PDA

View Full Version : PHỤC VỤ TRONG HỘI THÁNH



Dauan_tinhyeu
13-09-2009, 01:57 PM
PHỤC VỤ TRONG HỘI THÁNH

http://www.caimon.conggiao.net/GIAOLY/giaolyconggiao/chumhoaCMN03.jpg

Phục vụ Hội Thánh của Đức Kitô
Sau khi nhận lãnh sứ mạng của Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Hiện xuống, các tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng cho thế giới. Dần dần nghe theo bài giảng, đám đông tụ họp lại quanh cây gậy của Thánh Phêrô và tìm cách hoán cải mình, biến đổi mình để theo Chúa Giêsu sống lại mà các ngài vừa giúp họ khám phá.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêul Hôm ấy, mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã hẹn với các ông. Khi thấy Người, các ông sụp lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những đìều Thầy đã tluyền cho anh em để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy. Còn Thầy, Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. (xem thêm Mt 16,13-l9 và Cv 2, l - 1l).



Hội Thánh là một cộng đoàn
Hội Thánh không phải chỉ là một nhóm người quy lụ lại, đó là một cộng đoàn mà Đức Giêsu đã muốn có và cộng đoàn đó đang tiến bước dưới sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần.
a) Cộng đoàn Kitô hữu và nét đặc thù
Khi con đi xem phim, xem kịch... trong phòng tối con thấy có một số người tụ họp lại để nghe và nhìn một tác phẩm.
Khi con nhìn thấy có máy vi âm, có biếu ngữ có người diễn hành trên đường phố… đó là một cuộc biểu tình.
Có tiếng reo vui, cổ vũ, có tiếng còi trong thao trường, có 50.000 khán giả, đó là bóng đá.
Có người đang cầu nguyện trong nhà thờ đó là ngày Chúa nhật.
Trong tất cả mọi cuộc tụ họp đó đều có người quy tụ lại với nhau. Tuy vậy, có một sự khác biệt cơ bản giữa cuộc tụ họp diễn ra trong nhà thờ với mọi cuộc tụ họp khác. Tại rạp chiếu bóng, nơi sân khấu, ngoài đường phố, trong sân vận động... cuộc tụ họp tạo thành một nhóm người có cùng một mục tiêu. Ở nhà thờ sự nối kết giữa các tín hữu hữu thì sâu sắc hơn nhiều. Sự tụ họp đó không những tạo thành một nhóm người. nhưng hơn thế nữa, còn tạo nên một cộng đoàn kitô-hữu có những dây liên kết sâu đậm và nhiệm mầu: “... chuyên cần với lời gió huấn của các tông đồ, trung thành với hiệp nhất huynh đệ, với việc bẻ bánh và kinh nguyện”(Cv2.42-47).
b) Cộng đoàn toàn cầu
Các kitô-hữu đầu tiên sống vây quanh các tông đồ. Ngày nay, Hội Thánh cũng có mặt trên khắp mọi lục địa các kitô-hữu vây quanh các Giám Mục là những đấng kế vị các tông đồ.Cha sở của giáo xứ con là cộng sự viên của Giám Mục giáo phận con. Hiệp nhất như thế và quây quần bên Giám Mục tức là tháp nhập vào Hộl Thánh toàn cầu, cũng là Hội Thánh duy nhất của Đức Kitô. Thật vậy, Hội Thánh không phân chia thành nhiều ngành phân tán như xá hội công nghiệp thường làm. Nói thế không có nghĩa là đánh mất những nét đặc thù của từng miền miền nước. Hội Thánh của Chúa Giêsu là một và hiện diện trọn vẹn cách nhiệm mầu trong Hội Thánh đia phương. khi các kitô-hữu tụ họp quanh Giám Mục của họ để được nuôì dưỡng bằng Lời Chúa và bằng Thân Mình Đức Kitô.
c) Cộng đoàn giáo phận
Giáo phận là một đơn vị địa dư, ở dưới quyền cai quản của Đức Giám Mục. Người ta gọi đó là Giáo hội địa phương thông hiệp với Hội Thánh toàn cầu là vì nhờ có Đức Giám Mục hiện diện và có sự hiệp thông vào cùng một đức tin.
d) Cộng đoàn giáo xứ
Giáo xứ không chỉ là một thực tại có tính cách pháp lý. nhưng còn là một tụ điểm quan trọng để cử hành Thánh lễ. Hiến chế phụng vụ coi đó là nơi quan trọng nhất: cộng đoàn tín hữu, được tổ chức theo địa phương và đặt dưới quyền điều khiển của một Cha sở, hành dộng thay mặt Giám Mục. Như vậy, sau gia đình, giáo xứ của con là cộng đoàn đầu tiên trong đó con sống. Bởi vậy, người ta có thể nói rằngcộng đoàn phụng vụ tụ họp quanh cha sở là dịp để con sống kinh nghiệm lớn lao nhất về mầu nhiệm Hội Thánh. Mầu nhiệm không có nghĩa là điều gì đó không biết và không diễn tả được, nhưng là điều gì đó không bao giờ có thể thăm dò cho kỳ cùng được! “ khi co hai hoặc ba người họp lại nhân Danh Ta thì T ở giữa họ” ( Mt 18,20 )
đ) Cộng đoàn những kẻ đã được rửa tội
Duy chỉ có phép rửa mới ban cho quyền và vinh dự trở nên thành viên của cộng đoàn kitô hữu, bởi vì phép rửa cho chung ta tham dự vào sứ vụ của Đức Kitô, “ là tư tế, tiên tri và vương đế” qua việc xức dầu thánh khi rửa tội.
e) Cộng đoàn các tội nhân
Dù phép thánh tẩy mang lại cho ta sự sống của Chúa, nhưng việc đấu tranh chống trả vẫn tiếp diễn. Chúng ta có khinh nghiệm về điều này mổi ngày. Chúng ta nhận được lòng thương xót của Chúa dành cho hết thảy chúng ta bởi vì Ngài không ngừng mời gọi chúng ta tham dự “ tiệc cưới của Chiên Con” ( Kh 19,9 ) và đầu mổi Thánh lễ, chúng ta xin Ngài ơn thống hối ăn năn.
g) Cộng đoàn hiệp nhất anh em trong đức ái
Người ngồi cạnh tôi trong nhà thờ, dù tôi không biết là ai, thì người này vẫn không phải là người xa lạ. Đây là một người anh em, bởi vì cùng nhau nghe một Lời và đón nhận cùng một lương thực . Chúng ta cùng cầu nguyện và cùng thưa lên cùng một lời: “ Lạy Cha chúng con”. Trong cộng đoàn kitô hữu, không còn phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, chủng tộc. Tất cả chúng ta đều là anh em vì cùng là con của Chúa. Không còn ai là kẻ lạ vì từ ngày được rửa tội, chúng ta trở nên người “công dân nước trời”.
h) Cộng đoàn kitô hữu là một dấu chỉ phụng vụ
Cộng đoàn kitô hữu là một thực tại khả giác nhưng biểu thị và diễn tả một thực tại vô hình. Thật vậy, cộng đoàn này là dấu chỉ về dân mới của Thiên Chúa, là cộng đoàn nước trời, nơi đây hết thảy chúng ta có ngỳa gặp lại nhau: mái nhà của Cha chung.


