Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: THÁNH ANPHONGSÔ LIGUORI Chiến Sĩ Kinh Mân Côi (1696-1787)

  1. #1
    hoai niem's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Jean Baptiip
    Giới tính: Nam
    Đến từ: TP Hồ Chí Minh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 207
    Cám ơn
    4
    Được cám ơn 47 lần trong 34 bài viết

    Default THÁNH ANPHONGSÔ LIGUORI Chiến Sĩ Kinh Mân Côi (1696-1787)

    THÁNH ANPHONGSÔ LIGUORI

    Chiến Sĩ Kinh Mân Côi

    (1696-1787)

    Thánh Anphongsô Ligori sinh trưởng tại một vùng gần Napôli và sống thọ đến 90 tuổi. Được phú ban cho một trí thông minh lạ thường, nên khi mới 16 tuổi ngài đã lấy được học vị tiến sĩ luật của đại học Napôli. Sau nhiều năm làm việc trong ngành luật, ngài từ bỏ sự nghiệp, rồi chuyển sang nghiên cứu để trở thành linh mục. Không lâu sau, thánh nhân đã trở thành một trong những thần học gia về luân lý vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo Hội. Ngài soạn thảo một tuyển tập khổng lồ bao gồm những bản văn về thần học và đời sống thiêng liêng, phát hành với hơn 100 ấn bản. Sinh thời, ngài được tấn phong giám mục, sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế và là người cổ võ vĩ đại việc viếng Thánh Thể thường xuyên.

    Lòng Sùng Kính Đức Maria

    Ngay từ khi còn trẻ, thánh Anphongsô đã có lòng mộ mến và hiếu thảo đối với Đức Trinh Nữ Maria. Thánh nhân yêu mến Đức Maria cách đặc biệt như vậy là do ảnh hưởng từ người mẹ đạo đức và thánh thiện của ngài. Trong ngày lãnh học vị tiến sĩ - khi mới 16 tuổi - ngài đã quỳ gối trước toàn thể phân khoa của đại học Napôli và long trọng tuyên thệ bảo vệ chân lý Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Vào thời đó, chân lý này vẫn chưa được Giáo Hội bảo vệ; bởi vì mãi đến năm 1854, tín điều này mới được Giáo Hội nhìn nhận. Suốt cuộc đời và sứ vụ mục tử, ngài luôn luôn cổ võ và bảo vệ đặc ân Vô Nhiễm của Đức Maria qua nhiều tác phẩm về Mẹ. Sau khi qua đời, ngài đã được ban thưởng nước Thiên Đàng vì nỗ lực bảo vệ Đặc Ân Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Năm 1871, thánh nhân được Đức chân phước Giáo hoàng Pio IX tuyên phong là Tiến sĩ Hội Thánh. Và cũng chính Đức Pio IX công bố tín điều này vào năm 1854.

    Câu chuyện về cách thức thánh Anphongsô đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa để trở thành linh mục đã cho thấy lòng yêu mến Đức Maria của ngài. Khi từ bỏ sự nghiệp luật gia và quyết tâm trở thành linh mục, ngài đến trước tượng Mẹ Xót Thương trong thánh đường Đức Mẹ Cứu Chuộc ở Napôli. Thánh nhân quỳ gối, cởi bỏ thanh gươm kỵ sĩ và đặt dưới chân tượng Mẹ Maria. Hành động này tượng trưng cho việc ngài đã không còn là người đầy tớ cho thế gian nữa, nhưng khao khát trở nên người tôi tớ và chiến binh cho Nữ Vương Thiên Quốc. Ngài ăn chay mỗi thứ Bảy để tôn kính Đức Maria. Với vai trò là linh mục và thần học gia, ngài là một trong những học giả viết về Đức Maria nổi tiếng nhất của thế kỉ XVIII. Uy thế của Đức Maria đã ảnh hưởng rất lớn đối với giới tu sĩ cũng như là giáo dân thời bấy giờ. Ngài thường xuyên rao giảng về một ý niệm rằng Đức Maria như một con tàu Nôê mới, nhờ đó tội nhân có thể tìm một nơi nương náu để vượt qua giông tố của cuộc đời.

