PDA

View Full Version : Cuộc hoán cải của thánh Phanxicô.



Dauan_tinhyeu
21-07-2009, 10:09 AM
Cuộc hoán cải của thánh Phanxicô

FX Long, ofm

Nếu có người nào bỗng dưng sống đạo đức, sốt sắng, ta liền tự hỏi: Anh này sao vậy? Có chuyện gì khác thường đã xảy ra chăng? Về sự hoán cải cũng thế. Người ta nghĩ rằng hoán cải là mộtsự can thiệp độc đáo của Thiên Chúa, như một tiếng sét chớp nhoáng, kiểu biến cố Đamát của thánh Phaolô. Lẽ dĩ nhiên, có những biến cố xảy ra đột ngột, chẳng hạn một cái tang, mộtchuyện gây thất vọng, mộtcuộc tĩnh tâm… đã làm thay đổi mộtcon người. Nhưng nếu cứ chờ mộtbiến cố như thế, rất có thể ta sẽ không bao giờ hoán cải.
Nhìn vào đời sống của Phanxicô, có những chuyện kỳ lạ. Nhưng khi đi ngược lại giai đoạn khởi đầu, ta thấy Thiên Chúa giống như mộtnhà giáo dục rất sư phạm, đã can thiệp rất kín đáo. Phanxicô trai trẻ, đầy nhiệt huyết, là mộttâm hồn kiêu hãnh, cao thượng và lịch thiệp. Nhưng Phanxicô có hai tật lớn: hướng về những vui thú thế gian và tìm kiếm những điều phù vân; do đó, đời sống thiêng liêng của chàng bị tê liệt. Đức Kitô đến đánh thức chàng bằng mộtvài kinh nghiệm rất đơn giản, qua đó cho chàng thấy là tất cả những gì chàng theo đuổi đều không đáng kể.

1.- Cơn bệnh
Phanxicô mơ mộtcuộc sống toàn êm dịu, không cay đắng…, thì đây, chàng bị bệnh nặng. Đây là kinh nghiệm về mộtsự hồi tâm rất đau xót. Khi bị tù, người ta cũng bị khổ, nhưng dường như không rút ra được kinh nghiệm gì, nếu không phải là kinh nghiệm này: cứ kiên nhẫn, là mọi sự sẽ qua. Còn ở đây, Phanxicô cảm thấy mạng sống mình bị đe dọa, chàng hồi tâm (x. 1 Cel 3).
- Cơn bệnh làm lệch hướng đời: Phanxicô tưởng không thể sống mà không có những công việc hằng ngày pha với những cuộc vui. Thình lình chàng bị bệnh nặng: cuộc đời chàng bị tước mất mọi sự, tất cả những gì là dịu ngọt không còn nữa. Chàng đau đớn vì nhận ra rằng thế gian không chờ chàng, nó vẫn cứ xoay vần, chàng đã bị đẩy ra bên lề, đã bị “tách khỏi thế gian” mà không hề muốn. Trước đây, chàng không muốn đưa đau khổ vào trong thế giới của chàng, nay đau khổ đẩy chàng ra khỏi thế giới của loài người.
- Cơn bệnh đưa Phanxicô trở lại với chính mình: Sống theo lạc thú, tưởng là triển nở, thật ra là quên mất chính mình. Còn đau khổ, vì có liên hệ tới cái chết, nó lôi ta trở về với bản thân: Phanxicô thấy mình có mộtcuộc sống nội tâm mà lúc nào chàng cũng có thể làm cho sống lại, nhưng lâu này chàng lại lơ là.
Lúc này, Phanxicô nghĩ tới những chuyện lạ thường, mới mẻ. Kinh nghiệm hồi tâm này rất quan trọng đối với giai đoạn khởi đầu cuộc đời hoán cải của Phanxicô. Sau này, chàng sẽ càng đi sâu vào trong tĩnh mạc, vào những nơi hoang vắng.
- Cơn bệnh làm cho Phanxicô cảm thấy khắc khoải: Đây là mộtkinh nghiệm rất khó chịu, Phanxicô cảm thấy khắc khoải vì thấy đời mình bị cái chết đe dọa sớm quá, thấy đời mình vô nghĩa, thấy tương lai không được dành cho mình; chàng cảm thấy như vấp phải mộtbức tường.
- Cơn bệnh làm phát sinh sự hối tiếc: Phanxicô thấy rằng lâu nay mình đã phí thì giờ vô ích, thấy mình đã phí cả cuộc đời. Cảm giác bén nhạy là mình đã không làm gì cả, và bây giờ phải làm ngay, Phanxicô sẽ có suốt đời (Đại Truyện 14,1). Chàng sẽ coi thì giờ là quà tặng lớn lao nhất. Khắc khoải vì sắp phải chết, nhưng cũng là khắc khoải vì lâu nay đã sống như người chết ….

