Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Bài chia sẻ :“Thư Gởi Chúa Hài Đồng” và “Khi Nhà Tu Đi Kiếm Một Nhà Tu”

  1. #1
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default Bài chia sẻ :“Thư Gởi Chúa Hài Đồng” và “Khi Nhà Tu Đi Kiếm Một Nhà Tu”

    Kính gởi
    Quý Cha,
    Quý Tu Sĩ
    và Anh Chị em,
    bài chia sẻ : “Thư Gởi Chúa Hài Đồng”
    và bài “Khi Nhà Tu Đi Kiếm Một Nhà Tu”
    để cùng chia sẻ, hiệp thông và cầu nguyện cho nhau.
    Kính chúc Mùa Giáng Sinh và Năm Mới tràn đầy Tình Yêu, Bình An và Niềm Vui nơi Thánh Thể, Bí Tích của Lòng Xót Thương.

    Lm. Giuse Trần Đình Long
    Dòng Thánh Thể

    - Cầu mong bạn sẽ tìm được sự thanh thản và yên bình trong một thế giới có nhiều điều mà bạn không thể hiểu được.- Cầu mong nỗi đau mà bạn chịu đựng cũng như những xung đột mà bạn từng trải qua sẽ trao cho bạn sức mạnh để bạn vươn lên, đối diện những thử thách với lòng dũng cảm và sự lạc quan. Bạn hãy luôn biết rằng có một người nào đó hiểu và yêu bạn, người đó luôn ở cạnh bạn ngay cả khi bạn cảm thấy cô độc nhất.- Cầu mong bạn sẽ khám phá sâu sắc lòng tốt của người khác để tin tưởng vào một thế giới yên bình.- Cầu mong một lời tử tế, một cử chỉ làm yên lòng, một nụ cười nồng ấm sẽ được tặng cho bạn hằng ngày.- Cầu mong những điều mà bạn cảm thấy là khiếm khuyết trong hiện tại sẽ trở thành thế mạnh của bạn trong tương lai.- Cầu mong bạn tìm thấy đầy đủ sức mạnh tinh thần để tự quyết định trong những tình huống tệ hại mà không bị bất cứ một người nào phán xử vì kết quả đó.- Cầu mong bạn luôn luôn cảm thấy được yêu thươngVà, cầu mong, bạn hãy trao tặng những món quà như vậy cho người khác ngay khi bạn nhận được chúng. Hãy nhớ, mặt trời vẫn chiếu sáng khi cơn bão có vẻ như kéo dài vô tận. Bạn hãy hiểu rằng một người yêu thương bạn thật sự là khi họ không ở bên cạnh nhưng bạn vẫn cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của người ấy.Hãy nhớ rằng trong cuộc sống những va chạm và đau khổ mà bạn gặp phải sẽ ít hơn nhiều so với những ước mơ và hạnh phúc mà bạn sẽ có.
    Thánh Basiliô khuyên dạy : "Đừng ăn miếng trả miếng". Kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến phi lý là người bất hạnh nhất, bởi vì người đó sẽ mang theo tất cả phần lỗi… Hãy để cho kẻ thù ta là thầy dạy ta. Đừng bắt chước điều ta ghét bỏ. Đừng trở nên gương soi cho một kẻ đang giận dữ bằng cách phản chiếu chính khuôn mặt giận dữ của người đó.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 3 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  3. #2
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default THƯ GỞI CHÚA HÀI ĐỒNG

    THƯ GỞI CHÚA HÀI ĐỒNG
    Lm. Giuse Trần
    Đình LongDòng Thánh Thể
    Chúa Hài Đồng yêu quý của con,
    Sắp
    đến Lễ Giáng Sinh rồi đáng lẽ mọi người rộn rã lắm, vui vẻ lắm, háo hức lắm. Thế nhưng năm nay mùa Bình An gần kề mà sao trần gian còn lắm thương đau quá, còn nhiều bất an quá. Khi nào con người mới có bình an đích thật đây hả Chúa?
    Chúng con sống bên bờ
    đại dương được ví von “bao la như biển Thái Bình" nhưng dường như chưa bao giờ bình yên trong giông bão. Tên là Thái Bình mà có được bình yên đâu! Cơn siêu bão Haiyan ngày 9-11 quét qua Philippines như một cơn sóng thần. Hơn 10.000 người có thể đã chết và khoảng 500.000 người trở thành vô gia cư. Nước triều dâng 5-6 m khi bão càn quét đã biến thành phố Tacloban thành nghĩa địa. Người ta trở nên hung hãn hơn, đi hôi của, cướp phá để tìm thực phẩm. Họ bước đi như những thây ma di động trên những con đường đầy những xác người, tìm kiếm đồ ăn nước uống : "Những người đói khát đang rất giận dữ trong tuyệt vọng”!
    Thế nhưng không phải ai cũng hung hãn ích kỷ lo cho bản thân mình trong cơn bão dữ. Vẫn còn hình ảnh rất đẹp của Chúa Hài Đồng nơi cô bé 6 tuổi hy sinh bản thân mình để cho mẹ được sống.
    Cô giáo Bernadet Tenegra, 44 tuổi, vẫn còn nhớ mãi những lời cuối cùng của cô con gái 6 tuổi nói với mình: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình." Lúc ấy cả gia
    đình cô giáo Tenegra đang túm tụm trong túp lều tại làng Barangay. Khi bão Haiyan đến, nước bất ngờ dâng lên cuốn trôi cả nhà trong đó có người chồng và một đứa con gái khác của cô. Người mẹ kể lại trong nước mắt: "Tôi đã cố gắng giữ lấy con và luôn miệng nói với con rằng hãy bám chặt vào để mẹ kéo con lên. Nhưng con bé đã buông tay và bị những thanh gỗ đâm vào người. Con bé còn nói: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình".
    Giữa những tang thương
    đổ nát, vẫn có hình ảnh thật đẹp như ánh sao soi chiếu đêm đông giá lạnh tình người phải không Chúa? Niềm tin của con vào con người ngày nay được hâm nóng bởi những con người nghèo khổ hoạn nạn, bởi những em bé biết quên thân mình nghĩ đến người khác chứ không bởi những người lớn, những người giầu có quyền cao chức trọng nhưng dửng dưng vô cảm trước đau khổ của tha nhân.
