Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Có nên chấp nhận người có khuynh hướng tính dục đồng tính vào đời sống tu trì

  1. #1
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default Có nên chấp nhận người có khuynh hướng tính dục đồng tính vào đời sống tu trì

    CÓ NÊN CHẤP NHẬN NGƯỜI CÓ KHUYNH HƯỚNG TÍNH DỤC ĐỒNG TÌNH VÀO ĐỜI SỐNG TU TRÌ



    Đồng tính luyến ái không còn là vấn đề thời sự của giới truyền thông, bởi lẽ nó đã trở nên bình thường với thời đại. Giới đồng tính đã trở thành một thành phần chính thức không thể thiếu của mọi xã hội. Nếu trước kia họ khó có thể được chấp nhận nơi các quốc gia có truyền thống đạo đức và luân lý nghiêm khắc, điển hình như các nước công giáo và các nước Á Châu, thì ngày nay, họ đã được chấp nhận cách khá tự do trên các vùng đất này. Mặc dầu vậy, những vấn đề liên quan đến giới đồng tính vẫn còn đang được bàn luận và tranh cãi. Quyền lợi của giới đồng tính đã góp phần sôi động không nhỏ trong các cuộc chạy đua tranh cử chính trị ở một số nước phương tây. Người ta vẫn còn tiếp tục bàn cãi về dự luật hợp thức hóa hôn nhân đồng tính. Có vẻ điều này liên quan đến thần học luân lý và bí tích hôn nhân của Giáo Hội Công Giáo.

    Ở một khía cạnh khác, trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, vấn nạn có nên chấp nhận các linh mục và tu sĩ là người đồng tính hay không cũng là một đề tài cần bàn luận. Ít nhiều chắc chắn đề tài này liên quan đến những tai tiếng về vấn đề lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ Công Giáo trong những năm gần đây. Có lẽ cũng chính vì các bê bối này mà đồng tính luyến ái thường bị hiểu cách tiêu cực và bị kết án bằng những tính chất xấu xa liên quan đến nhục dục như: buông thả, phóng khoáng, bệnh hoạn, bất bình thường, trái tự nhiên…

    Chính lối nhìn thiên kiến quá nặng về người đồng tính đã làm cho phần lớn xã hội có một phản xạ có điều kiện khi nhắc đến những người đồng tính rằng, không thể chấp nhận linh mục hay tu sĩ là những người đồng tính, vì những kẻ đó bị xem là có khuynh hướng bệnh hoạn, khó mà sống khiết tịnh. Và hơn nữa, họ còn bị xem là những cám dỗ cho người khác, là nguyên nhân gây ra những bê bối về tính dục trong các chủng viện và các cộng đoàn tu trì. Nói chung, suy nghĩ ban đầu thoáng đến trong tâm trí nhiều người có thể là như thế. Người ta đã phải tốn nhiều công sức và giấy mực để thanh minh và giải thích cách chính đáng để trả lại sự thật cho hiện tượng đồng tính. Tính dục đồng tính đang có xu hướng được xem như là một khuynh hướng tính dục bình thường và có giá trị ngang bằng với các khuyng hướng tính dục dị tính. Người đồng tính không thể bị khinh rẻ như là những kẻ tội lỗi và bất thường nữa. Người ta có cái nhìn quân bình hơn về giới đồng tính.

    Qua việc nhận định một cách có phê bình, có nhiều quan điểm đứng về phía những người có khuynh hướng tính dục đồng tính. Theo những quan điểm này, bất kể khuynh hướng tính dục là đồng tính hay dị tính, linh mục và tu sĩ là những người được mời gọi sống đời khiết tịnh. Thế nên, nếu một linh mục hay một tu sĩ có khuynh hướng đồng tính nhưng họ vẫn sống khiết tịnh và thánh thiện, hoàn thành thiên chức của họ theo đúng ơn gọi mà chúa gọi họ thì không có lý do gì để dị nghị và khước từ họ. Trái lại, nếu các linh mục hay tu sĩ được xem là bình thường với khuynh hướng tính dục dị tính của bản thân mà không giữ nổi đời sống họ được trong sạch, không thể sống khiết tịnh, thay vào đó lại có những tương quan bất chính, ngoại tình, có con rơi…hay dính líu đến các vụ lạm dụng tình dục thì họ cũng chẳng xứng đáng là linh mục hay tu sĩ.

