Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Chủ đề: Các Mốc Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo

  1. #1
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default Các Mốc Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo

    Chào các bạn. Là người Công Giáo chúng ta cũng nên biết đôi nét về lịch sử của Giáo Hội. Dẫu biết rằng đã có nhiều cuốn sách viết về lịch sử Giáo Hội rồi nhưng tôi tìm thấy ở đây có một sự tóm tắt cô đọng theo từng mốc thời gian rất tiện cho việc tra cứu. Tiếc rằng nguồn của nó ở đây http://www.ourcatholicfaith.org/churchhistory.html lại là tiếng Anh, vì vậy sẽ phải mất một thời gian dài chuyển ngữ. Nếu các bạn quan tâm tôi sẽ cố gắng chuyển ngữ hết cho các bạn. Nếu có ai chuyển ngữ rồi hoặc nếu các bạn biết có bản dịch tiếng Việt xin vui lòng post lên. Nếu ai biết chuyển ngữ xin phụ giúp dịch cho mọi người cùng tham khảo. Nếu tôi dịch chưa đúng xin mọi người góp ý sửa chữa. Nếu các bạn không quan tâm hoặc không có hứng thú thì tôi sẽ không dịch nữa để tiết kiệm tài nguyên diễn đàn và thời gian dịch.

    Xin cảm ơn.

    Khoảng năm 33: Lễ Hiện Xuống đầu tiên của những người theo Chúa; Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ; Thánh Phê-rô rao giảng ở Jerusalem; sự gia nhập đạo, rửa tội và quy tụ của khoảng 3000 người thành cộng đồng dân Chúa đầu tiên.
    Thánh Ste-pha-nô, thày trợ tế, bị ném đá đến chết tại Jerusalem; ngài được tôn kính như một vị tử đạo đầu tiên.
    Khoảng năm 34: Thánh Phao-lô, nguyên là Sao-lô từng là kẻ bách hại dân Chúa, đã trở lại đạo và được rửa tội. Sau ba năm ẩn dật trong sa mạc, ngài tham gia vào hội đoàn các tông đồ; ngài đã thực hiện 3 chuyến đi sứ vụ lớn và đã trở nên có tiếng là Tông đồ cho Dân Ngoại (không phải Israel); ngài bị tống ngục 2 lần ở Rô-ma và bị chém đầu tại đó giữa năm 64 và 67.
    Năm 39: Cornelius (một Dân Ngoại) và gia đình được rửa tội nhờ thánh Phê-rô; một sự kiện đáng kể báo hiệu sứ vụ của Hội Thánh cho mọi người.

    Năm 42: Sự bách hại dân Chúa nổ ra ở Palestine dưới triều cai trị của vua Herod Agrippa; Thánh Giêm Cả, vị tông đồ đầu tiên phải chết, bị chém đầu vào năm 44; Thánh Phê-rô bị tống ngục trong một thời gian ngắn; Rất nhiều người dân Chúa phải chạy trốn sang Antioch, đánh dấu sự bắt đầu phân tán của Ki-tô hữu vượt qua sự đàn áp của Palestine. Ở Antioch, những người theo Chúa lần đầu tiên được gọi là Ki-tô hữu.
    Năm 49: Ki-tô hữu tại Rô-ma, một số đáng kể các thành viên của Do Thái giáo, đã chịu ảnh hưởng xấu bởi 1 sắc chỉ Claudius cấm người Do Thái thờ phụng ở đó.
    Năm 51: Hội đoàn Jerusalem, trong đó tất cả các tông đồ tham dự dưới quyền thánh Phê-rô, ra sắc chỉ rằng phép cắt bì, ăn chay, và một số quy định khác của Luật Môi-sen không trói buộc các Dân Ngoại đã gia nhập vào cộng đồng Ki-tô hữu. Sắc lệnh thiết yếu này được ban hành để chống đối những người Do Thái đang đấu tranh rằng việc tuân giữ Luật Môi-sen đầy đủ là cần thiết cho ơn cứu rỗi.
    Năm 64: Sự bách hại nổ ra ở Rô-ma dưới triều Nê-rô, vị hoàng đế được cho là đã cáo buộc người Ki-tô hữu đốt lửa làm hủy hoại một nửa thành phố Rô-ma.
    Năm 64 hay 67 gì đó: Cuộc tử đạo của thánh Phê-rô ở Rô-ma dưới sự bách hại của triều Nê-rô. Ngài đã thiết lập tòa giám mục và sống năm cuối đời ngài ở đó sau khi rao giảng ở Jerusalem và các vùng lân cận, thiết lập một tòa giám mục tại Antioch, và chỉ đạo tại hội Đoàn Jerusalem.
    Năm 70: Hoàng đế Titus phá hủy Jerusalem.

    Năm 88-97: Triều đại Giáo Hoàng của thánh Clement I, người kế vị thứ 3 của thánh Phê-rô với tư cách Giám mục của Rô-ma, là một trong những Đức Cha Sứ Đồ (Apostolic Fathers). Lá thư thứ nhất của Ngài Clement cho tín hữu ở Cô-rin-tô, mà ngài đã được nhắc đến, được gửi bởi Giáo Hội Rô-ma tới Giáo Hội Cô-rin-tô, điều này cho thấy sự phân chia không đều trong cộng đồng Ki-tô giáo.
    Năm 95: Hoàng đế Domitian bách hại Ki-tô hữu, chủ yếu ở Rô-ma.

    Khoảng năm 100: Thánh Gio-an tông đồ và tác giả Phúc Âm chết, đánh dấu kết thúc thời kỳ các tông đồ và thế hệ đầu tiên của Giáo Hội.
    Vào giai đoạn cuối thế kỷ, Antioch (An-ti-ô), Alexandria và Ephesus (Ê-phê-sô) ở phía đông và Rô-ma ở phía Tây đã thiết lập các trung tâm cộng đồng Ki-tô giáo có tầm ảnh hưởng.

    Khoảng năm 107: Thánh Ignatius ở Antioch được tử đạo tại Rô-ma. Ngài là cây viết đầu tiên sử dụng biểu ngữ “Giáo Hội Công Giáo”
    Năm 107: Hoàng đế Trajan, trong một thư tay cho Pliny Người Em, thống đốc Bithynia, ra lệnh cho ông đừng truy lùng Ki-tô hữu nhưng hãy trừng phạt họ nếu họ bị tố giác ra ngoài công cộng và từ chối tôn kính các thần La-mã. Lá thư tay này tạo ra một kiểu mẫu cho các quan tòa La-mã để xử lý người Ki-tô hữu.
    Năm 117-138: Cuộc bách hại dưới triều hoàng đế Hadrian. Nhiều hoạt động tử đạo xảy ra trong thời kỳ này.
    Khoảng năm 125: Có sự phổ biến của các lạc thuyết, một sự kết hợp các yếu tố trong triết lý Plato và các tôn giáo thần thoại đông phương. Nó liên quan đến xác quyết rằng nguyên lý lý trí bí nhiệm tạo ra một sự thấu hiểu sâu hơn vào học thuyết Ki-tô giáo hơn là mạc khải thần thánh và đức tin. Một luận điệu lạc thuyết chối bỏ thần tính của Đức Ki-tô; các luận điểm khác chống lại tính thực tiễn về tính nhân văn của Ngài, xem đó chỉ đơn thuần là vỏ bọc (Lạc Thuyết Docetism, Phantasiasm).
    Khoảng năm 125: Rút phép thông công của ông Marcion, giám mục và lạc giáo, người xác quyết rằng có toàn bộ sự trái ngược và không có chút liên hệ nào giữa Cựu Ước và Tân Ước, giữa Thiên Chúa của người Do Thái và Thiên Chúa của người Ki-tô hữu; và thế là Sách Thánh chính tắc chỉ bao gồm các phần của Phúc Âm theo thánh Lu-ca và 10 lá thư của thánh Phao-lô. Chủ thuyết Marcion được kiểm duyệt ở Rô-ma vào năm 200 và bị kết án bởi một cộng đoàn tổ chức tại đó vào năm 260, thế nhưng lạc thuyết đó vẫn kéo dài vài thế kỷ sau ở Giáo Hội Đông Phương và có một chút dính líu vào cuối thời Trung Cổ.
    Khoảng năm 125: Thánh Polycarp, giám mục Smyrna và là môn đệ của thánh Gio-an tác giả Phúc Âm, chịu tử đạo.
    Khoảng năm 156: Xuất hiện lạc thuyết Montanus, một dạng tôn giáo quá khích do “tiên tri” Montanus khởi xướng. Giáo lý căn bản của nó là sự sắp xảy ra cuộc quang lâm lần thứ 2 của Chúa, phủ nhận thần tính của Giáo Hội và năng lực tha tội, và nền tảng đạo đức quá khắt khe. Lạc thuyết này, được rao giảng bởi Montanus người Phrygia và những người khác, bị kết án bởi thánh Giáo Hoàng Zephyrinus (199-217).
    Năm 161-180: Triều đại của Marcus Aurelius. Cuộc bách hại của ông, khởi phát khi xuất hiện một thảm họa tự nhiên, còn bạo lực hơn các cuộc bách hại của các hoàng đế trước ông.
    Năm 165: Thánh Justin, một cây viết Ki-tô giáo quan trọng thời kỳ đầu, chịu tử đạo tại Rô-ma.
    Khoảng năm 180: Thánh Irenaeus, giám mục Lyons và là một trong những nhà thần học tiên khởi vĩ đại, viết cuốn Adversus Haereses. Ngài phát biểu rằng cách giảng dạy và truyền thống của Tòa Thánh La Mã là chuẩn mực cho niềm tin.
    Năm 196: Tranh cãi về lễ Phục Sinh, liên quan đến ngày cử hành lễ--Một ngày Chủ Nhật, theo cách cử hành của Giáo Hội Phương Tây, hay vào ngày thứ 14 tháng Nisan (theo lịch người Do Thái gốc-Hip-ri), không phân biệt ngày thứ mấy trong tuần, theo cách cử hành của Giáo Hội Đông Phương. Cuộc tranh luận đã không giải quyết được vấn đề vào thời điểm này.
    Cuốn Didache, phiên bản hiện còn có niên đại từ thế kỷ thứ 2, là một bản ghi chép quan trọng về niềm tin Ki-tô giáo, cách thức và sự quản lý vào thế kỷ thứ nhất.
    Chữ la-tinh được đưa vào với vai trò là ngôn ngữ lễ nghi trong Giáo Hội Tây Phương. Các ngôn ngữ lễ nghi khác là Aramaic và Hy Lạp.
    Trường dạy giáo lý hỏi đáp ở Alexandria, có nền móng từ giữa thế kỷ này, đạt được ảnh hưởng không ngừng trong việc học giáo lý, giảng dạy và luận giải Kinh Thánh.
    Năm 202: Cuộc bách hại dưới triều hoàng đế Septimius Severus, người muốn thiết lập một tôn giáo đơn giản, chung trong đế quốc La Mã.
    Năm 202: Tertullian, một người tân tòng từ năm 197 và là một cây viết giáo sĩ vĩ đại đầu tiên bằng tiếng La-tinh, đã gia nhập nhóm Lạc giáo Montanists, ông chết năm 230.
    Năm 215: Cái chết của Clement xứ Alexandria, thầy dạy của Origen và là một người cha sáng lập Trường Học ở Alexandria.
    Năm 217-235: Thánh Hippolytus, giáo hoàng đối cử đầu tiên; Ngài được hòa giải với Hội Thánh trong lúc ngồi tù trong suốt cuộc bách hại năm 235.
    Năm 232-254: Origen thiết lập Trường Học ở Caesarea sau khi bị truất phế vào năm 231 khỏi chức vụ hiệu trưởng Trường Học Alexandria; ông chết vào năm 254. Là một học giả và cây viết đồ sộ, ông là một trong những nhà sáng lập của thần học hệ thống và đã áp dụng có ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều năm.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  2. Có 7 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


  3. #2
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Khoảng năm 242: Chủ thuyết Manichaeism bắt nguồn từ Ba Tư: là sự kết hợp những sai lệch dựa trên giả định rằng 2 nguyên lý siêu việt (tốt và xấu) cùng vận động trong sự sáng tạo và đời sống, và do đó mục tiêu hàng đầu của nỗ lực con người là sự giải phóng khỏi cái xấu (vật chất). Lạc thuyết này chối bỏ nhân tính của Chúa, thẩm quyền và hệ thống thánh thiện của Giáo Hội (và nhà nước), và đã xác nhận một chế tài đạo đức làm đe dọa nền tảng xã hội. Vào thế kỷ thứ 12 và 13, nó mặc lấy các tính chất của các chủ thuyết Albigensianism và Catharism.
    Năm 249-251: Cuộc bách hại dưới triều hoàng đế Decius. Nhiều người chối bỏ đức tin đã tìm cách gia nhập lại Giáo Hội vào cuối thời kỳ bách hại năm 251. Thánh Giáo Hoàng Cornelius đồng ý với thánh Cyprian rằng những kẻ chối đạo được phép tái nhập vào Giáo Hội sau khi thỏa mãn các yêu cầu về sự ăn năn phù hợp. Giáo hoàng đối cử Novatian, không chịu như vậy, đã đấu tranh rằng những người sa ngã khỏi Giáo Hội dưới thời bách hại và/hoặc những kẻ phạm tội trọng sau khi chịu phép rửa không thể được tha thứ và nhận lại vào cộng đồng với Giáo Hội. Sự lạc giáo này đã bị kết án bởi hội nghị giáo phẩm La Mã năm 251.
    Năm 250-300: Chủ thuyết Plato mới của Plotinus và Porphyry bắt đầu có nhiều người theo.
    Năm 251: Giáo hoàng đối cử, Novatian, bị lên án ở Rô-ma.
    Năm 256: Thánh Giáo Hoàng Stephen I tán thành tính hiệu lực của phép rửa nhưng được cử hành đúng đắn bởi những người lạc giáo, trong Cuộc Tranh Luận về Tái Rửa Tội (Rebaptism Controversy).
    Năm 257: Cuộc bách hại xảy ra dưới triều hoàng đế Valerian, kẻ cố gắng phá hủy Giáo Hội như một kiến trúc xã hội.
    Năm 258: Thánh Cyprian, giám mục Carthage, chịu tử đạo.
    Khoảng năm 260: Thánh Lucian xây dựng Trường Học Antioch, một trung tâm có tầm ảnh hưởng trong việc học hỏi kinh thánh.
    Thánh Giáo Hoàng Dionysius lên án chủ thuyết Sabellianism, một dạng hình thuyết 3 ngôi (như chủ thuyết Monarchianism và Patripassianism). Lạc thuyết này kiên quyết cho rằng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là các ngôi thánh riêng biệt nhưng chỉ là 3 trạng thái thực tại và thể hiện khác của một Thiên Chúa mà thôi.
    Thánh Phao-lô người Thebes trở thành ẩn sĩ.
    Năm 261: Hoàng đế Gallienus ban hành một chỉ dụ khoan dung làm chấm dứt cuộc bách hại tổng thể trong gần 40 năm.

