THIÊN CHÚA
(Có một Đức Chúa Trời quyền phép và yêu thương, dựng nên và cai quản trời đất)



*Có Thiên Chúa không?
Bốn trường hợp do E. Souriau đánh cuộc:
1. Tôi đánh cuộc là không có Thượng đế và thực sự Thượng đế không có. Tôi hưởng được các khoái lạc trần gian và chỉ có thế thôi.
2. Tôi đánh cuộc là không có Thượng đế nhưng Thượng đế lại có thực. Tôi được hưởng các khoái lạc trần gian và đánh mất một hạnh phúc vô hạn mà tôi có thể tìm kiếm được.
3. Tôi đánh cuộc là có Thượng đế và Thượng đế không có. Tôi đã hy sinh các khoái lạc trần gian một cách vô ích.
4. Tôi đánh cuộc là có Thượng đế và Thượng đế có thực. Tôi mất đi các khoái lạc trần gian và hưởng được hạnh phúc muôn đời.
(E. Souriau, L'ombre de Dieu, p.53)


1. Các nhà vô thần không nhận có Thiên Chúa, nhưng...

(Trích sách Đi Về Đâu của Văn Quy):

*Volney nhà triết lý vô thần nổi tiếng, thế mà lúc
tầu bị bão, ông quỳ lần chuỗi Mân côi. Hỏi ông thì ông trả lời :
- Ngồi bàn giấy triết lý thì khác, mà lúc bị bão thì khác.

*D' Alembert vô thần và tuyên truyền vô thần nổi
tiếng. Thế mà lúc chết đòi mời linh mục đến giúp phần linh hồn.

*Arthur Schopenhauer (1788- 1860) không?
Suốt đời ông ta nguyền rủa Thiên Chúa, trong lúc bị đau, ông kêu :
"Chúa ơi, Chúa ơi". Bác sĩ ngạc nhiên hỏi:
"Nhà quân tử tin Chúa sao?
-Bệnh nhân trả lời : trong lúc đau, triết lý không có Chúa
chẳng giá trị gì, nếu tôi khỏi tôi sẽ đổi ý"

*Voltaire, là nhà vô thần nổi tiếng và làm hại Giáo hội vào số 1,
Người ta coi ông là ông tổ vô thần. Với ngòi bút
thiên tài ông cố gắng hạ bệ Thiên Chúa, đánh đổ Giáo hội.
Châm ngôn của ông là : "Hãy đánh đổ cái đứa quái gở"
(ông muốn ám chỉ Giáo hội Công giáo). Không một
lời gian dối nào mà ông tởm gớm, không một vu oan
nào mà ông ghê sợ.
Ông chiêu tập một nhóm anh em lấy tên là nhóm
Beelzebuth (Quỉ cả) mục đích là hạ bệ Thiên Chúa.
Ông có chịu các phép bí tích cũng chỉ là để chế nhạo Thiên Chúa.
Năm 1758 ông đã lên án Thiên Chúa: "20 năm nữa Thiên Chúa
có thể hồi hưu vì không còn ai phục vụ Ngài".
Đứng trước cái chết ông run sợ.

Đúng 20 năm sau năm 1778 Voltaire đã tắt thở trong
cái chết thê thảm. Ông trông thấy những hình ảnh
làm ông rùng rợn, ông la lên :
"Một bàn tay đang kéo tôi đến với Đức Chúa Trời ...
Đây, quỷ muốn bắt tôi... Tôi trông thấy hỏa ngục"
Ông tru trếu gầm thét như thú vật hung dữ, ông
lấy móng tay cấu xé thịt mình, rứt ra từng miếng.
Một bà già hay giúp đỡ những người hấp hối, sau khi chứng
kiến cái chết của Voltaire, bà thường nói : "Khi ấy
tôi ở gần giường Voltaire đang hấp hối, tôi không còn
muốn thấy một người vô đạo chết nữa".
Một người khác cũng đã nói : "Nếu quỉ có thể
chết được cũng không chết dữ hơn Voltaire".


2. Dân gian người Việt xưng hô Thiên Chúa là Trời
(Trích Ca dao, tục ngữ):

Trời tạo dựng muôn vật:
"Con chim nó hót trên cành, Nếu Trời không có, có mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao, Nếu Trời không có, làm sao có mình?

"Núi kia ai đắp nên cao, sông kia biển nọ ai đào mà sâu?
"Gai trên rừng ai bứt mà nhọn, trái trên cây ai vo mà tròn?

