PDA

View Full Version : Có ai nhớ những mùa trăng...



Teacher's Mập
29-09-2009, 07:26 PM
Có ai nhớ những mùa trăng...

(13/09/2008 10:09:00)



Đi giữa mùa thu này, lại nhớ về những mùa thu xưa. Thời mà tôi còn là một đứa trẻ háo hức chờ đến ngày trăng rằm tháng tám để được đi xem múa lân, được phá cỗ trông trăng.
http://afamily.channelvn.net/images/family/spacer.gif

Rất lạ, cuộc sống hiện đại trong mùa trung thu thời hiện đại lại cứ khiến con người ta hoài niệm về những trung thu xưa, với góc bánh dẻo, bánh nướng bé tý, với những chiếc đèn ông sao tự tạo bằng giấy bóng xấu xí, và cả nỗi nghẹn ngào tủi thân của đứa trẻ nghèo. Hay bởi chính những gieo neo ấy lại cho con người ta biết nâng niu những gì đang có, biết nhìn cuộc đời, vì thế mà nhân ái, mà yêu thương hơn.

Những mùa trung thu cũ
Nắng thật nhẹ. Gió thật dịu dàng. Và trời thì xanh vắt. Mùa thu đến, cây trút lá, dọc những con phố dài như ngửi thấy mùi man mát của khí thu lẩn quất. Mùa thu đến từ bao giờ mà tôi không để ý. Chỉ đến khi thấy hai bên đường những quầy bánh trung thu, đèn kéo quân, mặt nạ… mới chợt giật mình. Thế là mùa thu đã đến, một mùa trung thu nữa lại về.
Đi giữa mùa thu này, lại nhớ về những mùa thu xưa. Cái thời mà tôi còn là một đứa trẻ háo hức chờ đến ngày trăng rằm tháng tám để được đi xem múa lân, được phá cỗ trông trăng. Cái thời mà những chiếc đèn kéo quân treo trên cửa hiệu đầu phố, đến những chiếc đèn ông sao làm bằng giấy bóng của mấy bà hàng rong là những món quà xa xỉ với đứa bé nghèo như tôi.

