PDA

View Full Version : Linh muc-người Cha tinh thần của Dân Chúa



Dauan_tinhyeu
25-10-2009, 10:20 PM
(Bài suy niệm của Lm. Phi Khanh Vương Đình Khởi, ofm chia sẻ cho các Linh mục và Đại Chủng sinh của Giáo Phận Xuân Lộc, vào ngày Khai Mạc Năm Linh Mục, 19/06/2009 tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc).



Dẫn nhập
Cảm hứng từ sáng kiến của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI


ĐTC Bênêđíctô đã có sáng kiến mở Năm Thánh Phaolô (29/6/2008-29/6/2009), rồi "Năm Linh Mục" (19/6/2009-19/6/2010) tiếp nối nhau. Thú thực, từ trước đến nay, ngay cả khi viết bài "Huyền nhiệm Linh Mục"[1] (http://www.ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=536:linh-muc-cha-tinh-than-cua-dan-chua&catid=6:giang&directory=58&Itemid=58#_ftn1), tôi vẫn cảm thấy ngần ngại đối với danh xưng "cha" được dùng để gọi linh mục, do lời cảnh báo mạnh mẽ của Chúa Giêsu (x. Mt 23,9). Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ hơn tư tưởng của Thánh Phaolô, tôi hết ngần ngại. Bài suy niệm bổ sung sau đây xuất phát từ một câu nói của Thánh nhân trong 1 Cr 4,15: "...trong Đức Kitô-Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em". Từ đó chúng ta rút ra đề tài:"Linh Mục, Cha Tinh Thần của Dân Chúa". Chính Thánh Phaolô là một gương mẫu đặc biệt cho Linh Mục. Ngài mời gọi chúng ta nhìn vào cách sống và hành động của ngài, nhưng không muốn chúng ta dừng lại nơi bản thân ngài, mà trái lại, cùng với ngài nhìn lên khuôn mẫu tuyệt vời là Đức Kitô: "Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô" (1 Cr 11,1; 1 Tx 1,6; Pl 3,17...). Và cuối cùng ngài cũng kêu mời chúng ta"hãy bắt chước Thiên Chúa" - nghĩa là bắt chước Chúa Cha (x. Ep 5,1), bởi lẽ Chúa Cha là khuôn mẫu tuyệt đối của Chúa Kitô, của Thánh Phaolô và của các tín hữu. Vậy, trước khi tập trung tìm hiểu đề tài "Thánh Phaolô đã sinh ra các Kitô hữu và thi hành chức năng Cha Tinh Thần của Dân Chúa như thế nào?", chúng ta hãy suy niệm về khuôn mẫu tối cao là Chúa Cha nhìn dưới góc độ "tình phụ tử" hoặc "phụ tính" (tiếng Hy lạp: "patria"; Latinh: "paternitas") như là điểm xuất phát chắc chắn nhất.

Phần I: Chúa Cha là nguồn gốc và nguyên mẫu của mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất (x. Ep 3,14).

Thánh Phaolô viết nguyên văn như sau: "vì những gian truân tôi phải chịu vì anh em là vinh quang của anh em, tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha, từ Người mà mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất được đặt tên" (onomazetai = nominatur), để cầu xin Người, theo vinh quang phong phú của Người, ban cho anh em được mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, hầu cho con người nội tâm của anh em được vững vàng; và xin Đức Kitô ngự trong tâm hồn anh em nhờ đức tin...) (Ep 3, 13-19).
- Tình phụ tử trên trời ám chỉ mầu nhiệm Chúa Cha sinh ra Chúa Con trong vĩnh cửu và sinh thành các tín hũu trong thời gian. -Còn tình phụ tử dưới đất ám chỉ việc cha mẹ sinh thành con cái, và mọi dạng thức của tương quan cha-con: về mặt pháp lý (tương quan giữa nghĩa phụ với nghĩa tử) hoặc tâm linh (tương quan giữa linh phụ, hoặc cha tinh thần với những người con thiêng liêng...).
