Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 32 trên 32

Chủ đề: Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc)

  1. #1
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc)


    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc)



    PONTIFICIO CONSIGLIO DELLA GIUSTIZIA E DELLA PACE

    * Nguyên tác:
    Compendium of the Social Doctrine of the Church
    Copyright 2004
    Libereria Editrice Vaticana
    * Được sự chấp thuận của Nhà Xuất Bản

    LỜI GIỚI THIỆU
    Của Đức Hồng y Angelo Sodano,
    Quốc Vụ Khanh
    Bộ Trưởng Ngoại giao Toà Thánh Vatican
    Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican, ngày 29-06-2004
    N. 559.332
    Kính gửi Đức Hồng y Renato Raffaele Martino,
    Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình


    Đức Hồng y kính mến,
    Suốt dòng lịch sử Giáo Hội và đặc biệt trong mấy thế kỷ gần đây, Giáo Hội – theo lời Đức Lêô XIII – đã không ngừng nói lên tiếng nói của mình về những câu hỏi liên quan đến cuộc sống trong xã hội. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tiếp tục công bố và cập nhật di sản về Học thuyết Xã hội Công giáo. Về phần mình, ngài đã công bố ba thông điệp quan trọng – Laborem Exercens, Sollicitudo Rei Socialis và Centesimus Annus – trình bày những bước cơ bản của tư tưởng Công giáo trong lĩnh vực này. Nhiều giám mục trên toàn thế giới trong giai đoạn gần đây đã đóng góp những hiểu biết sâu xa hơn về Học thuyết Xã hội Công giáo qua các công trình của họ. Vô số những học giả trên các lục địa cũng vẫn đang làm như vậy.
    1. Vì thế, chúng ta hy vọng rằng một bản tóm lược thu thập tất cả các chất liệu trên và trình bày một cách hệ thống, sẽ giới thiệu những điều cơ bản của Học thuyết Xã hội Công giáo. Thật đáng ca ngợi khi Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình đã đảm nhận nhiệm vụ này và đã cố gắng hết sức mình cho công trình trong những năm gần đây.
    Tôi rất vui mừng khi thấy cuốn “Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo” được xuất bản, và cùng chia sẻ với Đức Hồng y niềm vui mừng được trao gửi tập sách đến tất cả tín hữu và những người thiện chí như một thứ lương thực cần thiết để phát triển nhân cách và tinh thần, cho mọi cá nhân và mọi cộng đồng.
    2. Tài liệu này cũng trình bày giá trị của Học thuyết Xã hội Công giáo như một phương tiện để rao giảng Tin Mừng (x. Centesimus Annus, 54), bởi vì tài liệu này đặt con người và xã hội trong mối tương quan với ánh sáng Tin Mừng. Những nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công giáo đặt nền tảng trên luật tự nhiên, vì thế được xác nhận và củng cố trong niềm tin của Giáo Hội nhờ Tin Mừng của Đức Kitô.
    Dưới ánh sáng soi đường như vậy, mọi người, nam cũng như nữ, trước hết được mời gọi tự khám phá chính mình như những hữu thể siêu việt, trong mọi chiều hướng của cuộc sống, bao gồm tất cả những gì có liên quan đến mọi nội dung xã hội, kinh tế và chính trị. Niềm tin mang đến cho gia đình một ý nghĩa đầy đủ, ý nghĩa này đặt nền tảng trên cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ để làm nên tế bào đầu tiên và vô cùng quan trọng của xã hội loài người. Hơn nữa, chính niềm tin toả ánh sáng trên vinh quang của lao động, mà khi hoạt động của con người nhắm mục tiêu đem đến sự sung mãn cho chính con người, thì lao động này vừa chiếm vị trí ưu tiên so với vốn liếng tiền bạc con người bỏ ra và vừa xác định quyền lợi chính đáng của con người trong việc chia sẻ những thành tựu do lao động đó làm ra.
    3. Qua bản Tóm lược này, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của các giá trị đạo đức đặt nền móng trên luật tự nhiên được ghi khắc trong lương tâm của con người; vì thế, mỗi lương tâm con người bắt buộc phải nhìn nhận và tôn trọng luật tự nhiên này. Nhân loại ngày nay đi tìm một thứ công lý lớn hơn phù hợp với hiện tượng toàn cầu hoá; nhân loại có sự quan tâm sâu sắc về sinh thái và một sự quản lý đúng đắn đối với những công việc chung; nhân loại cũng cảm thấy cần phải bảo vệ những ý thức thuộc về dân tộc mà không mất đi tầm nhìn về con đường dẫn đến luật pháp và nhận thức về sự đoàn kết toàn thể gia đình nhân loại. Thế giới lao động, đã thay đổi sâu xa nhờ những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, đang giúp cho con người nhận ra những mức độ lạ lùng về mặt phẩm chất của lao động, nhưng tiếc thay cũng cho con người thấy những hình thức bất ổn mới, những phương thức bóc lột mới, và ngay cả sự nô lệ bên trong những xã hội được coi là giàu có sung túc. Tại những vùng khác nhau trên hành tinh này, mức sống sung túc tiếp tục phát triển, nhưng cũng vẫn có một sự gia tăng đầy sợ hãi con số những người rơi vào cảnh nghèo đói, và vì nhiều lý do khác nhau, hố ngăn cách giữa những nước kém phát triển và những nước giàu đang càng ngày càng sâu thêm. Thị trường tự do tuy là một tiến trình kinh tế với những khía cạnh tích cực, nhưng vẫn cho thấy những giới hạn của chính thị trường ấy. Mặt khác, tình yêu dành ưu tiên cho những người nghèo nói lên sự lựa chọn rất căn bản của Giáo Hội và Giáo Hội giới thiệu tình yêu thương đó cho tất cả mọi người thiện chí.
    Vì thế, rõ ràng là Giáo Hội phải làm cho tiếng nói của mình vang dội đến mọi người về ‘những điều mới mẻ’ (res novae) tiêu biểu của thời hiện đại, bởi vì Giáo Hội có nhiệm vụ mời gọi mọi người làm tất cả những gì có thể được để hướng đến một nền văn minh đúng nghĩa càng ngày càng nhắm tới sự phát triển toàn diện của con người trong tình liên đới.
    4. Những vấn đề về xã hội và văn hoá hiện nay có liên quan đến tất cả anh chị em giáo dân, như Công đồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta, để mời gọi họ đối diện với những vấn đề trần thế và hướng dẫn họ theo ý muốn của Thiên Chúa (x. Lumen Gentium, 31). Vì thế, chúng ta có thể hiểu một cách dễ dàng tầm quan trọng mang tính cơ bản của việc đào tạo giáo dân để cho sự thánh thiện từ cuộc sống của họ và sức mạnh qua những chứng tá của họ sẽ đóng góp vào sự tiến bộ của loài người. Tập tài liệu này nhắm mục tiêu giúp họ hoàn thành sứ mạng hằng ngày đó của mình.
    Hơn nữa, chúng ta cũng rất vui khi thấy nhiều phần được trình bày trong sách này cũng đã được các Giáo hội khác, các Cộng đồng Giáo hội cũng như các Tôn giáo khác đón nhận. Bản văn đã được trình bày theo một cách thức để giúp ích không những cho cộng đồng tín hữu Công giáo mà còn cho các thành phần ngoài Công giáo. Thật vậy, tất cả những ai cùng chia sẻ phép Thanh Tẩy với chúng ta, cũng như tín đồ của các Tôn giáo khác và tất cả mọi người thiện chí có thể tìm thấy, qua bản văn này, những cơ hội tốt để suy nghĩ và một động lực chung để phát triển toàn diện mỗi người và mọi người.
    5. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong khi hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp nhân loại tìm kiếm một cách tích cực cho công ích, đã cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả những ai dừng lại để suy nghĩ về những giáo huấn của cuốn sách này. Với những lời chúc tốt đẹp nhất của cá nhân tôi dành cho sự thành công của cố gắng lớn lao này, tôi xin chúc mừng Đức Hồng y và những người cộng tác với Đức Hồng y trong Hội Đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình đã thực hiện công việc quan trọng này. Xin Đức Hồng y nhận nơi đây tình cảm kính trọng chân thành của tôi.
    Trong Chúa Kitô,
    Hồng y Angelo Sodano,
    Bộ Trưởng Ngoại giao Toà Thánh
















    LỜI GIỚI THIỆU
    Của Đức Hồng y Renato Raffaele Martino
    Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình
    Tôi vui mừng giới thiệu bản Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, mà theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, đã được soạn thảo để cung cấp một cái nhìn chính xác và toàn diện về những giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
    Những thực tế xã hội đang đổi thay so với sức mạnh của Tin Mừng, mà các anh chị em tín hữu như những chứng nhân cho Đức Giêsu Kitô đang phải đối mặt, luôn luôn là một thách đố, và vào đầu thiên niên kỷ thứ ba này, thử thách ấy vẫn còn tồn tại. Việc công bố Đức Giêsu Kitô, như là “Tin Mừng” đem lại sự cứu độ, tình yêu, công lý và hoà bình, không phải được thế giới hôm nay sẵn sàng đón nhận, nhưng lời công bố này còn bị phá huỷ bởi chiến tranh, nghèo đói và bất công. Vì lý do rất chính đáng đó mà mọi người trong thời đại ngày nay càng cần đến Tin Mừng hơn bao giờ hết: Tin Mừng của niềm tin để cứu thoát, của hy vọng để thắp sáng và của bác ái để yêu thương.
    Giáo Hội hiểu rất rõ về nhân loại và khi cảm nghiệm được trước với niềm tin và với sự dấn thân tích cực, Giáo Hội vẫn luôn hướng về một “trời mới” và một “đất mới” (2 Pr 3,13) mà Giáo Hội muốn chỉ rõ cho từng con người để giúp họ sống đúng với ý nghĩa của đời mình. “Gloria Dei vivens homo”: một khi con người sống trọn vẹn theo phẩm giá của mình sẽ làm vinh danh Thiên Chúa, Đấng đã trao ban phẩm giá đó cho mỗi con người.
    Những bài học sau đây trên hết nhằm mục đích duy trì và cổ vũ mọi hoạt động của người Kitô hữu về phương diện xã hội, đặc biệt là những hoạt động của các giáo dân có liên quan cụ thể đến các lĩnh vực này: Toàn bộ cuộc sống của họ phải được coi như một công trình loan báo Tin Mừng mang lại những hiệu quả thiết thực. Mọi tín hữu trước hết phải học cách vâng lời Chúa với lòng tin mạnh mẽ như thánh Phêrô đã làm: “Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì. Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5). Tất cả những độc giả “thiện chí” sẽ hiểu được các động lực thúc đẩy Giáo Hội mau mắn đưa ra học thuyết của mình về phương diện xã hội, một lĩnh vực mà mới thoạt nhìn có vẻ như không thuộc về khả năng chuyên môn của Giáo Hội, và cũng chính những độc giả này sẽ hiểu tại sao Giáo Hội lại mạnh dạn đề cập, mạnh dạn đối thoại và hợp tác để phục vụ công ích.
    Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức cố Hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928-2002), với sự khôn ngoan, sự kiên quyết và tầm nhìn xa trông rộng, đã thực hiện phần chuẩn bị phức tạp của tài liệu này; Chứng bệnh hiểm nghèo đã không cho ngài cơ hội hoàn thành phần kết thúc và xuất bản. Công việc trên đã được giao phó cho tôi và hôm nay dành cho tất cả những ai đọc quyển sách này, vì thế công trình này mang dấu ấn vị chứng nhân vĩ đại của Thập Giá, người đã có niềm tin mãnh liệt trong những năm gian khổ của đất nước Việt Nam. Vị chứng nhân này sẽ thấu hiểu lòng biết ơn của chúng ta đối với sự lao động quý báu, tràn ngập bởi tình yêu và sự tận tuỵ của ngài, và ngài sẽ chúc lành cho những ai biết dừng lại để suy tư khi đọc những trang sách này.
    Tôi cầu xin lời chuyển cầu của Thánh Giuse, Người Bảo vệ Đấng Cứu Thế và cũng là Người Bạn đời của Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc, là Thánh Bổn Mạng của Giáo Hội hoàn vũ và của Lao động, để tài liệu này đem đến muôn vàn kết quả trong cuộc sống của xã hội như một công cụ để loan báo Tin Mừng cũng như để xây dựng cho Công lý và Hoà bình.
    Vatican, ngày 2-4-2004,
    Ngày lễ nhớ Thánh Phanxicô Paola
    GM.Giampaolo Crepaldi HY.Renato Raffaele Martino

    Thư ký Chủ tịch

    LỜI NÓI ĐẦU

    Cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo là công trình tập thể của Uỷ ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhằm giới thiệu cho đồng bào Công giáo và không Công giáo những nguyên tắc nền tảng và đường hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực xã hội.
    Để đạt được mục đích này, chúng tôi in nội dung cuốn sách thành hai ấn bản. Một ấn bản “Phổ thông” dành cho quảng đại độc giả và một ấn bản tạm gọi là “đầy đủ”, có thêm phần tra cứu, dành cho những độc giả nào muốn tham khảo, đối chiếu chi tiết về nội dung Học thuyết Xã hội Công giáo. Nội dung ấn bản Phổ thông là các phần chính văn gồm Nhập đề và 12 chương sách, kèm thêm 1232 số chú thích của bản gốc Anh ngữ. Ấn bản đầy đủ gồm tất cả nội dung của ấn bản Phổ thông cộng thêm các phần: Mục lục Tham khảo về Thánh Kinh và các Văn kiện như Công đồng Vatican II, các Thông điệp, Tông thư, Tông huấn, Sứ điệp của các giáo hoàng, các Huấn thị của các Bộ, Hội đồng Giáo hoàng và các Văn kiện khác; Mục lục Hình ảnh và Mục lục Phân tích Chủ đề.
    Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng cuốn sách này dù đã dài hơn 400 trang nhưng chỉ vẫn là bản tóm lược, nghĩa là mới chỉ nêu lên những điểm chính và quan trọng nhất trong học thuyết xã hội Công giáo, để quý độc giả có một cái nhìn tổng thể chứ chưa phải là bản trình bày đầy đủ toàn bộ học thuyết. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có bộ sách trọn vẹn này.
    Cũng vì mục đích muốn phổ biến cuốn sách cho quảng đại độc giả Việt Nam trong và ngoài Công giáo, cũng như để giúp cho độc giả dễ tiếp thu một bản văn tương đối khô khan và có tính chuyên đề, ngoài việc cố gắng dùng các từ ngữ phổ thông - không quá chuyên môn cũng không quá riêng biệt của Công giáo, ngoại trừ một số từ ngữ chưa có trong cuốn từ điển hiện nay - chúng tôi còn đưa vào một số hình ảnh minh hoạ, vừa để làm vui mắt độc giả vừa để tạo chất liệu cho các độc giả suy nghĩ thêm theo từng chủ đề. Các hình ảnh này đều ghi xuất xứ. Chúng tôi xin cám ơn các tác giả ảnh đã cho phép chúng tôi được sử dụng những hình ảnh trong cuốn sách hoàn toàn mang tính xây dựng nhân bản và vô vị lợi này.
    Trong quá trình thực hiện cuốn sách, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy Trần Bá Nguyệt và tập thể bè bạn đã chuẩn bị cho phần dịch thuật sơ khởi như: Quý Thầy Lê Mạnh Hà, Nguyễn Văn Khi, Phan Năng Huân, Hà Kim Phước, Nguyễn Hoàng Quy, thuộc Trường Đại học Nông Lâm, TP. HCM, Thầy Phạm Hữu Giáo thuộc trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân Văn, TP. HCM, Thầy Từ Việt Hùng thuộc Trường Đại học Bách Khoa, TP. HCM, Bác sĩ Đỗ Thông, Lm. Trần Đình Long, thuộc dòng Thánh Thể, Ông Nguyễn Chính Kết, Ông Lê Hùng Sơn và nhiều anh chị em tín hữu trong các ngành chuyên môn. Chúng tôi chân thành cảm tạ sự đóng góp quý báu của tất cả anh chị em cho tập sách này.
    Chúng tôi cũng hết lòng cám ơn Nhà Xuất bản Tôn Giáo, các cơ quan ban ngành đã tận tình giúp đỡ và tạo thuận lợi cho chúng tôi xuất bản cuốn sách này. Hành động nhiệt tình này nói lên sự cởi mở và quan tâm của những người đang nắm quyền hành của đất nước để cùng cộng tác với mọi người trong việc phục vụ công ích của quốc gia và toàn thể gia đình nhân loại.
    Trong quá trình dịch thuật và thực hiện cuốn sách này, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn. Chúng tôi rất mong quý độc giả thông cảm và tích cực góp ý để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau này.
    Sau cùng, xin quý độc giả cùng chúng tôi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã cho chúng ta được gặp gỡ nhau và gặp gỡ Ngài qua cuốn sách này. Kính chúc quý độc giả an mạnh và tràn đầy ơn Chúa để chúng ta cùng nhau xây dựng một nền văn hoá sự sống và một nền văn minh tình yêu cho xã hội loài người.
    Thay mặt Ban Dịch thuật và Thực hiện
    Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn



    KÝ HIỆU CÁC SÁCH THÁNH KINH
    THEO THỨ TỰ CHỮ CÁI
    NHẬP ĐỀ
    MỘT NỀN NHÂN BẢN
    TOÀN DIỆN VÀ LIÊN ĐỚI
    a. Vào lúc khai nguyên Thiên Niên Kỷ Thứ Ba
    1. Giáo Hội tiến vào Thiên Niên Kỷ Thứ Ba của kỷ nguyên Kitô giáo như một đoàn dân lữ hành, dưới sự hướng dẫn của Đức Kitô, vị “Mục Tử cao cả” (Dt 13,20). Người là “Cửa Thánh” (x. Ga 10,9) mà chúng ta đã bước qua trong Năm Toàn Xá 20001. Đức Giêsu Kitô chính là con đường, là sự thật và là sự sống (x. Ga 14,6): khi nhìn ngắm dung nhan Người, chúng ta càng thêm tin tưởng và hy vọng nơi Người, Vị Cứu Tinh duy nhất và cũng là mục tiêu duy nhất của lịch sử.
    Giáo Hội tiếp tục ngỏ lời với mọi dân tộc và mọi quốc gia, vì ơn cứu độ chỉ được ban cho con người nhân danh Đức Kitô. Sự cứu độ, mà Chúa Giêsu đã phải trả “bằng một giá đắt” (1 Cr 6,20; x. 1 Pr 1,18-19), được hoàn thành trong sự sống mới đang chờ trao cho người công chính sau khi họ chết. Nhưng sự cứu độ ấy cũng đang thâm nhập vào thế giới này qua các thực tại của kinh tế và lao động, công nghệ và truyền thông, xã hội và chính trị, cộng đồng quốc tế và các mối quan hệ giữa các nền văn hoá và giữa các dân tộc. “Đức Giêsu đến để mang ơn cứu độ toàn diện – một sự cứu độ bao trùm lên mỗi con người và toàn thể nhân loại, đồng thời mở ra một triển vọng rất kỳ diệu, là mọi người được nhận làm con Thiên Chúa”2.
    2. Vào lúc khai nguyên Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, Giáo Hội không mệt mỏi để công bố Tin Mừng mang ơn cứu độ và sự tự do đích thực đến cho các thực tại trần thế. Giáo Hội nhớ lời thánh Phaolô nói với môn đệ Timôthê của mình: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2 Tm 4,2-5).
    3. Giáo Hội cũng cống hiến học thuyết xã hội của mình cho những người bạn đồng hành với mình, là mọi người hôm nay. Thật vậy, khi Giáo Hội “chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Đức Kitô: làm chứng cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau. Giáo Hội dạy cho con người biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa”3. Học thuyết này có một mối thống nhất rất sâu xa, bắt nguồn từ Niềm Tin vào một ơn cứu độ toàn diện và trọn vẹn, từ niềm Hy Vọng vào sự sung mãn của công lý và từ Tình Yêu sẽ làm cho mọi người trở thành anh chị em với nhau trong Đức Kitô: đó cũng chính là dấu biểu hiện tình thương Thiên Chúa dành cho thế giới, một thế giới đã được Ngài yêu thương tới mức “ban tặng cả Con Một của mình” (Ga 3,16). Luật yêu thương mới mẻ này bao trùm lên cả gia đình nhân loại và là luật không có giới hạn, vì ơn cứu độ do Đức Kitô thực hiện được công bố rộng rãi “tới tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
    4. Khi khám phá ra mình được Thiên Chúa yêu thương, người ta mới hiểu được phẩm giá siêu việt của mình, biết như thế không phải để mình hài lòng với mình mà còn để đến gặp người khác qua một mạng lưới quan hệ ngày càng nhân bản hơn. Những người đã được tình thương Thiên Chúa “đổi mới” có thể thay đổi các luật lệ và chất lượng của các mối quan hệ, thậm chí chuyển biến cả các cấu trúc xã hội. Họ trở thành người có khả năng đem hoà bình đến nơi xung đột, gầy dựng và nuôi dưỡng các mối tương quan huynh đệ ở nơi có hận thù, đi tìm công lý ở nơi còn đầy cảnh người bóc lột người. Chỉ có tình thương mới có khả năng thay đổi tận gốc những mối quan hệ đang có giữa con người với nhau. Đây chính là viễn cảnh giúp mọi người thiện chí thấy được những chân trời công lý rộng mở, và con người phát triển trong sự thật và sự thiện hảo.
    5. Tình yêu hướng đến một phạm vi hoạt động rộng lớn và Giáo Hội hăng hái đóng góp vào đấy qua học thuyết xã hội của mình, một học thuyết quan tâm đến con người toàn diện và được gửi tới cho hết mọi người. Biết bao anh chị em nghèo đói đang cần giúp đỡ, biết bao người bị áp bức đang chờ công lý, biết bao người thất nghiệp đang cần công ăn việc làm, biết bao người đang mong được tôn trọng. “Làm sao đến ngày hôm nay vẫn còn người phải chết đói, phải mù chữ, thiếu sự chăm sóc y tế tối thiểu, và không có nhà che nắng che mưa? Chúng ta không bao giờ liệt kê hết danh sách những người nghèo túng, vì ngoài những hình thức nghèo túng quen thuộc trên đây còn thấy xuất hiện những dạng nghèo túng mới. Những dạng nghèo túng mới này thường tác động tới cả những bộ phận dân chúng và những tập thể dồi dào tài chính, nhưng có nguy cơ thất vọng vì không tìm được ý nghĩa cho cuộc đời, vì nghiện ngập ma tuý, vì lo sợ bị bỏ rơi khi về già hay khi đau ốm, vì bị gạt ra bên lề xã hội hay bị kỳ thị trong xã hội… Và làm sao chúng ta có thể hờ hững trước viễn cảnh về môi trường sinh thái bị khủng hoảng, đang biến những khu vực rộng lớn của hành tinh chúng ta không còn người ở hay trở nên rất khắc nghiệt đối với con người? Hoặc hờ hững đối với vấn đề hoà bình trước cảnh con người lúc nào cũng bị các cuộc chiến tàn khốc đe doạ? Hoặc hờ hững trước nguy cơ coi thường các quyền căn bản của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em?”4.
    6. Tình yêu Kitô giáo sẽ đưa chúng ta tới chỗ tố cáo, đề nghị và dấn thân vào những dự án văn hoá và xã hội; tình yêu này thúc đẩy sự hoạt động tích cực để tất cả những ai thành thật coi trọng ích lợi của con người đều muốn góp phần của mình. Nhân loại sẽ hiểu rõ hơn bao giờ hết rằng mọi người đều được liên kết với nhau bởi một vận mệnh duy nhất nên phải cùng nhau gánh lấy trách nhiệm, một trách nhiệm được thôi thúc bởi một nền nhân bản toàn diện và liên đới. Nhân loại thấy rằng, vận mệnh duy nhất này thường bị lệ thuộc, thậm chí bị áp đặt, bởi các tác nhân kinh tế và công nghệ, và cảm thấy cần phải có những nhận thức luân lý sâu xa hơn thì mới hướng dẫn được hành trình chung của nhân loại. Ngạc nhiên trước rất nhiều phát minh thuộc lĩnh vực công nghệ, con người hôm nay hết sức ao ước cho mọi tiến bộ đều được quy hướng về ích lợi thật của nhân loại, hôm nay lẫn ngày mai.
    b. Ý nghĩa của tài liệu này
    7. Người Kitô hữu biết rằng họ có thể tìm thấy trong học thuyết xã hội của Giáo Hội những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn để hành động. Đó là bước đầu để đẩy mạnh nền nhân bản toàn diện và liên đới. Bởi thế, việc phổ biến cho mọi người biết học thuyết này đúng là một công tác mục vụ ưu tiên, nhờ đó mọi người sẽ được học thuyết này soi sáng, hầu có thể giải thích các thực trạng hiện nay và tìm ra những hướng hành động thích hợp: “Giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội là một phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội”5.
    Nhìn trong ánh sáng ấy, việc phát hành tập tài liệu chứa đựng các yếu tố căn bản của học thuyết xã hội Công giáo cho thấy mối tương quan giữa học thuyết này và công cuộc tân Phúc Âm hoá6 quả là một việc làm hết sức bổ ích. Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, khi đứng ra soạn thảo tài liệu này và chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu, đã tiến hành công việc bằng cách tham khảo rộng rãi các thành viên và các vị cố vấn của Hội đồng, cũng như các thánh bộ khác của giáo triều Roma, các hội đồng giám mục các nước, các cá nhân giám mục và các chuyên viên liên quan đến những vấn đề được đề cập đến trong tài liệu.
    8. Tập tài liệu này muốn giới thiệu một cách đầy đủ và hệ thống, dù chỉ là lược qua, học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đây là kết quả suy tư thận trọng của Huấn Quyền và là biểu hiện sự dấn thân bền bỉ của Giáo Hội muốn trung thành với ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại và muốn quan tâm lo lắng cho vận mệnh của nhân loại. Thế nên, tất cả những suy tư sâu sắc nhất về thần học, triết học, luân lý, văn hoá và mục vụ trong học thuyết này đều được giới thiệu một cách hệ thống, khi chúng liên quan đến các vấn đề xã hội. Bằng cách đó, chúng ta minh chứng cho mọi người thấy sẽ rất có kết quả khi để cho các vấn đề mà loài người đang phải đối mặt trong cuộc hành trình của mình qua dòng lịch sử được tiếp cận Tin Mừng. Khi học hỏi tập tài liệu toát yếu này, cần nhớ rằng các bản văn trích dẫn của Huấn Quyền, được lấy ra từ các văn kiện thuộc nhiều thẩm quyền khác nhau. Bên cạnh các văn kiện của công đồng và các thông điệp còn có các bài diễn văn của đức giáo hoàng và các tài liệu do các bộ của Toà Thánh soạn thảo. Và như chúng ta đã biết, nhưng cũng cần nhắc lại, độc giả nên lưu ý mỗi tài liệu có thẩm quyền giáo huấn khác nhau. Tập tài liệu này chỉ muốn đưa ra các yếu tố căn bản của học thuyết xã hội Công giáo, và để các hội đồng giám mục tuỳ theo tình hình địa phương mà đưa ra những áp dụng thích hợp7.
    9. Tập tài liệu này cho chúng ta có một cái nhìn tổng lược nhưng đầy đủ về bố cục cơ bản của toàn bộ giáo huấn xã hội Công giáo. Nhờ cái nhìn tổng lược ấy, chúng ta có thể tiếp cận các vấn đề xã hội hiện nay một cách thích đáng, nhưng phải nhìn các vấn đề ấy như một tổng thể thống nhất vì đặc điểm của các vấn đề ấy hiện nay là càng ngày chúng càng có liên hệ với nhau, ảnh hưởng đến nhau và càng ngày càng trở thành mối quan tâm của toàn thể gia đình nhân loại. Tập tài liệu trình bày giáo huấn xã hội của Giáo Hội này muốn giới thiệu một cách tiếp cận có hệ thống để tìm ra giải pháp cho các vấn đề, hầu mọi phân định, phán đoán và quyết định của chúng ta đều phù hợp với thực tế, cũng như sự liên đới và hy vọng của chúng ta sẽ có tác dụng lớn hơn trên các tình thế phức tạp hiện nay. Thật vậy, các nguyên tắc trong học thuyết xã hội Công giáo đều có liên quan với nhau, nguyên tắc này soi sáng cho nguyên tắc kia, bao lâu chúng còn phản ánh quan điểm Kitô giáo về nhân học8, và cũng là những kết quả rút ra được từ mạc khải của Thiên Chúa về tình yêu của Ngài đối với con người. Tuy nhiên, không được quên rằng thời gian trôi qua và các hoàn cảnh xã hội đổi thay buộc chúng ta phải cập nhật liên tục các suy tư của chúng ta về các vấn đề được nêu ra ở đây, để chúng ta có thể giải thích đúng đắn các dấu chỉ mới của thời đại.
    (Nhận từ email Đinh văn Thiệu)
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 3 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  3. #2
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 10 - 19


    10. Tập tài liệu này được coi là một công cụ giúp chúng ta phân định về mặt luân lý và mục vụ các biến cố phức tạp đang ghi dấu trên thời đại hôm nay; cũng có thể coi tập tài liệu này như một kim chỉ nam giúp cá nhân cũng như tập thể có những thái độ và lựa chọn để mọi người có thể nhìn về tương lai một cách tin tưởng và hy vọng nhiều hơn; cũng có thể coi tập tài liệu này như một sự hỗ trợ người tín hữu muốn hiểu biết giáo huấn của Giáo Hội về luân lý xã hội. Từ đó, có thể đưa ra những đối sách mới đáp ứng các yêu cầu của thời đại, bắt kịp các nhu cầu và các năng lực của con người. Nhưng trên hết, tập tài liệu này còn muốn tạo nên động lực thúc đẩy việc khám phá lại ơn gọi của các đoàn sủng khác nhau trong Giáo Hội, nhằm phục vụ công cuộc Phúc Âm hoá trật tự xã hội, vì “mọi thành phần trong Giáo Hội đều tham dự vào chiều kích trần thế này”9. Tóm lại, tập tài liệu này nhằm mục đích thúc đẩy cuộc đối thoại với bất cứ ai chân thành mong muốn điều tốt đẹp cho nhân loại.
    11. Tập tài liệu nhắm trước tiên đến các giám mục, là những vị sẽ quyết định dùng những phương pháp nào thích hợp nhất để phổ biến và giải thích tài liệu một cách đúng đắn. Thật vậy, trong nhiệm vụ giảng dạy (munus docendi), các giám mục có bổn phận phải dạy rằng “các thực tại trần thế và các tổ chức nhân loại đã được sắp đặt để cứu độ con người, theo như kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hoá, và vì thế, tất cả các thực tại và các tổ chức ấy có thể đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô”10. Các linh mục, các nam nữ tu sĩ, và nói chung,tất cả những người có trách nhiệm đào tạo đều sẽ tìm thấy ở đây kim chỉ nam cho công tác giảng dạy và công cụ cho việc làm mục vụ của mình. Các tín hữu giáo dân – những người tìm kiếm Nước Trời “bằng cách dấn thân vào các việc trần thế và hướng dẫn chúng theo ý muốn của Thiên Chúa”11 – sẽ tìm ra trong tập tài liệu này ánh sáng giúp mình thấy rõ sứ mạng riêng biệt của mình.Các cộng đồng Kitô hữu cũng có thể dựa vào tập tài liệu này để phân tích các hoàn cảnh cách khách quan, làm sáng tỏ các hoàn cảnh ấy dựa vào những lời bất di bất dịch của Tin Mừng, hay rút ra những nguyên tắc để suy nghĩ, những tiêu chuẩn để phê phán và những đường hướng để hành động12.
    12. Tập tài liệu này cũng được gửi tới anh chị em thuộc các Giáo hội và các Cộng đồng Giáo hội khác, gửi tới các tín đồ của các tôn giáo, cũng như tất cả những người thiện chí đang dấn thân phục vụ công ích: ước chi họ tiếp nhận tập tài liệu này như kết quả của một kinh nghiệm phổ quát của con người, được ghi dấu bằng vô số các dấu hiệu cho biết Thánh Thần Thiên Chúa đang hiện diện. Đó là một kho tàng gồm cả điều cũ lẫn điều mới (x. Mt 13,52) mà Giáo Hội muốn san sẻ trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, vì từ nơi Thiên Chúa sẽ tuôn đổ “mọi ơn lành và mọi phúc lộc tuyệt hảo” (Gc 1,17). Quả là một dấu hiệu đáng hy vọng khi các tôn giáo và các nền văn hoá hiện nay tỏ ra rất sẵn sàng đối thoại và đang cảm thấy nhu cầu cấp bách phải hợp lực để đẩy mạnh công lý, tình huynh đệ, hoà bình và sự phát triển của con người.
    Giáo hội Công giáo liên kết nỗ lực của mình với nỗ lực của các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội khác trong lĩnh vực xã hội, bất kể về mặt lý thuyết hay về mặt thực hành. Cùng với họ, Giáo hội Công giáo tin rằng người ta có thể rút tỉa từ kho tàng chung là các giáo huấn xã hội, đã được truyền thống sống động của dân Chúa lưu giữ, những động lực và những định hướng giúp mọi người cộng tác với nhau chặt chẽ hơn để xúc tiến công lý và hoà bình13.
    c. Để phục vụ sự thật toàn vẹn về con người
    13. Tập tài liệu này là một cách Giáo Hội phục vụ con người trong thời đại hôm nay; Giáo Hội để lại cho họ di sản là học thuyết xã hội của mình, cũng theo phương cách đối thoại mà chính Thiên Chúa đã làm khi “ngỏ lời với mọi người như với bạn hữu mình (x. Xh 33,11; Ga 15,14-15) và đi lại giữa mọi người” (x. Br 3,38), qua Con Một đã làm người của mình”14. Cảm hứng từ Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, tập tài liệu này cũng lấy “con người duy nhất và toàn diện với thể xác và linh hồn, với tình cảm và lương tâm, với lý trí và ý chí”15 làm then chốt cho toàn thể phần trình bày của mình. Trong viễn cảnh ấy, Giáo Hội “không vì một tham vọng trần thế nào, chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất là xúc tiến công việc của Đức Kitô dưới sự hướng dẫn thân tình của Chúa Thánh Thần. Vì Đức Kitô đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật, để cứu độ chứ không phải để lên án, để phục vụ chứ không để được người ta phục vụ”16.
    14. Thông qua tập tài liệu này, Giáo Hội muốn đóng góp phần sự thật của mình để trả lời cho vấn đề con người chiếm vị trí nào trong thiên nhiên và trong xã hội con người, một vấn đề mà các nền văn minh và văn hoá đang phải đối mặt khi chúng biểu hiện cho sự khôn ngoan của con người. Bắt nguồn từ một quá khứ đã có hàng ngàn năm và được biểu hiện qua những hình thức như tôn giáo, triết học và thi ca, theo từng thời đại và từng dân tộc, các nền văn minh và văn hoá ấy đưa ra cách lý giải riêng của mình về vũ trụ và xã hội con người, cũng tìm cách hiểu thế nào là hiện hữu và mầu nhiệm hiện hữu. Tôi là ai? Tại sao lại có đau khổ, sự dữ, chết chóc bất chấp mọi tiến bộ đã thực hiện được? Những thành quả con người đã đạt được có còn giá trị gì, khi con người phải trả một cái giá đắt tới mức không thể chịu nổi? Còn gì nữa sau cuộc đời này? Đó là những vấn nạn căn bản luôn xuất hiện trong cuộc đời con người17. Về điểm này, chúng ta có thể nhớ lại lời nhắn nhủ “Hãy tự biết lấy mình”, được khắc trên cổng đền ở Delphi, lời đó xác nhận một sự thật căn bản là con người được mời gọi tách riêng ra khỏi các thụ tạo khác, con người chỉ thật sự là con người do tự bản chất con người luôn hướng tới việc tìm biết chính mình.
    15. Đời sống con người, xã hội và lịch sử sẽ đi theo hướng nào tuỳ thuộc rất nhiều vào những câu trả lời mà chúng ta tìm được cho những câu hỏi về vị trí của con người trong thiên nhiên và xã hội. Mục đích của tập tài liệu này cũng là để góp phần đưa ra những câu trả lời ấy. Thật vậy, ý nghĩa sâu xa nhất của cuộc sống con người được lộ ra khi con người tự do tìm kiếm sự thật nào có thể định hướng và đem lại sự sung mãn cho cuộc sống. Những vấn nạn đã nhắc tới trên đây là những vấn nạn không ngừng thu hút lý trí và ý muốn của con người dấn thân vào công cuộc tìm kiếm ấy. Những vấn nạn ấy cũng chính là sự biểu hiện cao cả nhất của bản tính con người, vì chúng đòi con người phải đáp trả sâu xa tới mức bắt mỗi cá nhân phải dấn thân bằng cả cuộc sống của mình. Ngoài ra, ở đây, chúng ta cũng đụng phải những vấn đề chủ yếu mang tính tôn giáo: “Khi tra cứu ‘nguyên nhân của sự vật’, đồng thời muốn tìm kiếm câu trả lời cuối cùng và trọn vẹn nhất, lý trí con người sẽ đi tới tột đỉnh và mở ra với thế giới của tôn giáo… Tính tôn giáo chính là biểu hiện thanh cao nhất của con người vì đó chính là cao điểm của một bản tính có lý trí. Tính tôn giáo xuất phát từ khát vọng sâu xa của con người - khát vọng tìm kiếm sự thật - nhưng tính tôn giáo cũng là nền tảng cho việc tìm kiếm thế giới thần linh cách tự do và riêng tư”18.
    16. Những vấn đề căn bản đi theo con người trong suốt cuộc hành trình ngay từ lúc khởi đầu đến nay còn mang nhiều ý nghĩa hơn nữa, vì thời đại chúng ta ngày nay phải đương đầu với những thách đố lớn lao, các tình huống mới mẻ và các quyết định quan trọng khi đối diện với các thế hệ mới.
    Thách đố đầu tiên trong những thách đố lớn lao đang đặt ra cho con người hôm nay là chính sự thật về hữu thể được gọi là con người. Ranh giới và tương quan giữa thiên nhiên, công nghệ và luân lý là những vấn đề buộc cá nhân và tập thể phải chịu trách nhiệm về thái độ của mình đối với câu trả lời: con người là gì, con người có thể làm được những gì và con người phải như thế nào? Thách đố thứ hai là làm sao hiểu được và xử lý sự đa nguyên và sự khác biệt ở mọi cấp độ: đa nguyên và khác nhau trong các cách suy nghĩ, trong các lựa chọn luân lý, trong văn hoá, trong sự liên kết tôn giáo, trong triết lý về sự phát triển con người và xã hội. Thách đố thứ ba là việc toàn cầu hoá, một sự kiện có ý nghĩa rộng lớn và sâu xa hơn nhiều chứ không chỉ đơn giản là kinh tế được toàn cầu hoá, vì lịch sử đang chứng kiến một kỷ nguyên mới vừa khai mạc, có liên quan đến vận mệnh của loài người.
    17. Các môn đệ của Đức Giêsu Kitô cảm thấy mình cũng đang bị cuốn hút vào những vấn nạn ấy; họ cũng cưu mang những vấn nạn ấy trong tâm hồn và cũng muốn cùng với mọi người dấn thân tìm kiếm sự thật và ý nghĩa của cuộc đời – để sống cuộc đời ấy như những cá nhân và như thành phần của xã hội. Các môn đệ của Đức Giêsu Kitô góp phần vào công cuộc tìm kiếm ấy bằng cách quảng đại làm chứng cho ân huệ đặc biệt mà Thiên Chúa đã tặng không cho loài người: đó là Thiên Chúa đã nói Lời của Ngài cho con người suốt dòng lịch sử; bản thân Ngài đã bước vào lịch sử để đối thoại với loài người và để mạc khải cho loài người biết kế hoạch cứu độ, sự công bằng và tình huynh đệ. Trong Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và chỉ cho chúng ta thấy con đường mình phải đi và đích điểm mình phải phấn đấu đạt tới.
    d. Trong dấu hiệu của liên đới, tôn trọng và yêu thương
    18. Giáo Hội lữ hành qua các nẻo đường lịch sử cùng với toàn thể nhân loại. Giáo Hội sống trong thế giới, và dù không thuộc về thế giới (x. Ga 17,14-16), Giáo Hội cũng được mời gọi phục vụ thế giới theo ơn gọi sâu xa của mình. Thái độ này, cũng được nhắc đến trong tập tài liệu đây, là thái độ được xây dựng trên sự xác tín rằng: việc thế giới nhìn nhận Giáo Hội như một thực tế lịch sử và như chất men trong lịch sử quan trọng thế nào đối với thế giới thì việc Giáo Hội nhận ra những gì Giáo Hội thu được từ lịch sử và từ công cuộc phát triển của nhân loại cũng quan trọng như thế đối với Giáo Hội19. Công đồng Vatican II đã chứng minh một cách hùng hồn về sự liên đới, tôn trọng và ưu ái của mình đối với toàn thể gia đình nhân loại bằng cách tham gia đối thoại với nhân loại về nhiều vấn đề, “đem lại ánh sáng được thắp lên từ Tin Mừng và trao phó cho loài người những nguồn mạch cứu độ mà Giáo Hội đã nhận được từ tay Đấng Sáng Lập, dưới sự thôi thúc của Thánh Thần. Chính con người mới là đối tượng cần được cứu độ, chính xã hội con người mới là đối tượng cần được đổi mới”20.
    19. Là dấu chỉ trong lịch sử về tình thương của Thiên Chúa đối với con người và về ơn gọi của toàn thể nhân loại, hướng đến sự hợp nhất với nhau như con cái cùng một Cha21, Giáo Hội mong muốn qua tập tài liệu về học thuyết xã hội này đề nghị với mọi người một nền nhân bản phù hợp với những tiêu chuẩn trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa trong lịch sử, một nền nhân bản toàn diện và liên đới có thể tạo ra một trật tự xã hội, kinh tế và chính trị mới, đặt nền tảng trên phẩm giá và tự do của mỗi con người; trật tự ấy phải được khai sinh trong hoà bình, công lý và liên đới. Nền nhân bản này có thể trở thành sự thật nếu mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng biết vun trồng các đức tính luân lý và xã hội nơi bản thân mình và phổ biến chúng trong xã hội. “Như vậy, với sự trợ giúp cần thiết của ân huệ Chúa, một thế hệ mới gồm những con người mới sẽ được khai sinh, làm khuôn mẫu cho một nhân loại mới”22.
    PHẦN MỘT
    “Cần phải lấy chiều hướng thần học để vừa giải thích vừa giải quyết các vấn đề hiện nay trong xã hội loài người”.
    (Centesimus Annus, 55)
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  4. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  5. #3
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 20 - 29

    CHƯƠNG MỘT

    KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG

    CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI
    I. HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG CỦA THIÊN CHÚA TRONG LỊCH SỬ DÂN ISRAEL
    a. Sự hiện diện vô điều kiện của Thiên Chúa
    20. Trong mọi truyền thống văn hoá, bất cứ kinh nghiệm tôn giáo chân chính nào cũng đều dẫn người ta tới chỗ linh cảm một huyền nhiệm nào đó, và huyền nhiệm này thường giúp chúng ta nhận ra một vài nét trong dung mạo Thiên Chúa. Một đàng, Thiên Chúa được coi là nguồn gốc của mọi sự đang hiện hữu, là sự hiện diện bảo đảm cho con người có được những điều kiện sống căn bản để tổ chức thành một xã hội, trao vào tay con người những phương thế cần thiết. Đàng khác, Thiên Chúa xuất hiện như chuẩn mực cho biết mọi sự phải thế nào, như sự hiện diện luôn thách thức các hoạt động của con người – cả trên bình diện cá nhân lẫn xã hội – liên quan đến việc sử dụng các phương thế ấy trong mối tương quan với người khác. Thế nên, trong bất cứ kinh nghiệm tôn giáo nào, người ta cũng phải hết sức chú ý tới chiều hướng ban tặng và cho không, được coi là yếu tố nằm bên dưới mọi kinh nghiệm con người có về cuộc sống của mình cùng với người khác trong thế giới, cũng như phải hết sức chú ý tới những âm hưởng của chiều hướng này trên lương tâm con người, khiến con người cảm thấy mình được kêu gọi để quản lý quà tặng đã nhận được với tinh thần trách nhiệm và cùng với người khác. Bằng chứng cho sự kiện này là ai ai cũng nhận ra một quy luật vàng, cho biết đâu là điều Đấng Huyền Nhiệm muốn dạy con người trong quan hệ với nhau: “Bất cứ điều gì anh em muốn người khác làm cho mình thì chính anh em hãy làm cho họ” (Mt 7,12)23.
    21. Trên kinh nghiệm tôn giáo phổ quát nền tảng ấy, được mỗi người cảm nhận mỗi khác, chúng ta thấy nổi rõ sự mạc khải tiệm tiến của Thiên Chúa về bản thân mình cho dân Israel. Mạc khải này đáp ứng nỗi khao khát của con người đi tìm kiếm Chúa, và đáp ứng một cách hết sức bất ngờ theo cung cách của lịch sử – tức là vừa gây ấn tượng vừa thâm nhập sâu xa – qua đó Thiên Chúa cho con người thấy tình thương của Ngài cách cụ thể. Theo sách Xuất Hành, Thiên Chúa nói với Môsê như sau: “Ta đã thấy nỗi khốn khổ của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe thấy tiếng kêu la của chúng vì các tay đốc công; Ta biết những đau khổ của chúng, và Ta sẽ xuống để giải thoát chúng khỏi tay những người Ai Cập, đưa chúng ra khỏi đất ấy để tới miền đất tốt tươi và rộng rãi, miền đất chảy sữa và mật ong” (Xh 3,7-8). Sự hiện diện hoàn toàn vô vị lợi của Thiên Chúa – một điều được ám chỉ qua cái tên của Ngài như Ngài đã mạc khải cho Môsê, “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3,14) – được biểu lộ qua việc Ngài giải phóng họ khỏi ách nô lệ và qua những lời Ngài hứa. Những việc này đã trở thành những hành động lịch sử, là nguyên nhân đưa tới cách thế mà dân Chúa tự xác định mình, khi nhận được sự tự do và miền đất Chúa ban tặng.
    22. Hành động tặng không mà Thiên Chúa đã thực hiện hết sức hiệu quả trong lịch sử ấy luôn có kèm theo việc cam kết thực thi giao ước, do Thiên Chúa đề nghị và được dân Israel chấp nhận. Trên núi Sinai, sáng kiến của Thiên Chúa đã trở thành cụ thể qua giao ước của Ngài với dân Ngài, và kèm theo đó là Mười Điều Răn do Chúa mạc khải (x. Xh 19-24). “Mười Điều Răn” ấy (Xh 34,28; x. Đnl 4,13; 10,4) “diễn tả nội dung bao hàm những việc thuộc về Chúa khi ký kết giao ước. Sống có luân lý chính là một cách đáp trả sáng kiến yêu thương của Thiên Chúa. Đó chính là sự tri ân và tôn kính dành cho Thiên Chúa, đồng thời là sự thờ phượng trong tâm tình biết ơn. Đó cũng là cộng tác vào kế hoạch mà Thiên Chúa đang theo đuổi trong dòng lịch sử”24.
    Mười Điều Răn tạo nên một con đường sống đặc biệt và an toàn nhất để được tự do khỏi bị nô lệ tội lỗi - cũng là một cách diễn đạt đặc biệt của luật tự nhiên. Mười Điều Răn “dạy chúng ta biết thế nào là làm người thật sự. Chúng chỉ cho chúng ta thấy những nghĩa vụ thiết yếu, và do đó, một cách gián tiếp, chúng cho chúng ta thấy những quyền căn bản nằm trong bản tính con người”25. Chúng mô tả cho chúng ta biết luân lý chung của con người là gì. Trong Tin Mừng, chính Đức Giêsu đã nhắc nhở chàng thanh niên giàu có rằng Mười Điều Răn (x. Mt 19,18) “chính là những quy luật thiết yếu cho mọi đời sống xã hội”26.
    23. Từ Mười Điều Răn ấy, chúng ta thấy mình phải cam kết không những trung thành với một Thiên Chúa chân thật duy nhất, mà còn phải có những mối quan hệ xã hội thế nào giữa dân giao ước với nhau. Đặc biệt những mối quan hệ này được quy định bởi điều được gọi làquyền của người nghèo: “Nếu người nào trong các ngươi nghèo, một người trong anh chị em các ngươi…, các ngươi không được đóng lòng hay khoá tay lại, mà phải mở rộng tay với người ấy và cho người ấy vay đủ cái người ấy cần” (Đnl 15,7-8). Những điều này cũng áp dụng cho cả người ngoại quốc: “Khi có người ngoại quốc cư ngụ với các ngươi trên đất các ngươi, các ngươi không được làm hại người ấy. Người ngoại quốc cư ngụ với các ngươi cũng được coi như người bản xứ như các ngươi, các ngươi sẽ yêu thương người ấy như chính mình; vì các ngươi cũng đã từng là người ngoại quốc trên đất Ai Cập. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,33-34). Như thế, việc ban tự do và Đất Hứa, ban Giao Ước trên núi Sinai và Mười Điều Răn, tất cả những ân huệ ấy đều được gắn liền với những bổn phận sẽ chi phối quá trình phát triển xã hội Israel, trong công bằng và liên đới.
    24. Trong số nhiều chuẩn mực diễn tả cách cụ thể sự cho không của Thiên Chúa và việc chia sẻ sự công bằng như Chúa đã thôi thúc, luật Năm Sabat (cứ bảy năm một lần) và luật Năm Toàn Xá (cứ năm mươi năm một lần)27 được coi là những chỉ dẫn quan trọng cho đời sống xã hội và kinh tế của dân Israel – dù rất tiếc chúng không bao giờ được thực hiện cách hoàn toàn hữu hiệu trong lịch sử. Không kể việc yêu cầu để ruộng đồng nghỉ ngơi, luật còn đòi người Israel xoá hết nợ nần và tha bổng cho cả người lẫn của cải: ai nấy được tự do trở về nguyên quán của mình và lấy lại những tài sản đã được thừa kế một cách tự nhiên.
    Luật này nhằm bảo đảm cho thấy biến cố cứu độ Xuất Hành khỏi Ai Cập và việc trung thành với Giao Ước không chỉ là nguyên tắc làm nền cho đời sống xã hội, chính trị và kinh tế, mà còn là nguyên tắc hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan tới sự nghèo đói về kinh tế và các bất công xã hội. Nguyên tắc này thường được viện đến mỗi khi người ta muốn canh tân đời sống của dân Giao Ước, từ bên trong và liên tục, hầu làm cho đời sống của họ phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Để loại trừ sự kỳ thị và những bất bình đẳng về kinh tế do những sự thay đổi trong kinh tế và xã hội gây ra, cứ bảy năm, người ta nhớ lại biến cố Xuất Hành và Giao Ước bằng những hành vi xã hội và pháp lý, nhằm trả lại ý nghĩa sâu xa nhất cho những khái niệm về nghèo đói, nợ nần, vay mượn và của cải.
    25. Các luật cử hành Năm Sabat và Năm Toàn Xá chính là một hình thức “học thuyết xã hội” thu nhỏ28. Chúng cho thấy các nguyên tắc của công lý và liên đới xã hội đã được cảm hứng thế nào từ hành vi cứu độ vô vị lợi của Thiên Chúa. Chúng không chỉ có giá trị sửa chữa những tập tục bị chi phối bởi các quyền lợi và mục tiêu ích kỷ, mà còn như một lời tiên tri cho tương lai, chúng đã trở thành những điểm tham khảo mang tính quy phạm mà mỗi thế hệ Israel phải tuân thủ nếu muốn trung thành với Thiên Chúa của mình.
    Những nguyên tắc này cũng trở thành tiêu điểm cho các ngôn sứ nhắm tới khi giảng dạy, bằng cách giúp người ta đưa chúng vào nội tâm. Theo lời dạy của các ngôn sứ, Thần Khí Thiên Chúa, được đổ vào tâm hồn con người, sẽ làm cho những tình cảm về công lý và liên đới ấy, từng hiện diện trong tâm hồn Đức Chúa, bám rễ trong lòng mọi người (x. Gr 31,33 và Ez 36,26-27). Lúc ấy, ý muốn của Thiên Chúa – được diễn tả trong Mười Điều Răn mà Ngài đã ban cho họ trên núi Sinai – sẽ bám rễ trong nơi sâu xa nhất của con người. Nhờ tiến trình nội tâm hoá này mà các hành vi xã hội của con người có được chiều sâu và được hiện thực nhiều hơn, có thể làm cho các thái độ đối với công lý và liên đới dần dần trở thành những thái độ phổ quát, mà dân Giao Ước được mời gọi thi hành đối với hết mọi người trong mọi quốc gia và dân tộc.
    b. Nguyên tắc sáng tạo và hành động tặng không của Thiên Chúa
    26. Suy tư của các Tiên Tri và suy tư trong Văn Chương Khôn ngoan, để đi tới nguyên tắc mọi sự đều do Thiên Chúa tạo thành, đã đề cập đến lần đầu tiên việc Thiên Chúa bày tỏ kế hoạch của Ngài đối với toàn thể nhân loại và nguyên tắc này cũng trở thành nguồn cội cho toàn thể kế hoạch dành cho con người. Trong cách tuyên xưng niềm tin của người Israel, xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá, điều này không có nghĩa chỉ là bày tỏ một niềm tin lý thuyết, mà còn nắm bắt được tầm mức rộng lớn của hành vi tặng không mà Thiên Chúa nhân hậu đã làm cho con người. Thật vậy, Thiên Chúa hoàn toàn tự do khi trao ban sự hiện hữu và sự sống cho tất cả mọi sự đang có. Chính vì lý do đó, người nam cũng như người nữ, đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa (x. St 1,26-27), được mời gọi hãy trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt họ vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo.
    27. Chỉ trong hành vi tự do của Thiên Chúa Tạo Hoá, chúng ta mới tìm được ý nghĩa chính xác của việc tạo dựng, dù rằng công trình tạo dựng này đã bị tội lỗi làm biến dạng. Thật vậy, trình thuật về cái tội đầu tiên (x. St 3,1-24) cho thấy nhân loại bị cám dỗ liên tục và sống trong tình cảnh xáo trộn sau khi tổ tiên mình sa ngã. Bất tùng phục Thiên Chúa tức là né tránh sự chăm sóc yêu thương của Ngài và đòi kiểm soát cuộc đời và hành vi của mình trong thế giới. Cắt đứt mối quan hệ hiệp thông với Thiên Chúa là gây ra đổ vỡ trong chính sự thống nhất nội tâm của con người, trong những mối quan hệ giữa người nam và người nữ, cũng như trong những mối quan hệ hài hoà giữa loài người và các thụ tạo khác29. Muốn tìm gốc rễ sâu xa nhất của mọi tệ đoan đang ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội giữa con người với nhau, của tất cả những tình huống trong đời sống kinh tế và chính trị đang tấn công phẩm giá con người, đang hãm hại công lý và tình liên đới, thì phải tìm trong lần xa cách chia lìa đầu tiên ấy.
    II. ĐỨC GIÊSU KITÔ, SỰ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA CHA
    a. Nơi Đức Giêsu Kitô, biến cố mang tính quyết định trong lịch sử quan hệ của Thiên Chúa với loài người được thực hiện
    28. Lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa đã thúc đẩy Ngài hành động, đồng thời đã cho chúng ta chìa khoá để hiểu các hành động ấy, nay trở nên gần gũi con người đến nỗi chúng mang dáng dấp của một con người, tên là Giêsu, tức là Ngôi Lời đã thành xương thành thịt. Trong Tin Mừng thánh Luca, Đức Giêsu mô tả tác vụ cứu thế của mình bằng những lời lẽ của Isaia, cho chúng ta biết ý nghĩa tiên tri của năm toàn xá: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, công bố ơn giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù sáng mắt, giải phóng những ai bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19; x. Is 61,1-2). Như thế, Đức Giêsu đã tự xếp mình vào hàng ngũ những người hoàn tất, không phải chỉ vì Người đã thực hiện những gì Thiên Chúa đã hứa và những gì dân Isarel chờ đợi, mà sâu xa hơn còn vì, biến cố mang tính quyết định trong lịch sử, quan hệ của Thiên Chúa với con người đã được thực hiện nơi Đức Giêsu. Vì thế, Người mới dám tuyên bố: “Ai thấy Ta là đã thấy Cha” (Ga 14,9). Nói cách khác, Đức Giêsu chính là bằng chứng để chúng ta thấy tận mắt Thiên Chúa đã hành động quả quyết thế nào đối với con người.
    29. Tình yêu thôi thúc Đức Giêsu thi hành sứ vụ giữa loài người chính là tình yêu Người đã nghiệm thấy khi kết hợp mật thiết với Chúa Cha. Tân Ước giúp chúng ta đi sâu hơn trong kinh nghiệm mà Đức Giêsu đã từng sống và truyền đạt cho chúng ta, kinh nghiệm về tình yêu của Chúa Cha, mà Người gọi là “Abba, Cha ơi!”, và từ đó, giúp chúng ta đi vào chính trung tâm đời sống Thiên Chúa. Đức Giêsu loan báo tình thương giải phóng của Thiên Chúa cho những ai Người gặp trên đường của mình, trước hết là những người nghèo, những người bị gạt ra bên lề, những người tội lỗi. Người mời gọi tất cả mọi người đi theo Người vì Người là người đầu tiên tùng phục kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, và Người làm việc này một cách hết sức đặc biệt như người sứ giả được Thiên Chúa sai đến thế gian.
    Việc Đức Giêsu ý thức mình là Con là một biểu hiện của kinh nghiệm ưu tiên đó. Con được Cha ban cho mọi thứ và được ban cho một cách hoàn toàn tự do: “Mọi sự của Cha đều là của Thầy” (Ga 16,15). Đến lượt mình, sứ mạng của Người là làm cho mọi người chia sẻ hồng ân ấy và chia sẻ quan hệ con cái ấy: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa vì tôi tớ không biết việc chủ làm; nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu vì tất cả những gì Thầy nghe thấy nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15).
    Đối với Đức Giêsu, nhận ra tình yêu của Chúa Cha có nghĩa là phải uốn nắn các hành vi của mình theo lòng thương xót và vô vị lợi của Thiên Chúa; chính những điều này làm cho sự sống mới được khai sinh. Hay có nghĩa là trở nên tấm gương và khuôn mẫu cho các môn đệ từ chính sự hiện hữu của mình. Những ai đi theo Đức Kitô được kêu gọi hãy sống như Người, và sau khi Người vượt qua cái chết và sống lại, còn phải sống trong Người và nhờ Người, dựa vào một hồng ân hết sức phong phú là Chúa Thánh Thần, còn gọi là Đấng An Ủi, Ngài sẽ tìm cách đưa nếp sống riêng của Đức Kitô vào trong tâm hồn con người.

    Cha Trần Đình Long gởi link “Chia Sẻ Phận Người”
    KHÔNG THUỘC VỀ THẾ GIAN
    (Ga 17, 11b-19)
    "Con đã ban lời Cha cho chúng,và thế gian đã ghét chúng,vì chúng không thuộc về thế gian,cũng như Con không thuộc về thế gian.Con không xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian,nhưng xin gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ.”Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ con,Vâng ! Con cũng không xin đem con ra khỏi thế gian,nhưng xin gìn giữ con trước quyền lực sự dữ.vì thế gian đã ghét con, khi con không thuộc về nó.Web muoichodoi.info da sua chua xong, hoat dong tro lai voi mot so muc moi.
    Moi anh chi em vao coi.
    Đây là link “Chia Sẻ Phận Người”
    Mời mọi người cùng chia sẻ phận những con người bất bình thường
    để cảm thông và xót thương như Chúa xót thương.

    (Xem trước) Phát
    (Hiển thị liên kết)

    Chia Sẻ Phận Người. Cha Giuse Trần Đình Long,sss.

