Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Gởi bài chia sẻ - Lm. Giuse Trần Đình Long.

  1. #1
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default Gởi bài chia sẻ - Lm. Giuse Trần Đình Long.

    Kính gởi
    Quý Cha,
    Quý Tu Sĩ
    và Anh Chị em,
    bài chia sẻ :
    - “Thư Gởi Chính Mình”
    - “Thánh Thể và Tình Bạn”
    - “Món Quà Lòng Thương Xót”
    để cùng chia sẻ, hiệp thông
    và xin cầu nguyện cho con trong ngày kỷ niệm 22 năm lãnh tác vụ linh mục (21/12/1991 – 21/12/2013) .
    Kính chúc Mùa Giáng Sinh và Năm Mới tràn đầy Bình An và Niềm Vui nơi Lòng Thương Xót của Chúa Hài Đồng và Mẹ Maria.

    Lm. Giuse Trần Đình Long
    Dòng Thánh Thể

    - “Chúng ta phải là tu hội mà nơi đó các thành viên trổi vượt về tình thương huynh đệ dành cho nhau… Những mối liên hệ của chúng ta phải làm sao tỏa ra được tình yêu của Chúa chúng ta. Chúng ta phải trở thành tu hội mà hầu như tình yêu và sự thiện hảo chan chứa nơi đây.” (Cha Thánh Eymard)

    - Thiên Chúa đã truyền dạy: “Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch. Ngươi không được thiên vị người yếu thế khi họ có việc kiện tụng” (Xh 23:1-3)

    - “Mục vụ của Giáo hội phải là mục vụ của tình thương dịu dàng (pastorale de la tendresse), làm chứng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa, một cách đặc biệt đối với các tội nhân. Cần đề cao và thi thành “mục vụ của lòng thương xót của Thiên Chúa (pastorale de la miséricorde). Mọi thành phần Dân Chúa, nhất là các mục tử, cần phải là những “Đấng an ủi khác” (alter Paraclitus): Hãy ủi an Dân Chúa và mọi người. Hãy mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người.” (Đức Phó TGM GP Saigon Phaolô Bùi Văn Đọc)
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  3. #2
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default Thư gởi chính mình

    THƯ GỞI CHÍNH MÌNH
    (Lm. Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể)


    Trong suốt năm qua, mỗi tháng tôi viết một lá thư gởi cho các địa chỉ, từ Chúa Hài Đồng, đến các Thánh, các Thiên Thần, các Đức Giáo Hoàng, người cùng khổ, bạn trẻ, thiếu nhi, thậm chí gởi cả cho Satan nữa !
    Có người hỏi tôi viết lúc nào và viết như thế nào. Xin thưa những lá thư ấy tôi không viết bằng cái
    đầu và đôi tay trên bàn vi tính, nhưng tôi viết bằng đầu gối và trái tim ở trong nhà nguyện. Mỗi ngày tôi đến quỳ bên Thánh Thể, nhỏ to tâm sự với Chúa. Rồi tôi nói chuyện với người mà tôi muốn viết thư cho như thử là chúng tôi đang ở trước mặt Chúa. Tôi thấy Chúa đang hiện diện giữa chúng tôi để lắng nghe tiếng nói từ trái tim đến trái tim, chứ không phải từ những cái đầu lý luận hay tranh cãi hơn thua. Cứ thế, hết giờ chầu này đến giờ chầu khác, giòng tâm sự cứ tuôn chảy bởi quyền năng Thánh Thần chứ không phải bởi sức hèn trí thấp của tôi.
    Điểm lại những lá thư gởi đi, tôi thấy thiếu mất một người chưa nhận được. Người đó chính là tôi. Thế nên đây là thư tôi gởi cho chính mình, nói với chính mình, để mình hiệp nhất với chính mình, để mình là mình chứ không là ai khác.
    Hiệp Nhất Với Chính Mình
    Hàng n
    ăm, trước ngày lễ Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại, Giáo Hội dành một tuần lễ từ 17 đến 25 tháng Giêng để cầu nguyện cho việc hiệp nhất các Kitô hữu.
    Khi nói
    đến hiệp nhất, tôi thường chỉ nghĩ đến hiệp nhất giữa người này với người kia, nhóm này với nhóm nọ… Thế nhưng làm sao người ta có thể hiệp nhất với nhau được, nếu không hiệp nhất được với chính mình, nếu mình không là mình, nếu thân-khẩu-ý không hiệp nhất, nếu tư tưởng-lời nói-hành động không là một.
