Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,400
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su

    CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU


    Linh mục Henri Nouwen, ngòi bút thiêng liêng nổi tiếng có chia sẻ về một lần cha đến bệnh viện thăm một người đang hấp hối vì bệnh ung thư. Người này còn khá trẻ và là một người rất năng động, làm nhiều việc sinh hoa kết trái. Ông là người cha chăm lo tốt cho gia đình mình. Ông là giám đốc điều hành một công ty lớn chăm lo tốt cho cả công ty lẫn các nhân viên của mình. Hơn nữa, ông còn đóng góp trong nhiều tổ chức khác, kể cả giáo xứ, và với năng lực lãnh đạo, ông thường là người phụ trách, người đứng đầu. Nhưng bây giờ, con người một thời rất năng động, con người đã từng điều hành mọi sự, lại đang nằm trên giường bệnh chờ chết, không thể tự lo cho các nhu cầu căn bản tự nhiên của mình.

    Và khi cha Nouwen đến bên giường bệnh, ông cầm lấy tay cha. Tôi thấy cần phải nhấn mạnh đến sự nản lòng quá đỗi của ông: “Cha ơi, cha phải giúp con! Con đang chết, và con đang cố bình tâm với chuyện này, nhưng còn có một điều khác nữa: Cha biết con mà, con luôn là người phụ trách, con chăm lo cho gia đình mình. Con chăm lo cho công ty. Con chăm lo cho giáo xứ. Con chăm lo hết mọi chuyện! Mà giờ con nằm đây, trên giường này, và con không thể tự lo cho mình. Con không thể tự đi vệ sinh. Chết là một chuyện, nhưng đây là chuyện khác nữa! Con bất lực! Con không thể làm được gì nữa!”

    Dù rất giỏi trong việc mục vụ, nhưng cha Nouwen cũng như bất kỳ ai trong chúng ta ở trong hoàn cảnh này, đều bất lực trước lời van lơn của người đàn ông này. Ông đang trải qua tình trạng bị động đau đớn khổ sở. Ông bây giờ là một bệnh nhân. Ông đã từng rất năng động, là người đứng đầu, và bây giờ, như Chúa Giêsu trong những giờ hấp hối, ông bị hạ xuống thành một bệnh nhân, một người để cho người khác làm gì thì làm. Về phần mình, cha Nouwen cố gắng giúp cho ông thấy mối liên kết giữa những gì ông đang trải qua với những gì Chúa Giêsu chịu trong cuộc thương khó, đặc biệt là ý nghĩa của thời gian bất lực, yếu đuối, và bị động này chính là thời gian để chúng ta có thể trao cho những người quanh mình một điều gì đó thâm sâu hơn.

    Cha Nouwen đọc to trình thuật Thương khó trong Tin mừng cho ông nghe, vì những gì ông đang trải qua tương đồng rất rõ với những gì Chúa Giêsu chịu trong những giờ sắp chết của Ngài, mà Kitô hữu chúng ta gọi là “Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu.” Chính xác thì Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu là gì?

    Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta cả đời sống lẫn cái chết của Ngài. Nhưng, chúng ta lại quá thường không phân biệt được giữa hai điều này. Chúa Giêsu trao ban đời sống của Ngài cho chúng ta theo một cách tích cực và chủ động hành động, nhưng Ngài trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta theo một cách khác, là qua sự bị động, và thương khó của mình.

    Chúng ta thường dễ hiểu lầm ý nghĩa của Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Khi dùng từ Thương khó (Passion) đế nói đến đau khổ của Chúa Giêsu, chúng ta tự nhiên liên kết Thương khó với đau đớn, nỗi đau bị treo trên thập giá, bị hành hạ, bị đánh đòn, bị đóng đinh và bị sỉ nhục trước đám đông. Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu có nói đến những điều này, nhưng chúng ta cần hướng từ “Thương khó” đến một trọng tâm khác nữa. Thương khó (Passion) có gốc La Tinh là passio, nghĩa là bị động, và đây chính là ý nghĩa thực sự. Từ bệnh nhân (patient) cũng từ gốc này mà ra. Do đó, trình thuật Thương khó mô tả lại sự bị động của Chúa Giêsu, mô tả việc Ngài trở nên một “bệnh nhân.” Ngài trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động của Ngài, cũng như trước kia Ngài trao ban đời sống cho chúng ta qua sự chủ động của Ngài.

    Thật vậy, Tin mừng theo thánh Matthêu, Máccô, và Luca đều có thể chia thành hai phần riêng biệt: Trong mỗi Tin mừng, chúng ta có thể chia tất cả mọi chuyện trước khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn Giếtsêmani về một bên, và gọi phần Tin mừng này là: Sự chủ động của Chúa Giêsu Kitô. Rồi phần còn lại mà chúng ta gọi là “cuộc Thương khó” có thể gọi là: Sự bị động của Chúa Giêsu Kitô. Điều này thực sự sẽ giúp làm rõ một đặc nét quan trọng là: Chúa Giêsu trao ban đời sống của mình cho chúng ta qua sự chủ động, nhưng lại trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động. Do đó: Cho đến trước khi bị bắt, Tin mừng mô tả Chúa Giêsu chủ động, làm mọi sự, là người dẫn dầu, rao giảng, dạy dỗ, làm các phép lạ, an ủi dân chúng. Nhưng từ sau khi bị bắt, tất cả mọi động từ đều chuyển sang thể bị động: bị lôi đi, bị giới cầm quyền hành hạ, bị đánh, được vác đỡ thập giá, và cuối cùng là bị đóng đinh vào thập giá. Sau khi bị bắt, như một bệnh nhân trong phòng nan y liệt giường, Chúa không còn làm gì nữa, nhưng là người khác làm cho Ngài và làm với Ngài. Ngài bị động, là một bệnh nhân, và trong sự bị động đó, Chúa Giêsu trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta.

    Trong chuyện này, có nhiều bài học cho chúng ta, trong đó có một sự thật rằng: sự sống và tình yêu được trao ban không chỉ trong những gì chúng ta làm cho người khác, nhưng có lẽ thâm sâu hơn, còn là trong những gì chúng ta nhận lấy những khi chúng ta bất lực, khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài là một bệnh nhân, một người bị động.

    Rev. Ron Rolheiser, OMI

    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com