TINH THẦN HÒA BÌNH VÀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
CỦA ST.FRANCIS OF ASSISI (Peace and The Interreligions dialogue)

Lễ Kính 04-10 : May the Lord bless us all the days of our lives.
ASSISI

-CUỘC ĐỜI ST. FRANCIS ASSISI :

Thánh Phanxicô Assisi là một trong bảy người con của Pietro di Bernardone, và vợ Pica de Bourlemont, là một phụ nữ quý tộc có nguồn gốc từ Provence , Pháp.
Năm 1206 Phanxicô từ bỏ cha mình và gia sản của mình. Cho tới vài tháng, ông sống ở các khu vực quanh thành Assisi. Quay trở về quê xung quanh thị trấn trong hai năm, ông đã phục hồi một số nhà thờ đổ nát ở vùng nông thôn xung quanh Assisi, trong đó có Porziuncola , và nhà nguyện của St Mary of the Angels ngay bên ngoài thị trấn, mà sau này đã trở thành nơi trú ngụ yêu thích của mình.
Năm 1219 St. Francis of Assisi gặp Quốc vương Sultanal-Kamil, (một người cháu của Saladin, đã kế vị cha mình là vua của Ai Cập). Sự kiện này được xem như là khởi điểm của tinh thần đối thoại liên tôn (The Interreligions dialogue),
St. Francis rao giảng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, rằng thế giới được tạo ra tốt đẹp của Thiên Chúa, nhưng đã bị hủy hoại vì tội nguyên thủy của con người. Ông rao giảng cho người và súc vật, Thánh nhân cho rằng, khả năng phổ quát và nhiệm vụ của tất cả các sinh vật là để ngợi khen Thiên Chúa (một chủ đề chung trong các Thánh Vịnh ). Ngày 29 Tháng 11 năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố Thánh Phanxicô là thầy của sinh thái. [ 36 ] Nhiều người trong số những câu chuyện xung quanh cuộc đời của Thánh Phanxicô nói rằng ông đã có một tình yêu tuyệt vời cho động vật và môi trường. [ 35 ]
Ngày 18 tháng 6 năm 1939, Đức Giáo Hoàng Piô XII đặt St. Francis Thánh bảo trợ của Ý cùng với Saint Catherine of Siena với tông thư "Licet Commissa", AAS XXXI (1939), 256-257. tại Nhà thờ Santa Maria sopra Minerva .
Thánh Phanxicô còn được vinh danh trong Giáo hội Anh giáo , các Giáo hội Anh giáo Canada , các Giáo Hội Hoa Kỳ , các Giáo Hội Tin Lành Lutheran ở Mỹ , và các Giáo Hội Tin Lành tại Đức ,
Đức Thánh Cha Francis I
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, khi đắc cử Giáo Hoàng , Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina đã chọn Francis tên Đức Thánh Cha trong danh dự của Thánh Phanxicô Assisi, trở thành Đức Thánh Cha Phanxicô I
NHỮNG NIÊN BIỂU
-1212 St. Francis mặc áo dòng cho Clara (19-03)
St.
St.(The Interreligions dialogue),
-1223 Luật dòng do Thánh nhân biên soạn đã được ĐGH Hônôriô III ( GH 1216- 1227) phê chuẩn ngày 29-11-1223
St.Stigmata) của Chúa Jêsus vào ngày 15-09-1224, tháng 11 Thánh nhân trở về Porziuncola
-1226 Thánh nhân viết di chúc và qua đời ngày thứ bảy 03-10-1226 tại Porziuncola
-Ngày 16-07-1228 Assisi

Cuộc khổ nạn của Thánh Nhân:
Ngày 14-9-1224 St Francis of Assisi lên núi La Verna cầu nguyện và được nhận 5 dấu Thánh (Miracle, Stigmata) của Chúa Jêsus vào ngày 15-09-1224, tháng 11 Thánh nhân trở về Porziuncola
Thiên Chúa in năm dấu Thánh (Sign of the Cross), trên thân mình Ngài, sau những năm tháng cầu nguyện chiêm niệm (Meditation), sự tôi luyện thiêng liêng (Trempe spirituelle et Reùsistance spirituelle) đã tạo nên sự đề kháng thiêng liêng, vì tình yêu với Thượng Đế và với tha nhân, đã giúp Thánh Nhân chịu được những cơn đau từ những dấu thánh trên thân mình Ngài, vì nó luôn rỉ máu cho đến chết, Ngài về quê Trời (Eternity), vào chiều ngày 03 -10-1226, tại Porziuncola, hưởng dương 40 tuổi - Ngày 16/07/1228 ĐGH Gregorius IX (GH 1127-1241) phong hiển Thánh cho Ngài, từ đó nhân loại vẫn luôn tiếp nối phát huy tinh thần hòa bình Assisi. . .