    Tư tưởng và lời nói, khẩu và ý của tôi không hiệp nhất với nhau khi tôi nghĩ một
    đàng nhưng nói một nẻo. Đầu tôi nghĩ thế này mà miệng tôi nói thế kia. Có thể vì tôi sợ "sự thật mất lòng", mà tôi không muốn mất lòng, nên tôi không dám nói thật. Có thể vì tôi ngại đụng chạm, sợ bị thiệt thân, sợ bị trù dập, sợ bị vạ lây nên tôi tránh né sự thật, không dám lên tiếng bênh vực cho công lý, cho người thấp cổ bé họng. Có thể vì tôi muốn lấy lòng cấp trên, muốn được thăng quan tiến chức, cho nên tôi nói lời bợ đỡ xu nịnh tâng bốc, không đúng với sự thật, không thật với lòng mình. Có khi lòng tôi ghét cay ghét đắng mà ngoài miệng thì cứ xởi lởi xã giao vui vẻ "ngoài miệng thơn thớt nói cười, mà trong bụng chứa một bồ dao găm”. Đúng là "khẩu phật tâm xà" chứ không phải là "có sao nói vậy người ơi"!
    Tôi bỗng giật mình khi nghe lời Chúa nói : "Loài rắn
    độc kia, xấu như các ngươi thì làm sao nói điều tốt được? Vì lòng có đầy miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng của mình. Tôi nói cho các ngươi hay : đến Ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói. Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án; và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án." (Mt 12,34-37).
    Chết thật! Tại lời nói của tôi mà tôi sẽ bị kết án. Vậy mà từ trước tới giờ tôi cứ phát ngôn vô tội vạ, ai thiệt ráng chịu, vì tôi có quyền mà. Ai dám nói ngược lại ý của tôi ? Từ giờ trở
    đi tôi phải hết sức "cẩn ngôn". Tôi phải chịu trách nhiệm về những gì tôi nói. Làm sao cho ý thật trong sáng để lời nói thật rõ ràng minh bạch, không có hàm ý hay ngụ ý gì trong đó, nhất là phải tránh xa "thâm ý"! Ý tưởng không rõ ràng thì lời nói lủng củng. Nói mà không biết mình nói gì thì làm sao người nghe hiểu ý mình muốn diễn tả điều gì.
    Lời nói và việc làm, khẩu và thân của tôi không hiệp nhất với nhau khi tôi "nói hay mà làm không hay", chỉ "nói mà không làm", hoặc
    đứng “chỉ tay năm ngón", tệ hơn nữa là "nói một đàng làm một nẻo"! Tôi thấy mình chẳng khác gì các kinh sư và người Pharisiêu giả hình được Chúa nói trong Tin Mừng : "Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Môise mà giảng dạy. Vậy tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì không buồn động ngón tay vào." (Mt 23, 2-4).
    Tôi vẫn
    đứng trên tòa giảng dạy dỗ người khác rất hay, văn chương bóng bảy lắm (đôi khi lấy trên mạng chứ đâu phải của tôi), thế nhưng tôi có xác tín điều tôi rao giảng không? Nhất là tôi có sống được những điều tôi dạy dỗ người khác không? Tệ nhất là tôi dùng tòa giảng để chửi xéo hay la mắng người khác, để trút cơn giận của mình lên người dân vô tội. Lời giảng của tôi không là lời chứng mà lại là "phản chứng" vì cách sống của tôi đi ngược với lời tôi giảng, “ngôn hành bất nhất"!
    Tôi không hiệp nhất với chính tôi khi tôi mới được khoác lên mình một chức vụ nào
    đó là tôi thay đổi con người của mình liền. Tôi đánh mất con người thật của mình. Tôi tự hào với những "áo mão cân đai” được khoác lên mình. Tôi hợm hĩnh cho mình là người "bất khả thay" mặc dù ai cũng thấy khả năng của tôi là "rất nên thay". Ai cũng thấy chỉ mình tôi không thấy! Tôi nghĩ rằng mình đang đóng tròn vai lắm, cứ như thử là bẩm sinh mình đã có "ơn gọi" ấy rồi. Nhưng thật ra đó có phải là do khả năng của tôi đâu! Có phải con người thật của tôi như vậy đâu! Có khi tôi chỉ là người có "số hưởng", vì hoàn cảnh "không có trâu lấy bò kéo cày" đỡ vậy. Có khi tôi phải chạy chọt lo lót lấy lòng người dưới bợ đỡ người trên để “kiếm ghế”. Tất cả những chức tước địa vị đó không phải là con người của tôi. Ấy thế mà tôi cứ phải chiếm lấy và giữ lấy bằng mọi giá. Không có nó là tôi không sống được. Không có nó là tôi cảm thấy cuộc đời vô nghĩa. Thậm chí khi nghỉ hưu rồi mà cứ nghĩ mình còn đương chức. “Ông NVT ở TPHCM là một giám đốc mới về hưu. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng ông vẫn thấy hụt hẫng và stress khi sống với môi trường này, tính tình ông thay đổi hẳn. từ chỗ là người nho nhã từ tốn, ông trở nên nóng nảy cáu gắt thất thường, trí nhớ cũng sa sút nghiêm trọng. Có lần mới sáng sớm ông T đã ăn mặc lịch sự, xách cặp ra đứng trước nhà. Khi hỏi đi đâu, ông bảo đến cơ quan và chờ tài xế đến đón. Khi đó vợ ông mới nhắc là ông đã về hưu, rồi đưa ông vào nhà ăn sáng” (Pháp Luật, 22-11-13)
    Một cách sống như thế tôi đã bị "vong thân" mất rồi! Tôi đồng hóa mình với chức vụ địa vị đang nắm giữ. Cứ sợ rằng khi không còn nắm chức vụ ấy thì tôi không còn là mình nữa. Tôi phải là chính tôi chứ tôi không phải là cái chức vụ mà tôi đang nắm giữ với bất cứ giá nào.