    Sally Nguyen










    thay đổi nội dung bởi: T Phương Đông, 14-08-2013 lúc 11:03 AM
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  6. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  7. #4
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default


    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 30 - 39







    b. Mạc khải tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi
    30. Trước sự ngạc nhiên không ngừng của những người đã từng cảm nghiệm tình yêu khôn tả của Thiên Chúa (x. Rm 8,26), Tân Ước dựa vào mạc khải đầy đủ về tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, được bày tỏ trong cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu Kitô, để cho chúng ta hiểu đâu là ý nghĩa cuối cùng của mầu nhiệm Chúa Con Nhập thể và sứ mạng của Người giữa muôn người. Thánh Phaolô viết: “Nếu Thiên Chúa đã bênh vực chúng ta, ai dám chống lại chúng ta? Thiên Chúa đã không tha chính Con mình mà đã trao nộp Người vì tất cả chúng ta, chẳng lẽ Thiên Chúa sẽ không trao cho chúng ta mọi sự cùng với Người Con ấy?” (Rm 8,31-32). Thánh Gioan cũng nói tương tự như thế: “Tình yêu cốt ở điều này, là không phải chúng ta yêu Thiên Chúa nhưng chính Ngài yêu thương chúng ta trước và đã gửi Con mình đến đền tội thay cho chúng ta” (1 Ga 4,10).
    31. Dung mạo Thiên Chúa, dần dần được tỏ lộ trong lịch sử cứu độ, chiếu sáng trong tất cả đường nét của mình nơi dung mạo Đức Giêsu Kitô, Đấng đã bị đóng đinh và đã sống lại từ cõi chết. Thiên Chúa ấy là Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần; thật sự riêng biệt và thật sự là một, vì Thiên Chúa là sự hiệp thông vô tận của yêu thương.
    Tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho nhân loại được mạc khải trước tiên như một tình yêu xuất phát từ Cha – từ đó mọi sự được khơi nguồn; rồi như một tình yêu được truyền thông tự do cho Con, và đến lượt mình, Con cũng hiến thân cho Cha và cho loài người; cuối cùng như một thành quả luôn mới mẻ của tình yêu Thiên Chúa mà Thánh Thần sẽ đổ vào lòng con người (x. Rm 5,5).
    Bằng lời nói và việc làm, cũng như một cách trọn vẹn và dứt khoát, bằng cái chết và sự sống lại của mình30, Đức Giêsu đã mạc khải cho nhân loại thấy Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta đều được mời gọi trở nên con cái Ngài trong Thánh Thần (x. Rm 8,15; Gl 4,6), và từ đó trở nên anh chị em với nhau. Chính vì lý do này mà Giáo Hội tin chắc rằng “bí quyết, trung tâm và mục tiêu của toàn bộ lịch sử nhân loại đều ở nơi Đức Giêsu Kitô, là Chúa và là Thầy của mình”31.
    32. Khi suy niệm về món quà tặng không rất dồi dào là Chúa Con mà Thiên Chúa Cha đã ban, một điều mà Đức Giêsu đã giảng dạy và đã làm chứng bằng cách xả thân vì chúng ta, tông đồ Gioan đã khám phá ra ý nghĩa sâu xa nhất và hiệu quả hợp lý nhất của món quà ấy. “Hỡi các con yêu dấu, nếu Thiên Chúa yêu chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ; nếu chúng ta yêu thương nhau, Thiên Chúa sẽ ở trong chúng ta và tình yêu của Ngài đã trở nên tuyệt hảo nơi chúng ta” (1 Ga 4,11-12). Sự trao đổi trong tình yêu là điều được yêu cầu trong lệnh truyền mà Đức Giêsu gọi là “điều răn mới” và cũng là “điều răn của Người”: “đó là anh em hãy yêu thương nhau; như Thầy đã yêu thương anh em, anh em cũng phải yêu thương nhau” (Ga 13,34). Yêu thương nhau chính là cách để chúng ta sống đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi trong Giáo Hội, Nhiệm Thể của Đức Kitô, và là cách để chúng ta làm thay đổi lịch sử cho tới khi lịch sử ấy hoàn thành mỹ mãn trong Giêrusalem thiên quốc.
    33. Điều răn yêu thương nhau, tượng trưng cho luật sống của dân Chúa32, phải là nguồn cảm hứng, nguồn thanh lọc và nâng cao mọi quan hệ nhân loại trong xã hội và trong chính trị. “Làm người có nghĩa là được mời gọi hiệp thông giữa người với người”33, vì được làm hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi và giống Thiên Chúa Ba Ngôi, đó chính là nền tảng cho toàn bộ “đạo đức học của con người”, đạo đức học này đạt tới cao điểm trong điều răn yêu thương”34. Hiện tượng lệ thuộc nhau về văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị trong thế giới hiện nay làm tăng cường và làm rõ hơn mối dây thống nhất gia đình nhân loại, một lần nữa lại làm nổi bật trong ánh sáng của mạc khải “một mô hình mới của sự hợp nhất nhân loại, mô hình này hẳn phải tạo cảm hứng cho chúng ta liên đới với nhau. Mô hình hợp nhất ấy, phản ánh sự sống thân mật của Thiên Chúa – một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi, đó chính là điều mà các Kitô hữu muốn diễn tả khi nói tới “hiệp thông35.
    III. CON NGƯỜI TRONG KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA
    a. Tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn gốc và là mục tiêu của con người
    34. Khi mầu nhiệm Thiên Chúa được mạc khải nơi Đức Kitô như tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, thì đồng thời ơn gọi của con người là yêu thương cũng được mạc khải. Mạc khải này soi sáng cho chúng ta hiểu phẩm giá con người và sự tự do của con người trong mọi khía cạnh, cũng như hiểu bản tính xã hội của con người một cách sâu xa. “Là con người theo hình ảnh và giống Thiên Chúa… cũng là được hiện hữu trong một tương quan, trong tương quan với một ‘cái tôi’ khác36, vì bản thân Thiên Chúa – vừa là một vừa là ba – chính là sự hiệp thông giữa Cha, Con và Thánh Thần”.
    Con người được mời gọi hãy khám phá nguồn gốc và mục tiêu của cuộc đời và lịch sử đời mình nơi sự hiệp thông yêu thương của Thiên Chúa, vì nơi đó Ba Ngôi yêu thương nhau và chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), các Nghị phụ Công đồng dạy rằng “khi cầu xin Cha ‘cho chúng nên một… như Chúng Ta là một’ (Ga 17,21-22), Chúa Giêsu Kitô đã mở ra những chân trời mới mà lâu nay trí khôn con người chưa khám phá, đó là nhìn nhận có một sự tương tự nào đó giữa sự kết hợp của Ba Ngôi Thiên Chúa với sự kết hợp của con cái Thiên Chúa trong sự thật và tình yêu. Sự tương tự này cho thấy nếu con người là thụ tạo duy nhất trên thế gian này mà Thiên Chúa muốn tạo dựng vì chính con người, thì con người chỉ có thể khám phá ra bản ngã đích thực của mình khi chân thành trao ban chính mình (x. Lc 17,33)”37.
    35. Mạc khải Kitô giáo đã chiếu ánh sáng mới mẻ cho chúng ta hiểu bản sắc, ơn gọi và định mệnh cuối cùng của con người và của nhân loại. Mỗi người đều do Thiên Chúa tạo dựng, đều được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, và sẽ tự hoàn thành chính mình bằng cách thiết lập mạng lưới quan hệ yêu thương, công bằng và liên đới với những người khác, khi tiến hành các việc làm khác nhau trong thế giới. Bất cứ hoạt động nào của con người mà giúp phát huy phẩm giá và ơn gọi đầy đủ của con người, đẩy mạnh các điều kiện sống cho có chất lượng và giúp các dân tộc, các quốc gia liên đới với nhau, đều là những hoạt động phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng không ngừng bày tỏ tình yêu và sự quan tâm lo lắng cho con cái mình.
    36. Các trang đầu tiên của cuốn sách thứ nhất trong Thánh Kinh, khi mô tả con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa (x. St 1,26-27), đã bao gồm một giáo huấn cơ bản về bản sắc và ơn gọi của con người. Chúng cho chúng ta biết rằng tạo dựng con người là một hành vi hoàn toàn tự nguyện và vô điều kiện của Thiên Chúa; vì là những con người tự do và có hiểu biết, nên con người chính là “tha nhân” do Chúa sáng tạo, và chỉ khi liên hệ với Ngài, con người mới khám phá ra, mới thực hiện được đúng đắn và đầy đủ ý nghĩa của đời sống cá nhân cũng như xã hội của mình. Chúng còn cho ta hiểu rằng chính khi con người bổ túc cho nhau và trao đổi với nhau, con người mới là hình ảnh tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa trong vũ trụ. Đấng Tạo Hoá cũng trao cho con người, chóp đỉnh của công trình tạo dựng, nhiệm vụ sắp xếp thiên nhiên được tạo thành ấy theo ý định của Ngài (x. St 1,28).
    37. Sách Sáng Thế còn cung cấp cho chúng ta một số nền tảng làm nên khoa nhân học Kitô giáo như phẩm giá bất khả chuyển nhượng của con người, gốc rễ và bảo chứng của phẩm giá ấy nằm trong ý định sáng tạo của Thiên Chúa; bản tính xã hội chủ yếu của con người mà mẫu gốc của bản tính ấy là mối quan hệ nguyên thuỷ giữa người nam và người nữ, sự kết hợp của hai người này “chính là hình thức hiệp thông đầu tiên giữa con người với con người”38. Ý nghĩa của những hoạt động con người thực hiện trong thế giới có liên quan tới việc khám phá và tôn trọng các định luật tự nhiên do Thiên Chúa khắc ghi trong vũ trụ mà Ngài đã tạo thành, để con người có thể sống trong vũ trụ ấy và chăm sóc vũ trụ ấy theo ý muốn của Thiên Chúa. Cái nhìn về con người, xã hội và lịch sử này bám rễ rất sâu trong Thiên Chúa và sẽ được thấy rõ hơn nữa khi kế hoạch cứu độ trở thành hiện thực.
    b. Sự cứu độ của Kitô giáo: dành cho hết mọi người và cho con người toàn diện
    38. Sự cứu độ do sáng kiến của Chúa Cha được gửi tặng cho con người một cách sung mãn trong Đức Giêsu Kitô, rồi được thực hiện và truyền lại cho chúng ta nhờ hoạt động của Thánh Thần, là sự cứu độ dành cho hết mọi người và là sự cứu độ toàn diện con người: đó là sự cứu độ phổ quát và toàn diện. Nó liên quan đến con người trong hết mọi chiều hướng: chiều hướng cá nhân lẫn xã hội, thể lý lẫn tâm linh, lịch sử lẫn siêu việt. Nó đã bắt đầu trở thành một hiện thực trong lịch sử vì bất cứ điều gì được tạo dựng đều tốt và đều do Chúa muốn, cũng như vì Con Thiên Chúa đã trở nên một người giữa chúng ta39. Tuy nhiên, để hoàn tất, nó còn phải chờ đến tương lai khi mọi người chúng ta, cùng với toàn thể thụ tạo (x. Rm 8), được chia sẻ sự sống lại của Đức Kitô và được hiệp thôngvĩnh viễn vào sự sống của Chúa Cha trong niềm vui của Thánh Thần. Quan niệm như thế đã cho thấy rõ sai lầm và dối trá của những cái nhìn thuần tuý nội tại về ý nghĩa của lịch sử và của những ai đòi tự cứu lấy mình.
    39. Sự cứu độ mà Thiên Chúa gửi tặng con cái Ngài đòi hỏi họ phải tự nguyện hưởng ứng và chấp nhận. Đức tin cốt ở tại điều ấy, và thông qua việc này, “con người tự nguyện hiến dâng trọn vẹn bản thân mình cho Chúa”40, đáp lại tình yêu đi bước trước và rất dồi dào của Thiên Chúa (x. 1 Ga 4,10) bằng cách yêu thương anh chị em mình một cách cụ thể và bằng cách luôn sống trong hy vọng, vì “Đấng đã hứa với chúng ta là Đấng luôn trung thành” (Dt 10,23). Thật ra, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa không khiến con người phải ở thế thụ động hay lép vế khi liên hệ với Đấng Tạo Hoá, vì mối quan hệ của chúng ta với Chúa, như Đức Kitô đã mạc khải cho chúng ta và đã tình nguyện nhờ Thánh Thần biến chúng ta thành những người đồng thừa tự, chính là mối quan hệ của con cái đối với cha mình, cũng chính là mối quan hệ mà Đức Giêsu đã từng sống với Chúa Cha (x. Ga 15-17; Gl 4,6-7).

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  8. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  9. #5
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 40 - 49


    40. Chính vì ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại vừa phổ quát vừa toàn diện, nên mối quan hệ mà mỗi người chúng ta được mời gọi liên kết với Chúa không thể tách rời khỏi trách nhiệm chúng ta phải thi hành đối với anh em mình trong những hoàn cảnh cụ thể của lịch sử. Điều này chúng ta có thể cảm nhận qua sự tìm kiếm của hết mọi người đi tìm sự thật và ý nghĩa cuộc đời, dù không phải lúc nào cũng tránh được sự hồ đồ hay ngộ nhận. Sự tìm kiếm ấy cũng là nền tảng cho Thiên Chúa ký kết giao ước với dân Israel, như các tấm bia ghi Mười Điều Răn và giáo huấn của các ngôn sứ đã chứng nhận.
    Tương quan này càng trở nên rõ ràng và chính xác hơn trong giáo huấn của Đức Giêsu, đồng thời được xác nhận cách dứt khoát qua bằng chứng tuyệt vời của Người khi hy sinh mạng sống mình vì vâng theo ý muốn của Chúa Cha và vì yêu thương anh chị em mình. Khi nghe một kinh sư hỏi “Điều răn nào là quan trọng nhất?” (Mc 12,28), Đức Giêsu đã trả lời: “Điều răn thứ nhất là: ‘Hỡi Israel, hãy lắng nghe: Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi là Đấng duy nhất; ngươi phải yêu mến Ngài với hết cả tâm hồn, linh hồn, trí khôn, và hết sức lực ngươi’. Còn điều răn thứ hai là: ‘Ngươi phải yêu thương người lân cận như chính mình. Không có điều răn nào lớn hơn hai điều răn ấy” (Mc 12,29-31).
    Trong tâm hồn con người, hai điều này liên kết với nhau chặt chẽ đến nỗi không thể tách rời nhau: đó là mối quan hệ với Chúa – như là Đấng Tạo Hoá và như là người Cha của mình, mối quan hệ này là nguồn gốc và là đích điểm của sự sống và sự cứu độ – và sự cởi mở để yêu thương con người một cách cụ thể, như yêu thương chính bản thân mình, kể cả khi người ấy là kẻ thù (x. Mt 5,43-44). Phân tích tới cùng, chúng ta sẽ thấy việc cam kết thực thi công bằng và liên đới để xây dựng một cuộc sống xã hội, kinh tế và chính trị theo đúng kế hoạch của Chúa đã bắt nguồn từ nội tâm sâu xa của con người.
    c. Môn đệ của Đức Kitô là một thụ tạo mới
    41. Đời sống cá nhân và xã hội, cũng như bất cứ hành vi nào của con người trong thế giới, luôn luôn bị tội lỗi đe doạ. Thế nhưng, “bằng cách chịu khổ vì chúng ta…, Đức Giêsu Kitô không những làm gương cho chúng ta để chúng ta bước theo Người, mà Người còn mở ra cho chúng ta một con đường. Nếu đi theo con đường ấy, cuộc sống và cái chết của chúng ta sẽ được thánh hoá và mặc một ý nghĩa mới”41. Trong đức tin và thông qua các bí tích, người môn đệ Đức Kitô gắn bó mật thiết với mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu để con người cũ của mình, cùng với những khuynh hướng xấu, chịu đóng đinh với Đức Kitô. Rồi khi trở thành thụ tạo mới, họ được ân sủng tăng sức để có thể “bước đi trong đời sống mới” (Rm 6,4). Điều này “không chỉ đúng với các Kitô hữu, mà còn đúng đối với mọi người thiện chí, vì ân sủng vẫn đang hoạt động cách vô hình trong tâm hồn những người ấy. Vì Đức Kitô đã chết cho mọi người và vì ai ai cũng được mời gọi hưởng chung một định mệnh duy nhất – một định mệnh thần thánh – nên chúng ta phải tin rằng Thánh Thần sẽ ban cho mọi người khả năng trở thành những người tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua, bằng cách nào chỉ có Chúa biết mà thôi”42.
    42. Sự biến đổi nội tâm con người, làm cho họ dần dần trở nên giống Đức Kitô, chính là điều kiện tiên quyết cần thiết để các mối quan hệ của họ với người khác được biến đổi thật sự. “Thế nên, cần lưu ý tới những khả năng tâm linh và luân lý của con người, cũng như nhu cầu cần hoán cải nội tâm thường xuyên, để tạo ra những thay đổi về xã hội thực sự có ích cho họ. Nhìn nhận thế ưu tiên của việc hoán cải tâm hồn không có nghĩa là loại bỏ, trái lại còn bắt chúng ta phải tìm những phương dược thích hợp để sửa chữa các tổ chức và các điều kiện sống có nguy cơ dẫn tới tội, để chúng trở nên phù hợp với các chuẩn mực của công bằng, thúc đẩy điều tốt hơn là ngăn cản điều tốt”43.
    43. Không thể yêu tha nhân như chính mình và kiên trì giữ vững cách sống ấy nếu không có quyết tâm vững vàng và liên tục để làm cho mọi người và mỗi người được tốt, vì ai trong chúng ta cũng thật sự chịu trách nhiệm về mọi người44. Theo giáo huấn của Công đồng, “mọi người đều có quyền đòi chúng ta phải kính trọng và yêu thương, dù họ suy nghĩ và hành động khác với chúng ta về các vấn đề xã hội, chính trị và tôn giáo. Thật vậy, càng tìm hiểu sâu xa lề lối suy nghĩ của họ qua lòng tốt và yêu thương của mình, chúng ta càng có khả năng đối thoại với họ dễ dàng hơn”45. Muốn theo con đường này, chúng ta cần có ơn Chúa: Chúa sẽ ban cho con người ơn ấy để giúp con người vượt thắng các khuyết điểm, để kéo con người ra khỏi vòng luẩn quẩn của dối trá và bạo động, để nâng đỡ và thôi thúc con người khôi phục lại, với một tinh thần luôn luôn mới mẻ và sẵn sàng, cả một mạng lưới quanhệ trung thực và đúng đắn với anh chị em đồng loại của mình46.
    44. Ngay cả mối quan hệ với vũ trụ được tạo dựng và các hoạt động của con người nhằm chăm sóc và biến đổi vũ trụ ấy cũng luôn luôn bị đe doạ bởi tính kiêu ngạo và tình yêu vị kỷ vô trật tự của con người, nên cần phải được thanh luyện và kiện toàn bằng thập giá và sự phục sinh của Đức Kitô. “Được Đức Kitô cứu chuộc và được Thánh Thần biến đổi thành thụ tạo mới, con người có khả năng, thậm chí có bổn phận yêu thương mọi sự trong công trình tạo dựng của Chúa: con người tiếp nhận chúng từ Thiên Chúa, con người phải ngắm nhìn và tôn trọng chúng như chúng đang được ban ra từ bàn tay Thiên Chúa. Con người phải cám ơn vị ân nhân thần linh ấy về tất cả các điều đó, sử dụng và thụ hưởng chúng trong tinh thần khó nghèo và tự do. Bằng cách đó, con người thật sự làm chủ thế giới như thể không có gì hết nhưng lại có tất cả: “Mọi sự là của anh em; nhưng anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr 3,22-23)47.






    d. Ơn cứu độ siêu việt và các thực tại trần thế độc lập
    45. Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa làm người, trong Người và nhờ Người, thế giới và con người đạt tới được sự thật đích thực và trọn vẹn của mình. Mầu nhiệm Thiên Chúa vô cùng gần gũi với con người – điều này được thực hiện qua cuộc Nhập Thể của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình trên thập giá và đã hy sinh chịu chết – cho thấy càng nhìn các thực tại của con người trong kế hoạch của Thiên Chúa và càng sống các thực tại ấy trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, các thực tại ấy càng được tăng thêm sức mạnh và càng được giải phóng cho hợp với bản sắc riêng của chúng và hợp với tự do riêng của chúng. Chia sẻ đời sống làm con cùng với Đức Kitô, nhờ cuộc Nhập Thể và nhờ quà tặng của Thánh Thần trong mầu nhiệm Vượt Qua, không phải là huỷ hoại mà là giúp giải phóng các đặc điểm và bản sắc thật sự và độc lập, cũng là nét làm nên con người với những sự biểu hiện khác nhau.
    Cách nhìn này dẫn đến một cách tiếp cận đúng đắn các thực tại trần thế và sự độc lập của các thực tại ấy, đó là điều đã được Công đồng Vatican II lưu ý mạnh mẽ: “Nếu nói đến sự độc lập của các việc trần thế mà hiểu rằng các sự việc trần thế và xã hội tự chúng có những quy luật riêng và những giá trị riêng, và chúng ta có bổn phận phải khám phá dần dần để sử dụng và điều hoà, thì hoàn toàn hợp lý khi chúng ta đòi hỏi sự độc lập ấy cho các sự việc và xã hội trần thế. Điều ấy… cũng phù hợp với ý muốn của Đấng Tạo Hoá. Chính vì được tạo thành như thế mà mọi sự được ban cho có sự ổn định, chân thật, tốt lành, cũng như luật lệ và trật tự riêng. Con người phải tôn trọng những điều này khi tách rời chúng bằng những phương pháp đặc thù của các khoa học hay nghệ thuật”48.
    46. Không có sự xung đột giữa Thiên Chúa và con người, nhưng giữa hai bên có mối quan hệ yêu thương, theo đó, thế giới và các kết quả hoạt động của con người trong thế giới đều là món quà trao tặng cho nhau giữa Cha và con cái, hay giữa con cái với nhau, trong Đức Kitô Giêsu; trong Người và nhờ Người, thế giới và con người tìm được ý nghĩa đích thực và vốn có của cả hai. Nhìn tình yêu Thiên Chúa bao trùm lên tất cả mọi sự hiện hữu như thế, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa đã tỏ mình cho chúng ta nơi Đức Kitô như một người Cha và như người ban tặng cho chúng ta sự sống; còn con người nhận tất cả mọi sự trong Đức Kitô từ nơi Thiên Chúa như nhận những quà tặng, một cách khiêm tốn và tự nguyện; con người cũng thấy mình thực sự đang sở hữu mọi sự như của mình chính khi con người ý thức và cảm nghiệm sự vật nào cũng là của Thiên Chúa, xuất phát từ Thiên Chúa và đang tiến về Thiên Chúa. Về điểm này, Công đồng Vatican II đã nói: “Nếu kiểu nói ‘sự độc lập của các sự việc trần thế’ được hiểu là các thụ tạo không lệ thuộc vào Thiên Chúa và con người có thể sử dụng chúng mà không liên hệ gì với Đấng Tạo Thành chúng, thì bất cứ ai nhìn nhận Thiên Chúa đều thấy đó là kiểu nói hết sức sai lầm. Vì không có Đấng Tạo Hoá, thụ tạo sẽ biến mất”49.
    47. Tự bản thân và trong ơn gọi của mình, con người vốn vượt lên trên những giới hạn của vũ trụ, xã hội và lịch sử: mục tiêu tối hậu của con người là chính Thiên Chúa50, Đấng đã tự mạc khải mình cho con người để mời gọi và tiếp nhận con người vào hiệp thông với mình51. “Con người không thể trao mình cho một kế hoạch thực tế thuần tuý của con người, cho một lý tưởng trừu tượng hay cho một điều không tưởng sai lầm. Trong tư cách là một ngôi vị, con người chỉ có thể trao mình cho một ngôi vị khác hay cho các ngôi vị khác, và sau cùng, cho Thiên Chúa, là tác giả sự tồn tại của con người và là Đấng duy nhất có thể tiếp nhận sự trao thân gửi phận của con người”52. Vì lý do đó, “một người bị tha hoá khi không chịu vượt lên trên bản thân mình và không chịu sống cái kinh nghiệm tự hiến, kinh nghiệm cùng với người khác làm nên cộng đồng nhân loại đích thực để đạt tới định mệnh cuối cùng của mình, là chính Chúa. Một xã hội bị tha hoá khi do hình thức tổ chức, sản xuất và tiêu thụ của xã hội ấy khiến con người khó tự hiến bản thân mình và khó thực hiện sự liên đới với người khác”53.
    48. Không thể và không được dùng các cơ chế xã hội, kinh tế hay chính trị để lèo lái con người, vì mỗi người đều có tự do để tự hướng dẫn mình đạt tới mục tiêu tối thượng của mình. Ngược lại, bất cứ thành quả văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị nào, qua đó bản tính xã hội của con người và những hoạt động biến đổi thế giới của con người được thể hiện ra trong lịch sử, đều phải luôn luôn được xem xét trong bối cảnh đó là những thực tại tương đối và tạm bợ, vì “bộ mặt thế gian này đang qua đi” (1 Cr 7,31). Ở đây, chúng ta có thể nói tới “tính tương đối theo cánh chung học”, theo nghĩa con người và thế giới đang tiến về cùng đích của mình, đó là hoàn thành định mệnh của mình trong Thiên Chúa. Chúng ta cũng có thể gọi đó là “tính tương đối theo thần học”, vì việc Thiên Chúa tặng ban chính mình – qua đó định mệnh cuối cùng của con người và tạo thành sẽ được thực hiện – luôn lớn lao hơn những gì con người có thể làm được và kỳ vọng. Nếu vậy, bất cứ quan điểm độc tài nào về xã hội và Nhà Nước, cũng như bất cứ ý thức hệ chủ trương tiến bộ nội trong thế giới này thôi đều đi ngược lại sự thật toàn diện về con người và đi ngược lại kế hoạch của Thiên Chúa trong lịch sử.
    IV. KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA VÀ SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
    a. Giáo Hội là dấu chỉ và là người bảo vệ sự siêu việt của con người
    49. Giáo Hội, cộng đồng những người đã được Đức Kitô Phục Sinh liên kết lại với nhau và đang lên đường bước theo Người, chính là “dấu chỉ và là người bảo vệ chiều hướng siêu việt của con người54. Giáo Hội ấy là “một loại bí tích trong Đức Kitô – tức là dấu chỉ và dụng cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hợp nhất giữa loài người với nhau”55. Sứ mạng của Giáo Hội là công bố và truyền đạt sự cứu độ đã có được trong Đức Giêsu Kitô, mà Người gọi là “Nước Chúa” (Mc 1,15), tức là sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa loài người với nhau. Mục tiêu của ơn cứu độ hay Nước Chúa bao trùm hết mọi người và được thực hiện cách trọn vẹn nơi Thiên Chúa, ở bên kia lịch sử. Giáo Hội tiếp nhận “sứ mạng công bố và thiết lập giữa muôn dân Nước Đức Kitô cũng là Nước Chúa; Giáo Hội cũng là hạt giống hay là bước khởi đầu của Nước ấy trên trần gian”56.


    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 50 - 59



    50. Giáo Hội tự đặt mình một cách cụ thể vào vai trò phục vụ Nước Chúa trên hết mọi sự bằng cách loan báo và truyền đạt Tin Mừng cứu độ, cũng như bằng cách thiết lập những cộng đồng Kitô hữu mới. Ngoài ra, “Giáo Hội phục vụ Nước Chúa bằng cách phổ biến trên toàn thế giới các ‘giá trị của Tin Mừng’, cũng là cách diễn tả Nước Chúa và giúp người ta đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Sự thật thì người ta có thể tìm thấy thực tại còn phôi thai của Nước Chúa bên ngoài biên giới Giáo Hội, nơi các dân tộc ở khắp mọi nơi, tuỳ theo họ sống các ‘giá trị của Tin Mừng’ nhiều tới đâu và tuỳ theo họ mở lòng cho Thánh Thần hoạt động để Ngài thổi khi nào và đi đâu tuỳ ý (x. Ga 3,8). Nhưng phải nói thêm ngay rằng chiều hướng trần thế này của Nước Chúa vẫn còn dang dở bao lâu nó không liên kết với Nước Chúa Kitô đang hiện diện trong Giáo Hội và đang vươn tới mức viên mãn trong ngày cánh chung”57. Từ đó, chúng ta có thể suy ra rằngkhông được lẫn lộn Giáo Hội với bất cứ cộng đồng chính trị nào và không được ràng buộc Giáo Hội vào bất cứ hệ thống chính trị nào58. Thật vậy, cộng đồng chính trị và Giáo Hội là hai thực thể tự trị và độc lập với nhau trong lĩnh vực riêng của mình; cả hai, dù mang danh nghĩa khác nhau, đều đang “xả thân phục vụ thiên chức vừa có tính cá nhân vừa có tính xã hội của cùng một con người”59. Thật vậy, có thể khẳng định rằng sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, cũng như đưa ra được nguyên tắc tự do tôn giáo, chính là thành quả đặc biệt do Kitô giáo mang lại và là một trong những đóng góp căn bản vào lịch sử và văn hoá của Kitô giáo.
    51. Theo kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện trong Đức Kitô, “một mục tiêu cứu độ và cánh chung, chỉ đạt được trọn vẹn trong cuộc sống sau này”, là điều tương xứng với bản chất và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới60. Chính vì lý do này, Giáo Hội đóng góp một cách rất độc đáo, không gì có thể thay thế được, bằng cách lo sao cho gia đình nhân loại và lịch sử nhân loại ngày càng mang tính nhân bản hơn, tự đặt mình làm thành trì chống lại bất cứ toan tính độc tài nào khi Giáo Hội tỏ cho con người thấy ơn gọi toàn vẹn và dứt khoát của họ61.
    Bằng việc rao giảng Tin Mừng, bằng ân sủng từ các bí tích và bằng kinh nghiệm sống tình hiệp thông huynh đệ, Giáo Hội đã “chữa lành và nâng cao phẩm giá con người, củng cố xã hội và làm cho những hoạt động thường ngày của con người mang một nhận thức và ý nghĩa sâu xa hơn”62. Do đó, khi nhìn tới sức sống cụ thể trong lịch sử, người ta không thể phân biệt được Nước Chúa đang đến qua một tổ chức xã hội, kinh tế hay chính trị nhất định và rõ rệt nào. Đúng hơn, người ta sẽ thấy Nước Chúa đến thông qua ý thức xã hội của con người ngày càng lớn, như một chất men làm cho con người được phát triển trọn vẹn, sống công bằng và liên đới khi cởi mở đón nhận Đấng Siêu Việt như điểm tham khảo để con người dựa vào mà phát triển bản thân mình cách đầy đủ.
    b. Giáo Hội, Nước Chúa và sự đổi mới các quan hệ xã hội
    52. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa không những cứu chuộc các cá nhân mà còn cứu chuộc các mối quan hệ xã hội đang có giữa con người với nhau. Như tông đồ Phaolô đã dạy, sống trong Đức Kitô sẽ làm cho bản sắc và ý thức xã hội của con người – cùng với những hậu quả cụ thể trên bình diện lịch sử và xã hội – xuất hiện đầy đủ và mới mẻ: “Vì trong Đức Giêsu Kitô, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa, nhờ đức tin. Tất cả anh em đều đã được rửa tội trong Đức Kitô và đã mặc lấy Đức Kitô. Không còn phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, vì tất cả anh em đều là một trong Đức Kitô” (Gl 3,26-28). Nhìn trong viễn tượng ấy, các cộng đồng Giáo Hội, được liên kết nhờ thông điệp của Đức Giêsu Kitô và được quy tụ lại trong Thánh Thần chung quanh Chúa Phục Sinh (x. Mt 18,20; 28,19-20; Lc 24,46-49), đã tình nguyện trở thành những địa điểm hiệp thông, làm chứng và thi hành sứ mạng, cũng như làm thành chất xúc tác để cứu chuộc và biến đổi các mối quan hệ xã hội.
    53. Việc biến đổi các mối quan hệ xã hội cho xứng với những đòi hỏi của Nước Chúa không chỉ được thực hiện trong các ranh giới cụ thể một lần là xong. Mà đúng hơn, đó là một nhiệm vụ được giao cho cộng đồng Kitô hữu để cộng đồng ấy khai triển và thực hiện qua những suy tư và thực hành do Tin Mừng soi sáng. Cũng một Thần Khí của Đức Chúa, vừa dẫn dắt dân Chúa vừa thâm nhập khắp vũ trụ63, thỉnh thoảng soi sáng cho nhân loại biết những phương cách vừa mới mẻ vừa thích hợp để thi hành trách nhiệm của mình một cách sáng tạo64. Thần Khí ban cho cộng đồng Kitô hữu ơn soi sáng ấy: họ là một bộ phận của thế giới và của lịch sử nên luôn sẵn sàng đối thoại với hết mọi người thiện chí để cùng nhau tìm kiếm các hạt giống chân lý và tự do đã được gieo vãi trong cánh đồng nhân loại bao la65. Để có được sự canh tân này một cách năng động, người ta phải gắn bó chặt chẽ với các nguyên tắc bất di dịch của luật tự nhiên, mà Thiên Chúa Tạo Hoá đã khắc ghi trong mỗi thụ tạo của Ngài (x. Rm 2,14-15) và đã chiếu ánh sáng cánh chung vào đó nhờ Đức Giêsu Kitô.
    54. Đức Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta biết “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8) và dạy chúng ta rằng “luật căn bản làm con người nên hoàn thiện, và từ đó, giúp cải tạo thế giới, chính là điều răn mới về tình yêu. Người bảo đảm với những ai tin vào tình yêu Thiên Chúa rằng con đường yêu thương ấy là con đường mở ra cho hết mọi người và nỗ lực xây dựng một tình huynh đệ đại đồng không phải là vô ích”66. Luật này được nêu ra để trở thành thước đo sau cùng và trở thành quy luật cho mọi động lực có liên quan tới các mối tương giao của con người. Tóm lại, đó chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa, là Tình yêu Ba Ngôi, là nền tảng làm cho con người, làm cho các quan hệ xã hội và các hoạt động trong thế giới của con người trở nên có ý nghĩa và giá trị, bao lâu con người đón nhận và tham gia vào mạc khải ấy thông qua Đức Kitô và trong Thánh Thần của Người.
    55. Cải tạo thế giới cũng là một yêu cầu căn bản trong thời đại chúng ta. Đáp lại nhu cầu này, huấn quyền xã hội của Giáo Hội muốn đưa ra những câu trả lời mà các dấu chỉ của thời đại đòi hỏi, cho thấy tình yêu thương giữa loài người, theo cái nhìn của Chúa, chính là khí cụ mạnh mẽ nhất giúp thay đổi, cả trên bình diện cá nhân lẫn xã hội. Thật vậy, yêu thương nhau, chia sẻ tình yêu vô hạn của Thiên Chúa, chính là mục tiêu thật sự của nhân loại, mục tiêu trong lịch sử cũng như mục tiêu vượt lên trên lịch sử. Bởi đó, “phải cẩn thận phân biệt các tiến bộ trần gian với sự phát triển của Nước Chúa. Tuy nhiên, bao lâu sự tiến bộ trần gian có thể góp phần làm cho xã hội loài người được trật tự tốt đẹp hơn, thì tiến bộ ấy vẫn có liên quan mật thiếtđối với Nước Chúa”67.
    c. Trời mới và đất mới
    56. Lời hứa của Thiên Chúa và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô đã làm sống lại niềm hy vọng chắc chắn nơi các Kitô hữu về một chỗ ở mới mẻ và vĩnh cửu đã được chuẩn bị cho mỗi người, một trái đất mới nơi công lý ngự trị (x. 2 Cr 5,1-2; 2 Pr 3,13). “Sau khi sự chết đã bị khuất phục, con cái Chúa sẽ được sống lại trong Đức Kitô, những gì đã gieo trong yếu đuối và băng hoại sẽ mặc lấy sự bất hoại: đức ái và các việc làm của đức ái sẽ tồn tại và toàn thể vũ trụ mà Chúa đã tạo dựng cho con người sẽ được giải thoát khỏi kiếp phù vân”68. Niềm hy vọng này chẳng những không làm suy yếu mà còn làm tăng mối quan tâm của chúng ta đối với những gì cần làm trong thực tế hiện nay.
    57. Những điều tốt đẹp – như phẩm giá con người, tình huynh đệ và sự tự do, tất cả những hoa trái tốt đẹp của thiên nhiên và công lao của con người – đã lan tràn khắp mặt đất nhờ Thánh Thần của Chúa và theo lệnh của Ngài, sau khi được thanh tẩy khỏi mọi vết nhơ, được chiếu sáng và biến đổi, tất cả sẽ thuộc về vương quốc chân lý và sự sống, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công lý, tình yêu và hoà bình để Đức Kitô trình lên cho Chúa Cha, và tại nơi đó, chúng ta sẽ một lần nữa gặp lại chúng. Những lời sau đây của Đức Kitô lúc bấy giờ sẽ lại vang lên vì tất cả mọi người: “Ôi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến hưởng vương quốc đã dọn sẵn cho các ngươi từ khi tạo dựng trời đất; vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp đón; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau ốm, các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù, các ngươi đã đến thăm… vì khi các ngươi làm các điều ấy cho một anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,34-36.40).
    58. Việc hoàn thành con người toàn diện trong Đức Kitô, thông qua ân ban của Thánh Thần, diễn ra trong lịch sử và được thực hiện qua những mối quan hệ cá nhân với những người khác, đến lượt những mối quan hệ này cũng đạt được sự trọn hảo nhờ những con người dấn thân cải thiện thế giới, trong công lý và hoà bình. Các hoạt động của con người trong lịch sử tự chúng cũng rất có ý nghĩa và rất có hiệu quả cho việc thiết lập vĩnh viễn Nước Chúa, cho dù đây vẫn mãi mãi là hồng ân do Chúa tặng ban, hoàn toàn mang tính siêu việt. Nếu biết tôn trọng trật tự khách quan của các thực tại trần thế và nếu được soi sáng bởi sự thật và tình yêu, các việc con người làm sẽ trở thành công cụ để xây dựng công lý và hoà bình được đầy đủ và toàn vẹn hơn, đồng thời thực hiện trước Nước Chúa đã được hứa hẹn ngay từ bây giờ.
    Khi làm cho mình trở nên giống Đức Kitô Cứu Thế, con người sẽ thấy mình đúng là thụ tạo mà Chúa đã muốn và đã chọn từ đời đời, đã gọi tới hưởng ân sủng và vinh quang trong mầu nhiệm sung mãn mà họ được chia sẻ nhờ Đức Giêsu Kitô69. Trở nên giống Đức Kitô và được chiêm ngắm thánh nhan Người70 sẽ làm cho các Kitô hữu cảm thấy khao khát cách mãnh liệt được nếm trước ngay trong thế giới này, ngay trong bối cảnh các mối quan hệ của con người, điều sẽ là hiện thực trong thế giới tương lai. Chính vì thế, người Kitô hữu sẵn sàng chia sẻ đồ ăn, thức uống, quần áo, nơi ở, sự chăm sóc, tiếp đón và tình bằng hữu cho Chúa khi Người gõ cửa nhà mình (x. Mt 25,35-37).
    d. Đức Maria và lời “xin vâng” trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa
    59. Người thừa kế niềm hy vọng thánh thiện trong dân Israel và người đầu tiên trong hàng ngũ các môn đệ Đức Kitô chính là Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô. Qua lời “Xin vâng” đối với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa (x. Lc 1,38), nhân danh toàn thể nhân loại, ngài đã chấp nhận Đấng do Chúa Cha gửi tới trong lịch sử, còn gọi là Đấng Cứu Chuộc loài người. Trong kinh “Magnificat”, ngài ca tụng mầu nhiệm Cứu Độ đến gần, sự xuất hiện của “Đấng Mêsia của người nghèo” (x. Is 11,4; 61,1). Thiên Chúa của Giao Ước, mà Đức Trinh Nữ người Nazareth ca tụng với tinh thần hân hoan, chính là Đấng lật đổ người quyền thế khỏi ngai vàng và nâng cao kẻ hèn mọn, cho kẻ nghèo đói được no đủ, đuổi người giàu có trở về tay không, đánh tan tác kẻ kiêu ngạo và tỏ lòng thương xót với những ai kính sợ Ngài (x. Lc 1,50-53).
    Khi ngước nhìn tâm hồn Đức Maria, ngước nhìn đức tin sâu thẳm của ngài biểu lộ qua kinh “Magnificat”, các môn đệ Đức Kitô được mời gọi hãy nhớ lại một cách đầy đủ hơn bao giờ hết rằng “không thể tách sự thật về Thiên Chúa cứu độ, Thiên Chúa nguồn mạch mọi ơn huệ với Thiên Chúa luôn tỏ lòng ưu ái người nghèo nàn và khiêm tốn – tình thương này đã được ca tụng trong kinh Magnificat và về sau sẽ được bày tỏ trong lời nói và việc làm của Đức Giêsu”71. Đức Maria hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa và hướng trọn vẹn về Thiên Chúa do chính đức tin của ngài thúc đẩy. Ngài là “hình ảnh trọn vẹn nhất của một nhân loại và một vũ trụ được tự do và được giải thoát”72.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  12. Được cám ơn bởi:


  13. #7
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default







    CHƯƠNG HAI

    SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
    VÀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI

    I. CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HOÁ VÀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI
    a. Giáo Hội, nơi Thiên Chúa ở với con người
    60. Khi chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng, Giáo Hội đã đứng về phía mỗi con người ở mọi nơi mọi thời, mang tin vui Nước Chúa đến cho họ, Nước ấy đã xuất hiện nơi Đức Giêsu Kitô và vẫn đang tiếp tục hiện diện giữa nhân loại73. Giữa lòng nhân loại và trong thế giới ấy, Giáo Hội chính là bí tích của tình yêu Thiên Chúa, và bởi thế, Giáo Hội là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất, khơi gợi và nâng đỡ mọi cố gắng và dấn thân của con người nhằm giải phóng và thăng tiến con người. Giáo Hội hiện diện giữa nhân loại, tựa như túp lều hội ngộ của Thiên Chúa, tựa như “nơi Thiên Chúa ở với con người” (x. Kh 21,3), để con người không cô đơn, lạc lõng hay khiếp sợ trong lúc thi hành nhiệm vụ làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn; nhờ đó, con người tìm được sự hỗ trợ nơi tình thương cứu chuộc của Đức Kitô. Là thừa tác viên của ơn cứu độ, Giáo Hội không sống trong trừu tượng hay thuần tuý thiêng liêng, mà ở trong chính bối cảnh của lịch sử và thế giới mà con người đang sống74. Chính tại nơi đây, con người gặp được tình thương Thiên Chúa và được mời gọi cộng tác vào kế hoạch của Ngài.
    61. Dù độc đáo và không thể sao chép trong nét riêng của mình, mỗi người vẫn là một hữu thể mở ra cho mối quan hệ với những người khác trong xã hội. Sống với nhau thành xã hội, sống với nhau trong mạng lưới quan hệ nối kết các cá nhân, gia đình và các tập thể trung gian lại với nhau, bằng cách gặp gỡ, truyền thông và trao đổi, đó chính là cách thế bảo đảm cho con người có một cuộc sống với chất lượng cao hơn. Công ích mà con người tìm kiếm và đạt được khi thành lập các cộng đồng xã hội chính là bảo đảm cho con người tìm được ích lợi cho cá nhân, gia đình và xã hội75. Đây chính là những lý do khiến cho xã hội sinh ra và hình thành, cùng với những cơ cấu của mình, tức là cùng với các cơ cấu chính trị, kinh tế, pháp luật và văn hoá của mình. Giáo Hội gửi học thuyết xã hội của mình đến cho con người “đang sống trong một mạng lưới phức tạp với vô số quan hệ trong khuôn khổ các xã hội hiện nay”76. Như một chuyên gia về nhân học77, Giáo Hội thừa sức hiểu con người trong thiên chức và khát vọng, trong những giới hạn và khiếm khuyết, cũng như trong các quyền lợi và nghĩa vụ của con người; Giáo Hội cũng thừa sức công bố lời đầy sức sống, đủ sức vang vọng trong những hoàn cảnh lịch sử và xã hội của cuộc sống con người.
    b. Lấy Tin Mừng thâm nhập và làm phong phú xã hội
    62. Với giáo huấn xã hội của mình, Giáo Hội tìm cách công bố Tin Mừng và làm cho Tin Mừng hiện diện trong hệ thống phức tạp các mối quan hệ xã hội. Không phải chỉ là làm sao đem Tin Mừng đến được với con người trong xã hội – con người là kẻ tiếp nhận Tin Mừng được công bố – mà còn là làm sao cho xã hội được thấm nhuần Tin Mừng và được phong phú lên nhờ Tin Mừng78. Bởi đó, đối với Giáo Hội, chăm lo cho các nhu cầu của con người chính là đưa xã hội vào trong công cuộc truyền giáo và cứu độ của mình. Cách con người sống với nhau trong xã hội thường chi phối chất lượng cuộc sống của họ, nghĩa là chi phối các điều kiện sống, trong đó con người hiểu nhau và đưa ra những quyết định về bản thân họ và về thiên chức của họ. Chính vì lý do đó, Giáo Hội không thể thờ ơ với những gì con người quyết định, thực hiện hay trải nghiệm trong xã hội; Giáo Hội quan tâm tới tính chất luân lý của đời sống xã hội, tức là quan tâm tới những khía cạnh đúng là của con người và làm nhân bản hoá đời sống xã hội của con người. Xã hội – và cùng với xã hội, chính trị, kinh tế, lao động, luật lệ và văn hoá – không phải chỉ đơn thuần là một cái gì trần tục ở thế gian này và vì thế xa lạ đối với thông điệp cứu độ và nhiệm cục cứu độ. Thật vậy, xã hội, và tất cả những gì được thực hiện trong xã hội, luôn có liên quan tới con người. Xã hội được thiết lập bởi những con người, mà con người lại cũng chính là “lộ trình quan trọng nhất và căn bản của Giáo Hội”79.
    63. Nhờ học thuyết xã hội của mình, Giáo Hội đảm nhận công việc loan báo những gì Chúa trao phó cho mình. Giáo Hội tìm cách làm cho thông điệp về sự tự do và cứu chuộc do Đức Kitô đem lại, tức là Tin Mừng về Nước Trời, được hiện diện trong lịch sử nhân loại. Khi loan báo Tin Mừng, Giáo Hội “làm chứng cho con người nhân danh Đức Kitô, làm chứng cho phẩm giá và thiên chức của con người là hiệp thông với những người khác. Giáo Hội dạy cho con người biết những đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa”80.
    Giống như nhờ Giáo Hội mà Tin Mừng vang lên trong cuộc sống hôm nay của con người81, học thuyết xã hội cũng là lời đem lại tự do cho con người. Nói thế có nghĩa là học thuyết xã hội có hiệu quả như chân lý và ân sủng xuất phát từ Thánh Thần Thiên Chúa; Ngài là Đấng thâm nhập các tâm hồn, chuẩn bị các tâm hồn đón nhận các suy nghĩ và ý định yêu thương, công bằng, tự do và hoà bình. Vì vậy, Phúc Âm hoá xã hội có nghĩa là đưa vào tâm hồn con người sức mạnh của ý nghĩa và sự tự do tìm thấy trong Tin Mừng, để xây dựng một xã hội phù hợp với con người, vì phù hợp với Đức Kitô: có nghĩa là xây dựng một đô thị cho con người có tính người hơn bởi vì nó phù hợp hơn với Nước Chúa.
    64. Với học thuyết xã hội của mình, Giáo Hội chẳng những không đi lạc khỏi sứ mạng của mình mà còn trung thành sít sao với sứ mạng ấy. Ơn cứu chuộc do Đức Kitô mang lại và được giao cho sứ mạng cứu độ của Giáo Hội chắc hẳn thuộc trật tự siêu nhiên. Xác định chiều hướng này không phải là đặt giới hạn cho ơn cứu độ, nhưng đúng hơn là muốn diễn tả ơn cứu độ một cáchtoàn diện82. Không được hiểu siêu nhiên như một thực thể hay một địa điểm khởi đi từ nơi mà tự nhiên kết thúc, nhưng phải hiểu siêu nhiên là nâng tự nhiên lên một bình diện cao hơn. Nếu thế thì không có gì thuộc về trật tự tạo thành hay nhân loại mà xa lạ hay bị loại khỏi trật tự siêu nhiên hay trật tự thần học của đức tin và ân sủng, trái lại, tất cả đều tìm thấy trong trật tự này, đều được đảm nhận và nâng cao. “Trong Đức Giêsu Kitô, thế giới hữu hình do Chúa tạo thành cho con người (x. St 1,26-30) – thế giới ‘đã bị rơi vào tình trạng phù phiếm’ kể từ khi có tội xâm nhập vào (Rm 8,20; x. Rm 8,19-22) – đã lấy lại mối liên hệ nguyên thuỷ của mình với nguồn mạch Khôn Ngoan và Yêu Thương là Thiên Chúa. Thật vậy, ‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi tặng ban Con Một của mình’ (Ga 3,16). Mối liên hệ này đã bị phá vỡ trong con người Ađam, nay được hàn gắn lại trong con người Đức Kitô (x. Rm 5,12-21)”83.
    65. Công cuộc cứu chuộc bắt đầu bằng việc nhập thể, qua đó Con Thiên Chúa mặc lấy tất cả những gì là của con người, ngoại trừ tội lỗi, thể theo tinh thần liên đới mà Thiên Chúa Tạo Hoá đã khôn ngoan đặt ra, và đón nhận lấy tất cả mọi sự trong tình thương cứu chuộc của mình. Con người được tình thương này chạm tới trong trọn vẹn cuộc hiện hữu của nó; một con người vừa có xác lẫn hồn, một con người có mối quan hệ liên đới với người khác. Toàn bộ con người – chứ không phải chỉ riêng linh hồn hay chỉ là một hữu thể khép kín trong cá tính riêng của mình, mà là con người toàn diện và là một xã hội loài người – đã được đưa vào trong nhiệm cục cứu độ của Tin Mừng. Là người cưu mang thông điệp Nhập Thể và Cứu Chuộc của Tin Mừng, Giáo Hội không thể đi con đường nào khác hơn: cùng với học thuyết xã hội và những hành động hữu hiệu xuất phát từ đó, Giáo Hội chẳng những không che giấu dung mạo của mình hay hạ thấp sứ mạng của mình, mà còn trung thành với Đức Kitô và tìm cách tỏ cho mọi người thấy Giáo Hội là “bí tích phổ quát của ơn cứu độ”84. Điều này càng đúng trong những thời đại như hôm nay, một thời đại được đánh dấu bằng sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn và mọi vấn đề xã hội đều mang tính toàn cầu.
    c. Học thuyết xã hội, Phúc Âm hoá và việc thăng tiến con người
    66. Học thuyết xã hội là một phần cần thiết để cho tác vụ Phúc Âm hoá của Giáo Hội nên trọn vẹn. Không có gì liên quan đến cộng đồng nhân loại – những tình huống và những vấn đề liên quan đến công lý, tự do, phát triển, quan hệ giữa các dân tộc, hoà bình – mà nằm ngoài công cuộc Phúc Âm hoá; việc Phúc Âm hoá sẽ thiếu sót nếu không xét tới các đòi hỏi liên tục của Tin Mừng đối với đời sống cá nhân và xã hội cụ thể của con người85. Giữa việc Phúc Âm hoá và việc thăng tiến con người có những mối liên hệ hết sức sâu xa: “Trong đó có mối liên hệ thuộc phạm vi nhân học, vì con người được Phúc Âm hoá không phải là một hữu thể trừu tượng mà là một hữu thể lệ thuộc các vấn đề kinh tế và xã hội. Trong đó cũng có mối liên hệ thuộc phạm vi thần học, vì chúng ta không thể tách rời bình diện sáng tạo với bình diện cứu chuộc. Bình diện cứu chuộc đụng chạm tới chính những tình huống bất công cụ thể cần phải đấu tranh và những tình huống công bằng cụ thể cần phải được khôi phục. Trong đó còn có mối liên hệ nổi bật thuộc phạm vi Tin Mừng, tức là phạm vi đức ái: làm sao có thể công bố điều răn mới mà không tìm cách thăng tiến con người một cách đích thực trong công lý và hoà bình?”86.
    67. Học thuyết xã hội của Giáo Hội “tự nó là một công cụ hữu hiệu để Phúc Âm hoá”87, và học thuyết ấy được khai sinh là bởi những cuộc gặp gỡ luôn mới mẻ của thông điệp Tin Mừng với đời sống xã hội. Nếu hiểu như thế thì học thuyết xã hội chính là một phương cách đặc biệt để Giáo Hội thi hành tác vụ rao giảng Lời Chúa và làm ngôn sứ88. “Thật vậy, giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội là những việc làm có liên quan tới sứ mạng Phúc Âm hoá của Giáo Hội và là một phần thiết yếu trong thông điệp Kitô giáo, vì học thuyết ấy cho biết những hậu quả cụ thể của thông điệp này trong đời sống xã hội, cũng như đặt những việc làm hằng ngày và những cuộc đấu tranh cho công lý mỗi ngày vào trong bối cảnh làm chứng cho Đức Kitô Cứu Thế”89. Đây không phải là một bận tâm hay một hoạt động bên lề, hoặc chỉ là một bận tâm hay một hoạt động gắn thêm vào sứ mạng của Giáo Hội, mà đúng hơn đó chính là trọng tâm công tác phục vụ của Giáo Hội: với học thuyết xã hội, Giáo Hội “công bố Thiên Chúa và mầu nhiệm cứu độ của Ngài trong Đức Kitô cho hết mọi người, và đó cũng chính là cách để giúp con người biết mình là ai”90. Đây là một tác vụ không chỉ xuất phát từ việc công bố mà còn phát xuất từ việc làm chứng.
    68. Giáo Hội không lãnh lấy trách nhiệm về hết mọi khía cạnh của cuộc sống trong xã hội mà chỉ lên tiếng trong phạm vi chuyên môn của mình, tức là công bố Đức Kitô là Đấng Cứu Chuộc91: “Đức Kitô không để lại cho Giáo Hội một sứ mạng thuộc phạm vi chính trị, kinh tế hay xã hội; mục tiêu Người trao cho Giáo Hội là mục tiêu tôn giáo. Nhưng sứ mạng tôn giáo này có thể là nguồn đưa tới những dấn thân, đường hướng và sức sống để Giáo Hội tìm cách thiết lập và củng cố cộng đồng nhân loại cho đúng với luật Chúa”92. Nói thế có nghĩa là Giáo Hội không can thiệp vào các vấn đề kỹ thuật qua học thuyết xã hội của mình, cũng không đề xuất hay thiết lập những hệ thống hoặc những mô hình tổ chức xã hội93. Đó không phải là sứ mạng Đức Kitô muốn trao cho Giáo Hội. Sở trường chuyên môn của Giáo Hội bắt nguồn từ Tin Mừng: từ thông điệp làm cho con người được tự do, đã từng được Con Thiên Chúa làm người công bố và làm chứng.
    d. Các quyền hạn và nghĩa vụ của Giáo Hội
    69. Với học thuyết xã hội của mình, Giáo Hội nhằm “giúp con người trên đường cứu độ”94. Đây là mục tiêu quan trọng nhất và duy nhất của Giáo Hội. Giáo Hội không hề có ý định chiếm đoạt hay giành lấy các nghĩa vụ của người khác, cũng không có ý định muốn bỏ bê nghĩa vụ của mình; Giáo Hội cũng chẳng có ý tưởng muốn theo đuổi những mục tiêu xa lạ với sứ mạng của mình. Sứ mạng ấy được dùng để ấn định hình thức cho Giáo Hội thi hành quyền hạn và nghĩa vụ của mình khi triển khai học thuyết xã hội riêng của mình và cố gắng làm cho học thuyết ấy tác động đến xã hội và các cơ chế xã hội, thông qua những trách nhiệm và nghĩa vụ mà học thuyết xã hội đó đặt ra.