    Khoảng năm 292: Hoàng đế Diocletian chia đế quốc La Mã thành 2 miền Đông và Tây. Sự phân chia đã nhấn mạnh sự khác biệt về chính trị, văn hóa và các thứ khác giữa 2 miền của Đế Chế và đã làm ảnh hưởng sự phát triển khác biệt trong Giáo Hội ở Phương Đông và Phương Tây. Thanh thế của Rô-ma bắt đầu suy giảm.
    Năm 303: Cuộc bách hại nổ ra dưới triều hoàng đế Diocletian; nó đặc biệt bạo lực ở năm 304.
    Năm 305: Thánh Anthony người Heracles thiết lập nền móng ẩn tu gần Biển Đỏ bên Ai Cập.
    Khoảng năm 306: Luật ban hành nội bộ đầu tiên về đời sống độc thân của giáo sĩ được ban hành bởi hội đoàn tổ chức tại Elvira, Tây Ban Nha; các giám mục, các linh mục, trợ tế và những người trong sứ vụ khác bị cấm không được lấy vợ.
    Năm 311: Một chỉ dụ khoan hồng ban ra bởi hoàng đế Galerius dưới sự thúc giục của Constantine đại đế (Constantine the Great) và Licinius chính thức chấm dứt bách hại ở miền Tây; một vài cuộc bách hại vẫn tiếp diễn ở miền Đông đế quốc.
    Năm 313: Chỉ dụ Milan ban ra bởi Constantine và Licinius thừa nhận Ki-tô giáo như là một tôn giáo hợp pháp trong Đế Chế La Mã.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  4. Có 4 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


  5. #3
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  800px-MapEWRomanEmpire.jpg
Lần xem: 319
Kích thước:  56.6 KB
    • Khoảng năm 292: Hoàng đế Diocletian chia đế quốc La Mã thành 2 miền Đông và Tây. Sự phân chia đã nhấn mạnh sự khác biệt về chính trị, văn hóa và các thứ khác giữa 2 miền của Đế Chế và đã làm ảnh hưởng sự phát triển khác biệt trong Giáo Hội ở Phương Đông và Phương Tây. Thanh thế của Rô-ma bắt đầu suy giảm.




    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  6. Có 2 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


  7. #4
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 314: Hội đoàn Arles lên án chủ thuyết Donatism, vì tuyên bố rằng phép rửa được cử hành bởi những người lạc giáo là có hiệu lực, theo cái nhìn của nguyên lý cho rằng thánh lễ có hiệu quả từ Chúa, chứ không từ điều kiện tinh thần của sứ vụ phàm nhân của họ. Sự lạc giáo đã bị lên án một lần nữa tại hội đoàn Carthage năm 411.
    Năm 318: Thánh Pachomius thiết lập nền móng đầu tiên cho đời sống tu trì, khi được so với đời sống độc thân của các ẩn sĩ ở thượng miền Ai Cập.

    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  Map_of_Council_of_Nicaea.jpg
Lần xem: 338
Kích thước:  64.5 KB


    Năm 325: Đại hội đoàn thể Nicaea (I). Hoạt động chính yếu của đại hội là lên án lạc thuyết Arianism, là một lạc thuyết tai hại nhất trong các lạc thuyết thời kỳ đầu, nó chống lại thần tính của Chúa. Sự lạc giáo do Arius người Alexandria, vốn là một linh mục khởi xướng. Những người theo chủ thuyết Arians và một số theo chủ thuyết nửa-Arians phổ biến giáo lý của họ khắp nơi, thiết lập cơ cấu và giáo hội riêng của họ, và gây ra những rối loạn cho Hội Thánh trong nhiều thế kỷ. Hội đoàn này đã đóng góp vào việc hình thành Kinh tuyên xưng đức tin Nicene (Creed of Nicaea-Constantinople) vốn là khung sườn cho kinh Tin Kính ngày nay; thống nhất ngày cử hành lễ Phục Sinh; thông qua các điều khoản liên quan đến nội quy của tu sĩ; chấp nhận các đợt phân chia dân số của Đế Chế như một kiểu mẫu cho tổ chức thẩm quyền của Giáo Hội.

    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  220px-Rylands_Nicene_Creed_papyrus.jpg
Lần xem: 228
Kích thước:  14.2 KB
    Mảnh chép tay cổ nhất còn tồn tại của kinh tin kính Nicene, có niên đại vào thế kỷ thứ 5 (nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Nicene_Creed)
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  8. Có 3 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


  9. #5
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 326: Với sự hỗ trợ của thánh nữ Helena, Cây Thập Tự Thực Sự trên đó Chúa chịu đóng đinh đã được tìm thấy
    Năm 337: Rửa tội và cái chết của hoàng đế Constantine.
    Khoảng năm 342: Bắt đầu 40 năm bách hại ở Ba Tư.
    Năm 343-344: Một hội đoàn ở Sardica xác nhận lại học thuyết đã thiết lập bởi Đai hội Nicaea lần thứ nhất và cũng tuyên bố rằng giám mục có quyền kháng cáo tới Giáo Hoàng với tư cách là thẩm quyền cao nhất trong giáo hội.
    Năm 361-363: Hoàng đế Julian kẻ bỏ đạo đã khởi nghĩa một chiến dịch bất thành chống lại Giáo Hội để cố sức phục hồi chủ nghĩa thờ thần ngoại như là tôn giáo của Đế Chế.
    Khoảng năm 365: Cuộc bách hại Ki-tô giáo chính thống dưới triều hoàng đế Valens ở Đông Phương.
    Khoảng năm 376: Bắt đầu cuộc xâm lăng man rợ ở Tây Phương.
    Năm 379: Cái chết của thánh Basil, là cha đẻ của Lối sống tu trì (Father of Monasticism) ở Đông Phương. Các bài viết của ngài đóng góp rất lớn vào việc phát triển các quy tắc cho đời sống Tôn Giáo.
    Năm 381: Đại hội hội đoàn Constantinople (I). Đại hội lên án một số loại hình của chủ thuyết Arianism cũng như Macedonianism, các loại hình của các chủ thuyết này chống lại thần tính của Chúa Thánh Thần; đóng góp vào chủ điểm của bản tuyên xưng đức tin Nicene (ở Đại hội đoàn thể Nicaea I); phê chuẩn Constantinople như một tòa giám mục thứ 2 sau Rô-ma để tỏ lòng ngưỡng mộ.
    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  constantinople.jpg
Lần xem: 478
Kích thước:  55.3 KB
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 382: Sách Thánh Chính Tắc, là danh mục chính thức của các cuốn sách được linh hứng trong Thánh Kinh, đã được đưa vào trong sắc lệnh của thánh Giáo Hoàng Damasus và được phổ biến bởi hội đoàn khu vực Carthage năm 397; Các Sách Thánh Chính Tắc đã được nhận định bởi Hội Đoàn Trent vào thế kỷ thứ 16.
    Từ năm 382-vào khoảng 406: Thánh Jerome đã dịch Cựu Ước và Tân Ước sang tiếng La-tinh; tác phẩm của ngài được gọi là phiên bản Vulgate của Thánh Kinh.
    Năm 396: Thánh Augustine trở thành giám mục Hippo ở Bắc Phi.
    Năm 410: Người Visigoths dưới sự lãnh đạo của vua Alaric I đã thâu tóm Rô-ma và quân đoàn La Mã cuối cùng đã phải chạy qua vùng Britain (nước Anh ngày nay). Sự suy tàn của đế quốc La Mã bắt đầu từ chính thời điểm này.
    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  300px-Visigoth_migrations.jpg
Lần xem: 222
Kích thước:  24.5 KB

    Cuộc xâm lăng của người Visigoths (http://en.wikipedia.org/wiki/Visigoths)
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  12. Được cám ơn bởi:


  13. #7
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 430: Thánh Augustine, giám mục ở Hippo trong 35 năm, đã chết. Ngài là một nhà bảo vệ mạnh của học thuyết chính thống giáo chống lại học thuyết Manichaeism, Donatism và Pelagianism. Độ sâu và phạm vi các bài viết của ngài đã làm cho ngài có ảnh hưởng vượt trội trong tâm tưởng người Ki-tô hữu hàng thế kỷ.
    Năm 431: Đại hội giáo đoàn Ephesus. Đại hội này lên án chủ thuyết Nestorianism, vốn chống lại sự hợp nhất của thần tính và nhân tính của Chúa. Định nghĩa Mẹ Chúa Trời (Theotokos -Bearer of God) là một danh hiệu cho mẹ Ma-ri-a. Mẹ của Con Thiên Chúa Làm Người; lên án chủ thuyết Pelagianism. Sự lạc thuyết của nhóm Pelagianism diễn tiến từ giả định rằng Adam có một quyền vốn dĩ về đời sống siêu nhiên, cho rằng loài người có thể đạt được sự giải thoát nhờ các nỗ lực của sức mạnh vốn có và ý chí tự do của mình; nó dính dáng đến những sai lạc liên quan đến tính chất tự nhiên về nguồn gốc tội lỗi, ý nghĩa của ơn ban và các vấn đề khác. Chủ thuyết có liên quan một phần đến chủ thuyết Pelagianism bị lên án bởi hội nghị đoàn thể ở Orange vào năm 529.