1.1. "Con Một Thiên Chúa... được sinh ra mà không phải được tạo thành". Lời tuyên xưng đức tin này của chúng ta trong Kinh Tin Kính có nghĩa gì? - Rõ ràng Kinh Tin Kính phân biệt hai hành động của Thiên Chúa: sinh thành Ngôi Lời trong vĩnh cửu, và tạo thành vạn vật trong thời gian. Vậy đâu là sự khác biệt giữa "sinh thành" và "tạo thành"?
1.2. Về việc tạo thành vạn vật và loài người, sách Sáng thế có hai trình thuật, mà nhiều nhà chú giải nghĩ là chúng xuất phát từ hai truyền thống khác nhau: trình thuật A (St 1,1-2,4a) thuộc truyền thống "Tư tế" (tiếng Đức là P ñöôïc ghi laïi trong vaên kieän Tö teá = Priester-Kodex); và trình thuật B (St 2,4b-25) thuộc Truyền thống Gia-vít (J = Jahwist) trong đó Thiên Chúa mang Danh hiệu là Giavê.
1.2.1. Truyền thống Tư tế có hướng suy tư trừu tượng hơn, nên đã thuật rằng Thiên Chúa dùng lời đầy quyền năng để tạo thành vạn vật và con người ("TC phán: phải có ánh sáng. Liền có ánh sáng ...": St 1,3...). Riêng con người được TC tạo thành theo hình ảnh của Ngài và giống như Ngài, và TC tạo thành con người có nam có nữ (St 1, 26-27). Dựa vào St 1, 26, ta thấy điều làm cho con người giống TC hoặc mang hình ảnh TC, chính là quyền " bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất".
1.2.2. Truyền thống Gia-vít có hướng suy tư cụ thể, bình dân và giàu hình tượng hơn, nên đã mô tả việc TC lấy đất nặn ra mọi dã thú, chim trời (St 2,19). Riêng con người, được TC lấy bụi từ đất nặn ra, rồi thổi sinh khí (nephesh) vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật (St 2,7). Tính ưu việt của lòai người so với các lòai vật khác nằm ở chỗ lòai người được TC ban cho quyền đặt tên cho mỗi sinh vật (St 2, 19-20) - vì đặt tên là một cách làm chủ sự vật mình đặt tên cho.
1.2.3. Hai trình thuật A và B về hành động TC tạo thành lòai người, tuy dùng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng cùng biểu lộ một ý tưởng giống nhau. Đó là TC ban cho lòai người một phẩm giá cao hơn các loài vật khác, đặt lòai người vào một vị trí gần với TC hơn. Nền tảng của phẩm giá đó là "hình ảnh TC được khắc ghi vào con người" (A), và là sự kiện TC thổi sinh khí vào lỗ mũi con người (B). Từ nền tảng thánh kinh này, Giáo Hội đã rút ra điểm giáo lý về linh hồn thiêng liêng không đến từ cha me, nhưng được TC tạo dựng trực tiếp và nó bất tử... (x. GLHTCG số 366; Bản Tóat yếu Sách GLHTCG, số 70).
1.2.4. Rồi St 5,3 lại ghi rằng: "Khi ông Ađam được 130 tuổi, thì ông sinh ra một người con trai giống như ông, theo hình ảnh ông, và đặt tên là Sết". Như thế, sinh thành cũng thông truyền hình ảnh của người cha sang cho người con. Vậy moät laàn nöõa, ñaâu là sự khác biệt giữa "tạo thành" và "sinh thành"?
1.3. Thiên Chúa Cha sinh ra Chúa Con trong vĩnh cửu và trong vinh quang.
Trước khi trả lời câu hỏi vừa nêu, chúng ta cần suy niệm về mầu nhiệm TC Cha sinh ra Chúa Con. Tổng hợp các dữ liệu Mặc Khải, chúng ta thấy Kinh Thánh Tân Ước đề cập tới hai lần Chúa Cha sinh thành Chúa Con.