TINH THẦN ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN (THE INTERRELIGIONS DIALOGUE)
Thế giới càng lúc càng có nhiều các HSSV thuộc các Tôn giáo và Tín ngưỡng khác nhau, đã cùng nhau học tập để hiểu biết về các Tín ngưỡng, Tôn giáo của người khác, qua đó trau dồi tri thức niềm tin của mình, để nâng cao ý thức trách nhiệm làm người, và sẵn sàng cộng tác với những anh chị em thuộc các Tôn giáo khác, nhằm góp phần giải quyết những xung đột, để cổ võ cho hòa bình, đoàn kết và phát triển con người nhân bản (humanity), qua việc cùng cầu nguyện (Supplication), để biết sống tinh thần phục vụ chân lý (universal truth) và hòa bình ( Let’s be friends again! –To live in perfect harmony with everyone), và quà tặng của sự an bình (the gift of peace) chính là hồng ân (Grâce) của Thượng Đế ban cho nhân loại.
Sự An bình đã được Thượng Đế Toàn Năng (Lord God Almighty), ban cho chúng sinh, từ buổi bình minh cuộc tạo thành vũ trụ, khi Ngài sáng tạo ra thủy tổ loài người Adam & Eva và đặt họ sống hạnh phúc trong địa đàng (Eden –STK 2,1-22), nhưng khi tội lỗi phát sinh, thì thụ tạo (creature) đã đánh mất đi sự bình an (STK 3,1-24), để cứu độ chúng sinh tội lỗi, Thượng Đế đã thị hiện (present), trong các Đấng sáng lập tôn giáo, qua từng thời kỳ lịch sử, từ . . .
1- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (The Sakyamuni Budda), (544 -464 TCN), Ngài đã tái lập sự bình an tâm hồn, cho chúng sinh qua việc Truyền Tâm ấn Thiền (Zen Buddhist) cho Đại Hội tại Linh Sơn Ấn Độ vào năm 495 TCN, Thể hiện qua hành vi “Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp Vi tếu”, nhưng chỉ duy nhất có Maha Ca Diếp là một trong thập Đại Đệ Tử của Đức Phật hiểu ý Ngài và mỉm cười, nên Maha Ca Diếp là người thọ pháp Thiền đời thứ I, (vì Thiền thì vô ngôn, bất lập văn tự, nên Đức Phật đã dùng Tâm để truyền Tâm), kế đến Tâm Pháp Thiền được truyền cho Đại sư Anan, ông cũng là một trong thập Đại Đệ Tử của Đức Phật, và là người thọ pháp Thiền Đời thứ II, . . . tiếp đến Bồ Đề Đạt Ma (Bodhitara) là người thọ pháp Thiền đời thứ 28 của Ấn Độ, Ông mang Thiền Tông sang Trung quốc, và trở thành Tổ thứ 1 của Thiền Tông Trung Hoa, tại Chùa Thiếu Lâm ở núi Tung Sơn, Thiền sư chú trọng ba cột trụ của Tâm pháp là, Giới (sila), Định (samdhi), và Huệ (panna), còn gọi là Tuệ Giác, để đạt tới Niết Bàn (Alaka vacara), là hạnh phúc siêu vật chất (niramisa-sukka), đến từ nội tâm sâu thẳm, Tâm Pháp Thiền được truyền sang Tổ thứ 2 là Thiền Sư Huệ Khả (487-593), Tổ thứ 3 là Thiền sư Tăng Xán, năm 594 Thiền sư Lưu Chi sang VN lập Tổ Thiền thứ 1 tại Chùa Pháp Vân. Thiền Tông đã giúp đem lại sự bình an cho nhân loại , vì . . .
