Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Thư gởi Satan và Bán Ước Mơ Cho Đời

  1. #1
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default Thư gởi Satan và Bán Ước Mơ Cho Đời

    Kính Gởi :Quý Cha,
    Quý Tu Sĩ
    và Anh Chị em
    Bài chia sẻ : “Thư gởi Satan- Kẻ Thù Số Một Của Lòng Thương Xót”
    và Bài Chứng Nhân Năm Đức Tin : “Bán Ước Mơ Cho Đời”
    Để cùng suy niệm và cầu nguyện cho nhau.
    Kính Chúc tràn đầy Tình Yêu, Bình An và Niềm Vui nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu Đấng Giầu Lòng Thương Xót.
    Lm. Giuse Trần Đình Long
    Dòng Thánh Thể"Con đã ban lời Cha cho chúng,và thế gian đã ghét chúng,vì chúng không thuộc về thế gian,cũng như Con không thuộc về thế gian.Con không xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian,nhưng xin gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ.” (Ga 17, 11b-19)

    Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ con,Vâng ! Con cũng không xin đem con ra khỏi thế gian,nhưng xin gìn giữ con trước quyền lực sự dữ.vì thế gian đã ghét con, khi con không thuộc về nó.“Chỉ cần một chỗ dưới chân Chúa sẽ làm cho linh hồn khốn khổ của tôi được bổ dưỡng và dứt khỏi nhiều điều lo lắng. Xin cho tôi niềm an ủi được luôn là một tu sĩ bình thường với sự cô tịch nào đó… Tôi thấy cái chết kề bên…tôi chợt hiểu ra rằng chúng ta chỉ có một nơi trú ẩn, đó là lòng thương xót vô cùng và lòng nhân hậu của Chúa chúng ta.” (Thánh Eymard, tổ phụ Dòng Thánh Thể)“Cứ để người đời đóng đinh chúng ta, nhưng hãy nhìn lên Trời là đích điểm. Bao lâu còn ở trần gian này thì yêu mến Chúa nhiều hơn, nhất là những khi gặp đau khổ. Đó là con đường chắc chắn nhất, con đường ngắn nhưng hoàn hảo, con đường tất cả các thánh, tất cả các linh hồn được Chúa sủng ái đều đã đi qua. Đây là cuộc tử đạo hàng ngày chuẩn bị chúng ta cho Trời cao.” (Thánh Eymard, tổ phụ Dòng Thánh Thể)





    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 3 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  3. #2
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    Thư gửi Satan
    Kẻ Thù Số Một Của Lòng Thương Xót
    LM Giuse Trần Đình Long
    Dòng Thánh Thể
    Anh Satan,
    Thú thật tôi cũng cảm thấy bối rối không biết xưng hô thế nào khi viết cho anh lá thư này. Gọi là “mày-tao” thì khó nghe quá; gọi là “ta-mi” thì trịch thượng quá. Tôi chẳng biết anh thuộc giới nào, chỉ biết dân gian gọi những người gian ác là “đồ quỷ sứ”; những người chuyên làm khổ người khác là “đồ quỷ ám”; những người đàn bà dữ dằn làm chuyện suy đồi bị gán là “quỷ cái”; những đứa con ngỗ nghịch bị mắng là “thằng quỷ”; rồi thì “đen như quỷ”; “xấu như quỷ”; có khi còn... “đông như quỷ” nữa! Tóm lại những gì xấu xí nhất, tồi tệ nhất, gian ác nhất thì đó thuộc về Satan. Như thế làm sao tôi dám xưng “tôi-anh”, làm bạn với anh được? Mà tôi cũng không bao giờ “thoả hiệp” trong cái gọi là “liên minh ma quỷ” để được anh “nương tay” hay dễ dãi với tôi đâu. Bóng tối và ánh sáng không thể đứng chung trong một chiến tuyến phải không anh? Thế nhưng từ giờ cho đến khi Chúa đặt mọi kẻ thù dưới chân, Chúa vẫn cho phép anh hoạt động để thử luyện con người, cho nên bây giờ vẫn còn “tranh tối tranh sáng”, anh vẫn còn tìm mọi cách len lỏi vào giữa con cái ánh sáng để lôi kéo họ về phía anh. Trong lá thư này tôi muốn “vạch mặt chỉ tên” cho mọi người thấy “bộ mặt thật” của anh khi đối chiếu bóng tối trong anh với ánh sáng thật nơi Đức Kitô, Đấng đã chiến thắng sự dữ, chiến thắng Satan, kẻ thù của lòng thương xót.
    · “Người ta sống không nguyên bởi bánh…”
    Tôi biết anh rất tinh ranh khi đưa ra chiêu bài “có thực mới vực được đạo” và người ta đã lọt lưới của anh nên thường dựa vào câu này để chạy theo chủ nghĩa duy thực. Phải lo cho cái bụng trước rồi mới nghĩ đến chuyện kinh kệ lễ lạy. Không có tiền thì làm được cái gì? Thế là người ta lao vào kiếm tiền, mua sắm. Làm bao nhiêu sắm sửa hết bấy nhiêu. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ. Đi làm về mệt lăn ra ngủ, còn giờ đâu mà đi lễ Chúa Nhật, giờ đâu mà đọc kinh cầu nguyện, sức đâu mà tham gia hoạt động Công giáo tiến hành... Người ta cứ khất lần, khi nào đời sống vật chất đầy đủ sẽ lo đời sống tâm linh. Nhưng thực tế có thực rồi có vực được đạo không? Bằng chứng là ở những nước văn minh tiến bộ, đầy đủ của cải vật chất nhưng các nhà thờ càng ngày càng vắng, có nơi phải đóng cửa. Số giáo dân không tăng. Ơn gọi cũng không còn nữa. Đời sống vật chất càng cao thì đời sống đạo càng đi xuống. Chiêu này của anh thành công rồi đó!
    Anh còn tinh ranh hơn khi cho xây thật nhiều tụ điểm vui chơi giải trí, ca nhạc, cửa hàng ăn uống, nhảy nhót, có tiền mặc sức tiêu pha, đủ món ăn chơi, kiểu nào cũng có... Người ta chỉ lo hưởng thụ, tìm thoả mãn nhu cầu vật chất, không còn chăm chút đời sống tâm linh nữa. Anh chẳng cần cấm đạo, người ta cũng tự động bỏ đạo rồi.