    Con chỉ cho Chúa thấy một hình đẹp nữa của Chúa nè.
    Trong khi Việt Nam chào mừng công dân thứ 90 triệu ra
    đời, thì Bea Joy con gái của cô Sagalis 21 tuổi, chào đời ngày 8-11-13 tại một sân bay đã bị tàn phá và đang được trưng dụng làm trung tâm y tế tạm thời ở Tacloban. Bé được đặt nằm trên một miếng gỗ bẩn thỉu, xung quanh là kính vỡ, mảnh kim loại, rác rưởi chất chồng như xưa Chúa sinh ra trong máng cỏ bò lừa hôi tanh. Thật lạ lùng, trong tình cảnh bi đát như vậy, Bé Bea Joy vẫn chào đời. Một người con được sinh ra.
    Người mẹ trẻ nghẹn ngào : "Con bé là phép nhiệm màu Chúa dành cho tôi. Tôi nghĩ mình sẽ chết cùng với đứa con còn ở trong bụng này khi cơn đại hồng thủy ập đến cuốn tất cả chúng tôi đi."
    Người cha là Jobert, ôm chặt đứa con gái bé bỏng mới sinh, mắt
    đỏ hoe chia sẻ nỗi niềm buồn vui: "Chúng tôi mừng con gái chào đời hôm nay, nhưng chúng tôi cũng tưởng niệm những người đã ra đi. Chính Chúa đã giúp tôi tìm thấy vợ đang trôi giữa biển rác mênh mông, xác người và động vật nằm lẫn lộn!”
    Một mầm sống được nẩy sinh giữa hàng chục ngàn xác chết. Sự sống vẫn không bị dập tắt trong đổ vỡ hoang tàn. Quyền năng và lòng thương xót của Chúa vẫn thể hiện trong tình cảnh thất vọng nhất. Chúa vẫn có đó. Chúa vẫn giáng sinh trong những hang Belem tăm tối nhất của cuộc đời chúng con để thắp lên niềm tin cho chúng con.
    Chúa ơi,
    Con thấy người dân Philippines thật dễ thương. Ngay khi Philippines đón nhận hậu quả thảm khốc của cơn bão mạnh nhất, và dự báo sẽ đánh thẳng vào miền Trung Việt Nam với mức
    độ tàn phá vô cùng khủng khiếp, con đọc thấy trên trang mạng xã hội những lời cầu nguyện bình an đầy lòng nhân ái của các bạn Philippines : "Cầu nguyện cho các bạn Việt Nam… Chúng tôi là nạn nhân của cơn siêu cuồng phong vừa quét qua Philippines, hãy bảo trọng nhé các bạn Việt Nam"…
    Thật
    đúng như dân ca xứ Nghệ có câu hát : “qua cơn lận đận, mới hiểu tận lòng nhau". Thánh Faustina cũng cảm nghiệm : "Chính qua đau khổ mới biết ai là bạn thật" Giữa những hoang tàn đổ nát, ngổn ngang xác chết và đói khát rình chờ mà các bạn Philippines còn biết nghĩ đến đất nước sắp hứng chịu đau khổ như mình và dâng lời cầu nguyện. Chính điều ấy làm con thêm niềm tin yêu vào cuộc đời vào con người. Vì thói đời chỉ tìm phò những người đang “thịnh” đang lên, có mấy ai phò người đang “suy” đang xuống. Nhưng chính những con người đang suy sụp ấy mới cần ta vực dậy chứ người đang “thịnh” thì cần ta phò làm gì nữa ? Nếu có chỉ là vụ lợi và cầu danh mà thôi.
    Có lẽ chính nhờ những lời nguyện cầu chân thành ấy và Chúa thấy miền Trung vừa gánh chịu mấy cơn bão liên tiếp nên cho bão Haiyan chuyển hướng đi và giảm dần. Tuy nhiên những tỉnh miền Bắc cũng vẫn phải oằn mình gánh cơn bão Haiyan này. Nhiều người chết, mất tích và nhà cửa, tài sản, mùa màng thiệt hại nặng nề. Oái o
    ăm nhất là có 14 người chết và 81 người bị thương không phải do bão mà từ trước khi bão đến vì tai nạn khi leo lên chằng nhà cửa chống bão!
    Trong tình hiệp thông "vui với người vui, khóc với người khóc", ngày 10-11-13, hơn 60.000 người Công Giáo tập trung trước quảng trường thánh Phêrô cùng với
    ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho những người dân Philippines bị nạn sau siêu bão Haiyan. ĐTC nói : "Thật đáng buồn khi có rất nhiều người dân gặp nạn và thiệt hại rất lớn. Hãy cố giúp họ bằng những hành động thực tiễn". ĐTC tỏ ra rất đau buồn trước sự tàn phá và những mất mát do siêu bão gây ra và khẳng định ngài luôn ở bên cạnh tất cả người dân bị nạn.
    Cầu nguyện và hành
    động, ĐTC không hô hào xuông, nhưng kêu gọi người tín hữu hãy cố giúp nạn nhân bão lụt bằng những hành động thực tiễn. Chúa không ở tít trên trời cao nhỏ lệ xót thương con người đang trầm luân trong bể khổ, nhưng đã "hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế…" (Pl 2,7). Thử hỏi sự đóng góp cho những nạn nhân thiên tai bão lụt của chúng con được bao nhiêu? Có sánh bằng với việc quyên góp xây cất các cơ sở tôn giáo không? Phải chăng vì không có bằng ân nhân hay không được rao tên trong công việc từ thiện này nên sự đóng góp còn rất khiêm tốn?