    Về
    điểm này tôi phải bái phục Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. Khi thấy tuổi già sức yếu không thể đảm đương nhiệm vụ nặng nề được thì tự nguyện từ nhiệm, rời bỏ chức vụ cách nhẹ nhàng, rút vào trong thinh lặng và nguyện cầu, sống thanh thản với chính mình, để mình vẫn là mình…
    Tôi "tâm phục khẩu phục" ĐTC Phanxicô vì tính cách "hiệp nhất với chính mình" nơi người lãnh
    đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo. Những bài huấn đức, huấn từ, chia sẻ của ngài phần nhiều là ứng khẩu, nghĩ sao nói vậy, đơn sơ hồn nhiên chân thành giản dị thực tế, không mầu mè khách sáo kiểu cách nặng hình thức. Con người ấy đúng là "trước sau như một". Trước khi được bầu làm Giáo hoàng sống thế nào thì sau khi được bầu vẫn sống như thế. Giản dị bình dân khó nghèo từ chỗ ăn ở đến nơi làm việc và phương tiện đi lại. Điểm nổi bật nhất là ngài đã "ngôn hành hiệp nhất". Sống những điều mình giảng dạy và dạy những điều mình sống.
    Thông tín Huê
    Đăng của RFI nhận xét : “Đức Giáo Hoàng quyết định tiếp tục đeo cái thánh giá bằng bạc mà ngài đã có sẵn từ khi còn là Hồng y, thay vì phải đổi lấy cái thánh giá bằng vàng mà Vatican vẫn thường ra lệnh đúc cho các Đức Giáo Hoàng. Lý do là để tránh những tiêu phí không đáng. Trong khi di chuyển Đức Giáo Hoàng cũng tránh không dùng xe hơi sang trọng cao cấp mà chỉ dùng những chiếc xe nhỏ thực dụng, như trường hợp lúc công du sang Brazil hồi tháng 7 vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã di chuyển từ phi trường vào thành phố trên một chiếc xe hơi nhỏ rất bình thường, không còi hụ, không có lính dẫn dường chạy giữa đường phố ùn tắc giao thông khiến đội ngũ bảo vệ cũng có những lúc lo lắng. Để gần gũi với giáo dân, Đức Giáo Hoàng cũng hay nhấc điện thoại trực tiếp nói chuyện với những giáo dân đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng, như trường hợp của một anh sinh viên Ý hồi tháng 8 vừa qua, hay cho một người vừa bị bại liệt sau một tai nạn giao thông…"
    Tôi cảm phục ĐTC vì đã dám nói thẳng nói thật, dám nói những gì cần phải nói, nói chính những gì mình suy nghĩ, dù làm nhức nhối nhiều người đang nắm quyền lực trong tay. Ngài chẳng sợ mất lòng cũng chẳng sợ mất mạng.
    ĐTC khiển trách một vị Tổng Giám Mục Đức quốc hoang phí hoặc những vị linh mục không rửa tội cho trẻ em sinh ngoại hôn, vì họ "chủ trương duy giáo quyền tân thời mang tính chất khiêm khắc và giả hình". ĐTC dám tấn công thẳng mặt vào thứ nền kinh tế thiên giầu hại nghèo. Hơn thế nữa ĐTC đã sống được những gì mình nói và chỉ nói những gì mình có thể sống được. Không phô trương sa hoa kiểu cách. Không làm để quay phim chụp hình đưa lên các phương tiện truyền thông như khi ĐTC cúi xuống rửa chân hôn chân nữ tù nhân, ôm hôn những người tàn tật và các em thiếu nhi.
    Tôi cũng như nhiều người trên thế giới rất xúc
    động khi nhìn tấm hình ĐTC trò chuyện thân mật, ôm hôn và đặt tay ban phước cho người đàn ông "mặt quỷ". Riva, 53 tuổi, sống tại Vincenza, nước Ý, chính là người được ĐTC ôm tại quảng trường Thánh Pherô vào buổi chiều ngày 6-11-2013.
    Người "mặt quỷ" Riva cho biết: "Tôi thấy mình như
    đang ở trên thiên đàng khi Giáo Hoàng ôm hôn ban phước. Bàn tay Ngài chạm vào tôi rất nhẹ nhàng. Tôi vô cùng cảm động bởi Đức Giáo Hoàng ôm tôi không hề do dự. Dù bệnh của tôi không lây nhưng Ngài không biết điều đó”.
    Và mới đây tôi không cầm được nước mắt khi thấy ĐTC ôm hôn và cầu xin ơn trên ban phước lành cho một người đàn ông "không mặt" vì khuôn mặt bị biến dạng không còn hình người nữa.
    Chả thế mà ngày 11-12-2013, ĐTC Phanxicô
    đã được tạp chí Time uy tín của Mỹ bình chọn là "Nhân Vật Của Năm 2013”. Đây là lần thứ ba một vị giáo hoàng nhận được sự bình chọn này của Time. Trước đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII cũng được chọn là "Nhân Vật Của Năm" vào các năm 1994 và 1962.
    Bà Nancy Gibbs, tổng biên tập tờ Time cho biết : "Do đã đưa quyền lực giáo hoàng ra khỏi cung điện để đến với đường phố, thúc đẩy giáo hội lớn nhất thế giới đối diện với các nhu cầu sâu sắc hơn, do đã tạo ra sự thăng bằng chính đáng giữa phán xét và thương xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nhân vật năm 2013 của báo Time”. Bà nhấn mạnh : "Hiếm khi có một nhân tố mới xuất hiện trên trường quốc tế lại thu hút bấy nhiêu sự chú ý nhanh đến như thế như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, dù đối với giới trẻ hay người lớn tuổi, giữa các tín hữu hay những người còn nghi ngại"
    (Còn tiếp)
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  4. Được cám ơn bởi:


  5. #3
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    THƯ GỞI CHÍNH MÌNH ( tiếp theo)


    Hiệp Nhất Trong Giáo Hội
    Tôi vẫn tự hỏi, làm sao Giáo Hội Công Giáo có đến 3.000 giáo phận rải khắp trên các đại lục với rất nhiều ngôn ngữ, nhiều nền văn hóa mà có thể hiệp nhất được? Và tôi tìm thấy câu trả lời trong sách giáo lý Công Giáo số 161, vì Giáo Hội "có duy nhất một đức tin, một đời sống bí tích, một sự kế vị tông đồ, một niềm hy vọng và một đức ái chung”. Những người Công Giáo hiệp nhất với nhau trong đức tin, đức cậy,đức ái, trong các bí tích và sứ vụ. Đó là những cột trụ nâng đỡ tòa nhà Giáo Hội.
    Khi nói về sự hiệp nhất của Giáo Hội, trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ tư 25-9-2013 tại quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh đây là món quà tuyệt vời của Thiên Chúa. Giáo Hội là một cho tất cả. ĐTC mời gọi mỗi người hãy tự hỏi mình : "Tôi có cảm nhận được sự hiệp nhất này không? Tôi có sống sự hiệp nhất này không? Hay là tôi không quan tâm bởi vì tôi đã đóng kín trong cái nhóm nhỏ của tôi hay trong chính mình tôi? Có phải tôi là một trong những người muốn "riêng tư hóa" Giáo Hội cho chính phe nhóm của riêng tôi, cho quốc gia của tôi, cho bạn bè của tôi? Khi tôi nghe biết có rất nhiều Kitô hữu trên thế giới đang đau khổ, tôi dửng dưng thờ ơ hay tôi cảm thấy đau xót tựa như ai đó trong gia đình tôi đang đau khổ? Tôi có cầu nguyện cho nhau không? Có những thương tổn cho sự hiệp nhất này không? Chúng ta có thể làm tổn thương sự hiệp nhất này không?"
    Không tránh né sự thật, không tô hồng hay thổi phồng, ĐTC nhìn nhận một cách thẳng thắn : "Thật không may, chúng ta thấy rằng trong tiến trình của lịch sử, cũng như bây giờ, chúng ta không luôn luôn sống hiệp nhất. Đôi khi những sự hiểu lầm, những xung đột, những căng thẳng, những chia rẽ làm nảy sinh vết thương đó. Giáo Hội không có được khuôn mặt mà chúng ta mong muốn. Giáo Hội không thể hiện tình bác ái, điều mà Chúa muốn. Chúng ta là những người tạo ra những vết rách nát! …Thiên Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất, nhưng thật khó để sống sự hiệp nhất nầy. Chúng ta phải tìm kiếm, xây dựng sự hiệp thông, và giáo dục chính chúng ta về sự hiệp thông này, để vượt qua những hiểu lầm và chia rẽ, bắt đầu với gia đình, với các thực thể giáo hội, trong đối thoại đại kết. Thế giới của chúng ta đang cần sự hiệp nhất, sự hòa giải, sự hiệp thông và Giáo Hội là Ngôi Nhà của sự hiệp thông."
    Tới đây tôi nghe lời Thánh Phaolô nhắc nhở :"Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau" (Ep 4,1-3).
    Rồi tôi bỗng giật mình khi nghe ĐTC mời gọi tôi tự vấn : "Tôi có làm cho sự hiệp nhất tăng triển trong gia đình, giáo xứ, trong cộng đoàn hay tôi là nguyên nhân gây chia rẽ, gây khó khăn? Tôi có sự khiêm tốn, kiên nhẫn, và hy sinh, để hàn gắn những vết thương cho sự hiệp thông không?" Thật đáng xấu hổ, các câu trả lời của tôi đều là… không!
    Hiệp Nhất Với Anh Em
    Mấy ngày qua, trên các phương tiện truyền thông người ta bức xúc bàn tán xôn xao về vụ "cướp bia" ở vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa. Ngày 4-12-2013, ông Hồ Kim Hậu lái xe chở bia đi giao hàng, khi đang đổ dốc thì bất ngờ một chiếc xe du lịch băng ngang nên ông phải đánh nhanh hết tay lái để tránh tai nạn và khỏi lao vào nhà dân nên 1000 thùng bia bị đổ xuống. Khi ấy, thay vì chạy lại giúp người bị nạn, người dân đã ào ra lấy bia. Gần 1000 thùng bia bị cướp, thiệt hại 310 triệu đồng. Ông rớm nước mắt : “Khi xe bia bị đổ, tôi đứng giữ bia, nhưng họ lao vào giành giật rồi mang đi. Cản người này thì người khác nhào vô lấy. Hết người này lấy rồi người kia lấy chở đi. Tôi van xin năn nỉ họ trong tuyệt vọng, bất lực, và dù nước mắt tôi rơi nhưng họ cứ thay nhau lấy bia. Khi tôi cản, họ còn đòi đánh tôi. Tôi là tài xế, đi làm thuê nên bây giờ tôi có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe…"
    Những người "cướp bia" nghĩ gì khi ngồi rung đùi bên bàn nhậu với những lon bia cướp được của một anh tài xế nghèo quê Bình Định lên TP ở trọ, đang nuôi con nhỏ mới 5 tháng tuổi ? Nếu họ biết rằng mình là chi thể trong một thân mình thì có nỡ làm như thế không? Những chi thể trong một thân mình liên kết với nhau, tác động trên nhau, ảnh hưởng hỗ tương giúp đỡ nhau chứ đâu phải giành giật đấu đá loại trừ nhau.
    Công Đồng Vaticanô II xác định Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô : "Chúa Giêsu qua việc thông truyền Thánh Thần của Người cho các anh em của Người, tụ tập từ mọi dân tộc, Người làm cho họ một cách mầu nhiệm thành thân thể của Người" (Hiến Chế Tín Lý. Lumen Gentium, 7).
    Trong buổi Triều Yết Chung tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 19-6-2013, ĐTC nói : “Hội Thánh không phải là một hội từ thiện, văn hóa hay chính trị, nhưng là một thân thể sống động. Và thân thể này có một đầu, là Chúa Giêsu, Đấng hướng dẫn nó, nuôi nấng nó và nâng đỡ nó."
    Rồi ĐTC nhấn mạnh: "Nếu đầu bị tách ra khỏi phần còn lại của thân thể thì toàn thể con người không còn có thể sống được. Vì vậy, chính trong Hội Thánh, chúng ta phải luôn liên kết mật thiết hơn bao giờ hết với Chúa Giêsu. Nhưng không chỉ có thế: như một thân thể, điều quan trọng là các mạch máu phải luân chuyển trong đó, cho nên chúng ta phải để cho Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong bí tích Thánh Thể nuôi nấng chúng ta, linh động hóa chúng ta, để cho tình yêu của Người củng cố tình yêu tha nhân của chúng ta. Và điều đó phải luôn luôn! Luôn luôn, luôn luôn!"
    Như vậy muốn duy trì được sự hiệp nhất với chính mình, hiệp nhất với nhau thì điều quan trọng nhấtlà chính bản thân tôi phải luôn hiệp nhất với Chúa Giêsu, tín thác nơi Người, định hướng đời mình theo Tin Mừng, nuôi dưỡng mình bằng cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và tham dự các Bí Tích.
    Biết là như thế đó, mà tôi có chịu làm như vậy đâu! Tôi chỉ kêu gào các chi thể hiệp nhất với nhau, tổ chức hội thảo học hỏi về hiệp nhất, nhưng chính mỗi chi thể lại không gắn kết với cái đầu là Đức Kitô mà lại kết bè với tiền tài danh vọng chức tước địa vị thì làm sao có thể hiệp nhất với nhau được? Kết bè với nhau, tạo vây cánh bênh đỡ nhau, rồi tranh chấp nhau từng li từng tí, như vậy tôi đã làm tắc nghẽn các mạch máu lưu thông trong cơ thể, tôi đã gây ra biết bao thiệt hại cho cộng đoàn, cho Hội Thánh.
    Tôi phải đấm ngực mình vì đã đi ngược với lời Thánh Phaolô : "Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất." (1 Cr 12,12-13)
    Thật đáng buồn vì tôi đã không sống theo Lời Chúa và giáo huấn của giáo hội. Tôi thường "nhân danh sự hiệp nhất" mà bắt mọi người phải răm rắp theo ý mình. Tôi muốn đúc khuôn tất cả mọi người theo mẫu mựcđạo đức của tôi, theo tiêu chí của tôi. Để “bảo vệ sự hiệp nhất”, tôi không cho phép có những ý kiến ngược với tôi, không chấp nhận sự đa dạng, không chấp nhận sự khác biệt và bóp nghẹt mọi sáng kiến từ trong trứng nước. Tôi ung dung hãnh diện với sự hiệp nhất giả tạo, tẻ nhạt, chán ngắt, duy ý chí đó.