    Chúa nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà yêu chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24). Thế mà người ta đâu có nghe. Anh dụ người ta rằng “có tiền mua tiên cũng được”. Anh cứ cho người ta ảo tưởng “tiền là Tiên là Phật” rồi người ta chạy theo tiền mà bỏ Phật bỏ Tiên. Thậm chí ngày nay họ ví von: “ông Tiền, ông Bụt, ông Tiên. Ba ông chụm lại ông Tiền cao hơn”!
    Satan, tôi không bị hoả mù bởi chiêu này của anh đâu. Này nhé, chỉ những người bị đồng tiền của anh làm mờ mắt cho nên mới không nhận ra rằng:
    Tiền mua được thuốc men, đâu có mua được sức khoẻ.
    Tiền mua được bằng cấp, đâu có mua được kiến thức.
    Tiền mua được tình dục, đâu có mua được tình yêu.
    Tiền làm được việc đạo đức, đâu có làm nên lòng đạo đức.
    Tiền xây được đền thờ vật chất, đâu có xây được đền thờ tâm hồn.
    Tiền mua được chiếc áo dòng, đâu có làm nên thầy tu chân chính.
    Tiền mua được sách kinh, đâu có làm nên kinh nguyện.
    Tiền mua được chức tước địa vị, đâu có mua được nước Thiên Đàng.
    Tiền mua được bức tượng Chúa Thương Xót, đâu làm cho người ta có lòng thương xót!
    Cũng may mà Chúa chưa cho anh thấy rằng cây đinh đóng vào gỗ, càng bị đóng mạnh bao nhiêu thì càng chắc bấy nhiêu. Đạo cũng thế, càng cấm đoán càng chắc niềm tin. Máu tử đạo sinh Đạo mà, anh không biết sao?
    Anh sợ Đạo phát triển nên tìm mọi cách để cấm đoán, ngăn cản. Anh lầm rồi, không có đền thờ vật chất nguy nga thì chúng tôi lo trau dồi đền thờ tâm hồn. Chúng tôi họp nhau trong những láng tranh nhà bạt để cầu nguyện âm thầm mà sốt sắng. Không cho phép tổ chức hình thức bên ngoài thì chúng tôi càng đi sâu vào đời sống nội tâm. Anh không thấy khi người ta mạnh khoẻ ăn nên làm ra, cuộc sống tự do dư đầy có mấy người nghĩ đến Chúa, chợt khi đổ bệnh nằm liệt, làm ăn thất bại thua lỗ, bị mọi người bỏ rơi, không còn bấu víu vào ai được nữa, lúc đó họ mới tỉnh ngộ mà quay về với Chúa đó sao?
    Đạo không phát triển bề nổi sẽ đi vào chiều sâu, sẽ trở về nguồn với Lời Chúa như ngôi nhà xây trên đá chắc vững vàng, anh có làm cách nào cũng chẳng phá nổi, đúng như Chúa nói “quỷ địa ngục cũng không phá được” (Lc 16,18).
    Anh cám dỗ tôi bằng cách tạo mọi điều kiện dễ dàng cho tôi xây cất. Thế là tôi lao vào kiếm tiền làm nhà thờ, làm nhà dòng. Cả năm trời không có thì giờ chăm sóc con chiên. Đến khi tôi làm được cái “chuồng chiên” khang trang thì trong chuồng không còn con chiên nào nữa. Đàn chiên bơ vơ không người chăn đã tản mát đi các nơi khác hết rồi. Họ như “rắn mất đầu”, hoặc có đầu cũng như không! Đền thờ tâm hồn của các con chiên bị tôi bỏ rơi đã trở thành hoang phế. Anh đứng vỗ tay cười hả hê.
    Anh cám dỗ tôi bằng cách cho tổ chức lễ hội liên hoan tưng bừng, rước sách kèn trống cờ quạt ngập trời, đi nghênh ngang ngoài đường phố mà chẳng cần phép tắc gì cả. Riết rồi đạo chúng tôi chỉ còn hình thức, lễ hội tốn kém, dân phải đóng góp nặng nề sẽ chán chường bỏ cuộc. Người ngoại đạo thấy chúng tôi rước sách kèn trống rầm rộ ồn ào, lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông sẽ có ác cảm không muốn theo đạo chúng tôi nữa.
    Anh cám dỗ cho người trẻ đi tu càng nhiều càng tốt, không hạn chế số người, cũng chẳng cần điều kiện gì cả, vì đó là con đường tiến thân đổi đời. Họ sa chước cám dỗ khi anh dụ họ cố gắng chịu đựng trong thời gian thử luyện, đợi đến khi ra trường, khấn trọn, chịu chức rồi tính sau. Lúc đó họ sẽ tranh hơn tranh thua với nhau, tranh giành ngôi thứ. Kết quả là những người gọi là “dâng mình cho Chúa” chỉ có số lượng mà không có chất lượng, chỉ là những kẻ chăn thuê chứ không phải là người chăn chiên đích thực. Những người lãnh đạo tinh thần mà như thế thì anh chẳng cần cấm, đạo cũng tan.
    Anh không đánh mà thắng, bất chiến tự nhiên thành. Satan ạ! Anh quỷ quyệt thật! Nhưng anh đừng mừng vội.
    Anh cám dỗ tôi thì được chứ anh đâu thắng nổi Chúa của tôi. “Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Khi ấy tên cám dỗ đến gần Người và nói: ‘Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!’. Nhưng Người đáp: ‘Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,1-4).
    Anh cám dỗ người ta rằng nhiều tiền lắm của là có phúc. Chúa của tôi nói “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Trời là của anh em” (Lc 6,20). Anh thúc giục người ta làm giàu bằng bất cứ cách nào vì người nghèo luôn bị mọi người rẻ rúng coi thường, người giàu đi đâu cũng được ưu tiên, trọng vọng. Chúa Giêsu cảnh báo chúng tôi: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao... Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mc 10,23.25).
    Đức Giáo hoàng Phanxicô của chúng tôi bây giờ cũng theo sát chân Thầy Giêsu khi bày tỏ khao khát ấy với giới báo chí ngày 16.3.2013 tại hội trường Phaolô VI: “Tôi mong muốn biết bao một Giáo Hội nghèo...”. Giáo Hội không chỉ là Giáo Hội của người nghèo mà người nghèo chính là Giáo Hội, và người đứng đầu trong Giáo Hội đã thực sự sống nghèo ngay trước khi làm Giáo hoàng.
