PDA

View Full Version : THIÊN CHÚA LÀ SỰ SỐNG.



Dauan_tinhyeu
11-08-2009, 06:38 PM
THIÊN CHÚA LÀ SỰ SỐNG

Mc 5: 21-43



Jos. Tú Nạc, NMS
Đừng quy trách Thiên Chúa về sự chết. Đó không phải là ý tưởng của Người. Hoặc là vì tác giả Sách Khôn Ngoan đã khẳng định. Đó là một huyển bí hoàn toàn xa lạ, vì mọi sự sống cuối cùng đều phải chết. Đời sống sinh học trải qua trạng thái căn bản của tính chất không đổi của khí trơ và cuối cùng trở về với cát bụi trần gian.

Nhưng thay vì mang đến cho chúng ta một lời khuyên sinh học, Sách Khôn Ngoan biểu đạt điều gì đó quan trọng về Thiên Chúa và sự sống loài người. Nội dung đầu tiên là sự huyền bí vô cùng – sự chết – và sự tác động tiêu cực rằng nó có kế hoạch theo nhận thức của chúng ta. Tại sao một số sự sống lại quá ngắn ngủi và đau thương? Phải chăng có điều gì đó ẩn bên kia cái chết? Cuộc đời có một giai đoạn nhất định của nó?

Sách Khôn Ngoan nhấn mạnh rằng Thiên Chúa thuộc về sự sống và là sự sống duy nhất. Chúng ta không nên suy nghĩ Thiên Chúa bằng những thuật ngữ của chết chóc hoặc cũng không nên coi thế gian được tạo dựng bằng cách đầy sợ hãi hay đối lập. Tất cả những tạo dựng, bao gồm sự sống loài người, đều hoàn thiện. Sự chết không phải là điều gì đó được sáng tạo bởi Thiên Chúa để gây đau khổ và trừng phạt chúng ta. Cái chết mà chúng ta trải qua không phải là định thái bởi Thiên Chúa đối với chúng ta và cũng không phải là cái gì đó mà Thiên Chúa mong muốn. Ý định của Thiên Chúa là sự sống của con người được chia sẻ bằng những phẩm chất thiêng liêng, cao quí, đặc biệt những gì là bất diệt. Để lãnh nhận điều này, Thiên Chúa đã tạo dựng loài người trong một hình ảnh thiêng liêng và giống như Người. Sự tồn tại đích thực là sống trong sự hiện diện bất biến cùng sự nhận thức về Thiên Chúa.

“Ma quỷ” là địch thủ gây trở ngại điều này: sợ hãi, vị kỷ, ao ước của chúng ta đối với quyền năng, ý thức hiệp thông với tha nhân và Thiên Chúa. Chúng ta bị ngăn cản với sự nhận thức trong sáng bản tính đích thực của chúng ta và sự kết thúc được định trước của Thiên Chúa đối với chúng ta nên chúng ta vẫn sống trong sợ hãi của cái chết theo khái niệm sinh học và tuyệt vọng. Sách Khôn Ngoan mời gọi chúng ta hãy có cái nhìn vượt qua những trải nghiệm thiển cận của riêng mình để hướng tới chân trời xa xôi nơi duy nhất của sự sống – Thiên Chúa – được tìm thấy. Thiên Chúa đã hoạch định những những việc vĩ đại, cao cả cho chúng ta vượt lên trên cái chết.

Không có gì mới mẻ về sự tăng trưởng nguồn tài chính thuộc giáo hội mà thánh Phaolô đã tham gia một cách sành sỏi. Ông phát động ngân sách từ cộng đồng Corintô để ủng hộ giáo hội ở Jerusalem. Đó là một ý tưởng thú vị mà ông đã sử dụng những nguyên tắc tinh thần để đưa ra những cuộc quyên góp trong đám cử tọa của mình. Việc này thể hiện sự quan tâm đến sự cân bằng và chia sẻ, ông cố gắng, và điển hình hoàn thiện bao dung như vậy là hiện thân của Chúa Giêsu. Người sẵn sang đặt sang một bên mọi thứ vì sự thịnh vượng của tha nhân, và các môn đệ của Người cũng vậy. Lòng tự nguyện nhiệt thành chia sẻ với tha nhân sự độ lượng và yêu mến là cách để chúng ta noi gương và phản hồi hình ảnh Thiên Chúa. Giữa lúc những khó khăn kinh tế của chúng ta thì đây là ý tưởng tinh thần đạo đức đề bước theo. Những khó khăn trong thời đại của chúng ta là một thử thách, một cuộc thử nghiệm sức chịu đựng tinh thần.
Những câu chuyện trong Tin Mừng đã chứng minh một cách cụ thể về những giá trị ban sự sống của Thiên Chúa và chúng được biểu thị đầy quyền năng trong con người cùng sự cứu giúp của Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu khởi đầu một sứ vụ chữa lành bệnh trên đường tới nhà của Jairus, chuyến đi của Người bị gián đoạn bởi bất ngờ gặp một phụ nữ bị băng huyết kinh niên. Nệ hình thức, bà bị coi là một người dơ bẩn. Và sự dơ bẩn này, khi bà sờ vào bất cứ thứ gì thì đều bị người ta thay đổi. Nhưng bà không nản lòng bởi sự sợ hãi chê bai, khinh tởm của văn hóa, xã hội, và những tập tục tôn giáo của bà, và sợ hãi sự từ chối của Chúa Giêsu. Với đức tin và hy vọng tràn đầy, bà chỉ cố gắng để được sờ vào gấu áo khoác của Người đó sẽ là đủ để lành bệnh. Chiếc áo của Thiên Chúa không có một phép thuật nào. Đó là niềm tin vào quyền năng Thiên Chúa của bà đã cho bà khỏi bệnh. Nhẫn nại, hy vọng và đức tin là ấn tượng hữu hiệu.

Người tới nhà Jairus thì đứa con gái đã chết. Chúa Giêsu bị vây quanh bởi những tiếng than khóc. Quả quyết của Người rằng cô bé chỉ đang ngủ liền được chào đón bằng những lời nhạo báng, gièm pha. Họ không có đức tin và lúc này cô bé cũng không ở vị trí biểu lộ đức tin nên Chúa Giêsu đã phải giải thích bằng cách đầy ấn tượng rằng Thiên Chúa duy nhất quan tâm đến sự sống. Một cái nắm tay và một lời thỉnh cầu đủ để kéo cô bé trở lại vùng đất của sự sống.

Duy có sự hiện diện của Thiên Chúa đủ để làm dịu bớt nỗi đau và bỏ qua ẩn khuất của sự chết. Nỗi thống khổ của nhân loại không phải do ý định của Thiên Chúa. Đức tin và tính can đảm có thể liên kết chúng ta với sự sống của Thiên Chúa, trong lúc sự ngờ vực, thiếu đức tin là những yếu tố dẫn đến thất bại, bất thành.


Jos. Tú Nạc, NMS



http://visit.webhosting.yahoo.com/visit.gif?&r=http%3A//www.google.com.vn/search%3Fhl%3Dvi%26q%3DThien+Chua+la+su+that%26met a%3D%26aq%3Df%26oq%3D&b=Microsoft%20Internet%20Explorer%204.0%20%28compa tible%3B%20MSIE%206.0%3B%20Windows%20NT%205.1%3B%2 0SV1%29&s=800x600&o=Win32&c=32&j=true&v=1.2www.kinhmungmaria.com (http://www.kinhmungmaria.com)