1.3.1. Một lần, sinh thành trong vĩnh cửu:
- Theo Thánh Gioan, "Lúc khởi đầu" (Ga 1,1.2), "Ngôi Lời là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật" (Ga 1,14), là "Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha" (Ga 1, 1 và 18). Thánh Gioan muốn nói: Thiên Chúa là Cha, từ đời đời sinh ra Ngôi Lời là Con Duy Nhất, cũng mang bản tính thần linh như Chúa Cha và kết hợp mật thiết với Chúa Cha trong tình yêu.
- Thánh Phaolô cũng chiêm ngưỡng cuộc sinh thành "Thánh Tử, là hình ảnh (aikôn = imago) của Thiên Chúa vô hình; là trưởng tử (prototokos = primogenitus) sinh ra trước mọi lòai thụ tạo (ktiseos = creaturae) (Cl 1,15). Thánh Phaolô phân biệt rõ ràng "việc TC sinh thành Trưởng Tử" với "việc TC tạo thành các loøai thụ tạo". Quả thật Đức Kitô là "hình ảnh hòan hảo của TC (2 Cr 4,4), là "phản ánh vinh quang, là dấu ấn (character = figura = hình ảnh trung thực) của bản thể TC" (Dt 1,3). Như thế, việc "sinh thành" bao hàm sự trao ban hoặc thông truyền "hình ảnh trung thực hoặc dấu ấn bản thể của Cha sang cho Con: Cha và Con hòan tòan giống nhau về bản thể, nghĩa là có chung một bản tính và sự sống. Từ đó Kinh Tin Kính tuyên xưng; "Chúa Con được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha". Điều này đúng tuyệt đối cho trường hợp Chúa Cha sinh thành Chúa Con (theo Gioan và Phaolô), và cũng đúng cách tương đối cho trường hợp Ađam sinh thành Sết trong thân phận thụ tạo hữu hạn (x. St 5,3).
1.3.2. Lần thứ hai, sinh thành trong vinh quang qua mầu nhiệm Phục Sinh. Chính Thánh Phaolô, trong bài giảng ngỏ với người Do Thái tại Antiôkhia, đã loan báo cho họ Tin Mừng này:"Điều TC hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện đầy đủ cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2: 'Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con' "(Cv 13,33). Hành động sinh thành này của TC Cha đáp lại hành động tự nguyện tự hủy ra không của Chúa Con, "đã hạ mình xuống, vâng lời cho đến nỗi phải chết, mà chết trên cây thập tự" (Pl 2, 6-8). Hành động sinh thành này tương đương với hành động Chúa Cha siêu tôn Chúa Con, tặng ban cho Người danh hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu, đó là danh hiệu "Đức Chúa" (x. Pl 2,9-11), và danh hiệu "Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê" (x. Dt 5,5). Khi Thánh Phaolô ứng dụng câu Tv 2,7 cho cuộc Phục sinh của Đức Giêsu để gọi đó là một cuộc sinh thành mới, thì thánh nhân hiểu rằng Con TC ở đây chính là Đấng-Đồng-Hàng-Với-Thiên-Chúa-Nhưng-Đã-Tự-Nguyện-Hạ-Mình-Xuống-Mặc-Lấy-Thân-Phận-Tôi-Đòi-Trở-Nên-Giống-Phàm-Nhân (x. Pl 2,6-8) .- Theo Thánh Gioan, đó là Ngôi-Lời-Thaàn-Linh-Đã-Trở-Thành-Người-Phàm (x. Ga 1,14), mà thần học gọi vắn tắt là Ngôi-Lời-Nhập-Thể. Như thế, qua mầu nhiệm Phục Sinh, TC Cha sinh Đức Giêsu, Thiên-Chúa-Thật-Và-Người-Thật, vào kiếp sống thần linh quang vinh để làm Chúa Tể trời đất và Thượng Tế của Giao Ước Mới. Khác với lần sinh thứ nhất, Con Thiên Chúa trong lần sinh thứ hai này mang thêm nhân tính, nhưng nhân tính, cụ thể là thân xác của Đức Giêsu Phục Sinh, được lấp đầy quyền năng của Thần Khí và thông dự vào đời sống thần linh vinh hiển (x. GLHTCG số 646), nghĩa là thông dự trọn vẹn vào thần tính. "Chúa Cha đã làm cho Đức Kitô, Con của Người sống lại (Cv 2,24), và bằng cách đó đưa nhân tính - cùng với thân xác của Đức Kitô - vào mầu nhiệm Ba Ngôi một cách hòan hảo" (GLHTCG số 648). Chính sự tái sinh Đức Giêsu qua mầu nhiệm Phục Sinh mở đường cho các Kitô hữu đuợc tái sinh bởi ơn trên, tái sinh bởi Nước và Thần Khí (x. Ga 3,3.5), thậm chí để được thông phần bản tính TC, thông dự vào thần tính của TC, theo cách diễn tả táo bạo của Thánh Phêrô (x. 2 Pr 1,4).
