25.4 Thánh Máccô, Thánh Sử

Cv 13:13-25; Tv 89:2-3,21-22,25,27; Ga 13:16-20

Hãy đi loan báo Tin Mừng – Tân Phúc Âm hóa

Marcô là ai? Chắc chắn Ngài không phải là một trong 12 tông đồ. Nhưng một người tên Marcô đã được các cộng đoàn Kitô giáo sơ khai biết đến, nhiều như là người bạn đồng hành của thánh Phaolô và như người bạn thân ái của thánh Phêrô ở Roma (Cl 4, 10; 1 Pr 5, 13; 2 Tm 4, 11). Sách Công vụ ba lần nói tới một "Gioan cũng gọi là Marcô" (Cv 12, 12; 25, 15. 17) là bạn thiết của thánh Barnaba.

Các học giả thường đồng ý rằng: Marcô đã được nói tới trong các thánh thư, Gioan tên Marcô trong sách công vụ và tác giả Phúc âm thứ II đều chỉ là một người. Đồng ý với sự đồng hóa trên, chúng ta có thể phác họa hình ảnh của thánh sử như sau:

Ngài là con của Maria. Một góa phụ giàu có ở Giêrusalem có một người giúp việc và căn nhà rộng rãi làm nơi tụ họp các tín hữu.

Năm 43, sau khi thoát khỏi ngục tù, thánh Phêrô đã chọn nhà này làm nơi trú ngụ (Cv 12, 12-17). Như thế, Marcô sớm quen thuộc với những ghi nhận của thánh Phêrô. Hai năm sau, tức là năm 45, chúng ta thấy Marcô và thánh Barnaba cùng đi trong cuộc hành trình thứ nhất của Phaolô. Nhưng khi đoàn truyền giáo đi về hướng bắc, Marcô đã từ giã để trở về Giêrusalem (Cv 13, 13). Phaolô bất bình và không muốn nhận cho Marcô đi theo trong cuộc hành trình thứ hai. Năm 50, như Barnaba đề nghị, Barnaba về phe với Marcô, và đáp tàu về Cyprus là quê hương của Barnaba (Cv 15, 36-39).

Chúng ta không thấy nói gì đến Marcô nữa cho tới năm 61 khi Ngài ở Roma với Phaolô (Cl. 4, 10), ba năm sau tức là năm 64 thánh nhân vẫn có mặt ở Roma vì Phêrô có nhắc tới tên Người trong các lời chào của mình (1Pr 5, 13). Đây là năm thánh Phêrô chịu tử đạo. Ít lâu sau đó có lẽ thánh Marcô đã bắt đầu viết sách Phúc âm ở Roma, dầu một số tác giả mới đây cho rằng ở Alexandri. Năm 67, thánh sử ở Ephesô vì một ít tháng trước khi qua đời, thánh Phaolô dặn dò Timothêô đưa theo Marcô đến Roma (2Tm 4, 14). Mối bất hòa xưa đã được hàn gắn hoàn toàn.

Người ta không chắc chắn Marcô là tác giả sách Tin Mừng thứ hai, nhưng người ta rất đồng ý về đời sống của Ngài là một phần tử thực hiện lệnh truyền đi rao giảng Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi dân tộc không phân biệt ranh giới không gian và thời gian. Sách Công Vụ Tông Đồ (13, 13, 15, 38) đã cho chúng ta thấy Marcô còn trẻ người non dạ, vì Thánh Phaolô đã thất vọng từ chối không nhận Marcô trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai của Ngài.

Tuy nhiên khi trở về Giêrusalem quê nhà cha mẹ, Marcô đã có nhiều điểm tốt phụng vụ cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. (Cv. 12, 12). Rồi Ngài đi với cậu mình là Bêrnabê đi truyền giáo ở đảo Síp. (Chypre), sau đó đến Rôma nhập đoàn với Thánh Phaolô đang bị tù, và Ngài đã giúp Thánh Phêrô như là một thông dịch viên, có lẽ nhờ công việc này, đã xuất bản cuốn Tin Mừng Marcô, rất tượng hình, rất gần kinh nghiệm của Phêrô sống với Đức Giê-su; người ta còn nói Ngài còn là Giám Mục tiên khởi Hội Thánh ở Alexandria, và sau cùng ở Venise, nên Tin Mừng của Ngài có biểu tượng nổi tiếng là con sư tử.

Chúng ta hãy trở lại Tin Mừng của Ngài. Người ta tin tác phẩm Tin Mừng là của Ngài đã để lại một tâm sự trong đoạn 14, 51-52 kể lại: “Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn chỉ một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng”. Đây cũng là dấu chỉ sự sống lại trong những người được sai đi rao giảng Tin Mừng và cũng đủ trả lời khá rõ ràng về tác giả Tin Mừng là của Thánh Marcô, một Tin Mừng có một có một sức mạnh rất cụ thể sống động chống lại sức mạnh của quỉ dữ muốn làm hại Chúa Giêsu.

Ngày nay người ta khá coi thường một thứ Tin Mừng có nhiều phép lạ, nó lôi kéo chú ý về những kỳ lạ hơn về sứ điệp thứ tha và giải tháot của Tin Mừng; may thay bản văn vẫn ưu tiên dành cho lời Chúa. Hãy suy nghĩ đến sức mạnh tâm hồn của các vị truyền giáo, đến những ân huệ các Ngài đã mang đến cho một thế giới trong lầm than được nghe loan báo về Đấng Cứu Thế đã toàn thắng, đã đoạt được vinh quang của ngai tòa Thiên Chúa. Như Marcô, khiêm tốn nhưng hăng say, chính Ngài đã tiếp tục theo chân những người nghèo khó nói những lời định mệnh cho đến tận thế để nối đất của chúng ta với trời.

Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Marcô, Luca và Gioan. Tất cả bốn thánh sử, mỗi người một vẻ, mỗi người một cách đã tường thuật đầy đủ cuộc đời của Chúa Giêsu. Thánh Marcô đã được Chúa gọi mời, tuyển chọn để trở nên tông đồ và là một người tường thuật lại đời sống của Chúa Giêsu.

Thánh Mác-cô là người Do Thái, thuộc dòng họ Lêvi. Sau khi Chúa lên trời, thánh nhân theo thánh Phêrô, vị tông đồ trưởng, sang La mã. Thánh nhân được thánh Phêrô trìu mến và yêu thương, nâng đỡ cách đặc biệt. Thánh Marcô hăng say giảng đạo và nhờ lòng nhiệt thành, hăng say loan báo Tin Mừng cho Chúa Giêsu, nhiều người đã quay trở về với Chúa và Giáo Hội. Số người trở lại càng ngày càng đông, nhưng không có một tài liệu nào để giúp giáo dân học hỏi và tham khảo. Nhiều người ao ước có một bản viết về cuộc đời của Chúa Cứu Thế. Với những yêu cầu và khao khát của nhiều người. Thánh Marcô đã viết lại cuộc đời của Chúa Giêsu một cách mạch lạc và rõ ràng theo chương mục dựa theo lời giảng dạy của thánh Phêrô. Thánh Phêrô đã cho phép phổ biến và dùng trong giáo đoàn.

Trong Tin Mừng hôm nay. Thánh Marcô đã ghi lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu trước khi Ngài về trời : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,16). Mệnh lệnh Truyền giáo vẫn là nỗi ưu tư hàng đầu của Hội Thánh Chúa Kitô trải qua mọi thời đại.

Một sự kiện nổi bật trong Năm Đức Tin là cuộc kỷ niệm kéo dài hai ngày tại Rome về phẩm giá của cuộc sống và những phương thế để kết hợp giáo huấn này trong chương trình Tân Phúc Âm Hóa.

Cha Geno Sylva, vị đại diện của các dân tộc nói tiếng Anh tại Hội Đồng Giáo Hoàng Thúc đẩy Tân Phúc Âm Hóa, hy vọng sự kiện này sẽ nói lên một tiếng nói rõ ràng với thế giới trần tục và thế giới “sẽ phải lắng nghe và kết luận rằng ‘quả thật, có một nền văn hóa sự sống phát ra từ Giáo Hội.’ ” Đó là hai ngày hội quốc tế từ với một buổi thảo luận giáo lý về “Tin Mừng Sự Sống và Phúc Âm mới”.

Sự kiện này sẽ giúp “khám phá ra các chân lý lâu dài và vượt thời gian của thông điệp”Evangelium Vitae” do Chân Phước John Paul II ban hành năm 1995 và vai trò chính mà ‘Tin Mừng Sự Sống’ vẫn tiếp tục trong việc truyền giáo mới của Giáo Hội. Cha Sylva giải thích rằng điều quan trọng trong việc rao giảng chính là lúc mà người nghe “hiểu về đức tin của chúng ta và lý do tại sao chúng ta tin.”

Hiểu về đức tin của chúng ta và lý do tại sao chúng ta tin.”. Thiết tưởng đó cũng là điều then chốt để cho các Kitô hữu chúng ta phát triển đức tin của mình để rao giảng Tin Mừng. Cũng còn đó nhiều người lớn cũng như giới trẻ còn quá coi thường việc tham dự Phụng vụ Thánh lễ Chúa Nhật, khi vẫn còn ngồi vật vờ ngoài sân, gốc cây dự lễ cho xong như là mình chẳng biết tin là gì. Như vậy một người lương dân đi qua chắc hẳn họ cũng thắc mắc phải chăng niềm tin của chúng ta chỉ là một số luật buộc phải giữ cho xong. Cũng có trường hợp con cái kết hôn với người không công giáo nay trở lại. Nhưng gia đình họ vẫn buộc người công giáo phải làm theo những ý muốn của họ như xem ngày, giờ tốt… Người công giáo vẫn theo, không tuyên xưng đức tin của mình.

Tân Phúc Âm Hóa vẫn là lời mời gọi của Giáo Hội cho con cái mình. Tham dự tích cực sốt sắng trong Phụng vụ cũng là một lời rao giảng thiết thực. Thánh lễ Hôn phối khi có cô dâu, chú rể là tân tòng. Gia đình họ là lương dân khi tham dự chắc chẳn cũng cảm nghiệm được lý do tại sao chúng ta tin. Khi vào gia đình xui gia là lương dân. Trước khi nói chuyện chuẩn bị đám cưới cho con cái. Người Công giáo xin phép gia chủ để thắp một nén nhang trên bàn thờ Tổ Tiên của họ. Thiết tưởng cũng là cách mình rao giảng Tin Mừng. Theo Đạo Công giáo không phải là bỏ ông bà cha mẹ như một số người vẫn quan niệm, và như vậy việc rao giảng chính là lúc mà người nghe “hiểu về đức tin của chúng ta và lý do tại sao chúng ta tin.”.

Huệ Minh