    Hơn nữa, không phải dễ để xác định về khuynh hướng tính dục của một người. Đôi khi chính đương sự cũng không nhận diện cách rõ ràng khuynh hướng giới tính của bản thân. Có những người nhận thấy rõ khuynh hướng đồng tính của mình ngay từ nhỏ. Và nó trở thành công khai đối với mọi người. Nhưng cũng có những trường hợp, vì bối cảnh gia đình và văn hóa của xã hội mà khuynh hướng ấy bị kìm hãm và dồn nén để khỏi bị phát hiện. Lại cũng có những trường hợp khuynh hướng đồng tính chỉ bộc lộ khi nó bị đánh thức bởi môi trường sống. Đối với trường hợp này thì thủ phạm chính là môi trường của các cộng đoàn đồng giới. Và cũng cần kể đến những xu hướng đồng tính giả tạo do lối sống của xã hội tác động. Thế nên, tiêu chí dựa vào khuynh hướng tính dục để chọn lựa các ứng sinh linh mục hay tu sĩ cũng không phải luôn dễ dàng và chính xác.

    Dù với khuynh hướng tính dục nào, đồng tính hay dị tính, tất cả linh mục và tu sĩ được mời gọi trở nên hoàn thiện và thánh thiện qua đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Như thế, có vẻ chẳng có lý do gì mà đối xử phân biệt với những người có khuynh hướng đồng tính trong việc chọn lựa các ứng viên cho thiên chức linh mục hay cho đời sống tu trì nơi các dòng tu. Nếu khuynh hướng tính dục của họ không mang đến những hành động xấu thì họ hoàn toàn không có gì khác biệt với những người khác trong bậc sống tu trì và ơn gọi linh mục. Họ phải có cơ hội ngang bằng với những người có khuynh hướng tính dục dị tính.

    Bên cạnh đó, cũng có không ít những ý kiến không đồng ý với quan điểm trên. Không hẳn vì họ có thành kiến với người đồng tính, hoặc là họ theo quan điểm đạo đức và luân lý khắt khe bảo thủ của quá khứ mà họ có ý kiến chống lại việc chấp nhận linh mục hay tu sĩ là người đồng tính. Họ cũng có những lý lẽ hết sức thuyết phục.

    Nhiều ý kiến cho rằng người có khuynh hướng đồng tính thường khó làm chủ và tự chủ đối với những đòi hỏi dục tính của bản thân. Thế nên, đây là một trong những lý do cho rằng người đồng tính khó sống khiết tịnh. Và vì thế mà không hợp với chức linh mục và đời tu. Hơn thế nữa, chính khuynh hướng tính dục của họ là một trở ngại cho đời sống khiết tịnh của họ. Dù là chủng sinh hay tu sĩ, họ phải sống và làm việc chung với những người có cùng một giới tính ít là trong các giai đoạn huấn luyện nơi các chủng viện hay các học viện. Đối với những người có khuynh hướng dị tính, chẳng có gì là khó khăn và nguy hiểm về cám dỗ giới tính khi họ sống cùng với những người bạn đồng giới. Còn đối với những người đồng tính, thật là một môi trường thuận lợi để khuynh hướng tính dục của họ được kích thích và đòi hỏi. Một cơ hội tốt cho cám dỗ, và là một gánh nặng đối với chính đương sự, là mối nguy hiểm cho đời sống khiết tịnh của họ, dẫu họ có nỗ lực chiến đấu. Sẽ là rủi quá cao cho cộng đoàn và chính đương sự khi những người đồng tính sống chung với các bạn cùng giới. Dựa vào thực tế và sự khôn ngoan trong nhận định và chọn lựa ơn gọi, khước từ nhận những người đồng tính vào chức linh mục và đời sống tu trì không phải là quá bất công và không có cơ sở.

