Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Tài liệu học hỏi năm "TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH CON CÁI THIÊN CHÚA"

  1. #1
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Tài liệu học hỏi năm "TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH CON CÁI THIÊN CHÚA"

    TÀI LIỆU HỌC HỎI NĂM
    “TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH CON CÁI THIÊN CHÚA”





    LIÊN ĐOÀN PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ


    TẢI FILE


    NGÀNH ẤU


    PHẦN 1: HỌC HỎI VỀ TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG
    1. Tác giả Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng là ai?
    Tác giả Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng là Đức Thánh Cha Phan-xi-cô.
    1. Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng được công bố vào ngày tháng năm nào?
    Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng được công bố vào ngày 24 tháng 11 năm 2013.
    1. Tin Mừng mời gọi chúng ta điều gì?
    Tin Mừng mời gọi chúng ta đáp lại tình yêu của Thiên Chúa - Ðấng yêu thương chúng ta và cứu độ chúng ta, nhận ra Ngài nơi tha nhân và ra khỏi bản thân mình để tìm lợi ích cho tha nhân. (NVTM, số 039)
    1. Niềm vui của Tin Mừng là gì?
    Niềm vui của Tin Mừng là được gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô, được Ngài yêu Mến và yêu mến Ngài. (NVTM, số 001)
    1. Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng nói thế nào là rao giảng Tin Mừng?
    Rao giảng Tin Mừng là chia sẻ niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô của mình cho tha nhân.
    1. Loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ của ai?
    Do phép rửa tội, mọi thành viên của Dân Chúa phải trở nên những môn đệ truyền giáo, như lệnh Chúa truyền: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy” (x. Mt 28, 19). (NVTM, số 119 & 120)
    1. Hai điều cơ bản trong sứ vụ truyền giáo là gì?
    Hai điều cơ bản trong sứ vụ truyền giáo là làm chứng tá bằng đời sống và làm chứng bằng lời rao giảng.
    1. Làm chứng bằng đời sống nghĩa là thế nào?
    Làm chứng bằng đời sống nghĩa là người Ki-tô hữu sống Tin Mừng trong đời sống hằng ngày qua những hành động cụ thể của mình để đem Chúa đến gần với mọi người hơn.
    1. Làm chứng bằng lời rao giảng nghĩa là gì?
    Làm chứng bằng lời rao giảng nghĩa là người Ki-tô hữu rao giảng Tin Mừng trong đời sống hàng ngày qua lời nói, cách cư xử của mình để đem Chúa đến gần với mọi người hơn.
    1. Để việc rao giảng Tin Mừng ngày càng tốt đẹp, ta cần phải làm gì?
    Để việc rao giảng Tin Mừng ngày càng tốt đẹp, ta cần năng đến với Chúa Giê-su để xin Ngài luôn đồng hành cùng ta, và mở lòng mình ra để cho Chúa Giê-su đến gặp gỡ mình. (NVTM, số 003)


    PHẦN 2: THIẾU NHI THÁNH THỂ VUI SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG


    A. TNTT HỌC HIỂU LỜI CHÚA
    1. Chúa Giê-su bao nhiêu tuổi khi Mẹ Maria và thánh Giuse tìm thấy Người trong đền thờ?
    A.18 B. 19 C. 2 D. 12*(Lc 2, 41-47)
    1. Chúa Giê-su khoảng bao nhiêu tuổi khi Người bắt đầu đi rao giảng?
    A. 12 B. 30* (Lc 3, 23) C. 40 D. 33
    1. Theo Tin Mừng Mát-thêu, Chúa Giê-su đã giảng các mối phúc ở đâu?
    A. Trong Hội Đường
    B. Trên núi*(Mt 5, 1-12)
    C. Trong rừng
    D. Trên thuyền
    1. Chúa Giê-su đã chọn bao nhiêu tông đồ để đi theo Người?
    A.72 B. 32 C. 4 D.12* (Mt 10, 1-4)
    1. Trong dụ ngôn “Người gieo giống”, “Hạt giống” có nghĩa là gì?
    A. Đức tin
    B. Lòng mến
    C. Lời Chúa*(Lc 8, 11)
    D. Hy sinh
    1. Theo Tin Mừng Thánh Mát-thêu, Chúa Giê-su đã hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất, với bao nhiêu chiếc bánh và bao nhiêu con cá?
    A. 7chiếc bánh và 10 con cá;
    B. 5 chiếc bánh và 2 con cá*(Mt 14, 17-18)
    C. 50 chiếc bánh và 20 con cá
    D. 72 chiếc bánh và 12 con cá
    1. Theo Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ cầu nguyện bằng kinh gì?
    1. Kính Mừng
    2. Kinh Lạy Cha*(Lc 11, 1-4)
    3. Kinh Sáng Danh
    4. Kinh Tin Kính
    1. Sau khi Chúa Giê-su lên trời, các môn đệ đã làm gì?
    A. Giải tán và về nhà mình.
    B. Trở về làng Em-mau.
    C. Bỏ chạy vì sợ người Do Thái.
    D. Trở về Giê-ru-sa-lem, đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện *(Cv 1, 6-14)
    1. Biểu tượng của bốn sách Tin Mừng trong sách Khải Huyền là gì?
    Theo sách Khải Huyền, biểu tượng của bốn sách Tin Mừng là bốn sinh vật: con vật thứ nhất có mặt người, con vật thứ hai giống mặt sư tử, con vật thứ ba giống mặt bò, con vật thứ bốn giống như phượng hoàng, là biểu tượng mở đầu của bốn sách Tin Mừng.(Kh 4, 7)
    1. Thánh Luca thuật lại dấu chỉ nào giúp các mục đồng nhận ra Hài Nhi Giê-su là Đấng Cứu Độ?
    Dấu chỉ giúp các mục đồng nhận ra Hài Nhi Giê-su là Đấng Cứu Độ là họ sẽ thấy trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. (Lc 2, 12)
    1. "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy …………. "
    A – bắt chước người ta
    B – tha thứ cho người ta trước
    C – làm cho người ta *(Mt 7, 12)