    (Ê-phê-sô http://www.jesuswalk.com/ephesians/0_intro.htm)




    Năm 432: Thánh Patrick đến Ireland. Vào thời gian ngài chết năm 461 hầu hết đất nước này đã gia nhập đạo, các tu viện được xây dựng và cơ cấu đã được thiết lập.
    Năm 438: Quy tắc Theodosian, một bản biên dịch sắc lệnh cho Đế Chế, được ban hành bởi hoàng đế La Mã Đông Phương Theodosius II; nó có ảnh hưởng lớn đến hệ quả luật dân sự và giáo luật.



    (Ảnh Chalcedon http://orthodoxwiki.org/Chalcedon)

    Năm 451: Đại hội giáo đoàn Chalcedon, hoạt động chính yếu của đại hội là lên án chủ thuyết Mono-physitism (hay còn gọi là Eutychianism), vì chống lại nhân tính của Chúa bằng cách cho rằng Chúa chỉ có đúng một thần tính.
    Năm 452: Thánh Giáo Hoàng Leo Cả thuyết phục vua Attila người Hun tha cho Rô-ma. (Wikipedia: Hoàng đế La Mã Tây Phương Valentinian III đã gửi 3 phái viên, các quan chức dân sự cấp cao Gennadius Avienus và Trigetius, cùng với Giám Mục Rô-ma Leo I đến gặp Attila ở Mincio kế cận vùng Mantua, và nhận được lời hứa từ nhà vua rằng ông sẽ rút khỏi Italy và đàm phán hòa bình với Hoàng Đế)
    Năm 455: Bộ tộc Vandals (Phía đông nước Đức) dưới sự lãnh đạo của vua Geiseric đã thâu tóm Rô-ma.

    Năm 484: Giáo trưởng Acacius ở Constantinople bị rút phép thông công do ký vào văn bản Henoticon, một văn bản đầu hàng lạc giáo Monophysite. Việc rút phép thông công nàu đã khơi lên làn sóng ly giáo Acacian Schism giữa Giáo Hội Phương Đông và Phương Tây kéo dài trong 35 năm.
    Năm 494: Thánh Giáo Hoàng Gelasius I tuyên bố trong một lá thư gửi cho Hoàng Đế Anastasius rằng giáo hoàng có năng lực và thẩm quyền trên toàn đế quốc về mặt tinh thần.
    Năm 496: Clovis, Vua vùng Franks, đã gia nhập đạo và trở thành nhà bảo hộ Ki-tô giáo ở Phương Tây. Dân tộc Frank trở thành một dân tộc Công Giáo.
    Năm 520: Các tu viện ở Ireland nở rộ thành các trung tâm cho đời sống tinh thần, đào tạo sứ vụ và các hoạt động học thuật.
    Năm 529: Hội đoàn Orange lần 2 lên án lạc thuyết Semi-Pelagianism.
    Khoảng năm 529: Thánh Benedict xây dựng tu viện ở Monte Cassino. Một vài năm trước khi ngài chết vào năm 543 ngài đã viết một bộ quy tắc tu viện, đã được thi hành với ảnh hưởng dữ dội dưới dạng phong cách đời sống tôn giáo. Ngài được gọi là Cha đẻ của đời sống tu viện ở Tây Phương.
    Năm 533: John II trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đổi tên. Cách thức này đã không trở nên phổ thông cho đến thời giáo hoàng Sergius IV (1009).
    Năm 533-534: Hoàng đế Justinian đã ban bố quy tắc Corpus Iuris Civilis cho thế giới La Mã, giống như quy tắc Theodosian, nó ảnh hưởng đến hệ quả luật dân sự và giáo luật.
    Khoảng năm 545: Cái chết của Dionysius Exiguus là người đầu tiên đánh mốc lịch sử từ ngày sinh của Chúa, một cách làm nảy sinh ra các từ Trước Công Nguyên và Sau Công Nguyên. Các tính toán của ông trễ ít nhất là 4 năm.
    Năm 553: Đại hội giáo đoàn Constantinople (II). Đại hội này lên án bản viết Three Chapters; là loại bản viết tiêm nhiễm lạc thuyết Nestorian của Theodore người Mopsuestia, Theodoret người Cyrus và Ibas người Edessa.
    Năm 585: Thánh Columban xây dựng một trường dòng có tầm ảnh hưởng ở Luxeuil.
    Năm 589: Một vài kỳ họp hội đoàn Toledo quan trọng nhất được tổ chức. Người Visigoths từ bỏ lạc thuyết Arianism, và thánh Leander bắt đầu tổ chức Hội Thánh ở Tây Ban Nha.
    Năm 590-604: Triều đại thánh Giáo Hoàng Gregory I. Ngài thiết lập cách thức và kiểu cách của chế độ giáo hoàng được thịnh hành suốt thời Trung Cổ; gây ảnh hưởng lớn lên học thuyết và nghi thức tế lễ; hỗ trợ mạnh mẽ về nội quy tu viện và đời sống độc thân của tu sĩ; là các bản viết có thẩm quyền trên nhiều lãnh vực. Thánh nhạc Gregorian là cái tên để ngưỡng mộ ngài.
    Năm 596: Thánh Giáo Hoàng Gregory I gửi thánh Augustine người Canterbury và 40 tu sĩ đi làm sứ vụ truyền giáo bên nước Anh.
    Năm 597: Thánh Columba chết. Ngài đã sáng lập một tu viện quan trọng ở Iona, thiết lập các trường học và đã làm sứ vụ truyền giáo đáng lưu ý ở Scotland. Vào giai đoạn cuối thế kỷ, các tu viện nữ đã phổ biến; Đời sống tu viện Tây Phương đã phát triển mạnh; Lối sống tu viện ở Đông Phương, dưới sự ảnh hưởng của chủ thuyết Monophysitism và các yếu tố khác đã làm mất đi sức sống của nó.
    Năm 613: Thánh Columban thiết lập một tu viện có tầm ảnh hưởng ở Bobbio miền bắc nước Ý; ngài chết ở đó vào năm 615.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  14. Được cám ơn bởi:


  15. #8
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 622: Chuyến đi của tiên tri Mohammed từ Mecca đến Medina đánh dấu sự khởi đầu của Hồi Giáo mà, vào cuối thế kỷ đó, chiếm hầu hết tất cả miền nam Địa Trung Hải.
    Năm 628: Heraclius, Hoàng đế Phương Đông, giành lại Cây Thánh Giá Thực (True Cross) từ tay người Ba Tư.
    Năm 649: Một Hội nghị Giáo Đoàn ở tòa lâu đài Lateran (Rô-ma) lên án 2 tuyên cáo sai lệch (Ecthesis và Type) ban hành bởi hai hoàng đế Heraclius (Phương Đông) và Constans II (Hoàng đế Byzantine) vì đã hòa hợp chủ thuyết Monophysites (Chúa chỉ có 1 thần tính) với Giáo Hội.
    Năm 664:Các động thái của Hội Nghị Whitby tiến đến việc chấp nhận các cách thức của Rô-ma ở Anh Quốc, đặc biệt liên quan đến ngày cử hành lễ Phục Sinh. (xem tranh cãi về Lễ Phục Sinh)
    Năm 680-681: Hội Giáo Đoàn ở Constantinople (III). Lên án chủ thuyết Monothelitism, nó cho rằng Chúa chỉ có 1 thiên tính; chỉ trích Đức Giáo Hoàng Honorius I vì trong một lá thư gửi cho Sergius, vốn là giám mục Constantinople, trong đó ngài đã phát biểu nhập nhằng nhưng không sai về tính đơn nhất của ý muốn và/hoặc cách hoạt động của Chúa.
    Năm 692: Hội nghị Trullo ở Constantinople. Quy định của Giáo Hội Phương Đông về đời sống độc thân của tu sĩ được ấn định, cho phép hôn nhân trước khi chịu chức trợ tế và tiếp tục hôn nhân sau đó, nhưng cấm kết hôn tiếp nếu người vợ đó chết. Chống lại các luật định Rô-ma góp phần vào sự xa cách Đông –Tây.
    Trong suốt thế kỷ, ảnh hưởng của tu viện ở Ireland và Anh Quốc tăng cao ở Tây Âu; các trường học và sự học suy giảm; chế tài về đời sống độc thân của tu sĩ trở nên nghiêm ngặt hơn ở Đông Phương.
    Năm 711: Người Hồi Giáo bắt đầu chinh phục Tây Ban Nha.
    Năm 726: Hoàng đế Leo III, người Isauria, khởi phát một chiến dịch chống lại việc cung kính ảnh và thánh tích; gọi là Iconoclasm (phá ảnh tượng), việc này đã gây hỗn loạn ở Đông Phương cho đến khoảng năm 843.
    Năm 731: Đức Giáo Hoàng Gregory III và một hội nghị ở Rô-ma đã lên án việc bài trừ thánh tượng, với một tuyên cáo rằng việc tôn kính thánh tượng là phù hợp với truyền thống Công Giáo.
    Thánh khả kính Bede phát hành cuốn Ecclesiastical History of the English People.
    Năm 732: Thủ lĩnh Charles Martel đánh bại người Hồi Giáo ở Poitiers, tạm dừng đường tiến quân của họ ở Phương Tây
    Năm 744: Tu viện Fulda được thiết lập bởi thánh Sturmi, một đồ đệ của thánh Boniface; nó có ảnh hưởng trong việc truyền bá phúc âm tại Đức.
    Năm 754: Một hội đoàn hơn 300 giám mục ở Byzantine chấp nhận những việc bài trừ ảnh tượng một cách sai lầm. Hội đoàn này và các hoạt động của nó bị lên án bởi hội nghị Lateran năm 769.
    Giáo Hoàng Stephen II đội vương miện lên ngôi cho Pepin (con thứ của vua Charles Martel) làm vua người Frank (Pháp ngày nay). Vua Pepin đã 2 lần xâm lược Ý, năm 754 và 756, để bảo vệ giáo hoàng khỏi bộ tộc người Lombards (Bộ tộc người Đức). Sự cấp đất của vua cho chế độ giáo hoàng, được gọi là Quà hiến tặng của vua Pepin (Donation of Pepin), sau này được nới rộng bởi vua Charlemagne (con trai của vua Pepin) và đã hình thành phần lãnh thổ của Nhà Nước của Giáo Hội.
    Khoảng năm 755: Thánh Boniface (tên khai sinh là Winfrid) chịu tử đạo. Ngài được gọi là Tông Đồ của nước Đức do sứ vụ và việc tổ chức cơ cấu của ngài ở đó.
    Năm 781: Alcuin được Charlemagne chọn làm quản lý trường học nhà vua, trường này đã trở thành trung tâm của sự lãnh đạo có trí năng.
    Năm 787: Hội giáo đoàn Nicaea (II). Lên án sự bài trừ thánh tượng, cho rằng sử dụng hình ảnh là thờ ngẫu tượng và chủ thuyết Adoptionism, cho rằng Chúa không Phải là con Thiên Chúa một cách tự nhiên nhưng chỉ là con tinh thần. Đây là hội đoàn cuối cùng được xem như là phổ quát bởi Giáo Hội Chính Thống.
    Năm 792: Một hội giáo đoàn ở Ratisbon (Regensburg) lên án chủ thuyết Adoptionism.
    Cuốn sách nổi tiếng Book of Kells (“Đại Phúc Âm của Columcille”) có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 8, cuối thế kỷ thứ 7.
    Năm 800: Vua Charlemagne được trao vương miện Hoàng đế bởi Giáo Hoàng Leo III trong ngày lễ Giáng Sinh.
    Egbert trở thành vua xứ West Saxons (Anh Quốc); ông thống nhất Anh Quốc và tăng cường Tòa Giám Mục ở Canterbury.
    Năm 813: Hoàng đế của đế chế Byzantine là Leo V, người Armenia, khơi lại việc bài trừ thánh tượng, mà nó kéo dài đến khoảng năm 843.
    Năm 814: Hoàng đế Charlemagne băng hà.
    Năm 843: Hiệp ước tại Verdun chia vương quốc Frank cho 3 cháu trai của hoàng đế Charlemagne.
    Năm 844: Tranh cãi về bí tích Thánh Thể dính líu đến bản ghi chép của thánh Paschasius Radbertus, Ratramnus và Rabanus Maurus làm phát sinh ra sự phát triển thuật ngữ liên quan đến học thuyết Chúa thực sự hiện diện trong bí tích Thánh Thể.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  16. Có 2 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