    Không tin anh cứ đọc cuốn tiểu sử đầu tiên của Đức Giáo hoàng Phanxicô với tựa đề: “Phanxicô, vị Giáo Hoàng của người nghèo” dày 200 trang, của nhà báo Andrea Tornielli, đã phát hành tại Pháp ngày 12.4.2013. Tác giả viết về sự đơn sơ khó nghèo của Đức Phanxicô: “Đức Bergoglio tiếp tục trú ngụ tại giáo xứ, đích thân thăm viếng các linh mục đau yếu, ở lại nhiều giờ với các ngài bên giường bệnh trong bệnh viện. Lúc đầu, ngài từ chối sống trong toà tổng giám mục sang trọng ở Olivos mà ngụ trong một căn hộ nhỏ hơn. Sau đó ngài chịu đến ở trong một phòng ngủ khiêm tốn trong toà nhà. Ngài vẫn thích nấu ăn cho khách của mình và không thấy ngại ngùng khi rửa chén bát. Ngài tiếp tục di chuyển bằng xe buýt hay bằng tàu điện ngầm. Các cư dân của thủ đô quen thấy và quen gặp ngài như thế. Ngài ăn mặc đơn sơ...” Và tác giả kết luận: “Tất cả rồi sẽ phải làm quen với phong cách của một vị Giáo hoàng thích đi xe buýt chung với các hồng y hơn là sử dụng chiếc xe công cụ bề thế. Phong cách của một Giám mục Rôma, mặc cho nhiệm vụ mới của mình, vẫn muốn thay đổi càng ít cách sống và cách làm chứng cho Tin Mừng của mình. Vì thế mà một số tráng lệ và một số nghi thức bỗng chốc xem ra như thuộc về một thời đại đã qua...”
    Diễn từ của ĐGH Phanxicô tại đại sảnh ĐGH Phaolô VI ngày 16/05/2013 đã nhắc các giám mục và linh mục phải cẩn thận tránh xa cám dỗ, để có thể trở nên mục tử hữu hiệu, “Nếu chúng ta đi với người giàu, là chúng ta đang đi về phía hư vô. Chúng ta sẽ trở thành chó sói, chứ không phải người chăn chiên.”
    Trong bài giảng ngày 15/5 tại nguyện đường thánh Marta, ĐGH Phanxicô lập đi lập lại lời nguyện dành cho các giám mục và linh mục, “chúng ta chỉ là con người và chúng ta là kẻ có tội. Chúng ta đang chịu cơn cám dỗ.” ĐGH trích dẫn chú giải của thánh Augustin về tiên tri Êzêkien, cảnh báo cám dỗ về sự giàu có đối với các giám mục và linh mục rời xa dân, lo kinh doanh và dính bén tiền bạc.
    ĐGH nhấn mạnh “khi một linh mục, giám mục tìm kiếm tiền tài, dân sẽ không còn yêu mến ngài, và đó là dấu hiệu ngài sẽ kết thúc trong đau buồn.” Một giám mục hay linh mục “đi trên con đường phù vân” là người đang dấn bước vào con đường tham vọng, và điều này làm tổn thương giáo hội rất nhiều. Những người như thế biểu hiện tính lố lăng, ngạo mạn, thích phô trương, ham quyền lực…Và dân không ưa gì điều đó!”
    Satan ơi, với Đức Giáo hoàng này thì anh thua chắc rồi. Chiêu bài “có thực mới vực được đạo” của anh bị phá sản rồi nhé. Người đứng đầu Giáo Hội mà mong muốn một Giáo Hội nghèo, không chỉ mong muốn mà thực sự sống nghèo như vậy thì những người trong Giáo Hội, đàn chiên do ngài chăm sóc làm sao mà dám sống giàu có xa hoa ngược với Tin Mừng, ngược với người chủ chăn của mình được, đúng không anh?
    · “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi...”
    Satan, anh lì thật đấy. Thua keo này anh bày keo khác. “Sau đó, quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: ‘Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi’. Đức Giêsu liền nói: ‘Satan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” (Mt 4,8-10).
    Đây thật là một “lời đề nghị khiếm nhã” và anh bị Chúa của tôi tống cổ đi như đã nói với Phêrô: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy” (Mt 16,19). Ai đời anh dám đề nghị Chúa cả trời đất sấp mình thờ lạy anh chỉ để đổi lấy vinh hoa lợi lộc các nước thế gian. Anh không biết tất cả thế gian này đều thuộc về Chúa, và cả vũ trụ này là do Chúa tạo thành hay sao mà dám đề nghị như thế?
    Nói thật với anh, tuy lời đề nghị ấy có vẻ khiếm nhã nhưng nó hấp dẫn thật đấy, phải nhận là rất hấp dẫn. Anh đã đánh trúng tim đen của chúng tôi. Danh-lợi-thú là những bửu bối anh đem đi đánh đâu thắng đó. Ai mà không hám danh. Ai mà không ham lợi. Ai mà không có cái “tôi” to đùng! Người ta sẵn sàng tìm mọi cách, dùng mọi phương tiện để đạt được cái “bả” vinh hoa phú quý danh vọng do trần gian ban tặng. Người ta bán rẻ lương tâm, bán đứng anh em để đạt được nấc thang danh vọng, và bán cả lời thề hứa của mình để thoả mãn thú tính khi không còn làm chủ được mình nữa. Họ quên mất lời Thánh Phaolô căn dặn “phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ...” (Gl 6,1) và “những kẻ muốn làm giàu thì sa chước cám dỗ và nhiều ước muốn độc hại; đó chính là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh huỷ diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,9-10).
    “Lời đề nghị khiếm nhã” của anh đánh trúng vào máu háo danh nơi con người. Chúa nói “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm để việc anh bố thí được kín đáo...” (Mt 6,1-4).
    Tôi cũng nghe lời Chúa “không cho tay trái biết”, nhưng muốn cho cả làng nước biết, vì anh cám dỗ tôi rằng “Tội gì mà mặc áo gấm đi đêm? Nếu không rao tên lên, không khắc tên vào bia đá, không có bằng khen... thì ai biết mình là ân nhân, ai mời mình đi dự lễ hội, ai đón tiếp mình, ai dành chỗ ưu tiên cho mình... Hoặc giả không rao tên, không có chế độ ưu đãi thì đâu có ai chịu đóng góp. Mình phải đánh vào thị hiếu của người dân chứ, nếu cứ như anh thì có vào rừng mà ở !”
