhè hát:…say rượu nào bằng say men ái tình… tôi (Duyên Anh), muốn đập vỡ tan tành màn ảnh vô tuyến truyền hình”!

    Duyên Anh chỉ dọa đập vỡ màn ảnh truyền hình thôi chứ không dám làm chuyện gì khác, thế mà sau đó rất nhiều cải cách được phát sinh: như thiên tài nhạc sĩ Phạm Duy cho ra một seri bài hát về tuổi thơ tuổi ngọc tuổi thần tiên tuổi mộng mơ…rất nổi danh Châu Á! Những album nhạc Phượng Hoàng ra đời như một minh chứng hùng hồn cho rằng không phải âm nhạc là chỉ biết nói đến tình yêu nam nữ một cách rất tầm thường và được nhai đi nhai lại ni mẫu: yêu đương ,thất tình , đau khổ, than van, tuyệt vọng…!

    Duyên Anh là một trí thức rất được uy tín, hơn nữa sự ý thức của những người thời đại ấy vô cùng mẫn cảm, cho nên chỉ một cú dọa đập vỡ màn ảnh vô tuyến truyền hình của nhà ông ấy thôi chứ không dám dọa đập màn ảnh của người khác hay đài truyền hình, đã gây hiệu quả, gây ra một cải cách đáng khâm phục.

    Tuy nhiên tôi tin chắc 101% là bây giờ nếu Duyên Anh có sống dậy, khoác một uy tín rất cao cũng chưa chắc đã tạo nên một hiệu ứng nào vì con người thời nay không còn mẫn cảm như xưa! Trong khi đó tôi là một thằng vô danh tiểu tốt, hơn nữa các đối tượng hâm mộ các thể loại nhạc :”hoành hành” như trên đa số là các đối tượng có Kim bài miễn tử, tôi rất thức thời để biết mình phải khôn khéo như thế nào! Chính vì đọc báo từng thấy chỉ vì vụ phản đối các thể nhạc “cua bò” này thôi mà kẻ ý kiến bị đâm chết ngỏm, cho nên cách không lâu khi đang ngồi ở hành lang bệnh viện để thăm người quen, thì có vài anh chàng trên trán có đóng dấu Kim Bài miễn tử ngồi xuống bên cạnh và tôi nghe thấy tiếng nhạc rất to phát ra từ túi áo của một anh chàng có cái đầu vàng chóe!

    Cũng may là tôi mới 28 tuổi, lại chưa có tiền sử các chứng bệnh về tim chứ không thôi đã lên cơn đột quỵ vì bị kích xúc ! Và cũng phải nói là tôi rất ư khôn ngoan bình tĩnh dịu dàng nhẹ nhàng …tha thứ cho bọn chúng, chứ nếu không hôm nay làm gì còn cái gọi là teenvnlabido! Nhạc sĩ Trần Tiến đã viết ca khúc trứ danh mang tên Chị tôi trong ấy có đoạn:”…chị tôi… chưa…có chồng”! Rồi ca sĩ Bằng Kiều, Mỹ linh đã làm nghẹn ngào bao nhiêu người nghe khi diễn tả một hồng nhan vì nghĩa quên thân. Còn tôi, phải nói là tôi rất thông minh và khôn ngoan cực kỳ khi dùng chiến thuật Hàn Tín, không thôi may ra chỉ có bố mẹ và em gái của tôi than thở:”…độc đinh ơi….con (anh ) chưa có…gia đình”!

    Những phá cách, những “hãy là chính mình” của sự sáng tác nhạc đã là như thế! Nhưng không phải như thế đã là hết vì còn phải nói đến sự thể hiện đặc biệt của ca sĩ!

    Trước đây tôi đã từng nghe các thí sinh Sao mai, Sao mai điểm hẹn trình diễn trên truyền hình. Tôi không phải là giám khảo cho nên không dám phê bình, nhưng tôi thấy có một sự quái lạ là các thí sinh biểu diễn những bài hát không hề đúng theo nguyên bản của tác giả! Tôi muốn nói đến những luyến láy , những ngân nga các câu trong bài hát hoàn toàn do thí sinh tự ý cải biên ra! Giả sử những cải biên này làm cho khán giả cảm nhận tâm tư bài hát sâu đậm hơn, thì không phải nói gì! Ngược lại cái nguyên nhân chính làm tôi lìa bỏ đoạn tuyệt với chương trình SM, SMĐH đó là nghe những ca sĩ tương lai này ngân nga, luyến láy mà cứ giống như là chế nhạo bài hát!

    Ca sĩ Đ…, người tự phong và được lăng xê làm ông hoàng nhạc Việt. Rồi cũng chính ca sĩ này khoe trên báo chí rằng muốn làm thần tượng làm gương cho giới trẻ noi theo! Tôi không muốn lạm bàn đến chuyện này vì đã có nhiều ký giả viết bài phê phán anh ta! Nhất là những tuyên bố: ai chê chỗ nào đập chỗ đó! Thời trang,hàng hiệu có cái gì mới nhất anh ta có cái đó! … Mặc kệ họ, người có tiền thì có quyền làm theo tự do cá nhân của mình! Có thể điều đáng cần tìm hiểu và thắc mắc cũng như có thể học theo là tại sao người ta lại nhét từng vài chục tỷ bạc vào túi những ca sĩ như thế, trong khi giới nhạc công thì thường có đồng lương chết đói như một số báo đã đưa phóng sự!

    Cái mà tôi băn khoăn và không hiểu , đó là một lần nọ tôi nghe ca sĩ Đ này trình bày ca khúc “Kiếp lưu đầy” một ca khúc mà nghiều người thường cho là loại nhạc “sến”.Tôi không bao giờ dùng một từ ngữ mà mình không hiểu nguồn gốc ý nghĩa của nó như cái từ sến này. Tôi chỉ biết đó là những ca khúc trước năm 1975 mà hồi còn thanh niên, khi bố tôi tham dự dàn ca nhạc nghiệp dư thường phải phân biệt như thế nào là nhạc vàng không được sử dụng và nhạc xanh , nhạc nhẹ tha hồ chơi!

    Tôi không hiểu là tại sao ca sĩ này khi ca bản nhạc Kiếp lưu đầy, có một đoạn anh ta khuỳnh cái giọng hát ra và rõ ràng đang thực hiện động tác nhại những lời bài hát! Không hiểu đây có phải là một nghệ thuật, mới, một phá cách mới, hay một chính mình mới ? Hay ca như thế mới là nhập vai, xuất thần?

    Không những anh ta ,mà còn nhiều ca sĩ khác khi ca cho giới trẻ 9x bây giờ, cố tình thể hiện cách “nhại” lời hát như đã kể ở trên! Mặc ke no chăng? Tất nhiên là phải mặc kệ nó rồi bởi vì gặp mấy fan thần tượng nhạc 9x có Kim bài miễn tử, tôi còn phải nhịn như nhịn cơm sống, nhịn như Hàn Tín nhịn tên bán thịt, huống chi giáo chủ của họ thì tôi chỉ còn cách tắt máy vứt cái đĩa hát mà mình hãi hùng vào sọt rác là cách êm nhất mà hay nhất.

    Có điều những thắc mắc và suy tư thì không bao giờ hết mà càng bùng nổ thêm!

    Xưa kia, người ta muốn cho có giọng nam cao(soprano) những tên chủ độc ác đã thiến tinh hoàn của các bé trai từ khi còn nhỏ để có một giọng nam cao vút . Chúng ta có thể hình dung ra giọng cao vút thuộc loại nhất VN của nam ca sĩ Bằng Kiều, người có vợ và ba con nhỏ mới về thăm VN cách đây không lâu. Cái tiêu chuẩn để đánh giá một giọng ca sĩ là trầm hay bổng , thánh thót du dương nhưng có sức quyến rũ người nghe. Còn bây giờ có thêm một tiêu chuẩn mới mà tôi thấy các chương trình SM,SMĐH hay dùng ,đó là giọng ca khỏe!

    Mọi người có thể định nghĩa được giọng ca khỏe là như thế nào không? Tôi đã từng nghe nhiều nam ca sĩ của miền Bắc trước đây diễn tả các ca khúc theo kiểu Opera cổ điển. Có nghĩa là người ta cảm thấy giọng hát ấy có vẻ như xen lẫn những tiếng hú làm khó chịu những người không quen với trường phái này. Tuy nhiên giọng ca của các nam ca sĩ ấy rất thanh cao và cảm thấy đầy sinh lực, đầy hùng khí ngất trời rất thích hợp cho những bài ca về tổ quốc quê hương thí dụ như bài :”Đoàn vệ quốc quân “của NS Phan Huỳnh Điểu, chứ không phải là một giọng ca ồm ồm, khàn khàn như vịt đực được các nhà báo SM, SMĐH lăng xê lên thành giọng ca khỏe!

    Không phải ít lần tôi đề nghị một vài đứa em họ , hoặc lớp tuổi đàn em hãy so sánh giữa loại nhạc hoành hành 9x ấy với những bản nhạc quốc tế chọn lọc, nhạc Việt chọn lọc. So sánh từ giai điệu cho đến cách hòa âm phối khí, rồi cả ý nghĩa của lời hát nữa, và thử đánh giá ! Chúng chỉ biết cười trừ!

    Tất nhiên thích thể loại âm nhạc nào, cung cách biểu diễn như thế nào, giọng ca yếu hay khỏe đều tùy theo tự do sở thích của mỗi người, nhưng đã gọi là bàn luận thì chúng ta ai nấy đều có quyền đưa ra ý kiến khen chê của mình giống như khen chê một tác phẩm văn học ,một sáng chế phát minh vậy cho nên xin đừng có ai phải nhắc nhở về sự phải tôn trọng quyền tự do nhiều quá!

    Hôm nay tôi nêu đề tài: phiếm bàn về âm nhạc của giới trẻ lên diễn đàn TCVN, một diễn đàn hầu như rất nhiều các bậc tiền bối, các đàn anh về âm nhạc. Những phát biểu của tôi cũng chỉ là những phát biểu cá nhân và của một số người. Vậy nếu có sự chỉ bảo về chuyên môn âm nhạc , tôi xin hân hạnh tiếp thu.
    Xin cảm ơn.



  4. Có 5 người cám ơn teenvnlabido vì bài này:


  5. #3
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    Bữa nay bác Phương Đông nốc bao nhiêu chai bia mà văn chương lai láng vậy ??

  6. Có 2 người cám ơn mayxanh1234 vì bài này:


  7. #4
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    Công nhận diễn đàn này mà không có Teen thì buồn chết lên được

    Teen ơi, Teen lèo quá nha ... hứa đăng cái bài gì về XXX mà chờ dài cổ chưa thấy???????

  8. Được cám ơn bởi:


  9. #5
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    Bữa nay bác Phương Đông nốc bao nhiêu chai bia mà văn chương lai láng vậy ??