    B. THIẾU NHI SỐNG TIN MỪNG HẰNG NGÀY
    1. Thời thơ ấu, Chúa Giê-su đã sống thế nào?
    Em hãy chọn ý đúng nhất trong các ý sau:
    1. Ngài luôn vâng lời cha mẹ
    2. Tuân giữ luật Chúa
    3. Chăm chỉ làm việc và yêu thương mọi người
    4. Cả 3 ý trên đều đúng (X)
    1. Noi gương Chúa Giê-su, Ấu nhi phải sống như thế nào?
    Noi gương Chúa Giê-su, Ấu nhi phải sống ngoan ngoãn, VÂNG LỜI và làm vui lòng mọi người qua việc:
    • Biết ăn, ngủ, học hành và sinh hoạt theo sự hướng dẫn của người lớn;
    • Không ngại khó, ngại khổ trong học tập và rèn luyện;
    • Siêng năng tham dự Thánh lễ và học giáo lý, kể cả khi trời mưa gió;
    • Yêu thương bạn bè, đặc biệt là những bạn nghèo, ốm yếu, bạn không cùng tôn giáo và mọi người xung quanh;
    1. Khi làm Dấu Thánh Giá, em tuyên xưng điều gì?
    Khi làm Dấu Thánh Giá, em tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
    1. Cầu nguyện là gì?
    Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên Chúa để tiếp xúc, thưa chuyện và kết hợp với Chúa.
    1. Em là con Chúa nên mỗi sáng em phải làm gì?
    Em là con Chúa nên sáng thức dậy em phải mau mắn bắt đầu ngày sống với Chúa bằng việc gặp gỡ Chúa, dâng lời cầu nguyện:
    “Lạy Chúa Giê-su, con xin dâng ngày hôm nay cho Chúa để cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, xin Chúa thánh hoá đời sống của con”
    1. Mỗi tối trước khi đi ngủ, em làm gì?
    Mỗi tối trước khi đi ngủ, em làm dấu Thánh giá, dâng mình cho Chúa và đọc : “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho con trong ngày hôm nay, xin Chúa cho con giấc ngủ bình an.”
    1. Khi rước lễ, em được những ơn ích nào?
    Khi rước lễ, em được những ơn ích này :
    • được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh,
    • được tẩy xóa các tội nhẹ,
    • được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời.
    1. Muốn rước lễ nên, em phải thế nào?
    Muốn rước lễ nên em phải :
    • Sạch tội trọng, ăn năn những tội nhẹ đã phạm,
    • Ước ao đón rước Chúa Giê-Su,
    • Và giữ chay một giờ trước khi rước lễ.
    1. Em có thể làm gì để phụ giúp cha mẹ?
    Em có thể giúp đỡ cha mẹ bằng những công việc hằng ngày trong nhà như: dọn dẹp, nấu cơm, quét nhà, rửa chén...
    1. Theo em, “Tiên học lễ, hậu học văn” là gì ?
    Tiên học lễ, hậu học văn” : Là lời khuyên dạy chúng ta nên chú trọng rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người trước, rồi mới học văn hoá, chữ nghĩa.
    1. Em hãy nêu ý nghĩa của “Lễ phép”.
    Lễ phép là những thái độ đúng mực, tỏ lòng kính trọng đối với người trên. Lễ phép phải là bài học đầu tiên của mọi người, là đức tính cao quý. Người lễ phép ai cũng trọng mến.
    1. Khi muốn nói, muốn hỏi hay trả lời người lớn điều gì, em hãy bắt đầu bằng từ nào?
    Khi muốn nói, muốn hỏi hay trả lời người lớn điều gì, em hãy bắt đầu bằng từ “thưa ” hay “dạ ”, không nên nói suông như với bạn bè.
    1. Khi đi, khi về, em thưa với… (Ông, bà, cha, mẹ, anh chị …) trong gia đình như thế nào?
    - Trước khi đi đâu, em nói với (Ông, bà, cha, mẹ, anh chị…) trong gia đình mình: “Thưa … (Ông, bà, cha, mẹ…) con đi...”.
    - Khi về em trình: “Thưa… (Ông, bà, cha, mẹ…) con... về.”
    1. Khi được cha, mẹ (hay người lớn) dạy bảo, dặn dò một điều gì đó; hoặc được phân công công việc, ấu nhi phải làm gì ?
    Ấu nhi phải mau mắn vâng lời cha, mẹ (hay người lớn). Khi được phân công thì nhanh nhẹn làm ngay.
    1. Khi được ai giúp đỡ, dạy bảo, cho, tặng hay làm giúp em việc gì, em phải làm sao?
    Khi được ai giúp đỡ, dạy bảo, cho, tặng hay làm giúp em việc gì, em phải nói lời : “Cám ơn … (ông, bà, cha, mẹ …) !”
    1. Khi em làm một điều lỗi hoặc gây phiền hà cho người khác dù là vô ý, em phải làm gì?
    Khi em làm một điều lỡ lầm hoặc gây phiền hà cho người khác dù là vô ý, em luôn biết nhận lỗi và nói câu: “Xin lỗi … (ông, bà, anh, chị... ) !”
    Chữ ký của Gia Nhân

