PDA

View Full Version : Bí ẩn lăng mộ các Pharaông - Ai Cập.



Dauan_tinhyeu
20-07-2009, 10:10 AM
http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/vanhoa/9999/9999/Images/Bian.gif (javascript:history.back();)

Khi tốn kém bao nhiêu vàng bạc châu báu vào việc xây dựng các lăng mộ làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho mình, các Pharaông Ai Cập chưa nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra sau đó: Rồi sẽ có lúc, lớp hậu sinh sẽ đào tới nơi các vị an nghỉ để xoáy của nả của các vị. Và có khó khăn gì đâu cho việc tìm kiếm này?
Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, gần như bọn ăn trộm đồ cổ đã đào xới hầu hết khu mộ cổ trên sa mạc Mimphis. Tuy vậy, xét các tư liệu đã thu được, các nhà khoa học biết rằng vẫn còn có một số hầm mộ chưa tìm ra, lịch sử vẫn có một khoảng trống chưa đủ tư liệu minh họa. Bởi vậy, đầu thế kỷ này, nhiều nhà khảo cổ đã tìm đến Ai Cập đào bới hy vọng mình sẽ là người san lấp được khoảng trống đó.
Huân tước người Anh là Kanaphông thuộc số người hiếm hoi đó. Năm 23 tuổi, ông được thừa kế một gia sản khổng lồ của người cha để lại. Huân tước đã dùng gia sản ấy vào việc tìm kiếm thăm dò các di tích cổ Ai Cập. Ông rời nước Anh đến sống ở Ai Cập, cùng một số chiến hữu đào bới tìm kiếm.
Năm 1905, ông ký với nhà đương cục Ai Cập một văn bản tình nguyện bỏ kinh phí vào công tác khảo cổ, hiến toàn bộ các hiện vật tìm được vào Viện bảo tàng Ai Cập, đổi lấy quyền được đào bới sa mạc Mimphis vì mục đích khoa học. Kanaphông hì hục tìm kiếm suốt 17 năm trời không có kết quả, tiêu tán gần như toàn bộ gia sản. Song ông không vì thế nản lòng. Năm 1922, có việc, ông phải về Anh, trao lại công việc cho người bạn thân thiết là Hôvớc, một nhà khảo cổ có tiếng.
Một ngày nọ, trong khi đào bới gần nơi có lăng mộ cổ đã bị bọn trộm lục lọi chán, Hôvớc tìm thấy một đường hầm, gõ vào tường có tiếng kêu chứng tỏ bên trong có khoang rỗng. Ông cho thợ đào ra, quả nhiên trong là một hầm mộ. Một mùi hôi phả ra. Dùng đèn bấm, Hôvớc nhìn thấy biết bao đồ vật lạ hiện ra trước mắt, ông lập tức cho lấp lại, chờ Huân tước đến sẽ xử lý. Hôm sau, từ bên Anh, Huân tước nhận được điện báo. Đã tìm được một hầm mộ rất lớn, hoàn toàn còn nguyên vẹn, đã lấp lại, chờ ngài đến sẽ xử lý.
Vào thời điểm ấy, nhân loại chỉ còn cách thế giới cổ Ai Cập một tờ giấy mỏng! Huân tước cũng không ngờ rằng, ông đã đứng trước một kho báu lớn đến như vậy! Xuống đến 16 nấc thang vào lòng đất, xới lên lớp đất bạn ông đã lấp lại, huân tước đứng trước một hầm mộ gần như còn nguyên vẹn tất cả: Đủ mọi đồ vật, hòm xiểng, đèn, bình, lọ, chế tác hết sức tinh xảo bằng châu ngọc, và đều mang dấu ấn hoàng đế Tutakamông, chứng tỏ đều là tài sản riêng của vị Pharaông này. Tiếp đó, ba tuần sau, tìm ra hầm mộ số II cách đó 10m. Hiện vật trong hầm một do đá hoa cương, vàng, ngà voi chế tác thành, lộng lẫy chưa từng thấy. Tháng 2 năm sau, lại phát hiện hầm mộ thứ III, đó là một cung điện bằng gỗ quí dát vàng khảm ngọc bích, có quan tài hoàng đế.
