Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Chủ đề: Những câu chuyện suy tư

  1. #1
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default Những câu chuyện suy tư

    1. DÂNG VUA ÁNH MẶT TRỜI

    Nước Tống có một nông dân, kiến thức rất ít, suốt đời chỉ có cái tài là tước đay để đun sôi vào mùa đông. Có một năm, vào mùa xuân, anh ta đến thôn Ðông để làm ăn sinh sống, lúc nằm một mình phơi nắng dưới ánh mặt trời, thì anh ta cảm thấy rất là ấm áp.

    Sau khi trở về nhà thì nói với vợ: "Ánh mặt trời chiếu trên lưng thật là ấm, người khác có lẽ không biết, nếu đem dâng cho nhà vua, thì chắc là được thưởng lớn "(Liệt tử)

    Suy tư: Mặt trời thì ngày nào cũng có, và trên qủa địa cầu nầy ngày nào cũng có ánh sáng mặt trời, mây mù chỉ tạm thời che lấp nó, bóng đêm cũng chỉ tạm thời che lấp nó. Nhưng nó vẫn hiện hữu, đó là chân lý.

    Ân sủng của Thiên Chúa từng giây từng phút đổ xuống trong tâm hồn của chúng ta, nhưng tội lỗi như bóng đêm, khuyết điểm như mây mù che lấp ân sủng của Thiên Chúa, và có khi ngăn cản không cho ơn Chúa xuống trên chúng ta. Chúng ta sống trong tình thương của Chúa mà chúng ta không biết: không khí để chúng ta thở, gió mát để chúng ta vui tươi, mưa để tưới đất thêm màu mỡ, mặt trời để ta hân hoan... và còn biết bao là ơn lành khác mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, mà chúng ta không biết. Như anh nông dân vừa quê mùa vừa ít học đã "tình cờ khám phá" ra ánh mặt trời rất là ấm áp, có thể lấy để dâng tặng vua. Thật là đơn sơ.

    Tôi cũng có thể dùng ân sủng của Chúa như một món quà để dâng lại Chúa: kính mến Ngài và yêu thương anh chị em, đó chính là lòng biết ơn của tôi đối với Thiên Chúa vậy.

    2. PHÁP THUẬT KHÔNG LINH


    Có người nói mình nắm vững phép trường sinh bất tử, nhà vua nước Yên nghe được tin ấy, liền phái sứ giả đi đến nơi ông ấy để học tập. Học chưa xong thì người ấy chết, nhà vua rất nổi giận sứ giả, toan giết ông ta.

    Có một vị quan được vua sủng ái khuyên nhà vua, nói: "Người ta ai cũng sợ chết và thích sống, cái người đã tự nhận mình nắm vững phép trường sinh bất tử đã chết trước, thì làm sao mà có thể bảo đảm cho đại vương biết rằng, đại vương không chết chứ?". Bấy giờ vua nước Yên mới không giết sứ giả đã được phái đi học tập pháp thuật.(Liệt tử)

    Suy tư: Trường sinh bất tử, sống mãi không chết, đó là nguyện vọng lớn nhất của con người; đời sống của con người, ngoài Chúa ra, thì không một ai có thể ấn định cho mình ngày sinh và ngày chết.

    Chúng ta hãy nghe sách Khôn Ngoan nói về tuổi thọ của con người:

    -Quân vô đạo lên tiếng nói:
    "Ðời ta thật buồn sầu vắn vỏi:
    Không thuốc nào chữa cho con người khỏi chết,
    Chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty,
    Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt,
    Hơi thở của ta là làn khói,
    Tư tưởng lóe từ nhịp đập trái tim.
    Khi nó tắt đi, thân xác sẽ trở thành tro bụi,
    Sinh khí biến tan như làn gió thoảng..." (Kn 2, 1-3).
    Người công chính dù có chết non, cũng vẫn được an nghỉ,
    Vì tuổi thọ đáng kính
    Không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi,
    Ðối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc,
    Sống không tì ố đã là sống thọ..." (Kn 4, 7-9)


    Lm. Nhân Tài, csjb

  2. Có 6 người cám ơn huynhlan vì bài này:


  3. #2
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default

    3. HỌC ĂN TRỘM


    Một người nghèo khổ ở nước Tống đến nhà một người giàu có của nước Tề để học cách làm giàu.

    Người giàu có nói: "Trước đây tôi rất nghèo khó, bây giờ thì đang sống qua những ngày no đủ, bởi vì tôi chịu khó đi ăn trộm, ăn cướp mỗi ngày . Năm đầu liền có thể duy trì cuộc sống; năm thứ hai đã không lo chuyện ăn mặc; năm thứ ba thì nhà tôi đã có kê đầy vựa, gạo đầy kho rồi".