    Mình có văn chương chi mô, răng Mây noái láng lai lai láng là cái chi hè...
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    Ủa! Bài viết của bác Đông đâu rồi hè ????

  12. #7
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi mayxanh1234 View Post
    Ủa! Bài viết của bác Đông đâu rồi hè ????
    Người cao tuổi, bậc bề trên khôn ngoan lắm chứ không như tuổi trẻ tụi em, chị mayxanh ạ!
    Chú Phương Đông viết xong, nhưng lại sợ không phải đầu cũng phải tai cho nên xóa biệt tăm!
    Em thường hay đọc báo NLĐ online, và thấy mục bình luận họ cắt xén, phê duyệt nhiều quá và không cho đăng những nội dung rất bình thường! Em tức , viết một loạt bài ý kiến với tòa soạn và sau đó thấy đơ đỡ hơn nhưng cũng cứ cắt xén!
    Em đưa địa chỉ email cho họ và đề nghị họ thử chỉ cho em xem chỗ nào em viết phạm luật pháp, đụng chạm cái gọi là nhạy cảm.
    Chả thấy họ hồi âm một lời nào sau vài bài viết cho dù giọng điệu của em rất lịch sự!


    Chắc chú Đông tự xóa bài của mình đi vì sợ động chạm đến các người có chức có quyền đó thôi !
    Nếu như thế thì đừng lo chú Đông ơi! Cháu thấy trên các báo nhiều ký giả còn viết thẳng tay hơn nhiều, mà họ đang còn lệ thuộc vào tòa soạn. Ở đây, cháu thấy bài của chú nói lên sự thật, mà người ta thường nói đầy vơi!
    Nhưng mà thôi! Đó là quyền tự do của chú.Phần cháu, cháu nhớ hết những gì chú tâm sự rồi! Hoan hô chú một cái...

  13. Có 2 người cám ơn teenvnlabido vì bài này:


  14. #8
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Có lẽ nói ra điều này nhiều người không hiểu cho tâm sự, lại nghĩ rằng tôi có một sự phách lối nào đó! Nhưng trong đề tài này đã gọi là “Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ”, cho nên rất mong mọi người nhất là các bậc cha chú bác hãy thông cảm và có thể chỉ bảo nếu những điều tâm sự của tôi có những gì không đúng. Bởi vì tôi chỉ nói theo quan điểm và suy nghĩ riêng của mình mà thôi!

    Đó là khi trình bày thánh ca, có nhiều điểm khác với trình diễn , ca hát nhạc ngoài đời, nhất là với nhạc trẻ!

    Tôi thấy khi ca đoàn hát thánh ca thường được chỉ huy bởi một nhạc trưởng, nhất là khi ca đoàn có hai ba bè. Có lẽ chúng ta chưa thấy một giàn nhạc giao hưởng nào lại thiếu nhạc trưởng chỉ huy, bởi vì một điều dễ hiểu: đó không còn là một giàn nhạc giao hưởng nữa!

    Một ca đoàn từ vài chục đến hàng trăm người, hợp tấu ba bốn bè sẽ không khác gì một giàn nhạc giao hưởng. Có khá nhiều ca đoàn viên xứng đáng là một ca sĩ thực thụ. Giọng ca của họ theo tôi đánh giá, nhiều khi còn ăn đứt mấy cái giọng ca xoàng xĩnh của cái gọi là giới showbiz (show business), nhưng khi biểu diễn cùng dàn nhạc trẻ ngoài đời, họ thường lúng túng rất nhiều.

    Một ca sĩ khi hát nhạc trẻ, họ sẽ không có ai để làm nhạc trưởng chỉ huy. Họ thường phải căn theo phách mạnh phách nhẹ của tiếng đàn tiếng trống để ca sao cho khỏi lỡ nhịp! Chính vì điều này cho nên người quen với sự chỉ huy của nhạc trưởng sẽ vô cùng bỡ ngỡ khi biểu diễn một mình trước những âm thanh của đàn trống phụ họa. Nếu không tập luyện trước cho quen, hoặc mất tinh thần tự chủ trước những âm thanh sôi động của dàn nhạc, ca sĩ thường lạc tông, rớt nhịp!

    Tôi còn nhớ một kỷ niệm, mà nói theo kiểu ông bà của mình là :”làm ơn mắc oán”! Kỷ niệm này tôi đã từng viết lại trên trang tuoitreconggiao.net, nhưng tiếc rằng bây giờ trang này sao không thấy hoạt động…

    Hồi đầu sinh viên năm thứ nhất , tôi vẫn còn lai rai tham dự các buổi văn nghệ hoặc được mời tham dự giúp vui cho dàn nhạc đám cưới.Một cô nàng có tiếng hát rất hay được mời lên giúp vui. Tôi biết cô ta là tay ca solo chính trong ca đoàn của giáo xứ.Cô đã từng học qua những lớp về thanh nhạc cho nên những luyến láy rung ngân phải nói rất ư là truyền cảm.

    Nhưng cô ít khi ca với một giàn nhạc trẻ, nhất là không có người đánh nhịp chỉ huy như trong ca đoàn.Hôm ấy cô được đề nghị ca bản Diễm tình ca 3 cho hợp với không khí ngày vui của đôi tân hôn. Thấy tay chơi trống tự nhiên cười mỉm và bất ngờ hắn mở đầu bằng một loạt tiếng trống nghe vô cùng kích động và liên tục. Chưa hết thằng chơi bass như đã ăn rơ cũng ra sức tung ra những giai điệu làm đôi chân của mọi người muốn nhún nhảy…

    Tôi thừa biết chúng nó có ý chơi khăm cô nàng, bởi vì chúng nó thừa biết cô thế nào cũng khớp trước những âm thanh sôi động ấy và khó biết đường bắt nhịp bài hát, vì thế tôi dạo ngay một khúc mở đầu của bài hát và cố tình dẫn cô nàng biết đường khởi động. Đúng là cô ta không hổ danh là tay ca chính của ca đoàn. Tuy ngẩn người ra một lát nhưng rồi nàng cũng bắt trúng vào nhịp điệu, nhưng tiếc rằng lại lạc tông(tone)!

    Tất nhiên sự cố lạc tông phải nói rằng không dễ chịu gì lắm! Tuy thế gần như chưa tập luyện với nhau, không căn tiếng đàn theo giọng của âm thoa chuẩn, hơn nữa lỗi là tại mấy thằng bạn bất nhân cố ý chơi xỏ chứ không phải lỗi do cô nàng. Hơn nữa sự cố lạc tông so với giàn nhạc là điều thường xảy ra khi ca sĩ từ đa quốc gia đổ về biểu diễn trong một đám cưới. Và bởi vì cũng rất quen thuộc với chuyện này nên chỉ thoáng một lát ngập ngừng, tiếng đàn đã dẫn giọng ca về đúng tông đúng phách. Rốt cuộc mọi người nhất là những nam thanh niên vỗ tay to nhất để chứng tỏ họ rất ái mộ giọng ca truyền cảm của một cô ca sĩ xinh đẹp.

    Sau đám cưới, tôi mới nhận ra rằng bấy lâu nay có một nàng công chúa ngủ trong rừng thế mà tôi lại dám quên bẵng đi không đến vấn an nàng! Thế là sau một lúc suy tính, tôi nghĩ ra cho mình một cái cớ là đến nhà nàng để có chuyện trao đổi về âm nhạc...Tôi cũng e dè khi trước đây chỉ biết nhau sơ sơ, nhưng cảm thấy tự tin khi chắc mẩm rằng thế nào nàng cũng phải nhớ đến việc nếu tôi không phải là ân nhân, thì cũng là một người đầy thiện chí ,anh hùng như Lục vân Tiên xưa kia cứu nguy cho Kiều Nguyệt Nga trong bữa tiệc đám cưới ấy…

    Tôi đã lôi kéo được một thành viên trong ca đoàn thiếu nhi đi cùng như là một tiểu đồng cùng đi với mình lên kinh ứng thí. Nhân thân của thằng tiểu đồng này rất thế giá vì nó là đứa em họ của cô nàng.Trước đến nơi tôi đã dặn thằng nhỏ làm sứ giả giới thiệu về chủ đích cao cả là trao đổi về âm nhạc thánh nhạc, nhưng cửa vừa mở thì người nhà cô nàng ra thông báo rằng mục đích không có nhà!

    Tôi cũng không nhớ là mình đã đến tổng cộng mấy lần, nhưng sứ mệnh cao cả này sớm bị đình chỉ vô thời hạn bởi vì lần thứ ba hay thứ tư trước khi đến tôi kịp nhìn thấy cô nàng hóng mát trên ban công, và hình như ánh mắt nàng đã chạm vào tôi, thế mà khi gõ cửa:”

    “ Mặt hoa chẳng biết đi đâu vắng
    “Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông…”

    Như đã nói sứ mệnh học tập , trao đổi cao cả về âm nhạc này bị đình chỉ vĩnh viễn bởi vì tôi vẫn còn một chút tự ái và thông minh để biết rằng hình như tôi không phải là Lục Vân Tiên, không phải là bạn ,mà là kẻ thù!

    He he! Đến một ít lâu sau đó tôi mới suy đoán ra rằng cô nàng thù ghét tôi bởi vì sự cố lạc tông lạc giọng hát hôm tiệc cưới, là do tôi chủ mưu với âm mưu hạ nhục nàng!

    Nàng Thị Kính còn có biết bao nhiêu người đời sau để minh oan, còn tôi cho đến ngày hôm nay chỉ có vài dòng kể lại một hồi ức vừa buồn buồn và cũng vừa muốn bật cười mỗi khi nhớ đến…

    Đang phiếm bàn về âm nhạc trẻ, thế mà lại giống như quay ra kể lể tâm sự! Thôi! Thành thật xin lỗi mọi người ! Tuy vậy,câu chuyện oan ức này cần phải kể ra, bởi vì nó là một bằng chứng để minh họa cho một trục trặc không đồng nhất giữa hai lãnh vực âm nhạc…

    Không biết những bạn trẻ trong chúng ta nghĩ gì về cung cách trình diễn của các ca sĩ trong âm nhạc của giới trẻ hiện nay? Tất nhiên là trong diễn đàn này chúng ta không được kể đến những cái biểu diễn thì ít khoe khoang thì nhiều của cái gọi là giới showbiz hiện nay,bởi vì báo chí đã nói quá nhiều! Đây cũng chỉ là cảm nghĩ của riêng tôi , nên tôi không dám mang ra để chê bai ai, nhưng nhiều khi tôi tự hỏi đâu mới là một nghệ thuật chân chính , xứng đáng!

    Nhiều người không những VIệt Nam mà trên thế giới rất hâm mộ cố ca sĩ Michael Jackson. Tôi không để ý đến ca sĩ này cho lắm, nhưng khi một vài người bạn nói rằng điều lôi cuốn các fan hâm mộ, đó là Michael Jackson vửa hát vừa nhảy những vũ điệu hay không chê vào đâu được.