    Của đáng tội, cái gì xấu xa người ta cũng đổ cho anh. Vẫn biết việc của anh là cám dỗ lôi kéo người ta phạm tội, nhưng người ta không chịu tỉnh thức, như lời Thánh Phêrô căn dặn: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1Pr 5,8-9a), họ cứ vô tư phạm tội rồi đổ vấy lên cho anh, đổ lỗi do “cơ chế”, do “hoàn cảnh”, do “thời thế”, do “ma đưa lối quỷ dẫn đường”!
    · “Satan, kẻ thù của lòng thương xót…”
    Anh hù doạ người ta rằng Thiên Chúa là Đấng Chí Công sẽ trừng phạt những kẻ có tội, sẽ ném vào hoả ngục tất cả những ai lỗi nghĩa cùng Chúa. Ai không tuân giữ giới răn sẽ bị ném vào nơi khóc lóc nghiến răng, bị lửa hoả ngục thiêu đốt đời đời. Tội nhân không có hy vọng được tha thứ, có quay đầu trở lại cũng vô ích. “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,4.14) được anh giới thiệu như một “ông kẹ” không hề mảy may xúc động khi hối nhân kêu cầu xin tha thứ. Một Thiên Chúa không làm gì khác hơn là như công an chỉ rình chờ con người sai lỗi để làm biên bản phạt vạ và trừng trị đích đáng. Rốt cuộc người “tay lỡ nhúng chàm” chẳng sao mà tẩy rửa được. Anh không cho kẻ phạm tội bất cứ cơ hội nào để chuộc lại lỗi lầm của mình. Anh thẳng tay loại trừ họ. Tội nghiệp Thiên Chúa của chúng tôi bị anh bóp méo cách trắng trợn và thê thảm.
    Trong khi Chúa của tôi là Đấng “muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương” (Tv 135,1), vẫn luôn “hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29), là “bạn bè với những quân thu thuế và tội lỗi” (Lc 15,1) và đến “để tìm và cứu chữa những gì đã mất” (Lc 19,10).
    Chúa không bao giờ loại trừ ai, cho dù người đó có tội lỗi đến thế nào chăng nữa. Anh thấy hai tên trộm cùng chịu đóng đinh với Chúa trên thập giá không. Đã là trộm thì có tên nào lành? Vì là người lành thì chẳng ai đi ăn trộm để bị kết án tử hình như thế. Anh đã tóm được tên trộm bên trái vì hắn nghe lời dụ dỗ của anh mà nhục mạ và thách đố Chúa: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” (Lc 23,39b). Thế nhưng anh bị sổng mất người bên phải khi anh ta nhìn nhận tội lỗi của mình “chúng ta chịu như thế này là đích đáng vì xứng với việc đã làm...”. Rồi anh ta van xin lòng thương xót của Chúa: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”. Rõ ràng lòng thương xót thắng hận thù, anh bị thua vào phút cuối khi Chúa nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,41-43).
    Anh cám dỗ tôi khi nói rằng: Tội gì mà xót thương ai? Mình xót thương người khác rồi ai xót thương mình? Lòng xót thương là một thứ hàng xa xỉ hiếm có trên trần gian này rồi. Trong một xã hội mà trái tim người ta đã bị xơ cứng, thái độ sống “vô cảm” trở thành bình thường, thì những người xót thương người khác chỉ thiệt vào thân, và anh dẫn chứng trong thực tế những người “thật thà thì thua thiệt. Lươn lẹo lại lên lương”.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  4. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  5. #3
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    Tôi đã sa chước cám dỗ của anh khi về hùa với anh mà kết án và loại trừ anh em mình, khi không chịu tha thứ cho anh em, khi không cho anh em một con đường sống, khi không thực thi lời Thánh Phaolô: “Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền lành và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,12-14).
    Tôi cũng sẽ “sập bẫy” của anh khi không chịu nổi những khó khăn thử thách, rồi nghe anh xúi bậy làm càn chỉ để thoả mãn chút tự ái cá nhân. “Tội gì mà nhịn? Nhịn là nhục”, “làm cho họ biết mặt” “cóc cần”, rồi vội vàng quyết định chia tay, li dị, xuất tu, bỏ Dòng, nổi loạn... những việc làm do anh xúi bẩy chẳng có chút xót thương nào trong đó.
    Satan ơi, anh là “kẻ thù số một của lòng Chúa thương xót” như Chúa đã nói cho Faustina biết: “Con hãy biết rằng Satan căm ghét con; nó căm hờn mọi linh hồn, nhưng đặc biệt căm thù con, bởi vì con đã giật khỏi quyền thống trị của nó quá nhiều linh hồn” (NK, 412). Anh rất ghét những ai đi rao giảng về đề tài này, Faustina biết thâm ý đó : “Giờ đây tôi đã biết Satan căm ghét Lòng Thương Xót hơn bất cứ điều gì khác. Đó là cực hình đáng sợ nhất của nó. Tuy nhiên những khó khăn sẽ không thể đè bẹp những công cuộc của Thiên Chúa, mà chỉ làm sáng tỏ đó là những công việc của Người mà thôi.” (NK,764). Faustina đã chiến đấu với các thần dữ tăm tối, chị nói : “Satan căm hờn với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa khủng khiếp biết bao! Tôi thấy hắn chống đối toàn bộ công cuộc này” (NK, 812). Mẹ Bề trên của Faustina cũng khẳng định : “Lòng Thương Xót Chúa vô cùng tốt đẹp và chắc chắn đó là cộng cuộc vĩ đại của Thiên Chúa, vì thế Satan ra sức chống đối và muốn phá hoại việc ấy” (NK, 1115).