    Người nghèo nghe xong, cũng không hỏi lại ông ta cho rõ ràng là ông ta ăn trộm như thế nào, liền trở về nhà ra tay hành động. Mỗi buổi tối, anh ta trèo tường khoét hang, mặc sức ăn trộm, trong nhà anh ta rõ ràng là đầy đủ hẳn lên. Không ngờ quan phủ nắm được tang vật và khép tội anh ta, ngay cả những đồ vật củ trước kia trong nhà cũng tịch thu tuốt luốt. Tên ăn trộm nầy sau khi mãn hạn tù và được phóng thích, liền chạy đến nước Tề tìm người giàu có thật thà ấy mà oán trách một hồi.

    Người giàu có cười nói: "Ai dà ! Anh hiểu lầm ý của tôi rồi: tôi ăn trộm thời vụ của trời, ăn cắp nguồn của cải của đất; trồng trọt hoa màu, xây dựng nhà cửa, bắt thú hoang, bắt tôm cá, tôi ăn trộm chúng từ trong thiên nhiên, đây là việc làm quang minh chính đại kia mà! Mấy tài vật của tư nhân là do người ta lao lực mà có được, nó thuộc về của riêng họ" - Anh đi ăn trộm ăn cướp, đương nhiên là phạm tội, anh còn oán hờn ai chứ (Liệt tử) .

    Suy tư: Cái tai hại nhất chính là nghe không rõ mà lập tức đi hành động, không những làm sai mà con gây tai hại không thể lường được.

    Lời Chúa đương nhiên là một sức mạnh vô song, đủ sức mới làm cho người yếu đuối trở thành mạnh mẻ; làm cho người bệnh hoạn trở thành cường tráng. Vì sức mạnh vô địch của nó mà chúng ta cần phải cẩn thận khi ứng dụng nó trong cuộc sống, nếu không, Lời Chúa sẽ trở thành quan tòa xét xử chúng ta; nó sẽ trở thành con dao sắc bén để tru diệt linh hồn chúng ta.

    Có người đem Lời Chúa để giải thích theo ý mình, nên cuộc sống của họ "chọi" lại với Tin Mừng.

    Có người học giáo lý "ba chớp ba nhoáng" nên không ai biết họ là người Kitô hữu chân chính, bởi vì họ sống Phúc Âm nửa mùạ.

    Tôi có diễm phúc là được học Giáo Lý căn bản, được tham dự thánh lễ mọi ngay, hoặc ít nữa là mỗi ngày Chúa Nhật đều có tham dự thánh lễ.

    Nhưng tôi đã thực sự sống Tin Mừng cho ra hồn chưa? Hay nửa mỡ nữa nạc, nửa nóng nửa lạnh, để rồi bị Thiên Chúa mửa ra khỏi miệng (Kh 3, 15-17).

    4. EO LƯNG NHỎ CỦA VƯƠNG HI


    Sở Linh vương rất thích eo lưng nhỏ, cho nên các quan đại thần trong triều chỉ sợ mình eo to người mập, mà mất đi sự sủng ái của Sở vương, cho nên thay vì ăn ngày ba bữa thì đổi lại mỗi ngày chỉ ăn một bữa mà thôi.

    Mỗi ngày sau khi thức dậy họ đều phải chuẩn bị: đầu tiên là phải nín thở, sau đó thì thắt eo lại thật chặt. Kết quả là ai ai cũng đói meo, tứ chi bải hoải, đầu choáng hoa mắt, phải vịn vào tường mới có thể đứng lên được. Một năm sau, toàn triều đình văn võ đều trở thành người vô dụng, mặt mày gầy đen, da bọc xương vì đói . (Mặc tử)

    Suy tư: Có lẽ ông vua nước Sở thích mỹ thuật, thích vẽ đẹp thiên nhiên, nên rất thích những eo lưng nhỏ, thon thon. Ðó là sở thích của mỗi người, không ai buộc người khác thích như mình thích.

    Nhưng vì để được sự sủng ái của nhà vua, mà các quan võ sức mạnh cử sơn bạt đỉnh đã trở thành liễu yếu đào tơ. Các quan văn, vung tay múa bút thì chữ lả lướt như phượng múa rồng bay, thế mà hai cánh tay lại trở thành trói gà không chặt. Họ muốn được vua yêu thích, họ muốn làm cho nhà vua vui lòng, mặc dù nhà vua không nói ra, nhưng họ đoán ý của nhà vua.

