PDA

View Full Version : Ý nghĩa của từng phần trong Thánh Lễ



Dauan_tinhyeu
13-09-2009, 02:02 PM
THÁNH LỄ VÀ DIỄN TIẾN
http://www.caimon.conggiao.net/GIAOLY/giaolyconggiao/hoahongdobo.jpg

Chương này không nhằm giải thích kỹ lưỡng về Thánh lễ, nhưng là để giúp tìm trong này một số giải thích liên quan đến việc phụ giúp cử hành phụng vụ.
Thánh lễ là trọng lâm của đời sống kilô-hữu. Đây là nơi và là lúc chúng ta tiếp nhận Lời Chúa và đón nhận Bánh ban sự sống. Thánh lễ ngày Chúa nhật là cuộc hẹn hò gặp gỡ mà Hội Thánh mời gọi chúng ta bước theo Đức Kitô. Thánh lễ nhắc chúng ta nhớ lại ngày thứ nhất trong tuần, ngày Chúa Phục sinh. Như vậy. mỗi chúa nhật phải là ngày hết sức vui tươi, có thể nói không ngoa rằng, trong Thánh lễ con cảm thấy mình cũng được gần kề bên Đức Kitô như các tông đồ xưa trong nhà tiệc ly. Để khám phá rõ hơn ý nghĩa công việc phục vụ con làm, con cần phải hiểu rõ chuyển động của toàn bộ Thánh lễ. Diễn tiến Thánh lễ sẽ được giải thích cho con trong chương này.
“Đây là điều Chúa Kitô đã dạy tôi, tôi xin truyền lai cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: ''Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy hy sinh vì các con; các con hãy làm như thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”. Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: “Này là Chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, các con hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”
( Thư lcr II.23-25)
Hôm nay là ngày chúa nhật, khi con bước vào nhà thờ, con đừng quên nhúng tay vào nước rửa tội và làm dấu Thánh giá. Nước rửa tội nhắc con nhớ sự sống mới con đã lãnh nhận ngày con chịu phép thánh tẩy,
Sửa soạn
Con đừng chạy thốc tới phòng Thánh ngay. Con hãy dừng lại trong chốc lát và từ trong nơi thâm sâu cõi lòng, con hãy phó thác cho Chúa công việc phục vụ con sắp làm: Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã muốn sử sụng con. Con cám ơn Chúa đã ban cho con được tới gần bàn thờ Chúa. Xin Chúa mở tai con để con được nghe Lời Chúa. Xin giúp con mãi mãi là tôi tớ phục vụ trung thành của Ngài, ở nơi đây cũng như ở khắp mọi nơi mà con hiện diện.
Khi con đến phòng Thánh, sau khi chào hỏi các bạn đã có mặt, thì con hãy mặc áo cho chỉnh tề. Con đừng quên rằng, phòng Thánh không phải là hậu trường của một sân khấu. Như đã nói, đây là nơi yên tĩnh giúp con sửa soạn phong cách và tâm hồn con.
Kiệu rước đầu lễ tượng tưng cho toàn thể cộng đoàn của Chúa đang tiến bước đến cùng Ngài. Họ đến và tung hô Chúa như dân thành Giêrusalcm đã làm (Mt 21,l-ll). Con có vị trí cộng đoàn dành cho con.
- Khi đi kiệu rước, con hãy nhìn thẳng trước mặt, bởi vì chính về phía bàn thờ mà con cất bước. Lúc bấy giờ, việc cầu nguyện bắt đầu bằng bài hát ca nhập lễ. Là người phục vụ cộng đoàn, con vừa đi vừa hát thật đàng hoàng xứng đáng.
- Dẫn đầu là ngưởi cầm hương với bình hương nghi ngút, bởi vì khói hương đó nói lên rằng lời cầu nguyện đang bay lên tới Chúa. Đi bên cạnh là người cầm tầu hương.
- Tiếp theo là người cầm thánh giá được hai người cầm đèn hầu hai bên, bởi vì chính ánh sáng dẫn lối và cùng đi với chúng ta.