  2. Có 2 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  3. #2
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post

    NGÀNH THIẾU


    (DÙNG CHUNG CHO NGÀNH THIẾU VÀ NGÀNH NGHĨA)

    PHẦN 1: HỌC HỎI VỀ TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG
    1. Trọng tâm của sứ điệp rao giảng Tin Mừng là gì?
    Trọng tâm của sứ điệp rao giảng Tin Mừng là: Thiên Chúa, Đấng mặc khải tình thương vô biên của Người nơi Đức Ki-tô chịu đóng đinh và phục sinh. (NVTM, số 011)
    1. Trong tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã mời gọi mọi Kitô hữu điều gì?
    Trong Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng, Đức Thánh Cha kêu mời mọi Ki-tô hữu dù ở bất cứ nơi đâu, hãy gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô một cách cá nhân với một tinh thần mới, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giê-su gặp gỡ mình (NVTM, số 003).
    1. Khi gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta nhận lãnh được gì?
    Khi gặp gỡ Chúa Giê-su, chúng ta nhận được tình bạn từ tình yêu của Chúa Giêsu, chính tình bạn với Chúa Giê-su giải phóng chúng ta khỏi sự chật hẹp và khép kín bản thân để đi ra gặp gỡ tha nhân, đặc biệt là những người hèn mọn, bất hạnh, đau khổ. (NVTM, số 008)
    1. Lý do cho việc loan báo Tin Mừng là gì?
    Lý do cho việc loan báo Tin Mừng là tình yêu của Chúa Giê-su thôi thúc chúng ta ngày càng yêu mến Ngài nhiều hơn. (NVTM, số 264)
    1. Chúng ta có xứng đáng với Ơn Cứu Độ không?
    Không một cố gắng nhân loại nào có thể làm chúng ta xứng đáng với hồng ân Cứu Độ của Thiên Chúa. Thế nhưng, bằng ân sủng và tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, mà chúng ta được nhận Ơn Cứu Độ là trở thành con cái Ngài. (NVTM, số 112)
    1. Ơn Cứu Độ đem lại lợi ích gì cho chúng ta?
    Ơn Cứu Độ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Hơn nữa, người được hưởng Ơn Cứu Độ luôn được tái sinh trong Đức Ki-tô.
    1. “Người loan báo Tin Mừng đầy Thánh thần” là người như thế nào?
    Người loan báo Tin Mừng đầy Thánh Thần là những người dũng cảm mở lòng mình cho hoạt động của Chúa Thánh Thần. Chúa Giê-su muốn những người loan báo Tin Mừng không chỉ rao giảng bằng lời nói, nhưng trên hết bằng một đời sống được biến đổi bởi sự hiện diện của Thiên Chúa. (NVTM, số 259)
    1. Bổn phận rao giảng Tin Mừng phải được thực hiện như thế nào?
    • Người Ki-tô hữu có bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi người, không loại trừ bất kỳ ai.
    • Thay vì tỏ ra muốn áp đặt những bó buộc mới, người Ki-tô hữu rao giảng Tin Mừng như chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra cho mọi người chân trời của cái đẹp, và mời gọi mọi người đến dự một bữa tiệc ngon. (NVTM, số 014)
    1. Bạn hãy cho biết những cách thức để loan báo Tin Mừng ngày nay?
    Những cách thức để loan báo Tin Mừng ngày nay là:
    • Sức mạnh truyền giáo của lòng đạo đức bình dân (như đọc kinh lối xóm, cầu nguyện từng gia đình, chia sẽ Lời Chúa, sống giản dị chân chất và thật tâm cầu khẩn Thiên Chúa như ông bà chúng ta).
    • Quan tâm chia sẻ với mọi người cách chân thành không vụ lợi;
    • Hiểu biết, tôn trọng các nền văn hóa khác nhau.
    1. Tông huấn nói thế nào là “hạnh phúc của người truyền giáo”?
    Một người truyền giáo nhiệt tình cảm nhận được niềm vui của mình khi tìm lợi ích cho người khác, mong muốn hạnh phúc cho họ. Sự mở lòng này là một nguồn vui vì “cho thì có phúc hơn là nhận” (NVTM, số 272)