2.- Chán chường trước cảnh đẹp Assisi
Nhưng rồi chàng trai đã khỏi bệnh. Chàng vội đi ra cánh đồng, vì muốn tìm lại hạnh phúc đã mất. Cánh đồng Ombria rất đẹp, nhưng Phanxicô không thấy đẹp gì cả (1 Cel 3). Chàng hốt hoảng, không hiểu được mình nữa. Chàng không có lý gì để không vui sướng: cảnh đẹp, mặt trời chói chan, làn gió nhẹ… Không có gì gây trở ngại. Thế mà chàng chẳng thấy hấp dẫn gì cả.
Phanxicô ngạc nhiên, nhìn quanh, tìm cảm xúc ngày xưa, nhưng vẫn không tìm được. Bây giờ mọi sự được dành cho chàng, thì chàng lại thấy mọi sự vuột khỏi tay mình.
- Do đó, Phanxicô phải tự phê phán chính mình (1 Cel 4). Các thọ tạo đẹp như thế, vẫn là như thế, nhưng chính chàng thì không còn như thế nữa. Ngày xưa, các thọ tạo này không cho chàng đủ; nay chúng chẳng cho chàng cái gì cả. Chàng chỉ thấy trong lòng mộtkhoảng trống không và thấy thọ tạo là hư-không.
- Từ đó Phanxicô đi tới thái độ tự khinh mình: Chàng trở về nhà trong tâm trạng đó. Chàng đã cứ tưởng mình chỉ cần đứng trước những gì mình yêu thích là yêu được, đứng trước những gì mình ham muốn là hạnh phúc ngay. Bởi vì lâu nay tôi không mong ước gì hơn là thú vui, tôi tưởng không có gì hơn. Bây giờ Phanxicô mới biết.

3.- Cuộc chiến hụt: đào thoát
Sau đó, Phanxicô trở lại với công việc làm ăn, và xây dựng công danh. Dĩ nhiên, cuộc hoán cải đâu phải hoàn tất mộtsớm mộtchiều? Chàng lại thành công trong công việc buôn bán (1 Cel 4), lại mơ những thành công thế gian, lại sống trong nhung lụa (Đại Truyện 4,1).
- Nhưng có mộtchuyện mới: Phanxicô không muốn sống tầm thường; chàng mơ làm hiệp sĩ. Rõ ràng chàng muốn dứt với mộtcuộc sống dễ dãi. Thế gian sẽ không còn là mộtquang cảnh cho chàng thưởng thức nữa, nhưng từ nay sẽ là một sân khấu để chàng lập những kỳ công. Chàng như lật ngược các vai trò. Từ nay, sẽ không là người thừa tự của người cha trần thế, là ông Bênađônê, nhưng tự lập và đạt những thành tích vẻ vang. Phanxicô muốn đạt được những danh hiệu riêng cho mình: tự tạo cuộc đời, tự xây dựng công danh bằng cách vượt qua các trở ngại. Chàng ra trận.
- Đây có vẻ là mộtsự thay đổi tốt trong lối sống. Trong thực tế, Phanxicô vẫn đang tìm cách tránh thoát bàn tay Chúa. Chàng muốn tự tạo, tự lập, không phó mình cho Chúa, không muốn mở lòng ra. Do đó đây chưa phải là mộtcuộc “vượt qua”, mà là mộtcuộc đào thoát. Cũng vì thế, Phanxicô lại kẹt vào trong đó; chàng cứ loay hoay với ý định thực hiện những giấc mộng lớn, chờ đợi một biến cố nào đó tới trấn an mình.
- Chúa cho chàng mơ thấy mộtlâu đài với các vũ khí mang hình thánh giá: Ta tưởng Chúa sẽ chận bước Phanxicô, nào ngờ Người lại làm cho các khát vọng của chàng nên mạnh thêm. Nhưng khi sắp lên đường, Phanxicô lại thấy buồn chán.
……..
Chính những sự kiện tầm thường trong đời sống hằng ngày lại rất quan trọng đối với chúng ta: mộtcơn bệnh bắt ta ngưng sinh hoạt và đưa vào tĩnh lặng, tới độ ta không chịu nổi vì khám phá mộtchỗ trống trong lòng; mộtchuyến du ngoạn, mộtcuộn phim ta tưởng hay đẹp, nhưng lại làm ta thất vọng; mộtbức thư của mộtngười bạn hay chuyến đi thăm mộtngười bà con, tuyệt vời lắm, nhưng không thỏa mãn ta; sự tận tụy trong công việc hay niềm hăng say làm việc, nhưng thật ra chỉ là mộtsự trốn tránh hay tìm quên những đòi hỏi thâm sâu hơn.
Ai lại không có lần cảm thấy cần được một người bạn hay mộtngười cố vấn xác minh cho mình mộtnẻo đường mà đến nay mình vẫn thấy có gì đó không trong sáng. Họ khuyến khích ta đi theo những gì ta đã nói với họ, nhưng ngay khi đó ta cảm thấy bất an. Nhưng còn Chúa, Người gọi ta tỉnh dậy cách kín đáo và tế nhị, nên ta phải rất chú ý, phải biết tìm về tĩnh lặng. Chúa không xô đẩy vội vàng, mà chỉ dùng những sự kiện tầm thường của cuộc sống mà đánh thức ta.
Phanxicô đã biết lưu ý. Với những người biết lưu ý, thì không có gì là tầm thường. Tất cả có thể trở thành mộttiếng mời gọi người ta đi sâu lương tâm để hiểu rõ hơn mọi chuyện. Đối với Chúa, không có gì là xoàng xĩnh, tầm thường. Do đó, “ước gì hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa… Chớ cứng lòng” (Tv 94).
………
Lạy Thiên Chúa tối cao và vinh hiển,
xin chiếu sáng cõi lòng tăm tối của con.
Xin ban cho con đức tin ngay thẳng,
đức cậy vững vàng và đức mến hoàn hảo.
Lạy Chúa, xin ban cho con được ơn hiểu biết,
để con chu toàn sứ mạng thánh thiện và chân thật Chúa giao phó.
(Kinh đọc trước Thánh giá)

FX Long, ofm


Ghi chú:
1 Cel, 2 Cel: Đây là hai quyển tiểu sử của thánh Phanxicô do thầy Tôma thành Celano viết.
Đại Truyện: Đây là quyển tiểu sử của thánh Phanxicô do thánh Bônaventura viết.
www.tâmlinhvodoi.net (http://www.tâmlinhvodoi.net)