http://images.family.channelvn.net/Images/Uploaded/ngocdung/2008/09/trungthu3.jpg
Nhưng không vì thế mà tôi không háo hức chờ đợi trung thu, mong chờ lúc được dắt đứa em nhỏ của mình đón trăng, rồi hai chị em tha hồ mà ngắm những chiếc đèn rực rỡ, những món đồ chơi lạ mắt mà các bạn cùng phố đem đến. Hai chị em tôi ngắm nghía với đầy đủ niềm say mê, sự ngưỡng mộ và cả sự thèm muốn không che giấu.
Sướng nhất là lúc được bạn cho mượn những món đồ chơi ấy một lúc, cảm giác thích thú và sung sướng kinh khủng. Tôi cứ mân mê, ngắm nghía mãi như thể muốn thu lại hết hình ảnh của nó, sắc màu của nó để đến khi trả lại cho bạn không phải tiếc rẻ điều gì. Kể cả những viên kẹo vừa được chia, hai chị em cũng nâng niu như vật báu vậy.
Bóc lớp vỏ bọc ngoài ra, rồi bỏ vào miệng mà không muốn cắn, cứ ngậm để cho vị ngọt của chiếc kẹo lan ra, ngọt vào tận tim. Cứ ngậm để cho chiếc kẹo đừng biến mất nhanh quá. Đến bây giờ, mỗi độ trung thu, khi nhìn thấy những chiếc kẹo đầy đủ màu sắc bày bán trên phố thì dư vị của những chiếc kẹo thuở nào lại ngòn ngọt mà đăng đắng trong tôi. Chị em tôi đã đi qua bao mùa trung thu như thế, nhưng chưa có mùa trung thu nào chúng tôi thấy buồn và tủi thân cả. Lúc nào cũng háo hức, cái sự háo hức rất trẻ con, rất thật.
Tôi vẫn nhớ mùa trung thu ấy, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm. Bố dắt hai chị em đi bộ sang nhà bà ngoại, đến cửa hàng bán đèn ông sao. Hai chị em tôi cứ dán mắt vào nhìn mãi không chán. Tôi cố năn nỉ bố dừng lại một lát để được thỏa thích ngắm những chiếc đèn đẹp kỳ diệu như vì sao lấp lánh vậy.
Chúng tôi ngắm say mê đến nỗi khi bị bà chủ hàng quát đuổi đi mà vẫn không thể nào dứt ra được. Bố chạy đến, bế em lên và dắt tôi đi. Suốt cả quãng đường còn lại bố không nói một lời, nhưng thỉnh thoảng ngước mắt nhìn lên tôi thấy mắt bố như có ngấn nước. Lúc đó tôi cứ nghĩ rằng mình là đứa bé hư nên bị người ta mắng rồi làm bố buồn. Tôi thấy mình có lỗi lắm.
Sang ngày hôm sau, tôi thấy bố mang về nào giấy màu, nào những thanh tre nhỏ, nào hồ dán, rồi bố hì hụi vót tre, cắt giấy. Khi biết bố đang làm đèn ông sao cho mình hai chị em tôi vui lắm, sà xuống bên bố, líu lo đủ thứ chuyện rồi cũng tranh nhau cắt giấy cùng bố. Đến lúc thiếu giấy, bố đành lấy tạm tờ báo cũ xin được của nhà hàng xóm dán thêm vào.
Thế là trung thu năm ấy hai chị em tôi lại có chiếc đèn ông sao của riêng mình. Sao mà chúng tôi mong ngóng trung thu đến thế. Thế rồi, trăng tròn vành vạnh, mới sâm sẩm mà chị Hằng Nga đã tỏa sáng khắp ngõ rồi. Giữa trăm nghìn màu sắc của những chiếc đèn kéo quân, những đèn ông sao, những đồ chơi bằng giấy bóng kính, thì hai chiếc đèn bằng giấy màu và báo cũ của chúng tôi như là vịt con xấu xí giữa bầy thiên nga.
Nhưng sao hồi đấy, tôi không hề thấy xấu hổ vì điều đó, tôi thấy tự hào vì mình cũng có một chiếc đèn sao của riêng mình sau biết bao mùa trung thu chờ đợi. Và em tôi cũng thế. Trung thu qua đi, hai chị em quyết định cất thật cẩn thận chiếc đèn ông sao để sang năm lại dùng. Từ đó, chúng tôi lại có đèn ông sao, chiếc đèn năm nào cũng được thay áo mới, mỗi năm lại đẹp hơn một ít…

http://images.family.channelvn.net/Images/Uploaded/ngocdung/2008/09/trungthu12.jpg
Mùa trung thu này, mây vẫn nhẹ nhàng trôi, và trăng thì vẫn dịu dàng tỏa sáng. Những chiếc đèn lấp lánh giờ đã thật xa trong kí ức tôi. Nhưng, mỗi mùa trung thu lại thấy se se những kỉ niệm ùa về. Những kỉ niệm đã làm nên trung thu thật riêng, thật kỳ diệu trong tuổi thơ tôi. Những mùa trung thu bây giờ.
Một mùa trung thu mới lại đến. Trung thu của bánh nướng, bánh dẻo, đèn kéo quân và những trò chơi dân gian dường như đã đi qua. Trung thu của đồ chơi nhiều âm thanh, màu sắc, của các ng bánh kẹo đua nhau cạnh tranh, của những show diễn cho trẻ em trong các khách sạn sang trọng lại đến. Chỉ lắng lại trong lòng là những cảm xúc vẹn nguyên, sáng trong, giản đơn mà diệu kì đến lạ.
Tuổi thơ của tôi, từ khi bắt đầu đã luôn ngập tràn yêu thương và chăm sóc. Những gì bố mẹ và các chị đem đến cho tôi từ những tháng ngày khó khăn của họ là một cuộc sống bình yên. Có những tháng ngày bình thường giản dị, được điểm xuyết bằng những ngày lễ rộn ràng niềm vui.
Trung thu là tết thiếu nhi. Cái suy nghĩ ấy đã ăn sâu vào kí ức và tiềm thức của tôi bằng những ngày vô cùng hạnh phúc, đến nỗi tôi mong chờ như ngày của riêng mình. Khi ấy, cứ mỗi dịp trăng tròn, tôi lại háo hức với chiếc đèn ông sao bố tự tay vót tre, dán giấy. Những tờ giấy thủ công xanh đỏ của các chị có hấp lực kì lạ dưới bàn tay bố, và lung linh trong ánh nến mờ mờ đêm trung thu.
Lớn lên một chút, Tết Trung thu xanh đỏ và lấp lánh sắc màu. Tôi vẫn còn nhớ chiếc đèn cù bố mua cho chị hai, một thứ đồ chơi thực sự bí ẩn trong mắt đứa trẻ như tôi, sặc sỡ, lấp lánh trong đêm và cứ xoay tròn mãi theo từng nhịp bước. Buổi tối, khi tiếng trống vang rền trong khu tập thể, tôi lại được các chị nắm tay tới điểm phá cỗ trông trăng, nơi lũ trẻ đứa nào đứa nấy, mặt tươi rói đang kéo về từ những căn nhà đỏ quạch ánh sáng đèn.
Hồi đó, bánh nướng, bánh dẻo không sẵn như bây giờ. Phải đến Tết Trung thu, những chiếc bánh nướng vàng ruộm thơm phức và bánh dẻo trắng ngần ngọt lịm mới được mua về. Trẻ con chúng tôi đặc biệt thích thú với bánh nướng hình chú lợn và bánh dẻo hình con cá. Nó gần như niềm vui sướng được có riêng chiếc bánh chưng con con chỉ dành cho lũ trẻ vào ngày tết.

