Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 23 trên 23

Chủ đề: Giáo Xứ Trong Giáo Phận Bùi Chu

  1. #1
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  2. Có 3 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  3. #2
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    Quần Cống quê tôi
    Làng tôi có tên gọi là “Làng Quần Cống”. Một cái tên khi còn nhỏ làm tôi thắc mắc ? Có lần còn bị chọc quê có mùi cống rãnh ! Tôi thường tự hỏi : sao quê mình lại có cái tên nghe kỳ cục vậy ! đã Cống, cái tên khi nghe đã thấy không thơm tho gì, lại còn Quần nữa ! mãi khi khôn lớn tìm hiểu mới biết trước đây làng tôi có tên là Làng Đồng Thiện (có sách ghi là Làng Đồng Tiến) được thành lập năm Tân Hợi (1432) về sau con cháu trong làng nhiều người thành đạt về đường công danh : đậu Ông Nghè, Ông Cống nên được vua ban cho tên Quần Cống, ngụ ý : nơi quy tụ nhiều văn nhân, cống sỉ. Từ đó tôi không còn mặc cảm, trái lại còn hãnh diện với tên Quần Cống. Trong giáo phận Bùi Chu, cũng có một số giáo xứ có chữ Quần đứng đầu như : Quần Phương, Quần Lạc, Quần Vinh, Quần Liêu, chắc những nơi đó cũng có một lịch sử vẻ vang, tốt đẹp.

    Nhưng đến năm 1861, Vua Tự Đức ban chiếu chỉ cấm đạo Thiên Chúa, Làng Quần Cống bất tuân, chống lại triều đình, có nhiều người chết vì đạo nên Tổng Đốc Nam Định là Trịnh Quang Khanh dâng sớ xin vua truất phế hai chữ Quần Cống do Lê Triều ban tặng, ông cho rằng không xứng đáng đội hai chữ “Quốc Ân”. Vua Tự Đức sau khi xem tấu đã phế bỏ hai chữ Quần Cống và thay vào hai chữ Thiên Thiện (có nghĩa là rời điều lành vua đã ban) nhưng về mặt tôn giáo vẫn với danh xưng là giáo xứ Quần Cống thuộc giáo phận Bùi Chu.

    Làng tôi cũng như nhiều làng khác Miền Bắc có trồng cây đa, cây đề. Ngay đầu làng có một cây cầu cao, gọi là “Cầu Cống”. Cầu bác qua sông Cát Giang (phụ lưu sông Hồng) sông này chảy ra Cống Cát. Kế mố cầu là một cây đa cổ thụ, nhiều cành vươn dài, lá rậm phủ rợn khu cầu. Cây đa to, nhiều rễ to bằng cổ tay, bắp chân mọc từ cành xuống ôm lấy thân cây làm cây to thêm. Có những rễ như sợi dây thừng dài chừng hai thước mọc tua tủa rũ xuống, trẻ con thường đến đánh đu. Kế cầu là một khu đất rộng để họp chợ, cũng gọi là Chợ Cống. Trong khu chợ có trồng cây đa cây đề, cây lá xum xuê, rợp bóng, thêm mát mẻ. Chợ Cống họp mỗi tháng ba phiên, các ngày khác họp Chợ Trung, Chợ Bắc, Chợ Chà (xã Trà Khê). Ngày họp chợ, ngay từ mờ sáng dân làng và các vùng lân cận đem hàng đến bán. Chợ không có nhà lồng, chỉ có kệ và sạp nhỏ hay bày trên đất. Chợ bán các hàng thổ sản : rau trồng vườn nhà, cá bắt dưới ao hay sông, các hàng ăn uống, những phản thịt lợn tươi nuôi trong nhà. Chợ không lớn lắm nhưng những tiếng chào hỏi, lời mời hàng, kẻ nói qua, người nói lại làm chợ ồn ào náo nhiệt. Mặt tiền chợ là sông Tiền Giang, một nhánh sông Cát Giang, thuyền bè đậu ngổn ngang, nhìn cảnh trên chợ dưới thuyền thật hữu tình. Ông cha ta xưa nhìn cảnh náo nhiệt của chợ đã có hai câu ca dao nói về tình yêu vợ chồng : “ Gái thương chồng đang đông buổi chợ, Trai thương vợ nắng rọi chiều hôm “ Tôi không biết chợ Cống có từ năm nào, sau này ra sao, nhưng tôi còn nhớ ông ngoại tôi nói : “ chắc chợ không được lâu” Khi tôi thắc mắc, ông tôi nói : chợ tồn tại lâu đời là khi đi từ xa đã nghe tiếng lao xao vang vọng”.

    Tại Tiểu Bang New Orleans Hoa Kỳ, nơi có đông người VN sinh sống, trong một khu gọi là Làng Versaillees cũng có một ngôi chợ gọi là “Chợ Chồm Hổm”. Chợ họp trong sân nhà thờ, mỗi tuần một lần. Chợ họp từ sáng tinh sương, mãi đến chiều mới tan, cũng bán đủ thứ như chợ quê nhà. Sau thánh lễ, bà con giáo dân ra ăn uống, mua đem về.

    Đã trên 50 năm sống xa quê nhà, nhưng tôi vẫn còn nhớ những tập quán, nhất là những thói quen đạo đức thánh thiện. Mỗi lần xem TV thấy Đức Thánh Cha đứng tại công trường Thánh Phêrô tại Rôma đọc kinh truyền tin, tôi lại nhớ đến quê tôi năm xưa cũng có thói quen đạo đức ấy. Mỗi ngày, lúc 12 giờ trưa chuông nhà thờ xứ đạo tôi điểm 12 tiếng, sau đó giật một hồi, mọi người dù ở đâu, đang làm gì đều ngừng công việc, làm dấu thánh giá đọc kinh truyền tin. Rất tiếc thói quen này ngày nay không còn ! Cái thói quen đạo đức thứ hai mà tôi nhớ là “ Tiếng chuông sầu”. Mỗi khi trong xứ đạo có người qua đời, tiếng chuông sầu trong xứ đạo đánh từng tiếng một, chừng vài phút. Khi nghe tiếng chuông, mọi người trong giáo xứ làm dấu thánh giá đọc kinh vực sâu, hay một lời nguyện cho linh hồn người mới qua đời.

    . Năm xưa nhà thờ xứ đạo tôi không có núi hay đài Đức Mẹ. Một tượng Đức Mẹ hồn xác lên trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao, có thiên thần chầu được đặt vào tòa nhỏ. Tòa được đặt sâu vào đầu nhà, nhà này kêu là Hội Quán. Phía trước là sân nhà thờ, kế bên phía Nam là trường học. Sân này về mùa mưa thường đọng nước, chậm tiêu ! về mùa nắng rong rêu bong lên từng mảng ! Một chỗ không được thuận tiện như vậy, nhưng lại là nơi xứ đạo biểu lộ lòng yêu mến Đức Mẹ. Cứ mỗi chiều thứ bảy, sau thánh lễ, giáo dân tụ họp nơi đây đọc kinh chung kính Đức Mẹ thật sốt sắng. Trước khi làm dấu thánh giá ra về cha phó thường xướng ba lần câu : Regina Pacis. Giáo dân thưa : Orapro nobis. Nhiều khi vắng cha tôi cũng phải xướng như vậy mà chẳng hiểu gì !

    Xứ Quần Cống khởi đầu (1737) có đến 17 họ đạo như : Nghiệp Đạt, Khu Tây, Khu Đông, Thổ Thôn, Cát Phú, Lạc Thành, Nẵng Năng, An Phó, Đa Phúc, Nghiệp Đoài, Nam Điền, Hiệt Củ, Hành Nha, Sa Châu, Ngưỡng Nhân, Đại Đồng, Đồng Thiện (nay là Thiện Giáo). Sau này, mỗi ngày số giáo dân đông thêm nên nhiều họ đạo được tách ra trở thành giáo xứ, mới đây Họ Khu Tây thành xứ Thánh Thể; Họ Nghiệp Thổ thành xứ Thánh Mẫu. Xứ Quần Cống hiện nay chỉ còn 5 họ đạo : Họ Nhà Xứ, Họ Nghiệp Đạt, Họ Khu Đông, Họ Đa Phúc, Họ Nghiệp Đoài. Cha chánh xứ hiện nay (2007) là cha Gioankim Nguyễn Hữu Văn.

    Sau biến cố 30-4-1975, tôi về thăm quê thấy nhiều nhà thờ xuống cấp. Một xứ đạo có 5 họ đạo, có 5 cái nhà thờ, nhà thờ này kế cận nhà thờ kia không biết ranh giới chỗ nào ! có họ đạo không quá 100 gia đình. Miền Bắc là miền hay bão táp, mỗi lần có bão là mỗi lần hư hao phải sửa chữa ! Chỉ nghĩ đến bảo táp, sửa chữa cũng phải thán phục công sức và sự chịu đựng của bà con tại quê nhà. Vài thập niên trở lại đây, nhờ sự yểm trợ tài chánh từ bên ngoài; nhờ công sức giáo dân nên các nhà thờ đã được xây cất, sửa sang khang trang hơn.

    Quê tôi người dân hiền lành, cần cù, nghề chính là nông nghiệp, nhưng đất đai lại chật hẹp ! Theo sách ghi, cả công tư điền thổ có 400 mẫu ! đa số đồng cao, về mùa nắng đất khô nứt nẻ, đút lọt bàn tay ! một số ruộng thấp nước đọng sũng bùn quanh năm ! Vì là làng toàn tòng nên ưu đãi cho nhà thờ, làng cấp cho nhà xứ 7 mẫu công điền để cày cấy thu hoạch chi tiêu hằng năm. Mùa cày có trâu bò của giáo dân vào cày giúp, mùa gặt có giáo dân vào gặt ủng hộ. Để điều hành công việc họ, mỗi họ đạo có một vị Trùm và Ban Hành Giáo, đặc biệt làng nhận Đức Bà Rosa làm bổn mạng, nên có một vị Trùm Làng gọi là Chánh Trùm Rosa, ông ngoại tôi đã được bầu vào chức này. Làng còn cấp cho một mẫu ruộng để chi phí hằng năm. Thửa ruộng làng vuông vức, đẹp đẽ kế đường đi Láng Cát. Hai đầu ruộng, một đầu trồng cây đa, một đầu trồng cây đề, cánh đồng này gọi là Đồng Thổ, giáp ranh Xã Trà Đông và Xã Vạn Lộc. Khu Nhất Đỗi Đồng Thổ này có một khu đất cao gọi là Mả Màn, nơi an nghỉ của các Cụ Tổ, người dân khi chết được an táng nơi cánh đồng Đông Biên. Khu nhất đỗi đồng thổ này, nhất là khu cánh đồng Thượng Tiến tôi thấy lác đác những gò đống, ụ đất cái thì to, cái thì nhỏ. Có lần bố tôi nói ụ đất do “Giặc Ba Vành” để lại, cũng có người nói “ Giặc Cờ Đen” mãi sau biến cố 30-4-1975, tôi thấy nhà nước xã hội chủ nghĩa dậy học sinh : Ông Phan Bá Vành làm cách mạng, tôi nghĩ ụ đất làng tôi là di tích lịch sử, có liên quan đến Ông Phan Bá Vành nên tôi tìm đọc cuốn lịch sử VN của Ông Nguyễn Phan Quang và Ông Võ Xuân Đài, xuất bản tại Saigon sau năm 1975 thấy có ghi : Thời Vua Gia Long mới lên ngôi (1802) nhiều cuộc khởi nghĩa của quân cờ vàng, cờ đen, cờ trắng. Cuộc nổi dậy của các Ông Vũ Đình Lục, Đặng Trần Siêu (1824) bị dập tắt. Khoảng giữa năm 1825 cuộc khởi nghĩa của Ông Phan Bá Vành tại Hải Dương, ông thắng nhiều trận ở Cồn Tiên, Cổ Trai, Liêu Đông Phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình, sau khi thất trận ông về đóng tại Trà Lũ Phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định. Có sách ghi, ông người Làng Trà Lũ, nên cuộc khởi nghĩa có nhiều người Trà Lũ theo ông. Từ Trà Lũ đến ụ đất Làng Quần Cống chừng hai cây số.

    Xã tôi cũng như nhiều xã khác có các viên chức đứng đầu xã để điều hành công việc chung. Theo sách ghi : thời Nhà Trần, người đứng đầu xã trông coi về hành chánh kêu là Xã Quan. Đến năm Bính Tý (1516) đời vua Lê Chiêu Tông, đổi là Xã Trưởng, song song với xã trưởng có Hội Đồng Kỳ Hào để thi hành hương ước. Đến năm Nhâm Ngọ (1522), đời vua Lê Cung Hoàng, người đứng đầu xã kêu là Hương Trưởng trông coi về hành chánh. Hương Trưởng duy trì và thi hành hương ước, nhưng sau đó được bãi bỏ mà gọi là Tiên Chỉ. Đời vua Khải Định (1921) chức Tiên Chỉ được bãi bỏ thay

    thế bằng Hội Đồng Tộc Biểu do các chi tộc trực tiếp bầu ra để đại diện dân trước chính quyền và thi hành hương ước, tức thi hành luật lệ. Ông ngoại tôi cũng đã được bầu vào chức này, bà con dân làng thường gọi là Ông Chánh Hội Chí, vài thập niên sau còn thấy mấy vị Tộc Biểu như Ông Biểu Chấp, Ông Biểu Quy. Đến năm 1944, thời chính phủ Trần Trọng Kim, hội đồng tộc biểu được bãi bỏ mà đặt một vị làm Tiên Chỉ, chức này dành cho cựu quân nhân (thời thuộc địa Pháp). Năm 1945, thời Việt Minh, người đứng đầu xã là Chủ Tịch. Đến năm 1949 là thời kỳ Bùi Chu Phát Diệm tự trị (2 năm 4 tháng) người đứng đầu xã gọi là Xã Trưởng.

    Trước thời Bùi Chu tự trị, từ 1945 đến 1949 thời Việt Minh nắm chính quyền. Thời gian chỉ vỏn vẹn có 4 năm, nhưng xã tôi đã có một phiên tòa, gọi là tòa án nhân dân, mấy ông viên chức nhỏ xử một ông trước đó có chức tước lớn hơn. Gọi là tòa án nhân dân nhưng số người dân tham dự thưa thớt như kẻ bàng quan. Tôi còn nhớ, phiên tòa được đặt tại sân đình làng. Ngay chính giữa là bàn Trưởng Ban Tư Pháp, phía bên phải là bàn thư ký, đối diện bàn thư ký kê một hàng ghế cho các viên chức. Bắt đầu phiên xử, Trưởng Ban Tư Pháp ngồi ghế chánh án, tay cầm quạt, vừa quạt vừa ho, mặt đỏ gay ! Một người được gọi là tội nhân qùy trước tòa là một ông những năm về trước có địa vị lớn trong xã, họ cùng làm việc với nhau, họ thường gặp nhau chỗ này chỗ kia, họ cũng gặp nhau trong nhà thờ ! Mới chỉ có mấy năm mà xẩy ra như vậy, chả trách gì những năn cải cách ruộng đất người dân bị kích động, bị ép buộc, vì sợ hãi hay được hứa hẹn hưởng quyền này lợi kia nên một số đứng ra tố cáo, vu khống ! Điều may mắn là phiên tòa đến rồi qua đi, không gây đau khổ, phiền hà gì nhiều.

    Một câu truyện trong Kinh Thánh nhiều người biết, cả những người không công giáo : Một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Theo luật đạo cũ, tội này phải ném đá ! Dân Do Thái đem bà ấy đến trước Chúa Giêsu để hỏi Chúa phải xử thế nào ? Một lời nói của Chúa Giêsu làm bài học cho muôn thế hệ : “ Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá ném trước đi “

    Tai hải ngoại mấy năm gần đây, trên các đài phát thanh thường phát ra bài hát : “ Truyện người đàn bà hai ngàn năm trước..” Tác giả bài hát đã lấy ý từ đoạn Kinh Thánh trên để nhắc nhớ mọi người.

    Làng tôi là làng toàn tòng, có Ba Thánh Tử Đạo. Ba Vị cùng một gia đình nên được xưng tụng là : “ Nhất Gia Tam Thánh “. Quần Cống khi xưa nơi nẩy sinh Văn Nhân Cống Sĩ, thế hệ sau nhờ dòng máu Tử Đạo của cha ông sinh nhiều hạt giống Ơn Gọi. Một giáo xứ có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ vào bậc nhất của giáo phận Bùi Chu. Giáo xứ Quần Cống đã cống hiến cho giáo hội : 1 Giám Mục, 1 Tổng Giám Mục và 1 Đan Viện Phụ, về Linh mục xin kể trường hợp đặc biệt : ba gia đình có 2 người làm linh mục; một gia đình có 4 người làm linh mục. Số người muốn dâng mình cho chúa mỗi ngày mỗi gia tăng.

    Trên 5 thập niên sống xa quê nhà ! Nhìn lại thấy bao vui buồn lẫn lộn ! Buồn cái mất mát, vất vả, thiếu thốn của bao người nhiều thập niên ! Vui vì thành quả kiến thiết giáo xứ : Thánh đường nguy nga; Trung Tâm Mục Vụ, Nhà Xứ khang trang; Đài Đức Mẹ tại hồ nhà thờ, một ước mong của giáo xứ nhiều thập niên nay đã hoàn thành tốt đẹp. Dự án xây đền kính Tam Thánh quê hương trong khuôn viên thánh dường đã được khởi công.
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  4. Có 8 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  5. #3
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    Giáo xứ Long Châu-Hạt Tứ Trùng
    Giáo xứ Long Châu thuộc giáo Miền Kiên Chính- Giáo Phận Bùi Chu: trên địa bàn xóm 11 Cồn Tròn Tây- Xã Hải Hoà -Huyện Hả Hậu- Tỉnh Nam Định - Việt Nam.

    Giáo họ được thành lập ngày 12-06 năm 1902 với tên thương gọi là giáo họ Cồn Tròn- Cồn Vành Long Châu và nhận thánh Phêrô là bổn mạng của họ, với tổng giáo dân 134 hộ, 667 nhân danh.

    Sau những thăng trầm của lịch sử, vào ngày 15-06 năm 1936 Giáo xú Long Châu được thành lập lấp tên gọi là Giáo xưứLong Châu- Cồn Tròn, và chọn Chúa Kitô Vua Vũ Trụ làm quan thầy Bổn Mạng. Giáo Xứ thành lập với 661 hộ, 3.359 nhân danh.

    Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cuộ nổi loạn, giáo xứ đã một ngày thăng tiến trên con đường Đức Tin-Đức Cậy- Đức Mến ốtố người chuyển đi vùng kinh tế mới cũng nhiều, song cũng rất nhiều gia đình lại ở nơi khác tới định cư tạo nlàm cho người tin vào Chúa càng tăng nên cao. Giáo xứ đã được 17 Cha Cố đến coi sóc và phục, Và Cha đương nhiệm cai quản giáo xứ : Linh Mục Giuse Phạm Văn Tứ, một Người Thầy trẻ trí đức lừng danh song lại có tấm lòng thương người hết mực. Người mới được thụ phong vào hồi giữa năm 2003 vừa qua.

    Số giáo dân trong giáo xứ trong thời gian này là 2730 nhân danh, thuộc 657 hộ. Giáo xứ đã được phất triển mạnh mẽ bởi các hội đOàn: HỘI THIẾU NHI THÁNH THỂ, HỘI GIỚI TRẺ, HỘI GIA TRƯỞNG, HỘI HỘI HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH- HỘI MẸ HIỀN MẪU- HỘI TRUNG BINH- HỘI KHẤN TRUNG HOA- HỘI GIÚP LỄ - HỘI CA ĐOÀN- HỘI HỘI KÈN- HỘI TRÓNG-HỘI BÁC NHẠC-HỘI TRẮC...

    Đặc biệt Giáo xứ đã trưởng thành về đức tin, các hộ gia đình đã ý thức được việc Truyền Giáo của mình, nên đã không ngườnggửi con em mình đến các Tu Viên và Đại Chủng Viên để học hỏi và trao dồi kiến thức để phục vụ Chúa tốt đẹp. Giáo xứ đã có gần 20 Linh Mục, quý Thầy quý Dì- quý đại chủng sinh 15.


    __________________
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  6. Có 6 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  7. #4
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    Giáo xứ Tương Nam: Minh chứng đức tin

    Ngày hôm nay tôi mời anh chị em cùng về thăm giáo xứ Tương Nam,một địa danh đã sản sinh ra hàng trăm các anh hùng tử đạo thuộc giáo phận Bùi Chu. Giáo xứ Tương Nam tọa lạc tại xã Nam Thanh,huyện Nam Trực,tỉnh Nam Định

    Tương Nam giáo họ được thành lập từ thời các cha dòng Tên năm 1700 đến năm 1720 xây dựng nhà thờ đầu tiên và ban đầu thuộc giáo xứ Bách Tính.Năm 1900 tách ra thành xứ mới bao gồm 5 họ lẻ(kể cả họ nhà xứ).Năm 1937 đức cha Hồ Ngọc Cẩn nâng Tương Nam lên hàng hạt trưởng bao gồm 23 xứ (tính tới hiện tại).Tại sao với sự thành lập xứ muộn màng như vậy mà giáo xứ Tương Nam lại được lên hạt trưởng nhanh như vậy?Bởi thứ nhất là do tọa lạc ở trung tâm huyện Nam Trực và Trực Ninh ngay thị trấn Cổ Lễ sầm uất nhưng điều quan trọng hơn cả là do sự đánh giá cao của cả giáo phận Bùi Chu ưu ái cho Tương Nam bởi nơi đây là quê hương của hơn 800 vị tử đạo thời Tự Đức

    Trong thời gian cấm đạo giáo xứ đã hi sinh hơn 1000 tín hữu do sổ công hàm bị tịch thu(kể cả xứ Bách Tính) trong đó Tương Nam hơn 800.Theo các cụ trong gx kể lại,các anh hùng của Tương Nam đã phải trải qua vô vàn cực hình khủng khiếp:có vị bị chặt đầu,có vị bị thiêu sống hoặc chôn sống,đặc biệt hơn đàn ông,đàn bà trung niên bị sâu thành chuỗi ở chân rồi đẩy xuống sông Hồng,người già thì bị đóng đinh phơi ngoài bãi cho chết khô.Như vậy vào thời đó các vị đã phải trải qua nhiều cực hình để giữ vững đức tin và trung bình nhà nào cũng có 1,2 người tử đạo (nhiều gia đình không còn ai sống sót)

    Chính vì sự hi sinh anh dũng của các vị tử đạo giáo xứ Tương Nam mà ngày nay Tương Nam được thừa kế những vinh quang mà ông cha đã để lại.Có thể khẳng định rằng Tương Nam là nơi có nhiều các anh hùng tử đạo nhất Việt Nam và cả vùng Đông Dương này và bây giờ Giáo xứ không ngừng phát triển.Là một trong 10 nhà thờ to nhất Bùi Chu (dài 65m,rộng 20 và tháp cao 45m)khuôn viên đẹp vào bậc nhất vùng giáo hạt nơi có núi thánh,tượng đài, và đặc biệt là đài các đấng TỬ ĐẠO GIÁO XỨ với chiều cao 20m,rộng 20m đang là nơi an nghỉ của 125 đấng được giáo hội gọi là tôi tớ Chúa.Mặc dù chỉ có 1200 nhân danh nhưng giáo xứ Tương Nam đã nhận đượ rát nhiều sự quan tâm của giáo phận,đặc biệt là Đức cha chính

    Giao xứ Tương Nam lúc dầu do các cha Dòng Tên phục vụ sau đó là các cha dòng Đaminh.Năm 1934 nhà thờ xứ hiện nay vừa khánh thành thì xẩy ra nạn đói năm Ât Dậu 1945,sau đó Cha Dom Lê Hữu Cung được cử về phục vụ giáo xứ,Ngài đã mở kho phát chẩn lương thực cứu đói và rửa tội cho hành ngàn người trước lúc hấp hối.Năm 1950 Cha Gak Nguyễn Đức Hinh về coi xứ ít năm sau xẩy ra biến cố 1954 gần 2/3 số giáo dân di cư vào Nam sinh sống,số giáo dân còn lại rất ít.Năm 1965 Ngài qua đời,sau đó cha Pet Phạm Văn Cử được Đặt làm linh mục chánh xứ Kiêm quản hạt Báo Đáp-Tương Nam,Ngài phục vụ giáo xứ cho đến khi về hưu.Năm 2001 Giao xứ vui mừng đón cha xứ mới là Cha Dom Nguyễn Văn Vàng,năm 2006 cha Vàng được bổ nhiệm làm linh mục quản hạt Tương Nam.Năm 2007 Ngài được chuyển về phục vụ giáo xứ Báo Đáp là quê hương của Ngại.Ngày 25/7/2007 giáo xứ lại đón cha Paul Vũ Minh Hòa từ giáo xứ Phạm Pháo về phục vụ giáo xứ cho tớ ngày hôm nay.
    Ngoài ra còn có linh mục cao tuổi nhất Bùi Chu đang toạ lạc tại Tương Nam.
    Đó là linh mục Pet Phạm Văn Cử-95 tuổi,hiện nay đang nghỉ hưu tại giáo xứ Tương Nam

    Linh mục Pet Cử sinh năm 1913 tại giáo xứ Ninh Sa (Hải Giang,Hải Hậu,NamĐịnh )

    Năm 1924 cậu Cử theo cha già Tràng vào nhà Chúa ở Tân Lý và giúp việc cho cha già tại đó cho đến năm 1929 thì vào tiểu chủng viện Ninh Cường,3 năm sau thì chuyển sang chủng viện Quần Phương và 2 năm sau thì được làm thày giảng.Năm 1935 ngài về làm quản lý chủng viện Trung Linh,rồi làm thầy giảng triết lý là tín lý tại Trung Linh và Bùi Chu.
    Năm 1945 Ngài làm thày cả nhiều xứ dạo vùng Bùi chu Trung Linh và giúp các cha xứ ở vùng đó.

    Năm 1960,năm ghi dấu đặc biệt của ngài trong sứ vụ tông đồ.Vào ngày 27/11 Thày Pet Cử cùng với 3 thày khác là: Jos Vũ Duy Nhất (sau làm giám mục phó rồi làm giám mục chính tòa Bùi Chu)Jos Trần Văn Nguyện,và Pet Nguyễn Văn Bảng. đã được đức cha Jos Phạm Năng Tĩnh phong chức linh mục trọng thể tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu.Sau đó các tân linh mục lần lượt được sai đi phục vụ.

    Năm 1961 cha Pet CỬ được sai về phục vụ giáo xứ Trung Lao-hạt Tương Nam.và kiêm thêm các xứ An Lãng, Phú An,Nam Lạng, Trang Hậu, Nam Hưng, Nam Trực...sau đó 2 năm vào năm 1963 Ngài có thêm cha phó là Jos Lê Ngọc Hoàn về giúp Ngài.Năm 1965,Linh mục Gak Nguyễn Đức Hinh, linh mục chánh xứ Tương Nam qua đời.Cha Pet Phạm Văn Cử được cử về Giáo xứ Tương Nam,xứ Trung lao được bàn giao cho cha Lê Ngọc Hoàn kiêm thêm các giaó xứ Trang Hậu,Nam Hưng, Nam Lạng, và Phú An.Cha Cử làm chánh xứ Tương Nam và kiêm các giáo xứ khác là:Hưng Nhượng, An Lãng.Cha Pet Cử được đặt làm linh mục quản hạt Tương Nam-Báo Đáp sau đó bàn giao chức vụ này cho cha Vic Bùi Công Tam.Ngài phục vụ giáo xứ Tương Nam từ lúc đó cho tới khi về hưu.Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng Ngài vẫn cố gắng dâng lễ vào tối thứ tư và tối Chúa nhật hàng tuần cho đến năm 2007.Quả là một sự cố gắng tuyệt vời của Ngài
    Tháng 1 năm 2001 tân Linh mục Dom Nguyễn Văn Vàng về nhận giáo xứ Tương Nam thì cũng là lúc Cha Pet Cử chính thức về hưu và được nghỉ hưu tại gx Tương Nam.Năm 2006 cha Vàng được đặt làm quản hạt Tương Nam.

    Ngày 27/11/2005 một thánh lễ trọng thể được tổ chức tại giáo xứ Tương Nam.Thánh lễ Tai Ơn mừng kỷ niệm 45 năm Thánh chức Linh mục.Thánh lễ do Đức Cha Hoàng Văn Tiệm chủ sự và với hơn 40 linh mục trong giáo phận và với gàng ngàn giáo dân khắp nơi trong và ngoài giáo phận.

    Ngày 25/7 cha Vàng được thuyên chuyển về Báo Đáp,Cha Paul Vũ Minh Hòa về nhận xứ Tương Nam và phục vụ cho đến nay.Như vậy tính đén nay Ngài đã 95 tuổi đời,48 năm Linh mục và 43 năm gắn bó vói gx Tương Nam.
    Xin Chúa chúc lành cho cha
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  8. Có 5 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  9. #5
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    Giáo xứ Quần lạc-hạt Lạc Đạo

    Giới thiệu Giáo xứ Quần lạc.
    Nhân dịp lễ kính Thánh Phanxicô quan thầy Giáo xứ Quần lạc, cũng là quan thầy đồng hương Quần lạc tại Giáo xứ Bùi chu, Xin được giới thiệu đến quý đồng hương đôi nét về Giáo xứ Quần lạc, cùng những bài viết có lien quan đến Quần lạc.
    Xứ Quần Lạc thuộc xã Nghĩa Phong - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam định. Tòng giáo ®• lâu đời. Trước là họ lẻ của xứ Giáp Phú. Thành xứ riêng năm 1938 Quan thầy: Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e.
    Nhà thờ xây dựng năm 1908. Tháp chuông cao 35m. Diện tích ruộng đất của nhà xứ: 15.680m2.
    Các linh mục coi xứ gồm qúy cha: cha Thuật, cha Kiêm, cha Mẫn, cha Thanh, cha Hiếu, cha Hiển, cha Khang, cha Thức, cha Thịnh, cha Hinh, cha Thư, cha Giản, cha Phao-lô Trần Đức Nhuận, cha Phê-rô …Tuyên, Lm. Giu-se Phạm Đức Tiến đương nhiệm nhận xứ từ Ngày 8-2-06..
    Giáo dân toàn xứ năm 1939 là: 2.356 người, năm 1995: 4.833 người. Năm 2006 là: gần 6000 người
    Giáo xứ quần lạc có Tám họ lẻ:


    Nhà nguyện Thánh An-tôn thuộc xã Nghĩa Phong - huyện Nghĩa Hưng, thành lập năm 1927 để nuôi dưỡng các trẻ mồ côi. Quan thầy Thánh An-tôn. Nhà nguyện dài 15m, rộng 5m. Mới xây thêm tháp chuông Năm 2003.

    -Họ Lạc Đồng thuộc xã Nghĩa Phong - huyện Nghĩa Hưng, thành lập năm 1930. Quan thầy: Thánh Vinh-sơn. Nhà thờ dài 25m, rộng 7m, xây năm 1930. Giáo dân năm 1993: 341 người.
    - Họ Lạc Thành thuộc xã Nghĩa Phong - huyện Nghĩa Hưng thành lập năm 1930. Quan thầy Thánh Phê-rô. Nhà thờ dài 20m, rộng 7m, xây năm 1930, tái thiết năm 1985. Giáo dân năm 1993: 548 người.
    - Họ Lạc Thiện thuộc xã Nghĩa Phong - huyện Nghĩa Hưng thành lập năm 1937. Quan thầy Thánh Giu-se Thợ. Nhà thờ, cột bê tông, dài 26 m, rộng 9 m, xây dựng năm 1992. Giáo dân năm 1993: 316 người.
    - Họ Lạc Thổ thuộc xã Nghĩa Phong - Huyện Nghĩa Hưng thành lập năm 1938. Quan thầy Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng. Nhà thờ dài 16 m, rộng 6 m. Xây dựng năm 1938, trùng tu năm 1991. Giáo dân năm 1993: 200 người.
    - Họ Lạc Trung thuộc xã Nghĩa Phong - huyện Nghĩa Hưng. Thành lập năm 1920. Quan thầy Đức Mẹ Bảy Sự. Nhà thờ dài 18 m, rộng 6 m, xây dựng năm 1920. Giáo dân năm 1993: 445 người.

    - Họ Lạc Nam (Lục Nam) thuộc xã Nghĩa Phong - huyện Nghĩa Hưng, thành lập năm 1925. Quan thầy Thánh Giu-se. Nhà thờ dài 18 m, rộng 9 m, xây năm 1932. Trước đây một nhà phụ của nữ tu Mân Côi ở họ này. Giáo dân năm 1993: 780 người.


    Họ Thành An thuộc xã Nghĩa Phong – huyện Nghĩa Hưng, thành lập năm 1930. Quan thầy Thánh Đa-minh. Nhà thờ xây dựng năm 1930. Giáo dân năm 1993: 134 người
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  10. Có 4 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  11. #6
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    Làng nhạc Phạm Pháo

    Phạm Pháo là tên một xứ đạo bình yên thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sở dĩ làng có tên ghép hai chữ "Phạm" với "Pháo" là vì nơi ấy có đông người thuộc họ Phạm (một trong 5 dòng họ có công gây dựng nên mảnh đất Hải Hậu hôm nay) và mảnh đất ấy giống "y như" hình khẩu pháo nên mới mang cái tên "Phạm Pháo"...
    Đội kèn đồng xứ đạo tấu kèn... Tây
    "Phạm Pháo" - mảnh đất ấy giống "y như" hình khẩu pháo. Mới nghe thì rất... binh lửa nhưng người dân xứ đạo lại vô cùng hiền hòa; con gái Phạm Pháo ngoan hiền, mắt đẹp như trong tranh!
    Người dân nơi đây theo đạo vào đầu thế kỷ XVIII, nói theo thuật ngữ của người Công giáo là "Đón nhận Tin Mừng"; ngôi thánh đường đồ sộ tại Phạm Pháo được xây dựng vào năm 1908. Những năm ấy, giáo xứ đạo Phạm Pháo đã có đội kèn đồng mà ta quen gọi là đội nhạc Tây, vì nó được du nhập từ phương Tây.
    Cũng thời gian ấy, các xứ đạo phía Nam của tỉnh Nam Định như ở Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng... cũng dần hình thành, ra đời. Hằng năm, giữa các đội nhạc vùng giáo cũng có giao lưu, thi thố để nâng cao kiến thức âm nhạc nhằm phục vụ giáo xứ (trước đây chỉ có phục vụ giáo xứ).
    Cụ Giuse Nguyễn Văn Quân thuộc giáo dân Vô Nhiễm, giáo xứ Phạm Pháo. Cụ sinh năm 1935, nguyên là Hội trưởng Hội Kèn đồng Phạm Pháo thuật lại một giai thoại đáng nể về âm vang tiếng nhạc đất này:
    Trước năm 1945, Đức Giám mục Hồ Ngọc Cẩn - Giám mục Tòa Giám mục Bùi Chu (người đã từng ủng hộ dây chuyền vàng nhân Tuần lễ Vàng quốc gia) mỗi năm đều đặn có chuyến đi kinh lý tại giáo xứ Ninh Cường nay thuộc huyện Trực Ninh. Nơi ấy là nơi đầu tiên tại nước ta, đạo Công giáo được truyền vào.
    Ngày ấy giao thông bộ còn khó khăn, giám mục đi lại đều bằng xuồng máy trên sông. Sông ấy là sông Ninh Cơ ngày nay vẫn phục vụ tốt vận tải hàng hóa, giao thương xây dựng đất nước. Đội kèn các xứ đạo đứng hai bên sông gióng lên tiếng nhạc mừng Giám mục, thuyền của ngài chầm chậm đi trên sông để thưởng thức tiếng nhạc của từng xứ; bất ngờ thuyền của ngài đậu lại nơi đội kèn đồng Phạm Pháo đang tấu.
    Hóa ra, kỹ năng của đội Phạm Pháo tấu bản nhạc Tây đúng nhất, ngài có ngay phần thưởng cho đội. Lập tức các đội bạn đến xét hỏi: "Vì sao lại được Đức Giám mục tặng thưởng riêng?"... Sau này, ngài biết, ngài viết thư động viên những người chép nhạc giỏi trong đội sao bản nhạc hay đúng niêm luật ra tặng các đội bạn để cùng nâng cao kiến thức về nhạc lý.
    Xưởng kèn gia đình ông Gioa-kim Cường giáo họ Đức Bà- Phạm Pháo.
    Đội nhạc công... vô địch thế giới
    Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, nhờ có sự cởi mở của xã hội, nhiều giáo họ được thành lập, mỗi giáo họ cũng có một đội kèn riêng. Trước đây, ở Phạm Pháo có chín họ lẻ cùng với giáo họ nhà xứ là mười giáo họ, có 10 đội kèn phục vụ giáo hội và xã hội, nhưng phục vụ một cách riêng rẽ.
    Đến những năm 1990, lần đầu tiên giáo xứ Phạm Pháo có linh mục về. Đó là linh mục Phao - lô Vũ Minh Hòa - nguyên quản lý giáo phận Bùi Chu. Ngài đã động viên các đội góp công, góp của, góp nhạc cụ thành lập Đội kèn Hợp nhất. Mỗi đội kèn có chừng 50 nhạc công; đội kèn mới được thành lập có chừng 500 nhạc công.
    Trong những ngày đại lễ tại Phạm Pháo như tuần chầu giáo xứ, hay lễ Giáng sinh, Phục sinh... Đội kèn Hợp nhất có thể tấu đồng thời bản hòa tấu với 500 nhạc cụ. "Nổi đình đám nhất" là 10 cây kèn hêlơcông đòi hỏi những người có sức khỏe, có chiều cao tương đối mới mang vác và chơi được, vì đây là cây kèn đi bè trầm, to nhất trong số các nhạc cụ bằng đồng...
    Giáo dân Phạm Pháo vẫn còn nhớ: Tuần chầu giáo xứ vào năm đầu tiên thành lập Đội kèn Hợp nhất, khi tiếng kèn cất lên, biết bao nhiêu cá dưới hồ nhảy vọt cả lên bờ! Một linh mục gốc Việt tại Thụy Điển nói: "Tôi đã đi khắp các nước trên thế giới, nhất là những nước cha đẻ của kèn Tây thì một đội chơi nhiều nhất cũng chỉ trên dưới 100 nhạc công; đây 500 nhạc công, thật là vô địch thế giới!".
    Tiếng nhạc của đội kèn Phạm Pháo giờ đây không chỉ dừng lại ở việc phục vụ riêng trong thánh lễ mà hòa vào mừng vui chung của cả đạo, cả đời. Đội có thể đến phục vụ đám cưới; chia sẻ với người quá cố; hay tiễn những thanh niên trong giáo xứ lên đường nhập ngũ.
    Những năm gần đây, nhờ lối chơi hợp nhất, các nhạc công lại được học tập lẫn nhau, chất lượng thưởng thức âm nhạc của toàn đội cũng được nâng lên; đội được mời thổi mừng Đại hội Đảng toàn quốc, Quốc hội, gần đây là Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 15.
    Tại đây, nhiều đạo diễn, nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp nghe nhạc đều khen... rất chuyên nghiệp. Những ngón tay vàng khè bởi ngày ngày làm đất mặn phèn - quê biển quê lúa, thậm chí còn thô ráp nhưng rất điêu luyện, luyến láy trên từng phím kèn khiến các nghệ sỹ, nhạc sỹ càng thêm phần nể phục.


    __________________
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  12. Có 3 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  13. #7
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    giáo xứ Trung Lao-hạt Tương Nam

    Giáo xứ Trung Lao tọa lạc tại thôn Trung Lao-xã Trung Đông-huyện Trực Ninh-Tỉnh Nam Định.Là một giáo xứ lớn trong giáo hạt và giáo phận.
    Giáo xứ Trung Lao được thành lập khoảng năm 1596, là xứ đạo rộng lớn và có nhiều linh mục đã đến và coi sóc,đặc biệt là các cha dòng tên và dòng Đaminh.giáo xứ đã trải qua bao thăng trầm cùng với hoàn cảnh chung của giáo phận trong những năm cấm đạo ác nghiệt nhất.Trung lao cũng là quê quán của 10 vị tử đạo trong đó cha thán Dom Vũ Đình Tước đã được Giáo Hội Phong thánh
    Nhà thờ xứ hiện nay là một công trình tự hào của giáo dân nơi đây mà giáo dân thường hay gọi là nhà thờ Đức bà.Nhà thờ được xây dựng năm 1888 đến năm 1898 thì hoàn thành
    Giáo xứ Trung lao gồm: Họ Nhà xứ (gồm các xóm: Đông Thượng,Đông Hạ,Phú An,Hưng Nhượng,Trung Hòa,Tây Phong,Roky,An Nhân,An Nghĩa,Tây Khu,Cố Hương, Họ Thánh Vinh Sơn, Họ Thánh An Tôn, Họ Thánh Giuse, họ Thánh Phero,họ Thánh Phao lo, họ Cổ Lễ, Họ Hải Lộ,họ Hạ Lao, Họ Sangti,Họ Trung Bình.Các giáo họ và giáo xóm đều có nhà thờ riêng mà ít xứ nào có được
    Năm 1996 giáo xứ mở năm thánh mừng kỷ niệm 400 năm đón nhận ánh sáng tin mừng và một trăm năm xây dựng thánh đường.Một thánh lễ đồng tế do ĐC Vũy Duy Nhất chủ sự cùng với Đc Phát Diệm và Đc phụ tá Hà Nội và hàng trăm linh mục trong và ngoài nước về dự.
    Khoảng năm 1930 trở đi các họ lẻ như Phú An,An Lãng và Nam Lạng dần tách ra thành giáo xứ mới.Từ năm 1965 do cha pet Phạm Văn Cử phục vụ ( sau đó Cha được chuyển về giáo xứ Tương Nam),Cha Lê Ngọc Hoàn (chuyển về xứ Lạc Thành),hiện nay là Cha Gak Nguyễn Văn Tường,chánh xứ và cha Jos Phan Văn Phong, phó xứ.Hiện ở giáo xứ có tu xá của các nữ tu Đaminh.
    Cho đến ngày nay Trung Lao là giáo xứ lớn Nhất giáo hạt Tương Nam với khoảng gần 7500 giáo dân,đời sống của giáo dân đã được nâng cao,đặc biệt là việc học tập,giáo xứ đã có hội khuyến học và hội học sinh- sinh viên với nhiếu anh chị em đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  14. Có 3 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  15. #8
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    giáo xứ Quần Liêu-hạt Lạc Đạo

    Nằm bên dòng kênh Quần Liêu, giữa khu làng có nhiều nhà cao tầng, nhà bê tông, đường ngang ngõ dọc trải nhựa phẳng lì... là ngôi thánh đường uy nghiêm, cổ kính với hai tòa tháp cao vút ở hai bên lối vào. Nếu nhìn từ phía tiền sảnh, ngôi thánh đường mang phong cách kiến trúc giao hòa, phối hợp giữa Á và Âu, nhưng phía trong lại hoàn toàn mang phong cách Á Đông, đặc biệt là lối kiến trúc thuần Việt, từ những hoa văn chạm trổ uốn lượn, sơn son thếp vàng đến kiểu rui, mè, mái lợp ngói ta... Mái vòm cao, gồm hai lớp: mái thượng và mái hạ, xếp chồng nhau. Gỗ lim là vật liệu chủ yếu của thánh đường, trong đó những hàng cột lớn bằng lim, vòng ôm lớn, cao gần chục mét. Tổng diện tích thánh đường rộng gần 1.000 m2, chiều cao 12,35 m. Tất cả có 192 chiếc ghế, cũng bằng lim, chia thành 4 hàng. Theo một số giáo dân, chỉ riêng mỗi chiếc ghế ngồi chầu lễ đa trị giá bằng một chỉ vàng. Gian cung thánh cũng chạm những hoa văn sơn son thếp vàng, bài trí uy nghi. Hai cánh tường treo 14 bức đàng thánh giá cổ ;à 14 bức thương khó vẫn được giữ lại nguyên mẫu và họa tiết từ thuở xưa.

    Tiếp chúng tôi trong nhà chung, cha xứ Đa minh Phạm Ngọc Đỉnh, đã hơn 40 năm coi sóc giáo xứ (từ năm 1964 đến nay), vui mừng kể rằng từ khi được tỉnh Nam Định công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cho thánh đường, bà con giáo dân trong xứ rất phấn khởi. Nhiều giáo dân từ phương xa về nhà thờ dự lễ cũng vui lây khi được chiêm ngưỡng tấm bằng công nhận di tích treo trang trọng trên cây cột lim phía cuối thánh đường, gần cửa ra vào.

    Theo lịch sử, ngôi thánh đường Quần Liêu được khởi công từ năm 1880 (giáo xứ có từ năm 1678 - thời điểm dựng làng lập ấp) và hoàn tất, làm thánh lễ khánh thành vào năm 1884, tức là sau bốn năm ròng rã xây dựng. Đến năm 1939, thánh đường được tu sửa lại, có lẽ vì thấy kiến trúc nhà thờ thấp nên các cha xứ tiền nhiệm đã cho sửa lại phần mái. Thuở ấy, thực tế đã có một số chi tiết hoa văn của mái rơi xuống, gây nguy hiểm cho giáo dân trong khi cầu nguyện. Đến năm 1994, cha xứ Đa minh Phạm Ngọc Đỉnh cho rằng đây là một ngôi thánh đường cổ, kiến trúc độc đáo, ngài thấy cần phải trả lại nguyên mẫu cho nhà thờ để lưu giữ những dấu ấn của tiền bối nên cho tổ chức thánh lễ tân đại tu. Đến năm 1996, việc trùng tu hoàn tất và thánh lễ tạ ơn do Đức giám mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất của giáo phận và cha xứ Phạm Ngọc Đỉnh chủ sự. “Đây là một nhà thờ xây cất bằng gỗ, mang bản sắc dân tộc. Chúng tôi quyết định khôi phục như nguyên mẫu cả trong và ngoài thánh đường, cả hai cây tháp. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh đã xuống, thấy xứng đáng được tặng bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa. Chúng tôi đã rất tích cực bảo vệ, gìn giữ thánh đường cho khỏi mai một đi" - cha xứ nói. Và thánh đường trở lại nguyên mẫu như thuở ban đầu, tức là kiến trúc mái thượng, mái hạ. Về cơ bản, toàn bộ vật liệu của nhà thờ vẫn giữ được tới 98% vật liệu cũ chỉ có 2% được trùng tu mới ở vài chi tiết rui, mè...

