PDA

View Full Version : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT



Dauan_tinhyeu
13-09-2009, 01:52 PM
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

http://www.caimon.conggiao.net/GIAOLY/giaolyconggiao/001.gif http://www.caimon.conggiao.net/GIAOLY/giaolyconggiao/001.gif



Nơi thờ phượng và các thành phần
Nơi mà các kitô-hữu quy tụ lại là nơi Thánh. Hình dáng, mẫu mã, kiến trúc cũng như các vật dụng đều nhằm giúp cho việc cầu nguyện, vì vậy chúng có một ý nghĩa đặc biệt.
1) Nhà cửa
- Nhà thờ chính tòa: là nhà thờ chính của giáo phận. Đây là ''nhà thờ mẹ'', nhà thờ của Đức Giám mục. Chính tại nơi đây có đặt một cái ghế của ngài: ''cái tòa'' và tại đây, Giám mục giảng dạy các tín hữu của ngài.
- Vương cung Thánh đường: là những đền thờ quan trọng,có những đặc ân gắn liền cách đặc biệt với Rôma. Đây là nhà thờ được đặc ân riêng do Đức Giáo Hoàng ban cho các kitô-hữu tại một địa phương với ý nghĩa riêng của nơi đó (thí dụ: đền thờ nơi hành hương, tôn vinh một vị thánh địa phương, hoàn thành lời khấn hứa...)
- Nhà thờ giáo xứ dành cho kitô-hữu cư ngụ tại giáo xứ sử dụng.
2) Sơ đồ
Khi người ta xây dựng một kiến trúc cổ, thường thấy có một sơ đồ chung như sau:
- Sân nhà thờ : là phía ngoài nhà thờ tách biệt tòa nhà Thánh với những nhà khác trong thành, trong làng.
- Lòng nhà thờ: là nơi tiếp đón cộng đoàn tín hữu, có thể là một hoặc ba hoặc năm gian nếu là nhà thờ dài,
- Gian cánh: là gian hai bên. Đây là cánh nhà thờ hình Thánh giá.
- Hậu tẩm: là phía đầu nhà thờ.
- Cung Thánh: thường là phần gặp nhau của lòng nhà thờ và gian cánh. Đó là trung tâm vì nơi đó có cử hành Thánh lễ, cho nên cũng ở nơi đó có việc cầu nguyện của Hội Thánh. Nơi một số nhà thờ như nhà thờ chính tòa có bố trí các ghế dành riêng cho các kinh sĩ hát phụng vụ giờ kinh.
- Nhà nguyện: chung quanh nhà thờ có thể có các nhà nguyện: đây là những đền Thánh nhỏ dâng kính Đức Maria hoặc dâng kính một vị Thánh.
Nhà chầu Thánh Thể là nhà nguyện nơi đó có nhà tạm đặt Mình Thánh Chúa. Nhà nguyện này thường có để đèn chầu và có hoa nến. Cửa nhà tạm có phủ màn màu phụng vụ quy định. Đèn chầu màu đỏ hoặc cây đèn báo hiệu cho biết đây là nơi thờ phượng.
- Giếng rửa tội: là nơi cử hành các lễ rửa tội.
3) Đồ đạc
a) Nơi cung Thánh:
- Bàn thờ: đây là một cái bàn làm bằng vật liệu chắc chắn, tại nơi đây, Thánh lễ, là hy tế của Đức Kitô, được cử hành. (Ở giữa bàn thờ có đặt một viên đá có dựng hài cốt các Thánh tử đạo). Chính bàn thờ là nơi mà mọi tính hữu chăm chú theo dõi. Vì tính chất quan trọng của bàn thờ, bàn thờ phải được cố định, làm bằng vật liệu có giá trị và có dáng vẻ uy nghiêm để thực sự xứng đáng là nơi mà mọi con mắt phải hướng về:
khi tự hiến tế trên thập giá, Người đã kiện toàn các hy tế giao ước xưa. Và khi idân mình cho Cha để cứu độ chúng con, Người đã trở thành Linh mục,thành của lễ và thành bàn thờ. (Kinh tiền tụng Phục Sinh IV)
“Bàn thờ, nơi hy tế thập giá được hiện tại hóa dưới những dấu chỉ bí tích, cũng là bàn tiệc của Chúa mà dân Chúa được mời đến tham dự trong Thánh lễ. Bàn thờ cũng là trung tâm của việc tạ ơn được thực hiện cách hoàn hảo qua lễ tế tạ ơn'' . (QCTQ sách lễ Rôma số259)
- Thánh giá: được tôn trọng để chứng tỏ rằng ta được quy tụ lại để làm cho trở thành hiện tại điều mà Chúa Giêsu đã làm một lần duy nhất thời, cho muôn lần khi Ngài ban sự sống của Ngài
- Đèn nến: diễn tả màu sắc lễ lạc, đồng thời nói lên tâm tình thờ phượng của ta. Nó cũng nhắc cho ta nhớ lại Lời Chúa nói: Ta là ánh sáng thế gian (Ga 8.12)
- Giảng đài: là giá để sách cố định trên đó đặt sách Lời Chúa.
