PDA

View Full Version : Tết Trung Thu



Dauan_tinhyeu
22-09-2009, 01:42 PM
Tết Trung Thu (chữ Hán (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n): 中秋節/Hán Nôm:節中秋) theo âm lịch (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_l%E1%BB%8Bch) là ngày rằm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=R%E1%BA%B1m&action=edit&redlink=1) tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%C3%A1nh_n%C6%B0%E1%BB%9Bng&action=edit&redlink=1), bánh dẻo (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%C3%A1nh_d%E1%BA%BBo&action=edit&redlink=1). Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_l%C3%A2n), múa sư tử (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_s%C6%B0_t%E1%BB%AD), múa rồng (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_r%E1%BB%93ng) để các em vui chơi thoả thích.
Ý nghĩa tết Trung Thu

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc (Từ thời đời Đường 唐朝), là ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á. Tết Trung Thu không chỉ là ngày tết của người Trung Hoa, mà còn là ngày tết của những quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam...Theo lịch sử Trung Quốc, tháng 8 âm lịch là tháng thứ hai của mùa Thu, người xưa gọi là "Trọng Thu" (仲秋), vì thế dân gian gọi là Trung Thu hay là lễ tháng 8, lễ giữa tháng 8, lễ Trăng... (Theo nguồn Wiki tiếng Hoa) Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_r%E1%BB%93ng) vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_s%C6%B0_t%E1%BB%AD) hay múa lân (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_l%C3%A2n). Con Lân (http://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B3_l%C3%A2n) tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1t_Tr%E1%BB%91ng_Qu%C3%A2n) trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Tết Trung thu trong văn học - nghệ thuật

Thơ về Tết Trung Thu

Trung Thu vốn là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%C6%A1) đời Đường Đỗ Phủ (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Ph%E1%BB%A7) với bài Trung thu:
Thu cảnh kim tiêu bán Thiên cao nguyệt bội minh Nam lâu thùy yến hưởng Ty trúc tấu thanh thanh Bản dịch của Thái Giang:
Cảnh thu nay đúng nửa rồi Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao Lầu nam ai rót rượu đào Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng[1] (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Trung_thu#cite_note-0) Nhà thơ Tản Đà (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A3n_%C4%90%C3%A0) cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:
Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió cùng mây thế mới vui Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Câu hát về Tết Trung thu

Bài Chiếc đèn ông sao:
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu Cán đây rất dài, cán cao qua đầu Em cầm đèn sao em hát vang vang Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...tùng dinh dinh là tùng tùng dinh Bài Múa sư tử:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang Bài Rước đèn tháng tám
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi Em rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay Em múa ca trong ánh trăng rằm Đèn ông sao với đèn cá chép Đèn thiên nga với đèn bướm bướm Em rước đèn này đến cung trăng Đèn xanh lơ với đèn tím tím Đèn xanh lam với đèn trắng trắng Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu Nhạc sĩ Lê Thương (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%C6%B0%C6%A1ng) cũng có bài Thằng Cuội (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%B1ng_Cu%E1%BB%99i) viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn "Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ...".
Nhạc sĩ Ngọc Lễ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ng%E1%BB%8Dc_L%E1%BB%85&action=edit&redlink=1) cũng có tác phẩm Cắc tùng cắc tùng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%E1%BA%AFc_t%C3%B9ng_c%E1%BA%AFc_ t%C3%B9ng&action=edit&redlink=1) về ngày Tết Trung thu cho các em thiếu nhi.
Thử cái xem

Làm đồ chơi Trung Thu

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/71/Den_ong_sao.JPG/200px-Den_ong_sao.JPG (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Den_ong_sao.JPG)
Đèn ông sao, một đồ chơi trẻ em phổ thông trong lễ rước đèn Tết Trung Thu


Trước đây ở miền Bắc (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mi%E1%BB%81n_B%E1%BA%AFc&action=edit&redlink=1), khi còn trong thời kỳ bao cấp (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bao_c%E1%BA%A5p&action=edit&redlink=1), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%91ng_b%E1%BB%8Fi&action=edit&redlink=1), đèn ông sư (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C3%A8n_%C3%B4ng_s%C6%B0&action=edit&redlink=1), đèn ông sao (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C3%A8n_%C3%B4ng_sao&action=edit&redlink=1), đèn kéo quân (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C3%A8n_k%C3%A9o_qu%C3%A2n&action=edit&redlink=1), mặt nạ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%E1%BA%B7t_n%E1%BA%A1&action=edit&redlink=1), tò he (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B2_he), chong chóng, v.v. cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như : đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Ng%E1%BB%99_Kh%C3%B4ng), Trư Bát Giới (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0_B%C3%A1t_Gi%E1%BB%9Bi), Bạch Cốt Tinh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BA%A1ch_C%E1%BB%91t_Tinh&action=edit&redlink=1)... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.
Rước đèn