    Thiên Chúa có một sở thích rất dễ thương, đó là Ngài muốn chúng ta yêu mến và thực hành lời của Ngài (Ga 14, 15-16) trong cuộc sống. Sở thích nầy của Thiên Chúa không làm cho chúng ta bị đói, không làm cho chúng ta mất sức khỏe; mà trái lại làm cho chúng ta được mạnh khỏe và được phúc trường sinh. Chúng ta có dám vì Lời của Chúa mà hi sinh những đam mê không chính đáng trong cuộc sống đời thường chăng?

    Trong cuộc sống, tôi đã "đoán" được ý của Chúa qua hoàn cảnh mà tôi đang sống, hằng ngày tôi có tuân theo thánh ý của Ngài không?

    LM. Nhân Tài, csjb.

  4. Được cám ơn bởi:

    NVN

  5. #3
    dhgiang
    Khách viếng
    dhgiang's Avatar

    Default

    chị huynhlan chưa vào đạo sao?

  6. Được cám ơn bởi:


  7. #4
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default

    Chào Bạn ! huynhlan tôi chỉ có thể nói rằng :

    Lạy Chúa, con là người ngoại đạo
    Nhưng tin có Chúa ngự trên cao.

    Là người ngoại đạo sao lại tin có Chúa ngự trên cao? Ðã tin Chúa ngự trên cao là có đạo rồi. Nếu tin Chúa ngự trên cao mà vẫn ngoại đạo chỉ có nghĩa là có đạo mà không vào đạo thôi.


    5. VỘI VÀNG HẤP TẤP


    Nước Tống có một nông dân, nhìn thấy đám mạ của ruộng nhà mình đã già rồi mà không lớn, rất là nóng ruột, bèn đi nhổ những đám cao đem cấy.

    Tối lại ông ta mệt mỏi không muốn trở về nhà, ông nói với người nhà: "Hôm nay đúng là mệt thật, tôi đã giúp cho đám mạ mau sinh trưởng". Ðứa con vội vàng chạy về đám ruộng nhà mình coi xem sao, thì chỉ nhìn thấy tất cả đám mạ đã khô héo. (Mạnh tử)

    Suy tư: Nóng vội, hấp tấp, nông nổi, là những cụm từ mà người ta thường dành cho người... nóng vội; nóng giận là chuyện thường tình của con người, nhưng nó luôn là một khuyết điểm của nhân loại. Biết bao nhiêu người đã lầm than khổ sở vì những quyết định vội vàng của vị lãnh đạo quốc gia?

    Có những người tự mình ôm mối hận suốt đời chỉ vì một quyết định hấp tấp của mình: hôn nhân tan vỡ vì quyết định vội vàng mà không tìm hiểu kỹ; lỡ bước sa chân vào chốn lầu xanh, đa số là vì yêu vội yêu vàng; mang thân tù tội cũng vì một chút nông nổi....

    Người biết tu tâm dưỡng tính thì không nóng vội, không hấp tấp, bởi vì tính điềm đạm thì làm cho người ta biết cân nhắc sáng suốt hơn khi tranh luận hay khi quyết định một vấn đề gì đó.

    Trong linh đạo tu đức, sự hấp tấp, nóng vội cũng là do sự nhiệt tình thiếu suy xét mà ra, cho nên tác giả sách Cách Ngôn đã nói: "Nhiệt tình mà thiếu suy xét nào có ích chi, bước vội vàng ắt có khi lầm lỡ" (Cn 19, 2), nó cũng là nguyên nhân dẫn đến kiêu ngạo.

    Trước khi ký kết một hợp đồng hay một giao kèo nào đó, người ta không vội vàng hấp tấp ký ngay, mà cần phải cân nhắc và đắn đo, suy nghĩ.

    Tôi cũng phải nên đắn đo suy nghĩ trước khi hành động, bởi vì một linh mục hay một tu sĩ, một nữ tu mà không cẩn thận cân nhắc hành động và lời nói của mình, thì tai hại không thể lường được.


    6.CŨNG LÀ ĐÀO BINH


    Hai bên kẻ thù lâm trận, trống xung trận đánh liên hồi, bắt đầu giao phong đánh lộn. Không bao lâu, một bên quăng mũ bỏ giáp, quay đầu chạy. Có binh sĩ chạy được trăm bước thì dừng lại, có binh sĩ chạy được năm mươi bước thì ngừng.

    Binh sĩ chạy được năm mươi bước lớn tiếng cười nhạo binh sĩ chạy một trăm bước: "Hê hê! Sợ quái gì mà chạy nhanh hơn cả thỏ!" (Mạnh tử)

    Suy tư: Ðánh trận thua "chạy làng" là chuyện thường tình, bởi vì con người ai cũng sợ chết, đã gọi là "chạy làng" thì dù chạy nhanh hay chạy chậm, chạy gần hay chạy xa, chạy bộ bằng hai chân hoặc ngồi máy bay mà "chạy" qua một nước khác hay "chạy" loanh quanh ở trong nước thì cũng gọi là "chạy làng", là thua trận. Không có gì mà phải cười nhạo nhau.

    Chuyện đáng trách chính là mình thua và bỏ cuộc trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống đời thường. Chúng ta thua cơn cám dổ, chúng ta đã chạy làng và bỏ cuộc không còn đứng trên trận địa của đời sống thiêng liêng. Hôm nay tôi được trang bị vũ khí tối tân bằng Thánh Thể, bằng kinh nguyện, bằng chuổi Mân Côi, nhưng tôi vẫn "chạy làng" vì tinh thần tôi yếu đuối và hoang mang. Ngày mai tôi lại được tái trang bị vào tinh thần bằng bí tích giải tội và rước Thánh Thể mỗi ngày, nhưng rồi cũng có lúc tôi bỏ cuộc, sa ngã và "chạy làng".

    Người anh em, chị em tôi cũng thế, họ cũng là con người, cũng có những yếu đuối như tôi, cho nên cũng có lúc họ vấp ngã và "chạy làng" như tôi vậy, vậy thì hà cớ gì mà tôi cười nhạo họ chứ? Hôm nay họ ngã, thì có lẽ ngày mai tôi cón ngã nặng hơn họ nữa! Hôm nay họ ngã 10 lần, thì biết đâu ngày mai tôi lại ngã 100 lần, gấp họ 10 lần thì sao! Câu triết lý bình dân của cha ông ta thật nhẹ nhàng nhưng rất đau: "Cười người chớ vội cười lâu; cười người hôm trước, hôm sau người cười", đúng là một câu lục bát có tính giáo dục cao.

    Nhìn sự sa ngã của anh em để cầu nguyện cho họ và cũng để răn đe mình, đó chính là người khôn ngoan biết lo xa vậy .


    LM. NhânTài, csjb

  8. Được cám ơn bởi:

    NVN

  9. #5
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default

    Hehehe...xưa như trái đất chuyện ngày nay nà - Trong cuộc sống trần gian không gì là khó nói lắm cả huynhlan tôi chỉ nói với NVY rằng là con Thiên Chúa miễn xét đoán - Hãy " sống phúc âm giữa lòng dân tộc " chỉ có một việc khó nghỉ thôi nha huynhlan tin rằng :

    Dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
    Vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
    Mọi dị biệt, thành kiến,
    Để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời

    Chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
    Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.


    7. NGƯỜI NƯỚC TỀ KHOE KHOANG

    Có một người nước Tề, mỗi lần đi đâu đều có rượu thịt mang về. Vợ lớn vợ nhỏ của ông ta đều lấy làm lạ bèn hỏi: "Ông đi ăn cơm với ai vậy?". Ông ta trả lời là ăn chung với các quan lớn có tiền của và quyền thế. Vợ lớn vợ nhỏ rất đổi hoài nghi.

    Sáng sớm ngày hôm sau, người vợ lớn lén lút đi sau ông chồng để quan sát. Thấy ông ta ra phía cửa đông và đi vào bên trong nghĩa địa, xin những đồ cúng tế mà người ta vừa cúng xong để ăn, ăn không đủ lại đến nơi khác để xin ăn. À ra là như nhế! Về đến nhà bà ta tức giận nói với bà vợ nhỏ. Hai người đang chửi mắng chồng trong sân, thì ông chồng đang nghiêng nghiêng ngã ngã đi về nhà, lại còn tâng bốc khoác lác với họ nữa chứ! (Mạnh tử)

    Suy tư: Hồi còn nhỏ, tôi cùng với đám bạn bè nối khố trong làng thỉnh thoảng cũng hay đi ăn của cúng, nhưng không phải được mời, cũng chẳng đi xin, mà là đi ăn cắp của cúng nơi các am miếu nho nhỏ ở làng bên cạnh (vì làng tôi không có ai là người ngoại giáo), ăn xong thì thấy ghê ghê sao ấy, vậy mà nghe bạn bè rủ là cứ đi. Nhưng ra nghĩa địa để ăn của cúng thì chưa bao giờ.