“Phẩm giá của Lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong nhà thờ để Lời Chúa được loan báo và giáo dân tự nhiên hướng về đó trong phần phụng Lời Chúa”.
(QCTQ sách lễ Rôma số272)
- Chỗ ngồi của chủ tế và của người giúp lễ
“Ghế chủ tế phải nói lên vị trí của ngài là chủ tọa cộng đoàn và điều hành kinh nguyện. Vì thế, chỗ thích hợp nhất cho ngài là phía đầu cung Thánh, nhìn xuống giáo dân... Phải tránh các loại ngai tòa.
Còn ghế của các thừa tác viên thì đặt nơi nào thuận tiện nhất trong cung Thánh, để họ dễ dàng thực hiện nhiệm vụ được trao phó''
(QCTQ Sách lễ Rôma số271)
- Giá sách: khác với giảng đài. Đây là nơi dành cho người dẫn lễ hoặc người phụ trách lễ.
- Bàn rượu nước: là một bàn nhỏ dùng để đặt các bình rượu nước dùng trong cử hành phụng vụ. Bàn này có thể đặt ở gian cung thánh nhưng đặt ở góc nào đó kín đáo.
b) trong nhà thờ
- Tòa giải tội: đây là một tòa, nơi đây hối nhân có thể kín đáo và riêng tư gặp linh mục để lãnh nhận được ơn tha thứ của Chúa.
- Tượng ảnh: tượng trưng cho các anh chị sống trước ta, đó là các thánh nam nữ mà chúng ta cầu xin các ngài bầu cử cùng Chúa cho ta.
- Đàn phong cầm: là dụng cụ âm nhạc cựu trào nhất được sử dụng trong các nhà thờ. Trong những nhà thờ lớn, có thể được bố trí nhiều đàn loại này.
- Vị trí ca đoàn: thường được phân biệt rõ ràng để phát huy tốt nhiệm vụ đặc biệt của mình trong các cử hành phụng vụ.
- Phòng Thánh: đây là phòng nhỏ và kín đáo (quen gọi là phòng áo), nơi đây linh mục và người giúp lễ chuẩn bị cho công việc của mình. Phải chú ý đừng lẫn lộn coi đây là hậu trường sân khấu. Đây là nơi con phải giữ cho có được sự yên tĩnh và thinh lặng để chuẩn bị lòng con mà phục vụ.
“Việc trang trí Thánh đường nhằm tính cách đơn sơ thanh nhã hơn là vẻ lộng lẫy bề ngoài. Trong việc chọn lựa những vật liệu trang trí, phải liệu làm sao để dùng những đồ thật nhằm giáo dục các tín hữu và làm tăng phẩm giá nơi Thánh" (QCTQ Sách lễ Rôma số279).
Tùy theo kiểu kiến trúc nhà thờ giáo xứ của con, và tùy phong tục địa phương mà có thể có những vật dụng và những chỗ quan trọng khác.
Phẩm phục phụng vụ
- Khăn vai: là một vuông vải lớn màu trắng, lót vào cổ áo trước khi mặc áo trắng dài.
- Áo trắng dài: đây là áo dài màu trắng, có từ thời xa xưa. Áo phủ từ vai đến chân. Đây là áo chính thức mà chủ tế mặc và người giúp lễ mặc.
- Dây thắt lưng: dây thắt ngang lưng. Đây là sợi dây màu trắng hay là màu phụng vụ với ý nghĩa tận hiến thân xác mình cho Thiên Chúa.
- Dây các phép: là dải khăn dài vớt màu phụng vụ. Đây là phẩm phục dành liêng cho thừa tác viên có chức Thánh. Dây mang ý nghĩa đức ái của Chúa Ki tô (Mt II,28). Phó tế mang dây này bắt chéo từ vai trái qua phải. Linh mục đeo dây quàng qua cổ.