    Chính vì thế mà trong hội nghị thường niên các Bề Trên Thượng Cấp (từ ngày 05
    đến 07-11-2013), Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Phó Tổng Giám Mục GP Sài Gòn, nhấn mạnh : "Giáo hội do Chúa Giêsu Kitô thiết lập, xuất thân từ những nguời nghèo, bao gồm phần lớn là những người nghèo, thì trong Giáo hội, người nghèo phải có chỗ đứng, có tiếng nói. Người nghèo không thể mãi là những người thấp cổ bé miệng. Nghèo vật chất, nghèo văn hóa, nghèo tâm linh, nghèo giá trị, những người bị khinh thường, bị ức hiếp, những người tật bệnh đói khổ, người già yếu cô đơn. Giáo hội phải lưu tâm nhiều hơn đến những hạng người này, chăm sóc đặc biệt hơn, đồng hành với họ, chia sẻ nếp sống của họ, chia sẻ của cải cho họ, trợ giúp thực tế khi họ cần. Những hệ luận thực tế là: nếp sống khó nghèo của các thành viên có ơn gọi đặc biệt như giáo sĩ và tu sĩ, các giáo phận và giáo xứ, các Dòng Tu, "bớt xây dựng các cơ sở có quy mô quá lớn và tốn kém quá nhiều".
    Chúa Hài
    Đồng ơi,
    Chúa còn kiên nhẫn để nghe con nói chuyện thế gian nữa không?
    Hết chuyện "thiên tai" đến chuyện “nhân tai”. Những tai hại về vật chất lẫn tinh thần do con người gây ra cũng nặng nề chẳng kém gì động đất sóng thần. Dư chấn của những "nhân tai" đó là sự sói mòn lòng tin nơi con người. Nhìn đâu cũng thấy giả hình, giả tạo, giả nhân, giả nghĩa, nên rốt cuộc chúng con chẳng còn biết tin vào ai nữa.
    Mỗi ngày Chúa có theo dõi báo chí và thời sự trên tivi không? Con nghĩ là Chúa phải
    đọc phải coi để biết tình hình trong và ngoài nước. Không những thế, Chúa còn bỏ trời cao nhập thể làm người để chia sẻ thân phận con người của chúng con. Chúa hiểu con người hơn cả chúng con hiểu mình nữa. Chúa thấy rõ tấm lòng con người chúng con "sớm nắng chiều mưa", thay đổi như chong chóng, ấy vậy mà Chúa vẫn tin tưởng con người, yêu thương con người. Thế nhưng chính con người lại không tin tưởng nhau, không chấp nhận nhau, nghi ngờ nhau và loại trừ nhau.
    "Chúng ta thấy rằng ở
    đâu đó đã có khủng hoảng niềm tin trong thế hệ trẻ" Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Nguyễn Đình Quyền phát biểu trước Quốc hội ngày 7-11-13, và cho rằng đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm và bất ổn xã hội.
    Đại biểu Nguyễn Bắc Việt còn nhấn mạnh hơn : "Khủng hoảng kinh tế sẽ vượt qua
    được nếu niềm tin vẫn còn, nhưng nếu để mất niềm tin là mất hết"
    Phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thêm vào mảng tối đó : "Tin sao
    được và làm sao tránh khỏi khủng hoảng lòng tin, khi cử tri nói rằng đi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế thì bị chích đau hơn nếu không có tiền!”
    Chúa ơi, thật là đau lòng "Khi y đức không còn thì nói gì đến chữa bệnh” phó chủ tịch UB Văn Hóa Giáo Dục Lê Như Tiến bình luận về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội, mang thi thể nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền chết tại thẩm mỹ viện của mình đến cầu Thanh Trì ném xác xuống sông Hồng để phi tang.
    Về mặt giáo dục cũng chẳng hơn gì : "Một nền giáo dục với chất lượng thấp đã khiến bao nhiêu bậc phụ huynh phải ráng kiếm tiền cho con em đi nước ngòai học - tình trạng mà không ít người đã chua xót gọi là "tỵ nạn giáo dục".
    Đại biểu Trần Du Lịch khi thấy một nền kinh tế trồi sụt với những chính sách luôn bị thay
    đổi nên đã đề nghị quốc hội phải làm sao đó “để doanh nghiệp có niềm tin vào thị trường".
    Bước qua lãnh vực tôn giáo, niềm tin của người dân cũng bị lung lay khi thấy nhiều người
    đến khu phố 2, phường Bình Đa, TP Biên Hòa thuê nhà trọ, rồi giả dạng nhà sư đi bán nhang. Khoác lên người chiếc áo thầy tu mầu nâu, cộng với tài khua môi múa mép, họ đã thuyết phục nhiều người mua nhang giá chừng 5000 ngàn đồng thành 30000 ngàn đồng. Các cơ quan chức năng biết mà chẳng làm gì được (Tuổi Trẻ 21-10-13).

    (Còn tiếp)
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  4. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  5. #3
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    THƯ GỞI CHÚA HÀI ĐỒNG (tt)

    Những người lừa đảo còn trục lợi cả trên những người đã khuất nữa. Ngày 28-10-13, công an tỉnh Quảng Trị đã bắt "Cậu Thủy" tự xưng là "nhà ngoại cảm" vì tội làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn cất liệt sĩ để lừa đảo tiền của thân nhân liệt sĩ.
    Cán cân công lý cũng bị sai lệch. Bao nhiêu người bị kết án oan ức. Biết tìm lẽ công bằng ở đâu? Ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, người bị án oan chung thân, phải thụ án đến 10 năm mới được trả tự do ngày 4-11-2013 nhờ nghi can vụ giết người là Lý Nguyên Chung ra đầu thú. Ông đã kể câu chuyện oan trái tù tội của mình bắt nguồn từ những lời khai bị ép cung, bức cung nhục hình trong thời gian ông bị giam giữ : "Họ làm mọi cách để tôi phải nhận tội”.
