PDA

View Full Version : Các bí tích và đời sống luân lý



Dauan_tinhyeu
19-07-2009, 01:12 PM
CÁC BÍ TÍCH VÀ ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ

Đọc hay nghe Lời Chúa, tham dự các bí tích (nhất là bí tích Thánh Thể và Hòa Giải, cầu nguyện, tham dự các nhóm chia sẻ đức tin ….) đều giúp người tín hữu tiến bộ và làm theo lời Chúa Giêsu dạy. Không phải chỉ trung thành giữ các qui tắc đạo đức là đủ để giáo dục lương tâm mà còn phải có kinh nghiệm đời sống cộng đoàn Kitô giáo với những hồng ân kèm theo làm chứng tá như : giúp đỡ lẫn nhau, tha thứ lẫn nhau…. Lời Thiên Chúa và đời sống bí tích làm cho người Kitô hữu nhạy cảm với một ơn gọi cao cả hơn, làm cho họ ý thức họ là con trai hay con gái của Thiên Chúa, làm tăng thêm sức mạnh nơi họ hơn họ tưởng.
Ta hãy ghi nhận những bí tích của Giáo hội liên quan đến các giai đoạn quan trọng của đời người : sinh nở, lập gia đình, chịu chức linh mục, lỗi lầm, lìa đời …. Những bí tích này không phải chỉ là những hình thức bên ngoài. Nó thể hiện và truyền đến cho chúng ta ơn cứu rỗi của Chúa Kitô, cùng với hành vi, lời nói của Người như nguồn mạch của sự sống mới và ân sủng của Người. Qua những dấu hiệu thường ngày (nước, bánh và rượu, lời thú tội, tiếng đáp vâng và sự dấn thân …. ) người Kitô hữu nắm bắt được sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong thời hiện tại .
Nhờ đời sống chung, tham dự Lời Chúa và các bí tích, giáo hữu thấy rõ hơn ơn cứu độ Chúa Kitô đã ghép vào đời sống thường nhật và thân xác của chúng ta. Qua các khía cạnh tiêu biểu của thân phận con người như cách dùng các vật dụng hay các cử chỉ, các bí tích cho thấy rõ hơn ơn cứu độ bắt đầu nơi trần gian này và đã biến đổi đời sống chúng ta, những nhu cầu chủ yếu của chúng ta. Các bí tích tiếp nối và áp dụng vào thực tại công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô. Như thế, mỗi lần ta nhận lãnh một bí tích là mỗi lần ta tiếp rước Chúa Kitô. Mỗi lần mà người Kitô hữu sống đời sống bí tích, thì họ đón nhận Chúa Kitô đến với họ.
Trong 7 bí tích liên quan đời sống đạo đức của người Công giáo và cách họ tham dự vào đời sống Chúa Kitô, thì bí tích Thánh Thể và Hoà giải ảnh hưởng đặc biệt hơn hết thái độ ứng xử hàng ngày của họ.