    Hãy nghe ĐTC nói về tính đa dạng trong sự hiệp nhất : "Trong Hội Thánh, có nhiều nhiệm vụ và chức năng đa dạng; không có sự đồng nhất tẻ nhạt, nhưng có sự phong phú của những hồng ân mà Chúa Thánh Thần ban phát. Nhưng có sự hiệp thông và hiệp nhất: tất cả đều liên hệ với nhau và tất cả kết hợp để tạo thành một thân thể quan trọng duy nhất, liên kết mật thiết với Đức Kitô…”
    Thấy rõ nguy cơ chia rẽ, ĐTC tha thiết xin mọi người : “Hãy học cách thắng vượt chủ nghĩa cá nhân và chia rẽ, để hiểu nhau hơn, để hòa hợp sự đa dạng và phong phú của mỗi người... Chúng ta đừng đi theo con đường chia rẽ, con đường tranh chấp nhau! Tất cả hãy hiệp nhất! Tất cả hiệp nhất với những khác biệt của mình, nhưng thống nhất luôn luôn: đây là con đường của Chúa Giêsu. Sự hiệp nhất luôn luôn hơn các xung đột. Sự hiệp nhất là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin từ Thiên Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi những cám dỗ về chia rẽ, khỏi những tranh chấp giữa chúng ta, khỏi tính ích kỷ và ngồi lê mách lẻo. Việc nói hành nói xấu nguy hại biết bao, nguy hại biết bao! Đừng bao giờ nói chuyện của người khác. Đừng bao giờ! Những chia rẽ giữa các Kitô hữu, tinh thần bè phái, những tư lợi nhỏ nhen, đã gây cho Hội Thánh không biết bao nhiêu là thiệt hại!... Hãy tìm sự hiệp nhất, sự hiệp nhất làm thành Hội Thánh. Sự hiệp nhất đến từ Đức Giêsu Kitô. Người sai Chúa Thánh Thần xuống với chúng ta để tạo sự hiệp nhất."
    Ngày 31-07-2013, ĐTC Phanxicô đã chọn "Tình Huynh Đệ” làm chủ đề Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 47 được cử hành vào ngày 01-01 hằng năm.
    Từ khi khởi đầu thừa tác vụ Phêrô, ĐTC đã nhấn mạnh đến việc phải chống lại "nền văn hóa loại bỏ" và thay vào đó là "nền văn hóa gặp gỡ", để xây dựng một thế giới công lý hòa bình và hiệp nhất.
    "Nền văn hóa chỉ lo cho hạnh phúc cá nhân dẫn đến việc mất ý thức trách nhiệm và mối tương quan huynh đệ. Tha nhân, thay vì là những người như chúng ta, lại bị coi như là đối thủ hoặc kẻ thù và thường bị đối xử như đồ vật. Không lạ gì, người nghèo túng bị coi là một "gánh nặng", một trở ngại cho sự phát triển. Nhiều lắm, họ cũng chỉ được coi là những người phải nhận trợ cấp hay trợ giúp nhân đạo… Trong một thế giới ngày càng phát triển quan hệ tương liên, chúng ta không thể làm được gì nếu thiếu tình huynh đệ tốt đẹp... Toàn cầu hóa thờ ơ phải nhường chỗ cho toàn cầu hóa tình huynh đệ."
    Muốn hiệp nhất thì phải yêu thương. Ở đâu có tình yêu thương đích thực thì sẽ có hiệp nhất. Nói về hiệp nhất mà không có yêu thương thì chỉ là thùng rỗng kêu to. Nói về yêu thương mà không hiệp nhất được với nhau thì chỉ là giả tạo.
    Ước gì chủ đề “Tình Huynh Đệ” không chỉ được nhắc tới trong ngày Đầu Năm như một khẩu hiệu hô hào rõ to trong ngày đại hội cho xong rồi thôi, nhưng đó phải là niềm thao thức trăn trở trong suốt năm và suốt đời người. Thao thức và tìm mọi cách thực hiện để có sự hiệp nhất trong tư tưởng-lời nói-việc làm. Trăn trở vì bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu : "Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta" (Ga 17,11b)
    Lời cuối trong lá thư gởi cho chính mình, xin được hiệp thông với vị cha chung của giáo hội trong lời nguyện:
    "Lạy Chúa, xin giúp chúng con trở thành những chi thể của Thân Thể Hội Thánh luôn luôn kết hiệp mật thiết với Đức Kitô; xin giúp chúng con không làm cho Thân Thể Hội Thánh bị đau khổ vì những xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng con; xin giúp chúng con thành những chi thể sống động liên kết với nhau bằng một sức lực duy nhất, là sức lực của tình yêu mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng con. Xin cho chúng con được hiệp nhất hơn nữa, để không bao giờ là khí cụ của sự chia rẽ; xin hãy làm cho chúng con được cam kết –như một lời kinh tuyệt vời của Thánh Phanxicô : đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem hiệp nhất vào nơi bất hòa. Amen"
    Để nhớ 22 năm lãnh tác vụ linh mục21/12/1991 – 21/12/2013
    TĐL.