    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  14. Được cám ơn bởi:


  15. #8
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 70 - 79



    70. Giáo Hội có quyền làm người thầy cho nhân loại, một người thầy dạy sự thật đức tin: sự thật này không chỉ qua các tín điều mà qua cả luân lý vì nằm trong chính bản tính của con người và Tin Mừng95. Thật vậy, lời Tin Mừng không phải chỉ để nghe mà còn để tuân giữ và thi hành (x. Mt 7,24; Lc 6,46-47; Ga 14,21.23-24; Gc 1,22). Cư xử kiên định là dấu chứng tỏ điều mình tin và điều đó không chỉ giới hạn trong những việc có liên quan chặt chẽ với Giáo Hội hay thuần tuý thiêng liêng, mà còn liên hệ đến con người trong toàn bộ kinh nghiệm sống của họ và trong các trọng trách của họ. Nhưng dù các trách nhiệm này có mang tính trần thế đến đâu, người thi hành các trách nhiệm ấy vẫn là con người, nghĩa là một người được Chúa kêu gọi tham gia vào ơn cứu độ, thông qua Giáo Hội.
    Vì thế, con người phải đáp lại ơn cứu độ không phải một cách nửa vời, trừu tượng hay chỉ bằng lời nói suông, mà phải đáp lại bằng toàn bộ đời sống của mình – trong tất cả mọi mối quan hệ làm nên đời sống – đến nỗi không bỏ bê điều gì, không để điều nào nằm trong lĩnh vực trần thế và phàm tục mà lại không có liên quan hay xa lạ với ơn cứu độ. Vì thế, học thuyết xã hội của Giáo Hội không phải là một đặc ân dành riêng cho Giáo Hội, cũng không phải là một dịp nói lạc đề, một lần nói tuỳ tiện hay một sự can thiệp vào việc người khác: loan báo Tin Mừng trong khuôn khổ xã hội chính là quyền của Giáo Hội, quyền làm cho Lời Chúa có sức giải phóng ấy vang lên trong các thế giới phức tạp của sản xuất, lao động, kinh doanh, tài chính, thương mại, chính trị, luật pháp, văn hoá, truyền thông xã hội, tức là những thế giới con người đang sống.
    71. Quyền này cũng đồng thời là nghĩa vụ của Giáo Hội, vì Giáo Hội không thể bỏ bê trách nhiệm này mà đồng thời không chối bỏ chính mình và bất trung với Đức Kitô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9,16). Lời cảnh cáo mà thánh Phaolô đưa ra cho mình đang vang lên trong ý thức của Giáo Hội như một lời mời gọi mọi người hãy lên đường truyền giáo, không chỉ trên những nẻo đường dẫn tới các lương tâm cá nhân mà cả trên những nẻo đường đi vào các cơ quan công cộng: vì một đàng, tôn giáo không chỉ giới hạn “trong lĩnh vực thuần tuý riêng tư”96, mà đàng khác, thông điệp Kitô giáo không thể bị gạt sang một bên, trở thành một sự cứu độ hoàn toàn thuộc về một thế giới khác, không đủ sức chiếu giãi ánh sáng lên cuộc sống trần thế này97.
    Vì Tin Mừng và đức tin có liên hệ đến đời sống chung như thế, vì các hậu quả của bất công hay của tội rất tai hại, nên Giáo Hội không thể giữ thái độ thờ ơ với các vấn đề xã hội:98“Giáo Hội có quyền rao giảng những nguyên tắc luân lý mọi nơi mọi lúc, bao gồm cả những nguyên tắc có liên quan tới trật tự xã hội, và có quyền đưa ra các lời phê phán về bất cứ việc làm nào của con người chừng nào các quyền căn bản của con người hay việc cứu độ các linh hồn đòi hỏi”99.
    II. BẢN CHẤT CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
    a. Một sự hiểu biết được soi sáng bởi đức tin
    72. Học thuyết xã hội của Giáo Hội ban đầu không được dự tính là một hệ thống quy củ, nhưng được thành hình theo dòng thời gian, qua nhiều lần can thiệp của Huấn Quyền trước các vấn đề xã hội. Cách thức hình thành học thuyết ấy giúp chúng ta hiểu rằng có thể đã có vài thay đổi xảy ra liên quan tới bản chất, phương pháp và cơ cấu nhận thức của học thuyết. Với những lời ám chỉ đáng chú ý được đề cập đến trong Thông điệp Laborem Exercens100, có một chỗ minh định rất rõ về điều này trong Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis: học thuyết xã hội của Giáo Hội “không thuộc về lĩnh vực ý thức hệ, mà thuộc về lĩnh vực thần học, hay nói rõ hơn là thần học luân lý”101. Vì thế, chúng ta không thể định nghĩa học thuyết này theo những thông số của kinh tế và xã hội. Đó không phải là một hệ thống ý thức hệ hay một hệ thống thực dụng nhằm định nghĩa và khai sinh ra các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội, mà đó là một phạm trù riêng hoàn toàn. Đó là “một sự trình bày chính xác những thành quả suy tư nghiêm túc về các thực tế phức tạp của đời sống con người, trong xã hội và trong trật tự quốc tế, dựa vào ánh sáng đức tin và truyền thống Giáo Hội. Mục đích chính của sự trình bày này là lý giải các thực tại ấy, xác định xem chúng có phù hợp hay không với đường hướng giáo huấn của Tin Mừng liên quan đến con người và thiên chức của con người, một thiên chức vừa trần thế vừa siêu việt; mục đích là để hướng dẫn người Kitô hữu biết cách cư xử cho đúng”102.
    73. Bởi đó, học thuyết xã hội của Giáo Hội mang bản chất thần học, chính xác là thần học luân lý, “vì đó là học thuyết nhằm hướng dẫn cách cư xử của con người103. “Phải tìm giáo huấn này ở chỗ giao tiếp giữa đời sống và lương tâm Kitô hữu với thế giới thật. Người ta có thể nhận ra học thuyết ấy trong những nỗ lực của cá nhân, gia đình và con người đang tham gia vào đời sống văn hoá và xã hội, cũng như trong những nỗ lực của các nhà chính trị đang tìm cách đem lại cho đời sống văn hoá và xã hội một hình thức cụ thể và một sự ứng dụng cụ thể trong lịch sử”104. Thật vậy, học thuyết xã hội này phản ánh ba cấp độ của thần học luân lý: cấp nền tảng là các động cơ; cấphướng dẫn là các chuẩn mực cho đời sống trong xã hội; cấp quyết định là lương tâm, được mời gọi đưa các chuẩn mực khách quan và tổng quát vào các tình huống xã hội đặc thù. Ba cấp độ này cũng ngầm vạch ra phương pháp riêng và cơ cấu nhận thức đặc trưng của Học thuyết Xã hội Công giáo.
    74. Học thuyết xã hội của Giáo Hội đặt nền tảng trên mạc khải Thánh Kinh và Truyền thống Giáo Hội. Từ nguồn ấy, xuất phát từ trên cao, Giáo Hội rút ra ánh sáng và cảm hứng để hiểu, để phê phán và để hướng dẫn các kinh nghiệm của con người cũng như lịch sử. Trước tiên và trên hết là kế hoạch của Thiên Chúa đối với thế giới thụ tạo, và cách riêng, đối với đời sống và định mệnh của con người, đã được Chúa mời gọi hiệp thông với Ba Ngôi.
    Đức tin tiếp nhận Lời Chúa và đem ra thực hành chính là đức tin đã hoạt động cùng với lý trí một cách rất hữu hiệu. Sự hiểu biết của đức tin, nhất là một đức tin dẫn tới hành động cụ thể, được tổ chức nhờ lý trí và tận dụng tất cả những gì lý trí cung cấp. Bao lâu còn là sự hiểu biết áp dụng vào hành động với những khía cạnh khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh và lịch sử, học thuyết xã hội cũng làm cho “đức tin và lý trí105 xích lại gần nhau và là bằng chứng hùng hồn về mối tương quan phong phú giữa đức tin và lý trí ấy.
    75. Đức tin và lý trí diễn tả hai con đường nhận thức khác nhau của Học thuyết Xã hội Công giáo: đó là mạc khải và bản tính con người. Sự “hiểu biết” của đức tin là sự hiểu biết thấu đáo hướng dẫn cuộc sống con người theo ánh sáng của mầu nhiệm cứu độ trong lịch sử, theo mạc khải của Thiên Chúa và theo việc Thiên Chúa hiến mình cho chúng ta trong Đức Kitô. Trong sự hiểu biết này đã có sự can thiệp của lý trí, nhờ đó đức tin lĩnh hội được càng lúc càng sâu xa các chân lý mạc khải và đưa chúng hoà nhập với sự thật của bản tính con người, mà chúng ta có thể tìm thấy trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, phản ánh nơi thụ tạo106. Đây chính là sự thật toàn diện về con người, như là hữu thể vừa thiêng liêng vừa xác thịt, có liên hệ với Thiên Chúa, với những người khác và với các thụ tạo khác107.
    Ngoài ra, tập trung vào mầu nhiệm Đức Kitô như thế sẽ không làm suy yếu hay loại bỏ vai trò của lý trí, và từ đó không làm cho học thuyết xã hội của Giáo Hội mất đi lý tính hay mất đi khả năng ứng dụng phổ quát. Vì mầu nhiệm Đức Kitô soi sáng cho chúng ta hiểu mầu nhiệm con người, nên mầu nhiệm Đức Kitô cũng mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho phẩm giá con người và các đòi hỏi đạo đức học nhằm bảo vệ phẩm giá ấy. Học thuyết xã hội của Giáo Hội chính là sự hiểu biết được soi sáng bởi đức tin, cho thấy khả năng hiểu biết rộng lớn hơn của con người. Học thuyết xã hội giải thích cho mọi người biết những chân lý mà nó khẳng định và những nghĩa vụ mà nó đòi hỏi; học thuyết đó có thể được mọi người đón nhận và chia sẻ.
    b. Trong sự đối thoại thân tình với mọi ngành kiến thức
    76. Học thuyết xã hội của Giáo Hội sẽ tận dụng các đóng góp của mọi ngành kiến thức, bất kể chúng xuất phát từ nguồn gốc nào, và học thuyết này mang chiều hướng liên ngành rất quan trọng. “Để đưa chân lý duy nhất về con người hội nhập tốt hơn vào các bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị luôn thay đổi, học thuyết xã hội của Giáo Hội tìm cách đối thoại với các bộ môn khác nhau có liên quan đến con người. Học thuyết này tiếp thu những gì các bộ môn ấy đóng góp”108. Học thuyết xã hội tận dụng những đóng góp quan trọng của triết học cũng như những đóng góp mang tính mô tả của các khoa học nhân văn.
    77. Trên hết, phải kể đến sự đóng góp rất thiết yếu của triết học. Sự đóng góp này được thể hiện qua việc học thuyết xã hội của Giáo Hội thường hay lấy bản tính con người làm nguồn gốc và dùng lý trí làm con đường nhận thức của chính đức tin. Nhờ lý trí, học thuyết xã hội của Giáo Hội đã kết hợp với triết học theo logic riêng của mình, hay nói cách khác, kết hợp bằng những lập luận đặc thù của học thuyết xã hội.
    Khẳng định rằng học thuyết xã hội của Giáo Hội là một bộ phận của thần học hơn là triết học không có nghĩa là chối bỏ hay đánh giá thấp vai trò hay sự đóng góp của triết học. Thật vậy, triết học là một công cụ phù hợp và cần thiết để hiểu biết đúng đắn các khái niệm căn bản của Học thuyết Xã hội Công giáo, những khái niệm như ngôi vị, xã hội, tự do, lương tâm, đạo đức, luật pháp, công bằng, công ích, liên đới, bổ trợ, Nhà Nước. Sự hiểu biết ấy là nguồn cảm hứng để sống hài hoà trong xã hội. Cũng nhờ triết học mà một lần nữa chúng ta lại thấy việc lấy ánh sáng Tin Mừng soi sáng xã hội là một việc làm hợp lý và có thể chấp nhận được; cũng nhờ triết học mà mọi tinh thần và lương tâm đều được cởi mở và ưng thuận chân lý.
    78. Một sự đóng góp rất ý nghĩa cho Học thuyết Xã hội Công giáo là từ các khoa học xã hội và nhân văn109. Vì mỗi ngành khoa học đều có thể giúp đạt đến một phần riêng biệt của chân lý, cho nên không một ngành kiến thức nào lại bị loại trừ. Giáo Hội nhìn nhận và tiếp thu mọi sự có thể góp phần giúp hiểu biết con người trong mạng lưới các quan hệ xã hội ngày càng rộng lớn, luôn biến chuyển và phức tạp hơn. Giáo Hội ý thức rõ muốn hiểu biết con người sâu xa không thể chỉ dựa vào thần học mà bỏ quên những đóng góp của nhiều ngành kiến thức khác, mà chính thần học phải tham khảo.
    Nhờ biết cởi mở với các ngành kiến thức khác một cách chăm chú và bền bỉ mà Học thuyết Xã hội Công giáo mới càng thêm đáng tin, cụ thể và thích đáng. Nhờ các ngành khoa học này, Giáo Hội có thể hiểu chính xác hơn con người trong xã hội, có thể ngỏ lời với con người hiện nay một cách thuyết phục hơn và thực hiện có kết quả hơn nhiệm vụ của mình là đưa Lời Chúa và đức tin, nơi xuất phát học thuyết xã hội, hội nhập vào trong lương tâm và trách nhiệm xã hội của thời đại chúng ta110.
    Cuộc đối thoại liên ngành học thuật cũng thách thức các khoa học phải nắm vững các nhãn giới của ý nghĩa, giá trị và sự dấn thân theo như Học thuyết Xã hội Công giáo bày tỏ, cũng như đòi hỏi chính các ngành khoa học phải “mở ra cho một chân trời rộng lớn hơn, nhằm phục vụ từng con người riêng tư, là thành phần được nhìn nhận và yêu mến trong thiên chức đầy đủ của người ấy”111.
    c. Là một cách biểu hiện tác vụ giảng dạy của Giáo Hội
    79. Học thuyết xã hội thuộc về Giáo Hội vì Giáo Hội là chủ thể thiết lập, phổ biến và giảng dạy học thuyết ấy. Đó không phải là đặc quyền của riêng một bộ phận nào trong Giáo Hội mà là của toàn thể cộng đồng; nó là cách biểu hiện đường lối Giáo Hội hiểu xã hội và cho biết lập trường của Giáo Hội liên quan đến các cơ chế xã hội và những thay đổi trong xã hội. Toàn thể cộng đồng Giáo Hội – từ linh mục, tu sĩ đến giáo dân – đều tham dự vào việc hình thành giáo huấn ấy, mỗi người tuỳ theo nhiệm vụ, đoàn sủng và thừa tác vụ của mình trong Giáo Hội.
    Những đóng góp vừa nhiều vừa đa dạng này – tự bản thân là những biểu hiện “sự đánh giá của đức tin cách siêu nhiên ‘cảm thức đức tin’ của toàn dân”112 – được Huấn Quyền tiếp thu, giải thích và làm thành một tổng thể thống nhất, khi công bố học thuyết xã hội ấy là học thuyết của chính Giáo Hội. Tất cả những người nào đã lãnh nhận “nhiệm vụ giảng dạy” (munus docendi) hay thừa tác vụ giáo huấn trong lĩnh vực đức tin và luân lý với thẩm quyền đã nhận được từ Đức Kitô đều được kể vào Huấn Quyền Giáo Hội. Học thuyết xã hội của Giáo Hội không chỉ là sự suy tư hay công trình của những người có trình độ, mà là tư duy của Giáo Hội bao lâu còn là công trình của Huấn Quyền, tức là cơ quan giảng dạy với thẩm quyền do Đức Kitô trao cho các Tông đồ và các đấng kế vị, tức là Đức Giáo hoàng và các Giám mục hiệp thông với ngài113.


    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  16. Được cám ơn bởi:


  17. #9
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 80 - 89


    80. Trong học thuyết xã hội của Giáo Hội có Huấn Quyền làm việc cùng với tất cả những thành viên làm nên Huấn Quyền dưới những hình thức khác nhau. Quan trọng hơn hết là Huấn Quyền phổ quát của vị Giáo hoàng và Công đồng: đây là Huấn Quyền xác định đường hướng và đánh dấu sự tiến triển của học thuyết xã hội. Đến lượt mình, học thuyết ấy lại được hoà hợp vào trong Huấn Quyền của các Giám mục; các ngài sẽ làm cho giáo huấn ấy có được nội dung chính xác, thông dịch và áp dụng học thuyết ấy trong những tình hình cụ thể và đặc thù của các địa phương khác nhau114. Giáo huấn xã hội của các Giám mục là những đóng góp và lực đẩy hữu hiệu cho Huấn Quyền của Đức Giáo hoàng Roma. Bằng cách đó, có một sự xoay vòng cho thấy tính tập đoàn của các chủ chăn Giáo Hội liên kết với Đức Giáo hoàng trong giáo huấn xã hội chung của cả Giáo Hội. Cũng bằng cách đó, toàn bộ giáo lý được đưa ra sẽ bao gồm và hoà hợp giáo huấn phổ quát của Đức Giáo hoàng và giáo huấn riêng của các Giám mục.
    Bao lâu còn là một phần trong giáo huấn luân lý của Giáo Hội, bấy lâu học thuyết xã hội của Giáo Hội sẽ có cùng phẩm giá và thẩm quyền như giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Đây đúng là Huấn Quyền đích thực, buộc các tín hữu phải gắn bó115. Các giáo huấn khác nhau có trọng lượng giáo lý thế nào và đòi buộc các tín hữu ưng thuận ra sao là tuỳ vào bản chất của từng giáo huấn, tuỳ vào mức độ bền vững – không bị thay đổi dễ dàng – và tuỳ vào giáo huấn ấy được viện dẫn thường xuyên tới mức nào116.
    d. Dành cho một xã hội đã được hoà giải trong công lý và tình yêu
    81. Đối tượng của Học thuyết Xã hội Công giáo về cơ bản vẫn là cái làm nên lý do hiện hữu của Giáo Hội: đó là con người được mời gọi hưởng ơn cứu độ, và con người ấy được Đức Kitô trao cho Giáo Hội chăm sóc và chịu trách nhiệm117. Thông qua học thuyết xã hội, Giáo Hội tỏ rõ sự quan tâm của mình đối với đời sống con người trong xã hội, đồng thời ý thức rằng chất lượng của đời sống xã hội ấy – nghĩa là chất lượng của những mối quan hệ công bằng và yêu thương, dệt thành xã hội – tuỳ thuộc một cách quyết định vào việc con người được bảo vệ và thăng tiến thế nào, vì cộng đồng ra đời là từ những con người ấy. Thật vậy, phẩm giá và quyền lợi của con người đang bị đưa ra đánh cược trong xã hội, và hoà bình trong các quan hệ giữa người với người và giữa các cộng đồng với nhau cũng đang lâm vào tình cảnh này. Đó chính là những điều thiện hảo mà cộng đồng xã hội phải theo đuổi và bảo đảm. Nhìn trong viễn tượng này, học thuyết xã hội của Giáo Hội không chỉ có nhiệm vụ công bố, mà còn có nhiệm vụ tố cáo.
    Trước tiên, học thuyết này chính là sự công bố những điều Giáo Hội đang có như của riêng mình: đó là một “cái nhìn về con người và về các việc làm của con người trong toàn bộ vấn đề”118. Giáo Hội làm việc này không chỉ trên bình diện các nguyên tắc mà cả trong thực hành cụ thể. Thật vậy, học thuyết xã hội của Giáo Hội không chỉ cung cấp cho chúng ta ý nghĩa, giá trị và các tiêu chuẩn để phê phán, mà cả những chuẩn mực và chỉ dẫn để hành động, rút ra từ những nguyên tắc đó119. Với học thuyết xã hội của mình, Giáo Hội không hề muốn tìm cách cơ cấu hoá hay tổ chức xã hội, mà chỉ kêu gọi, hướng dẫn và đào tạo các lương tâm.
    Học thuyết xã hội này cũng bao gồm cả nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất công và tội bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xã hội và thâm nhập vào xã hội120. Nhờ biết tố cáo, học thuyết xã hội trở nên giống các thẩm phán và các nhà bảo vệ những quyền lợi không được nhìn nhận và hay bị xâm phạm, nhất là các quyền lợi của người nghèo, người yếu kém121. Các quyền này càng bị làm ngơ hay bị xâm phạm, thì tầm mức bạo lực và bất công càng lan rộng, ảnh hưởng đến cả một loạt người hay những khu vực đia lý rộng lớn, từ đó làm gia tăng các vấn đề xã hội, tức là đưa tới những lạm dụng và mất quân bình, khiến cho xã hội bị xáo trộn. Một phần lớn giáo huấn xã hội của Giáo Hội được yêu cầu và được quyết định bởi các vấn đề quan trọng của xã hội, và công bằng xã hội chính là giải đáp thích hợp cho các vấn đề ấy.
    82. Ý hướng của Học thuyết Xã hội Công giáo là ý hướng thuộc trật tự tôn giáo và luân lý122. Thuộc trật tự tôn giáo vì sứ mạng Phúc Âm hoá và cứu độ của Giáo Hội bao trùm lên con người “trong toàn bộ sự thật về sự hiện hữu của con người, về hữu thể cá nhân và cả hữu thể xã hội hay cộng đồng của con người”123. Thuộc trật tự luân lý vì Giáo Hội nhắm xây dựng “một hình thức hoàn bị của chủ nghĩa nhân bản”124, tức là tìm cách “giải thoát con người khỏi mọi áp bức”125 và nhằm “phát triển toàn diện con người và tất cả mọi người”126. Học thuyết xã hội của Giáo Hội chỉ ra cho chúng ta thấy con đường để một xã hội đã được hoà giải đi theo và sống hài hoà nhờ công bằng và yêu thương, một xã hội đang tham dự vào lịch sử nhưng lại chuẩn bị và tiên báo một “trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị” (2 Pr 3,13).
    e. Một thông điệp gửi cho con cái Giáo Hội và gửi cho nhân loại
    83. Chủ thể đầu tiên tiếp nhận học thuyết xã hội của Giáo Hội chính là cộng đồng Giáo Hội với tất cả mọi thành viên, vì ai ai cũng có những trách nhiệm xã hội cần phải chu toàn. Thông qua học thuyết xã hội này, lương tâm mọi người được kêu gọi hãy nhìn nhận và chu toàn các bổn phận công bằng và bác ái trong xã hội. Học thuyết này chính là ánh sáng của luân lý đích thực soi sáng cho mọi người tìm ra những sự đáp trả thích hợp tuỳ theo thiên chức và tác vụ của mỗi Kitô hữu. Trong khi thi hành công cuộc Phúc Âm hoá, tức là giảng dạy, huấn giáo và đào tạo mà giáo huấn này gợi ý, mỗi Kitô hữu sẽ tiếp nhận Học thuyết Xã hội Công giáo tuỳ theo thẩm quyền chuyên môn, đoàn sủng, chức vụ và sứ mạng công bố của mình127.
    Học thuyết xã hội này cũng hàm chứa những trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng, tổ chức và vận hành xã hội, tức là những bổn phận chính trị, kinh tế và hành chính – những bổn phận mang bản chất trần thế – vốn thuộc về người tín hữu giáo dân chứ không thuộc về các linh mục hay tu sĩ128. Những bổn phận ấy thuộc về hàng giáo dân một cách hết sức đặc biệt vì thân phận trần thế của bậc sống và vì bản chất trần thế của thiên chức mà họ đang theo đuổi129. Khi thi hành các trách nhiệm ấy, người tín hữu giáo dân đã đưa giáo huấn xã hội của Giáo Hội vào thực hành, và như thế, giúp hoàn thành sứ mạng trần thế của Giáo Hội130.
    84. Học thuyết xã hội Công giáo không chỉ được gưi trước hết và đặc biệt tới con cái Giáo Hội mà nó còn có mục tiêu phổ quát. Ánh sáng của Tin Mừng mà học thuyết xã hội của Giáo Hội soi chiếu trên xã hội sẽ soi sáng cho hết mọi người; mỗi lương tâm và trí óc con người được ở trong tư thế thuận lợi để nắm bắt được chiều sâu của ý nghĩa và các giá trị của con người diễn tả trong học thuyết ấy, cũng như sẽ khám phá tiềm năng nhân loại và khả năng nhân bản hoá chứa đựng trong các chuẩn mực hành động của học thuyết ấy. Học thuyết xã hội của Giáo Hội được gửi tới mọi dân tộc – nhân danh nhân loại, và phẩm giá con người, vừa duy nhất vừa độc đáo, nhân danh sự chăm sóc loài người và việc thăng tiến xã hội – và được gửi tới cho từng người nhân danh Thiên Chúa duy nhất, vừa là Đấng Tạo Hoá vừa là cứu cánh của con người131. Học thuyết xã hội này đúng là một giáo huấn công khai gửi cho mọi người thiện chí132, và thật vậy, nó đã được tiếp nhận không phải chỉ bởi thành viên các giáo hội và cộng đồng giáo hội khác, mà còn bởi các tín đồ của các truyền thống tôn giáo khác và cả bởi những người không thuộc về tập thể tôn giáo nào.
    f. Vừa liên tục vừa đổi mới
    85. Học thuyết Xã hội Công giáo luôn được ánh sáng ngàn đời của Tin Mừng hướng dẫn và luôn quan tâm tới sự tiến hoá của xã hội, nên nó có đặc điểm là vừa liên tục vừa đổi mới133.
    Trước hết, học thuyết ấy chứng tỏ có một sự liên tục khi nó luôn tham khảo các giá trị phổ quát rút ra từ mạc khải và bản tính con người. Chính vì lý do này mà Học thuyết Xã hội Công giáo không lệ thuộc các nền văn hoá, các ý thức hệ hay các chính kiến khác nhau; đó là một giáo huấn bền vững“trước sau như một xét theo cảm hứng căn bản, xét theo ‘các nguyên tắc suy tư’, ‘các tiêu chuẩn phê phán’, ‘các chỉ dẫn cơ bản để hành động’, và trên hết, xét theo mối liên hệ hết sức quan trọng của học thuyết ấy với Tin Mừng của Chúa”134. Đây chính là phần cốt lõi nền tảng và cố định của Học thuyết Xã hội Công giáo, nhờ đó, học thuyết ấy có thể trải qua lịch sử mà vẫn không bị lịch sử chi phối hay có nguy cơ phai nhạt dần.
    Đàng khác, khi thường xuyên hướng tới lịch sử và tham gia vào các biến cố đã xảy ra trong lịch sử như thế, Học thuyết Xã hội Công giáo chứng tỏ mình có khả năng đổi mới liên tục. Vững vàng trong các nguyên tắc không có nghĩa là phải trở thành một hệ thống giáo huấn cứng nhắc, mà là một Huấn Quyền có thể cởi mở với các điều mới, nhưng vẫn không vì thế mà thay đổi bản chất135. Đó là một giáo huấn “được thích nghi một cách hết sức cần thiết và đúng lúc dựa trên những thay đổi trong những hoàn cảnh lịch sử và dựa trên chuỗi sự kiện diễn ra không bao giờ ngừng, làm thành khung cảnh sống của con người và xã hội”136.
    86. Học thuyết xã hội của Giáo Hội được giới thiệu như một “địa chỉ làm việc”, tại đó công việc vẫn đang tiến hành, chân lý ngàn đời vẫn đang thâm nhập và lan toả vào các hoàn cảnh mới, chỉ ra những con đường dẫn tới công lý và hoà bình. Đức tin không có ý định giam hãmcác thực tại chính trị và xã hội luôn thay đổi trong một khuôn khổ đóng kín137. Trái lại, đức tin là chất men tạo ra sự đổi mới và sáng tạo. Giáo huấn này luôn lấy đó làm điểm xuất phát, rồi “triển khai thêm thông qua suy nghĩ được áp dụng vào các tình thế luôn thay đổi của thế giới, dưới lực đẩy của Tin Mừng là nguồn của sự đổi mới”138.
    Là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội không tự đóng kín vào mình cũng không trốn tránh, mà luôn luôn cởi mở, vươn ra ngoài và hướng tới con người, vì định mệnh cứu độ của con người cũng chính là lý do tồn tại của Giáo Hội. Giáo Hội ở giữa con người như một bức tranh sống động của Người Mục Tử Tốt Lành, đang tìm kiếm con người và gặp được con người tại nơi con người ở, tức là trong hoàn cảnh hiện sinh và lịch sử của chính cuộc sống con người. Chính tại chỗ đó mà Giáo Hội trở thành điểm cho con người tiếp xúc được Tin Mừng, tiếp xúc được thông điệp giải phóng và hoà giải, công lý và hoà bình.
    III. HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA: CÁC GHI CHÚ LỊCH SỬ
    a. Khởi đầu một lộ trình mới
    87. Thuật ngữ “học thuyết xã hội” đến từ Đức Giáo hoàng Piô XI139 và chỉ “tập hợp” giáo lý liên quan đến các vấn đề xã hội; giáo huấn này khởi sự với Thông điệp Rerum Novarum (Các sự việc mới)140 của Đức Giáo hoàng Lêô XIII, được triển khai trong Giáo Hội thông qua Huấn Quyền của các Đức Giáo hoàng và các Giám mục hiệp thông với các ngài141. Chắc hẳn Giáo Hội quan tâm tới các vấn đề xã hội không phải chỉ với văn kiện ấy, vì Giáo Hội không ngừng quan tâm tới xã hội. Nhưng Thông điệp Rerum Novarum đã đánh dấu sự khởi đầu của một lộ trình mới. Dù gắn kết với một truyền thống hàng mấy trăm năm, Thông điệp ấy vẫn báo hiệu một sự khởi đầu mới và một sự triển khai đặc biệt giáo huấn Giáo Hội trong lĩnh vực xã hội142.
    Trong lúc không ngừng quan tâm tới con người sống trong xã hội, Giáo Hội đã tích luỹ được cả một kho tàng giáo lý phong phú. Kho tàng này có gốc rễ trong Thánh Kinh, nhất là trong các sách Tin Mừng và các bút tích của các Tông đồ, được thành hình và hoàn chỉnh bắt đầu từ các Giáo phụ và các vị Tiến sĩ thời Trung Cổ, rồi làm thành một học thuyết, mà dù trong đó không có những lời tuyên bố minh bạch và trực tiếp của Huấn Quyền, Giáo Hội vẫn dần dần nhận ra thẩm quyền chuyên môn của mình.
    88. Vào thế kỷ XIX, các biến cố mang bản chất kinh tế đã tạo ra một tác động bi đát trên xã hội, chính trị và văn hoá. Các biến cố có liên quan với cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm thay đổi sâu xa những cơ cấu xã hội có từ hàng mấy thế kỷ, đặt ra những vấn đề công bằng rất nghiêm trọng, trong đó vấn đề xã hội đầu tiên có tầm cỡ là vấn đề lao động, được cấp tốc nêu lên do cuộc xung đột giữa phe tư bản và giới lao động. Trong bối cảnh ấy, Giáo Hội cảm thấy cần phải can thiệp theo một cách thức mới: những “sự việc mới” (res novae) do các biến cố ấy mang đến giống như một thách đố cho giáo huấn của Giáo Hội, bắt Giáo Hội phải có sự quan tâm mục vụ đặc biệt tới đông đảo quần chúng. Cần phải có một sự phân định mới về tình hình, một sự phân định có thể tìm ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề lạ lẫm, chưa một lần khám phá.
    b. Từ Thông điệp Rerum Novarum đến hôm nay
    89. Để trả lời cho vấn nạn xã hội nghiêm trọng đầu tiên, Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã ban hành Thông điệp xã hội đầu tiên là “Rerum Novarum143. Thông điệp này xem xét tình trạng của các người lao động ăn lương, một tình trạng hết sức đáng buồn đối với các người lao động trong ngành công nghiệp đang vất vả trong cảnh cùng khốn phi nhân. Thông điệp đã đề cập đến vấn đề lao động về các khía cạnh khác nhau. Vấn đề này đã được khảo sát qua tất cả các biểu hiện của nó trên bình diện chính trị và xã hội, nhờ đó ta có thể đưa ra sự đánh giá đúng đắn dựa vào các nguyên tắc giáo lý, căn cứ trên mạc khải, luật tự nhiên và luân lý.
    Thông điệp Rerum Novarumliệt kê các sai lầm, mà từ đó phát sinh biết bao tệ nạn xã hội; Thông điệp không thừa nhận chủ nghĩa cực quyền, phủ định quyền tư hữu và ngôi vị cá thể của con người, không lấy đó làm phương dược điều trị, rồi trình bày một cách chính xác và theo ngôn ngữ đương thời “học thuyết Công giáo về lao động, về quyền tư hữu, về nguyên tắc hợp tác thay vì lấy việc đấu tranh bạo động làm phương thế căn bản để thay đổi xã hội, về quyền lợi của những người yếu kém, về phẩm giá của người nghèo và nghĩa vụ của người giàu, về việc đức ái kiện toàn công lý, quyền thành lập các hiệp hội ngành nghề”144.
    Thông điệp trở thành văn kiện thôi thúc các Kitô hữu hoạt động trong lĩnh vực xã hội và trở thành điểm tham chiếu cho các Kitô hữu khi hoạt động145. Chủ đề chính của Thông điệp là làm sao sắp xếp trật tự đúng đắn cho xã hội, và muốn thế cần phải xác định các tiêu chuẩn phê phán để giúp đánh giá các hệ thống chính trị - xã hội hiện hành và để đề ra các hướng hành động hầu biến đổi các hệ thống ấy cách thích đáng.


    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  18. Được cám ơn bởi:


  19. #10
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default


    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 90 - 99


    90. Thông điệp đề cập tới vấn đề lao động bằng cách sử dụng một phương pháp luận, mà về sau sẽ trở thành một “định thức vững bền146 để sau này triển khai thành học thuyết xã hội của Giáo Hội. Những nguyên tắc do Đức Giáo hoàng Lêô XIII đưa ra sẽ được lấy lại và nghiên cứu sâu xa hơn trong các thông điệp xã hội tiếp theo sau này. Có thể coi toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo Hội như một hành động cập nhật hoá, một sự phân tích sâu sắc hơn và như môt sự triển khai rộng rãi hơn phần cốt lõi ban đầu là các nguyên tắc đã được trình bày trong Rerum Novarum. Nhờ bản văn dũng cảm và có tầm nhìn xa trông rộng, Đức Giáo hoàng Lêô XIII “đã đem lại cho Giáo Hội ‘địa vị công dân’ đích thực, giữa muôn vàn thực tế thay đổi của đời sống chung”147, cũng như đã “đưa vào được và đã ra một bản tuyên bố sắc sảo”148 mà sau này sẽ trở thành “một yếu tố thường xuyên trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội”149. Đức Giáo hoàng còn khẳng định “chỉ có thể giải quyết các vấn đề xã hội nghiêm trọng bằng sự hợp tác giữa tất cả các thế lực”150; ngài còn nói thêm rằng “về phần Giáo Hội, sự hợp tác ấy sẽ không bao giờ thiếu”151.
    91. Vào đầu thập niên 1930, tiếp theo sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào năm 1929, Đức Giáo hoàng Piô XI ban hành Thông điệp Quadragesimo Anno (Năm thứ 40)152, kỷ niệm năm thứ 40 Thông điệp Rerum Novarum. Ngài đọc lại quá khứ dựa vào tình hình kinh tế và xã hội lúc bấy giờ, trong đó, bên cạnh những hậu quả của việc công nghiệp hoá còn có sự kiện các tập thể tài chính đang mở rộng ảnh hưởng, cả trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Đó còn là thời kỳ hậu chiến, trong đó các chính thể độc tài đang ra sức khống chế châu Âu dù cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng trở nên quyết liệt. Thông điệp cảnh cáo mọi người về tình trạng thiếu tôn trọng tự do trong việc thành lập các hiệp hội và nhấn mạnh tới nguyên tắc liên đới và hợp tác để khắc phục các mâu thuẫn xã hội. Các quan hệ giữa giới tư bản và giới lao động phải có tính cách hợp tác153.
    Thông điệp Quadragesimo Anno tái xác nhận nguyên tắc lương bổng phải cân xứng không chỉ với các nhu cầu của người lao động mà còn với các nhu cầu của gia đình người lao động. Trong các mối quan hệ với khu vực tư nhân, Nhà Nước cần phải áp dụng nguyên tắc bổ trợ, một nguyên tắc sẽ trở thành nhân tố thường xuyên có mặt trong giáo huấn xã hội Công giáo. Thông điệp bác bỏ chủ nghĩa tự do, được quan niệm như một chủ nghĩa chủ trương cạnh tranh vô giới hạn giữa các lực lượng kinh tế, và tái khẳng định giá trị của tư hữu, nhưng không quên vai trò xã hội của tư hữu. Trong một xã hội đang cần được tái thiết từ các nền tảng kinh tế, một xã hội tự nó đã hoàn toàn trở thành “vấn đề” cần phải giải quyết, “Đức Piô XI cảm thấy mình có nghĩa vụ và trách nhiệm phải đẩy mạnh cho người ta ý thức hơn, giải thích chính xác hơn và khẩn trương áp dụng luật luân lý liên quan tới các quan hệ nhân bản… nhằm khắc phục sự xung đột giữa các giai cấp và tiến tới một trật tự xã hội mới dựa trên công bằng và bác ái”154.
    92. Đức Giáo hoàng Piô XI không quên lên tiếng phản đối những chế độ độc tài đang tìm cách thống trị châu Âu dưới triều đại giáo hoàng của ngài. Ngay từ ngày 29-6-1931, ngài đã phản đối sự lạm quyền của chế độ độc tài phátxít ở Italia qua Thông điệp Non Abbiamo Bisogno155. Ngài còn ban hành Thông điệp Mit Brennender Sorge đề cập đến tình hình Giáo hội Công giáo dưới thời Đức Quốc Xã, ngày 14-3-1937156. Văn kiện này đã được đọc trên giảng đài các nhà thờ Công giáo Đức, sau một thời gian được phân phát hết sức kín đáo. Thông điệp ra đời sau những năm chính phủ lạm quyền và bạo lực. Thông điệp này đã được chính các giám mục Đức yêu cầu Đức Giáo hoàng Piô XI ban hành, sau khi Đức Quốc Xã thi hành những biện pháp mang tính áp bức và cưỡng ép nhiều hơn nữa vào năm 1936, nhất là đối với thanh niên, bắt buộc họ tham gia làm hội viên Phong trào Thanh niên Hitler. Đức Giáo hoàng đã ngỏ lời trực tiếp với các linh mục, tu sĩ và giáo dân, động viên và kêu gọi họ phản kháng cho tới khi hoà bình thực sự giữa Giáo Hội và Nhà Nước được vãn hồi. Năm 1938, trước sự lan tràn của chủ nghĩa bài Do Thái (anti-Semitism), Đức Giáo hoàng Piô XI đã khẳng định: “Về mặt tinh thần, tất cả chúng ta đều là người sêmít”157.
    Với Thông điệp Divini Redemptoris (Đấng Cứu Chuộc Thần linh)158, đề cập đến chủ nghĩa cộng sản vô thần và học thuyết xã hội Kitô giáo, Đức Giáo hoàng Piô XI đã trình bày một bài phê bình rất hệ thống về chủ nghĩa cộng sản, mô tả chủ nghĩa ấy “tự bản chất khác biệt với Giáo Hội về thế giới quan”159, và chỉ ra rằng phương thế chính yếu để sửa sai các hạn chế mà chủ nghĩa ấy đã đưa vào xã hội chính là canh tân đời sống Kitô hữu, thực hành bác ái theo Tin Mừng, chu toàn các nghĩa vụ công bằng cả trên bình diện tương quan con người lẫn xã hội nhằm mưu cầu công ích, và thể chế hoá các tập thể chuyên nghiệp và liên hiệp các ngành nghề.
    93. Trong các Thông điệp Truyền thanh nhân dịp lễ Giáng Sinh của Đức Giáo hoàng Piô XII160, cùng với các sự can thiệp quan trọng khác của ngài trong các vấn đề xã hội, suy tư của Huấn Quyền Giáo Hội về một trật tự xã hội mới được hướng dẫn bởi luân lý và luật pháp, tập trung vào công lý và hoà bình, trở nên sâu sắc hơn. Triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII trùng vào những năm kinh khủng của Thế chiến Thứ Hai và những năm tái thiết khó khăn. Ngài không công bố một thông điệp xã hội nào, nhưng trong nhiều tình huống khác nhau, ngài luôn tỏ ra quan tâm tới trật tự quốc tế đã bị lung lay tận gốc. “Trong thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, nhiều người trên các châu lục và hàng triệu tín đồ tôn giáo hay không tôn giáo đã coi giáo huấn xã hội của Đức Piô XII như tiếng nói của lương tâm thế giới… Với thẩm quyền và uy tín tinh thần, Đức Giáo hoàng Piô XII đã mang ánh sáng của sự khôn ngoan Kitô giáo đến cho biết bao người thuộc đủ mọi hạng và tầng lớp xã hội”161.
    Một trong những đặc điểm về các sự can thiệp của Đức Piô XII là tầm quan trọng ngài gán cho tương quan giữa luân lý và luật pháp. Ngài nhấn mạnh vào khái niệm luật tự nhiên, coi đó là linh hồn của một hệ thống xã hội cần thiết lập cả trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Một khía cạnh quan trọng khác trong giáo huấn của Đức Piô XII là ngài chú ý tới các giới chuyên môn và kinh doanh, mời gọi họ hãy cộng tác với nhau cách đặc biệt để phục vụ ích chung. “Nhờ sự nhạy bén và thông minh trong việc nắm bắt các ‘dấu chỉ thời đại’, Đức Piô XII có thể được coi là người tiên phong trực tiếp của Công đồng Vatican II và của giáo huấn xã hội do các giáo hoàng kế vị ngài đưa ra”162.
    94. Thập niên 1960 mang lại khá nhiều triển vọng hứa hẹn: sự khôi phục sau cuộc tàn phá của chiến tranh, khởi sự tiến trình xoá bỏ thuộc địa, và những dấu hiệu đầu tiên, tuy còn dè dặt, của sự bớt lạnh nhạt trong mối quan hệ giữa hai khối Hoa Kỳ và Xô Viết. Đây chính là bối cảnh trong đó Chân phúc Giáo hoàng Gioan XXIII đã đọc được “các dấu chỉ của thời đại” một cách sâu sắc163. Vấn đề xã hội đang trở nên có tính toàn cầu, liên hệ đến mọi quốc gia: cùng với vấn đề lao động và cuộc Cách mạng Công nghiệp, nay lại xuất hiện các vấn đề nông nghiệp, vấn đề các nước đang phát triển, vấn đề gia tăng dân số và những vấn đề liên quan tới nhu cầu hợp tác kinh tế toàn cầu. Những sự bất bình đẳng trước đây chỉ được trải nghiệm trong nội bộ các quốc gia, nay đang trở nên mang tính quốc tế và càng làm cho tình hình bi đát của Thế giới Thứ Ba thêm rõ rệt hơn bao giờ hết.
    Trong Thông điệp Mater et Magistra (Mẹ và Thầy)164, Chân phúc Giáo hoàng Gioan XXIII “nhằm mục đích cập nhật các văn kiện đã có và tiến xa thêm một bước trong tiến trình đưa toàn thể cộng đồng Kitô hữu hội nhập vào thế giới”165. Những từ khoá trong thông điệp này là “cộng đồng” và “xã hội hoá166: Giáo Hội được mời gọi hợp tác với mọi người xây dựng một sự hiệp thông đích thực trong chân lý, công bằng và bác ái. Có như thế, sự tăng trưởng kinh tế sẽ không bị giới hạn trong việc chỉ nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người, mà còn giúp thăng tiến phẩm giá con người.
    95. Với Thông điệp Pacem in Terris (Hoà bình trên Thế giới)167, Chân phúc Giáo hoàng Gioan XXIII nêu lên hàng đầu vấn đề hoà bình trong một kỷ nguyên được đánh dấu bằng việc phát triển vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, thông điệp còn chứa đựng một trong những suy tư sâu sắc đầu tiên về quyền của Giáo Hội; đó đúng là thông điệp của hoà bình và phẩm giá con người. Nó tiếp nối và bổ sung cuộc tranh luận trong Thông điệp Mater et Magistra. Và cũng theo chiều hướng mà Đức Lêô XIII đã vạch ra, thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa mọi người. Đây là lần đầu tiên một văn kiện Giáo Hội cũng được gửi cho “mọi người thiện chí”168, mời gọi mọi người tham gia vào một nhiệm vụ cao cả là “lập ra những phương pháp mới để quan hệ với nhau trong xã hội loài người trong chân lý, công bằng, yêu thương và tự do”169. Thông điệp nói nhiều đến thẩm quyền chung của cộng đồng thế giới, mời gọi họ hãy “tiếp cận và giải quyết các vấn đề mang tính kinh tế, xã hội, chính trị hay văn hoá do ích lợi chung của thế giới đặt ra”170. Nhân kỷ niệm mười năm Thông điệp Pacem in Terris, Đức Hồng y Maurice Roy, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, đã gửi cho Đức Giáo hoàng Phaolô VI một lá thư kèm theo một tài liệu với một loạt những suy nghĩ về các khả năng mà thông điệp trên đây của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII có thể cung cấp để soi sáng những vấn đề mới liên quan đến việc xây dựng hoà bình171.
    96. Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng)172 của Công đồng Vatican II là một sự đáp ứng quan trọng của Giáo Hội trước các sự chờ mong của thế giới đương thời. Trong hiến chế ấy, “để hài hoà với sự canh tân Giáo Hội, đã có một quan niệm mới về việc làm thế nào để trở thành cộng đồng các tín hữu và cộng đồng dân Chúa. Nó thúc đẩy người ta quan tâm lại nền giáo huấn chứa đựng trong các văn kiện trước về việc làm chứng và đời sống của các Kitô hữu, được coi như những phương thế đích thực làm cho Thiên Chúa hiện diện trong thế giới hữu hình này”173. Hiến chế giới thiệu khuôn mặt của một Giáo Hội “thấy mình thật sự liên đới sâu xa với loài người và lịch sử nhân loại”174, một Giáo Hội cùng đi chung một hành trình với nhân loại và cùng chia sẻ số phận trần gian với thế giới, nhưng đồng thời cũng cố gắng “làm chút men và làm linh hồn của xã hội loài người đang muốn được Đức Kitô canh tân và biến đổi thành gia đình Thiên Chúa”175.
    Gaudium et Spes trình bày một cách hệ thống các chủ đề về văn hoá, về đời sống kinh tế và xã hội, hôn nhân và gia đình, về cộng đồng chính trị, về hoà bình và cộng đồng các dân tộc, dựa trên quan điểm nhân học Kitô giáo và sứ mạng Giáo Hội. Mọi sự đều được xem xét bắt đầu từ con người và hướng tới con người, “thụ tạo duy nhất mà Thiên Chúa muốn vì chính nó”176. Xã hội, cơ cấu và sự phát triển xã hội phải được hướng tới chỗ giúp “con người tiến bộ”177. Lần đầu tiên, Huấn Quyền Giáo Hội, ở cấp cao nhất, nói nhiều về các khía cạnh thế trần khác nhau của đời sống Kitô hữu: “Phải công nhận rằng sự quan tâm của Hiến chế đối với những sự thay đổi về xã hội, tâm lý, chính trị, kinh tế, luân lý và tôn giáo càng ngày càng thúc đẩy… mối quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với các vấn đề của con người và việc đối thoại với thế giới”178.
    97. Một văn kiện quan trọng khác của Công đồng Vatican II trong tổng hợp giáo huấn xã hội của Giáo Hội là Tuyên ngôn Dignitatis Humanae (Phẩm giá Con người)179, trong đó Công đồng công bố rất minh bạch quyền tự do tôn giáo. Văn kiện trình bày đề tài này trong hai chương. Chương thứ nhất, có tính cách tổng quát, khẳng định rằng tự do tôn giáo là quyền xây dựng trên phẩm giá con người và phải được phê chuẩn như một quyền dân sự trong trật tự pháp lý của xã hội. Chương thứ hai cũng bàn về chủ đề ấy nhưng dưới ánh sáng Mạc khải và tìm cách làm sáng tỏ những kết luận mục vụ rút ra từ chủ đề ấy, đồng thời chỉ ra rằng đó là một quyền liên quan đến con người không chỉ trong tư cách cá nhân mà cả trong tư cách các cộng đồng con người khác nữa.
    98. “Phát triển là tên gọi mới của hoà bình”180, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã long trọng tuyên bố như thế trong Thông điệp Populorum Progressio (Phát triển các Dân tộc)181, được xem là sự khai triển của chương nói về đời sống kinh tế và xã hội trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, dù thông điệp có đưa thêm vào một số yếu tố mới rất có ý nghĩa. Cách riêng, thông điệp đưa ra những nét khái quát về một sự phát triển con người toàn diện và về việc phát triển trong sự liên đới với toàn thể nhân loại: “Cần phải coi hai chủ đề này như các trục mà Thông điệp được kết cấu xoay quanh đó. Trong ước muốn thuyết phục những người tiếp nhận Thông điệp này cần hành động khẩn cấp trong tinh thần liên đới, Đức Giáo hoàng trình bày phát triển là ‘sự chuyển tiếp từ những điều kiện kém nhân bản sang những điều kiện nhân bản hơn’, đồng thời cho thấy những đặc tính của sự phát triển ấy”182. Sự chuyển tiếp này không chỉ diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế và công nghệ, mà còn gợi ý cho mỗi người trong việc tiếp thu nền văn hoá, việc tôn trọng phẩm giá người khác, việc nhìn nhận “điều thiện cao đẹp nhất, nhận ra chính Chúa là tác giả và là cùng đích của những ơn ích ấy”183. Phát triển mà làm lợi cho mọi người là sẽ đáp ứng các đòi hỏi của công lý trên phạm vi toàn cầu, điều này bảo đảm một nền hoà bình thế giới và tạo điều kiện để thực hiện một “nền nhân bản toàn diện”184 dưới sự hướng dẫn của các giá trị tinh thần.
    99. Về điểm này, năm 1967, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình (Justitia et Pax), và như thế thoả mãn các nguyện vọng của các Nghị phụ Công đồng, các ngài coi đây là cơ hội thuận tiện nhất để thành lập một cơ quan của Giáo Hội toàn cầu, hầu có thể triển khai công lý và tình yêu của Đức Kitô đối với người nghèo ở khắp nơi. Vai trò của cơ quan ấy sẽ là thúc đẩy cộng đồng Công giáo đẩy mạnh sự tiến bộ tại các nơi nghèo đói và đẩy mạnh công lý xã hội trên thế giới”185. Đầu năm 1968, theo sáng kiến của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, Giáo Hội cử hành ngày đầu tiên trong năm là Ngày Thế giới Hoà bình. Cũng chính vị Giáo hoàng này khởi sự truyền thống viết thông điệp hằng năm bàn về một chủ đề được chọn choNgày Thế giới Hoà bình ấy. Các thông điệp này triển khai và làm phong phú thêm cho tập hợp giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  20. Được cám ơn bởi:


  21. #11
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 100 - 109

    100. Đầu thập niên 1970, trong bầu khí sôi sục và tranh cãi quyết liệt về ý thức hệ, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã trở lại với giáo huấn xã hội của Đức Lêô XIII và cập nhật giáo huấn ấy, nhân kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum Novarum, qua Tông thư Octogesima Adveniens (Tiến đến 80 năm) của mình186. Đức Giáo hoàng suy nghĩ về xã hội thời hậu công nghiệp cùng với tất cả các vấn đề phức tạp của nó, nhìn nhận sự thật là các ý thức hệ không đủ khả năng đáp ứng các thách đố sau đây: hiện tượng đô thị hoá, tình trạng của giới trẻ, tình trạng của phụ nữ, tình trạng thất nghiệp, nạn kỳ thị, tình trạng di dân, sự gia tăng dân số, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội, vấn đề sinh thái.
    101. Chín mươi năm sau Thông điệp Rerum Novarum, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã dành Thông điệp Laborem Exercens (Người lao động)187 cho vấn đề lao động, là giá trị căn bản của con người, là nhân tố trên hết của hoạt động kinh tế và là chìa khoá của toàn bộ vấn đề xã hội. Thông điệp Laborem Exercens vạch ra một nền linh đạo và đạo đức cho việc lao động trong toàn bộ suy tư thần học và triết học sâu sắc. Lao động được hiểu không chỉ theo nghĩa khách quan và vật chất, mà còn phải ghi nhớ chiều kích chủ quan của lao động, như một sự biểu hiện bản thân con người. Bên cạnh vai trò là một hệ biến hoá mang tính quyết định cho đời sống xã hội, lao động còn có giá trị ở chỗ nó là khung cảnh trong đó thiên chức tự nhiên và siêu nhiên của con người được hoàn thành.
    102. Với Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan tâm đến Vấn đề Xã hội)188, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II kỷ niệm 20năm Thông điệp Populorum Progressio và một lần nữa bàn tới chủ đề phát triển theo hai hướng căn bản: “một đàng là tình hình bi đát của thế giới hiện nay với sự thất bại của Thế giới Thứ Ba trong việc phát triển, và đàng khác là ý nghĩa của những điều kiện và những đòi hỏi để có được sự phát triển xứng đáng với con người”189. Thông điệp này cho thấy những sự khác nhau giữa tiến bộ và phát triển, đồng thời nhấn mạnh rằng “phát triển thực sự không phải chỉ là gia tăng của cải và dịch vụ – gia tăng những gì người ta có – mà còn phải là góp phần làm cho người ta được ‘làm người’ cách sung mãn. Có như thế, bản chất luân lý của một sự phát triển đích thực mới được biểu lộ rõ ràng”190. Khi liên tưởng tới châm ngôn của triều Giáo hoàng Piô XII là opus justitiae pax (hoà bình là hoa trái của công lý), Đức Gioan Phaolô II đã bình luận: “Ngày nay, người ta cũng có thể nói một cách chính xác và mạnh mẽ như đã cảm hứng từ Thánh Kinh (x. Is 32,7; Gc 3,8): opus solidaritatis pax (hoà bình là hoa trái của tình liên đới)”191.
    103. Nhân kỷ niệm 100 năm Thông điệp Rerum Novarum, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp xã hội thứ ba của mình, mang tên Centesimus Annus (Bách Chu Niên)192, cho thấy sự liên tục về mặt giáo lý của Huấn quyền Xã hội Công giáo suốt 100 năm. Lấy lại một trong những nguyên tắc căn bản trong quan điểm Kitô giáo về tổ chức xã hội và chính trị, đã từng là chủ đề chính của Thông điệp trước đó, Đức Giáo hoàng viết: “Cái mà ngày nay chúng ta gọi là nguyên tắc liên đới… đã từng là điều mà Đức Giáo hoàng Lêô XIII thường xuyên muốn nói khi dùng từ ngữ ‘hữu nghị’… Đức Piô XI cũng liên tưởng đến điều ấy khi dùng thuật ngữ hết sức ý nghĩa là ‘bác ái xã hội’. Còn Đức Phaolô VI đã mở rộng khái niệm này để tóm gọn nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề xã hội, khi nói đến ‘văn minh tình yêu”193. Đức Gioan Phaolô II đã chứng minh làm thế nào giáo huấn xã hội của Giáo Hội có thể phát triển theo trục qua lại giữa Thiên Chúa và con người: nhận ra Chúa nơi mọi người và nhìn mọi người trong Chúa chính là điều kiện để phát triển con người cách đích thực. Sự phân tích một cách mạch lạc và sâu sắc “những sự việc mới”, cách riêng biến cố năm 1989 với sự sụp đổ của hệ thống Xô Viết, cho thấy sự am hiểu của ngài về nền dân chủ và kinh tế tự do, trong bối cảnh của một sự liên đới hết sức cần thiết.
    c. Dưới ánh sáng và sự thúc đẩy của Tin Mừng
    104. Các văn kiện nêu trên đây chính là những cột mốc đánh dấu cuộc hành trình mà học thuyết xã hội của Giáo Hội đã đi qua, kể từ thời Đức Giáo hoàng Lêô XIII cho đến hôm nay. Bản đúc kết ngắn gọn này có thể sẽ dài hơn, nếu chúng ta xét đến tất cả các sự can thiệp, hơn là theo một chủ đề đặc biệt, vì “mối quan tâm mục vụ muốn giới thiệu cho toàn thể cộng đồng Kitô hữu và với mọi người thiện chí các nguyên tắc căn bản, các tiêu chuẩn phổ quát và các đường hướng phù hợp để có những sự lựa chọn căn bản và những việc làm cụ thể trong mỗi tình huống cụ thể”194.
    Khi soạn thảo và giảng dạy học thuyết xã hội này, Giáo Hội đã và vẫn đang làm việc không phải do một động cơ lý thuyết nào mà do những mối quan tâm mục vụ. Giáo Hội được thúc đẩy bởi những âm hưởng mà các biến cố xã hội gây ra trên con người, trên quần chúng, trên phẩm giá con người, trong bối cảnh là “loài người đang vất vả tìm kiếm một thế giới tốt đẹp hơn nhưng lại không hành động với cùng một nhiệt tâm để cải thiện chính tinh thần của mình”195. Chính vì lý do đó, học thuyết xã hội này đã ra đời và đã được triển khai thành một “‘tổng hợp’ giáo lý cập nhật…, được xây dựng từ từ cùng lúc với Giáo Hội khi Giáo Hội dựa vào lời đã được Đức Kitô Giêsu mạc khải trọn vẹn và được Chúa Thánh Thần nâng đỡ (x. Ga 14,16.26; 16,13-15), để xem xét các biến cố như chúng đang diễn ra trong dòng lịch sử”196.

    CHƯƠNG BA
    CON NGƯỜI VÀ NHÂN QUYỀN
    I. HỌC THUYẾT XÃ HỘI VÀ NGUYÊN TẮC NHÂN VỊ
    105. Giáo Hội nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải con người cho chính con người. Những con người đã nhận được phẩm giá khôn sánh và bất diệt nơi Thiên Chúa ấy chính là những con người mà Giáo Hội muốn ngỏ lời, muốn đem đến cho họ sự phục vụ cao cả nhất và đặc biệt nhất, bằng cách kiên trì nhắc nhở họ về ơn gọi cao quý đó để họ luôn nhớ và sống cho xứng đáng. Đức Kitô, Con Thiên Chúa, “qua sự nhập thể của mình đã tự kết hợp chính mình một cách nào đó với mỗi một con người”197; vì thế, Giáo Hội nhìn nhận nghĩa vụ căn bản của mình là trông coi sao cho mối kết hợp ấy luôn được thực hiện và canh tân. Trong Đức Kitô là Chúa, Giáo Hội chỉ cho người ta thấy và cố gắng làm người đầu tiên bước vào lộ trình ấy – tức là con người198, đồng thời mời gọi mọi người hãy nhìn nhận mỗi người – dù gần hay xa, quen hay lạ, nhất là những người nghèo và đau khổ – là anh chị em của mình, những người “mà Đức Kitô đã chết cho họ” (1 Cr 8,11; Rm 14,15)199.
    106. Toàn bộ đời sống xã hội đều là sự biểu hiện của một nhân vật chính không thể lầm lẫn được, đó chính là con người. Giáo Hội đã nhiều lần nhiều cách làm trạng sư có thẩm quyền giúp người ta hiểu, nhìn nhận và khẳng định con người là trọng tâm của mọi lĩnh vực và mọi biểu hiện trong xã hội: “Bởi đó, xã hội loài người chính là đối tượng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội, vì Giáo Hội không đứng ngoài cũng chẳng đứng trên những con người liên kết thành xã hội, mà Giáo Hội chỉ tồn tại nơi những con người, và bởi đó, Giáo Hội tồn tại vì những con người”200. Nhận thức quan trọng này được phản ánh trong lời khẳng định sau đây: “Thay vì làm đối tượng hay làm nhân tố thụ động của đời sống xã hội”, con người “nên và phải luôn luôn là chủ thể, là nền tảng và là mục tiêu của đời sống xã hội”201. Vì thế, nguồn gốc của đời sống xã hội là chính con người, và xã hội không thể nào không nhìn nhận chủ thể tích cực và hữu trách của mình; mọi biểu hiện của xã hội đều phải quy hướng về con người.
    107. Trong những hoàn cảnh cụ thể của lịch sử, con người chính là trọng tâm và linh hồn của tư duy xã hội Công giáo202. Thật vậy, toàn bộ Học thuyết Xã hội Công giáo chẳng qua chỉ là sự triển khai nguyên tắc: con người có phẩm giá bất khả xâm phạm203. Trong tất cả những nghĩa cử đa dạng bày tỏ nhận thức ấy, Giáo Hội luôn cố gắng bênh vực phẩm giá con người mỗi khi có toan tính xác định lại hay bóp méo hình ảnh ấy; Giáo Hội cũng thường xuyên tố cáo những sự xâm phạm phẩm giá con người. Lịch sử đã xác nhận rằng chính cơ cấu hình thành nên các quan hệ xã hội nổi lên một số khả năng thăng hoa con người, nhưng cũng chính trong cơ cấu ấy lại tiềm tàng những loại bỏ ghê tởm nhất đối với phẩm giá con người.
    II. CON NGƯỜI NHƯ “HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA” (IMAGO DEI)
    a. Những thụ tạo theo hình ảnh Thiên Chúa
    108. Thông điệp căn bản của Thánh Kinh cho biết con người là thụ tạo của Thiên Chúa (x. Tv 139,14-18), và theo thông điệp ấy, hình ảnh Thiên Chúa nơi con người chính là yếu tố định tính và phân biệt con người: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa; Ngài sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Thiên Chúa đặt con người vào trung tâm và chóp đỉnh của trật tự sáng tạo. Con người (theo tiếng Hipri là “adam”) được tạo dựng từ đất (adamah) và Thiên Chúa thổi hơi sự sống vào mũi Ađam (x. St 2,7). Bởi đó, “được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị, không phải chỉ là một cái gì đó mà là một ai đó. Con người có khả năng biết mình, làm chủ mình, tự do hiến mình và tự nguyện hiệp thông với người khác. Hơn thế nữa, con người được ơn Chúa mời gọi ký kết giao ước với Đấng Tạo Hoá của mình, lấy đức tin và tình yêu đáp trả Ngài, một sự đáp trả mà không thụ tạo nào có thể làm thay con người”204.
    109. Giống Thiên Chúa, điều này chứng tỏ bản chất và hiện hữu của con người có liên quan đến Thiên Chúa một cách hết sức sâu xa205. Đây là một mối quan hệ tự thân, vì thế không phải là một cái gì đó đến sau và được thêm vào từ bên ngoài. Toàn thể cuộc sống con người chẳng qua chỉ là một sự tìm kiếm Thiên Chúa. Mối quan hệ này của con người với Thiên Chúa có thể không được người ta biết, thậm chí bị bỏ quên hay từ chối, nhưng không bao giờ bị loại bỏ hẳn. Thật vậy, trong số các thụ tạo hữu hình của thế giới, chỉ có con người mới “có khả năng tìm Chúa” (homo est Dei capax)206. Con người là một ngôi vị do Chúa tạo dựng để liên hệ với Ngài; chỉ trong mối liện hệ này, con người mới tìm được sự sống, mới thể hiện chính mình và hướng về Thiên Chúa một cách tự nhiên207.