Cộng đoàn kitô-hữu là một cộng đoàn có cơ cấu
Đây không phải là một cộng đoàn ô hợp, nhưng là một cộng đoàn dân có tổ chức.
“ Trong cử hành phụng vụ mỗi một người, là thừa tác viên cũng như tín hữu, khi thi hành phận sự của mình thì chỉ làm và tròn vẹn những gì thuộc lãnh vực của mình tùy theo bản chất sự việc và theo quy tắc phụng vụ” ( PV 28)
Thật vậy, cứ nhìn một buổi cử hành Thánh lễ thì rõ. Trong buổi quy tụ này, không ai là khán giả câm lặng, nhưng mọi người đều là diễn viên và làm phận vụ của mình.
a) Chủ tế:
Là người chủ trì cộng đoàn, ngài thay mặt Đức Kitô, vì vậy ngài mặc phẩm phục đặc biệt và đứng giữa cung thánh. Ngài là vị đại diện Chúa Kitô, không do những đức tính nhân loại, nhưng do Chức Thánh và khi hành động nhân danh Chúa, ngài trở nên vị trung gian giữa Thiên Chúa và dân Người. ngài nhân danh Chúa nói với các tín hữu và thay mặt dân Người thưa lên cùng Chúa. ( xin đọc lại các lời nguyện trong Thánh lễ).
b) Phó tế:
Giúp chủ tế, công bố Tin Mừng, giảng lễ và phân phát Mình và Máu Chúa Kitô cho các tín hữu. Ngài phục vụ mọi người, là dấu chỉ Đức Kitô tôi tớ. Nếu đây là một người đã lập gia đình thì người ta quen gọi ngài là “phó tế vĩnh viễn”, khác với vị phó tế hướng tới chức linh mục.
c) Người giúp lễ:
Giúp chủ tế và cộng đoàn nhờ sự hiện diện và với những cử chỉ đẹp đẽ, những người giúp lễ nâng đỡ cộng đòan đang cầu nguyện cũng như tham dự vào nghi lễ cao đẹp để tôn vinh Thiên Chúa.
d) Người dẫn lễ:
Đây là một giáo dân lo hướng dẫn các cử điệu cũng như kinh nguyện của các tín hữu bằng một vài gợi ý ngắn gọn. Việc làm này thường rất hữu ích nhưng không được vì thế mà khiến cho thiếu chú ý vào những việc diễn tiến trên bàn thờ.
e) Người đọc sách:
Hoàn thành sứ mạng là công bố Lời Chúa: đọc bài đọc I, đọc thánh vịnh đáp ca nếu không hát, đọc bài đọc II.
f) Ca viên và ca đoàn:
Đóng vai trò quan trọng để làm cho việc cử hành được tốt đẹp. Họ hướng dẫn và nâng đỡ cộng đòan đang cầu nguyện.
g) Cộng đoàn:
Đây không phải là một đám khán thính giả, cũng không phải là một tập hợp những người mãi lo cầu nguyện chăm chú cho riêng mình. Đoàn dân quy tụ này là một “diễn viên” rất quan trọng, có phần diễn xuất riêng trong các lời đối đáp, khi tung hô và khi làm các cử điệu.
h) Người đánh đàn, hay là nhạc công:
Đóng vai trò quan trọng, bởi vì âm nhạc nâng đỡ kinh nguyện của ta.
i) Người giữ phòng thánh:
Người ta ít khi thấy mặt họ. Họ giữ một phận sự rất khiêm tốn và âm thầm nhưng lại góp phần cho buổi lễ được thành công tốt đẹp.