“Danh , Tình, Lợi, oán hờn vay trả,
Lợi , Danh, Tình là cương tỏa khóa tâm linh” (Thần Liên) , đến . . .
2-Chúa Jesus-Christ, khi Ngài Giáng trần, cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ, Thiên sứ (angel) đã báo trước sự bình an cho người thiện tâm (charitable heart) "Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom his favor rests -Luc 2,14".
Trên bước đường rao giảng (năm 033-036), Ngài luôn nhắc đến sự bình an mà Ngài muốn trao ban cho nhân loại, “Peace I leave with you, my peace I give to you, Not as the World gives do. I give it to you. Do not your hearts be boubled or afraid -Joan 14,27”, và Ngài luôn chúc bình an khi gặp gỡ thụ tạo, “Peace be with you -Lc 24,36”, và chúc phúc cho những ai xây dựng sự bình an, “Blessed are the peacemakes. For they will be called children of God - Mat 5,9”,

TINH THẦN ASSISI
-Cuộc đối thoại liên tôn(The Interreligions dialogue),St.
- 1950 : Hội đồng tôn giáo Bahai’i khởi xướng Ngày Tôn giáo Thế giới (World Religion Day), tại VN được tổ chức từ năm 1962, đến năm 1975.
- 1955 : Hội Nghị Tôn giáo Thế giới tại Đông Kinh (Nhật Bản), vào ngày 01/08/1955, có sự tham dự của các tôn giáo tại VN, gồm Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo và Cao đài Giáo.
-1963 : Các Đại diện các Tôn giáo đến Tòa TGM Saigon để chúc tết TGM Paul Nguyễn Văn Bình ( 1910– 1995)
Nói đến nỗ lực phát huy Tinh thần “Đối Thoại liên Tôn”, chúng ta không thể quên sự đóng góp tích cực và liên tục của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Sn 1926 – Thiền sư 1949). Trong tâm tình hòa đồng Tôn giáo, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã nói:“chúng ta cần phải được nuôi dưỡng bằng những giá trị tinh túy nhất của các truyền thống tôn giáo, chứ không thể uổng phí cả đời người, để chỉ biết về tôn giáo của mình, Thiền Sư còn hướng dẫn chúng ta cách đối thoại, là “đối thoại” phải được tiến hành trên tinh thần vô ngã (non-self), nhờ đó chúng ta mới tiếp thu và ứng dụng được những điều tốt đẹp, phong phú, đa dạng, của các tôn giáo khác, nhằm chuyển hóa tâm hồn và giúp hoàn thiện bản thân. Cũng theo Thầy Nhất Hạnh, là khi đối thoại , thì bản thân chúng ta phải có sự an bình , vì chỉ khi có sự an bình trong tâm thức, tức là sự tĩnh lặng (peaceful and quiet), thì tâm hồn mới phát sinh Tuệ giác và Từ bi, lúc đó tâm trí sẽ tỉnh thức và chúng ta sẽ tiếp xúc được với “Phật Pháp Thân – Chúa Hằng Sống” (The Living Christ - The living Buddha), đã có sẵn trong tâm hồn chúng ta và cả trong những anh chị em đang hội kiến, như thế, việc đối thoại chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, vì thế, nếu chúng ta đặt sự Tu Dưỡng (to sefl –improve), lên hàng đầu, Thế giới sẽ có bình an, Như Thiên Sứ (Angel) đã báo tin cho nhân loại cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ "Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom his favor rests -Luc 2,14", và GS Hans Kung cũng đã nói : “Khi có sự hòa hợp giữa các Tôn giáo thì mới có hòa bình trên Thế giới”. vì An bình là hoa quả của lòng tin (Is 32,17), là sự hội ngộ với ân tình, và công lý (TV 85,11).