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  22. Được cám ơn bởi:


  23. #12
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default






    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 110 - 119


    110. Quan hệ giữa Thiên Chúa và con người được phản ánh trong chiều hướng tương quan và xã hội của bản tính con người. Thật vậy, con người không phải là một hữu thể cô độc, mà là “một hữu thể xã hội, không thể nào sống cũng như không thể nào phát triển tiềm năng của mình bao lâu con người không liên hệ với người khác”208. Về điểm này, sự kiện Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ (x. St 1,27) thật là ý nghĩa209: “Điều đáng chú ý là sự không thoả mãn, biểu hiện trong cuộc sống con người tại vườn Địa Đàng, vẫn sẽ tồn tại bao lâu con người còn lấy thế giới thảo mộc và động vật làm điểm tham khảo duy nhất của mình (x. St 2,20). Chỉ có sự xuất hiện của người phụ nữ, một hữu thể là thịt lấy từ thịt của Ađam và là xương lấy từ xương của ông (x. St 2,23), cũng là hữu thể mà nơi đó Thần Khí của Thiên Chúa Tạo Hoá đang hoạt động, mới có thể thoả mãn nhu cầu đối thoại liên vị rất quan trọng cho cuộc sống con người. Trong mỗi người thân cận của mình, bất kể là nam hay nữ, đều có sự phản ánh của chính Thiên Chúa, mục tiêu cuối cùng và sự hoàn thành của mỗi một con người”210.
    111. Người nam và người nữ có cùng phẩm chất như nhau và bình đẳng về giá trị211, không phải chỉ vì cả hai tuy có những điểm khác biệt nhưng đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, mà sâu xa hơn còn vì tác động lực tương tác đem lại sự sống cho ngôi vị, “chúng ta” giữa hai người, cũng chính là một hình ảnh của Thiên Chúa.212 Trong mối quan hệ hiệp thông với nhau, người nam và người nữ làm cho mình được sung mãn một cách hết sức sâu xa, khám phá thấy mình là những ngôi vị nhờ sự hiến thân chân thành ấy213. Giao ước kết hợp giữa hai người được Thánh Kinh trình bày như hình ảnh Giao ước giữa Thiên Chúa với con người (x. Os 1–3; Is 54; Ep 5,21-33), đồng thời như một cách phục vụ cho sự sống214. Thật vậy, vợ chồng có thể tham gia vào hành động sáng tạo của Thiên Chúa: “Thiên Chúa chúc lành cho họ và nói với họ: “Hãy sinh sôi và nảy nở cho đầy mặt đất và hãy thống trị mặt đất” (St 1,28).
    112. Người nam và người nữ liên hệ với những người khác như những người được giao cho sự sống của người khác215. “Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu… Ta sẽ đòi con người phải đền mạng sống của người anh em mình” (St 9,5). Đó là điều Chúa phán với Noê sau trận lụt. Nhìn trong viễn tượng ấy, quan hệ với Thiên Chúa đòi người ta phải coi mạng sống con người là linh thiêng và bất khả xâm phạm.216 Sở dĩ giới răn thứ năm có giá trị (“Ngươi không được giết người”: Xh 20,13; Đnl 5,17) là vì chỉ có Thiên Chúa mới là chủ tể sự sống và sự chết217. Lòng kính trọng đối với sự sống bất khả xâm phạm và vẹn toàn lên tới cao điểm trong giới răn tích cực này: “Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình” (Lv 19,18), qua đó, Đức Giêsu đã ràng buộc thêm bổn phận chăm lo cho các nhu cầu của người khác (x. Mt 22,37-40; Mc 12,29-31; Lc 10,27-28).
    113. Chính với ơn gọi đặc biệt này đối với sự sống mà người nam và người nữ cũng thấy mình hiện diện với tất cả các thụ tạo khác. Họ có khả năng và bổn phận lấy các thụ tạo khác phục vụ mình và hưởng dùng chúng, nhưng việc chế ngự thế giới đòi hỏi họ phải thi hành trách nhiệm chứ không được tự do khai thác cách tuỳ tiện và ích kỷ. Thật vậy, mọi thụ tạo đều có giá trị và đều “tốt lành” (x. St 1,4.10.12.18.21.25) trước mặt Chúa, tác giả của chúng. Con người phải biết khám phá và tôn trọng giá trị của chúng. Đây là một thách thức lớn lao đối với trí khôn con người; chính trí khôn ấy sẽ nâng con người lên và đưa họ như bay lên218 tới chỗ chiêm ngắm sự thật của tất cả các thụ tạo của Thiên Chúa, tức là chiêm ngắm cái mà Thiên Chúa thấy là “tốt lành” nơi các thụ tạo ấy. Sách Sáng Thế dạy rằng con người thống trị thụ tạo chủ yếu bằng cách “đặt tên cho chúng” (x. St 2,19-20). Khi cho chúng những cái tên, hẳn con người đã nhìn ra chúng đúng như sự thật của chúng và đã có quan hệ trách nhiệm đối với chúng219.
    114. Con người cũng quan hệ với chính mình và có khả năng suy tư về chính mình. Về điểm này, Thánh Kinh hay nhắc tới “tâm hồn con người”. Tâm hồn chỉ rõ sự thiêng liêng bên trong con người, phân biệt con người với các thụ tạo khác. Thiên Chúa “làm ra hết mọi sự tốt đẹp vào đúng thời đúng lúc của nó; Ngài cũng đặt vào tâm trí con người ý niệm vĩnh cửu, nhưng con người không thể nào hiểu biết được ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện từ khởi thuỷ đến cùng tận” (Gv 3,11). Sau cùng, tâm hồn biểu lộ những khả năng thiêng liêng riêng của con người, cũng là những đặc ân con người có được khi được tạo dựng theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, đó là lý trí, sự phân biệt tốt xấu, ý muốn tự do220. Khi con người chú ý lắng nghe những khát vọng sâu xa của tâm hồn mình, con người không thể không thốt lên những lời rất thật sau đây của thánh Augustinô: “Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa, lạy Chúa, nên tâm hồn chúng con mãi khắc khoải cho tới khi được nghỉ ngơi trong Chúa”221.
    b. Bi kịch của tội
    115. Cảnh tượng tuyệt vời mô tả con người được Chúa tạo dựng không thể tách rời khỏi sự xuất hiện bi đát của tội nguyên tổ. Thánh Phaolô đã khẳng định rõ ràng khi tóm tắt sự sa ngã của con người trong những trang đầu của Sách Thánh: “Tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian qua một con người và tội lỗi gây nên sự chết” (Rm 5,12). Chống lại lệnh cấm của Thiên Chúa, con người đã để cho mình bị con rắn quyến rũ và đã giơ tay hái trái trên cây sự sống, và thế là đã trở thành nạn nhân của sự chết. Qua cử chỉ ấy, con người đã phá vỡ giới hạn thụ tạo của mình, thách thức Chúa, là Thiên Chúa duy nhất và là nguồn sự sống của mình. Chính tội bất tùng phục ấy (x. Rm 5,19) đã tách con người ra khỏi Chúa222.
    Cũng từ mạc khải ấy, chúng ta biết rằng Ađam – con người đầu tiên – đã vi phạm giới răn của Chúa, đánh mất sự thánh thiện và công chính mà mình đã có khi được tạo dựng, một sự thánh thiện và công chính con người đã nhận được không chỉ cho riêng mình mà còn cho hết mọi người: “Khi chiều theo tên cám dỗ, Ađam và Eva đã phạm một tội cá nhân, nhưng tội này đã ảnh hưởng tới bản tính nhân loại, là bản tính mà nguyên tổ đã truyền lại trong tình trạng sa ngã. Đó là một tội được truyền lại bằng cách làm lan ra tới hết mọi người, nghĩa là được truyền lại một bản tính đã mất đi sự thánh thiện và công chính nguyên thuỷ”223.
    116. Khi lần tới tận gốc các chia rẽ của cá nhân và xã hội, đang xúc phạm tới giá trị và phẩm chất của con người ở những mức độ khác nhau, chúng ta luôn thấy có một vết thương nằm trong nơi sâu xa nhất của con người. “Trong ánh sáng đức tin, chúng ta gọi đó là tội: từ tội nguyên tổ, mà mọi người chúng ta đều phải mang từ khi sinh ra như một di sản chúng ta thừa kế được nơi tổ tiên chúng ta, cho tới tôi mà mỗi người chúng ta phạm khi lạm dụng sự tự do của mình”224. Hậu quả của tội, bao lâu nó còn là hành vi xa rời Chúa, chính là sự tha hoá, tức là sự xa rời của con người không những với Chúa mà còn với chính mình, với người khác và với thế giới chung quanh. “Sự đoạn tuyệt của con người với Chúa trớ trêu thay đưa chúng ta tới chỗ chia rẽ với nhau. Trong bài mô tả “tội nguyên thuỷ”, chúng ta thấy khi đoạn tuyệt với Giavê thì đồng thời cũng cắt đứt mối thân hữu từng nối kết gia đình nhân loại với nhau. Thế nên, các trang tiếp theo của sách Sáng Thế cho chúng ta thấy người đàn ông và người đàn bà giơ tay tố cáo nhau (x. St 3,12). Về sau, chúng ta lại thấy anh em ghét nhau và sau cùng lấy mạng sống của nhau (x. St 4,2-16). Dựa theo câu chuyện tháp Babel, hậu quả của tội chính là sự tan nát của gia đình nhân loại, đã khởi sự với tội nguyên tổ và nay lên tới hình thức cực đoan nhất trên bình diện xã hội”225. Suy nghĩ về mầu nhiệm của tội, chúng ta không thể không lưu ý tới mối quan hệ bi đát giữa nguyên nhân và hậu quả ấy.
    117. Mầu nhiệm tội được cấu thành bởi một vết thương hai mặt, mà tội nhân bộc lộ nơi mình, cũng như thể hiện ra trong quan hệ với người thân cận. Đó chính là lý do tại sao chúng ta nói tội cá nhân và tội xã hội. Tội nào cũng là tội cá nhân xét về một phương diện nào đó; nhưng xét về một phương diện khác, tội nào cũng là tội xã hội, trong mức độ nó cũng gây ra những hậu quả trong xã hội. Nếu xét cho đúng nghĩa thì tội luôn luôn là một hành vi của con người, vì đó là hành vi tự do của một cá thể, chứ không phải là hành vi của một tập thể hay một cộng đồng cách đúng nghĩa. Đành rằng tính xã hội có thể được tìm thấy trong hết mọi tội, nếu xét tới sự kiện “do sự liên đới vừa mầu nhiệm và không thể nắm bắt được, vừa rất thật và rất cụ thể, tội nào của cá nhân cũng tác động tới người khác một cách nào đó”226. Tuy nhiên, thật là không chính đáng hay không thể chấp nhận được nếu hiểu tội xã hội theo cách: nó làm giảm nhẹ hay xoá hết trách nhiệm của cá nhân, dù là hữu ý hay vô tình, do chỉ nhìn nhận sự sai trái và trách nhiệm của xã hội. Lần tới cùng của bất cứ tình huống tội lỗi nào, cũng luôn luôn thấy có những cá nhân đã phạm tội.
    118. Ngoài ra, có một số tội do chính đối tượng của chúng là những hành vi trực tiếp xúc phạm đến người thân cận. Những tội đó đặc biệt được gọi là tội xã hội. Tội xã hội là bất cứ tội nào xúc phạm tới sự công bằng phải có trong các quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng, và giữa cộng đồng với cá nhân. Tội xã hội cũng là bất cứ tội nào chống lại các quyền lợi của con người, khởi đi từ quyền được sống, bao gồm cả sự sống trong bụng mẹ, cho đến bất cứ tội nào chống lại sự toàn vẹn thân thể của cá nhân; là bất cứ tội nào chống lại sự tự do của người khác, nhất là sự tự do cao cả nhất để tin vào Thiên Chúa và thờ phượng Ngài; và là bất cứ tội nào chống lại phẩm giá và danh dự của người thân cận. Bất cứ tội nào chống lại ích chung và những đòi hỏi của công ích, trong lĩnh vực rộng lớn của quyền hạn và nghĩa vụ người công dân, cũng đều là tội xã hội. Sau cùng, tội xã hội là tội “liên quan tới các mối quan hệ giữa các cộng đồng nhân loại khác nhau. Những mối quan hệ ấy không hẳn lúc nào cũng phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng muốn thấy có công lý trên thế giới, có tự do và hoà bình giữa các cá nhân, các tập thể và các dân tộc”227.
    119. Các hậu quả của tội làm cho cơ cấu của tội kéo dài mãi mãi. Những cơ cấu này lại ẩn sâu trong tội cá nhân, và bởi đó, luôn có liên quan với các hành vi cụ thể của người phạm tội, làm cho các cơ cấu ấy thêm vững chắc và càng khó tẩy trừ. Bằng cách đó, tội trở nên trầm trọng hơn, dễ lan truyền và trở thành nguồn phát sinh ra các tội khác, chi phối cách ứng xử của con người228. Đó là những trở ngại và là những điều kiện vượt ra khỏi các hành vi và thời gian sống vắn vỏi của cá nhân, để can thiệp vào quá trình phát triển của các dân tộc; việc chậm trễ và trì trệ trong công cuộc phát triển là phải xét đến tình trạng này229. Những hành vi và thái độ chống lại ý muốn của Chúa và ích lợi của tha nhân, cũng như những cơ cấu phát sinh từ những cách ứng xử đó, ngày nay có thể xếp vào hai loại: “một đàng là dành tất cả mọi ước muốn cho việc thu lợi nhuận, và đàng khác, là khát khao quyền lực với ý định áp đặt ý muốn của mình lên người khác. Để xác định thêm tính chất của hai thái độ này, chúng ta có thể dùng thành ngữ sau đây: ‘bằng bất cứ giá nào’”230.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  24. Được cám ơn bởi:


  25. #13
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default






    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 120 - 129

    c. Tính phổ quát của tội và tính phổ quát của ơn cứu độ
    120. Giáo lý về tội nguyên tổ, cho biết tội mang tính phổ quát, có nền tảng rất quan trọng: “Nếu chúng ta nói mình vô tội là chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không có nơi chúng ta” (1 Ga 1,8). Giáo lý này khuyến khích mọi người đừng ở lại trong tội và đừng coi nhẹ tội, cũng như đừng liên tục đổ lỗi cho người khác và tìm cách biện minh do hoàn cảnh, do di truyền, do tổ chức, do cơ chế và do các mối quan hệ. Giáo lý này vạch trần mọi sự lừa dối ấy.
    Tuy nhiên, không được tách rời giáo lý về sự phổ quát của tội với ý thức về sự phổ quát của ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô. Nếu không, nó sẽ khiến ta lo ngại cách sai lầm về tội và có cái nhìn bi quan về thế giới và cuộc đời, khiến chúng ta khinh chê các thành quả về văn hoá và đời sống dân sự của loài người.
    121. Với tinh thần thực tế, người Kitô hữu nhìn thấy vực sâu của tội, nhưng luôn nhìn nó trong ánh sáng hy vọng – còn lớn hơn bất cứ sự xấu xa nào – do công cuộc cứu chuộc của Đức Kitô mang lại, nhờ đó tội và cái chết đã bị tiêu diệt (x. Rm 5,18-21; 1 Cr 15,56-57): “Trong Ngài, Thiên Chúa đã hoà giải con người với mình”.231 Chính Đức Kitô – hình ảnh của Thiên Chúa (x. 2 Cr 4,4; Cl 1,15) – đã làm cho hình ảnh và nét tương đồng với Thiên Chúa nơi con người được sáng lên đầy đủ và được thể hiện trọn vẹn. Ngôi Lời, đã trở thành con người nơi Đức Giêsu Kitô, mãi mãi vẫn là sự sống và ánh sáng của nhân loại, ánh sáng soi chiếu từng người một (x. Ga 1,4.9). Thiên Chúa muốn mọi người đều được cứu độ trong một Đấng trung gian duy nhất là Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài (x. 1 Tm 2,4-5). Đức Giêsu vừa là Con Thiên Chúa vừa là Ađam mới, tức là con người mới (x. 1 Cr 15,47-49; Rm 5,14). “Chính trong khi mạc khải mầu nhiệm Chúa Cha và tình yêu của Ngài, Đức Kitô Ađam mới đã mạc khải trọn vẹn con người cho chính họ và cho con người thấy ơn gọi cao cả nhất của họ”232. Trong Người, nhờ Thiên Chúa, chúng ta “được tiền định để trở nên giống hình ảnh Con Thiên Chúa, ngõ hầu Người trở thành trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,29).
    122. Thực tại mới mà Đức Giêsu Kitô mang đến cho chúng ta không được ghép vào bản tính loài người, cũng chẳng được thêm vào từ bên ngoài, nhưng đúng hơn, đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi mà con người luôn khao khát hướng tới tự trong bản chất sâu xa của mình, do mình đã được tạo dựng giống Thiên Chúa. Thế nhưng, đó cũng là một thực tại mà con người không thể đạt được chỉ bằng sức mình. Nhờ Thánh Thần của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập thể – nơi Người sự hiệp thông luôn được thực hiện một cách đặc biệt – con người mới được tiếp nhận làm con cái Thiên Chúa (x. Rm 8,14-17; Gl 4,4-7). Nhờ Đức Kitô, chúng ta được chia sẻ bản tính Thiên Chúa, Đấng ban phát cho chúng ta cách vô hạn định hơn cả “điều chúng ta cầu xin hay nghĩ tới” (Ep 3,20). Điều mà nhân loại đã nhận được chẳng qua chỉ là một dấu hiệu hay một “bảo chứng” (2 Cr 1,22; Ep 1,14) cho những gì mình sẽ nhận trọn vẹn khi ra trước mặt Chúa, “diện đối diện” (1 Cr 13,12), tức là bảo chứng của sự sống đời đời: “Và đây là sự sống đời đời, đó là họ biết Cha là Thiên Chúa duy nhất chân thật và Đức Giêsu Kitô là Đấng Cha đã sai đến” (Ga 17,3).
    123. Trong niềm hy vọng phổ quát ấy, bên cạnh những người nam cũng như nữ thuộc mọi dân tộc, còn bao gồm cả trời và đất: “Trời cao hỡi, hãy gieo sương xuống, mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính. Đất mở ra đi, nẩy mầm ơn cứu độ; đồng thời chính trực sẽ vươn lên. Ta là Đức Chúa đã làm điều ấy” (Is 45,8). Theo Tân Ước, toàn thể thụ tạo cùng với nhân loại đều chờ đợi Đấng Cứu Chuộc: bị lâm vào cảnh hư ảo nhưng thụ tạo vẫn vươn lên, lòng đầy hy vọng, dù miệng rên xiết than thở, trông mong được giải thoát khỏi tiêu vong (x. Rm 8,18-22).
    III. NHỮNG KHÍA CẠNH ĐA DẠNG CỦA CON NGƯỜI
    124. Vì đánh giá cao thông điệp tuyệt vời của Thánh Kinh, Học thuyết Xã hội Công giáo muốn dừng lại để chiêm ngắm trước hết các chiều hướng chính yếu và căn bản của con người; nhờ đó có thể bắt gặp được những khía cạnh ý nghĩa nhất trong mầu nhiệm và phẩm giá con người. Trong quá khứ, đã không thiếu những quan niệm giản lược về con người, mà nhiều quan niệm trong số đó rất tiếc vẫn còn có mặt trên sân khấu của lịch sử hôm nay. Đó là những quan niệm mang tính ý thức hệ hay đơn giản chỉ là kết quả của những thói quen hoặc suy nghĩ phổ biến về con người, về đời sống con người và về định mệnh con người. Mẫu số chung của những quan niệm này là tìm cách làm cho hình ảnh của con người trở nên mơ hồ do chỉ nhấn mạnh một đặc điểm nào đó và bỏ đi các đặc điểm còn lại233.
    125. Con người không bao giờ được phép suy nghĩ mình chỉ là một cá thể không hơn không kém, được tạo ra bởi chính mình và hoàn toàn dựa vào chính mình, làm như các đặc điểm chính yếu của con người đều dựa vào chính con người chứ không lệ thuộc một ai khác. Cũng không thể nghĩ con người chỉ là một tế bào đơn thuần trong một cơ thể, mà khuynh hướng nhiều nhất là nhìn nhận nó có vai trò vận hành trong toàn bộ hệ thống. Những quan niệm giản lược về sự thật trọn vẹn của con người như thế đã từng là mối lo của Giáo Hội, và Giáo Hội đã không ngừng lên tiếng phản đối, như đã phản đối các viễn tượng mang tính giản lược tai hại khác, và thay vào đó, Giáo Hội đã mạnh mẽ công bố “con người cá thể không được coi mình là những đơn vị cô lập như những hạt cát, mà là những đơn vị nối kết nhau bằng chính sức mạnh là bản tính và định mệnh nội tại của mình, nối kết với nhau thành những quan hệ rất hữu cơ và hài hoà”234. Giáo Hội đã quả quyết người ta không thể hiểu con người “chỉ là một nhân tố, một phân tử trong cơ thể xã hội”235. Điều Giáo Hội quan tâm là làm sao cho người ta hiểu rằng khi Giáo Hội khẳng định sự ưu việt của con người, Giáo Hội không có ý muốn đề cao nhãn quan cá nhân chủ nghĩa hoặc ô hợp chủ nghĩa.
    126. Khi mời gọi phải tìm kiếm bất cứ điều gì tốt lành và xứng đáng với con người ở bất cứ chỗ nào có thể tìm kiếm (x. 1 Ts 5,21), đức tin Kitô giáo “đã tự đặt mình đứng bên trên hay đôi khi chống lại các ý thức hệ, ở chỗ đức tin này nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt và là Đấng Tạo Hoá, là Đấng mời gọi con người, thông qua mọi loài thụ tạo, như một thụ tạo được phú bẩm trách nhiệm và tự do”236.
    Học thuyết Xã hội Công giáo tìm cách chỉ ra những khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm con người: con người phải được tìm hiểu “trong sự thật toàn vẹn của mình, từ sự hiện hữu của bản thân con người cho đến chiều hướng cộng đồng và xã hội”237, với sự quan tâm đặc biệt sao cho giá trị của con người được mọi người sẵn sàng nhìn nhận.
    A. TÍNH THỐNG NHẤT CỦA CON NGƯỜI
    127. Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất của xác và hồn238. “Hồn bất tử và thiêng liêng là nguyên lý thống nhất của con người, làm con người hiện hữu như một tổng thể – một đơn vị duy nhất gồm xác và hồn – và như một ngôi vị. Những xác định này không chỉ cho thấy thân xác, từng được hứa hẹn sẽ sống lại, cũng sẽ được vinh quang; chúng còn nhắc nhở chúng ta rằng lý trí và ước muốn tự do luôn gắn chặt với tất cả những cơ năng của thân xác và giác quan. Con người, kể cả thân xác, được giao phó hoàn toàn cho chính con người, và chính nhờ sự thống nhất xác hồn ấy mà con người là chủ thể của tất cả các hành vi luân lý của mình239.
    128. Thông qua thân xác mình, con người thống nhất nơi mình các yếu tố của thế giới vật chất; những yếu tố ấy “đạt tới đỉnh cao nơi con người và thông qua con người, chúng tự do cất lời ca ngợi Đấng Tạo Hoá”240. Nhờ chiều hướng này, con người có thể tham gia vào thế giới vật chất, không phải như nhốt mình trong một nhà tù hay bắt mình phải lưu đày. Vì thế, không thích đáng chút nào khi chúng ta khinh rẻ đời sống thể xác; mà đúng ra “con người… phải nhìn thân xác mình như một điều tốt lành và đáng quý, vì thân xác ấy do chính Chúa tạo dựng và sẽ được Ngài cho sống lại trong ngày sau hết”241. Tuy nhiên, cũng chính vì có chiều hướng thân xác này, nhất là sau khi thân xác ấy bị tội lỗi gây thương tích, mà con người cảm nghiệm được những sự nổi loạn của thân xác và những xu hướng lệch lạc của tâm hồn mình; con người phải luôn luôn cẩn thận theo dõi chúng, kẻo mình bị nô lệ chúng và trở thành nạn nhân của một nhân sinh quan hoàn toàn trần tục.
    Thông qua sự linh thiêng của mình, con người vượt lên trên thế giới của những sự vật và đi vào nơi sâu thẳm nhất của thực tại. Khi bước vào lòng mình, nghĩa là khi suy nghĩ về định mệnh của mình, con người khám phá ra mình trổi vượt hơn thế giới vật chất vì mình có phẩm giá hết sức độc đáo là phẩm giá của một người được trò chuyện với Thiên Chúa, được quyết định về cuộc đời mình dưới con mắt của Thiên Chúa. Trong đời sống nội tâm, con người nhận ra mình có “một linh hồn bất tử và thiêng liêng”, con người không chỉ là “một mảnh vụn của thiên nhiên hay một thành phần vô danh trong đô thị loài người”242.
    129. Bởi đó, con người có hai đặc điểm khác nhau: là hữu thể vật chất, có liên quan với thế giới này qua thân xác mình, và là hữu thể thiêng liêng, mở ra với siêu việt và có thể khám phá ra “những chân lý còn sâu xa hơn” nhờ trí khôn của mình, qua đó “con người chia sẻ ánh sáng của trí tuệ Thiên Chúa”243. Giáo Hội khẳng định: “Hồn và xác hợp nhất với nhau sâu xa đến nỗi phải coi hồn là ‘mô thức’ của xác, nghĩa là chính vì hồn thiêng liêng mà thân xác làm bằng vật chất mới trở thành một thân thể của con người sống động; tinh thần và vật chất nơi con người không phải là hai bản tính kết hợp với nhau, mà đúng hơn, nhờ sự kết hợp của chúng với nhau làm thành một bản tính duy nhất”244. Cả chủ nghĩa duy tâm coi thường thực tại của thân xác, lẫn chủ nghĩa duy vật coi tinh thần chỉ là một biểu hiện của vật chất, đều không tôn trọng bản tính phức tạp, sự toàn vẹn và tính thống nhất của hữu thể con người.

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  26. #14
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default


    Và một ly cafe nóng vào tiết trời thu sẽ làm bạn dễ chịu




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 130 - 139


    B. CON NGƯỜI MỞ RA VỚI SIÊU VIỆT VÀ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ
    a. Mở ra với siêu việt
    130. Mở ra với siêu việt là một đặc tính của con người: con người mở ra với Đấng vô biên cũng như với mọi thụ tạo. Trên hết, con người mở ra với Đấng vô biên, tức là Thiên Chúa, vì nhờ trí khôn và ý chí, con người có thể nâng mình lên trên mọi thụ tạo và cả chính mình; con người có thể độc lập với thụ tạo, tự do trong quan hệ với thụ tạo, vươn tới sự thật toàn diện và điều thiện tuyệt đối. Con người cũng mở ra với tha nhân, với mọi người nam nữ trong thế giới, vì chỉ khi hiểu mình trong tương quan với “ngôi thứ hai”, con người mới xưng mình được là “tôi”. Con người bước ra khỏi chính mình, khỏi việc chỉ lo bảo vệ cuộc sống của chính mình để bước vào một quan hệ đối thoại và hiệp thông với những người khác.
    Con người mở ra với sự hiện hữu sung mãn, với chân trời vô biên của hiện hữu. Nơi mình, con người có khả năng vượt lên trên những đối tượng cá biệt. Theo một nghĩa nào đó, linh hồn là tất cả mọi sự nhờ chiều hướng nhận thức của nó: “mọi sự vật phi vật chất đều mang tính vô biên một cách nào đó, bao lâu chúng bao trùm lấy mọi sự, hoặc vì đây là vấn đề thuộc về bản chất của thực tại thiêng liêng, mà nó vận hành như một khuôn mẫu và là sự tương đồng của hết mọi sự, như trường hợp của Thiên Chúa, hoặc vì linh hồn có sự tương đồng với mọi sự, một cách ‘hiện thể’ (in actu) như các thiên thần, hay ‘tiềm thể’ (in protentia) như các linh hồn”245.


    b. Độc đáo và không thể sao chép
    131. Con người hiện hữu như một hữu thể độc đáo và không thể sao chép, con người hiện hữu như một cái “tôi” có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình. Con người là một hữu thể hiểu biết và có ý thức, có khả năng suy nghĩ về mình và bởi đó ý thức về mình và về hành vi của mình. Tuy nhiên, không phải trí khôn, ý thức và tự do xác định con người, mà đúng hơn chính con người là nền tảng cho những hành vi của trí khôn, ý thức và tự do. Những hành vi này có thể thiếu hay ngay cả không có, thì con người vẫn không ngừng là con người.
    Phải luôn hiểu con người trong sự độc đáo, không thể sao chép và không thể xâm phạm. Thật vậy, con người hiện hữu trước hết như một thực thể làm chủ thể, như một trung tâm của ý thức và tự do mà những kinh nghiệm sống của mỗi một người, không thể so sánh với kinh nghiệm của bất cứ ai. Điều này cũng nhấn mạnh đến việc không thể chấp nhận bất cứ toan tính nào muốn giản lược thân phận con người bằng cách ép con người đi vào trong các phạm trù đã được dự tính trước hay vào các hệ thống quyền lực đã có sẵn, dù có thuộc ý thức hệ hay không. Sự kiện này trước hết đòi hỏi mọi con người trên trái đất, nam cũng như nữ, không chỉ đơn giản là phải được người khác tôn trọng, nhất là đối với các cơ quan chính trị và xã hội, cũng như các nhà lãnh đạo các cơ quan ấy, mà hơn thế nữa, điều ấy còn có nghĩa là mối bận tâm trước hết của con người đối với người khác, đặc biệt là của các cơ quan nói trên, là phải làm sao để thăng tiến và phát triển toàn diện con người.


    c. Tôn trọng nhân phẩm
    132. Một xã hội công bằng chỉ trở thành hiện thực khi được xây dựng trên việc tôn trọng phẩm giá siêu việt của con người. Con người là mục tiêu tối hậu của xã hội, xã hội được tổ chức là nhắm tới con người: “Thế nên, trật tự xã hội và sự phát triển của xã hội phải luôn luôn nhắm tới lợi ích của con người, vì trật tự sự vật phải lệ thuộc vào trật tự con người, chứ không theo cách ngược lại”246. Không thể tách rời việc tôn trọng phẩm giá con người với việc tuân thủ nguyên tắc trên. Cần phải “coi mọi người thân cận không trừ ai như cái tôi khác của mình, trong đó trước hết phải xét tới đời sống của họ và các phương tiện cần thiết để sống xứng với phẩm giá”247. Mọi chương trình chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và văn hoá đều phải được soi sáng từ ý thức về sự ưu việt của từng con người vượt trên cả xã hội248.


    133. Bởi đó, không bao giờ người ta được lèo lái con người vào những mục tiêu xa lạ với sự phát triển của con người, một sự phát triển chỉ có thể hoàn thành mỹ mãn trong Thiên Chúa và trong kế hoạch cứu độ của Ngài: thật vậy, trong nội tại của mình, con người vượt lên trên vũ trụ và là thụ tạo duy nhất được Thiên Chúa muốn có vì chính nó249. Chính vì lý do đó, không được hạn chế một cách bất công đối với sự sống của con người, sự phát triển tư duy của con người, tiện ích của con người hay những người tham gia vào những hoạt động cá nhân và xã hội của con người khi họ sử dụng quyền hạn và tự do của mình.
    Không thể lấy con người làm phương tiện để thực hiện các dự án kinh tế, xã hội hay chính trị, những dự án do một chính quyền nào đó áp đặt, kể cả khi nhân danh một sự tiến bộ của một cộng đồng dân sự nói chung hay của những người khác, bất kể đó là sự tiến bộ trong hiện tại hay trong tương lai. Bởi đó, chính quyền cần cẩn thận theo dõi để những hạn chế đối với tự do hay một gánh nặng áp đặt trên một hoạt động nào đó của con người không bao giờ làm phương hại tới phẩm giá con người, có như thế mới bảo đảm cho các quyền của con người được thực thi cách hữu hiệu. Tất cả những điều này một lần nữa đều dựa trên quan điểm coi con người là một ngôi vị, tức là một chủ thể tích cực và có trách nhiệm về quá trình tăng trưởng của chính mình, cùng với cộng đồng mà mình là thành viên.


    134. Những thay đổi đích thực của xã hội chỉ bền vững và hữu hiệu bao lâu chúng đặt nền tảng trên những thay đổi kiên quyết trong cách sống của con người. Người ta sẽ không bao giờ có thể làm cho đời sống xã hội được phù hợp với luân lý nếu không khởi sự từ con người và không lấy con người làm điểm tham khảo: thật vậy, “sống có luân lý là làm chứng cho phẩm giá của con người”250. Rõ ràng nhiệm vụ của con người là phải phát triển các thái độ luân lý, là những thái độ căn bản đối với bất cứ xã hội nào thật sự muốn trở nên nhân bản (công bằng, liêm khiết, trung thực…), đó cũng là những thái độ mà đơn giản là không thể cứ chờ đợi nơi người khác hay cứ uỷ thác cho các cơ quan. Nhiệm vụ của hết mọi người, đặc biệt là của những người đang nắm giữ các trách nhiệm về chính trị, tư pháp hay chuyên môn, là phải trở thành người đánh thức lương tâm xã hội và là người đầu tiên minh chứng cho người khác thấy các điều kiện xã hội dân sự thì xứng đáng với con người.









    C. SỰ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI
    a. Giá trị và giới hạn của tự do
    135. Con người chỉ có thể hướng đến điều tốt trong tự do, đó là ơn mà Chúa đã ban cho con người như một trong những dấu hiệu cao quý nhất cho biết con người giống Thiên Chúa251. “Vì Thiên Chúa muốn con người cứ sống ‘dưới sự kiểm soát theo những quyết định của chính con người’ (Hc 15,14) để con người có thể tìm kiếm Đấng Tạo Hoá một cách tự nhiên và tự do khám phá ra sự hoàn thiện tuyệt vời nhờ trung thành với Ngài. Thế nên, chính phẩm giá con người buộc con người phải hành động phù hợp với sự lựa chọn có hiểu biết và tự do, nghĩa là được thúc đẩy và hướng dẫn một cách rất riêng tư từ bên trong, chứ không do sự thôi thúc của bản năng mù quáng hay bởi áp lực hoàn toàn bên ngoài”252.
    Con người có lý khi trân trọng tự do và say mê theo đuổi nó: cũng có lý khi ao ước và khi phải tổ chức cũng như hướng dẫn đời sống cá nhân và xã hội của mình theo sáng kiến riêng, đồng thời dám chịu trách nhiệm về việc đó253. Thật vậy, tự do không những giúp con người sửa chữa tình trạng của sự việc bên ngoài mình thế nào cho đúng, mà còn quyết định sự phát triển của con người thông qua những lựa chọn phù hợp với điều tốt thật sự254. Có như thế, con người mới sinh ra mình, mới làcha của chính mình255, mới xây dựng trật tự xã hội được256.


    136. Tự do không phải là một điều gì ngược với sự lệ thuộc vào Thiên Chúa của con người, trong tư cách là một thụ tạo257. Mạc khải dạy rằng quyền quyết định điều tốt hay xấu không thuộc về con người, mà chỉ thuộc về Thiên Chúa (x. St 2,16-17). “Con người chắc chắn có tự do bao lâu con người hiểu biết và chấp nhận giới răn của Chúa. Con người cũng có một sự tự do hết sức rộng lớn vì con người được phép ăn ‘bất cứ cây nào trong vườn’. Nhưng tự do của con người không phải là tự do vô hạn: nó phải dừng lại trước ‘cây biết lành biết dữ’, vì con người được mời gọi để biết chấp nhận luật luân lý do Thiên Chúa ban ra. Thật vậy, sự tự do của con người chỉ được thực hiện trọn vẹn và đầy đủ thật sự khi con người biết chấp nhận luật đó”258.


    137. Muốn thực hành đúng đắn sự tự do cá nhân, con người cần có những điều kiện đặc biệt liên quan đến trật tự kinh tế, xã hội, pháp lý, chính trị và văn hoá, là những điều kiện rất “hay bị coi thường hoặc vi phạm. Những tình trạng mù quáng và bất công như thế sẽ làm hại tới trật tự luân lý, lôi kéo cả người mạnh lẫn kẻ yếu vào vòng cám dỗ phạm tội chống lại đức bác ái. Khi đi trệch khỏi luật luân lý, con người làm hại chính sự tự do của mình, trở thành tù nhân của chính mình, phá hỏng tình thân hữu với tha nhân và chống lại sự thật của Thiên Chúa”259. Việc loại trừ bất công làm thăng tiến tự do và phẩm giá con người: Tuy nhiên, “điều trước tiên cần làm là vận dụng các khả năng tinh thần và luân lý của cá nhân, cũng như nhắc nhở nhu cầu thường xuyên của con người là phải hoán cải nội tâm, nếu muốn thực hiện những sự thay đổi kinh tế và xã hội thực sự phục vụ con người”260.


    b. Tự do liên kết với sự thật và luật tự nhiên
    138. Khi thực hành tự do, con người thực hiện những hành vi tốt về mặt luân lý, có giá trị xây dựng con người và xã hội, nếu con người biết tuân theo sự thật, nghĩa là không tự coi mình là tạo hoá và là chủ nhân tuyệt đối của sự thật hay các chuẩn mực đạo đức261. Thật vậy, tự do không “lấy mình làm nguồn gốc tuyệt đối và vô điều kiện…, nhưng nguồn gốc của nó là cuộc sống trong đó tự do được định vị và thể hiện để cùng lúc vừa là giới hạn vừa là khả năng cho tự do hoạt động. Chúng ta có tự do của con người trong tư cách là các thụ tạo; đó là tự do được ban cho như một quà tặng, con người đón nhận tự do như nhận một hạt giống mà mình có bổn phận phải gieo trồng với tinh thần trách nhiệm”262. Còn nếu ngược lại thì tự do sẽ chết, đồng thời huỷ hoại con người và xã hội263.


    139. Sự thật liên quan đến điều tốt và điều xấu được nhìn nhận một cách thực tiễn và cụ thể dựa vào phán đoán của lương tâm, sự thật này đưa con người tới chỗ sẵn sàng chịu trách nhiệm về điều tốt đã làm và điều xấu đã phạm. “Bởi đó, khi lương tâm đưa ra lời phán đoán thực tiễn, buộc con người phải thực hiện một hành vi đã quy định, người ta thấy giữa tự do và sự thật rõ ràng có tương quan với nhau. Chính vì lý do này mà lương tâm biểu lộ mình khi đưa ra những lời “phán đoán”, phản ánh sự thật về điều hay lẽ phải, chứ không phải khi có những “quyết định” võ đoán. Sự chín chắn và trách nhiệm của những phán đoán ấy - do một cá nhân là chủ thể đã nói ra hay đã thực hiện - không được đánh giá bởi việc lương tâmcó được tự do đối với sự thật khách quan hay không, dù chủ thể được cho là tự mình quyết định, mà tuỳ thuộc vào việc con người có kiên trì tìm kiếm sự thật và có để cho sự thật đó hướng dẫn mình khi hành động hay không”264.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  27. #15
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 140 - 149


    140. Khi hành xử tự do là chúng ta gián tiếp liên hệ đến một luật luân lý tự nhiên, có tính phổ quát, đi trước và liên kết hết mọi quyền lợi và nghĩa vụ của con người265. Luật tự nhiên “không gì khác hơn là chính ánh sáng của trí khôn được Thiên Chúa phú bẩm trong chúng ta. Nhờ đó, chúng ta biết phải làm gì và phải tránh gì. Thiên Chúa đã ban ánh sáng hay luật nàycho thụ tạo”266. Luật này tham dự vào luật vĩnh viễn của Thiên Chúa, được đồng hoá với chính Thiên Chúa267. Luật này được gọi là luật “tự nhiên” vì lý trí ban bố luật này là lý trí của bản tính con người. Nó phổ quát và liên hệ với hết mọi người bao lâu nó được thiết lập bởi lý trí. Những mệnh lệnh chính của luật này, cũng là luật Thiên Chúa và luật tự nhiên, được trình bày trong Mười Điều Răn, cho biết những chuẩn mực tiên quyết và thiết yếu điều khiển đời sống luân lý268. Tiêu điểm của đời sống luân lý chính là hành vi hướng lên Thiên Chúa và phục tùng Thiên Chúa, là nguồn phát sinh và là Đấng phân xử tất cả những gì là tốt, đồng thời là hành vi nhìn nhận mọi người đều bình đẳng với mình. Luật tự nhiên phản ánh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người269.




    141. Trong tình trạng có nhiều nền văn hoá khác nhau như hiện nay, luật tự nhiên chính là điểm liên kết mọi dân tộc, thống nhất các nguyên tắc chung. Dù khi áp dụng các luật ấy chúng ta cần phải thích nghi cho phù hợp với các điều kiện sống khác nhau theo nơi chốn, thời gian và hoàn cảnh270, nhưng luật tự nhiên vẫn bất biến “dưới làn sóng các tư tưởng và phong tục tập quán khác nhau, đồng thời hỗ trợ sự tiến triển của các tư tưởng và phong tục tập quán ấy… Ngay cả khi người ta chối bỏ các nguyên tắc của luật tự nhiên, luật tự nhiên vẫn không thể bị tiêu diệt hay bị khai trừ khỏi tâm hồn con người. Nó luôn luôn tái hiện trong đời sống các cá nhân và xã hội”271.
    Tuy nhiên, các mệnh lệnh của luật tự nhiên không được mọi người nhận thức rõ ràng và ngay từ đầu. Các sự thật tôn giáo và luân lý chỉ có thể được nhận thức “bởi mọi người một cách dễ dàng, chắc chắn và không trộn lẫn với sai lầm”272 là nhờ sự trợ giúp của ơn Chúa và Mạc khải. Luật tự nhiên là nền tảng mà Chúa dọn sẵn để chúng ta tiếp nhận luật mạc khải và ân sủng, trong việc phối hợp hài hoà với hoạt động của Thánh Thần273.




    142. Luật tự nhiên, cũng là luật Chúa, không thể bị huỷ bỏ bởi tội con người274. Luật tự nhiên là nền tảng luân lý thiết yếu để con người xây dựng cộng đồng nhân loại và thiết lập dân luật, tức là những kết luận có tính cụ thể và phụ thuộc rút ra từ những nguyên tắc của luật tự nhiên275. Nếu nhận thức của con người về tính phổ quát của luật luân lý trở nên mù mờ thì người ta không thể nào xây dựng sự hiệp thông bền bỉ và chân chính với người khác, vì lúc đó không có sự tương ứng giữa sự thật và điều tốt, “dù có tội hay không, hành vi của chúng ta cũng làm tổn thương sự hiệp thông giữa người với người, và làm hại mỗi người”276. Thật vậy, chỉ khi nào ăn rễ sâu vào bản tính chung, sự tự do mới làm con người trở nên có tinh thần trách nhiệm và mới giúp con người biện minh được đời sống luân lý công khai của mình. Ai tự xưng là chuẩn mực duy nhất để đo lường các thực tại và sự thật, kẻ đó không thể sống bình an trong xã hội với đồng loại và không thể nào hợp tác với họ277.




    143. Sự tự do có hướng chiều một cách bí ẩn ngược lại thái độ cởi mở trước sự thật và điều tốt của con người, và thường chuộng điều xấu hơn, thích khép kín cách ích kỷ, muốn nâng mình cao ngang tầm thần thánh, để tự tạo ra điều tốt và điều xấu: “Dù được dựng nên bởi Thiên Chúa trong tình trạng thánh thiện, nhưng ngay từ đầu lịch sử, con người đã lạm dụng tự do của mình, với sự khiêu khích thúc giục của thần dữ. Con người tự đặt mình chống lại Thiên Chúa và tìm cách đạt được mục đích đời mình bên ngoài Thiên Chúa… Thường xuyên từ chối nhìn nhận Thiên Chúa là căn nguyên của mình, con người cũng cắt đứt quan hệ với mục tiêu tối hậu của mình, cũng như với chính mình, với người khác, và với các thụ tạo”278. Bởi đó, cần phải giải phóng sự tự do của con người. Nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, Đức Kitô đã giải thoát con người khỏi sự tự ái lệch lạc279, là nguồn khiến con người khinh bỉ người khác và làm cho mọi mối quan hệ của con người mang sắc thái thống trị người khác. Đức Kitô cho chúng ta thấy sự tự do chỉ trở nên trọn vẹn khi biết hiến dâng bản thân mình280. Nhờ biết hy sinh trên thánh giá, Đức Giêsu đã đưa con người trở về hiệp thông lạivới Thiên Chúa và tha nhân.


    D. PHẨM GIÁ BÌNH ĐẲNG CỦA MỌI NGƯỜI


    144. “Thiên Chúa tỏ ra không thiên vị ai” (Cv 10,34; x. Rm 2,11; Gl 2,6; Ep 6,9), vì mọi người đều có cùng phẩm giá của những thụ tạo được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa281. Việc Nhập thể của Con Thiên Chúa cho thấy mọi người đều bình đẳng về phẩm giá: “Không có Do Thái hay Hy Lạp, không có nô lệ hay tự do, không có nam hay nữ, vì tất cả anh em đều là một trong Đức Kitô Giêsu” (Gl 3,28; x. Rm 10,12; 1 Cr 12,13; Cl 3,11).
    Vì vinh quang của Thiên Chúa đã sáng lên phần nào trên khuôn mặt của mỗi người, nên phẩm giá của mỗi người trước mặt Chúa chính là nền tảng đem lại phẩm giá của con người trước mặt người khác282. Ngoài ra, đó cũng là nền tảng cuối cùng đưa tới sự bình đẳng và tình huynh đệ căn bản giữa mọi người, bất kể chủng tộc, quốc gia, giới tính, nguồn gốc, văn hoá hay giai cấp.









    145. Chỉ khi nào nhìn nhận phẩm giá con người, cá nhân mới có thể phát triển riêng cho mình và chung với người khác (x. Gc 2,1-9). Để thúc đẩy sự phát triển này, cần đặc biệt giúp đỡ những người yếu kém nhất, bảo đảm cho cả nam lẫn nữ có những điều kiện phát triển đồng đều, cũng như sự bình đẳng khách quan giữa các giai cấp xã hội khác nhau trước luật pháp283.
    Trong các mối quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia, những điều kiện tiên quyết là các dân tộc và quốc gia phải được bình đẳng và coi trọng như nhau thì cộng đồng quốc tế mới phát triển đích thực284. Về phương diện này, dù có tiến hành thế nào cũng không được quên rằng hiện nay vẫn còn nhiều điều bất bình đẳng và nhiều hình thức lệ thuộc nhau285.
    Bên cạnh việc nhìn nhận cách đồng đều phẩm giá của mỗi người và mỗi dân tộc, cũng cần phải nhận thức rằng người ta chỉ có thể bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người nếu việc ấy được thực hiện bởi cả cộng đồng và bởi toàn thể nhân loại. Chỉ khi hành động qua lại giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, thật sự nhắm tới ích lợi của hết mọi người, thì tình huynh đệ đại đồng đích thực mới có được286; bằng không tất cả chúng ta sẽ nghèo nàn hơn do các điều kiện bất bình đẳng nghiêm trọng vẫn còn.




    146. Dù phái “nam” và phái “nữ” là sự phân biệt hai cá thể có cùng phẩm giá, nhưng đó không phải là sự bình đẳng tĩnh, vì sự cá biệt của nữ giới khác với sự cá biệt của nam giới, sự khác biệt trong bình đẳng như thế sẽ làm phong phú và rất cần để giúp cuộc sống xã hội được hài hoà: “Tạo điều kiện để phụ nữ có mặt cách hợp lý trong Giáo Hội và xã hội chính là một sự quan tâm thấu đáo và sâu sắc hơn về nền tảng nhân học làm nên nam tính và nữ tính trong con người, hầu minh định bản sắc riêng của người phụ nữ trong tương quan với nam giới, tức là khác nhau nhưng bổ túc cho nhau, không những trong các vai trò phải nắm giữ và chức năng phải thi hành, mà sâu xa hơn, cả trong cơ cấu và ý nghĩa làm cho người phụ nữ trở nên đúng là một ngôi vị”287.




    147. Người nữ là phần bổ sung cho người nam, cũng như người nam là phần bổ sung cho người nữ: người nam và người nữ bổ túc cho nhau, không chỉ về mặt thể lý và tâm lý, mà cả về mặt hữu thể. Chính vì tính cách có hai mặt “nam” và “nữ” mà hữu thể con người mới trở thành một thực tại đầy đủ. Con người là “thể thống nhất gồm hai mặt”288, hay nói cách khác, là mối quan hệ “hai trong một”, nhờ đó mỗi người có thể trải nghiệm mối quan hệ liên vị và hỗ tương, vừa như một quà tặng vừa như một sứ mạng: “Thiên Chúa đã giao cho ‘thể thống nhất gồm hai mặt’ này không những việc sinh sản và đời sống gia đình, mà còn cả việc kiến tạo lịch sử”289. “Người nữ là ‘trợ tá’ cho người nam, cũng như người nam là ‘trợ tá’ cho người nữ!”290: khi người nam và người nữ gặp nhau, thì nhận thức thống nhất của con người được hình thành, không dựa trên logic tập trung vào mình và khẳng định mình, mà là dựa trên logic yêu thương và liên đới.




    148. Những người thiếu khả năng vẫn là những chủ thể con người trọn vẹn, với những quyền lợi và nghĩa vụ: “Dù có những giới hạn và đau khổ tác động lên thân thể và các khả năng của mình, họ vẫn cho thấy mình có đầy đủ phẩm giá và sự cao cả của con người”291. Vì người khuyết tật vẫn là những chủ thể có đầy đủ quyền hạn, nên cần phải giúp họ tham gia vào đời sống gia đình và xã hội một cách đầy đủ về mọi chiều hướng ở bất cứ cấp độ nào họ có thể tham gia và tuỳ theo khả năng của họ.
    Cần phải đẩy mạnh các quyền lợi của những người khuyết tật bằng những biện pháp hữu hiệu và thích đáng: “Thật không xứng đáng chút nào với con người, thậm chí còn phủ nhận đặc tính chung của con người, khi chỉ nhận những người có đầy đủ chức năng vào sinh hoạt cộng đồng và ngành nghề. Làm như thế là kỳ thị một cách nghiêm trọng, phân biệt người mạnh khoẻ với người đau yếu”292. Cần phải chú ý nhiều không những tới các điều kiện thể lý và tâm lý trong lao động, tới việc trả lương công bằng, tới khả năng thăng tiến và việc loại bỏ các trở ngại, mà còn cần chú ý tới những khía cạnh tình cảm và giới tính của những người khuyết tật: “Họ cũng cần yêu và được yêu, cần sự dịu dàng, gần gũi và thân mật”293, tuỳ theo khả năng của họ, đồng thời vẫn tôn trọng trật tự luân lý, là trật tự chung cho cả người lành lặn lẫn người khuyết tật.


    E. BẢN TÍNH XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI


    149. Tự bản chất, con người là một hữu thể xã hội294 vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế295. Thật vậy, bản tính con người biểu lộ ra như bản tính của một hữu thể tìm cách đáp ứng các nhu cầu của mình. Việc biểu lộ này dựa vào chủ thể tính có tương quan, nghĩa là theo cách của một hữu thể tự do có trách nhiệm, vừa nhìn nhận nhu cầu phải tham gia cộng tác với các hữu thể khác, vừa có khả năng hiệp thông với họ cả trong hiểu biết lẫn yêu thương. “Một xã hội là một tập thể gồm những con người sống liên kết với nhau một cách sống động do có chung một nguyên lý thống nhất, vượt lên trên mỗi người. Là một tập hợp vừa hữu hình, vừa thiêng liêng, xã hội tồn tại qua thời gian: vừa thu thập quá khứ vừa chuẩn bị tương lai”296.
    Bởi đó, cần phải nhấn mạnh rằng đời sống cộng đồng là một đặc điểm tự nhiên phân biệt con người với các thụ tạo khác trên trần gian. Chính hoạt động xã hội mang trong mình một dấu hiệu đặc biệt về con người và nhân loại, đó là con người luôn làm việc trong một cộng đồng gồm nhiều người: đây chính là dấu hiệu xác định các đặc điểm bên trong của con người, và theo một nghĩa nào đó, đây chính là cái làm nên bản tính của con người297. Nhìn trong ánh sáng đức tin, đặc điểm đó còn có một ý nghĩa sâu xa và bền vững hơn. Được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa (x. St 1,26), và được dựng nên hữu hình trong vũ trụ để có thể sống thành xã hội (x. St 2,20.23), đồng thời để làm chủ trái đất (x. St 1,26.28-30), con người được mời gọi ngay từ đầu hướng đến đời sống trong xã hội: “Thiên Chúa không tạo dựng con người như một ‘hữu thể cô độc’, nhưng Ngài muốn tạo con người thành một ‘hữu thể xã hội’. Bởi đó, đời sống xã hội không phải là cái gì nằm ngoài con người: con người chỉ có thể tăng trưởng và thực hiện ơn gọi của mình trong tương quan với người khác”298.

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  28. #16
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 150 - 159


    150. Bản tính xã hội của con người không tự động đưa họ tới chỗ hiệp thông với nhau, dâng hiến bản thân cho nhau. Vì tự phụ và ích kỷ, con người khám phá nơi bản thân mình có nhiều mầm mống thích cư xử phi xã hội, thúc giục họ tới chỗ tự giam mình trong cá tính riêng của mình và tìm cách thống trị người khác299. Xã hội nào muốn xứng với tên gọi của mình đều phải tin chắc rằng mình sẽ là xã hội đích thực khi tất cả mọi thành phần trong xã hội có thể theo đuổi điều tốt cho mình và cho người khác, nhờ nhận biết đâu là điều tốt. Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con người và công ích300.




    151. Bản tính xã hội của con người không chỉ có một hình một dạng, nhưng được bộc lộ ra bằng nhiều cách. Thật vậy, công ích có được là tuỳ ở chỗ sự đa nguyên về xã hội có lành mạnh hay không. Mọi thành phần khác nhau của xã hội đều được mời gọi xây dựng một tập thể thống nhất và hoà hợp, trong đó mỗi thành phần đều có thể duy trì và phát triển những đặc tính riêng và sự tự trị của mình. Một số thành phần – như gia đình, cộng đồng dân sự và cộng đồng tôn giáo – đáp ứng trực tiếp hơn bản tính sâu xa của con người, nhưng cũng có những thành phần khác xuất hiện dựa trên căn bản tự nguyện nhiều hơn. “Để đẩy mạnh sự tham gia càng nhiều người càng tốt vào đời sống xã hội, cần khuyến khích thành lập các hiệp hội và các tổ chức tự nguyện ‘trên cấp quốc gia và quốc tế, có liên quan tới các mục tiêu kinh tế và xã hội, các hoạt động văn hoá và giải trí, thể thao, chính trị và các ngành nghề khác’. Việc xã hội hoá này cũng cho thấy khuynh hướng tự nhiên của con người, là nhằm thực hiện các mục tiêu mà các cá nhân tự mình không làm được. Điều này sẽ giúp phát triển các đức tính của con người, nhất là khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm, đồng thời giúp bảo đảm các quyền lợi của con người”301.




    IV. NHÂN QUYỀN
    a. Giá trị của nhân quyền

    152. Phong trào tiến tới chỗ xác định và công bố các quyền của con người là một trong những cố gắng quan trọng nhất nhằm đáp ứng cách hữu hiệu những đòi hỏi tất yếu của phẩm giá con người302. Giáo Hội coi các quyền này là cơ hội hết sức đặc biệt mà thời đại hôm nay đem lại, để phẩm giá con người được nhìn nhận cách hiệu quả hơn và phát huy khắp nơi như một đặc điểm được Thiên Chúa Tạo Hoá khắc ghi nơi các thụ tạo303. Huấn Quyền Giáo Hội không ngừng ghi nhận giá trị tích cực của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10-12-1948, và được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II coi như “một cột mốc thực sự trên con đường tiến bộ đạo đức của nhân loại”304.




    153. Thật ra, nguồn gốc của các quyền con người nằm ngay trong chính phẩm giá của mỗi một con người305. Phẩm giá này, tồn tại bên trong đời sống con người và bằng nhau trong mỗi một người, đã được nhận thức và lĩnh hội trước tiên là nhờ lý trí. Nền tảng tự nhiên của các quyền này càng trở nên vững chắc hơn khi, nhờ ánh sáng siêu nhiên, người ta nhìn nhận rằng phẩm giá của con người, sau khi được Chúa trao ban và bị thương tổn sâu xa bởi tội, đã được Đức Giêsu Kitô đón nhận và cứu chuộc qua sự nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người306.
    Nguồn gốc sau cùng của các quyền con người không phải ở trong ý muốn thuần tuý của con người307, trong thực thể quốc gia hay chính quyền, nhưng là ở trong chính con người và trong chính Thiên Chúa Tạo Hoá. Những quyền này mang những đặc tính “phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng”308. Phổ quát, vì chúng hiện diện nơi hết mọi người, bất kể thời gian, địa điểm hay chủ thể. Bất khả xâm phạm, bao lâu “chúng tồn tại trong con người và trong phẩm giá con người”309 và vì “thật vô ích khi công bố các quyền mà đồng thời không làm gì để bảo đảm cho chúng được tôn trọng bởi mọi người, mọi nơi và vì mọi người”310. Bất khả nhượng, bao lâu “không ai có thể tước đoạt những quyền ấy khỏi người khác một cách chính đáng, bất kể người đó là ai, vì làm như thế là xâm phạm tới bản tính của chính họ”311.