    Satan tìm mọi cách cản phá công việc mà chính Chúa Giêsu nói với Faustina: “Con hãy công bố cho toàn thế giới về lòng nhân lành khôn cùng của Cha. Con đừng chán ngại vì những khó khăn con sẽ gặp phải khi rao truyền lòng thương xót của Cha. Những khó khăn này sẽ làm cho con đau khổ nhưng hết sức cần thiết cho việc nên thánh của con và là bằng chứng cho thấy công việc này là của Cha (NK, 1142). “... Con hãy nói với linh mục của Cha rằng các tội nhân cứng lòng cũng sẽ hối cải khi nghe rao giảng về lòng thương xót của Cha, và linh mục nào rao giảng về lòng thương xót của Cha sẽ được ân thưởng một thần lực kỳ diệu; Cha sẽ xức dầu những lời của các ngài và đánh động tâm hồn những ai nghe lời các ngài rao giảng” (NK,1521). “Cha ước mong các linh mục hãy rao giảng về lòng thương xót khôn lường của Cha cho các tội nhân. Đừng để họ sợ hãi không dám đến gần bên Cha. Những ngọn lửa xót thương đang bừng cháy trong Cha, kêu gào đòi được phân phát. Cha muốn trào đổ cho các linh hồn này...” (NK,50).
    Satan ơi, biết như thế nên anh cám dỗ người ta đừng dại gì mà tin vào lòng thương xót của Chúa, đó chỉ là trò đạo đức rẻ tiền, mị dân, mê tín... Cho nên Chúa Giêsu nói với Faustina: “Trái Tim Cha sầu muộn vì ngay các linh hồn ưu tuyển cũng không hiểu biết về lòng thương xót hải hà của Cha. Tình thân ái giữa họ với Cha dù sao cũng bị đầu độc vì sự nghi ngờ của họ. Ôi, điều ấy đả thương Thánh Tâm Cha đau đớn biết bao! ” (NK,379). Chúa than thở với chị: “Sự hoài nghi của các linh hồn đang xé nát lòng Cha. Sự hoài nghi của một linh hồn ưu tuyển còn làm Cha đau đớn hơn nữa; mặc dù Cha dành cho họ một tình yêu vô tận, nhưng họ vẫn không tín thác vào Cha. Thậm chí cái chết của Cha vẫn không đủ đối với họ. Khốn cho linh hồn nào lạm dụng những ân sủng này” (NK,50b).
    Anh xuyên tạc, bóp méo sự thật, tuyên truyền láo toét để không ai tin, anh hù doạ để không ai dám đi loan truyền lòng thương xót của Chúa nữa, nhưng Chúa đã hứa chắc rằng: “Linh hồn nào truyền bá việc tôn kính lòng thương xót của Cha, Cha sẽ bảo bọc họ suốt cả cuộc đời như người mẹ dịu hiền đối với đứa con nhỏ, và đến giờ lâm tử của họ, Cha sẽ không là thẩm phán, nhưng là Đấng Cứu Chuộc đầy lân tuất với họ...” (NK,1075).
    Satan này, Đức Thánh cha Phanxicô là kẻ thù số một của anh đấy, vì lòng thương xót là chủ đề đặc biệt của ngài trong những bài giảng và suy niệm. Anh làm được gì ngài không?
    Chắc anh đã nghe Đức Thánh cha nói với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót 2013: “Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng Chúa thương xót và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu... Bình an thực sự, bình an sâu thẳm đến từ kinh nghiệm lòng xót thương của Thiên Chúa...”. Và Đức Thánh cha mời gọi chúng tôi phải có lòng can đảm ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đã trao ban bình an, tình yêu thương cùng sự tha thứ của Ngài với máu và với lòng thương xót của Ngài.
    Trong buổi triều yết chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 10.4.2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắn nhủ chúng tôi mỗi ngày phải để cho Đức Kitô biến đổi mình thành hình ảnh của Người, nghĩa là cố gắng sống là những Kitô hữu ngay cả khi thấy những giới hạn và yếu điểm của mình. Chỉ qua việc hành xử như con cái Thiên Chúa, không nản lòng vì những sa ngã và tội lỗi của mình, cảm thấy được Ngài yêu thương, mà cuộc đời của chúng tôi được đổi mới, được sinh động hoá bởi sự thanh thản và niềm vui.
    Chúa Nhật IV Phục Sinh, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành và cũng là Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi lần thứ 50, trong Thánh lễ Truyền Chức linh mục cho 10 thầy phó tế tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh cha nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ vụ linh mục: “Các con đừng bao giờ mệt mỏi tỏ lòng xót thương, đừng xấu hổ khi phải ân cần với người cao tuổi. Hãy phân phát cho mọi người Lời Chúa mà chính các con đã vui mừng nhận lãnh... hãy luôn ghi nhớ mẫu gương của Người Mục tử Nhân lành, Người đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ, để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất. Các con là mục tử chứ không phải công chức. Là người trung gian chứ không phải môi giới”.
    Đức Giáo Hoàng không ngần ngại nói đến ma quỷ. Khi nói chuyện với một nhóm Hồng Y, ngài nhắc nhủ họ “đừng lùi bước trước sự chua xót và sự bi quan mà ma quỷ xô đẩy chúng ta mọi ngày”. Trong bài giảng trong thánh lễ ngày 15 tháng 4 tại nguyện đường thánh Marta, Đức giáo hoàng đặc biệt kết án những lời nói xấu, đó là “một tội lỗi xấu xa hơn hết, vì nói xấu là hành vi trực tiếp từ quỷ Satan”, bởi vì nó sinh ra từ lòng thù hận, ganh tỵ. Lòng thù hận ganh tỵ chính là Satan.
    Satan ơi, tôi biết trong những lúc đau khổ, bệnh tật, bị nghi ngờ, hiểu lầm, bị kết án oan trái, bị anh em loại trừ, làm ăn thất bại, thất nghiệp, thất tình... là thời cơ thuận lợi nhất để anh ra tay đẩy kẻ sa cơ thất thế đến bờ vực thẳm, muốn nổi loạn vì bất mãn, muốn buông xuôi tất cả, co cụm mình lại không còn tin vào ai, rồi đi đến chỗ tuyệt vọng, không còn tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa nữa.