Múa lân

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/c/c4/Mua_lan.JPG/200px-Mua_lan.JPG (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Mua_lan.JPG)
Múa lân trong Tết Trung Thu


Múa lân (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_l%C3%A2n) (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_s%C6%B0_t%E1%BB%AD) mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.
Bày cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Ch%C3%BA_th%C3%ADch_ngu%E1%BB%93n_g%E1%B B%91c)] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%C3%BA_Cu%E1%BB%99i_tr%C3%AAn_cu ng_tr%C4%83ng&action=edit&redlink=1), do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Các loại bánh

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/39/Moon_Cakes.jpg/200px-Moon_Cakes.jpg (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Moon_Cakes.jpg)
Bánh nướng ngày tết Trung thu


Bánh nướng Bánh dẻo Hát trống quân

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Tặng quà Trung thu

Trước tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh[2] (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Trung_thu#cite_note-1).
Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 - 250gr khoảng 100.000 - 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu hộp bánh.[3] (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Trung_thu#cite_note-2) Và các hộp bánh đắt như vàng, người nghèo không sao mua nổi[4] (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Trung_thu#cite_note-3) cứ chạy lòng vòng từ người nọ sang người kia.
Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sống khá lên sau đổi mới (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%95i_m%E1%BB%9Bi), nó có thể là một hình thức tiêu cực (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tham_nh%C5%A9ng) khi giá trị món quà quá lớn.
Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%)[5] (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Trung_thu#cite_note-4) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan biếu xén để hưởng lợi.
Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp "ơn nghĩa" của người lớn hơn là tết của con trẻ (http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub=61&article=74957|). Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xen quà cáp nhằm mua quan bán chức (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mua_quan_b%C3%A1n_ch%E1%BB%A9c&action=edit&redlink=1). Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh "là vàng", "là đô la" đã làm mờ mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần này[6] (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Trung_thu#cite_note-5).
Sản xuất đồ chơi Trung thu

Nói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi rước trăng.
Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_An) và Sài Gòn (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A0i_G%C3%B2n) nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu.
Theo Văn công Lý hiện sống tại Hội An, thì ông tổ ngành làm đèn lồng ở đây tên gọi là Xã Đường. Đèn Hội An độc đáo ít nơi có, đèn lồng Hội An đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo lung linh.
Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới bây giờ, Phú Bình thuộc quận 11 Đô Thành, cũng vẫn là một trung tâm sản xuất lồng đèn trung thu lớn nhất miền nam VN, cung cấp cho cả vùng. Đây là một làng di cư năm 1954, nguyên gốc từ Làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Làng này ở Bắc Phần vốn nổi tiếng với nghề thợ nhuộm. Khi vào nam, dân chúng vẫn sống quây quần với nhau bằng nghề nhuộm, dệt vải và làm giầy dép. Phú Bình sau năm 1975 nằm trên điạ bàn của Phường 19, quận Tân Bình và phường 5, quận 11, cách khu du lịch Đầm Sen chừng nửa cây số. Lúc đầu khi vào nam, Phú Bình chỉ chuyên sản xuất những loại đèn Trung Thu đơn giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao... cố ý để cho học sinh vui chơi trong đêm lễ mà thôi. Từ năm 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất hơn nửa triệu đèn lồng trung thu, cung cấp khắp các tỉnh thành từ Bến Hải vào tới Cà Mau. Sau này dân chúng ở dây vẫn tiếp tục nghề cũ. Năm 1994, lồng đèn Trung quốc ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam khắp nước, chèn ép đèn Phú Bình, làm cho dân chúng ở đây lâm cảnh điêu đứng đói khổ, vì hàng bị ế ẩm do lồng đèn Trung quốc đẹp, kiểu cách mới lạ, lại rất tiện lợi khi ra gió không sợ cháy vì dùng pin, giá thành lại rẻ, nên ai cũng muốn mua[7] (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Trung_thu#cite_note-6).
Ở thị trường Việt Nam ngành công nghệ sản xuất đồ chơi cho trẻ em dịp trung thu giúp tạo việc làm và lợi nhuận cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nguyên liệu thông dụng và công nghệ đơn giản, vốn ít, sau một thời gian để đồ chơi của Trung quốc thống lĩnh thị trường đến năm 2006 ngành hàng sản xuất lồng đèn Việt Nam hồi phục và chiếm lĩnh lại thị trường nội địa.
(Sưu tầm)

thư
09-04-2010, 09:20 PM
bài viết chi tiết wó,lâu ngày mình còn hok bik nguồn gốc của tết trung thu từ đâu lun á^^