* Trời trông coi, gìn giữ:
"Trời sinh, Trời dưỡng.
"Trời sinh voi, Trời sinh cỏ.
"Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
"Trời sinh ra ông tướng giặc, cờ bạc xóc đĩa dông dài cả đêm,
canh trước tướng hãy còn tiền, canh sau cố áo ngồi bên lọ hồ...

*Nước Việt thuộc miền nhiệt đới, mưa nhiều, nắng nhiều. Dân Việt hầu hết làm nghề nông, trồng lúa, trồng hoa mầu, nên khi đồng khô cỏ cháy, người ta ngày đêm kêu cầu Trời cho mưa nắng phải thì, mùa màng tốt tươi:
"Lạy Trời mưa xuống,
lấy nước tôi uống,
lấy ruộng tôi cày,
lấy đầy bát cơm,
lấy rơm tôi thổi,
lấy chổi quét nhà,
con gà nhặt thóc...
Và khi đã có mưa, người ta hân hoan biết ơn, cần cù làm việc:
"Ơn Trời mưa nắng phải thì,
nơi thì cầy cạn, nơi thì bừa sâu.
"Nhờ trời mưa gió thuận hòa, nào cày nào cấy trẻ già đua nhau.
"Trời nắng tốt dưa, Trời mưa tốt lúa

*Tin rằng Trời luôn nâng đỡ kẻ thiện chí, thành tâm:
"Trời nào phụ kẻ có nhân",
Nên nhiều khi người ta phó thác cho Trời:
"Trời cho, hơn lo làm".
- Đừng kiêu ngạo:
"Ếch ngồi đáy giếng coi Trời bằng vung.
"Cứ trong nghĩa lý luân thường, làm người phải giữ kỉ cương mới màu,
đừng cậy khỏe, chớ cậy giầu, Trời kia còn ở trên đầu còn kinh.
- Đừng xảo trá:
"Tin nhau buôn bán cùng nhau,
Thiệt hơn hơn thiệt, trước sau như lời.
Hay gì lừa đảo kiếm lời, Cả nhà ăn uống, tội Trời riêng mang.
- Đừng hoang phí:
"Phí của Trời, mười đời chẳng có.
"Làm người nên biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi,
những người đói rách rạc rời, bởi phụ của Trời làm chẳng có ăn.
-Coi chừng:
"Của trời trời lại lấy đi, giương hai mắt ếch làm chi được Trời.
- Người ta thường nói:
"Chê của nào, Trời trao của ấy.
- Con người không thể hiểu số phận bi đát của mình trước cái chết, có khi chưa đáng chết:
"Lá vàng đeo đẳng trên cây,
Lá xanh rụng xuống Trời hay chăng Trời.
Nhưng Trời rất nhân từ:
"Trời đánh còn tránh miếng ăn.
" Trời nào phụ kẻ có nhân.
"Trời nào có phụ ai đâu, hay làm thì giầu, có chí thì nên.
-Người ta tin ở Trời quan phòng sáng suốt:
"Trời xanh có mắt".
Vì thế, người ta quả quyết:
"Gẫm hay muôn sự tại Trời".

* Trời phải được tôn thờ:
"Đèn trời trời sáng 4 phương, đèn tôi tôi sáng đầu giường nhà tôi.
Người ta xin:
"Đêm đêm ra thắp đèn trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Thái độ phó mặc:
"Trời mưa thì mặc trời mưa, tôi không có nón trời chừa tôi ra.
Tiến đến nhận biết chính xác hơn:
"Xưa kia chỉ biết kêu trời, mà nay đã biết gọi Trời là Cha,
trần gian chẳng phải là nhà, đi về vĩnh cửu gặp Cha trên trời.
Và người ta thờ Trời. Trời đây có người nghĩ là trời xanh, nhưng cũng có nghĩa là Đấng Linh thiêng, Đấng Tối cao:
"Dù ai nói ngược nói xuôi, ta đây vẫn giữ đạo Trời khăng khăng.
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành


3. Mỗi Nước xưng hô về Thiên Chúa khác nhau:

* Người Do thái : Yaveh (Đức Chúa)
* Người Chaldée : Belus (Thần ánh sáng)
* Người Phéniciens : Thần Baal
* Ngưới Ai cập : Ammon
* Người Ba tư : Ormuz (Thần ánh sáng)
* Người Ấn độ : Bhram (Đấng Chí Linh)
* Người Trung hoa : Thiên, Thượng đế.
* Người Lamã : Jupiter
* Người Việt nam : Ông Trời


4. Các nhà thông thái tin nhận Thiên Chúa

*Tôi thấy Thượng đế ở khắp muôn nơi". (Bác học Volta)