    Tất cả những ơn lành mà chúng ta có được, như: thông minh, tài năng xuất chúng, hiền lành dễ thương, đẹp trai, khỏe mạnh.v.v... đều là bởi Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nhất là trong đời sống thiêng liêng, Chúa Giêsu đã lập ra 7 bí tích là để cho chúng ta có một đời sống thiêng liêng vững mạnh, đi đón nhận các bí tích là đi đón nhận ơn lành của Chúa, nói theo các cụ già (phần lớn là người miền Bắc VN) thì khi chúng ta đón nhận các bí tích là chúng ta "ăn mày các ơn thánh" của Chúa."Ăn mày các ơn thánh", đúng là một câu nói đầy tính khiêm nhường, và bày tỏ cung cách của một tôi tớ ăn mày ân huệ của chủ mình.

    Cho nên, đã là đi ăn mày các ơn thánh thì không có gì phải khoe khoang khoác lác với ai cả. Bởi vì ơn thánh, tự nó đã đòi hỏi người lãnh nhận phải có tâm hồn khiêm tốn, tự nó sẽ là án phạt cho người đón nhận cách bất xứng.

    Tôi sẽ không còn khoe khoang khi nhận được ơn nầy đến ơn nọ của Thiên Chúa, nhưng tôi sẽ khiêm tốn hơn khi đón nhận, bởi vì tôi chỉ là người đi ăn mày các ân huệ của Thiên Chúa. Tự tôi chẳng có gì cả để khoe khoang.


    8. TỬ SẢN NUÔI CÁ

    Trước đây, có người dâng cho quan đại phu Tử Sản nước Trịnh một con kình ngư còn sống nhảy lung tung cả lên, Tử Sản ra lệnh cho viên thư lại đem nó nuôi trong hồ nước. Nhưng viên thư lại nầy lại tự tiện đem cá nấu ăn mất tiêu. Ăn xong, báo cáo với Tử Sản: "Lúc bỏ con cá ấy vào trong nước thì nó đã cứng đờ không nhúc nhích, nửa sống nửa chết; một chặp sau thì lắc đầu vẫy đuôi, từ từ bơi lội; cuối cùng, nó giống như một vệt sáng vô hình vô dạng ạ!"

    Tử Sản khoái chí nói: "Tốt, tốt lắm, con cá đến nơi nên đến, đi nơi nên đi".
    (Mạnh tử)


    Suy tư: Quan đại phu Tử Sản đúng là người hào phóng và thông minh, hào phóng là vì không khiển trách tên quan lại đã ăn cá của mình; thông minh là vì ông biết trước "đường đi nước bước" của tên quan lại.

    Ông đã khoái chí khi nghe báo cáo.

    Thiên Chúa cũng rất biết đường đi nước bước của chúng ta, mọi suy nghĩ, mọi lo toan của chúng ta Ngài đều biết, nhưng Ngài không mâu thuẩn với chính mình khi đặt để sự tự do cho con người. Ngài để cho con người rất thoải mái khi xử dụng sự tự do của họ, và khi ngày giờ đến, nghe các thiên thần báo cáo về các việc lành của mỗi người, thì Ngài cũng vui mừng reo lên: "Tốt, tốt lắm, người ấy đã đến nơi nên đến, đi nơi nên đi". Cũng có nghĩa là, nếu chúng ta xử dụng tự do để làm điều thiện, thì chúng ta sẽ đến nơi chúng ta nên đến là thiên đàng; nếu chúng ta xử dụng tự do để làm điều ác, thì chúng ta sẽ đi nơi chúng ta nên đi là hỏa ngục.

    Chổ nơi tôi nên đến, nơi tôi nên đi là hạnh phúc thiên đàng, chứ không phải là hỏa ngục trần luân.

    Lm. Nhân Tài, csjb.

  10. #6
    phan_nghị's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2008
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 668
    Cám ơn
    422
    Được cám ơn 948 lần trong 371 bài viết

    Default

    Code:
    SỐNG TRÊN ĐỜI CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG
    và thêm nữa là cần có một chén nước tương chin xu để chấm, hi hi....................
    (chọc tí xem phản ứng thế nào)

  11. #7
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default

    Nếu đã chọc thì thuiii hé - không thì " Nếu ko biết dựa cột mà nghe...ko thì chỉ sợ cái mồm ko răng ...hehehe - ko được giận nha )

    Sống trên đời cần có tấm lòng ...
    Nhìn lui - để ca-tụng Chúa.
    Nhìn lên - để nhờ cậy Chúa.
    Nhìn quanh -để phục-vụ Chúa.
    Nhìn tới - để trông chờ Chúa.



    9. Xú Phụ Bắt Chước Cau Mày

    Có một ngày, Tây Thi bị bệnh, vì đau nên nàng hay cau mày, người trong làng cảm thấy Tây Thi có một phong cách rất đẹp khi cau mày, nên rất thích nàng. Có một xú phụ thấy vậy, liền bắt chước Tây Thi cách cau mày, mọi người vừa nhìn thấy bà cau mày, liền ùn ùn chạy trốn. (Trang tử) .