    Trong lãnh vực ngoại giao giữa các nước cũng chỉ "bằng mặt mà chưa bằng lòng". Các cường quốc trên thế giới vẫn đâu có tin tưởng nhau hòan toàn, vẫn đặt máy nghe lén tin tức của nhau. Trong cuộc tiếp kiến hơn hai giờ với ông John Kerry ngoại trưởng Mỹ vào tháng 11-2013, vua Abdullah người đứng đầu hoàng gia Saudi Arabia thẳng thắn nói : "Mối quan hệ thật sự giữa bạn bè là dựa trên sự chân thành, thành thật và thẳng thắn, hơn là chỉ bằng những hành động xã giao…"
    Thánh Faustina viết : "Tôi rất ngạc nhiên vì sao người ta có thể ganh tỵ
    đến thế. Khi thấy điều lành của ai, tôi vui mừng như điều lành của chính mình. Niềm vui của người khác là niềm vui của tôi, và đau khổ của tha nhân cũng là khổ đau của tôi, nếu không làm sao tôi dám kết nghĩa thân tình với Chúa Giêsu. Tinh thần của Chúa Giêsu luôn luôn là đơn sơ, hiền lành, chân thành; mọi xấu xa ghen tỵ, và gian tà đội lốt nụ cười thân thiện chỉ là những con quỷ nhỏ ranh mãnh mà thôi…" (NK, 633)
    Chúa Hài
    Đồng quý mến,
    Chúng con vừa cử hành nghi lễ bế mạc Năm Đức Tin rất hoành tráng. Năm Đức Tin khép lại không có nghĩa là đức tin của chúng con đã "ngon rồi", không cần phải quan tâm đến nữa, để đó đi làm chuyện khác. Đức tin không phải là phong trào nổi lên rầm rộ với đầy đủ nghi lễ, diễn văn, báo cáo thành tích, quay phim chụp ảnh đưa lên trang web, rồi sau đó “Amen, tắt đèn đi ngủ”, chuẩn bị cho chủ đề của năm kế tiếp. Nếu làm như thế thì rõ ràng trong việc đạo, chúng con cũng chỉ chạy theo phong trào như ở ngoài đời.
    Trong bài thời sự và suy gẫm "Phong Trào Đừng Nên Làm Ào" đăng trên báo Tuổi Trẻ (30-7-13), Phạm Xuân Nguyên nhận xét : "Có những phong trào chỉ nặng tính hình thức, khoa trương, phát động mà không thực hiện, thực hiện mà không hiệu quả, hiệu quả mà không tương xứng tầm vóc, ý nghĩa phong trào. Bây giờ ở ta dễ có bệnh phong trào. Làm một việc gì cũng gọi là phát động phong trào, cũng ra quân, cũng trống gióng cờ mở, báo đài quay hình đưa tin, làm ào ạt. Nhưng rồi sau một thời gian phong trào xẹp xuống, việc đâu vẫn hoàn đấy, như các phong trào "đường thông hè thoáng", an toàn giao thông, thực là như dân gian nói "bắt cóc bỏ dĩa", đường vẫn tắc, lề đường vẫn bị chiếm dụng, xe cộ đi lại vẫn mất an toàn, luật giao thông vẫn bị vi phạm. Lại có những phong trào hô hào đông người chỉ để làm những việc hình thức, không đáng phải tốn sức như vậy, như đem 1000 thanh niên ra thi công 700m đường giao thông nông thôn ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội…người đứng chen chúc, cựa quậy đã khó nói chi đến việc vận chuyển vật liệu. Nhìn cảnh đó thì thấy thật là phô trương, hình thức, không cần thiết…Vậy xin có câu vè thế này : phong trào đừng nên làm ào. Cốt là hiệu quả chớ hao sức người."
    Chúa thấy nhà báo
    đó nhận xét sâu sắc đó chứ : “phong trào đừng nên làm ào". Mỗi năm Giáo hội đưa ra một chủ đề để những người tín hữu sống và làm việc chứ không phải là xướng lên dấy lên một phong trào cho có tụ! Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Mà một trong những điểm rất quan trọng của việc thực hành đức tin chính là cầu nguyện.
    Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ ngày 17-10-2013 tại nhà nguyện Thánh Mácta đã giải thích : "Khi không cầu nguyện là bạn luôn luôn
    đóng cửa. Chìa khóa mở cửa đức tin chính là việc cầu nguyện. Một Kitô hữu không cầu nguyện biểu hiệu cho một chứng nhân "kiêu ngạo, cao kỳ, tự tin nơi mình. Người này không khiêm tốn và chỉ tìm cách tự đề cao mình mà thôi." 
    ĐTC lưu ý những ai "không cầu nguyện, thì bỏ rơi
    đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý và không có Chúa Giêsu…Sự hiểu biết Chúa Giêsu đã biến thành một kiến thức về một ý thức hệ có tính cách luân lý, và khép kín tất cả các cánh cửa…"
    Đức tin được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện phải thúc đẩy người tín hữa mở toang các cánh cửa. Cửa lòng và cửa nhà thờ. Mặc dù chúng con viện lý do an ninh hay bất tiện để chỉ mở cửa có giờ giấc, nhưng ĐTC nhắc nhở "Một nhà thờ
    đóng cửa không thể chấp nhận được”, vì "mọi người đi ngang không thể bước vào" và "Chúa Kitô đang ngự bên trong, không thể bước ra ngoài."
    Nếu
    đức tin của con không thể hiện bằng hành động thì con cũng nhốt Chúa ở bên trong rồi. Không ai tin tưởng con. Không ai có thể bước qua cánh cửa lòng con để tương giao cảm thông chia sẻ. Con cũng chẳng muốn mở lòng để đến với ai vì con chẳng tin ai. Con khép kín tất cả các cánh cửa. Con là một hang đá Belem lạnh lùng quanh năm mùa đông tuyết phủ băng giá.
    Hơn hai ngàn năm trước Chúa giáng sinh trong hang đá Bêlem đâu có cánh cửa hay hàng rào bảo vệ nào đâu. Ai muốn đến với Chúa cũng được. Chính vì thế mà những chú mục đồng khố rách áo ôm mới có cơ hội được đến kính viếng Chúa trong Đêm Cực Thánh đó. Nếu như bây giờ thì làm gì có cửa, phải không Chúa?
    Để Năm Đức Tin không là một phong trào "chợt đến chợt đi", trong ngày Thánh Mẫu 13/10/2013,
    ĐTC mời gọi con tự vấn : "Tôi là một Kitô hữu cầm chừng (a Christian by fits and starts), hay là một Kitô hữu toàn thời (a Christain full time) ?"