    PHẦN 2: THIẾU NHI THÁNH THỂ VUI SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG
    1. THIẾU NHI HỌC HỎI LỜI CHÚA
    1. "Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en!" Câu nói này của ai?
    • Na-tha-na-en * (Ga 1,49)
    • Phi-lip-phê
    • Tô-ma
    • Phê-rô
    1. Tin Mừng nào thuật lại phép lạ Chúa Giê-su hóa nước thành rượu?
    • Mát-thêu
    • Gio-an * (Ga 2, 1-11)
    • Lu-ca
    • Mác-cô
    1. Viên đại đội trưởng nói gì với Chúa Giê-su sau khi Chúa Giê-su đồng ý tới chữa bệnh cho người đầy tớ của ông?
    • “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi…” * (Mt 8, 8)
    B- “Cám ơn Ngài đã chữa bệnh cho đầy tớ của tôi”
    C- “Thưa Ngài, Ngài có lời ban sự sống đời đời”
    D- “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy bất cứ Thầy đi đâu”
    1. Những ai thuộc về gia đình Chúa Giê-su?
    • Những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.
    • Các tông đồ và bảy mươi hai môn đệ
    • Những người anh em, họ hàng thân thuộc của Chúa Giê-su
    • Tất cả đều đúng * (Lc 8, 21)
    1. "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại …………"
    • Đau yếu
    • Ít * (Mt 9, 37)
    • Nhiều
    • Chậm chạp
    1. Trước khi Chúa Giê-su về trời, Người đã dặn dò các môn đệ điều gì?
    Trước khi Chúa Giê-su về trời, Người đã dặn dò các môn đệ rằng: “Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1,8b)
    1. Chúa muốn các môn đệ sống với nhau như thế nào?
    Chúa muốn các môn đệ sống với nhau cách hòa thuận, nghĩa là:
    • Không lên án nhau (Mt 7, 1-4)
    • Biết quan tâm đến nhau (Mt 18,21-22; 5,23-24; 18, 5-7.16)
    • Và hiệp nhất như các chi thể của một thân thể (1Cr 12,12-13)
    1. Ai đã được chọn để thay thế ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt?
    A. Ba-sáp-ba
    B. Mát-thi-a * (Cv 1, 23-26)
    C. Phao-lô
    D. Ba-na-ba
    1. Trong nhóm 12 môn đệ của Chúa Giê su, ai là người tử đạo đầu tiên?
    A. Gio-an
    B. Phê-rô
    C. An-rê
    D. Gia-cô-bê * (Cv 12, 1-2)
    1. Vị tông đồ của dân ngoại là ai?
    A. Phê-rô
    B. Phao-lô * (Gl 1, 15-16)
    C. Ba-na-ba
    D. Gio-an
    1. Câu “cho thì có phúc hơn là nhận” được trích trong sách nào?
    1. Tin mừng theo Thánh Gioan
    2. Thư Thánh Phê-rô
    3. Sách Khải Huyền
    4. Sách Công Vụ Tông Đồ * (Cv 20,35)
    1. Ý nghĩa Biểu tượng của sách Tin Mừng Mác-cô mặt giống mặt sư tử là gì?
    Mặt Sư Tử: Vì mở đầu Tin Mừng, thánh sử Mác-cô nói Chúa Giê-su bị cám dỗ, Ngài sống giữa dã thú mà chúng không làm hại được Ngài. Dã thú chúa tể sơn lâm chính là con sư tử. (Mc 1, 12-13)
    1. Ý nghĩa biểu tượng của sách Tin Mừng Gio-an mặt chim phượng hoàng là gì?
    Mặt phượng hoàng: Vì mở đầu Tin Mừng thánh sử Gioan viết về Chúa Giê-su là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, ai đón nhận Ngài thì được sinh ra làm con Thiên Chúa, tức là Ngài đưa con người lên cao như chim phượng hoàng. (Ga 1, 1-18)
    1. Ý nghĩa biểu tượng của sách Tin Mừng Matthêu có mặt giống mặt người là gì?
    Mặt người: Vì mở đầu Tin Mừng, thánh sử Mát-thêu nói Chúa Giê-su là con Vua Đa-vít, Ngài có bản tính loài người thực sự.
    1. Biểu tượng của sách Tin Mừng Lu-ca là mặt bò có ý nghĩa gì?
    Mặt bò: Vì mở đầu Tin Mừng thánh sử Lu-ca nói ông Za-ca-ry-a vào Đền Thờ dâng lễ theo Luật Do Thái nên giết bò. (Lc 1, 5-25)