- Thầy Nhất Hạnh, đã có mặt ở Paris từ năm 1972 để cổ võ cho hòa bình tại VN, và Thầy chính thức sống tại Làng Mai (France), từ năm 1976– Trang Web của Tu viện : www.langmai.org. Thầy đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn miệt mài cổ vũ cho hòa bình theo tinh thần Assisi, bằng cách cùng các Tu sĩ Phật Giáo là Học trò của Thầy trong Tu viện Làng Mai (các Tăng sĩ thuộc nhiều quốc tịch), đã đi một số QG trên thế giới để mở các khóa tu, để giúp cho mọi người ở mọi nơi, tìm đến sự an bình, từ VN đến Holland, Germany, Belgique, Italy, Spain, America (USA), Israel, England, India , France, Hongkong, Thailan . . . Tiếp nối truyền thống này . . .
- Ngày 27-10-1986 ĐGH Jean Paul II đã đến TP Assisi cùng gặp gỡ 150 đại diện các tôn giáo, nhằm mục đích phát huy sự thông cảm, hợp tác và tương kính, giữa các tôn giáo với nhau, và Ngài đã cầu nguyện “ Nguyện xin bình an ngự đến và đong đầy tâm hồn chúng ta”, cũng trong tinh thần đó . . .



- Năm 1995 Thiền sư Nhất Hạnh đã chú ý đến truyền thống minh triết (gnosis) của Thiên Chúa Giáo (Christianism), Thầy đã cho xuất bản cuốn The Living Christ - The living Buddha - Nguyên tác Anh Ngữ - PL 2539- 1995), căn bản xuất phát từ một điều là, khi đối diện với vấn đế sinh, tử, thì con tim nhân loại hầu như vẵn hằng sống, và Thầy cho rằng, nếu chúng ta tiếp xúc được với Chúa Thánh Linh (the Holy Spirit) là chúng ta tiếp xúc được với Phật Pháp thân& Chúa hằng sống (The Living Christ - The living Buddha), như vậy chính Thầy đã mở ra cuộc đối thoại liên tôn sâu xa nhất, qua gặp gỡ với Thần Linh, cũng trong tinh thần này . . .
- Ngày 22-10-2006, Thiền sư Nhất Hạnh, đã tổ chức buổi Thiền hành “La Paix en soi, La Paix en Marche” (hòa bình trong tự thân, hòa bình trong từng bước chân) giữa lòng Paris, trước Notre Dame De Paris, có khoảng 4000 người tham dự, gồm nhiều tôn giáo, lứa tuổi và quốc tịch,
Trong cuộc viếng thăm Assisi ngày 17 tháng 6 năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 800 năm ngày Thánh Phanxicô hồi tâm, Đức Bênêđíctô XVI còn gọi sáng kiến liên tôn của Đức Gioan Phaolô II là có tính trực giác tiên tri và là một thời điểm hồng ân.
Điều lý thú là nhân dịp viếng Assisi năm 2007, Đức Bênêđíctô XVI gián tiếp nhấn mạnh đến sự tương hợp của Thánh Phanxicô với “Tinh Thần Assisi” khi đề cập đến việc hồi tâm của ngài. Thánh Phanxicô trở về từ những sai phạm thuộc loại khác. Trong bản chúc thư viết vào cuối đời, ngài coi 25 năm đầu đời là “sống trong tội”. Nhưng tội đây được Thánh Phanxicô coi như việc tổ chức trọn đời mình quanh việc theo đuổi những giấc mộng phù vân của vinh quang trần thế. Hồi tâm, đối với ngài, chính là biểu lộ lòng cảm thương đối với những con người đau khổ và nhờ thế nhận được lòng xót thương cho chính mình. Phục vụ người cùi, đến độ ôm hôn họ, không còn là một nghĩa cử nhân đạo, một thứ hồi tâm có tính xã hội, nhưng là một cảm nghiệm tôn giáo chính danh do sáng kiến ơn thánh và tình yêu Chúa thúc đẩy. Ngài nói: “Chính Chúa đã dẫn dắt tôi tới với họ. Điều lúc trước xem ra tởm gớm nay đã biến thành dịu ngọt trong hồn và trong xác tôi” (Chúc Thư 3). Câu kết luận của Đức Bênêđíctô XVI về thứ hồi tâm này như sau: Hướng về tình yêu nghĩa là từ đắng cay bước vào dịu ngọt, từ sầu đau bước vào niềm vui chân thực. Con người chỉ thực sự là chính mình và hoàn toàn hoàn thành chính mình bao lâu họ biết sống với Chân lý (Universal truth), biết nhìn nhận và yêu thương Thượng Đế (Lord God Almighty), hiện diện trong những anh chị em đau khổ”. Tất cả mọi người, cách riêng là những con người đau khổ, đều hiện hữu trong tình yêu của Phanxicô Assisi. Tinh Thần Assisi cũng chính là tình yêu này. Mọi khác biệt của anh chị em, không thể là lý do khiến mình không thể cầu nguyện với nhau trong cùng một nơi chốn, “come together to pray but not to pray together”.