Bí tích Thánh Thể :
Trong bí tích Thánh Thể, tất cả mầu nhiệm tình yêu Chúa Kitô đã trở nên hiện diện trong đời sống hiện tại. Tình yêu này được phô bày trong đời sống cho mọi người nhất là lúc rước lễ vì tất cả mọi người đều được mời đến dự tiệc. Sự cử hành nghi thức này sẽ còn chưa đầy đủ cho đến khi Nước Trời đến lần sau cùng.
http://maxreading.com/data/books_images/ad184ef486b26f2c1d553cda6d1fff1c.jpg Bí tích Thánh Thể, một tập hợp và một hành động chung : Thánh Thể là lời mời gọi chúng ta tập hợp lại nhân danh Chúa Kitô. Đó là lời mời gọi bước vào thế giới mới mà sự sống lại của Chúa Giêsu đã khai mào – Chính vì thế, đó là một lễ hội, một sự tập hợp trong niềm vui. Chúng ta tham dự sống động vào lễ hội này. Đó là một kinh nghiệm cầu nguyện bổ ích.
http://maxreading.com/data/books_images/ad184ef486b26f2c1d553cda6d1fff1c.jpg Thánh Thể … một tha thứ : Để bước vào thế giới mới được sự sống lại của Chúa Kitô mở màn hay khai mào, chúng ta cần nhận được sự tha thứ của Chúa. Chính vì vậy mà mỗi nghi thức Thánh Thể đều bắt đầu từ lời kêu gọi trở lại với ân sủng. Để bước vào thế giới mới, đi lễ, cầu nguyện, và hát lễ chưa đủ mà phải sống như Chúa Giêsu đã sống và thực thi lời Ngài.
http://maxreading.com/data/books_images/ad184ef486b26f2c1d553cda6d1fff1c.jpg Thánh Thể … một lời : Trước khi chia Bánh của sự sống, cộng đoàn lắng nghe lời Chúa cho biết ý định của Ngài trên thế gian và trên chúng ta. Vượt lên trên một sự chuẩn bị để đi vào phép Thánh Thể, nghi thức Phụng vụ Lời Chúa là sản phẩm và hành động của Thiên Chúa yêu thương đến cứu chuộc chúng ta. Nhờ lời rao giảng, ta có thể nghe rõ Thiên Chúa ngày nay mời gọi ta tham dự vào ơn cứu độ.
http://maxreading.com/data/books_images/ad184ef486b26f2c1d553cda6d1fff1c.jpg Thánh Thể … nghi lễ tạ ơn : Tạ ơn Chúa đã ban tràn đầy hồng ân của Ngài cho con người. Hồng ân lớn nhất là Chúa Giêsu đã tự do hiến mạng sống mình cho chúng ta. Người đã hiến mình cho Cha Người và cho chúng ta – và Người kêu gọi chúng ta cùng liên kết với Người mà làm việc này. Thánh Thể kêu gọi chúng ta đặt trọng tâm vào việc tạ ơn trong cuộc đời chúng ta.
http://maxreading.com/data/books_images/ad184ef486b26f2c1d553cda6d1fff1c.jpg Thánh Thể … tưởng nhớ Chúa Kitô : Cử hành bí tích Phục sinh để tưởng nhớ Chúa Kitô đã sống lại, nhờ ơn Thánh Thần và đức tin, cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Ngài trong niềm vui mong đợi ngày trở lại vĩnh viễn của Ngài. Đó là dự vào ngày sống lại một cách năng động nhờ đức tin và các dấu chỉ.
Thánh Thể – một sự hiện diện : “Này là mình Ta” , Bánh và rượu là những dấu chỉ và sự cam kết có một Đấng Kitô trong Giáo hội của Người và trong thế gian, trong Mình và Máu vinh quang của Người. Bản chất loài người của Chúa Kitô được vinh hiển hiện diện trong Thánh Thể là nguồn hy vọng loan báo Nước Trời sắp đến và là men của sự biến đổi của nhân loại, của thế giới chúng ta và lịch sử của chúng ta.
http://maxreading.com/data/books_images/ad184ef486b26f2c1d553cda6d1fff1c.jpg Thánh Thể – một sự hiệp thông : Thánh Thể liên kết chúng ta với Đấng Kitô, dẫn đưa chúng ta đến tình yêu Chúa Cha và anh em đồng loại. Rước Minh Thánh Chúa đi đôi với thực hành một số đòi hỏi : sống tình huynh đệ, sống cộng đoàn và chia sẻ của cải cho nhau, lo lắng cho người nghèo, dấn thân cho công lý … Thánh Thể ban sức mạnh để chia sẻ, làm cho ta phấn chấn và động viên ta.
http://maxreading.com/data/books_images/ad184ef486b26f2c1d553cda6d1fff1c.jpg Thánh Thể … một sứ mạng : Thánh Thể làm chúng ta trở nên nhân chứng. Đó là một lời chúc lành cho chúng ta, cho Giáo hội và cho thế giới. Sống và loan báo sự tha thứ và bình an nhận lãnh từ Chúa Kitô là nhiệm vụ của Kitô hữu. Đó là lời kêu gọi tất cả những ai có thiện ý. Cử hành nghi thức Thánh Thể là truyền giáo, là một chứng tá có giá trị. Chất lượng của nghi thức cũng không kém phần quan trọng.
Tóm lại, phép Thánh Thể là chóp đỉnh và nguồn mạch của mọi hành động của chúng ta, là “đỉnh và nguồn” của đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Hành động của người Kitô hữu có thể hiểu như một hành động Thánh thể, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, làm thay đổi thế gian, để cho quyền lực của Chúa sống lại giải phóng thế gian và dâng thế gian về cho Chúa Cha.