  17. #9
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 846: Người Hồi Giáo xâm chiếm Ý và tấn công Rô-ma.
    Năm 847-852: Thời kỳ của các sáng tác về những Chỉ Dụ Sai Lạc (False Decretals), một tập hợp các tài liệu giả mạo được quy cho các giáo hoàng từ thánh Clement (88-97) cho tới Gregory II (714-731). Các Sắc Lệnh này, hỗ trợ mạnh mẽ sự tự trị và các quyền của các giám mục, đã gây nghi vấn trong một khoảng thời gian dài trước khi bị chối bỏ hoàn toàn vào năm 1628.
    Năm 848: Hội nghị giáo đoàn ở Mainz lên án Gottschalk vì dạy lạc thuyết liên quan đến sự tiền định. Ông cũng bị lên án bởi hội nghị Quierzy năm 853.
    Năm 857: Photius thế chỗ Ignatius ở vị trí giáo trưởng tại Constantinople. Điều này đã đánh dấu sự khởi đầu cuộc ly giáo Photian, một trạng thái nhập nhằng các mối liên hệ Đông-Tây mà các nhà sử học vẫn chưa làm rõ được. Photius là một người có khả năng khác thường, chết vào năm 891.
    Năm 865: Thánh Ansgar, môn đồ của Scandinavia, qua đời.
    Năm 869: Thánh Cyril chết và người anh em của ngài là thánh Methodius (chết năm 885), được phong chức giám mục. Các môn đồ người Slavs đã vạch ra một bảng chữ cái và dịch Phúc Âm cùng với bộ nghi lễ sang tiếng người Slavs.
    Năm 869-870: Hội nghị giáo đoàn Constantinople (lần IV). Lên án lần 2 chủ nghĩa bài trừ thánh tượng, lên án và truất phế chức giáo trưởng Constantinople của Photius và khôi phục chức giáo trưởng lại cho Ignatius. Đây là hội nghị giáo đoàn lần cuối cùng tổ chức ở Phương Đông. Nó lần đầu được gọi là đại hội giáo đoàn bởi những người am hiểu quy tắc giáo hội vào cuối thế kỷ thứ 11.
    Năm 871-khoảng 900: Triều đại của Alfred đại đế, là vị vua nước Anh duy nhất từng được xức dầu bởi giáo hoàng Rô-ma.
    Năm 910: William, công tước ở Aquitaine, đã sáng lập dòng tu Benedictine ở Cluny, nó đã trở thành một trung tâm cải cách đời sống giáo sĩ và tu viện, đặc biệt là ở Pháp.
    Năm 915: Giáo Hoàng John X đóng vai trò chủ đạo trong việc trục xuất nhóm dân du mục Saracens từ miền trung và miền nam nước Ý.
    Năm 955: Thánh Olga, thuộc gia đình hoàng tộc Nga, được rửa tội.
    Năm 962: Otto I, đại đế, được trao vương miện lên ngôi bởi Giáo Hoàng John XII, đã khôi phục lại vương quốc Charlemagne, nó đã trở thành Đế Chế La Mã Thánh Thiện (Holy Roman Empire)
    Năm 962: Mieszko, dòng dõi vương gia đầu tiên của Ba Lan, được rửa tội; ông đã mang Ki-tô giáo La-tinh vào Ba Lan.
    Năm 988: Thánh Vladimir và dân Kiev gia nhập đạo và rửa tội sau này trở thành 1 phần của Nga.
    Năm 993: John XV, vị giáo hoàng đầu tiên ban sắc phong thánh cho thánh--Giám Mục Ulrich (Uldaric) người Augsburg—cho toàn thể Giáo Hội.
    Năm 997: Thánh Stephen trở thành thủ lãnh Hungary. Ngài giúp tổ chức cơ cấu và thiết lập Ki-tô giáo La-tinh ở nước đó.
    Năm 999-1003: Triều đại giáo hoàng Sylvester II (tên khai sinh là Gerbert người Aquitaine), một tu sĩ dòng Benedictine và là vị giáo hoàng Pháp đầu tiên.
    Năm 1009: Bắt đầu cuộc ly giáo Đông –Tây kéo dài trong Giáo Hội, đánh dấu bằng việc gạt bỏ tên của Giáo Hoàng Sergius IV ra khỏi danh sách cầu nguyện lễ nghi của người Byzantine (Phương Đông). Sự xóa bỏ này do Giáo Trưởng Sergius II của Constantinople chủ xướng.
    Năm 1012: Thánh Romuald sáng lập dòng kín Camaldolese.
    Năm 1025: Hội Giáo Đoàn ở Arras, và các nghị hội khác sau này, lên án chủ thuyết Cathari (Neo-Manichaeans, Albigenses).
    Năm 1027: Hội giáo đoàn ở Elne công bố Thỏa Hiệp Của Thiên Chúa (Truce of God) như là một phương tiện ngăn cản bạo lực; nó dính líu đến các thời kỳ đình chiến dài hay ngắn, và sau này được mở rộng thêm.
    Năm 1038: Thánh John Gualbert sáng lập luật lệ Vallombrosians.
    Năm 1043-1059: Nhiệm kỳ giáo trưởng của giáo trưởng Michael Cerularius, là hình ảnh chính yếu trong một cuộc tranh luận về vị thế của chế độ giáo hoàng. Hội nghị của ông và của người Byzantine từ chối công nhận vị thế này trong năm 1054 làm lan rộng và khô cứng Sự Ly Giáo Đông –Tây trong Giáo Hội.
    Năm 1047: Giáo Hoàng Clement II qua đời; ông là vị giáo hoàng đầu tiên được chôn ở Đức.
    Năm 1049-1054: Triều đại thánh giáo hoàng Leo IX, người mở ra phong trào cải cách chế độ giáo hoàng, giáo phận, tu viện và tu sĩ.
    Năm 1054: Bắt đầu cuộc Ly Giáo Lớn giữa Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương; nó đánh dấu sự tách rời của Giáo Hội Chính Thống khỏi sự hiệp nhất với giáo hoàng.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  18. Được cám ơn bởi:


  19. #10
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 1097-1099: Cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên trong số một vài cuộc được đảm nhận giữa thời kỳ này và năm 1265. Khôi phục lại những Vùng Đất Thánh và lấy lại quyền tự do đến đó cho người Ki-tô giáo là những mục đích ban đầu, nhưng những điều nầy đã bị trệch hướng đến những mục tiêu thứ yếu khác trong một số trường hợp. Các kết quả bao gồm: một Vương Quốc La-tinh của Jerusalem, 1099-1187; một rủi ro về quân sự và chính trị dưới dạng một Đế Chế La-tinh ở Constantinople, 1204-1261; đạt được, bằng hiệp ước, quyền thăm viếng Vùng Đất Thánh cho Ki-tô hữu. Các mối quan hệ văn hóa và kinh tế Đông-Tây đã tăng suốt thời kỳ này. Về lãnh vực tôn giáo, các hoạt động của Binh Đoàn Thánh Giá có hiệu quả làm tăng thêm sự xa cách của Phương Đông khỏi Phương Tây.
    Năm 1098: Thánh Robert sáng lập luật lệ Cistercians.
    Năm 1108: Những bước đầu của Dòng Tu và Trường Học có tầm ảnh hưởng của thánh Victor ở Pháp.
    Năm 1115: Thánh Bernard thiết lập Dòng Tu ở Clairvaux (Pháp) và khai mở chương trình cải cách luật lệ Cistercian.
    Năm 1118: Lực lượng Ki-tô hữu chiếm giữ Saragossa, Tây Ban Nha; khởi đầu sự suy thoái của người Hồi Giáo ở đất nước này.
    Năm 1121: Thánh Norbert thiết lập tu viện khởi nguồn ở Praemonstratensians gần Laon, bên Pháp.
    Năm 1122: Thỏa ước tại Worms (Pactum Callixtinum) được sắp xếp và chứng thực bởi Giáo Hoàng Callistus II và Hoàng Đế Henry V để dàn xếp ổn thỏa những tranh cãi về việc phong chức cho các giáo sĩ cấp cao. Thỏa Ước đó chỉ ra rằng hoàng đế có thể phong chức cho các giáo sĩ cấp cao với các biểu tượng về thẩm quyền tạm thời nhưng không có quyền phong chức cho họ với thẩm quyền về tinh thần, mà nó chỉ đến từ thẩm quyền Giáo Hội mà thôi, và rằng hoàng đế không được can thiệp vào việc chọn lựa giáo hoàng. Đây là một thỏa ước đầu tiên trong lịch sử.
    Năm 1123: Hội Giáo Đoàn tại lâu đài Lateran (I) ở Rô-ma, đây là hội nghị đầu tiên ở Phương Tây thuộc dạng này. Hội nghị chứng thực các điều khoản của Thỏa Ước tại Worms liên quan đến việc phong chức các giáo sĩ cấp cao và chứng thực các chính sách cải cách trong 25 mục giáo luật.
    Năm 1139: Hội Giáo Đoàn tại lâu đài Lateran (II) ở Rô-ma, chấp nhận các chính sách chống lại một sự ly giáo của giáo hoàng đối cử Anacletus và chứng thực 30 điều khoản liên quan đến kỷ luật và các vấn đề khác; một trong những hạng mục giáo luật phát biểu rằng các chức thánh là một sự trở ngại không có hiệu lực đối với hôn nhân.
    Năm 1140: Thánh Bernard gặp Abelard trong một cuộc thảo luận tại hội đoàn Sens. Abelard, người có chủ nghĩa duy lý trong thần học đã bị lên án lần đầu tiên năm 1121, đã chết vào năm 1142 tại Cluny.
    Năm 1148: Hội nghị Rheims ban hành các sắc lệnh kỷ luật nghiêm khắc cho các cộng đồng nữ tu.
    Năm 1152: Hội nghị Kells tái cơ cấu Giáo Hội ở Ireland.
    Năm 1160: Gratian, người viết cuốn Decretum đã trở thành văn bản cơ bản cho giáo luật, đã qua đời
    Peter Lombard, người biên dịch cuốn Four Books of Sentences, một văn bản thần học chuẩn định cho gần 200 năm, đã qua đời.
    Năm 1170:Thánh Thomas Becket, tổng giám mục ở Canterbury, ngài đã xung đột với vua Henry II về các mối liên hệ nhà thờ-nhà nước, đã bị giết chết trong nhà thờ chính tòa của ngài.
    Năm 1171: Giáo Hoàng Alexander III chuyển giao quá trình phong thánh lại cho Tòa Thánh.
    Năm 1179: Hội Giáo Đoàn tại lâu đài Lateran (III) ở Rô-ma, ban hành các chế tài chống lại các chủ thuyết Waldensianism và Albigensianism (xem năm 242 liên quan đến chủ thuyết Manichaeism),
    Năm 1184: Waldenses và các người lạc giáo khác bị rút phép thông công bởi Giáo Hoàng Lucius III.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  20. Được cám ơn bởi:


  21. #11
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 1198-1216: Triều đại Giáo Hoàng Innocent III, suốt thời kỳ này chế độ giáo hoàng đã đạt được đỉnh điểm quyền lực thời trung cổ, có tầm ảnh hưởng và uy tín trong Giáo Hội và trong các mối quan hệ với các thủ lãnh dân sự.
    Năm 1208: Đức Giáo Hoàng Innocent III kêu gọi một cuộc thập tự chinh, lần đầu tiên trong bản thân thế giới Ki-tô giáo, chống lại những người theo nhóm Albigensians; các niềm tin và kiểu hành sự của họ đã đe dọa cấu trúc xã hội ở miền nam nước Pháp và miền bắc nước Ý.
    Năm 1209: Xác thực bằng miệng được ban ra bởi Giáo Hoàng Innocent III cho một quy tắc sống cho Luật Lệ Thứ Yếu của Thày Dòng (Order of Friars Minor), được khởi phát bởi thánh Francis người Assisi.
    Năm 1212: Luật lệ thứ 2 của dòng Franciscans, luật lệ Nghèo Khó của thánh Clare, được sáng lập.
    Năm 1215: Hội Giáo Đoàn tại lâu đài Lateran (III) ở Rô-ma, ban hành sự tiếp nhận hàng năm của các bí tích sám hối và thánh thể; định nghĩa và chính thức sử dụng thuật ngữ hóa thể (transubstantiation) để giải thích sự biến đổi của bánh và rượu thành mình và máu của Chúa; đưa thêm vào một số sắc lệnh để chống lại các cách dạy và thi hành của nhóm chống đối Albigensians và Cathari; xác thực thêm 70 khoản giáo luật.
    Năm 1216: Một phê chuẩn trang trọng theo chế độ giáo hoàng được ban cho một quy tắc sống cho Luật Lệ của Người Rao Giảng (Order of Preachers), bắt đầu bởi thánh Dominic.
    Ơn tha tội ở nhà thờ Portiuncula được công nhận bởi Hội Thánh theo yêu cầu của thánh Francis ở Assisi bên Ý.
    Năm 1221: Quy tắc của Luật Lệ Thế Tục thứ ba của thánh Francis (Secular Franciscan Order) được xác thực bằng miệng bởi Giáo Hoàng Honorius III.
    Năm 1226: Cái chết của thánh Francis người Assisi.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  22. Được cám ơn bởi:


  23. #12
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 1231: Giáo Hoàng Gregory IX đã dùng thẩm quyền thiết lập Tòa Thẩm Tra của Giáo Hoàng để đối phó với những người lạc giáo. Đó là một sự hoang dại của thời đó, khi mà tội phạm về niềm tin và các học thuyết lạc giáo của những kẻ quá khích như nhóm Cathari và Albigenses đã đe dọa sự tốt đẹp của cộng đồng Ki-tô giáo, phúc lợi nhà nước và ngay cả kiến trúc của xã hội. Thể chế đó, đã chịu trách nhiệm cho những quá đáng trong việc trừng phạt, đã hoạt động tích cực nhất vào nửa sau của thế kỷ đó ở miền nam nước Pháp, Ý và Đức.
    Năm 1245: Hội nghị Giáo Đoàn ở Lyons (I), Pháp. Hội nghị này xác nhận sự phế truất Hoàng Đế Frederick II và xác thực 22 mục thánh luật.
    Năm 1247: Tòa Thánh xác thực sơ bộ quy tắc đời sống của dòng tu núi Carmel.
    Năm 1270: Thánh Louis IX, vua Pháp, qua đời.
    Bắt đầu sự suy thoái của chế độ giáo hoàng.
    Năm 1274: Hội nghị Giáo Đoàn Lyons (II). Hoàn thành sự tái hợp tạm thời của Giáo Hội ly khai Đông Phương và Giáo Hội La Mã; ban hành các sự điều chỉnh liên quan đến cuộc họp kín để bầu giáo hoàng; xác thực 31 giáo luật.
    Thánh Thomas Aquinas, Tiến sĩ Hội Thánh, có tầm ảnh hưởng lâu dài đã qua đời
    Năm 1280: Giáo Hoàng Nicholas III, người viết sách lễ nghi Breviary, sách cầu nguyện chính thức cho các tu sĩ Giáo Hội La Mã, đã qua đời.
    Năm 1281: Hoàng đế Nicaea và cũng là Hoàng Đế của Đế Chế Byzantine là Michael Palaeologus đã bị Đức Giáo Hoàng Martin IV cắt phép thông công làm gián đoạn sự hợp nhất với Giáo Hội Đông Phương từ năm 1274.
    Năm 1302: Giáo Hoàng Boniface VIII ban hành sắc lệnh Unam Sanctam, liên quan đến sự thống nhất của Giáo Hội và quyền lực thế tục của các thủ lĩnh, dựa vào tình hình tranh đấu với vua Pháp là Philip IV; đó là văn bản nổi tiếng nhất thời Trung Cổ về đề tài này.
    Năm 1309-1377: Trong một khoảng thời gian khoảng 70 năm, 7 giáo hoàng đã cư trú ở Avignon vì tình hình bất ổn ở Rô-ma và các lý do khác.
    Năm 1311-1312: Hội nghị Giáo Đoàn ở Vienne, bãi bỏ các hiệp sĩ dòng đền (Knights Templar) và ban hành một số sắc lệnh cải cách.



    Năm 1321: Dante Alighieri chết sau khi hoàn tất thiên sử thi Divine Comedy được 1 năm.
    Năm 1324: Marsilius người Padua hoàn thành tác phẩm Defensor Pacis, một tác phẩm bị lên án bởi Giáo Hoàng John XXII vì nó phản đối vị thế giáo hoàng và cơ cấu kiến trúc của Giáo Hội, và do các nguyên nhân khác. Nó là một hiến chương cho hội đồng giám mục conciliarism (một hội nghị giáo đoàn có thẩm quyền cao hơn giáo hoàng)
    Năm 1337-1453: Thời kỳ của Chiến Tranh 100 Năm, một sự đấu tranh về triều đại giữa Anh và Pháp.
    Năm 1338: Bốn năm sau cái chết của Giáo Hoàng John XXII, người đã phản đối vua Louis IV người Bavaria trong một năm dài tranh cãi, các thủ lĩnh tuyển cử công bố tại nghị viện Rhense rằng hoàng đế không cần sự xác nhận của giáo hoàng về tước hiệu và quyền cai trị. Vua Charles IV sau này (vào năm 1356) cũng nói cùng một ý như vậy trong một sắc lệnh Golden Bull, loại trừ các quyền của giáo hoàng trong việc bầu chọn hoàng đế.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  24. Có 2 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