    154. Phải bảo vệ các quyền con người không chỉ một cách riêng lẻ mà còn như một tổng thể bảo vệ chỉ một phần các quyền này thôi sẽ là gián tiếp không nhìn nhận chúng. Các quyền ấy tương ứng với những đòi hỏi của phẩm giá con người, và trên hết, chúng gián tiếp thoả mãn các nhu cầu căn bản của con người trong lĩnh vực vật chất lẫn tinh thần. “Những quyền này đáp ứng cho mỗi giai đoạn của đời sống và cho mỗi tình huống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá. Gộp chung lại, chúng làm thành một tổng hợp thống nhất, rõ ràng là nhằm phát huy ích lợi của cả cá nhân lẫn xã hội về mọi mặt… Phát huy đầy đủ mỗi loại nhân quyền là cách bảo đảm cho mỗi một quyền được tôn trọng trọn vẹn”312. Phổ quát và không thể phân chia là những đặc tính riêng của các quyền con người: đó là “hai nguyên tắc vừa mang tính hướng dẫn vừa đòi hỏi các quyền ấy phải được ăn sâu vào mỗi nền văn hoá, các quyền ấy phải có chỗ đứng ngày càng vững vàng hơn trong pháp chế, có thế chúng mới bảo đảm được tuân thủ trọn vẹn”313.




    b. Xác định các quyền cách riêng rẽ

    155. Giáo huấn của Chân phúc Giáo hoàng Gioan XXIII314, của Công đồng Vatican II315, và của Đức Giáo hoàng Phaolô VI316 đã cống hiến cho chúng ta vô số chỉ dẫn để hiểu khái niệm nhân quyền như Huấn Quyền đã hiểu. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II còn lập một danh sách các quyền ấy trong Thông điệp Centesimus Annus: “quyền được sống, một phần không thể thiếu trong quyền ấy là quyền của đứa trẻ được lớn lên trong bụng mẹ ngay từ khi thụ thai; quyền được sống trong một gia đình hợp nhất và trong một môi trường luân lý giúp phát triển nhân cách của đứa trẻ; quyền được phát huy trí thông minh, được tự do tìm kiếm và hiểu biết sự thật; quyền được chia sẻ công ăn việc làm để sử dụng các nguồn lực vật chất của trái đất cách khôn ngoan, và quyền được lấy từ việc lao động những phương thế để trợ giúp bản thân và những người lệ thuộc vào mình; và quyền được tự do lập gia đình, quyền có con và dạy dỗ con qua việc thực hiện hành vi tính dục một cách có trách nhiệm. Theo một nghĩa nào đó, nguồn gốc và tổng hợp các quyền này chính là quyền tự do tôn giáo, được hiểu như quyền được sống theo sự thật của đức tin và phù hợp với phẩm giá siêu việt của một con người”317.
    Quyền đầu tiên được nêu ra trong danh sách này là quyền được sống, từ khi thụ thai cho tới khi chết một cách tự nhiên318, cũng là điều kiện để có thể thi hành tất cả các quyền khác, và đặc biệt, gián tiếp coi mọi hình thức phá thai và làm chết êm ái là bất hợp pháp319. Giáo Hội cũng nhấn mạnh tới giá trị cao cả của quyền tự do tôn giáo: “mọi người phải được miễn không bị một sự cưỡng ép nào từ phía cá nhân hay tập thể xã hội hoặc bất cứ quyền bính nhân loại nào, để không ai bị ép buộc hành động ngược với niềm tin của mình, một cách riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với những người khác, trong giới hạn thích đáng”320. Tôn trọng quyền này là dấu chỉ cho biết “con người đã tiến bộ thật sự trong bất cứ chính thể, xã hội, hệ thống hay môi trường nào”321.




    c. Quyền lợi và nghĩa vụ



    156. Liên kết hết sức chặt chẽ với đề tài quyền lợi là vấn đề nghĩa vụ của con người, điều này cũng đã được nhấn mạnh cách thích đáng trong các lần can thiệp của Huấn Quyền. Sự bổ túc cho nhau giữa quyền lợi và nghĩa vụ – liên kết với nhau một cách hết sức chặt chẽ – đã được nhắc nhở vài lần, nhất là đối với người sở hữu những quyền lợi và nghĩa vụ ấy322. Mối liên kết này cũng có chiều hướng xã hội: “Trong xã hội loài người, quyền của người này là nghĩa vụ cho hết những người khác: cụ thể là nghĩa vụ phải nhìn nhận và tôn trọng quyền ấy”323. Huấn Quyền đã lưu ý sự mâu thuẫn nội tại khi khẳng định các quyền lợi mà không nhìn nhận các trách nhiệm tương ứng. “Bởi đó, những ai đòi hỏi quyền lợi mà quên hay bỏ qua không thi hành các nghĩa vụ của mình là những người tay này xây dựng nhưng lại tay kia phá hoại”324.




    d. Quyền lợi của các dân tộc và các quốc gia



    157. Phạm vi nhân quyền được mở rộng ra để bao gồm cả quyền lợi của các dân tộc và các quốc gia325: thật vậy, “điều gì đúng với cá nhân thì cũng đúng với các dân tộc”326. Huấn Quyền đã chỉ ra rằng luật quốc tế “dựa trên nguyên tắc phải tôn trọng một cách bình đẳng đối với các quốc gia, đối với quyền tự quyết của mỗi dân tộc và đối với sự hợp tác tự do nhằm đạt được công ích cao hơn cho cả nhân loại”327.
    Hoà bình được xây dựng không chỉ dựa trên sự tôn trọng các quyền con người, mà còn trên sự tôn trọng các quyền của dân tộc, nhất là quyền độc lập328.
    Các quyền của các quốc gia không là gì khác hơn là “các quyền con người được vun đắp ở cấp đời sống cộng đồng”329. Một quốc gia có “quyền căn bản để tồn tại”, quyền “có ngôn ngữ và văn hoá riêng, để qua đó dân tộc thể hiện và phát huy… ‘chủ quyền’ tinh thần căn bản của mình”, quyền “định hướng cuộc sống của mình theo những truyền thống riêng của quốc gia, dĩ nhiên khai trừ mọi lạm dụng các quyền căn bản của con người và đặc biệt sự đàn áp các người thiểu số”, quyền “xây dựng tương lai mình bằng cách cung cấp một nền giáo dục chính đáng cho thế hệ trẻ”330. Trật tự quốc tế đòi phải có sự quân bình giữa tính đặc thù và phổ quát, mà mỗi quốc gia được mời gọi thể hiện ra, vì nghĩa vụ trên hết của các quốc gia là sống hoà bình, tôn trọng và liên đới với các quốc gia khác.




    e. Lấp đầy khoảng cách giữa chữ viết và tinh thần



    158. Việc công bố long trọng các quyền con người lại mâu thuẫn với một thực tế rất đáng buồn là các quyền ấy đã bị xâm phạm, với đủ loại chiến tranh và bạo lực, nhất là những cuộc diệt chủng và lưu đày tập thể, việc mở rộng gần như trên toàn thế giới những hình thức chưa từng thấy của sự nô lệ như buôn người, bắt trẻ em làm lính, bóc lột người lao động, buôn bán ma tuý trái phép, mãi dâm. “Ngay tại những nước có chính phủ theo thể thức dân chủ, những quyền này không phải lúc nào cũng được tôn trọng”331.
    Tiếc thay, có một khoảng cách giữa “chữ viết” và “tinh thần” của nhân quyền332, mà chúng ta có thể lần ra nguyên do là vì người ta chỉ nhìn nhận các quyền này một cách hết sức hình thức. Khi lưu tâm đến đặc ân mà Tin Mừng dành cho người nghèo, học thuyết Xã hội Công giáo luôn nhắc đi nhắc lại rằng “những ai may mắn hơn nên khước từ một số quyền lợi của mình để lấy của cải mình đang có phục vụ người khác một cách rộng rãi”; và việc đòi bình đẳng một cách gắt gao quá “có thể tạo ra chủ nghĩa cá nhân, trong đó ai cũng đòi hỏi quyền lợi cho riêng mình mà không thèm chịu trách nhiệm về công ích”333.




    159. Giáo Hội, ý thức sứ mạng của mình tuy chính yếu là tôn giáo cũng bao gồm việc bảo vệ và phát huy các quyền con người334, Giáo Hội “đánh giá rất cao phong trào rất mạnh hiện nay là đâu đâu cũng cổ vũ các quyền con người”335. Giáo Hội cảm nghiệm sâu sắc nhu cầu phải tôn trọng công lý336 và các quyền con người337 ngay trong hàng ngũ Giáo Hội.
    Giáo Hội dấn thân trong công tác mục vụ này theo hai hướng: bằng cách công bố những nền tảng Kitô giáo của nhân quyền và bằng cách tố cáo những sự vi phạm các quyền này338. Dù sao, “công bố bao giờ cũng quan trọng hơn là tố cáo, và không thể tố cáo mà quên công bố, vì có như thế việc tố cáo mới chắc chắn và có động cơ cao cả”339. Để đạt hiệu quả cao hơn, việc dấn thân này nên có sự cộng tác đại kết, đối thoại với các tôn giáo, tiếp xúc thích đáng với các tổ chức khác, bất luận thuộc chính phủ hay phi chính phủ, ở cấp quốc gia hay quốc tế. Trên hết, Giáo Hội cậy dựa vào sự giúp đỡ của Chúa và của Thánh Thần Ngài, vì khi được đổ vào tâm hồn con người, Thánh Thần ấy chính là bảo đảm chắc chắn nhất cho công bằng và nhân quyền được tôn trọng, cũng như góp phần đem lại hoà bình. “Đẩy mạnh công lý và hoà bình, đưa ánh sáng và men Tin Mừng thâm nhập mọi lĩnh vực của xã hội con người, đó luôn luôn là mục tiêu Giáo Hội ra sức nhắm tới khi thi hành mệnh lệnh của Chúa”340.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  29. #17
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 160 - 169


    CHƯƠNG BỐN
    CÁC NGUYÊN TẮC
    CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO


    I. Ý NGHĨA VÀ SỰ THỐNG NHẤT


    160. Những nguyên tắc trường tồn của Học thuyết Xã hội Công giáo341 chính là trọng tâm của giáo huấn xã hội Công giáo. Đó là những nguyên tắc: phẩm giá con người, đã được đề cập trong chương trước, đây là nền tảng của tất cả các nguyên tắc khác đồng thời là nội dung của Học thuyết Xã hội Công giáo342; công ích; bổ trợ; và liên đới. Những nguyên tắc này, diễn tả toàn bộ sự thật về con người theo sự nhận biết của lý trí và đức tin, được khai sinh từ “cuộc gặp gỡ giữa thông điệp Tin Mừng và những đòi hỏi của Tin Mừng được tóm tắt trong giới răn tối thượng về lòng mến Chúa và yêu người trong công lý, với những vấn đề phát sinh từ đời sống xã hội”343. Trải qua dòng lịch sử và được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã khôn ngoan suy tư ngay từ trong khuôn khổ truyền thống đức tin của mình, để có thể cung cấp một nền tảng và một hình thù chính xác hơn cho những nguyên tắc ấy, lần lượt giải thích những nguyên tắc ấy để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thời đại và những sự phát triển liên tục của đời sống xã hội.


    161. Đây là những nguyên tắc mang tính tổng quát và căn bản vì chúng liên quan tới xã hội trong toàn bộ thực tại của nó: liên quan đến các mối quan hệ, từ những quan hệ gần gũi và trực tiếp tới những quan hệ bị chi phối bởi chính trị, kinh tế và luật pháp hay những quan hệ giữa các cộng đồng và các tập thể, hoặc những quan hệ giữa các dân tộc và quốc gia. Chính vì những tương quan này luôn tồn tại trong thời gian mang ý nghĩa phổ quát, nên chúng được Giáo Hội giới thiệu như những thông số đầu tiên và căn bản để mọi người phải tham khảo hầu giải thích và đánh giá các hiện tượng xã hội, mà đây chính là nguồn cần thiết để rút ra những tiêu chuẩn giúp phân biệt và định hướng cho những sự tương tác trong xã hội thuộc mọi lĩnh vực.


    162. Các nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công giáo phải được đánh giá trong thể thống nhất, trong tính quan hệ và liên kết mạch lạc với nhau của chúng. Sở dĩ có đòi hỏi trên là vì đích thân Giáo Hội đã gán cho học thuyết xã hội của mình ý nghĩa này: đó là coi nó như một tổng hợp giáo lý thống nhất giải thích các thực tại xã hội hiện nay một cách hệ thống344. Nếu có xét riêng rẽ từng nguyên tắc thì việc này không được dẫn đến việcdùng các nguyên tắc ấy từng phần riêng biệt hay dùng một cách sai lạc; đó là trường hợp khi chúng ta dẫn chứng các nguyên tắc ấy một cách rời rạc và không liên kết mạch lạc với những nguyên tắc khác. Khi hiểu biết một cách sâu xa về mặt lý thuyết, rồi áp dụng cách cụ thể chỉ một trong các nguyên tắc trên thôi, chúng ta sẽ thấy tính chất hỗ tương, bổ túc và liên hệ với nhau giữa các nguyên tắc, như một phần làm nên cơ cấu của các nguyên tắc ấy. Ngoài ra, các nguyên tắc căn bản của Học thuyết Xã hội Công giáo không phải chỉ là một di sản suy tư bền vững, mà còn là một phần cốt yếu trong thông điệp Kitô giáo, vì chúng chỉ cho chúng ta thấy những đường hướng có thể giúp chúng ta xây dựng một đời sống xã hội tốt đẹp, đích thực và mới mẻ345.


    163. Nhìn trong toàn thể, các nguyên tắc của học thuyết xã hội chính là sự phát biểu đầu tiên về sự thật của xã hội, mà qua đó mỗi lương tâm được khuyến khích, cũng như được mời gọi cộng tác với các lương tâm khác trong sự thật, trong sự chia sẻ trách nhiệm với mọi người và chịu trách nhiệm về mọi người. Thật vậy, con người không thể né tránh vấn đề tự do và ý nghĩa của đời sống xã hội, vì xã hội không phải là một thực tại ở bên ngoài hay xa lạ với con người.
    Các nguyên tắc này có ý nghĩa luân lý sâu xa vì chúng liên hệ tới những nền tảng cuối cùng, mang tính cơ cấu của cuộc sống xã hội. Muốn hiểu trọn vẹn các nguyên tắc này, cần hành động phù hợp với những nguyên tắc ấy, đi theo con đường phát triển mà chúng đã vạch ra để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Yêu cầu đạo đức nằm trong chính các nguyên tắc xã hội xuất sắc ấy là yêu cầu có liên quan tới cách ứng xử của mỗi cá nhân mà trong đó họ là chủ thể chịu trách nhiệm đầu tiên và quan trọng của đời sống xã hội, bất kể ở cấp độ nào, và đồng thời cũng liên quan tới các định chế được biểu hiện bởi luật pháp, bởi các quy phạm đã trở thành thông lệ và bởi các cấu trúc dân sự, vì những nhân tố này có thể ảnh hưởng và chi phối các sự lựa chọn của con người trong một thời gian dài. Thật vậy, các nguyên tắc ấy nhắc chúng ta nhớ rằng một xã hội có mặt trong lịch sử là do có nỗ lực liên kết những sự tự do của tất cả những người đang hoạt động trong xã hội ấy, họ đóng góp qua những lựa chọn của mình để xây dựng xã hội hay làm cho nó nghèo đi.


    II. NGUYÊN TẮC CÔNG ÍCH


    a. Ý nghĩa và những hệ luận đầu tiên

    164. Nguyên tắc công ích: mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người. Hiểu theo nghĩa ban đầu, và được chấp nhận rộng rãi, công ích là “toàn bộ những điều kiện xã hội cho phép con người, tập thể hay cá nhân, đạt tới sự phát triển cách đầy đủ và dễ dàng hơn”346.
    Công ích không chỉ đơn giản là tổng số các thiện ích riêng của mỗi người trong một thực thể xã hội. Dù là thuộc về mọi người và mỗi người, công ích vẫn là và mãi mãi là ích lợi “chung”, vì nó không thể phân chia được và vì khi cùng chung như thế người ta mới có thể có được nó, mới phát triển và bảo vệ được hiệu quả của nó, với tầm nhìn hướng về tương lai. Cũng như hành vi luân lý của một người được thực hiện chính khi người ấy làm điều tốt, các hành vi của xã hội cũng chỉ có tầm vóc tương xứng khi chúng đem lại ích lợi chung. Thật vậy, có thể hiểu công ích là khía cạnh xã hội và cộng đồng của luân lý.



    165. Một xã hội mong muốn và có ý định tiếp tục phục vụ con người ở mọi cấp độ là một xã hội phải lấy công ích – tức là ích lợi của hết mọi người và của con người toàn diện347 – làm mục tiêu tiên quyết của mình. Con người không thể tìm được sự phát triển mỹ mãn nơi chính bản thân mình, nếu bỏ qua sự kiện là con người hiện hữu “với” người khác và “vì” người khác. Sự thật này không chỉ bắt con người phải sống với người khác ở các cấp độ khác nhau trong đời sống xã hội, mà còn bắt con người phải không ngừng tìm kiếm – không chỉ tìm kiếm trong ý tưởng mà cả trong thực tế cụ thể – điều tốt, tức là ý nghĩa và sự thật, được tìm thấy trong hết mọi hình thức đang có của đời sống xã hội. Không có tổ chức nào của đời sống xã hội – từ gia đình đến các tập thể xã hội trung gian, các hiệp hội, các tổ chức mang bản chất kinh tế, các thành thị, các khu vực, các quốc gia, cho đến cộng đồng các dân tộc và các quốc gia – có thể tránh né việc tìm kiếm công ích, vì đó chính là yếu tố làm nên ý nghĩa và là lý do hiện hữu của các tổ chức ấy348.


    b. Trách nhiệm của mọi người đối với công ích

    166. Những yêu cầu của công ích tuỳ thuộc vào những điều kiện xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử và có liên hệ chặt chẽ với việc tôn trọng và thăng tiến con người toàn diện cũng như các quyền căn bản của con người349. Những yêu cầu này trước hết bao gồm việc dấn thân xây dựng hoà bình, tổ chức các cơ quan quyền lực của quốc gia, xây dựng một hệ thống tư pháp lành mạnh, bảo vệ môi trường và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho hết mọi người, mà một số trong đó cũng là các quyền lợi của con người: lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục và tiếp cận văn hoá, di chuyển, chăm sóc sức khoẻ căn bản, tự do truyền đạt và bày tỏ quan điểm, bảo vệ sự tự do tôn giáo350. Người ta cũng không được quên sự đóng góp mà mỗi quốc gia có bổn phận phải đưa ra để tiến tới việc hợp tác toàn cầu cho công ích của toàn thể nhân loại và cả của các thế hệ tương lai351.


    167. Bởi đó, công ích có liên quan tới mọi thành phần trong xã hội, không ai được miễn cộng tác vào việc thực hiện và phát huy công ích, tuỳ theo khả năng của mỗi người352. Phải phục vụ công ích một cách đầy đủ, chứ không theo những chủ trương giản lược mà một số dân tộc đưa ra nhằm lợi ích riêng của mình; trái lại, phải xây dựng công ích dựa trên một logic sẽ đưa người ta tới chỗ chịu trách nhiệm nhiều hơn. Công ích là điều đáp ứng bản năng cao cả nhất trong số các bản năng của con người353, nhưng đó cũng là một giá trị rất khó thực hiện vì đòi phải có năng lực và cố gắng liên tục trong việc mưu cầu ích lợi cho người khác, như thể đó là ích lợi của bản thân mình.
    Mỗi người cũng có quyền hưởng những điều kiện của đời sống xã hội do việc tìm kiếm công ích đem lại. Giáo huấn của Đức Giáo hoàng Piô XI vẫn còn xác đáng: “Như mọi người có óc nhận định đều biết, ngày nay của cải của thế giới thụ tạo đang được phân phối dưới ảnh hưởng của những tệ đoan nặng nề, xuất phát từ chỗ có sự chênh lệnh khổng lồ giữa một thiểu số cực kỳ giàu có với vô số người không có tài sản; cần phải tổ chức lại sự phân phối ấy cách hiệu quả và phù hợp với các chuẩn mực về công ích, tức là công bằng xã hội”354.


    c. Các nhiệm vụ của cộng đồng chính trị

    168. Trách nhiệm đạt tới công ích không những thuộc về các cá nhân, mà còn là trách nhiệm của Nhà Nước, vì công ích là lý do khiến quyền hành chính trị tồn tại355. Thật vậy, Nhà Nước phải bảo đảm cho xã hội dân sự, mà Nhà Nước là một biểu hiện356, được trật tự, thống nhất và có tổ chức, để công ích có thể được thực hiện với sự cộng tác của mỗi công dân. Cá nhân, gia đình hay các tập thể trung gian không thể tự mình phát triển bản thân trọn vẹn để sống một cuộc sống nhân bản thật sự. Vì thế, cần phải có các cơ quan chính trị giúp đỡ, vì mục đích của những cơ quan này là làm sao sẵn sàng cống hiến cho con người những thiện ích cần thiết cho đời sống vật chất, văn hoá, luân lý và tâm linh. Thật vậy, mục tiêu của đời sống xã hội là công ích mà người ta có thể đạt được trong thực tế lịch sử357.


    169. Để bảo đảm công ích, chính phủ mỗi nước có nghĩa vụ đặc biệt là làm hài hoà các quyền lợi khác nhau của các thành phần xã hội với các đòi hỏi của công lý358. Thật vậy, điều hoà cách thích hợp các lợi ích của các tập thể với các lợi ích của các cá nhân là một trong những nhiệm vụ tế nhị nhất của chính quyền. Ngoài ra, không được quên rằng trong các quốc gia dân chủ, nghĩa là trong các nước mà các quyết định thường được đưa ra do đa số các đại biểu được dân chúng bầu lên, những ai có trách nhiệm lãnh đạo đất nước đều phải biết thể hiện công ích của quốc gia, không chỉ theo hướng đi của đa số mà còn theo ích lợi thật sự của mọi thành phần trong cộng đồng, kể cả các nhóm thiểu số.


    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  30. #18
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 170 - 179


    170. Công ích của xã hội không phải là một mục tiêu tự thân: nó chỉ có giá trị khi có liên quan với việc thực hiện các mục tiêu tối hậu của con người và ích lợi chung của toàn thể thụ tạo. Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử359. Viễn cảnh này đạt đến sự viên mãn của nó nhờ tin vào cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, một mầu nhiệm cho chúng ta thấy rõ ích lợi chung thực sự của nhân loại đã được thực hiện như thế nào. Lịch sử của chúng ta – tức là nỗ lực cá nhân cũng như tập thể để nâng cao thân phận con người – bắt đầu và kết thúc nơi Đức Giêsu: nhờ Người, với Người và trong ánh sáng của Người, mọi thực tại, kể cả xã hội loài người, có thể được đưa tới Sự Thiện Tối Thượng, tới mức thành toàn của công ích. Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích.


    III. MỤC TIÊU PHỔ QUÁT CỦA CỦA CẢI
    a. Nguồn gốc và ý nghĩa

    171. Trong số rất nhiều hệ luỵ rút ra từ công ích, quan trọng nhất là nguyên tắc của cải có mục tiêu phổ quát: “Thiên Chúa đã tiền định cho trái đất và tất cả những gì trái đất chứa đựng đều là cho mọi người và cho mọi dân tộc, ngõ hầu mọi thụ tạo đều được chia sẻ cách tương xứng cho hết mọi người dựa vào công lý, được điều tiết bởi bác ái”360. Nguyên tắc này dựa trên sự kiện “nguồn cội sau hết của mọi điều tốt lành là chính Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng cả trái đất lẫn con người, và đã trao trái đất cho con người để con người dùng lao động mà thống trị nó và hưởng dùng hoa trái của nó (St 1,28-29). Thiên Chúa ban trái đất cho toàn thể nhân loại để nuôi sống mọi người trong nhân loại, không loại trừ người nào mà cũng không ưu đãi người nào. Đây chính là nền tảng của mục tiêu phổ quát được gán cho các của cải trên trái đất. Vì mang lại nhiều hoa trái và có khả năng thoả mãn các nhu cầu của con người, nên trái đất chính là quà tặng đầu tiên Chúa ban cho để bảo tồn sự sống con người”361. Con người không thể làm gì mà không có của cải vật chất, là thứ đáp ứng các nhu cầu căn bản của con người và cũng là điều kiện căn bản cho con người tồn tại. Những của cải này tuyệt đối cần thiết nếu như con người phải tự nuôi thân, lớn lên, liên lạc, hợp tác với người khác, và thực hiện các mục tiêu cao cả nhất mà con người được mời gọi thi hành362.


    172. Quyền sử dụng của cải trên trái đất là quyền dựa trên nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải. Mỗi người phải đạt được mức an sinh cần thiết để có thể phát triển trọn vẹn. Quyền dùng chung của cải là “nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ trật tự đạo đức và xã hội”363 và là “nguyên tắc điển hình của giáo huấn xã hội Công giáo”364. Chính vì lý do này, Giáo Hội thấy mình có nghĩa vụ phải xác định bản chất và đặc tính của nguyên tắc này. Trước hết, đó là một quyền tự nhiên, được khắc ghi trong bản tính con người chứ không chỉ là một quyền thiết định có liên quan với hoàn cảnh xã hội hay thay đổi. Ngoài ra, đó còn là một quyền “nội tại”365. Đó là một quyền bẩm sinh nơi mỗi cá nhân trong mỗi con người, và có trước khi con người can thiệp bằng bất cứ cách nào liên quan đến tài sản, có trước bất cứ hệ thống pháp luật nào liên quan đến vấn đề này, có trước bất cứ hệ thống hoặc bất cứ phương pháp nào trong lĩnh vực kinh tế hay xã hội: “Mọi quyền lợi khác, kể cả quyền tư hữu và quyền buôn bán tự do, đều phải lệ thuộc chuẩn mực này (tức là mục tiêu phổ quát của của cải); chúng không được cản trở, mà phải tìm cách áp dụng chuẩn mực này vào thực tế nữa. Chúng ta phải coi việc quy chiếu các quyền này về với mục tiêu ban đầu của chúng là một bổn phận xã hội hết sức cấp thiết và nghiêm trọng”366.


    173. Đưa nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải vào thực tiễn, tuỳ theo những bối cảnh văn hoá và xã hội khác nhau, là phải xác định thật chính xác các phương pháp, các giới hạn và các đối tượng. Phân phối và sử dụng của cải một cách phổ quát không có nghĩa là mọi sự đều dành cho mỗi người và cho mọi người sử dụng cách tuỳ tiện, cũng không có nghĩa là cùng một vật nhưng có thể có ích hay thuộc về mỗi người hoặc thuộc về hết mọi người. Nếu đúng là mọi người đều được sinh ra với quyền sử dụng của cải trên trái đất, thì cũng đúng không kém là để bảo đảm cho quyền này được thi hành một cách công bằng và trật tự, cần phải có những sự can thiệp để điều hoà, theo sau những thoả thuận cấp quốc gia và quốc tế, và phải có một trật tự pháp lý để phán đoán và xác định việc thi hành quyền ấy.


    174. Nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải chính là lời mời gọi chúng ta hãy triển khai một tầm nhìn kinh tế, được gợi hứng từ các giá trị luân lý, nhờ đó con người không đánh mất nguồn gốc và mục tiêu của của cải, ngõ hầu từ đó tạo ra một thế giới công bằng và liên đới, trong đó việc tạo ra của cải có thể mang một chức năng tích cực. Thật vậy, của cải cho thấy lý tưởng trên đây có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn của cải có thể xuất hiện như kết quả của một tiến trình sản xuất, một tiến trình đã được thực hiện có sự giúp đỡ của các nguồn công nghệ và kinh tế có sẵn, cả tự nhiên lẫn phi tự nhiên. Kết quả này có được là do có năng lực kinh tế, biết lập kế hoạch và cách làm việc, đồng thời biết sử dụng kết quả ấy làm phương tiện đẩy mạnh sự an sinh cho hết mọi người, mọi dân tộc, cũng như ngăn chặn sự khai trừ và bóc lột mọi người, mọi dân tộc.


    175. Muốn thực hiện được mục tiêu phổ quát cho của cải, cần phải có nỗ lực chung hầu tạo cho mỗi người và mọi dân tộc những điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện, hầu ai cũng có thể góp phần làm cho thế giới nhân bản hơn. “Trong thế giới ấy, mỗi cá nhân có thể cho và nhận, và trong thế giới ấy, sự tiến bộ của người này không còn cản trở sự phát triển của những người khác, cũng không còn là chiêu bài để bắt người khác làm nô lệ”367. Nguyên tắc này phù hợp với tiếng gọi mà Tin Mừng không ngừng loan báo cho con người và xã hội mọi thời, dù con người luôn luôn bị cám dỗ bởi ước muốn chiếm hữu, những cám dỗ mà chính Chúa Giêsu đã chọn để trải nghiệm (x. Mc 1,12-13; Mt 4,1-11; Lc 4,1-13) hầu dạy chúng ta biết làm thế nào để thắng vượt các cám dỗ ấy cùng với ơn Người ban.


    b. Mục tiêu phổ quát của của cải và quyền tư hữu

    176. Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, người ta có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi ở thích hợp: “Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động; đây chính là nguồn gốc của tư hữu368. Nhờ tư hữu và các hình thức khác trong việc làm chủ của cải cách cá nhân, con người đã “bảo đảm cho mình có một không gian hết sức cần thiết để thực hiện sự độc lập cho cá nhân và gia đình, có thể coi đó là sự nối dài tự do của con người… thúc giục con người thi hành trách nhiệm, và là một trong những điều kiện để có được sự tự do dân sự”369. Tư hữu chính là một yếu tố căn bản làm nên chính sách kinh tế và xã hội thực sự dân chủ; đó cũng là một bảo đảm để có một trật tự xã hội đúng đắn. Học thuyết Xã hội Công giáo đòi việc làm chủ của cải phải được mở ra một cách đồng đều cho hết mọi người370, để mọi người đều có thể trở thành chủ nhân, ít là trong một chừng mực nào đó, và tránh được tình trạng phải chấp nhận những hình thức “làm chủ một cách chung chạ và hỗn độn”371.


    177. Truyền thống Kitô giáo chưa bao giờ công nhận quyền tư hữu là quyền tuyệt đối và bất khả xâm phạm: “Ngược lại, truyền thống ấy luôn luôn hiểu quyền này trong khuôn khổ rộng lớn hơn là quyền của hết mọi người được sử dụng tài nguyên của toàn vũ trụ: quyền tư hữu phải lệ thuộc quyền sử dụng chung, lệ thuộc thực tế sau đây: của cải là nhằm phục vụ hết mọi người”372. Nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải là một cách khẳng định chủ quyền vĩnh viễn và trọn vẹn của Thiên Chúa trên mọi thực tại và yêu cầu phải luôn đặt của cải phục vụ sự phát triển toàn diện con người và toàn thể nhân loại373. Nguyên tắc này không đi ngược quyền tư hữu374 nhưng chỉ cho chúng ta biết bổn phận phải điều hoà quyền ấy. Thật vậy, bất luận thi hành việc điều hoà và áp dụng các chuẩn mực pháp lý liên quan đến tư hữu dưới hình thức cụ thể nào, thì tư hữu tự nó vẫn chỉ là một công cụ giúp chúng ta tôn trọng nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải; bởi đó, phân tích tới cùng, tư hữu không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện375.

    178. Ngoài ra, Học thuyết Xã hội Công giáo còn kêu gọi nhìn nhận vai trò xã hội của quyền tư hữu dưới bất cứ hình thức nào376, và quy chiếu rõ ràng mối quan hệ tất yếu giữa tư hữu với công ích377. Con người nên “nhìn các sự vật bên ngoài mà mình đang sở hữu cách hợp pháp không chỉ như các sự vật của mình mà còn như của chung, theo nghĩa chúng phải làm lợi không chỉ cho mình mà còn cho những người khác”378. Mục tiêu phổ quát của của cải kéo theo những bổn phận liên quan đến việc các sở hữu chủ hợp pháp phải sử dụng của cải ấy thế nào. Các cá nhân không được phép sử dụng các tài nguyên của mình mà không xét tới các hiệu quả mà việc sử dụng ấy có thể đem lại; tốt hơn, họ phải hành động thế nào để chúng có lợi không những cho họ và gia đình họ mà còn có lợi cho công ích. Từ đó, chúng ta có thể rút ra một nghĩa vụ dành cho các chủ nhân, đó là không được để tài sản mà mình đang sở hữu hoá thành vô ích, nhưng đúng hơn phải làm sao đưa chúng vào hoạt động sản xuất, thậm chí còn giao các tài sản ấy cho những người nào mong ước và có khả năng đưa chúng vào sản xuất.


    179. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, có nhiều của cải mới để cho xã hội sử dụng mà trước đây xã hội hoàn toàn không biết đến. Tình hình này kêu gọi chúng ta phải đọc lại nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải trên trái đất theo một cách mới và cần phải mở rộng nguyên tắc ấy sao cho nó bao gồm được cả những sự phát triển mới nhất do các tiến bộ kinh tế và công nghệ mang lại. Quyền làm chủ các tài sản mới mẻ – như các kết quả của kiến thức, công nghệ và kỹ năng thực hành – càng ngày càng trở nên có tính quyết định, vì “sự thịnh vượng của các quốc gia công nghiệp được xây dựng dựa trên hình thức sở hữu loại này hơn là dựa trên các tài nguyên thiên nhiên”379.
    Phải đưa các kiến thức mới mẻ về công nghệ và khoa học phục vụ các nhu cầu căn bản của con người, để dần dần gia tăng di sản chung của nhân loại. Bởi đó, muốn cho nguyên tắc phân phối phổ quát của cải này mang lại hiệu quả đầy đủ, cần phải có những hành động ở cấp quốc tế và phải đưa ra những chương trình làm việc có sự góp phần của mọi nước. “Cần phải phá bỏ các rào cản và các tổ chức độc quyền, đã khiến cho rất nhiều nước phải đứng bên lề cuộc phát triển, và phải cung cấp cho các cá nhân và quốc gia những điều kiện căn bản, giúp họ tham gia vào sự phát triển”380.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  31. #19
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 180 - 189



    180. Nếu có nhiều hình thức sở hữu không được biết đến trong quá khứ, thì nay chúng lại trở nên quan trọng đặc biệt trong tiến trình phát triển kinh tế và xã hội. Tuy vậy, không được quên các hình thức tư hữu truyền thống. Tài sản cá nhân không phải là hình thức hợp pháp duy nhất cho người ta làm chủ. Hình thức sở hữu chung ngày xưa cũng có tầm quan trọng đặc biệt; dù người ta cũng có thể tìm thấy hình thức này tại các nước tiến bộ về kinh tế, nhưng đó là hình thức điển hình trong cơ cấu xã hội của nhiều dân tộc bản địa. Đây là một hình thức sở hữu có ảnh hưởng sâu xa trên đời sống kinh tế, văn hoá và chính trị của những dân tộc ấy, đến nỗi đó chính là nhân tố căn bản giúp họ tồn tại và sống tốt đẹp. Tuy nhiên, không được vì bảo vệ và đánh giá cao việc sở hữu chung mà quên rằng kiểu sở hữu này cũng phải thay đổi. Nếu làm nhiều cách chỉ để duy trì hình thức hiện tại của kiểu sở hữu này, sẽ có nguy cơ trói buộc kiểu sở hữu chung này với quá khứ và như vậy sẽ làm cho nó bị tổn hại381.
    Việc phân chia đất đai cho công bằng vẫn là một vấn đề nan giải, đặc biệt tại các nước đang phát triển và các nước mới chuyển đổi từ một hệ thống được xây dựng dựa trên các tập thể hay chế độ thực dân382. Tại những khu vực nông thôn, khả năng có được đất đai thông qua các cơ hội mà lao động và thị trường tín dụng đem lại chính là điều kiện cần thiết để có thể đạt được các của cải và dịch vụ khác. Ngoài việc tạo ra một phương cách hữu hiệu để bảo vệ môi trường, khả năng này còn cho thấy một hệ thống an ninh xã hội có thể tổ chức tại các nước có cơ cấu hành chính quá yếu.


    181. Việc thi hành quyền làm chủ dưới những hình thức khác nhau sẽ giúp cho các chủ thể, cá nhân hay cộng đồng, được hưởng thêm nhiều lợi ích khách quan như điều kiện sống tốt hơn, tương lai được an toàn hơn, và có khả năng lựa chọn nhiều hơn. Nhưng của cải cũng có thể mang lại nhiều hứa hẹn hão huyền, là nguồn cám dỗ nhiều người. Những dân tộc và xã hội nào đi xa tới mức tuyệt đối hoá vai trò của của cải không sớm thì muộn sẽ kinh nghiệm được thế nào là bị nô lệ một cách cay đắng nhất. Thật vậy, không có loại của cải nào được cho là không có ảnh hưởng gì đối với cá nhân và cơ chế. Chủ nhân nào biến của cải thành ngẫu tượng một cách thiếu thận trọng (x. Mt 6,24; 19,21-26; Lc 16,13) sẽ bị của cải làm chủ và biến họ thành nô lệ383. Chỉ khi nào nhìn nhận mọi của cải đều lệ thuộc Thiên Chúa Tạo Hoá và sử dụng chúng cho công ích, mới có thể trả lại cho của cải vật chất chức năng đúng đắn của chúng, tức là công cụ hữu ích giúp cá nhân và dân tộc phát triển.


    c. Mục tiêu phổ quát của của cải và sự lựa chọn ưu tiên dành cho người nghèo

    182. Nguyên tắc của cải có mục tiêu phổ quát buộc chúng ta phải coi người nghèo, người bị gạt ra bên lề và người bị ngăn cản không phát triển được do các điều kiện sống của họ, là những tiêu điểm cần quan tâm đặc biệt. Muốn vậy, cần phải tái xác nhận cách mạnh mẽ sự lựa chọn ưu tiên dành cho người nghèo384. “Đây là một lựa chọn hay là một hình thức đặc biệt của việc sắp xếp ưu tiên trong khi thi hành đức bác ái Kitô giáo, như toàn bộ truyền thống Giáo Hội đã làm chứng. Sự lựa chọn ấy không những ảnh hưởng trên đời sống của mỗi Kitô hữu khi họ tìm cách bắt chước cuộc sống của Đức Kitô, mà còn ảnh hưởng đến các trách nhiệm xã hội của chúng ta, và từ đó, ảnh hưởng đến cách sống và các quyết định hợp lý của chúng ta liên quan tới việc làm chủ và sử dụng của cải. Hơn thế nữa, hiện nay, với chiều hướng toàn cầu mà các vấn đề xã hội đều có, tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo và những quyết định phát sinh từ đó chắc hẳn bao trùm lên vô số người đói khát, người túng thiếu, người vô gia cư, người không được chăm sóc y tế, và trên hết, người không hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn”385.


    183. Sự khốn khổ của con người chính là một dấu chỉ rõ ràng rằng thân phận tự nhiên của con người thật yếu đuối và cần được cứu độ386. Về mặt này, Đức Kitô Cứu Thế đã tỏ ra rất thông cảm, khi Người tự đồng hoá mình với người “nhỏ nhất” trong loài người (x. Mt 25,40.45). “Chính qua những gì người ta làm cho người nghèo mà Đức Kitô sẽ nhận ra họ là người được Người chọn lựa. Khi ‘người nghèo được nghe những tin tốt lành’ (Mt 11,5), đó chính là dấu cho thấy Đức Kitô đang hiện diện”387.
    Đức Kitô tuyên bố: “Anh em sẽ luôn luôn có người nghèo bên cạnh, nhưng anh em sẽ không luôn luôn có Thầy đâu” (Mt 26,11; x. Mc 14,7; Ga 12,8). Người nói ra điều này không phải để đối chọi việc quan tâm tới Người với việc phục vụ người nghèo. Quan điểm hiện thực của Kitô giáo vừa trân trọng các nỗ lực đáng khen trong việc đánh bại sự nghèo đói, vừa dè dặt đối với những lập trường chịu ảnh hưởng bởi những ý thức hệ và những niềm tin cứu thế luôn nuôi ảo tưởng rằng có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề nghèo đói ra khỏi thế giới này. Điều này sẽ chỉ xảy ra khi Đức Kitô trở lại để ở với chúng ta một lần nữa và ở mãi mãi. Còn trong lúc này, người nghèo vẫn được ký thác cho chúng ta và chúng ta sẽ bị xét xử trong ngày tận thế dựa trên chính trách nhiệm này (x. Mt 25,31-46): “Chúa đã cảnh cáo chúng ta là chúng ta sẽ bị chia cách với Người nếu chúng ta không đáp ứng các nhu cầu nghiêm trọng của người nghèo và những người bé nhỏ, vì họ là anh em của Người”388.


    184. Lòng yêu thương mà Giáo Hội dành cho người nghèo được cảm hứng từ Tin Mừng Tám Mối Phúc, từ đời sống khó nghèo của Chúa Giêsu và từ sự quan tâm của Người đối với người nghèo. Lòng yêu thương này không những có liên quan tới sự khó nghèo vật chất, mà còn liên quan tới nhiều hình thức khác nhau của sự nghèo nàn về văn hoá và tôn giáo389. “Từ lúc khởi đầu và dù có nhiều phần tử của Giáo Hội đã không làm, Giáo Hội vẫn không ngừng làm việc để xoa dịu, bảo vệ và giải phóng những người cùng khổ qua biết bao việc làm bác ái, mà thời nào và ở đâu vẫn luôn luôn cần thiết”390. Được lời mời gọi của Tin Mừng thôi thúc – “Các ngươi đã nhận không thì cũng phải cho không” (Mt 10,8) – Giáo Hội yêu cầu chúng ta phải giúp đỡ đồng loại của mình trong mọi nhu cầu khác nhau và phải làm cho cộng đồng nhân loại tràn ngập các việc thương xác và thương linh hồn. “Trong số các việc ấy, bố thí cho người nghèo là một trong những chứng từ chủ yếu cho tình bác ái huynh đệ: đó cũng là một việc làm của đức công bằng mà Chúa rất hài lòng”391, dù thi hành bác ái không chỉ là bố thí mà còn liên hệ tới khía cạnh xã hội và chính trị của vấn đề nghèo nàn. Trong giáo huấn của mình, Giáo Hội thường xuyên nhắc tới mối tương quan giữa lòng bác ái và sự công bằng: “Khi chúng ta chăm lo các nhu cầu của những người đang cần là chúng ta đã trả cho họ cái của họ, chứ không phải của chúng ta. Chúng ta không chỉ làm các việc bày tỏ lòng thương xót mà là đang trả một món nợ công bằng”392. Các Nghị phụ Công đồng đã mạnh mẽ nhắn nhủ chúng ta phải chu toàn nghĩa vụ này cách đúng đắn và luôn nhớ rằng “điều gì phải làm theo sự công bằng thì không được biếu như quà của lòng bác ái”393. Lòng yêu thương người nghèo chắc chắn “không thể đi đôi với sự yêu thích các của cải cách thái quá hay sử dụng của cải một cách ích kỷ”394 (x. Gc 5,1-6).


    IV. NGUYÊN TẮC BỔ TRỢ


    a. Nguồn gốc và ý nghĩa

    185. Bổ trợ là một trong những định hướng bền vững và đặc thù nhất của Học thuyết Xã hội Công giáo, và đã có mặt trong học thuyết ấy ngay từ văn kiện xã hội quan trọng đầu tiên395. Không thể phát huy phẩm giá con người mà không quan tâm tới gia đình, các tập thể, các hiệp hội, các thực thể địa phương; nói khác đi, không quan tâm tới toàn bộ các biểu hiện kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao, giải trí, nghề nghiệp và chính trị mà dân chúng đã tự động tạo ra vì chúng giúp họ thực hiện việc tăng trưởng xã hội một cách hiệu quả396. Đây chính là thực tế của xã hội dân sự, có thể hiểu là tổng số các mối quan hệ giữa cá nhân với các tập thể xã hội làm trung gian, cũng là những mối quan hệ đầu tiên, nảy sinh do “tính chủ thể sáng tạo của người công dân”397. Nhờ mạng lưới các quan hệ ấy, cơ cấu xã hội mới vững mạnh và cộng đồng các ngôi vị mới có nền tảng, từ đó chúng ta có thể nhận ra những hình thức cao hơn của hoạt động xã hội398.


    186. Giáo Hội từng nhấn mạnh tới nhu cầu cần bảo vệ và phát huy các biểu hiện nguyên thuỷ của đời sống xã hội trong Thông điệp Quadragesimo Anno, theo đó Giáo Hội cũng chỉ ra bổ trợ chính là một nguyên tắc quan trọng nhất của “triết học xã hội”. “Thật là sai lầm trầm trọng khi rút khỏi tay các cá nhân những gì họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của mình để trao cho cộng đồng; cũng vậy, thật là bất công và tai hại nghiêm trọng, làm trật tự đúng đắn bị xáo trộn, khi giao cho một tổ chức cao hơn và lớn hơn những gì mà các tổ chức nhỏ hơn và cấp dưới có thể làm được. Vì chưng, bất cứ hoạt động xã hội nào tự bản chất cũng phải trợ giúp các thành viên trong xã hội, chứ không bao giờ phá huỷ và tiêu diệt họ”399.
    Dựa trên nguyên tắc này, mọi xã hội thuộc trật tự cao hơn phải có thái độ trân trọng giúp đỡ (subsidium) – tức là hỗ trợ, đẩy mạnh, phát triển – các xã hội thuộc trật tự thấp hơn. Có như thế, các thực thể xã hội trung gian mới có thể chu toàn các vai trò của mình mà không cần phải giao chúng cho các đơn vị xã hội khác thuộc đẳng cấp cao hơn, để rồi cuối cùng bị tiêu tán và bị thay thế, để rồi phải chứng kiến cảnh tượng phẩm giá và vị trí căn bản của mình cũng bị phủ nhận.
    Bổ trợ hiểu theo nghĩa tích cực là sự giúp đỡ về kinh tế, cơ chế hay pháp lý cho các đơn vị xã hội nhỏ hơn, nhưng có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực như cấm Nhà Nước làm bất cứ điều gì mà thật sự hạn chế không gian sống của các đơn vị xã hội căn bản nhỏ bé đó. Không ai được phế bỏ sáng kiến, tự do và trách nhiệm của các đơn vị căn bản ấy.


    b. Những chỉ dẫn cụ thể

    187. Nhờ nguyên tắc bổ trợ, dân chúng có thể được bảo vệ khỏi những sự lạm quyền của chính quyền cấp cao hơn và chính quyền này cũng được mời gọi hãy giúp các cá nhân và các đoàn thể trung gian chu toàn nghĩa vụ. Nguyên tắc này cũng mang tính đòi buộc, vì mỗi người, mỗi gia đình và mỗi đoàn thể trung gian đều có một điều gì đó độc đáo có thể đóng góp cho cộng đồng. Kinh nghiệm cho thấy chối bỏ sự bổ trợ hay hạn chế sự bổ trợ nhân danh việc dân chủ hoá hoặc nhân danh sự bình đẳng giữa các thành phần xã hội sẽ làm giảm bớt và đôi khi phá huỷ luôn tinh thần tự do và sáng kiến.
    Nguyên tắc bổ trợ chống lại một số hình thức trung ương tập quyền, quan liêu giấy tờ và cứu trợ an sinh, cũng như sự hiện diện vô lý và thái quá của Nhà Nước trong guồng máy công cộng. “Khi can thiệp một cách thẳng thắn và lấy đi khỏi xã hội trách nhiệm phải thi hành, cơ quan cứu trợ xã hội của Nhà Nước sẽ làm phí tổn nhiều năng lực và gia tăng quá mức các tổ chức công cộng, là những tổ chức hay suy nghĩ theo thói quan liêu giấy tờ hơn là thực sự quan tâm tới việc phục vụ đối tượng của chúng, và từ đó kéo theo việc gia tăng chi tiêu thật đáng kể”400. Không nhìn nhận hay nhìn nhận không đầy đủ sáng kiến cá nhân – kể cả trong lĩnh vực kinh tế – và không nhìn nhận chức năng công cộng của sáng kiến tư nhân sẽ dần dần phá hoại nguyên tắc bổ trợ, như các tổ chức độc quyền đã làm.
    Để áp dụng nguyên tắc bổ trợ vào thực tiễn, có một nhu cầu tương ứng cần thoả mãn: đó là tôn trọng và thăng tiến con người và gia đình; trân trọng ngày càng nhiều hơn các hiệp hội và các tổ chức trung gian trong những lựa chọn căn bản của họ, trong những lựa chọn không thể uỷ thác cho người khác hay không thể được thực hiện bởi người khác; cổ vũ các tổ chức tư nhân sao cho bất cứ đơn vị xã hội nào cũng phục vụ công ích, mỗi tổ chức với những nét riêng của mình; sao cho có sự đa nguyên trong xã hội và cho các thành phần quan trọng làm nên xã hội đều có người đại diện; bảo vệ nhân quyền và quyền lợi của các nhóm thiểu số; dẹp bỏ tình trạng trung ương tập quyền về hành chính và bàn giấy; tạo thế cân bằng giữa khu vực công cộng và khu vực tư nhân, đồng thời nhìn nhận vai trò xã hội của khu vực tư nhân; dùng những phương pháp thích hợp để giúp các công dân ngày càng có trách nhiệm tích cực “tham gia” vào thực tế chính trị và xã hội của đất nước.


    188. Một số hoàn cảnh có thể thích hợp để Nhà Nước tham gia trợ giúp thực hiện một vài chức năng401. Chẳng hạn, có những tình huống mà trong đó Nhà Nước cần phải đích thân đứng ra khởi động nền kinh tế vì xã hội dân sự ở đó không đủ sức hỗ trợ các sáng kiến của họ. Cũng có thể có trường hợp vì tình trạng mất cân bằng xã hội hay bất công xã hội quá nghiêm trọng mà chính quyền cần can thiệp để tạo ra những điều kiện bình đẳng, công bằng và hoà bình hơn. Tuy nhiên, theo nguyên tắc bổ trợ, sự thay thế mang tính cơ chế này không được tiếp tục khi không còn cần thiết tuyệt đối nữa, vì lý do biện minh cho những sự can thiệp này chỉ là do tình hình bất thường. Dù sao, nếu hiểu công ích đúng đắn – những đòi hỏi của công ích không bao giờ đi ngược lại việc bảo vệ và đẩy mạnh thế ưu việt của cá nhân, cũng như cách thức bày tỏ những điều này trong xã hội – thì công ích vẫn phải là tiêu chuẩn mà con người cần dựa vào để đưa ra những quyết định có liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc bổ trợ.


    V. SỰ THAM GIA
    a. Ý nghĩa và giá trị

    189. Một hệ luận điển hình của nguyên tắc bổ trợ là sự tham gia402, được thực hiện chủ yếu qua một loạt hoạt động mà nhờ đó các công dân – trong tư cách cá nhân hay liên kết với người khác, trực tiếp hay thông qua đại diện – góp phần vào đời sống văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội của cộng đồng dân sự mà mình là thành viên403. Tham gia là một nghĩa vụ mà mọi người phải chu toàn một cách ý thức, với tinh thần trách nhiệm và nhắm tới công ích404.
    Bổn phận tham gia không thể bị giới hạn hay bị thu hẹp trong một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội, lấy lý do là lĩnh vực ấy quan trọng đối với sự phát triển - nhất là phát triển nhân bản - như trong thế giới lao động và hoạt động kinh tế, cách riêng trong các vận hành nội bộ của các hoạt động này405; trong lĩnh vực thông tin và văn hoá; hay xa hơn nữa, trong lĩnh vực xã hội và chính trị, kể cả ở những cấp cao nhất. Mọi dân tộc cộng tác với nhau và cộng đồng quốc tế được xây dựng trong khuôn khổ của tình liên đới, những điều này tuỳ thuộc sự tham gia vào đời sống xã hội và chính trị406. Chính vì thế, tuyệt đối cần cổ vũ sự tham gia đặc biệt của các thành phần kém may mắn nhất, cũng như cần ủng hộ việc luân phiên theo từng lần giữa các nhà lãnh đạo chính trị để phòng tránh việc tạo ra những đặc ân ngầm. Ngoài ra, cần phải tạo những áp lực luân lý mạnh mẽ để việc quản trị đời sống công cộng là kết quả của việc mỗi cá nhân cùng nhau chia sẻ trách nhiệm đối với công ích.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  32. Được cám ơn bởi:


  33. #20
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 190 - 199


    b. Tham gia và dân chủ

    190. Tham gia vào đời sống cộng đồng không chỉ là một trong những ước nguyện lớn lao nhất của người công dân, đã được mời gọi thi hành vai trò công dân của mình cùng với người khác và vì người khác một cách tự nguyện và có trách nhiệm407, mà đó còn là một trong những cột trụ nâng đỡ mọi trật tự dân chủ và là một trong những bảo đảm quan trọng cho hệ thống dân chủ luôn được bền vững. Thật vậy, một chính phủ dân chủ, được xác định trước tiên là một chính phủ do nhân dân uỷ thác quyền hành và nhiệm vụ, thi hành các điều ấy nhân danh nhân dân, quan tâm đến nhân dân và thay mặt nhân dân. Bởi đó, rõ ràng là chế độ dân chủ nào cũng phải là chế độ có sự tham gia408. Nói thế có nghĩa là các chủ thể của cộng đồng dân sự ở bất cứ cấp nào cũng phải được thông tin, được lắng nghe và tham gia vào việc thi hành các chức vụ.


    191. Có thể thực hiện việc tham gia này qua mọi mối quan hệ khác nhau giữa người công dân và các cơ quan: muốn vậy, cần phải chú ý đặc biệt tới các bối cảnh xã hội và lịch sử, trong đó sẽ diễn ra những việc tham gia ấy. Muốn vượt qua những trở ngại về văn hoá, luật lệ và xã hội – là những rào cản thực sự không cho các công dân cùng tham gia với nhau vào định mệnh của cộng đồng – cần phải nỗ lực nhiều trong các lĩnh vực thông tin và giáo dục409. Về điểm này, tất cả những thái độ nào thúc đẩy các công dân tham gia một cách không xứng hợp hay không đúng đắn, hoặc làm cho các công dân đâu đâu cũng ác cảm với bất cứ điều gì liên quan đến đời sống xã hội và chính trị, đều đáng được chúng ta quan tâm và suy xét cẩn thận. Chẳng hạn, một số công dân đã tính toán “mặc cả” với các cơ quan để có thể nhận được những điều kiện ưu đãi cho bản thân mình, làm như các cơ quan ấy có mục đích là phục vụ các nhu cầu ích kỷ của họ; hoặc có nhiều công dân chỉ giới hạn việc tham gia vào tiến trình bầu cử, và nhiều khi còn bỏ luôn không tham gia vào việc bỏ phiếu410.
    Về việc tham gia đời sống xã hội và chính trị, còn một lý do đáng quan tâm nhiều hơn nữa ở các nước sống dưới các chế độ chuyên chế và độc tài: tại đây, quyền căn bản là được tham gia vào đời sống công cộng đã bị chối bỏ tận gốc vì bị coi là mối đe doạ cho chính quốc gia411. Tại một số nước, quyền này chỉ được công bố cho có, còn trong thực tế không hề được thi hành cụ thể. Còn ở một số quốc gia khác, tình trạng quan liêu bàn giấy, thực tế (de facto) mà nói, đã làm các công dân không thể tham gia tích cực vào đời sống xã hội và chính trị nữa412.


    VI. NGUYÊN TẮC LIÊN ĐỚI


    a. Ý nghĩa và giá trị

    192. Sự liên đới làm nổi bật một cách đặc biệt bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và quyền lợi, cũng như con đường chung cho các cá nhân và các dân tộc tiến tới sự thống nhất với một ý thức ngày càng cao hơn. Trước đây, chưa hề có một sự nhận thức phổ biến như thế về mối quan hệ lệ thuộc nhau giữa các cá nhân và các dân tộc, có thể tìm thấy ở mọi cấp độ413. Sự bành trướng nhanh chóng về cách thế và phương tiện truyền thông “trong thực tế hiện nay”, như những cách thế và phương tiện do công nghệ thông tin, do các tiến bộ vượt bậc trong công nghệ điện toán, do sự gia tăng khối lượng trao đổi thương mại và thông tin đã mang lại, tất cả đều minh chứng cho sự thật này là lần đầu tiên kể từ khi lịch sử nhân loại bắt đầu, người ta đã có thể thiết lập – ít là về mặt kỹ thuật – các mối quan hệ giữa những người ở cách nhau rất xa và hoàn toàn không quen biết nhau.
    Tuy nhiên, trước hiện tượng lệ thuộc nhau và bành trướng liên tục về cách thức và phương tiện truyền thông như thế, khắp nơi trên thế giới vẫn còn thấy sự bất bình đẳng sâu sắc giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển, những sự bất bình đẳng do các hình thức bóc lột, đàn áp và tham nhũng gây ra, từng gây ảnh hưởng tiêu cực trên đời sống quốc nội và quốc tế của nhiều nước. Việc gia tăng các quan hệ lệ thuộc nhau giữa các cá nhân và các dân tộc cần phải được kèm theo những nỗ lực khẩn trương không kém trên bình diện đạo đức xã hội, để tránh những hậu quả nguy hại là đưa bất công lên tới cấp toàn cầu. Điều này sẽ gây những âm hưởng rất tiêu cực cả tại các nước đang có lợi thế hơn414.


    b. Liên đới, một nguyên tắc xã hội và là một đức tính luân lý

    193. Những mối quan hệ mới mẻ về sự lệ thuộc nhau giữa các cá nhân và các dân tộc, mới là những hình thức liên đới trong thực tế, cần phải được biến thành những quan hệ nhằm tạo ra sự liên đới đích thực trên bình diện đạo đức xã hội. Đây là một yêu cầu luân lý vốn tồn tại trong hết mọi mối quan hệ của con người. Bởi đó, cần phải nhìn sự liên đới dưới hai khía cạnh bổ sung cho nhau: liên đới là một nguyên tắc xã hội415 và là một đức tính luân lý416.
    Trên hết, phải nhìn sự liên đới trong giá trị của nó như một đức tính luân lý, nhằm xác định trật tự của các định chế. Dựa trên nguyên tắc này, “các cơ cấu tội lỗi417 từng chi phối các quan hệ giữa các cá nhân và các dân tộc cần phải được khắc phục. Các cơ cấu ấy cần được thanh tẩy và biến thành “các cơ cấu liên đới” bằng cách thành lập hay điều chỉnh thích đáng các luật lệ, các sự điều tiết thị trường và các hệ thống tư pháp.
    Liên đới cũng là một đức tính luân lý thực sự, không phải là một “cảm giác thông cảm mơ hồ hay đau buồn hời hợt trước những bất hạnh của nhiều người, gần gũi cũng như xa lạ. Ngược lại, liên đới là có một quyết tâm vừa chắc chắn vừa kiên định muốn dấn thân lo cho công ích. Tức là lo cho ích lợi của mọi người và mỗi người, vì tất cả chúng ta thật sự đều phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi người”418. Liên đới được nâng lên hàng đức tính xã hội căn bản, vì đó là đức tính nằm trong phạm vi của công bằng. Đó là một đức tính ưu tiên nhắm tới công ích và được tìm thấy nơi những người “dấn thân lo cho ích lợi của người thân cận tới mức, theo nghĩa của Tin Mừng, sẵn sàng “liều mất bản thân mình” vì người khác thay vì khai thác người khác, và sẵn sàng “phục vụ người khác” thay vì áp bức người khác vì ích lợi riêng (x. Mt 10,40-42; 20,25; Mc 10,42-45; Lc 22,25-27)”419.


    c. Liên đới và sự phát triển chung của nhân loại

    194. Thông điệp của Học thuyết Xã hội Công giáo về sự liên đới đã cho thấy rõ có một mối tương quan mật thiết giữa liên đới và công ích, giữa liên đới với mục tiêu phổ quát của của cải, giữa liên đới với bình đẳng giữa con người và giữa các dân tộc, giữa liên đới và hoà bình trên thế giới420. Thuật ngữ “liên đới”, mà Huấn Quyền dùng rất nhiều421, diễn tả cách tóm tắt nhu cầu phải nhận ra trong những mối liên kết con người với nhau và các tập thể xã hội với nhau, có cả một không gian cho con người được tự do xây dựng sự phát triển chung, trong đó mọi người cùng chia sẻ và cùng tham gia. Sự dấn thân cho mục tiêu này được diễn tả thành việc tích cực đóng góp bằng cách lưu ý làm sao cho trong sự nghiệp chung không thiếu điều gì, cũng như tìm ra những điểm có thể giúp hai bên đồng thuận với nhau thay vì chia rẽ và tan rã. Sự dấn thân cho mục tiêu này cũng được diễn tả thành việc sẵn sàng thí mạng vì ích lợi của tha nhân, vượt lên trên những ích lợi cá nhân và cá biệt422.


    195. Nguyên tắc liên đới đòi hỏi con người hôm nay phải ngày càng nhận thức rõ hơn rằng họ chính là người mắc nợ xã hội mà trong đó họ là thành viên. Họ là những người mắc nợ vì tất cả những điều kiện đã làm cho cuộc sống của họ trở nên đáng sống, và vì những di sản không thể phân chia được nhưng rất cần thiết do văn hoá, do sự hiểu biết khoa học và kỹ thuật, do của cải vật chất và phi vật chất cũng như do tất cả những gì mà điều kiện con người mang lại. Chúng ta cũng phải nhận ra món nợ tương tự như thế trong sự tương tác xã hội dưới nhiều hình thức, nhờ đó hành trình của nhân loại không bị gián đoạn mà luôn mở ra cho các thế hệ hiện tại và tương lai, mọi thế hệ này đều được mời gọi chia sẻ món quà ấy trong tinh thần liên đới.


    d. Liên đới trong cuộc đời và thông điệp
    của Đức Giêsu Kitô


    196. Tột đỉnh của viễn tượng mà chúng ta đang nói đến ở đây là chính cuộc đời Đức Giêsu Nazareth, Con Người Mới, Đấng đã kết hợp với nhân loại sâu xa tới mức “chết trên thập giá” (Pl 2,8). Nơi Người, chúng ta luôn luôn nhận ra dấu chỉ sống động của một tình yêu khôn lường và siêu việt của “Thiên-Chúa-với-chúng-ta”, Đấng đã mang lấy những tật bệnh của dân mình, cùng đồng hành với họ, cứu thoát họ và hợp nhất họ thành một423. Trong Người và nhờ Người, cuộc sống xã hội, dù có đầy mâu thuẫn và mơ hồ, cũng trở thành nơi chan chứa sự sống và hy vọng: đó là dấu hiệu của ân sủng không ngừng được ban tặng cho mọi người, và đó cũng là lời mời gọi con người chia sẻ cuộc sống ấy bằng những hình thức ngày càng cao cả và tích cực hơn.
    Đức Giêsu Nazareth đã làm cho mối dây liên kết sự liên đới với bác ái được sáng tỏ trước mặt mọi người, bằng cách làm sáng lên ý nghĩa của mối dây liên kết này424: “Trong ánh sáng đức tin, sự liên đới tìm cách vượt lên trên chính nó, mang lấy chiều hướng điển hình của Kitô giáolà trao ban hoàn toàn vô điều kiện, tha thứ và hoà giải. Lúc ấy, người thân cận của chúng ta không phải chỉ là một con người có những quyền lợi và sự bình đẳng căn bản cùng với hết mọi người, mà còn là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, đã được máu Đức Giêsu Kitô cứu chuộc và được đặt dưới tác động trường kỳ của Thánh Thần. Thế nên, phải yêu thương tha nhân, dù đó là kẻ thù, bằng cùng một tình yêu như tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương họ; và chính vì ích lợi của người ấy mà người ta sẵn sàng hy sinh, thậm chí tới mức cuối cùng là hy sinh tính mạng vì anh em (x. 1 Ga 3,16)”425.