    Năm 1750, ngài xuất bản tác phẩm Vinh quang Đức Maria, một trác tuyệt về Đức Mẹ. Thật vậy, thánh nhân đã dành đến 16 năm để có thể hoàn thành kiệt tác này. Vì mãi đến năm 1842, các tác phẩm của thánh Louis de Montfort mới được biết đến, cho nên Vinh Quang Đức Maria chính là điểm quy chiếu đầu tiên. Do đó, tác phẩm này được xem là có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Nó đã trải qua hơn 800 lần tái bản và được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù chưa được tìm hiểu các tác phẩm về Đức Maria của thánh Montfort, nhưng Vinh Quang Đức Maria có rất nhiều điểm tương đồng với các tác phẩm của thánh Louis và cùng chống lại phái Jansen xuất hiện vào thời kỳ này. Tương tự như các tác phẩm khác, cuốn sách này được viết ra khi thánh Anphongsô ngồi trước ảnh Mẹ Trạng Sư được đặt ngay trên bàn làm việc. Trong đoạn mở đầu, ngài đã nói rằng ngài chịu ơn Mẹ về mọi thứ. Thánh nhân cũng nhấn mạnh rằng đây là động lực mãnh liệt nhất giúp ngài thể hiện lòng sùng kính đối với Mẹ. Thánh Anphongsô dạy rằng áo choàng của Mẹ như tấm lá chắn cho tội nhân. Và đằng sau vinh dự này, chúng ta phải chịu ơn Đức Giêsu Kitô. Chúng ta phải dâng cho Đức Maria, người mẹ tâm linh của chúng ta, vị trí quan trọng trong tâm hồn mình. Ngài soạn thảo những bản thánh ca, vẽ tranh về Mẹ và chú giải kinh Salve Regina. Ngài đã được Đức giáo hoàng đặc biệt ưu ái qua việc ngài được tấn phong giám mục tại thánh đường Santa Maria Sopra Minerva, một ngôi thánh đường của những tu sĩ Đa Minh ở Roma vào năm 1762. Ngài qua đời với linh ảnh Đức Maria trong tay, đang khi mọi người đọc kinh Truyền Tin.

    Chiến Sĩ Kinh Mân Côi

    Với tư cách là Tiến sĩ Hội Thánh, thánh Anphongsô đôi khi cũng được xem là“Tiến Sĩ Cầu Nguyện”. Một trong những lời kinh mà ngài đọc mỗi ngày là Kinh Mân Côi. Ngài sùng kính Kinh Mân Côi đến nỗi trong những ngày cuối đời khi trí nhớ không còn minh mẫn, thánh nhân thường xuyên cảm thấy lo lắng bởi lẽ không chắc là đã đọc Kinh Mân Côi trong ngày đó hay chưa. Kinh Mân Côi chính là người bạn của ngài cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

    Một điều khá thú vị là thánh Anphongsô sống cùng thời với thánh Louis de Montfort, thế nhưng ngài lại không biết đến sự xuất hiện của tác phẩm “Bí mật Kinh Mân Côi”. Thế nhưng, thánh Anphongsô đã chứng tỏ mình là một chiến binh thực sự của Kinh Mân Côi qua cuộc đời và kiệt tác của mình, Vinh quang Đức Maria. Trong cuốn sách này, ngài đưa ra rất nhiều những ví dụ về quyền năng của Kinh Mân Côi trong cuộc sống của những người đã thực hành lời kinh này. Đồng thời, thánh nhân cũng trình bày nhiều câu chuyện của những người được cứu vớt nhờ sức mạnh Kinh Mân Côi. Bản thân ngài cũng khuyến khích mọi người hãy gia nhập Hội Mân Côi và nhấn mạnh rằng mọi người nên cầu nguyện bằng lời kinh này cho những linh hồn còn đang trong luyện tội. Cho đến nay, Chuỗi Mân Côi 15 chục trở thành một phần tu phục của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.

    Trích từ Donald H. Calloway, MIC,

    Champions of the Rosary, Marian Press, 2016




    GIA ĐÌNH LÀ MÁI ẤM CỦA TÌNH YÊU

    VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT

    8. Gia đình còn là mái ấm của tình yêu và lòng thương xót. Trong thông điệp Niềm vui của tình yêu, Đức giáo hoàng Phanxicô dành phần lớn của chương bốn để suy tư về tình yêu trong hôn nhân, dựa vào Bài ca Đức Ái (1Cr 13). Theo đó, gia đình là nơi mỗi chúng ta cảm nghiệm, học tập và vun đắp tình yêu chân thật.