  25. #13
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Năm 1347-1350: Dịch Cái Chết Đen (Black Death) quét ngang Châu Âu, giết chết khoảng ¼ đến 1/3 tổng dân số; ước tính khoảng 40% giáo sĩ đã chết.
    Năm 1374: Petrarch, nhà thơ và nghiên cứu nhân văn, qua đời.
    Năm 1377: Chế độ giáo hoàng từ Avignon trở về Ro-ma.
    Bắt đầu sự ly giáo ở Tây Phương.
    (ViviPaul note: Sau khi dời chế độ giáo hoàng từ Avignon trở về Rô-ma rồi sau khi Giáo Hoàng Gregory XI chết (năm 1378), Người Rô-ma đòi phải chọn một người Rô-ma làm giáo hoàng. Các hồng y đã bầu một tổng giám mục xứ Bari người xứ Naples (Ý) là Giáo Hoàng Urban IV. Chẳng bao lâu sau nhiều hồng y đã không hài lòng với vị Giáo Hoàng mà họ đã chọn nên phần lớn trong số họ đã rời bỏ Rô-ma đến Anagni và bầu Robert người Geneva, vào ngày 20 tháng 9 cũng trong năm đó, làm giáo hoàng lấy hiệu là Giáo Hoàng Clement VII, và tái thiết lập lại triều đại giáo hoàng ở Avignon. Như vậy đã tồn tại song song 2 “giáo hội” từ năm 1378 kéo dài đến năm 1409 qua một số đời giáo hoàng thì một hội nghị không chính thức tổ chức tại Pisa bầu ra một giáo hoàng thứ 3 là Giáo Hoàng Alexander V trong lúc giáo hoàng ở Avignon lúc bấy giờ là Benedict XIII và giáo hoàng ở Rô-ma là Gregory XII. Năm 1414, giáo hoàng Pisa lúc này là John XXIII tổ chức một hội nghị tại Constance với sự tán thành của giáo hoàng Rô-ma là Gregory XII. Tại hội nghị này hai giáo hoàng Pisa và Rô-ma chịu từ chức. Giáo Hoàng Avignon là Benedict XIII không chịu từ chức nên bị rút phép thông công. Hội nghị đã bầu ra giáo hoàng mới là Giáo Hoàng Martin V chính thức chấm dứt cuộc ly giáo Phương Tây.)
    Năm 1409: Hội Nghị Pisa, không có thẩm quyền giáo hội, cố gắng chấm dứt sự Ly Giáo Tây Phương nhưng chỉ tiếp nối trong việc làm phức tạp nó khi bầu chọn 1/3 số người yêu sách vào chế độ giáo hoàng.
    Năm 1414-1418: Hội nghị Giáo Đoàn ở Constance (bên Đức). Hội nghị tổ chức một hành động thành công để chấm dứt Sự Ly Giáo Tây Phương dính líu đến việc các vị quan chức yêu sách đòi làm giáo hoàng; phế bỏ các thuyết giảng của Wycliff, lên án Jan Hus là lạc giáo. Một sắc lệnh—được truyền đi vào những giai đoạn đầu của hội nghị nhưng sau này bị bỏ đi—quả quyết rằng ưu thế của hội nghị giáo đoàn hơn hẳn giáo hoàng.
    Năm 1431: Thánh nữ Joan of Arc (Tiếng Pháp:Jeanne d'Arc) bị thiêu sống.
    Năm 1431-1445: Hội Nghị Giáo Đoàn ở Florence (còn gọi là Basle-Ferrara-Florence). Phê chuẩn vị thế thủ lãnh của giáo hoàng chống lại những đòi hỏi của nhưng người theo chủ nghĩa hội nghị cho rằng hội nghị đoàn thể có quyền hơn giáo hoàng. Thể thức hóa các sắc lệnh đã được chứng thực về việc liên hiệp với một số Giáo Hội Đông Phương-Hy Lạp, Armenian, Jacobite-nhưng không thành công trong việc chấp nhận rộng rãi và lâu dài.
    Năm 1438: Sắc lệnh nhà vua tại Bourges được ban hành bởi vua Charles VII và Quốc Hội Pháp cắt bớt quyền lực giáo hoàng đối với Giáo Hội Pháp, theo tinh thần của những người chủ trương hội đoàn chủ nghĩa. Nó tìm thấy sự biểu hiện ở phong trào đòi độc lập nhà thờ với Giáo Hội La-mã Gallicanism và đã có hiệu quả kéo dài ít nhất là cho đến Cuộc Cách Mạng Pháp.
    Năm 1453: Constantinople thất thủ vào tay người Hồi Giáo.
    Khoảng năm 1456: Gutenberg phát hành ấn bản đầu tiên của Kinh Thánh được in từ loại máy in chuyển động, tại Mainz, bên Đức. (ViviPaul note: Các loại in ấn trước đây là loại tĩnh như dấu ấn, con dấu, triện...)
    Năm 1476: Đức Giáo Hoàng Sixtus IV phê chuẩn việc cử hành lễ Thụ Thai Khiết Tịnh (Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội) vào ngày 8 tháng 12 trên toàn Hội Thánh.
    Năm 1476: Đức Giáo Hoàng Sixtus IV, theo lời kêu gọi của vua Ferdinand ở Tây Ban Nha, phê chuẩn việc thiết lập Tòa Thẩm Tra Tây Ban Nha để xử lý những người Do Thái và Moorish cải đạo bị tố cáo là lạc giáo. Thể chế này, vốn kỳ dị đối với Tây Ban Nha và các thuộc địa của nó ở Châu Mỹ, đã đòi hỏi quyền thực thi pháp lý trên các trường hợp khác nữa và bị rơi vào tai tiếng do các thủ tục, sự tàn ác và nhân cách trong đó nó phục vụ lợi ích của tầng lớp cai trị Tây Ban Nha, chứ không phải là kẻ bị tố cáo cũng như sự tốt đẹp của Giáo Hội. Những phản đối bởi Tòa Thánh đã không kềm chế được những sự quá quắt của Tòa Thẩm Tra, cái mà nó sống lây lất trong lịch sử Tây Ban Nha mãi cho tới đầu thế kỷ 19.
    Năm 1476: Columbus khám phá ra Châu Mỹ.
    Năm 1493: Đức Giáo Hoàng Alexander VI ban ra một Chiếu Chỉ Phân Định Ranh Giới xác định vùng ảnh hưởng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở châu Mỹ.
    Thời kỳ Phục Hưng, một sự chuyển dịch của chủ nghĩa nhân văn nó bắt nguồn từ Ý vào thế kỷ thứ 14, lan rộng qua Pháp, Đức, Các Quốc Gia Phía Dưới (Low Countries) và Anh. Một thời kỳ biến chuyển giữa thế giới trung cổ và thế giới thế tục hiện đại, nó gây ra những thay đổi sâu sắc mà nó ảnh hưởng đến văn học và các lãnh vực khác như nghệ thuật, văn hóa cộng đồng, chính trị và tôn giáo.
    Năm 1512-1517: Hội Nghị Giáo Đoàn tại tòa lâu đài Lateran ở Rô-ma (lần thứ 5). Tuyên bố mối liên hệ và vị trí của giáo hoàng đối với hội nghị giáo đoàn; có động thái kháng cự lại Sắc Lệnh tại Bourges và những đòi hỏi thái quá về quyền tự do bởi Giáo Hội Pháp; lên án những lời dạy sai lệch liên quan đến tính tự nhiên của linh hồn loài người; tuyên bố học thuyết liên quan đến ơn tha tội. Hội Nghị đã phản ánh những lạm dụng trong Giáo Hội và sự cần thiết cho các cuộc cải cách nhưng không thành công trong việc đưa ra động thái quyết định trong những năm ngay trước khi Cuộc Cải Cách Tin Lành xảy ra.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  26. Có 2 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


  27. #14
    mlien07's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2011
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7
    Cám ơn
    0
    Được cám ơn 46 lần trong 7 bài viết

    Default

    Cám ơn ViviPaul nhiều nhé, mình đang làm bài về Giáo sử.
    Xin Chúa chúc lành cho bạn, Hì.

  28. Được cám ơn bởi:


  29. #15
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Vẫn còn nhiều nữa nhưng mình lười dịch quá bạn xem thêm link ở post đầu và google nhé. Xin Chúa chúc lành cho bạn :)
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com