    Thánh nữ Faustina theo lệnh của Chúa đã viết trong cuốn “NHẬT KÝ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT NƠI LINH HỒN TÔI”, những kinh nghiệm đó: “Vực thẳm khốn nạn của tôi lúc nào cũng hiện ra trước mắt. Mỗi lần vào nhà nguyện để làm việc thiêng liêng, tôi lại trải qua những cực hình và những cám dỗ ghê rợn hơn nữa... tôi cảm thấy ghét cay ghét đắng các bí tích, và như thể chẳng được lợi ích gì từ đó cả... Dường như tôi sẽ chết giữa những thống khổ này. Nhưng đối với tôi, tư tưởng khủng khiếp nhất là đinh ninh rằng mình đã bị Thiên Chúa loại bỏ. Thế rồi những tư tưởng khác ập đến với tôi: tại sao phải cố gắng đắc thủ các nhân đức và làm những việc lành? Tại sao phải hành xác và huỷ mình? Khấn dòng, cầu nguyện, hy sinh và bỏ mình được ích gì? Tại sao lúc nào cũng phải hy sinh bản thân? Được ích gì nếu như tôi bị Thiên Chúa loại bỏ?” (NK,77).
    Trong đau khổ và thử thách, Thánh nữ Faustina không bị Satan kéo về phe, chị nói với Chúa: “Lạy Chúa Giêsu của con, chỉ mình Chúa biết những bách hại con đang chịu chỉ vì trung tín với Chúa và tuân theo những lệnh truyền của Chúa... cuộc đời con sẽ là một cuộc chiến triền miên, ngày càng khốc liệt hơn... Những hiểu lầm thật quá kinh hoàng; nhiều khi, nếu không nhờ Thánh Thể, chắc con không đủ can đảm dấn bước trên đường Chúa đã vạch sẵn cho con” (NK,91).
    Thánh nữ Faustina thấy rõ âm mưu thâm độc của anh, “Satan luôn lợi dụng những giờ phút như thế; những tư tưởng chán chường bắt đầu nổi lên-đây là phần thưởng cho ngươi về sự trung thành và thực tâm của ngươi đấy. Làm sao có thể chân thành trong khi lại bị hiểu lầm như thế? ‘Lạy Chúa Giêsu, con không thể tiếp tục được nữa’. Tôi lại ngã gục xuống đất dưới sức nặng, toát đẫm mồ hôi, và nỗi sợ hãi bắt đầu lấn lướt. Trong lòng, tôi không còn một ai để nương tựa. Đột nhiên tôi nghe được một tiếng nói trong linh hồn: ‘Đừng sợ. Cha ở với con!’. Và một ánh sáng soi chiếu tâm trí tôi, tôi đã hiểu rằng không nên đầu hàng trước những phiền sầu như thế. Tôi được đầy tràn sức mạnh và ra khỏi phòng với lòng can đảm mới mẻ để chịu đựng đau khổ” (NK 129).
    Thánh Faustina được Chúa cho biết những người được Thiên Chúa ưu ái đặc biệt thì Người gửi đến thử thách và bóng tối. “Hôm nay, tôi đã được nghe những lời này: Trái tim con là nơi thường trú của Cha, cho dù con rất khốn cùng. Cha liên kết con với Cha, cất đi những nỗi khốn cùng của con, và ban cho con lòng thương xót của Cha. Cha thực hiện những công trình lòng thương xót nơi mọi tâm hồn. Tội nhân nào càng khốn nạn, càng có quyền lớn hơn trên lòng thương xót của Cha... Ai tín thác vào lòng thương xót của Cha sẽ không phải hư mất, vì tất cả những công việc của họ sẽ là của Cha, và những địch thù của họ sẽ bị tan tành dưới bệ kê chân Cha” (NK,723). “Chớ gì các tội nhân đặt trọn niềm tín thác vào lòng thương xót của Cha. Họ được quyền ưu tiên hơn những người khác khi tín thác vào vực thẳm thương xót của Cha... Linh hồn nào kêu nài đến lòng thương xót là làm cho Cha được sướng vui. Với những linh hồn ấy, Cha sẽ rộng ban cho họ nhiều ơn thánh hơn là họ kêu xin. Cha không thể trừng phạt cho dù là một tội nhân khốn nạn nhất nhưng biết khẩn cầu đến lòng thương xót của Cha. Sự khốn nạn của các con không gây trở ngại cho lòng thương xót của Cha, ngược lại, Cha còn thánh hoá các con trong lòng thương xót vô cùng và khôn sánh của Cha... Ai khước từ không bước qua cánh cửa lòng thương xót của Cha, sẽ phải bước qua cánh cửa phép công thẳng của Cha” (1146). “Con hãy hối thúc các linh hồn tín thác vào vực thẳm vô tận lòng từ ái của Cha, vì Cha muốn cứu vớt tất cả mọi người. Trên thập giá, nguồn mạch lòng thương xót của Cha đã được lưỡi đòng khai mở cho hết mọi linh hồn. Cha không loại trừ bất kỳ một ai!” (1182). Chúa quả quyết: “Thà rằng trời đất trở về hư không chứ lòng thương xót của Cha không thể nào không ấp ủ linh hồn có lòng tín thác” (NK,1777).
    Anh thấy rõ lòng thương xót của Chúa chưa? Bây giờ anh lại mỉa mai rằng việc sùng kính này chỉ là “phong trào” sớm nở tối tàn, chẳng đi đến đâu. Xin thưa với anh là đây không phải việc của con người nhưng là việc của Chúa, ý định của Chúa, cho nên Chúa không muốn chúng tôi chỉ dừng lại ở việc “sùng kính lòng thương xót” mà phải cụ thể hoá ra bằng “thực hành lòng thương xót”.
    Chính Chúa truyền cho Faustina phải thực hành ba cấp độ xót thương. Hành vi xót thương dưới bất cứ hình thức nào; ngôn từ xót thương thể hiện qua lời nói; nếu không thể tỏ lòng xót thương bằng việc làm hay lời nói thì vẫn luôn có thể thực hiện được bằng lời cầu nguyện (NK, 163).
    Chúa nói rất rõ ràng: “Mọi linh hồn, nhất là linh hồn các tu sĩ, phải phản ảnh lòng thương xót của Cha. Trái Tim Cha chan chứa tình yêu thương và lân tuất đối với tất cả mọi người. Trái tim của những người yêu quý của Cha cũng phải nên giống Trái Tim Cha; trái tim ấy cũng phải trào ra nguồn lòng thương xót của Cha cho các linh hồn; nếu không, Cha sẽ không nhận họ là những người thuộc về Cha” (NK,1148). Với những người được Chúa sai đi loan truyền lòng thương xót của Chúa thì Chúa đòi hỏi họ phải là người đầu tiên trổi vượt trong niềm tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa... “Ở mọi nơi và trong mọi lúc, họ phải tỏ lòng nhân ái đối với những người lân cận. Họ không được rút lui, kiếm cớ thoái thác hay tự miễn cho mình khỏi những công việc này” (NK,742).