    Suy tư: Con khỉ, dù nó mặc quần áo lụa là hoa gấm, dù nó trang sức bằng vàng bạc ngọc ngà châu báu, thì nó vẫn là con khỉ, chứ không thể là một cô gái đẹp.

    Người khiêm tốn đi đến đâu ai cũng thích, vì họ không biết phê phán ai. Người kiêu ngạo đi đến đâu thì ai cũng phải tránh xa, vì họ bắt chước người khiêm tốn không phê bình ai, nhưng họ luôn cho mình là người trổi vượt trên mọi người.

    10. Trang Tử Mượn Lương Thực

    Trang Châu (Chu) gia cảnh rất nghèo khổ. Một hôm, trong nhà hết gạo, bèn đến Giám Hà Hậu mượn lương thực.

    Giám Hà Hậu nói: "Hôm qua trên đường đi, tôi nghe có tiếng la lớn kêu lên cứu mạng, tôi thấy trong vết bánh xe phía đông có một con bào ngư sắp chết khô, bèn hỏi: 'Mầy kêu cái gì?'. Bào ngư trả lời: 'Tôi là thần sóng ở Ðông Hải, ngài có thể cho tôi một lít nước để cứu tôi được chăng?'

    'Tôi liền nói: 'Ðược, ta sẽ đi đến phía nam thăm đại vương Ngô Việt, mời đại vương làm cho nước ở sông Hồ Tây dâng cao để đón tiếp ngài, được chứ?'

    "Bào ngư nổi giận nói: 'Tôi đã mất nước là người bạn thường xuyên, để đến nỗi rơi vào cảnh nguy hiểm như thế nầy. Tôi chỉ cần một lít nước thì có thể duy trì được sự sống, nhưng ngài lại nói chuyện đâu đâu, chi bằng ngài đi rồi trở về sớm hơn một chút,rồi đi thẳng vào chợ cá khô mà tìm tôi!" (Trang tử)

    Suy tư: Cha Vincent Lebbe nói: "Yêu người thì không cần điều kiện, giúp người thì không có hỏi người ta có vào đạo hay không. Yêu người là yêu người, giúp người là giúp người, vào đạo hay không lại là chuyện khác, không thể đem gộp hai chuyện lại..."

    Yêu người để lợi dụng, giúp người có điều kiện là bức tường ngăn cản không cho người ta đến với Chúa.

    Yêu người vì họ là anh chị em của tôi, giúp người vì họ cần giúp đỡ là ánh sáng để người ta nhìn thấy Thiên Chúa trong hành vi của chúng ta.

    11. Nho Sinh Ðào Mả Ăn Trộm

    Ðêm nọ, có hai nhà nho đi đào mả ăn trộm. Nho sinh lớn nói: "Phía đông sáng rồi, làm sao đây?" Nho sinh nhỏ nói: "Người chết áo chưa cởi, trong miệng nó có ngậm viên ngọc đấy".

    Nho sinh lớn nói: "Thư kinh cổ đã viết: 'Lúa mì xanh xanh, mọc trên đất dốc". Lúc còn sống thì nó không làm ơn cho mọi người; chết đi, tại sao lại ngậm viên ngọc trong miệng chứ?! Mặc kệ người chết, chúng ta mau kéo mớ tóc dài mà đen của nó, nhổ râu nó, dùng đồ sắt từ từ cạy hai cái má của nó ra, nhưng dù sao cũng đừng làm hỏng viên ngọc trong miệng nó". (Trang tử)

    Suy tư: Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong thời chiến đã có sáng tác một bài hát, trong đó có đoạn: "....người chết hai lần, thịt da nát tan...". Chết hai lần là vì người chết sau khi chôn xong lại bị bom đạn cày lên, nên gọi là chết hai lần. Chết hai lần thì thời xưa hay thời nay đều có, chỉ khác nhau là hoàn cảnh: thời nay là vì chiến tranh, thời xưa là vì lòng tham (đào mả trộm để lấy vàng bạc), hoặc là vì lòng tham và thù hận như Bá vương Hạng Vũ quật mộ Tần Thủy Hoàng . Người đời cho đó là quả báo, vì khi còn sống họ (người chết) đã làm nhiều chuyện tàn ác.