    Quả thật như
    ĐTC nhận xét thứ văn hóa phù du đang chi phối đến cách thức sống đức tin của chúng con. Chúa đòi chúng con phải trung thành với Chúa. Cho dù đôi khi chúng con có bất trung bất tín thì Chúa vẫn trung thành với chúng con. Ngay cả những lúc yếu đuối, sa ngã phạm tội, Chúa luôn nâng đỡ, khuyến khích chúng con trở lại mà nói về nỗi yếu hèn của chúng con để Chúa ban sức mạnh cho chúng con đi hết cuộc hành trình. Chỉ cần chúng con tín thác vào Chúa.
    Nếu là phong trào thì con chỉ cho Chúa "giáng thế" trong đêm Noel thôi, còn những ngày khác con cho Chúa "xuất thế". Con mời Chúa
    đi chỗ khác chơi hay cứ nằm yên trong hang đá Bêlem để con muốn làm gì thì làm theo ý con cho thoải mái. Rồi mỗi năm con sẽ cho Chúa "xuống thế" một lần với hang đá ngôi sao lấp lánh bên tiệc tùng linh đình. Mỗi năm con đến bái thờ Chúa một lần như vậy là "phải đạo” rồi!
    Cách hiểu và sống thứ văn hóa phù du ấy đã được ĐTC chấn chỉnh trong bài giáo lý 12/10/2013 tại quảng trường Thánh Phêrô. Việc nhập thể của Chúa Giêsu không phải là một biến cố của quá khứ để kỷ niệm không có liên hệ gì tới bản thân của chúng con. Việc tin tưởng vào Chúa Giêsu chính là việc con cống hiến cho Chúa xác thịt của con để nhờ đó Chúa có thể tiếp tục ngự giữa chúng con. Sống mầu nhiệm nhập thể là cống hiến cho Chúa đôi tay để chăm sóc những người nghèo hèn đói khổ; đôi chân để bước đến gặp gỡ tha nhân; đôi tay để ôm ấp thành phần hèn yếu và làm việc trong vườn nho của Chúa; trí óc để suy tư và sống theo ánh sáng Tin Mừng; và nhất là cống hiến trái tim của con để yêu thương và chọn lựa theo ý muốn của Thiên Chúa.
    Chúa ơi,
    Con mong có ngày được như chị Thánh Faustina cảm nghiệm mầu nhiệm nhập thể là như thế nào. "Trong giờ thánh, tôi
    được nhìn thấy Chúa Giêsu Hài Đồng. Vẻ oai nghi của Người xuyên thấu đến độ tôi phải thưa lên : ‘Lạy Chúa Giêsu, Chúa còn quá bé nhỏ, nhưng con biết Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Thiên Chúa của con!’ Chúa Giêsu đáp lại : ‘Cha đúng là như vậy, và Cha vẫn đồng hành bên con như một con trẻ, cốt để dạy con bài học khiêm nhường và đơn sơ’.” (NK, 184)
    Khép lại năm Đức Tin, thư Chung của Hội đồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa ngày 10 tháng 10 năm 2013 đề cập đến nỗ lực "Tân Phúc-Âm-hóa" trong ba năm kế tiếp :
    "Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa
    đòi hỏi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là phải thực hiện cuộc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ" (số 4)
    Con rất tâm
    đắc khi Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc triển khai việc "Tân Phúc-Âm-hóa" một cách rất cụ thể, thẳng thắn, với các Bề Trên Thượng Cấp trong hội nghị thường niên tháng 11-2013:
    "Giáo hội tại Việt Nam trong thời hiện
    đại, chưa chu toàn đầy đủ sứ vụ loan báo Tin mừng. Có những cố gắng còn rời rạc, chưa được nối kết và hướng dẫn. Cần phải có một sự "chuyển mình thật mạnh dạn", thật can đảm. Chuyển từ một loại "mục vụ bảo trì" (pastorale de maintien), gìn giữ và bảo vệ cơ chế, cơ sở, sang một "mục vụ truyền giáo" đích thực (pastorale missionnaire).
    "Giáo hội là Giáo hội cho tất cả những ai cần "ơn cứu rỗi", mà mọi người đều cần, dù ý thức hay không: những người chưa là Kitô hữu cũng như những người đang là. Chính vì thế mà có việc Phúc-Âm-hóa và việc Tân Phúc-Âm-hóa. Cần có một nhiệt tình mới, một phương pháp hay đường hướng mới, một cách diễn đạt mới trong việc loan báo Tin mừng. Cần phải Phúc-Âm-hóa mọi lãnh vực; những nơi nào chưa có đầy đủ ánh sáng, phải có ánh sáng (Ánh sáng Chúa Kitô), như những “vùng ven", hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng; mọi “ngóc ngách của hữu thể", mọi bình diện của cuộc sống.
    "Mục vụ của Giáo hội phải là mục vụ của tình thương dịu dàng (pastorale de la tendresse), làm chứng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa, một cách
    đặc biệt đối với các tội nhân. Cần đề cao và thi thành "mục vụ của lòng thương xót của Thiên Chúa (pastorale de la miséricorde). Mọi thành phần Dân Chúa, nhất là các mục tử, cần phải là những "Đấng an ủi khác" (alter Paraclitus): Hãy ủi an Dân Chúa và mọi người. Hãy mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người.
    "Cần mạnh dạn triệt để canh tân nếp sống và cách làm việc của mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là của các thừa tác viên trong Hội thánh; cần chú trọng tới chất lượng của việc đào tạo nhiều hơn là số lượng. Phải củng cố và tăng cường “đời sống cầu nguyện" nơi mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là nơi các giáo sĩ và tu sĩ, vì ngày nay ảnh hưởng xấu của khuynh hướng "duy thế tục" quá nặng nề, ngay cả trong tu viện, chủng viện, trong đời sống gia đình cũng như giáo xứ.
    "Quan trọng hơn cả vẫn là sự cần thiết phải có gương sáng trong lòng Hội thánh, nhất là gương sáng của các mục tử, các nhà
    đào tạo, các bề trên trong cộng đoàn, các phụ huynh trong gia đình."