    B. THIẾU NHI SỐNG TIN MỪNG HẰNG NGÀY
    1. Vì sao nói Đức ái là nhân đức nền tảng của người Ki-tô hữu?
    Đức ái là nhân đức nền tảng của người Ki-tô hữu, vì “Không có đức ái mọi sự chỉ là hư vô” (1 Cr 13, 1-3)
    1. Thiếu nhi nên thực hiện “Đức ái” như thế nào trong đời sống hằng ngày?
    Thiếu nhi nên thực hiện “Đức ái” bằng cách sống hiền hoà, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật… Đức ái tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả … (x.1Cr 13, 1-13).
    1. Việc thực hiện “Đức ái” trong đời sống hằng ngày có lợi ích gì?
    Việc thực hiện “Đức ái” trong đời sống hằng ngày sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhường nhịn, hi sinh cho nhau, sống vì nhau nhiều hơn và dễ dàng yêu mến nhau hơn.
    1. Đời sống của Chúa Giê-su thời niên thiếu đã để lại cho chúng ta những tấm gương nào? (GLCG câu 92, trg 39)
    Đời sống của Chúa Giê-su thời niên thiếu đã để lại cho chúng ta những tấm gương này:
    • Gương đạo đức, tuân giữ luật Chúa.
    • Gương vâng lời, hiếu thảo.
    • Chăm học, chăm làm và yêu thương mọi người.
    1. Theo gương Chúa Giê-su, Thiếu nhi cần làm gì?
    Theo gương Chúa Giê-su, thiếu nhi thực hành 10 điều tâm niệm TNTT.
    1. Em cần có thái độ nào khi tham dự Thánh lễ?
    Khi tham dự Thánh Lễ em phải hợp lòng hợp ý với cộng đoàn, với chủ tế và với chính Chúa Giêsu mà dâng lên Chúa Cha lời ngợi khen, cảm tạ mọi vui, buồn của cuộc sống và chính bản thân em.
    1. Thiếu nhi làm gì để sống trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm?
    Những điều làm cho thiếu nhi trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm là:
    • Không nghĩ xấu, không xem phim ảnh xấu, không chửi thề, hoặc làm những điều xấu; không ghép đôi ghép lứa…
    • Luôn có những tư tưởng trong sạch, lành mạnh, tích cực và khuyến khích nhau làm những việc thiện.
    1. Khi cầu nguyện, em cần có những tâm tình nào?
    Khi cầu nguyện, em cần có những tâm tình sau: thờ phượng, tạ ơn, xin lỗi, xin ơn cho mình và cho người khác.
    1. Thành thật trong lời nói có ích lợi gì?
    Những người thành thật trong lời nói sẽ được mọi người tin tưởng, quý mến.
    1. Khi có lỗi, chúng ta có nên nhận lỗi không? Vì sao?
    Khi có lỗi, chúng ta nên khiêm tốn nhận lỗi, vì phải biết nhận lỗi mới có quyết tâm sửa lỗi và như thế em sẽ mau chóng tiến bộ. Thành thật nhận lỗi là đức tính của một tâm hồn cao cả.
    1. Vì sao em cần phải tôn trọng, yêu thương anh chị em?
    Em cần phải tôn trọng và yêu thương anh chị em vì mọi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa, là con một Cha trên trời và là anh chị em với nhau.
    1. Để có đức tin trưởng thành, em cần làm gì ?
    Để có đức tin trưởng thành, em cần học hỏi giáo lý, suy niệm Lời Chúa và lấy Lời Chúa làm nền tảng đời sống thường ngày.
    1. Thiếu nhi sống chứng nhân Tin Mừng là sống như thế nào?
    Nghĩa là Thiếu nhi coi mọi người là anh chị em con một Cha trên trời, yêu thương giúp đỡ tất cả, không phân biệt tôn giáo, địa vị, nhất là lưu tâm đến những người nghèo đói, khổ đau, bị bỏ rơi … để trở nên giống Chúa Giê-su hơn.