    Đó là tình yêu kiên nhẫn, biết đón nhận người khác như họ là;

    tình yêu phục vụ, không chỉ bằng cảm tính hay lời nói nhưng bằng hành động cụ thể;

    tình yêu không ghen tị, nhưng trân trọng thành quả của người khác;

    tình yêu không khoe khoang tự phụ, không coi mình hơn người khác;

    tình yêu dịu dàng, không cứng cỏi;

    tình yêu quảng đại, cho đi mà không tính toán;

    tình yêu tha thứ, biết tìm hiểu người khác để thông cảm và tha thứ hơn là soi mói;

    tình yêu vui với niềm vui của người khác, chứ không vui vì sự thất bại của họ;

    tình yêu chịu đựng, giữ gìn miệng lưỡi, tránh xét đoán và nói xấu;

    tình yêu tin tưởng tất cả nên không tìm cách thống trị nhưng tôn trọng người khác;

    tình yêu hy vọng tất cả vì Thiên Chúa có thể vẽ đường thẳng bằng những nét cong;

    tình yêu chịu đựng tất cả với thái độ tích cực.

    9. Là mái ấm tình yêu và lòng thương xót, gia đình phải là nơi đón nhận và trân trọng sự sống. Tự bản chất, tình yêu vợ chồng hướng đến việc sinh sản. Con cái không phải là điều gì đó được thêm vào cách ngẫu nhiên, nhưng phát xuất từ chính tâm điểm của tình yêu, là hoa trái và sự phong phú của tình yêu. Chính vì thế, gia đình được coi là cung thánh của sự sống. Vì giá trị tối thượng của sự sống và vì quyền sống của con người ngay từ giây phút khởi đầu, không ai và không điều gì có thể biện minh cho việc tước đoạt sự sống của các thai nhi. Trong hai thập niên qua, chúng ta phải đau lòng nhìn nhận rằng tình trạng phá thai ngày càng trở thành phổ biến và gia tăng tại Việt Nam, kể cả trong một số gia đình Công giáo. Với ơn Chúa, anh chị em hãy can đảm dứt khoát với hành động phá thai, trở thành người xây dựng nền văn minh tình thương và văn hoá sự sống, thay cho nền văn minh thù hận và văn hoá chết chóc.

    Trong mái ấm của tình yêu và lòng thương xót, không thể không nói đến bổn phận hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Không ai trong chúng ta tự ban sự sống cho mình nhưng đều đón nhận sự sống từ Thiên Chúa qua cha mẹ. Vì thế, nếu sự sống là hồng ân lớn lao nhất chúng ta lãnh nhận, thì hiếu thảo với cha mẹ cũng phải là bổn phận căn bản của đạo làm con. Không lạ gì trong Mười Điều Răn, bổn phận thảo kính cha mẹ chỉ đứng sau điều răn thờ phượng Chúa và dẫn đầu những điều răn khác trong tương quan với tha nhân. Lòng hiếu thảo này được thể hiện qua sự vâng phục cha mẹ (x. Cn 6,20-22), cũng như qua trách nhiệm trợ giúp cha mẹ về vật chất và tinh thần khi các ngài về già hoặc đau yếu (x. Hc 3,2-6).

    Cũng ở đây, cần phải nói đến bổn phận chăm sóc người cao tuổi, vốn là nét đẹp truyền thống trong văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời đại quá đề cao thành công vật chất và hiệu năng sản xuất ngày nay, người ta có khuynh hướng coi người già như gánh nặng của xã hội và muốn loại ra bên lề. Chúng ta cần phải có cách nhìn tích cực hơn về vai trò của người cao tuổi. Thật vậy, người già là ký ức của lịch sử, sợi dây nối kết các thế hệ, người truyền lại kinh nghiệm và sự khôn ngoan cho con cháu. Vì thế, một gia đình không biết trân trọng người già thì gia đình đó đang trên đà suy thoái; ngược lại, gia đình tôn quý người cao tuổi là gia đình có tương lai bền vững.

    Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,

    Tâm thư gửi các gia đình Công giáo, số 8-9

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com