    Như vậy là đã rõ rồi nhé, dù có trăm phương nghìn kế, mưu mô quỷ quyệt đến đâu anh cũng sẽ không bao giờ tiêu diệt được lòng thương xót của Chúa nơi chúng tôi đâu, vì Chúa nói với chúng tôi qua chị Thánh Faustina rằng “hãy chúc tụng Chúa trong mọi sự và hãy tôn vinh Người, vì lòng nhân lành của Chúa không bao giờ cùng. Mọi sự sẽ qua đi, nhưng lòng thương xót của Chúa không giới hạn và không bao giờ chấm dứt. Sự dữ đến đâu cũng có mức độ, nhưng lòng nhân từ thì không mức độ” (NK,423).
    Dù có bao khó khăn trở ngại tôi cũng cương quyết vượt qua để thực hiện lệnh truyền của Chúa ra đi công bố “Lòng thương xót là ưu phẩm vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Tất cả mọi công trình thực hiện đều được tôn vinh với lòng thương xót” (NK,301).
    “Vì nhân loại chỉ tìm được bình an thực sự khi nào biết quay về với lòng thương xót của Chúa với niềm tín thác” (NK, 300b).
    Sài Thành, Lễ Đức Mẹ Thánh Thể 13.5.2013
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  6. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  7. #4
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    Bán Ước Mơ Cho Đời

    Thi thoảng bớt chút thời gian, tình nguyện viên cánh chim xanh thả hồn phiêu bồng theo những bước chân người lãng từ để được biết, được nghe, được thấy những câu chuyện đời thật ấm áp vì thấm đượm lòng thương xót.
    · Người Bán Ước Mơ
    Chúng tôi bám theo chân nhóm chị em bán vé số người Quảng. Họ xúm nhau trước một đại lý vé số, trả vé cũ, đổi vé ngày mai. Tiếng “mi, tau” vang rộn một hồi. Có tiếng cười vui vì một chị đổi vé trúng hai số cuối cho khách hàng được người ta “bo” mười ngàn bạc. Bỗng một chị hỏi : “Hổm rày sao không thấy ông sáu đâu tụi bay ?” Một cô khác nhanh nhẹn đỡ lời: “Trời lạnh, chắc ổng đau nên nghỉ bán !”
    Bám theo các chị bán vé số, dò hỏi tỉ tê, các chị cho hay ông Sáu là người gốc gác cùng quê Đại lộc - Quảng Nam. Ông hỏng cái tay mà còn hư cái chân, vậy mà siêng đến là siêng. Muốn tìm ổng thì đến trường tiểu học mà canh buổi chiều lớp tan, ông già nào thiếu mất ngón tay, chân đi tập tàng thì là ổng.
    Chúng tôi đi và đã gặp người bán ước mơ cho đời. Trong quán cóc ven đường, bên ấm trà bốc khói, cùng chia sẻ với nhau một câu chuyện đời người, có buồn, có vui, có mệt, có cô đơn, song đọng lại vẫn rất ấm áp tình người.
    · Lận Đận và Mất Mát
    “Quê tôi gốc Đại minh - Đại lộc - Quảng nam cũ, giờ hình như lên thành phố đà nẵng rồi.” Giọng ông ấm trầm đặc chất Quảng.
    “Năm 1979 bắt đầu lưu lạc cũng bởi vì đói. Nơi vợ chồng tôi đến là vùng Tây nguyên để khai hoang cuốc rẫy.
    Đói nghèo không vốn, vỡ xong đất là cạn nguồn. Đâu có thể bứt mãi lá rừng mà ăn. Đói xanh mắt, vàng mật, phải đi thôi.
    Vợ chồng dắt díu nhau trôi dạt ra Vũng tàu, quê gốc bà xã tôi. Ở đó tôi làm đủ thứ nghề lặt vặt sinh nhai, xong một thằng gốc Trung như tôi làm nặng quen rồi, bán buôn lặt vặt thấy ngứa cẳng ngứa tay. Bà xã nương chồng, đành theo tôi ngược rừng tiếp.
    Lần này thì tôi không cuốc đất, vay giật có cái cho vợ con qua ngày nhưng học nghề thợ tiện. Ở rừng mà làm thợ tiện là có cơ sống rồi, sửa trục xe trâu, làm cần trục giếng quay tay. Sống qua ngày rồi phải nghĩ tới tương lai, cũng đã nghĩ đến mảnh vườn cho vợ và hai đứa con bám trụ với rừng mà sống.
    Vậy mà Trời không chiều lòng người...
    Tai nạn nghề nghiệp xảy đến bất chợt. Khi cái máy rít lên là tôi vật ra bất tỉnh. Mở mắt ra thấy trắng toát bệnh viện. Ngón tay trỏ bay tự lúc nào. Vợ gục cạnh giường vì thức canh chồng xanh nhợt.
    Khổ thân bà ấy thật. Bà ấy khổ vì tôi, chạy thuốc cho chồng, tất bật lo toan, người cứ quắt lại.
    Nhờ Trời thương, chúng tôi cũng vượt qua cái nạn ấy. Tự mình thì chắc chẳng xong, cũng nhờ xóm bản cưu mang, mớ khoai, bát gạo lúc đói lòng. Những người Quảng đi khai hoang lưu lạc vốn rất là thương nhau, nhờ tình làng nghĩa xóm mới thoát qua kiếp nạn.
    Như cái dây dại mọc hoang nơi đất rừng rồi cũng qua tháng qua năm. Đứa gái vừa lớn an phận theo chồng, lại cuốc rẫy làm nương mãi buôn Mê thuột. Đứa trai không muốn sống mãi trên rừng, nó xuôi thành phố làm mướn làm thuê, đâu ở khu Bình thạnh.
    Những tưởng tạm ổn khi mái đầu tóc đã hoa râm, vậy mà...”
    Giọng người đàn ông chùng lại xa xôi, đôi mắt ông ngấn nước.