    Tuy nhiên, giá trị lịch sử của nhà thờ không phải vì đã được giữ gìn qua hơn 100 năm, vì những vật liệu, phong cách kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam mà ngôi thánh đường của giáo xứ Quần Liêu còn từng là nơi che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng Việt Nam hồi trước Cách mạng Tháng Tám, trong thời Nhật - Pháp chiếm đóng. Tôi được biết, đã có lúc tàu chiến của thực dân Pháp qua đây, bắn lên làng này, đốt cháy các nhà của dân” - linh mục kể. Một số chức sắc, cán bộ cách mạng và giáo dân đã chặt cây, ném xuống sông để ngăn không cho tàu địch vào.

    Trong cả giáo phận Bùi Chu (Nam Định) có hơn 100 nhà thờ xứ, chưa kể rất nhiều nhà thờ họ lẻ, nhưng giáo xử Quần Liêu có một nhà thờ xứ được công nhận di tích lịch sử, đó là một phần thưởng lớn. Từ sau sự kiện trên, lượng giáo dân đổ về tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp và giá trị của ngôi thánh đường trên rất đông.
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  16. Có 2 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  17. #9
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    giáo hạt Quần Phương
    Linh mục quản hạt: Dom.Phạm Ngọc Tiên
    Nhà thờ Quần Phương


    Giáo Xứ Quần Phương
    Yên Ðịnh, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Hai Giáp
    Hải Anh, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Hải Nhuận
    Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Hưng Nghĩa
    Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Phạm Pháo
    Hải Minh, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Phạm Rị
    Hải Trung, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Phú Hải
    Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Giáp Nam
    Hải Phương, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Tân Hòa
    Hải Minh, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Triệu Thông
    Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Trung Thành
    Hải Vân, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Xuân Dục
    Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Ðịnh


    Giáo Xứ Ninh Cường
    Trực Phú, Trực Ninh, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ An Nghĩa
    Hải An, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Ðông Bình
    trực Phú, Trực Ninh, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Lác Môn
    Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ An Ðạo
    Hải An, Hải Hậu, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Tân Lý
    Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Tân Phường
    Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Tây Ðường
    Trực Phú, Trực Ninh, Nam Ðịnh



    Giáo Xứ Tích Tín
    Trực Ðại, Trực Ninh, Nam Ðịnh


    __________________
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  18. Có 2 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  19. #10
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    giáo xứ Trang Hậu-Hạt Tưong Nam

    Tương truyền xưa có Cụ đã về nơi đồng đất hoang vu này đơm đó chắn lờ bắt cá nuôi thân, qua một thời gian thấy làm ăn được, Cụ quyết định khai hoang lập trại, con cháu mỗi ngày thêm đông. Đời sống của họ cần cù chịu khó, chăm chỉ làm ăn, hết mực thương yêu nhau lá lành đùm lá rách, chính có sự ăn ở hiền lành đức độ, nên Thiên Chúa đã quan phòng thưởng công xứng đáng, xóm trại đã trở thành họ đạo có tên gọi là họ giáo Hậu Trang thuộc Giáo xứ Thạch Bi vào năm 1810 thời Đức Cha Inhaxio Delgado Y. Giáo họ được nhận tước hiệu quan thầy là Đức Mẹ hồn xác lên trời. Một hồng ân Chúa và Đức Mẹ ban cho Giáo họ vào năm 1878 có được một tân linh mục- Cha Gioan Vũ Hữu Duyệt.

    Năm 1902, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Thể về đốc công xây dựng ngôi nhà thờ gỗ của Giáo họ, có kích thước là: chiều dài 35 m, chiều rộng 12 m, chiều cao 13 m và tháp cao 25 m.
    Năm 1938, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn ra sắc phong nâng Giáo họ Hậu Trang lên thành Giáo xứ, lấy tên là Giáo xứ Trang Hậu và nhận Đức Mẹ Rosa làm quan thầy. Và từ đây các Cha được chuyển đổi về coi sóc Giáo xứ: Cha Đaminh Trần Hữu Hiếu, Cha Đaminh Trần Đình Cảnh....
    Từ năm 1953, Giáo xứ vắng bóng chủ chăm do biến cố lịch sử của đất nước. Vì thế, các Cha tọa lạc ở Giáo xứ Tương Nam và Trung Lao về quản nhiệm Giáo xứ từ năm 1958 đến 2005: Cha Gioakim Nguyễn Đức Hinh, Cha Vinhsơn Mai Ngọc Liễn, Cha Phêrô Phạm Văn Cử, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn.
    Năm 1999, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn đã thấu suốt mọi hoàn cảnh của Giáo xứ, nhất là ngôi thánh đường đã xuống cấp. Cha đã cầu nguyện, giúp đỡ và động viên bà con trong Giáo xứ làm lại ngôi thánh đường. Vì thế, Giáo xứ trăm người như một, quyết tâm dù có vất vả bao nhiêu cũng cố gắng hết sức mình kể cả công sức lẫn tiền của. Những gì có thể làm được là làm lấy hết như đốt gạch đốt vôi, đào móng đóng cọt, làm ráo nháo bê tông kể cả thợ xây. Công trình từ thấp đến cao toàn chị em phụ nữ lên ráo chuyển nguyên vật liệu, hết giờ hành chính còn nhận đánh vữa chuyển gạch vào giờ trưa, tối, hết thảy mọi người từ già đến trẻ ai cũng hăng say với công việc.
    Năm 2005, Giáo xứ rất vui mừng vì được đón Cha Phêrô Trịnh Đình Trang về coi sóc chính thức Giáo xứ, sau hơn 50 năm không có Cha xứ chính thức phục vụ tại Giáo xứ.
    Năm 2007, Cha Giuse Nguyễn Văn Đàm về nhận Giáo xứ. Giờ đây Giáo xứ có nhiều sự thay đổi, đời sống đạo của thành phần dân Chúa thăng tiến hơn. Đồng thời ngôi thánh đường của Giáo xứ được hoàn tất với kích thước: chiều dài 52 m, chiều rộng 16 m, chiều cao 19 m và tháp cao 36 m.
    Giáo xứ Trang Hậu có 8 Giáo họ và giáo dân là 1450 nhân danh:
    1. Họ Nhà Xứ: Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi. Giáo dân: 467 người.
    2. Họ Trang Tiền: Quan thầy: Thánh Gioan Tiền hô. Giáo dân: 128 người.
    3. Họ Đông Bình: Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê. Giáo dân: 157 người.
    4. Đồng Bản: Quan thầy: Giuse Thợ. Giáo dân: 365 người.
    5. Ngọc Tỉnh: Quan thầy: Thánh Augustinô. Giáo dân: 52 người.
    6. Cựu Phú: Quan thầy: Thánh Gioakim. Giáo dân: 120 người.
    7. Bằng Trang: Quan thầy: Thánh Antôn. Giáo dân: 106 người.
    8. Cảnh Tài: Quan thầy: Thánh Vinhsơn. Giáo dân: 55 người.

    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  20. Có 4 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  21. #11
    NVN's Avatar

    Tuổi: 53
    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: Giu-se
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 223
    Cám ơn
    2,718
    Được cám ơn 843 lần trong 202 bài viết

    Default





    Đền thánh Phú Nhai (xã Xuân Phương - Xuân Trường - Nam Định)

    Nhà thờ Bùi Chu, được xây dựng năm 1884.



    Tòa Giám mục giáo phận Bùi Chu








    Nguồn: www.phuot.com/forums/showthread.php?t=2505&page=3
    thay đổi nội dung bởi: NVN, 11-06-2009 lúc 02:30 PM Lý do: thiếu nguồn

  22. Có 5 người cám ơn NVN vì bài này:


  23. #12
    vjet_Truong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: ĐAMINH (Đôminicô)_ Đinh Viết Trường
    Giới tính: Nam
    Đến từ: giáo xứ ĐẠI ĐỒNG _BÙI CHU_NAM ĐỊNH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 240
    Cám ơn
    413
    Được cám ơn 795 lần trong 183 bài viết

    Default

    mình biết đây là những hình ảnh ở nhà nguyện của tòa GIÁO MỤC BÙI CHU cảm ơn yeuthuongvaphucvu_89
    Chữ ký của vjet_Truong

  24. Được cám ơn bởi:


  25. #13
    JosepPhamAn
    Khách viếng
    JosepPhamAn's Avatar

    Default

    Có anh chị nào ở Xứ Liên Thủy cho em mấy tấm hình Nhà Thờ giáo Xứ , zới cho em xin thêm mấy tấm Nhà Thờ Giáo Họ Liên Thượng lun nha ( Hơi tham mong AC thông cảm), tại quê em ở Liên Thượng mà mù tịt hok biết Nguyên quán của mình hình dạng như thế nào hít...Cho em cám ơn trước nha...

  26. Có 4 người cám ơn JosepPhamAn vì bài này:


  27. #14
    khuongcodoc's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2009
    Tên Thánh: phanxico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: hanoi
    Bài gởi: 18
    Cám ơn
    0
    Được cám ơn 50 lần trong 11 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi yeuthuongvaphucvu_89 View Post
    giáo xứ Trang Hậu-Hạt Tưong Nam

    Tương truyền xưa có Cụ đã về nơi đồng đất hoang vu này đơm đó chắn lờ bắt cá nuôi thân, qua một thời gian thấy làm ăn được, Cụ quyết định khai hoang lập trại, con cháu mỗi ngày thêm đông. Đời sống của họ cần cù chịu khó, chăm chỉ làm ăn, hết mực thương yêu nhau lá lành đùm lá rách, chính có sự ăn ở hiền lành đức độ, nên Thiên Chúa đã quan phòng thưởng công xứng đáng, xóm trại đã trở thành họ đạo có tên gọi là họ giáo Hậu Trang thuộc Giáo xứ Thạch Bi vào năm 1810 thời Đức Cha Inhaxio Delgado Y. Giáo họ được nhận tước hiệu quan thầy là Đức Mẹ hồn xác lên trời. Một hồng ân Chúa và Đức Mẹ ban cho Giáo họ vào năm 1878 có được một tân linh mục- Cha Gioan Vũ Hữu Duyệt.

    Năm 1902, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Thể về đốc công xây dựng ngôi nhà thờ gỗ của Giáo họ, có kích thước là: chiều dài 35 m, chiều rộng 12 m, chiều cao 13 m và tháp cao 25 m.
    Năm 1938, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn ra sắc phong nâng Giáo họ Hậu Trang lên thành Giáo xứ, lấy tên là Giáo xứ Trang Hậu và nhận Đức Mẹ Rosa làm quan thầy. Và từ đây các Cha được chuyển đổi về coi sóc Giáo xứ: Cha Đaminh Trần Hữu Hiếu, Cha Đaminh Trần Đình Cảnh....
    Từ năm 1953, Giáo xứ vắng bóng chủ chăm do biến cố lịch sử của đất nước. Vì thế, các Cha tọa lạc ở Giáo xứ Tương Nam và Trung Lao về quản nhiệm Giáo xứ từ năm 1958 đến 2005: Cha Gioakim Nguyễn Đức Hinh, Cha Vinhsơn Mai Ngọc Liễn, Cha Phêrô Phạm Văn Cử, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn.
    Năm 1999, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn đã thấu suốt mọi hoàn cảnh của Giáo xứ, nhất là ngôi thánh đường đã xuống cấp. Cha đã cầu nguyện, giúp đỡ và động viên bà con trong Giáo xứ làm lại ngôi thánh đường. Vì thế, Giáo xứ trăm người như một, quyết tâm dù có vất vả bao nhiêu cũng cố gắng hết sức mình kể cả công sức lẫn tiền của. Những gì có thể làm được là làm lấy hết như đốt gạch đốt vôi, đào móng đóng cọt, làm ráo nháo bê tông kể cả thợ xây. Công trình từ thấp đến cao toàn chị em phụ nữ lên ráo chuyển nguyên vật liệu, hết giờ hành chính còn nhận đánh vữa chuyển gạch vào giờ trưa, tối, hết thảy mọi người từ già đến trẻ ai cũng hăng say với công việc.
    Năm 2005, Giáo xứ rất vui mừng vì được đón Cha Phêrô Trịnh Đình Trang về coi sóc chính thức Giáo xứ, sau hơn 50 năm không có Cha xứ chính thức phục vụ tại Giáo xứ.
    Năm 2007, Cha Giuse Nguyễn Văn Đàm về nhận Giáo xứ. Giờ đây Giáo xứ có nhiều sự thay đổi, đời sống đạo của thành phần dân Chúa thăng tiến hơn. Đồng thời ngôi thánh đường của Giáo xứ được hoàn tất với kích thước: chiều dài 52 m, chiều rộng 16 m, chiều cao 19 m và tháp cao 36 m.
    Giáo xứ Trang Hậu có 8 Giáo họ và giáo dân là 1450 nhân danh:
    1. Họ Nhà Xứ: Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi. Giáo dân: 467 người.
    2. Họ Trang Tiền: Quan thầy: Thánh Gioan Tiền hô. Giáo dân: 128 người.
    3. Họ Đông Bình: Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê. Giáo dân: 157 người.
    4. Đồng Bản: Quan thầy: Giuse Thợ. Giáo dân: 365 người.
    5. Ngọc Tỉnh: Quan thầy: Thánh Augustinô. Giáo dân: 52 người.
    6. Cựu Phú: Quan thầy: Thánh Gioakim. Giáo dân: 120 người.
    7. Bằng Trang: Quan thầy: Thánh Antôn. Giáo dân: 106 người.
    8. Cảnh Tài: Quan thầy: Thánh Vinhsơn. Giáo dân: 55 người.

    úi,thông tin chính xác nhỉ. Rất chuẩn. Thanks

  28. Có 3 người cám ơn khuongcodoc vì bài này:


  29. #15
    anthony1608
    Khách viếng
    anthony1608's Avatar

    Default

    Trích Nguyên văn bởi yeuthuongvaphucvu_89 View Post
    giáo xứ Trang Hậu-Hạt Tưong Nam

    Tương truyền xưa có Cụ đã về nơi đồng đất hoang vu này đơm đó chắn lờ bắt cá nuôi thân, qua một thời gian thấy làm ăn được, Cụ quyết định khai hoang lập trại, con cháu mỗi ngày thêm đông. Đời sống của họ cần cù chịu khó, chăm chỉ làm ăn, hết mực thương yêu nhau lá lành đùm lá rách, chính có sự ăn ở hiền lành đức độ, nên Thiên Chúa đã quan phòng thưởng công xứng đáng, xóm trại đã trở thành họ đạo có tên gọi là họ giáo Hậu Trang thuộc Giáo xứ Thạch Bi vào năm 1810 thời Đức Cha Inhaxio Delgado Y. Giáo họ được nhận tước hiệu quan thầy là Đức Mẹ hồn xác lên trời. Một hồng ân Chúa và Đức Mẹ ban cho Giáo họ vào năm 1878 có được một tân linh mục- Cha Gioan Vũ Hữu Duyệt.