    PHẦN 3: HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ 2015 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
    1. Thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2015 có nội dung chính là gì?
    Thư mục vụ năm 2015 gồm 2 điểm chính là tân Phúc-âm-hoá các giáo xứ và tân Phúc-âm-hoá các cộng đoàn sống đời thánh hiến.
    1. Năm 2015 đánh dấu sự kiện gì của công cuộc truyền giáo trong Hội Thánh?
    Năm 2015 kỷ niệm 50 sắc lệnh “Ad Gentes” (Đến với muôn dân) nói về sứ mạng Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, thường gọi là sắc lệnh về Truyền giáo.
    1. Phúc-âm-hoá gia đình giáo xứ nghĩa là gì?
    Phúc-âm-hoá gia đình giáo xứ nghĩa là làm cho giáo xứ:
    • Được thấm đẫm tinh thần Phúc Âm
    • Được chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân.
    1. Để loan báo Tin Mừng trong giáo xứ, các Ki-tô Hữu được mời gọi làm gì?
    Thư mục vụ mời gọi người Ki-tô Hữu khám phá ra 4 đặc tính của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên khi cố gắng chu toàn sứ mạng Loan báo Tin Mừng là:
    • Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy,
    • Luôn luôn hiệp thông với nhau,
    • Siêng năng tham dự lễ bẻ bánh,
    • Và cầu nguyện không ngừng.
    1. Thế nào là một cộng đoàn “siêng năng tham dự thánh lễ và cầu nguyện”?
    Để trở thành một “cộng đoàn siêng năng tham dự thánh lễ và cử hành phụng vụ”, giáo xứ cần lưu ý lưu ý 2 điều là:
    • Cần tham dự thánh lễ và cử hành phụng vụ một cách ý thức và sống động hơn,
    • Tham dự thánh lễ và cử hành phụng vụ không những để chu toàn lề luật mà còn để gặp gỡ Chúa và để Chúa biến đổi đời sống của cộng đoàn.
    1. Đâu là đặc tính nổi bật và quan trọng của cộng đoàn dân Chúa?
    Hai tính chất quan trọng mà cộng đoàn dân Chúa cần thực hiện là hiệp nhất và yêu thương.
    1. Hiệu quả của cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương là gì?
    Khi cộng đoàn sống hiệp nhất và yêu thương, thì vẻ đẹp và niềm vui của Phúc Âm sẽ được lan tỏa rộng rãi và thu hút nhiều người đến với Chúa.
    1. Kết thúc thư mục vụ, Hội đồng Giám mục khuyên chúng ta điều gì?
    – Hội đồng Giám mục khuyên chúng ta hướng nhìn lên Đức Mẹ La Vang - Người Mẹ gần gũi và nhân hậu của Giáo hội Việt Nam. Xin Mẹ giúp các giáo xứ và cộng đoàn chúng ta nên chứng nhân cho tình hiệp thông và phục vụ, cho đức tin nồng cháy và quảng đại, cho công lý và hoà bình, để niềm vui của Tin Mừng chạm đến cõi lòng của muôn người.





    Chữ ký của Gia Nhân

  4. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  5. #3
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post

    NGÀNH NGHĨA
    PHẦN 1: HỌC HỎI VỀ TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG
    1. Niềm vui loan báo Tin Mừng phát sinh từ đâu?
    Niềm vui loan báo Tin Mừng phát sinh từ sự tưởng nhớ với tâm tình biết ơn (nhớ đến những người lãnh đạo của chúng ta, nhớ lại lòng tin chân thành của những chứng nhân đức tin thuở ban đầu). Cơ bản người tín hữu là “người biết tưởng nhớ” (NVTM, số 013)
    1. Rao giảng Tin Mừng có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của Hội Thánh?
    Rao giảng Tin Mừng là nhiệm vụ hàng đầu của Hội Thánh. Vì thế, chúng ta không được giảm bớt nỗ lực rao giảng Tin Mừng cho những người ở xa Đức Ki-tô. (NVTM, số 015)
    1. Sứ mạng truyền giáo của Hội Thánh có điểm dừng không?
    Việc truyền giáo không có điểm dừng. Nó phải được diễn ra mọi nơi mọi lúc, và chúng ta phải thực hiện bổn phận truyền giáo luôn luôn. (NVTM, số 025)
    1. Tính thế tục trong đời sống thiêng liêng là gì?
    Tính thế tục trong đời sống thiêng liêng là “tìm lợi ích cho riêng mình chứ không phải tìm lợi ích cho Đức Giê-su Ki-tô”, là tìm vinh quang của loài người và sự thỏa mãn của bản thân. (NVTM, số 093)
    1. Để có thể quảng đại chia sẻ cuộc đời mình cho người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì?
    Chúng ta cần nhận ra rằng mọi người xứng đáng với sự trao ban của chúng ta, không phải vì vẻ bề ngoài, khả năng… hay ngôn ngữ của họ, nhưng vì họ là công trình của Thiên Chúa, là tạo vật của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dựng nên con người ấy theo hình ảnh Ngài. (NVTM, số 274)
    1. Thế nào là một Hội Thánh “đi ra”?
    Hội Thánh “đi ra” là một cộng đoàn các môn đệ truyền giáo đi bước trước, dấn thân và nâng đỡ, sinh hoa trái và vui mừng. Đó là một cộng đoàn loan báo Tin Mừng dấn mình vào đời sống hằng ngày của dân chúng bằng lời nói và hành động. Cộng đoàn này vượt qua các khoảng cách, sẵn sàng hạ mình khi cần, và ôm ấp đời sống con người, chạm vào thân thể đau khổ của Đức Ki-tô nơi người khác. Cộng đoàn này cũng quen với việc kiên nhẫn chờ đợi và sự chịu đựng tông đồ, sẵn sàng mạo hiểm, thậm chí chấp nhận tử đạo, để làm chứng cho Đức Giê-su. (NVTM, số 024)
    1. Vì sao khi sống Tin Mừng chúng ta phải mở lòng ra với mọi người?
    Khi sống Tin Mừng chúng ta phải mở lòng ra với mọi người vì khi tâm hồn chúng ta bị đóng kín, chúng ta không còn chỗ cho người khác. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, sự bình an, tình yêu của Ngài bị phai mờ, ước muốn làm điều tốt bị phai mờ. (NVTM, số 002)
    1. Khi loan báo Tin Mừng, chúng ta cần từ bỏ những gì?
    Khi loan báo Tin Mừng chúng ta cần:
    • Từ bỏ tìm kiếm vinh quang loài người và sự thỏa mãn của bản thân.
    • Từ bỏ chính mình và cái tôi của bản thân.
    (NVTM, số 033)
    1. Yêu thương tha nhân có sức mạnh như thế nào?
    Yêu thương người khác là một sức mạnh thiêng liêng kéo chúng ta vào sự hiệp nhất với Thiên Chúa; thực vậy, ai không yêu thương “thì đi trong bóng tối” (1Ga 2:11), và “ở trong sự chết” (1Ga 3:14) và “không biết Thiên Chúa” (1Ga 4:8). (NVTM, số 272)
    1. Chúng ta cần có hành vi ứng xử như thế nào với thế giới hôm nay?
    Chúng ta được dạy rằng:
    • Phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng
    • Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hòa thuận với mọi người
    • Lấy thiện mà thắng ác và làm điều thiện cho mọi người
    • Lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình
    (NVTM, số 271)