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  6. Được cám ơn bởi:


  7. #4
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default Thánh Thể và Tình Bạn

    THÁNH THỂ VÀ TÌNH BẠN
    "Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ, nhưng là bạn hữu
    Lm. Giuse Trần
    Đình LongDòng Thánh Thể
    (viết theo Jack Dowling)
    Cựu Ước cũng như Tân Ước
    đề cập đến nhiều khía cạnh của mối tương giao giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa được hình dung như một quan toà, một ông vua, một người tình ghen tương, như người tình bị bỏ rơi, một người tình chung thủy, như người bạn … và còn nhiều khía cạnh khác. Con người là thụ tạo, là bụi đất, là kẻ tội lỗi, những người phải ký vào một hiệp ước, như người tình bất trung, như người bạn, và nhiều mặt khác. Trong Tin Mừng Gioan, tình bạn được mô tả như cao điểm của mối tương quan với Thiên Chúa được ban cho những người theo Đức Kitô. Chúng ta cùng tìm hiểu tình bạn của ta với Thiên Chúa, và tình bạn đó đạt đỉnh điểm cao nhất trong Thánh Thể như thế nào.
    Trong Cựu Ước, chỉ một mình Abraham là người
    được Chúa chỉ định là "bạn của Người, "Nhưng phần ngươi, hỡi Israel tôi tớ của Ta; Hỡi Giacop, kẻ Ta tuyển chọn, dòng dõi Abraham, bạn của Ta" (Is 41, 8). Các khuôn mặt khác như Giacop, Môisê, và Đavid được xem như các tôi tớ của Thiên Chúa. Lý do là vì Chúa đã ban cho Abraham lời hứa làm tổ phụ của dân Chúa chọn, và cũng vì Abraham đã tin vào lời hứa đó: “Ông tin Đức Chúa, và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính" (St 15, 6). Thiên Chúa đã giao trọn tương lai dân Chúa cho ông, và đáp lại, ông tin vào Thiên Chúa.
    Tin tuởng lẫn nhau là nền tảng của mọi tình bạn. Và chính niềm tin này giữa Thiên Chúa và Abraham trở thành mẫu mực cho mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Chúng ta hãy nghĩ sâu về bản chất sự việc này: thiết lập nên tình bạn với con người, Thiên Chúa như giao phó mình cho loài thụ tạo là con người. Hãy nhớ lại chúng ta
    đã thận trọng như thế nào, trước khi thực sự kết bạn tâm giao với người khác. Thiên Chúa cũng đã thận trọng như vậy đối với Abraham.
    Phải qua một thời gian chuẩn bị lâu dài trong Cựu Ước để đào sâu quan hệ "Chủ Tớ" giữa Thiên Chúa và con người, mới đến quan hệ “bạn hữu” nhờ ân sủng của Chúa Giêsu trong Tân Ước. Ngay trong các bản văn của Tân Ước, cũng có sự phát triển trong việc hiểu những khả năng mà Đức Giêsu đến trong trần gian có thể làm cho những ai ước muốn ở trong tương quan với Thiên Chúa thành hiện thực.
    Phaolô nhấn mạnh mối quan hệ "nghĩa tử". Thánh nhân nói rằng người Kitô hữu không ở dưới sự quản lý của Thần Khí nô lệ là sự sợ sệt, nhưng nhận lãnh Thần Khí nghĩa tử, cho phép chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha: Abba."Phần anh em, anh em
    đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên "Abba ! Cha ơi !. Chính Thần Khí chứng thực cho chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa…" (Rm 8, 15-16).
    Từ kinh nghiệm bản thân,
    Đức Giêsu đã gọi Thiên Chúa là Cha và mời gọi ai theo Người cũng gọi Thiên Chúa là Cha như vậy. Phaolô giải thích điều này có nghĩa là trong Đức Kitô, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Người, chúng ta được mời gọi làm thành viên gia đình của Chúa, trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa. Do đó chúng ta sống trong quan hệ gia đình với Chúa, như con cái đối với cha mẹ.
    Thánh Gioan hiểu ý nghĩa mối quan hệ này với Thiên Chúa với nhãn quan mới. Trong diễn từ cuối cùng, mà thánh Gioan coi như bản đúc kết giáo huấn của Chúa, Đức Giêsu còn nói với các môn đệ họ không phải là nô lệ vì Người đã không giấu họ kinh nghiệm cuộc sống bản thân với Cha Người. Nhưng họ chính là bạn hữu của Người vì Người đã cho họ biết "tất cả những gì Người đã nghe được nơi Cha”. “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết." (Ga 15, 15). Lời này của Đức Giêsu cho phép ta hình dung cảnh cha đang ngồi bàn bạc với con trai trưởng một điều gì rất quan trọng cho cả hai cha con. Họ thảo luận với nhau chẳng những vì họ là cha con, nhưng còn là bạn hữu.