    Cho đến khi xem được rất nhiều phim Ấn độ, tôi không dám so sánh kẻo các fan của Michael Jack son nổi giận, nhưng tôi thấy rằng trước khi Michael nổi danh, những đoạn ca nhạc trong nhiều phim của Ấn độ(như phim Công lý và báo thù) các vũ công và cả tài tử diễn viên trong phim đều là những tiền Michael Jackson trứ danh!

    Tài tử diễn viên Ấn độ cùng ca hát cùng diễn, cùng múa chung với một vũ đoàn đông đảo, thực hiện những động tác múa rất khó khăn và cầu kỳ, thế mà cứ đều răm rắp không ngượng nghịu và va chạm vào nhau. Nhiều khi xem những ca khúc có vũ đoàn là một tập thể khá đông múa minh họa, tôi cứ tưởng tưởng chỉ một sai lầm động tác múa của một cá nhân, các vũ công sẽ đấm nhau vỡ mặt hay xô vào nhau gây thương tích nặng và sự tan rã ngay tức khắc sẽ xảy ra!

    Nhưng không! Tất cả đều răm rắp không có một va chạm ,một lệch bước chân nào!

    Không biết âm nhạc của giới trẻ Việt ta đã có những vũ đoàn múa minh họa cùng ca sĩ từ bao giờ! Tôi là thằng rất ghét những ai chuộng ngoại không phải lối, tuy thế, với cảm nghĩ cá nhân, tôi cho rằng sự múa minh họa cho nhạc trẻ Việt thật nghèo nàn về phong cách biểu diễn cũng như chất lượng!

    Không hiểu sao việc ca sĩ biểu diễn phát minh ra một cung cách mới, đó là hò hét , rồi nhiều khi chỉ thẳng tay như xỉa xói vào mặt đám đông khán giả! Vũ đoàn múa minh họa nhiều khi nằm xoài ra đất giơ hai chân đạp lia đạp lịa vào mặt khán giả…!
    Chuyện múa minh họa cho ca khúc, ca sĩ đã có rất nhiều nơi trên thế giới thực hiện từ lâu, nhưng với ý kiến chủ quan của tôi, hình như họ không có hoặc chẳng có những :”hãy là chính mình” như thế này!

    Tôi cũng không hiểu tại sao người ta lên án gay gắt việc ca nhép của ca sĩ, thế mà những cử chỉ, động tác múa minh họa của nhiều vũ đoàn đầy sự thô thiển và nói theo ngôn ngữ bây giờ đó là:”phản cảm”

    Phải chăng vì thế nên có nhiều bậc cha bác đã phải kêu lên:Thuốc nào cho nền âm nhạc Việt?




    thay đổi nội dung bởi: teenvnlabido, 17-04-2013 lúc 06:53 AM Lý do: chính tả

  15. Có 3 người cám ơn teenvnlabido vì bài này:


  16. #9
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Báo chí đã từng đăng những mẩu tin: một anh chàng trung niên không chịu nổi loại nhạc mà một anh chàng tóc xanh tóc đỏ mở oang oang từ một cái điện thoại, thế là lời qua tiếng lại và đã có một số trường hợp xảy ra án mạng!

    Cái nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, rồi nhiều khi dẫn đến những sự không nên có, đó là ai cũng cảm thấy cái loại nhạc mà mà mình đang yêu thích mới là số một, và không chịu nổi những loại nhạc người khác yêu thích!

    Một lần kia, tôi giúp không công khi cài đặt lại một số thứ trong cái smartphone của một cô tuổi teen bên hàng xóm. Thế rồi lúc cài nhạc chuông riêng cho danh bạ, tôi lựa chọn hai bài hát :
    Niềm thương nhớ do Ngọc lan ca, cũng như bản Scarborough Fair do ca sĩ Sarah Brightman trình bày, và cài vào một số danh bạ nam mà cô bé hay thường liên lạc. Nhưng nào ngờ mấy ngày sau tôi vừa đi làm về đã thấy cô ta ngồi trong phòng khách với cái mặt không vui, và vừa đợi tôi ra ngồi đối diện cô ấy đã xịu mặt ,và nói như trách móc:

    ___
    Anh ơi! Anh xóa cái nhạc chuông gì mà niềm thương nhớ đi cho em….Hôm qua hôm kia gì đó, có người gọi đến và điện thoại của em kêu ầm ầm cái bản nhạc mà anh cài! Tụi nhỏ bạn của em cười ầm ầm! Làm cho em xấu hổ ghê gớm chỉ muốn chui xuống đất…

    Đúng là một công thức cho dù chính xác như toán học đi nữa, cũng không thể áp dụng cho con người! Hai bài hát này tôi rất thích vì những giai điệu tuyệt vời, mà tôi cũng từng chép vào điện thoại cho một số bạn nữ cũng như vài bậc đàn chị. Trong số ấy có người rất thích và nếu không thì cũng chẳng tỏ vẻ phản đối. Hôm nay là trường hợp đầu tiên mà tôi bị…

    Tất nhiên là tôi cầm lấy điện thoại của cô bé và sau một phút hai nhạc chuông ấy đã bị biến mất rồi thay bằng chuông mặc định của máy. Nhưng không hiểu một sự tưng tức ở đâu đó tràn về, tôi hỏi cô bé:

    ___
    Các nhỏ bạn của em cười ầm ầm bản nhạc niềm thương nhớ vì nó dở ở chỗ nào?

    ___ Em không biết, nhưng tụi nó rú lên rồi cười sằng sặc và có đứa bảo rằng thời buổi này mà đi cài nhạc chuông cái loại nhạc sến ấy! Nghe mà nhão nhẹt…

    Lẽ ra , sau khi trả cái điện thoại lại cho chủ nhân của nó và ghi vào trong sổ một trường hợp làm phúc phải tội, rồi thôi! Nhưng vì nghe thấy những từ sến, nhão nhẹt…, cho nên không hiểu sao tự nhiên tôi cảm thấy phải làm cho ra nhẽ:

    ___ Em ạ! Sao anh thấy thế hệ tuổi teen, tuổi dơ dở teen của em lạm dụng từ sến quá nhỉ? Vì sự lạm dụng này cho nên những cảm xúc chân thành dạt dào tình cảm bị coi như một thứ gì đáng khinh và phải từ bỏ! Để rồi nhường chỗ cho một thứ nhạc không ra nhạc, chửi không ra chửi, đọc không ra đọc…Em có biết bản Niềm thương nhớ ấy nội dung nó nói đến điều gì không?Xuất phát từ đâu không? Và em hãy thử lắng nghe những giai điệu của nó xem có dạt dào và sâu lắng gấp trăm gấp ngàn lần những thứ bài hát của cái loại nhạc gọi là nhạc trẻ bây giờ hay không?

    ___ Còn bài
    Scarborough Fair, hồi bố của anh đã biết đến với tên Việt là:”Ôi giàn thiên lý đã xa”. Em cứ thử lên youtube và tìm videoclip của nữ ca sĩ Sarah Brightman biểu diễn bài hát này xem? Để coi liệu nó có ăn đứt đuôi con nòng nọc mấy cái video clip của một đống ca sĩ Hàn quốc mà chẳng thể phân biệt nổi nam hay nữ ! Cũng như anh chẳng hiểu rằng họ đang trình diễn bài hát hay trình diễn điệu bộ cử chỉ! Bởi vì anh chắc chắn rằng cái giới tuổi teen các em cũng không rành gì tiếng Hàn, mà tiếng Anh thì trăm người may ra bập bẹ được một! Em và giới tuổi teen của các em có thể phân tích những hay ho của cái gọi là nhạc trẻ bây giờ cho anh nghe được không?

    ___Nhưng nếu có thời giờ và nếu em và các nhỏ bạn của em muốn, anh sẽ phân tích tỉ mỉ đầu đuôi như thế nào là những bản nhạc hay, như thế nào là những khúc nhạc vang bóng một thời từ thời ông nội của anh. Những bản tình ca bất tử mà bây giờ giới tuổi teen các em dè môi chê bai nhạo báng là các loại nhạc sến séo gì đó!


    Nhìn vẻ mặt của cô bé hàng xóm im lặng nghe, nhưng tôi chắc cú rằng những gì tôi nói ra trọng lượng chỉ đáng vài gờ ram so với hàng tạ các phê phán của bạn bè sành điệu! Bỗng nhiên tôi có cảm giác mình đang tiến dần vào trường hợp các fan hâm mộ đối nghịch nhau như câu chuyện đã kể ở đầu bài viết, hơn nữa, tôi sự nhớ ra rằng thời buổi này là thời buổi của phụ nữ. Thứ nhất trẻ em, thứ hai phụ nữ, thứ ba con chó, thứ tư mới là đàn ông.Điều này tôi mới nghiệm ra không cứ gì ở bên Huê Kỳ, mà ngay ở Việt nam bây giờ con chó rất được coi trọng hơn con người
    ***** , mà tôi lại là đàn ông, một trật tự cuối cùng trong bậc xếp hạng, cho nên tôi giựt mình và vội vàng xuê xoa:

    ___ Thế là anh đã xóa mất tăm tích nhạc chuông Niềm thương nhớ và Scaborough fair rồi nhé! Thời buổi này tự do sở thích em ạ! Tất nhiên không thể bắt buộc thế hệ tuổi teen của em có những sở thích như bọn anh, hoặc U30 U 40 U 50 được! Nhưng anh chỉ muốn nói sơ với em một điều rằng những kẻ cứ hở miệng buông ra những câu: “Thời buổi này mà còn làm cái này… thời buổi này mà còn mặc những thứ áo quần này, thời buổi này mà còn nghe những loại nhạc này…” , thì chúng nó có phải là bố mẹ hay thần thánh gì mà mình phải nghe răm rắp hay không? Nếu chúng nó nói hay, nói đúng, thì mình hãy nên nghe theo, còn không thì cần phải tìm ra những cái sai ấy mà bác bỏ ít là trong thâm tâm. Hãy nên xấu hổ ngượng ngùng khi làm điều gì sai với đạo đức chứ không nhắm mắt chạy theo đám đông có những ý nghĩ ngu xuẩn thì đó lại là điều đáng tự hào đấy em ạ!

    Câu chuyện tới đây là kết thúc vì tôi bỏ đi công việc, nhưng cũng xin dừng và để tung hứng tiếp trong bài viết sau….



    **** Tôi luôn phản đối cẩu tặc…., xin hẹn trong một bài viết gần đây.




  17. Có 3 người cám ơn teenvnlabido vì bài này:


  18. #10
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default Giết người trong mộng?