    Năm 1902, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Thể về đốc công xây dựng ngôi nhà thờ gỗ của Giáo họ, có kích thước là: chiều dài 35 m, chiều rộng 12 m, chiều cao 13 m và tháp cao 25 m.
    Năm 1938, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn ra sắc phong nâng Giáo họ Hậu Trang lên thành Giáo xứ, lấy tên là Giáo xứ Trang Hậu và nhận Đức Mẹ Rosa làm quan thầy. Và từ đây các Cha được chuyển đổi về coi sóc Giáo xứ: Cha Đaminh Trần Hữu Hiếu, Cha Đaminh Trần Đình Cảnh....
    Từ năm 1953, Giáo xứ vắng bóng chủ chăm do biến cố lịch sử của đất nước. Vì thế, các Cha tọa lạc ở Giáo xứ Tương Nam và Trung Lao về quản nhiệm Giáo xứ từ năm 1958 đến 2005: Cha Gioakim Nguyễn Đức Hinh, Cha Vinhsơn Mai Ngọc Liễn, Cha Phêrô Phạm Văn Cử, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn.
    Năm 1999, Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn đã thấu suốt mọi hoàn cảnh của Giáo xứ, nhất là ngôi thánh đường đã xuống cấp. Cha đã cầu nguyện, giúp đỡ và động viên bà con trong Giáo xứ làm lại ngôi thánh đường. Vì thế, Giáo xứ trăm người như một, quyết tâm dù có vất vả bao nhiêu cũng cố gắng hết sức mình kể cả công sức lẫn tiền của. Những gì có thể làm được là làm lấy hết như đốt gạch đốt vôi, đào móng đóng cọt, làm ráo nháo bê tông kể cả thợ xây. Công trình từ thấp đến cao toàn chị em phụ nữ lên ráo chuyển nguyên vật liệu, hết giờ hành chính còn nhận đánh vữa chuyển gạch vào giờ trưa, tối, hết thảy mọi người từ già đến trẻ ai cũng hăng say với công việc.
    Năm 2005, Giáo xứ rất vui mừng vì được đón Cha Phêrô Trịnh Đình Trang về coi sóc chính thức Giáo xứ, sau hơn 50 năm không có Cha xứ chính thức phục vụ tại Giáo xứ.
    Năm 2007, Cha Giuse Nguyễn Văn Đàm về nhận Giáo xứ. Giờ đây Giáo xứ có nhiều sự thay đổi, đời sống đạo của thành phần dân Chúa thăng tiến hơn. Đồng thời ngôi thánh đường của Giáo xứ được hoàn tất với kích thước: chiều dài 52 m, chiều rộng 16 m, chiều cao 19 m và tháp cao 36 m.
    Giáo xứ Trang Hậu có 8 Giáo họ và giáo dân là 1450 nhân danh:
    1. Họ Nhà Xứ: Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi. Giáo dân: 467 người.
    2. Họ Trang Tiền: Quan thầy: Thánh Gioan Tiền hô. Giáo dân: 128 người.
    3. Họ Đông Bình: Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê. Giáo dân: 157 người.
    4. Đồng Bản: Quan thầy: Giuse Thợ. Giáo dân: 365 người.
    5. Ngọc Tỉnh: Quan thầy: Thánh Augustinô. Giáo dân: 52 người.
    6. Cựu Phú: Quan thầy: Thánh Gioakim. Giáo dân: 120 người.
    7. Bằng Trang: Quan thầy: Thánh Antôn. Giáo dân: 106 người.
    8. Cảnh Tài: Quan thầy: Thánh Vinhsơn. Giáo dân: 55 người.
    Bà nội của mình là người con của xứ Trang Hậu! Bà mất rồi! Gia đình mình chưa một lần về quê!

    Mình rất mong về quê nhưng mà không biết về như thế nào?

    Thanks,

    BR/Thanh (0917 295 449)

  30. Được cám ơn bởi:


  31. #16
    KonChienLacDan's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2010
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Hà Lan
    Bài gởi: 54
    Cám ơn
    199
    Được cám ơn 96 lần trong 35 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi yeuthuongvaphucvu_89 View Post
    Sau đây Yêu Thương xin giới thiệu qua về một số Giáo họ, Giáo Xứ Thuộc Giáo Phận Bùi Chu
    cám ơn bạn đã có công sưu tầm viết lên chủ đề này, vi vậy tôi biết sơ về nguồn gốc của cha mẹ tôi nguời gốc Bùi Chu(di cư vào nam 1954), thuộc giáo xứ Quần Phương, và giáo xứ Ninh Cường, như thế nào

  32. #17
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default Lược Sử Giáo Xứ Bách Tính

    Mong rằng mọi người có thể biết rõ hơn về quê hương của YT. Và YT còn mong muốn tất cả những ai, quê ở Bách Tính mà vì điều kiện phải xa quê hương có thể biết đôi chút về quê hương mình hơn. Để rồi một ngày gần đây nhất được trở về với quê cha đất tổ. Cảm ơn mọi người rất nhiều
    thay đổi nội dung bởi: yeuthuongvaphucvu_89, 16-03-2010 lúc 10:33 PM
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  33. Được cám ơn bởi:


  34. #18
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default Lược Sử Giáo Xứ Bách Tính

    LƯỢC SỬ


    GIÁO XỨ BÁCH TÍNH


    GIÁO PHẬN BÙI CHU


    1635 - 2009

    LỜI MỞ ĐẦU
    Để mở đầu cho cuốn sách này, chúng tôi xin được mượn lời Bài hát "Quê Hương" nhạc Phan Đình Điểu, thơ Phan Thanh Nhàn:

    "Quê Hương là chùm khế ngọt …


    Quê Hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người."

    Thật thế, hai tiếng "Quê Hương" đã nói lên nguồn cội, mà đã là người thì đều phải có quê và có cội. Hướng về cội thì quả thật không chỉ có những người đi xa mà ngay cả những người còn ở nhà cũng cần phải biết cội nguồn ấy.
    Với thao thức làm sao để những người con Quê Hương Bách Tính, dù ở Hải Ngoại hay tại Ba Miền: Bắc- Trung- Nam của Tổ Quốc, nhất là những người trẻ được hiểu biết và tự hào về quê hương. Nhân dịp lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, chúng tôi xin giới thiệu quý độc giả cuốn: "Sơ Lược Lịch Sử Giáo Xứ Bách Tính".
    Đây chỉ là những "Sơ Lược", không phải là cuốn kỷ yếu cũng không phải là cuốn lịch sử thuần túy. Bởi nó còn rất nhiều thiếu sót vì khả năng hạn hẹp, hơn nữa nguồn tài liệu lại hết sức giới hạn.
    Chúng tôi hân hạnh giới thiệu cuốn sách này với lòng yêu mến "Quê hương Bách Tính’’. Xin quý vị hãy xem như đây là một bản sơ thảo và sẵn lòng chỉ giáo, nhất là gửi những tài liệu liên quan đến Giáo xứ Bách Tính để khi có dịp chúng tôi sẽ chỉnh sửa và bổ sung.
    Sau cùng, xin quý vị độc giả cùng chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã cho chúng ta được gặp gỡ nhau và gặp gỡ Ngài qua cuốn sách này.
    Kính chúc quý độc giả an mạnh và tràn đầy ơn Chúa để chúng ta cùng nhau xây dựng bảo tồn và phát triển Giáo xứ.

    Lễ Chúa Hiển Dung, ngày 6/8/2009
    J.b. Mai Quang Tuyến.

    NHÌN CHUNG VỀ GIÁO XỨ BÁCH TÍNH


    I – HIỆN TẠI:
    * Giáo xứ Bách Tính hiện nay gồm 5 giáo họ nằm trên địa bàn 2 xã Nam Hồng và Nam Hoa:
    1. Giáo Họ Nhà Xứ (xóm Hồng Thượng, xã Nam Hồng…)
    2. Giáo Họ Đại (xóm Hồng Đại, xã Nam Hồng…)
    3. Giáo Họ Cát (xóm Hồng Cát, xã Nam Hồng…)
    4. Giáo Họ Hưng Nghĩa (thôn Hưng Nghĩa, xã Nam Hoa…)
    5. Giáo Họ Trí An (đội 1, thôn Trí An, xã Nam Hoa…)
    * Địa bàn: Bách Tính nằm áp sát quốc lộ 21(Cách thành phố Nam Định 12 Km về phía Nam, phía Đông áp sát con sông Hồng )

    II- NGUỒN GỐC
    Khoảng thế kỷ 13, vùng đất Bách Tính đã có dân từ các làng lân cận đến khai khẩn lập ấp.
    Năm 1635, các tu sỹ dòng Tên đến giới thiệu Tin Mừng Đức Ky tô với người dân Bách Tính và nhiều người đón nhận cùng sống Tin Mừng.
    Do sức phát triển mạnh của vùng truyền giáo và do nhu cầu mục vụ cho giáo hữu, Đức Cha Gioan De San Ta Cruz Thập nâng Bách Tính lên hàng giáo xứ năm 1720.
    Nhân dịp đức cha Thánh Y Igna Tiô Delgado kinh lược các giáo xứ trong giáo phận và đã phê sổ công hàm nhà xứ năm 1806 (theo sách kỷ yếu giáo phận Bùi Chu 1533-1999 ).
    Từ khi hạt giống được gieo vào lòng đất quê hương yêu dấu này, người dân trăm họ đã biết ấp ủ hạt giống tin mừng đem ấp ủ vào lòng đất phù sa màu mỡ bên dòng Sông Hồng tươi mát. Hạt giống nảy mầm tươi tốt, cành lá sum suê, bóng cả bao trùm một vùng rộng lớn - đó là xứ mẹ Bách Tính đông vui sầm uất, là mẹ hiền hòa đã sinh ra những người con phương trưởng và đàn cháu đông vui, thế nên có câu:

    Tương Nam cao rộng vẻ vang,


    Nam Hưng ca hát vinh quang Chúa Trời.


    Hưng Nhượng phúc lộc hơn người


    Mười sáu xứ họ rạng ngời đức tin…


    III- CÁC GIÁO HỌ THỜI XƯA
    Năm 1916, xứ Bách Tính gồm 16 giáo họ với một địa bàn rộng lớn là 16 xã:
    1) Họ Nhà Xứ, 2) Họ Hưng Nghĩa, 3) Họ Cát, 4) Họ Đại,
    5) Họ Quy Phú, 6) Họ Tương Đông ( hay Họ Nhương Đông), 7) Họ Xối Thượng, 8) Họ Thượng Lao, 9) Họ Tráng Việt, 10) Họ Bình Yên, 11) Họ Liên Tỉnh, 12) Họ Nam Hưng, 13) Họ Duyên Hưng, 14) Họ Thượng Trang, 15) Họ Vĩnh Thượng, 16) Họ Vĩnh Hạ ( xưa các cụ gọi là vĩnh ba ngòi vì xưa chưa có cầu cống, muốn vào đó phải lội qua 3 cái ngòi).
    Thời kỳ đó rất đông giáo dân nên các cụ có làm một bộ kiệu Chúa có hai tầng, tầng trên có 8 người khiêng đứng nghiêm vào tầng kiệu dưới, tầng dưới là 24 người khiêng di chuyển đi. Bộ kiệu còn giữ đến sau Giáo xứ còn ít người nên đời Cha giáo Đaminh Thùy, Ngài và các cụ tháo bỏ, dùng thanh đòn cái của kiệu đó làm cột lớn của Tòa Chính hiện nay.
    Thời gian trước (được các cụ kể lại): Có những cuộc rước từ Tương Nam về rất hoành tráng, uy nghi và trọng thể nên phải chăng dựng những kiệu lớn như vậy. Hay có lần đón Đức Giám Mục đi kinh lược từ Nam Hưng về giáo xứ rất trọng thể.

    V- THỜI KỲ TÁCH XỨ
    Năm 1918 Đức Cha Muna Gorri Trung xét nhu cầu mục vụ vì số giáo hữu ngày trở nên đông, Ngài lấy họ Tương Đông, họ Xối Thượng, họ Thượng Lao, Họ Tráng Việt, họ Bình Yên, họ Liên Tỉnh lập nên thành Giáo xứ mới gọi là Giáo xứ Tương Nam.
    Năm 1920, Ngài tách 2 họ Vĩnh Thượng và họ Vĩnh Hạ lập nên Giáo xứ mới gọi là Giáo xứ Hưng Nhượng.
    Năm 1925, Ngài tách 3 họ: họ Nam Hưng, họ Duyên Hưng và họ Thượng Trang lập nên Giáo xứ mới gọi là Giáo xứ Nam Hưng ( theo sách kỷ yếu Giáo Phận Bùi Chu).

    VI- THỜI KỲ SAU TÁCH XỨ
    - Sau khi tách xứ (Tương Nam, Hưng Nhượng và Nam Hưng) xứ mẹ Bách Tính còn 5 họ, sau thêm 2 họ nữa là họ Trí An và họ Phố Bè.
    - Quan Thầy chung của Giáo xứ là Lễ Đức Mẹ Mân Côi (lễ kính vào 7/10 )
    1) Giáo họ Nhà Xứ: Quan thầy Thánh Phêrô (lễ kính vào 29/6)
    2) Giáo họ Cát: thành lập năm 1750, Quan thầy Thánh Đaminh (lễ kính vào 8/8). Sau được phép Giáo Phận năm 1983 cho nhận Mẹ Vô nhiễm (lễ kính vào 8/12)
    3) Giáo họ Hưng Nghĩa: thành lập năm 1782, Quan thầy Thánh Giuse kết bạn (lễ kính vào 19/3) và sinh nhật Đức Mẹ (lễ kính vào 8/9)
    4) Giáo họ Đại: thành lập năm 1749, Quan thầy Thánh Phanxicô Linh mục (lễ kính vào 3/12) và Đức Mẹ Hồn Xác lên trời (lễ kính vào 15/8)
    5) Giáo họ Quy Phú: thành lập năm 1798, Quan thầy Thánh Gioan Tông đồ (lễ kính vào 27/2)
    6) Giáo họ Trí An: thời kỳ Cha Phêrô Đoán về coi xứ, cha Liễn làm cha phó lập nên họ Trí An năm 1917, Quan thầy Thánh Phaolô trở lại (lễ kính 25/1)
    7) Giáo họ Phố Bè: được tách từ một xóm thuộc Giáo họ Nhà xứ, vì thấy xóm giáo dân đông sốt sắng (xóm này bên ngoài bãi Sông Hồng ). Cha già Trị về coi Giáo xứ, Ngài cho xây nhà thờ và lập Giáo họ Phố Bè năm 1935, Quan thầy Thánh Têrêsa Hài Đồng Giê su (lễ kính vào 1/10).

    VII- CÁC XÓM CỦA HỌ NHÀ XỨ
    Năm 1935: thời gian Giáo họ Nhà xứ rất đông giáo dân, các cụ chia làm 6 xóm:
    1) Xóm Phố Bè - Quan Thầy Thánh Têrêsa
    2) Xóm Đông nhất - Quan Thầy Thánh Vinhsơn
    3) Xóm Đông nhì - Quan Thầy Trái tim
    4) Xóm giữa - Quan Thầy Thánh Giuse
    5) Xóm sau - Quan Thầy Thánh Gioan và Thánh Giuse
    6) Xóm tây- Quan Thầy Thánh Phêrô
    Vì có các xóm nên trong xứ, họ có tổ chức công việc gì Ban hành giáo chỉ việc báo cho các ông đầu của các xóm, ông trưởng xóm đó có trách nhiệm loan báo và đôn đốc bà con xóm mình thi hành nhanh chóng và thuận tiện.

    VII. NHÂN DANH GIÁO XỨ
    Năm 1916 có 5524,
    Năm 1951 có 986, năm 1999 có 833 nhân danh trong đó có 397 nam và 436 nữ.
    Đến nay, năm 2009 có trên 1102 nhưng trên thực tế vì có nhiều thanh niên nam nữ đi làm ăn tản mát nhiều nơi ít khi về, nên con số không đủ 1102 nhân danh ở nhà. (theo sách kỷ yếu giáo phận ).