- Rồi đến những người giúp lễ khác: người cầm nến, cầm sách...tùy theo bậc lễ trọng hay ít trọng hơn. Người chưởng nghi giúp toàn bộ nghi lễ và đi trước chủ tế.
khi tiến đến chân tam cấp gian cung thánh thì:
- Nếu ở đó có nhà tạm thì con hãy kính cẩn cúi mình, dĩ nhiên trừ khi con là người cầm binh hương hoặc cầm thánh giá hoặc cầm đèn.
- Khi ở gian cung thánh không có nhà tạm thì con hãy cúi mình thật sâu cách nhịp nhàng với các bạn bên cạnh con.
- Khi bước lên bậc cấp, con cũng đừng ngại kéo áo lên một chút: thà làm như vậy còn hơn là để vướng chân vào áo ! Sau đó con đi về chỗ.



Nghi thức đầu lễ
- Ca nhập lễ:
Mở đầu buổi cử hành. Tiếng hát nói lên niềm vui. Vui vì được quy tụ để cử hành lễ tế đức Kitô: Phúc cho những ai được mời…Ca hát cũng là cách để quy tụ và nối kết những người đang hiện diện. Lời ca phải đưa cộng đoàn vào từng mùa phụng vụ và phù hợp với lễ riêng từng ngày.
- Linh mục bái kính bàn thờ:
Buổi đầu Hội Thánh sơ khai, Thánh lễ được cử hành trên phần mộ của một chứng nhân đức lên, một Thánh tử đạo. Ngày nay, mỗi bàn thờ đều được làm phép, được Thánh hiến (và có đặt hài cốt các Thánh). Bàn thờ là dấu chỉ Đức Kitô, Đấng thông ban sự sống và tình yêu.
- Dấu Thánh giá:
Đây quả là một lời cầu nguyện nêu lên Thiên Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chính là vào dịp con được rửa tội mà lần đầu tiên, con được ghi dấu này trên trán. Hãy làm dấu Thánh giá cho trang trọng.
- Lời Chào khai mạc:
Đây là lời chào trao đổi giữa người linh mục và cộng đoàn. Nhiều kiểu chào hỏi rút từ các đoạn thư của thánh Phaolô mà con có thể gặp trong cuốn Tân ước của con. Thí dụ:
Nguyện xin Chúa sự bình an ban cho anh em sự bình an mọi thờ, về mọi phương diện! Chúa ở cùng anh chị em hết thảy !'(2 Tx 3,16. hoặc xem Pl 3,4; 2 Cr 13; 1 Cr 1,3; Ep 6,23).
Tất nhiên lời chào này hơn hẳn lời chào vì phép lịch sự. Lời chào này báo cho cộng đoàn đang hội họp biết có Chúa đang hiện diện giữa họ. Vị chủ tế là dấu chỉ nói lên điều ấy, nhờ bí tích truyền chức mà ngài đã lãnh nhận.
- Nghi thức sám hối:
Đây là giây phút xét mình vắn tắt phơi bày sự thật của con người mình trước mặt Chúa. Đây không phải là túc xưng tội, nhưng đây là lúc thuận tiện để tôi ý thức mình cần lãnh nhận bí tích tha thứ nay mai. Tôi đo lường xem tôi may mắn nhận được một món quà, một ân sủng, đó là được Thiên Chúa mời gọi, trong khi có lẽ tôi chẳng xứng đáng gì.
Nghi thức này kèm theo một kinh cầu ngắn gọn lập lại lời kêu van của hết mọi người đang tìm đến với Chúa Giêsu: xin thương xót...(Mt 15.22:Lạy Ngài là con vua Đa vít, xin thương xót tôi).
- Kinh vinh danh:
Đây là thánh thi đầu tiên chúc tụng tạ ơn Chúa, mượn lời các thiên thần ca ngợi trong đêm Giáng Sinh. Kinh này thật vui tươi. Kinh này không đọc trong mùa sám hối, nghĩa là trong Mùa Vọng và Mùa Chay.