    Tôi nhớ một chuyện cũ mà bố tôi đã từng kể về tài nghệ của một nhà thiện xạ khi ông không săn nổi một con thú nào trong nhiều cuộc đi săn. Rồi may mắn làm sao ông vớ được một người đi bán thỏ sau một cuộc đi săn thất bại trở về. Ông liền mua một con cột chân treo lên cao và gương súng nhắm cẩn thận và bóp cò. Đợi khói súng tan, ông hí hửng chạy lại nhặt xác thỏ dính đạn để về khoe với mọi người tài thiện xạ của mình. Nhưng đến nơi ông chẳng thấy con thỏ đâu nữa bởi vì sợi dây treo chân thỏ bé tí teo đã bị viên đạn của ông bắn trúng và đứt tiện ngang, khiến con thỏ được tự do về rừng!

    Không biết tình trạng của tôi có giống như nhà thiện xạ trên kia không? Bởi vì tôi thì bức xúc về vụ Con Chó, nhưng có thể nhiều người cho là viết vớ vẩn cho nên chẳng ai quan tâm. Và có lẽ nhớ đến một câu nói trong phim HouseFull của Ấn độ:” Được hàng ngàn người quan tâm cũng không bằng chỉ có một tri âm tri kỷ…” Do đó, tôi nhìn quanh quất thấy có mỗi đứa em gái thuộc lứa tuổi teen đang mải mê viết vẽ gì đó, tôi ngoắc nó lại cho nó cục pin sạc dự phòng Samsung mới toanh và khoe đề tài :
    ”Trở lại chuyện Con Chó” để may ra nó có thêm thắt được ý tưởng gì mới lạ không ?

    Sau khi hớn hở nhận cục pin xịn mới toanh thay cho cục pin dự phòng tung cẩu hay xuống cấp, nó nghiêng đầu ghé mắt nhòm vào bài viết tôi đã mở sẵn để phục vụ chừng dăm ba phút, rồi nó bĩu môi phán:

    ___ Giời ơi! Anh chẳng biết đến nghệ thuật tiếp thị! Thời buổi này ai mà rỗi hơi đọc những lý sự viển vông như của anh! Anh phải vào facebook để mà xem gương mấy con bạn em chỉ cần viết một status đơn giản chừng hai dòng, với vài bức hình, chúng nó có mấy ngàn li-ke!

    Chừng như nhận ra sự phê phán này có thể cắt đứt những quà biếu nay mai trong tương lai, nó chựng lại và tiếp với điệu bộ có vẻ rụt rè:

    ___ Em nói ra anh đừng có giận cá chém thớt nhé!

    ___ Đừng rào trước đón sau làm gì!

    ___ Ờ! Ít ra anh viết đề tài :”Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ” còn tạm được! Nhưng mà anh còn mắc nợ một lờ hứa vì hôm kia em đưa cho nhỏ bạn nó coi bài mà anh viết nhưng không bao giờ dám nói rằng tác giả là anh. Nhỏ bạn ấy có vẻ tức tối lắm rồi hỏi em có biết thằng nào viết đề tài này hay không? Em hỏi nó rằng truy tầm tông tích tác giả để làm gì?___ Nó bảo:
    “ Giá mà tao biết hắn là ai, tao sẽ nói hắn ta thử đưa ra những hay ho của cái nhạc xưa, để xem nó hơn nhạc trẻ bây giờ ở chỗ nào! Hắn mà không nói được tao cho hắn ăn vài cái tát…

    ___ Có thật nhỏ ấy nói như thế hay không?

    ___ Thật mà! Có sao em nói vậy anh đừng có giận nhé…Tại anh bảo cứ cho ý kiến thật thẳng thừng…

    Trong mấy bài viết trước của đề tài này, tôi có thách thức rằng nếu ai cần tra xét hạch hỏi, tôi sẽ chứng minh như thế nào mới là những bản nhạc hay thật sự chứ không phải những bản nhạc chửi không ra chửi đọc không ra đọc của một số cái gọi là nhạc trẻ thời nay! Tôi cũng chẳng hy vọng gì có một sự đối thoại hay đáp trả! Bởi vì cái thế hệ tuổi teen, giới được cho là sành điệu bây giờ có lẽ hàng ngàn người may ra mới có một người còn trụ lại các diễn đàn Công Giáo để mà đọc một bài viết như kiểu của tôi, ngoài ra có thể cái lỗ đen facebook đã cuốn đi tất cả! Nhưng không ngờ qua một điểm chỉ viên như em gái của tôi, ít ra đã có một sự phản đối hơi nhuốm màu bạo lực!

    Trước đây tôi từng tự thú rằng không ít thì nhiều, tôi vẫn có một phần nào máu của anh chàng Tân Ti Tụ trong truyện tàu cổ xưa. Cho nên mặc dù chẳng bao giờ lo sợ về chuyện một cô tuổi teen nào đó
    có thể tát mình, nhưng nếu tôi không phân tích được như thế nào là một bản nhạc hay thật sự, rồi bị người ta cười chê, tôi sẽ giống như anh chàng Tân Ti Tụ kia uất quá mà thổ huyết chết bất đắc kỳ tử….

    Nếu bây giờ phân tích mấy loại nhạc ngoại quốc, hay những tình khúc bất hủ vượt thời gian mà đã được nhiều nhà phân tích trứ danh từng ca ngợi, thì cũng tốt thôi! Nhưng cái việc chỉ biết lên mạng copy và paste không có hoặc rất ít có trong chương trình hành động của tôi. Bởi vì tôi đã từng đọc kỹ những lời nhắn nhủ,cảnh báo của admin diễn đànTCVN về những phương hướng viết bài trong diễn đàn là:
    đừng biến diễn đàn thành một cái kho lưu trữ các bài viết của các trang web khác! Do đó hôm nay tôi xin lựa một hai bài hát thuộc thể loại nhạc vàng, rất tình cảm bi lụy mà bây giờ một trường phái nào đó hay gán cho một từ ngữ mà tôi nghe rất chối tai, đó là nhạc sến! Để chứng minh rằng cho dù là một loại nhạc bi lụy ướt át tình cảm đi nữa, nó cũng có cái hay thật sự khi nói lên những dày vò ray rứt của tâm hồn con người.

    Có nghĩa tôi lựa phân tích một thứ hạng “bét” trong thể loại nhạc mà tôi cho rằng :Thế Mới Là Nhạc. Giống như so sánh giữa David và Goliah .

    Nói về từ:”nhạc vàng”, tôi nhớ lại những gì bố tôi kể về loại nhạc này. Đó là sau khi giải phóng năm 1975 ,thể loại nhạc này được liệt vào loại văn hóa cấm loan truyền. Có nhiều kẻ cứ tiện miệng gộp chung vào thành một thể loại:”văn hóa đồi trụy” của Mỹ Ngụy! Hồi ấy bố tôi còn thanh niên, mà lại là một thành viên trong một băng nhạc trẻ tài tử , nghiệp dư, cho nên không ít lần các ông du kích du kích phường , xã rình mò để chộp cổ những thanh niên nào chơi loại “văn hóa đồi trụy”này! Mà nếu nhóm nhạc của bố tôi không khôn ngoan, vô phúc mà cử hành một bản nhạc vàng để các ông du kích ấy tóm được, thì ôi thôi một giàn nhạc trẻ rất khó để mua được vào thời điểm ấy, sẽ bị tịch thu sung vào công quỹ vì tội danh trên!

    He he! Tất nhiên là khôn ngoan cáo đời như bố tôi và các bạn, thì không ông du kích nào có thể tóm được vì chỉ có mấy anh tay mơ mới không biết thức thời! Lúc ấy để thay thế cho nhạc vàng, nhiều nhạc sĩ sau giải phóng đã ra những thể loại nhạc gọi là nhạc nhẹ, nhạc xanh…, và nhóm nhạc của bố tôi làm quen rất nhanh với thể loại này. Thậm chí cũng có cái hay và thú vị vì nhiều khi giúp vui liên hoan hay đám cưới, không phải nghe hay hòa âm phối khí những ca khúc ướt át tình cảm không thích hợp với không khí những ngày vui đó!

    Một đôi khi cũng có những ca khúc trữ tình rất thích hợp với hoàn cảnh, tình huống , nhưng vì nó nằm trong danh sách cấm, không được duyệt mà lúc ấy thường được gọi là “nhạc ngoài luồng”. Thì chỉ có ca sĩ riêng của ban nhạc mới được quyền trình diễn những ca khúc nhạc vàng ấy, để rồi khi thấy chuông báo động, lập tức đổi A sang B ngay lập tức! Thí dụ đang sầu lắng tâm tư trong những câu ca:”Chiều nay gió đông về, dừng chân trên bến xưa, đời trai gió sương…” hoặc :” Còn đâu, đâu lá ngọc cành vàng, còn đâu, đâu quyền quý cao sang.Em, em nhớ xưa rồi em khóc, tôi thoáng buồn, thương giọt lệ đài trang…” Nhưng bất kỳ một nhạc công nào phát hiện nguy hiểm, lập tức theo lập trình đã được định sẵn, tất cả cùng say sưa theo bài hát:”Đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi…” hoặc” Nhớ ! Nhớ cái hôn đầu tiên, anh chưa dành cho em.Nhớ bản tình ca đầu tiên anh chưa dành cho em…Ôi! Nhớ! Tuổi trẻ của chúng ta đã đi qua chiến tranh…”

    Trước khi phân tích như thế nào là sự hay ho, diễn tả chân thực được những tình cảm tâm tư dạt dào của tâm hồn con người trong thể loại nhạc vàng này, tôi xin phép nói cùng admin rằng lẽ ra một diễn đàn chuyên về Thánh nhạc như TCVN của chúng ta đây, thì việc bàn luận phân tích về các loại nhạc đời thì có thể sẽ bị cho là không thích hợp! Nhưng sở dĩ tôi mạo muội viết đề tài này vì chuyên mục Trăm hoa đua nở đã cho phép post đủ mọi loại đề tài. Và điều quan trọng hơn là nếu nói về Thánh Nhạc thì chẳng nên bình luận hay hoặc dở làm gì! Bởi vì Kinh Thánh có nói rằng chỉ cần nghe đến tên Chúa Giêsu, tất cả mọi thứ đều phải uốn gối quỳ thờ lạy và tung hô ca ngợi. Thế mà trong bất kỳ một Thánh Nhạc nào đều thường nhắc đến danh hiệu cực trọng Chúa, Thiên Chúa, Chúa Giê su, Mẹ Maria…và như thế là đã đủ để chúng ta phải quỳ gối tôn thờ và không cần bàn luận hay dở!

    Trước đây tôi cũng cảm thấy không được xuôi tai lắm khi nghe các bài sách Thương Khó trong mùa Phục Sinh được phổ thành lời ca hát. Nhưng sau đó sự không xuôi tai này bị đình chỉ vĩnh viễn vì tôi nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thích những lời ca tụng vinh danh Người phát xuất từ lòng thành, chứ không phải những Thánh Nhạc được viết ra, phổ nhạc chỉ với mục đích làm du dương lỗ tai của con người chúng ta.

    Và để đi vào trọng tâm, tôi xin phân tích bài hát: “Giết người trong mộng” của nhạc sĩ bố già Phạm Duy.

    Sau đây là nội dung bài hát:

    Giết Người Trong Mộng
    Làm sao giết được người trong mộng
    Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.
    Giết người đi! Giết người đi!
    Giết người trong mộng đã bội thề
    Giết người đi! Giết người đi!
    Giết người quên tình nghĩa phu thê
    Giết người đi! Giết người đi!
    Giết người trong mộng đã đi về
    Giết người đi! Giết người đi!
    Giết người như loài bướm đong đưa
    Giết người đi! Giết người mơ !
    Giết tình thơ! Giết người trong mộng mơ.
    Làm sao giết được người trong mộng
    Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.

    Nhưng người ơi! Nhưng người ơi!
    Sao người trong mộng vẫn hiện về?
    Nhưng người ơi! Nhưng người ơi!
    Sao người trong mộng vẫn say mê?
    Ơi người ơi! Ơi người ơi!
    Sao tình trong mộng vẫn ê chề?
    Ơi người ơi! Ơi người ơi !
    Sao mình trong mộng vẫn ngu si?
    Ơi người ơi! Ơi người ơi!
    Thôi đành thôi, thôi đành thôi
    Giết người trong mộng mơ.

    Làm sao giữ được người trong mộng
    Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
    Giết người trong mộng?
    Hay giữ người trong mộng?
    Giết người trong mộng?
    Hay giữ người mộng mơ?


    Và bài hát do ca sĩ Ngọc Lan diễn tả:
    http://hn.nhac.vui.vn/giet-nguoi-trong-mong-ngoc-lan-m481558c6p1339a48531.html

    Thật ra, bài hát Giết Người Trong Mộng này nhạc sĩ Phạm Duy lấy ý tưởng từ bài Thơ Hành Khất của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Rồi ông phổ thành nhạc và có thêm thắt một ít ý tưởng. Sơ lược như sau:

    Làm sao giết được người trong mộng
    Để trả thù duyên kiếp phụ phàng ?
    Hai câu này cũng làm mở đầu cho bài hát, sau khi "phụ phàng" được sửa thành "phũ phàng".
    Bài hát theo nhịp 4/4, sau hai câu mở đầu nhẹ nhàng liền chuyển qua đoạn cao trào:
    Giết người đi, giết người đi
    Giết người trong mộng đã bội thề
    Giết người đi, giết người đi Giết người quên tình nghĩa phu thê
    Sau một hồi đòi giết người như thế, thì lời ca dần trở sang trạng thái hoang mang hụt hẫng. Con người tự hỏi mình:
    Giết người trong mộng hay giữ người trong mộng ?

    (Trích bình luận từ diễn đàn Yêu Nhạc Vàng)


    Và trước khi bình luận , tôi xin đăng lại nguyên văn một comment của một thành viên cũng trong diễn đàn Yêu nhạc vàng kể trên. Anh rất phản đối bài hát này :

    __Giết người đi, giết người đi " cứ lặp đi lặp lại,giọng ca sĩ gân gân cổ lên "dống" cái câu này!

    Cảm giác như Bin laden thuê ông cụ PD viết cái bài này để cổ động phong trào thánh chiến!
    Em thì không thèm nghe cái bài này cho "Giết người trong mộng" chết đi cho rồi.Nghe phát ói về cả ca từ và giai điệu!
    Ông Phạm Duy có nhiều sáng tác trữ tình em ái thật,chứ cá nhân em cảm nhận cái bài này giống như vết xước trong sự nghiệp sáng tác của ông! Sad



  19. Được cám ơn bởi:


  20. #11
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default Bình luận sơ thẩm vụ án Giết người trong mộng

    Phiên tòa sơ thẩm.

    Một sự hạn chế của thơ, tức văn vần, đó là có những lúc người đọc không thể nắm bắt được chính xác toàn bộ ý nghĩa điều mà tác giả muốn nói! Tất nhiên là ngoài những trường hợp ngoại lệ vừa kể, thì những vần thơ thường rất cô đọng súc tích khi mà chỉ cần một vài câu thơ ngắn ngủn, đã nói lên được rõ ràng những điều gì cần phải nói và người nghe cũng thấm thía sâu lắng.

    Có thể nói truyện Kiều , tức Đoạn trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du là một tác phẩm vĩ đại bằng văn vần, và theo ý của tôi, tác phẩm này có thể là một trong những đại diện lớn của di sản văn hóa phi vật thể. Bởi vì thế giới khi nhìn vào tài sản văn học của Việt nam, họ bịt tai bịt mắt chẳng thèm biết đến cuộc chiến tranh giữa thơ cũ và thơ mới cái nào thắng, và cũng bật cười rồi chẳng cần lưu ý đến cái gọi là âm nhạc của thế hệ tuổi teen ngày nay như thế nào, nhưng họ đều tìm đọc và nghiên cứu về tác phẩm vang bóng đã vài trăm năm qua!

    Thế mà như trên tôi đã nêu: Đoạn Trường Tân Thanh hay trứ danh như thế đó! Hàm ý, súc tích, cô đọng, thâm thúy, hoa mỹ… như thế đấy! Nhưng vì là văn vần vẫn bị giới hạn về số lượng câu từ, cho nên cũng có những lúc người đời trước và đời sau không thể biết rõ ràng Vương Thúy Kiều về sau có nên vợ nên chồng với Kim Trọng hay không , hay chỉ là bạn bè? Chỉ có cụ Nguyễn Du là có thể biết rõ ràng điều này, nhưng rất tiếc là chúng ta không thể hỏi cho ra lẽ!

    Và nếu tôi không lầm, thì báo KTNN hình như là người tiên phong đưa ra mốt truyện 100 chữ. Rõ ràng chủ trương này không phải là dở, bởi vì giữa một thời đại bội thực thông tin như thế này, ai có thời gian đâu mà đọc những trang sách dài lê thê, vì vậy việc những mẩu truyện cực ngắn nhưng hàm chứa vô số điều tác giả muốn nói đến, sẽ có rất nhiều ích lợi và tác dụng. Tương tự như một thẻ micro SD chỉ lớn bằng đầu móng tay con nít, mà có thể chứa 32GB, tức tương đương số lượng chữ của vài trăm ngàn cuốn sách!

    Tuy vậy thực tế có thể chỉ có một số người nào đó mới có khả năng, hoặc đủ trình độ để viết loại truyện 100 chữ này cho ra hồn! Hoặc phải qua một cuộc thi tuyển gắt gao như thi hoa hậu chẳng hạn, người ta mới có thể tuyển lựa, sàng lọc được một số những bài viết 100 chữ tạm chấp nhận được. Ngoài ra đều là các kiểu ngộ nhận rằng: cứ băm nhỏ một bài viết nhiều dòng ra, hoặc nói mơ hồ, trừu tượng, cụt đu đu, để rồi tự hào đó là truyện súc tích cô đọng 100 chữ!

    Một cái máy tính khi mới ra đời là một tập hợp gồm rất nhiều linh kiện điện tử nặng một vài chục tấn nhưng chức năng thua rất xa một cái smartphone nặng hơn 100gr thời bây giờ. Có được thành tựu đáng khâm phục như thế là do các nhà khoa học các kỹ sư tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa khối lượng, trọng lượng của máy tính nhưng năng suất làm việc thì lại tăng lên theo tỉ lệ nghịch. Điều này có nghĩa là trọng lượng máy tính càng giảm bao nhiêu thì năng suất lại tăng vượt mức bấy nhiêu. Trong khi đó, chính ra muốn phất cao lá cờ truyện 100 chữ thì đúng ra chúng ta nên bắt chước gương các nhà khoa học kỹ sư máy tính kể trên, để rồi thực thi theo công thức tỉ lệ nghịch anh hùng ấy, sao cho hễ giảm số lượng câu văn bao nhiêu, thì sự thông hiểu ý tưởng tác giả tăng lên bấy nhiêu. Nếu được như thế thì mới có thể là một cuộc cách mạng trong văn học giống như cái điện thoại thông minh nặng 100 gờ ram tính toán nhanh gấp hàng ngàn lần cái máy tính nặng hàng vài chục tấn thuở xưa.

    Nhưng ông bà mình có câu:”Thấy người ta ăn khoai vác mai(cuốc ,xẻng) đi đào” là thế! Gần như đa số các tác giả hay các người ưa thích sự đổi mới qua những câu truyện 100 chữ này lại không thèm áp dụng công thức tỉ lệ nghịch trứ danh kể trên, mà lại theo một công thức năm bờ oăn khác. Đó là thấy một chiếc xe ô tô đẹp ,sang, đắt tiền nhưng kích thước quá lớn không như một chiếc xe máy, thế là canh tân đổi mới bằng cách tháo dỡ vất bỏ hết tất cả những gì đồ sộ to lớn hay không cần thiết miễn là chiếc xe chạy được!

    Chắc chắn sẽ có người lại chê bai rằng tôi nói dài dòng không đâu ra đâu! Thế thì tôi xin thưa lại rằng: tôi đang khởi động phần nhập đề đề tài bình luận âm nhạc đấy! Đó là trước tiên tôi muốn nói gần như đa số tất cả những ca khúc nhạc vàng trước đây, lời của bài hát chịu ảnh hưởng rất mạnh của thể loại văn vần (thơ), cho nên chúng được một ưu điểm là nhiều khi chỉ một câu hát ngắn gọn, những nói lên được rất nhiều ý tưởng. Và bên cạnh đó, thỉnh thoảng chúng cũng có một khó khăn là sẽ làm cho một số người hiểu không hoàn toàn đúng ý tưởng của tác giả.

