Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Ngày 15/9 Đức Mẹ sầu bi. Lễ nhớ.

  1. #1
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,055
    Cám ơn
    6,983
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default Ngày 15/9 Đức Mẹ sầu bi. Lễ nhớ.

    BÀI ĐỌC I:Dt 5, 7-9
    "Người đã học vâng phục và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời".
    Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
    Anh em thân mến, khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.
    Đó là lời Chúa.

    ĐÁP CA: Tv 30, 2-3a. 3bc-4. 5-6. 15-18. 19
    Đáp: Lạy Chúa, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa (c. 17).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con muôn đời tủi hổ; vì đức công minh Ngài, xin cứu chữa con! Xin Chúa hãy lắng tai về bên tôi tớ Chúa. - Đáp.

    2) Xin Chúa mau lẹ để giải thoát con. Xin Chúa trở thành núi đá cho con trú ẩn. Bởi Chúa là Đá tảng, là chiến luỹ của con; vì uy danh Ngài, Ngài sẽ dìu dắt và hướng dẫn con. - Đáp.

    3) Ngài dẫn con xa lưới dò chúng ngầm trương ra để hại con, vì Ngài là chỗ con nương náu. Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa; lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con. - Đáp.

    4) Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài; con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại. - Đáp.

    5) Lạy Chúa, vĩ đại thay lòng nhân hậu Chúa, lòng nhân hậu Ngài dành để cho những kẻ kính sợ Ngài, lòng nhân hậu Ngài ban cho những ai tìm nương tựa Ngài, ngay trước mặt con cái người ta.
    - Đáp.


    CA TIẾP LIÊN: STABAT MATER
    (Ca Tiếp Liên này có thể đọc cả hay bỏ, hay chỉ đọc từ câu 11 trở đi)

    1) Mẹ sầu bi tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây Thập giá, nơi Con Người đã bị treo lên.

    2) Một lưỡi gươm nhọn / đã đâm qua tâm hồn Bà đang rên siết, đang sầu khổ và đau đớn.

    3) Ôi đau buồn sầu khổ biết bao / cho bà Mẹ đáng suy tôn / của một Người Con duy nhất!

    4) Bà Mẹ hiền nhìn xem nỗi khổ hình của Người Con chí thánh, mà đau lòng thổn thức tâm can.

    5) Ai là người không tuôn châu lệ / khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô / trong cảnh cực hình như thế?

    6) Ai có thể không buồn bã / nhìn xem Mẹ Chúa Kitô / đang đau khổ cùng với Con Người?

    7) Mẹ nhìn thấy Chúa Giêsu / vì tội dân mình mà khổ cực, và bị vùi giập dưới làn roi.

    8) Mẹ nhìn Con mình dịu hiền như thế / bị thống khổ lúc lâm chung, khi Người trút hơi thở cuối cùng.

    9) Ôi lạy Mẹ là niềm yêu mến, xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương, để cho con được khóc than cùng Mẹ.

    10) Xin cho lòng con cháy lửa mến yêu, mến yêu Đức Kitô là Thiên Chúa, để cho con có thể làm đẹp ý Người.

    11) Ôi Thánh Mẫu, xin Mẹ làm ơn đóng vào lòng con cho thực mạnh / những vết thương của Đấng bị treo thập giá.

    12) Xin Mẹ cho con được chia phần thống khổ / của Con Mẹ đã thương vong, đã khứng chịu cực hình vì con như thế.

    13) Xin cho con được cùng Mẹ thảo hiếu khóc than, cùng Đấng bị đóng đinh tỏ niềm thông cảm, bao lâu con còn sinh sống ở đời.

    14) Con ước ao được cùng với Mẹ / đứng bên cây Thập giá, và hợp nhất cùng Mẹ trong tiếng khóc than.

    15) Ôi Đức Trinh Nữ thời danh trong hàng trinh nữ, xin đừng tỏ ra cay đắng với con, xin cho con được cùng Mẹ chan hoà dòng lệ.

    16) Xin cho con được mang sự chết của Đức Kitô, được cùng Người thông phần đau khổ, và tôn thờ những thương tích của Người.

    17) Xin cho con được mang thương tích của Người, cho con được say sưa cây thập giá / và máu đào Con Mẹ đã đổ ra.

    18) Ôi, Đức Trinh Nữ, xin đừng để cho con bị lửa hồng thiêu đốt, nhưng được Mẹ chở che trong ngày thẩm phán!

    19) Lạy Chúa Kitô, khi phải lìa bỏ cõi đời này, nhờ Đức Mẹ, xin Chúa cho con được tới lãnh ngành dương liễu khải hoàn,

    20) Khi mà xác thịt con sẽ chết, xin cho linh hồn con / được Chúa tặng ban vinh quang của cõi thiên đường.

    ALLELUIA:
    Alleluia, alleluia! - Đức Trinh Nữ Maria là người có phúc, Bà xứng đáng lãnh nhận ngành lá tử đạo dưới chân Thập giá Chúa mà không phải chết. - Alleluia.