    VIII- CÁC ĐẤNG TỬ ĐẠO TRONG XỨ
    Ngày 2/7/1859 là năm Tự Đức thập tam (Có người gọi tên là ông Đội Cõn) dẫn một toán quân rất đông về làng Bách Tính truy lùng bắt các người đàn ông có đạo, phá phách cướp bóc tài sản các gia đình. Sau đó đốt cháy nhà thờ chính xứ đồng thời đốt luôn cả làng mạc, cũng may hôm đó gió đông thổi lớn và khi trời đã tối thì họ cũng thu quân bỏ về. Càng về tối, gió đông càng mạnh hơn nên sót được xóm đông không bị cháy, nên tổ tiên lúc đó mới còn được chỗ nương thân nhờ nhau. Cho đến ngày được thả tự do, các cụ mới dựng lại được nhà cửa.
    Sự kiện đau thương này các cụ có viết một cuốn sách thơ ca rất dài nhưng rất tiếc cuốn sách đó đã bị thất lạc.
    Trong toàn giáo xứ có 79 đấng tử đạo, sau đây xin chi tiết từng họ:
    1- Giáo Họ Nhà Xứ: có 11 đấng, nhưng thực sự hài cốt được tôn vinh cuối nhà thờ chỉ là 5 đấng:
    1) Cụ Phêrô Tốn
    2) Cụ Phêrô Tảo 36 tuổi
    3) Cụ Phêrô Siêu 31 tuổi
    4) Cụ Phêrô Tuấn 26 tuổi
    5) Cụ Phêrô Kiêm 32 tuổi, hiện đang suy tôn trên đài ở hàng thứ 10 và 11 có 3 đấng còn lại là cụ Đaminh Lĩnh, cụ Phêrô Thường 24 tuổi, cụ Phêrô Dị 26 tuổi. Ba đấng này được các cụ truyền lại: táng ở gian thứ 5 nhà thờ gỗ cũ (bán cho Xương Điền) và còn một cụ nữa là Phêrô Gia 35 tuổi cụ này bị đập chết buông sông.
    * Theo bản án các thánh tử đạo họ nhà xứ thì còn có hai đấng nữa bị mất xác là cụ Phê rô Bảo 34 tuổi và cụ Đaminh Ba 22 tuổi ( việc này không được các cụ lưu truyền lại).
    2- Giáo Họ Quy Phú: có 35 đấng nhưng chỉ có 34 đấng có hài cốt hiện đang tôn vinh ở cuối nhà thờ chính xứ, xếp trong 8 hàng mỗi hàng có 4 đấng, hàng thứ 9 xếp 2 đấng nữa. còn một đấng không được các cụ nói rõ tên bị đập chết buông sông. (Các cụ nói: Giáo dân tốn bao nhiêu công sức đi tìm hài cốt, sau cùng Ngài phải hiện về bảo đừng tìm kiếm nữa).
    * Lưu ý: Họ Nhà Xứ và họ Quy Phú, tại đây quy tụ hài cốt 39 đấng về đài các thánh tử đạo ở cuối nhà thờ chính xứ để tôn kính.
    Ngày13/11/1954 dưới sự chỉ đạo và giám sát của cha Gioakim Nguyễn Đức Hinh cha chính xứ Tương Nam là cha quản xứ Bách Tính lúc đó. Đài hồi đó còn làm sơ sài, sau 7 năm đến năm 1961 Ngài chỉ đạo cho 2 cụ trùm Phêrô Bính ( trùm chánh ) và cụ Phêrô Sắt ( trùm phó ) xây kiên cố như hiện nay, còn các họ Cát, Đại, Hưng Nghĩa hài cốt các đấng được tôn kính ở đài giáo họ đó.

    3- Giáo họ Cát: có 17 đấng nhưng hài cốt tôn kính trên đài cuối nhà thờ giáo họ có 6 đấng là: cụ Đaminh Hội, Cụ Đaminh Hoán, cụ Đaminh Gỗ, cụ Đaminh Phụng, cụ Đaminh Bài, cụ Đaminh Thừa. theo tờ bản án họ Cát còn lưu giữ, thì còn 11 đấng còn lại được táng tại nhà quán cũ ở gian chính giữa. trong đó có 2 thầy là thầy Sung và thầy Xuân (Vì 2 thầy ở nơi khác đến nên các cụ không rõ tên thánh, tên họ. còn lại 9 đấng là: 1) cụ Đaminh Trọng (Tạo), 2) cụ Đaminh Khánh, 3) cụ Đaminh Thư, 4) cụ Đaminh Tri, 5) cụ Đaminh Thim, 6) cụ Đaminh Xe, 7) cụ Đaminh Thùy, 8) cụ Đaminh Chưng (Chung), 9) cụ Gioan Cận.

    4- Giáo họ Đại: có 13 đấng diễm phúc tử đạo, hiện đang tôn kính trên đài cuối nhà thờ giáo họ là: 1) cụ Phêrô Cương, 2) cụ Phêrô Lương, 3) cụ Phêrô Bình, 4) cụ Phêrô Nhi, 5) cụ Phêrô Hồi, 6) cụ Phêrô Cử, 7) cụ Phêrô Mà, 8) cụ Phanxicô Hòa, 9) cụ Phêrô Báo, 10) cụ Đaminh Đức, 11) cụ Phêrô, 12) cụ Đaminh Bằng, 13) cụ Phanxicô Bảy.

    5- Giáo họ Hưng Nghĩa: có 3 đấng được tôn kính ở cuối nhà thờ giáo họ là: 1) cụ Thome Vòng, 2) Cia Cinti Hoan, 3) cụ này không tên thánh, tên gọi.
    thay đổi nội dung bởi: yeuthuongvaphucvu_89, 17-03-2010 lúc 03:40 PM
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  35. Được cám ơn bởi:


  36. #19
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    IX- CÁC THÁNH ĐƯỜNG TRONG GIÁO XỨ: ( hiện tại còn 5 nhà thờ )

    1- Nhà thờ Giáo họ Nhà xứ:

    Thật là ơn trời mưa xuống, đất tốt trổ hoa, một ngôi thánh đường chính xứ nguy nga, đồ sộ với hai ngọn tháp cao lồng lộng như hai cánh tay mẹ hiền vươn lên trời cao xin ơn mưa móc xuống cho đoàn con dương thế trong giáo xứ. Công trình này do cha già Trị, với bàn tay lao động có đức tin của các bậc tiền bối trong bao năm tháng và tồn tại đến ngày nay.
    Hoàn thành năm 1936, được các cụ kể lại rằng: "trước khi làm nhà thờ được cha và các bậc tiền bối có tổ chức làm trên dưới 10 lò gạch ở bãi sông Hồng. Các khuôn để đóng gạch mộc được làm sẵn theo các gờ chỉ lồi lõm theo mẫu thiết kế. Hồi đó, các cụ nung gạch bằng củi, cỏ,… khi xây cứ thế lắp ráp vào, không phải chặt đẽo gạch. Nhà thờ dài 60m, trên gian thánh 2 bên hông nhà thờ có xây đua ra 2 bên hình thánh giá. Hai bên đó rộng 22 m nội tâm, 25 m phủ bì. Theo lời các cụ kể: hồi đó giữa giáo xứ Tương Nam và Bách Tính đua nhau làm nhà thờ to. Xứ nhà hạ móng trước, xứ Tương Nam lên tham quan các cụ về thiết kế to hơn xứ nhà, các cụ xứ nhà biết được thế, các cụ liền mở thêm móng rộng ra hai cánh bên, nhà thờ thành hình thánh giá vừa đẹp vừa rộng.
    Hai cây tháp trước kia, các cụ làm trên đầu tháp còn có 4 gọng vó, 4 góc vuông vòng lên chụm đầu vào nhau, ở giữa là quả cầu tròn và trên cùng là thánh giá. Sau bị bão hất đổ gọng vó này xuống. hai đầu tháp chỉ còn trơ như hiện tại.
    Từ năm 1660, tổ tiên đã 4 lần làm nhà thờ. Nhà thờ thứ 4 đời Tự Đức thập tam (1859) đốt cháy. Cha già Giản về coi xứ, Ngài cho dựng nhà thờ thứ 5 làm bằng gỗ lợp bổi khá to lớn và hoành tráng. Cha già Trị về coi xứ lần thứ 6 làm nhà thờ xây, vẫn được tu dưỡng và sử dụng đến bây giờ. Còn nhà thờ gỗ được bán cho giáo xứ Xương Điền.

    2- Nhà Thờ Họ Cát:Từ khi đón nhận Tin Mừng đến 1915 không được các cụ kể lại. chỉ biết khi cha Đoán về coi xứ ngài cho làm nhà thờ họ Cát năm 1922, sau bị bão đổ. Cha già Trị về coi xứ ngài cho xây lại nhà thờ hiện nay. Chiều dài 30m, rộng 10m, cao 10m.
    3- Nhà Thờ Họ Đại:
    Nhà thờ cũ các cụ làm, sau bị bão đổ. Cha già Trị về coi xứ Ngài cho xây lại ngôi nhà thờ như hiện nay năm 1933. chiều dài 33m, rộng 10m, cao 12m.
    4- Nhà Thờ Họ Hưng Nghĩa:
    Nhà thờ trước được các cụ làm bằng gỗ năm 1920. Khi cha xứ Phê rô Nguyễn Đức Long xét thấy giáo dân ngày một đông vả lại nhà thờ gỗ lâu ngày nhiều chỗ hư hỏng. Ngài cho xây lại, hoành tráng, to đẹp hơn năm 2005. Chiều dài 29,5m, rộng 13m, cao 14m.
    5- Nhà Thờ Họ Trí An:
    Cha Đoán về coi giáo xứ. Ngài thành lập nên giáo họ Trí An năm 1917. Theo lời kể của ông cựu quản Phaolô Ri người giáo họ cho biết: từ khi thành lập giáo họ đến nay, giáo họ đã 5 lần di chuyển nơi ở và 8 lần làm nhà thờ. Nhà thờ thứ 8 hiện nay, cha xứ Phê rô Nguyễn Đức Long cho xây dựng năm 2004. Chiều dài 27m, rộng 10m, cao 7,5m.
    Hai họ trong giáo xứ không còn nhà thờ là họ Quy Phú và Phố Bè

    6- Giáo họ Quy Phú: Năm 1931, cha già Trị về coi xứ cũng được Ngài xây dựng nhà thờ. Sau vì cuộc sống giáo dân trong giáo họ tản mác đi làm ăn xa nhiều nơi. Nhà thờ gần như bị bỏ hoang, giặc giã đến chiếm đóng làm nơi đồn bốt. đến khoảng 1953, nhà thờ bị phá hủy toàn bộ. giáo dân chỉ còn một gia đình cụ Hợp và con cháu, sau cũng sát nhập vào giáo họ nhà xứ.

    7- Giáo họ Phố Bè: khoảng năm 1935, đây là nơi buôn bán các loại gỗ, luồng, tre, nứa,… Vì bên trong đê là sông con, bên ngoài đê là sông Hồng chưa bị lở, từ mặt đê ra sông còn rộng khoảng 1km nên bà con tụ tập buôn bán rất đông vui, sầm uất. cha già Trị về coi xứ, Ngài xây nhà thờ lấy tên là họ Phố Bè. Sau bãi sông ngày càng lở, nhà thờ cũng bị lở theo. Giáo dân vào sát nhập họ nhà xứ, họ Cát, họ Đại. Hằng năm đến 1/10 những người này thường vẫn xin lễ kính thánh Têrêsa. Để tưởng nhớ hai họ Phố Bè và Quy Phú không còn nhà thờ, đến năm 1996 cha cố Kim Long và quan bác Thuận đã sáng kiến ra bàn bạc với ông Phêrô Nguyễn Văn Viện- hội trưởng hội đồng hương Bách Tính ỏ Sài Gòn tổ chức khuyên cúng làm hai pho tượng và tòa Thánh Gioan quan thầy họ Quy Phú và thánh Têrêsa quan thầy họ Phố Bè đưa về nhà thờ chính xứ để tôn thờ thay cho hai họ không còn nhà thờ. Cũng thời gian đó các Ngài làm luôn cả 14 đàng thánh giá nổi bằng thạch cao đưa về đặt tại nhà thờ chính xứ thay thế cho bộ đàng thánh giá cũ.


    X- CÁC CHA COI SÓC

    Từ khi đón nhận tin mừng đến năm Tự Đức cấm đạo, không được nghe các cụ nói lại là những cha nào coi xứ, các cụ chỉ hướng dẫn cho từ năm cấm đạo trở lại đây. Nhưng theo sách kỷ yếu giáo phận 1553-1999, sách này có chép là:
    1) cha Dinh
    2) cha Nghiễm
    3) cha Du
    4) cha Hiển
    5) cha Văn
    6) cha Phiên
    7) cha Đaminh Tri
    8) cha Toản
    9) cha Đaminh Trứ
    10) cha Toàn
    11) cha Đaminh Lương
    12) cha Đaminh Quảng
    13) cha Đaminh Tuân
    14) cha Đaminh Thông
    15) cha Vinh sơn Quán.


    Thời gian sau cấm đạo trở lại đây được các cụ kể tỉ mỉ.
    1) Cha già
    Đaminh Nguyễn Văn Giản ( 1869-1900)
    Ngài về coi xứ, nhà thờ bị Đội Cõn dẫn quân về đốt rồi ngài đã huy động giáo dân họ xứ làm nhà thờ bằng gỗ lợp bổi đẹp đẽ, to lớn. nhà thờ chính xứ này, đến khi cha già Trị về coi xứ, Ngài làm nhà thờ xây hiện giờ, thì nhà thờ gỗ bán cho giáo xứ Xương Điền. Ngài tạ thế ngày 4/8/1900 tại giáo xứ. thi thể Ngài được giáo xứ an táng ở gian trên cùng áp gian thánh. Nhà thờ bằng gỗ cũ đã bán rồi, đến nay nhà thờ xây nên không rõ vị trí ngài nằm an nghỉ. Tháng 8/2005, cha xứ Phê rô Nguyễn Đức Long- Ngài đặt làm mộ đá đặt ở trong sân đài thánh tử đạo để giáo dân tưởng nhớ, tri ân Ngài.
    2) Cha Đaminh Vũ Văn Duệ ( 1872-1914).
    Ngài là nghĩa tử cha già Giản và là cha phó của ngài. Ngài tạ thế tại giáo xứ ngày 25/4/1914. Thi thể Ngài được an táng tại phía nam nhà thờ chính xứ ( thẳng gian thánh ra). Đến 8/2005, cha xứ Phê rô Nguyễn Đức Long tổ chức giáo xứ cải táng Ngài và được rước trọng thể đưa hài cốt ngài vào trong sân thánh tử đạo táng và làm mộ đá đặt lên để tri ân ngài.
    3) Cha Đaminh Phượng ( 1914-1916 ).
    Ngài cũng là nghĩa tử cha già Giản
    4) Cha Phê rô Đoán ( 1916-1929 ).
    Ngài về coi xứ xây nhà thờ họ Cát (1922 ). Lập nên giáo họ Trí An ( 1917 ) và ngài lập ban kèn đồng ( 1918 ). Như vậy ban kèn đồng đã có từ thời đó, được các cụ trong xứ duy trì, cho đến năm 1954, giáo dân di cư nên không còn người sử dụng. Toàn bộ kèn được bảo quản và cất trong tòa giải tội ( hòm ) ở cuối nhà thờ. Đến năm 1965, cụ trùm Phêrô Bính ( trùm chánh ), cụ Phêrô Sắt ( trùm phó ) xin phép cha quản xứ ( cha Gioakim Hinh ), các cụ bán cho xứ Phú An để lấy kinh phí xây lại nhà chính hiện nay vì nhà chính cha ở lúc đó bằng gỗ lợp bổi lâu năm hư hỏng nặng. Năm 1954, cha Đaminh Đinh Duy Khiêm- Ngài đã có dự tính làm lại nhưng rồi ngài di cư nên không kịp làm. Nhà chính xứ đó các cụ hoàn thành năm 1966.
    Đến năm 1998, quan bác Phêrô Nguyễn Đức Thuận ( anh Cha Kim Long ) Ngài ở Sài Gòn về thăm quê hương, ngài tham dự cuộc rước, Ngài thấy không được sôi động vì thiếu ban kèn đồng, nên nguyện vọng ngài muốn dựng lại ban kèn. Sau đó, Ngài bàn với cha xứ Phê rô Nguyễn Đức Long và cha Kim Long. Đồng thời ngài giao cho ông cựu trùm Phê rô Toan nên dự trù khoảng bao nhiêu loại kèn, mỗi loại kèn là bao nhiêu chiếc, ướm kinh phí toàn bộ khoảng bao nhiêu? Sau đó ngài yêu cầu cho anh em học nhạc. sau 3 tháng học nhạc ( 7/1998- 10/1998) trực tiếp cha Kim Long, Ngài cầm tài chính về và Ngài lên Hà Nội mua kèn về trao cho Cha xứ làm phép và để anh em lo tập. Anh em đã lo tập ngày 3 buổi sáng, trưa, tối. Đến 1/11/1998, đại lễ các Thánh, ban kèn được ra mắt, phục vụ lễ. Từ đó ban kèn được duy trì học thêm và phục vụ cho đến nay.