    Bài hát :”Giết người trong mộng” trên đây thật ra không có gì khó hiểu cả! Đối với một số người thuộc thế hệ cha anh khi nghe thấy cụm từ Giết người đi , cũng tạo ra một chú ý và sau một lúc suy nghĩ liền hiểu tóm lược rằng đó là một anh chàng hay cô nàng nào đó đang đòi giết một hình bóng người yêu phụ bạc cứ mãi ám ảnh tâm hồn mình. Rồi có thể sau đó họ cũng chẳng quan tâm vì chỉ coi bản hát này như một bài hát để nghe giải trí mà thôi. Còn một số người khác, nhất là những người thuộc thế hệ trẻ từ 9x trở đi, đã có sự khác biệt về cái sở thích thưởng thức nhạc. Lại bị ảnh hưởng rất nặng bởi cái tư tưởng :”Thời buổi này mà còn nghe mấy loại nhạc sến” ! Hãy thử tưởng tượng những dân sành điệu ,thời thượng này sở thích của họ là mấy loại nhạc với “lyric “ có thể làm mấy nhà giáo dục thời nay đặt câu hỏi, chẳng hạn trong bài :”Hát với dòng sông” do Mỹ Tâm thực hiện:

    ___” Tình yêu đến em không mong đợi gì...

    ___Tình yêu đi em không hề nuối tiếc… “

    Hơn nữa, những loại nhạc”sến” lắm chữ lắm lời, nhiều ý tưởng khó hiểu sâu xa! Trong khi đó các loại nhạc sành điệu, thời thượng ,nhạc trẻ bây giờ lời của nhiều bài hát nhiều khi chỉ là một hai câu đơn giản được lặp đi lặp lại, là cũng thành một bài hát được tung hô, chẳng hạn trong
    bài nhạc trẻ 9, 10 x Da Nâu:

    ___ Em có một ước ao, em có một khát khao…!

    Chưa hết, giai điệu của các nhạc “sến “ kể trên, thường theo kiểu trầm bổng lên cao xuống thấp như chạy lên chạy xuống cầu thang mệt đứt cả hơi! Trong khi đó ,các nhạc trẻ thời thượng hiện nay có lẽ cũng áp sát nên văn minh hiện đại chăng, cho nên cứ giống như đi thang máy bằng phẳng không phải tốn hơi tốn sức lên lên xuống xuống! Tất cả các nốt nhạc thường ra đều cùng cao độ như nhau, khiến cho người nghe tưởng rằng đó là một bài văn tế đọc liến thoắng , nếu không giựt mình vì vài cú lên xuống bất chợt ngoạn mục để kết thúc!

    Tôi có nói hơi dài dòng như trên, để cho mọi người dễ hình dung rằng vì những sự khác biệt về nhận định và thị hiếu sở thích, cho nên cái gọi là thế hệ tuổi teen hiện nay không thể chịu nổi với những loại nhạc mà họ cho là “sến”, cho nên việc họ cười rú lên rồi chế nhạo khi nghe thấy đó là chuyện ắt phải xảy ra! Cũng như có một số người khác khi nghe thấy các từ :”Giết người đi…” họ không có khả năng để hiểu, cũng như không thèm hiểu rằng: đó là những lời than thở của một anh chàng hay cô nàng đang đau khổ ghê gớm vì cái bóng hình người yêu đành tâm phụ bạc cứ ám ảnh mãi trong tâm trí không thể nào dứt bỏ. Bởi vì có lẽ từ bé đến lớn họ có một trái tim nhân hậu vô cùng yêu mến tha nhân và chỉ biết thứ tha tha thứ, coi mạng sống con người là vô giá, cho nên chỉ cần nghe thấy từ:”Giết người đi…” là họ cần gì phải biết đó là người thật hay chỉ là hình bóng, cần gì phải biết đó là một kiểu nói để diễn tả tâm tư! Họ lập tức kết luận rằng rõ ràng là tác giả bài hát đã cổ động cho việc giết người, một tội ác thiên địa bất dung thì con người như họ làm sao có thể tha được! Một khi mà họ đã cho rằng lời bài hát bất nhân khi cổ động cho sự khủng bố, thì cho dù âm điệu, lời ca của bài hát Giết người trong mộng này có gây nhiều cảm xúc đến đâu đi nữa, cũng trở
    thành phát ói về cả ca từ và âm điệu, tạo nên một vết xước trong sự nghiệp của tác giả mà thôi!

    Tôi xin khẳng định rõ: tôi không viết ra những bài viết trong đề tài này với mục đích là hoàn toàn cổ súy cho việc tung hô ca ngợi bài hát :Giết người trong mộng! Nhưng tôi nhận thấy rằng nhiều người đã hiểu sai những ý tưởng của bài hát đã có ý diễn tả! Bởi vì thế hệ trẻ, giới tự cho là sành điệu thì chê bai: nhạc “sến”, một giới hỗn hợp cả trẻ lẫn ương ương hoặc kể cả lớn tuổi thì chỉ cần nghe đến từ Giết là khinh ghét cả tông ti họ hàng!

    Không biết là giới trẻ chúng ta ngày nay thường tự kiêu tự phụ là văn minh khoa học kỹ thuật hơn thế hệ cha anh ngày xưa được bao nhiêu phần trăm? Điều này thì chưa thể rõ bởi vì chưa thấy có một con số thống kê , một tài liệu chính xác gì để minh chứng cho việc này! Nhưng trên các báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng đã có không ít báo động đỏ về tình trạng xuống dốc không phanh của đạo đức , nhân cách, trí tuệ và ngay cả trình độ nhận thức những sự kiện trong xã hội của thế hệ trẻ ngày nay!

    Chẳng có gì khó hiểu khi mà nội dung của bài hát Giết người trong mộng đã mô tả rõ một chàng hay nàng nào đó rất đau đớn khổ sở và dằn vặt trong tâm hồn khi mà người yêu bội thề, quên tình nghĩa phu thê, như loài bướm đong đưa… gây nên bao nhiêu nỗi sầu khổ cho mình! Chàng hay nàng ấy đã cố tình để quên đi nhưng bóng hình người ấy vẫn đi về trong tâm trí. Thậm chí trong giấc mộng bóng hình người ấy cũng luôn hiện hữu . Sự dằn vặt nội tâm lên đến mức cao điểm đến nỗi chàng hay nàng phải bật ra lời kêu than đau đớn để xin mọi người chỉ cho cách quên , hay xóa cái bóng hình người yêu vì biết rõ người yêu ấy không xứng đáng!

    Nhưng rồi rốt cuộc có lẽ mọi biện pháp để Giết bóng hình ấy đều vô hiệu quả, bởi vì bóng hình người ấy vẫn luôn luôn hiện diện ngay trong giấc mộng. Và người ta nói:” đời không như mộng mơ…” có nghĩa là ngoài đời nhiều khi là ăn mày nhưng trong mộng lại mơ thấy mình làm đế vương! Vậy mà anh chàng hay cô nàng tội nghiệp khốn khổ kể trên ngoài đời thực thì đã thất tình đau đớn, tưởng rằng trong mộng sẽ :”Cải ác vi thiện” nhưng ngay cả trong mộng vẫn nhận thức rõ mình trong mộng vẫn là một kẻ quá si tình , ngu si và mối tình trong mộng vẫn cay đắng ê chề!

    Kết quả của cái sự nài xin tư vấn về Giết Giết ấy là gì? Là một sự quay ngoắt 180 độ khi đưa ra một đề nghị trái ngược với ban đầu, có nghĩa là hỏi thiên hạ xem có cách nào giữ được người yêu phụ bạc ấy ở mãi với mình dù chỉ là trong giấc mộng hay không? Để mà có một tình yêu, cho dù như thế quá bẽ bàng vẫn cam chịu! Cái tâm trạng của chàng hay nàng này rách nát đến nỗi không thể phân biệt nổi mình đang muốn giết, muốn xóa tan bóng hình người trong mộng hay lại muốn níu kéo người yêu ấy mãi trong mộng mơ!!!!


    Còn tiếp bình luận phúc thẩm…







  21. Được cám ơn bởi:


  22. #12
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default Bình luận phúc thẩm

    Trong văn học, có một lối nói mà người ta gọi là thậm xưng, cường điệu hóa…,có nghĩa nói quá sự thực với dụng ý để nhấn mạnh. Trong bài hát Giết người trong mộng này, sự thực tác giả muốn hỏi mọi người:” Làm sao để xóa tan hình bóng của người yêu phụ bạc hiện diện trong đầu óc, trong cả giấc mộng”. Thế thì chúng ta hãy nhận xét xem,nếu tác giả viết, :’Làm sao xóa được, người trong mộng…” và: “Làm sao giết được, người trong mộng…” Trong hai câu đó, câu nào làm nổi bật ý tưởng của tác giả hơn?

    Trên kia, tôi có ý nói rằng thời đại này con người ta tự hào là văn minh hơn xưa nhiều lắm! Cái văn minh ở đây chẳng ăn nhập gì đến lãnh vực khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhưng cái văn minh mà nhiều người tự hào, đó là nhân bản hơn xưa, dân chủ hơn xưa…!

    Nhân bản hơn xưa, cho nên người ta quyết định rằng sự giáo dục có thể cảm hóa biến đổi tất cả mọi tội phạm đến đâu cũng có thể thành hiền lương! Nhân bản hơn xưa cho nên ngôn từ của người ta khi nói ra chỉ toàn là hòa bình ,hữu nghị yêu thương đoàn kết tha thứ thứ tha… Chính vì thế làm sao người ta có thể chấp nhận cho nổi lời một bài hát mà lại reo hò cổ vũ rằng Giết người đi ,Giết người đi…!

    Người không có đạo còn không chấp nhận nổi như thế, huống chi một số những người đạo đức như ở các diễn đàn Công Giáo chẳng hạn, mà lại nung nấu ý tưởng vun đắp một thiên đường chan hòa tình người ở thế gian, thì ngoài việc vứt cái bài hát Giết người trong mộng vào sọt rác , không khéo họ còn tự hỏi rằng : “không biết tại sao có những kẻ lại ca ngợi Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam?? Khi mà ông đặt lời một bài hát không ra hồn, làm hư thế hệ trẻ và cả già khi làm gương mù giương xấu bằng cách hô hào :”Giết Giết”!

    Một từ mới hình như mới có trong thời a còng, đó là từ chia sẻ mà tiếng anh gọi là share , như chia sẻ file, chia sẻ thông tin….Nhưng cụm từ san vui sẻ buồn có lẽ đã có khá lâu rồi, và nó được áp dụng trong xã hội chúng ta rất nhiều. Chẳng hạn một người có một tâm sự gì đó, hoặc một khối tơ lòng rắc rối mà mang lên báo chí, lên diễn đàn thì luôn luôn được ủi an, nhắn nhủ, tư vấn, cảm thông…Thậm chí sự an ủi cảm thông này còn được nhân lên rất nhiều như trong vấn đề đồng tính chẳng hạn! Một người than thở về chứng đồng tính của mình, rồi than vãn mình rất khổ và mong rằng được gặp Đức Giáo Hoàng để ngài tháo cởi luật cấm chỉ cái gọi là hôn nhân và tình dục đồng tính đi, để cho những người chẳng may sinh nhằm giới tính thứ ba ấy lấy lại được quyền làm người và là chính mình!!!

    Một ý kiến ngô nghê và sai lạc như thế lẽ ra những người rao giảng đạo đức thì phải nên cắt nghĩa, chỉ bảo cho người bị tâm lý đồng tính ấy hiểu được sự lệch lạc sai lầm của mình, trái lại chỉ biết nói những lời chẳng ăn nhập vào đâu! Đã vậy một số người còn có ý hướng nhất trí với người đồng tính ấy khi đưa ra vài lời phụ họa xa gần rằng Giáo hội nghiêm khắc quá…! Một số người khác thì không biết làm gì hơn là cứ click vào nút cảm ơn!! Có phải lý do để cảm ơn vì có người đã dám ý kiến về sự “khắc nghiệt” của Giáo Hội chăng?___ Có thể là không chỉ như thế, mà người ta click vào nút cảm ơn để coi như một lời động viên ,an ủi theo tình thần chia vui sẻ buồn chăng?