Bí tích Hoà Giải:
“Tội lỗi của con đã được tha” (Mc 2, 5). Lời nói này của Thiên Chúa là một khẳng định lạ kỳ – sự tha tội mà Chúa Giêsu ban là lời sáng tạo, làm cho con người đứng dậy và khôi phục nơi ta hình ảnh Thiên Chúa uy nghi. Đó là lời hy vọng và can đảm làm cho ta tiếp tục bước đi và hành động. Những người đầu tiên nghe Chúa Giêsu phán và đã thấy Ngài hành động chắc là phải bị đánh động nhiều lắm. Những người có đức tin thì nhìn thấy trong lời nói đó của Chúa Giêsu Nước Trời đang đến.
Trong bí tích hoà giải, con người khiêm nhường nhìn nhận mình là kẻ có tội và được tha thứ, một quá trình của sự trở lại. Đón nhận một sự tha thứ là thấm nhuần lời giải tội làm cho ta cũng tha thứ và hy vọng. Các bước hoán cải và hoà giải được thực hiện nhiều cách :
- Trong tha thứ lẫn nhau và trong yêu thương nhau dưới mọi hình thức, thường là trong gia đình.
- Trong chia sẻ, trợ giúp nhau … làm ta rời xa lòng ích kỷ
- Trong cầu nguyện, tạ ơn, niềm vui
- Trong sự trở lại hàng ngày với Tin Mừng Chúa Kitô
- Trong dấn thân Tông đồ, trong sự quên mình
- Trong hiệp thông với đau khổ Chúa Kitô (1 Pr 4, 13)
- Trong chối từ sự ác và sự bất công, trong đấu tranh cho công lý xã hội.
- Trong sự thương xót (1 Pr 8)
Bí tích hoà giải nếu được sống như thế, sẽ là một hành trình thật sự, một hành trình năng động. Kinh nghiệm tha thứ làm cho ta trở nên mạnh mẽ hơn và gần gũi hơn với Chúa Kitô đầy thương xót và cảm thông. Chúng ta cũng được mời gọi trở nên thương xót và tha thứ giống Chúa Kitô và Giáo hội, Mẹ chúng ta. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói : “Đối với con người, Giáo hội không thể xử sự khác Đấng Cứu chuộc : Giáo hội biết con người yếu hèn, Giáo hôi cảm thông với đám đông, Giáo hội đón nhận kẻ tội lỗi, nhưng Giáo hội không thể từ bỏ giảng dạy lề luật, mà thật ra là đưa đời sống con người về nguồn đích thực được Chúa Thánh Thần dẫn dắt.” (Encyclique Humannae Vitae số 19)
Giáo Hội không chỉ là Thầy của sự thật mà còn là người mẹ dạy dỗ và đầy thương xót. Việc ấy thể hiện trong một loạt cử chỉ mà ta có thể tóm tắt như sau : thận trọng lý luận về quyền lực với một lương tâm bị tổn thương, chấp nhận sự mập mờ những tình huống cụ thể ; nhắc lại sự phong phú lề luật trong dân tộc Do thái, nói lên lề luật mới và những chân phước, dựa vào văn hoá đạo đức chung, luật nhân quyền ; chỉ cho thấy vị trí của lương tâm trong giáo huấn đạo đức, ban phúc hơn là nguyền rủa, thử thách chính đường lối của mình, mở đường cứu độ nhờ những bí tích (J.M. Hennaz, Séminare de Biothique, Bruxelles. I.E.T. 1989)