ĐGH Phanxicô: Hãy biết ơn cảm thấy hổ thẹn có nghĩa là chúng ta không chấp nhận điều ác



Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ Chúa nhật Lóng Thương xót Chúa ở Công trường Thánh Phêrô cùng với 550 Thừa Sai Lòng thương xót. Họ là nhóm các linh mục trên khắp thế giới được chỉ định để tha thứ cho những tội trọng trong Năm Thánh LòngThương xót. Sau Năm Thánh, Đức Thánh Cha đã mở rộng công việc của họ và sứ mệnh của họ vẫn tiếp tục cho đến hôm nay.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha yêu cầu các Kitô hữu đừng đóng cửa lòng thương xót của Thiên Chúa, điều này được trải nghiệm qua sự tha thứ.

Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Tôi tự vấn và tôi yêu cầu trong số các bạn, ‘Tôi có để mình được tha thứ không?’ Để trải nghiệm tình yêu, chúng ta cần phải bắt đầu ở đó: Tôi có để mình được tha thứ không?”

Đức Thánh Cha Phanxicô bổ sung rằng cần phải xin ‘ân sủng để hiểu sự xấu hổ.’ Ngài giải thích đây không phải là cánh cửa khép kín, mà là bước đầu tiên hướng tới cuộc gặp gỡ, nhất là là sau khi người ta phạm tội.

Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Khi chúng ta cảm thấy hổ thẹn, chúng ta nên biết ơn: điều này có nghĩa là chúng ta không chấp nhận điều ác, và điều đó là tốt. Sự xấu hổ là một lời mời bí mật của linh hồn cần đến Chúa để chiến thắng điều ác. Bi kịch là khi chúng ta không còn biết hổ thẹn về bất cứ điều gì nữa.”

Đức Thánh Cha cũng nói rằng người ta không bao giờ mất hy vọng khi phạm những tội lỗi như thế, mà thay vào đó nên khẩn nài cầu xin lòng thương xót. Ngài tiếp tục nói về những trải nghiệm của sự tha thứ, người ta cảm thấy được đổi mới và thậm chí được yêu mến hơn.


Sau đó, ngài nguyện Kinh Truyền Tin và lên án cuộc tấn công hóa học mới đây ở Syria, gây thiệt mạng cho hàng chục người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, ở thành phố Douma.

Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người quá cố, những người bị thương, cho những gia đình bị đau khổ. Không có chiến tranh nào tốt hay xấu. Không có gì, không có gì, có thể biện minh cho việc sử dụng những công cụ tiêu diệt những người không vũ trang và dân chúng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự chọn một con đường khác, con đường đàm phán, con đường duy nhất có thể dẫn đến hòa bình hơn là cái chết và sự tàn phá.”

Trước khi chia tay, Đức Thánh Cha đích thân chào chào một vài nhà Thừa Sai Lòng thương xót và ôm hôn một cậu bé đang chờ đón ngài.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơ