PDA

View Full Version : ƠN GỌI KI-TÔ HỮU



xinchonNgai
09-05-2010, 01:42 PM
ƠN GỌI KI-TÔ HỮU
http://www.canhdongtruyengiao.net/Suyniem/SN%20ChauHoangNgoc/ongoi.jpg (http://www.canhdongtruyengiao.net/Suyniem/SN%20ChauHoangNgoc/ongoi.jpg)
Hiện nay, Giáo Hội rất bận tâm với những ơn gọi. Nhưng ở đây, ơn gọi được hiểu theo một cách rất giới hạn. Một cách cơ bản, chúng ta đang nói về ơn gọi trở thành linh mục. đây là ơn gọi quan trọng, nhưng không phải là ơn gọi quan trọng nhất của Giáo Hội.

Ơn gọi đầu tiên và quan trọng nhất, phổ biến đối với tất cả những người đã được rửa tội, đó là ơn gọi trở thành Ki-tô hữu, hoặc ơn gọi làm người môn đệ của Đức Giê-su. Đây là ơn gọi cốt lõi. Tất cả những ơn gọi khác trong Giáo Hội đều phải được coi như liên hệ với ơn gọi này. Khi được rửa tội, chúng ta đáp lại mời gọi của Đức Giê-su “Hãy đến, hãy đi theo Ta”. Nói cách khác, chúng ta tiếp nhận ơn gọi trở nên người môn đệ của Đức Giê-su.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là có nhiều người được rửa tội đã sống không khác biệt gì, so với người không được rửa tội. nếu họ thực hành lòng tin của họ, thì đó lại thường là lòng tin không trưởng thành, dựa trên cách thực hành thường lệ, không dứt khoát. Điều cần thiết là tin tưởng với sự hiểu biết; và đi theo Đức Ki-tô bằng lòng tin của cá nhân mình.

Lần kia, Đức Hồng Y Newman đã hỏi cộng đoàn của Ngài “Việc trở thành một Ki-tô hữu tạo ra sự khác biệt gì? Trong lối sống hằng ngày của chúng ta?”. Câu kết luận là “Tôi e rằng hầu hết chúng ta cứ tiếp tục làm những gì chúng ta đã làm, nếu chúng ta cho rằng đạo Công Giáo không hơn gì một câu chuyện ngụ ngôn”.

Ơn gọi người Ki-tô hữu bao gồm cái gì? Theo những lời trong Tin Mừng, thì ơn gọi làm người Ki-tô hữu là một tiếng gọi trở nên “muối đất, ánh sáng thế gian”. Đạo Công Giáo nói về lối sống thế nào, chứ không chỉ nói về lòng tin vào điều gì. Không nên có sự phân biệt giữa sinh hoạt tôn giáo và những hoạt động hằng ngày. Lòng tin phải được chuyển thành hành động. “Đừng ngại loan báo điều mà bạn tin tưởng, trừ phi bạn hành động một cách phù hợp” (Catherine de Hueck Doherty).

Với tư cách là một Ki-tô hữu, chúng ta đóng một vai trò rất tích cực trong thế giới. Chúng ta có những thứ để hiến tặng, những thứ mà thế gian cần đến một cách tuyệt vọng, mặc dù không phải lúc nào thế gian cũng đón nhận. Chúng ta không nên e ngại hoặc biện hộ về vai trò của chúng ta. Điều này cần đến một lòng can đảm và sự gan dạ nào đó.
Việc đi theo Đức Ki-tô là gì đối với người bình thường? Điều này có ý nghĩa là trở nên một Ki-tô hữu ngay tại nơi bạn sinh sống, và ngay trong nghề nghiệp mà bạn chọn lựa. Có nhiều cách thức để phục vụ Đức Ki-tô và Tin Mừng của Người. Lời mời gọi trong trường hợp đầu tiên không phải dành cho vai trò Tông Đồ, mà là vai trò làm môn đệ của Chúa.

Chắc hẳn là nếu không bao giờ nghe được tiếng gọi của Đức Giêsu, thì chúng ta sẽ có một cuộc sống dễ dãi hơn. Nhưng liệu chúng ta có được một cuộc sống hạnh phúc hơn, và liệu chúng ta có được sống nhiều hơn thế nữa chăng? Đức Giê-su nói: “Thầy để anh em được sống và sống dồi dào”. Tin Mừng đưa ra cho chúng ta một lối sống chính đáng hơn và sâu xa hơn cho cuộc sống của chúng ta. Và Tin Mừng gieo vào tâm hồn chúng ta những hạt giống của sự sống đời đời.

Ơn gọi làm người Ki-tô hữu tạo ra viễn tượng về một cuộc sống cao cả hơn và trong sạch hơn trước mặt chúng ta. Đồng thời, ơn gọi này còn thông truyền cho chúng ta sự hy sinh và phục vụ người khác. Ơn gọi này mở rộng những khả năng yêu thương và can đảm của con người. Đó không phải là công việc chỉ dành cho cá nhân người Ki-tô hữu, mà còn dành cho toàn thể cộng đoàn Ki-tô hữu nữa. Khi lãnh nhận phép Rửa Tội, chúng ta được đón nhận vào một cộng đoàn của những kẻ tin.

Ngày lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa nhắc nhở chúng ta về ngày chúng ta được lãnh nhận phép Rửa Tội. Mỗi khi vào nhà thờ, và lấy nước thánh làm dấu, là chúng ta đang tự nhắc nhở mình về phép Rửa Tội của chúng ta, và tự cam kết sống trọn vẹn với ơn gọi của phép Rửa Tội ấy.

Flor McCarthy

conyeuchua21
09-05-2010, 08:00 PM
Về Cách Dùng Thuật Ngữ "Ơn Gọi" - Phần I

Maurice Vidal, pss.
Dẫn nhập
http://daminhvn.net/tulieubaiviet/hinhanh/minhhoa/vocation2.jpgCó phần nào nhà ngữ pháp nơi thần học gia, Y. Congar, trong số những người khác, đã nói như thế, vì tầm quan trọng mà kitô giáo nhìn nhận đối với lời (logos) diễn tả đức tin kitô giáo : “Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng mà tôi đã loan báo cho anh em, mà anh em đã lãnh nhận và đứng vững, cũng nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu độ, nếu anh em giữ đúng lời (logos) mà tôi đã loan báo nó cho anh em” (1Cor 15, 1-2). Đó là manh nha “chính-lời” (“ortho-logie”), chính truyền (orthodoxie), sự điều chỉnh cách dùng từ ngữ, với nguy cơ của sự chính xác quá tỉ mỉ và định nghĩa, về mặt giáo thuyết cũng như xã hội, đến nỗi nó có thể ảo tưởng về các khả năng và giới hạn của công thức tín điều trong sự chuyển động của đức tin và một cách giả tạo giúp cho việc buộc tội lẫn nhau là lạc giáo và ly giáo.
Thế mà ơn gọi là một trong những thuật ngữ này mà cách sử dụng kitô giáo đã làm nổi bật, lại được tìm thấy nơi những cách dùng tục hóa của nó. Vấn đề của nó không phải cùng trật tự như vấn đề của các thuật ngữ như “ngôi vị” hay “bản tính”, nhưng nó khá quan trọng để thuật ngữ là đối tượng của những cuộc tranh luận thần học và của những lối giải thích đích thực của huấn quyền. Chẳng hạn, lối giải thích của Sách giáo lý Rôma năm 1566 minh xác rằng : “được xem là được Thiên Chúa kêu gọi (vào thừa tác vụ linh mục) những ai được các thừa tác viên hợp pháp của Giáo Hội kêu gọi” (phần thứ hai, chương 7, câu hỏi 3) hay gần đây hơn, vào năm 1912, cách giải thích của ủy ban hồng y, được thánh Giáo hoàng Piô X phê chuẩn, về cuốn sách của J. Lahitton, Ơn gọi linh mục. Vấn đề rõ ràng là mối tương quan giữa ơn gọi/ơn thiên triệu (vocation) của một chủ thể bởi Thiên Chúa và lời kêu gọi (appel) của Giáo Hội trong trường hợp các thừa tác vụ của Giáo Hội. Cuộc tranh luận thần học và mục vụ đặc biệt liên quan đến lời kêu gọi cho thừa tác vụ linh mục, đặc biệt ở đâu người ta cho rằng con số linh mục trở nên thiếu hụt trầm trọng đối với những nhu cầu của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Dù người ta nhấn mạnh đến ơn gọi được thể hiện thành sự ứng cử cần thử thách hay đến lời kêu gọi được phân định của Giáo Hội, thì mối lưu tâm vẫn là như nhau. Nó được mở rộng ra nơi mối lưu tâm các ơn gọi tu trì, và qua đó, nơi mối lưu tâm các ơn gọi kitô hữu. Vì ở đây là vấn đề từ ngữ, nên thật thú vị để quan sát thấy những thay đổi tựa đề của tạp chí Các Bạn Trẻ và các Ơn Gọi (Jeunes et Vocations) : trước tiên vào năm 1901, nó được gọi là Tuyển mộ (ơn gọi) linh mục (Recrutement sacerdotal), rồi vào năm 1954, được gọi là “Các Ơn gọi linh mục và tu sĩ” (Vocations sacerdotales et religieuses), cuối cùng vào năm 1964 được gọi là Ơn thiên triệu (Vocation) (*).
Một gợi hứng Kinh thánh nổi bật.
Sự nổi bật của ơn thiên triệu trong văn hóa kitô giáo đến từ lối sử dụng thánh kinh của động từ “kêu gọi” (“appeler”), khi nó có Thiên Chúa là chủ thể và con người tự do, cá nhân hay cộng đoàn, như là đối tượng nhắm đến, có trách nhiệm về lời đáp trả của mình, về sự vâng phục của mình, về lời hứa của mình, về sự dấn thân của mình. Có thể nói, các trình thuật về ơn thiên triệu sắp xếp trình bàyđặc tính quyết định của ơn thiên triệu trong một biến cố xảy đến bật chợt vào một thời điểm nào đó, nhưng chúng cho hiểu rằng Thiên Chúa, Đấng kêu gọi, không để mình bị hạn chế phạm vi. Người ta đọc thấy điều đó nơi thánh Phaolô cũng như nơi thánh Augustin.
Bởi thế xuất hiện ngay một ý nghĩa mà không được quên nếu người ta muốn suy nghĩ về mặt thần học và được tóm tắt đúng đắn bởi K.L. Schmidt trong bài viết “Kalein” của TWNT (**) : “Thiên Chúa kêu gọi bằng ân sủng của Người và đến với ân sủng của Người.”
Ơn thiên triệu cho thừa tác vụ ngôn sứ hay tông đồ được ghi khắc trong sự chuyển động này qua đó Thiên Chúa “không ngừng tập hợp dân của Người”. Chính trong viễn ảnh đức tin và đực cậy đối thần này mà thánh Phaolô dám liều nói về việc Thiên Chúa tiền định chúng ta từ nguyên thủy của ơn gọi của chúng ta : “Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi họ” (Rm 8, 30). Từ thánh Augustin đến Luther, Calvin và đến những người theo thuyết khắc khổ (jansénistes), người ta đã sử dụng và lạm dụng câu này, thậm chí đối với ơn gọi cho một thừa tác vụ Giáo hội hay cho một tình trạng sống nào đó, ngay cả đối với Luther, cho một nghề nghiệp (un Beruf).
Ơn thiên triệu, tiếng gọi cho Vương quốc.
Ơn thiên triệu của Thiên Chúa triệu tập và tập hợp Giáo Hội là một tiếng gọi của Thiên Chúa, rõ ràng mời gọi đến Vương quốc của Người.
Các nhà cải cách của thế kỷ XVI, đặc biệt chống lại thuyết ưu tuyển của ơn gọi đan viện, đã nhắc lại sự ưu tiên của ơn gọi chung cho Vương quốc của Thiên Chúa so với mọi ơn gọi đặc thù và, cùng một phong trào, đã mở rộng khái niệm ơn gọi cho tất cả mọi nghề nghiệp và thân phận con người, mà Luther gọi cùng một từ “Beruf”, mà ông đã đặt ra để dịch từ “klêsis” (“ơn gọi”).
Công đồng Vatican II đã làm nổi bật ơn gọi của tất cả dân Thiên Chúa cho Vương quốc của Thiên Chúa và “ơn gọi phổ quát nên thánh”, mà cụ thể gợi lên một lời đáp trả muôn vẻ, trong “sự đa dạng lối sống và trách vụ” (LG 41). Đối với thánh Phaolô, người được kêu gọi tuyệt vời, mà ơn gọi riêng của ngài sáp nhập, biểu lộ cách nào đó ơn gọi của tất cả những người được kêu gọi, Do thái hay Hy lạp, do đó, (biểu lộ) sự triệu tập của Giáo Hội trong mỗi nơi chốn mà ngài loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu-Kitô, thế nhưng (ngài) không biến Giáo Hội thành cùng đích của tiếng gọi. Đúng hơn, nó là “sự hiệp thông của Chúa Giêsu-Kitô” (1Cor 1, 9), Vương quốc của Thiên Chúa, vinh quang của người, sự thánh thiện của Người (1Th 2, 12 và 4, 7), sự tự do (Gal 5, 13). Chính ngài, dù hoàn toàn là tông đồ và mang “mối lưu tâm của tất cả các Giáo Hội” (2 Cor 11, 28), sẵn sàng để người khác loan báo Chúa Kitô, ít nhiều tạm ổn, và sẵn sàng “ra đi để ở với Chúa Kitô”, vì đối với ngài, đó là “tốt hơn bội phần” (Phil 1, 23).
Để nhắc lại tính hợp pháp truyền thống của việc mục vụ ơn kêu gọi, của sự chất vấn của Giáo Hội về một trong những thành viên của mình, vào thời các Giáo Phụ, người ta trích dẫn cách thực hành những cuộc phong chức bó buộc đối với giám mục. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng trong nhiều trường hợp, người ta cưỡng buộc những người đã đáp lại lời kêu gọi cho một đời sống kitô hữu (và) triệt để hơn, đời sống Tin mừng rồi. Thánh Paulin de Nole, nhà quý tộc giàu có vùng Bordeaux, đã hoán cải bước theo Chúa Kitô rồi, thì ngài bị cưỡng buộc thụ phong linh mục. Vả lại, ngài chỉ chấp nhận điều đó với điều kiện là “chỉ phục vụ cho Chúa”, mà không bị ràng buộc với một Giáo Hội, cho dầu ngài cuối cùng trở thành Giám mục Nole. Trường hợp của thánh Augustin là tiêu biểu. Ngài đã nói về bản thân rằng ngài sợ được đặt làm Giám mục vì danh tiếng mà ngài hưởng như là một diễn giả hùng biện sáng giá và là một người hoán cải đích thực : không chỉ “kitô hữu công giáo” nhưng còn là “tôi tớ của Thiên Chúa”, đã từ bỏ “thế gian” để sống, chắc chắn theo cách của ngài, một hình thức sống khổ hạnh. Nếu ngài chấp nhận được “làm linh mục” rồi Giám mục, do đó từ bỏ sự tùy ý thánh thiện của “tình yêu chân lý” (“caritas veritatis”) để chia sẻ với Chúa Kitô “sự cấp thiết của đức ái” bằng cách mang trách vụ mục tử của một Giáo Hội, thì ngài không hoàn toàn từ bỏ “sự ngọt ngào của sự chiên ngắm” và nhất là không quên “rằng là Giám mục là danh xưng của một trách vụ, đang khi mà là kitô hữu là danh xưng của một ân sủng” (bài giảng 340). Trong bài viết nổi tiếng của mình năm 1959 về “Các ơn gọi”, H.-M. Feret phân biệt ba loại ơn gọi : ơn gọi cho sự hoàn hảo của đức ái, cho sự thực hành các lời khuyên phúc âm và cho những thừa tác vụ khác nhau của Giáo Hội. Nhưng ông nhấn mạnh rằng, nếu một số đông kitô hữu đã đẩy việc thực hành các lời khuyên phúc âm “cho đến những khả năng cuối cùng của nó, dù vẫn ở trong thế gian hay gia nhập một dòng tu”, thì cũng thế, có một “số đông đáng kể hơn nữa các kitô hữu nam nữ sẵn sàng ứng trực…cho việc chỉ định đến các thừa tác vụ [1].”
Ở đây xuất hiện cho chúng ta sự chuyên môn hóa kitô giáo đầu tiên và bền vững của thuật ngữ “ơn gọi» nơi ơn gọi đan tu và tu sĩ, so sánh với sự chuyên môn hóa thuật ngữ “huynh đệ”, “tình huynh đệ” từ thế kỷ thứ III, cho các đan sĩ và các Giám mục.Người ta nói về ơn gọi tu sĩ rằng Giáo Hội không kêu gọi người nào vào đó nhưng “đón nhận” nó và bảo vệ đặc sủng của nó. Quả thế, không phải Giáo Hội đã kêu gọi thánh Antôn, tổ phụ của các đan sĩ, nhưng Đấng, vào lúc ngài nghe đọc Mt 19, 21 trong một nhà thờ, đã nói với ngài, “như thể, thánh Augustin nói, được nói với ngài những gì được đọc”. Bởi thế, các đan sĩ đã bỏ các thành phố và nhà thờ của họ vào sa mạc hay vì một hành trình thần bí, rồi tông đồ, qua đó làm nảy sinh những cộng đoàn kitô hữu mới. Vì thế, không kinh ngạc gì khi J.M.R. Tillard đã có thể viết : “Việc hội nhập đời sống tu trì vào trong Giáo Hội thường có hương vị mãnh liệt (saveur de violence) [2]”. Nhưng ơn gọi tu sĩ chỉ là một sự hiện tại hóa mãnh liệt ơn gọi phép rửa mà, qua và trong Giáo Hội, là một lời kêu gọi của Thiên Chúa. Đức tin đáp lại lời kêu gọi này “không dựa vào thẩm quyền của Giáo Hội, Karl Rahner nhận xét, nhưng là một quyết định mà mỗi người thực hiện trong sự tĩnh lặng của lương tâm mình [3]”. Người kitô hữu có thể sống điều đó vào những giây phút mấu chốt khác của cuộc sống của mình. Như người nông dân người Áo, Franz Jägerstätter, mà lương tâm kitô hữu của ông cấm (ông) tham gia vào cuộc chiến của Hitler chống lại Nga, thậm chí viện cớ là chiến đấu chống chủ nghĩa bônsêvic. Trong sự quyết định này, người kitô hữu công giáo này đặt mình trước nhan Thiên Chúa và Tin Mừng. Cha sở và giám mục của ông chỉ có thể đặt ông đối diện với những trách nhiệm gia đình và cuối cùng để ông với sự tĩnh lặng của quyết định của mình, “chỉ nếu ông cảm thấy được Thiên Chúa kêu gọi vào đó”, chứ không phải được thúc đẩy bởi lòng kiêu ngạo của mình. Thật ra, không bao giờ ông đã bài xích tất cả những ai đã hành động khác với ông [4].