LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN (All Souls Day)
Niềm tin tưởng và hy vọng vào cuộc sống vĩnh hằng
(To have confidence and Eager hopes in the seventh heaven)

02/11/2013 To pray for the peace of somebody’ Soul .
Commemoration of all the Faithful Departed
The Lord is my shepherd, there is nothing I shall want. (1 Cr 41,5; 2Cr 5,1).

-Việc tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời một truyền thống đã có từ thế kỷ VII. Tuy nhiên, phải đến thời thánh Odilon đan viện phụ Cluny (khoảng 879-942), lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời mới được ấn định vào ngày 2 tháng 11.
Lễ nhớ này được phổ biến ở Rôma vào thế kỷ XIV, và đến thế kỷ XV, các tu sĩ Đaminh ở Valentia đã thiết lập truyền thống cử hành 3 thánh lễ —giống như ngày lễ Giáng Sinh— để cầu cho các tín hữu đã qua đời. Năm 1915, trong Thế Chiến I (1914-1918), Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV (GH 1914-1922), đã mở rộng cho toàn thể Hội Thánh.
Đức thánh cha Benedictô 14 (GH 1740-1758), năm 1748 cho phép dâng ba thánh lễ trong Lễ các Linh hồn để cầu nguyện cho người qua cố.
-Tháng 11 dương lịch, Người Tín hữu (The faithful) Công Giáo (Catholic) gọi là tháng Báo hiếu, để đền ơn đáp nghĩa (To Return somebody’s favour), Tháng mà các Tín hữu dành riêng trong năm, để Kính nhớ các Thánh (All Saints) 01-11, và cầu cho các linh hồn Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ và các Anh chị em (All Souls) 02-11.
Việc Báo Hiếu :
-Trong Kinh Lăng Nghiêm của Phật Giáo có viết : “Tương thử thâm tâm phụng trần sát, Thị Tắc danh vi báo Phật Ân” (phụng sự trần ai là báo Phật ân).
-Trong Kinh Thánh Tân ước (New Testament) có viết “Nếu ngươi làm việc gì cho những người anh em bé nhỏ là làm cho chính ta” (I say to you, Whatever you did for one of these least brothers of mine, you did for me – Mat 25,40)
-Trong Thánh Giáo Cao Đài, ngày 07-03-1974, Các vị Tiền bối mở đạo CĐ có nhắc nhở “Thượng Đế không kêu gọi con người phụng sự Ngài, mà hãy xây dựng Thiên đàng cho con người ở Trần thế”, (God doesn’t call people to serve Him, but people should reform themselves in oder to build a paradise on earth for mankind and the world).
Suy niệm:
-"Đức Kitô đã chết và sống lại, là để làm Chúa kẻ chết và người sống." (For this is why Christ died and came to life, that he might be Lord of both the dead and the living - Rm 14, 9) .
-Lời Thánh Kinh: "Có thời sinh ra, có thời chết đi" (Gv 3,2). Mỗi loài thụ tạo đều có thời hạn của nó Đời người như chiếc lá mỏng manh, ngắn ngủi. Chỗ dựa trần gian thật vô thường, (Anicca), khổ não (Dukkha) và vô ngã (Anatta).Tiền bạc, vật chất, kiến thức, chức quyền đều mau qua. Sức khoẻ, sắc đẹp cũng hao mòn rồi tàn phai theo năm tháng.
-Lời Thánh Vịnh:
Đời con là một kiếp phù du,
Loài người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi.
Sống làm người ai không phải chết,
Ai cứu nổi mình thoát quyền lực âm ty ? (Tv 88,48-49)
"Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích" (Tv 102,15-16).
Để có được sự ra đi trong thảnh thơi nhẹ nhàng, ta hãy sống đời mình bằng sự hiện hữu (existence), chứ không phải là sự sở hữu (possessive). Hiểu được ý nghĩa về cuộc đời thì ta mới nhẹ nhàng, thanh thản ra đi. "Ngày ta sinh ra , mọi người cười ta khóc. Hãy sống như thế nào để khi ta ra đi, mọi người sẽ khóc và ta thì cười"(When you were born, you were crying /And everyone around you was smiling./Live your life so that when you die, /You're the one who is smiling/ And everyone around you is crying).