    VII. CÁC GIÁ TRỊ CĂN BẢN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI


    a. Quan hệ giữa các nguyên tắc và các giá trị

    197. Không kể những nguyên tắc phải dùng để hướng dẫn việc xây dựng một xã hội cho xứng với con người, Học thuyết Xã hội Công giáo còn nêu ra các giá trị căn bản. Quan hệ giữa các nguyên tắc và các giá trị chắc chắn là một quan hệ hỗ tương, ở chỗ các giá trị xã hội chính là một cách diễn tả sự quý trọng đối với các khía cạnh đặc biệt của một điều tốt luân lý mà các nguyên tắc ấy đang cổ vũ, dùng các khía cạnh ấy như những điểm tham chiếu khi muốn tổ chức đúng đắn và hướng dẫn đời sống trong xã hội một cách trật tự. Bởi đó, các giá trị này đòi hỏi vừa phải thực hành các nguyên tắc căn bản của đời sống xã hội vừa phải thực tập các nhân đức một cách cá nhân, hay nói cách khác, phải thể hiện các thái độ luân lý phù hợp với các giá trị này426.
    Mọi giá trị xã hội đều nằm sẵn trong phẩm giá con người, và chúng tạo điều kiện cho con người được phát triển thực sự. Các giá trị chủ yếu ấy là sự thật, tự do, công bằng và yêu thương427. Đem các giá trị ấy ra thực hành chính là phương cách chắc chắn và cần thiết để cá nhân được hoàn thiện và cuộc sống xã hội được nhân bản hơn. Các giá trị ấy chính là điểm tham chiếu không thể thiếu cho chính quyền vì họ là những người được mời gọi hãy tiến hành “cải cách có thực chất các cơ cấu kinh tế, chính trị, văn hoá và công nghệ, đồng thời tạo ra những thay đổi cần thiết trong các định chế”428. Chính vì tôn trọng sự tự trị chính đáng của các thực tại trần thế mà Giáo Hội đã không đòi cho mình thẩm quyền chuyên môn trong trật tự kỹ thuật hay trần thế429, nhưng không vì thế mà Giáo Hội không được quyền can thiệp để chỉ cho thấy các giá trị trên đây đã được nhìn nhận hay chối bỏ như thế nào trong các lựa chọn khác nhau của con người430.


    b. Sự thật

    198. Mọi người có nghĩa vụ đặc biệt là phải luôn hướng tới sự thật, tôn trọng sự thật và làm chứng về sự thật một cách có trách nhiệm431. Sống trong sự thật là điều đặc biệt quan trọng trong các quan hệ xã hội. Thật vậy, khi việc sống chung của con người trong cộng đồng được xây dựng trên sự thật, đời sống chung ấy sẽ được trật tự và có kết quả, xứng với phẩm giá của những con người432. Càng nhiều người và nhiều tập thể xã hội cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội theo đúng sự thật, họ càng tránh được những lạm dụng và càng dễ hành động phù hợp với các đòi hỏi khách quan của luân lý.
    Thời đại hôm nay đòi phải có những nỗ lực giáo dục hết sức cao độ433 và phải có sự dấn thân tương xứng của hết mọi người, có như thế việc tìm kiếm sự thật mới không bị quy thành việc tổng hợp các ý kiến khác nhau hoặc xoay quanh một hai ý kiến nào trong số đó. Việc tìm kiếm này sẽ được cổ vũ trong mọi lĩnh vực và sẽ vượt lên trên mọi toan tính muốn tương đối hoá đòi hỏi của sự thật hay chống lại sự thật434. Đây là một vấn đề liên can đến thế giới truyền thông đại chúng và thế giới kinh tế một cách đặc biệt. Trong các lĩnh vực này, việc sử dụng đồng tiền một cách không chút áy náy tạo ra những vấn đề càng ngày càng cấp bách, đòi phải có sự minh bạch và liêm khiết nhiều hơn nữa cả trong các hoạt động cá nhân lẫn hoạt động xã hội.


    c. Tự do

    199. Tự do là dấu chỉ cao đẹp nhất nơi con người cho thấy con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và do đó, cũng là dấu chỉ cho biết phẩm giá tuyệt vời của mỗi người435. “Tự do diễn ra trong các quan hệ giữa người với người. Mỗi người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, có quyền tự nhiên là được nhìn nhận như một hữu thể tự do và có trách nhiệm. Mọi người đều phải có nghĩa vụ tôn trọng điều ấy. Quyền thể hiện sự tự do, nhất là trong các vấn đề luân lý và tôn giáo, là một đòi hỏi không thể bỏ được trong phẩm giá con người”436. Không được nhìn sự tự do theo viễn ảnh hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa, rút gọn nó thành việc tuỳ tiện thể hiện sự độc lập của cá nhân một cách không kiềm chế: “Thay vì dừng lại với sự tự mãn hoàn toàn và dẹp bỏ mọi quan hệ, tự do chỉ thực sự có ở những nơi nào mọi người được liên kết với nhau bằng các mối quan hệ hỗ tương, xây dựng trên sự thật và công lý”437. Người ta sẽ càng ngày càng hiểu sâu rộng hơn về sự tự do khi người ta biết bảo vệ sự tự do trong mọi chiều hướng khác nhau của nó, kể cả trên bình diện xã hội.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  34. #21
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 200 - 209

    200. Giá trị của tự do – một biểu hiện cho tính độc đáo của mỗi con người – sẽ được tôn trọng khi nào mọi thành phần trong xã hội đều có điều kiện hoàn thành ơn gọi riêng của mình; tìm kiếm sự thật và bày tỏ các tư tưởng tôn giáo, văn hoá và chính trị của mình;

    lựa chọn bậc sống, và nếu có thể, lựa chọn hướng nghề nghiệp cho mình; theo đuổi các sáng kiến mang bản chất kinh tế, xã hội hay chính trị. Những điều này phải được thực hiện trong “một khung pháp lý vững chắc”438, nghĩa là trong những giới hạn do ích chung và trật tự xã hội đặt ra, nhưng dù trong bất cứ trường hợp nào cũng phải thực hiện theo phương cách đề cao tinh thần trách nhiệm.
    Ngược lại, cũng phải bày tỏ sự tự do như một khả năng biết khước từ điều tiêu cực về mặt luân lý, dù nguỵ trang dưới chiêu bài nào439, chẳng hạn khả năng tránh xa những gì có thể gây trở ngại cho sự phát triển cá nhân, gia đình và xã hội. Tự do sung mãn chính là có khả năng làm chủ bản thân bằng cách nhìn đến ích lợi thật sự, trong khuôn khổ công ích phổ quát440.


    d. Công lý

    201. Công lý là một giá trị đi kèm với việc thực hành đức tính luân lý căn bản tương ứng441. Theo cách hiểu cổ điển nhất, công lý chính là “có ước muốn kiên định và vững chắc trả những gì mình mắc nợ Chúa và tha nhân”442. Nếu nhìn từ phía chủ thể, công lý là thái độ xuất phát từ chỗ muốn nhìn nhận người khác như một ngôi vị; còn nếu nhìn từ phia khách thể, công lý tạo nênnhững tiêu chuẩn mang tính quyết định cho biết giá trị luân lý của một hành vi trong quan hệ liên chủ thể và xã hội443.
    Huấn quyền xã hội Công giáo thường xuyên kêu gọi phải tôn trọng những hình thức cổ điển nhất của công lý: công lý giao hoán, công lý phân phối và công lý pháp lý444. Càng ngày người ta càng coi trọng công lý xã hội445, là một tiến bộ thật sự trong công lý nói chung, tức là công lý nhằm điều hoà các quan hệ xã hội theo tiêu chuẩn tuân thủ luật pháp. Công lý xã hội – một đòi hỏi có liên quan tới vấn đề xã hội là vấn đề hiện nay đang có tầm mức rất rộng – liên quan đến các khía cạnh xã hội, chính trị và kinh tế, và đặc biệt liên quan đến khía cạnh cơ cấu của các vấn nạn và các giải pháp cho từng vấn nạn446.


    202. Công lý trở nên quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi giá trị riêng của con người, phẩm giá và quyền lợi của con người – dù đã được khẳng định nhiều – vẫn đang bị đe doạ trầm trọng bởi khuynh hướng phổ biến muốn áp dụng tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá, đó là có lợi và có quyền làm chủ hay không. Dựa trên những tiêu chuẩn này, người ta cũng xem xét công lý một cách hết sức giản lược. Đang khi đó khái niệm công lý được nhân học Kitô giáo hiểu một cách đầy đủ và trung thực hơn. Thật vậy, công lý không phải chỉ là một sự thoả thuận suông giữa con người với nhau, vì muốn biết điều gì là “công lý” (nghĩa là phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội), trước tiên chúng ta không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không447.


    203. Hiểu được sự thật trọn vẹn về con người sẽ giúp chúng ta vượt lên trên nhãn quan xem công lý như một hợp đồng không hơn không kém – một nhãn quan hết sức giản lược – đồng thời cũng mở ra cho công lý chân trời mới về liên đới và yêu thương. “Tự một mình, có công lý thôi chưa đủ. Thật vậy, công lý có thể phản bội chính mình trừ khi nó biết mở ra cho một sức mạnh sâu xa hơn, là bác ái”448. Thật vậy, học thuyết xã hội của Giáo Hội đặt giá trị của công lý song song với giá trị liên đới, coi đó là con đường đặc biệt dẫn tới hoà bình. Nếu hoà bình là kết quả của công lý thì “ngày nay người ta cũng có thể nói một cách chính xác và mạnh mẽ không kém với cùng sức mạnh gợi ý của Thánh Kinh (x. Is 32,17; Gc 3,18) rằng ‘Hoà bình là thành quả của liên đới’ (Opus solidaritatis pax)449. Thật vậy, mục tiêu hoà bình “sẽ chắc chắn đạt được không những thông qua việc thi hành công lý xã hội và quốc tế, mà còn qua cách thực hành các đức tính nhằm cổ vũ sự đoàn kết và dạy chúng ta sống hợp nhất, cũng như xây dựng một xã hội mới và một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách vừa trao ban vừa đón nhận”450.


    VIII. CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU


    204. Giữa các đức tính nói chung, và đặc biệt giữa các đức tính, các giá trị xã hội và tình yêu, có một mối liên kết rất sâu xa mà chúng ta cần phải nhận thức càng ngày càng đầy đủ hơn. Tình yêu thường bị giới hạn vào những quan hệ gần gũi thân xác hay bị thu hẹp vào những khía cạnh hoàn toàn chủ quan trong hành động vì người khác; nay chúng ta cần phải nhìn lại tình yêu trong giá trị thật của nó, coi đó như tiêu chuẩn cao nhất và phổ quát nhất của toàn bộ nền đạo đức xã hội. Trong mọi con đường sống của nhân loại, kể cả những con đường đã được tìm kiếm và đón nhận để đáp ứng những vấn đề xã hội hiện hành, bằng những hình thức càng ngày càng mới mẻ, có một con đường “trổi vượt hẳn” (x. 1 Cr 12,31), đó chính là con đường mang đậm nét yêu thương.








    205. Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển. Đời sống con người trong xã hội có trật tự, sinh nhiều kết quả tốt và đáp ứng đúng phẩm giá con người khi đời sống ấy được xây dựng dựa trên sự thật; khi người ta sống cuộc sống ấy trong công lý, tức là biết tôn trọng các quyền hạn của con người cách cụ thể và trung thành thi hành các nghĩa vụ tương ứng; khi cuộc sống ấy được sinh động bởi lòng vị tha, khiến người ta coi các nhu cầu và đòi hỏi của người khác là của mình và khiến người ta tăng cường việc chia sẻ các giá trị thiêng liêng và quan tâm tới các nhu cầu vật chất; khi cuộc sống ấy được kiến tạo trong sự tự do thích hợp với phẩm giá con người, những người biết hành động theo bản tính lý trí của mình, để dám nhận trách nhiệm về các hành vi của mình451. Các giá trị trên đây tạo thành các cột trụ mang lại sức mạnh và sức bền cho toà nhà sự sống và các nghĩa cử phục vụ sự sống: chúng chính là những giá trị xác định phẩm chất của mọi hành động xã hội và mọi định chế xã hội.


    206. Tình yêu vừa giả thiết có công lý vừa vượt lên trên công lý, công lý “phải được hoàn tất trong bác ái”452. Nếu công lý “tự nó thích hợp cho chúng ta dựa vào mà phân xử giữa con người với nhau mỗi khi đụng chạm đến việc phân phối các thiện ích khách quan sao cho công bằng, thì tình yêu và chỉ có tình yêu (bao gồm cả tình yêu nhân hậu mà chúng ta quen gọi là “lòng thương xót”) mới có khả năng khôi phục con người trở lại với chính mình”453. Các mối quan hệ giữa người với người không thể chỉ được xử lý bằng tiêu chuẩn công lý: “Kinh nghiệm trước đây và bây giờ chứng minh cho thấy chỉ mình công lý mà thôi thì không đủ, thậm chí có thể đi xa tới mức chối bỏ và huỷ hoại chính công lý nữa… Cũng chính kinh nghiệm lịch sử đã đưa người ta tới chỗ phải đưa ra câu cách ngôn sau: ‘càng đòi công lý, càng nhiều bất công’ (summum jus, summa injuria)”454. Thật vậy, “trong bất cứ lĩnh vực quan hệ liên vị nào, có thể nói, công lý phải được điều chỉnh thật nhiều bởi tình yêu, vì như thánh Phaolô nói, tình yêu hay bác ái vốn ‘nhẫn nại và nhân hậu’ hoặc có thể nói, đó là tình yêu mang những đặc điểm của lòng thương xót, là cốt tuỷ của Tin Mừng và của Kitô giáo”455.


    207. Không có pháp chế nào, không có hệ thống luật lệ nào hay không có sự thương lượng nào sẽ thuyết phục được con người và các dân tộc sống trong sự hợp nhất, trong tình anh em và trong hoà bình; không có lý luận nào có thể trổi vượt hơn được sức thu hút của tình yêu. Chỉ có tình yêu, ngay trong đặc tính của nó là “mô thức của mọi đức tính456, mới có thể làm sinh động và định hình cho các sự tương tác trong xã hội, đưa chúng tới sự hoà hợp trong bối cảnh một thế giới ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, để tất cả những điều này có thể xảy ra, cần lưu ý làm sao để không chỉ bày tỏ tình yêu trong vai trò thúc đẩy các hành vi cá nhân của nó, mà còn phải bày tỏ tình yêu thế nào cho người ta thấy đó là một sức mạnh có khả năng khơi gợi những cách tiếp cận mới mẻ các vấn đề của thế giới hôm nay, có khả năng đổi mới các cơ chế, các tổ chức xã hội, các hệ thống luật pháp cách sâu xa, từ bên trong. Trong viễn tượng đó, tình yêu mang dáng dấp đặc biệt của lòng bác ái chính trị và xã hội: “Bác ái xã hội sẽ khiến chúng ta yêu quý công ích”457, thúc đẩy chúng ta nỗ lực tìm kiếm điều có ích cho hết mọi người, không chỉ là những con người cá thể riêng rẽ mà còn trong chiều hướng xã hội nối kết những con người ấy lại với nhau.


    208. Bác ái chính trị và xã hội không chỉ diễn ra trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, mà còn trải rộng vào trong mạng lưới do các quan hệ ấy làm nên, tức là cộng đồng chính trị và xã hội. Bác ái ấy can thiệp vào trong khuôn khổ đó bằng cách đi tìm điều lợi ích lớn nhất cho cộng đồng nói chung. Với nhiều khía cạnh như thế, người thân cận mà chúng ta yêu mến sẽ được chúng ta tìm gặp “trong chính xã hội”, nhờ đó chúng ta có thể yêu thương họ cách cụ thể, giúp đỡ họ trong những nhu cầu hay trong cơn túng thiếu, khác với cách chúng ta chỉ yêu thương họ trên bình diện quan hệ cá nhân với cá nhân. Yêu thương tha nhân trên bình diện xã hội có nghĩa là tuỳ theo hoàn cảnh mà sử dụng các trung gian xã hội để cải thiện đời sống của họ hoặc xoá bỏ những nhân tố xã hội đã gây ra cảnh túng thiếu ấy. Chắc chắn đây là một hành vi yêu thương, một việc làm tỏ lòng thương xót, nhờ đó người ta có thể đáp ứng ngay lúc này và tại đâymột nhu cầu thực sự và cấp bách của người thân cận. Nhưng đây cũng là một hành vi yêu thương rất cần thiết nhằm tổ chức và kiến trúc xã hội thế nào cho người thân cận của chúng ta không còn ở trong cảnh nghèo đói, điều này càng quan trọng khi đây là tình cảnh của vô số người hay thậm chí cả toàn thể một dân tộc đang phải tranh đấu, hay khi tình cảnh ấy mang tầm cỡ của một vấn đề xã hội toàn cầu thật sự.


    PHẦN HAI

    “… Giáo huấn xã hội của Giáo Hội tự nó là một công cụ hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Thật thế, giáo huấn ấy công bố cho mọi người biết Thiên Chúa và mầu nhiệm cứu độ của Ngài trong Đức Kitô, và cũng nhờ đó, mạc khải cho con người biết chính mình. Trong ánh sáng ấy, và chỉ trong ánh sáng ấy, giáo huấn này đề cập đến hết mọi điều: nhân quyền của mỗi người, đặc biệt của “giai cấp lao động”, gia đình và giáo dục, các bổn phận của Nhà Nước, trật tự của quốc gia và quốc tế, đời sống kinh tế, văn hoá, chiến tranh và hoà bình, cũng như việc tôn trọng sự sống từ khi thụ thai cho đến lúc lìa đời”.
    (Centesimus Annus 54)


    CHƯƠNG NĂM
    GIA ĐÌNH,
    TẾ BÀO SỐNG ĐỘNG CỦA XÃ HỘI

    I. GIA ĐÌNH, XÃ HỘI TỰ NHIÊN ĐẦU TIÊN


    209. Tầm quan trọng và vị trí trung tâm của gia đình so với con người và xã hội là những điều thường xuyên được Thánh Kinh nhấn mạnh. “Con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Đọc các bản văn tường thuật việc tạo dựng con người (x. St 1,26-28; 2,7-24), chúng ta mới hiểu làm thế nào – theo kế hoạch của Thiên Chúa – Ađam và Eva trở thành “hình thức hiệp thông đầu tiên giữa con người với nhau”458. Eva được tạo dựng giống Ađam như người sẽ làm cho Ađam được hoàn bị trong tính chất khác biệt của mình (x. St 2,18) để cùng với Ađam làm thành “một xương một thịt” (St 2,24; x. Mt 19,5-6)459. Đồng thời, cả hai cùng tham gia vào việc sinh sản, khiến họ trở thành người cộng sự với Đấng Tạo Hoá: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, làm cho đầy mặt đất” (St 1,28). Trong kế hoạch của Đấng Tạo Hoá, gia đình được coi là “nơi đầu tiên diễn ra quá trình ‘nhân hoá’ cá nhân và xã hội”, là “chiếc nôi của sự sống và tình yêu”460.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  35. #22
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 210 - 219


    210. Chính trong gia đình, người ta học biết thế nào là tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa, và nhu cầu phải đáp lại tình yêu và lòng trung thành đó (x. Xh 12,25-27; 13,8.14-15; Đnl 6,20-25; 13,7-11; 1 Sm 3,13). Gia đình chính là nơi con cái học những bài học đầu tiên và quan trọng nhất về sự khôn ngoan thiết thực, một sự khôn ngoan có liên quan đến các đức tính (x. Cn 1,8-9; 4,1-4; 6, 20-21; Hc 3,1-16; 7,27-28). Chính vì lý do này mà Thiên Chúa đã đích thân đứng ra bảo đảm cho tình yêu và sự trung tín của vợ chồng trong đời sống hôn nhân (x. Ml 2,14-15).
    Đức Giêsu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cụ thể, chấp nhận những đặc điểm của gia đình461 và đem lại cho định chế gia đình phẩm giá cao quý nhất, đó là biến gia đình thành một bí tích của giao ước mới (x. Mt 19,3-9). Vợ chồng tìm được phẩm giá sung mãn của mình, cũng như gia đình tìm được nền tảng vững chắc cho mình là nhờ đặt trong viễn tượng mới mẻ ấy.


    211. Được thông điệp Thánh Kinh chói ngời ấy soi sáng, Giáo Hội coi gia đình như là xã hội tự nhiên đầu tiên, với những quyền lợi tự nhiên riêng của gia đình, đồng thời đặt gia đình làm trung tâm đời sống xã hội. Đẩy gia đình vào “một vai trò phụ thuộc hay thứ yếu, loại gia đình khỏi vị trí đúng đắn của nó trong xã hội sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển thật sự của toàn thể xã hội”462. Thật vậy, gia đình được khai sinh từ sự hiệp thông thân tình trong cuộc sống và trong tình yêu, dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ463. Gia đình vốn có chiều hướng xã hội riêng biệt và độc đáo, đó là nơi chủ yếu diễn ra các mối quan hệ liên vị, là tế bào đầu tiên và sống động của xã hội464. Gia đình là một định chế thần linh làm nền tảng cho cuộc sống con người, là nguyên mẫu đầu tiên của mọi tổ chức xã hội.








    a. Gia đình quan trọng đối với con người

    212. Gia đình có một tầm quan trọng cốt yếu liên quan đến con người. Chính trong chiếc nôi cuộc sống và tình yêu này mà con người được sinh ralớn lên. Khi một đứa trẻ được thụ thai,xã hộitiếp nhận được một món quà là một con người mới, con người này được mời gọi “từ trong nơi sâu thẳm nhất của chính mình để hiệp thông với những con người khác và trao ban bản thân mình cho những con người khác”465. Bởi đó, chính trong gia đình mà việc hiến thân cho nhau giữa người đàn ông và người đàn bà được liên kết trong hôn nhân tạo nên một môi trường sống, trong đó con cái “phát triển các tiềm năng của mình, ý thức về phẩm giá của mình và chuẩn bị đối mặt với định mệnh độc đáo và duy nhất của mình”466.
    Trong bầu khí thân mật tự nhiên ấy, nối kết mọi người trong gia đình lại với nhau, mỗi người được nhìn nhận và học biết trách nhiệm của mình trong toàn bộ cuộc đời mình. “Cơ cấu đầu tiên và căn bản làm nên ‘môi sinh nhân loại’ chính là gia đình, trong đó con người tiếp nhận những ý tưởng đầu tiên mang tính giáo dục về sự thật và sự tốt lành, cũng như học được thế nào là yêu và được yêu, và từ đó biết được làm người thực ra là gì”467. Thật vậy, các bổn phận của mỗi người trong gia đình không chỉ dừng lại với những gì được quy định trong một hợp đồng, mà rút ra từ chính bản chất của gia đình, dựa trên giao ước hôn nhân không thể thay đổi và dựa trên cơ cấu có sẵn trong các mối quan hệ, xuất hiện trong gia đình kể từ khi sinh con hay nhận con.










    b. Gia đình quan trọng đối với xã hội

    213.Gia đình, một cộng đồng tự nhiên trong đó người ta nghiệm ra bản tính xã hội của mình, chính là một đóng góp độc nhất vô nhị, không thể thay thế được, cho ích lợi xã hội. Thật vậy, đơn vị gia đình được sinh ra do sự hiệp thông giữa các ngôi vị. “‘Hiệp thông’ là một điều có liên hệ tới quan hệ ngôi vị giữa ‘tôi’ và ‘anh’. Nhưng ‘cộng đồng’ lại là một điều vượt lên trên khuôn khổ ấy, hướng tới một ‘xã hội’, hướng tới ‘chúng ta’. Thế nên, trong tư cách là một cộng đồng các ngôi vị, gia đình đúng là ‘xã hội’ đầu tiên của con người”468.
    Một xã hội xây dựng trên gia đình chính là một sự bảo đảm tốt nhất cho xã hội khỏi bị cuốn hút theo chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, vì chỉ trong gia đình, con người mới luôn luôn là trung tâm của mọi sự quan tâm, con người được coi như một mục tiêu chứ không bao giờ bị coi như một phương tiện. Rõ ràng là ích lợi của cá nhân và sự vận hành tốt đẹp của xã hội đều có liên quan mật thiết với “tình trạng lành mạnh của đời sống hôn nhân và gia đình”469. Không có những gia đình hiệp thông mạnh mẽ và cam kết ổn định thì các dân tộc sẽ trở nên yếu kém. Trong gia đình, các giá trị luân lý được dạy dỗ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời, cũng như di sản thiêng liêng của cộng đồng tôn giáo và di sản văn hoá của quốc gia được lưu truyền. Trong gia đình, người ta học biết trách nhiệm xã hội và tình liên đới470.


    214. Gia đình phải được đặt trên xã hội và quốc gia: đó là một điều cần phải được khẳng định. Thật vậy, ít là trong chức năng sinh sản, gia đình chính là điều kiện để cho xã hội và quốc gia tồn tại. Còn đối với các chức năng khác có lợi cho mỗi người trong gia đình, gia đình sẽ giúp làm tăng giá trị và tầm quan trọng cho các chức năng mà xã hội và quốc gia được mời gọi để chu toàn471. Gia đình có những quyền lợi bất khả xâm phạm và những quyền lợi ấy được coi là chính đáng, đó là do bản tính con người chứ không phải do được Nhà Nước nhìn nhận. Vì thế, gia đình không hiện hữu vì xã hội hay quốc gia, nhưng xã hội hay quốc gia hiện hữu vì gia đình.
    Mô hình xã hội nào muốn phục vụ ích lợi của con người đều không được xem nhẹ vai trò trung tâm và trách nhiệm xã hội của gia đình. Khi liên hệ với gia đình, xã hội và quốc gia có nghĩa vụ nặng nề là tuân thủ nguyên tắc bổ trợ. Theo nguyên tắc ấy, chính quyền không được lấy khỏi gia đình những nhiệm vụ mà gia đình có thể hoàn thành tốt, một mình hay liên kết tự nguyện với các gia đình khác, đồng thời phải bảo đảm cho gia đình được mọi sự hỗ trợ cần thiết để chu toàn đúng đắn các trách nhiệm của mình472.










    II. HÔN NHÂN, NỀN TẢNG CỦA GIA ĐÌNH


    a. Giá trị của hôn nhân

    215. Gia đình đặt nền tảng trên sự lựa chọn tự do của hai vợ chồng muốn kết hợp với nhau trong hôn nhân, đồng thời trên sự tôn trọng ý nghĩa và các giá trị của định chế này, một định chế không tuỳ thuộc con người mà tuỳ thuộc chính Thiên Chúa: “Vì ích lợi của vợ chồng và con cái, cũng như vì ích lợi của xã hội, dây liên kết linh thiêng này không còn tuỳ thuộc một mình quyết định của con người nữa. Chính Thiên Chúa là tác giả của cuộc hôn nhân; Ngài đã ban cho hôn nhân những ơn ích và mục tiêu khác nhau”473. Bởi đó, định chế hôn nhân – tức là “sự cộng tác thân mật trong sự sống và tình yêu… do Đấng Tạo Hoá thiết lập và đã được Ngài ấn định cho những quy luật riêng”474 – không phải là kết quả của những thoả thuận giữa con người với nhau, cũng không phải là kết quả của những quy định pháp lý, nhưng nó có được sự ổn định như thế là do quyết định của Thiên Chúa475. Đó là một định chế được khai sinh – kể cả trước mắt xã hội – “do một hành vi nhân linh, qua đó hai bên trao phó bản thân mình cho nhau”476, và được xây dựng dựa trên chính bản tính của tình yêu vợ chồng, một tình yêu được xem như một sự trao tặng toàn vẹn và độc quyền mà người này dành cho người kia, khiến hai bên dứt khoát dấn thân cho nhau, và điều này được biểu lộ qua việc hai bên bày tỏ sự ưng thuận với nhau cách công khai và không thể rút lại477. Việc dấn thân ấy muốn nói lên rằng mọi mối quan hệ giữa các thành phần trong gia đình đều in đậm ý thức công lý, và từ đó, cũng in đậm sự tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của nhau.


    216. Không quyền lực nào có thể xoá bỏ quyền tự nhiên của con người là được kết hôn, cũng không quyền lực nào có thể thay đổi các đặc tính và mục tiêu của hôn nhân. Thật vậy, hôn nhân được phú cho những đặc tính riêng, bẩm sinh và vĩnh viễn. Dù có nhiều thay đổi đã xảy ra qua bao thế kỷ trong các nền văn hoá, trong các cơ chế xã hội và thái độ tinh thần khác nhau, nhưng trong nền văn hoá nào cũng tồn tại một nhận thức rằng kết hợp hôn nhân là một việc có phẩm giá rất cao, mặc cho nhận thức ấy không phải ở chỗ nào cũng rõ ràng và sáng sủa như nhau478. Phẩm giá này phải được tôn trọng trong những đặc điểm riêng của nó và phải được tìm bảo vệ khỏi bất cứ toan tính nào muốn phá hoại nó. Xã hội không thể tự do áp đặt luật lệ, liên quan đến dây ràng buộc hôn nhân, qua đó hai vợ chồng đã hứa hẹn với nhau sẽ trung tín, giúp đỡ và đón nhận con cái, nhưng xã hội được quyền điều chỉnh các hệ quả dân sự của dây ràng buộc hôn nhân đó.







    217. Những nét đặc thù của hôn nhân là: toàn vẹn, tức là vợ chồng trao thân cho nhau trong mọi khía cạnh của con người mình, về thể lý cũng như về tinh thần; hợp nhất, để hai vợ chồng trở nên “một xương một thịt” (St 2,24); bất khả phân ly trung tín như việc dứt khoát trao thân cho nhau đòi hỏi; sinh con cái như một điều mà chính hôn nhân tự nhiên hướng tới479. Kế hoạch khôn ngoan của Thiên Chúa về hôn nhân – một kế hoạch mà trí khôn con người có thể lĩnh hội được dù gặp nhiều khó khăn do “sự cứng lòng” của con người (x. Mt 19,8; Mc 10,5) – không thể được đánh giá chỉ dựa trên cách hành xử thực tế (de facto) và những hoàn cảnh cụ thể đi ngược lại kế hoạch ấy. Một trong những sự chối bỏ triệt để kế hoạch nguyên thuỷ của Thiên Chúa là đa thê, “vì đa thê đi ngược lại phẩm giá bình đẳng của người nam và người nữ đã trao thân cho nhau trong hôn nhân bằng một tình yêu toàn vẹn, và bởi đó, duy nhất và không chia sẻ”480.


    218. Theo đúng sự thật “khách quan” của hôn nhân, hôn nhân được sắp xếp nhắm tới việc sinh sản và giáo dục con cái481. Thật vậy, sự kết hợp trong hôn nhân đem lại cho việc chân thành tự hiến một sức sống sung mãn, và kết quả của sự kết hợp ấy là con cái, rồi đến lượt mình, con cái trở thành quà tặng cho cha mẹ, cho cả gia đình và cho cả xã hội482. Tuy nhiên, hôn nhân không được lập ra chỉ vì lý do sinh sản483. Tính bất khả phân ly và giá trị hiệp thông của hôn nhân vẫn còn nguyên vẹn, kể cả khi con cái, dù cha mẹ hết sức mong muốn, không được sinh ra để làm cho đời sống vợ chồng nên trọn vẹn. Trong trường hợp này, vợ chồng “có thể diễn tả lòng quảng đại của mình bằng cách nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi hay bằng cách thực hiện những công tác phục vụ theo nhu cầu cần thiết của người khác”484.







    b. Bí tích Hôn Nhân

    219. Theo sự thiết lập của Đức Kitô, thì người đã được rửa tội sống thực tại của hôn nhân vốn tiềm ẩn nơi con người dưới hình thức siêu nhiên của một bí tích, tức là một dấu chỉ và là một công cụ của ân sủng. Chủ đề giao ước hôn nhân được xem như là biểu hiện hết sức ý nghĩa của sự hiệp thông tình yêu giữa Thiên Chúa và con người, và như là chìa khoá tượng trưng giúp chúng ta hiểu các giai đoạn khác nhau trong lịch sử giao ước vĩ đại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, chủ đề này có thể tìm thấy trong suốt dòng lịch sử cứu độ485. Và ngay chính tại trung tâm mạc khải kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta thấy món quà Thiên Chúa trao cho nhân loại là Con của Ngài, Đức Giêsu Kitô, “vị hôn phu yêu thương và tự hiến mình làm Đấng Cứu Chuộc nhân loại, kết hợp nhân loại với mình như thể đó là thân thể mình. Người mạc khải cho thấy sự thật nguyên thuỷ của hôn nhân, sự thật của ‘thuở ban đầu’ (x. St 2,24; Mt 19,5), và sau khi giải thoát con người khỏi sự cứng lòng, Người làm cho con người có khả năng thực hiện sự thật ấy cách trọn vẹn”486. Tính bí tích của hôn nhân có được là do tình yêu phu thê mà Đức Kitô dành cho Giáo Hội, tình yêu ấy đạt đến mức viên mãn khi Người tự hiến trên thập giá. Ơn bí tích này sẽ giúp cho tình yêu của vợ chồng trở nên giống tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội. Hôn nhân, trong tư cách là bí tích, chính là giao ước trong tình yêu giữa một người nam và một người nữ487.







    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  36. #23
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 220 - 229


    220. Bí tích Hôn Nhân thu nhận thực tại nhân loại của tình yêu vợ chồng với tất cả những hệ luận của tình yêu ấy và “mang lại cho các đôi vợ chồng và cha mẹ Kitô giáo một khả năng và một sự cam kết sống trọn ơn gọi giáo dân của mình, và từ đó ‘tìm kiếm Nước Chúa bằng cách tham gia vào các việc trần thế và sắp xếp chúng theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa’”488. Khi được kết hợp mật thiết với Giáo Hội nhờ bí tích Hôn Nhân – bí tích đã làm cho gia đình Kitô giáo trở thành một “Giáo Hội tại gia” hay một “Giáo Hội thu nhỏ” – gia đình Kitô giáo được mời gọi hãy “trở nên dấu chỉ hợp nhất cho thế giới, và bằng cách đó, thi hành vai trò ngôn sứ của mình qua việc làm chứng cho Nước Trời và bình an của Đức Kitô, mà cả thế giới này đang trên đường tiến về đích điểm đó”489.
    Bác ái hôn nhân, xuất phát từ chính bác ái của Chúa Kitô, được ban qua bí tích Hôn Nhân, giúp vợ chồng Kitô giáo trở thành chứng nhân của một ý thức xã hội mới, do Tin Mừng và mầu nhiệm Vượt Qua khơi gợi. Tình yêu tự nhiên của họ sẽ liên tục được thanh tẩy, củng cố và nâng cao nhờ ơn bí tích. Bằng cách đó, không những vợ chồng Kitô giáo giúp đỡ nhau trên đường nên thánh, mà còn trở thành dấu hiệu và công cụ cho tình yêu của Đức Kitô trong thế giới. Qua chính cuộc sống của mình, họ được mời gọi làm chứng và công bố ý nghĩa tôn giáo của hôn nhân, một điều mà xã hội hôm nay càng ngày càng cảm thấy khó nhận ra, nhất là khi xã hội ấy chấp nhận những quan điểm theo chủ nghĩa tương đối về chính nền tảng tự nhiên của định chế hôn nhân.


    III. CHỦ THỂ TÍNH XÃ HỘI CỦA GIA ĐÌNH
    a. Tình yêu và việc đào tạo một cộng đồng các ngôi vị

    221. Gia đình hiện diện như một nơi cho sự hiệp thông được khai sinh – sự hiệp thông này rất cần thiết đối với một xã hội ngày càng theo chủ nghĩa cá nhân như xã hội hôm nay. Gia đình là nơi cho cộng đồng các ngôi vị đích thực được phát triển và lớn lên490, nhờ tính năng động không ngừng của tình yêu, là chiều hướng căn bản trong kinh nghiệm con người, và chính trong gia đình, tình yêu này tìm được nơi ưu tiên để tự thể hiện chính mình. “Tình yêu làm cho con người có được sự sung mãn nhờ biết chân thành trao ban chính mình. Yêu có nghĩa là cho và nhận một điều gì đó không thể mua cũng không thể bán, mà chỉ có thể cho một cách tự nguyện và hỗ tương”491.
    Chính nhờ tình yêu – vốn là thực tại căn bản để định nghĩa hôn nhân và gia đình – mà mỗi người, nam hay nữ, được nhìn nhận, được chấp nhận và được tôn trọng theo đúng phẩm giá của mình. Từ tình yêu ấy sẽ nảy sinh những mối quan hệ mà hai bên sẽ trải nghiệm một cách hoàn toàn không cầu lợi. Thái độ không cầu lợi này, “qua việc tôn trọng và cổ vũ phẩm giá riêng trong mỗi người và mọi người như là nền tảng duy nhất có giá trị..., có thể được biểu lộ qua việc chấp nhận nhau thật lòng, gặp gỡ và đối thoại, sẵn sàng cống hiến cách vô vị lợi, phục vụ quảng đại và liên đới sâu xa”492. Sự có mặt của các gia đình sống theo đường lối ấy sẽ vạch trần những khuyết điểm và mâu thuẫn của một xã hội mà hầu hết, dù không phải là tuyệt đối, chỉ biết dựa trên hiệu quả và năng suất. Khi hằng ngày xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ liên vị, cả bên trong lẫn bên ngoài, gia đình sẽ trở thành “trường học đầu tiên và không thể thay thế về đời sống xã hội, là tấm gương và động lực cho những quan hệ cộng đồng rộng lớn hơn, những mối quan hệ mang đậm dấu ấn của lòng kính trọng, công lý, đối thoại và yêu thương”493.


    222. Tình yêu cũng được biểu lộ qua việc quan tâm rộng rãi tới những người cao tuổi sống trong các gia đình: sự có mặt của họ có thể mang giá trị rất lớn. Họ chính là tấm gương cho thấy những sự liên kết giữa các thế hệ là nguồn cho gia đình và toàn thể xã hội được ấm no hạnh phúc: “Không những họ chỉ cho thấy có những khía cạnh của sự sống – như những giá trị nhân bản, văn hoá, luân lý và xã hội – không thể nào được phán xét dựa trên hiệu năng kinh tế, mà họ còn đóng góp rất hiệu quả cho môi trường lao động và các vai trò lãnh đạo. Tóm lại, đây không chỉ là vấn đề làm một việc gì đó cho người cao tuổi, mà còn là đón nhận họ một cách thực tế như những người cùng tham gia các dự án chung – để cùng suy nghĩ, trao đổi và hành động”494. Như Thánh Kinh đã nói: “Họ già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả” (Tv 92,15). Người cao tuổi chính là một trường đời quan trọng, có thể truyền đạt nhiều giá trị và truyền thống, có thể tạo điều kiện cho các thế hệ trẻ phát triển, và bởi đó, các thế hệ này phải tập tìm kiếm những ích lợi không chỉ cho mình mà còn cho những người khác. Nếu người cao tuổi nào đang sống trong những hoàn cảnh đau khổ và lệ thuộc, thì họ không chỉ cần sự chăm sóc y tế và sự trợ giúp thích hợp, nhưng – và trên hết – họ cần được đối xử bằng tình yêu.


    223. Con người được tạo dựng để yêu và không thể sống không có tình yêu. Một khi tình yêu được biểu lộ như một sự dâng hiến trọn vẹn của hai con người với những sự bổ túc cho nhau, thì tình yêu không thể bị giản lược thành những cảm xúc hay tình cảm, càng không thể bị rút gọn thành những biểu hiện tính dục đơn thuần. Trong một xã hội ngày càng có khuynh hướng tương đối hoá và tầm thường hoá chính kinh nghiệm yêu thương và tính dục, đề cao những khía cạnh thoáng qua và làm lu mờ những giá trị căn bản của tình yêu, thì càng cấp thiết hơn bao giờ hết phải công bố và minh chứng rằng sự thật của tình yêu vợ chồng và tính dục chỉ hiện hữu ở nơi nào có sự dâng hiến trọn vẹn và đầy đủ con người với hai đặc điểm là duy nhấttrung tín495. Sự thật này, là nguồn đem lại hoan lạc, hy vọng và sức sống, sẽ mãi mãi không thể nào thăm dò và hiểu thấu được bao lâu người ta còn khép kín lòng mình trong chủ nghĩa tương đối và hoài nghi.


    224. Đứng trước những lý thuyết coi bản sắc giới tính đơn thuần chỉ là sản phẩm văn hoá và xã hội do sự tương tác giữa cộng đồng và cá nhân, hoàn toàn độc lập với bản sắc tính dục của mỗi người, không có liên hệ gì đến ý nghĩa đích thực của tính dục, Giáo Hội vẫn không mệt mỏi nhắc lại giáo huấn sau đây của mình: “Mọi người, dù là nam hay nữ, đều cần nhận ra và chấp nhận bản sắc tính dục của mình. Sự khác biệt những sự bổ sung về thể lý, luân lý và tinh thần, giữa người nam và người nữ là nhằm hướng đến những ích lợi của hôn nhân và làm thăng hoa đời sống gia đình. Vợ chồng được hoà thuận và xã hội được hài hoà phần nào tuỳ thuộc vào cách người ta trải nghiệm những sự bổ sung, thoả mãn các nhu cầu và sự tương trợ giữa hai giới tính”496. Theo viễn tượng ấy, các luật thiết định đặt ra cần phải phù hợp vớiluật tự nhiên; theo luật tự nhiên này, bản sắc giới tính là tuyệt đối cần thiết, vì đó chính là điều kiện khách quan để làm nên vợ chồng trong hôn nhân.


    225. Chính bản chất của tình yêu vợ chồng đòi hỏi quan hệ hôn nhân phải bền vững và bất khả phân ly. Thiếu những đặc tính này, mối quan hệ của một tình yêu trọn vẹn và độc quyền sẽ bị tổn thương, mà đây lại là thứ tình yêu riêng biệt của quan hệ hôn nhân, đồng thời sự thiếu vắng đó sẽ gây đau khổ cho con cái, cũng như tạo ra những âm hưởng tai hại cho cơ cấu xã hội.
    Sự bền vững và bất khả phân ly của sự kết hợp trong hôn nhân không được giao phó hoàn toàn cho ý hướng và nỗ lực của những cá nhân có liên hệ. Trách nhiệm bảo vệ và phát huy gia đình thành một định chế căn bản tự nhiên, nhất là khi nhìn tới những khía cạnh quan trọng và căn bản của gia đình, phải là trách nhiệm của toàn thể xã hội. Nhu cầu cần phải đem đến cho hôn nhân tính cơ chế, dựa trên một hành vi công khai được xã hội và luật pháp nhìn nhận, là nhu cầu xuất phát từ những đòi hỏi căn bản của bản tính xã hội nơi con người.
    Đưa ly dị vào trong pháp chế dân sự là tiếp sức thêm cho quan niệm tương đối hoá sự ràng buộc của hôn nhân và việc nó được phổ biến khắp nơi trở thành “một nạn dịch thực sự cho xã hội”497. Những vợ chồng nào đang tìm cách bảo vệ và phát huy tính bất khả phân ly của hôn nhân “một cách khiêm tốn và can đảm… là đang chu toàn vai trò được giao cho họ, đó là trở thành ‘dấu hiệu’ trong thế giới – một dấu hiệu nhỏ bé và quý giá, đôi khi cũng bị cám dỗ, nhưng luôn được đổi mới – về lòng trung thành không chút suy suyển mà Thiên Chúa và Đức Kitô vẫn gìn giữ khi yêu thương mỗi một con người và hết thảy mọi người”498.


    226. Giáo Hội không hề bỏ rơi những người đã tái kết hôn sau khi ly dị. Giáo Hội cầu nguyện cho họ và khích lệ họ vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải trong đời sống thiêng liêng, đồng thời nâng đỡ họ trong đức tin và đức cậy. Về phần mình, những người này – trong tư cách là những người đã chịu phép rửa – có thể và cần phải tham dự vào đời sống Giáo Hội. Giáo Hội khuyến khích họ lắng nghe Lời Chúa, tham dự hy tế Thánh lễ, kiên trì cầu nguyện, làm các việc bác ái và tham gia vào các dự án của cộng đồng phục vụ công lý và hoà bình, giáo dục con cái trong đức tin, nuôi dưỡng tinh thần sám hối và làm các việc đền tội để ngày ngày cầu xin ơn Chúa.
    Chỉ có thể ban sự hoà giải qua bí tích Sám Hối – là bí tích mở đường cho họ đến với bí tích Thánh Thể – cho những ai sau khi ăn năn, đã thật lòng quyết tâm sống một nếp sống mới, không còn đi ngược lại sự bất khả phân ly của hôn nhân nữa499.
    Làm như thế là Giáo Hội tuyên xưng lòng trung thành với Đức Kitô và chân lý của Người; đồng thời biểu lộ tình mẫu tử đối với con cái mình, nhất là những người không do lỗi mình mà bị người bạn đời chính thức của mình ruồng bỏ. Giáo Hội tin tưởng cách chắc chắn rằng ngay cả những người đã lìa bỏ giới răn của Chúa và vẫn đang sống trong tình trạng ấy đều có thể được Chúa ban ơn hoán cải và cứu độ, nếu họ kiên trì cầu nguyện, đền tội và sống bác ái500.


    227. Những sự “kết hợp đã rồi”, mà số này ngày càng gia tăng, đều dựa trên một quan niệm sai lạc về sự tự do lựa chọn của cá nhân501 và dựa trên một cái nhìn hoàn toàn riêng rẽ về hôn nhân và gia đình. Hôn nhân không chỉ là một sự đồng ý đơn giản để sống chung với nhau, mà còn là một quan hệ có chiều hướng xã hội, hoàn toàn độc đáo so với mọi thứ quan hệ khác, vì gia đình – nơi chăm sóc và giáo dục con cái – là công cụ chính yếu để giúp mỗi người trưởng thành một cách toàn diện và đưa mỗi người hội nhập tích cực vào đời sống xã hội.
    Đặt những sự “kết hợp đã rồi” ngang bằng với gia đình trước mặt luật pháp là đã không tín nhiệm đủ kiểu mẫu gia đình, vì gia đình vốn là một định chế không thể được khai sinh từ những quan hệ tạm bợ giữa những con người502, mà chỉ được khai sinh do những sự kết hợp bền vững xuất phát từ hôn nhân, tức là xuất phát từ giao ước giữa một người nam với một người nữ, dựa trên sự chọn lựa đồng thuận và tự nguyện của cả hai, đưa tới sự hiệp thông trọn vẹn giữa vợ chồng nhằm hướng tới việc sinh sản.


    228. Liên quan tới những sự “kết hợp đã rồi” này là một vấn đề đặc biệt: vấn đề đòi luật pháp nhìn nhận sự kết hợp giữa những người đồng tính luyến ái, việc này ngày càng trở thành đề tài tranh luận công khai. Chỉ có quan điểm nhân học phản ánh sự thật trọn vẹn về con người mới có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ cho vấn đề này với những khía cạnh khác nhau cả trên bình diện xã hội lẫn Giáo Hội503. Quan điểm nhân học ấy sẽ cho chúng ta thấy “không thích hợp chút nào khi đòi hỏi dành quy chế ‘hôn nhân’ cho những sự kết hợp giữa những người đồng giới. Điều ấy bị chống đối trước tiên bởi một sự thật khách quan là không thể nào làm cho sự cộng tác giữa hai người ấy sinh hoa kết quả qua việc thông truyền sự sống theo như kế hoạch đã được Thiên Chúa khắc ghi trong chính cơ cấu của hữu thể con người. Một trở ngại khác là không có những điều kiện để có được sự bổ sung liên vị giữa người nam và người nữ như Tạo Hoá đã muốn cả trên bình diện sinh-thể lý lẫn bình diện vượt trội của tâm lý. Chỉ khi có sự kết hợp giữa hai người khác nhau về giới tính, mỗi cá nhân mới có thể đạt tới tình trạng hoàn hảo nhờ vừa có sự hợp nhất giữa hai người vừa có sự bổ túc về tâm sinh lý giữa hai người ấy”504.
    Phải tôn trọng những người đồng tính luyến ái một cách đầy đủ trong chính nhân phẩm của họ505, và phải khích lệ họ tuân theo kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách quan tâm đặc biệt tới việc thực hành đức khiết tịnh506. Thi hành bổn phận tôn trọng ấy không có nghĩa là bênh vực sự hợp pháp hoá một hành vi không phù hợp với luật luân lý, càng không có nghĩa là bênh vực việc nhìn nhận quyền kết hôn giữa những người đồng giới và coi việc ấy ngang hàng với gia đình507.
    “Nếu đứng trên quan điểm luật pháp, hôn nhân giữa một người nam và một người nữ phải được coi là hình thức duy nhất được phép của hôn nhân, thì trong thực tế, khái niệm về hôn nhân đang bị biến đổi cách triệt để, gây thiệt hại nặng nề cho công ích. Khi đặt những sự kết hợp đồng tính luyến ái ngang hàng về mặt pháp luật với những sự kết hợp trong hôn nhân và gia đình, Nhà Nước đã hành động một cách tuỳ tiện và đi ngược lại các nghĩa vụ của mình”508.


    229. Sự bền vững của hạt nhân gia đình chính là nguồn mang tính quyết định làm cho cuộc sống trong xã hội có chất lượng; bởi đó, cộng đồng dân sự không thể cứ thờ ơ bỏ qua những khuynh hướng làm mất ổn định đang đe doạ tới tận gốc rễ nền tảng xã hội, tức là gia đình. Dù luật pháp có thể khoan dung đối với những hành vi không thể chấp nhận được về mặt luân lý509, nhưng luật pháp không được vì thế mà làm suy yếu sự nhìn nhận lâu nay rằng hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly là hình thức đúng đắn duy nhất của gia đình. Bởi đó, chính quyền cần phải “chống lại các khuynh hướng ấy, là những khuynh hướng đang chia rẽ xã hội và đang làm hại tới phẩm giá, an ninh và hạnh phúc của các công dân, xét như những cá thể; và phải cố gắng làm sao cho công luận không bị lèo lái tới chỗ coi nhẹ tầm quan trọng của định chế hôn nhân và gia đình”510.
    Nhiệm vụ của cộng đồng Kitô giáo và tất cả những ai tha thiết với ích lợi của xã hội là phải tái khẳng định rằng “gia đình không chỉ là một đơn vị pháp lý, xã hội và kinh tế, mà còn là một cộng đồng yêu thương và liên đới, là môi trường duy nhất thích hợp để dạy dỗ và truyền đạt những giá trị văn hoá, đạo đức, xã hội, tâm linh và tôn giáo, một việc rất cần để phát triển và xây dựng hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình và cho xã hội”511.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  37. #24
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default






    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 230 - 239





    b. Gia đình là thánh điện của sự sống


    230.Tình yêu vợ chồng tự bản chất luôn mở ra để đón nhận sự sống512. Phẩm giá của con người – là hữu thể được mời gọi để công bố sự tốt lành và phong phú xuất phát từ Thiên Chúa – được biểu lộ một cách cao cả nhất qua nhiệm vụ sinh sản: “Việc làm cha làm mẹ của con người, tuy về mặt sinh học có giống với việc sinh sản của các sinh vật khác về bản chất, vẫn có một điều gì đó ‘giống’ Thiên Chúa một cách hết sức độc đáo và căn bản, và chính điểm giống này là nền tảng làm cho gia đình trở thành một cộng đồng sự sống nhân loại, một cộng đồng các ngôi vị hợp nhất với nhau trong tình yêu (communio personarum)”513.
    Sinh sản biểu lộ chủ thể tính xã hội của gia đình và khởi động một sức mạnh của tình yêu và liên đới giữa các thế hệ, mà trên đó xã hội được thành lập. Cần khám phá lại giá trị xã hội của phần công ích tiềm ẩn nơi mỗi con người mới. Đứa trẻ nào cũng “trở thành quà tặng cho anh chị em, cha mẹ và toàn thể gia đình của nó. Sự sống của nó trở thành quà tặng cho chính những người đã ban cho nó sự sống, những người không thể nào không cảm nhận nó đang có mặt, đang tham gia vào cuộc sống của họ và đang đóng góp vào công ích của họ, cũng như của cộng đồng gia đình”514.



    231. Gia đình xây dựng trên hôn nhân đúng là thánh điện của sự sống, “là nơi trong đó sự sống - một quà tặng của Thiên Chúa - có thể được tiếp đón và bảo vệ thích đáng khỏi rất nhiều sự tấn công mà sự sống có nguy cơ gặp phải, cũng như có thể được phát triển phù hợp với những gì làm nên sự tăng trưởng nhân bản đích thực”515. Vai trò của gia đình trong việc cổ vũ và xây dựng nền văn hoá sự sống516 chống lại “khả năng hình thành một tình trạng ‘phản văn minh’ có sức phá hoại, như nhiều xu hướng và tình cảnh hiện nay xác nhận”517, là một vai trò mang tính quyết định và không thể thay thế được.
    Vì thế, dựa vào bí tích đã lãnh nhận, các gia đình Kitô giáo có một sứ mạng đặc biệt là làm chứng nhân và làm người loan báo Tin Mừng sự sống. Đây là một sự dấn thân, mà trong xã hội hôm nay, có giá trị như một lời tiên tri đích thực và can đảm. Chính vì lý do đó, “phục vụ Tin Mừng sự sống… có nghĩa là các gia đình, thông qua việc tham gia vào các hiệp hội gia đình, ra sức làm việc thế nào để bảo đảm cho luật lệ và định chế của quốc gia chẳng những không xâm phạm quyền sống, từ khi thụ thai cho tới khi chết cách tự nhiên, mà còn bảo vệ và phát triển quyền sống đó”518.


    232. Gia đình đóng góp vào ích lợi xã hội một cách hết sức đặc biệt qua việc làm cha làm mẹ, như một cách cho phép hai vợ chồng tham gia đặc biệt vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa519. Không được viện cớ trách nhiệm ấy nặng nề để biện minh cho sự khép kín ích kỷ, mà phải dựa vào đó để hướng dẫn các quyết định của vợ chồng quảng đại đón nhận sự sống. “Vợ chồng phải xét tới những điều kiện thể lý, kinh tế, tâm lý và xã hội khi thực hiện việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm, như khi phải quyết định một cách quảng đại nhưng có cân nhắc kỹ lưỡng nên có một gia đình đông con hay không, và khi phải quyết định tránh sinh thêm con trong một thời gian hay thậm chí vĩnh viễn, vì những lý do nghiêm trọng và vẫn tôn trọng luật luân lý”520. Những động cơ hướng dẫn hai vợ chồng thi hành việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm bắt nguồn từ chỗ họ đã nhìn nhận đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Chúa, đối với bản thân, đối với gia đình và xã hội theo đúng thứ tự các giá trị.


    233. Đối với các “phương pháp” giúp thực hành việc sinh sản có trách nhiệm, phương pháp đầu tiên cần phải loại bỏ vì bất hợp pháp về luân lý là triệt sản và phá thai521. Đặc biệt, phá thai là một tội ác đáng ghê tởm và là một sự phá hoại trật tự luân lý một cách đặc biệt nghiêm trọng522; thay vì là quyền lợi, phá thai chính là một hiện tượng đáng buồn góp phần đáng kể vào việc phổ biến não trạng chống lại sự sống, là một sự đe doạ nguy hiểm cho việc chung sống trong xã hội một cách công bằng và dân chủ523.
    Cũng cần loại bỏ những phương pháp ngừa thai dưới nhiều hình thức khác nhau524: việc loại bỏ ấy dựa trên một sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về con người và tính dục của con người525, cũng như tượng trưng cho lời kêu gọi luân lý muốn mọi người bảo vệ sự phát triển chân chính của các dân tộc526. Mặt khác, cũng dựa vào những lý do vừa kể của trật tự nhân học, người ta được phép vận dụng sự tiết dục định kỳ trong thời gian có thể mang thai của người phụ nữ527. Loại bỏ việc ngừa thai và sử dụng các phương pháp tự nhiên để điều hoà sinh sản chính là quyết định xây dựng những quan hệ liên vị giữa hai vợ chồng dựa trên sự tôn trọng và chấp nhận nhau toàn diện, đưa tới những hiệu quả tích cực là tạo ra một trật tự xã hội nhân bản hơn.
    234. Quyết định về thời gian cách quãng giữa các lần sinh con và về số con muốn có là quyền riêng của hai vợ chồng. Đây là một trong những quyền không thể chuyển nhượng, sẽ được thi hành trước mặt Chúa sau khi suy xét đủ về những bổn phận đối với bản thân, đối với con cái đã sinh ra, đối với gia đình và xã hội528. Chính quyền muốn can thiệp trong phạm vi chuyên môn của mình là cung cấp thông tin và đưa ra những biện pháp thích hợp trong lĩnh vực dân số thì phải làm sao cho mọi người và sự tự do của vợ chồng vẫn được tôn trọng đầy đủ. Không bao giờ được phép lấy sự can thiệp ấy thay cho quyết định của hai vợ chồng529. Mọi tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực này càng phải tránh làm điều như vậy.
    Tất cả mọi chương trình trợ giúp kinh tế nhằm tài trợ các chiến dịch triệt sản và ngừa thai, cũng như việc bắt các chương trình trợ giúp kinh tế lệ thuộc các chiến dịch này, cần phải bị lên án về mặt luân lý vì xâm phạm tới phẩm giá của con người và gia đình. Thay vào đó, chúng ta nên tìm lời giải đáp cho những vấn đề liên quan tới sự gia tăng dân số bằng cách vừa tôn trọng luân lý tính dục vừa bảo đảm nền đạo đức xã hội, đẩy mạnh sự công lý và liên đới nhiều hơn nữa, để sự sống luôn có được phẩm giá trong bất cứ hoàn cảnh nào, bắt đầu với những điều kiện kinh tế, xã hội và văn hoá.


    235. Ước muốn làm cha làm mẹ không có nghĩa là được “quyền có con” bằng bất cứ cách nào, vì con cái chưa sinh ra cũng có quyền của mình. Đứa trẻ chưa sinh ra phải được bảo đảm cho có những điều kiện tốt nhất để tồn tại, nhờ sự ổn định của một gia đình được xây dựng trên hôn nhân, nhờ những sự bổ sung của hai người, là cha và mẹ530. Những nghiên cứu được triển khai nhanh chóng và những kỹ thuật được áp dụng trong lĩnh vực sinh sản đã đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và tế nhị, có liên hệ tới xã hội và những chuẩn mực được dùng để điều hành đời sống xã hội của con người.
    Cần nhắc lại rằng đạo đức học không thể chấp nhận mọi kỹ thuật sinh sản – như cung cấp tinh dịch hay trứng, mang thai thế cho người mẹ, thụ tinh nhân tạo với tinh trùng lạ – sử dụng tử cung một người phụ nữ khác hay sử dụng các tế bào sinh dục của những người không phải là vợ chồng đã kết hôn, vì như thế là đã làm hại tới quyền của đứa trẻ phải được sinh ra từ một người cha và một người mẹ, là cha là mẹ của nó xét về mặt sinh học cũng như về mặt pháp luật. Cũng không thể chấp nhận những phương pháp nào đã tách rời hành vi kết hợp vợ chồng khỏi hành vi sinh sản bằng cách sử dụng các kỹthuật trong phòng thí nghiệm như gieo tinh hay thụ tinh nhân tạo đồng nguồn, như thể đứa trẻ sinh ra là kết quả của một hành vi công nghệ hơn là kết quả tự nhiên của một hành vi nhân linh, trong đó hai bên trao thân trọn vẹn và hoàn toàn cho nhau531. Không dùng những hình thức của cái gọi là “sinh sản có hỗ trợ”, thay thế hành vi của vợ chồng, là tôn trọng phẩm giá toàn vẹn của con người, cả nơi cha mẹ lẫn nơi đứa con mà họ dự tính sinh ra532. Mặt khác, những phương pháp nào có mục đích trợ giúp hành vi vợ chồng của hai người hay giúp cho hành vi ấy đạt được kết quả, đều được coi là hợp pháp533.