http://images.family.channelvn.net/Images/Uploaded/ngocdung/2008/09/trungthu8.jpg
Tối trung thu, trăng lên cao tròn vạnh, trẻ con cả khu xôn xao về nơi phá cỗ. Mỗi đứa được bố mẹ cho một phần bánh và hoa quả mang đến góp. Người quản trò là các anh chị lớn tuổi hơn, những đứa bé như tôi chỉ ngô nghê và vụng về chơi theo những trò chơi các anh chị bày cho. Trung Thu giản đơn và ngập tràn tiếng cười. Cảm giác về một ngày đặc biệt mỗi năm lại đến cứ đọng mãi tới giờ.
Tôi kết thúc những mùa trung thu ấu thơ bằng một đêm trung thu rộn rã trên bãi cát gần nhà. Trên cao, trăng vằng vặc. Dưới thấp, nến sáng khắp nơi, những chiếc đèn nhiều màu sắc tỏa ánh lung linh và huyền ảo, hồng ngâm ngọt lịm như mùa thu và bánh thơm hương vị ngày tết thiếu nhi. Nơi đó, bây giờ đã là những ngôi nhà nhiều tầng bằng bê tông vững chắc, những người của mùa thu năm xưa đang cuốn trong dòng người xuôi ngược với bộn bề lo toan không có mùa.
Những mùa trung thu gần đây, phố phường nhộn nhịp từ cách ngày trăng tròn cả tháng. Bánh cổ truyền mang nhiều hương vị, cũ có, mới có nhiều hơn. Nhưng hương bánh đặc trưng mà chỉ ngửi thấy thôi đã ngập tràn cảm giác về ngày tết thiếu nhi khó còn gặp được. Không còn ánh mắt háo hức chờ đến ngày để mẹ mở chiếc bánh thơm ngon được ngóng chờ cả năm ra khỏi lớp bóng kính, cắt cho mỗi người một góc.
Chỉ dáng bố ngồi tỉ mẩn vót thanh tre vẫn thoáng hiện lên khi đi ngang những cửa hàng đồ chơi mọc lên như nấm ấy. Đèn ông sao chẳng còn mấy ai thiết tha. Hình bóng trung thu đến sớm mà hương vị trung thu còn mãi đâu xa.
Trung thu năm nay, thấy nhớ nao lòng đám trẻ con chơi trò rước đèn ông sao cuối sân khu tập thể. Giữa nến và đèn cù, đèn kéo quân, một đứa thao thao kể chuyện chị Hằng. Trong đám đông nhao nhao múa hát chơi đùa, một đứa tự hào mang đến con cún xinh bằng bưởi mẹ nó làm ban chiều. Những bàn tay bé xinh run run và khấp khởi che cho nến trong đèn ông sao lâu tắt.
Trung thu năm nay, đứa cháu hân hoan tham dự một chương trình trung thu được tổ chức ở khách sạn. Đôi mắt vẫn to tròn. Chị Hằng hiện lên bất ngờ trên sân khấu sáng trưng chứ không nép mình sau vành trăng tròn xoe để lũ trẻ phải ngước nhìn lên cao, chỉ cho nhau mới thấy. Chú Cuội cũng không hề trốn trong câu chuyện vừa nghe vừa tưởng tượng. Thế rồi đêm trăng cũng nhanh chóng qua đi. Bữa tiệc cũng là một niềm vui nhanh đến nhanh đi như bao chương trình biểu diễn khác. Hai mươi năm nữa, khi ngày trung thu gần kề, liệu có gì còn đọng lại, liệu có gì cho con người còn nhớ mong?