- Kêu mời cầu nguyện và lời nguyện nhập lễ:
Thầm thì trong tâm hồn, mỗi người cầu nguyện riêng, lòng hướng về Chúa. Sau đó linh mục thâu góp mọi ước nguyện ấy mà dâng lên Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần. Lời nguyện này gọi là “lời tổng nguyện'' diễn tả đầy đủ ý nghĩa Thánh lễ đang được cử hành.



Phụng vụ Lời Chúa
- Bài đọc I
Thường được trích từ Kinh Thánh Cựu Ước để loan báo hành động của Thiên Chúa là Đấng từ khi tạo thành thế giới, đã chuẩn bị cho dân Ngài đón tiếp Chúa Giêsu. Ngày chúa nhật, bài đọc I giúp ta hiểu bài Tin Mừng rõ hơn.
- Thánh vịnh - đáp ca
Là một lời đáp trả cần phải được hát lên. Đây là lúc để đi sâu vào nội tâm. Các Thánh vịnh là những lời cầu nguyện trong Kinh Thánh, mà chính Chúa Giêsu cũng đă sử dụng.
- Bài Đọc II
Trích từ một trong các thư tông đồ. Ngày chúa nhật chúng ta tuần tự đọc liên tiếp cho hết một thư. Bài đọc này liên kết chúng ta với các kitô-hữu đầu tiên, bởi vì các tông đồ đã rao giảng cho các cộng đoàn tiên khởi hoặc là đã viết thư cho họ.
- Công bố Tin Mừng
Việc công bố tin Mừng dẫn chúng ta đi vào giây phút trọng đại nhất của phần phụng vụ Lời Chúa
- Bài Tin Mừng
Chính Chúa Kitô đang nói với chúng là hôm nay đây, như thể Ngài đá nói cách đây hai ngàn năm. Vì đã sống lại. Ngài đang nói với các môn đệ của Ngài, là những kẻ được quy tụ trong Hội Thánh Ngài. Và vì để giúp chúng ta chú ý, việc công bố Tin Mừng phải thật long trọngvà chúng ta phải đứng để nghe.
- Bài diễn giảng
Đây là lúc thừa lác viên có chức Thánh giúp chúng ta hiểu rõ hơn những gì Chúa Giêsu vừa nói với chúng ta. Ngài giúp chúng ta mở rộng cõi lòng mà đón nhận lời giáo huấn như khi xưa Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ làng Emmau. (Lc 24.13-35)
- Lời tuyên xưng đức tin
Đây là lời của công đoàn đáp lại lời của Chúa. Người kitô-hữu tuyên xưng lớn tiếng Đấng mà họ tin vào. Tôi tin vào Thiên Chúa cùng với cả Hội Thánh nghĩa là cùng với những người đang quy tụ nơi đây vào lúc này, cũng như những kẻ vắng mặt và cả những người không còn ở đời này nữa.
Đây không phải là ý tưởng của riêng tôi. Biết đâu, có lẽ lôi đang do dự hoặc đang nhu nhược chăng? May thay, Hội Thánh trao cho tôi những lời mà tôi cảm thấy dường như được lôi kéo bởi kẻ mạnh hơn tôi hoặc đã đi trước tôi. Lời tuyên xưng đức tin này được gọi là ''Kinh Tin Kính của các Tông Đồ'', có nghĩa là dấu để nhận biết.
- Lời Nguyện giáo dân
Kết thúc phần phụng vụ Lời Chúa. Vì lúc này đây chúng ta đang tụ tập với nhau nên chúng ta dâng lên Chúa lời cầu của hết mọi người. Đây cũng là sứ mạng của người kitô-hữu chúng ta, bởi lẽ Chúa Giêsu đã ban sự sống cho hết mọi người. Mọi người đều được kêu gọi nhận biết thiên Chúa.