*Tổng thống Lincoln
Quá nửa đêm lâu rồi, bỗng một tiếng xì xầm từ bên phòng Tổng thống vọng lại. Cửa phòng hé mở, không suy nghĩ gì cả, tôi vào trong, chẳng bao giờ trí tôi có thể quên được cảnh tượng tôi chứng kiến lúc bấy giờ:
Tổng thống quì trước cuốn Kinh Thánh mở sẵn. Trong phòng chỉ có một ngọn đèn mờ ảo . . .
Một hồi lâu . . . Bỗng Thổng thống cất giọng thiết tha van nài:" Lạy Thượng đế vạn năng, Ngài đã nghe lời Salomon, ban sự khôn ngoan của nhà vua trong đêm nguyện cầu Xin cũng nghe lời tôi đêm nay. Tôi không thể lãnh đạo dân tộc này được nữa. Tôi không thể điều khiển việc nước mà không có Ngài giúp đỡ. Tôi bé bỏng, đầy lầm lỗi. Lạy Thượng đế Ngài đã nghe lời Salomon van, Ngài cũng hãy nghe lời tôi mà cứu vãn lấy dân tộc này.
(Một nhân chứng tiết lộ về TT Abraham Lincoln trong cuộc Nam Bắc Mỹ phân tranh 1860-1865)

(Những câu sau, trích sách Đi Về Đâu của Văn Quy):

*Nhà văn hào Platon nước Hy lạp đã nói rằng :
"Tất cả những ai có một chút trí khôn đều kêu cầu
Thần Minh lúc khởi sự công việc của họ, bất luận
việc to hay việc nhỏ".

*Cicéron tiên sinh cũng quả quyết rằng :
"Không một dân tộc nào cho dù thô bỉ, man rợ đến đâu, mà
không tin có Thần, dầu rằng họ lầm về bản tính của Ngài".

*A. Eymieu đã công bố bản thống kê bất ngờ này:
Trong số 432 bác học thuộc thế kỷ 19 thì:
- 34 vị không biết lập trường tôn giáo của các ông,
-398 vị phân chia như sau :
15 vị dửng dưng hoặc thuộc phái Bất khả tri,
16 vị vô thần,
367 vị tin. Như vậy thì 92% các nhà bác học tin Thượng Đế.
*Bác sĩ Dennaert người Đức cũng đã tuyên bố kết quả
tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của các nhà bác học
tìm kiếm trong những vị lỗi lạc nhất thuộc bốn thế kỷ vừa qua.
"38 vị, tôi không rõ các ông quan niệm thế nào,
còn lại 262 vị thì 20 ông nhửng nhưng hoặc vô thần,
242 ông tin. Tức là cũng 92% tin".

Cũng nên nhớ rằng, những người tin là những người tài giỏi,
danh tiếng, tên tuổi. Họ là những bác học rất nổi danh như Ampère,
Pasteur, Copernic, Volta, Newton, Lavoisier, Kepler, Marconi,
Le Verrier, Edison...

*Victor Hugo nói: "Thượng Đế đúng là một đấng vô hình,
chối ngài là một sự mù quáng và điên rồ".

*J.J. Rousseau: "Nếu bạn cứ giữ cho tâm hồn có
lòng ao ước Thiên Chúa, bạn sẽ khônq bao giờ nghi ngờ
sự hiện hữu của ngài".

*Duplessey: "Tình dục luôn luôn cám dỗ linh hồn
đừng tin có Thiên Chúa, để không còn ai kìm hãm và phán
xét hành động của nó nữa. Đó là lý do vì sao thanh niên
dễ mất lòng tin tưởng và vì sao đức tin lại chết khi tình
dục phát triển".

*Thánh Augutinô nói: "Không ai phủ nhận Thiên Chúa,
nếu họ thấy không có lợi gì khi chối Ngài".

*Bác học Volta (1745-1827) mỗi ngày dành mấy giờ để dự lễ, nguyện gẫm, thi hành bác ái, dù ông rất bận nghiên cứu.

*Bác học Ampère (1775-1826) ông tổ điện học đã trả lời người bạn khi khuyên ông đọc cuốn"Gương Chúa Giêsu" của Toma a Kempis: "Tôi đã thuộc lòng nó từ lâu rồi"

*Lavoisier (1743-1794), ông tổ Hóa học đã vui lòng chịu tử hình để trung thành với đức tin Công giáo thời cách mạng Pháp phản đạo.