    236. Một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt về xã hội và văn hoá hiện nay, vì kéo theo nhiều hệ luỵ luân lý nghiêm trọng, chính là nhân bản vô tính. Thuật ngữ này tự nó muốn ám chỉ việc tạo ra một thực thể sinh học hoàn toàn giống với cơ quan đã sinh ra nó, xét về mặt di truyền. Còn trong suy tư và thực hành, thuật ngữ ấy mang nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể kéo theo những tiến trình thực hiện khác nhau tuỳ theo các kỹ thuật được dùng cũng như tuỳ theo những mục tiêu nhắm tới. Đó có thể là việc mô phỏng các tế bào hay một phần ADN trong phòng thí nghiệm. Nhưng hiện nay, người ta hay dùng thuật ngữ ấy để chỉ việc tạo ra các cá thể ở giai đoạn phôi bằng những phương pháp khác với những phương pháp thụ tinh tự nhiên, và bằng cách đó, những sinh vật mới được tạo ra giống y hệt với cá thể gốc mà từ đó chúng được tạo thành, xét về mặt di truyền. Loại nhân bản này có thể nhằm mục đích sinh sản, tức là tạo ra những phôi người, hoặc có thể nhằm mục đích gọi là trị liệu, tức là dùng những phôi ấy để nghiên cứu khoa học hay một cách đặc biệt hơn, để sản sinh ra những tế bào gốc.
    Đứng trên quan điểm đạo đức, mô phỏng đơn thuần các tế bào bình thường hay một phần ADN không đặt ra một vấn đề đạo đức đặc biệt nào. Tuy nhiên, đánh giá của Huấn Quyền Giáo Hội về việc nhân bản vô tính đúng nghĩa lại hoàn toàn khác. Nhân bản như thế là đi ngược lại phẩm giá của việc sinh sản thuộc về con người, vì nó đã diễn ra mà không hề có một hành vi yêu thương nào giữa vợ chồng, mà chỉ là một sự sinh sản phi giới tính và phi tính dục534. Thứ đến, kiểu sinh sản này là một hình thức thống trị hoàn toàn trên cá thể được sinh ra của người đã sinh ra cá thể ấy535. Ngay cả việc nhân bản để tạo ra các phôi, rồi từ đó lấy một số tế bào để trị bệnh, việc làm này cũng không làm nhẹ bớt tính trầm trọng về luân lý của hành vi, vì để có thể lấy những tế bào ấy thì trước tiên phải tạo ra phôi, rồi sau đó tiêu huỷ chúng536.



    237. Các cha mẹ, trong tư cách là những thừa tác viên của sự sống, không bao giờ được quên rằng cần phải chú ý tới chiều hướng thiêng liêng của việc sinh sản hơn bất cứ chiều hướng nào khác: “Vai trò làm cha làm mẹ là một trách nhiệm, về bản chất, nó không đơn thuần là trách nhiệm thể lý mà là trách nhiệm thiêng liêng. Thật vậy, thông qua những thực tại ấy, chúng ta có thể tìm ra gia phả của một con người, một gia phả khởi đầu từ đời đời trong Thiên Chúa và phải đưa người ta trở về với Thiên Chúa”537. Khi tiếp nhận sự sống con người trong toàn bộ các mặt với những chiều hướng thể lý lẫn thiêng liêng như thế là các gia đình đã góp phần vào sự “hiệp thông giữa các thế hệ”, và bằng cách đó đem lại một sự hỗ trợ vừa cần thiết vừa không thể thay thế được để xã hội được phát triển. Chính vì lý do đó, “gia đình có quyền được xã hội hỗ trợ khi sinh con và nuôi con. Những vợ chồng nào có con đông sẽ có quyền được trợ giúp thích đáng và không thể bị phân biệt đối xử”538.


    c. Nhiệm vụ giáo dục

    238. Trong việc giáo dục, gia đình đào tạo con người đạt tới phẩm giá viên mãn, theo tất cả mọi chiều hướng, kể cả chiều hướng xã hội. Thật vậy, gia đình chính là “cộng đồng yêu thương và liên đới, nơi duy nhất thích hợp để dạy dỗ và truyền đạt các giá trị văn hoá, đạo đức, xã hội, tâm linh và tôn giáo, rất cần cho các thành viên của gia đình và xã hội được phát triển và hạnh phúc”539. Khi thi hành sứ mạng giáo dục, gia đình đã đóng góp vào công ích và trở thành ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính xã hội, là điều mà xã hội nào cũng cần540. Trong gia đình, mọi người đều được giúp đỡ để lớn lên trong tự do và trách nhiệm, là những đòi hỏi cần thiết cho bất cứ vai trò nào trong xã hội. Nhờ việc giáo dục, một số giá trị căn bản đã được truyền đạt và tiếp thu541.


    239. Gia đình đóng một vai trò hoàn toàn độc đáo và không thể thay thế được trong việc dạy dỗ con cái542. Tình yêu của cha mẹ – dành để phục vụ con cái bằng cách làm phát sinh ra từ chúng (e-ducere) những điều tốt đẹp nhất – sẽ được biểu lộ trọn vẹn nhất trong việc giáo dục. “Không những là nguồn mạch, tình yêu của cha mẹ còn là nguyên lý làm sinh động, và bởi đó, cũng là chuẩn mực khơi gợi và hướng dẫn mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho các hoạt động ấy thêm phong phú nhờ những giá trị như nhân hậu, kiên trì, tốt bụng, phục vụ, vô vị lợi và hy sinh bản thân, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu”543.
    Quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là quyền lợi và nghĩa vụ “thiết yếu, vì nó liên kết với việc lưu truyền sự sống; đó cũng là quyền lợi và nghĩa vụ nguyên thuỷ và ưu tiên so với vai trò giáo dục của những người khác, vì giữa cha mẹ và con cái có một quan hệ yêu thương độc đáo; đó cũng là quyền hạn và nghĩa vụ không thể thay thế không thể chuyển nhượng, do đó, không thể uỷ thác hoàn toàn cho người khác hay không thể bị người khác chiếm đoạt”544. Cha mẹ có nghĩa vụ và có quyền cung cấp một nền giáo dục tôn giáo và một sự đào tạo luân lý cho con cái mình545, một quyền mà Nhà Nước không thể huỷ bỏ và phải tôn trọng, cũng như phải phát huy. Đây là một quyền ưu tiên mà gia đình không được phép coi thường hay uỷ thác cho người khác.

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  38. #25
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 240 - 249


    c. Nhiệm vụ giáo dục

    240. Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên, nhưng không phải là nhà giáo dục duy nhất, đối với con cái. Bởi đó, cha mẹ có bổn phận thi hành việc giáo dục một cách có trách nhiệm bằng cách cộng tác chặt chẽ và sáng suốt với các cơ quan dân sự và Giáo Hội. “Bản chất cộng đồng của con người – cả về dân sự lẫn Giáo Hội – đòi buộc con người phải làm việc một cách rộng rãi hơn và hài hoà hơn, nhờ cộng tác một cách có tổ chức với các nhân viên giáo dục khác nhau. Tất cả các nhân viên này đều quan trọng, dù mỗi người có thể cũng như cần phải đóng vai trò của mình phù hợp với khả năng chuyên môn và phần đóng góp của mình vào việc giáo dục ấy”546. Cha mẹ có quyền chọn những phương thế đào tạo nào đáp ứng với những xác tín của mình và có quyền tìm kiếm những phương tiện nào giúp mình chu toàn nghĩa vụ của người giáo dục cách tốt nhất, kể cả trong lĩnh vực tâm linh và tôn giáo. Chính quyền có nghĩa vụ bảo đảm cho quyền ấy được thực hiện và bảo đảm cho có những điều kiện cụ thể cần thiết để thực hiện quyền ấy547. Trong bối cảnh ấy, sự cộng tác giữa gia đình và các cơ sở học đường có tầm quan trọng ưu tiên.


    241. Cha mẹ có quyền thành lập và hỗ trợ các cơ sở giáo dục. Chính quyền phải liệu sao cho “các trợ cấp chung được phân phối để các bậc phụ huynh được tự do thực sự mà thi hành quyền này, không phải chịu đựng những gánh nặng bất công. Cha mẹ không cần phải trực tiếp hay gián tiếp gánh chịu những phí tổn phụ thêm, khiến cho quyền tự do ấy không còn hay đã bị giới hạn”548. Từ chối cung cấp sự hỗ trợ kinh tế chung cho những trường không phải là trường công đang cần sự giúp đỡ và đang giúp ích cho xã hội phải được coi là một hành vi bất công. “Mỗi khi Nhà Nước đòi độc quyền về giáo dục là Nhà Nước đã vượt quá quyền hạn của mình và đã vi phạm sự công lý… Nhà Nước không thể không gây bất công khi chỉ đành lòng chấp nhận các trường mệnh danh là trường tư. Những trường ấy cũng phục vụ xã hội và bởi đó cũng có quyền được trợ giúp tài chính”549.


    242. Gia đình có trách nhiệm cung cấp một sự giáo dục toàn diện. Thật vậy, mọi nền giáo dục chân chính “đều nhằm đào tạo con người trong cái nhìn hướng tới mục tiêu cuối cùng của con người và ích lợi của xã hội mà con người thuộc về, cũng như trong các nghĩa vụ mà con người sẽ phải tham gia gánh vác khi trưởng thành”550. Sự giáo dục toàn diện này chỉ được bảo đảm khi con cái – thông qua chứng cớ của đời sống và lời nói – được giáo dục trong đối thoại, gặp gỡ, sinh hoạt xã hội, tình trạng hợp pháp, liên đới và hoà bình, bằng cách vun trồng các đức tính căn bản là công lý và bác ái551.
    Trong việc giáo dục con cái, vai trò của người cha và của người mẹ đều cần thiết như nhau552. Bởi đó, cha mẹ phải làm việc chung với nhau. Họ phải thi hành quyền bính với lòng tôn trọng và sự dịu dàng, nhưng nếu cần thì cũng phải kiên quyết và cứng rắn: phải thi hành quyền bính một cách đáng tin cậy, ổn định và khôn ngoan; phải luôn thi hành quyền bính trong sự lưu tâm đến ích lợi toàn diện của con cái.


    243. Cha mẹ cũng có trách nhiệm đặc biệt trong việc giáo dục giới tính. Một điều quan trọng mang tính nền tảng đối với sự trưởng thành quân bình của con cái là chúng được dạy dỗ một cách trật tự và tuần tự về ý nghĩa của tính dục, cũng như được học để biết quý trọng những giá trị luân lý và nhân bản đi đôi với tính dục. “Vì có sự liên quan mật thiết giữa khía cạnh tính dục với những giá trị đạo đức của con người, nên việc giáo dục phải giúp con cái hiểu biết và tôn trọng các chuẩn mực luân lý, coi đó như những nguồn bảo đảm cần thiết và hết sức giá trị để con người được trưởng thành một cách có trách nhiệm trong tính dục của mình”553. Cha mẹ có bổn phận tìm hiểu các phương pháp được sử dụng để giáo dục giới tính trong các cơ sở giáo dục để chắc chắn rằng đề tài quan trọng và tinh tế ấy được trình bày một cách thích đáng.


    d. Phẩm giá và quyền lợi của con cái

    244. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội không ngừng cho thấy nhu cầu cần phải tôn trọng phẩm giá của con cái. “Trong gia đình, là một cộng đồng các ngôi vị, người ta cần phải quan tâm đặc biệt tới con cái bằng cách phát triển lòng quý mến sâu xa phẩm giá riêng của chúng, tôn trọng và quảng đại lưu tâm đến các quyền lợi của chúng. Đây là điều phải làm đối với mọi đứa con, nhưng nó trở nên cấp bách hơn khi đứa trẻ còn nhỏ và càng cần mọi sự hơn khi chúng đau ốm, buồn khổ hay tật nguyền”554.
    Quyền lợi của con cái phải được luật pháp bảo vệ trong hệ thống luật pháp. Trước hết, giá trị xã hội của con cái cần phải được công khai nhìn nhận trong hết mọi quốc gia: “Không có quốc gia nào trên trái đất, không có hệ thống chính trị nào có thể suy nghĩ về tương lai của mình mà không thông qua hình ảnh của các thế hệ mới này, là thế hệ sẽ thừa kế từ cha mẹ mình di sản phong phú gồm các giá trị, nghĩa vụ và khát vọng của chính quốc gia mà các thế hệ ấy thuộc về, cũng như của toàn thể gia đình nhân loại”555. Quyền đầu tiên của con cái là quyền “được sinh ra trong một gia đình thực sự”556, một quyền không phải luôn luôn được tôn trọng và hiện nay đang bị xâm phạm bằng nhiều cách do đã có sự phát triển trong công nghệ di truyền.


    245. Tình hình của đông đảo trẻ em trên thế giới hiện nay, thật không thoả đáng chút nào, do thiếu những điều kiện thuận lợi để chúng được phát triển toàn diện, dù đã có một công cụ tư pháp quốc tế đặc biệt bảo vệ quyền của các trẻ em557, một công cụ ràng buộc hầu hết mọi thành viên trong cộng đồng quốc tế. Những điều kiện thuận lợi mà trẻ em bị thiếu ấy là những điều kiện có liên quan đến việc thiếu chăm sóc sức khoẻ, lương thực không được cung cấp thoả đáng, có rất ít cơ hội hay hoàn toàn không có cơ hội để tiếp nhận một sự đào tạo trường lớp ở mức tối thiểu, chỗ ở không tương xứng. Ngoài ra, còn có một số vấn đề nghiêm trọng vẫn chưa được giải quyết: buôn bán trẻ em, lao động trẻ em, hiện tượng “trẻ em đường phố”, sử dụng trẻ em vào các cuộc xung đột có vũ trang, tảo hôn, sử dụng trẻ em vào việc kinh doanh phim ảnh khiêu dâm, cũng như đưa trẻ em tham gia các phương tiện truyền thông xã hội hết sức hiện đại và tinh vi. Cần tham gia vào cuộc chiến, ở cấp quốc gia và quốc tế, chống lại việc xâm phạm phẩm giá của các trẻ em, trai lẫn gái, do việc khai thác tính dục, do những người mắc chứng đam mê tính dục với trẻ em và do những bạo động dưới mọi hình thức gây ra cho các thành phần ít có khả năng tự vệ nhất như các trẻ em này558. Đó là những tội ác cần phải được chống trả một cách hữu hiệu bằng những biện pháp đề phòng và những biện pháp trừng phạt thích hợp do các thẩm quyền liên hệ đưa ra.


    IV. GIA ĐÌNH LÀ CHỦ THỂ TÍCH CỰC THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI




    a. Liên đới trong gia đình

    246. Chủ thể tính xã hội của gia đình, xét như một đơn vị duy nhất hay như một số người liên kết thành một nhóm, được biểu lộ qua những hình thức liên đới không những giữa các gia đình với nhau mà cả khi tham gia vào đời sống xã hội và chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ xảy ra khi gia đình được xây dựng trên tình yêu: vì được sinh ra trong tình yêu và lớn lên trong tình yêu, nên các thành viên trong gia đình sẽ thấy sự liên đới là một yếu tố làm nên gia đình và cơ cấu hoá gia đình.
    Đây là một sự liên đới có thể mang hình thức phục vụ và quan tâm tới những người nghèo khổ và túng thiếu, những người mồ côi, tàn tật, ốm đau, cao tuổi, những người sầu não, đang sống trong nghi ngờ, cô đơn hay bị bỏ rơi. Đó là một sự liên đới đưa người ta tới chỗ sẵn sàng đón nhận, bảo trợ, nhận nuôi; liên đới cũng có thể là làm cho các cơ quan và tổ chức quan tâm tới mọi tình cảnh nghèo khổ để họ có thể can thiệp tuỳ theo khả năng của mình.


    247. Thay vì chỉ làm những đối tượng của hoạt động chính trị, gia đình có thể và cần phải trở thành những chủ thể tích cực, hoạt động “sao cho luật lệ và định chế quốc gia không những không xâm phạm mà còn hậu thuẫn và tích cực bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của gia đình. Theo chiều hướng ấy, các gia đình cần phải ngày càng ý thức rằng mình là ‘vai chính’ trong những cái được gọi là ‘chính sách gia đình’ và gánh lấy trách nhiệm biến đổi xã hội”559. Để đạt được mục đích ấy, cần phải thúc đẩy và củng cố các hiệp hội gia đình. “Các gia đình có quyền thành lập các hiệp hội cùng với các gia đình và tổ chức khác, để chu toàn vai trò của gia đình một cách thích hợp và hiệu quả, cũng như để bảo vệ quyền lợi của mình, cổ vũ điều tốt và đại diện cho các lợi ích của gia đình. Trên bình diện kinh tế, xã hội, pháp luật và văn hoá, phải làm sao cho người ta nhìn nhận vai trò đúng đắn của các gia đình và các hiệp hội gia đình trong việc thiết lập và thực hiện các chương trình liên quan đến đời sống gia đình”560.


    b. Gia đình, đời sống kinh tế và lao động

    248. Quan hệ giữa gia đình và đời sống kinh tế là một điều có ý nghĩa đặc biệt. Thật vậy, một đàng, kinh tế (theo nguyên ngữ “oiko-nomia”, nghĩa là quản trị gia đình) được sinh ra từ những việc làm trong gia đình. Từ lâu – và hiện nay ở nhiều nơi vẫn còn – nhà ở vừa là nơi sản xuất vừa là trung tâm của đời sống. Đàng khác, đời sống kinh tế phát triển được là nhờ sáng kiến của con người và được thực hiện theo những vòng tròn đồng tâm, theo những mạng lưới càng ngày càng rộng lớn của sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ, lôi kéo các gia đình tham gia ngày càng nhiều hơn. Bởi đó, gia đình phải được nhìn một cách đúng đắn là tác nhân chính yếu của đời sống kinh tế, tác nhân này làm việc không phải theo xu hướng thị trường mà theo tinh thần chia sẻ và liên đới giữa các thế hệ.


    249. Gia đình và lao động được liên kết với nhau bằng một mối quan hệ hết sức đặc biệt. “Gia đình là một trong những điểm quy chiếu quan trọng nhất để làm nên trật tự xã hội và đạo đức cho lao động con người”561. Quan hệ này bắt nguồn từ mối quan hệ đã có giữa con người với quyền được hưởng thành quả lao động của mình, và có liên hệ không chỉ với con người xét như một cá thể đơn lẻ mà còn như một thành viên trong gia đình, được hiểu như một “xã hội tại gia562.
    Lao động vẫn là điều thiết yếu bao lâu nó còn là điều kiện để người ta có thể xây dựng một gia đình, vì các phương tiện nuôi sống gia đình có được là nhờ lao động. Lao động cũng là điều kiện cho quá trình phát triển bản thân, vì một gia đình bị thất nghiệp sẽ có nguy cơ không hoàn thành được mục tiêu của mình563.
    Sự đóng góp mà gia đình có thể đem lại cho thực tế lao động thật đáng giá, và trong nhiều trường hợp, là điều không thể thay thế được. Sự đóng góp ấy có thể được thấy qua những chỉ số của nền kinh tế, cũng như qua sự liên đới phong phú mà gia đình có được, thường là sự hỗ trợ rất lớn cho những người trong gia đình không có việc làm hay đang kiếm việc làm. Trên hết và còn căn bản hơn nữa, gia đình đóng góp vào đời sống kinh tế bằng cách dạy cho mọi người trong gia đình biết ý nghĩa của lao động, cũng như bằng cách chỉ dẫn và hỗ trợ cho mọi người trong gia đình có những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  39. #26
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default





    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 250 - 259



    b. Gia đình, đời sống kinh tế và lao động


    250. Để bảo vệ quan hệ giữa gia đình và lao động, cần phải trân trọng và bênh vực một điều, đó là tiền lương gia đình, tiền lương đủ nuôi sống gia đình và cho phép gia đình sống xứng đáng564. Tiền lương ấy cũng cho phép gia đình tiết kiệm hầu sau này có thể mua sắm được một tài sản nào đó như một vật bảo đảm sự tự do của mình. Quyền có tài sản là quyền gắn bó mật thiết với sự sống còn của gia đình, nhờ đó gia đình có thể thoát khỏi sự túng thiếu, bằng cách biết tiết kiệm và xây dựng được một tài sản cho gia đình565. Có thể có nhiều phương cách khác nhau để làm cho tiền lương gia đình trở thành một thực tế cụ thể. Những sự tài trợ xã hội dưới nhiều hình thức sẽ giúp thực hiện điều ấy, chẳng hạn các tiền trợ cấp gia đình và những đóng góp khác cho những thành phần còn phải lệ thuộc gia đình, cũng như tiền lương trả cho việc nội trợ do cha hoặc mẹ đảm đương566.



    251. Trong mối tương quan giữa gia đình và lao động, cần chú ý đặc biệt tới vấn đề lao động của phụ nữ trong gia đình, hay nói tổng quát hơn, cần chú ý tới việc công nhận loại lao động được gọi là “nội trợ”, hiện nay cũng đang là trách nhiệm của những người nam với tư cách làm chồng và làm cha trong gia đình. Lao động nội trợ, bắt đầu là việc của người mẹ, chính xác vì đó là một sự phục vụ tận tuỵ nhằm làm cho cuộc sống có chất lượng, là một kiểu lao động mang tính hết sức cá nhân và có sức nhân bản hoá, và nó cần phải được xã hội công nhận và đánh giá cao567, cũng bằng cách đền bù về mặt kinh tế như các loại hình lao động khác568. Đồng thời, cần phải quan tâm loại bỏ mọi trở ngại khiến cho vợ chồng không thể đưa ra những quyết định tự do liên quan đến trách nhiệm sinh sản của họ, và đặc biệt, những quyết định không cho phép người phụ nữ thực hiện đầy đủ vai trò làm mẹ569.


    V. XÃ HỘI PHỤC VỤ GIA ĐÌNH


    252. Muốn có mối tương quan đúng đắn và mang tính xây dựng giữa gia đình và xã hội, cần phải bắt đầu từ việc nhìn nhận chủ thể tính và thế ưu tiên của gia đình trong xã hội. Mối thân tình ấy đòi “xã hội không bao giờ được bê trễ nhiệm vụ căn bản là tôn trọng và hỗ trợ các gia đình”570. Xã hội, nhất là các tổ chức quốc gia, muốn tôn trọng thế ưu tiên và thế “thượng phong” của gia đình, cần phải bảo đảm và phát huy bản sắc đích thực của đời sống gia đình, đồng thời phải tránh và chống lại tất cả những gì có thể làm biến chất hay phương hại tới gia đình. Muốn thế, cần có những hoạt động chính trị và pháp luật để bảo vệ các giá trị gia đình, từ việc cổ vũ sự thân mật và hài hoà trong chính gia đình cho đến việc tôn trọng các thai nhi, cũng như quyền tự do lựa chọn cách giáo dục con cái. Vì thế, cả xã hội lẫn Nhà Nước đều không được lấy đi, thay thế hay rút gọn chiều hướng xã hội của gia đình, mà phải tôn trọng, nhìn nhận và phát huy chiều hướng ấy theo đúng nguyên tắc bổ trợ571.


    253. Sự phục vụ mà xã hội dành cho gia đình sẽ trở nên cụ thể khi xã hội nhìn nhận, tôn trọng và phát huy các quyền lợi của gia đình572. Nói thế có nghĩa là xã hội phải đưa ra các chính sách gia đình vừa hữu hiệu vừa chân chính, với những sự can thiệp khả dĩ đáp ứng các nhu cầu nảy sinh từ quyền lợi của gia đình. Theo chiều hướng đó, có một đòi hỏi vừa thiết yếu vừa hết sức cần thiết là: phải công nhận – kèm theo đó là phải bảo vệ, trân trọng và phát huy – bản sắc của gia đình là xã hội tự nhiên được xây dựng trên hôn nhân. Sự công nhận ấy là một cách cho thấy có một sự phân biệt rạch ròi giữa gia đình, được hiểu một cách đúng đắn, với tất cả những hình thức sống chung khác mà theo bản chất không xứng đáng gọi là gia đình và không xứng đáng hưởng danh nghĩa cũng như quy chế của gia đình.


    254. Sự nhìn nhận của xã hội dân sự và của Nhà Nước về vị thế ưu tiên của gia đình so với mọi cộng đồng khác, kể cả thực tại quốc gia, chính là một cách vượt qua những quan niệm cá nhân chủ nghĩa thuần tuý, và là một cách chấp nhận chiều hướng gia đình như là viễn tượng văn hoá và chính trị cần thiết trong việc quan tâm đến các ngôi vị. Điều này không được đề nghị như một sự lựa chọn, mà như một sự hậu thuẫn và bênh vực các quyền lợi của con người, xét như những cá thể. Nhờ viễn tượng này, chúng ta có thể đưa ra những tiêu chuẩn quy phạm để tìm kiếm những giải pháp đúng đắn cho các vấn đề xã hội, vì không được coi con người chỉ như những cá thể mà còn phải nhìn con người trong tương quan với hạt nhân gia đình mà họ thuộc về, với những giá trị và nhu cầu đặc biệt cần phải cứu xét hợp tình hợp lý.

    CHƯƠNG SÁU
    LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
    I. NHỮNG KHÍA CẠNH THÁNH KINH
    a. Bổn phận canh tác và chăm sóc trái đất

    255. Cựu Ước giới thiệu Thiên Chúa như Đấng Tạo Hoá toàn năng (x. St 2,2; G 38-41; Tv 104; Tv 147), đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và kêu mời con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đặt con người vào trong đó (x. St 2,15). Thiên Chúa giao cho cặp vợ chồng đầu tiên nhiệm vụ khuất phục trái đất và thống trị mọi sinh vật (x. St 1,28). Tuy nhiên, sự thống trị của con người trên các sinh vật khác không phải là sự thống trị độc đoán hay bừa bãi; ngược lại, con người phải “canh tác và chăm sóc” (St 2,15) của cải do Thiên Chúa tạo dựng. Những của cải này không do con người làm ra, nhưng con người đã lãnh nhận chúng như những tặng phẩm quý giá mà Tạo Hoá đã trao cho con người đảm trách. Canh tác đất đai là không bỏ mặc đất đai; thống trị mặt đất có nghĩa là chăm sóc nó, như một vị vua khôn ngoan chăm sóc thần dân của mình hay như một mục tử chăn dắt đàn chiên của mình.
    Theo kế hoạch của Đấng Tạo Hoá, các thực tại được tạo dựng, tự chúng vốn tốt, là để cho con người sử dụng. Ngạc nhiên trước mầu nhiệm về sự cao cả của con người, tác giả Thánh Vịnh đã thốt lên: “Con người là gì mà Chúa cần nhớ đến? Phàm nhân là gì mà Chúa phải quan tâm? So với thần linh, Chúa chẳng để con người kém thua là mấy. Đem vinh dự, huy hoàng làm mũ triều thiên. Cho thống trị mọi công trình Chúa đã dựng nên; đặt muôn loài muôn sự dưới chân con người” (Tv 8,5-7).


    256. Lao động là một phần trong tình trạng nguyên thuỷ của con người và đã có trước khi con người phạm tội; bởi đó, lao động không phải là một hình phạt hay là một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc vì tội của Ađam và Eva, khi họ phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8). Lệnh cấm “ăn trái cây biết lành biết dữ” (St 2,17) nhắc con người nhớ rằng mọi sự con người có đều là ân huệ Chúa tự nguyện ban cho, thế nên con người vẫn chỉ là thụ tạo chứ không phải là Tạo Hoá. Ađam và Eva phạm tội chính là do cám dỗ này: “Ngươi sẽ trở thành Chúa” (St 3,5). Họ muốn thống trị tuyệt đối trên mọi sự mà không phải phục tùng ý muốn của Tạo Hoá. Kể từ lúc đó, đất đai trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, thù nghịch một cách tệ hại (x. St 4,12); chỉ khi nào đổ mồ hôi trán, con người mới gặt hái được kết quả (x. St 3,17.19). Tuy nhiên, dù tổ tiên chúng ta có phạm tội đi nữa, kế hoạch của Tạo Hoá, ý nghĩa của các thụ tạo – trong đó có con người, được kêu gọi canh tác và chăm sóc tạo vật – vẫn không thay đổi.


    257. Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại của cải hay ít ra là nguồn đem lại những điều kiện để con người có được một cuộc sống tươm tất, và trên nguyên tắc, đó là một công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói (x. Cn 10,4). Tuy nhiên, con người không được sa vào cám dỗ biến lao động thành một ngẫu tượng, vì ý nghĩa cuối cùng và dứt khoát của cuộc sống không nằm trong lao động. Lao động là cần thiết, nhưng chính Thiên Chúa – chứ không phải lao động – mới là nguồn gốc của sự sống và là mục tiêu cuối cùng của con người. Thật ra, nguyên tắc khôn ngoan ẩn đằng sau chân lý này là lòng kính sợ Chúa. Đòi hỏi của công lý – xuất phát từ lòng kính sợ Chúa – chính là yêu cầu phải được đặt trước việc quan tâm tới lợi nhuận: “Thà có ít mà kính sợ Chúa hơn là có gia tài kếch sù mà phải lo âu sợ hãi” (Cn 15,16). “Thà lời ít mà ngay thẳng hơn là lời nhiều mà bất công” (Cn 16,8).


    258. Đỉnh cao của giáo huấn Thánh Kinh về lao động là mệnh lệnh phải nghỉ ngơi ngày Sabat (Sabbath). Con người bị buộc phải lao động, nhưng sự nghỉ ngơi này mở ra cho con người niềm hy vọng được tự do đầy đủ hơn, tự do trong ngày Sabat vĩnh viễn (x. Dt 4,9-10). Nghỉ ngơi giúp con người nhớ lại và cảm nghiệm lại kỳ công của Thiên Chúa, từ Tạo dựng đến Cứu chuộc, đồng thời nhận ra chính mình cũng là công trình của Thiên Chúa (x. Ep 2,10) để cảm tạ Ngài – tác giả đã sinh ra mình – về cuộc sống và về sự tồn tại của mình.
    Việc nhớ tới và cảm nghiệm lại ngày Sabat tạo nên một hàng rào giúp con người không trở thành nô lệ cho lao động, dù là nô lệ tự nguyện hay bị cưỡng bức, cũng như không bị bóc lột, dù là bóc lột kín đáo hay công khai. Thật vậy, việc nghỉ ngơi ngày Sabat không những giúp con người có thể tham gia thờ phượng Chúa, mà còn để bênh vực người nghèo. Nó cũng có công dụng giải thoát con người để khỏi làm cho lao động xuống cấp, phản lại xã hội. Nghỉ ngơi ngày Sabat có thể kéo dài tới cả năm; làm như thế là để chúng ta bỏ lại hoa màu trái đất cho người nghèo hưởng dùng và đình lại quyền sở hữu của các chủ đất: “Trong sáu năm ngươi sẽ gieo trồng và thu hoạch; nhưng năm thứ bảy ngươi sẽ cho đất nghỉ ngơi để người nghèo có thể kiếm ăn, cũng như để thú rừng có cái mà ăn. Ngươi cũng sẽ làm như thế đối với vườn nho và vườn ôliu của ngươi” (Xh 23,10-11). Tập quán này đáp ứng một trực giác sâu xa là: của cải tập trung về tay một số người đôi khi có thể làm người khác bị tước đoạt của cải.


    b. Đức Giêsu, con người lao động

    259. Trong giáo huấn của mình, Đức Giêsu dạy chúng ta cần phải trân trọng lao động. Bản thân Người, “sau khi trở nên giống chúng ta trong mọi sự, đã dành phần lớn năm tháng sống trên đời này để lao động tay chân trên bàn thợ mộc”573 tại xưởng thợ của thánh Giuse (x. Mt 13,55; Mc 6,3), và vâng lời ngài (x. Lc 2,51). Đức Giêsu lên án thái độ của người đầy tớ vô dụng đem chôn tiền bạc (x. Mt 25,14-30) và ca ngợi người đầy tớ trung thành và khôn ngoan mà chủ gặp thấy đang chăm chỉ làm công việc chủ giao (x. Mt 24,46). Người cũng mô tả sứ mạng của mình như một công việc: “Cha Tôi vẫn đang làm việc, và Tôi cũng đang làm việc” (Ga 5,17); còn các môn đệ của Người được ví như những người thợ đang trong mùa gặt của Chúa, tức là đang trong công cuộc Phúc Âm hoá nhân loại (x. Mt 9,37-38). Người ta cũng áp dụng nguyên tắc chung “thợ đáng được hưởng lương” (Lc 10,7) cho những người lao động này. Họ sẽ được phép ở lại những nhà nào đón tiếp họ, được phép ăn uống những gì người ta dọn cho (x. Lc 10,7).
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  40. #27
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 260 - 269

    b. Đức Giêsu, con người lao động



    260. Trong giáo huấn của mình, Đức Giêsu còn dạy con người không được nô lệ cho lao động. Trên hết, con người phải quan tâm tới linh hồn mình; giành được cả thế giới không phải là mục đích của cuộc đời con người (x. Mc 8,36). Thật vậy, mọi kho tàng trên đời này đều sẽ tiêu tan, còn kho tàng trên trời thì không thể nào bị hư hỏng. Loài người nên đặt hết tâm hồn mình vào những kho tàng trên trời ấy (x. Mt 6,19-21). Vì thế, không được biến lao động thành nguồn sinh ra mọi lo lắng (x. Mt 6,25.31.34). Đã lo lắng và hoang mang về nhiều sự thì sẽ có nguy cơ bê trễ Nước Chúa và sự công chính của Ngài (x. Mt 6,33), là điều rất cần thiết cho con người. Mọi sự khác, kể cả lao động, chỉ tìm được vị trí, ý nghĩa và giá trị đúng đắn của chúng khi được quy hướng về điều duy nhất cần thiết và không bao giờ bị ai lấy mất ấy (x. Lc 10,40-42).


    261. Trong suốt thời gian thi hành tác vụ trên trần gian, Đức Giêsu đã làm việc không biết mệt, thực hiện được nhiều việc lớn lao để giải thoát con người khỏi bệnh tật, đau khổ và chết chóc. Ngày Sabat – Cựu Ước đặt ra ngày ấy làm ngày giải phóng, mà nếu chỉ tuân giữ cách hình thức, sẽ đánh mất đi ý nghĩa đích thực ấy – đã được Đức Giêsu xác định lại trong ý nghĩa nguyên thuỷ của nó: “Ngày Sabat được lập ra cho con người, chứ con người không được dựng nên cho ngày Sabat” (Mc 2,27). Khi chữa bệnh cho con người trong ngày nghỉ ấy (x. Mt 12,9-14; Mc 3,1-6; Lc 6,6-11; 13, 10-17; 14,1-6), Đức Giêsu muốn chứng tỏ rằng ngày Sabat là ngày của Người, vì Người đúng là Con Thiên Chúa; đó chính là ngày để con người tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân. Giải thoát con người khỏi điều xấu, sống huynh đệ và chia sẻ: tất cả những việc làm ấy đã làm cho lao động đạt được ý nghĩa cao quý nhất của nó là giúp con người lên đường tiến về ngày Sabat vĩnh cửu, tức là lúc thay vì nghỉ ngơi người ta sẽ tưng bừng cử hành lễ hội, một điều mà trong thâm tâm ai cũng khao khát. Chính khi hướng nhân loại tới chỗ trải nghiệm ngày Sabat của Chúa và trải nghiệm tình bằng hữu trong cuộc sống, lao động trở thành sự khai mở một công trình tạo dựng mới trên trần gian.


    262. Hoạt động của con người nhằm nâng cao và biến đổi vũ trụ có thể và cần phải làm phát huy những điều hoàn hảo, vốn là những điều xuất phát và được khuôn đúc theo Ngôi Lời hằng hữu. Thật vậy, các bút tích của thánh Phaolô và thánh Gioan đã cho thấy chiều hướng Ba Ngôi của công cuộc sáng tạo, nhất là mối liên hệ giữa Ngôi Con hay Ngôi Lời (Logos) và công cuộc sáng tạo (x. Ga 1,3; 1 Cr 8,6; Cl 1,15-17). Được tạo dựng trong Người, qua Người, được cứu chuộc bởi Người, vũ trụ không phải là một sự tập hợp ngẫu nhiên mà là một “trật tự” (cosmos)574. Con người có nhiệm vụ khám phá ra trật tự trong vũ trụ ấy, quan tâm tới trật tự ấy và làm cho trật tự ấy được hoàn bị: “Trong Đức Giêsu Kitô, thế giới hữu hình mà Thiên Chúa tạo dựng cho con người – thế giới “đã trở nên hư ảo” từ khi tội lỗi xâm nhập (Rm 8,20; x. ibid. 8,19-22) – nay đã khôi phục lại mối liên hệ ban đầu của nó với nguồn cội Khôn Ngoan và Tình Yêu là Thiên Chúa”575. Bằng cách đó – tức là làm sáng tỏ ngày càng nhiều hơn “những kho tàng phong phú khôn lường của Đức Kitô” (Ep 3,8) trong thụ tạo – lao động của con người trở thành một sự phục vụ nhằm tôn vinh sự cao cả của Thiên Chúa.


    263. Lao động diễn tả một chiều hướng căn bản của cuộc sống con người, như một sự tham gia không những vào hành vi sáng tạo mà còn vào hành vi cứu chuộc nữa. Những ai chịu đựng những khó khăn vất vả của lao động bằng cách kết hợp với Đức Giêsu là gần như đã cộng tác với Con Thiên Chúa trong công cuộc cứu chuộc của Người, và chứng tỏ mình là môn đệ Đức Kitô đang mang Thánh giá mỗi ngày trong những hoạt động mà Chúa mời gọi mình thi hành. Nhìn trong viễn tượng ấy, có thể coi lao động là một phương thế thánh hoá và như một cách làm cho các thực tại trần thế sống động lên nhờ Thánh Thần của Đức Kitô576. Hiểu như thế, lao động là một cách biểu hiện nhân tính sung mãn của con người, trong điều kiện lịch sử và trong chiều hướng cánh chung của con người. Hành động tự do và có trách nhiệm của con người cho thấy mối quan hệ sâu xa của con người với Đấng Tạo Hoá và với quyền năng sáng tạo của Ngài. Đồng thời, đó là một sự hỗ trợ hằng ngày dành cho con người trong lúc phải chiến đấu chống lại sự biến dạng do tội lỗi gây ra, kể cả khi phải đổ mồ hôi trán con người mới có được cái ăn.


    c. Bổn phận lao động

    264. Nhận thức rằng “bộ mặt thế gian này đang qua đi” (1 Cr 7,31) không phải là lý do cho phép con người được miễn trừ khỏi tham gia vào thế giới, và tệ hơn nữa, khỏi tham gia lao động (x. 2 Ts 3,7-15), vì đó là một phần không thể tách rời khỏi thân phận con người, dù không phải là mục đích duy nhất của cuộc đời. Dựa vào sự kiện con người nằm trong một cộng đồng huynh đệ hợp nhất, không có người Kitô hữu nào được cho rằng mình có quyền không lao động và sống dựa vào người khác (x. 2 Ts 3,6-12). Đúng hơn, tông đồ Phaolô đã đích thân trang trải mọi sự để minh chứng lao động bằng chính đôi tay mình là một vinh dự, để mình “không phải lệ thuộc ai” (1 Ts 4,12) và để mình có thể thực thi tình liên đới, cả về vật chất, bằng cách chia sẻ những thành quả lao động của mình với “những người túng thiếu” (Ep 4,28). Thánh Giacôbê đã bênh vực quyền lợi bị chà đạp của các người lao động: “Các người đã gian lận mà giữ lại tiền lương của những thợ đi cắt lúa trong ruộng của các người. Kìa, tiền lương ấy đang kêu lên oán trách các người, và tiếng kêu của những thợ gặt ấy đã thấu đến tai Chúa các đạo binh” (Gc 5,4). Các tín hữu phải đảm đương công việc của mình theo cung cách của Đức Kitô và biến nó thành cơ hội để làm chứng về Đức Kitô, khiến “những người ngoài phải tỏ lòng kính trọng” (1 Ts 4,12).


    265. Các Giáo phụ không coi lao động là một “việc nô dịch” (opus servile) – cho dù văn hoá thời các ngài đã hiểu như thế – nhưng luôn coi đó là một “việc của con người” (opus humanum), và các ngài có khuynh hướng tôn trọng mọi hình thức khác nhau của lao động. Qua lao động, con người cùng với Thiên Chúa cai quản thế giới; cùng với Thiên Chúa làm chủ thế giới và thực hiện những điều tốt đẹp cho mình và cho người khác. Nhàn rỗi thì có hại cho bản thân con người, còn hoạt động sẽ giúp ích cho linh hồn và thân xác con người577. Các Kitô hữu được mời gọi hãy làm việc không những để lo cho mình có cơm ăn áo mặc, mà còn để tiếp đón những láng giềng nghèo đói, mà mình đã được Chúa yêu cầu phải cho ăn, cho uống, cho mặc, tiếp rước, chăm sóc và thăm viếng578 (x. Mt 25,35-36). Theo thánh Ambrosiô, mỗi người lao động là bàn tay nối dài của Đức Kitô để tiếp tục tạo dựng và làm điều thiện579.


    266. Nhờ lao động và sự siêng năng của mình, con người – đã được chia sẻ sự khéo léo và khôn ngoan của Thiên Chúa – sẽ làm cho thụ tạo, làm cho vũ trụ đã được Chúa Cha sắp xếp trở nên tốt đẹp hơn580. Con người sẽ huy động những năng lực của xã hội và cộng đồng để làm gia tăng công ích581, và trên hết, để sinh ích lợi cho những người nghèo túng nhất. Lao động của con người, hướng tới bác ái như hướng tới mục tiêu cuối cùng của mình, trở thành cơ hội cho con người chiêm ngưỡng, trở thành lời cầu nguyện sốt sắng, luôn tỉnh thức đón chờ và hy vọng vào một ngày không bao giờ tàn. “Trong cái nhìn cao cả ấy, lao động – vừa là hình phạt vừa là phần thưởng cho hoạt động của con người – kéo theo một mối quan hệ khác, có tính tôn giáo tự căn bản, đã từng được diễn đạt cách khéo léo trong châm ngôn dòng Biển Đức: cầu nguyện và lao động(ora et labora). Chính sự kiện mang tính tôn giáo ấy đã làm cho lao động của con người có một nét vui tươi và cứu độ. Nối kết lao động với tôn giáo như thế là phản ánh một sự liên kết tuy mầu nhiệm nhưng rất thật, liên kết giữa hoạt động của con người và hoạt động quan phòng của Thiên Chúa”582.


    II. GIÁ TRỊ TIÊN TRI CỦA THÔNG ĐIỆP RERUM NOVARUM


    267. Lịch sử được đánh dấu không những bởi sự thay đổi sâu xa trong lao động cũng như những thành quả đáng phấn khởi của lao động, mà còn bởi tình trạng rất nhiều người lao động bị bóc lột và phẩm giá của họ bị xúc phạm. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã đặt ra cho Giáo Hội một thách đố hết sức nghiêm trọng, mà huấn quyền xã hội của Giáo Hội phải đáp ứng một cách mạnh mẽ và có tính tiên tri, luôn luôn khẳng định những nguyên tắc ngàn đời hữu hiệu để hậu thuẫn những người lao động và bênh vực quyền lợi của họ.
    Qua bao nhiêu thế kỷ, thông điệp của Giáo Hội đã được gửi tới cho các xã hội nông nghiệp, là những xã hội thường hoạt động theo những chu kỳ vòng tròn đều đặn. Nhưng nay Tin Mừng cần phải được rao giảng và thi hành trong một “thánh địa” (areopagus) mới, giữa sự hỗn độn của những biến cố xã hội trong một xã hội ngày càng năng động hơn, kể cả những hiện tượng mới hết sức phức tạp do những thay đổi ngoài sức tưởng tượng mà tình trạng cơ giới hoá đem đến. Tuy nhiên, mối quan tâm mục vụ của Giáo Hội vẫn tập trung vào vấn đề ngày càng cấp thiết, đó là vấn đề người lao động, tức là vấn đề người lao động bị bóc lột do việc lao động được tổ chức lại trong công nghiệp theo hướng chủ nghĩa tư bản, và vấn đề – không kém nghiêm trọng – dùng ý thức hệ để lèo lái – theo hướng chủ nghĩa xã hội cực quyền – những yêu sách chính đáng do thế giới lao động đưa ra. Những suy tư và cảnh giác trong Thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã được đưa ra trong hoàn cảnh lịch sử này.


    268. Thông điệp Rerum Novarum trên hết là sự chân thành bênh vực phẩm giá bất khả nhượng của người lao động, đi kèm với một quyền hết sức quan trọng là quyền tư hữu, với nguyên tắc cộng tác giữa các giai cấp lao động, các quyền của người nghèo nàn và yếu kém, các bổn phận của thợ và chủ, cùng với quyền thành lập hiệp hội.
    Hướng đi của các tư tưởng trình bày trong thông điệp ấy là hướng đi nhằm tăng cường sự cam kết của Giáo Hội muốn làm cho đời sống xã hội của người Kitô hữu có thêm sinh lực, được biểu lộ qua việc khai sinh và củng cố nhiều sáng kiến có ảnh hưởng lớn trên đời sống dân sự, như các tập thể và các trung tâm nghiên cứu xã hội, các hiệp hội, các tổ chức công nhân, các công đoàn, các hợp tác xã, các ngân hàng nông thôn, các tập thể bảo hiểm và các tổ chức hỗ trợ. Tất cả các sáng kiến ấy đã tạo đà lớn cho việc thiết lập một nền pháp chế về lao động để bảo vệ người lao động, nhất là trẻ em và phụ nữ; choviệc huấn luyện người lao động, cải thiện lương bổng và làm trong sạch môi trường lao động.


    269. Từ Thông điệp Rerum Novarum ấy, Giáo Hội đã không bao giờ ngừng xem xét các vấn đề của người lao động trong khuôn khổ là một vấn đề xã hội ngày càng mang những chiều hướng toàn cầu583. Thông điệp Laborem Exercens còn đẩy xa hơn nữa nhãn quan nhân vị độc đáo của các văn kiện xã hội đã có trước, cho thấy người ta có nhu cầu muốn hiểu sâu xa hơn ý nghĩa của lao động và những nhiệm vụ đi đôi với lao động. Thông điệp mổ xẻ những điều này vì biết rằng “lúc nào cũng có những thắc mắc và những vấn đề mới, lúc nào cũng có những triển vọng mới, nhưng lúc nào cũng có những lo sợ và đe doạ mới, đi đôi với chiều hướng căn bản sau đây của cuộc sống con người: cuộc sống con người được xây dựng mỗi ngày từ lao động, rồi từ lao động, cuộc sống ấy có được phẩm giá đặc biệt, nhưng lao động cũng đồng thời bao hàm sự vất vả và đau khổ không ngừng, bao hàm cả những tổn thất và bất công, đã ăn sâu vào đời sống xã hội trong phạm vi mỗi quốc gia và trên cấp độ toàn cầu”584. Thật vậy, lao động là “chìa khoá căn bản”585 cho toàn bộ vấn đề xã hội và là điều kiện không những để phát triển kinh tế mà còn để phát triển con người, xã hội và toàn thể nhân loại về văn hoá và luân lý.

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  41. #28
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    [IMG]http://api.ning.com/files/n7ZUxQJY0Yvc97VzRu8mxBsqXonJ4tOL15sijdgXL8ymYX09fRQobu3h8pA1JyVnSx6GOrkKc-QSVz*zRAjACJxr1470pUVd/YutakaKitamura05.gif[/IMG]




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 270 - 279

    III. PHẨM GIÁ CỦA LAO ĐỘNG
    a. Những khía cạnh chủ quan và khách quan của lao động

    270. Lao động của con người có hai ý nghĩa: khách quan và chủ quan. Theo nghĩa khách quan, lao động là tổng hợp những hoạt động, những tài nguyên, những phương tiện và công nghệ mà con người dùng để sản xuất ra sự vật, để thi hành quyền thống trị của mình trên trái đất, nói theo sách Sáng Thế. Theo nghĩa chủ quan, lao động là hoạt động của con người trong tư cách là một hữu thể năng động có khả năng làm nhiều việc trong tiến trình lao động, phù hợp với ơn gọi riêng của mình: “Con người phải khuất phục trái đất và thống trị nó, vì trong tư cách là ‘hình ảnh của Thiên Chúa’, con người là một ngôi vị, nghĩa là một chủ thể có khả năng hành động một cách có lý trí và có kế hoạch, có khả năng quyết định về bản thân mình và luôn tìm cách thực hiện bản thân mình. Vì thế, trong tư cách là một ngôi vị, con người là chủ thể của lao động”586.
    Lao động theo nghĩa khách quan chính là khía cạnh hay thay đổi của hoạt động con người, vốn được biểu lộ dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo sự thay đổi của những điều kiện công nghệ, văn hoá, xã hội và chính trị. Còn lao động theo nghĩa chủ quan là khía cạnh bền vững của lao động, vì nó không tuỳ thuộc cái người ta sản xuất ra hay loại hoạt động người ta đang tiến hành, mà chỉ lệ thuộc phẩm giá của những con người. Sự phân biệt này rất quan trọng, vừa giúp chúng ta hiểu giá trị và phẩm giá của lao động dựa trên nền tảng cuối cùng nào, vừa giúp chúng ta nhận thức những khó khăn khi tổ chức các hệ thống kinh tế và xã hội biết tôn trọng các quyền của con người.


    271. Khía cạnh chủ quan của lao động này đã làm cho lao động có được một phẩm giá đặc biệt, khiến chúng ta không được phép coi lao động chỉ là một hàng hoá không hơn không kém hay chỉ là một yếu tố phi ngôi vị trong guồng máy sản xuất. Tách biệt khỏi giá trị khách quan nhiều hay ít của lao động, lao động vẫn là một sự biểu hiện căn bản của một con người, nó chính là một “hành vi của con người” (actus personae). Bất cứ chủ nghĩa duy vật hay lập trường kinh tế nào đòi giản lược người lao động thành một dụng cụ sản xuất, một lực lượng lao độngkhông hơn không kém, chỉ có giá trị vật chất mà thôi, chắc chắn sẽ đi tới chỗ bóp méo bản chất của lao động và làm lao động mất đi cứu cánh nhân bản then chốt và cao cả nhất của nó. Con người mới chính là thước đo phẩm giá của lao động: “Thật vậy, chắc chắn lao động con người có giá trị đạo đức riêng của nó, và giá trị này rõ ràng và trực tiếp có được là do người thi hành lao động ấy là một ngôi vị”587.
    Thế nên, phải đặt khía cạnh chủ quan ưu tiên hơn khía cạnh khách quan của lao động, vì đó là khía cạnh của chính con người đang tham gia lao động, con người đang quyết định phẩm chất và giá trị cuối cùng của lao động. Nếu không nhận thức điều này hay nếu quyết định không nhìn nhận sự thật này, lao động con người sẽ mất hết ý nghĩa chân thật và sâu xa nhất của nó. Đó là những trường hợp – rất tiếc lại là những trường hợp rất phổ biến và rất thường gặp – người ta coi việc lao động và công nghệ lao động quan trọng hơn chính con người, đồng thời biến chúng thành kẻ thù đối với phẩm giá con người.


    272. Lao động không chỉ phát xuất từ con người, mà còn chủ yếu hướng tới con người, lấy con người làm mục tiêu cuối cùng của mình. Dù nội dung khách quan của lao động có thế nào, lao động cũng phải hướng tới chủ thể thực hiện lao động, vì mục tiêu của lao động, bất kể là lao động gì, cũng luôn luôn là con người. Dù không thể không biết những yếu tố khách quan làm nên lao động có liên quan đến phẩm chất của lao động, nhưng những yếu tố khách quan ấy phải lệ thuộc vào việc con người thực hiện chính bản thân mình, tức là tuỳ thuộc khía cạnh chủ quan của lao động, nhờ đó chúng ta có thể khẳng định lao động là để cho con người, chứ không phải con người để cho lao động. “Con người luôn luôn là mục tiêu của lao động, bất kể đó là lao động nào do con người thực hiện – dù theo bậc thang giá trị phổ thông, có thứ lao động gần với nghĩa “nô dịch” nhất, có thứ lao động vô cùng tẻ nhạt, và cả thứ lao động làm tha hoá con người”588.


    273. Lao động của con người cũng có một chiều hướng xã hội nội tại. Thật vậy, việc làm của một người, một cách tự nhiên, có liên quan với việc làm của những người khác. Ngày nay, “hơn bao giờ hết, lao động là lao động với người khác cho người khác. Lao động là làm một điều gì đó cho một người nào đó”589. Những thành quả của lao động tạo cho chúng ta những cơ hội để trao đổi, đối thoại và gặp gỡ. Bởi đó, không thể đánh giá lao động thích đáng nếu không xét tới bản chất xã hội của lao động: “Nỗ lực sản xuất của con người không thể có được thành quả trừ phi có một tập thể xã hội và hữu cơ đích thực tồn tại, trừ phi có một trật tự pháp lý và xã hội giám sát việc lao động, trừ phi các công ăn việc làm khác nhau dù độc lập với nhau nhưng biết cộng tác và bổ sung cho nhau, và quan trọng hơn nữa, trừ phi trí khôn, các phương tiện vật chất và lao động kết hợp với nhau để làm thành một đơn vị duy nhất. Do đó, nơi nào coi thường bản chất xã hội và cá nhân của lao động, nơi đó người ta không thể đánh giá lao động cách đúng đắn và trả lương theo đúng công bằng”590.


    274. Lao động cũng là “một bổn phận, nghĩa là một nghĩa vụ về phía con người”591. Con người phải lao động, vừa vì Đấng Tạo Hoá đã yêu cầu như thế, vừa để đáp ứng nhu cầu muốn duy trì và phát triển nhân tính của mình. Người ta thường giới thiệu lao động như một bổn phận luân lý để tôn trọng người chung quanh, trong đó trước hết là gia đình, nhưng cũngphải tôn trọng xã hội mà chúng ta thuộc về, quốc gia mà chúng ta là con cháu, toàn thể gia đình nhân loại mà chúng ta là một thành viên. Chúng ta là những người thừa kế sự nghiệp lao động của các thế hệ đi trước, đồng thời cũng là người tạo hình cho tương lai của mọi người sống sau chúng ta.


    275. Lao động củng cố bản sắc sâu xa của con người, đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa: “Qua lao động, con người càng ngày càng trở thành người làm chủ trái đất, và cũng thông qua lao động, con người xác nhận quyền thống trị của mình trên thế giới hữu hình, nhưng trong bất cứ trường hợp nào và trong bất cứ giai đoạn nào của tiến trình lao động, con người vẫn luôn nằm trong kế hoạch ban đầu của Đấng Tạo Hoá. Kế hoạch này vẫn liên kết một cách tất yếu và không thể tháo cởi được với sự kiện: con người đã được dựng nên ‘theo hình ảnh Thiên Chúa’”592. Đây chính là chân lý giúp chúng ta hiểu hoạt động của con người trong vũ trụ: con người không phải là chủ nhân vũ trụ, mà chỉ là những người được giao trông coi vũ trụ, những người được mời gọi phản ánh, trong chính cung cách lao động của mình, hình ảnh của Đấng mà họ được tạo dựng nên giống như Người.


    b. Quan hệ giữa lao động và tư bản
    276. Vì có tính chủ quan hay tính ngôi vị nên lao động phải được đặt cao hơn so với mọi yếu tố khác liên quan đến việc sản xuất; nguyên tắc này được áp dụng đặc biệt cho mối quan hệ giữa lao động và tư bản. Hiện nay, thuật ngữ “tư bản” có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đôi khi nó ám chỉ các phương tiện vật chất để sản xuất trong một xí nghiệp nhất định nào đó, có khi nó có nghĩa là nguồn tài chính dùng để sản xuất hay dùng vào các dịch vụ của thị trường chứng khoán. Người ta cũng có thể gọi nguồn nhân lực là “tư bản con người”, tức là bản thân những người đang dùng khả năng của mình để tham gia lao động, tận dụng kiến thức và óc sáng tạo của mình, nắm bắt các nhu cầu của đồng nghiệp và hiểu biết các thành phần khác trong tổ chức. Còn thuật ngữ “tư bản xã hội” ám chỉ khả năng của một tập thể biết làm việc với nhau, cũng là kết quả của những sự đầu tư vào một tập đoàn tín dụng có sự ràng buộc giữa các thành viên với nhau. Sự đa dạng về ý nghĩa này cung cấp cho ta nhiều chất liệu hơn để suy nghĩ về mối tương quan giữa lao động và tư bản ngày nay.


    277. Học thuyết xã hội của Giáo Hội không ngừng nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa lao động và tư bản, bằng cách vừa cho thấy sự vượt trội của lao động đối với tư bản vừa cho thấy sự bổ túc giữa hai bên.
    Lao động tự nó đã vượt trội hơn tư bản. “Nguyên tắc này có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất: trong quá trình ấy, lao động luôn luôn là nguyên nhân tác thành số một, còn tư bản – tức là toàn bộ các phương tiện sản xuất – vẫn chỉ là dụng cụ hay nguyên nhân dụng cụ. Nguyên tắc này là một sự thật rất hiển nhiên, xuất phát từ toàn bộ kinh nghiệm trong lịch sử của con người”593. Đây cũng là “một phần trong di sản muôn thuở của giáo huấn Giáo Hội”594.
    Giữa lao động và tư bản phải có mối quan hệ bổ sung cho nhau: căn cứ vào logic nằm ngay trong quá trình sản xuất, chúng ta thấy rằng cả hai yếu tố trên phải thâm nhập vào nhau và ngày nay đang có nhu cầu khẩn cấp là tạo dựng những hệ thống kinh tế, trong đó không còn sự đối kháng giữa tư bản và lao động nữa595. Vào thời kỳ mà “tư bản” và “lao động làm thuê”, trong một hệ thống kinh tế ít phức tạp hơn, thường được đồng hoá không những với hai yếu tố sản xuất, mà còn với hai giai cấp xã hội cụ thể, Giáo Hội đã quả quyết cả hai tự bản chất đều chính đáng596: “Tư bản không thể tồn tại mà không có lao động, cũng như lao động không thể tồn tại mà không có tư bản”597. Sự thật này vẫn đúng khi áp dụng cho ngày nay, vì “thật sai lầm khi gán ghép những gì do sự cộng tác giữa hai bên tạo ra cho một mình tư bản hoặc cho một mình lao động; cũng thật là bất công nếu một bên giành lấy cho riêng mình những gì đã được làm ra, khi chối bỏ công lao của bên kia”598.