    PHÚC ÂM: Ga 19, 25-27
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
    Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ ông Clopas, và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: "Thưa Bà, này là Con Bà". Rồi Người lại nói với môn đệ: "Này là Mẹ con". Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình.
    Đó là lời Chúa.


    Hoặc đọc:
    PHÚC ÂM: Lc 2, 33-35
    "Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà".
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

    Khi ấy, cha và mẹ Chúa Giêsu đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà, và nói với Maria Mẹ Người rằng: "Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ".
    Đó là lời Chúa.


    www.thanhlinh.net
    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

  2. #2
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,055
    Cám ơn
    6,983
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default

    Thứ Sáu Tuần Thánh khi tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thì chúng ta cũng nghĩ đến Đức Mẹ Sầu Bi. Michelangelo thành Florence, thế kỷ 15, đã khắc một pho tượng rất nổi tiếng về Đức Mẹ Sầu Bi gọi là Pietà. Cũng có một lễ dành cho tước hiệu này vào ngày 15/09, sau lễ Suy Tôn Thánh Giá.

    Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (hay lễ Đức Bà Bảy Sự, lễ kính Bảy Sự Thương Khó của Đức Bà) trong tiếng Latin là Mater Dolorosa (hay Septem Dolorum), trong tiếng Anh là Dolors of Our Lady (hay Seven Dolors of Blessed Virgin, Seven Sorrows of Our Lady).


    1. Nguồn gốc ngày lễ.

    Trước cuộc cải tổ phụng vụ của Công Đồng Vatican 1969, trong phụng vụ có hai thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi. Việc tôn kính Đức Mẹ Sầu Bi do Dòng Citercian và Dòng Phanxicô khởi xướng từ thế kỷ XII và thế kỷ XIII.

    Đến năm 1423, Công Đồng Cologne đã quy định thành lập lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi (điều luật 11). Ý niệm khởi đầu chỉ hướng về mối đau khổ tổng thể, cụ thể hơn là tôn kính Đức Mẹ đau khổ đứng dưới chân thập tự giá. Thánh lễ được cử hành vào ngày thứ Sáu của tuần III sau lễ Phục Sinh.

    Năm 1482, bảy sự thương khó của Đức Mẹ mới được khai triển và truyền giảng ở Âu Châu. Năm 1725 Đức Gíao Hoàng Bênêđictô XIV đưa lễ Đức Mẹ Sầu Bi qua ngày thứ Sáu trong tuần Khổ Nạn, trước Lễ Lá, đó là lễ thứ I. Năm 1668, Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ được Toà Thánh cho phép mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày Chúa Nhật III tháng Chín.

    Năm 1912 Đức Gíao Hoàng Piô X quyết định toàn thể Giáo Hội cử hành lễ này một lần nữa vào ngày 15/09 hàng năm, sau lễ kính Thánh Giá, đó là lễ thứ II. Cả hai thánh lễ đều dùng thánh thi “Stabat Mater” (Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thập Giá) của Giacopone da Todi (1360), tu sĩ dòng Phanxicô, làm thánh ca cho buổi lễ.

    Năm 1969, lễ Đức Mẹ Sầu Bi là ngày thứ Sáu trong tuần Khổ Nạn bị bãi bỏ do việc cải tổ phụng vụ sau Công Đồng Vatican II. Lý do việc bãi bỏ là vì Giáo Hội không muốn mừng một biến cố hay một mầu nhiệm hai lần trong một năm.

    2. Ý nghĩa của "Đức Mẹ Sầu Bi".

    2.1. Đức Mẹ Sầu Bi có nghĩa là Đức Mẹ đau khổ, thương khó, thống khổ... Đức Mẹ là mẹ Chúa Giêsu, trong cuộc đời 33 năm của Chúa Giêsu, Mẹ đã cảm nhận nhiều nỗi đau thương:
    1. Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2, 34-35);

    2. Cuộc chạy trốn sang Ai-cập (Mt 2, 13-21);

    3. Lạc mất Chúa ba ngày (Lc 41, 50);

    4. Vác thập giá lên đỉnh Calvê (Ga 19, 17);

    5. Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập giá (Ga 19, 18-30);

    6. Tháo xác Chúa (Ga 19, 39-40);

    7. Táng xác Chúa (Ga 19,40-42).

    Và cho đến ngày hôm nay, tuy đã về trời, Mẹ Maria vẫn còn tiếp tục phải chịu bao đau khổ khi chứng kiến biết bao ích kỷ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh... giữa đoàn con cái của mình. Nhưng nỗi thống khổ lớn nhất của Mẹ chính là việc trầm luân của biết bao linh hồn đang sống trong tội lỗi và sẽ sa xuống hỏa ngục.

    Lời tiên tri của cụ già Simêon khi xưa quả rất hiện thực, vì con tim của Mẹ vẫn không ngừng bị bao lưỡi đòng đâm thấu, và người đâm thấu tâm hồn Mẹ lại chính là những đứa con mà Mẹ đã một lần sinh ra trong ân sủng. Trong số những đứa con phản nghịch ấy, phải chăng có tôi và bạn?.

    2.2. Giáo Hội đã đặt lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngay sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá để như muốn nói rằng: "Khi Đức Kitô chịu treo trên thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ".