- Áo lễ: đây là áo dành riêng cho chủ tế mặc khi dâng Thánh lễ. Áo choàng này bao phủ con người linh mục tượng trưng cho đức ái của Chúa Kitô bao bọc hết tất cả. Màu áo luôn luôn là màu phụng vụ.
- Áo hai thân: là loại áo dành liêng cho phó tế mặc. Màu áo là màu phụng vụ. Đây là một loại áo lễ nhưng có ống tay.
- Áo choàng: đây là loại áo choàng rộng. mở ở phía trước, có lúp và có móc cái. Màu là màu phụng vụ. Áo choàng là áo thừa tác viên có chức Thánh mặc để khi cử hành những nghi lễ phụng vụ khác với Thánh lễ như : kiệu rước, làm phép rửa tội, làm phép hôn phối...
- Áo trắng ngắn (Sulplià): mặc ngoài áo dòng. Thật ra đây là một áo dài trắng, có ống tay rộng hơn và chỉ dài đến đầu gối.
- khăn choàng: là tấm khăn dài phủ lên vai vị chủ sự khi ngài kiệu Mình Thánh Chúa.


Màu sắc phụng vụ
Màu sắc của phẩm phục dùng trong phụng vụ mà vị chủ tế mặc, gợi lên những tâm tình khác nhau chứa đựng trong tâm hồn các tín hữu là những người đang cầu nguyện và liên kết với nhau trong những thời điểm trọng đại của cuộc đời Chúa Kitô, tùy theo mùa phụng vụ.
- Màu trắng: diễn tả lễ lạc cách hoàn hảo nhất. Đây là màu nói lên niềm vui, nói lên ánh sáng và sự sống. Màu trắng được sử dụng vào các lễ trong mùa Giáng Sinh, mùa Phục Sinh, các lễ kính Chúa Kitô, kính Đức Trinh Nữ Maria, kính các Thiên Thần và kính các thánh không tử đạo.
- Màu vàng: có thể dùng trong các ngày đại lễ, nói lên tính chất đặc biệt trọng thể.
- Màu đỏ: dùng vào chúa nhật Thương Khó, Thứ sáu Tuần Thánh, Chúa nhật lễ Hiện Xuống, các lễ suy tôn Thánh Giá, lễ kính các Tông đồ và các Thánh từ đạo. Đây là màu lửa và màu máu, cũng gợi lên ý nghĩa về Chúa Thánh Thần.
- Màu xanh: dùng trong mùa quanh năm. Đây là màu diễn tả sự sống và niềm hy vọng của đức tin, được thể hiện nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu đang sống trong thời đại chúng ta.
- Màu tím: dùng trong suốt mùa vọng và mùa chaỵ, trong các lễ sám hối và trong phụng vụ cầu nguyện cho các linh hồn. Màu tím diễn tả sự chờ đợi Gặp gỡ Đức Kitô, diễn tả thời gian hoán cải.
- Màu hồng: nghĩa là màu hơi tím, màu sáng hơn, được dùng trong chúa nhật thứ ba mùa vọng và chúa nhật thứ tư mùa chay để loan báo đã tiến gần đến đích điểm và đã tiến vào trong niềm hoan lạc Chúa đã hứa ban.


Đồ dùng trong phụng vụ
- Bình nước thánh và que rảy: bình nước thánh là một bình nhỏ bằng kim loại dùng để đựng nước thánh. Que rảy dùng để rảy nước thánh ấy.
- Bình nước: là một cái bình đựng nước dùng trong nghi thức rửa tay trong những dịp đại lễ và lễ đại triều.
- Dĩa hứng: là một dĩa sâu để hứng nước rửa tay
- Bình đựng Mình Thánh Chúa: là bình Thánh đựng Mình Thánh Chúa lưu trữ trong nhà tạm.
- Chén lễ: là chén thánh quý nhất bởi vì chén này đựng máu Thánh Chúa Kitô.
- Dĩa thánh: là bình thánh có hình dạn cái dĩa nhỏ đựng bánh được thánh hiến trong Thánh lễ.
- Chuông: dùng trong những nhà thờ rộng lớn để loan báo hiệu cho cộng đoàn, đặc biệt khi họ không nhìn thấy được cung thánh và không thấy được các cử hành khác nhau trong Thánh lễ, đồng thời tiếng chuông mời gọi cộng đoàn thờ lạy Chúa lúc dâng Mình Máu Thánh Chúa.
- Nến phục sinh: được đặt ở gian cung thánh từ đêm Phục Sinh đến lễ Hiện Xuống. Đây là cây nến trọng hơn mọi cây nến khác vì là dấu chỉ Chúa Kitô Phục Sinh.