    Ðó là chuyện của thân xác, dù chết mấy lần cũng chẳng sao, vì chết rồi thì thân xác ra tro ra bụi. Nhưng cái đáng sợ nhất là linh hồn phải "chết" hai lần, chết ở đây không phải như cái chết của thân xác, bởi vì linh hồn thì bất tử, làm sao mà chết được. Chết hai lần của linh hồn chính là chịu phán xét hai lần (phán xét chung và phán xét riêng), nếu linh hồn chúng ta còn mắc tội trọng, thì mỗi lần bị phán xét là mỗi lần bị xấu hổ và nhục nhã, vì tội của chúng ta sẽ được cả bàn dân thiên hạ từ ông Adong cho đến người sống cuối cùng đều biết, chúng ta thử nghĩ xem, nếu chúng ta phạm một tội nặng, như tội giết người hoặc như tội hiếp dâm, dù chỉ một người biết thôi, thì chúng ta cũng mắc cở xấu hổ suốt đời, huống chi là cả bàn dân thiên hạ đều biết. Một lần phán xét riêng cũng đủ làm cho chúng ta xấu hổ trước mặt Chúa, huống chi là phán xét chung trước mặt mọi người.

    Chết hai lần là chuyện "may rủi" của người chết. Nhưng phán xét chung và phán xét riêng thì mọi người đều phải chịu không trừ một ai.

    Tôi phải sống thế nào để trong hai lần phán xét, tôi được mừng rỡ hân hoan cùng với những người lành thánh vui hưởng hạnh phúc vĩnh cữu trên thiên đàng .

    Lm. Nhân Tài, csjb

  12. Được cám ơn bởi:

    NVN

  13. #8
    phan_nghị's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2008
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 668
    Cám ơn
    422
    Được cám ơn 948 lần trong 371 bài viết

    Default

    dù sao đi nữa thì cháu nghĩ có lòng mà ko có nước mắm thì mầng răng mà ăn cho được. cô có đồng ý ko?
    Hay là thế này, cô có lòng cháu có nước mắm, ta cùng chia sẻ nha.

  14. #9
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default

    hiiii....pótay.com.vn nha...mấy ngày nay bận rộn wé ko vào diễn đàn được ...xin cho phaolo_nghi . huynhlan tui thiết nghỉ nước mắm hay nước tương gì thì cũng là gia vị thui thì...sao cũng được hé !?


    12. Không Thể Ðề Phòng

    Có người vì để đề phòng kẻ trộm cạy va li và móc túi, bèn dùng dây thừng cột va li và túi lại thật chặt, lại còn khóa lại nữa. Ðây là biện pháp mà mọi người có thói quen áp dụng, và cho rằng đây là phương pháp rất thông minh.

    Ai mà biết được kẻ trộm đến, mang túi rồi lại mang túi, xách va li rồi lại xách va li, kẹp túi rồi lại kẹp túi, cuốn tất cả mà đi. Trên đường đi lại còn sợ va li và túi cột chưa chặt, khóa chưa kỷ. (Trang tử)

    Suy tư: Của cải làm ra khiến cho chúng ta yêu thích nó, bởi vì chính nó là công lao mồ hôi nước mắt của mình mà có, do đó mà chúng ta thường giữ gìn và trân trọng nó.

    Có một thứ quý hơn của cải vạn lần, và còn quý hơn cả mạng sống mà chúng ta phải giữ, phải trân trọng, đó là linh hồn của chúng ta. Linh hồn đáng quý trọng, bởi vì nó đã được Ðức Kitô đổi lại bằng cái chết đau thương của Ngài trên thập giá, nó đáng trân trọng bởi đã được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt hơn mọi thứ trên trần gian.

    Giữ gìn linh hồn, không phải lấy giây plastic tổng hợp cột lại cho chắc, cũng không phải dùng khóa điện tử để khóa cho an toàn, nhưng chính là đừng phạm tội trọng, đừng để cho nó phải ngụp lặn trong vũng bùn đam mê tội lỗi. Cách giữ gìn nó hay nhất và công hiệu nhất chính là siêng năng tham dự các bí tích, nhất là bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể. Các thánh đã dùng 2 phương pháp ấy để giữ gìn linh hồn. Tôi cũng sẽ noi gương các ngài luôn tham dự các bí tích để linh hồn được bằng an trong Chúa.

    13. Mất Tiêu Thể Diện

    Thời Tam quốc, người trong đô thành Hàm Ðan nước Triệu có tư thế rất đẹp khi đi bộ. Có một thiếu niên ở Thọ Lăng nước Yên nghe nói thế, bèn không ngại đường xa vạn lý đi đến Hàm Ðan để học cách đi bộ. Kết quả, không những học không thành, mà ngay cả bước đi trước kia của mình cũng quên mất tiêu, cuối cùng chỉ có cách là bò mà trở về nhà. (Mạnh tử)

    Suy tư: Tôi có người quen vượt biên qua Mỹ khi tuổi đã hơn ba mươi, qua Mỹ ở được khoảng 5 năm thì về thăm quê hương Việt Nam, chuyện như thế cũng là chuyện thường tình, nhưng cái đáng nói ở đây chính là khi về Việt Nam, thì quên mất tiếng... Việt, ai hỏi ai nói gì cũng làm như không biết gì cả, sau đó người nhà nói là quên mất tiếng Việt! Bà con ai cũng cười.