5. Thánh Tiến sĩ Tôma Aquinô chứng minh về Thiên Chúa
(St. Thomas Aquinas, on the Truth of the Catholic Faith, book one, Image book, 1955, p. 85 và tiếp theo)

Năm cách chứng minh theo Thánh Toma:

1. Chuyển biến (Motion)
Kinh nghiệm cho thấy các sự vật quanh ta có sự chuyển biến rõ rệt: (chuyển về bản thể: Sinh- diệt, chuyển về phẩm tính: Tốt- xấu. Chuyển về lượng tính: Thêm- bớt. Chuyền về hành động: Bắt đầu- chấm dứt. Chuyển về nơi chốn: Đây- đó.)
Mà chuyển biến này không thể tự nó "Whatever is being moved is being moved by another" (bất cứ cái gì bị động đều phải nhờ một nguyên nhân khác giúp).
Nhưng ta không thể giả thử một chuỗi vô tận chuyển biến như vậy mà không thấy mâu thuẫn, nên phải nhận rằng có một nguyên nhân tự mình chuyển biến mà không nhờ nguyên nhân khác. Nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.

2. Nguyên nhân tác động (Efficient cause)
Theo kinh nghiệm ta thấy trong vũ trụ có những nguyên nhân tác thành tùy nhau. Ví dụ: Con tùy cha, búa thùy thợ ... mà không thể mỗi nguyên nhân tác thành lại tùy thuộc nhau trong một chuỗi vô tận.
Vậy điều cần là phải có một nguyên nhân tác thành hoàn toàn độc lập, không nhờ nguyên nhân nào.
Nguyên nhân độc lập đó chính là Thiên Chúa.

3. Sự vật bất tất (Contingency of things- không cần thiết, có cũng được, không cũng được)
Chung quanh ta có nhưng vật có cũng được mà không có cũng chẳng sao, gọi là bất tất. Nhưng vật bất tất thì không đủ lý do để hiện hữu.
Mà không thể cứ đi mãi tới vô tận chỉ toàn những vật bất tất.
Vậy phải có một vật tất hữu (necessery being) cần thiết phải có và tự mình mà có.
Vật tất hữu ấy chính là Thiên Chúa.

4. Cấp bậc hoàn hảo (grade of perfection in being)
Trong vũ trụ, cũng như trong nhân loại có hơn có kém.
Mà đã có hơn có kém thì phải có cái tốt nhất là căn nguyên của mọi các khác.
Vậy cái tốt nhất chính là Thiên Chúa.

5. Trật tự vũ trụ (The order of the world)
Mọi vật trong vũ trụ dầu muôn ngàn thứ, cũng hành động theo một trật tự lạ lùng hướng về đích riêng từng loại, và các loại đều hướng về đích chung, (khoáng vật nuôi thực vật, thực vật nuôi động vật, trời đất xoay vần đều hoà . . . ) Mà chỉ con người trí tuệ mới có thể lựa chọn đích riêng mình.
Vậy trật tự vũ trụ đủ thứ đòi một trí khôn cực kỳ thông minh, khôn ngoan điều khiển,
Trí khôn thông minh cực kỳ đó chính là Thiên Chúa.

Từ tất cả các chứng minh trên ta kết luận:
Có một động lực tiên khởi, một nguyên nhân tất hữu, một hữu thể tối cao, một nguyên nhân quản trị vạn vật theo trí tuệ và ý muốn, là hạnh phúc cao cả, là hạnh phúc chúng ta, là Thiên Chúa đáng ca tụng muôn đời.



6. Thánh Phaolô nói về nhân biết Thiên Chúa
Thư cho người Roma:
"1,19 Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ.
1,20 Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được.
(Thế nhưng con người vẫn cố tình vô thần, và sống theo những dục vọng, thờ ma cúng quỉ...)

7. Chúa tỏ ra Danh thánh mình


Sách Xuất hành:
13 Ông Môsê thưa với Thiên Chúa: "Bây giờ, tôi đến gặp con cái Ítraen và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi tôi: Tên Đấng ấy là gì? Thì tôi sẽ nói với họ làm sao? "
14 Thiên Chúa phán với ông Môsê: "Ta là Đấng Hiện Hữu." Người phán: "Ngươi nói với con cái Ítraen thế này: "Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em."
(Hiện hữu: "Ego sum qui sum:, cũng có thể dịch là Tự hữu (tự mình mà có, không cần ai sinh ra) Hằng hữu (như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có đời đời). Amen.

---
*Cây có cội, nước có nguồn,
Thiên Chúa Hằng hữu muôn muôn đời đời.


Lm. Đoàn Quang, CMC 10/2010