    Gương sáng ấy chính là muối cho
    đời.
    Trong bài giảng sáng ngày 23-5-13 tại nguyện đường Thánh Marta, ĐTC Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy là "muối cho đời". Đời người Kitô hữu phải là một cuộc sống sinh động với 'hương vị' phản ánh đức tin, đức cậy, đức mến. Kitô hữu đừng trở thành những vật trưng bày trong bảo tàng viện :
    "C
    ăn tính Kitô không thuần nhất, nhưng thể hiện trên mỗi người chúng ta tùy theo cá tính, đặc điểm và văn hóa riêng của mỗi người. Ta cần bảo vệ căn tính Kitô vì đó là một kho tàng quý báu. Tuy nhiên, căn tính này còn mang đến thêm cho mỗi người một điều nữa: đó chính là hương vị!
    "Đặc tính Kitô giáo mà chúng ta có
    được thật tuyệt đẹp. Nếu anh chị em tìm kiếm sự thuần nhất, và mọi người trở thành 'muối’ trong cùng một cách thức, thì mọi thứ sẽ giống như người nội trợ nấu nướng nêm quá nhiều muối, người ta chỉ nếm được vị mặn của muối thay vì thưởng thức bữa ăn.
    "Đặc tính Kitô giáo chính là: mỗi người là chính mình, với những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban tặng.
    "'Muối cho
    đời'này phải được chia sẻ với tha nhân. Nếu chúng ta cất giữ, nó sẽ trở nên nhạt nhẽo và ẩm ướt."
    Vâng, cảm ơn Chúa Hài
    Đồng,
    Con phải là chính con, với hương vị riêng của con, với đặc sủng Chúa ban cho con, và con sẽ đem những ân huệ ấy chia sẻ với mọi người cho cuộc đời thêm đậm đà, cho tình người thêm nồng ấm và cho lòng tin còn mãi trên trái đất này.
    Trong
    đêm Giáng Sinh, các Thiên Thần hát vang lời chúc;
    "Vinh danh Thiên Chúa trên trời
    Bình an dưới thế cho người Chúa thương"
    Chúa yêu thương tất cả mọi người, không loại trừ ai. Chúa muốn ban bình an cho mọi người, mọi thời, mọi nơi.
    Tuy nhiên chỉ khi nào con có từ tâm, thiện tâm, thành tâm thì con mới lãnh nhận
    được bình an từ trời cao.
    Khi lòng con đầy ác tâm, tà tâm, tà ý thì chính con khép tất cả các cánh cửa lại, làm sao nhận
    được bình an.
    "Bình an dưới thế cho người thiện tâm…"
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  6. Có 3 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  7. #4
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default KHI NHÀ TU ĐI KIẾM MỘT NHÀ TU

    KHI NHÀ TU ĐI KIẾM MỘT NHÀ TU
    Không phải là vị linh mục đang cai quản một nhà thờ đi tìm linh mục đồng chí đồng lòng bàn chuyện xây sửa nhà thờ nhà xứ, hay làm tượng đài bia đá cho to cho đẹp. Đây là chuyện một vị linh mục già khả kính, tóc trắng phau phau, một tre già đi tìm tre bánh mật mà cậy nhờ một việc.
    Một việc chả
    đem lại cho hai người tu sĩ chưa từng gặp nhau ấy danh thơm tiếng tốt hay lợi nhuận gì cho cam, mà chỉ là vì cả hai thầy tu cùng giống nhau là cứ thấy đau đáu trong lòng khi người ta khổ quá, phải xót thương người vì mình luôn được Chúa xót thương.
    Những Tiếng Thét Xé Lòng 
    Thầy tu già quê ở Bình thuận. Một lần về quê, ông nghe tiếng người kêu thét ở đâu mà xé ruột xé lòng. Đó không phải tiếng thét của trẻ thơ khóc đòi sữa mẹ, mà là tiếng gừ gào lạ lẫm của loài thú hoang. Chẳng phải một gừ gào, mà là dàn đồng ca gừ gào, nghe thật là ghê rợn.
    Thì phải "
    đến mà xem" mới biết chuyện gì. Đến xem để rồi thấy não cả ruột gan, như là thấy thân xác Chúa của mình quằn quại trên thập giá.
    Hai vợ chồng già như cây tre khô chỉ còn biết nép vào nhau. Bốn thằng con to gộc
    đang thét gào. Còn một thằng nằm sõng sượt miệng há hốc ra. Nằm thì nằm, cơm vẫn phải ăn, không thể đói dù một bữa.
    Kỳ lạ, những cái tô inox giống hệt nhau. Người cha thì thào : "Bọn nó
    điên mà biết đó. Ăn cơm tô mà không giống nhau cũng xảy chuyện cha ơi!"
    Người vợ hom hem xụt xịt : "Năm thằng con tâm thần đó không những ăn tô giống nhau mà cơm cũng phải nhiều giống nhau nữa. Ăn mà không no chúng nó rượt đánh chạy chúng con có cờ. Khổ nỗi cho ăn no rồi chúng nó "xịt" ra đầy nhà, rồi trây chét ra tùm lum, có biết sạch dơ gì đâu. Dơ dáy hôi thối không thể nào chịu nổi."
    - Thế trong nhà không có
    được đứa nào tỉnh hay sao? Vị linh mục não lòng.
    - Bà vợ nấc lên nghẹn ngào : "Dạ có… Vợ chồng con có hai
    đứa con gái bình thường, không điên, gả được cho nhà người ta rồi. Nhưng khổ quá, bây giờ cả hai cháu đều bị bệnh bướu cổ ba cái xe đò chi chi đó!
    - Bướu cổ Ba-xe-
    đô. Bà này, biết thì hẵng thưa thốt !
    Ông chồng chỉnh bà vợ.
    Hai vợ chồng khốn khổ bỗng rùng mình. Mới
    đó đã 43 năm. Nửa đời người ngập ngụa trong đói nghèo bệnh tật u ám…
    Niềm Hy Vọng Tắt Dần
    Hồi trước n
    ăm 1975, ông Toàn mấy năm là lính phía đằng trong. Ông lặn lội đi rừng đi rú hành quân, đói khát thì uống nước suối ăn rau rừng. Gian khổ lắm chứ có đâu mà sung sướng.