    5) Cha phó của cha Đoán là cha Liễn.
    6) Cha kế tiếp là Cha già Trị 1929-1936.
    Ngài là Trưởng Tử của cha giáo Thuật ( Cha bản hương ) về coi xứ Ngài xây nhà thờ chính xứ hiện nay, xây nhà thờ họ Quy Phú, xây nhà thờ Phố Bè, xây nhà thờ Họ Cát, Họ Đại ( nhà thờ họ Cát Cha Đoán mới làm bị bão đánh đổ ).
    7) Tiếp đến là PauLo Chúc ( không được các cụ kể gì về cha ).
    8) Cha Phaolô Khải ( 1937- 1939 ), Ngài lập hội cầu nguyện nghĩa binh thánh thể.
    9) Sau đó là cha giáo Đaminh Thùy ( Tháng 11/1939-1942 ), ( ngài cũng là nghĩa tử cha già Giản ).
    Ngài xây tiếp hai tháp chuông ( cha già Trị còn xây dở ) vào áo cuối nhà thờ, ngài làm ba bộ tòa nhà thờ chính xứ ( hiện nay ) và số tòa treo cột ( sơn son thiếp bạc phủ hoàng kim ). Ngài thay gỗ lim 3 gian cuối trên mái nhà thờ ( khi trước tạm bỏ bằng tre luồng ).
    10) Cha Đa Minh Nguyễn Thế Vị ( 1942-1945 ). Ngài vào áo tường hai hông nhà thờ phía ngoài, làm đường kiệu chung quanh nhà thờ. Ngài tạ thế tại giáo xứ 9/11/1945 thi thể Ngài giáo xứ an táng ở cuối nhà thờ chính xứ về phía bắc đến tháng 8/2005 cha xứ Phê rô Nguyễn Đức Long tổ chức giáo xứ cải táng và rước hài cốt Ngài trọng thể vòng quanh nhà thờ về an táng ngài trong sân Đài các thánh tử đạo và lập mộ đá để tri ân ngài.
    11) Cha Micae Trần Đức Huỳnh ( 1946-1952 )
    Thời kì này khó khăn không xây dựng kiến thiết được, nhưng ngài đã để lại cho giáo xứ Bách Tính một nghĩa tử vô cùng quý giá là: Cha cố nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Kim Long.
    12) Cha Đaminh Đinh Duy Khiêm ( tháng 2/1952-9/1954 ) Ngài dự định xây lại nhà phòng chính xứ để ở, nhưng chưa kịp làm thì đi di cư. Từ đó giáo xứ sống trong cảnh buồn tẻ, vì giáo dân di cư tản mác, người nam, kẻ bắc, giáo dân thưa thớt, lại không có cha coi sóc nữa. Đáng tiếc cho một xứ mẹ mà mồ côi cha.
    13) Cha xứ Tương Nam Gioakim Nguyễn Đức Hinh ( quản xứ Bách Tính 1954-7/1/1965 ).
    Ngài qua đời tại giáo xứ Tương Nam.
    14) Cha Phêrô Phạm Văn Cử ( Cha quản xứ 1966-1976 )
    15) Cha Giu Se Phạm Đình Chẩn cha quản xứ
    ( 1979-1994 )
    Ngài đã qua đời tại giáo xứ Tân-Bình an táng Ngài tại giáo xứ Tân-Bình nơi ngài coi sóc.
    16)Cha Phêrô Nguyễn Đức Long
    ( quản xứ 2/1994-10/2006)
    Ngài về quản xứ đến ngày 9/10/1994 Chúa Nhật 28 thường niên ( tức 5/9/âm lịch ) ngày chầu lượt của giáo xứ. Được Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất, ngài về ban thánh lễ, chính ngài đã cho công bố bài sai bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Đức Long cha xứ Bách Tính 9/10/1994-3/2006. Ôi! Thật là tạ ơn chúa, người dân trăm họ nay vui mừng kể sao cho xiết. Trải qua năm tháng buồn tẻ 1954-1994 tròn 40 năm xứ mẹ mồ côi nay đã bừng sáng trở lại.
    Cha Phêrô Nguyễn Đức Long ngài về xứ với ơn Thánh Linh, với sức trẻ hăng say, với tài ba của người thợ gặt nhà Chúa, trí lực gồm thâu
    Mặc dù với trách nhiệm Đức Cha giao là cha quản xứ của 6 xứ, một giáo miền rộng lớn nhưng ngài vẫn cho mua sỉ vôi huy động giáo xứ đóng gạch bi, cho phá các bờ bụi xây tường bao quanh nhà xứ, cho xây nhiều gian nhà phía đông nhà xứ, trong đó có để khoảng 20 gian làm nhà tình thương, giành cho những người kém may mắn, Ngài tung hoành nam bắc kêu gọi nhà hảo tâm giúp sức để sửa sang kiến thiết giáo đường chính xứ xây dựng lại thánh đường họ Trí An ( 2004 ), thánh đường họ Hưng Nghĩa (2005) và còn nhiều nhà thờ trong miền Ngài coi.
    Vì đã có Cha xứ là chỗ dựa đáng tin cậy, nên Cha bản hương: Phêrô Kim Long, Quan bác Phêrô Nguyễn Đức Thuận ( anh cha cố ) và hội đồng hương Bách Tính Sài Gòn, các Ngài kêu gọi thân ân nhân trong nước và hải ngoại rất nhiều lần rót kinh phí về cha xứ để sửa sang thánh đường được hoành tráng như ngày nay. Năm 1995 đổ bê tông trên mái ( đôm ở gian Thánh ) tháng 9/1996 tôn tạo gian thánh lát gạch men, lát gạch men nền nhà thờ thiếp lại 3 tòa chính, Tòa chầu và nhà chầu bằng vàng, đóng 73 ghế dài (1997, do đồng hương Hoa Kì tài trợ ), làm trần nhà thờ, làm mới 5 tòa cột, sửa lại đường kiệu. Tháng 2/1999 thiếp lại hai bộ kiệu, tháng 8/1999 đóng thay các cửa ngang và toàn bộ cửa sổ. Năm 2000 đóng cửa cuối giữa nhà thờ, trong nhà xứ ngài tổ chức giáo xứ đào mở rộng ao, xây bờ chung quanh. Xây dựng nhà giáo lí, trồng cây cảnh chung quanh nhà thờ và khắp vườn trong nhà xứ.
    Năm 1994 khi Ngài mới về xứ Ngài đã chỉ cho ông Phêrô Toan ( trùm chánh) và ông Phêrô Vần (trùm phó) làm đơn xin xã hội toàn bộ khu ruộng trũng trước làng về cho họ nhà xứ được hơn hai mẫu và ao cũ của họ được 7 sào ( mới xin lại được ). Vì trước năm 1954 nhà xứ có 3 mẫu tư điền, thời gian vào hợp tác đã hiến cho tập thể. Nhờ đó có lí do để xin ao trước làng. Sau đời ông Phêrô Khiêm làm trùm chuyển đổi làm ao thả cá hết.
    Chỉ kể ở đây sơ qua những nét chính, còn nhiều việc Ngài làm kể chẳng xiết.
    Ngài còn dự định cải tạo thánh địa cải táng các mộ vô thừa nhận lên quy vào hàng lối xây lập mộ đẹp đẽ cho họ làm Kỳ Đài giữa thánh địa để tiện việc dâng lễ và cầu nguyện tại thánh địa. Dự định mua mấy hộ sau đài các thánh tử đạo để mở nốt con đường thẳng cuối nhà thờ chạy tuột ra đường 21, ngài còn dự định trao đổi với mấy gia đình gần chung quanh Thánh Đường mua đất làm nhà cho họ để mở rộng khu Thánh Đường và còn nhiều dự định khác.
    Tháng 3/2006 vâng lời Đức Cha giáo phận Ngài chuyển đổi đi xứ, mọi tầng lớp giáo dân trong xứ vô cùng luyến tiếc ngài. Từ trong nhà xứ ra đến thánh đường hoành tráng như ngày nay là nhờ Cha Nguyễn Đức Long vô cùng to lớn, cũng như ơn cha Kim Long và Quan bác Thuận, hội đồng hương Bách Tính Sài Gòn, hội đồng hương hải ngoại Hoa Kì, thân ân nhân xa ngần, đã không tiếc công sức tiền của đổ vào nhà thờ chính xứ vô vàn. Người dân trăm họ nay không biết đền ơn các ngài sao cho xứng, chỉ biết ghi chép lại cho muôn đời thế hệ sau, để biết mà cảm tạ ngợi khen chúa và nhớ cầu nguyện nhiều cho các Ngài.

    17) Cha già Micae Trần Minh Tiến
    tháng ( 3/2006- 4/2008 ). Vì sức khỏe có hạn nên Ngài chủ yếu chăm lo về đức tin cho giáo xứ, chỉ giáo cho ông Phê rô Đam ( trùm chánh ) cùng cộng tác với ông Đaminh Đề (chánh xứ) khuyên tiến cúng về làm trần giữa gian thánh. Vì điều kiện bệnh tật, nên tháng 4/2008 được Đức Cha giáo phận cho ngài về hưu và chữa bệnh tại quê nhà .
    18) Cha Gioan.B Mai Quang Tuyến ( quản xứ 5/2008 ) Cha xứ Dương A.
    XI - CÁC CHA BẢN HƯƠNG TRONG XỨ(có 16 cha)

    * Giáo họ Nhà xứ: có 11 cha và cha Đỗ Minh Lý (12 cha)
    1- Cha Phêrô Nguyễn Văn Khâm Ngài an nghỉ tại giáo phận, 8/2005 cha xứ Phêrô Đức Long, tổ chức rước ngài về trong sân các thánh tử đạo cuối nhà thờ chính xứ, Lập mộ đá tri ân ngài.

    2- Cha Phêrô Nguyễn Văn Khoát: Lấy đức khó nghèo làm lí tưởng đời sống Linh mục.

    3- Cha Phanxicô Nguyễn Minh Đăng:
    4- Dòng Đồng Công cùng lí tưởng như cha Khoát
    4- Cha Phêrô Nguyễn Minh Châu: Cha xứ, xứ thánh Tâm- Bảo Lộc
    5) Cha nhạc sĩ
    Phêrô Nguyễn Kim Long
    Tổng thư ký Thánh nhạc Việt Nam, Phó Ủy ban Thánh nhạc, kiêm Giáo sư.
    6- Cha Phêrô Nguyễn Quốc Túy
    T.U. và phụ trách xứ đạo
    7- Cha Phê rô Dương Bá Hoạt. T.G.M.Đài Bắc.
    8 - Cha Phêrô Nguyễn Văn Trịnh
    9- Cha Phêrô Nguyễn Văn Truyền
    10 - Cha Giuse Bùi Quang Cường, hiện đang coi Giáo xứ Trà Cổ.
    11 -Cha Giuse Nguyễn Văn Ninh.
    * Giáo họ Quy Phú
    1- Cha giáo Gioan Lưu Thiện Thuật: Ngài có 8 con, cha già Trị là trưởng tử
    2- Cha Gioan Lưu Mai Khiên: Dòng ngôi lời Truyền Giáo ( Hồng Kông)
    * Giáo họ Đại
    1- Đức đan viện phụ Phanxicô Phạm Quang Điện.
    2- Cha Phanxicô Phạm Ngọc Châu (con cụ cố Chấn).
    * Giáo họ Hưng Nghĩa
    Cha Giuse Lê Ngọc Anh ( Hồng Kông ) con cố Diệm
    Ngoài ra còn một cha sinh ra và lớn lên tại xứ Bách Tính ( gốc ông bà cố ở họ Thượng Lao xứ Tương Nam ) là Cha Giacôbê Đỗ Minh Lý GĐ Hiệp hội Thánh mẫu Việt Nam.
    XII- Các hội đoàn trong giáo xứ
    1- Hội Gia trưởng:
    Khi trước vẫn có hội Gia trưởng nhưng chưa đi vào quy mô hoạt động sôi nổi, vẫn còn rời rạc.
    Đến năm 2003, được cha xứ Phêrô Nguyễn Đức Long tổ chức cho củng cố lại, cho lập danh sách từng họ và bầu ông Trưởng hội ( mỗi họ một ông Trưởng hội ). Toàn giáo xứ có tất cả 209 hội viên. Toàn giáo xứ nhận thánh Giuse thợ làm quan thầy. Hằng năm, cả giáo xứ xin tổ chức lễ kính Thánh quan thầy vào 1/5 rất long trọng và sốt sắng.
    2- Hội hiền mẫu:
    Năm 2003, cũng được Cha xứ Phêrô Nguyễn Đức Long cho củng cố lại để đi vào hoạt động sốt sắng hơn. Mỗi họ cũng bầu một hội trưởng của họ đó để tiện việc tổ chức.
    Các họ tổ chức may y phục đồng màu theo họ mình, nên trong Giáo xứ, họ tổ chức cuộc rước màu y phục của họ nào đi vào hàng của họ đấy nhìn rất đẹp mắt.
    Tổng số hội viên trong toàn giáo xứ là 234. Hội viên nhận lễ Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh ( lễ nến ) làm quan thầy. hằng năm được tổ chức lễ quan thầy rất quan trọng vào ngày 2/2.
    3- Hội thiếu nhi Thánh thể: Hội này đời cha Phaolô Khải về coi xứ, Ngài đã lập nên vào năm 1938. Trải qua các thời đại với rất nhiều hàng quản đã mãn khóa, lại được bầu khóa khác lên duy trì.
    Sôi động nhất là vào thời điểm năm 1952 ( thời kỳ chưa di cư ) được chia làm nhiều đội ( mỗi đội có tên là Phêrô, Têrêsa, …) và được bầu tông đồ đội đó. Chung quanh sân nhà thờ chính xứ được phân bổ mỗi đội một khoảng đất để trồng hoa các loại. chiều đến, đội nào cũng đua nhau vun tưới rất vui.
    Các thiếu nhi đi lễ, đi nhà thờ được phát vé, ai chăm đi nhiều thì được nhiều vé. Vé đó cuối năm được tổ chức mở hội chợ, thiếu nhi lấy vé đó mà mua ảnh tượng, tràng hạt, kinh thánh …
    Thời gian sau di cư năm 1954 vì còn ít người nên có buồn tẻ hơn. Đến năm 1994, cha Phêrô Nguyễn Đức Long về nhận xứ, từ đó lại hoạt động sôi nổi. Cha cho mở rất nhiều lớp giáo lý từ cấp I đến cấp III. Tổ chức cho thiếu nhi 12 giờ trưa đến viếng Chúa Giêsu Thánh Thể rất sốt sắng và hội vẫn duy trì đều đặn.
    Quân số hiện nay có 110 cháu. Hằng năm được tổ chức lễ quan thầy kính Mình Máu Chúa được GLV, ông bà quản và phụ huynh lo tổ chức lễ cho các cháu rất sốt sắng.
    4- Huynh đoàn giáo dân Đaminh:
    Huynh đoàn được củng cố và phát triển trên cơ sở Hội dòng Ba Đaminh mà các cụ trong giáo xứ đã duy trì từ trước và vẫn tiếp tục duy trì cho đến khi củng cố lại.
    Năm 2003, được phép của cha xứ Phêrô Nguyễn Đức Long, cùng với sự giúp đỡ của ban thường vụ liên huynh giáo phận và ban phụng vụ liên huynh giáo hạt Báo Đáp chỉ đạo khôi phục và chuyển đổi thành huynh đoàn giáo dân Đaminh. Trong thời gian củng cố và chuyển đổi này, được sự chỉ bảo trực tiếp của cha xứ Phêrô Nguyễn Đức Long và cha Gioan Vũ Đức Đạt. Từ đó được nhanh chóng kiện toàn là 80 đoàn viên và đã bầu ra 7 vị trong ban phụng vụ do ông Gioan Bùi Quang Tản đoàn trưởng.
    Về tổ chức được chia làm 4 chi huynh của 4 giáo họ: họ Nhà xứ, họ Cát, họ Đại, họ Hưng Nghĩa và đã thực hiện giờ kinh ban chiều ở 4 chi huynh các ngày trong tháng. Riêng ngày Chúa nhật đầu tháng và các lễ trọng thì thực hiện giờ kinh chung toàn huynh đoàn giáo xứ tại nhà thờ chính xứ. Sau đó sinh hoạt và học tập chung toàn giáo xứ.
    Vào ngày lễ kính Thánh Đaminh năm 2008. Cha đặc trách giáo phận Giuse Đinh Khắc Vịnh đã tổ chức thâu nhận chính thức 62 anh chị em- nhận thánh Catarina Sehina làm bổn mạng. Hằng năm mừng lễ kính vào ngày 29/4.
    Số thành viên của huynh đoàn thêm được 12 thỉnh sinh nữa là 74 thành viên. Hiện nay cầu nguyện 2 lần kinh phụng vụ là sáng, chiều tại 4 chi huynh.
    5- Ca đoàn
    Từ xa xưa đã có ca đoàn để phục vụ thánh lễ và các nghi thức …Thường có một ca đoàn ở họ nhà xứ. Hồi đó, chủ yếu phụng vụ bằng tiếng Latinh, sau chuyển đổi sang tiếng Việt. Đến đời Cha Giuse Phạm Đình Chẩn thì có các họ như: họ Cát, họ Đại cũng thành lập ca đoàn của họ mình để phục vụ lễ quan thầy giáo họ. Khi Cha Phêrô Nguyễn Đức Long về coi xứ, một thời gian sau Ngài cho mỗi ca đoàn của giáo họ được trực 1 tuần thay đổi. Đến sau, Cha lại cho các ca đoàn của các họ sát nhập chung vào một ca đoàn chung cho giáo xứ. Thời gian đầu do ông Phêrô Toan làm trưởng đến sau chuyển làm trưởng hội kèn đồng. hiện nay, do cô Maria Phạm Thị Đài làm trưởng và duy trì cho đến nay. Số thành viên thường duy trì được 30 thành viên. Quan thầy được nhận đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.