- Đèn rước kiệu: do hai người giúp lễ cầm khi đi rước kiệu. Các nến này bao quanh sách Tin Mừng lúc được công bố.
- Tàu hương: là một bình nhỏ đựng bột hương.
- Hào quang: là bánh thánh hình mặt trời để Đặt Minh Thánh Chúa mà thờ lạy.
- Bình đựng Của Ăn Đàng: là bình tháng giống như một cái hộp nhỏ để đựng Mình Thánh Chúa mang đến cho kẻ đau yếu rước lễ.
- Hòm xương Thánh: là một tủ nhỏ đựng xương các Thánh được bày ra để các tín hữu tôn kính.
- Bình hương: là một cái bình để đốt cháy hương, tỏa mùi thơm dễ chịu, khói hương tượng tưng cho lời kinh bay lên tới Chúa.
- Bình rượu nước: là những bình nhỏ đựng rượu và nước, được đặt trên một cái khay và trao cho linh mục lúc dâng lễ vật.
Đức Giám mục là chủ chăn. Ngài mang những phù hiệu phụng vụ đặc biệt:
- Mũ mitra: đội lên dàu tượng trưng nhiệm vụ giảng dạy.
- Gậy: nhấc đến chiếc gậy của người mục tử thâu họp đàn chiên.
- Nhẫn: dấu hiệu ngài gắn bó với dân được Thiên Chúa ủy thác cho ngài.
- Thánh giá ngực: Thánh giá Chúa Kitô ở ngay trung tâm, ở ngay giữa sứ mạng của ngài.
- Dây pallium: là tấm khăn dài bằng len màu trắng có ghi sáu dấu Thánh Giá mà Đức Giáo Hoàng trao cho một số Tổng Giám mục. Dây Pallium là đấu chỉ nói lên mối tình thông hảo đặc biệt với Tòa Thánh.
Các sách phụng vụ
Sách lễ
Là sách in toàn bộ các lời nguyện mà vị chủ tế đọc trong thánh lễ:
- Phần chung: là phần không thay đổi. ngoại trừ các kinh tiền tụng có thể chọn và các kinh tạ ơn.
- Phần riêng: có các lời nguyện của Thánh lễ riêng cho từng ngày, phù hợp với lịch phụng vụ phải cử hành hoặc cho một dịp lễ đặc biệt nào đó.
Sách bài đọc
- Ngày chúa nhật: gồm các bài đọc Lời Chúa riêng cho mỗi chúa nhật và lễ trọng.
Bài đọc I: thường là trích từ sách Cựu Ước
Đáp ca: Thánh vịnh vua Đavit
Bài đọc II: thường rút ra từ một thư của các tông đồ
Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô
Để giúp hầu như nghe được trọn bộ kinh Thánh, các bài đọc được chia thành chu kỳ 3 năm:
Năm A: nghe đọc tin Mừng thánh Matthêu
Năm B: nghe đọc Tin Mừng thánh Mác cô
Năm C: nghe đọc Tin Mừng thánh Luca
(Tin mừng thánh Gioan được rải đều cho mỗi năm)
Trong những mùa đặc biệt (mùa vọng, mùa giáng sinh, mùa chay, mùa phục sinh toàn bộ các bài đọc ngày chúa nhật làm rõ nét sứ điệp của thánh kinh.
Trong mùa thường niên, bài Tin Mừng ăn khớp với bài đọc I, còn bài đọc II thì được đọc liên tục trong nhiều chúa nhật
- Ngày trong tuần
- Gồm những bài Lời Chúa được đề nghị đọc cho từng ngày: bài đọc I và thánh vịnh đáp ca thay đổi theo năm chẵn và năm lẻ. Bài Tin Mừng không thay đổi.
Bài đọc I cũng như bài Tin Mừng là thững bài đọc liên tục, trích từ cùng một sách trong bộ Kinh Thánh, trừ khi đó là chu kỳ phụng vụ đặc biệt
- Kính các Thánh:
Gồm những bài đọc Lời Chúa được đọc lên trong các lễ kinh Thánh hay trong những thánh lễ ngoại lịch.
Sách nghi thức
Là sách dùng trong những lễ có nghi thức đặc biệ tnhư, lễ an táng, lễ cưới…


Khăn phụng vụ
- Khăn Thánh: là một miếng khăn vuông bằng vải hồ, gấp thành ba phần. Khăn thánh được trải trên khăn phủ bàn thờ. Trên khăn thánh này sẽ đặt chén thánh và đĩa thánh khi cử hành phụng vụ Thánh Thể.