Theo Lê Huyền- Khánh Chi

VNN

tini
29-09-2009, 08:57 PM
Đúng rùi há ! Trung Thu xưa, tini chỉ thích ăn duy nhất loại bánh nướng lợn mẹ và đàn lợn con ... bên trong chỉ có nhân đậu xanh thôi . Ngon tuyệt ! Sao bi giờ không ăn lại kỉ niệm xưa nhỉ ??? :105::105:

Teacher's Mập
29-09-2009, 10:37 PM
Cóp nhặt vài thông tin về trung thu để các mẹ kể cho con nghe nhé http://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Smug.gif, chúc các con trong đại gia đình WTT có một tết trung thu vui vẻ, mạnh khỏe và nhiều ý nghĩa http://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Rose.gifhttp://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Rose.gifhttp://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Rose.gif


http://my.opera.com/vanhoaviet/homes/blog/MidAutumn_f.jpg
Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.


http://www.susu.at/diary-pix/banh.jpg

Sử sách chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng văn võ bá quan thưởng nguyệt, vua Đường ao ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp sư Diệu Pháp Thiên (có sách chép là Lã Công Viên) tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng.


http://www.maximbakery.com.vn/images/lanterns.jpg

Lên tới cung trăng, Đường Minh Hoàng được các tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê Thường vũ y.
Vua Đường thích quá, nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .

Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, cả thành phố sẽ tràn đầy màu sắc Trung Thu. Nếu bạn đi qua con phố Bà Triệu vào khỏang thời gian này thì sẽ thấy 2 bên đường rất nhiều hàng bán bánh trung thu với đầy đủ nhãn hiệu Kinh Đô, Trùng Khánh, Bảo Ngọc, Hải Châu....

http://www.xitrum.net/images/bandocviet/dengio2.jpg

Điểm nóng thật sự của tết Trung Thu là tại phố Hàng Mã và Lương Văn Can với la liệt đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, đặc biệt là các sản phẩm được làm ra từ Trung Quốc. Khỏang thời gian này thì tuyến phố này rất nhộn nhịp bởi các bậc phụ huynh đưa con cái mình đi sắm đồ Tết Trung Thu...
Tại các khu phố, ngóc ngách, trẻ con buổi tối ăn cơm xong là hay cùng nhau rước đèn đi khắp ngõ, cùng nhau nô đùa, không khí rất là nhộn nhịp. Vào đêm rằm Trung Thu, ở các khu phố này, người lớn cũng hay dành 1 khỏang sân trống để tổ chức Tết Trung Thu cho các em với nhiều trò chơi, ca hát, cùng nhau "phá cỗ"

http://farm2.static.flickr.com/1084/1420168523_b98dc18456_o.jpg

__________________
http://r9.fodey.com/2040/c451ea5aa78146e0b3376d13722dc816.0.gif
Hội các mẹ dự sinh tháng 10 năm 2009 (http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=237081)
CLB GÁI 3 CON TRÔNG MÒN CON MẮT http://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Laughing.gifhttp://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Love%20Struck.gif (http://webtretho.com/forum/showthread.php?p=6241897&posted=1#post6241897)