    PHẦN 2: THIẾU NHI THÁNH THỂ VUI SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG


    A. TNTT HỌC HIỂU LỜI CHÚA
    1. Chúa Giê-su đã sai bao nhiêu môn đệ đi rao giảng Tin Mừng?
    A.12 B. 32 C. 52 D. 72*(Lc 10, 1-2)
    1. Chủ đích của toàn tác phẩm Tin Mừng Gio-an là gì?
    Chủ đích của tin mừng Gio-an là : “Những điều đã được ghi chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người”. (Ga 20, 31)
    1. “Điều đã có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi chạm đến, đó là …………”
    • Lời sự sống * (1 Ga 1,1)
    • Vương quốc của Thiên Chúa
    • Trời mới đất mới
    1. Tin Mừng nào thuật lại việc La-da-rô được Chúa Giê-su cho sống lại?
    • Mát-thêu
    • Lu-ca
    • Mác-cô
    • Gio-an * (Ga 11,1-44)
    1. Lệnh truyền của Chúa Giê-su cho các Tông Đồ trước khi Người được rước lên Trời là gì?
    Lệnh truyền của Chúa Giê-su cho các Tông Đồ trước khi Người được rước lên trời là: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy, làm phép rửa cho họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28, 19)
    1. Ở nơi nào mà lần đầu tiên các tín hữu được gọi là “Ki-tô hữu”?
    • Giê-ru-sa-lem
    • An-ti-ô-ki-a * (Cv 11,26)
    • Rô-ma
    • A-thê-na
    1. Điều gì xảy ra cho thánh Phê-rô và thánh Gio-an vì chống lại lệnh cấm rao giảng?
    • Họ trở nên bạn thân của thượng tế
    • Họ bị đuổi đi khỏi Giê-ru-sa-lem
    • Họ bị bắt giam * (Cv 4,3)
    D- Họ bị ném đá
    1. “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng có cái này tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi !” Thánh Phê-rô nói với ai?
    • Người bại liệt ở hồ Bê-da-tha
    • Người ăn xin què chân bên ngoài Đền Thờ * (Cv 3,1-6)
    • Người phong cùi ở Giê-ri-cô
    1. Câu “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” là câu nói của ai?
    • Thánh Phao-lô * (1Cr 9,16)
    • Thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô
    • Thánh An-rê Phú Yên
    • Thánh Gio-an Tông Đồ
    1. Câu “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng ...”?
    1. Lo âu
    2. Vội vã
    3. Nản chí * (Gl 6,9)
    4. Cả ba ý trên
    1. Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” là câu nói của ai?
    • Phao-lô
    • Gia-cô-bê * (Gc 2, 17)
    • C- An-rê
    • Phi-lip-phê
    1. “Tôi sống nhưng không còn phải tôi mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” là câu nói của vị thánh nào?
    • Phao-lô * (Gl 2, 20)
    • Gia-cô-bê
    • An-rê
    • Phi-lip-phê
    1. Thánh Phao-lô nói người ta được nên công chính bởi…
    • Lề Luật
    • Lòng tin * (Rm 3,28)
    • Việc tốt
    B. THIẾU NHI RAO GIẢNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
    1. Điều răn quan trọng nhất giúp Thiếu nhi sống chu toàn bổn phận của mình là gì?
    Điều răn quan trọng nhất giúp Thiếu nhi sống chu toàn bổn phận của người làm con Chúa là Mến Chúa yêu người.
    1. Để có đời sống tốt, Thiếu nhi cần phải sống theo mẫu gương nào?
    Đời sống của Chúa Giêsu tại trần thế là một mẫu gương sinh động và tuyệt hảo nhất cho Thiếu nhi noi theo.
    1. Để sống tốt, hằng ngày thiếu nhi cần làm gì?
    Để sống tốt, hằng ngày thiếu nhi cần có ý thức thực hiện một số việc sau đây:
    • Phải luôn tin tưởng và phó thác vào tình yêu của Đức Giê-su.
    • Siêng năng tham dự Thánh lễ để được Chúa Giê-su nuôi dưỡng:
    + Bằng Bánh Hằng Sống (vì không có sức mạnh của Chúa Giêsu Thiếu nhi sẽ chẳng vượt qua chính mình);
    + Bằng Lời Chúa (vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng dẫn đường cho con đi” (Tv 119,105))