Hai nhà khảo cổ gần như ngất đi trước những phát hiện ấy, toàn công trường cũng nín lặng trước những kỳ quan như thế. Không khí trong hầm mộ như nóng rực lên. Người ta phải vộị vã rút lên mặt đất. Ra khỏi căn hầm, đột nhiên Kanaphông vuốt má như vừa bị một thứ côn trùng gì từ trong ngôi mộ bay ra đốt ông, nhưng trong cảnh vui như hội này, không ai lưu ý đến sự việc đó. Người ra mở sâm banh ăn mừng thắng lợi. Huân tước cho lập một phòng thí nghiệm để tiến hành xử lý hóa học các hiện vật thu được. Trong rất nhiều hiện vật lấy được, người ta đặc biệt chú ý chiếc quan tài vua Pharaông. Quan tài được quấn nhiều lớp vải bọc để giữ thi thể nhà vua. Lớp áo cuối cùng được dệt bằng kim tuyến cực ký tinh xảo, đến nay đã trải hơn ba ngàn năm mà sợi vàng vẫn còn lóng lánh rực rỡ. Lúc đến bước hệ trọng nhất là đưa quan tài vào phòng thí nghiệm, thì huân tước do lý do sức khỏe không dự được, đành phó mặc cho Hôvớc. ấn chương và các dòng chữ đã cho biết đây là chủ nhân chính của ngôi mộ: Pharaông 18 tuổi Tulankhamon. Thi hài ông và các hiện vật chôn vùi trong đất đã 35 thế kỷ nay. Khoảng trống bấy nay thế là đã tìm ra. Những hiện vật tìm được vừa nhiều vừa tinh xảo tuyệt vời, không ai không cảm thấy vô cùng thán phục.
Người ra cũng đọc thấy trong hầm mộ dòng chữ: Kẻ nào khuấy rối nơi an nghỉ của các Pharaông, kẻ đó sẽ bị thần chết giáng tai họa lên đầu! Người ta cả cười xem thường lời cảnh cáo đó, xem chẳng qua chỉ là lời dọa nạt vô căn cứ của người xưa. Tuy nhiên với huân tước Kanaphông, ông cảm thấy trong người có điều gì không ổn. Từ khi phát hiện ra ngôi mộ cổ, người ông như rộc hẳn đi, vết cắn của con côn trùng hôm nào ngày càng sưng tấy, đau nhức không chịu nổi, nhiều ngày không ngủ được, các thầy thuốc chữa mãi không chuyển. Ngày 4 tháng 6, tức 45 hôm sau khi khai quật, Kanaphông qua đời. Bấy giờ người ta mới nhớ đến lời cảnh cáo ghi trong hầm mộ. Hôvớc tiếp tục tiến hành các bước còn lại. Ông thấy chiếc quan tài rất lớn còn chứa bên trong ba cái quách nhỏ, khảm ngọc ngà, cái trong cùng bọc sợi kim tuyến ra, thì đó chính là xác ướp của Tulankhamon, dung mạo tươi tắn như đương ngủ, lạ lùng thay, trên mặt hoàng đế có một vết hệt như vết con côn trùng nọ đã đốt huân tước. Ngẫu nhiên hay tất nhiên? không ai giải thích nổi.
Điều đáng ngạc nhiên nữa là: sau đó 1 năm, toàn bộ những người tham gia khai quật đều lần lợt qua đời hết, chưa nói đến nhiều công nhân, nhiều nhân viên nhà bảo tàng Cairô. Mãi năm này mới có một vài lời giải thích hiện tượng lạ lùng đó. Người thì bảo: Người Ai Cập từ rất lâu đã biết tính năng nguyên tố Uranium. Họ chứa Uranium trong hầm mộ, dùng tia phóng xạ để trừ khử những người dám xâm phạm đến nơi an nghỉ của các Pharaông. Lại có người bảo: người Cổ Ai Cập đã dự trữ một bộ độc tố sau nhiều thế kỷ mới phát bệnh để nghiêm trị những tên đào bới mộ cổ. Nhưng cả hai cách giải thích ấy, chưa cách nào được nhiều người tán thành.
Bạn đọc hẳn còn nhớ trong "ngàn lẻ một đêm" có chuyện về một câu thần chú kỳ diệu: Vừng ơi, mở cửa ra! Biết câu thần chú đó, cất lên, thì lập tức tảng đá khép kín trước cửa hang sẽ từ từ mở ra, cho ta bước vào cái hang chứa đầy châu báu. Phát hiện của Kanaphông xứng đáng là một khám phá ra hang châu báu cho toàn nhân loại, có điều là do chưa nắm được câu thần chú nói trên, nên cái giá phải trả quả là quá đắt!
Được biết đối với khu đền Đế Thiên Đế Thích (Ăngko Thơm và Ăngko Vát bên Campuchia) cũng có tình hình như vậy: các nhà thám hiểm người Pháp đều bỏ mạng sau cuộc phát hiện lịch sử. Dường như người xưa tỏ ra rất thiêng trong sự bảo vệ những công trình thần bí của mình. Hiện nay người ta chưa lý giải được hiện tượng bí ẩn đó.

(Giáo dục và Thời đại số 2/1998)

www.binhthuan.gov.vn (http://www.binhthuan.gov.vn)