    Trở lại với lập luận ban đầu, linh mục và tu sĩ được mời gọi sống thánh thiện trong việc phục vụ chúa và giáo hội. Nếu họ đáp ứng được mục tiêu này, việc họ có khuynh hướng tính dục nào không còn quan trọng. Điều quan trọng là họ có thể diễn tả được sự thánh thiện qua đời sống khiết tịnh. Tuy nhiên, một cách tự nhiên, cộng đoàn, môi trường huấn luyện và giúp cho ơn gọi của họ được an toàn và triển nở, thì đối với những người đồng tính, chắc chắn sẽ là một gánh nặng và là một mối nguy hiểm. Và vì thế, thay vì hạnh phúc trong việc xây dựng tình bạn và tình huynh đệ trong cộng đoàn, họ lại luôn phải đau khổ trong chiến đấu với khuynh hướng tính dục của mình, đau khổ nhìn anh em mình như những đối tượng cám dỗ và phá hủy đời sống khiết tịnh và ơn gọi của họ. Họ có thực sự tìm được hạnh phúc trong đời sống này không?

    Dù ở bậc sống nào, con người được mời gọi sống hạnh phúc. Nếu không có được hạnh phúc trong đời sống dâng hiến, người ta không cần phải ép mình vào đời sống ấy. Như thế, có nên chấp nhận cho một người có khuynh hướng đồng tính làm linh mục hay theo đuổi ơn gọi tu trì trong một dòng tu hay không?

    Vâng, một người có khuynh hướng đồng tính, xét về lý thuyết hoàn toàn có thể trở thành linh mục hay tu sĩ. Họ hoàn toàn có khả năng sống khiết tịnh, bởi lẽ, họ cũng có những tính chất của một con người, có lý trí để suy xét và phán đoán, có ý chí để chiến đấu, có nghị lực để hướng đến thiện hảo, và có tình yêu, lòng quảng đại để dấn thân và phục vụ. Họ hoàn toàn có thể sống ba lời khuyên phúc âm: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Và chắc chắn ơn chúa cũng được đổ xuống trên họ. Tuy nhiên, thực tế vẫn là một bằng chứng để lại những bài học kinh nghiệm không kém phần giá trị để người ta có thể dựa vào đó mà suy xét và quyết định. Người có khuynh hướng tính dục dị tính cũng luôn phải chiến đấu không ngừng với dục tính để hoàn thiện lời khấn khiết tịnh. Dục tính là một bản năng của con người. Kìm hãm nó là một điều trái với lẽ bình thường. Thế nên, người sống đời dâng hiến phải tìm những phương thế để thăng hoa nó, chứ không phải chỉ kiềm chế nó. Nếu qua đối thoại, nhận định và lượng giá, cả bề trên lẫn các ứng viên cho chức linh mục hay cho đời sống tu trì nhận thấy rằng bản thân các ứng viên có khả năng sống khiết tịnh và có thể đảm nhận trách nhiệm trong đời sống dâng hiến của họ trong việc phục vụ giáo hội và cộng đoàn, theo nhận xét của hồng y Rosales, nguyên tổng giám mục tổng giáo phận Manila: “không phải quá tệ khi có những linh mục hay tu sĩ có khuynh hướng tính dục đồng tính.” (Manila Archbishop: It's "not too bad" to have priests with homosexual inclinations, Philippine Daily Inquirer, first Posted 0500 05/20/2008.
    http://newsinfo.inquirer.net/inquire...priests-OK-but)

    Phải chăng vị hồng y khả kính của chúng ta muốn bỏ phiếu cho các ý kiến chấp nhận để có các linh mục và tu sĩ có khuynh hướng tính dục đồng tính? Hay ngài chỉ muốn bày tỏ sự cảm thông với những khó khăn mà giáo hội đang phải đối diện vì các vụ bê bối liên quan đến tình dục trong hàng giáo sĩ và tu sĩ gần đây? Điều này có lẽ hợp lý hơn nếu diễn giải ý kiến của ngài theo hướng rằng, ngài muốn động viên giáo hội và hàng giáo sĩ cần bình tĩnh và bình tâm để nỗ lực hoàn thiện thiên chức linh mục và ơn gọi tu sĩ của mình như những chứng nhân sống động để chiến đấu chống lại những thế lực xấu đang nhũng nhiễu đời sống giáo hội. Có vẻ ngài muốn nói rằng giả như ai đó trong số các linh mục và tu sĩ cảm thấy mình có khuynh hướng tính dục đồng tính thì cũng đừng quá bối rối và lo lắng vì những dị nghị của xã hội, nhưng cần tin tưởng vào ơn chúa và trung thành với ơn gọi của mình trong cuộc sống và qua đời sống khiết tịnh. Và giả như có ai đó, dù là các bề trên huấn luyện hay bất kỳ người bình dân nào đó, nhận thấy rằng có những linh mục hay tu sĩ có vẻ mang khuynh hướng đồng tính, thì cũng đừng vội nhẫn tâm chụp mũ họ bằng kiểu kết án chạy theo thị hiếu của thời đại, nhưng cần khôn ngoan tìm ra lối ứng xử thích hợp trong huấn luyện, trong tương quan, để mọi người đều có cơ hội để trở nên hoàn thiện hơn.

    Chẳng có luật cấm người có khuynh hướng tính dục đồng tính trở thành linh mục hay tu sĩ. Nhưng có luật kết án những hành vi dâm dục dưới bất cứ hình thức nào và trong bất cứ trường hợp nào, dù nó được thực hiện bởi ai, người đồng tính hay dị tính, già hay trẻ, nam hay nữ, giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân. Hơn thế nữa, người ta cũng cần có lối nhìn rộng lượng hơn đối với những người bị xem là thủ phạm trong các vụ bê bối tình dục. Có lẽ cũng nên xem họ, một cách nào đó, là những nạn nhân của các khuynh hướng xã hội và nền giáo dục. Người ta không nên quá bi quan trong việc giải quyết vấn đề để rồi lại gây ra một khuynh hướng tiêu cực và cực đoan chống giáo sĩ và tu sĩ, tạo cơ hội cho các thế lực chống phá giáo hội ra sức tung hoành. Hơn thế nữa, khuynh hướng tiêu cực và bi quan sẽ dẫn người ta đến thất vọng và tuyệt vọng, đánh mất niềm tin vào sự thiện và những giá trị tốt lành. Nghiêm trọng hơn, nó có thể làm cho người ta đánh mất niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa và dẫn người ta đến một lối sống vô thần bi quan.

    Thực tế thì vẫn luôn còn đó. Và chúng ta cần nhìn nó với lối nhìn tích cực để phản tỉnh và giúp cho nó được trở nên tốt hơn chứ không phải ngược lại. Cũng là sai lầm nếu chúng ta chỉ chạy trốn thực tế. Các bê bối của hàng giáo sĩ và tu sĩ là thực trạng không thế phủ nhận và cũng không nên giấu giếm. Nó cần được phát hiện và chữa trị. Đây là cơ hội tốt để giáo hội nhìn lại đường hướng huấn luyện của mình nơi các chủng viện, các học viện. Đây là cơ hội để các linh mục và tu sĩ phản tỉnh về đời sống của mình. Bê bối tình dục chỉ là một trong những bóng tối đang tồn tại trong giáo hội mà thôi. Không chỉ có khuynh hướng tính dục đồng tính cần được cân nhắc trong việc chọn lựa ơn gọi dâng hiến. Các loại chủ nghĩa đương thời như tiêu thụ, cá nhân, tục hóa, tương đối, vô thần…vẫn đang không ngừng đẻ ra các khuynh hướng nguy hại cho đời sống tu trì và đời sống đức tin của giáo hội nói riêng và của toàn thể nhân loại nói chung. Cả những khuynh hướng này, người ta cũng cần nhận diện cách cẩn thận khi tuyển lựa và đào tạo các ứng sinh linh muc và tu sĩ tương lai.

    Trích từ: Diễn Đàn Dòng Tên




    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  2. Có 4 người cám ơn maytrang1978 vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com