Cũng trong bài giảng trên, Đức Bênêđíctô XVI bình luận đoạn Tin Mừng Luca nói về người đàn bà tội lỗi dùng nước mắt mình rửa chân cho Người Rao Giảng Nay Đây Mai Đó khắp vùng Galilê (Lc 7, 36-39) “Give and gifts will be given to you a good measure, packed together, shaken down, and overflowing, will be poured into your lap. For the measure with whish you measure will in return be measured out to you” , một cử chỉ làm ngỡ ngàng các bậc “công chính” của Giêrusalem, những người luôn ngồi ở ghế xử án. Đức Giáo Hoàng lưu ý mọi người tới thái độ âu yếm của Chúa Giêsu đối với Chị, một người luôn luôn bị người ta khai thác và phán xử. Nơi Người, Chị nhận ra đôi mắt trong sáng, một trái tim biết yêu thương.
Đối với Chúa Giêsu, tốt vẫn tốt mà xấu vẫn là xấu. Lòng cảm thương hay xót thương cũng vẫn không thay đổi được tội lỗi, nhưng đã hủy thiêu nó trong ngọn lửa yêu thương. Tất cả những điều này đều phản ảnh trong cuộc hồi tâm của St. Francis of Assisi , con người đã trở thành hiện đại hơn nhiều người hiện đại, dù là mang so sánh với các chủ đề lớn của ta hiện nay như tìm kiếm hòa bình, bảo vệ thiên nhiên, cổ vũ đối thoại giữa các dân tộc. Đức Bênêđíctô XVI quả quyết rằng: “Trong tất cả các vấn đề ấy, Phanxicô quả là thầy dạy đích thực”.
Sau lời quả quyết ấy, Đức Bênêđíctô nhắc lại biến cố 27 tháng 10 năm 1986 và gọi nó là “một trực giác tiên tri và một thời điểm hồng ân”. Sự liên hệ giữa Tinh Thần Assisi và Thánh Phanxicô Assisi không còn gì rõ ràng hơn: “Việc chọn cử hành cuộc gặp gỡ tại Assisi thực sự đã được thúc đẩy do chứng tá của Phanxicô, một con người của hòa bình, một con người mà rất nhiều người, dù thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác, vẫn đều ngưỡng mộ”.
- Năm 2010 – Đại HĐ LHQ lần thứ 65, qua Nghị quyết số GA 11013 ngày 20/10/2010 đã thiết lập tuần lễ Hòa hợp Tôn Giáo (World Interfaith Harmony Week), được tổ chức vào tuần thứ nhất của tháng 2 hàng năm, và năm 2011 là năm đầu tiên LHQ đã thể chế hóa sự kiện liên tôn này, cũng là cách để phát huy tinh thần hòa bình Assisi

- Ngày 27-10-2011 ĐGH Benedictus XVI đã đến TP Assisi để cùng gặp gỡ 300 đại diện thuộc các tôn giáo, để KN 25 năm cuộc gặp gỡ liên tôn do ĐGH Gioan Paul II khởi xướng vào ngày 27/10 năm 1986. tại đây, Ngài nói “Chúng tôi muốn dấn thân chống lại bạo lực và xây dựng nền hòa bình cho thế giới”, và Cũng trong ngày này, ở nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức ngày “Tinh thần Assisi” như tại . . .
- Philippines, TGM Fernando Capalla : “cuộc họp mặt, giúp tăng cường sự hiểu biết, hợp tác và hòa hợp thông qua việc tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác nhau”,
Trong thông điệp đầu năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI còn cho thấy không những ngài ủng hộ sáng kiến của vị tiền nhiệm, mà ngài còn đề cao nó nữa bằng cách nâng nó lên hàng “Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Hòa Bình” (Peace Summit) đã được tổ chức tại Assisi vào tháng 10 năm 2011 để “long trọng canh tân cố gắng của những người có niềm tin thuộc mọi tôn giáo nhằm sống thực niềm tin của mình để phục vụ chính nghĩa hòa bình”.