    Ông về phép. Những ngày phép hiếm hoi của
    đời lính. Vợ chồng sum họp. Hạnh phúc thật ngắn ngủi quý hiếm. Họ vui mừng khi có được đứa con trai đầu lòng, cũng bình thường bụ bẫm như ai. Chừng hơn năm thì nó cạu cọ khác trẻ thường. Hai vợ chồng cũng rầu rĩ, song chưa hẳn là bi quan cho lắm. Họ còn trẻ mà, còn có cơ hội.
    Khi sinh thêm, thằng em lại giống thằng anh, cũng cạu cọ khác thường. Lần này họ bắt
    đầu lo sợ thật sự nhưng vẫn nuôi niềm hy vọng. Cặp vợ chồng đau khổ cđẻ cố, cách năm một đứa lại chào đời. Nhưng hỡi ôi ! Năm thằng con trai chẳng đứa nào ra gì. Niềm hi vọng mong một mống bình thường thế là tắt lịm !
    Thời gian sau n
    ăm 1975 mới thật là khủng khiếp. Ông toàn nhớ lại : "Trong giai đoạn vô cùng khó khăn thiếu thốn đó, thật đau lòng xót ruột khi nhìn bầy con lít nhít. Đứa lớn nhất mới hơn mười tuổi, đứa bé nhất mới lên bốn, y như bầy thú hoang. Chúng nó ngáo ngơ. Chúng nó khóc cười. Chúng nó cắn nhau như là loài thú. Nhưng dù gì đi nữa chúng vẫn cứ là con mình. Chúng vẫn cứ khiến mình phải đau đớn xót xa. Và vì thế vẫn cố mà hi vọng…"
    Thế rồi trong niềm hy vọng mong manh như sương khói trên cành, vợ chồng ấy có thêm hai
    đứa gái nữa. Chúng nó không điên, nhưng chúng lại ốm dặt dẹo luôn. Trong căn nhà rách nát, cặp vợ chồng khốn khổ chăm hai đứa bé gái leo nheo còn tỉnh táo giữa một bầy con trai điên, mà muốn vỡ óc vỡ đầu, phải dạc thân kiếm cái cho chúng ăn. Họ biết là đám con mình bị điên mà không có cái khái niệm đem chúng đi chữa trị ở viện tâm thần. Một phần vì không tiền, ăn còn chưa có lấy đâu đi bệnh viện, một phần vì mặc cảm con cái mình là phận con lính chế độ cũ làm gì có tiêu chuẩn chữa trị. Sau này nghe người ta kháo láo với nhau về nạn nhân "chất độc da cam", họ mới giật mình, xong đâu dám mơ rằng con mình có quyền lợi, dù chút đỉnh ! Có đêm vợ chồng thức trắng, nhìn nhau mà nghẹn ngào : "Lạy chúa ! Địa ngục chính là đây, chứ có đâu xa. Xin Chúa xót thương!"
    Bà cảnh bật khóc khi nhớ lại những năm tháng đọa đày khổ ải đã trải qua. Bà từng lê lết
    đi ăn xin về cho bầy con ngáo ngơ. Tốn tiền tàu xe đi xa nhà, mất công mất sức, nhưng nhục lắm khi người ta nhìn mình với ánh mắt miệt thị. Chẳng được gì, lại phải lê thân gầy về. Nhà chẳng có thu nhập gì ngoài năm sào ruộng. Lâu lâu bầy con có đứa chạy xổng ra đường rầy xe lửa. Bà lại phải vất vả chạy đi tìm đưa về. Mẹ còm nhách chở thằng con to đùng. Nó ghì chân xuống đường xệt xệt, và chửi mẹ y như ông bố chửi đứa con. Người hai bên đường ngó nhìn lạ lẫm kinh ngạc. Bà tủi thân tủi phận, thấy mình chẳng còn là con người nữa.
    Hai vợ chồng nhà ấy rùng mình như muốt rũ
    đi tất cả nỗi thống khổ. Với họ giờ này có một nỗi lo canh cánh hiện ra lù lù. Mấy hôm rày trời mưa, người ta xả lũ vô tội vạ, chẳng nghĩ gì đến dân nghèo hèn khốn khổ thấp cổ bé miệng. Họ bị thiệt thòi quyền lợi mà chẳng biết kêu ai. Thế là năm sào ruộng tiêu tùng vì úng nước. Đã nghèo còn gặp cái eo. Lấy tiền đâu mà gieo mà cấy lại bây chừ ? Không cấy không gieo thì lấy gì cho chúng ăn ? Đấy, cái nỗi khổ này như sờ thấy mó thấy, như đá tảng đè nặng trên đôi vai gầy guộc mà chả thể nào cất đi đâu cho được.
    Tre Già Tìm Tre Bánh Mật
    Mang theo nỗi não nề phận người của gia
    đình năm con trai điên và hai con gái bướu, người linh mục già về dòng tu ở thành phố, lòng nặng trĩu suy tư : "Phải giúp cái gia đình khốn khổ này thôi, mà mình thì lực bất tòng tâm. Xin Chúa xót thương…" À, vị linh mục như sực nhớ ra. Lòng Chúa xót thương. Phải rồi! Phải chạy đến lòng Chúa xót thương. Không còn nguồn hy vọng nào ngoài chốn này. Những ai được Chúa xót thương thì phải biết xót thương người khác. Những ai rao giảng lòng thương xót thì phải thực hành lòng xót thương. Ông đi tìm những con người như thế. Ông có nghe người ta nói tới họ đâu đó rồi…
    - chúa ơi! Đúng rồi. Ông ấy là lãng tử. Nhà tu già nghe vài bà đi lễ kháo nhau. Hồi đó ổng với đám áo xanh đi như nước lũ tràn bờ. Đi khắp nơi, chả có chỗ nào khó nghèo heo hút mà họ chê. Càng đèo heo hút gió họ càng tới. Đi riết người cứ như tre bánh mật! Ổng là lãng tử thì ai biết đâu mà tìm?