    Vào thời Chúa Giêsu, nền v
    ăn hóa Hy Lạp rất được đề cao. Theo nền văn hóa này thì quan niệm về tình bạn chủ yếu đặt nền tảng trên quan hệ hỗ tương thân mật giữa những người ngang hàng nhau. Không thể có tình bạn với những người nô lệ, phụ nữ, trẻ con. Vào thời đó, tình bạn tương đối chỉ dành cho một số ít người, và được xem như đặc quyền của những công dân có học vấn cao ở các thành thị.
    Việc trao
    đổi tình cảm chỉ xảy ra trong tình bạn chân thật và nhằm làm lợi ích cho cá nhân liên hệ hoặc cho cộng đoàn xã hội họ đang sống. Một người giàu có khi cảm thấy mình gần kề với cái chết, thường tổ chức bữa tiệc từ biệt mời bạn bè đến tham dự. Trong bữa tiệc có những lời chúc tụng chủ nhân và sau cùng một chúc thư được đọc lên cho mọi người nghe.
    Theo Tin Mừng Gioan, trong diễn từ ở bữa tiệc ly, cũng có những nét tương tự với những bữa tiệc giã từ theo v
    ăn hóa. Nhưng tại bữa tiệc ly của Chúa, thực khách không nghĩ là mình ngang hàng với Chúa Giêsu. Và Người phải loan báo cho họ biết điều này. Chính tại nơi đây mà mầu nhiệm của mối tương quan giữa Thiên Chúa với chúng ta được mạc khải rõ hơn. Nhờ việc Chúa đến với chúng ta trong nhân tính của Chúa Giêsu, mà theo một nghĩa nào đó, chúng ta được trở thành Thiên Chúa, nghĩa là đã nâng chúng ta lên để có thể chia sẻ sự hiệp thông của Chúa Cha với Chúa Giêsu, trở thành đối tác trong cuộc luận đàm của Ba Ngôi Thiên Chúa, trở thành bạn hữu của Thiên Chúa.
    Vậy, dù là con cái của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng
    đã trở thành bạn hữu của Người nhờ hồng ân cao cả Chúa trao ban chính mình trong Đức Giêsu Kitô. Nhận thức tiệm tiến của các môn đệ về chân lý này được thấy rõ trong những trình thuật về các lần xuất hiện của Chúa Phục Sinh. Họ cùng ăn với Người, hoặc mời Người ăn với họ, đôi khi Người mời họ ăn với Người. Các môn đệ lại nhận ra Người trong lúc bẻ bánh. Và họ phải nhận ra rằng vì những gì Người đã làm cho họ, vì Người là ai, nên họ là những người bạn thực sự của Chúa. Họ có thể chia sẻ với Người đến mức mà trước đây họ không sao tưởng tượng ra được vì họ thừa biết chiều sâu và mãnh lực tình yêu của họ đối với Người không thể đưa họ đến mức độ này.
    Các môn
    đệ trên đường Emmau đã dùng lời hùng biện và thuyết phục để mời nguời khách lạ lưu lại dùng bữa với họ vì trời đã tối. Và khi thấy Người cầm bánh chúc tụng, họ đã khám phá ra rằng họ đã từng được quyền làm bạn với Người. Sau cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, các môn đệ trở về với nghề ngư phủ của mình. Khi thấy có người nào đó đang chuẩn bị bữa ăn cho họ trên bờ, và cất tiếng gọi họ :"Anh em hãy đến mà ăn” (Ga 21, 12), họ nhận ra đó là Bạn của họ.
    Thánh Lễ là bữa
    ăn mà người Kitô hữu được mời gọi đến để cùng nhận ra Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, con của Đức Maria, người anh nuôi và cũng là người bạn của họ : "Khi đồng bàn vơi họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người" (Lc 24, 30-31).
    "Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa cho chúng con có cơ hội
    để suy niệm trên hồng ân cao cả mà Chúa đã ban cho chúng con trong Đức Giêsu Ki-tô: đó là hồng ân được trở nên bạn hữu đích thực của Chúa. Nguyện xin Chúa giúp chúng con hiểu thấu và cảm nếm hồng ân cao cả này là được làm bạn với Chúa, Hồng ân mà qua quá trình dài lâu theo sát chúng con, Chúa đã mạc khải cho chúng con để phát triển mối quan hệ thân tình này.
    Lạy Chúa Giêsu,
    Đấng Cứu Chuộc, lương thực dưỡng nuôi và tâm điểm đời sống chúng con, xin cho chúng con tham dự tiệc Lời và Nhiệm Tích của Chúa với lòng hân hoan vui mừng. Xin cho chúng con hiểu mọi thực tại con người dưới ánh sáng Thánh Thể của Chúa.
    Chúa là Bánh Hằng Sống, Rượu của Lòng Xót Thương, xin biến
    đổi chúng con thành Thân Mình Chúa. Xin sáng soi cho chúng con để thành người thờ phượng đích thực trong tinh thần và chân lý. Amen"
    Để nhớ ngày 21-12-1991
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  8. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com