    Luôn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để Ngài soi sáng, thánh hoá, hướng dẫn và canh tân đời sống của Thiếu nhi.
    1. Theo gương Chúa Giê-su, Nghĩa sĩ phải làm gì?
    Nhiệm vụ của Nghĩa sĩ là phải
    • Tích cực tham gia việc bác ái.
    • Làm công tác hữu ích cho xã hội, giáo xứ.
    • Kiên trì làm việc thiện không nản lòng khi gặp khó khăn, gian khổ, bất công, …
    1. Em hãy nêu một số tính cách cần có của Nghĩa sĩ.
    Một số tính cách cần có của Nghĩa sĩ là: Trung tín, tự tin, có tinh thần trách nhiệm, …
    1. Trung tín là gì?
    Trung tín là ăn ở ngay thẳng, trước sau như một, mặc cho những biến cố đổi thay cuộc đời nhưng lòng không bao giờ thay đổi.
    1. Muốn trung tín trong việc giữ lời hứa, ta phải làm gì?
    Trước khi muốn hứa điều gì phải suy nghĩ cẩn thận xem có khả năng thi hành không. Không nên hứa bừa bãi hoặc vì vui miệng. Đã hứa thì phải giữ lời, dù thiệt cho ta tới mấy cũng phải giữ.
    1. Tự tin là gì?
    Tự tin là tin ở tài lực của mình. Người tự tin là người nếu đã quyết tâm thi hành một công tác nào, sau khi suy nghĩ kỹ về khả năng cũng như về phương tiện, hoặc bàn hỏi với người khôn ngoan, thì nỗ lực, bền chí theo đuổi mục đích cho đến lúc gặt hái được những thành quả tốt đẹp mới thôi.
    1. Tinh thần trách nhiệm là gì?
    Tinh thần trách nhiệm là khi đảm nhận một công tác nào, bạn luôn cố gắng hoàn thành công việc được trao phó với hết khả năng của mình.
    1. Thế nào là người làm việc có tinh thần trách nhiệm?
    Người làm việc có tinh thần trách nhiệm là người luôn ý thức về trách nhiệm do bổn phận, công tác mình lãnh nhận, cố gắng thi hành tốt, nếu đang khi làm gặp trắc trở khó khăn ngoài dự kiến phải dừng lại và trình bày với người trên để lãnh ý kiến. Người trên luôn cảm thấy thoải mái, yên tâm khi trao công việc cho một người có tinh thần trách nhiệm.
    1. Thế nào là người làm việc lỗi tinh thần trách nhiệm?
    Người làm việc lỗi tinh thần trách nhiệm là người:
    • Sợ trách nhiệm: nhút nhát, chưa gì đã ngại khó, ngại hỏng việc hoặc không dám làm mà cứ xúi người khác làm.
    • Tắc trách: không gắng sức làm đến nơi đến chốn, làm ẩu, làm cho qua chuyện.
    • Đào nhiệm: đã lãnh nhận nhiệm vụ nhưng vì một lý do nào đó không chính đáng lại bỏ nhiệm vụ mình.
    • Phản trắc: là người chỉ huy, truyền lệnh cho người dưới hành động, khi gặp thất bại lại đổ lỗi cho người này kẻ nọ, nhất là cho người thừa hành.
    1. Em hãy nêu lợi ích của tinh thần trách nhiệm?
    Tinh thần trách nhiệm làm ta trưởng thành thực sự và nên người hữu ích cho gia đình, xứ đạo và cho xã hội.


    PHẦN 3: HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ 2015 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


    (Học chung ngành Thiếu – trang 19)


    MỤC LỤC


    Ngành Ấu………………………………………………..3
    1. Học hỏi về tông huấn niềm vui của Tin Mừng
    2. TNTT vui sống và chia sẻ Tin Mừng
    A. TNTT học hiểu Lời Chúa
    B. Thiếu Nhi sống Tin Mừng hằng ngày


    Ngành Thiếu……………………………………………11
    1. Học hỏi về tông huấn niềm vui của Tin Mừng
    2. TNTT vui sống và chia sẻ Tin Mừng
    A. TNTT học hiểu Lời Chúa
    B. Thiếu Nhi sống Tin Mừng hằng ngày
    3. Học hỏi thư mục vụ 2015 của Hội Đồng Giám Mục VN

    Ngành Nghĩa……………………………………………22
    1. Học hỏi về tông huấn niềm vui của Tin Mừng
    2. TNTT vui sống và chia sẻ Tin Mừng
    A. TNTT học hiểu Lời Chúa
    B. Thiếu Nhi sống Tin Mừng hằng ngày
    3. Học hỏi thư mục vụ 2015 của Hội Đồng Giám Mục VN


    Chữ ký của Gia Nhân

  6. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com