    Trong khi đó, nội dung của bài hát Giết người trong mộng này thực chất là tâm trạng đau khổ đến cùng cực của một người thất tình.Người ấy cũng biết rõ rằng mình quá mềm yếu và nhu nhược, nhưng không thể nào đủ sức để vượt qua, nên có ý cầu cứu một sự tư vấn của thiên hạ.

    Một người sắp chết đuối giơ hai tay lên cầu cứu mà chúng ta giả lơ đi không đoái hoài trong khi có điều kiện, thì ngay từ thời xưa đó đã là một sự đáng xấu hổ , huống chi thời nay, cái thời mà con người ta tự hào tự phụ văn minh ,nhân bản… thì chắc hết biết! Nhưng đã không cứu, mà còn vỗ tay reo mừng hay giơ chân đạp cho người sắp chết đuối vài cái để cho họ mau chìm hơn, thì những quý ngài hay rao giảng điều thiện, hay dạy đời như thế sẽ được gọi bằng gì?

    Chắc chắn sẽ có người cho rằng tôi nói xọ điều này qua điều kia, thế thì tôi xin hỏi sự thất tình là một tội lỗi chăng? Hay một sự đáng thương? Và chúng ta, nhất là những con người động một tí là lên mặt dạy đời phải mến yêu yêu mến, có biết rằng tình trạng đau khổ vì thất tình rồi hóa điên hóa khùng, hoặc làm những việc dại dột, tội ác…. có hiếm gặp trong xã hội của chúng ta không? ___ Xin thưa rằng không những hiếm, mà còn rất thường gặp! Không cứ gì lớp trẻ là tầng lớp hay vướng phải, mà ngay cả người lớn cũng mắc phải, kể cả những người đã có gia đình, để rồi trẻ tuổi thì tâm thần không ổn định, sao lãng công việc bổn phận và người có gia đình thì đâm ra ngoại tình…

    Nếu con người trong thời đại này của chúng ta tự hào tự phụ là văn minh hơn, nhân bản hơn, thì lẽ ra khi nghe bài hát Giết người trong mộng này việc chúng ta cảm thông , thương xót cho người đau khổ vì tình ấy được bao nhiêu phần trăm thì tùy mỗi chúng ta, nhưng việc quan trọng hơn là hãy kéo họ lên khỏi vũng lầy đó bằng cách nhắc lại Lời Chúa Giê su phán rằng :
    ”Không có ai là lành, ngoại trừ một Đức Chúa Trời mà thôi…”.Vì không có một ai là lành, đáng là thần linh chúa tể, mà chúng ta lại đau đớn thân tàn ma dại vì những con người không lành như thế, thì uổng phí một đời trai anh hùng , một thân gái xinh tươi yêu kiều…!

    Như tôi đã nói trên kia, tôi không cổ súy, tìm cách lăng xê cho bài hát Giết người trong mộng này! Nhưng nếu như chúng ta cho rằng mình rất yêu chuộng sự nhân bản, tình người… chúng ta phải thông cảm nâng đỡ ủi an những tâm hồn đau khổ ấy và dìu dắt họ vượt qua cơn mê. Nỗi đau khổ vì tình mà tác giả đã bóc trần hết một cách công phu, súc tích… qua những lời bài hát Giết người trong mộng, thì ngoài sự mến yêu yêu mến chia sẻ cảm thông ủi an… cần phải có khi gặp những cảnh ngộ tương tự như thế trong xã hội, chúng ta có thể làm hơn như thế! Đó là có thể giúp họ làm quen với một người yêu mới thủy chung hơn, đẹp hơn, và thực sự nhân lành…

    Tới đây có lẽ nên kết thúc việc bình luận phúc thẩm vụ án Giết người trong mộng vì tôi cho rằng đã tạm đủ để chứng minh một bản nhạc vàng như thế, một đẳng cấp thuộc loại cuối trong bản xếp hạng nhạc theo ý của tôi, mà cũng đầy sức mạnh như anh chàng David có thể đánh gục bất kỳ tên Goliah khổng lồ nào của thời a còng hiện nay trên đất nước Việt Nam!

    Và chính ra bài viết về bài hát Giết ngưởi trong mộng này cũng chưa có, giống như chuyện nếu tướng giặc khổng lồ Goliah không thách thức khiêu chiến dân Israel thì anh chàng David hiền lành cũng đời nào dám liều thân ra chiến đấu! Nếu không có câu:

    ___"Giá mà tao biết hắn là ai, tao sẽ nói hắn ta thử đưa ra những hay ho của cái nhạc xưa, để xem nó hơn nhạc trẻ bây giờ ở chỗ nào! Hắn mà không nói được tao cho hắn ăn vài cái tát…"

    Thật sự ra tôi cũng chẳng sợ một cô tuổi teen nào đó tát mình khi mình không chứng minh được nhạc xưa hay hơn ,nhạc trẻ bây giờ dở hơn! Bởi vì tôi thường nghe mấy tay đàn anh dạy rằng:”Con gái nói có là không, nói không là có”! Cứ thế mà suy ra thì con gái họ bảo tát mình nhưng có nghĩa là không! Hơn nữa tôi cũng thường đọc tin tức thấy mấy anh chàng sàm sỡ hoặc chọc ghẹo mấy cô nàng, cũng có bị ăn chửi ăn tát nhưng không thấy có báo chí nào nói anh chàng ấy bị thương tật cho dù là hai ,ba phần trăm, cùng lắm chỉ in vài dấu ngón tay mà thôi!

    Thế mà tôi thì không chọc ghẹo sàm sỡ, hơn nữa còn bị khiêu khích như Goliah khiêu khích dân Israel. Chính vì thế tôi tin rằng cho dù thời buổi bây giờ Trọng nữ khinh nam, đàn ông đứng chót sau bảng xếp hạng để rồi bị ức hiếp oan ức đi nữa, thì nếu phụ nữ cố tình không thèm nghe phải trái mà dùng cường quyền bạo lực để tát mình, thì không hiểu sao tôi cứ tin rằng những cái tát ấy chỉ làm hồng đôi má của mình cho thêm…vui!

    Tôi nhớ mẹ tôi thường nói một câu mà chắc có lẽ bà học được từ ông bà,đó là “quân tử phải phòng thân” . Ở đây tôi không có gì phải phòng thân cả, tuy thế trong túi tôi lúc nào lại chẳng có cái smartphone Note II, cho nên nếu bị ăn những cái tát oan sai, tôi sẽ nhanh tay chụp theo kiểu panorama ( toàn cảnh liên tiếp 8 tấm). Và nếu như một bức ảnh nào đó có thể làm sụp đổ cả một chế độ, nhất là hồi xưa chưa có facebook mà đã gây biến động toàn cầu, huống chi bây giờ nào facebook, nào Twitter … hơn nữa nếu có trong tay 8 tấm hoặc gấp hai ba lần số đó, chắc chắn thời thế sẽ đổi thay….





    thay đổi nội dung bởi: teenvnlabido, 08-03-2014 lúc 05:43 PM

  23. Được cám ơn bởi:


  24. #13
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default Dona Dona !

    Trước đây tôi vẫn nghe người ta ví von, hoặc như trong một chương của truyện Những đứa con thuyền trưởng Grant có một tựa đề:”Giữa hai lằn đạn”. Tôi nghe mà chẳng để tâm, và cũng không hiểu cho lắm!
    Đến bây giờ, tôi mới hình dung ra cảnh một kẻ trốn chạy và té sấp té ngửa để thoát những viên đạn bắn tới từ phía trước và phía sau.

    Không hiểu tự nhiên tại sao tôi lại cho rằng mình giống như nhân vật vừa nói trên thế, tuy là nghiêng về mặt tinh thần nhiều hơn !

    Tôi nhớ rằng trước khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 kích hoạt một quả bom hạt nhân cỡ nặng nhắm vào cái gọi là âm nhạc của cái gọi là sao Việt, cái gọi là nhạc trẻ bây giờ cũng như các ca sĩ mang danh diva, sao siếc…, tôi đã viết đề tài “Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ” này!

    Khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lên tiếng sau đó, tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông là một người can đảm dám nói lên một sự thật, và có ý đưa ra một phương thuốc để trị căn bệnh cho cái gọi là âm nhạc bây giờ! Khi mình nói lên một trăn trở, một bức xúc mà có một vài người thông hiểu, đồng cảm thì đó là một khích lệ tinh thần không phải nhỏ cho dù người ấy không thông thạo về lãnh vực mà mình đề cập. Thế mà có một đại cao thủ, một tôn sư về âm nhạc lên tiếng, mà những phê phán của mình lại trùng với những phê phán của vị tôn sư ấy, tất nhiên đó là một sự khích lệ, thông cảm vô cùng to lớn với những bức xúc trăn trở trước đây của mình.

    Tuy thế, Nguyễn Ánh 9 không là một thành viên trong diễn đàn này, và chắc ông cũng rất ít khi ghé thăm nếu ông không phải là người Công Giáo, do đó tôi nhận thấy rõ ràng trên chiến trường hiện nay tôi không hề có một viện binh nào cả mà chỉ đơn thân độc mã giữa hai làn đạn mà thôi!

    Làn đạn thứ nhất là các thế hệ 9, 10 x và cả một số người hâm mộ các sao, diva, ông hoàng…hiện nay.

    Làn đạn thứ hai là những người thuộc trường phái “thiên đường trần gian”, có nghĩa là đối với họ diễn đàn TCVN, hoặc các diễn đàn Công Giáo phải là, hay chỉ là những nơi mà người ta chỉ nên nói những lời yêu thương, chúc tụng lẫn nhau, hoặc là viết những bài viết được cho là ngắn gọn, đơn giản nhưng phải thâm trầm súc tích ngụ ý thâm thúy hàm ý cô đọng…! Tuyệt đối không nên có những sự tranh luận vì sẽ làm tan vỡ một sự đoàn kết hòa bình yêu mến mến yêu… mà trước đây đã từng có…

    Những bài viết trước đây, tôi đã đưa ra một số lá chắn để vô hiệu hóa những lằn đạn khi dám cả gan phê phán cái gọi là nhạc trẻ, cái gọi là nhạc sao Việt, diva Việt…bây giờ, để rồi mong muốn đối phương hãy nhìn lại sự thật và cứ việc phản hồi !

    Tuy thế, như đã từng tiên liệu trước: các thế hệ tuổi teen hiện nay cũng như các fan hâm mộ cái gọi là nhạc trẻ bây giờ đại đa số thường bị lỗ đen facebook cuốn đi, thì làm gì họ quan tâm đến một diễn đàn Công Giáo! Hoặc may ra mới có một vài người đọc đề tài :”Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ “ này nhưng chắc chắn là vì đã được dạy dỗ rằng yêu mến mến yêu là tất cả, tranh luận là điều xấu… cho nên họ không phản hồi! Và cũng có thể là chỉ quen copy và paste cho nên khó có thể viết một bài dài hơn 100 chữ!