    Vậy mà nhà tu tre già lần tìm ra
    được nhà tu tre bánh mật !
    Thư gửi
    đi thì gửi vậy, nhà tu già cũng chưa chắc tu tre bánh mật có hồi âm…
    Ấy vậy mà có hồi âm. Không phải là thư hồi âm mà là người tìm
    đến tận nhà. Người học trò áo xanh tới gửi món quà của thầy mình mong vị linh mục già tìm cách trao gấp cho gia đình khốn khổ ấy, để đám người chẳng có trí khôn ấm cái bụng mà bớt gào, và hai người già đau khổ là cha mẹ chúng có dịp mà thở, vui mừng vì đám con đỡ đói.
    Ngoài ra ông còn gửi cho vợ chồng già ấy những món quà tinh thần là tràng chuỗi, ảnh, sách và CD bài giảng về lòng chúa xót thương. Ông vẫn nói với học trò rằng trên đời này ai cũng là người nghèo. Nghèo vật chất. Nghèo tinh thần. Nếu chỉ trao tặng cho người nghèo mấy kí gạo, mì, đường, rồi họ ăn cũng hết, rồi lại than sầu kể khổ. Cần phải trao tặng họ món ăn tinh thần nữa để họ biết cách cầu nguyện, biết cách lần chuỗi lòng thương xót, nghe giảng về lòng Chúa xót thương. Nhờ đó họ thêm lòng tin tưởng phó thác vào Chúa, biết chạy đến với Chúa, và cảm nghiệm được Chúa vẫn hiện diện với họ, cảm thông và yêu thương họ, dù hoàn cảnh hiện tại họ vẫn còn chất chồng khó khăn. Phải giúp đỡ họ cả hai mặt như thế thì họ mới cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và sống an vui hạnh phúc hơn. Chính những người giầu tiền lắm của nhưng nghèo tinh thần cũng rất cần được chăm sóc về đời sống tâm linh. Họ tưởng mình đầy đủ không cần ai, nhưng thực sự họ rất nghèo nàn trong đời sống thiêng liêng và rất cần có người quan tâm giúp đỡ họ về mặt này. Họ thật đáng tội. Họ thiếu mà tưởng mình đủ, không có mà tưởng mình dư thừa.
    Khơi Lên Niềm Hy Vọng
    Hôm ra bưu
    điện nhận món quà từ nơi xa gửi tới, hai vợ chồng già ngỡ ngàng, mừng hết lớn luôn. Bữa ăn hôm đó, năm cái tô inox đầy vun cơm bằng nhau. Lũ con đứa đứng đứa nằm, không gừ gào như mọi khi. Chúng ngắm tô cơm, mắt chúng hình như bớt láo liên mà lại ươn ướt như là sắp khóc. Hai ông bà rưng rưng xúc động trước món quà của lòng Chúa thương xót dành cho những người cần được xót thương.
    Họ mở CD "20 Bài Giảng Lòng Thương Xót" ra nghe. Họ mân mê tràng chuỗi và ngắm nhìn bức hình Chúa Thương Xót. Thật lạ lùng. Ánh mắt Chúa nhìn họ tràn đầy lòng xót thương. Một tay Chúa giơ ra chúc lành cho những con người khốn khổ. Tay kia Chúa chỉ vào trái tim như mời gọi họ hãy tìm nơi nương ẩn ấm áp nhất nơi tấm lòng xót thương vô cùng này. Bấy lâu nay vì lầm than vất vả quá, họ suýt quên còn có Chúa vẫn yêu thương chăm sóc họ.
    "lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào chúa!" Hai vợ chồng cùng nhau thì thầm lời kinh khi đám con dịu bớt tiếng thét gào và thiu thiu ngủ.
    Khi lá thư cảm ơn kịp
    đến tay người nhận, thì mấy cái tô cơm inox cũng vơi vơi dần. Năm đứa điên đó cũng biết bớt ănđể chia san cho hai người chị có cái bướu sưng to, đau đớn rên hừ hừ một góc.
    "Chúng con
    đã nhận được món quà của lòng Chúa thương xót. Để tỏ lòng biết ơn, vợ chồng con chỉ biết âm thầm chấp nhận thánh giá… Gia đình con như một trại tâm thần nhỏ, 5 đứa bị bệnh tâm thần, 2 đứa bị bệnh bướu cổ. Những đứa tâm thần ăn uống không như người khôn. Đến mỗi bữa ăn từ cha mẹ đến con cái phải chia đều. Vậy mà cha mẹ có được ăn trọn đâu, nhịn cho con ăn no. Cho ăn ít thì chúng chửi. Cho ăn no thì chúng tiêu tiểu vung vãi, hôi hám thối tha quá sức… Còn nhiều thứ khổ lắm, nhưng vì quá thương con nên cha mẹ phải chấp nhận.
    Suốt 43 n
    ăm qua, gia đình con như địa ngục trần gian. Vợ chồng con luôn tin tưởng phó thác cho Chúa. Xin Người lo liệu. Vợ chồng con không dám than thở nhiều, sợ làm mất lòng Chúa
    …"
    Ở một nơi nào
    đó, người lãng tử biết hết. Ông biết cả tiếng thở dài của người mẹ già đêm đêm úp mặt vào vách khóc thầm. Thương bầy điên một, thì thương bà mẹ già tỉnh táo mà đành bất lực nhìn đàn con chết lần chết mòn ấy mười. Món quà lòng thương xót được học trò ông gởi ngay về bình thuận với lời nhắc nhở : "Cầu nguyện để lòng thương xót của Chúa không bỏ sót một ai. Một mảnh đời bể nát được xoa dịu là quà tặng đẹp lòng Chúa. Các con hãy nhớ lấy !"
    Trong một ngôi giáo
    đường ở thành phố, hồi chuông chiều vừa dứt, người ta nắm tay nhau, cất cao lời kinh : "Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới"
    Và ở hai tu viện nào
    đó, có hai linh mục lặng lẽ mỉm cười, tràng chuỗi sẵn sàng cho giờ nguyện tối !
    T.HLập
    Đông 2013
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  8. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com