    278. Khi xem xét mối quan hệ giữa lao động và tư bản, nhất là lưu ý tới những thay đổi đầy ấn tượng trong thời đại hôm nay, chúng ta phải tiếp tục khẳng định rằng “nguồn lực chính yếu” và “tác nhân mang tính quyết định”599 mà con người đang có trong tay là chính con người, và “sự phát triển toàn diện con người thông qua lao động chẳng những không cản trở mà còn đẩy mạnh sức sản xuất và hiệu quả của chính lao động nhiều hơn nữa”600. Thật vậy, càng ngày thế giới lao động càng khám phá giá trị “tư bản con người” đang được biểu lộ qua sự ý thức của người lao động, qua việc họ sẵn sàng tạo các mối quan hệ, qua sự sáng tạo, thái độ chăm chỉ thăng tiến bản thân mình, khả năng đối diện với các tình hình mới, khả năng làm việc chung với nhau và theo đuổi những mục tiêu chung. Đây đúng là những đức tính riêng thuộc về chính chủ thể lao động hơn là do yếu tố khách quan, kỹ thuật hay vận hành của lao động. Tất cả những điều ấy sẽ dẫn chúng ta tới một viễn cảnh mới trong mối quan hệ giữa lao động và tư bản. Chúng ta có thể khẳng định điều ấy, dù nó ngược với những gì đã xảy ra trong tổ chức lao động trước kia, trong đó chủ thể lao động rốt cuộc trở thành không quan trọng bằng nội dung lao động, không quan trọng bằng quá trình máy móc. Còn hiện nay, khía cạnh chủ quan của lao động đang có khuynh hướng ngày càng mang tính quyết định và ngày càng quan trọng hơn khía cạnh khách quan.


    279. Quan hệ giữa lao động và tư bản thường xuất hiện với những nét đối kháng nhau, dù có thể hiện nay chúng mang những hình thức mới, phù hợp với sự thay đổi trong bối cảnh kinh tế và xã hội. Trong quá khứ, nguồn gốc xung đột giữa lao động và tư bản thường xuất phát trước hết “do người lao động đặt tất cả năng lực của mình vào tay chủ, còn người chủ theo nguyên tắc lợi nhuận tối đa luôn tìm cách hạ lương xuống mức thấp nhất để trả cho việc lao động của người mình thuê mướn”601. Còn ngày nay, cuộc xung đột ấy đã mang những bộ mặt mới, có lẽ còn đáng lo ngại hơn: những tiến bộ về khoa học và công nghệ, việc toàn cầu hoá thị trường, tự chúng vốn là nguồn đem lại sự phát triển và tiến bộ, nhưng lại khiến người lao động có nguy cơ bị bóc lột do chính những cơ chế của nền kinh tế và do nỗi lo phải sản xuất tới mức tối đa602.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  42. #29
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 280 - 289


    b. Quan hệ giữa lao động và tư bản

    280. Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng khắc phục được sự lệ thuộc của lao động đối với vật chất tự nó có thể giúp ta khắc phục sự tha hoá tại nơi lao động hay sự tha hoá từ chính lao động. Ở đây chúng ta không chỉ muốn nói tới vô số người không có công ăn việc làm, làm việc lén lút, lạm dụng lao động trẻ em, lao động với đồng lương rẻ mạt, tình trạng bóc lột người lao động – tất cả những điều này hiện nay vẫn còn – mà chúng ta còn muốn nói tới nhiều hình thức bóc lột mới mẻ, tinh vi hơn để khai thác những nguồn lao động mới như lao động thái quá, lao động như một nghề nghiệp nhưng lại thường được coi trọng hơn những khía cạnh nhân bản và tất yếu khác, hoặc những yêu sách thái quá về lao động khiến đời sống gia đình trở nên bất ổn, thậm chí có khi không thể chịu đựng nổi, hay một cơ chế lao động quá chuẩn mực có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự nhận thức thống nhất của con người về cuộc sống riêng của mình và sự ổn định của các mối quan hệ trong gia đình. Nếu con người bị tha hoá do đã có sự đổi chỗ giữa mục tiêu và phương tiện, thì con người cũng có thể bị tha hoá phần nào trong những môi trường mới mẻ của lao động: khi lao động mang tính phi vật chất, nhẹ nhàng chứ không còn nặng nhọc, chú ý tới phẩm chất hơn số lượng, “hoặc do người lao động càng ngày càng dính dáng vào một cộng đồng hỗ trợ hoặc do càng ngày càng bị cô lập vào một mớ quan hệ phức tạp mà đặc điểm là cạnh tranh và chia rẽ tai hại”603.


    c. Quyền tham gia quản lý lao động

    281. Quan hệ giữa lao động và tư bản còn được biểu hiện qua việc người lao động tham gia vào việc làm chủ, quản lý và lợi nhuận. Đây là một đòi hỏi rất hay bị bỏ qua và nay cần phải được chú ý hơn. “Dựa trên lao động của mình, mỗi người đều có tư cách xem mình là sở hữu chủ phần nào xí nghiệp rộng lớn mà tại đó mình đang cùng làm việc với mọi người khác. Có một phương cách giúp chúng ta đạt được mục tiêu ấy là kết hợp lao động với việc làm chủ tư bản, càng nhiều càng tốt, và thành lập thật nhiều các đoàn thể trung gian theo đuổi những mục tiêu kinh tế, xã hội và văn hoá. Những đoàn thể này phải được hưởng quyền tự trị thật sự đối với chính quyền, để theo đuổi những mục tiêu riêng bằng cách chân thành cộng tác với nhau và luôn đặt mình phục vụ những đòi hỏi của công ích. Những đoàn thể ấy sẽ là những cộng đồng sinh động cả về hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong, khi mỗi thành viên của đoàn thể được kính trọng và được đối xử như những ngôi vị thực sự, cũng như được khuyến khích tham gia tích cực vào sinh hoạt của đoàn thể”604. Những đường lối mới nhằm tổ chức lao động, theo đó có được sự hiểu biết thì đáng quý hơn là chỉ làm chủ các phương tiện sản xuất, là dấu hiệu cụ thể chứng tỏ rằng do chủ thể tính của mình, lao động đưa chúng ta tới chỗ phải nhìn nhận quyền tham gia quản lý lao động. Cần phải nhận thức rõ điều ấy để có thể đánh giá đúng đắn vị trí của lao động trong quá trình sản xuất và để tìm ra những cách thế tham gia cho phù hợp với chủ thể tính của lao động, trong những hoàn cảnh và tình huống cụ thể khác nhau605.


    d. Quan hệ giữa lao động và tư hữu

    282. Huấn quyền về xã hội của Giáo Hội coi định chế tư hữu, quyền có tư hữu và quyền sử dụng tư hữu cũng là một cách biểu hiện mối tương quan giữa lao động và tư bản. Nhưng quyền tư hữu phải lệ thuộc nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải, không được biến thành lý do để cản trở lao động của người khác và sự phát triển của người khác. Tài sản, đạt đượctrước hết nhờ lao động, phải được dùng để phục vụ việc lao động. Điều này đặc biệt đúng đối với việc sở hữu các phương tiện sản xuất, nhưng nguyên tắc này cũng áp dụng cho các tài sản thuộc thế giới tài chính, công nghệ, tri thức và nhân sự.
    Các phương tiện sản xuất “không thể được sở hữu để chống lại lao động, cũng không thể được sở hữu chỉ để sở hữu”606. Việc sở hữu các phương tiện sản xuất trở thành bất chính khi tài sản ấy “không được sử dụng hay được sử dụng để cản trở việc lao động của người khác, tìm cách kiếm lời mà không phải nhờ mở rộng lao động và làm giàu cho xã hội, mà chỉ nhờ hạn chế sử dụng chúng hay nhờ khai thác cách bất hợp pháp, nhờ đầu cơ hay phá vỡ tình liên đới giữa những người lao động”607.



    283. Phải hướng tư hữu và công hữu, cũng như các cơ chế của hệ thống kinh tế tới một nền kinh tế phục vụ nhân loại, để chúng góp phần thực hiện nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải. Đặt trong viễn tượng ấy, chúng ta mới thấy việc làm chủ và sử dụng các công nghệ mới và tri thức mới – ngày nay cũng được coi là một hình thức tư hữu không kém phần quan trọng so với việc làm chủ đất đai hay vốn liếng608, thật là quan trọng. Những tài nguyên này – cũng như mọi của cải khác – cũng có mục tiêu phổ quát; chúng cũng phải được đặt trong một khuôn khổ là những chuẩn mực hợp pháp và những quy tắc xã hội để bảo đảm cho chúng được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn công lý, công bằng và tôn trọng nhân quyền. Nhờ có tiềm năng vô cùng rộng lớn, các phát minh và các công nghệ mới mẻ có thể góp phần quyết định cho sự tiến bộ xã hội; nhưng nếu chúng chỉ tập trung mãi trong tay các nước giàu hơn hay một số ít tập đoàn thế lực, chúng có thể trở thành nguồn tạo ra tình trạng thất nghiệp và làm gia tăng khoảng cách giữa các khu vực đã phát triển và chưa phát triển.


    e. Nghỉ ngơi

    284. Nghỉ ngơi không lao động là một quyền lợi609. Như Thiên Chúa “nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy khỏi mọi công việc mà Ngài đã làm” (St 2,2), con người, cả nam lẫn nữ, đã được tạo dựng theo hình ảnh Ngài cũng phải được nghỉ ngơi đầy đủ và được có thời gian rảnh rỗi để chăm lo cho gia đình, cho đời sống văn hoá, xã hội và tôn giáo của mình610. Việc thiết lập ngày của Chúa - Chúa Nhật - cũng góp phần vào mục tiêu ấy611. Vào các ngày Chủ Nhật và các ngày lễ buộc khác, các tín hữu phải ngưng không “tham gia lao động hay các sinh hoạt có thể cản trở việc thờ phượng Chúa, cản trở niềm vui riêng của ngày Chúa Nhật, cản trở việc thi hành các việc bác ái, cũng như sự thư giãn phù hợp cho tinh thần và thể xác”612. Nhưng các nhu cầu của gia đình và những việc phục vụ rất cần cho xã hội sẽ là những lý do chính đáng cho phép chúng ta khỏi thi hành bổn phận nghỉ ngơi ngày Chủ Nhật. Dù sao, cũng đừng để những việc ấy biến thành thói quen có hại cho đời sống tôn giáo, gia đình và sức khoẻ.


    285. Chủ Nhật là một ngày cần được thánh hoá bằng các việc bác ái, bằng cách dành thời giờ cho gia đình và bà con họ hàng, cũng như cho các bệnh nhân, người tàn tật và người cao tuổi. Người ta không được quên “các anh em cũng đang có những nhu cầu và những quyền lợi như mình, lại không thể nghỉ ngơi được vì quá nghèo nàn và túng thiếu”613. Ngoài ra, Chủ Nhật còn là thời gian thích hợp để suy nghĩ, yên tĩnh, học hỏi và suy niệm, giúp tăng trưởng đời sống nội tâm của người Kitô hữu. Các tín hữu cũng cần biểu lộ sự khác biệt của mình trong ngày ấy bằng thái độ chừng mực, tránh những gì thái quá và chắc chắn phải tránh những gì là bạo lực mà các cuộc vui tập thể đôi khi dẫn tới614. Các tín hữu nên luôn sống ngày của Chúa như một ngày mừng sự giải thoát để có thể tham dự vào “cuộc hội họp và đại hội tưng bừng của những con cái đầu lòng đã được ghi tên trên thiên đường” (x. Dt 12,22-23), nhờ đó, họ tham dự trước cuộc cử hành Vượt Qua sau cùng trong thiên đường vinh quang615.


    286. Chính quyền có nghĩa vụ phải bảo đảm cho các công dân của mình không bị mất thời gian nghỉ ngơi và sự thờ phượng Thiên Chúa chỉ vì những lý do sản xuất kinh tế. Các chủ nhân cũng có bổn phận tương tự đối với các công nhân của mình616. Vì sự tự do tôn giáo và vì ích chung của mọi người, các Kitô hữu cần tìm cách làm cho ngày Chủ Nhật và các ngày lễ lớn của Giáo Hội được công nhận như những ngày nghỉ hợp pháp. “Họ phải cho mọi người thấy một mẫu gương công khai về cầu nguyện, tôn trọng và vui tươi của mình, và phải tìm cách bảo vệ các truyền thống của mình như một cách đóng góp quý giá vào đời sống tâm linh của xã hội”617. “Mỗi Kitô hữu cần tránh đưa ra những yêu sách không cần thiết trên người khác, khiến người khác không thể tuân giữ Ngày của Chúa”618.


    IV. QUYỀN LAO ĐỘNG


    a. Lao động là cần thiết

    287. Lao động là một quyền căn bản và là một điều tốt cho loài người619, một điều vừa hữu ích vừa xứng đáng với con người, vì đó là một phương cách thích hợp cho con người bày tỏ và nâng cao phẩm giá của mình. Giáo Hội tuyên bố lao động có giá trị không phải chỉ vì lao động luôn luôn là một điều thuộc về con người, mà còn vì tự bản chất lao động là một điều cần thiết620. Lao động cần thiết để hình thành và bảo vệ gia đình621, cần thiết để thực hiện quyền tư hữu622, cần thiết để đóng góp vào ích chung của gia đình nhân loại623. Khi xem xét các hệ luỵ luân lý mà vấn đề lao động đặt ra cho đời sống xã hội, Giáo Hội không thể không nêu rõ thất nghiệp là một “thảm hoạ thực sự của xã hội”624, nhất là đối với các thế hệ trẻ.


    288. Lao động là một điều tốt thuộc về hết mọi người và phải làm sao cho công ăn việc làm có sẵn cho tất cả những ai có khả năng thi hành. Bởi đó, “tạo công ăn việc làm đầy đủ” vẫn là một mục tiêu đòi buộc cho mọi hệ thống kinh tế hướng tới công lý và công ích. Một xã hội, trong đó quyền lao động bị đe doạ hay bị phủ nhận một cách có hệ thống, và một xã hội, trong đó các chính sách kinh tế không cho phép người lao động có được công ăn việc làm thoả đáng, đều “không thể được bênh vực theo quan điểm đạo đức, cũng không thể tìm được sự an bình trong xã hội”625. Vai trò quan trọng, và từ đó dẫn đến trách nhiệm hết sức nặng nề, trong lĩnh vực này là của các “chủ nhân gián tiếp”626 – tức là cá nhân hay tổ chức khác nhau – đang ở trong vị thế điều khiển, ở cấp quốc gia hay quốc tế, các chính sách liên quan đến lao động và kinh tế.


    289. Khả năng hoạch định của một xã hội hướng tới công ích và lưu ý đến tương lai được đo lường chủ yếu dựa vào triển vọng công ăn việc làm mà xã hội ấy có thể cung ứng. Mức thất nghiệp cao, các hệ thống giáo dục bất thường, những khó khăn dai dẳng để được đào tạo nghề nghiệp và để bước vào thị trường lao động, đặc biệt đối với nhiều người trẻ, chính là một trở ngại rất lớn trên con đường hoàn thiện con người về mặt nhân bản và chuyên môn. Thật vậy, những người thất nghiệp hay không được tuyển dụng đúng phải chịu những hậu quả tiêu cực rất sâu xa do tình trạng ấy tạo ra trong nhân cách của mình và họ có nguy cơ bị gạt ra bên lề ngay trong xã hội của họ hoặc có nguy cơ trở thành nạn nhân của một sự khai trừ do xã hội627. Nói chung, đây là bi kịch tác động không những đến người trẻ, mà cả các phụ nữ, những người lao động ít chuyên môn, những người thiếu khả năng, những người di cư, những người thất học, nghĩa là tất cả những ai phải khó khăn hơn để kiếm việc làm trong thị trường lao động.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  43. #30
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 290 - 299


    IV. QUYỀN LAO ĐỘNG
    a. Lao động là cần thiết

    290. Duy trì công ăn việc làm càng ngày càng lệ thuộc vào khả năng chuyên môn của người lao động628. Các hệ thống giáo dục và đào tạo không được bỏ qua việc đào tạo nhân bản hay công nghệ, là những điều rất cần để đương sự có thể chu toàn trách nhiệm một cách hiệu quả. Nhu cầu ngày càng phổ biến là mỗi người phải thay đổi việc làm nhiều lần trong cuộc đời mình đòi hệ thống giáo dục phải cổ vũ mọi người sẵn sàng tham gia việc cập nhật và tái huấn luyện liên tục. Người ta nên dạy người trẻ biết hành động theo sáng kiến của mình, dám nhận trách nhiệm đương đầu bằng khả năng chuyên môn của chính mình trước những rủi ro gắn liền với bối cảnh kinh tế biến động – một bối cảnh thường không thể dự đoán được629. Một việc cũng cần thiết không kém là cung cấp các khoá học thích hợp để đào tạo những người trưởng thành cần được đào tạo lại và những người thất nghiệp. Nói một cách tổng quát hơn, người ta cần được hỗ trợ một cách cụ thể khi tham gia vào thế giới lao động, trước hết qua các hệ thống đào tạo, để họ bớt khó khăn khi phải đối phó với những thời kỳ biến động, bất trắc và bất ổn.


    b. Vai trò của Nhà Nước và xã hội dân sự trong việc phát huy quyền lao động

    291. Vấn đề công ăn việc làm đang thách thức trách nhiệm của Nhà Nước, là cơ quan có nhiệm vụ đẩy mạnh các chính sách lao động tích cực, tức là những chính sách khuyến khích tạo công ăn việc làm ngay trong lãnh thổ quốc gia, giúp khu vực sản xuất có được những yếu tố động viên để đạt được mục tiêu ấy. Nghĩa vụ của Nhà Nước không phải là trực tiếp bảo đảm quyền lao động của mỗi công dân, khiến cho toàn bộ đời sống kinh tế trở nên hết sức cứng nhắc, cũng như hạn chế các sáng kiến tự do của cá nhân, cho bằng là “duy trì các hoạt động kinh doanh bằng cách tạo ra những điều kiện có thể bảo đảm có công ăn việc làm, hay kích thích các hoạt động đang thiếu việc làm hoặc hỗ trợ các hoạt động ấy trong những cơn khủng hoảng”630.


    292. Vì quan hệ kinh tế - tài chính và thị trường lao động ngày càng có tính toàn cầu, nên cần phải đẩy mạnh việc hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia qua các hiệp ước, các thoả thuận và các kế hoạch hành động chung, nhằm bảo vệ quyền lao động, cả trong những giai đoạn khủng hoảng nhất của chu kỳ kinh tế, ở cấp quốc gia và quốc tế. Cần ý thức sự kiện này: lao động của con người là một quyền lợi,mà nhờ đó công lý xã hội và hoà bình dân sự được phát huy một cách trực tiếp. Về việc này, nhiệm vụ quan trọng là của các tổ chức quốc tế và các liên đoàn lao động. Để liên kết được các lực lượng cách thích hợp nhất, các tổ chức và liên đoàn này phải phấn đấu trước tiên là tạo ra “một hệ thống hết sức chặt chẽ các chuẩn mực pháp lý để bảo vệ lao động của con người, của phụ nữ và người trẻ, bảo đảm cho họ được hưởng lương bổng thích đáng”631.


    293. Để đẩy mạnh quyền lao động, hiện nay cũng như vào thời của Thông điệp Rerum Novarum, cần phải có “một tiến trình cởi mở cho xã hội tự tổ chức lấy”632. Biết bao bằng chứng và thí dụ rất có ý nghĩa về việc tự tổ chức này, chúng ta có thể tìm thấy nơi nhiều tổ chức – kinh doanh và xã hội – nổi bật ở chỗ đó là những hình thức khác nhau của việc tham gia, hợp tác và tự quản trị, cho thấy sự kết hợp của mọi nguồn năng lực trong tinh thần liên đới. Những hình thức này xuất hiện trên thị trường, giống như một khu vực lao động đa dạng, có đặc điểm là quan tâm đặc biệt tới các yếu tố có liên hệ với nhau làm nên sản phẩm và làm nên các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ xã hội căn bản và văn hoá. Các tổ chức trong khu vực được gọi là “khu vực thứ ba” này càng ngày càng trở thành một cơ hội quan trọng để phát triển lao động và kinh tế.


    c. Gia đình và quyền lao động

    294. Lao động là “một cơ sở để hình thành đời sống gia đình, mà đây là một quyền tự nhiên và là điều mà con người được mời gọi hướng tới”633. Lao động là phương thế sinh tồn và là một nguồn bảo đảm việc nuôi dạy con cái634. Gia đình và lao động, lệ thuộc nhau một cách hết sức chặt chẽ trong kinh nghiệm của đại đa số, rất đáng được chúng ta xem xét một cách thực tế hơn, rất đáng được chúng ta quan tâm tìm hiểu chung với nhau, vượt trên những hạn chế do quan niệm về gia đình một cách quá riêng tư hay do quan niệm về lao động một cách quá nặng tính kinh tế. Về điểm này, các nhà kinh doanh, các tổ chức nghề nghiệp, các liên đoàn lao động và Nhà Nước nên đẩy mạnh các chính sách – theo quan điểm lao động – không nhằm gây bất lợi mà hỗ trợ hạt nhân gia đình nhiều hơn. Thật vậy, đời sống gia đình và lao động ảnh hưởng lên nhau bằng nhiều cách. Phải đi quá xa mới tới nơi làm việc, phải làm hai công việc, bị mệt mỏi về thể lý lẫn tâm lý, tất cả những sự việc ấy đã làm giảm rất nhiều thời gian một người dành cho gia đình635. Tình trạng thất nghiệp có ảnh hưởng rất nhiều trên gia đình, về mặt vật chất cũng như tinh thần, cũng giống như những căng thẳng và khủng hoảng của gia đình đều có ảnh hưởng tiêu cực trên thái độ và sức sản xuất của con người khi lao động.


    d. Phụ nữ và quyền lao động

    295. Tài năng của nữ giới cần thiết trong bất cứ sinh hoạt nào của đời sống xã hội, và vì thế cũng cần phải bảo đảm cho phụ nữ có mặt tại nơi làm việc. Bước đầu tiên cần làm trong hướng đi này là phải cho họ có khả năng cụ thể tham gia việc đào tạo nghề nghiệp. Công nhận và bảo vệ các quyền của phụ nữ trong bối cảnh lao động thường lệ thuộc vào cách tổ chức lao động – khi tổ chức lao động, người ta cần cứu xét đến phẩm giá và thiên chức của phụ nữ – “Sự thăng tiến thực sự của phụ nữ… đòi phải tổ chức việc lao động thế nào để người phụ nữ không vì sự thăng tiến ấy mà phải từ bỏ những gì riêng biệt của mình”636. Đây là thước đo giá trị của một xã hội và công việc bảo vệ hữu hiệu của xã hội đó đối với quyền lao động của phụ nữ.
    Sở dĩ hiện nay vẫn còn nhiều hình thức kỳ thị có hại cho phẩm giá và thiên chức của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, đó là vì lâu nay vẫn có hàng loạt quy định gây bất lợi cho phụ nữ, những người mà “đặc quyền của họ không được tôn trọng” và bản thân họ “đã bị gạt ra bên lề xã hội, thậm chí còn bị đẩy xuống hàng nô lệ”637. Tiếc thay, những khó khăn ấy vẫn chưa được giải quyết, như thấy nhan nhãn những tình huống làm băng hoại người phụ nữ, làm cho họ trở thành đối tượng bị bóc lột thật sự. Cần phải cấp tốc nhìn nhận một cách hữu hiệu các quyền lợi của phụ nữ tại nơi làm việc, nhất là quyền được trả lương, được hưởng bảo hiểm và an sinh xã hội638.




    e. Lao động trẻ em


    296. Việc lao động của trẻ em, dưới những hình thức không thể chấp nhận, là một loại bạo động tuy ít rõ ràng hơn các hình thức bạo động khác nhưng không vì thế mà kém phần kinh khủng639. Đây là một sự bạo động, dù có dính líu đến chính trị, kinh tế và pháp luật, nhưng chủ yếu vẫn là một vấn đề luân lý. Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã cảnh cáo như sau: “Đối với các trẻ em, cần quan tâm thế nào để chúng không bị đưa vào các xưởng thợ và nhà máy, cho tới khi cơ thể và tinh thần của chúng đã phát triển đủ. Vì, cũng như thời tiết khắc nghiệt sẽ huỷ hoại các búp non, kinh nghiệm quá sớm về những vất vả của cuộc sống sẽ làm hại triển vọng còn non trẻ của các khả năng nơi đứa trẻ, và khiến cho mọi cố gắng giáo dục chân chính đều trở nên vô phương thực hiện”640. Sau hơn 100 năm, tai hoạ trong việc sử dụng lao động trẻ em vẫn chưa khắc phục được.
    Ngay cả khi biết rằng, ít là hiện nay, tại nhiều quốc gia, sự đóng góp do lao động của trẻ em mang lại cho thu nhập của gia đình và cho nền kinh tế quốc gia là hết sức cần thiết, và có một vài hình thức làm việc một phần thời gian xem ra rất có ích cho chính đứa trẻ, học thuyết xã hội của Giáo Hội vẫn lên án việc gia tăng “khai thác trẻ em tại các công xưởng trong những điều kiện làm việc đúng là của nô lệ”641. Sự khai thác này chính là một hình thức xúc phạm nghiêm trọng đến phẩm giá con người, một phẩm giá mà bất cứ ai đều có quyền hưởng, “dù họ có nhỏ bé hay xem ra ít quan trọng đến đâu nói theo ngôn từ thực dụng”642.


    f. Vấn đề nhập cư và lao động

    297. Nhập cư có thể trở thành một nguồn đem lại sự phát triển hơn là cản trở sự phát triển. Trong thế giới hiện nay, khi vẫn còn những sự bất bình đẳng nghiêm trọng giữa các nước giàu và các nước nghèo, và khi những tiến bộ trong việc truyền thông đã nhanh chóng làm giảm các khoảng cách địa lý, thì việc nhập cư của nhiều người để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ngày càng gia tăng. Họ là những người đến từ những khu vực kém may mắn trên thế giới và việc họ di cư đến các nước đã phát triển thường bị coi là sự đe doạ cho mức sống cao mà các nước ấy đã đạt được nhờ nhiều thập niên kinh tế phát triển. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, những người nhập cư ấy lại thoả mãn được nhu cầu lao động, mà nếu không có họ, sẽ chẳng bao giờ được đáp ứng tại những khu vực và lãnh thổ mà lực lượng lao động địa phương không có đủ hay không muốn tham gia vào những công việc đang nói tới.


    298. Các tổ chức tại các nước chủ nhà phải theo dõi kỹ lưỡng để ngăn chặn cơn cám dỗ muốn khai thác các lao động nước ngoài, không cho họ hưởng cùng một quyền lợi như những người trong nước, những quyền lợi mà đáng ra phải được bảo đảm cho hết mọi người không phân biệt. Điều phối việc nhập cư theo các tiêu chuẩn công bằng và quân bình643 là một trong những điều kiện cần thiết để bảo đảm cho các người nhập cư được hội nhập vào xã hội với những sự bảo đảm cần thiết để phẩm giá của họ được công nhận. Người nhập cư phải được đón nhận như những con người và được giúp đỡ để trở thành một thành phần trong đời sống xã hội tại chỗ, cùng với gia đình của họ644. Trong bối cảnh này, cần phải tôn trọng và đẩy mạnh quyền đoàn tụ của các gia đình645. Đồng thời, phải đẩy mạnh hết sức có thể những điều kiện làm tăng các cơ hội lao động ngay tại quê nhà của họ646.



    g. Thế giới nông nghiệp và quyền lao động

    299. Lao động nông nghiệp đáng được đặc biệt quan tâm, vì vai trò của lao động nông nghiệp về mặt xã hội, văn hoá và kinh tế vẫn còn quan trọng trong hệ thống kinh tế của nhiều quốc gia, và vì chúng ta cũng đang chứng kiến nhiều vấn đề mà lao động nông nghiệp phải đối phó trong bối cảnh của một nền kinh tế ngày càng bị toàn cầu hoá, cũng như tầm quan trọng ngày càng tăng của lao động nông nghiệp trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.“Vì thế, cần có những sự thay đổi triệt để và khẩn cấp để trả lại cho nông nghiệp – và cho dân chúng ở nông thôn – giá trị đúng đắn của cả hai, làm nền tảng cho một nền kinh tế lành mạnh, trong khuôn khổ phát triển cộng đồng xã hội như một đơn vị thống nhất”647.
    Những sự thay đổi sâu xa và triệt để đang diễn ra trên bình diện xã hội và văn hoá cả trong nông nghiệp lẫn trong thế giới nông thôn rộng lớn đòi chúng ta phải khẩn cấp xem xét lại kỹ lưỡng ý nghĩa của lao động nông nghiệp về nhiều chiều hướng khác nhau. Đây là một thách thức hết sức quan trọng mà chúng ta cần phải đương đầu, kéo theo những chính sách nông nghiệp và môi trường, vừa vượt lên trên quan niệm an sinh do quá khứ để lại vừa mở ra những viễn cảnh mới cho một nền nông nghiệp hiện đại, đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và kinh tế.

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  44. #31
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default




    Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo (bản gốc) 300 - 309


    g. Thế giới nông nghiệp và quyền lao động


    300. Tại một số quốc gia, cần phải có sự phân phối lại đất đai, như một phần trong các chính sách cải cách ruộng đất lành mạnh, để khắc phục trở ngại do hệ thống lãnh địa phi sản xuất – từng bị học thuyết xã hội của Giáo Hội lên án648 – gây ra cho tiến trình phát triển kinh tế chân chính. “Các quốc gia đang phát triển có thể đương đầu cách hiệu quả với tiến trình hiện nay, theo đó quyền làm chủ đất đai chỉ tập trung vào tay một số ít người, nếu đứng trước một số tình huống đặt thành những vấn đề thực sự có liên quan đến cơ chế, chẳng hạn như những thiếu sót và trì trệ của luật pháp trong việc công nhận quyền sở hữu đất và trong việc liên hệ với thị trường tín dụng, hoặc thiếu quan tâm tới việc nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp, bỏ bê các dịch vụ xã hội và các cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn”649. Bởi đó, cải cách ruộng đất đã trở thành một bổn phận luân lý hơn là một đòi hỏi chính trị, vì nếu không thực hiện được sự cải cách ấy, các quốc gia đó sẽ bị cản trở không hưởng được những lợi ích do việc mở cửa thị trường, và nói chung, do những cơ hội phát triển phong phú mà tiến trình toàn cầu hoá hiện nay mang lại650.


    V. CÁC QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
    a. Phẩm giá người lao động và việc tôn trọng các quyền lợi của người lao động

    301. Các quyền lợi của người lao động, cũng như tất cả các quyền khác, đều dựa trên bản tính và phẩm giá siêu việt của con người. Huấn quyền xã hội của Giáo Hội đã nhận thấy nên liệt kê một số trong các quyền ấy, với hy vọng rằng chúng sẽ được nhìn nhận trong các hệ thống tư pháp: quyền hưởng lương công bằng651; quyền nghỉ ngơi652; quyền “có được môi trường làm việc và với những quá trình sản xuất không làm hại tới sức khoẻ thể lý hay đời sống luân lý của người lao động”653; quyền được bảo vệ nhân cách của mình tại nơi làm việc “mà không phải chịu một thương tổn nào đối với lương tâm hay phẩm giá của mình”654; quyền được hưởng những trợ cấp thích đáng cần thiết để nuôi sống gia đình và nuôi sống mình khi thất nghiệp;655 quyền được hưởng trợ cấp và bảo hiểm khi về già, bệnh tật và bị tai nạn lao động656; quyền được an toàn về mặt xã hội khi làm mẹ657; quyền hội họp và lập hội658. Những quyền này thường bị vi phạm; điều ấy được xác nhận qua một sự kiện đáng buồn là người lao động thường bị trả lương thấp, không được bảo vệ hay không có những đại diện thích đáng. Chúng ta cũng thường thấy điều kiện làm việc cho đàn ông, đàn bà và trẻ em, nhất là tại các nước đang phát triển, rất phi nhân, đến nỗi chúng xúc phạm tới phẩm giá của họ và làm hại tới sức khoẻ của họ.


    b. Quyền được hưởng lương công bằng và được phân chia lợi tức

    302. Tiền lương là phương tiện quan trọng nhất để đạt được công lý trong các quan hệ lao động659. “Lương công bằng là kết quả chính đáng của lao động”660. Ai không chịu trả lương công bằng hay trả lương không đúng hạn và không tương xứng với việc đã làm đều phạm tội bất công nặng nề (x. Lv 19,13; Đnl 14,14-15; Gc 5,4). Tiền lương là phương thế cho phép người lao động hưởng được tài nguyên của trái đất. “Lương trả cho lao động phải thế nào để con người có phương tiện chăm lo đời sống vật chất, xã hội, văn hoá và tâm linh của mình và của những người tuỳ thuộc mình, căn cứ trên chức năng và năng suất của mỗi người, hoàn cảnh của xí nghiệp hay công xưởng và công ích”661. Chỉ căn cứ trên sự thoả thuận giữa thợ và chủ về số tiền sẽ nhận được là chưa đủ để có một mức lương được đánh giá là “lương công bằng”, vì lương công bằng “không được thấp hơn mức sống”662 của người lao động: công lý tự nhiên phải là điều kiện tiên quyết và phải được đặt cao hơn sự thoả thuận tự do giữa hai bên.


    303. Sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia không chỉ được đo bằng số lượng của cải quốc gia ấy làm ra, mà còn phải xét tới cách thế mà chúng được làm ra và mức độ công bằng trong việc phân chia lợi tức, nhờ đó ai ai cũng có được những điều cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Muốn phân chia lợi tức một cách công bằng, phải dựa vào các tiêu chuẩn không phải chỉ của công lý giao hoán mà còn của công lý xã hội, tức là không chỉ xét tới giá trị khách quan của công việc đã làm mà còn xét tới phẩm giá của những người làm công việc ấy. Một sự thịnh vượng kinh tế đích thực còn là sự thịnh vượng được theo đuổi nhờ những chính sách xã hội thích hợp để phân chia lại lợi tức, tức là những chính sách có xét đến các hoàn cảnh chung, công trạng cũng như nhu cầu của mỗi công dân.


    c. Quyền đình công


    304. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội nhìn nhận sự chính đáng của việc đình công “khi không thể tránh được hay ít là khi cần giành được một lợi ích tương xứng”663, khi các phương pháp khác để giải quyết tranh chấp đều đã vô hiệu664. Đình công, một trong những chiến thắng cam go nhất mà các nghiệp đoàn lao động giành được, có thể được định nghĩa là sự từ chối tập thể, có phối hợp của các người lao động không muốn tiếp tục phục vụ, để nhờ áp lực trên các chủ nhân, Nhà Nước hay trên công luận như thếmà người lao động có được những điều kiện làm việc tốt hơn hay quy chế xã hội của họ được cải thiện. Đình công, “như một loại tối hậu thư”665, phải luôn luôn là một biện pháp hoà bình nhằm đưa ra những yêu sách và đấu tranh cho quyền lợi của người lao động. Đình công sẽ trở thành “không thể chấp nhận được về mặt luân lý khi nó có bạo lực đi kèm hay khi các mục tiêu nêu ra không trực tiếp liên quan tới điều kiện làm việc hay khi các mục tiêu ấy đi ngược với công ích”666.

    VI. SỰ LIÊN ĐỚI GIỮA NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG


    a. Tầm quan trọng của các nghiệp đoàn


    305. Huấn Quyền nhìn nhận vai trò căn bản của các nghiệp đoàn lao động; sự hiện hữu của chúng có liên hệ với quyền lập các hiệp hội hay công đoàn để bảo vệ các lợi ích sinh tử của người lao động trong các ngành nghề khác nhau. Các nghiệp đoàn “phát triển từ sự đấu tranh của những người lao động – những người lao động nói chung và cách riêng là những người lao động trong công nghiệp – để bảo vệ những quyền lợi đúng đắn của mình đối chọi với các nhà quản lý và các nhà sở hữu các phương tiện sản xuất”667. Khi theo đuổi mục tiêu riêng của mình có liên quan tới công ích, các tổ chức ấy đúng là một nguồn ảnh hưởng tích cực trên trật tự xã hội và sự liên đới xã hội, và vì thế, chúng là một yếu tố cần thiết trong đời sống xã hội. Nhìn nhận các quyền lợi của người lao động luôn là một vấn đề nan giải, vì sự nhìn nhận ấy đang diễn ra trong tiến trình lịch sử và cơ chế rất phức tạp, và cho tới bây giờ vẫn chưa được đầy đủ. Điều này càng làm cho việc thể hiện tình liên đới đích thực giữa các người lao động trở nên thích đáng và cần thiết hơn bao giờ hết.



    306. Theo học thuyết xã hội của Giáo Hội, mọi quan hệ trong thế giới lao động phải mang đặc tính cộng tác: thù ghét và tìm cách khai trừ người khác là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Điều này cũng đúng khi trong bất cứ hệ thống xã hội nào, “lao động” và “tư bản” cũng là những nhân tố cần thiết trong tiến trình sản xuất. Hiểu như thế nên học thuyết xã hội của Giáo Hội “không cho rằng các nghiệp đoàn chẳng qua chỉ là phản ánh cơ cấu “giai cấp” trong xã hội và chúng chỉ là phát ngôn viên cho một cuộc đấu tranh giai cấp không thể tránh khỏi đang điều khiển đời sống xã hội”668. Nói cho đúng, các nghiệp đoàn chính là những tác nhân đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho công lý xã hội, đấu tranh cho quyền lợi của người lao động trong ngành nghề riêng của họ: “Cần phải coi sự đấu tranh này như một nỗ lực bình thường ‘để giành lấy’ điều tốt chính đáng… chứ không phải là sự đấu tranh nhằm ‘chống lại’ người khác”669. Vì vốn là những công cụ xây dựng tình liên đới và công lý, các nghiệp đoàn không được phép lạm dụng các phương thế tranh đấu. Vì mục tiêu mà các nghiệp đoàn được mời gọi thực hiện, các nghiệp đoàn phải khắc phục cám dỗ cho rằng người lao động nào cũng phải là đoàn viên nghiệp đoàn, các nghiệp đoàn phải có khả năng tự điều hoà mình và có khả năng đánh giá các hậu quả mà các quyết định của mình có thể gây ra đối với công ích670.


    307. Ngoài chức năng bênh vực và minh chứng, các nghiệp đoàn còn có nghĩa vụ làm đại biểu phục vụ cho việc “sắp xếp đời sống kinh tế cho phù hợp” và giáo dục lương tâm xã hội của người lao động, để họ cảm thấy mình đang đóng một vai trò tích cực theo khả năng và năng khiếucủa mình, trong toàn bộ công cuộc phát triển kinh tế và xã hội, cũng như trong việc mưu cầu ích lợi chung cho mọi người671. Các nghiệp đoàn và các hình thức hiệp hội lao động khác phải cộng tác với các thực thể xã hội khác và phải quan tâm tới việc xử lý các vấn đề chung. Các tổ chức nghiệp đoàn có nhiệm vụ tạo ảnh hưởng trong đấu trường chính trị, làm cho mọi người nhạy cảm đúng mức trước các vấn đề lao động và giúp mọi người làm việc sao cho các quyền của người lao động được tôn trọng. Tuy nhiên, nghiệp đoàn không mang tính chất của các “đảng phái chính trị” tranh giành quyền lực; cũng không nên ép buộc các nghiệp đoàn phải tuân theo các quyết định của các đảng phái chính trị hay liên kết quá chặt chẽ với các đảng phái chính trị. “Nếu rơi vào tình cảnh ấy, các nghiệp đoàn sẽ dễ dàng đánh mất vai trò riêng biệt của mình, là bảo đảm cho có các quyền chính đáng của người lao động trong khuôn khổ công ích của toàn xã hội; bằng không chúng sẽ trở thành công cụ phục vụ các mục tiêu khác672.


    b. Những hình thức liên đới mới mẻ

    308. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện đại, có đặc điểm là được toàn cầu hoá về mặt tài chính và kinh tế ngày càng nhanh, các nghiệp đoàn được thôi thúc phải đổi mới. Hiện nay, các nghiệp đoàn đang được kêu gọi hãy hoạt động một cách mới mẻ673, mở rộng tầm hoạt động liên đới của mình để không chỉ bảo vệ các hạng người lao động truyền thống, mà cả những người làm việc theo những hợp đồng không đúng tiêu chuẩn hay chỉ có giá trị một thời gian, những người lao động luôn bị đe doạ thất nghiệp do việc sáp nhập kinh doanh ngày càng nhiều, kể cả ở cấp quốc tế; những người không có việc làm, những người nhập cư, những người lao động thời vụ và những người vì chưa được cập nhật về mặt chuyên môn đã bị đào thải khỏi thị trường lao động và không thể nào được nhận lại nếu không được tái đào tạo một cách thích hợp.
    Trước những thay đổi đang diễn ra trong thế giới lao động, tình liên đới có thể được khôi phục lại, và có lẽ có được nền tảng vững chắc hơn so với quá khứ, nếu biết cố gắng khám phá lại giá trị chủ quan của lao động: “phải tiếp tục tìm hiểu chủ thể lao động và những điều kiện sống của chủ thể”. Chính vì lý do này mà “hiện nay đang cần có những phong trào liên đới mới mẻ của người lao động và với người lao động”674.


    309. Khi theo đuổi “những hình thức liên đới mới mẻ” ấy675, các hiệp hội công nhân cần phải tập trung mọi nỗ lực vào việc lãnh nhận các trách nhiệm lớn lao hơn, không chỉ đối với các cơ chế truyền thống về việc tái phân phối, mà còn trong việc sản xuất ra của cải, và tạo ra các điều kiện xã hội, chính trị và văn hoá, cho phép bất cứ ai có khả năng lao động và muốn lao động đều có thể thực hiện quyền lao động mà vẫn bảo đảm nguyên vẹn phẩm giá của mình. Tình trạng ngày càng mất dần những mô hình tổ chức dựa trên các người lao động ăn lương tại các công ty lớn cho thấy thật thích hợp khi cập nhật lại các chuẩn mực và hệ thống an ninh xã hội, mà xưa nay vẫn giúp bảo vệ các người lao động và bảo đảm các quyền căn bản của họ.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  45. Được cám ơn bởi:


  46. #32
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default Mười nguyên tắc nền tảng của Học thuyết Xã hội Giáo hội Công giáo

    Mười nguyên tắc nền tảng của Học thuyết Xã hội Giáo hội Công giáo



    (Cao Việt Tuấn trích dịch từ “Ten Foundational Principles in the Social Teaching of the Church” của linh mục Robert P. Maloney, C.M.[1], được đăng trên VINCENTIANA, Nội san của Tu hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn, số 3 năm 1999)
    Nếu được yêu cầu kể ra: Mười điều răn, Tám mối phúc thật, Bốn nhân đức nhân bản, Ba nhân đức đối thần, Bảy Bí Tích, Thương xác bảy mối, Bảy mối tội đầu… thì hầu như đa số người Công giáo đều có thể kể ra, nếu không kể được hết thì ít nhất cũng kể được một phần nào đó. Nhưng nếu hỏi về các nguyên tắc căn bản của Học thuyết xã xội Công giáo – “một phần thiết yếu của Đức tin Công giáo” – thì liệu rằng có bao nhiêu người có thể kể ra được cho dù chỉ kể một phần nào đó? Một điều hết sức trớ trêu đó là mặc dù Giáo Hội đã công bố học thuyết xã hội của mình một cách mạnh mẽ và liên tục trong hàng trăm năm qua, nhưng khi hỏi về Học thuyết xã hội Công giáo, thì trong thực tế có mấy người Công giáo nắm được?
    Thật vậy, trong một hội nghị, các Giám mục Hoa Kỳ đã tuyên bố, có quá nhiều người Công giáo không biết gì đến học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo. Các Giám mục còn nói thêm: “Nhiều người Công giáo không biết rằng: Học thuyết xã hội của Giáo Hội là một phần thiết yếu của đức tin Công giáo.[2]
    Tại sao người Công giáo chúng ta lại biết quá ít về một phần thiết yếu của đức tin như vậy? Theo tôi nghĩ, lý do là: Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo khó có thể được tiếp thu một cách cô đọng, vì nó không được gom lại thành những điểm cụ thể, ví dụ như Mười điều răn hay Bảy Bí tích, để dễ hiểu và dễ nhớ.
    Vậy chúng ta phải làm gì để phổ biến giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, để nhiều người có thể nắm bắt được, nhất là khi giáo huấn ấy là “một phần thiết yếu của đức tin” chúng ta? Cách giải quyết đó là: trước tiên chúng ta phải nắm vững học thuyết của chúng ta và sau đó truyền đạt cho người khác.[3] Tuy nói thì dễ làm thì khó, nhưng dù sao chúng ta cũng phải bắt tay vào.
    1. NGUYÊN TẮC PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
    “Mỗi người đều được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa và đã được Đức Giêsu Kitô cứu chuộc, do đó, mỗi người là vô giá và đáng được tôn trọng như một thành viên của gia đình nhân loại.”[4]
    Đây là nguyên tắc nền tảng của Học thuyết xã hội Công giáo. Mọi người – bất kể chủng tộc, giới tính, tuổi tác, quốc gia, tôn giáo, khuynh hướng tính dục, nghề nghiệp hoặc tình trạng kinh tế, sức khỏe, trí tuệ, sự thành đạt hay bất cứ đặc tính nào khác – đều đáng được tôn trọng như nhau. Không phải vì những điều bạn làm hay cái bạn có mà bạn được tôn trọng; chính việc bạn là con người đã làm nên những phẩm giá đó. Được ban cho nhân phẩm, nên con người – theo quan điểm của Giáo Hội Công giáo – không bao giờ được xem như là những phương tiện, nhưng luôn luôn được xem như là mục đích.
    Toàn bộ Học thuyết xã hội Công giáo khởi đầu với con người, nhưng nó không dừng lại ở đó. Mỗi cá nhân đều có phẩm giá; nhưng chủ nghĩa cá nhân không có chỗ đứng trong quan niệm về xã hội của Giáo Hội Công giáo. Nguyên tắc phẩm giá con người làm cho con người trở nên thành viên trong cộng đồng gia đình nhân loại.
    2. NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CON NGƯỜI
    “Từ giây phút thụ thai cho đến khi qua đời một cách tự nhiên, mỗi người đều có phẩm giá nội tại và một quyền sống phù họp với phẩm giá đó.”[5]
    Sự sống của con người – trong các giai đoạn từ sau khi thụ thai, giai đoạn phát triển của tuổi thanh xuân cũng như giai đoạn suy yếu của tuổi già – đều được coi là quý giá, bởi thế, sự sống xứng đáng được bảo vệ và tôn trọng. Trực tiếp tấn công đến sự sống của người vô tội thì luôn luôn là một điều sai trái. Truyền thống Công giáo nhìn nhận tính chất thánh thiêng của sự sống con người, và xem đó như là một phần thiết yếu của mọi quan điểm đúng đắn về một xã hội công bằng và tốt đẹp.
    3. NGUYÊN TẮC LIÊN ĐỚI
    “Truyền thống Công giáo tuyên bố rằng: con người không những mang tính chất thánh thiêng mà còn có tính xã hội. Cách thức chúng ta tổ chức đời sống xã hội – về kinh tế, chính trị, luật pháp và chính sách – ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm giá con người, cũng như ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng.”[6]
    Trọng tâm của xã hội là gia đình, do đó, sự ổn định của gia đình phải luôn được bảo vệ và không bao giờ để cho gia đình bị suy yếu. Bằng sự liên đới với người khác – trong các gia đình hay trong các tổ chức xã hội được thành lập để cổ vũ sự thăng tiến, bảo vệ phẩm giá và phát huy lợi ích chung – con người đạt được sự viên mãn của mình.
    4. NGUYÊN TẮC THAM GIA
    “Chúng ta tin rằng con người có quyền và bổn phận tham gia vào đời sống xã hội, để cùng nhau theo đuổi công ích và thịnh vượng cho mọi người, đặc biệt là cho những người nghèo và những người dễ bị tổn thương”.[7]
    Không có sự tham gia này, các thiện ích dành cho cá nhân thông qua các tổ chức xã hội không thể thực hiện được. Con người có quyền không bị ai ngăn trở để tham gia vào các tổ chức được xem là cần thiết cho việc hoàn thiện con người.
    Nguyên tắc này được áp dụng một cách đặc biệt vào các vấn đề có liên quan tới công ăn việc làm. “Công ăn việc làm không chỉ là một cách thế để kiếm sống, nhưng hơn nữa nó thực sự là một hình thức tiếp tục tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Khi công ăn việc làm được bảo đảm phù hợp với phẩm giá con người, thì đồng nghĩa với việc những quyền cơ bản chính đáng của người lao động cũng phải được tôn trọng. Nghĩa là con người có quyền có công ăn việc làm tốt, ổn định, có lương bổng hợp lý và công bằng, có quyền được tổ chức và gia nhập công đoàn, có quyền tư hữu, và có quyền đưa ra những sáng kiến về kinh tế”.[8]
    5. NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN BẢO VỆ NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
    Chúng ta tin rằng, khi chúng ta tiếp xúc với người nghèo là chúng ta được tiếp xúc với Chúa Kitô. Câu chuyện về ngày chung thẩm[9] đóng một vai trò rất quan trọng trong truyền thông đức tin Công giáo. Ngay từ thời sơ khai, Giáo Hội đã dạy rằng: chúng ta sẽ bị xét xử bởi những gì chúng ta lựa chọn làm hay không làm liên quan đến sự đói khát, bệnh tật, những người vô gia cư và các tù nhân… Ngày nay, Giáo Hội trình bày học thuyết này trong hạn từ “dành ưu tiên cho người nghèo”.
    Tại sao phải ưu tiên quan tâm đến người nghèo? Tại sao đặt nhu cầu của người nghèo trên hết? Thưa, bởi vì, đó là sự đòi buộc của công ích – tức là lợi ích của toàn xã hội xét như là toàn thể. Trái ngược với giàu sang và quyền lực là nghèo đói và không có quyền hạn. Do đó, để có thể có được lợi ích chung dành cho toàn thể xã hội, chúng ta phải chuyển hướng quan tâm ưu tiên và bảo vệ về phía những người đang chịu ảnh hưởng một cách bất lợi do không có quyền lực và lâm cảnh thiếu thốn. Nếu không làm như thế, thì sự cân bằng cần thiết để giữ cho xã hội phát triển cách bền vững sẽ bị bẻ gãy và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với toàn thể xã hội.
    6. NGUYÊN TẮC ĐOÀN KẾT
    “Học thuyết xã hội Công giáo tuyên bố rằng: chúng ta có bổn phận chăm sóc anh chị em chúng ta, bởi vì chúng ta thuộc về một gia đình nhân loại… Khi thực hiện tình đoàn kết theo nghĩa như vậy, chúng ta nhận thức được rằng việc ‘yêu người thân cận của ta’ mang chiều kích phổ quát trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.”[10]
    Nguyên tắc đoàn kết đưa đến những cơ hội thúc đẩy và bảo vệ công ích. Sự đoàn kết này kêu gọi chúng ta không chỉ đáp trả một cách đơn giản với những bất hạnh cá nhân mang tính chất riêng lẻ; bởi vì thực ra đang có những vấn nạn xã hội đòi hỏi những cơ cấu xã hội công bằng hơn. Vì lý do này, ngày nay Giáo Hội thường kêu gọi chúng ta không những dấn thân vào các công việc bác ái nhưng còn phải hướng đến công bằng xã hội.
    7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ
    “Truyền thống Công giáo khẳng định rằng chúng ta thể hiện sự tôn trọng Đấng Tạo Hóa bằng cách quản lý công trình sáng tạo của Ngài.”[11]
    Người quản lý là một người trông nom chứ không phải là ông chủ. Trong một thời đại người ta đang gia tăng ý thức về môi trường sinh thái, thì truyền thống của chúng ta cùng đang kêu gọi sự ý thức về trách nhiệm luân lý trong việc bảo vệ môi trường, đất canh tác, đồng cỏ, rừng cây, không khí, nước, khoáng sản và các mỏ tự nhiên khác. Trách nhiệm quản lý còn liên quan đến việc sử dụng tài năng, sức khỏe và tài sản cá nhân của chúng ta.
    8. NGUYÊN TẮC B TRỢ
    Nguyên tắc này chủ yếu liên quan đến “trách nhiệm và giới hạn của chính quyền, và vai trò cần thiết của các hiệp hội thiện nguyện.”[12]
    Nguyên tắc bổ trợ đề ra một giới hạn phù hợp trong việc quản lý, bằng cách khẳng định rằng các tổ chức cấp cao không thể giải quyết những công việc một cách hiệu quả cho bằng các tổ chức cấp thấp hơn, vì tổ chức cấp thấp hơn bao gồm những cá nhân và nhóm sống gần gũi hơn với những vấn đề và địa bàn ở đó. Các chính quyền áp chế luôn luôn vi phạm nguyên tắc bổ trợ, còn những chính quyền quá tích cực đôi khi cũng vi phạm nguyên tắc này.[13]
    Mặt khác, các cá nhân thường cảm thấy bất lực khi phải đối mặt với các vấn đề xã hội khó khăn nan giải: thất nghiệp, trẻ lang thang, tệ nạn xã hội, những người ngủ lề đường hoặc ăn xin trên các góc phố. Bởi vì những vấn đề này mang chiều kích xã hội, nên không cá nhân nào hay tập thể nào có thể làm được gì nhiều. Liên quan đến nguyên tắc bổ trợ, chính quyền thu thuế nên giúp đỡ những cá nhân, những cộng đồng nhỏ, cũng như toàn thể quốc gia, để bắt tay giải quyết những vấn đề xã hội này. Do đó, mỗi khi chúng ta đóng thuế là chúng ta đang đóng góp vào việc tạo nên công bằng xã hội.
    9. NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG CON NGƯỜI
    “Bình đẳng của tất cả mọi người xuất phát từ phẩm giá thiết yếu của họ… Trong khi sự khác biệt về tài năng là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng sự phân biệt đối xử về văn hóa và xã hội trong các quyền cơ bản là điều không phù hợp với ý định của Thiên Chúa.”[14]
    Theo một cách nào đó, công bằng được định nghĩa là việc được đối xử một cách bình đẳng như nhau. Còn theo cách hiểu cổ điển, công bằng là việc phân phát cho mỗi cá nhân đúng với quyền lợi của họ. Nền tảng của khái niệm bình đẳng là một nguyên tắc đơn giản của sự công bằng; một trong những cảm thức luân lý đầu tiên được nhận thấy trong sự phát triển nhân vị là cảm thức về những gì là “công bằng” và những gì là bất công.
    10. NGUYÊN TẮC CÔNG ÍCH
    “Công ích được hiểu như là những điều kiện xã hội cho phép mọi người đạt đến trọn vẹn tiềm năng con người và nhận ra nhân phẩm của mình.”[15]
    Các điều kiện xã hội mà Giáo Hội muốn nói ở đây là “sự tôn trọng đối với cá nhân”, “phúc lợi xã hội và sự phát triển cộng đồng” và duy trì công quyền của “hòa bình và an ninh.” Ngày nay, trong thời đại phụ thuộc toàn cầu, nguyên tắc công ích cho thấy nhu cầu về những cơ cấu quốc tế để có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân và gia đình vượt ra khỏi những ranh giới quốc gia và khu vực.
    Những gì tạo nên công ích vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi. Sự thiếu vắng cảm thức về công ích là dấu chỉ chắc chắn sự xuống cấp của xã hội. Khi cảm thức cộng đồng bị xói mòn sẽ dẫn đến những suy thoái về công ích. Một mối quan tâm cộng đồng đúng mức là liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa cá nhân không giới hạn, chủ nghĩa ấy – cũng giống như sự ích kỷ quá mức trong các mối quan hệ cá nhân – có thể phá vỡ sự cân bằng, hòa hợp và hòa bình giữa các nhóm, giữa những người hàng xóm, các khu vực và các quốc gia.
    KẾT LUẬN
    Đó là mười nguyên tắc, mà qua đó, chúng ta nhận thấy được sự liên kết giữa Học thuyết xã hội với những điều cơ bản của đức tin thật là tuyệt vời. Khi kết hợp như vậy, chúng ta khẳng định niềm tin của chúng ta dựa trên hành động. Đối với Kitô giáo, chúng ta không chỉ cần đến đức tin nhưng còn phải hành động. Hành động của chúng ta phải dựa trên mười nguyên tắc nền tảng là: Phẩm giá con người, Sự sống con người, Liên đới, Tham gia, Ưu tiên người nghèo, Đoàn kết, Quản lý, Bổ trợ, Bình đẳng, Công ích.
    Các nguyên tắc này rất quan trọng, bởi vì khi đã nắm bắt được các nguyên tắc này rồi, chúng sẽ hướng dẫn chúng ta tới những gì sâu xa hơn. Chúng hướng dẫn những chọn lựa của chúng ta. Chúng thúc đẩy chúng ta hành động. Nếu đã nắm bắt được nguyên tắc, chúng ta biết được chúng ta đang đứng ở đâu, chúng ta phát xuất từ đâu, và chúng ta muốn đi đâu. Các nguyên tắc cho chúng ta biết được các mục đích cần nhắm tới. Hơn nữa, mọi người trong chúng ta đều mến phục và muốn làm việc chung với những người có nguyên tắc, bởi vì họ là những người luôn sẵn sàng và làm việc có trách nhiệm.
    Ở đây, mười nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công giáo có thể đóng vai trò cơ sở cho việc phân tích bất cứ vấn đề xã hội nào. Ví dụ, nếu ai đó hỏi rằng: tại sao các tài liệu của Giáo Hội tập trung thường xuyên về đề tài chiến tranh, hòa bình, vũ khí hạt nhân, kinh tế, phá thai, an tử, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và rất nhiều đề tài khác mang chiều kích xã hội và luân lý cụ thể, khi đó, những nguyên tắc này sẽ cung cấp một khung cần thiết cho việc thấu hiểu những giáo huấn này.
    Nhìn lại một trăm năm đã qua của Học thuyết Xã hội, chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong Centesimus Annus như sau: “giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội của Giáo Hội có liên quan đến sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội và đó là một phần cốt yếu của thông điệp Kitô giáo,”[16] Ngài nói thêm: “Tân Phúc âm hóa [...]phải bao gồm các yếu tố của việc công bố học thuyết xã hội của Giáo Hội.”[17] Đó là những lời nói mạnh mẽ, đến nỗi không thể có cách nói nào về Học thuyết Xã hội rõ ràng hơn được nữa. Tóm lại, Học thuyết này là một phần thiết yếu của đức tin chúng ta, nên chúng ta phải công bố một cách rộng rãi trong công cuộc tái Phúc âm hóa hiện nay.[18]

    [1] Cha Robert p. Maloney, C.M. là bề trên tổng quyền của Tu hội Truyền giáo từ năm 1992 đến năm 2004. (ND)

    [2] Cf. Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions – Reflextions of the U.S. Catholic Bishops (Washington, DC: N.C.C.B., June, 1998).

    [3] Trong nguyên bản, cha Maloney trình bày hai phần: Nắm vững học thuyết và Truyền bá học thuyết. Trong bài viêt này, người dịch xin được bỏ qua phần Truyền bá học thuyết. (ND)

    [4] Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions – Reflections of the U.S. Catholic Bishops (Washington, DC: N.C.C.B., June, 1998), 1.

    [5] Ibid. pp. 1-2.

    [6] Ibid. p. 4.

    [7] Ibid. p. 5.

    [8] Ibid. p.5.

    [9] Mt 25:31-46.

    [10] Ibid. p. 5.

    [11] Ibid. p. 6.

    [12] Ibid. p. 6.

    [13] Tám nguyên tắc đầu tiên được tôi chắt lọc từ “Reelections of the U.S. Catholic Bishops, ” như là phụ đề thứ hai của “Sharing Catholic Social Teaching”- một đúc kết của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Khi tôi đọc bản tóm tắt ấy, tôi thấy vang vọng thêm hai nguyên tắc sau này.

    [14] “Summary,” pp. 23-24.

    [15] “Summary,” pp. 25

    [16] Centesimus Annus 5

    [17] Ibid

    [18] Trong bài viết này, tôi đã sử dụng khá nhiều – cả dàn bài lẫn nội dung – từ bài viết của cha William J. Byron, trong “Ten Building-Blocks of Catholic Social Teaching,” America (Voi. 179, # 13; October 31, 1998), 9-12. Cha Byron đã rộng lượng cho phép tôi tùy nghi sử dụng, ngài còn gởi cho tôi một bản hoàn chỉnh hơn để tham khảo.
    Nguồn Báo Hiệp Thông số 76 (tháng 5 & 6 năm 2013)
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  47. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com