CUỘC ĐỜI PHÙ VÂN (Transient thing)
Con người được Thiên Chúa Sáng tạo trong sự bao la và mênh mông của vũ trụ (ST 1, 26-27) , và con người cảm nhận được thân cát bụi, những hạt bụi đã hoá thân thành kiếp nhân sinh. Vì là thân cát bụi, chúng ta sẽ trở về cát bụi, hình ảnh tro bụi đã có trong Kinh Thánh. Trong sách Sáng Thế, Abraham đã nhận mình là thân tro bụi, khi ông đã thưa với Chúa rằng: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa…”. Còn trong Thánh Vịnh có viết “Chúa đã biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Chúa đã nhớ, con người chỉ là tro bụi”. , nhưng chúng ta được hóa thân nhờ tình yêu của Thiên Chúa, và được sáng tạo theo hình ảnh của Ngài (ST 5,1), nên chúng ta cũng có sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa, vì thế con người biết yêu thương và biết đáp trả tình yêu một cách có ý thức và tự do.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28-02-1939-01-04-2001) HT 62 tuổi, khi suy gẫm thân phận của con người, ông đã ca ngợi thân phận bụi tro của mình. “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi... Ôi, cát bụi tuyệt vời”.
Nhưng nhờ cái chết và sự phục sinh của Đức Jêsus, bụi đất của ta sẽ được lãnh nhận hơi thở sự sống của Thiên Chúa. Như thế, bụi tro không còn là cùng đích, nhưng là khởi điểm để đưa con người vào cuộc sống vĩnh hằng (Ga 5, 24).
MÙA VU LAN BÁO HIẾU ( 15-07 âm lịch)
Với Các Tín đồ (The faithful) Phật giáo, Mùa Vu Lan (Buddhist holiday, held annually on the 15th of the 7th month of the lunar calendar. The main objective of this festival is for the people to express their gratefulness and appreciation to their mother), mang một ý nghĩ lớn là mùa báo đáp thâm ân phụ mẫu, mà còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. “Vu Lan”, hay “Vu Lan Bồn” phiên âm từ tiếng Sanscrit (tiếng Phạn): Ullambana, dịch là “cứu đảo huyền”. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực hình bị treo (huyền) ngược (đảo) của linh hồn trong địa ngục. “Bồn” tức là cái chậu, tượng trưng cho vật cứu hộ những linh hồn ấy. Do đó ý nghĩa của của lễ Vu Lan là "cứu đảo huyền, giải thống khổ", là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, ngày của những người con hiếu thuận hướng về các đấng sinh thành dưỡng dục, ông bà, cha mẹ, tổ tiên của mình. Với mọi người đây là ngày hội lớn của mùa báo hiếu. Ngày "Vu Lan thắng hội". Ngày noi theo gương hiếu hạnh của Ngài Ma Ha Mục Kiền Liên (Một trong thập đại đệ tử của Đức Phật, Ngài là bậc thần thông bậc nhất). ngày Vu lan còn là ngày nói lên tinh thần phục thiện, hối cải của Tăng Ni (Trong mùa an cư kiết hạ), vừa gợi lại lòng hiếu thảo của chúng sinh, vừa là ngày tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta.