    “Bà ấy chết. Héo hắt mà chết dần. Lăn lộn đau mà chết dần vì chứng bệnh ung thư. Chết đã đành mà còn tán gia bại sản vì chạy thầy chạy thuốc. Không lẽ nhìn vợ đau nằm đó mà không tìm thầy chạy chữa. Một lần nữa bà con tom góp giúp tôi làm ma, rồi cũng qua. Mất vợ, mất nhà, tôi tay trắng...
    Cái già xồng xộc đến, tôi không thể tá tấp mãi vào con. Một đứa nghèo rớt theo chồng trên rừng. Một đứa lếch thếch làm thuê nơi thành phố.
    Tôi tìm về họ hàng ở đại lộc chơi cho khuây khỏa. Không dè khuây khỏa không thấy, thành nặng nợ cho họ hàng. Tôi lăn quay ra tai biến, méo cả miệng, xụi lơ một bên chân. May nhờ họ hàng cô bác thương cứu giúp, tôi không mất mạng, nhưng lại thành... người tật nguyền!
    Làng xóm quê cũ dù thương cho tá túc qua ngày, nhưng ở đó ăn bám họ riết quả là không ổn. Họ cũng nghèo quá sức.
    Thấy mấy bà hàng xóm chộn rộn, tôi hỏi thăm, họ bảo vào sài gòn bán vé số. Thế là tôi bám họ vào Nam luôn. Tôi trụ lại thành phố này kể cũng hai năm rồi.”
    - Thế ở Sài gòn, chú ở với ai? - tôi hỏi
    - Thiệt là may cho tôi, có người họ hàng bày vai em cho ở nhờ. Em nó cũng vất vả. Vợ chồng đi làm tối mặt tối mày, vậy mà thương tôi, xe đạp này cũng của cô chú ấy.
    Giọng ông bỗng vui vẻ rộn ràng hẳn lên: “Tôi thích trẻ con lắm. Có trẻ trong nhà cứ như ngày Tết. Buổi chiều tôi đi đón con cho cô chú ấy. Họ cũng tranh thủ làm thêm giờ, kiếm thêm chút thu nhập. Có tôi trong nhà, thêm miệng ăn, cũng là thêm cực.”
    Tôi hỏi, nếu được ước muốn thì ông ước điều gì nhất. Người đàn ông bỗng đăm chiêu : “Tuổi xế chiều ai chẳng muốn có mái gia đình ấm cúng, nhưng một kẻ tàn tật như tôi không thể mơ cao. Tôi chỉ mơ mua được cái bảo hiểm y tế và có chút ít hộ thân. Lỡ có té ngửa lăn đùng ra, cũng không là gánh nặng cho người đã giúp tôi tá túc. Tôi đã nợ biết bao người. Hai lần bệnh lăn quay, tôi sống được là nhờ bà con cả đấy !”
    · Và Ước Mơ Đã Thành
    Lần thứ hai chúng tôi lại đi tìm ông. Người đàn ông thảng thốt suýt đánh rơi tập vé số trên tay khi tôi bảo rằng, ông đã bán niềm vui và ước mơ cho bao người qua từng tờ vé số, thì này đây sẽ có một người giúp ông thực hiện ước mơ nhỏ bé của ông. Có một người tu hành, vẫn gọi là lãng tử, phiêu bạt khắp nơi, ủy thác cho chúng tôi một việc là tặng chú Lê Văn Sáu, quê gốc Quảng Nam, có hộ khẩu tại Thôn 2, xã Quảng Tâm, huyện Trung đức, Đắc nông, một thẻ bảo hiểm một năm và một số vốn để chú mưu sinh để có chút dư nho nhỏ cho chú an tâm khi ốm đau như chú từng ao ước. Và thiết thực, mỗi chiều sau khi bán vé số, mời chú ghé nhà một tình nguyện viên ở hóc môn, để được bấm huyệt và châm cứu hoàn toàn miễn phí.
    Qua phút xúc động, chú lập cập hỏi về người lãng tử, và chúng tôi có dịp chia sẻ về lòng thương xót mênh mông của Thiên Chúa. Lúc đó chú mới ngại ngùng vò đầu gãi tai mà thú nhận mình là người vô thần, chả tới chùa, lại càng không đi nhà thờ. Cuộc sống trôi dạt, lo miếng ăn không xong còn hơi sức đâu mà nghĩ đến đạo nghĩa gì. Trải qua mấy vố chết hụt, chú mới tỉnh ngộ và tự nhủ nhờ trời thương nên mới có nhiều người thương cứu giúp.
    - Thì đó chú ơi, chỉ là gọi khác đi mà thôi! thiên Chúa từ tâm chính là ông Trời giàu lòng thương xót đó - Tôi gợi lên nơi chú niềm tin đang âm ỉ trong tâm hồn con người chân chất mộc mạc.
    - Chú đợi chúng tôi nhé, Chúa nhật đầu tháng tới chúng tôi sẽ trao tận tay chú món quà mơ ước. Và biết đâu, hôm đó nếu người lãng tử có mặt ở sài gòn, chính ông sẽ bớt thời gian tới thăm chú.
    Cuộc sống có lòng thương xót thật đẹp và kỳ diệu. Lời rao giảng về Lòng Thương Xót gây ấn tượng nhất là thực hành Lòng Thương Xót. Chính những hành động bác ái cụ thể làm những ước mơ biến thành hiện thực, nhất là những ước mơ nhỏ bé của những con người nghèo khổ như chú Sáu. Chính qua những việc làm yêu thương chia sẻ đó mà người ta nhận ra một Thiên Chúa giầu lòng thương xót đang sống động giữa họ. Một việc làm nhỏ bé vì yêu thương có giá trị rao truyền lòng thương xót gấp trăm bài giảng hùng hồn văn chương bóng bảy trên toà giảng đầy tính lý thuyết và được sao chép từ trên mạng.
    Hãy luôn tin vui khi mơ ước chú sáu à. Có một Đấng xót thương chúng ta mà, và Ngài không quên chú Sáu mất ngón tay, thêm cái chân bị tật.
    Sài gòn nắng vàng rực. Bóng chú sáu nghiêng nghiêng đổ dài, còn chúng tôi thì hân hoan bàn nhau đi liên lạc địa phương đăng ký cho chú mua cái thẻ bảo hiểm y tế.
    Haleluia – Mùa Xuân của Lòng Thương Xót đang đến trước thềm rồi kìa, và nắng nhảy nhót theo từng bước chân cà tạch cà tàng của chú Sáu.
    T.H
    2013
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  8. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com