Lời nói và dáng điệu của cộng đoàn kitô hữu
Dáng điệu chung của một nhóm người diễn tả một tâm tình chung. Trong cộng đoàn kitô hữu cũng như thế. Lời nói, cử chỉ, điệu bộ, phải diễn tả được tâm tình chung của tập thể. Không có gì trái với chiều hướng cộng đoàn cho bằng cảnh cộng đoàn kitô hữu là một nhóm người mất trật tự: có chút tuổi thì ngồi, có bà thì quỳ, các em thì nói bi bô, lại có ông nọ hát to hơn cả ca trưởng, còn các mợ thì ngồi to nhỏ với người hàng xóm… Đây không còn là các kitô hữu tập họp thành cộng đoàn nữa, nhưng phải nói là ô hợp! Cộng đoàn kitô hữu chỉ có một tiếng nói được diễn tả bằng nhiều cách:
a) Lời tung hô:
Là những công thức ngắn gọn giúp cộng đoàn nói lên sự nhất trí:
Amen: tiếng Do thái có nghĩa là sự tán đồng, “vâng, đúng thế”.
Alleluia: tiếng Do thái có nghĩa là “chúc tụng Chúa”. Đây là lời tung hô bày tỏ niềm vui mừng và chiến thắng.
Hosana: tiếng Do thái tạm dịch là “hoan hô”.
Tạ ơn Chúa, lạy Chúa vinh danh Chúa, lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa: là những lời chúc tụng tạ ơn Chúa. Những lời này có thể dưỡng nuôi kinh nguyện trong tâm trí ta suốt ngày.
b) Đối đáp:
Luân phiên đối đáp với chủ tế suốt buổi cử hành Phụng vụ, các đối đáp diễn tả những ước nguyện và tâm tình của cộng đoàn. Lời đối đáp dài nhất và cựu trào nhất là kinh tiền tụng, nó giúp cộng đoàn diễn tả ý muốn mạnh mẽ của mình trước lời mời gọi của chủ tế mà đi vào hành vi tạ ơn của Chúa Giêsu.
c) Vinh tụng ca:
“Doxa” tiếng Hy lạp có nghĩa là “vinh quang”. Vinh tụng ca là một công thức để chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa về những kỳ công của Người.
Nhờ Đức Giêsu Kitô… kết thúc lời nguyện, hướng lòng chúng ta về Ba Ngôi Thiên Chúa.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời… là Thánh thi lễ Giáng Sinh mà chúng ta đọc đầu lễ (trừ Mùa Vọng và Mùa Chay).
Chính nhờ Đức Kitô cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô… là vinh tụng ca cao cả nhất mà chỉ một mình linh mục đọc khi ngài dâng Mình Máu Chúa lên lần thứ 2. Đây là lời kết thúc Kinh Tạ Ơn và cũng là lời gói gém toàn bộ vận hành của Thánh lễ; chúng ta hãy thưa lại bằng tiếng “Amen” cũng dõng dãt và cũng đẹp đẽ như thế.
d) Lời cầu:
Là những công thức cầu nguyện ngắn gọn. Việc lặp đi lặp lại lời nguyện giúp đi sâu vào nội tâm. “Xin Chúa thương xót chúng con…” “Lạy Chiên Thiên Chúa…” là những lời kinh cầu. Cũng còn có kinh cầu các thánh, kinh cầu Đức Bà, kinh cầu Trái Tim nữa…
đ) Tuyên xưng đức tin:
Được tóm gọn thành bản kinh quen gọi là Kinh Tin Kính (Symboles), từ ngữ gốc Hy lạp có nghĩa là “cô đọng lại” hay là “dấu thừa nhận”.
Kinh Tin Kính các Tông đồ: ta đọc ngoài Thánh lễ, như khi lần hạt.
Kinh Tin Kính Công đồng Nicêa – Contantinốp: chúng ta đọc trong Thánh lễ.Đây là những bản tóm tắt đức tin và nhữngchân lý trong đạo công giáo dành cho những ai đã được rửa tội. Vì vậy đây là cách thức để khẳng định đức tin đã lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội.
Cả hai kinh trên được hình thành có cấu trúc mang chiều kích Ba Ngôi (tin Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần) và mang chiều kích Ki tô (tin Chúa Giê su đã sinh ra, đã chết, đã sống lại và đã lên trời).
e) Thinh lặng:
Thinh lặng lặng phụng vụ không giống như khoảng ''trống'' trong khi diễn văn nghệ. Sư thinh lặng này cần thiết và không thể thiếu. Thinh lặng là lúc giúp đi sâu vào nội tâm, giúp biến những điều mình vừa nghe thành của riêng mình.