- Khăn Tuyết: là khăn bằng vải dùng để lau chén thánh sau khi sử dụng
- Khăn lau tay: được chủ tế dùng để lau tay trong nghi thức ''rửa tay''
- Tấm bìa cứng: là một tấm bìa hình vuông bọc vải, dùng đậy chén thánh trong Thánh là để tránh bụi bặm rơi vào trong rượu sẽ trở thành sẽ trở thành Máu Chúa Kitô.
- Áo trùm: phủ lên bình đựng Mình Thánh Chúa khi bình này chứa đựng Thánh Thể.


Dầu Thánh
Dầu là biểu tượng nói lên ơn Chúa. Dầu mang lại sự êm ái và thoái mái cho thân xác. Dầu loang thấm chậm rãi và chắc chắn như thể ân sủng Thiên Chúa làm trong linh hồn ta.
Dầu nói đến sự bình an và ánh sáng. là hoa quả của Chúa Thánh Thần (hãy xem cành ôliu thời ông Noe hoặc dụ ngôn mười cô trinh nữ cầm đèn)
Dầu Thánh được để trong lọ hoặc trong hộp nhỏ và được thay mới hàng năm. Chính Đức Giám mục cùng với linh mục đoàn trong giáo phận vây quanh ngài thánh hiến Dầu Thánh, làm phép Dầu dự tòng và Dầu bệnh nhân trong thánh lễ Dầu vào sáng ngày thứ Năm Tuần Thánh hay một ngày nào khác trong tuần Thánh. Các dầu Thánh này sau đó được sử dụng suốt năm tại các giáo xứ và giáo họ.
Dầu Thánh Chrisma (SC: Sanctum Chrisma)
Dầu Thánh Chrisma là dầu có pha thuốc thơm.
Ý nghĩa dầu thánh Chrisma gắn liền với việc xức dầu bởi Chúa Thánh Thần. Dầu Thánh Chrisma có mục tiêu để làm cho các kitô-hữu tham dự vào chính hành vi của Đức Kitô, được thông hiệp với Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho một cách thức mới để sống, một nguyên lý mới để hành động. Dầu Thánh này coi người nhận lãnh được sát nhập vào thân thể Đức Kitô và kiện toàn sự gia nhập đó cũng như sự đồng hình đồng dạng với Ngài.
Dầu Thánh Chrisma được dùng vào những dịp quan trọng trong đời sống kilô-hữu: rửa tội, thêm sức, nhất là truyền chức thánh; trong lễ cung hiến nhà thờ hay bàn thờ.
Dầu bệnh nhân (OI: Oleum lnfirmorum)
Dầu bệnh nhân và dầu dự tòng cơ bản là dầu thực vật. Dầu bệnh nhân là dầu được làm phép đầu tiên trong cử hành phụng vụ lễ dầu.
Dầu này có mục tiêu là thông ban sức mạnh để chống trả với sự dữ và các cám dỗ đồng thời lãnh nhận được ơn tha tội. Khi làm phép dầu bệnh nhân: Đức Giám mục cầu nguyện:
“Lạy Chúa là Cha mọi nguồn an ủi, Chúa đã muốn thờ Con Chúa mà chữa bệnh tật những người đau yếu. chúng con nài xin Chúa đoái thương nhậm lời chúng con tin tưởng cầu nguyện. Xin ban Thánh Thần Chúa, Đấng an ủi, từ trời xuống trên chất dầu này mà Chúa đã thương cho cây xanh tươi sản xuất hầu bổ dưỡng thân xác để nhờ ơn phúc + lành của Chúa, những ai được xức dầu này, đều lãnh nhận ơn hộ vực thân xác và tâm hồn, được khỏi mọi đau đớn, bệnh hoạn tật nguyền”.
Dầu dự tòng (OC: oleum Catechumenorum)
Sau lời dẫn dụ ám chỉ hiệu quả sức mạnh mà dầu mang lại (tương tự như các lực sĩ thoa dầu trước khi lâm trận), lời nguyền làm phép dầu nói rằng dầu được hiến thánh là để thông ban sự khôn ngoan giúp thấu hiểu Tin Mừng sâu xa hơn và thông ban sức lực để quyết tâm xông vào trận chiến của đời kitô-hữu.
Như vậy, dấu chỉ của Dầu dự tòng, như ta thấy, gắn liền với trận chiến mà người dự tòng phải đương đầu chống lại sức mạnh của sự dữ.
www.caimon.conggiao.net (http://www.caimon.conggiao.net)