1.3.3. Khi đề cập tới hai lần Thiên Chúa Cha sinh thành Chúa Con, chúng ta phải nghĩ gì về cuộc Nhập Thể của Ngôi Lời, xảy ra giữa hai cuộc sinh thành đó, lúc Con Thiên Chúa "xuống thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần và sinh bởi Bà Maria đồng trinh"?- Nhà thần học Joseph RATZINGER vào năm 1968 (lúc còn là một linh mục trẻ, trạc tứ tuần) đã cung cấp một câu trả lời rất tinh tế, sâu sắc:"Việc Ngôi Lời đầu thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria là một cuộc tạo thành mới, chứ không phải một cuộc sinh thành bởi Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là cha thể lý của Đức Giêsu" [2] (http://www.ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=536:linh-muc-cha-tinh-than-cua-dan-chua&catid=6:giang&directory=58&Itemid=58#_ftn2). Đức Giêsu không có cha thể lý (Thánh Giuse chỉ là cha pháp lý của Người, x. Mt 1,18-25). Như thế Thần Khí là Quyền Năng của Thiên Chúa (x. Lc 1,35) đã làm một hành động tạo thành, như khi tạo thành vạn vật và tổ tông lòai người ở đầu lịch sử. Đức Giêsu vẫn là "Con Đấng Tối Cao" (Lc 1, 32), "Con TC" (Lc 1,35), vì vẫn là Ngôi Lời do TC Cha sinh thành trong vĩnh cửu (Ga 1,1.18), nhưng khi đầu thai trong lòng Đức Maria, Ngôi Lời đã nhận lấy vào mình "thụ-tạo-người" do Thần Khí TC tạo thành, và trở thành người thật, mà vẫn là TC thật[3] (http://www.ofmvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=536:linh-muc-cha-tinh-than-cua-dan-chua&catid=6:giang&directory=58&Itemid=58#_ftn3).

1.4. Thiên Chúa Cha sinh thành các Kitô hữu
Tổng hợp các dữ liệu mặc khải của Tân Ứơc, chúng ta thấy rằng hành động TC Cha sinh ra các Kitô hữu cũng huyền nhiệm không kém hai hành động TC Cha sinh ra Chúa Con (x. Ga 1,12-13; 3,5-6; 1Ga 3,9; 5,18...). Một cách đặc biệt, chúng ta cần liên kết việc Chúa Cha sinh thành các Kitô hữu lại với việc Người sinh thành Chúa Con lần thứ hai qua mầu nhiệm Phục Sinh. Lần sinh thứ hai này được Tân Ước "mô tả" rõ hơn, đó là TC đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết (x. 1 Pr 3,18; Rm 1, 4; 8,11...). Nghĩa là trong cuộc tái sinh Đức Giêsu từ cõi chết, có sự tham gia của Chúa Thánh Thần. "Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa biểu lộ quyền năng qua công trình của Thánh Thần làm cho nhân tính đã chết của Đức Giêsu được sống lại và nâng lên tình trạng vinh hiển" (GLHTCG số 648).