- Tại New York và San Francisco, có các đại diện của Tin Lành Luther, Anh Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo , Công giáo, Phật giáo,
-LM Elias Mallon: “Không thể có Hòa Bình trên Thế giới, nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo”
- Tại Paris có đại diện các tôn giáo lớn ở Pháp gồm, Công giáo, Tin Lành, Chính Thống, Do Thái gióa, Hồi giáo, và Phật Giáo,
-TGM Andre1 Vingt-Trois TGP Paris kiêm CT HĐGM Pháp: “chúng tôi qui tụ là để tương kinh, lắng nghe, đối thoại, gặp gỡ, khám phá những phẩm chất gắn liền với từng tôn giáo”
-TTK Hồi giáo Pháp Anouar Kbibech: “chúng ta ước mong cùng nhau xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn dựa trên nền hòa bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc”
-Ngày 27-10-2012 Tại TT Mục Vụ TGP/ TPHCM số 06 Tôn Đức Thắng Q.1, cũng đã có cuộc gặp gỡ liên tôn, thân ái và tương tri, giữa Gia đình Phan Sinh VN, cùng Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn GP/ TP HCM và đại diện 06 Tôn giáo bạn: Phật giáo (Thượng Tọa Thích Thiện Chiếu, trụ Trì Chùa Kỳ Quang II), Đạo Trưởng Tường Định (Tổng Lý của Mính Lý Đạo), ông Huỳnh Trọng Hai (Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo), Các vị thuộc Thánh Thất Bàu Sen ( Đạo Cao Đài), ông Nguyễn Đình Thỏa, (TTK Hội Đồng tinh thần Đạo Baha’i),Tin lành và Công giáo có GM Paul Bùi Văn Đọc (GP Mỹ Tho, CT UB GL&ĐT),Lm FX Bảo Lộc, Trưởng Ban Mục vụ Đối thoại Liên Tôn TGP/ TP HCM cùng các Lm ,Tu sĩ.- Hội Nghị có khoảng 500 người tham dự, nhằm phổ biến tinh thần hòa bình Assisi của St Francis of Assisi, để gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy việc cộng tác nhân sinh,
Cầu Nguyện:
Xin St.Francis of Assisi giúp chúng ta luôn cảm nhận tình Chúa yêu thương để sẵn sàng trung thành với Chúa và hết lòng yêu mến Người, nhẫn nại hy sinh chịu khó và cầu nguyện mỗi ngày.
Lạy Chúa, Chúa đã ban ơn Thánh Thần cho St.Francis of Assisi, để Thánh nhân vạch ra cho Hội thánh một con đường đối thoại liên tôn để dẫn đến Hòa bình. Xin cho chúng con biết tiếp thu giáo huấn của Người, và luôn khát khao sống hòa bình với mọi người chung quanh không phân biệt tín ngưỡng, sắt tộc . . .
-Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity), Xin giúp chúng con biết sống tinh thần hoà bình Assisi, biết chung tay xây dựng bình an, để thế giới được sống an bình, Chúng con xin tạ ơn Cha Trời (God the Father; Đnl 32,6; Xh 4,22), và cám ơn St.Francis of Assisi Amen.
Sau hết, Hoai Niem xin chúc mừng các Anh em có mang Thánh hiệu (Title of a Saint) St.Francis of Assisi, xin Thánh bổn mạng cầu bầu cùng Thiên Chúa cho Các Anh em và gia đình, luôn được bình an, hạnh phúc. với các Anh em đã về nhà Cha (God the Father; Đnl 32,6; Xh 4,22,), xin Chúa ban cho các Anh em sớm hưởng phước trường sinh (Heaven). Xin tạ ơn Chúa Ba Ngôi (St. Trinity), Thánh Phụ Joseph, Thánh Mẫu Marie đồng trinh (The Blessed Virgin Mary), Thánh St.Francis of Assisi cùng các Thánh (All Saints), và Hoai Niem cũng xin cám ơn Quí vị. Amen