Phụng vụ Thánh Thể
- Chuẩn bị lễ vật hay dâng lễ
Bánh và rượu là hoa màu ruộng đất và công lao của con người, được đem lên bàn thờ và được dâng lên Thiên Chúa bằng một lời kinh chúc tụng giống như người ta thấy có trong Cựu Ưức. Trước một bữa ăn, cần mang đến các thứ dễ dùng.
Đây là lúc mỗi người được mời gọi dâng lễ vật của mình lên. Vì vậy mà có việc quyên tiền. ''bỏ thau'', để Hội Thánh dùng tiền đó mà giúp đỡ những ai lúng thiếu. Đây cũng là cử chỉ nói lên sự trao đổi và chia sẻ cho nhau như khi xưa các tín hữu đầu tiên đã làm (Cv2,44).
Linh mục kín đáo pha một giọt nước vào trong chén thánh để nói rằng đời ta muốn được kết hiệp với Chúa Kitô.
- Linh mục rửa tay
Là dấu chỉ thanh tẩy trước khi dâng tiến hy tế Đức Kitô.
- Lời nguyện tiến lễ
Để kết thúc phần dâng lễ
- Kinh Tạ ơn
Đây là kinh tạ ơn dài, trong đó Chúa Giêsu lôi kéo chúng la biến cuộc đời mình thành một lời''cám ơn'' Thiên Chúa. Đây là phần cao trọng nhất của Thánh lễ, là lúc chúng ta được nghe đọc lại ý nghĩa về sứ mạng của Chúa Kitô. Đấng đã trở thành hy tế, nghĩa là trở thành lễ dâng tình yêu, trao ban trọn vẹn chính mình. Khi đọc Kinh Tạ ơn. mỗi người lúc này kết hiệp với hy tế của Đức Kitô và từ trong cõi lòng thầm kín, họ hiến dâng lên Chúa cuộc đời, niềm vui, nỗi khổ của mình... Con có thể ghi nhận nhiều giai đoạn trong Kinh Tạ ơn này như sau:
- Hành vi tạ ơn: Linh mục nhân danh toàn thể cộng đoàn đã được ''thánh hóa'' bằng bí tích rửa tội, má tôn vinh Thiên Chúa và dâng lên Ngài lời tạ ơn, cảm tạ về mọi công trình Ngài đã thực hiện qua Chúa Giêsu. Linh mục đọc lời kinh này lên tiếng: đó là ý nghĩa của từ ngữ “tiền tụng” (préface). Kinh này bất đầu bằng một mẫu đối thoại, chứng tỏ rằng linh mục hành động nhân và cho toàn thể cộng đoàn. Kinh tiền tụng kết thúc bằng ba lần lung hô Thánh. Thánh, Thánh... theo lời tiên tri Isaia (ls6,l-4).
Khẩn cầu Chúa Thánh Thần: Linh mục làm theo cử chỉ xa xưa trong Kinh Thánh. Ngài
- Các lời chuyển cầu: đưa chúng ta đến chỗ đón lấy toàn thể Hội Thánh thiên quốc: là các Thánh, mà trước hết là Đức Maria. Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta; rồi đến Hội Thánh trần gian, với Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, các linh mục, phó tế, loàn thể cộng đoàn, anh em đồng loại, nhưng cũng cả những người đã lìa bỏ chúng ta và đang đợi chờ sống lại
- Vinh tụng ca kết thúc: Đây là lời tung hô mà chỉ mình linh mục đọc để chúc vinh Thiên Chúa về mọi điều Thiên Chúa thực hiện. Đây cũng chính là ý nghĩa của từ “vinh tụng ca”.



Nghi thức hiệp lễ
- Kinh lạy Cha: chúng ta đọc chung để dọn lòng hiệp lễ. Chúng ta là những người đã được Chúa Thánh Thần liên kết nên một với nhau. Như vậy hầu như chúng ta đã được hiệp nhất nên một với Đức Kitô và chúng ta để Chúa Giêsu dùng miệng lưỡi chúng ta, tâm hồn chúng ta mà hướng về Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu cầu nguyện qua chúng ta, bởi vì đây là những lời kinh đẹp đẽ của chính Ngài.