    6- Ban kèn đồng
    Đã có từ lâu khi cha Phêrô Đoán về coi xứ, Ngài đã thành lập ban kèn đồng năm 1918 và được các vị trong họ nhà xứ duy trì rất sốt sắng. Hồi đó, tỉnh Nam Định mở hội thi kèn, ban kèn Bách Tính đi thi đạt giải nhất tỉnh. Sau năm 1954, giáo dân di cư không còn người sử dụng. Đến năm 1965, cụ Phê rô Bính ( trùm chánh ) và cụ Phê rô Sắt ( trùm phó ) được phép của cha quản xứ Gioakim Nguyễn Đức Hinh, hai cụ đã bán kèn đi cho xứ Phú An, lấy tiền làm nhà chính hiện nay.
    Đến năm 1996, Quan bác Phêrô Nguyễn Đức Thuận ( anh cha cố Kim Long ), Ngài ở Sài Gòn về thăm quê hương, Ngài tham dự cuộc rước, Ngài thấy không được sôi nổi vì không có hội kèn đồng, nên nguyện vọng Ngài muốn dựng lại ban kèn. Sau đó, Ngài bàn với cha Kim Long và Cha xứ Phêrô Nguyễn Đức Long, rồi Ngài bàn với ông cựu trùm Phêrô Toan nên dự trù. Khi đã quyên góp được đủ kinh phí, Ngài điện về cho thu thập anh em tổ chức học nhạc. Đến 10/1998, Cha Kim Long đưa kinh phí về, Ngài trực tiếp đi Hà Nội mua kèn về cho anh em tập. Đến 1/11/1998, đại lễ kính các thánh ban kèn được ra mắt phục vụ lễ. Quân số thời gian đó có 27 thành viên. Từ đó ban kèn luôn được duy trì và lấy thêm người vào học để thay thế người đi vắng để tiện phục vụ. quan thầy đại lễ trái tim Chúa Giê su.
    7- Hội trống:
    Trước kia ở họ Nhà xứ cũng đã có một hội trống nhưng chỉ có số ít những quả trống nhỏ do cụ Dũng làm trưởng hội, để phục vụ các cuộc rước hay lễ tang. Nhưng sau vì lâu đời, mặt trống bị bục rách không sử dụng được nữa.
    Thời gian sau, ở giáo họ Đại, ông Phanxicô Cầu lên làm trùm chánh thấy các cuộc rước không có tiếng trống kém phần sôi nổi, nên ông đã mạnh dạn dựng nên hội trống này năm 1994 và nhờ ông Đấu ở xứ Báo Đáp xuống hướng dẫn cho hội. quân số trong hội là 25 thành viên, trang phục được may rất sặc sỡ, đẹp đẽ.
    Từ đó đến nay, trải qua 5 đời ông hội trưởng, đầu tiên là ông Phanxicô Thịnh, sau đó đến ông Phanxicô Tiến, ông Phanxicô Kim, ông Phanxicô Chiên và bây giờ là ông Phanxicô Hiển đương nhiệm. Từ khi hội trống được thành lập đến nay, các hội viên rât nhiệt tình phục vụ. Khi trong giáo xứ hay giáo họ tổ chức các cuộc rước hay đám tang sôi động hẳn lên. Nhưng cho đến nay, bộ trang phục bị hư đã nhiều. Thật đúng câu các cụ thường nói: “ sống dầu đèn chết kèn đồng’’.

    Lời tri ơn của tác giả

    T.b. Vì lòng mộ mến quê hương, thời xưa con chỉ được nghe các cụ nói: ‘’ xứ Bách Tính là xứ mẹ ‘’ cứ luôn thắc mắc trong thâm tâm.mẹ là mẹ như thế nào?
    Thời gian con đang giúp cha già Hinh tại giáo xứ Tương Nam nhất là vào dịp năm 1958 kỉ niệm 100 năm dâng hiến giáo phận cho Đức Maria vô nhiễm ( Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh ) con đã tìm hiểu một số cụ già trong giáo xứ như: cụ trùm Bính, cụ trùm Sắt, cụ Điều ,
    Bà cụ Hiến ( Hồi đó cụ đang trông coi nhà xứ, cụ hơn 80 tuổi, nhưng cụ rất minh mẫn rất nhớ truyện xa xưa). Thời gian đang trong quân ngũ (sau khi đã giải phóng Miền-Nam ), có về Sài-Gòn. Hỏi các cụ già cả trong đó. Sau đó lại còn vào Sài Gòn mấy lần nữa hỏi cố Tải ( cố cha Túy ), ông Viện ( hội trưởng hội đồng hương Bách Tính ở Sài Gòn ) vv và được nghe chỉ giáo nhiều, nhất là quan bác Thuận ( anh cha Kim Long ) gần đây nhất bác có gửi cho bức thư, Ngài viết: Sài Gòn ngày 5/10/1999…chú Toan…như tôi đã hằng nói với chú, vừa qua tôi đọc trong cuốn kỷ yếu địa phận về xứ nhà, tôi thấy còn ít nhiều thiếu sót, nên ghi lại để sau này con cháu mình rõ hơn phần lịch sử…vv
    Tất cả được nghe các cụ kể thường được ghi vào sổ tay hoặc ghi vào thâm tâm. Con vô cùng biết ơn các bậc tiền bối đã chỉ bảo.
    * Về sách được xem cuốn hiện tình giáo phận (1951) gần đây là cuốn kỷ yếu giáo phận Bùi Chu 1533-1999, nhờ đó mà con mạo muội viết lại cuốn lược sử này.
    Con xin thành kính xin các quý cha cũng như các quý vị có biết gì về lịch sử giáo xứ Bách Tính cũng như phần nào ghi chép chưa đúng, xin làm ơn bổ sung, góp ý cho con để cuốn lược sử này được hoàn chỉnh hơn để lưu lại và truyền cho con cháu hậu thế mai sau. Con xin chân thành cảm tạ.

    Thay lời kết:
    Để ghi lại được cuốn sách nhỏ này, trước tiên con xin hết lòng cảm tạ đội ơn Chúa đã soi sáng cho tâm trí con. Con xin thành kính tạ ơn cha Gioan.B Mai Quang Tuyến quản xứ. Mặc dù Ngài bận trong công việc chung của hai giáo xứ, song Ngài vẫn dành thời gian để chỉ bảo tận tình và cộng tác giúp đỡ con rất nhiều.
    Tiếp đến là sự nhiệt tình giúp đỡ của ông Đaminh Phạm Văn Đề chánh xứ ) và một số vị chức sắc và cộng đoàntrong giáo xứ đã tạo điều kiện giúp đỡ.
    Nguyện xin Chúa trả công bội hậu cho cha Gioan.B quản xứ, các bậc tiền bối đã hướng dẫn và kể tỉ mỉ cho biết về giáo xứ, ông chánh xứ và toàn thể cộng đoàn giáo xứ đã nhiệt tình giúp đỡ để con hoàn thành được cuốn sách này.
    Con xin chân thành cảm tạ.

    Lễ Thánh MATTHIA Tông đồ
    Bách Tính, ngày14/05/2009
    thay đổi nội dung bởi: yeuthuongvaphucvu_89, 17-03-2010 lúc 03:38 PM
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  37. Được cám ơn bởi:


  38. #20
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default

    Trên đây là lược sử giáo xứ Bách Tính. Đó là quê hương của YT. Mọi người hãy đọc rồi cho YT cảm nhận nha
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  39. Có 2 người cám ơn yeuthuongvaphucvu_89 vì bài này:


  40. #21
    giaoxulienthuy's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2010
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 12
    Cám ơn
    40
    Được cám ơn 22 lần trong 11 bài viết

    Default

    GIÁO XỨ LIÊN THỦY - GIÁO PHẬN BÙI CHU - VIỆT NAM
    Địa chỉ: Thôn Liên Thủy, Xã Xuân Ngọc, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định, Việt Nam
    Cha Chính Xứ: LM. Vinh sơn Đinh Minh Thỏa
    Lịch Sử:
    Đang update
    Hiện Tại:
    Đang update
    Hình ảnh Nhà Thờ Giáo Xứ Liên Thủy:
    Hình ảnh Nhà Thờ:






    Hình ảnh đài Đức Mẹ cuối nhà thờ:

    Hình ảnh đài Thánh Giuse cuối nhà thờ:

    Hình ảnh lăng các Thánh Tử Đạo:

    Hình ảnh lăng mộ các Cha đã phục vụ và đã mất tại Liên Thủy:
    Hình ảnh Nhà Xứ:


    Hình ảnh Tháp Chuông:



    Hình ảnh Hội Quán:

    Hình ảnh Nhà Giáo Lý:
    Hình ảnh cầu tháp đá:




    Hình ảnh bên trong nhà thờ: (Hẹn quí vị một dịp gần nhất, vì điều kiện ánh sáng kém, máy ảnh kém không thể lột tả được các nét tinh tế trong nhà thờ, thật thất lễ!)

    Nguồn: vn.360plus.yahoo.com/giaoxulienthuy

  41. Được cám ơn bởi:


  42. #22
    thaibao430's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: tân bình hồ chí minh
    Bài gởi: 16
    Cám ơn
    6
    Được cám ơn 20 lần trong 11 bài viết

    Default

    Tất cả các nhà thờ hoặc nhà nguyện..nếu có hình ảnh thì được chiêm ngưỡng tốt hơn...thanks nhiều và cố gắng cho hình ảnh nghe.

  43. #23
    Peter Lý's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Phê Rô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Việt Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 6
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 24 lần trong 6 bài viết

    Default

    Kính bác YeuthuongvaPhucvu_89 cùng tất cả các bạn thuộc GP Bùi Chu

    Hôm nay nhờ bạn QuangVu chuyển cho những bài nói về các Nhà Thờ thuộc GP Bùi Chu , tôi mừng quá cố đi tìm một vài dấu vết của Quê Cha Đất Mẹ nhưng , hầu như vẫn mất dấu ....Qua bao năm tháng tất cả đã đổi thay (?) hay là vì trí nhớ non dại không còn ghi lại nên khó lòng tìm kiếm .....Tôi chỉ nhớ trong giấy khai sinh của bố tôi ghi là ...
    Tên ....Con Giai , sinh ngày ........tại Làng Hà Dương Đông , huyện Đại An Tỉnh Bùi Chu
    Và qua những câu chuyện mà Mẹ tôi hay kể thì hình như các mùa Lễ như Lễ Giáng Sinh hay Lễ Phục Sinh thì gia đình hay tham dự ở nhà thờ họ đạo Lý Nghĩa.....Chỉ có bao nhiêu dữ kiện về quê cha , không biết trong này quí bạn có ai thấy quen quen qua các địa danh đó chăng (?) , nếu có xin mách dùm
    Hôm qua bạn Quangvu hỏi thăm nên tôi đã làm bài thơ dưới kể rõ về mình , xin gởi lại đây
    Xin chân thành cảm tạ trước , và kính chúc tất cả mọi người trong Tuần Thánh hưởng tràn đầy hồng ân Phục Sinh

    Chúa nhật ngồi viết giòng tiểu sử
    Bởi vì anh Quang Vũ hỏi thăm
    Lý tôi xin vội thưa rằng
    Quê Cha Đất Mẹ dấu tăm mất rồi
    Vì cuộc đời nổi trôi chinh chiến
    Đất nược mình binh biến năm tư (1954 )
    Mẹ Cha ngày đó di cư
    Vào Nam lánh nạn đời dư bồng bềnh
    Mấy năm sau về kênh cái Săn
    Lý sinh ra trong nắng miền Nam
    Hiền như sông nước hậu Giang
    Tâm hồn chất phát rừng tràm Cà Mau
    Vừa tời tuổi biết đau biết nhớ
    Biết mộng mơ em nhỏ lầu chuông
    Than ôi ! khói lửa chiến trường
    Rách vai áo trận quê hương tơi bời
    Rồi bảy lăm (1975 ) đổi đời tan tác
    Phải lên rừng học tập " qua sông "
    Ngày ra chán ngọn cờ hồng
    Bạn bè đứa chết đứa trong ngục tù
    Mới làm cuộc viễn du qua Mỹ
    Tuổi bây giờ xấp sỉ sáu mươi
    Quê Cha Đất Mẹ xa rồi
    Thuở xưa các cụ vốn người Bùi Chu
    Họ đạo lẻ hình như Lý Nghĩa
    Tìm bản đồ nét chữ mờ phai
    Tới nay chưa biết hỏi ai
    Xóm làng ngày ấy bên đoài hay đông
    Thôi viết vội vài dòng phúc đáp
    Cám ơn lời ấm áp hỏi thăm
    Hôm nay Lễ Lá vui chăng
    Chúa được đón tiếp vào lòng an vui

    Peter Lý

  44. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com