Chúa Cha cũng sinh thành (hoặc tái sinh) các Kitô hữu nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, được tuợng trưng bởi nước là dấu chỉ bí tích (x. Ga 3,3.5). Thánh Phaolô diễn tả mầu nhiệm này một cách tinh tế như sau: "Những ai TC đã biết từ trước, thì Người cũng tiền định cho họ nên đồng dạng với hình ảnh Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đảo" (Rm 8, 29). "Anh em đã nhận được một Thần Khí làm cho nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: Abba! Cha ơi" (Rm 8, 14). Nói dễ hiểu hơn: chúng ta được Chúa Cha sinh ra trong Thần Khí để trở thành nghĩa tử của Người. Và chính Chúa Kitô cứu chuộc chúng ta, để chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử (x. Gl 4,5; Ep 1,5). Ơn nghĩa tử là một đề tài được Thánh Phaolô suy niệm rất nhiều trong các lá thư của ngài.
Một điều đáng chú ý là: ranh giới giữa hành động TC tạo thành con người và hành động TC sinh thành con người không dễ tách bạch. Dựa vào hai trình thuật A và B trong sách Sáng thế chương 1 và 2 (xem số 1.2., từ 1.2.1. đến 1.2.3. trên đây), chúng ta có thể nói: hành động tạo thành và hành động sinh thành quyện chặt vào nhau: Thiên Chúa tạo thành con người theo hình ảnh của Ngài, giống như Ngài (trình thuật A); rồi TC thổi sinh khí, nghĩa là sự sống của Ngài vào trong con người (trình thuật B). "Trên mặt đất, chỉ có con người là thụ tạo đã được TC dựng nên cho chính họ và mời gọi họ tham dự vào đời sống thần linh của Ngài nhờ hiểu biết và yêu thương. Vì được tạo dựng theo hình ảnh TC, con người có phẩm giá của một ngôi vị..."(x. GLHTCG số 356; Bản Tóat Yếu GLHTCG, số 66). Như thế, cuộc tạo thành đi kèm với một cuộc sinh thành theo nghĩa: TC cho con người thông dự vào sự sống thần linh của mình.
Sau khi tổ tông sa ngã, thì hậu quả là: hình ảnh TC trong con người bị méo mó và lu mờ, còn sự sống thần linh bị đánh mất. Công trình cứu chuộc do Chúa Giêsu thực hiện nhằm ban lại sự sống thần linh ấy cho con người, và sửa sang lại hình ảnh TC - Sách GLHTCG nói rõ hơn nữa, là " phục hồi hình ảnh TC, làm cho con người lại trở nên giống TC, nhờ ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần (x. GLHTCG số 734) và nhờ sự cầu nguyện" (x. GLHTCG số 2572). Như thế trong công trình cứu chuộc, cuộc tái sinh bởi Thánh Thần kéo theo một cuộc tái tạo hình ảnh TC nơi con người đã sa ngã.
1.5. Sự khác biệt giữa sinh thành và tạo thành
1.5.1. Nhìn tổng quát, sinh thành là trao ban hoặc thông truyền hình ảnh trung thực và hòan hảo của bản thể Cha sang cho Con, khiến Cha và Con có chung một bản tính và sự sống hòan tòan giống nhau một cách tất yếu.