- Kinh xin bình an: Linh mục đọc kinh này nhắc chúng ta nhớ rằng bình an là ơn của Chúa, là ơn mà chúng ta phải luôn luôn xin Ngài bằng tâm tình tin tưởng cậy trông bởi vì, lòng chúng ta chậm tin.
- Cử chỉ chúc bình an: Đây không phải là mộ cử chỉ bình thường nhưng là dấu chỉ nói lên ý muốn của chúng ta ao ước sống điều mà Chúa thương ban cho chúng ta, đó là sự bình an của Ngài. Vì vậy cần phải tỏ bày cho nhau thật tốt đẹp sự bình an mà ta nhận lãnh từ linh mục.
Linh mục bỏ vào trong chén một chút Bánh Thánh là dấu chỉ sự sống của Chúa Kitô là một, gồm cả Mình và Máu Ngài
Trong khi linh mục bẻ Bánh Thánh, dấu chỉ sự sống Chúa Kitô được ban cho hết mọi người, chúng ta hát lại đúng lời của Thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu: đây là Chiên Thiên Chúa.
Linh mục đọc thầm một mình kinh dọn mình. Mỗi người cũng được mời gọi dọn mình.
Sau đó linh mục giới thiệu Mình Thánh Chúa Kitô bằng cách nói với chúng ta rằng, đây chính là Chúa Giêsu, vì thương ta, đã lôi kéo chúng ta đến với Ngài. Chúng la cùng thưa lại bằng chính lời của người tôi tớ viên bách quản (Lc7,l-10).
Ngay cả khi người ta đã rước lễ lần đầu rồi, thì cũng nên nhớ lại rằng không bao giờ được phép coi việc đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô là một nghĩa vụ phải làm, nhưng đối với mỗi người chúng ta đây luôn luôn là một ơn vô giá.
- Hiệp lễ: Mỗi người thứ tự tiến lên rước Chúa Kitô. Bài hát hiệp lễ thúc giục chúng ta nội tâm hóa giây phút này bằng cả niềm hân hoan vui sướng.
- Đi về chỗ ngồi: Thay vì ngó chừng các bạn đang có mặt trong cộng đoàn, con hãy dành một phút thinh lặng để gặp gỡ riêng tư mình con với Chúa Kitô đang hiện diện trong lòng con, để cám ơn Ngài và để xin Ngài giúp con lớn lên trong sự sống của Ngài. Thật vậy, khi trở thành Kitô hữu, người ta thông ''làm nên'' sự hiệp thông nhưng chính sự hiệp thông “làm nên” chúng ta. Như vậy, phải mở rộng tâm hồn để Chúa Giêsu làm mọi điều Ngài muốn làm trong ta.
- Lời nguyện hiệp lễ: Linh mục đọc lời nguyện đó kết thúc chung cho mọi lời cảm tạ riêng tư của chúng ta.



Nghi thức kết thúc
- Phép lành: Ban phép lành có nghĩa là “nói điều tốt lành”. Thiên Chúa, với tất cả lòng yêu thương, ban cho chúng ta sự sống Ba Ngôi, bởi vì Thiên Chúa muốn chúng ta mãi mãi được hạnh phúc.
- Giải tán: Linh mục mời gọi chúng ta sống sung mãn điều vừa lãnh nhận. Thánh Augustinô nói rằng: ''hãy trở nên điều mình vừa lãnh nhận''. Như vậy, giải tán không phải là chấm dứt hoạt động, nhưng là thực sự mở ra, tiếp tục trở nên dấu chỉ của Đức Kitô tại nơi mình sống thường xuyên, chẳng hạn trong gia đình, tại trường học, ở đoàn đội. Chúng ta thật sự cần phải được giải tán để có thể hiện được điều ấy.
www.caimon.conggiao.net (http://www.caimon.conggiao.net)