    Sĩ diện là cái bề ngoài, cái vỏ bên ngoài của một người có thế giá hoặc không thế giá; sĩ diện cũng gọi là tự ái, ai cũng có tự ái và ai cũng có sĩ diện. Nhưng sĩ diện đúng chổ và tự ái đúng lúc thì làm cho bản thân được mọi người nể trọng, bằng không thì chỉ làm trò cười cho mọi người.

    Có người có bộ mặt bên ngoài (sĩ diện) nhưng lại không có thực chất bên trong, nên trở thành giả dối, lừa bịp người khác; có người có bên trong mà không có bên ngoài, nên dể gây hiểu lầm cho mọi người.

    Cứ sống cách thành thật, không vì sĩ diện mà tự lừa dối mình và người khác; phá vỡ đi cái đạo mạo và trịch thượng bên ngoài để thực chất bên trong được tự do mĩm cười, thân thiện với anh chị em, đó chính là bộ mặt thật của một tâm hồn yêu mến thật .

    14. Lỗ Hầu Nuôi Chim

    Trước đây, ở Hàn Kiến có một con chim biển từ xa bay lại, dừng lại ngoại ô đô thành của nước Lỗ. Lỗ hầu cho rằng, nó là một con chim thần, bèn ra lệnh bắt nó về, đích thân bày yến tiệc rất lớn ở tôn miếu để đón tiếp, và đem nó về phụng dưỡng: mỗi ngày đều tấu nhạc Ngu Thuấn (1) (cửu thiều) cho nó nghe, lúc tế tổ thì dọn thịt trâu, dê, lợn cho nó ăn.

    Chim biển bị Lỗ hầu dùng loại "lễ tiết" long trọng như thế thì sợ, vô cùng kinh hoảng, một miếng thịt cũng không dám ăn, một ly nước cũng không dám uống, ba ngày sau thì chết. ( Trang Tử ) .

    Suy tư: Có người nói rằng, một số các linh mục "hư" phần lớn nguyên nhân chính là vì giáo dân quá kính trọng các ngài, "đội" các ngài lên trên cả bàn thờ ngang hàng với Chúa trong đời sống hàng ngày, và tôi nghiệm thấy người ta nói như thế cũng có phần đúng.

    Giáo dân tôn trọng các linh mục của mình: rất đúng.
    Giáo dân kính trọng các chủ chăn của mình: rất đúng.
    Giáo dân coi linh mục là người đại diện của Chúa: cũng chẳng sai.

    Nhưng giáo dân quên mất rằng: các linh mục cũng là những con người, những con người được Chúa chọn để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ.

    Với chức thánh đã lãnh nhận nơi Giáo Hội, và với tư cách riêng của các ngài cũng đáng để cho chúng ta tôn trọng. Ðó là điều mà không ai phủ nhận.

    Nhưng, gặp các ngài ở đàng xa thì đã khúm núm, khom lưng: lạy cha ạ! Thì thử hỏi có linh mục nào mà không cảm thấy "ta đây" chứ ? Có những linh mục quá trẻ (28-30 tuổi) cũng "vểnh mặt" lên trời khi các cụ già đáng bậc ông bà nội ngoại của mình khom lưng: chào cha ạ!!!

    Chính giáo dân cũng có trách nhiệm một phần lớn khi làm "hư" các linh mục của mình. Nhưng xét cho cùng thì chính các linh mục phải nhận ra điều nầy: tôi cũng như những người khác, được Chúa chọn làm linh mục của Ngài, đó là điều vinh dự, nhưng càng vinh dự hơn, nếu tôi biết cúi đầu chào lại giáo dân của tôi, nếu tôi biết mĩm cười và bắt tay họ, nếu tôi biết cởi bỏ cái vỏ bên ngoài "ta đây" thì có biết bao nhiêu là giáo dân yêu mến Giáo Hội của Chúa hơn. "Lễ tiết" mà giáo dân dành cho các linh mục quá "hậu", nên đã làm hư các ngài; và các ngài đã "không quen" với lễ tiết ấy nên đã "hư" mà không biết .

    Lm. Nhân Tài, csjb.

  15. Có 2 người cám ơn huynhlan vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com