Các linh hồn (All Souls)
Các linh hồn còn trong luyện tội (Purgatoire), mà giáo lý đức tin gọi là sự tinh luyện (to purify) cuối cùng, và chỉ những ai được ghi tên trong sổ trường sinh (everlasting) mới được vào Thành Thánh (Kh 21,25-27), đó là những người đã đạt tới sự thánh thiện (Complet-Full) cần thiết, mới được vào cõi trời hoan lạc (Paradise), điều này đã được Kinh Thánh và các Công Đồng Florence (1304) và Công Đồng Tridentino (1580) xác định, (1Cr 3,15 ; 1 Pr 1,7), Giáo huấn này cũng dựa trên việc thực hành cầu nguyện cho những người đã qua đời, mà kinh thánh Cựu ước (Old Testament) có nói tới , qua việc ông Giuda Macabêo, truyền dâng lễ đền tội cho những người đã chết, và những binh sĩ đã tử trận, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (2Mac 12,42-46), trong hình khổ tinh luyện (Souffrance volontairement endureé), một hình khổ tự nguyện với tất cả lòng mong muốn được hưởng nhan Thánh Chúa, bằng sự hối hận đầy tình mến (Mat 3,11), nó hơn hẳn những hình khổ cảm giác (Peine du sens). Truyền thống “đền ơn đáp nghĩa” đã có từ rất xa xưa, Người tín hữu nhớ đến những người quá cố trong đó có ông, bà, cha, mẹ, các thân nhân và thân hữu . . ., và đã dâng Thánh Lễ, và làm những việc bác ái, cầu nguyện cho những người đã qua đời, để họ sớm được hưởng phước trừơng sinh (Heaven) (1 Cr 41,5), đây cũng là đạo hiếu mà Thượng Đế đã dạy “Hãy Tôn kính cha mẹ , để được sống lâu trên mặt đất mà Tạo hoá đã ban (Xh 29,12), ai yêu cha mẹ hết lòng – Trời ban phước lộc thọ trường bình yên ( Hc 3,6), ai xúc phạm đến cha mẹ thì đáng phải chết (Xh 21,17), và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử (Mat 15,4)”.
Cổ nhân có nói “Sinh ký Tử quy” (sống là gởi tạm , thác mới về quê thật), như vậy, với người có niềm tin vào Chúa Thánh Linh (The Holy Spirit) , mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi là Phật Pháp Thân – Chúa Hằng Sống (The Living Buddha- The Living Christ), điều này giúp chúng ta có thể tiếp xúc được với Thượng Đế, với tha nhân và vũ trụ vật chất, thì khi chết đi chính là khi được vui sống muôn đời [(St. Francis of Assisi –(1186-03-10-1226)], khi chúng ta cầu nguyện cho những người thân đã quá vãng, thì họ sẽ được sống an vui bên Thượng Đế, trong cõi vĩnh hằng ( Heaven - 2Cr 5,1), như Đức Jêsus đã hứa: “I go and prepare a place for you, Iwill come back again and take you to myself so that where I am you also may be” (Ga 14,3), như thế hiếu nghĩa, cũng là cách báo đáp thâm ân không chỉ với phụ mẫu, với tha nhân mà còn là với Trời đất nữa, như Chúa đã phán“I say to you, Whatever you did for one of these least brothers of mine, you did for me – Mat 25,40”.
Cầu Nguyện
Lạy Thiên Chúa Tòan Năng (Lord God Almighty), hằng hữu, xin giúp chúng con biết nhẫn nại chịu đau khổ vì Tình yêu với Chúa và với tha nhân, con xin cầu nguyện cho những tâm hồn đang đau khổ, khắp nơi trên địa cầu, các phụ huynh cùng những người có trách nhiệm trong việc uổng tử (to die because of injustice), của các thai nhi (child in the womb), được ơn sám hối, ơn tha thứ và bình an của Chúa, con cũng xin Chúa cho những linh hồn còn trong luyện hình (purgatory), cách riêng là Các Nghĩa Phụ Mẫu là Linh mục, Đại Đức, Nữ Tu, và những quí vị trong gia đình Linh Tông Huyết Tộc cùng các thai nhi đang cư ngụ tại khắp mọi nơi, sớm được hưởng phúc Thiên Đường (paradise), và được hưởng tôn nhan Các Đấng cùng với Chư Phật ( All The Buddhist) và Chư Tiên Thánh (All Saints). Xin Tạ ơn Chúa Ba Ngôi (St. Trinity), Thánh Phụ Joseph, Thánh Mẫu đồng trinh Marie (The Blessed Virgin Mary), cùng các Thánh (All Saints). Chúng con Nguyện xin Cha (God the Father; Đnl 32,6; Xh 4,22,),nhờ Chúa Jesus con Cha là Thiên Chúa hằng sống (The Living Buddha- The Living Christ), Đấng hiển trị cùng Cha (God the Father), hiệp nhất với Chúa Thánh Linh (Holy Spirit), đến muôn thủa muôn đời. Amen