1.5.2. Còn tạo thành, thường được hiểu là "tạo thành từ hư vô" do quyền năng của lời TC kêu gọi một sự vật không hiện hữu hoặc chưa hiện hữu vào tình trạng hiện hữu (x. St 1, 1-2,4a: trình thuật A; GLHTCG số 296-297). Theo St 2,4b-25 (trình thuật B), TC lấy bụi đất nặn nên con người rồi thổi sinh khí vào mũi nó, thì đất trước đó đã được chính TC tạo thành từ hư vô (x. St 1, 9-10). Xem ra trình thuật B về công trình tạo dựng mở ngõ cho một quan niệm về tạo thành, trong đó có chỗ cho sự tiến hóa, mà TC vẫn luôn đóng vai Tạo Hóa chủ động. Điều đáng chú ý là: Hình ảnh của TC được khắc ghi vào con người khi TC tạo thành noù, mang nội dung là quyền thống trị mặt đất và bá chủ cá biển chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất (St 1, 26.28). Nói cách khác, thụ-tạo-người giống Đấng Tạo Hóa ở quyền làm chủ trên các thụ tạo khác (theo trình thuật A). Chaéc haún sau khi được TC thổi sinh khí vào mũi, con người mới nhận được sự sống thần linh như một ân huệ (x. GLHTCG số 375), và do vậy, hành động tạo thành đi kèm với hành động sinh thành (theo trình thuật B). - Chúng ta hiểu nhö taùc giaû saùch Saùng theá vaø Thaùnh Phaoloâ raèng sinh thành là haønh ñoäng cuûa cha thông ban baûn theå vaø sự sống cho con, là cho con được thông dự vào sự sống của cha --. Riêng sách Khôn ngoan đã có một cách giải thích độc đáo về hình ảnh của TC trong thụ-tạo-người (x. St 1,26-27): "TC đã tạo dựng con người cho họ được sống trường tồn bất biến. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính của Người" hoặc "của đặc tính của Người" (Kn 2, 23). Bản dịch tiếng Pháp của BJ (Bible de Jérusalem) và bản dịch tiếng Việt của Nhóm Phiên Dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ đã hiểu là "hình ảnh của bản tính TC", nhưng bản dịch Đại Kết (TOB) đã hiểu là "hình ảnh của đặc tính TC", mà đặc tính của TC, theo một số dị bản đã lưu truyền câu này, chính là tính vĩnh cửu, đúng như ý nghĩa của câu " TC đã tạo dựng con người cho họ được sống trường tồn bất biến", nghĩa là sống vĩnh cửu, qua đó con người được thông dự vào đặc tính vĩnh cửu của TC Tạo Hóa. Chúng tôi thiên về cách hiểu của TOB, vì cách hiểu này ăn khớp với tòan bộ Mặc Khải về việc TC tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài.
1.5.3. Nhưng giữa hành động Chúa Cha sinh thành Chúa Con và hành động Chúa Cha sinh thành loài người hoặc các Kitô hữu có một sự khác biệt rất lớn: hành động sinh thành thứ nhất trao ban sự sống tròn đầy và thông truyền hình ảnh bản thể hòan hảo từ Cha sang cho Con (x. Cl 1,15; 2 Cr 4,4; Dt 1,3) là "Đấng được sinh ra mà không phải được tạo thành". Hình ảnh đó làm cho Chúa Con mang hình thù TC ("morphè Theou = forma Dei) và đặt Chúa Con ngang hàng với TC (isa Theô = aequalem Deo: x. Pl 2,6). Còn hành động thứ hai là hành động sinh thành đi kèm với hành động tạo thành. Con-người-được-tạo-thành-và-được-sinh-thành thì chính tình trạng-được-tạo-thành tương đối hóa và hạn chế tình trạng được-sinh-thành. Sự sống thần linh mà thụ-tạo-người nhận được, được ban theo mức độ bản tính hữu hạn của thụ tạo. Tư-cách-con-Thiên-Chúa được ban cho con người như một ân huệ, chứ không được thông truyền cách tất yếu theo bản tính, và con người được thông dự vào thần tính của TC (x. 2 Pr 1,4) do ân huệ chứ không tất yếu do bản tính. Thánh Phaolô diễn tả chân lý ấy bằng kiểu nói: con người nhận được ơn làm nghĩa tử của TC do công trình cứu chuộc của Chúa Kitô (x. Gl 4, 4-7).
www.ofmvn.org (http://www.ofmvn.org)