Cử chỉ của cộng đoàn kitô-hữu
Các cử chỉ quan trọng hơn là người ta thường nghĩ.Thật vậy, chúng ta có hồn và xác, và chúng ta cầu nguyện cả xác lẫn hồn. Những cử chỉ của cộng đoàn Ki tô hữu phải là cử chỉ diện tả sự thông hiệp sâu xa trong tâm hồn và tình cảm, những tình cảm đang linh hoạt toàn thể cộng đoàn.
a) Dấu Thánh Giá:
Đây là dấu nói lên rằng chúng ta thuộc về Chúa Ki tô, dấu này mở đầu và kết thúc Thánh lễ, cũng như tất cả các kinh nguyện. Chính ngày rửa tội chúng ta được ghi dấu thánh Giá lần đầu tiên.
b) Đứng:
Là tư thế trang trọng và tự do. Thật ra, đây là tư thế của kẻ sống lại. Chúng ta đứng thẳng, hãnh diện vì chúng ta là những người đã được sống lại cùng với Đức Ki tô.
c) Ngồi:
Không chỉ là tư thế nghỉ ngơi. Đây là thái độ của kẻ hồi tâm để lắng nghe và thư thái yên hàn đón nhận Lời Chúa và để cho Lời Chúa thâm nhập vào trong tâm hồn.
d) Quỳ:
Là thái độ của người có tội trước Thiên Chúa vô cùng thánh thiện. Nó diễn tả rõ tình trạng con người thấp hèn khốn nạn của ta. Bái quỳ là cách diễn tả tâm tình thờ phượng của ta trước nhan Chúa là Đấng mà ''mọi gối phải bái quỳ'' (pl2,10).
đ) Bước đi:
Đi rước chậm rãi, nhịp nhàng, có tiếng hát kèm theo, là dấu chỉ chúng ta đang tiến bước đến cùng Chúa. Đi kiệu như lúc lên rước lễ diễn tả ý muốn của mình đi đến với Chúa.
“Để Phát huy việc tham gia linh động, cần phải cổ xúy những lời tung hô của dân chúng, những lời đối đáp, những bài ca vịnh, tiền khúc, Thánh ca và cả những động tác hoặc cử chỉ, thái độ của thân xác. Cũng cần phải giữ sự thinh lặng linh thiêng đúng lúc của nó”.
(Công đồng Vaticanô II,
Hiến chế phụng vụ Thánh. số30)
Xem thêm PV Số 14.
www.caimon.conggiao.net (http://www.caimon.conggiao.net)