    Tôi là kẻ chắc chắn cho nên dù rằng những bài viết trước tôi đã từng nêu ra: Như thế nào mới là âm nhạc, tôi vẫn chưa tin rằng các đối phương đã đình chiến, mà vẫn tiếp tục tăng cường thêm hỏa lực, cho nên hôm nay tôi xin tiếp tục giới thiệu một bản nhạc trẻ trước đây, để mọi người thử xem bản nhạc ấy có thể chôn vùi tất cả những cái nhảm nhí vô nghĩa được lăng xê , được ca ngợi do một số người nào đó hay không?

    Đó là bản nhạc Dona Dona, gồm các lời Pháp, Anh, bản dịch tiếng việt của Tuấn Dũng trước năm 1975 và bản dịch của ns Trần Tiến.

    ___ Bản dịch của Tuấn Dũng

    ____
    Bản dịch của Trần Tiến

    ___
    Bản tiếng Anh

    ____ Bản tiếng Pháp


    Lời tiếng Anh:
    On a wagon bound for market
    There's a calf with a mournful eye.
    High above him, there's a swallow
    Winging swiftly through the sky.

    How the winds are laughing.
    They laugh with all their might.
    Laugh and laugh the whole day through.
    And half the summer's night.

    Dona, dona, dona
    Dona, dona, dona, do
    Dona, dona, dona
    Dona, dona, dona, do

    "Stop complaing," said the farmer.
    "Who told you what a calf to be.
    "Why don't you have wings to fly with
    Like the swallow so proud and free."

    How the winds are laughing.
    They laugh with all their might.
    Laugh and laugh the whole day through.
    And half the summer's night.

    Dona, dona, dona
    Dona, dona, dona, do
    Dona, dona, dona
    Dona, dona, dona, do

    Calves are easily bound and slaughtered
    Never knowing the reason why.
    But whoever treasures freedom
    Like the swallow has learned to fly.

    How the winds are laughing.
    They laugh with all their might.
    Laugh and laugh the whole day through.
    And half the summer's night.

    Dona, dona, dona
    Dona, dona, dona, do
    Dona, dona, dona
    Dona, dona, dona, do

    Dona, dona, dona, do.



    thay đổi nội dung bởi: teenvnlabido, 19-03-2014 lúc 07:32 PM

  25. #14
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Tôi xin phép Ban Điều Hành Diễn Đàn Website Thánh Ca Việt Nam được gửi vào đây vài cảm nghĩ về đề mục “Phiếm Đàm Âm Nhạc”. Nếu có điều chi sai trái với tôn chỉ quý Web, xin thông cảm bỏ qua cho cũng chỉ vì yêu mến Diễn Đàn và Âm nhạc mà thôi.
    ĐNA


    Kính chào tất cả, cách riêng Bạn teenvnlabido
    Đọc qua những bài viết của Bạn về “Phiếm bàn về âm nhạc giới trẻ,” tôi không thấy “phiếm” chút nào, nhưng là nhất trí với Bạn thực trạng âm nhạc xã hội hiện tại.

    Tôi nghiêng mình cảm phục sự can đảm vạch trần cái kém hiểu âm nhạc của một số người trẻ tuổi nhưng lại tự đắc rằng chỉ có mình mới đúng thời đại. Nhưng tôi ngậm ngùi búc xúc nhận thấy không riêng phần nhạc đời mà luôn mảng nhạc đạo xuống cấp trầm trọng. Ước mong sẽ có nhiều teenvnlabido nhất là quý bậc tiền bối lên tiếng bình giải về hiện tượng âm nhạc tuột dốc này.

    Nếu nhiều bạn trẻ thường tưởng rằng mình được học hỏi được nhiều hơn nơi môi trường xẵ hội, mình được tự do hơn để sống lựa chọn của mình với bạn bè… để rồi những lúc bầm dập mới hiểu ra không đâu là đích thực thì cũng chưa muộn để điều chỉnh nhận định của mình. Tất nhiên những gì “Chân, Thiện, Mỉ” sẽ dần cải thiện những hiểu biết lệch lạc.

    Chúng ta cùng đọc trích đoạn vui giáo dục ngày hôm nay:


    Chuyện vui đầu năm

    CÔ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI BÌNH



    Ngày 9.1.2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC kỳ cựu Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” (Hot Seat) tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.

    MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau:
    “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”.

    Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:

    - Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không?…



    - Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia?

    - Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.

    - Chị muốn gọi cho ai ?

    - Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

    MC cho phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.

    - A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương trình “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ?

    - Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.

    - Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…



    Các Nhà Văn Tự Lực Văn Đoàn (Hình chục thập niên 1940)

    Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi:
    “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…”

    Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:

    - Hoàng Đạo ! Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.

    - Chắc chắn không anh?

    - Chắc trăm phần trăm.

    - Ba mươi giây của chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.

    - Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.

    - Chị quyết định như thế?

    - Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.

    - Sai. Đáp án của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham gia chương trình.

    Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.
    ~~~~~~~~~~~~~

    Thưa quý bạn,
    Một giảng viên Đại học Sư phạm mà không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều quá đỗi bất thường, điều đó không chỉ làm chúng ta ngạc nhiên mà vô cùng thất vọng!
    Trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đã có hai tiếng “Văn Đoàn” thì đó không thể là một gánh cải lương và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được.
    Nếu không biết chính xác thì ít ra cô giáo ấy phải biết suy luận chứ. Đem cái kiến thức như vậy, cô giáo giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì nguy hiểm quá!
    Một chương trình phát sóng ra toàn thế giới, có nhiều người Việt đã ra khỏi nước mấy mươi năm mà xem chương trình này, đều hỡi ơi về kiến thức của một Giảng Viên Đại Học.

    Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy, tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.

    Tương tự như vậy, trong trò chơi “Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? Một số thí sinh (là sinh viên) cũng… không biết. Có quá ngạc nhiên không?

    Dù sao tôi cũng rất cảm ơn VTV3 đã mạnh dạn phát những chương trình như thế, bởi đó không chỉ “vui là chính” mà còn là cách để dân VN ta biết được “mặt bằng kiến thức” của người tham gia các chương trình – khi biết mình yếu, sẽ phải tìm cách để… vươn lên.
    -------------------------------

    Lời bàn : Tôi nhớ câu đầu ca khúc “Học Sinh Hành Khúc” tác giả Hùng Lân như sau : “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau”, với tình hình giáo dục hiện tại bời các thầy, cô Giáo viên, Giảng viên kém chất lượng thì Tổ quốc ta sẽ ra sao? Hơn thế, mảng âm nhạc cố tình lăng xê ca khúc này, ca sĩ nọ của khâu tổ chức vô tội vạ, làm sao xã hội biết thực hư dể bị đầu độc cái đúng, sai?

    Tôi đưa vào đây bài viết của một nhạc sĩ tiền bối tựa đề : Việt Nam hiện nay không có nền tân nhạc. Chúng ta cùng nghiên cứu. (Những đoạn nhạy cảm… tôi tự xóa, xin quý Độc giả miển chấp) ĐNA

    Việt Nam hiện nay không có nền tân nhạc mà chỉ có “nhạc nói và nhạc chạy đua” nghỉa là ” nhạc Việt Nam bây giờ toàn là những lời nói khi thì chậm, khi thì thật nhanh như chạy đua” chẳng có cung điệu trầm bổng du dương gì cả, và nhạc sĩ chỉ việc theo lời nói lên xuống hay mau chậm này mà viết nốt nhạc vào đấy là thành một bản nhạc, cho nên chẳng có một bản nhạc nào ra hồn cả, do dó không có ai thèm nhớ dù chỉ một câu.

    Từ 38 năm nay Việt Nam không có một tình khúc nào làm cho người Việt hải ngoại cãm thông, nòi huỵch toẹt ra là ngữi được cả. Sau khi Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phê bình “Gào sĩ” Đàm Vĩnh Hưng không biết diễn tả bài hát mà chỉ biết gào hét để câu khách, nay thì Nhạc sĩ Lê Dình lên tiếng về hiện tình tân nhạc Việt Nam mời các bạn xem dưới đây. Đừng có nói rằng vì người Việt hải ngoại ghét … mà cho rằng cái gì cũng xấu, mà thực tế là chế độ nào sinh ra con người đó, nhạc Việt dưới chế độ …/… thì làm gì có tình cãm như Việt Nam Cộng Hòa trước đây.


    Nhạc sĩ LÊ DINH


    Nhạc sĩ Lê Dinh viết về 2 dòng nhạc VN dưới thời VNCH và nhạc XHCN

    Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, …VN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.

    Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách – như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căng như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.

    Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là …Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.
    Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:
    “Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
    Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”


    Hoặc:
    Suối mơ, bên rừng thu vắng
    Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”


    Hay:
    Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
    Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”


    Hoặc như:
    “Biệt ly, nhớ nhung từ đây
    Chiếc lá rơi theo heo may…”


    Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lời ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.
    Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:

    Ngày bao hùng binh tiến lên
    Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến…”


    Hoặc man mác căm hờn, như:
    “Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
    Không bóng trâu cày bên đồng
    Vắng tiếng heo gà trên sân
    Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
    Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
    Quân thù về đây đốt làng…”


    Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi …. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam – đất lành chim đậu – cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.


    Nhạc sĩ Văn Phụng

    Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951), Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh…


    và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975. ( Hình trên: Nhạc sĩ Văn Phụng )

    Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.



    Nhạc sĩ Nguyễn Hiền

    Trong khi đó, miền Bắc với chính sách …(Tôi xóa 18 hàng chữ)


    Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống …nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi – dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa – hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:



    “Dậy đi mua đồ nấu canh chua
    Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”

    Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:

    ”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
    Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”


    Hay như:
    “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”

    Hoặc:
    “Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
    Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”


    Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.

    Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh – Anh sẽ không níu kéo – Anh ba Khía – Ông xã bà xã – Khi cô đơn em nhớ ai – Anh sai rồi – Quen một ngày cho vui – Em có thể làm bạn gái anh không – Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.

    Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca:
    Bài “Giá như chưa từng quen”:
    “Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
    Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”
    Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:
    “Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
    Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”
    Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.
    Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:
    “Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
    Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”
    Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.
    Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy – người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi.


    Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.

    Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?

    38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời …“Dậy đi mua đồ nấu canh chua Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.

    LÊ DINH

    Mời các Bạn trẻ xem vài đoạn video ca nhạc, mạnh dạn phê phán loại âm nhạc này ra sao.








    Bài viết hơi dài, xin khất lại lần sau đề cập Thánh Nhạc xuống dốc.
    Hình Ðính Kèm Hình Ðính Kèm Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  ThaiThanh2.jpg‎
Lần xem: 65
Kích thước:  48.4 KB  

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com