    Cuộc đời Mẹ luôn kết hiệp với những nỗi khổ đau của Con. Có lẽ không đau khổ nào lớn hơn đau khổ của chính Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà theo lời của thánh Gioan "đã đứng kề bên thập giá Đức Giêsu" (Ga 19, 25) trên đồi Calvê . Không ai hiểu con cho bằng người mẹ, và cũng không ai đau khổ hơn người mẹ khi phải chứng kiến sự đau khổ và cái chết của con mình:
    “Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu,
    đang đứng bên cây thập giá,
    nơi Con Người đã bị treo lên.
    Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua
    tâm hồn Bà đang rên siết,
    đang sầu khổ và đau buồn...”
    (Thánh thi Stabat Mater)

    Như Đức Giêsu Con của Mẹ, Mẹ Maria cũng tự đồng hóa chính mình với mầu nhiệm đau thương của thập giá. Bởi thế, Mẹ đáng được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Qua việc cử hành lễ Mẹ Sầu Bi, Giáo Hội mời gọi con cái mình hãy chiêm ngắm hình ảnh của một người Mẹ đau thương vì Con và vì chúng ta:
    "Ai là người không tuôn châu lệ,
    khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô,
    trong cảnh cực hình như thế?
    Ai có thể không buồn bã nhìn xem
    Mẹ Chúa Kitô, đang đau khổ cùng với con người ?'..."
    (Thánh thi Stabat Mater)
    Đồng thời Giáo Hội kêu mời chúng ta hãy an ủi Mẹ bằng cách bắt chước và yêu mến Mẹ hơn:
    “Ôi lạy Mẹ là niềm yêu mến,
    xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương,
    để cho con được khóc than cùng Mẹ.
    Xin cho lòng con cháy lửa mến yêu,
    mến yêu Đức Kitô là Thiên Chúa,
    để cho con có thể làm đẹp ý Người...”
    (Thánh thi Stabat Mater)
    2.3. Chúng ta hãy nhớ rằng Mẹ Maria đã bắt đầu cuộc lữ hành đức tin bằng những lời xin vâng: "Tôi là nữ tỳ Chúa. Tôi xin vâng như lời Ngài truyền" (Lc 1,38) và những lời vui tươi hăng hái của người mẹ trẻ: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa ... vì Chúa đã nhìn đến phận hèn tôi tớ Chúa ...".

    Vì vậy, khi ngắm nhìn sự đau thương của Đức Giêsu và Mẹ Ngài trong ánh sáng Thánh Kinh, chúng ta không thể đồng hóa sự tuân phục của các Ngài với định mệnh thuyết hay thụ động tính. Trái lại, như Công Đồng Vatican II dạy: "Đức Trinh Nữ đã vững tiến trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành hiệp nhất với Con Mẹ cho tới khi đứng dưới chân thập giá, theo đúng chưng trình của Thiên Chúa" (LG 58):

    “Ðức Maria, Nữ Vương cả đất trời,
    Vẫn hiên ngang đứng vững
    Gần bên thập giá Ðức Ki-tô.
    Diễm phúc thay, Ðấng không phải chết
    Mà được lãnh cành thiên tuế
    Dành cho người tử đạo”
    (Xướng đáp, Kinh Chiều Lễ Đức Mẹ Sầu Bi)

    và đó là niềm vui của Mẹ cũng là niềm hi vọng của chúng ta:
    Mừng vui lên, lạy Mẹ Sầu Bi,
    Xưa kia cùng với Con yêu dấu,
    Mẹ thông phần đau khổ,
    Ngày nay Mẹ lại được cùng Người
    Chung hưởng phúc vinh quang.
    (Điệp ca Tin Mừng, Kinh Sáng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi)

    3. Kết luận.

    Dựa theo giáo huấn Công Đồng Vatican II, Giáo Hội muốn lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta hướng về Chúa Kitô. Do đó, Giáo Hội muốn chúng ta sùng kính Đức Mẹ đồng thụ nạn với Chúa Kitô khổ nạn để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời khổ đau của ta với cuộc đời tử nạn của Chúa Kitô, ngõ hầu mai sau chúng ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Người như Đức Mẹ.

    "Khi chúng con kính nhớ tình yêu đau khổ của Đức Trinh Nữ Maria, xin cho chúng con biết dùng đời sống mình để bù đắp những gì còn đang thiếu sót trong những đau khổ của Chúa Kitô để mưu ích cho Hội Thánh" (Lời nguyện hiệp lễ ngày 15-09).

    Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
    (mesaubi.com)
    _________________________________________________________________________________________

    Mời bạn đọc:
    - Suy niệm
    Ga 19,25-27 của Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền và Suy niệm Lc 2,33-35 của Bảo_†_Lâm
    - Suy niệm Ga 19,25-27 Lm.Jos Tạ Duy Tuyền và Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
    - Suy niệm Lc 2,33-35 Lm Giacobe Phạm Văn Phượng, O.P. và Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
    - Suy niệm của Lm. JB Phan Kế Sự
    - Lẽ sống ngày 15/9: Đây sẽ là niềm an ủi của con
    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com